Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước thành phố phủ lý, tỉnh hà nam đến năm 2030 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN ĐỨC TRUNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2030

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội, năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC TRUNG
KHÓA 2014 – 2016

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2030
Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và Công trình
Mã số: 14QL00148

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. HOÀNG VĂN HUỆ

Hà Nội, năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Học viên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giảng viên Khoa Sau Đại
học - Trường Đại học Kiến trúc Hà nội đã giảng dạy, giúp tác giả thu nhận những
kiến thức quý báu về chuyên ngành Quản lý đô thị trong thời gian học tập tại Trường,
đặc biệt là thầy giáo GS.TS Hoàng Văn Huệ đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo, chỉnh
sửa các bản thảo để nội dung của Luận văn được hoàn thiện.
Tuy đã có gắng hết mình, nhưng do kiến thức của bản thân, cũng như thời gian
còn hạn chế nên nội dung Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, học viên rất
mong được sự đóng góp, tham gia ý kiến của Hội đồng khoa học Trường Đại học
Kiến trúc Hà nội, các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè, đặc biệt là ý kiến sắp tới
của các thầy cô giáo phản biện đối với Luận văn này để nội dung Luận văn được
hoàn thiện, để đề tài nghiên cứu của tác giả có tính thực tiễn cao hơn nữa, đồng thời
góp phần nhỏ bé vào công tác quản lý đô thị, đặc biệt là công tác quản lý hệ thống
cấp nước đô thị.
Một lần nữa, học viên xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, ngày 20 tháng 06 năm 2016
Học viên

Nguyễn Đức Trung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có

nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đức Trung


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các cụm từ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cấu trúc luận văn
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1.
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ
THỐNG CẤP NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ.................. 7
1.1. Giới thiệu chung về thành phố Phủ Lý.......................................................................7
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. [28] ....................................................... ......7
1.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Phủ Lý. [28] ................. 12
1.1.3. Hiện trạng cơ sở hệ thống hạ tầng kỹ thuật. [28] ......................................... 14

1.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước thành phố Phủ Lý...................................................18
1.2.1. Hiện trạng về nguồn nước. [28] .................................................................. 18
1.2.2. Hiện trạng nhà máy nước............................................................................ 22
1.2.3. Hiện trạng mạng lưới cấp nước. [26, 28] .................................................... 24
1.2.4. Hiện trạng cung cấp nước sạch. [26, 28] ..................................................... 25
1.2.5. Nhận xét, đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước. ....................................... 27
1.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống cấp nước thành phố Phủ Lý........................28
1.3.1. Thực trạng mô hình tổ chức, nhân sự. [25] ................................................. 28
1.3.2. Thực trạng cơ chế chính sách. .................................................................... 29
1.3.3. Các dự án đã và đang triển khai. [26].......................................................... 32
1.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý hệ thống cấp nước thành phố
Phủ Lý.............................................................................................................................32


1.4.1. Mặt mạnh trong công tác quản lý hệ thống cấp nước thành phố Phủ Lý...... 32
1.4.2. Mặt yếu trong công tác quản lý hệ thống cấp nước thành phố Phủ Lý......... 33
1.4.3. Cơ hội cho công tác quản lý hệ thống cấp nước thành phố Phủ Lý. ............ 33
1.4.4. Thách Thức cho công tác quản lý hệ thống cấp nước thành phố Phủ Lý. .... 34
1.4.5. Những vấn đề cần phải giải quyết trong luận văn........................................ 35

CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ
THỐNG CẤP NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ................ 37
2.1. Cơ sở lý thuyết quản lý cấp nước đô thị...................................................................37
2.1.1. Vai trò và đặc điểm của hệ thống cấp nước. [20].. ...................................... 37
2.1.2. Các yêu cầu cơ bản của hệ thống cấp nước đô thị. ...................................... 37
2.2.3
Các quy định trong quản lý cấp nước. .................................................... 41
2.2.4
Quản lý kỹ thuật mạng lưới cấp nước..................................................... 45

2.3 Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý cấp nước.........48
2.3.1
Xã hội hóa công tác quản lý cấp nước đô thị. ......................................... 48
2.3.2
Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý cấp nước đô thị........ 49
2.4 Cơ sở pháp lý quản lý hệ thống cấp nước đô thị....................................................54
2.4.1
Các văn bản quản lý hệ thống cấp nước đô thị do nhà nước ban hành. ... 54
2.4.2
Các văn bản do địa phương ban hành. .................................................... 61
2.4.3
Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng về công tác Quy hoạch, thiết kế, xây
dựng, nghiệm thu, quản lý, vận hành hệ thống cấp nước. ..................................... 61
2.5 Kinh nghiệm quản lý cấp nước trên thế giới và ở việt nam....................................62
2.5.1
2.5.2

