Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Quản lý không gian xanh trong khu đô thị thanh hà – cienco5, quận hà đông, thành phố hà nội (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

VŨ HẢI NAM

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH
TẠI KHU ĐÔ THỊ THANH HÀ – CIENCO5,
QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------

VŨ HẢI NAM
KHÓA: 2017 - 2019

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH
TẠI KHU ĐÔ THỊ THANH HÀ – CIENCO5,
QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và Công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS.KTS: NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường
Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Khoa sau Đại học và các Thầy giáo, các Cô giáo
đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình học sau Đại học chuyên
ngành Quản lý Kiến trúc và công trình, khoá học 2017 - 2019.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tới TS. KTS Nguyễn
Thị Lan Phương về các bài giảng sâu sắc và về sự hướng dẫn tận tình, quý
báu của Cô đã tạo nên sự thành công của bản luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các đồng
nghiệp tại đơn vị công tác đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Một lần nữa, Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 5/2019
Tác giả Luận văn

Vũ Hải Nam


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Quản lý không gian xanh tại khu
Đô thị Thanh Hà – Cienco5, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội là công trình
nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên

cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả Luận văn

Vũ Hải Nam


MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt.
Danh mục các bảng, biểu.
Danh mục các hình vẽ.
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
*Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
* Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................ 3
* Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: ............................................................ 3
* Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................... 4
* Nội dung nghiên cứu: ................................................................................ 4
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ................................................ 5
* Các thuật ngữ, khái niệm:......................................................................... 5
* Cấu trúc Luận văn: ................................................................................... 7

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KGX TẠI KHU ĐÔ THỊ
THANH HÀ – CIENCO5, QUẬN HÀ ĐÔNG. ........................................... 8
1.1. Tổng quan về phát triển khu đô thị mới và không gian xanh thành phố. ... 8
1.1.1. Giới thiệu về quy hoạch phát triển đô thị mới trên địa bàn thành phố Hà Nội. 8
1.1.2. Sự hình thành các không gian xanh. ................................................................. 12
1.1.3. Thực trạng không gian xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. ......................... 15

1.1.4. Đặc thù các không gian xanh trong khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hà
Nội. ................................................................................................................................ 20
1.2. Thực trạng không gian xanh tại khu Đô thị Thanh Hà, quận Hà Đông huyện Thanh Oai ........................................................................................................ 21


1.2.1. Giới thiệu chung về khu đô thị Thanh Hà – Cienco5. ..................................... 21
1.2.2. Thực trạng đầu tư xây dựng trong khu Đô thị Thanh Hà – Cienco5 .............. 25
1.2.3. Không gian xanh tại khu đô thị Thanh Hà – Cienco5. .................................... 29
1.3. Thực trạng công tác quản lý không gian xanh. .............................................. 34
1.3.1. Cơ chế chính sách quản lý. ................................................................................ 34
1.3.2. Tổ chức bộ máy. ................................................................................................. 36
1.3.3. Những vấn đề tồn tại. ......................................................................................... 38
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KGX KHU ĐÔ THỊ THANH
HÀ – CIENCO5, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................ 41
2.1. Cơ sở lý thuyết về không gian xanh. ................................................................ 41
2.1.1. Chức năng và vai trò của tổ chức không gian xanh: ........................................ 41
2.1.2. Các yêu cầu về tổ chức không gian xanh: ........................................................ 41
2.1.3. Các nguyên tắc chung cho việc tổ chức không gian xanh:.............................. 43
2.1.4. Tổ chức không gian, thiết kế đô thị. .................................................................. 45
2.2. Cơ sở pháp lý........................................................................................................ 46
2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước. .............................................. 46
2.2.2. Các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương. .......................................... 49
2.2.3. Định hướng Quy hoạch chung Thành phố Hà Nội. ......................................... 51
2.3. Các yếu tố tác động đến tổ chức và quản lý không gian Xanh .................... 56
2.3.1. Điều kiện tự nhiên. ............................................................................................. 56
2.3.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội..................................................................... 56
2.3.3. Yếu tố nguồn lực thực hiện: .............................................................................. 57
2.3.4. Yếu tố khoa học kỹ thuật. .................................................................................. 57
2.3.5. Yếu tố về quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan đô thị: ....................................... 58
2.3.6. Yêu cầu về thẩm mỹ........................................................................................... 59

2.3.7. Sự tham gia của cộng đồng................................................................................ 59
2.4. Các bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế............................................ 60
2.4.1. Bài học kinh nghiệm trong nước. ...................................................................... 60


