Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

ứng dụng công nghệ bim phát hiện xung đột trong thi công tại công trình tòa nhà trụ sở làm việc công ty sao thái dương (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

LÊ THỊ THẢO NGUYÊN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIM PHÁT HIỆN XUNG ĐỘT
TRONG THI CÔNG TẠI CÔNG TRÌNH TÒA NHÀ TRỤ SỞ
LÀM VIỆC CÔNG TY SAO THÁI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

LÊ THỊ THẢO NGUYÊN
KHÓA: 2017-2019

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIM PHÁT HIỆN XUNG ĐỘT
TRONG THI CÔNG TẠI CÔNG TRÌNH TÒA NHÀ TRỤ SỞ


LÀM VIỆC CÔNG TY SAO THÁI DƯƠNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và
công nghiệp.
Mã số:
60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỤNG CÔNG TRÌNH

DD&CN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HOÀI NAM

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà
trường, quý thầy cô trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô
Khoa Sau đại học đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến TS. Nguyễn Hoài Nam, thầy đã
tận tình trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tiểu ban luận văn đã cho tôi
những góp ý quý báu để hoàn chỉnh Luận văn.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và gửi lời cảm ơn tới gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm chia sẻ, động viên tôi trong suốt
thời gian thực hiện Luận văn.
Mặc dù rất cố gắng, song luận văn vẫn không tránh khỏi những hạn chế

và sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cùng các bạn đồng
nghiệp!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Thảo Nguyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Thảo Nguyên


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và các chữ cái viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ đồ thị
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..1
Lý do chọn đề tài……………………………………………………………..1
Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………........2
Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………..2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……………………………………..3
Cấu trúc luận văn……………………………………………………………..3
NỘI DUNG…………………………………………………………………...5
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM
1.1. Giới thiệu chung…………………………………..………...………5
1.1.1. BIM là gì?.....................................................................................5
1.1.2. Tình hình ứng dụng công nghệ BIM ở trên thế giới và Việt
Nam………………….………………………………………………..………6
1.2. Lợi ích của BIM trong xây dựng……………….….……………..10
1.2.1. Đối với Chủ đầu tư……………………………………………..10


1.2.2. Đối với đơn vị tư vấn thiết kế………………………….………10
1.2.3. Đối với nhà thầu thi công………………………………………12
1.2.4. Đối với đơn vị quản lý dự án………….......................................13
1.2.5 Đối với đơn vị quản lý vận hành, bảo trì công trình………...….14
1.3. Những công trình dự án đã áp dụng BIM ở Việt Nam..………. .14
1.3.1. Dự án tháp Viettinbank………………………………………...14
1.3.2. Dự án Nhà ga quốc tế sân bay Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa…...15
1.3.3. Dự án Landmark 81……………………………………………17
1.4. Những khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ BIM ở Việt
Nam………………………………………………………………………….19
1.4.1. Về con người…………………………………………………...19
1.4.2. Về mặt kỹ thuật, công nghệ…………………………………….21
1.4.3. Về mặt tổ chức, pháp lý………………………………………..22
1.5. Giới thiệu về dự án Trụ sở làm việc công ty Sao Thái
Dương…………………………………………………………………….…22
1.5.1. Những đặc điểm kỹ thuật của công trình………………………24
1.6. Hạn chế công tác quản lý dự án tại công trình tòa nhà trụ sở làm
việc công ty Sao Thái Dương.....……………….……………..……………26

1.6.1. Hạn chế công tác quản lý thiết kế………………….…………..27
1.6.2. Hạn chế công tác quản lý thi công…………………….……….28
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ KHI ỨNG DỤNG
BIM PHÁT HIỆN XUNG ĐỘT TRONG QUẢN LÝ THI CÔNG......….31


