Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan bản văn hoá truyền thống sà rèn xã nghĩa lợi thị xã nghĩa lộ (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 93 trang )

NGUYỄN XUÂN HOÀN- KHÓA 2017-2019, CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN XUÂN HOÀN

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
BẢN VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG SÀ RÈN
XÃ NGHĨA LỢI THỊ XÃ NGHĨA LỘ

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------NGUYỄN XUÂN HOÀN
KHÓA 2017 - 2019

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
BẢN VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG SÀ RÈN
XÃ NGHĨA LỢI THỊ XÃ NGHĨA LỘ
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. NGUYỄN TUẤN ANH

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS. KHUẤT TÂN HƯNG

Hà Nội - 2019


1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập chương trình thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý
Đô thị và Công trình, khóa học 2017 - 2019 tại Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội, Học viên đã được các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức và
phương pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu, đây chính là nền
tảng kiến thức giúp học viên tự tin, vững vàng hơn trong công tác và trong
lĩnh vực nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Học viên xin bày tỏ lòng tri ân tới
toàn thể quý thầy cô trong nhà trường. Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn chân
tới PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh, là người trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều
kiện thuận lợi, giúp cho học viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong nhà trường, cảm ơn Bà
con nhân dân bản Sà Rèn, chính quyền xã Nghĩa Lợi, phòng Quản lý đô thị
thị xã Nghĩa Lộ đã giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 6 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Xuân Hoàn



2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh
quan bản văn hoá truyền thống Sà Rèn xã Nghĩa Lợi thị xã Nghĩa Lộ là công
trình nghiên cứu khoa học độc lập của học viên. Các số liệu khoa học, kết quả
nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Xuân Hoàn


1

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình, sơ đồ
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………. 1


Lý do chọn đề tài………………………………………………………... 1




Mục đích nghiên cứu……………………………………………………​ ​3



Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………...……………………………​ ​3



Phương pháp nghiên cứu ​………………………………………………​ ​3



Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……………………………​ ....​3



Các khái niệm………………………………………………………….... 4



Cấu trúc luận văn……………………………………………………....​ ​5

NỘI DUNG

6

Chương 1

6


THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
BẢN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG SÀ RÈN XÃ NGHĨA LỢI, THỊ XÃ
NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI.

6

1.1. Giới thiệu chung .

6

1.1.1. Khái quát về thị xã Nghĩa Lộ.

6


2
1.1.2. Đặc điểm Bản Sà rèn, xã Nghĩa An thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái.

7

1.2. Thực trạng công tác Quy hoạch xây dựng Bản Sà Rèn.

9

1.2.1. Thực trạng công tác quy hoạch

9

1.2.2. Thực trạng công tác thiết kế đô thị.


12

1.3. Thực trạng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan Bản Sà Rèn. 13
1.3.1. Thực trạng quản lý không gian Bản Sà Rèn.

13

1.3.2. Thực trạng quản lý kiến trúc bản Sà Rèn.

16

1.3.3. Thực trạng cảnh quan bản Sà Rèn.

20

1.4. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý

24

1.5. Thực trạng bộ máy quản lý

25

1.5.1. Về cơ chế chính sách và văn bản pháp lý

25

1.5.2. Thực trạng bộ máy quản lý:

26


1.5.3. Năng lực quản lý

29

1.6. Các vấn đề cần nghiên cứu

29

1.6.1. Về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị

29

1.6.2. Về thiết kế đô thị

30

1.6.3. Về văn bản pháp lý

31

1.6.4. Về bộ máy quản lý

31

1.6.5. Về sự tham gia của cộng đồng

32

Chương 2:


34

CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC,
CẢNH QUAN BẢN SÀ RÈN.

