Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

ĐÁNH GIÁ NHU cầu và KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHO DỊCH vụ QUẢN lý THÔNG TIN KHÁM sức KHỎE ĐỊNH kỳ có TÍNH TƯƠNG tác CAO TRÊN điện THOẠI DI ĐỘNG tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.18 KB, 62 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH HNH

đánh giá nhu cầu và khả năng chi trả
cho dịch vụ quản lý thông tin khám sức khỏe
định kỳ có tính tơng tác cao trên điện thoại di
động tại bệnh viện đại học y hà nội năm 2018

CNG LUN VN THC S Y HC

H NI - 2018


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH HNH

đánh giá nhu cầu và khả năng chi trả
cho dịch vụ quản lý thông tin khám sức khỏe
định kỳ có tính tơng tác cao trên điện thoại di
động
tại bệnh viện đại học y hà nội năm 2018



Chuyờn ngnh

: iu dng

Mó s

:

CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. H Th Kim Thanh


HÀ NỘI - 2018
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
YTDĐ
CBCNV

Y tế di động
Cán bộ công nhân viên

mHealth

Mobile Health (Y tế di động)

eHealth

Electronic Health (Y tế điện tử)


API

Các dịch vụ web

Smart phone
SMS
EMR
Goe
ĐTDĐ
KSKĐK
EMR
GSM

Điện thoại thông minh
Short Message Services
Electronic medical record (Hồ sơ y tế điện tử)
Global Observatory for Health (Quan sát toàn cầu về y tế điện tử)
Điện thoại di động
Khám sức khỏe định kỳ
Hồ sơ bệnh án điện tử
Hệ thống thông tin di động toàn cầu

3G

Third generation mobile telecommunications

4G
HIS
IOT
GPRS

WHO
Mobile health

Four generation mobile telecommunications
Hệ thống quản lý thông tin bệnh viện
Internet of thing
General Packet Radio Service (Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp)
World Health Organization
Ứng dụng chăm sóc sức khỏe trên điện thoại

application

MỤC LỤC

ÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH ẢNH


7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo dự báo của Tổng cục thống kê dân số Việt Nam năm 2020 là 97.5 triệu
người, kế hoạch phát triển nhân lực của Bộ y tế dự báo năm 2020 tỷ lệ Y – Bác sĩ /
10.000 người mới chỉ ở mức 8, tức là 8 Bác sĩ phải phục vụ việc chăm sóc sức khỏe
cho 10.000 người dân [3]. Mô hình bác sĩ gia đình, theo dõi, tư vấn và chăm sóc sức
khỏe trực tiếp cho người dân và việc áp dụng công nghệ thông tin, mạng internet
trong quản lý hồ sơ y tế vẫn đang trong quá trình xây dựng thí điểm, chưa được ứng
dụng rộng rãi. Hệ thống quản lý hồ sơ y tế điện tử mới được triển khai thí điểm tại
một số quận tại Hà Nội vào tháng 03/2017, và việc kết nối cho phép Người dùng/
Bệnh nhân chia sẻ, nhận thông tin từ Bác sĩ/ Cơ sở chăm sóc sức khỏe thông qua hệ
thống trực tuyến còn rất hạn chế. Rõ ràng, việc cải thiện và hiện đại hóa hệ thống y
tế, phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân đang là việc làm cấp thiết và là nhiệm vụ
được cả các đơn vị chức năng cũng như chính người dân quan tâm thực hiện. Mặt
khác, xu hướng công nghệ Internet of Things (IOT), mHealth (Mobile Health) đang
phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Ước tính đến năm 2020 dự đoán có 4 tỷ người kết nối
với nhau, 4 ngàn tỷ USD doanh thu, hơn 25 triệu ứng dụng, 50 tỷ thiết bị được kết
nối Internet [15].
Hiện có nhiều ứng dụng của công nghệ điện thoại di động (mHealth) với
nhiều tính năng có thể được sử dụng hỗ trợ trong việc cung cấp các dịch vụ với từng
bác sĩ, thu thập các dữ liệu sức khỏe, tăng cường trao đổi giữa bệnh nhân và bác sĩ
hay giữa các nhà lâm sàng từ các địa điểm khác nhau, bao gồm các thông tin y tế,
video, hình ảnh, tài liệu thông qua tin nhắn, email, mạng xã hội… [35],[ 36].
Ở Việt Nam điện thoại di động cũng đang là thị trường phát triển mạnh các
thuê bao di động, đặc biệt điện thoại smarphone. Theo số liệu nghiên cứu từ
eMarketer trong năm 2017 số lượng người dùng smartphone trên toàn cầu lên con
số 2.39 tỷ người trong đó tăng mạnh tại Ấn Độ và Việt Nam. Theo báo cáo của công
ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỷ lệ người dùng smartphone so với
người dùng điện thoại phổ thông (feature phone) trong năm 2017 là 84% [14]. Với
thị trường điện thoại như vậy tạo điều kiện cho việc khai thác các ứng dụng trong
hoạt động y tế di động, nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng



8

cao cho người dân Việt mọi lúc, mọi nơi trên mọi miền lãnh thổ của đất nước [18].
Y tế di động còn là một giải pháp cho các nhà quản lý, các công ty dược các nhà
nghiên cứu lập kế hoạch hoàn thành được các mục tiêu đề ra của các chương trình
mục tiêu Y tế quốc gia. Các nhà lãnh đạo xác định công nghệ IOT để cải thiện sức
khỏe và giảm chi phí [27].
Khám sức khỏe định kỳ tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật lao động
hằng năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho
người lao động ít nhất 1 năm một lần. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ
sức khỏe của người lao động [13]. Vì vậy sau khi khám sức khỏe định kỳ người
lao động thường không nhận được trực tiếp hồ sơ khám của mình, không hoặc
quên tuân thủ điều trị theo lời khuyên của Bác sĩ, hoặc khi muốn gặp lại Bác sĩ
khám để hỏi tư vấn trực tiếp phải đến xếp hàng tại Bệnh viện rất mất thời
gian… Những điều đó là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ người
bệnh mắc bệnh mạn tính trong cộng đồng đặc biệt trên đối tượng còn trong độ
tuổi lao động và làm quá tải tại các Bệnh viện.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với mục tiêu cung cấp dịch vụ khám và quản lý
sức khỏe của khách hàng sau khám sức khỏe định kỳ (KSKĐK) chất lượng tốt hơn.
Năm 2016 Bệnh viện đã thí điểm triển khai ứng dụng quản lý kết quả khám sức
khỏe định kỳ qua App trên smartphone và chưa thu phí. Việc đánh giá nhu cầu và
khả năng ứng dụng của y tế di động trên điện thoại thông minh là cần thiết nhằm
góp phần quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, tăng cường khả năng tiếp cận
thông tin dịch vụ y tế và là cầu nối giữa người sử dụng với cán bộ y tế. Do đó,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá nhu cầu và khả năng chi trả cho
dịch vụ quản lý thông tin khám sức khỏe định kỳ có tính tương tác cao trên
thiết bị di động tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018” với mục tiêu sau:
1.


Đánh giá nhu cầu và khả năng chi trả cho dịch vụ quản lý thông tin khám sức
khỏe định kỳ có tính tương tác cao trên điện thoại di động tại Bệnh viện Đại học
Y Hà Nội.

2.

Đánh giá một số yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ quản lý thông
tin khám sức khỏe định kỳ có tính tương tác cao trên điện thoại di động của
đối tượng nghiên cứu.


