Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Tổ chức không gian kiến trúc chợ trên địa bàn huyện thạch thất, thành phố hà nội phù hợp với quy hoạch (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.18 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------LÊ DUY DƢƠNG

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CHỢ TR N Đ A
ÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÙ
HỢP VỚI QUY HOẠCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------------LÊ DUY DƢƠNG
KHÓA: 2017 - 2019

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CHỢ TR N Đ A
ÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÙ
HỢP VỚI QUY HOẠCH
Chuyên ngành : Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. KTS. ĐẶNG HOÀNG VŨ

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa
Sau đại học, các Thầy Cô giáo Trƣờng Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi để luận văn đƣợc hoàn thành đúng thời hạn cũng nhƣ cung cấp những kinh
nghiệm quý giá và những tài liệu tham khảo trong suốt quá trình học tập và làm
luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến Thầy giáo
TS. KTS. Đặng Hoàng Vũ đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Để có đƣợc kết quả nghiên cứu này tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm, động viên
giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp để tôi hoàn thành tốt nhất luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

L DUY DƢƠNG


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi, do chính tôi nghiên cứu thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Thầy giáo
TS. KTS. Đặng Hoàng Vũ. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LÊ DUY DƢƠNG


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ
PHẦN MỞ ĐẦU
*

Lý do chọn đề tài ............................................................................................1

*

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2

*

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2


*

Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................2

*

Ý nghĩa khoa học của đề tài ..........................................................................2

*

Cấu trúc luận văn ...........................................................................................3

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG CHỢ TR N Đ A ÀN HUYỆN
THẠCH THẤT, TP. HÀ NỘI ..................................................................................4
1.1.

Thƣc trạng hệ thống chợ tại các huyện ngoại thành TP. Hà Nội ..............4

1.1.1. Chợ trong quá trình hiện đại hóa ......................................................................4
1.1.2. Chợ thời kỳ hội nhập quốc tế theo hƣớng hiện đại hoá ...................................4
1.1.3. Chợ trong chƣơng trình nông thôn mới ...........................................................5
1.2.

Thực trạng hệ thống chợ trên địa bàn Huyện Thạch Thất ........................8

1.2.1. Giới thiệu chung về huyện và hệ thống chợ trên địa bàn .................................8
1.2.2. Thực trang các chợ đang hoạt động ...............................................................11
1.2.3. Thực trạng hạ tầng kỹ thuật: ..........................................................................29

1.3.

Hệ thống chợ một số nƣớc trong khu vực ..................................................34

1.3.1. Hệ thống chợ ở Singapore ( chợ Tekka, khu chợ Chinatown ) ......................34
1.3.2. Hệ thống chợ ở Thái Lan: ( chợ Chutuchak, chợ đêm Bangkok ) .................37
1.3.3. Hệ thống chợ ở Philipines ( Chợ truyền thống, Chợ đêm Cebu ) ..................38


1.4.

Những ghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................................40

1.5.

Nhận xét đánh giá chung .............................................................................41

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐỂ THỰC HIỆN TỔ
CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CHỢ TR N Đ A ÀN HUYỆN THẠCH
THẤT, TP. HÀ NỘI ................................................................................................44
2.1.

Cơ sở pháp lý ................................................................................................44

2.1.1. Hệ thống văn bản pháp luât ............................................................................47
2.1.2. Tiêu chuẩn thiết kế chợ ..................................................................................47
2.1.3. Các tiêu chuẩn - quy phạm liên quan .............................................................49
2.2.

Cơ sở lý thuyết ..............................................................................................50


2.2.1. Các nguyên lý, khái niệm chợ ........................................................................50
2.2.2. Phân hạng chợ ................................................................................................52
2.2.3. Vai trò đặc điểm truyền thống của chợ ..........................................................54
2.3.

Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................56

2.3.1. Điều kiện tự nhiên- khí hậu trên địa bàn huyện Thạch Thất ..........................56
2.3.2. Nhu cầu và mục tiêu phát triển không gian kiến trúc chợ tại huyện Thạch
Thất phù hợp với quy hoạch và quá trình hiện đại hóa .............................................62
2.3.3. Các yếu tố xã hội – kinh tế tác động đến sự hình thành và phát triển chợ trên
địa bàn huyện Thạch Thất .........................................................................................62
2.4.

Định hƣớng quy hoạch chung trên địa bàn huyện Thạch Thất...............77

2.4.1. Định hƣớng chung quy hoạch phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ .............78
2.4.2. Định hƣớng chung quy hoạch phát triển công nghiệp, làng nghề .................80
2.4.3. Định hƣớng chung quy hoạch phát triển mạng lƣới du lịch ..........................81
CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CHỢ TR N Đ A ÀN
HUYỆN THẠCH THẤT, TP. HÀ NỘI PHÙ HỢP VỚI QUY HOẠCH ...........82
3.1.