34

2. 1. Cơ sở pháp lý để quản lý không gian kiến trúc cảnh quan

34


3
2.1.1 Văn bản quy phạm pháp luật

34

2.1.2. Các tiêu chuẩn, quy phạm

36

2.1.3. Văn bản pháp lý liên quan

37

2. 2. Cơ sở lý thuyết để quản lý không gian kiến trúc cảnh quan

38


2.2.1. Cấu trúc khu đô thị.

38

2.2.2. Các nguyên tắc đê xây dựng mô hình phát triển khu đô thị khả thi và
đạt hiệu quả

38

2.2.3. Lý luận hình ảnh đô thị

40

2.2.4. Cộng đồng trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan

44

2.3. Kinh nghiệm trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
ở Việt Nam và thế giới.

46

2.3.1. Kinh nghiệm trên thế giới.

46

2.3.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam

51


2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan
Bản Sà Rèn.

53

2.4.1. Yếu tố sử dụng (công năng)

53

2.4.2. Yếu tố thẩm mỹ

54

2.4.3. Yếu tố kinh tế

55

2.4.4. Yếu tố quản lý đô thị

56

2.4.5. Các dự án tác động đến khu vực bản Sà Rèn

57

Chương 3.

58

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN

BẢN SÀ RÈN

58


4
3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý

58

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu:

58

3.1.2. Nguyên tắc quản lý.

60

3.2. Giải pháp Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan

61

3.2.1. Giải pháp quản lý không gian

61

3.2.2 Giải pháp quản lý kiến trúc

62


3.2.3. Giải pháp quản lý cảnh quan

67

3.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách

69

3.4. Giải pháp về bộ máy quản lý

70

3.4.1. Đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

70

3.4.2. Các biện pháp để nâng cao năng lực quản lý đô thị

71

3.4.3. Giải pháp thực hiện quy chế phối hợp giữa cá cơ quan quản lý nhà nước
về quy hoạch, kiến trúc

72

3.5. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng

74

3.5.1. Cung cấp thông tin


74

3.5.2. Tham gia quản lý, duy trì bảo dưỡng

76

3.5.3. Tham gia vào công tác kiểm tra giám sát và đánh giá

76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

78



Kết luận:………………………………………………………………​ ​78



Kiến nghị:………………………………………………………………​ ​79


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ


UBND

Ủy Ban Nhân Dân

HTKT
BĐS

Bất động sản

QL

Quản lý


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng

Bảng 1.1

Thống kê hiện trạng sử dụng đất


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

Số hiệu
hình và sơ
đồ

Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.10
Hình 1.11
Hình 1.12
Hình 1.13
Hình 1.12
Hình 1.15
Hình 1.16
Hình 1.17
Sơ đồ 1.1
Hình 2.1
Hình 3.11
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Sơ đồ 3.1

Tên hình và sơ đồ
Vị trí bản , Sà Rèn, thị xã Ngĩa Lộ
Cánh đồng mường lò , thị xã Ngĩa Lộ
Quy hoạch tổ chức không gian bản Sà rèn
Bãi tập kết rác trước nhà văn hóa
Không gian trống hiện hữu trên bản Sà Rèn

Không gian cây xanh trên bản Sà Rèn
Không gian mặt nước cây xanh bao phủ bản Sà Rèn
Nhà văn hóa bản Sà Rèn
Nhà dân cư được xây dựng theo kiến trúc truyền thống
Nhà sàn kết hợp mô hình Home stay
Nhà sàn kết hợp mô hình Home stay
Đoạn đường đã được bê tong hóa
Đoạn đường từ phán hạ đến cuối bản
Rảnh thoát nước thuộc đường bê tong
Hệ thống mạng lưới cấp điện
Rác thải tập kết trưowcs nhà văn hóa
Cơ cấu quản lý đô thị từ tỉnh đến địa phương
Suối thia qua địa phận bản Sà Rèn
Quy hoạch các khu chức năng
Nhà sàn người dân tộc thái trên bản Sà Rèn
Mặt bằng nhà sàn người thái trên bản Rà Rèn
Hàng rào cây xanh trong thôn bản
Cơ cấu tổ chức quản lý kiến trúc cảnh quan ở thị xã Nghĩa Lộ


