Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực 6, phường đồng tâm, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.75 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TRẦN MẠNH DŨNG

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
KHU VỰC 6, PHƯỜNG ĐỒNG TÂM, THÀNH PHỐ
VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------------

TRẦN MẠNH DŨNG
KHÓA: 2017 - 2019

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN
KHU VỰC 6, PHƯỜNG ĐỒNG TÂM, THÀNH PHỐ
VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình


Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. KTS NGUYỄN XUÂN HINH

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, trước tiên cho phép tôi được bày tỏ
lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới tập thể các thầy, cô giáo là giảng viên Khoa
Sau Đại học – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức quý báu về chuyên ngành Quản lý đô thị & Công trình trong suốt
thời gian tôi học tập tại Trường. Điều này giúp tôi tự tin và vững vàng hơn để tiếp
tục nghiên cứu, tìm tòi và phát triển sự nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
TS.KTS Nguyễn Xuân Hinh, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và cung cấp cho
tôi nhiều thông tin khoa học có giá trị trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn
này.
Tuy đã rất cố gắng, nhưng do điều kiện thời gian, kiến thức của bản thân còn
hạn chế nên nội dung Luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong
nhận được sự đóng góp những ý kiến quý báu của Hội đồng khoa học Trường đại
học Kiến trúc Hà Nội cùng các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè. Đặc biệt mong
mỏi được sự quan tâm sâu sắc của các thầy cô trực tiếp phản biện đối với Luận văn
này để nội dung nghiên cứu có tính thiết thực cao hơn, góp phần cải thiện công tác
quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên nói riêng
và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
Xin chân trọng cảm ơn!



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Hà nội, ngày … tháng …. năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Mạnh Dũng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Cụm từ viết tắt

Viết tắt

Bộ Xây dựng

BXD

Chất thải rắn

CTR

Chủ đầu tư

CĐT


Kiến trúc cảnh quan

KTCQ

Khu đô thị mới

KĐTM

Nhà xuất bản

NXB

Nghị định – Chính phủ

NĐ-CP

Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam

QCXDVN

Quy hoạch

QH

Quy hoạch chung

QHC

Quy hoạch phân khu


QHPK

Quy hoạch chi tiết

QHCT

Thành phố

TP

Thông tư

TT

Thủ tướng

TTg

Ủy ban nhân dân

UBND

Hạ tầng kỹ thuật

HTKT

Hạ tầng xã hội

HTXH


Giấy phép xây dựng

GPXD

Kinh tế xã hội

KTXH

Vệ sinh môi trường

VSMT

Giải phóng mặt bằng

GPMB

Vật liệu xây dựng

VLXD


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ minh họa
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài


1

Mục đích nghiên cứu

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

Nội dung nghiên cứu

4

Phương pháp nghiên cứu

4

Ý nghĩa khoa học của đề tài

4

Các khái niệm

5

Cấu trúc luận văn

7
NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC

9

CẢNH, QUAN KHU VỰC 6, PHƯỜNG ĐỒNG TÂM, THÀNH PHỐ VĨNH
YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
1.1. Thực trạng quy hoạch và quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan trên

9

địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
1.1.1 Khái quát về thành phố Vĩnh Yên

9

1.1.2 Tình hình quy hoạch và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Vĩnh

10

1.1.3 Thực trạng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan trên địa bàn thành

11

Yên
phố Vĩnh Yên
1.2. Hiện trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực 6, phường Đồng

16


Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
1.2.1 Giới thiệu chung.