9

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm cơ bản
- Y tế điện tử và Y tế di động: Y tế điện tử được Tổ chức y tế thế giới (WHO)
định nghĩa “Y tế điện tử” là việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong y tế. Theo nghĩa rộng, y tế điện tử đang cải thiện luồng thông tin thông qua
phương tiện điện tử để hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ y tế và quản lý các hệ thống
y tế. Y tế di động (YTDĐ) là một thành phần của y tế điện tử. Cho đến nay, chưa có
định nghĩa chuẩn của y tế di động [42]. Hiểu rộng hơn thì y tế di động là những ứng
dụng, phần mềm sức khỏe trên các thiết bị di động hay trên các thiết bị không dây
khác thông qua các dịch vụ như SMS, GPRS, 3G được phủ sóng toàn cầu [31].
- eHealth (Electronic Health): là một lĩnh vực mới nổi trong giao lộ của tin học
y tế, y tế công cộng và kinh doanh, đề cập đến các dịch vụ y tế và thông tin được
cung cấp hoặc tăng cường thông qua Internet và các công nghệ liên quan. Theo
nghĩa rộng hơn, thuật ngữ này không chỉ là sự phát triển kỹ thuật, mà còn là trạng
thái tinh thần, cách suy nghĩ, thái độ và cam kết về tư duy toàn cầu, được nối mạng,
để cải thiện chăm sóc sức khỏe tại địa phương, khu vực và trên toàn thế giới bằng

cách sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông [20].
- mHealth (Mobile Health): là viết tắt của sức khỏe di động, một thuật ngữ
dùng để thực hành y học và sức khỏe cộng đồng được hỗ trợ bởi các thiết bị di
động. Thuật ngữ này được dùng sử dụng phổ biến nhất trong các thiết bị truyền
thông di động như điện thoại di động, máy tính bảng và PDA và thiết bị có thể
đeo như đồng hồ thông minh. mHealt là một loại hình mới của y tế điện tử
(eHealth) mà trong đó ứng dụng mHealth bao gồm việc sử dụng các thiết bị di
động trong việc thu thập dữ liệu y tế cộng đồng, cung cấp thông tin chăm sóc sức
khỏe cho các học viên, nhà nghiên cứu và bệnh nhân, theo dõi thời gian thực các
dấu hiệu sống của bệnh nhân và cung cấp dịch vụ chăm sóc trực tiếp (qua
telemedicine di động) [31].


10

- Dịch vụ tin nhắn ngắn (Short Message Services – SMS): SMS là một giao
thức viễn thông cho phép gửi các thông điệp ngắn (không quá 160 chữ cái). Được
dùng hầu hết trên các điện thoại di động và một số thiết bị di động với khả năng
truyền thông không dây [22].
- 3G (3-G - third-generation technology): Là công nghệ truyền thông thế hệ
thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi thư
điện tử, tin nhắn nhanh, hình ảnh...) [43].
- 4G (4-G - four-generation technology): Là công nghệ truyền thông thế hệ
thứ tư, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi thư
điện tử, tin nhắn nhanh, hình ảnh…) (16)
- Khám sức khẻo định kỳ: là kiểm tra và đánh giá tổng quát tình trạng sức
khỏe của bạn, giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe trước khi có biểu hiện
bệnh, khi đó, khả năng khỏi bệnh cao hơn, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tránh được
các biến chứng do bệnh gây ra. Kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng sẽ giúp bạn có
những điều chỉnh hợp lý, tốt hơn về chế độ dinh dưỡng, phương pháp làm việc, lối

sống nhằm nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống [8].
1.2. Khám sức khỏe định kỳ:
1.2.1. Lợi ích của khám sức khỏe định kỳ:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định tám yếu tố nguy cơ chính đối với sức
khỏe, tất cả đều có thể được giải quyết trong kiểm tra sức khỏe:
o Hút

thuốc.

o Uống
o Béo

rượu.

phì.

o Huyết
o Mỡ

áp cao.

máu cao.

o Lượng
o Ăn

đường trong máu cao.

kiêng.


o Thiếu

tập thể dục.

Kiểm tra sức khỏe nhân viên cung cấp nhiều lợi ích cho cả tổ chức và cá nhân
làm việc cho họ.


11

Lợi ích cho cá nhân:
o Truy

cập thông tin sức khỏe.

o Giảm

nguy cơ sức khỏe.

o Cải

thiện hiệu suất.

o Sức

khỏe tâm thần tốt hơn.