Các nguyên tắc ..............................................................................................82

3.1.1. Nguyên tắc chung ...........................................................................................82
3.1.2. Nguyên tắc phân loại và xây dựng quy mô chợ theo hƣớng hiện đại hóa .....82
3.1.3. Nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc chợ ................................................87



3.1.4. Nguyên tắc hệ thống vệ sinh môi trƣờng phát triển bền vững .......................87
3.2.

Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc chợ ..........................87

3.2.1. Giải pháp quy hoạch mạng lƣới chợ ..............................................................87
3.2.2. Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng chợ cấp xã ............................................90
3.2.3. Giải pháp về sử dụng quỹ đất trong việc xây dựng và bố trí địa điểm ..........94
3.2.4. Giải pháp tổ chức không gian, thiết kế kiến trúc ...........................................95
3.3.

Đề xuất giải pháp về tiết kiệm năng lƣợng và xử lý chất thải ................105

3.3.1. Giải pháp thu gom và sử dụng nƣớc mƣa ....................................................105
3.3.2. Giải pháp sử dụng năng lƣợng mặt trời........................................................106
3.3.3. Giải pháp xử lý rác thải ................................................................................107
3.3.4. Giải pháp sử lý và tái sử dụng nƣớc thải ......................................................110
3.4.

Mẫu minh họa .............................................................................................112

3.4.1. Mẫu số 1 .......................................................................................................112
3.4.2. Mẫu số 2 .......................................................................................................115
3.4.3. Mẫu số 3 .......................................................................................................119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH
Kết luận ..................................................................................................................122
Kiến nghị ................................................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BXD

Bộ xây dựng

BCT

Bộ công thƣơng

CNH

Công nghiệp hóa

CDMA

Đa truy nhập (đa ngƣời dùng)

GMS

Hệ thống thông tin di động toàn cầu

HDH

Hiện đại hóa


NTM

Nông thôn mới

NQ

Nghị quyết

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QL

Quốc lộ

QLTM

Quản lý thƣơng mại

SCT

Sở công thƣơng

TW


Trung Ƣơng

TTg

Thủ tƣớng

TT

Thông tƣ

TP

Thành phố

TCVN

Tiêu chuẩn Việt nam

UBND

Ủy ban nhân dân

VNPT

Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu


Tên bảng, biêu

Trang

bảng, biểu
Bảng 1.1

Bảng điều tra khảo sát hệ thống chợ trên địa bàn

27, 28, 29

huyện Thạch Thất
Bảng 1.2

Thống kê tình hình khai thác nước trên địa bàn

30, 31

huyện Thạch Thất
Bảng 1.3

Tổng hợp trạm 110kV trên địa bàn huyện Thạch

32

Thất
Bảng 1.4

Hệ thống chuyển mạch trên địa bànc huyện Thạch


33

Thất
Bảng 1.5

Hệ thống truyền dẫn khu vự trên địa bàn huyện

34

Thạch Thất
Bảng 2.1

Thống kê đặc trưng khí hậu TP. Hà Nội

57

Bảng 2.2

Bão lũ trên các sông

58

Bảng 2.3

Chuỗi giá trị nông sản mở đơn

73

Bảng 2.4


Chuỗi giá trị nông sản mở rộng

73

Bảng 2.5

Một số đặc trưng văn hoá ứng xử trong kinh doanh

74, 75

nông thôn
Bảng 2.6

Quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn huyện Thạch

77, 78

Thất đinh hướng đén năm 2030
Bảng 3.1

Ph n tích đánh giá và đề xuất x y dựng mới và cải
tạo hệ thống chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất

83


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ TH
Số hiệu

Tên hình


Trang

hình
Hình 1.1

Bản đồ quy hoạch huyện Thạch Thất

09

Hình 1.2

Bản đồ vị trí hệ thống chợ trên địa bàn huyện Thạch

10

Thất
Hình 1.3

Một số hình ảnhhiện trạng phiên chợ Nủa

12

Hình 1.4

Một số hình ảnh hiện trạng phiên chợ Hương Ngải

13

Hình 1.5


Một số hình ảnh hiện trạng phiên chợ Roi

14

Hình 1.6

Một số hình ảnh hiện trạng phiên chợ Gò Chói

15

Hình 1.7

Một số hình ảnh hiện trạng phiên chợ Canh Nậu

16

Hình 1.8

Một số hình ảnh hiện trạng chợ Bình Yên

17

Hình 1.9

Một số hình ảnh hiện trạng chợ Chàng Sơn

18

Hình 1.10


Một số hình ảnh hiện trạng chợ Hữu Bằng

19

Hình 1.11

Một số hình ảnh hiện trạng chợ Cầu

20

Hình 1.12

Một số hình ảnh chợ hiện trạng Đại Đồng

21

Hình 1.13

Một số hình ảnh hiện trạng chợ Bùng

22

Hình 1.14

Một số hình ảnh hiện trạng chợ Cò

23

Hình 1.15


Một số hình ảnh hiện trạng chợ Cầu Chùa

24

Hình 1.16

Một số hình ảnh hiện trạng chợ Gốc Sui

25

Hình 1.17

Một số hình ảnh hiện trạng chợ Trúc Động

26

Hình 1.18

Một số hình ảnh hiện trạng chợ Cẩm Yên

27


Hình 1.19

Một số hình ảnh Chợ Tekka

35


Hình 1.20

Một số hình ảnh chợ Chinatown

36

Hình 1.21

Một số hình ảnh chợ Chutuchak

37

Hình 1.22

Một số hình ảnh chợ đêm Bangkok

38

Hình 1.23

Một số hình ảnh chợ truyền thống của Philippines

39

Hình 1.24

Một số hình ảnh chợ đêm Cebu

40


Hình 2.1

Sơ đồ tóm tắt khái niệm nông nghiệp công nghệ cao

71

Hình 2.2

Sơ đồ mối liên hệ tuyến và loại hành du lịch giữa

81

huyện Thạch Thất và các huy ện trong khu vực phía
T y Hà Nội
Hình 3.1

Quy hoạch ph n vùng phát triển tổng thể huyện

84

Thạch Thất
Hình 3.2

Bán kính phục vụ theo hạng chợ

88

Hình 3.3

Một số dạng sơ đồ tổ chức tổng mặt bằng chợ cấp


91


Hình 3.4

Một số dạng sơ đồ tổ chức tổng mặt bằng chợ cấp

91


Hình 3.5

Một số dạng ghép các modul điểm kinh doanh khi có

92

nhu cầu phát triển trong tương lai
Hình 3.6

Sơ đồ phố chợ

93

Hình 3.7

Minh họa góc nhìn phố chợ

94


Hình 3.8

Sơ đồ cơ cấu các bộ phận chức năng của chợ

97

Hình 3.9

Minh họa không gian sinh hoạt truyền thống và

97

không gian trao đổi văn hóa


Hình 3.10

Một số dạng tổ hợp nhà chợ chính

99

Hình 3.11

Mô hình các điểm kinh doanh trong chợ cấp xã

99

Hình 3.12

Chủ hàng đứng bên trong quầy để giao dịch với


100

khách
Hình 3.13

Chủ hàng đứng cùng vị trí khách hàng

101

Hình 3.14

Kiểu bố trí quầy sạp để khách hàng có thể tự do lựa

101

chọn
Hình 3.15

Chi tiết thiết kế quầy, sạp hàng

101

Hình 3.16

Minh họa không gian nhà chợ chính

102

Hình 3.17


Tổ chức giao thông trong chợ

102

Hình 3.18

Quy định về khoảng cách giữa 2 lối đi chính

103

Hình 3.19

Mặt bằng bố trí giao thông trong chợ

103

Hình 3.20

Nguyên lý hoạt động của bình nước nóng năng

107

lượng mặt trời tách rời
Hình 3.21

Nguyên lý hoạt động của thùng tách mỡ

108


Hình 3.22

Sơ đồ d y chuyền hoạt động và vận chuyển rác thải

109

trong chợ kiểu ph n tán
Hình 3.23

Sơ đồ d y chuyền hoạt động và vận chuyển rác thải

110

trong chợ kiểu tập trung
Hình 3.24

Sơ dồ xử lý và tái sử dụng nước thải

111

Hình 3.25

Mẫu minh họa số 1

114

Hình 3.26

Mẫu minh họa số 2


118

Hình 3.27

Mẫu minh họa số 3

121


1

PHẦN MỞ ĐẦU
*

Lý do chọn đề tài
Chợ từ xa xƣa, đƣợc xem nhƣ là nơi trao đổi, mua bán hàng hoá của ngƣời

dân. Ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài ngƣời, chợ luôn gắn liền với cuộc sống sinh
hoạt hằng ngày của ngƣời dân. Chợ là một bộ phận quan trọng trong hạ tầng kinh
tế- xã hội, trong phát triển thƣơng mại, dịch vụ tại khu vực. Chợ phát triển tạo điều
kiện cho doanh nghiệp mở rộng mạng lƣới kinh doanh, tạo điều kiện cho trao đổi
hàng hóa của cƣ dân trên địa bàn, góp phần cải thiện đời sống nông dân và phát
triển nông nghiệp nông thôn. Chợ còn là nơi tuyên truyền phổ biến chủ trƣơng
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc, đồng thời còn là địa điểm tổ chức các
hoạt động văn hóa truyền thống. Vậy nên, chợ là một nét văn hoá “ văn hoá kẻ chợ”
mang trong mình biểu trƣng của sự hội tụ và chắt lọc, vừa cũ xƣa, dung dị, hồn hậu
lại vừa mới mẻ, tƣơi tắn bởi sự sôi động, ồn ào.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta hiện nay dƣới tác động
của Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, Đô thị hóa và sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất
nông nghiệp từ thuần nông sang làm một số dịch vụ công nghiệp đã làm cho thay

đổi quá nhanh thói quen, nếp sống nông thôn cũ trong khi lại chƣa có sự chuẩn bị về
văn hóa, tinh thần cũng nhƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật dẫn đến việc định hƣớng quy
hoạch, xây dựng và quản lý vấn đề ở trong nông thôn gặp rất nhiều khó khăn.
Mặt khác, có một số sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh tế nông thôn phù
hợp với xu hƣớng phát triển đã thay thế dần chuyên canh nông nghiệp sang các lĩnh
vực kinh tế khác, đang ảnh hƣởng rất lớn đến vị trí, không gian kiến trúc chợ.
Quyết định định số 5058//QĐ-UBND, ngày 05/11/2012 về việc quy hoạch
mạng lƣới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn TP. Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến
năm 2030[22] và quản lý chợ ban hành, tạo điều kiện cho công tác quy hoạch, đầu
tƣ xây dựng và quản lý chợ tại các địa phƣơng đạt hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên
công tác phát triển hệ thống chợ đang gặp nhiều khó khăn, nhiều xã của huyện
Thạch Thất chƣa có chợ, tỷ lệ kiên cố thấp, tỷ lệ lều lán họp tạm ngoài trời cao. Đặc