2.4.2. Bài học kinh nghiệm quốc tế. ............................................................................ 62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KGX KHU ĐÔ THỊ THANH HÀ –
CIENCO5, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.. ........................ 67
3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc ................................................................. 67
3.1.1. Quan điểm........................................................................................................... 67
3.1.2. Mục tiêu .............................................................................................................. 68
3.1.3. Nguyên tắc .......................................................................................................... 68
3.2. Đề xuất các nhóm giải pháp............................................................................... 75
3.2.1. Nhóm giải pháp cơ chế chính sách.................................................................... 75
3.2.2. Nhóm giải pháp về bộ máy quản lý. ................................................................. 78
3.2.3. Nhóm giải pháp về quy hoạch kiến trúc. .......................................................... 79
3.2.4. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng .............................................. 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 89
1. Kết luận .................................................................................................................... 89
2. Kiến nghị .................................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAO KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
QH
CTCC
CĐT
ĐT


Tên đầy đủ
Quy hoạch
Công trình công cộng
Chủ đầu tư
Đô thị

ĐTM

Các khu đô thị mới

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTXH

Hạ tầng xã hội

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

KGX

Không gian xanh

CXCC

Cây xanh công cộng


KT-XH

Kinh tế - Xã hội

KGCC

Không gian công cộng

QH

Quy hoạch

QHC

Quy hoạch chung

QHCT

Quy hoạch chi tiết

QHPKĐT

Quy hoạch phân khu đô thị

QLĐT

Quản lý đô thị

QLNN


Quản lý Nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

QHKT

Quy hoạch kiến trúc

TMB

Tổng mặt bằng


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU.
Số hiệu bảng,

Tên bảng, biểu

biểu
Bảng 1.1.

Hình 1.2.

Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của Khu
đô thị Thanh Hà – Cienco5[40]
Danh mục các văn bản quản lý Nhà nước có
liên quan


Trang

24

35


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu hình
Hình 1.1.

Hình 1.2.

Hình 1.3.

Hình 1.4.

Hình 1.5.

Hình 1.6.

Hình 1.7.

Hình 1.8.

Tên hình
Minh họa KGX cấp đô thị (Tượng đài Lý Thái Tổ
và Nhà Bát Giác)
Công trình kiến trúc trong khu ĐTM Linh Đàm

[49]
“KGX tại KĐT Linh Đàm biến thành đất trồng
rau“[49]
Bản đồ quy hoạch TMB sử dụng đất Khu đô thị
Thanh Hà – Cienco5
Thực trạng đầu tư xây dựng trong Khu đô thị
Thanh Hà – Cienco5
Hình ảnh một số công trình nhà ở thấp tầng trong
khu đô thị
Hình ảnh một số công trình nhà ở cao tầng trong
khu đô thị
Hiện trạng các công trình xây dựng trường học,
nhà trẻ trong Khu đô thị Thanh Hà – Cienco5

Trang
17

19

19

23

25

26

26

27


Hình 1.9.

Nhà thi đấu đa năng và Đền Giếng Đình Bàng

28

Hình 1.10.

Tuyến đường liên khu vực trong KĐT

29

Hình 1.11.

Tuyến đường phân khu vực trong KĐT.

29

Hình 1.12.

Tuyến đường nội bộ trong KĐT

29

Hình 1.13.

Vị trí các ô quy hoạch chức năng cây xanh đơn vị
ở.


31

Hình 1.14.

Hiện trạng khu cây xanh ký hiệu B-CXTP01

32

Hình 1.15.

Hiện trạng khu cây xanh nhóm nhà ở

33


Số hiệu hình
Hình 2.1.
Hình 2.2.

Tên hình
Mối quan hệ giữa KGX công cộng và riêng tư.
Viễn cảnh xây dựng và phát triển Thủ đô Hà
Nội[13]

Trang
44
52

KGX phải phù hợp với quy luật thị giác và có biên
Hình 3.1


giới rõ ràng, tạo được cảm giác thoải mái, dễ

70

chịu.
Hình 3.2.

KGX tận dụng tốt các yếu tố cảnh quan tự nhiên
(Khu đô thị mới Bắc Linh Đàm).

71

Các yếu tố cảnh quan đài phun, tượng đài, đường
Hình 3.3.

dạo, sân chơi trong các khu đô thị mới tại nước

73

ngoài.[42]
Quy trình lập, trình duyệt đồ án quy hoạch xây
Hình 3.4.

dựng, quy hoạch đô thị có sự tham gia giám sát

77

của cộng đồng từ ban đầu.
Hình 3.5


Minh họa biên của không gian mở

81

Hình 3.6.

Tác động của các yếu tố bên ngoài.

82

Hình 3.7.

Hình 3.8.