1

MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài
Thị xã Nghĩa Lộ là một đô thị loại 4 thuộc phía tây tỉnh Yên Bái. Cùng
với việc phát triển chung thị xã Nghĩa Lộ đang phải đối mặt với nhiều thách
thức về quỹ đất để phát triển đô thị dẫn tới thu hẹp cánh đồng Mường Lò.
Các thôn bản thuộc đô thị thị xã Nghĩa Lộ, phân bố ven cánh đồng Mường Lò
có nét đặc trưng về không gian, kiến trúc, cảnh quan rất thu hút cũng đang
chịu những tác động và biến đổi từ việc phát triển đô thị thị xã Nghĩa lộ.

Bản Sà rèn thuộc xã Nghĩa Lợi – thị xã Nghĩa Lộ nằm về phía Bắc thị xã
Nghĩa Lộ. Là một bản thuộc đô thị, có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn
nét văn hoá truyền thống, có vị trí địa lý, không gian, kiến trúc, cảnh quan
cũng như các giá trị văn hoá quý báu. Việc đề xuất các giải pháp quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan bản Sà rèn nhằm đảm bảo phát triển hài hoà
và có bản sắc, phục vụ du lịch.
Bản Sà rèn có quần thể các công trình kiến trúc nhà ở đồng bào dân tộc
Thái đông đúc ven cánh đồng Mường lò, tạo nên bản sắc riêng với nét đẹp
độc đáo là cơ sở để phát triển du lịch văn hoá bản địa (các mô hình nhà ở kết
hợp kinh doanh du lịch home stay). Các công trình kiến trúc tại thôn bản Sà
rèn gắn liền với cánh đồng Mường Lò về không gian và thời gian tạo nên giá
trị cao về cảnh quan tự nhiên và nhân tạo, cần có biện pháp khai thác tích cực
và định hướng bền vững. Văn hóa truyền thống lâu đời trong cấu trúc Thôn,
bản gắn với lao động, sinh hoạt, vui chơi lễ hội đã tạo thành một chỉnh thể ẩn
chứa nhiều khám phá, trải nghiệm đối với khách du lịch trong và ngoài nước
mỗi khi đến với Cánh đồng Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ.


2

Trong những năm qua vấn đề phát triển đô thị đã tạo nên những áp lực
không nhỏ như: Quỹ đất dành cho việc phát triển đô thị khiến đất đai canh tác
trên cánh đồng Mường Lò bị thu hẹp ảnh hưởng đến cơ cấu lao động nông
nghiệp đang ổn định và hệ sinh thái trên cánh đồng Mường Lò bị nhiều tác
động gây biến đổi không bền vững. Do đó các thôn bản thuộc thị xã Nghĩa Lộ
ven cánh đồng Mường Lò nói chung và Sà rèn nói riêng cũng chịu ảnh hưởng
không nhỏ từ những áp lực này trên phương diện không gian, kiến trúc, cảnh
quan.
Các hoạt động du lịch tạo nguồn những tác động lớn đến không gian,
kiến trúc, cảnh quan thôn bản. Trong những tác động tích cực kèm theo các

tác động tiêu cực như hoạt động du lịch gây những xáo trộn nhất định tới đời
sống văn hoá của nhân dân đặc biệt là các không gian lễ hội có xu hướng
thương mại hoá, tự phát mà không nằm trong khung quản lý của nhà nước
gây thất thoát và khó kiểm soát nền kinh tế địa phương. Các hoạt động du lịch
tự phát cũng làm phức tạp công tác thu gom xử lý chất thải rắn trên địa bàn
thôn bản, gây ô nhiễm môi trường và biến đổi hệ sinh thái tự nhiên trên cánh
đồng Mường Lò, tạo nên các hệ luỵ cần giải quyết cho công tác bảo vệ môi
trường.
Các chính sách quản lý phát triển đô thị, văn hoá du lịch, kinh tế chưa
được nghiên cứu sâu, chưa được chế tài hoá khiến cho Thôn, Bản văn hoá
đang phần biến đổi và mất đi tính định hướng chiến lược. Do đó cần có những
nghiên cứu cụ thể làm công cụ quản lý cho địa phương để góp phần gìn giữ,
phát triển các giá trị tốt đẹp trên thôn, bản Sà rèn tạo tiền đề và hình mẫu cho
các thôn bản khác ven cánh đồng Mường lò và trong đô thị thị xã Nghĩa Lộ,
hướng tới nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân bản địa đồng
thời tạo lập môi trường sống của cộng đồng hướng tới mục tiêu phát triển bền