2.1. Cơ sở khoa học của ứng dụng BIM trong xây dựng…………….31
2.1.1. Công nghệ CAD 2D thông thường…………………………….31
2.1.2. Công nghệ mô hình CAD 3D…………………………………..32
2.1.3. So sánh quá trình làm việc giữa công nghệ BIM và công nghệ
CAD 2D hiện nay……………………………………………………………35
2.1.4. Xung đột………………………………………………………..36
2.1.5. EIR, BEP……………………………………………………….39
2.2. Cơ sở pháp lý ứng dụng BIM trong quản lý thi công…………...40
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIM PHỐI HỢP
THI CÔNG PHÁT HIỆN XUNG ĐỘT TRONG QUẢN LÝ THI CÔNG
TẠI CÔNG TRÌNH TÒA NHÀ TRỤ SỞ LÀM VIỆC CÔNG TY SAO
THÁI DƯƠNG…..………………………………….……………………....50
3.1. Lập hồ sơ yêu cầu thông tin của Chủ đầu tư - EIR ….………...50
3.1.1. Tóm tắt nội dung….……………………………………………50
3.1.2. Các yêu cầu chung……………………………………………..52
3.1.3. Các quy ước bổ sung (áp dụng cho tất cả các nhà thầu)……….55
3.1.4. Vai trò và trách nhiệm………………………………………….60
3.1.5. Cuộc họp điều phối BIM……………………………………….62
3.2. Lập kế hoạch triển khai BIM - BEP …….……………………….66
3.3. Quy trình phối hợp BIM phát hiện xung đột trong thi công tại
công trình tòa nhà làm việc công ty Sao Thái Dương……………..……..67
3.3.1. Đề xuất quy trình……………………………………………….67
3.3.2. Chia cặp xung đột………………………………………………71



3.3.3. Kiểm tra xung đột……………………………………………………..71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………...…………………………………73
Kết luận……………………………………………………………………...73
Kiến nghị…………………………………………………………………….73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt
BIM

Nội dung
Building Information Modeling
(Mô hình thông tin công trình)

BQLDA
CĐT

Ban quản lý dự án
Chủ đầu tư

ĐVTV

Đơn vị tư vấn

CTXD

Công trình xây dựng


DA

Dự án

DAXD

Dự án xây dựng

ĐVTC

Đơn vị thi công

QLDA

Quản lý dự án

TVTK

Tư vấn thiết kế

QLTC

Quản lý thi công

MEP

Bộ môn cơ, điện nước



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Số hiệu

Tên bảng, biểu

Trang

bảng, biểu
Bảng 2.1

Một số ứng dụng BIM [3]

42

Bảng 2.2

Nội dung đề cương công việc tư vấn BIM [3]

47

Bảng 3.1

Một số xung đột điển hình

72

Quy trình phối hợp BIM phát hiện xung đột

68


Biểu đồ 3.1


DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu hình
Hình 1.1

Tên hình

Sự liên kết mô hình BIM với các đơn vị

Trang
05

của dự án
Hình 1.2

Sơ đồ tổng quát về BIM

06

Hình 1.3

Mô hình BIM của dự án Vietinbank Tower

14

Hình 1.4


Phối cảnh dự án nhà ga quốc tế sân bay

16

Cam Ranh
Hình 1.5

Mô hình BIM - kết cấu mặt dựng thép dự

17

án nhà ga quốc tế sân bay Cam Ranh.
Hình 1.6

Mô hình BIM tòa nhà Landmark 81

18

Hình 1.7

Hình ảnh thực tế thi công và trong mô

19

hình BIM của dự án Landmark 81
Hình 1.8

Phối cảnh dự án Tòa nhà trụ sở làm việc

23


công ty Sao Thái Dương
Hình 2.1

Phối cảnh 3D mặt trước của Tòa nhà trụ

33

sở làm việc công ty Sao Thái Dương.
Hình 2.2

Phối cảnh 3D mặt sau của Tòa nhà trụ

33

sở làm việc công ty Sao Thái Dương.
Hình 2.3

Phối cảnh 3D buổi tối của Tòa nhà trụ sở

34

làm việc công ty Sao Thái Dương.
Hình 2.4

Phối cảnh 3D vườn trời của Tòa nhà trụ

34

sở làm việc công ty Sao Thái Dương.