2

biệt chƣa có giải pháp quy hoạch phục vụ đúng mức nhu cầu của ngƣời dân, dẫn
đến tình trạng xây rồi bỏ không, thêm vào đó hình thức kiến trúc chƣa đƣợc nghiên
cứu đầu tƣ quan tâm. Nghiên cứu các giải pháp đề xuất sẽ là cơ sở pháp lý để nâng
cấp, mở rộng và xây mới cho các chợ theo không gian kiến trúc và cấu trúc hợp lý,
phù hợp với quy hoạch dân cƣ và phát triển thƣơng mại trên địa bàn huyện Thạch
Thất. Vì vậy việc chon đề tài “ Tổ chức kh n

n k n tr c ch tr n

n

huyện Thạch Thất, TP. H Nộ phù h p vớ quy hoạch ” là thực sự cần thiết và có
ý nghĩa thực tiễn.


*

Mục tiêu nghiên cứu

-

Đánh giá tổng thể và phân loại mạng lƣới chợ trên địa bàn huyện thạch thất,

TP. Hà Nội.
-

Đề xuất các giải pháp thiết kế chợ phù hợp với quy hoạch trong quá trình

hiện đại hóa kết hợp xây dựng nông thôn mới.
-

Đề xuất mô hình minh họa.

*

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống chợ cấp xã.

-

Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Thạch Thất- TP. Hà Nội.


*

Phƣơng pháp nghiên cứu

-

Điều tra khảo sát, chụp ảnh.

-

Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến đánh giá tổ chức không gian

kiến trúc chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.
-

Phân tích, tổng hợp và đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc chợ

phù hợp với quy hoạch trong quá trình hiện đại hóa kết hợp xây dựng nông thôn
mới.

*

Ý nghĩa khoa học của đề tài

-

Ý nghĩa khoa học: Bổ sung, hoàn thiện phƣơng pháp luận về tổ chức không

gian kiến trúc chợ trong quá trình xây dựng trong quá trình hiện đại hóa nông



3

nghiệp.
-

Ý nghĩa thực tiễn : Đề xuất mô hình kiến trúc chợ trên địa bàn huyện Thạch

Thất, TP. Hà Nội. Nội dung nghiên cứu đề tài làm căn cứ áp dụng vào thực tiễn
trong quá trình quy hoạch và nâng cao chất lƣợng xây dựng hệ thống mạng lƣới chợ
trong giai đoạn hiện tại và tƣơng lai.

*

Cấu trúc luận văn

-

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ

lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chƣơng:
-

Chƣơng 1: Tổng quan hệ thống chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất, TP. Hà

Nội.
-

Chƣơng 2: Cở sở khoa học nghiên cứu để thực hiện tổ chức không gian kiến


trúc chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.
-

Chƣơng 3: Tổ chức không gian kiến trúc chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất,

TP. Hà Nội phù hợp với quy hoạch.


4

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:

TỔNG QUAN HỆ THỐNG CHỢ TR N Đ A ÀN
HUYỆN THẠCH THẤT, TP. HÀ NỘI

1.1.

Thƣc trạng hệ thống chợ tại các huyện ngoại thành TP. Hà Nội

1.1.1. Chợ trong quá trình hiện đại hóa
Chợ từ xƣa đến nay là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hay trao đổi các
sản phẩm, hàng hoá khác nhau. Hệ thống chợ trƣớc sức ép của hiện đại hóa nông
nghiệp bộc lộ những yếu điểm về cơ sở hạ tầng, thực trạng vệ sinh an toàn thực
phẩm, phòng cháy chữa cháy trong chợ.
Ngày nay, khu vực nông thôn, các huyện xã đã hình thành rất nhiều chợ.
Nhƣ chợ đầu mối, chợ chuyên doanh… Sự phát triển đa dạng cả về quy mô và hình
thức của hệ thống chợ đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy thƣơng mại nội địa
phát triển.
Tuy nhiên, hệ thống chợ vẫn còn những hạn chế nhƣ: Cơ sở vật chất- kỹ

thuật chợ còn yếu, hệ thống các công trình phụ trợ, vệ sinh an toàn thực phẩm và
dịch vụ liên quan chƣa đảm bảo. Có chợ đầu tƣ xây dựng mới nhƣng hiệu quả thấp,
hoặc không hoạt động do chƣa phù hợp phong tục tập quán, không thuận lợi về giao
thông…kinh phí xây dựng.
1.1.2. Chợ thời kỳ hội nhập quốc tế theo hƣớng hiện đại hoá
Nhìn tổng thể, tác động của chợ đến đời sống kinh tế - xã hội cộng đồng làng
rất khác nhau ở mỗi địa phƣơng. Thực tiễn đặt ra câu hỏi, từ khi thực hiện chính
sách kinh tế mở cửa, hệ thống chợ mở rộng song tại sao chỉ có một số ít chợ có hoạt
động thị trƣờng đủ mạnh, có tác động trở lại hoạt động sản xuất hàng hoá tại cộng
đồng đó và ảnh hƣởng đến một số cộng đồng làng xung quanh phát triển. Ở một số
địa phƣơng có chợ phát triển thành trung tâm kinh tế vùng/ trung tâm thƣơng mại dịch vụ cũng là địa phƣơng có sự chuyển đổi kinh tế - xã hội mạnh mẽ theo hƣớng
hiện đại hóa, công nghiệp hoá kinh tế nông thôn hơn những làng khác.