Ranh giới phân chia khu vực trong Khu đô thị
Thanh Hà – Cienco5
Gợi ý cải tạo KGX tại kuh vực đã đầu tư xây dựng
trong Khu đô thị Thanh Hà – Cienco5

83

84


1

MỞ ĐẦU
*Tính cấp thiết của đề tài
Như một quy luật, bất cứ một quốc gia nào, trong tiến trình phát triển

của đô thị hoá, nếu muốn có một hình ảnh đô thị hoàn chỉnh đều không thể
không xây dựng đô thị đó dựa trên nền tảng của các đồ án quy hoạch: Từ quy
hoạch định hướng phát triển đô thị toàn quốc, quy hoạch vùng lãnh thổ đến
quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và các quy hoạch chi tiết. Quy hoạch
được nghiên cứu thiết kế và đề xuất phù hợp là một trong những cơ sở nền
tảng của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Một trong số các quy hoạch chi
tiết đang được xem là vấn đề nổi cộm hiện nay tại Hà Nội và một số Thành
phố lớn trong cả nước là phát triển các khu đô thị mới.
Trong cấu trúc đô thị, đặc biệt là Hà Nội - Trung tâm đầu não chính
trị, hành chính của cả nước - việc quy hoạch, tạo lập, gìn giữ và phát triển các
KGX (KGX) có thể được coi là yếu tố quan trọng và đã trở thành mục tiêu
phát triển được xác lập tại đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô qua các
thời kỳ.
Có thể nói, trong quá trình phát triển đô thị Thành phố Hà Nội trong
những năm qua, hay cụ thể hơn là giữa 2 lần quy hoạch chung xây dựng thủ
đô được Thủ tướng chính phủ phê duyệt (QĐ 108/1998/QĐ-TTg ngày
20/6/1998 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm
2020 và QĐ 1259/2011/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn
đến năm 2050), Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ phát triển, đô
thị hoá nhanh. Nhiều khu đô thị mới (ĐTM), đã và đang hình thành làm thay
đổi diện mạo của Thủ đô, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm,
chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo lập môi trường đô thị với điều kiện sống hiện
đại…


2

Trong phát triển các khu đô thị, đô thị mới, KGX là một phần quan
trọng trong hệ thống các không gian và là yếu tố không thể thiếu trong cấu

trúc của khu ở hay đô thị. KGX luôn gắn với không gian ở, nó góp phần hoàn
thiện, nâng cao chất lượng sống cho người dân trong các khu đô thị, thông
qua đó góp một phần quan trọng làm đẹp cho thủ đô Hà Nội.
Thành phần dân cư đa dạng đòi hỏi các công trình hạ tầng xã hội cần
phải đa dạng và có quy mô hợp lý, có các hệ thống dịch vụ đặc biệt cho
những nhóm người khác nhau. Về tổ chức không gian, thực tế cho thấy các
khu đô thị có hình thức khép kín sẽ ngày càng trở nên không phù hợp. Các
khu đô thị mới có quy mô lớn, xây dựng độc lập, hệ thống công trình hạ tầng
xã hội đa dạng và hoàn thiện hơn về loại hình, đối tượng và thời gian phục vụ
so với các khu đô thị mới quy mô trung bình và nhỏ, nằm xen kẽ ven đô.
Một mô hình mở, kết nối thuận tiện với xung quanh về hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội, hình ảnh không gian liên tục và thân thiện, tăng cường
các diện tích cây xanh và không gian giao tiếp cho cư dân là mô hình lý tưởng
cho sự lựa chọn của những người dân về cuộc sống trong tương lai.
Nói tóm lại, việc xây dựng, sử dụng và hoàn thiện KGX trong các khu
đô thị mới ở Hà Nội hiện đang đặt ra nhiều vấn đề, không
chỉ về mặt kỹ thuật, kiến trúc mà cả về mặt xã hội ở các khu dân cư.
Sau khi Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính, Quy hoạch chung
xây dựng Thủ đô được phê duyệt, Khu đô thị Thanh Hà – Cienco5, quận Hà
Đông nằm trong phạm vi phát triển đô thị (thuộc chuỗi Đô thị Vành đai 4)
cũng không nằm ngoài các quy định, quy luật phát triển đô thị nêu trên. Chính
vì vậy, luận văn chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý Không gian xanh trong Khu
đô thị Thanh Hà – Cienco5, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” để đánh giá,
phân tích và đề xuất một số giải pháp cơ bản với mong muốn góp phần vào
việc rút ngắn khoảng cách từ lý luận đến thực tiễn, cải thiện công tác lập quy