16

1.2.2 Hiện trạng sử dụng đất

17


1.2.3 Hiện trạng công trình kiến trúc

18

1.2.4 Hiện trạng không gian cây xanh, mặt nước

23

1.2.5 Hiện trạng trạng hạ tầng kỹ thuật và thiết bị đô thị

25

1.3. Thực trạng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực 6, phường

30

Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3.1 Công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan

30


1.3.2 Các cơ chế chính sách

32

1.3.3 Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước

32

1.3.4 Sự tham gia của cộng đồng

34

1.4. Những vấn đề tồn tại trong quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu

35

vực 6, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
1.4.1 Về công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan

35

1.4.2. Về cơ chế chính sách

37

1.4.3 Về tổ chức bộ máy

37


1.4.4 Sự tham gia của cộng đồng

38

1.5. Những vấn đề cần nghiên cứu

39

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC,

40

CẢNH QUAN KHU VỰC 6, PHƯỜNG ĐỒNG TÂM, THÀNH PHỐ VĨNH
YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Cơ sở pháp lý quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan

40

2.1.1. Hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước

40

2.1.2 Hệ thống Văn bản pháp lý của tỉnh Vĩnh Phúc

40

2.1.3 Các quy hoạch có liên quan đến khu vực 6, phường Đồng Tâm.

41


2.2. Cơ sở lý thuyết quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan

44

2.2.1 Các lý thuyết về thiết kế đô thị

44

2.2.2 Lý thuyết quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan

47

2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan

48

2.3.1 Tự nhiên, văn hóa, xã hội

48

2.3.2 Quy hoạch

49


2.3.3 Khoa học công nghệ

50

2.3.4 Vai trò tham gia của cộng đồng


50

2.3.5 Bộ máy và cơ chế quản lý

52

2.4. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan các đô

53

thị hiện hữu tại một số nước trên thế giới và Việt Nam
2.4.1 Kinh nghiệm tại một số nước trên thế giới

53

2.4.2 Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam

58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH

61

QUAN KHU VỰC 6, PHƯỜNG ĐỒNG TÂM THÀNH PHỐ VĨNH YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý

61


3.1.1 Quan điểm quản lý

61

3.1.2 Mục tiêu quản lý

61

3.1.3 Nguyên tắc quản lý

62

3.2. Nhóm giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan

62

3.2.1 Các yêu cầu chung

62

3.2.2 Giải pháp phân vùng quản lý

64

3.2.3 Giải pháp quản lý đối với các công trình kiến trúc

69

3.2.4 Giải pháp quản lý cây xanh, mặt nước, không gian mở


76

3.2.5 Giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật, thiết bị & môi trường đô thị.

82

3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách và khoa học công nghệ

87

3.3.1 Xây dựng cơ chế chính chính sách

87

3.3.2 Áp dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý

88

3.4. Huy động sự tham gia của cộng đồng

89

3.4.1 Trong công tác lập quy hoạch

89

3.4.2 Trong công tác quản lý đầu tư, khai thác sử dụng, kiểm tra, giám sát

90


và xử lý vi phạm
3.4.3 Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức trong việc giữ gìn và
phát huy các giá trị cảnh quan đô thị

91


92

3.5. Giải pháp tổ chức
3.5.1 Bộ máy quản lý

92

3.5.2 Các biện pháp nâng cao năng lực quản lý

93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

95

Kết luận

95

Kiến nghị

96
TÀI LIỆU THAM KHẢO



Cụm từ viết tắt

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Bộ Xây dựng

BXD

Chất thải rắn

CTR

Chủ đầu tư

CĐT

Kiến trúc cảnh quan

KTCQ

Khu đô thị mới

KĐTM

Nhà xuất bản

NXB


Nghị định – Chính phủ

NĐ-CP

Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam

QCXDVN

Quy hoạch

QH

Quy hoạch chung

QHC

Quy hoạch phân khu

QHPK

Quy hoạch chi tiết

QHCT

Thành phố

TP

Thông tư


TT

Thủ tướng

TTg

Ủy ban nhân dân

UBND

Hạ tầng kỹ thuật

HTKT

Hạ tầng xã hội

HTXH

Giấy phép xây dựng

GPXD

Kinh tế xã hội

KTXH

Vệ sinh môi trường

VSMT


Giải phóng mặt bằng

GPMB

Vật liệu xây dựng

VLXD


SỐ THỨ TỰ
Hình 1
Hình 1.1-1

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
TÊN HÌNH
Vị trí tỉnh Vĩnh Phúc trong QHXD vùng Thủ đô
Thành phố Vĩnh Yên trong QHXD vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050