5

Quá trình nâng cao tỷ lệ cơ khí hoá, cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp
và các nghề thủ công và kinh tế hộ gia đình nông dân hoạt động theo phƣơng thức
tự hạch toán đã tạo ra điều kiện để ngƣời nông dân trở thành công nhân nông
nghiệp, nông dân kiêm nghiệp, thƣơng nhân,... Ngƣời tiểu nông, nông dân tập thể
trở thành vừa là ngƣời sản xuất vừa là ngƣời kinh doanh.
Quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, đô thị hoá nông thôn đã tác động
làm nông thôn biến đổi nhanh chóng, mạnh mẽ, thể hiện rõ nhất ở cơ sở hạ tầng,
kiến trúc không gian,...Về cơ bản nội dung tổng quát của công nghiệp hoá nông
nghiệp nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng
sản xuất hàng hoá lớn, gắn công nghiệp chế biến và thị trƣờng,... Là quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản
phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trong sản phẩm
và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, qui hoạch phát
triển nông thôn,... Mục tiêu tổng quát và lâu dài là xây dựng một nền nông nghiệp

sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững,... Và một trong những giải pháp để
thực hiện đƣợc mục tiêu trên là nhà nƣớc hỗ trợ một phần và có chính sách thích
hợp đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ thƣơng mại (bến cảng, kho tàng, chợ
bán buôn, bán lẻ,...); tăng cƣờng thông tin thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại,... Đây là
quá trình chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, chuyển từ
kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá.
Chính sách phát triển sản xuất hàng hoá và phát triển thị trƣờng nông thôn,
thực hiện thị trƣờng mở cửa đã góp phần quyết định đến tính khả thi của sự mở
rộng cơ hội lƣạ chọn ngành nghề cho ngƣời nông dân mà chính sách đổi mới kinh tế
ở Việt Nam đem lại cho họ. Do đó đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động - nghề nghiệp dẫn đến những
thay đổi định hƣớng giá trị, tâm lý, lối sống,... khi điều kiện sống và làm việc của
ngƣời nông dân thay đổi.
1.1.3. Chợ trong chƣơng trình nông thôn mới
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay, Đảng, Chính phủ đã đề ra


6

nhiều chính sách xây dựng, phát triển nông thôn. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng, Nghị quyết số 26NQ/TW năm 2008, Cƣơng lĩnh xây
dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm
2011); Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đều khẳng định: xây dựng nông
thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hƣớng phát triển kinh tế xã hội
của đất nƣớc; xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các
bƣớc đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản
sắc của nông thôn Việt Nam. Tết cổ truyền của dân tộc là sự tổng hợp của rất nhiều
yếu tố tạo nên “hồn”, “cốt” với những giá trị văn hóa truyền thống, nhƣ: phong tục
thờ cúng tổ tiên, phong tục cúng ông Táo chầu trời, phong tục kiêng kị, phong tục
ẩm thực…, trong đó, chợ là một yếu tố không thể thiếu, góp phần cấu thành nên bộ

mặt nông thôn và văn hóa nông thôn Việt Nam. Gìn giữ và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống trong chợ tết cũng là gìn giữ và phát huy những nét văn hóa bản
sắc của nông thôn Việt Nam [1].
Theo Thông tƣ số 31/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định, xây dựng
chợ NTM phải phù hợp cho việc lƣu thông hàng hóa, đƣờng bộ, đƣờng thủy, gần
khu dân cƣ, trung tâm xã chính; phải kinh doanh theo ngành hàng, có nhà chợ
chính, có diện tích kinh doanh ngoài trời, đƣờng đi, cây xanh, bãi đỗ xe, nơi thu
gom, xử lý rác thải, phải kết hợp các hoạt động chợ với các dịch vụ thƣơng mại, văn
hóa khác có liên quan, tổng diện tích phải đạt từ 2.000 - 3.000m2 trở lên, trong đó,
khu vực chợ chính chiếm tối đa 40% diện tích, khu mua bán ngoài trời chiếm tối
thiểu 25% diện tích, đƣờng giao thông nội bộ tối đa 25% diện tích, diện tích sân,
cây xanh ít nhất 10% diện tích; có tổ chức quản lý, có nội quy chợ theo quy định và
niêm yết công khai để điều hành hoạt động, xử lý vi phạm; có sử dụng cân đối
chứng, thiết bị đo lƣờng để ngƣời tiêu dùng tự kiểm tra về số lƣợng, khối lƣợng
hàng hóa [2].
Trƣớc thực tế nhiều xã gặp khó khăn trong việc thực hiện tiêu chí số 7 về xây
dựng chợ theo Thông tƣ số 31, đồng thời để tạo điều kiện cho nhiều địa phƣơng
triển khai thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM hiệu quả hơn và tránh đƣợc việc