Kinh nghiệm quản lý cấp nước trên thế giới. .......................................... 62
Kinh nghiệm quản lý cấp nước ở Việt Nam. .......................................... 72

CHƯƠNG 3.
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ PHỦ LÝ .. 83
3.1. Đề xuất các giải pháp quản lý kỹ thuật hệ thống cấp nước thành phố phủ lý.........83
3.1.1. Giải pháp quản lý kỹ thuật mạng lưới cấp nước. ......................................... 83
3.1.2. Giải pháp quản lý kỹ thuật các trạm cấp nước............................................. 84
3.1.3. Áp dụng công nghệ SCADA trong công tác quản lý hệ thống cấp nước
thành phố Phủ Lý. ................................................................................................ 86
3.1.4. Đề xuất nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chống thất thoát
thất thu nước. ....................................................................................................... 96

3.2. Đề xuất giải pháp cơ cấu tổ chức và sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách nâng
cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước thành phố phủ lý...........................................100


3.2.1. Đề xuất giải pháp cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống cấp nước. ................... 100
3.2.2. Đề xuất bổ sung, sửa đổi một số cơ chế chính sách trong công tác sản xuất
kinh doanh nước sạch – xây dựng chính sách giá nước sạch hợp lý. ................... 105
3.2.3. Đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ
cán bộ quản lý. ................................................................................................... 108
3.2.4. Đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ khách
hàng. .................................................................................................................. 111
3.3. Xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống cấp
nước thành phố phủ lý..................................................................................................112
3.3.1. Xây dựng cơ chế xã hội hóa thu hút đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống
cấp nước thành phố Phủ Lý ................................................................................ 112
3.3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống cấp nước TP
Phủ Lý. .............................................................................................................. 117
3.3.3. Đề xuất sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn nước mặt
sông Đáy. ........................................................................................................... 119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CỤM TÙ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nội dung


1

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

2

CNAT

Cấp nước an toàn

3

HĐQT

Hội đồng quản trị

4

KT – XH

Kinh tế - xã hội

5

NMN

Nhà máy nước


6

SXKD

Sản xuất kinh doanh

7

LHQ

Liên hợp quốc

8

PTTH

Phổ thông trung học

9

XHH

Xã hội hóa

10

TDTT

Thể dục thể thao


11

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

12

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

13

XNSXN

Xí nghiệp sản xuất nước

14

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

15

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam


16

CLDV

Chất lượng dịch vụ

17

HTQLCL

Hệ thống quản lý chất lượng

18

KDNS

Kinh doanh nước sạch

19

HTCN

Hệ thống cấp nước


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên bảng, biểu


bảng, biểu
Bảng 1.1

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010-

Trang

12

2013
Bảng 1.2

Tốc độ tăng trưởng kinh tế TP Phủ Lý giai đoạn 2010-2013

13

Bảng 1.3

Bảng số liệu phân tích hoá lý nguồn nước sông Đáy

19

Bảng 1.4

Bảng kết quả phân tích các mẫu nước sông Châu

20

Bảng 1.5


Bảng thống kê hiện trạng sử dụng nước của các phường
nội thị

25

Bảng 1.6

Bảng thống kê sử dụng nước theo từng loại hình

26

Bảng 1.7

Bảng thống kê hiện trạng sử dụng nước các xã ngoại thành

27

Bảng 2.1

Tiêu chuẩn quy định về bậc tin cậy của hệ thống cấp nước

38

Bảng 2.2

Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt theo quy
chuẩn của Bộ Y tế: QCVN 02:2009/BYT