Hình 1.1-2

Hình ảnh các công trình hạ tầng xã hội tại thành phố Vĩnh Yên

Hình 1.1-3

Hình ảnh các công trình kiến trúc tại thành phố Vĩnh Yên

Hình 1.1-4


Các khu đô thị mới tại thành phố Vĩnh Yên

Hình 1.1-5

Các công trình vi phạm về không gian, kiến trúc cảnh quan

Hình 1.2-1

Vị trí khu vực 6, trong QHPK A3 theo QHC đô thị Vĩnh Phúc

Hình 1.2-2

Hiện trạng sử dụng đất khu vực 6, phường Đồng Tâm

Hình 1.2-3

Hiện trạng Nhà ở mặt phố

Hình 1.2-4

Hiện trạng Nhà ở nông thôn

Hình 1.2-5

Tổng hợp đánh giá nhà ở

Hình 1.2-6

Các công trình cơ quan


Hình 1.2-7

Công trình Trạm y tế phường

Hình 1.2-8

Các công trình giáo dục

Hình 1.2-9

Các công trình văn hóa tổ dân phố

Hình 1.2-10

Công trình Dịch vụ, thương mại

Hình 1.2-11

Vị trí các công trình Y tế, Văn hóa, Dịch vụ, thương mại

Hình 1.2-12

Công trình tín ngưỡng tôn giáo

Hình 1.2-13

Hiện trạng cây xanh, cảnh quan các tuyến đường chính

Hình 1.2-14


Minh họa không gian hiện trạng

Hình 1.2-15

Hiện trạng hệ thống thoát nước

Hình 1.2-16

Hiện trạng các tuyến đường giao thông

Hình 1.2-17

Hiện trạng cấp nước

Hình 1.2-18

Hiện trạng cấp điện, chiếu sáng

Hình 1.3-1

Các công trình vi phạm về quản lý đất đai

Hình 1.3-2

Sự lộn xộn hề thái kiến trúc và màu sắc trong khu dân cư


Hình 1.3-3

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý


Hình 1.4-1

Sự khác biệt giữa Khu đô thị mới và khu dân cư tự xây

Hình 1.4-2

Sự khác biệt về cây xanh trong khu dân cư và khu vực công cộng

Hình 2.2-1

Quy hoạch sử dụng đất khu vực 6, phường Đồng Tâm

Hình 2.2-2

Quy hoạch sử dụng đất khu vực 6, phường Đồng Tâm

Hình 2.4-1

Không gian kiến trúc cảnh quan đô thi tại Singapore

Hình 3.2-1

Phân vùng các khu chức năng khu vực 6, phường Đồng Tâm

Hình 3.2-2

Phân vùng theo khu vực xây dựng hiện hữu

Hình 3.2-3


Phân vùng theo khu vực phát triển mới

Hình 3.2-4

Vị trí nhà ở - KV1

Hình 3.2-5a

Minh họa các tuyến phố xây dựng mới

Hình 3.2-5b

Minh họa khu nhà liền kề xây dựng mới

Hình 3.2-5c

Minh họa các tuyến phố cải tạo, chỉnh trang

Hình 3.2-6

Minh họa cải tạo, chỉnh trang trong khu làng xóm cũ

Hình 3.2-7

Vị trí công trình công cộng - KV2

Hình 3.2-8

Vị trí cây xanh, mặt nước - KV3


Hình 3.2-9a

Minh họa công viên cây xanh trung tâm

Hình 3.2-9b

Minh họa công viên nhỏ trong khu dân cư

Hình 3.2-9c

Minh họa khu TDTT và vui chơi thiếu nhi trong công viên

Hình 3.2-10

Những hành vi bị cấm trong công viên

Hình 3.2-11a

Không gian mặt nước trong công viên trung tâm

Hình 3.2-11b

Đường dạo ven hồ trong trong công viên trung tâm

Hình 3.2-12

Cây xanh cách ly đường bộ, đường sắt

Hình 3.2-13


Cây xanh, đường dạo ven kênh Bến tre

Hình 3.2-14

Minh hoạ Trạm đỗ xe thông minh


Bảng 1.2

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hiện trạng sử dụng đất khu vực 6

Bảng 2.1

Quy hoạch sử dụng đất khu vực 6

Bảng 3.2

Độ vươn ra của ban công đối với các đường phố


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Vĩnh Phúc là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gần sân bay Quốc tế
Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông
Hồng; cùng với Bắc Ninh và Hà Nội trong tam giác tăng trưởng kinh tế (theo điều chỉnh
quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô) [30] do vậy Tỉnh có vai trò rất quan trọng trong chiến

lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia.
Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.231 km2, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang
và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông giáp 2
huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội, dân số trên 1 triệu người, có 7 dân tộc anh, em sinh
sống trên địa bàn tỉnh gồm: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường. Tỉnh có 9 đơn vị
hành chính: 2 thành phố (Vĩnh Yên, Phúc Yên)và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên
Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên); 137 xã, phường, thị trấn [46].

Hình 1: Vị trí tỉnh Vĩnh Phúc trong QHXD vùng Thủ đô


2

Thành phố Vĩnh Yên là đô thị loại II có lịch sử hình thành hơn 100 năm;
là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, y tế, xã hội của tỉnh Vĩnh
Phúc. Trong quá trình phát triển, với lợi thế về địa lý, điều kiện tự nhiên; với vai
trò là động lực phát triển của tỉnh, trong những năm qua thành phố Vĩnh Yên đã
có tốc độ đô thị hóa cao; nhiều khu đô thị mới, khu chức năng đô thị, các công
trình phúc lợi xã hội được hình thành…tạo lập diện mạo mới cho thành phố Vĩnh
Yên [47]. Tuy vậy, trong bối cảnh chung về đô thị hóa, đã bộc lộ những tồn tại về
xây dựng đô thị, rõ nét nhất là công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc cảnh quan
trong các khu vực hiện hữu của đô thị. Đây là vấn đề cần được quan tâm trong
phát triển hệ thống đô thị nói chung, nhất là với các đô thị có vị thế đặc thù trong
vùng Thủ đô.
Đồng Tâm là một phường nằm ở phía Tây thành phố Vĩnh Yên, có trục
Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua; được
thành lập từ năm 1999 trên cơ sở tách từ thị trấn Tam Dương (huyện Tam Đảo
cũ) [47]. Trong quá trình hình thành và phát triển, Đồng Tâm đã bắt kịp với sự
phát triển của đô thị Vĩnh Yên; nhiều khu dân cư mới, trụ sở cơ quan, trường học
được hình thành, làm động lực cho việc phát triển kinh tế.

Khu vực 6 nằm tại trung tâm phường Đồng Tâm, là khu vực tập trung
nhiều công trình công cộng, và khu khu dân cư hiện hữu hình thành từ làng Đông
Đão xưa [36] có nhiều không gian đặc trưng nhưng chưa được quan tâm đầu tư.
Các đồ án quy hoạch được duyệt nhưng chậm triển khai, làm ảnh hưởng
đến đời sống và hoạt động đầu tư xây dựng của các hộ gia đình; công tác quản lý
quy hoạch chưa được chú trọng; tình trạng đầu tư xây dựng công trình không
phép, sai phép, không tuân thủ thiết kế đô thị vẫn diễn ra thường xuyên; các
không gian công cộng, không gian trống trong đô thị vẫn chưa được sử dụng
hiệu quả, còn hiện tượng lấn chiếm đất công của người dân; dẫn đến bộ mặt đô
thị lộn xộn, kém hiện đại và không bặt kịp với xu thế phát triển chung của các đô
thị phát triển…Đó là những nhược điểm liên quan đến nhiều bên; từ cơ quan
chuyên môn về xây dựng đến chính quyền địa phương, từ chủ đầu tư các dự án