Hình 2.5

Các loại xung đột chính

38


Hình 3.1

Bảng phân cấp xung đột trong Glue

59


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Chính phủ (2016), Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 về
việc phê duyệt: Đề án áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM)
trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình.
3. Bộ Xây Dựng (2017), Quyết định số 1057/QĐ-BXD ngày 11/10/2017
về việc hướng dẫn tạm thời áp dụng mô hình thông tin công trình
(BIM) trong giai đoạn thí điểm.
4. Lê Anh Dũng, Lê Bá Sơn, Ngô Quang Tuấn(2017), Mô hình thông tin
công trình (BIM), các lợi ích và thành phần cốt lõi của BIM. Bộ môn
Công nghệ và Tổ chức thi công, Khoa Xây Dựng, Trường đại học Kiến
trúc Hà Nội.
5. Lê Anh Dũng, Ngô Quang Tuấn (2018), Lợi ích việc áp dụng mô hình
thông tin công trình (BIM) trong thi công xây dựng dân dụng và công

nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí Xây Dựng số 09/2018.
6. Trần Hồng Mai, Nguyễn Việt Hùng, Tạ Ngọc Bình & Lê Thị Hoài Ân
(2014), Tổng hợp kinh nghiệm áp dụng BIM trên thế giới và hiện trạng
áp dụng BIM trong ngành xây dựng Việt Nam. Tạp chí Kinh tế xây
dựng số 02/2014.
Tiếng Anh:
7. Chuck Eastman, Paul Teicholz, Rafael Sacks, Kathleen Liston (2013),
BIM Handbook, AGuide to Building Information Modeling for Owner,


Manager, Designers. Engineer, and Contractor, John Wiley & Sons,
Inc.
8. Mc Graw Hill (2014), The Business Value of BIM for Construction in
Major Global Markets, SmartMarket Report.
Website:
7.
/>8. />9.

/>
10. />

1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Khoa học kỹ thuật thế giới ngày càng phát triển, kéo theo những sản
phẩm công nghệ mang tính chất đột phá, thay dổi hoàn toàn các khái niệm,
cách làm quy trình truyền thống và đặc biệt áp dụng trong kỹ thuật xây dựng.
Theo các phương pháp truyền thống, khi bắt đầu xây dựng một công
trình, thông thường người thực hiện chỉ làm việc một cách rời rạc, độc lập qua

các công đoạn thiết kết, các bộ môn: kiến trúc, kết cấu, cơ điện nước,…của
nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công sẽ triển khai các bản vẽ shop drawings, bản
vẽ hoàn công,… rất nhiều công đoạn. Công cụ phổ thông nhất là AutoCAD để
thể hiện thành các bản vẽ của từng bộ môn mà có rất ít sự liên kết với nhau
dẫn đến xảy ra nhiều sai sót, không khớp thông tin xảy ra thường xuyên và tất
yếu. Không chỉ gây mất thời gian, nhân công, ảnh hưởng đến tiến độ dự án
mà còn gây lãng phí vật tư và chi phí của Chủ Đầu Tư (CĐT).
Những năm đầu của thập kỷ 70, một công nghệ mới với thuật ngữ là
Building Information Model (BIM) đã xuất hiện trong ngành công nghiệp xây
dựng, đó là công nghệ sử dụng mô hình ba chiều để tạo ra, phân tích và truyền
đạt thông tin của công trình.
Ngay từ giai đoạn ban đầu, BIM đã được xem như là một công cụ hiệu quả
trong việc quản lý và chia sẻ thông tin giữa CĐT, Tư vấn thiết kế (TVTK), Nhà
thầu thi công (NTTC). Sử dụng BIM để quản lý và chia sẻ thông tin về công trình
giúp tăng cường sự cộng tác, phối hợp giữa các thành viên của dự án, do đó sẽ
đảm bảo các tiêu chí chi phí, tiến độ và chất lượng. Ngoài ra, việc mô phỏng các
thông tin công trình thành một mô hình chung nhằm dự đoán các sai khác, xung
đột có thể xảy ra khi tiến hành thi công thực tế trên công trường sẽ giúp ta hạn chế
rủi ro cố hữu.