39


Bảng 2.3

Khu vực bảo vệ nguồn nước cấp cho đô thị

42

Bảng 2.4

Nhu cầu cấp nước sinh hoạt

43

Bảng 2.5

Bậc tin cậy của HTCN

43

Bảng 2.6

Diện tích tối thiểu khu đất xây dựng trạm xử lý

44

Biểu đồ 2.1

Quá trình tiến triển trong công tác ghi thu tiền nước

70


Biểu đồ 2.2

Quá trình thay đổi doanh thu – chi phí – lợi nhuận

70

Bảng 3.1

Các chi phí sản xuất nước sạch

106


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 0-1

Mô hình cơ bản của một HTCN

3

Hình 1-1

Sơ đồ vị trí thành phố Phủ Lý trong vùng thủ đô Nà Nội

7


Hình 1-2

Bản đồ địa hình của thành phố Phủ Lý

8

Hình 1-3

Mạng lưới mặt nước của thành phố Phủ Lý

10

Hình 1-4

Bản đồ hiện trạng hệ thống giao thông TP Phủ Lý

14

Hình 1-5

Bản đồ hiện trạng hệ thống giao thông thủy tỉnh Hà Nam

15

Hình 1-6

Lưu vực tiêu thoát nước thành phố Phủ Lý

16


Hình 1-7

Nhà máy nước cấp nước số 1

21

Hình 1-8

Sông Đáy đoạn qua thành phố Phủ Lý

21

Hình 1-9

Mạng lưới cấp nước thành phố Phủ Lý năm 2014

24

Hình 1-10

Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Nước sạch Hà Nam

29

Hình 2-1

Đập ngăn nước Marina

62


Hình 2-2

Nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt ở Singapore

62

Hình 2-3

Mô hình tổ chức quản lý của Công ty cấp nước Hồng Kong

71

Hình 2-4

Hệ thống theo dõi và điều hành từ xa mạng lưới cấp nước Telemetry

74

Hình 2-5

Hệ thống quản lý mạng lưới và khách hàng trên vi tính CNMS

74

Hình 3-1

Sơ đồ công nghệ sản xuất nước sạch NMN số 1

86


Hình 3-2

Sơ đồ kết nối hệ thống SCADA

87

Hình 3-3

Trung tâm SCADA giám sát và điều khiển trạm bơm chính

89

Hình 3-4

Sơ đồ điều khiển PI&D bể lọc cát

89

Hình 3-5

Mô hình điều khiển bơm nước sạch theo áp lực tuyến ống

90

Hình 3-6

Mô hình kết nối truyền thông các thiết bị điều khiển và máy tính chủ

91


Hình 3-7

Màn hình giám sát và điều khiển trạm bơm II

92

Hình 3-8

Màn hình giám sát mạng truyền dẫn tuyến ống cung cấp nước sạch

92

Hình 3-9

Các điểm lấy mẫu nước để kiểm tra, giám sát trong HTCN

93

Hình 3-10

Cấu hình cơ bản mạng SCADA cho một nhánh Công ty cấp nước

94

Hình 3-11

Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần nước
sạch Hà Nam

Trang


103


1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Thành phố Phủ Lý là đô thị tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa giáo
dục của tỉnh Hà Nam, được Bộ Xây Dựng công nhận là đô thị loại III tại Quyết định
số 1402/QĐ-BXD ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
Ngày 23 tháng 7 năm 2013, thành phố Phủ Lý được mở rộng địa giới hành
chính theo Nghị quyết 89/NQ-CP của Chính phủ. Việc mở rộng địa giới hành chính
làm thay đổi về mặt không gian của thành phố, tạo điều kiện cho Thành phố Phủ Lý
xây dựng các trung tâm y tế chất lượng cao và các dịch vụ đi kèm; xây dựng các
trường đại học đào tạo nguồn nhân lực cho vùng Thủ đô Hà Nội và góp phần phát
triển sản xuất công nghiệp sạch, thân thiện môi trường. Đây là kết quả sau nhiều
năm chính quyền thành phố đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
đồng bộ, hiện đại.
Đứng trước những cơ hội phát triển thì thành phố Phủ Lý cũng đang phải đối
mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là quá trình đô thị hóa nhanh chóng từ sự mở
rộng không ngừng về không gian không gian đô thị. Sự thay đổi không gian đô thị
diễn ra liên tục không những làm phá vỡ các định hướng phát triển hệ thống hạ tầng
kỹ thuật nói chung, trong đó có hệ thống cấp nước đô thị phải liên tục điều chỉnh
nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ của đô thị ngày càng tăng.
Đối với mỗi đô thị, hệ thống cấp nước luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong
các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống
của cư dân đô thị và sự phát triển của đô thị đó trong giai đoạn trước mắt cũng như
về lâu dài. Đồng hành cùng với sự phát triển chung của thành phố, trong những năm
qua ngành cấp nước Hà Nam cũng không ngừng đổi mới và đã đạt được những