Lợi ích cho các tổ chức:
o Giảm
o Sự


mức độ vắng mặt của bệnh.

hài lòng của nhân viên lớn hơn.

o Giảm

doanh thu của nhân viên.

o Cải

thiện năng suất.

o Cải

thiện tinh thần và lòng trung thành giữa các nhân viên - sàng lọc sức

khỏe cho thấy rằng nhà tuyển dụng quan tâm đến nhân viên của họ và được
dành riêng để giúp họ luôn khỏe mạnh.
o Cải

thiện đội ngũ làm việc [32].

1.2.2. Tư vấn khám sức khỏe định kỳ
1.2.2.1 Các trường hợp khám sức khỏe định kỳ cá nhân, gia đình tại Việt Nam:
Khám sức khỏe định kỳ theo khuyến cáo của Bộ y tế mỗi cá nhân nên khám
sức khỏe định kỳ từ 6 đến 12 tháng một lần. Từ đó hình thành dần thói quen làm
chủ sức khỏe với bản thân, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo Điều tra
Quốc gia mới nhất về người cao tuổi Việt Nam năm 2011, tuy người cao tuổi ở Việt
Nam có tuổi thọ trung bình cao (73 tuổi), nhưng gánh nặng bệnh tật cũng rất lớn,

với khoảng 95% người cao tuổi có bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính không lây truyền
[6]. Những năm tháng khỏe mạnh đạt khoảng 66 tuổi. Điều đó có nghĩa là mỗi
người sẽ mất 7 năm trải qua bệnh tật ốm yếu. Vì vậy để duy trì cơ thể khỏe mạnh
cho cuộc sống năng động người dân nên đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ theo
khuyến cáo.
1.2.2.2 Với tổ chức và doanh nghiệp:
Theo số liệu của Tổng cục thống kê báo cáo tóm tắt về tình hình lao động việc
làm quý I năm 2018 lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 48,4 triệu người


12

[10]. Bộ luật lao động Việt Nam năm 2012 tại Chương IX, Điều 152 quy định:
Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người
lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa
phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết
tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức
khỏe ít nhất 06 tháng một lần. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ
của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế [13]. Nội
dung khám sức khỏe của người lao động theo quy định của Thông tư 14/ 2013/TTBYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Y tế [4].
1.3. Tình hình khám kiểm tra sức khỏe định kỳ trên thế giới
Năm 2009 WHO cũng chứng minh rằng lý tưởng nhất là khám sức khỏe trước
khi làm việc, cố gắng đặt và duy trì nhân viên trong một môi trường nghề nghiệp
thích nghi với khả năng sinh lý và tâm lý của họ. Mục tiêu của khám kiểm tra sức
khỏe trước khi làm việc là để xác định xem cá nhân đó có phù hợp để thực hiện
công việc của mình mà không có rủi ro với bản thân hay người khác [26].
Ở nhiều nước, hơn một nửa số lao động làm việc trong khu vực phi chính thức
không có bảo trợ xã hội để tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thiếu thực thi
pháp luật về tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Các vấn đề sức khỏe liên
quan đến công việc dẫn đến mất 4-6% GDP kinh tế cho hầu hết các quốc gia [25].

Theo WHO sức khỏe của người lao động là điều kiện tiên quyết cần
thiết cho thu nhập hộ gia đình, năng suất và phát triển kinh tế. Do
đó việc duy trì sức khỏe tốt tại nơi làm việc là một chức năng quan
trọng của các dịch vụ y tế.
Theo báo cáo của WHO hằng năm vẫn có 12.2 triệu người chủ yếu ở các nước
đang phát triển chết do các bệnh không lây nhiễm trong khi vẫn còn trong độ tuổi
lao động. Một trong số các chiến lựơc đề xuất của WHO nhằm cải thiện bảo hiểm y
tế cho công nhân là phát triển các sáng kiến, công cụ và phương pháp sức khỏe của
cá nhân tại nơi làm việc để cùng các công ty quản lý chăm sóc sức khỏe cho nhân
viên tốt hơn, mà không dựa dẫm vào các cơ sở y tế. Cũng theo WHO xác định tự
chăm sóc là khả năng của cá nhân và gia đình và cộng đồng để thúc đẩy sức khỏe