2

Để đảm bảo sự thành công của dự án và đáp ứng được các yêu cầu
khắt khe của CĐT, các dự án xây dựng cần có một quy trình quản lý chặt chẽ,
gọn gàng bằng một phương tiện chia sẻ, liên kết thông tin nhanh chóng, đồng
thời của tất cả các đơn vị tham gia dự án. Vì vậy, mô hình thông tin công trình
BIM với mô hình 4D tích hợp đầy đủ thông tin, cùng với một quy trình quản
lý phối hợp sẽ giúp đơn vị quản lý dự án có một cái nhìn trực quan về các quá
trình dự án và tìm ra cũng như giải quyết kịp thời những xung đột xảy ra.

Đề tài được thực hiện với mong muốn giúp đơn vị quản lý dự án cũng
như CĐT, nhà thầu trong lĩnh vực xây dựng có thêm thông tin về một quy
trình phối hợp mới được áp dụng trong quá trình quản lý dự án và các lợi ích
mà nó mang lại, đồng thời cho thấy những khó khăn vấp phải cũng như việc
cần thực hiện để ứng dụng thành công công nghệ BIM vào trong dự án cụ thể.
Từ đó, các sẽ có những kế hoạch, biện pháp cũng như có những chuẩn bị
thích hợp hoặc xem xét cẩn thận trước khi quyết định áp dụng công nghệ mới
này. Bên cạnh đó, yếu tố thành công cho việc áp dụng công nghệ BIM vào và
quản lý dự án tìm được trong nghiên cứu này sẽ có thể là thông số đầu vào
cho một nghiên cứu ứng dụng một mô hình khép kín cho một dự án xây dựng
từ giai đoạn thiết kế kiến trúc đến giai đoạn thi công, hoàn thành dự án xây
dựng mô hình BIM (Building Information Modeling).
Mục đích nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu là đưa ra một quy trình phối hợp BIM để phát
hiện xung đột trong thi công công trình.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ BIM trong
công tác điều phối, phối hợp và phát hiện xung đột trong quản lý thi công tại
công trình Tòa nhà làm việc công ty Sao Thái Dương.


3

- Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng một số công cụ của BIM cho đơn vị
quản lý dự án trong việc tạo lập quy trình quản lý chung quá trình thi công,
kiểm soát thiết kế phát hiện các xung đột trong thi công của một công trình
xây dựng.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Nghiên cứu phương pháp quản lý thi công ở Việt Nam hiện nay, từ

đó nêu ra ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp.
+ Nghiên cứu các cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và thực tiễn của ứng
dụng công nghệ BIM trong công tác điều phối, phối hợp và phát hiện xung
đột trong quản lý thi công.
- Phương pháp thực hành thực tiễn:
Qua một dự án cụ thể, thực hiện trình tự các bước lập một quy trình
quản lý phối hợp BIM giữa các Nhà thầu thi công và đơn vị Tư vấn Quản lý
dự án, bao gốm:
- Xây dựng, thành lập một tiêu chí kỹ thuật BIM chung của dự án.
- Lập và duy trì một trang web, một địa chỉ truy cập chung, từ đó các
Nhà thầu thiết kế và thi công có thể tải thông tin, bổ sung thông tin, sửa chữa
thông tin mô hình dự án, và được quản lý bởi đơn vị Tư vấn Quản lý dự án.
- Đưa ra các yêu cầu chung dành cho các Nhà thầu như: Yêu cầu đối
với công cụ làm việc (các phần mềm), điều phối viên BIM, hồ sơ đệ trình,…
- Xác định vai trò, trách nhiệm của từng Nhà thầu.