3

hoạch, đầu tư xây dựng đến công tác quản lý, vận hành, khai thác các KGX

tại các khu đô thị mới.
* Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý KGX trong khu đô thị nhằm
nâng cao chất lượng sống, sinh hoạt của cư dân khu đô thị; quản lý kiểm soát
giữ gìn không gian kiến trúc cảnh quan, góp phần tạo lập diện mạo đô thị
đồng bộ, hiện đại.
* Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
KGX theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng
(QCXDVN 01:2008/BXD), Tiêu chuẩn thiết kế hiện hành bao gồm:
- Cây xanh đô thị có 3 nhóm chính:
1) Cây xanh sử dụng công cộng (quảng trường, công viên, vườn hoa,
vườn dạo...,bao gồm cả diện tích mặt nước nằm trong các khuôn viên các
công trình này và diện tích cây xanh cảnh quan ven sông được quy hoạch xây
dựng thuận lợi cho người dân đô thị tiếp cận và sử dụng cho các mục đích
luyện tập TDTT, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn...).
2) Cây xanh đường phố (cây xanh, thảm cỏ trồng trong phạm vi chỉ
giới đường đỏ).
3) Cây xanh chuyên dụng (cách ly, phòng hộ, vườn ươm, nghiên cứu
thực vật học,...).
Đến thời điểm hiện tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây
dựng (QCXDVN 01:2008/BXD) và Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4449:1987
Quy hoạch xây dựng Đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế đang được áp dụng trong
công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chưa có khái niệm cụ thể thống
nhất về CXCC, KGX hoặc KGXCC và cần được giới hạn phạm vi và đối
tượng thống nhất trong nội dung nghiên cứu của luận văn này cụ thể như sau:


4

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu bao gồm các KGX thuộc

Khu đô thị Thanh Hà – Cienco5, quận Hà Đông theo đúng quy hoạch chi tiết
tỷ lệ 1/500 đã được cấp thẩm quyền (UBND thành phố Hà Nội) phê duyệt,
bao gồm:
+ Không gian xanh công cộng bao gồm:
- Khu cây xanh công viên vườn hoa
- Cây xanh hạn chế trong các CTCC
- Cây xanh mặt nước khu quảng trường, không gian mở.
+ Cây xanh đường phố
- Đối tượng nghiên cứu: KGX tại Khu đô thị Thanh Hà – Cienco5,
quận Hà Đông, Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa;
- Phương pháp phân tích xử lý, đánh giá tổng hợp;
- Phương pháp tiếp cận hệ thống thu thập tài liệu;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp chuyên gia.
* Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát, điều tra, đánh giá việc đầu tư xây dựng các công trình,
KGX tại Khu đô thị Thanh Hà – Cienco5, quận Hà Đông
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý KGX các khu đô thị mới của
thành phố Hà Nội nói chung và của Khu đô thị Thanh Hà – Cienco5, c nói
riêng.
- Trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo các lý luận và kinh nghiệm thực
tiễn về công tác quản lý KGX tại các khu đô thị để đề xuất một số giải pháp
quản lý nhằm đảm bảo phát triển bền vững và tạo lập cảnh quan của KGX


5

theo quy hoạch được duyệt định hình không gian đặc trưng riêng và quản lý

vận hành hiệu quả cho Khu đô thị Thanh Hà – Cienco5, quận Hà Đông
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học:
+ Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý KGX, góp phần bổ sung lý
thuyết về quản lý đầu tư nói chung và quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan.
+ Là tài liệu tham khảo cho công tác quản lý đầu tư xây dựng, khai
thác vận hành các KGX tại các khu đô thị khác của Thủ đô Hà Nội nói chung.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đề xuất các giải pháp quản lý KGX đảm bảo tuân thủ theo quy
hoạch, dự án đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, hướng tới nâng cao
chất lượng cuộc sống và tham khảo cho các Khu đô thị trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
* Các thuật ngữ, khái niệm:
- Đô thị: là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị,
hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương,
bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị
trấn. [28]
- Đô thị mới: là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định
hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng
từng bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật. [28]
- Khu đô thị mới: là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng
mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở. [28]


6

- Quy hoạch đô thị: là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan

đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà
ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được
thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. [28]
- Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các
công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh,
kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
[28]
- Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô
thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô
thị. [28]
- Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở
trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố,
hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò
đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông,
kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị. [28]
- Hạ tầng xã hội đô thị gồm:
- Các công trình nhà ở;
- Các công trình xanh, dịch vụ: y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể
thao, thương mại và các công trình dịch vụ đô thị khác;
- Các công trình quảng trường, công viên, cây xanh, mặt nước;
- Các công trình cơ quan hành chính đô thị;
- Các công trình hạ tầng xã hội khác.[5]
- Không gian xanh đô thị.
Ở nước ta trong những năm qua trong các văn bản quy định đều sử
dụng khái niệm quản lý cây xanh đô thị. Cho đến năm 2013 tại Thông tư số
06/2013/TT-BXD hướng dẫn về thiết kế đô thị đã nêu KGX của đô thị bao