13

ngăn ngừa bệnh tật. Thúc đẩy sức khỏe có nghĩa là kiểm soát hiệu quả sức khỏe của
một người bằng cách ăn uống đúng cách, tập thể dục, tránh xa sự lạm dụng chất và
quản lý căng thẳng của bản thân [32], [25].
1.4. Ứng dụng y tế di động trong quản lý thông tin sức khỏe
1.4.1. Tình hình ứng dụng y tế điện tử trong quản lý thông tin sức khỏe
Đổi mới trong thực tế công nghệ điện thoại di động trong chăm sóc bệnh
nhân. Điện thoại di động ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống hàng ngày
và bây giờ là trong chăm sóc sức khoẻ. Đã có sự tăng trưởng liên tục của các công
nghệ thông tin và truyền thông trong truyền thông và công nghệ y tế được sử dụng
dần dần trong điều trị từ xa, giám sát không dây các tình trạng sức khoẻ, bệnh tật và
trong việc cung cấp thông tin can thiệp sức khoẻ. Điện thoại di động đang trở thành
một phương pháp quan trọng để khuyến khích giao tiếp tốt hơn giữa bệnh nhân và y
tá và chắc chắn sẽ tăng ứng dụng trong những năm tới. Ứng dụng của eHealth để
thúc đẩy sức khoẻ và theo dõi bệnh nhân trong bệnh mãn tính. Hệ thống lưu trữ một
lượng lớn thông tin hồ sơ bệnh nhân từ X-quang đến kết quả xét nghiệm máu. Thay

thế giấy bằng bản tóm tắt trên máy vi tính giúp việc theo dõi chăm sóc bệnh nhân dễ
dàng và hiệu quả hơn [40].
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sử dụng thiết bị y tế và ứng dụng cho
nhiều mục đích, hầu hết có thể được nhóm theo năm loại rộng: quản lý, bảo trì hồ
sơ sức khỏe và truy cập, liên lạc và tư vấn, tham khảo và thu thập thông tin và giáo
dục y tế [41].

Bảng 1: Sử dụng thiết bị di động và ứng dụng của chuyên gia CSSK
Quản lý thông tin:
• Viết ghi chú
• Đọc ghi chú
• Ghi âm
• Chụp ảnh
• Sắp xếp thông tin và hình ảnh
• Sử dụng trình đọc sách điện tử
• Truy cập dịch vụ đám mây
Quản lý thời gian
• Lên lịch cuộc hẹn
• Lên lịch cuộc họp
• Ghi lại lịch cuộc gọi
Lưu trữ và truy cập hồ sơ sức khỏe


14







Truy cập EHR và EMR
Truy cập hình ảnh và quét
Quy định điện tử
Mã hóa và thanh toán
Truyền thông và tư vấn
• Cuộc gọi thoại
• Cuộc gọi video
• Việc nhắn tin
• E-mail
• Nhắn tin đa phương tiện
• Hội nghị truyền hình
• Mạng xã hội
Tham khảo và thu thập thông tin
• Sách giáo khoa y khoa
• Tạp chí y khoa
• Tài liệu y học
• Cổng tìm kiếm văn học
• Hướng dẫn tham khảo thuốc
• Tin y tế
Hỗ trợ ra quyết định lâm sàng
• Hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng
• Hướng dẫn điều trị lâm sàng
• Hỗ trợ chẩn đoán bệnh
• Hỗ trợ chẩn đoán phân biệt
• Máy tính y tế
• Kiểm tra phòng thí nghiệm
• Phòng thí nghiệm
• Khám sức khoẻ
Quản lý, theo dõi bệnh nhân
• Theo dõi sức khỏe của bệnh nhân