3

đến người dân; thể hiện việc quản lý quy hoạch, kiến trúc cảnh quan vẫn chưa
được coi trọng và thực hiện chưa hiệu quả. Đây là những tồn tại trong khu vực 6,
phường Đồng Tâm nói riêng và trong các khu vực đô thị hiện hữu trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên nói chung. Trong bối cảnh như vậy, với yêu cầu đảm bảo
tuân thủ các cơ sở pháp lý mới ban hành như, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng,
Luật Nhà ở và từ yêu cầu thực tiễn của đô thị thì việc quản lý không gian, kiến
trúc cảnh quan theo quy hoạch được duyệt đã trở thành vấn đề cấp bách và cần
thiết.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, Luận văn sẽ nghiên cứu về việc Quản
lý không gian, kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch Cải tạo chỉnh trang và phát
triển đô thị khu vực 6 tại phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc đã được phê duyệt tại Quyết định số 4152/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
trong quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan tại khu vực 6, phường Đồng Tâm

nói riêng và các khu vực đô thị hiện hữu trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc nói chung.
Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực 6,
phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực 6, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc. Quy mô diện tích: 74,1152 ha [36].
Ranh giới cụ thể:
+ Phía Bắc giáp giáp đường sắt Hà Nội – Lào Cai và cụm KTXH phường Đồng
Tâm.
+ Phía Nam giáp đường Hùng Vương (Quốc lộ 2).
+ Phía Đông giáp phạm vi khu đất lập QHCTXD tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở ven bờ
sông Bến Tre, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên.


4

+ Phía Tây giáp cụm KTXH phường Đồng Tâm.
Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng về công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan trên địa
bàn tại thành phố Vĩnh Yên nói chung và khu vực 6, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh
Yên nói riêng.
- Hệ thống các cơ sở pháp lý, lý thuyết liên quan đến quản không gian, kiến trúc
cảnh quan.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý không gian, kiến trúc cảnh
quan khu vực 6, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát thực tế; thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến khu vực 6,

phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp chuyên gia, kinh nghiệm trong nước và một số nước trên thế giới về
công tác quản lý quy hoạch, không gian, kiến trúc tại khu đô thị hiện hữu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu và đề xuất các giải pháp quản lý
quy hoạch, không gian, kiến trúc tại khu đô thị hiện hữu trên cơ sở giải quyết những
tồn tại
Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Làm cơ sở khoa học góp phần vào việc hoàn thiện khung quản lý
không gian, kiến trúc cảnh quan tại các khu đô thị hiện hữu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói
riêng và trong nước nói chung.
- Ý nghĩa thực tiễn: Giúp cho địa phương có thêm căn cứ để xem xét, áp dụng vào
công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan; qua đó nhằm nâng cao năng lực, vai trò
quản lý nhà nước tại địa phương; đồng thời đảm bảo tính đồng bộ, hoàn chỉnh trong quá
trình phát triển các khu đô thị hiện hữu và xây dựng các khu đô thị mới trên địa bàn thành
phố Vĩnh Yên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.