3

vững. bao gồm cộng đồng dân cư đô thị gắn với cộng đồng dân cư thôn bản
đặc trưng.
 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp quản lý Không gian, Kiến trúc, Cảnh quan các bản văn
hóa truyền thống tại cánh đồng Mường Lò nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển
bản truyền thống hài hòa, bản sắc, phục vụ du lịch cộng đồng bền vững.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Công tác quản lý Không gian, kiến trúc, cảnh quan các bản truyền
thống tại cánh đồng Mường Lò.

- Phạm vi nghiên cứu: Các bản văn hóa truyền thống tại Cánh đồng
Mường Lò, trong đó nghiên cứ điển hình là bản Sà Rèn.
Phạm vi nghiên cứu: Khu vực bản Sà Rèn với diện tích 62 ha, thuộc
trung tâm xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa lộ, tỉnh Yên Bái.
 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp dự báo.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp Quản lý Không
gian, kiến trúc cảnh quan Bản văn hoá truyền thống Sà rèn ven cánh đồng


4

Mường Lò nhằm bảo tồn bản sắc thôn bản văn hoá và phát triển du lịch cộng
đồng tại địa phương được hiệu quả.
Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý quy hoạch không
gian, kiến trúc cảnh quan gắn với sinh hoạt lao động sản xuất và sinh hoạt lễ
hội giúp cho chính quyền địa phương cũng như cũng như việc tham gia của
Cộng đồng có thêm cơ sở khoa học để quản lý hiệu quả thôn bản văn hoá;
Góp phần xây dựng một khu vực quần cư thân thiện, hài hòa với thiên nhiên
và môi trường.
Là bài học thực tiễn áp dụng và nhân rộng đối với các thôn bản văn hoá
ven cánh đồng Mường Lò. Quá trình đô thị hoá lân cận luôn có tác động tích
cực và hỗ trợ đối với các thôn bản và góp phần bảo tồn cánh đồng Mường lò
bao quanh thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái.
 Các khái niệm
Không gian: Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến

trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh
quan đô thị (theo luật QH 30/2009/QH12).
Kiến trúc: Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm
các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình
ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô
thị (theo luật QH 30/2009/QH12).
Cảnh quan: Là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô
thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè,
đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất,
đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh,


5

rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị (theo luật QH
30/2009/QH12).
Sự tham gia của cộng đồng: Theo Clanrence Shubert là quá trình trong
đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực
hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi
hoạch động. Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự
tham gia của cộng đồng.
- Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà Chính phủ và cộng
đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung
cấp các dịch vụ đô thị cho tất cả cộng đồng.
- Sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho những người chịu ảnh
hưởng của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án.
- Sự tham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực của cộng
đồng, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu
quả kinh tế và hiệu quả chính trị cho nhà nước.
 Cấu trúc luận văn

Chương 1: Tổng quan Quản lý Không gian, kiến trúc, cảnh quan Bản
văn hoá truyền thống Sà rèn ven cánh đồng Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh
Yên Bái.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn Quản lý Không gian, kiến trúc,
cảnh quan Bản văn hoá truyền thống Sà rèn ven cánh đồng Mường Lò, thị xã
Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý Không
gian, kiến trúc, cảnh quan Bản văn hoá truyền thống Sà rèn ven cánh đồng
Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.