• Theo dõi vị trí của bệnh nhân
• Theo dõi phục hồi bệnh nhân
• Thu thập dữ liệu lâm sàng
• Theo dõi chức năng tim
Giáo dục và đào tạo y khoa
• Tiếp tục giáo dục y tế
• Bài kiểm tra đánh giá kiến thức
• Luyện thi
• Nghiên cứu điển hình
• E-learning và giảng dạy
• Mô phỏng phẫu thuật
• Kiểm tra đánh giá kỹ năng

Trên thế giới việc quản lý sức khỏe bằng mHealth có từ lâu và được thực
hiện rất tốt, nhưng các ứng dụng nhắc nhở, bảo vệ kết quả của chương trình thì chưa
được nghiên cứu nhiều và phổ biến, các ứng dụng chủ yếu tập trung vào các chức


15

năng chính: cung cấp thông tin cá nhân, nhắc nhở lịch khám, tiêm, kết nối dịch vụ,
quản lý tiêm chủng, một số chức năng khác. Một số ứng dụng được sử dụng nhiều
như: Quản lý bệnh nhân mạn tính bệnh Tiểu đường, Huyết áp, tâm thần, bà mẹ, trẻ
em, tiêm chủng.
Một số các ứng dụng chăm sóc sức khỏe như Practo, Lybarate để nhận kết
quả khám, theo dõi các chỉ số hoạt động thể lực của cơ thể, tham khảo ý kiến bác sĩ,
đặt lịch hẹn khám trực tuyến, thông tin các cơ sở y tế gần đó. Ngoài ra nó cung cấp
thêm cho bệnh nhân những thông tin bổ ích về sức khỏe từ nguồn dữ liệu tin tức tin
cậy trên ứng dụng, tìm các sản phẩm thay thế cho các loại thuốc đắt tiền [23].


Hình 1.1: Chức năng tìm kiếm bác sĩ và cơ sở y tế
Chức năng đặt lịch hẹn khám, tham khảo ý kiến trực tuyến lời khuyên về sức
khỏe, các nguồn thông tin về sức khỏe bổ ích, truy cập các trang mạng xã hội.


16

Hình 1.2: Chức năng tư vấn bác sĩ trực tuyến
Ngoài ra còn có cả chức năng đặt hàng đơn thuốc. Ứng dụng có tùy chọn gửi
sau để kê đơn thuốc.

Hình 1.3: Chức năng kết nối với các trang mạng xã hội
1.4.2. Lợi ích của việc sử dụng ứng dụng y tế di động trong quản lý thông tin
sức khỏe:
Việc sử dụng các ứng dụng thiết bị điện thoại thông minh trong lĩnh vực y tế
tăng trong những năm gần đây. Điều này có lợi cho người bệnh cũng như các nhà
quản lý vì sử dụng ứng dụng thiết bị thông minh trong y tế đã được chứng minh là
làm tăng năng suất của bác sĩ, hiệu quả và độ chính xác và cải thiện khả năng tiếp
cận bệnh nhân chăm sóc [17]. Sử dụng các thiết bị di động của các trung tâm chăm
sóc sức khỏe đã chuyển đổi nhiều khía cạnh của thực hành lâm sàng. Thiết bị di


17

động đã trở thành phổ biến trong các thiết lập chăm sóc sức khỏe, dẫn đến sự tăng
trưởng nhanh chóng trong việc phát triển các ứng dụng phần mềm y tế (ứng dụng)
cho các nền tảng này. Nhiều ứng dụng hiện có sẵn để hỗ trợ các trung tâm chăm sóc
y tế với nhiều nhiệm vụ quan trọng, chẳng hạn như: thông tin và quản lý thời
gian; duy trì hồ sơ sức khỏe và truy cập; truyền thông và tư vấn; tham khảo và thu
thập thông tin; quản lý bệnh nhân và theo dõi; quyết định lâm sàng; giáo dục và đào