thành công bước đầu. Tỷ lệ cấp nước trung bình toàn thành phố đạt khoảng 95% với
tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đạt 110lít/người/ngày, tỷ lệ thất thoát khoảng 60%.
Bên cạnh những thành công thì dịch vụ cấp nước trên địa bàn thành phố vẫn tồn tại
những hạn chế nhất định đòi hỏi cần phải giải quyết như: sự phát triển mạng lưới
cấp nước chưa đồng đều dẫn tới chênh lệch lớn về tỷ lệ người dân được sử dụng


2

nước máy khu vực nội thị và ngoại thị; chất lượng nước máy không ổn định dẫn tới
sự không hài long từ phía khách hàng; kênh thông tin giữa người sử dụng dịch vụ
cấp nước và nhà cung cấp còn ở mức rất hạn chế; Khả năng kiểm soát chất lượng
dịch vụ cũng như tài sản trên toàn hệ thống cấp nước còn thấp; tỷ lệ thất thoát thất
thu nước còn cao dẫn tới hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư thấp…
Từ những thực trạng còn tồn tại như vậy, đòi hỏi chính quyền thành phố cũng
như các bên cung cấp dịch vụ cấp nước, phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để
khắc phục những tồn tại trên nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của
thành phố. Vì vậy, việc phải tìm ra, đưa ra được những đề xuất cần thiết về quản lý
nhằm “Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước thành phố Phủ Lý” và
đây cũng là đề tài mà học viên tâm huyết muốn đem công sức nhỏ bé của mình vào
việc khắc phục những tồn tại yếu kém của hệ thống hạ tầng kỹ thuật nói chung và
dịch vụ cấp nước đô thị nói riêng góp phần phát triển thành phố Phủ Lý phát triển
một cách đồng bộ, hiện đại và bền vững.
* Mục tiêu nghiên cứu
- Đề xuất các giải pháp quản lý hệ thống cấp nước hiệu quả cho thành phố Phủ

Lý.
* Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
-


Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố Phủ Lý

được xác định trong Nghị quyết 89/NQ-CP ngày 23/7/2013 của Chính phủ, về việc
điều chỉnh địa giới hành chính thành phố, thành lập phường thuộc TP Phủ Lý.
-

Đối tượng: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Phủ Lý;

-

Thời gian nghiên cứu: đến năm 2030

* Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp điều tra, khảo sát.

-

Phương pháp phân tích, tổng hợp.

-

Phương pháp kế thừa.

-

Phương pháp chuyên gia.

-


Phương pháp so sánh, đối chiếu.


3

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-

Phân tích, đánh giá kịp thời những tồn tại trong công tác quản lý hệ thống

cấp nước của thành phố Phủ Lý.
-

Tổng hợp những nội dung cơ bản về hệ thống cấp nước, làm cơ sở dữ liệu

để các nhà quản lý tham khảo, vận dụng vào công tác quản lý HTCN góp phần thiết
thực vào việc nâng cao chất lượng quản lý HTCN cho các đô thị ở Việt Nam.
-

Tổng kết có chọn lọc kinh nghiệm các đô thị trong nước và quốc tế về quản

lý HTCN để áp dụng trong công tác quản lý hệ thống cấp nước của TP Phủ Lý.
-

Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý HTCN của

thành phố Phủ Lý, đem lại hiệu quả kinh doanh nước sạch cho công ty cổ phần
nước sạch Hà Nam và quyền lợi cũng như lợi ích của người dân sử dụng dịch vụ.
* Một số khái niệm cơ bản trong quản lý hệ thống thoát nước.

a. Khái niệm hệ thống cấp nước.
- Thông thường một hệ thống cấp nước đô thị phổ biến bao gồm các công trình
chức năng sau:[20]
Sơ đồ các công trình cơ bản của một hệ thống cấp nước

Hình 0-1. Mô hình cơ bản của một HTCN
- Hệ thống cấp nước đô thị bao gồm nhiều công trình với các chức năng làm
việc khác nhau được bố trí hợp lý theo các công đoạn liên hoàn, nhằm đáp ứng mọi
nhu cầu và quy mô dùng nước của các đối tượng trong đô thị. [20]
- Hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh là một hệ thống bao gồm các công
trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến khách
hàng sử dụng nước và các công trình phụ trợ có liên quan. [5]