4

- Kiểm tra xung đột không gian giữa các cấu kiện công trình, giữa các
bộ phận của hệ thống để cảnh báo sớm tới tư vấn thiết kế và nhà thầu thi
công.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn đã đưa ra những lợi ích mà mô hình BIM khi áp dụng vào
quá trình quản lý thi công trong việc rà soát các xung đột không gian hạn chế
lãng phí về thời gian, kinh tế và con người.
- Luận văn cũng nêu được ra trình tự các bước phối hợp BIM trong
công tác quản lý thi công các công trình xây dựng tại Việt Nam.
Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và

Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan về công nghệ BIM
- Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý khi ứng dụng BIM phát hiện
xung đột trong công tác quản lý thi công tại công trình tòa nhà trụ sở làm việc
công ty Sao Thái Dương.
- Chương 3: Đề xuất ứng dụng công nghệ BIM phối hợp thi công phát
hiện xung đột trong quản lý thi công tại công trình tòa nhà trụ sở làm việc
công ty Sao Thái Dương.


5

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BIM
1.1.

Khái quát về công nghệ BIM

1.1.1. BIM là gì?
BIM là viết tắt của Building Information Modeling (hay Building
Information Model) - Mô hình thông tin công trình, là quá trình tạo lập và sử
dụng mô hình thông tin trong các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành
công trình. BIM được hình thành từ nhu cầu nâng cao năng suất của ngành
xây dựng vốn bị tụt hậu xa so với các ngành công nghiệp khác và được thúc
đẩy bởi sự phát triển của ngành công nghệ máy tính [4]

Hình 1.1. Sự liên kết mô hình BIM với các đơn vị của dự án
Không chỉ đơn giản là một mô hình đa chiều, BIM còn là quy trình tạo
lập và sử dụng mô hình thông tin trong các khâu thiết kế, xây dựng và vận
hành của công trình. BIM đóng vai trò như một cơ sở dữ liệu xuyên suốt vòng

đời của công trình, BIM là mối quan hệ logic về mặt không gian, kích thước,
số lượng, vật liệu và các đặc tính của từng bộ phận của công trình.


6

Với khả năng hợp nhất kết hợp thông tin các bộ phận, công đoạn khiến
BIM ngày trở thành một xu hướng tất yếu của ngành xây dựng để tối ưu hóa
việc thiết kế và thi công công trình.

Hình 1.2. Sơ đồ tổng quát về BIM
Mô hình hóa thông tin (BIM) không chỉ là một sản phẩm hay phần
mềm. Mà là một quy trình tạo dựng, sử dụng và quản lý mô hình thông tin
công trình cả vòng đời dự án.
1.1.2. Tình hình ứng dụng công nghệ BIM trên thế giới và Việt Nam
a, Tình hình ứng dụng công nghệ BIM trên thế giới:
Hầu hết tại các nước đã ứng dụng BIM, chính phủ đều nhận thức được
sự cần thiết của BIM trong quản lý xây dựng nên đã nhanh chóng thành lập
các tổ chức phát triển BIM quốc gia để nghiên cứu và xây dựng các tiêu
chuẩn và lộ trình để đảm bảo sự thành công cho việc áp dụng BIM ở quốc gia
mình. Phần dưới đây sẽ đi sâu nghiên cứu một số bài học tại một số nước đi
đầu trong việc áp dụng BIM vào ngành xây dựng.
Tại Mỹ, Hội đồng dự án BIM (United States™ Project Committee) đã
được thành lập ngay từ 2008 nhằm thúc đẩy sự phát triển BIM theo từng
ngành, từng bang và trên cả nước, đồng thời công bố tiêu chuẩn quốc gia về