tạo y khoa [41]. Năm 2013 eClinicalWorks thực hiện một cuộc khảo sát cho thấy
93% các bác sĩ tin rằng các ứng dụng sức khỏe di động có thể cải thiện sức khỏe
của bệnh nhân [28] . Ngày nay, điều trị và quản lý các bệnh mạn tính như bèo phì,
tiểu đường, cao huyết áp và cholesterol cao chiếm hơn 75% tổng chi tiêu chăm sóc
sức khỏe của Hoa kỳ. Trên cơ sở toàn cầu 60% gánh nặng bệnh mạn tính sẽ xảy ra
ở các nước đang phát triển. Đối với hầu hết việc quản lý các bệnh nhân này tại các
phòng khám là bị gián đoạn. Để chăm sóc liên tục hơn, các tổ chức chăm sóc sức
khỏe lớn hiện đang đầu tư vào công nghệ để hỗ trợ bệnh nhân mắc các bệnh mạn
tính. Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của hiện tượng này là đáng kinh ngạc và đã trở
nên rõ ràng [27] [30].
Năm 2015 Underwood B đã nghiên cứu cắt ngang ứng dụng theo dõi sức
khỏe răng miệng trên smartphone. Kết quả cho thấy số người được hỏi cho biết răng
của họ cảm thấy sạch hơn kể từ khi sử dụng ứng dụng, 88% báo cáo ứng dụng đã thúc
đẩy họ đánh răng lâu hơn, 92.3% họ sẽ giới thiệu ứng dụng cho bạn bè và gia đình của
họ. Ứng dụng đã làm thay đổi nhận thức về thói quen vệ sinh răng miện của người sử
dụng và là động lực để họ tuân thủ và mang lại lợi ích cho chính bản thân [29].
WHO cũng dự đoán rằng trầm cảm sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu toàn
cầu về về gánh nặng bệnh tật vào năm 2030. Có một nhu cầu lớn trên toàn thế giới về
sức khỏe tâm thần phòng tốt hơn. Trong nghiên cứu của Baker, D và cộng sự năm 2016
cũng đã chỉ ra rằng YTDD với ứng dụng quản lý sức khỏe như MHapps… rất có hiệu
quả với việc ngăn ngừa sức khỏe tâm thần cảm xúc bằng cách sử dụng một loạt các kỹ
thuật dựa trên liệu pháp hành vi nhận thức được điều chỉnh theo nhu cầu của từng cá
nhân và được phân phân phối thông qua một tương tác đơn giản [33].


18

Cũng theo một nghiên cứu can thiệp Hitham Abazza cho thấy tiềm năng của
các dịch vụ SMS dẫn đầu trong lĩnh vự điều trị bệnh nhân tiểu đường. Các bệnh
nhân tiểu đường được theo dõi bằng công nghệ ĐTDĐ trong các dịch vụ do y tá

điều hành về kiểm soát mức đường huyết, chế độ ăn và hành vi tập thể dục mỗi
ngày sử dụng ĐTDĐ hoặc nguồn internet không dây để đưa ra các khuyến cáo tối
ưu cho bệnh nhân trong khoản thời gian 6 tháng cho kết quả hứa hẹn bởi kết quả
HbA1c (Glycosylate hemoglubin) giảm 1.15% ở mức 3 tháng là 1.05% vào thời
điểm 6 tháng [21].
Để tăng cường các biện pháp can thiệp sức khỏe bà mẹ và trẻ em dựa vào
cộng đồng Bộ Y tế Rwanda hợp tác với UNICEF năm 2010 đã đưa ra một hệ thống
mHealth - bao gồm: RapidSMS và mUbuzima - để theo dõi phụ nữ mang thai và trẻ
sơ sinh, thúc đẩy phát hiện sớm trường hợp tiền sản tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe
tại các cơ sở y tế vùng xa không có công cụ truyền thông đã mang lại kết quả tích
cực: Tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm từ một trong những cao nhất thế giới trong năm 2005
với 750 ca tử vong trên 100 000 ca sinh sống giảm xuống 487 người năm 2010, và tỷ lệ
tử vong dưới 5 tuổi đã giảm một nửa trong cùng một khoảng thời gian năm 2010 [24].
Năm 2010 Costa và cộng sự đã nghiên cứu tác động của dịch vụ gửi tin nhắn
đến điện thoại di động của bệnh nhân để nhắc lịch tái khám tại các Phòng khám
ngoại trú ở Saopaulo, Brazil kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc gửi nhắc nhở
cuộc hẹn như tin nhắn văn bản đến điện thoại di động của bệnh nhân là một chiến
lược hiệu quả để giảm tỷ lệ không tham gia. Khi bệnh nhân tham dự các cuộc hẹn
của họ, cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc và bệnh nhân nhận được lợi ích chăm sóc
không bị gián đoạn [19].
Trong nghiên cứu của Ross, S.E và các cộng sự, bệnh nhân suy tim tham gia
vào một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã kiểm tra việc sử dụng hồ sơ sức
khỏe trực tuyến của họ, gửi tin nhắn và tìm nội dung giáo dục sức khỏe có liên
quan. Nghiên cứu này cho thấy sự tuân thủ của bệnh nhân đối với việc tư vấn y tế
được cải thiện. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy sự hài lòng của bệnh nhân đối
với việc liên lạc giữa bác sĩ và bệnh nhân đang được cải thiện [38].
Nhân viên y tế thường khó được thông tin về sức khỏe của bệnh nhân khi