5

Các khái niệm [48]
Cảnh quan: Theo các nhà địa lý cảnh quan là bộ phận của bề mặt trái đất, có những
đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai... nó phân biệt hẳn với những khu
vực xung quanh. Cảnh quan là yếu tố đầu vào và cũng là kết quả quan trọng trong quy
hoạch và phát triển đô thị. Cảnh quan là sự phối hợp giữa bàn tay con người và những nét
đặc trưng của tự nhiên trong khu đô thị. Chất lượng cảnh quan được xác định bởi không
gian con người có được trong đó thiết kế tốt các công tình xây dựng và tiện ích là một
thành tố quan trọng.
Cảnh quan đô thị: Là một bộ môn khoa học và nghệ thuật nghiên cứu giải quyết và
thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa cảnh quan tự nhiên, cảnh quan nhân tạo trong đó có kiến

trúc và cảnh quan hoạt động của con người bao gồm: sống, làm việc, nghỉ ngơi, giao tiếp
xã hội. Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như
không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên,
thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất
ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc
đô thị. Cảnh quan đô thị cũng như cảnh quan kiến trúc nói chung, được tạo lập bởi 3 yếu
tố: công năng, cấu trúc và thẩm mỹ
Cấu trúc của cảnh quan đô thị :
+ Cảnh quan tổng thể đô thị.
+ Cảnh quan nội, ngoại đô.
+ Cảnh quan không gian xây dựng và không gian mở.
+ Cảnh quan cụm quần thể công trình.
+ Kiến trúc cảnh quan công trình.
Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây
xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình
kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của
chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
Cảnh quan kiến trúc: Cảnh quan kiến trúc là một không gian địa lý (vùng,


6

khu vực) mà tại đây là các yếu tố tự nhiên con người tác động biến đổi và bổ sung
thêm các yếu tố nhân tạo (công trình kiến trúc- kỹ thuật) trong quá trình tạo lập các
không gian kiến trúc (môi trường sống có tính thẩm mỹ).
Không gian kiến trúc cảnh quan đô thị là không gian phục vụ các hoạt động sống
của con người trong đô thị đó, từ không gian các công trình công cộng như hành chính, trụ
sở trường học, chợ, trung tâm thương mại đến các không gian để ở, sinh hoạt như các nhà
chung cư cao tầng, biệt thự và các không gian phục vụ cho đời sống người dân đô thị như

hồ, quảng trường,công viên cây xanh...được giới hạn bởi gianh giới của khu đô thị đó hoặc
bằng cảnh quan thiên nhiên hay nhân tạo.
Kiến trúc cảnh quan là hoạt động định hướng của con người tác động vào môi
trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yêu tô thiên nhiên và nhân
tạo, tạo nên sự tồng hoà giữa chúng. Đô thị hoá phát triển kéo theo sự gia tăng đất xây
dựng, đẩy dần thiên nhiên rời xa con người, gây nên sự rối loạn sinh thái, ô nhiễm môi
trường. Bởi vậy kiến trúc cảnh quan nghiên cứu tồng thể từ phạm vi vùng, miền đến giới
hạn nhỏ hẹp của môi trường bao quanh con người có lợi cho sự sổng, phù hợp sinh thái
phát triển, mang lại mối quan hệ tổng hoà giữa thiên nhiên - con người - kiến trúc. Kiến
trúc cảnh quan đô thị bao gồm:
+ Các không gian mở: Không gian bán riêng tư, không gian bán công cộng ( không
gian tập thể ) không gian kế cận ngôi nhà, không gian sinh hoạt cộng đồng, không gian xã
hội.
+ Đường phố: Đường ô tô, đường cho xe gắn máy, xe đạp , cho người đi bộ
+ Các vườn hoa công viên, vườn cảnh, tiểu cảnh...
+ Ranh giới của khu ở, các lối vào nhà, hàng rào, tiện ích kỹ thuật
Các yếu tố của kiến trúc cảnh quan:
+ Yếu tố tự nhiên: Địa hình, mặt nước, cây xanh
+ Yếu tố nhân tạo: Kiến trúc, trang thiết bị đô thị và các tác phẩm tạo hình đô thị.


7

Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo. Nội dung chính
của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Thực trạng quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan khu vực 6,
phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý không gian, kiến trúc cảnh khu vực 6, phường
Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý không gian, kiến
trúc cảnh khu vực 6, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.