6

NỘI DUNG
Chương 1
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH
QUAN BẢN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG SÀ RÈN XÃ NGHĨA LỢI,
THỊ XÃ NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI.
1.1. Giới thiệu chung .
1.1.1. Khái quát về thị xã Nghĩa Lộ.
Thị xã Nghĩa Lộ là một đô thị loại 4 nằm về phía Tây thuộc tỉnh Yên
Bái. Sau 20 năm thành lập, xây dựng và phát triển, Thị xã Nghĩa Lộ đã không
ngừng khẳng định vị trí trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại và dịch vụ du
lịch, là địa phương có tốc độ đô thị hoá và phát triển khá cao, có nhiều tiềm
năng hấp dẫn, có sức hút và khả năng lan toả tạo động lực thúc đẩy cho sự
phát triển của cả vùng. Với tiền đề quan trọng và khách quan đó, Chính phủ
và Tỉnh Yên Bái đã có những định hướng chiến lược để phát triển không gian
thị xã Nghĩa Lộ gắn với phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch vùng tỉnh đã
được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt.
Thị xã Nghĩa Lộ có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 4 phường: Tân

An, Trung tâm, Pú Trạng, Cầu Thia và 3 xã: Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa
Phúc. Nghĩa Lộ nổi tiếng với hoa Ban, gạo Mường Lò, xôi ngũ sắc, thổ cẩm,
ngòi Thia và đặc biệt là điệu xòe Thái uyển chuyển. Chợ Văn hóa Mường Lò
và mạng lưới thương mại dịch vụ đã làm cho Nghĩa Lộ trở thành trung tâm
kinh tế xã hội của các địa phương miền Tây Yên Bái.
Thị xã Nghĩa Lộ được bao bọc bởi cánh đồng Mường lò nổi tiếng tươi
đẹp, cộng đồng người dân tộc sống đan xen trong đô thị và thôn bản thuộc thị
xã tạo nên mối quan hệ phong phú và nét đặc trưng khác biệt so với các đô thị


7

vùng miền khác. Do nhu cầu phát triển du lịch, đẩy mạnh nền kinh tế địa
phương, trong những năm gần đây thị xã Nghĩa Lộ đã có nhiều chủ trương,
chính sách phát triển đô thị đặc trưng kèm theo việc bảo tồn các thôn bản văn
hoá truyền thống ven cánh đồng Mường Lò như Bản Đêu 1 xã Nghĩa An và
Bản Sà Rèn xã Nghĩa Lợi thị xã Nghĩa Lộ.
1.1.2. Đặc điểm Bản Sà rèn, xã Nghĩa An thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái.
Bản Sà rèn thuộc xã Nghĩa Lợi – thị xã Nghĩa Lộ nằm về phía Bắc thị xã
Nghĩa Lộ có vị trí quan trọng trong phát triển sinh thái, du lịch, bảo tồn văn
hóa truyền thống của toàn thị xã. Trong những năm qua việc lập quy hoạch
chung thị xã Nghĩa Lộ đã đưa khu vực này trở thành vị trí chiến lược phát
triển đô thị của tỉnh Yên Bái. Nhằm cụ thể hoá, nâng cao công tác Quản lý và
phát triển cơ sở hạ tầng cũng như việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng
xã hội các thôn bản trở thành các khu du lịch tiềm năng cần được hình thành
trên cơ sở triển khai các quy hoạch, khai thác văn hóa truyền thống trong quá
trình đô thị hoá khu vực.