4

a.1. Công trình thu nước.
Dùng để thu nước từ nguồn nước lựa chọn. Nguồn nước có thể là nước mặt
(sông, suối, hồ...) hay nước ngầm (mạch nông, mạch sâu, có áp hay không có áp...).
Trong thực tế nguồn nước được sử dụng phổ biến nhất là: nước sông, hồ, nước
mạch sâu dùng để cung cấp cho ăn uống sinh hoạt và công nghiệp. Công trình thu
nước mặt có thể là gần bờ hoặc xa bờ, kết hợp hoặc phân ly, vĩnh cửu hoặc tạm
thời. Công trình thu nước ngầm có thể là giêng khoan, giêng khơi hay công trình thu
nước kiểu nằm ngang.[20]
a.2. Trạm bơm cấp nước.
Bao gồm trạm bơm cấp I (hay còn gọi là trạm bơm nước thô) dùng để đưa nước
từ công trình thu lên công trình làm sạch. Trạm bơm cấp II (hay còn gọi là trạm
bơm nước sạch) dùng để bơm nước từ bể chứa nước sạch vào mạng lưới đường ống
cấp nước đô thị hoặc cũng có thể làm trạm bơm tăng áp để nâng áp lực trên mạng
lưới cấp nước đến các hộ tiêu dùng.[20]

a.3. Các công trình xử lý nước.
Các công trình xử lý nước có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất có hại, các độc tố, vi
khuẩn, các vi trùng ra khỏi nước. Các công trình làm sạch nước như: Bể trộn; bể
phản ứng; bể lắng; bể lọc; giàn mưa; thùng quạt gió; bể lắng tiếp xúc...Ngoài ra
trong dây chuyền công nghệ xử lý nước còn có thể có một số công trình xử lý đặc
biệt khác tùy theo chất lượng nước nguồn và chất lượng nước yêu cầu.[20]
a.4. Các công trình điều hòa và dự trữ nước.
Bể chứa nước sạch làm nhiệm vụ điều hòa nước giữa trạm bơm cấp I và trạm
bơm cấp II, dự trữ một lượng nước cho chữa cháy và cho bản thân trạm xử lý nước.
Đài nước làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước từ trạm bơm cấp II và mạng lưới
cấp nước và dự trữ một lượng nước chữa cháy trong 10 phút đầu khi xảy ra đám
cháy. Ngoài ra đài nước ở trên cao còn có nhiệm vụ tạo áp lực cung cấp nước cho
mạng lưới cấp nước. [20]


5

a.5. Mạng lưới đường ống.
Mạng lưới cấp nước là hệ thống đường ống truyền dẫn nước sạch từ nơi sản xuất
đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III và các công trình
phụ trợ có liên quan.
Mạng cấp I là hệ thống đường ống chính có chức năng vận chuyển nước tới các
khu vực của vùng phục vụ cấp nước và tới các khách hàng sử dụng nước lớn.
Mạng cấp II là hệ thống đường ống nối có chức năng điều hoà lưu lượng cho các
tuyến ống chính và bảo đảm sự làm việc an toàn của hệ thống cấp nước.
Mạng cấp III là hệ thống các đường ống phân phối lấy nước từ các đường ống
chính và ống nối dẫn nước tới các khách hàng sử dụng nước.[5]
b. Khái niệm quản lý hệ thống cấp nước.
- Nước sạch là một loại sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt của mọi tầng
lớp dân cư. Việc cung cấp để thỏa mãn nhu cầu nước sạch cho xã hội, nhất là ở các

khu công nghiệp, đô thị là nhiệm vụ của nhà nước và chính quyền địa phương đô
thị.[22]
- Hoạt động cấp nước là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản xuất,
cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây
dựng, quản lý vận hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử dụng nước.[5]
- Dịch vụ cấp nước là các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá nhân trong lĩnh
vực bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch.[5]
- Đơn vị cấp nước bán buôn là đơn vị cấp nước thực hiện việc bán nước sạch
cho một đơn vị cấp nước khác để phân phối, bán trực tiếp đến khách hàng sử dụng
nước. [5]
- Đơn vị cấp nước bán lẻ là đơn vị cấp nước thực hiện việc bán nước sạch trực
tiếp đến khách hàng sử dụng nước. [5]
- Đơn vị cấp nước là tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt
động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn nước sạch và bán lẻ nước sạch.[5]


6

- Để thực hiện nhiệm vụ đó nhà nước và chính quyền địa phương đô thị phải ban
hành cơ chế chính sách, quy định về đầu tư, khai thác, sử dụng các công trình cấp
nước cũng như dịch vụ cung cấp và chất lượng nước cho đô thị.
 Quá trình đó là quản lý nhà nước về cấp nước đô thị.[22]
* Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung luận văn gồm có 3 chương:
- Chương I: Thực trạng về công tác quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn

thành phố Phủ Lý.
- Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn

thành phố Phủ Lý.