7


gồm “hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh, công viên hoặc rừng tự
nhiên, nhân tạo trong đô thị”.[6]
- Không gian mở.
Thuật ngữ “không gian mở“ chưa được sử dụng nhiều ở Việt Nam.
Nguyên bản của nó được dịch từ thuật ngữ “open space” của các tài liệu khoa
học ở nước ngoài.
Nếu coi “không gian phục vụ cho các hoạt động mang tính chất cá thể
trong giới hạn căn hộ hay toà nhà, nhóm nhà” là không gian mang yếu tố
"đóng" thì " không gian phục vụ cho các hoạt động xanh, giao tiếp cộng đồng
ngoài nhà" dành cho việc phát triển các mối quan hệ hàng xóm láng giềng và
là nơi diễn ra các hoạt động xã hội, nhằm mục đích phát triển văn hoá khu ở,
nâng cao chất lượng sống và tiện nghi ngoài căn hộ sẽ được coi như là không
gian mang yếu tố "mở" của khu ở. [42]
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn “Không gian mở” có thể hiểu
như là các khoảng không gian trống phục vụ cho những hoạt động xanh bên
ngoài, liền kề với không gian ở với nhiều cấp độ khác nhau trong khu ở, khu
đô thị.
* Cấu trúc Luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Luận văn có phần Nội
dung bao gồm 03 chương:
Chương 1: Thực trạng quản lý không gian kiến trúc xanh tại Khu
đô thị Thanh Hà – Cienco5, quận Hà Đông, Hà Nội.
Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý KGX tại Khu đô thị Thanh Hà
– Cienco5, quận Hà Đông, Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp quản lý KGX Khu đô thị Thanh Hà –
Cienco5, quận Hà Đông, Hà Nội.


8


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KGX TẠI KHU ĐÔ
THỊ THANH HÀ – CIENCO5, QUẬN HÀ ĐÔNG.
1.1. Tổng quan về phát triển khu đô thị mới và KGX thành phố.
1.1.1. Giới thiệu về quy hoạch phát triển đô thị mới trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
Theo quy luật khách quan, đô thị hóa phải bắt nguồn từ phát triển nền
kinh tế phi nông nghiệp (công nghiệp, thương mại, dịch vụ…) dần dần thay
thế cho nền kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, khác với các quốc gia trong khu
vực và trên thế giới, đô thị hóa của nước ta có đặc điểm là quá trình đô thị hóa
nông thôn thành thành thị, biến đổi các làng, xã nông nghiệp thành các quận,
phường của đô thị.
Phát triển và tăng trưởng đô thị ở nước ta nhìn chung là muộn hơn so
với một số nước trong khu vực. Sự phát triển đô thị không đồng đều giữa các
vùng và chênh lệch nhiều giữa các khu vực khác nhau về đặc điểm địa lý, cụ
thể như các khu vực đồng bằng, duyên hải phát triển nhanh hơn vùng núi,
vùng cao. Hơn nữa, việc quản lý hạ tầng kỹ thuật giữa các bộ ngành không
nhất quán, đồng bộ dẫn đến những tác động không nhỏ đến môi trường, đặc
biệt ở các đô thị lớn. Thực trạng chung hiện nay là các đô thị đều bị quá tải,
tăng sức ép ở tất cả các mặt hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Hệ thống đô thị nước ta đang phát triển nhanh về số lượng nhưng chất
lượng đô thị còn thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị trong những
năm qua tuy đã được cải thiện và nâng cấp, thể hiện qua các mặt, như: nhiều
tuyến đường, cây cầu được xây dựng; chất lượng đường đô thị dần được cải
thiện; các đô thị loại III trở lên hầu hết đã có các tuyến đường chính được
nhựa hoá và xây dựng đồng bộ với hệ thống thoát nước, vỉa hè, chiếu sáng và