8

SƠ ĐỒ CẤU TRÚC LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU
VỰC 6, PHƯỜNG ĐỒNG TÂM, THÀNH PHỐ VĨNH YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC

CHƯƠNG II
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU VỰC 6, PHƯỜNG ĐỒNG TÂM, THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH
PHÚC

CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU VỰC 6, PHƯỜNG ĐỒNG TÂM, THÀNH PHỐ VĨNH YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO



9

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC,
CẢNH QUAN KHU VỰC 6, PHƯỜNG ĐỒNG TÂM, THÀNH PHỐ VĨNH YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC
1.1. Thực trạng quy hoạch và quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan trên
địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
1.1.1 Khái quát về thành phố Vĩnh Yên.
Vĩnh Yên là thành phố đô thị loại II, tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, là trung tâm
kinh tế trọng điểm, là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, đây cũng là một trong những thành phố cấp tỉnh có diện mạo thay đổi
nhanh nhất của miền Bắc; là thành phố có nhiều công trình mang những điểm nhấn
rất riêng.

Hình 1.1-1 : Thành phố Vĩnh Yên trong QHXD vùng tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Thành phố Vĩnh Yên nằm ở trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, có diện tích 50,8 km²
và 167.000 nhân khẩu. Cách thủ đô Hà Nội 55 km về phía Tây Bắc, cách thành
phố Việt Trì 30 km về phía Đông Nam và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 25 km
[47].


10

* Tính chất đô thị Vĩnh Yên
- Trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Trung tâm kinh tế lớn của vùng thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả

nước với các ngành kinh tế chủ đạo là: công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đào tạo, khoa
học công nghệ, du lịch - nghỉ dưỡng.
- Trung tâm văn hóa dân cư lớn, giữ vai trò là đầu mối giao thông, giao lưu quan
trọng của vùng thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cả nước và quốc tế.
- Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng [31].
1.1.2 Tình hình quy hoạch và phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Vĩnh
Yên
Sau hơn 20 năm tái lập (năm 1997) đến nay, Vĩnh Yên có nhiều đổi thay về diện
mạo đô thị; kết cấu hạ tầng được đầu tư, bộ mặt kiến trúc đô thị được chỉnh trang. Công tác
quy hoạch xây dựng thành phố Vĩnh Yên được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành chức
năng đặc biệt quan tâm. Năm 1997 QHC thị xã Vĩnh Yên được phê duyệt, cùng với đó là
các QHCT xây dựng khu trung tâm hành chính tỉnh, khu văn hóa thể thao tỉnh trên địa bàn
thành phố, các QHCT khu dân cư. Đến năm 2004, khi tiến hành điều chỉnh QHC thị xã
Vĩnh Yên, các KĐTM được quy hoạch, tạo nên diện mạo mới cho thị xã Vĩnh Yên. Nhiều
KĐTM được xây dựng và đang được hình thành như: KĐTM Chùa Hà Tiên, Nam Vĩnh
Yên, Nam Đầm Vạc, VCI, Khu nhà ở chung cư Vinaconex Xuân Mai, khu nhà ở thu nhập
thấp Bảo Quân, An Phú...[46].
Công tác chỉnh trang đô thị được quan tâm, hệ thống cây xanh, mặt nước được đầu
tư, cải tạo; hình thành các công cộng, khu vui chơi giải trí cho nhân dân như: Resort Sông
Hồng Thủ đô, khu Trại Ổi... đặc biệt là khu công viên quảng trường Hồ Chí Minh kết nối
nhiều công trình văn hóa thể thao khác nhau như Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà thi đấu tỉnh
Vĩnh Phúc và Đài tưởng niệm.
Năm 2011, đồ án QHC đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố Vĩnh Yên là lõi của đô thị Vĩnh Phúc
trong tương lai. Các đồ án QHPK theo QHC đô thị Vĩnh phúc được triển khai phê duyệt
đồng bộ [46].