7

BIM (National BIM Standard). Đến nay tiêu chuẩn này đã ngày một hoàn

thiện và chuẩn bị công bố phiên bản 3 (NBS-version 3).
Tại Anh, chiến lược phát triển ngành xây dựng được chính phủ Anh đề
ra vào năm 2011 với mục tiêu giảm 33% chi phí các dự án sử dụng vốn đầu tư
công vào năm 2025. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ Anh thành lập Hội
thúc đẩy và thực hiện BIM (Client BIM Mobilization and Implementation)
nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia ứng dụng BIM trong các dự án
và hướng tới mục tiêu đưa Vương quốc Anh dẫn đầu về công nghệ BIM.
Đồng thời, chính phủ Anh công bố chiến lược và lộ trình áp dụng BIM
trong đó có áp dụng thử ở một số dự án công vào năm 2012. Việc đẩy mạnh
sự áp dụng rộng rãi của BIM sẽ được tiến hành trong giai đoạn 2013-2015 và
hướng đến việc đảm bảo tất cả các dự án đầu tư công có vốn từ 5 triệu bảng sẽ
ứng dụng BIM ở từng giai đoạn phù hợp vào năm 2016.
Tại Pháp, Bộ Nhà ở đã chỉ đạo đẩy mạnh áp dụng BIM cho các công
trình nhà ở với lộ trình bắt đầu từ 2014 với ngân sách 20 triệu euro cho 3 năm.
Tại Nhật Bản, Bộ đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT) đã
xây dựng hướng dẫn về BIM cho xây dựng công trình dân dụng ở và hạ tầng
kỹ thuật trong đó hướng dẫn về BIM cho công trình dân dụng đã được ban
hành còn hướng dẫn về BIM cho hạ tầng kỹ thuật đang được dự thảo và dự
kiến ban hành vào năm 2016.
Singapore có tiêu chuẩn quốc gia và lộ trình ứng dụng BIM rõ ràng từ rất
sớm. Chính phủ Singapore thành lập Ban chỉ đạo BIM bao gồm: Bộ phận
hướng dẫn thực hiện BIM, Bộ phận pháp lý và hợp đồng và Hiệp hội các nhà
quản lý BIM. Ban chỉ đạo này có nhiệm vụ phát triển những tiêu chuẩn và các
nguồn lực hỗ trợ BIM để tạo điều kiện hợp tác sử dụng BIM. Đồng thời tư
vấn những lĩnh vực cần thiết có thể tiến hành BIM hiệu quả ở cấp độ công ty,
dự án hay cả ngành xây dựng. Tháng 5 năm 2012, cùng với Bộ Xây dựng và


8


Công nghiệp, Ban chỉ đạo BIM Singapore đã công bố tiêu chuẩn BIM của
Singapore là căn cứ hướng dẫn ứng dụng BIM và chỉ rõ vai trò và trách nhiệm
của các bên tham gia khi ứng dụng BIM ở các giai đoạn của dự án. Tháng 8
năm 2013, phiên bản 2 của bộ tiêu chuẩn BIM của Singapore được công bố
thay thế cho phiên bản 1.
Trung Quốc đã lập cổng thông tin điện tử về BIM vào năm 2008 nhằm
thúc đẩy sự phát triển của BIM trong ngành Xây dựng. Trong khoảng thời
gian này, nhiều cuộc hội thảo, seminar, trao đổi về BIM được tổ chức với sự
tham gia của tất cả các bên như chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu, nhà nghiên cứu
và chính phủ. Bộ Nhà ở, Phát triển đô thị và nông thôn Trung Quốc
(MOHURD) xác định việc áp dụng BIM vào ngành xây dựng là một trong
những nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12. Hiện nay, Trung
Quốc đã có tiêu chuẩn quốc gia về BIM. Trong hướng dẫn triển khai BIM có
quy định tất cả các dự án có giá trị từ 16 triệu USD trở lên phải áp dụng BIM
vào năm 2017 và đến năm 2020.
Tại một vài nước khác, Hàn Quốc xây dựng lộ trình BIM từ 2012 do
Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông chủ trì với quy định: cuối năm 2014 phải sử
dụng BIM cho dự án hạ tầng mới có tổng mức đầu tư trên 50 triệu USD;
Phillipines và Indonesia đang tiến hành đánh giá dự án thí điểm BIM và
nghiên cứu bắt buộc áp dụng BIM cho các dự án công của Cơ quan về đường
cao tốc và các công trình công (DPWH) đối với Phillipine và Cơ quan về các
công trình công (PU) đối với Indonesia; Niu Di Lân đẩy mạnh áp dụng BIM
thực hiện dưới sự chỉ đạo của Hội đồng triển khai được thành lập vào 02/2014
và được hỗ trợ tài chính từ Bộ Kinh doanh, Đổi mới và Việc làm.
b, Tình hình ứng dụng BIM ở Việt Nam hiện nay
Tại Việt Nam, khái niệm BIM được biết đến thông qua mạng lưới kiến
trúc sư, kỹ sư làm việc cho một số công ty tư vấn nước ngoài, chủ yếu trong