7

xây dựng chợ tràn lan, gây lãng phí tiền của [2], cuối tháng 3-2013, Thủ tƣớng
Chính phủ đã ra Quyết định số 342/QĐ-TTg về việc sửa đổi một số tiêu chí trong
Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, trong đó chợ đƣợc sửa lại là “chợ theo quy hoạch và
đạt chuẩn theo quy định” chứ không phải “đạt chuẩn của Bộ Xây dựng” nhƣ tiêu chí
cũ [12]. Ngày 8-12-2016, Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng có Quyết định 4800/QĐBCT về việc hƣớng dẫn thực hiện tiêu chí cơ sở hạ tầng thƣơng mại nông thôn
trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020 [4]; ngày 11-5-2017 Sở
Công Thƣơng đã có Công văn số 982/SCT-QLTM về việc hƣớng dẫn thực hiện tiêu
chí cơ sở hạ tầng thƣơng mại nông thôn theo Quyết định 4800/QĐ-BCT [4].

Không phải đến khi bắt tay vào xây dựng NTM, vấn đề xây dựng chợ mới
trở nên “nóng”. Trƣớc đó, từ Đề án phát triển mạng lƣới chợ giai đoạn 2006 - 2010
của các địa phƣơng đã cho ra đời hàng loạt chợ tại các xã. Và trong số đó, tỷ lệ chợ
bỏ hoang chiếm rất lớn. Cho đến thời điểm triển khai xây dựng NTM, vấn đề xây
dựng chợ đạt chuẩn, một lần nữa đã thu hút sự tham gia của ngƣời dân.
Đến nay, toàn Huyện Thạch Thất có 23 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị
trấn Liên Quan và 22 xã. Theo Quyết định số 5058/QĐ-UBND ngày 5/11/2012 của
UBND Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lƣới bán buôn, bán lẻ trên địa
bàn TP. Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; Theo đó, trên địa bàn
huyện Thạch Thất sẽ giữ nguyên 16 chợ hiện có, xây mới 08 chợ hạng 3 tại các xã
chƣa có chợ [22].
Theo số liệu Bộ Công thƣơng năm 2016 một số địa phƣơng trong Huyên
Thạch Thất có số xã có chợ đạt chuẩn nông thôn mới còn thấp, nguyên nhân chủ
yếu do chợ trung tâm các xã thuộc các khu vực này đã xuống cấp chƣa đạt đƣợc về
chất lƣợng của các hạng mục nhƣ gian hàng, kiốt trong chợ, khu xử lý rác thải, chƣa
có hệ thống phòng cháy, chữa cháy do chƣa có nguồn kinh phí để sửa chữa, xây
dựng các hạng mục này. Cùng với đó, một số chợ đƣợc xét đạt chuẩn theo quy định
cũ nhƣng theo quy định mới (Quyết định số 12151/QĐ-BCT) thì không đủ tiêu
chuẩn và không đƣợc xét chợ đạt chuẩn nông thôn mới [3].
Cái đƣợc của chƣơng trình nông thôn mới, bao gồm chợ đƣợc đầu tƣ xây


8

dựng, cơ sở vật chất khang trang, thiết bị ngày càng hiện đại, công tác PCCC, vệ
sinh môi trƣờng chợ, an toàn thực phẩm đƣợc quan tâm chú trọng, từng bƣớc thực
hiện văn minh thƣơng mại, hiệu quả kinh doanh tại các chợ ngày càng cao, giải
quyết nhiều việc làm, thực hiện tốt việc an sinh xã hội.
Bên cạnh thành tích đạt đƣợc, còn nhiều hạn chế nhƣ: việc xây dựng chợ
nông thôn không phải cứ muốn xây là đƣợc. Có nơi xây xong thì tiểu thƣơng vào

buôn bán tấp nập, nhƣng có nơi không ai muốn vào. Chợ mọc tràn lan nên chợ
huyện, chợ tỉnh cũng chẳng mấy ai đi. Bên cạnh đó việc xây chợ hàng loạt đã manh
nha hình thành thứ “văn hóa chợ” theo hƣớng tiêu cực khi tiểu thƣơng luôn phải
cạnh tranh gay gắt, mất cả tình làng nghĩa xóm… Chợ không phải chỉ là nơi để giao
thƣơng buôn bán, chợ còn là nơi sinh hoạt văn hóa, thể hiện truyền thống, bản sắc
riêng của từng vùng miền, yếu tố ẩm thực, sản vật, văn hóa đi chợ của ngƣời dân.
Nếu không thận trọng trong khi triển khai tiêu chí này, cái đƣợc có thể chỉ là
những khu chợ khang trang, đạt chuẩn, nhƣng kém hiệu quả trong sử dụng, còn cái
mất là cả nét đẹp văn hóa chợ, là tình làng nghĩa xóm, là môi trƣờng sống thân
thuộc của ngƣời dân nông thôn bao đời nay.