9


cây xanh, nhưng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đồng bộ;
trình độ và năng lực quản lý và phát triển đô thị còn thấp so với yêu cầu. Kết
cấu hạ tầng đô thị yếu kém, quá tải không những không tạo điều kiện cho sự
phát triển KT - XH đô thị, mà còn làm nảy sinh nhiều áp lực đối với môi
trường.
Có thể nói các khu ĐTM đã được đầu tư xây dựng trong thời gian qua
đã đóng góp một phần không nhỏ giải quyết nhu cầu nhà ở của đông đảo
người dân đô thị, góp phần thay đổi tư duy về nhà ở của người dân, thúc đẩy
sự phát triển của thị trường bất động sản. Cho đến năm 2006, Chính phủ
chính thức ra Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2006, quy
định về Quy chế khu ĐTM, theo đó “Dự án khu ĐTM là dự án đầu tư xây
dựng một khu đô thị đồng bộ có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác, được phát triển nối
tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức
năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”. [9]
Bên cạnh những mặt tích cực như đã trình bày ở trên, việc phát triển
các Khu ĐTM cũng bộc lộ nhiều hạn chế, cả về quy hoạch kiến trúc cảnh
quan, quy hoạch hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cả về cơ chế quản lý đầu
tư sau quy hoạch, như:
- Do quỹ đất phát triển đô thị nằm từ vành đai 2 đến vành đai 3 nên
các đô thị mới càng gần trung tâm có sự hấp dẫn cao, xen kẽ với dân cư hiện
hữu, kết hợp tái định cư nên dẫn tới việc dân cư tập trung quá đông, các khu
xa hơn kém sức hấp dẫn hơn nên việc phát triển chúng vẫn còn chậm do hệ
thống giao thông theo quy hoạch chưa được đầu tư.
- Các ĐTM ở Hà Nội hiện nay vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu
cầu xã hội hóa nhà ở cho mọi đối tượng. Hệ thống các ĐTM chưa hình thành


10


đều khắp theo quy hoạch chung, quy hoạch phân khu được cấp thẩm quyền
phê duyệt, đa phần tập trung xung quang đô thị trung tâm vì vậy chưa đáp ứng
vấn đề điều hòa dân số cũng như giảm dân số khu vực trung tâm .
- Các khu ĐTM đều tính toán đủ cơ cấu, thành phần sử dụng đất tối
thiểu của bản thân khu đô thị, một số khu, theo quy hoạch chi tiết phải cân đối
thêm cơ cấu sử dụng đất của khu vực và của thành phố. Tuy nhiên, trong thời
gian qua từ khu ĐTM chỉ có chức năng tái định cư hoặc ĐTM bình thường
đến khu có tính chất cao cấp, thường đưa tỉ trọng đất ở còn lên tỉ lệ, mật độ tối
đa, các loại đất khác, đặc biệt là đất giao thông, cây xanh thể dục thể thao,
trường học, bãi đỗ xe… đều ở tỉ lệ tối thiểu. Do cơ chế đầu tư, việc đầu tư
đồng bộ theo quy hoạch không có, các chủ đầu tư tập trung đầu tư các hạng
mục nhà ở thu lợi nhuận trước nên các hạng mục hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng
xã hội hạn chế về diện tích, lại là những hạn mục đầu tư sau cùng, gây nhiều
bức xúc trong dư luận. Các đô thị đã đi vào hoạt động trong khi hạ tầng xã hội
thiết yếu như trường học, nhà trẻ, dịch vụ thương mại chưa đầu tư.
- Việc bố trí đất ở cao tầng bám theo các trục giao thông chính của
khu đô thị là tư duy tất yếu của các nhà làm quy hoạch, tạo ra bộ mặt khu đô
thị, tăng sức hấp dẫn đầu tư. Tuy nhiên việc tạo ra một bức tường các nhà cao
tầng xung quanh các công trình thấp tầng tại một số khu đô thị, đô thị mới đã
làm giảm giá trị cảnh quan đối với các công trình thấp tầng, chưa kể tới yếu tố
vi khí hậu, hơn nữa bức tường cao tầng lại có chiều cao tương đối đều nhau,
thiếu điểm nhấn, dàn trải phần nào đã giảm giá trị cảnh quan của khu đô thị.
- Một vấn đề nữa là khả năng kết nối về cảnh quan giữa các khu ĐTM
và giữa khu ĐTM với khu hiện hữu lân cận. Các khu ĐTM thường bám theo
các trục giao thông chính hoặc một số khu ĐTM có vị trí gần nhau nhưng
không có kết nối về kiến trúc cảnh quan – Ví dụ như ĐTM Cầu Giấy – ĐTM
Trung Yên, Mỹ Đình - Mễ Trì…..