Hình 1.1: Vị trí Bản Sà Rèn thị xã Nghĩa Lộ



8

Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp xã Sơn A, huyện Văn Chấn; Phía Nam giáp
xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ; Phía Đông giáp Suối Thia, xã Phù Nham,
huyện Văn Chấn; Phía Tây giáp xã Sơn A, huyện Văn Chấn; Tổng diện tích
Bản 61,8Ha.
Văn hoá đặc trưng: Người Thái đen đã định cư lâu đời ở nơi đây. Theo
câu truyện sử thi của người Thái, hai anh em Tạo Xuông và Tạo Ngần tìm nơi
lập nghiệp. Tạo Xuông đã dừng chân dựng bản làng ở Mường Lò, xây dựng
nên vùng đất tổ tiên của người Thái Đen ở khắp vùng Tây Bắc vì thấy ở đây
đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào. Còn Tạo Ngần lên Mường Then
(Mường Thanh ngày nay) xây dựng bản làng người Thái Trắng cũng trồng lúa
nước là chủ yếu. Trong số bốn thung lũng lớn nổi tiếng vì phong cảnh đẹp và
khí hậu trong lành ở vùng Tây Bắc, thì cánh đồng Mường Lò được xếp thứ
hai sau Mường Thanh (tỉnh Điện Biên) và đứng trên Mường Than (Than
Uyên, Lai Châu) và Mường Tấc (Phù Yên, Sơn La). Mường Lò hiện nay gồm
thị xã Nghĩa Lộ và một số xã thuộc huyện Văn Chấn. Từ trên cao nhìn xuống,
cánh đồng Mường Lò như một cái chảo lớn, xung quanh là những triền núi
quanh năm mây phủ. Vào mùa xuân, sương mù càng đậm đặc hơn.

Hình 1. 2: Cánh đồng Mường Lò thị xã Nghĩa Lộ


9

Như vậy về lịch sử các thôn, bản nói chung và Sà Rèn nói riêng đã góp
phần tạo nên cánh đồng Mường Lò và duy trì sự tồn tại của nó với những giá
trị vô cùng to lớn cần gìn giữ và phát triển. Bản Sà Rèn xã Nghĩa Lợi thị xã
Nghĩa Lộ là một trong những quần cư của người Thái đen, cuộc sống của họ

gắn liền với cánh đồng Mường Lò tươi đẹp. Trong quá trình lao động sản
xuất, sinh hoạt văn hoá, người dân nơi đây đã tạo nên những giá trị trường tồn
để nuôi sống mình, để cải tạo giữ gìn thiên nhiên và tạo nên bản sắc rất riêng
về kiến trúc cảnh quan thôn bản.
Với những giá trị hiện hữu về không gian, kiến trúc cảnh quan, thiên
nhiên và con người thôn bản Sà Rèn, năm 2014 Sà Rèn đã được công nhận là
Thôn bản bảo tồn văn hoá truyền thống gắn với du lịch địa phương.
1.2. Thực trạng công tác Quy hoạch xây dựng Bản Sà Rèn.
1.2.1. Thực trạng công tác quy hoạch
Xác định được vai trò và tầm quan trọng của Bản Sà Rèn trong vấn đề
phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Năm 2015 Uỷ ban nhân dân thị xã
Nghĩa Lộ đã cho phép lập và phê duyệt “Quy hoạch Bảo tồn Làng bản văn
hoá truyền thống gắn với du lịch Bản Sà Rèn”

Hình 1.3: Quy hoạch tổ chức không gian Bản Sà Rèn thị xã Nghĩa Lộ


10

Kinh tế thôn bản được cải thiện dẫn đến đời sống tinh thần của người
dân được duy trì phát triển hơn. Các lễ hội truyền thống được tổ chức hàng
năm, các cơ sở hạ tầng phục vụ lễ hội được mở rộng cải tạo đáp ứng đầy đủ
nhu cầu sinh hoạt cộng đồng. Xã hội được ổn định, an toàn và có định hướng
tốt nhờ vào sự tham gia tích cực của Cộng đồng.
Tổng diện tích đất tự nhiên trong khu vực lập quy hoạch là 61,8ha, chủ
yếu là đất nông nghiệp và một phần đất ở ngoài ra còn có hai dòng suối Thia
và suối Nung bao quanh khu vực. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch sử
dụng đất được chính quyền địa phương tổng hợp như sau:
Bảng 1.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất
Diện tích