1.2.

Thực trạng hệ thống chợ trên địa bàn Huyện Thạch Thất

1.2.1. Giới thiệu chung về huyện và hệ thống chợ trên địa bàn
a.

G ớ th ệu chun về huyện
Huyện Thạch Thất là một huyện ngoại thành Hà Nội thuộc vùng bán sơn địa

nằm ở phía Tây Bắc TP. Hà Nội có 23 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn
Liên Quan và 22 xã là Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Cẩm Yên, Lại Thƣợng, Đại
Đồng, Phú Kim, Đồng Trúc, Kim Quan, Cần Kiệm, Hƣơng Ngải, Thạch Xá, Bình
Phú, Canh Nậu, Hữu Bằng, Phùng Xá, Dị Nậu, Chàng Sơn, Thạch Hòa, Tiến Xuân,
Yên Bình, Yên Trung, có tổng diện tích 202,5km2, với dân số 179.060 ngƣời. Phía
Bắc và Đông Bắc giáp huyện Phúc Thọ. Phía Đông Nam và Nam giáp huyện Quốc
Oai. Phía Tây Nam và Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phía Tây giáp thị xã SơnTây.
Thạch thất có nhiều làng nghề nổi tiếng của xứ Đoài, nhƣ nghề Mộc Chàng



9

Sơn, dệt Hữu Bằng, đan lát Bình phú sắt Phùng Xá, đặc sản Chè Lam, điêu khắc Đá
ong .... Hiện nay một số nơi tại huyện Thạch Thất nhƣ Làng Chàng Sơn,Thôn Phú
Hòa (Làng Ra) xã Bình Phú, Thạch Xá vẫn còn lƣu giữ bộ môn nghệ thuật dân gian
"Múa rối nƣớc" [26].

Hình 1.1 Bản đồ quy hoạch huyện Thạch Thất [26]
( Nguồn: Viên kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn cung cấp. )
Quốc lộ 32 chạy sát phía Đông - Bắc của huyện kết nối huyện với thị xã Sơn
Tây và trung tâm TP. Hà Nội. Quốc lộ 21 xuất phát từ thị xã Sơn Tây đi qua giữa
địa bàn huyện Thạch Thất là tuyến giao thông chính hƣớng về phía Nam cho huyện.
Ngoài ra, đại lộ Thăng Long và dự án cao tốc Hà Nội - Hòa Bình sẽ là tuyến giao
thông đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu giao
thông giữa các tỉnh phía Tây Bắc - Hà Nội nói chung và của huyện Thạch Thất nói
riêng [26].


10

b.

Hệ thốn ch tr n

n

Về với Thạch Thất xứ đoài, trong sinh hoạt đời thƣờng, chợ quê thật gần gũi,
thân thuộc, mà ai cũng biết đến. Đặc điểm của làng quê Thạch Thất là rất nhiều
làng, có chợ chiều. Những chợ chiều đã có hàng trăm năm nay nhƣ chợ Nủa, chợ

Hƣơng Ngải, chợ Săn, chợ Roi, Gò Chói, Canh Nậu.

Hình 1.2 Bản đồ vị trí hệ thống chợ trên địa bàn huyện Thạch Thất [26]
( Nguồn: Viên kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn cung cấp. )
Hiện nay, trên địa bàn huyện Thạch Thất có 17 chợ đang hoạt động trong đó
có 1 chợ cấp huyện và 16 chợ cấp xã [25].
Theo Quyết định số 5058/QĐ- UBND ngày 30/11/2012 của UBND TP. Hà
Nội về Quy hoạch mạng lƣới bán buôn, bán lẻ đến năm 2020, định hƣớng đến năm
2030, trên địa bàn huyên Thạch Thất có 24 chợ bao gồm: Chợ Săn, Chợ Bình Yên,
Chợ Chàng sơn, Chợ Hữu Bằng, Chợ Cầu, Chợ Đại Đồng, Chợ Rọi, Chợ Bùng,


11

Chợ Hƣơng Ngải, Chợ Cầu Chùa, Chợ Nủa, Chợ Gốc Sui, Chợ Cò, Chợ Gò Chói,
Chợ Canh Nậu, Chợ Trúc Động, Chợ Cẩm Yên, Chợ Phú Kim, Chợ Lại Thƣợng,
Chợ Di Nậu, Chợ Tân Xá, Chợ Kim Quan, Chợ Thạch Xá, Chợ Thạch Hòa [22].
Ngày nay thời kinh tế thị trƣờng, hầu nhƣ làng nào dân cũng tự phát họp chợ,
để bán mua những sản phẩm đồng quê, mớ rau con cá…những hàng hóa thiết yếu
hàng ngày. Đó là trên một khoảng đất rộng, thoáng, với gốc đa, gốc gạo đầu làng,
vào những buổi chiều, tầm từ 4-5 chiều.
Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài ngƣời, khi mà con ngƣời đã sản xuất
đƣợc hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ. Chợ đƣợc hình thành do yêu cầu khách
quan của sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ của dân cƣ, chợ có thể đƣợc hình
thành một cách tự phát hoặc do quá trình nhận thức tự giác của con ngƣời. Vì vậy,
trên thực tế có nhiều chợ đƣợc hình thành từ việc quy hoạch, xây dựng, tổ chức,
quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền và các ngành quản lý kinh tế kỹ thuât.
Nhƣng cũng có rất nhiều chợ đƣợc hình thành một cách tự phát do nhu cầu sản xuất
và trao đổi hàng hoá của dân cƣ, chƣa đƣợc quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý
chặt chẽ.