9


lĩnh vực tư vấn thiết kế. Sau đó, nhiều nhà thiết kế Việt Nam tập hợp nhau lại
thành các nhóm trên các diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm sử dụng các phần
mềm công cụ và quy trình trong BIM như Câu lạc bộ Revit Hà Nội, cộng
đồng BIM Việt Nam…Các trao đổi của họ chủ yếu xoay quanh các thao tác
trong phần mềm chứ chưa hướng đến các giải pháp thúc đẩy việc ứng dụng
BIM một cách có hiệu quả.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam như
VNCC, Hòa Bình, Conteccons,… đã đầu tư mạnh mẽ vào BIM: đầu tư vào
trang thiết bị, phần mềm; đào tạo nhân lực tuyển dụng nhân viên có trình độ
và hiểu biết BIM sau đó tiếp tục triển khai BIM vào những công trình thực tế
như: Landmark 81(nhà thầu Conteccons), Viettinbank Tower (Nhà thầu Hòa
Bình), Khu nhà ở CT1, CT3 khu đô thị Kiến Hưng (Nhà thầu tư vấn thiết kế
VNCC),…
Ngày 22/12/2016, Thủ tướng chính phủ ra Quyết định số 2500/QĐTTg phê duyệt Đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt
động xây dựng và quản lý vận hành công trình. Quyết định 2500/QĐ-TTg đã
đưa ra nội dung công việc và tiến độ áp dụng BIM từ năm 2017 đến 2020,
cũng như các chỉ đạo cho các cơ quan ban ngành phối hợp quản lý, xây dựng
hành lang pháp lý, các hướng dẫn về BIM, các tiêu chuẩn quốc gia, triển khai
thực hiện các nhiệm vụ.
Ngày 11/10/2017, Bộ xây dựng ra Quyết định số 1057/QĐ-BXD công
bố hướng dẫn tạm thời áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong giai
đoạn thí điểm.
Tháng 4/2018, Ban chỉ đạo BIM Bộ Xây Dựng phối hợp với công ty
Autodesk tổ chức hội thảo “Triển khai áp dụng Mô hình thông tin công trình
BIM trong hoạt động xây dựng và vận hành công trình”. Đây là diễn đàn để
các nhà quản lý, các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước


10


cùng chia sẻ những bài học kinh nghiệm liên quan đến việc triển khai áp dụng
BIM theo đúng định hướng của Chính phủ. Việc áp dụng BIM trong ngành
xây dựng được đánh giá sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả
trong hoạt động đầu tư xây dựng và quản lý vận hành công trình. Từ năm
2021 trở đi, triên cở sở tổng kết, đánh giá áp dụng BIM, Bộ Xây dựng sẽ ban
hành Thông tư, Hướng dẫn cụ thể áp dụng rộng rãi BIM trong hoạt động xây
dựng và quản lý vận hành công trình.
Bộ Xây Dựng trong năm 2018 cũng có nhiều đề tài nghiên cứu cấp Bộ,
nhằm mục đích nghiên cứu ứng dụng BIM vào thực tế xây dựng ở nước ta
theo đúng lộ trình: Năm 2021 áp dụng rộng rãi BIM trong hoạt động xây
dựng và quản lý vận hành công trình.
1.2.