- Chương III: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp

nước thành phố Phủ Lý.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


122

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:
Trong những năm qua để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, hệ thống cấp
nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói chung và thành phố Phủ Lý đã được quan tâm đầu
tư đáng kể, góp phần quan trọng làm đổi thay cuộc sống người dân đô thị và nông
thôn, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên trong lĩnh vực cấp
nước trên địa bàn vẫn còn nhiều tồn tại: Địa bàn và tỷ lệ dân cư đô thị, nông thôn được
cấp nước sạch chưa được phủ kín, chất lượng dịch vụ thấp; việc đầu tư cấp nước chưa
đồng bộ, mới chỉ chú trọng phần tăng công suất cấp nước mà chưa quan tâm đúng mức
đến đầu tư phần mạng lưới cho tương xứng; chưa kết hợp có hiệu quả đầu tư cải tạo hệ
thống cấp nước hiện có với việc xây dựng mới; công tác nâng cao chất lượng dịch vụ
cấp nước và chăm sóc khách hàng chưa được chú trọng.

Về cơ cấu tổ chức quản lý cấp nước trên địa bàn còn chưa đồng bộ, thống nhất.
Nguồn nhân lực có trình độ quản lý cấp nước tại các doanh nghiệp, trạm cấp nước nhỏ
lẻ còn thiếu, không được quan tâm đào tạo mới, đào tạo lại, khiến cho trình độ cán bộ
và công nhân thấp, hạn chế nhiều đến công tác vận hành, bảo dưỡng cũng như tiếp thu
công nghệ mới của các nước tiên tiến trong quá trình đầu tư và phát triển.
Công tác quản lý hệ thống cấp nước của các đô thị trong cả nước chung và thành
phố Phủ Lý nói riêng cần phải từng bước nâng cao hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu
của công tác hiện đại hóa công nghiệp hóa đất nước, bắt kịp với tốc độ phát triển mạnh
mẽ của các đô thị trong cả nước.
Đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước thành phố Phủ Lý” được
nghiên cứu bao gồm các nội dung chủ yếu: khái quát tình hình phát triển kinh tế xã
hội; quy hoạch chung xây dựng thành phố Phủ Lý; đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật; đánh giá hiện trạng cung cấp nước; hiện trạng công tác quản lý hệ thống cấp
nước; Đề tài đã đưa ra một số giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp quản lý kỹ
thuật, cũng như giải pháp xã hội hóa công tác đầu tư quản lý hệ thống cấp nước, nâng
cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống cấp nước thành phố Phủ Lý góp phần nâng cao
chất lượng dịch vụ cấp nước, đưa hệ thống cấp nước thành phố Phủ Lý phát triển ổn
định, bền vững.


123
Đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước thành phố Phủ Lý” với
những nội dung nghiên cứu phù hợp với thực tiễn và phù hợp với yêu cầu của Nghị
định 117/2007/NĐ-CP Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ
thống cấp nước thành phố Phủ Lý, đem lại hiệu quả đầu tư, vận hành đồng bộ, ổn định,
an toàn đồng thời góp phần sử dụng tiết kiệm, bảo vệ nguồn tài nguyên nước, bảo vệ
môi trường theo hướng phát triển bền vững. Đây cũng là công việc cần phải thực hiện
theo “Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm
2025 tầm nhìn đến năm 2050” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