Tỷ lệ

(ha)

(% )

Tổng diện tích đất tự nhiên

61,8

100

I

Đất nông nghiệp

32,1

51,8

1

Đất trồng lúa

16,2

26,2

2


Đất hoa mầu

9,0

14,5

3

Đất thủy sản

0,7

1,1

4

Đất canh tác hỗn hợp

6,2

10,0

II

Đất phi nông nghiệp

23,2

37,8


1

Đất ở

3,4

5,4

2

Đất thể thao

0,6

1,0

3

Đất văn hóa

0,06

0,1

4

Đất nghĩa ttrang

0,6


1,0

Loại đất

Stt


11

5

Đất giao thông

6

Mặt nước

III

Đất chưa sử dụng

2,4

3,9

16,14

26,4


6,5

10,4

Trên cơ sở đồ án quy hoạch được phê duyệt là sự vào cuộc của các cấp
chính quyền địa phương để quản lý quy hoạch cùng với sự tham gia của cộng
đồng đã bước đầu tạo dựng được nền tảng về ý thức xây dựng thôn bản làm
nông nghiệp, làng nghề gắn với phát triển du lịch. Từ năm 2015 đã có 9/ 97
hộ gia đình áp dụng mô hình nhà ở kết hợp phục vụ du lịch và đạt thu nhập 50
– 200 triệu đồng/ năm. Với các chính sách ổn định đời sống nhâ dân của nhà
nước tại thôn bản nhân dân yên tâm định cư lao động sản xuất kết hợp các
ngành nghề thủ công phục vụ khách du lịch nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo đã giảm
4%/ năm, không còn hộ đói. Quy chế quản lý quy hoạch được phê duyệt và
công bố cho từng hộ gia đình nhân dân đã giảm thiểu được việc xây dựng trái
phép và xây dựng bừa các công trình nhà tạm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan
và sinh hoạt thôn bản.
Việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội theo quy hoạch như
nhà văn hoá, sân vui chơi cộng đồng, các kết nối tạo ra chuỗi không gian lễ
hội còn chưa được đầu tư và triển khai thành dự án cụ thể. Với các công trình
hạ tầng đô thị như kè suối, đường giao thông, hệ thống thoát nước… chưa
được đầu tư xây dựng do thiếu vốn, thiếu chương trình mục tiêu cụ thể.
Đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá thực trạng về công tác quy hoạch
đó là các Quy chế quản lý đô thị, các mô hình nhà ở kết hợp với sản xuất, du
lịch và bảo tồn văn hoá còn chưa cụ thể, chưa làm rõ để cộng đồng dân cư
hiểu và làm theo. Nói chung công tác quy hoạch đã thực hiện trên địa bàn Bản
văn hoá truyền thống Xà Rèn nói riêng và các thôn bản truyền thống xung


12


quanh cánh đồng Mường Lò nói chung đang chỉ là bước đầu tạo nền tảng cho
các đề tài nghiên cứu khoa học sâu hơn, thực tiễn hơn nhằm giúp ích cho địa
phương trong tương lai.
1.2.2. Thực trạng công tác thiết kế đô thị.
Thiết kế đô thị là một phần trong đồ án Quy hoạch Bảo tồn làng bản văn
hoá truyền thống Bản Sà Rèn đã được phê duyệt, tuy nhên với mức độ định
hướng chung nên thực trạng công tác này tại địa phương còn chưa được triển
khai cụ thể. Lối kiến trúc truyền thống của đồng bào dân tộc Thái được áp
dụng một cách tự phát và tuỳ theo điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình mà
giải pháp hoàn thiện được đưa ra khác nhau, dẫn đến sự thiếu đồng bộ cho các
công trình nhà ở và thiếu không gian cho các công trình công cộng.
Nhìn chung công tác thiết kế đô thị chưa được triển khai tại bản Sà Rèn.