11


Năm 2014, thành phố Vĩnh Yên được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị
loại II tại Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 23/10/2014. Cùng với các quy hoạch xây
dựng, quy hoạch cây xanh và xử lý nước thải được thực hiện đã tạo cho Vĩnh Yên một
màu xanh trải khắp các tuyến phố góp phần xây dựng một thành phố thân thiện với môi
trường [47].
Công tác quy hoạch đã thể hiện tư duy đổi mới và tầm nhìn dài hạn, tỷ lệ phủ kín
quy hoạch tăng lên đáng kể, chất lượng quy hoạch được cải thiện. Nhiều khu KĐTM, khu
nhà ở đã và đang được hình thành với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, diện mạo đô thị của
Vĩnh Yên ngày càng thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại.
Quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị Vĩnh Phúc đã được UBND tỉnh
Vĩnh Phúc ban hành vào tháng 01/2014; các Quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc các
khu vực phát triển đô thị cấp huyện theo đồ án QHC đô thị Vĩnh Phúc được ban hành vào
tháng 6/2017. Quy chế ra đời góp phần quản lý tốt quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan đô
thị Vĩnh Phúc; kiểm soát việc đầu tư xây dựng mới, chỉnh trang đô thị phù hợp với quy
hoạch được phê duyệt; đồng thời quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước
và chính quyền địa phương trong quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị Vĩnh Phúc; là cơ sở
để quản lý cấp phép xây dựng, chỉnh trang đô thị, xác định nhiệm vụ quy hoạch, thiết kế
đô thị với khu vực chưa có quy hoạch, thiết kế đô thị được duyệt.
1.1.3 Thực trạng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên
Quá trình đô thị hóa nhanh đã tạo ra nhiều bất cập trong công tác quản lý như sự
thiếu đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và công trình hạ tầng xã hội tại các khu vực chỉnh trang
đô thị và các khu vực dân cư do chính quyền xây dựng hạ tầng để giãn dân, đấu giá…Sự
xuất hiện của nhiều công trình với kiến trúc tùy hứng, vay mượn không hài hòa với các
công trình kiến trúc xung quan đã làm cho không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị có phần
lộn xộn, chắp vá.
Nhận thấy vai trò quan trọng của công tác quy hoạch phải đi trước một bước nên
hiện nay hầu hết các đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thành phố Vĩnh Yên
nói riêng đã có QHC; QHPK và QHCT được duyệt.



12

Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu vực thành phố Vĩnh Yên theo QHC đô
thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đã được ban hành tại Quyết định số 1789/QĐ-UBND ngày
22/6/2017 [37].
Việc đầu tư xây dựng công trình được thực hiện cơ bản tuân thủ theo quy hoạch
xây dựng đô thị được duyệt. Thực tế bộ mặt kiến trúc đô thị tại thành phố Vĩnh Yên tương
đối khang trang, sạch đẹp, được người dân địa phương và các du khách đánh giá cao, đặc
biệt là hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cây xanh.

Hình 1.1-2: Hình ảnh các công trình hạ tầng xã hội tại thành phố Vĩnh Yên
Các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao còn ít; ngôn ngữ kiến trúc công
trình còn pha tạp, nặng về hình thức, chắp vá và cóp nhặt thiếu chọn lọc. Việc sử dụng vật
liệu hoàn thiện, màu sắc công trình còn tùy tiện. Một số công trình xây dựng đã phá vỡ
cảnh quan thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường văn hóa thẩm mỹ đô thị. Phát triển kiến
trúc tại các đô thị trong thời gian qua tuy đã có nhiều chuyển biến, song nhìn chung trật tự
kiến trúc vẫn chưa được thiết lập. Kiến trúc phát triển khá phong phú, đa dạng, nhưng lại
lộn xộn, thiếu sự thống nhất hài hòa trong tổng thể.


×