Ý nghĩa của ứng dụng BIM trong xây dựng

1.2.1. Đối với Chủ đầu tư
- BIM cung cấp cái nhìn trực quan hỗ trợ rất tốt trong quá trình lựa chọn
phương án đầu tư, phương án thiết kế, xác định kế hoạch vốn phù hợp
với kế hoạch triển khai; giúp chủ đầu tư dễ dàng trong việc xem xét và
ra quyết định thông qua các thông tin được tích hợp sẵn trong mô hình;
-

Việc áp dụng BIM giúp giảm thiểu thời gian ngừng chờ xử lý xung đột
ngoài ý muốn (xuất phát từ lỗi thiết kế hoặc từ việc không phù hợp giữa
thiết kế và thi công) và qua đó cũng góp phần tiết kiệm chi phí cho dự
án;

-


Cơ sở dữ liệu thông tin BIM sử dụng rất hiệu quả trong việc xây dựng
báo cáo vận hành, phân tích và báo cáo việc sử dụng không gian, tối ưu
hóa chi phí vận hành.

1.2.2. Đối với đơn vị tư vấn thiết kế:


11

- Với việc công trình được mô phỏng qua hình ảnh mô hình 3 chiều trực
quan sẽ tạo thuận lợi cho việc thuyết trình, đánh giá, lựa chọn giải pháp
thiết kế có hiệu quả;
- Việc áp dụng BIM góp phần tăng năng suất, chất lượng thiết kế, thuận
lợi trong việc điều chỉnh thiết kế và hạn chế được sai sót trong quá trình
thực hiện: Do có sự phối hợp đồng thời của các bộ môn thiết kế, các
thông tin thiết kế được hiển thị trực quan nên việc dùng BIM sẽ tăng
chất lượng thiết kế, giảm đáng kể mâu thuẫn giữa thiết kế tại văn phòng
và triển khai thi công ngoài hiện trường. Các thiết kế thực hiện thông
qua BIM khi có điều chỉnh ở bộ phận thiết kế này, thì thông tin thay đổi
sẽ hiển thị trên đối tượng đó ở bộ phận thiết kế khác, qua đó việc điều
chỉnh thiết kế được thực hiện nhanh chóng;
- Công tác đo bóc khối lượng và lập dự toán chi phí của công trình được
thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác: việc sử dụng mô hình
thông tin công trình ở định dạng 3D, kèm theo đó là tích hợp phần mềm
đo bóc khối lượng nên việc đo bóc khối lượng công trình được thực
hiện một cách tự động. Với cơ sở dữ liệu về giá phù hợp, việc xác định
chi phí xây dựng công trình sẽ được rút ngắn đáng kể. Tiện ích này đặc
biệt có ý nghĩa trong giai đoạn thiết kế của dự án, khi các thiết kế
thường xuyên thay đổi, chủ đầu tư rất cần các thông tin một cách nhanh
chóng để kịp thời đưa ra quyết định lựa chọn phương án;

- Thuận lợi trong việc phân tích mức độ sử dụng năng lượng của các
phương án thiết kế, qua các công cụ hỗ trợ, góp phần hướng thiết kế
bền vững với môi trường. Việc các thông tin tích hợp trong BIM, cho
phép các nhà thiết kế tính toán được nhu cầu sử dụng năng lượng của
phương án thiết kế thông qua các công cụ có thể tích hợp như eQUEST
và tích hợp các tiêu chuẩn thiết kế xanh như LEED hay LOTUS để


×