Hình 1.4: Do chưa có TKĐT nên bãi tập kết rác được đặt trước nhà văn hoá

Trong thời gian tới cần có sự tham gia của các nhà hảo tâm, của cộng
đồng dân cư, của các cấp chính quyền có liên quan cùng nhau thực hiện công
tác thiết kế và quản lý thiết kế đô thị nhằm tạo dựng bộ mặt thôn bản văn hoá
đặc sắc thu hút du lịch cộng đồng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật
chất tinh thần của nhân dân.


13

1.3. Thực trạng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan Bản Sà Rèn.
1.3.1. Thực trạng quản lý không gian Bản Sà Rèn.
Bản Sà Rèn được ví như một hòn đảo thu nhỏ, xung quanh được bao bọc
bởi suối Thia, suối Nung, suối Đôi, khí hậu quanh năm mát mẻ. Sà Rèn có các
không gian lễ hội, không gian lao động sản xuất, không gian cây xanh tự
nhiên mang đậm nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái. Về tổng thể bản Sà

Rèn là sự hoà quyện của không gian của nhiều lễ hội, của kiến trúc nhà sàn
Thái, những điệu múa xòe, ẩm thực. Không gian được phân tích theo 3 nhóm
đối tượng sau:
Không gian trống: Trong những năm gần đây được Chính phủ và các
cấp, ngành quan tâm bảo vệ, đây là phần đất trồng lúa chiếm 60% phần diện
tích bản. Không gian trống này bao bọc và xen kẽ với không gian công trình
kiến trúc và hạ tầng tạo nên nét đẹp riêng của một ngôi làng trù phú thân thiện
khi đứng nhìn từ xa. Các yếu tố tự nhiên như nắng, gió, mặt nước trên cánh
đồng được gìn giữ vận dụng và tôn tạo phục vụ cuộc sống quần cư nơi đây,
giưới sự tác động của con người thông qua lao động canh tác các không gian
trống này có giá trị vô cùng to lớn trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái
cũng như ổn định và phát triển kinh tế bản địa đặc biệt là với công tác bảo tồn
nền văn hoá truyền thống phi vật thể gắn với phát triển du lịch địa phương.

Hình 1.5: Không gian trống hiện hữu trên bản Sà Rèn


14

Không gian cây xanh mặt nước: Do chưa hình thành được hệ thống bộ
máy quản lý và các quy định cụ thể tại địa phương nên không gian cây xanh
mặt nước tại Bản Sà rèn chưa được quản lý đồng bộ, các không gian đẹp được
hình thành do người dân tự điều chỉnh, tác động tự phát, phục vụ nhu cầu
thẩm mỹ từng hộ gia đình. Là cấu trúc hệ thống cây xanh phân chia các
không gian trong và ngoài thôn bản, trong ngoài các công trình công cộng và
nhà ở. Đối với bản Sả Rèn hệ thống cây xanh được phân chia thành 3 cấp
tầng: Cấp thấp phân chia khu vực trong và ngoài công trình công cộng và nhà
ở hoặc phân chia phạm vi quyền sử dụng đất bao gồm các loại cây như găng,
ozo, dâm bụt…chúng được cắt tỉa đảm bảo làm hàng rào ngăn cách và khái
quát các không gian riêng và chung.


Hình 1.6: Không gian cây xanh trên bản Sà Rèn
Ngoài hệ thống cây hàng rào được trồng để ngăn cách hay phân chia khu
vực sử dụng đất, Sà Rèn còn có hệ thống cây cao tầng được trồng dọc ven
suối Nung và suối Thia gần như bao quanh bản. Hệ thống tre tạo lập không
gian lớn bao gồm bên trong và ngoài bản, góp phần giảm thiểu bức xạ, gió
bão và chống sạt lở ven các suối chính. Đối với đường trục chính dẫn vào bản
Sà Rèn nằm dọc suối Ngòi Nung được trồng hàng Tre và cây Nhãn tạo bóng
mát có cảnh quan không gian cuốn hút khi vào với thôn bản.


×