11

- Thực tế tại một số khu ĐTM khi đưa vào sử dụng còn các tồn tại các
vấn đề như hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, vướng mắc từ khâu thiết kế, thi
công đến khâu quản lý, vận hành, thời gian thi công kéo dài, dẫn đến hầu hết
các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đều đã xuống cấp nghiêm trọng trong khi chưa
hoàn chỉnh tổng thể, gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của nhân dân, mất mỹ
quan đô thị. Hệ thống giao thông, đỗ xe chưa tính toán cụ thể lưu lượng dẫn
đến ùn tắc ngay trong khu đô thị. Hệ thống hạ tầng xã hội chưa được quan
tâm đúng mức, tuy đã có song còn thiếu, phân bố rải rác, chưa được tính toán
kỹ lưỡng. Các tiện ích xã hội như trường học, nhà trẻ, cây xanh, thể dục thể
thao cũng trở nên quá tải khi phục vụ cho dân cư đô thị mới và dân cư lân
cận. Các KGX, mặt nước đều ở tình trạng cục bộ từng nhóm nhà, thiếu tính
liên kết thành chuỗi, thiếu các không gian sinh hoạt xanh, đặc biệt khi đô thị
phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng lên thì không gian sinh hoạt xanh
phải chú ý tới việc phục vụ cho từng nhóm dân cư đô thị khác nhau. Tồn tại
lớn của quy hoạch hạ tầng kỹ thuật các khu ĐTM là khả năng kết nối với hệ
thống của thành phố cũng như của khu vực, nhiều khu ĐTM có cốt cao độ cao
hơn khu dân cư lân cận dẫn đến khu dân cư không thừa hưởng được hạ tầng
kỹ thuật của khu đô thị như mong đợi, thậm chí là điểm úng ngập khi có
lượng mưa lớn.
- Các dự án khu ĐTM được triển khai theo vốn đóng góp của khách
hàng rồi mới xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Tâm lý chung của các chủ đầu tư vẫn
nặng về kinh doanh theo lợi nhuận chứ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề
phải đầu tư nghiêm túc cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật một cách đồng bộ. Lý
giải cho việc hệ thống hạ tầng nhanh xuống cấp cũng như khó khăn trong việc
cải tạo và vận hành. Có thể nói việc quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng các
khu ĐTM đang thiếu đi một mô hình chuẩn để đáp ứng những yêu cầu về một
đô thị hiện đại, có bản sắc và phát triển bền vững. Việc quản lý, vận hành khu



12

đô thị cũng chưa có quan điểm chung, đa số mang tính chất cục bộ trong khu
đô thị, không quan tâm tới lợi ích của dân cư lân cận, thậm chí có khu còn rào
kín, đặt trạm kiểm soát phí dịch vụ cũng không thống nhất…
1.1.2. Sự hình thành các KGX.
Thời phong kiến: Vào thời kỳ phong kiến, chính quyền phong kiến
quyết định các vấn đề chung và có không gian quyền lực của nó. Cộng đồng
như làng xã, phường hội, dòng tộc lại quyết định về những việc nội bộ của
một nhóm người nên họ cũng có những không gian có chức năng hỗ trợ thể
chế cộng đồng tương ứng. Làng là một mô hình quần cư truyền thống vô cùng
đặc sắc của Việt Nam. Làng có thiết chế riêng, có hiệu lực mạnh mẽ vì nó
đảm bảo tồn tại và vững mạnh của cả cộng đồng làng; vậy mới có câu “phép
vua thua lệ làng”. Trong làng, trong phường hội, họ được quan tâm, giúp đỡ,
bảo vệ và có trách nhiệm đối với người khác. Vì thế nhu cầu tỏ ra mình là
người cùng hội cùng thuyền, có quan tâm, đóng góp cho cộng đồng là cấp
thiết. Vì vậy, những không gian cộng đồng truyền thống như bến nước, cây đa
đầu làng, sân đình, cổng làng, chợ làng, đường làng, các đình đền đài, hội
quán, nhà thờ tổ… đều được sử dụng rất hiệu quả và thường xuyên. Trong
không gian cộng đồng này, mỗi cá thể xuất hiện ít khi dưới danh nghĩa cá
nhân, mà dưới danh nghĩa là một bộ phận trong một cỗ máy chung. Họ lấy
việc chứng tỏ phục tùng luật lệ chung làm lý do để xuất hiện trong không gian
này. Những người ngoài có thể được chấp nhận vào các lễ hội, sự kiện cộng
đồng, nhưng họ rõ ràng là khách và phải chấp nhận mọi luật lệ do chủ nhà đề
ra. Tiêu chí của những không gian này không phải là việc phát huy tối đa sự
tự do thoải mái của từng cá nhân, mà là làm rõ cấu trúc của cái chúng ta, để
mọi người phải theo đó mà làm. Vì vậy, cũng có thể coi những không gian
này là dạng không gian quyền lực, nhưng là một hệ thống quyền lực khác với
hệ thống triều đình, một dạng KGX chính thống phục vụ thiết chế làng xã.