KIẾN NGHỊ:
(1) Nhà nước và địa phương cần nghiên cứu ban hành các chính sách cụ thể hơn tạo
hành lang pháp lý thông thoáng kêu gọi xã hội hóa trong công tác đầu tư xây dựng và
quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật nói chung và hệ thống cấp nước nói riêng.
(2) Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam cần đẩy nhanh quá trình lập quy hoạch phát
triển hệ thống cấp nước toàn tỉnh và thành phố Phủ Lý để tạo cơ sở pháp lý và định
hướng quá trình xây dựng và quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn toàn tỉnh được
hiệu quả.
(3) Tiếp tục các nỗ lực nhằm cải thiện công tác quản lý tài chính, kinh doanh và kỹ
thuật, công tác vận hành, đồng thời thực hiện các chính sách và chương trình phái triển
nhân lực có hệ thống và lộ trình cụ thể để cải thiện trong tất cả các lĩnh vực quản lý và
vận hành cấp nước theo định hướng kinh doanh hiện đại và dịch vụ cấp nước chủ động
về mặt tài chính.
(4) Kiến nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, nâng cao tính khả thi của các giải pháp đã
đề xuất trong phạm vi luận văn này.


124
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014.
2. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6
năm 2009.
3. Quốc hội (2012), Luật Tài nguyên nước 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012
4. Chính phủ (2013), Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều
của Luật Tài nguyên nước.
5. Chính phủ (2007), Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ
Về sản xuất, cung cấp và kinh doanh nước sạch.
6. Chính phủ (2011), Nghị định 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 117/2007/NĐ-CP.

7. Chính phủ (2009), Nghị định 12/2009/NĐ-CP và Nghị định 83/2009/NĐ-CP về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
8. Chính phủ (2009), Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp
đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao. Hợp đồng Xây dựng – Chuyển
giao – Kinh doanh. Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao.
9. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định 80/2005/QĐ-TTg về việc ban hành
quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
10. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 1929/2009/QĐ-TTg Quyết định phê
duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến
năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050.
11. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 2147/2009/QĐ-TTg về việc phê
duyệt chương trình quốc gia, chống thất thoát thất thu nước sạch đến năm 2025.
12. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01: 2008/BXD.
13. Bộ Xây dựng (2010), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ
thuật đô thị - QCVN 07:2010/BXD.
14. Bộ Y Tế (2009), Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt, QCVN 02:
2009/BYT ban hành theo thông tư 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.
15. Bộ Tài chính – Bộ Xây dựng – Bộ Nông Nghiệp và PTNT (2012), Thông tư
Liên tịch số 75/2012/TTLT/BTC-BXD-BNN ngày 15/5/2012 về việc hướng
dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ
nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn.


125
16. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 88/2012/TT-BTC ngày 28/5/2012 về việc ban
hành khung giá tiêu thụ nước sạch.
17. Bộ Xây dựng (2006), Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 33:2006 Cấp
nước, Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.
18. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định 16/2008/QĐ-BXD Quyết định về việc ban
hành quy chế đảm bảo an toàn cấp nước.

19. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư 11/2010/TT-BXD ngày 17/8/2010 hướng dẫn
về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị.
20. Nguyễn Ngọc Dung (2003), Cấp nước đô thị - Nhà xuất bản Xây dựng.
21. Nguyễn Ngọc Dung (2008), “Công tác quản lý cấp nước tại các đô thị Việt
Nam – Thực trạng và giải pháp” Hội thảo khoa học Quy hoạch phát triển đô thị.
22. Nguyễn Ngọc Dung, Quản lý Hạ tầng kỹ thuật đô thị, tài liệu bài giảng quản lý
hạ tầng 2011.
23. Nguyễn Hồng Tiến (2009), Quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đô thị - Nhà
xuất bản Xây dựng.
24. Hồ sơ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Phủ Lý đến năm 2030.
25. Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam “ Hồ sơ năng lực”.
26. Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam “Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh
doanh năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2014”.
27. Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam, Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước
thành phố Phủ Lý giai đoạn 2006-2010.
28. JICA – VIAP (2011), Dự án Xây dựng Năng lực Lập Quy hoạch và Quản lý Đô
thị (CupCup). Lựa chọn thành phố Phủ Lý làm thành phố nghiên cứu thí điểm.
29. Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị:
- Bộ Xây dựng: www.xaydung.gov.vn
- UBND Tỉnh Hà Nam: www.hanam.gov.vn
- Công ty TNHH NNMTV cấp nước Thừa Thiên Huế: www.huewaco.com.vn
- Công ty TNHH MTV cấp nước Hải Phòng: www.capnuochaiphong.com
- Công ty cổ phần cấp nước Bà Rịa-Vũng Tàu: www.bwaco.com.vn
- Chi hội cấp nước Miền Nam: www.capnuocmiennam.com.vn



×