1.2.2. Thực trang các chợ đang hoạt động
a.

Hình ảnh h ện trạn một số ch ph n truyền thốn tr n

n huyện

Thạch Thất
Ch Nủ : Thuộc xã Bình Phú là chợ hạng 3 xây dựng bán kiên cố. Là một
chợ phiên truyền thống ở huyện Thạch Thất còn giữ đƣợc nét đặc trƣng chợ quê.
Một tháng chợ chỉ họp 6 phiên vào các ngày mồng 2, mồng 7, 12, 17, 22 và 27 âm
lịch nên hầu nhƣ phiên chợ nào cũng đông.
Chợ có rất nhiều gian hàng cũ kỹ, bán muôn loại quà quê, giá cả bình dân và
đặc biệt là ngƣời đi chợ nơi đây vẫn giữ đƣợc sự niềm nở, thói quen bình dị, dân dã
đáng quý của ngƣời dân thôn quê Việt Nam. Chợ họp từ khoảng 5 giờ 30 phút sáng
và kết thúc vào khoảng 1 giờ chiều nhƣ một chợ đầu mối về các mặt hàng gia dụng,
nông sản, nông cụ… bán đủ các loại hàng hóa đƣợc đem đến từ các làng nghề thủ
công của huyện Thạch Thất và các huyện lân cận, trong đó có những mặt hàng khá


12

đặc biệt, ít nơi khác có nhƣ: Đồ dùng đánh bắt cá, chiếu cói, mành mành, chổi cọ,
dây thừng, thúng, mủng, nong, nia, giang tƣơi, cây giống, vật nuôi (chó, mèo, gà,
chim) [35] …

Hình 1.3 Một số hình ảnh hiện trạng phiên chợ Nủa
Qua khảo sát hiện trạng chợ cần phải quy hoạch và quản lý chặt chẽ giữ gìn
và phát huy giá trị văn hóa địa phƣơng.
Ch Hươn N ả : Thuộc xã Hƣơng Ngải là chợ hạng 3 xây dựng bán kiên

cố và đã đƣợc quy hoạch. Chợ Hƣơng Ngải ( hay còn gọi la chợ Ngái ) từ xa xƣa tới
nay chợ vẫn duy trì những phiên chợ độc đáo và lý thú. Mỗi phiên chỉ họp một lần
trong năm chỉ họp một lần và chỉ chuyên bán một mặt hàng, phiên chợ này họp vào
dịp trƣớc và sau Tết Nguyên đán.
Phiên chợ vàng mã họp sáng 16 tháng chạp, bán mua vàng mã để chuẩn bị
cho ngày tiễn ông Công - ông Táo về trời. Phiên chợ lá dong diễn ra vào ngày 21
tháng Chạp. Ngƣời dân đem lá dong, lạt nứa ra chợ mua bán để chuẩn bị gói bánh
chƣng tết, cả chợ nhƣ nhuộm nguyên màu xanh mƣớt của lá dong. Phiên chợ hàng
cam họp vào ngày 26 tháng chạp, mua bán các loại hoa quả để bày biện mâm ngũ


13

quả. Phiên chợ hàng cá họp vào ngày mùng 3 Tết, ngƣời dân mua bán các loại cá để
làm cỗ cúng đầu năm. Phiên chợ hàng gà họp đúng sáng mùng 6 Tết, chuyên mua
bán gà, chuẩn bị cho lễ hạ cây nêu mùng 7 tháng Giêng [36].

Hình 1.4 Một số hình ảnh hiện trạng phiên chợ Hương Ngải
Qua khảo khát hiện trạng trong công tác quản lý và quy hoạch còn yếu kém
từ cổng chợ vào quá đông đúc, chật chội ảnh hửng đến giông thông, mua bán đi lại
trong chợ.
Ch Roi: Thuộc xã Hạ Bằng là chợ hạng 3 xây dựng bán kiên cố. Cách trung
tâm TP. Hà Nội khoảng 30km, phiên chợ Roi hay còn đƣợc gọi là chợ Hạ Bằng. Là
một trong những chợ phiên của huyện vẫn còn giữ đƣợc nhiều nét xƣa cũ của phiên
chợ vùng Bắc Bộ. Những lều quán cũ kỹ, những thức quà quê, những con ngƣời
bình dị, tất cả tạo nên một không gian văn hóa cho ta tìm lại những ký ức tuổi thơ,
mỗi lần theo bà, theo mẹ đi chợ phiên. Phiên chợ đƣợc họp vào buổi sáng các ngày
mồng 3, 5, 8, 10, 13, 15, 18, 20, 23, 25, 28 Âm lịch hàng tháng. Chợ phiên đƣa ta
trở về với ký ức tuổi thơ, mỗi lần đƣợc theo mẹ, theo bà đi chợ. Những nụ cƣời đon



×