13

Hay, là một dạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự tồn tại của cộng đồng trong
thể chế phong kiến.
Thời Pháp thuộc: Người pháp lần đầu tiên đã đưa vào Việt Nam
nhưng nguyên lý quy hoạch đô thị phương Tây với mạng lưới đường ô cờ
vuông vắn, các trục không gian hoành tráng, những quảng trường trước các
công trình lớn như phủ toàn quyền, ngân hàng, nhà hát nhằm phô trương
quyền lực và sức mạnh vật chất – văn hóa của mình. Ngoài ra, một số công
viên, vườn hoa được xây dựng, nhằm biểu dương cuộc sống vương giả của
khu phố Pháp hơn là những KGX thực sự. Cho nên những KGX này chính là
những “cơ sở hạ tầng” phục vụ người Pháp và chính quyền thuộc địa của
Pháp mà thôi.
Thời kỳ xây dựng nhà nước XHCN: Bên cạnh những KGX do người
Pháp xây dựng, loại hình KGX phổ biến nhất ở nước ta thời kỳ này là các
quảng trường chính trị ở tất cả các thành phố, thường bố trí trước mặt tòa nhà
UBND – HĐND, xung quanh là các công trình phục bộ máy hành chính địa
phương như trụ sở các sở, ban, ngành, tòa án, bưu điện, ngân hàng công. Ở
Hà Nội, có thể nói Quảng trường Ba Đình là KGX biểu tượng quyền lực của
Nhà nước XHCN với sự hiện diện của Lăng Hồ Chủ tịch, Tòa nhà Quốc hội,
và các tòa công thự khác. Ở đây Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, và
cũng là nơi chỉ dành cho các sự kiện trọng đại, mitting, diễu hành tầm cỡ quốc
gia. Trước đây người dân không được phép đi lại vui chơi tự do ở Quảng
trường Ba Đình và nó đúng nghĩa là một KGX của chính quyền. Tuy nhiên
gần đây và buổi tối người dân đã được phép dạo chơi thư giãn ở đây, mặc dù
vẫn chịu sử quản lý theo dõi sát sao của lực lượng canh gác lăng.
Những quảng trường chính trị ở các thành phố khác cũng tương tự,
thường được tạo ra phục vụ các sự kiện đại lễ chính thống do chính quyền địa

phương tổ chức chứ không phát huy như các không gian phục vụ nhu cầu vui


14

chơi giải trí tự do của người dân, nên nhìn chung các không gian này thường
vắng lặng khô cứng và thiếu sức sống xã hội. Nhiều nơi việc tiếp cận không
gian uy nghiêm này bị hạn chế bằng hàng rào ngăn cách.
Thời kỳ này một số các khu dân cư mới đã được quy hoạch và xây
dựng theo mô hình “tiểu khu” học từ Liên Xô (là mô hình có sự vi chỉnh từ
mô hình “đơn vị ở” gốc của Clarence Perry thế kỷ IX). Ở Hà Nội điển hình
loại này có các khu Trung Tự, Kim Liên, Giảng Võ, Thanh Xuân. Với nguyên
lý quy hoạch khá rõ rệt, các KGX, các công trình xanh như trường học, nhà
trẻ, sân chơi, vườn hoa thường được bố trí ở trung tâm khu dân cư hoặc tâm
của các nhóm nhà. Mặc dù chất lượng các không gian này còn nhiều điều
đáng bàn, nhưng về lượng và sự phân bố thì các sân chơi, vườn hoa này được
quy hoạch khá hợp lý và vẫn phát huy cho đến tận bây giờ. Ngoài ra khoảng
trống giữa các tòa nhà cũng đã phát huy thành những KGX đa năng và rất quý
đối với đời sống cộng đồng người dân.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Sau đổi mới nền
kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN,
các thế lực thị trường đã xuất hiện và tham gia sâu rộng vào sự phát triển kinh
tế – đô thị nói chung và sự nhào nặn nên các KGX mới nói riêng. Những khu
đô thị mới được đầu tư bởi khu vực tư nhân cung ứng nhà ở thương mại ra thị
trường đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ từ cuối những năm 1990 cho tới
tận bây giờ. Những khu đô thị mới điển hình như Định Công, Linh Đàm,
Trung Hòa - Nhân chính, làng quốc tế Thăng Long. Đặc điểm chung với
những khu ĐTM này là nó đã được quy hoạch và kiến thiết một cách có bài
bản và đồng bộ hơn các tiểu khu thuộc giai đoạn trước và hơn các khu dân cư
tự hình thành khác trong thành phố, vì vậy ở đây các KGX cũng đã được bố

trí và đầu tư ở một mức độ nhất định và trở thành một phần trong chiến lược
thu hút thị trường của các bất động sản này. Với các mô hình mới hơn nữa


×