19


khám và điều trị tại bệnh viện sau khi họ trở về nhà. Tại Ý Bielli và cộng sự năm
2004 đã phát triển một hệ thống giám sát kết quả sức khỏe không dây (WHOMS) để
cải thiện giao tiếp giữa các cán bộ y tế và bệnh nhân về các triệu chứng và chất
lượng cuộc sống. Tổng hội Điều dưỡng nhận thấy hệ thống này là tích cực và họ
nhận ra những lợi ích của việc sử dụng ĐTDĐ trong sự can thiệp sớm và trong việc
quản lý các triệu chứng [34]
1.4.3. Tình hình nghiên cứu ứng dụng y tế di động trên thế giới
Thiết bị di động đượng sử dụng cho mục đích theo dõi và hỗ trợ chăm sóc
sức khỏe đang tăng lên rất nhanh, năm 2015 có hơn 500 triệu người sử dụng các
ứng dụng chăm sóc sức khỏe (mHealth application) trên điện thoại thông minh
(Smart phone). Năm 2017 con số đó là hơn 1.8 tỷ người [12].
Giải pháp công nghệ dường như đang nổi lên trên tất cả các lĩnh vực y đặc
biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe [37].

Hình 1.4. Các chương trình hỗ trợ của công nghệ trong CSSK.
Các nhà cung cấp ứng dụng quản lý dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ việc
theo dõi, chẩn đoán hoặc quản lý các quá trình sinh lý khác nhau của một người.
Nhiều nhà phát triển đã báo cáo rằng các thông số sinh lý được liệt kê có thể đo
được với cảm biến trong một thiết bị đeo tay. BP, huyết áp; Hb, hemoglobin; STD,
bệnh lây truyền qua đường tình dục [39].
Lần đầu tiên đài quan sát toàn cầu (GOe) của WHO đã tìm cách xác định tình
trạng của mHealth tại 114 quốc gia thành viên. Cuộc khảo sát tiến hành năm 2009


20

được ghi nhận để phân tích 4 khía cạnh của mHealth: thông qua các sáng kiến; loại
sáng kiến; tình trạng đánh giá; các rào cản để thực hiện. Với 14 loại dịch vụ
mHealth được khảo sát:

-

Trung tâm chăm sóc sức khỏe
Dịch vụ điện thoại miễn phí
Quản lý trường hợp khẩn cấp và thiên tai
Tlemedicin di động
Nhắc nhở cuộc hẹn tái khám
Huy động cộng đồng tham gia hoạt động y tế và nâng cao sức khỏe
Tuân thủ phác đồ điều trị
Hồ sơ bệnh án điện tử trên di động
Truy cập thu thập thông tin số liệu về sức khỏe
Giám sát trương trình y tế và theo dõi bệnh nhân
Khảo sát sức khỏe và thu thập dữ liệu
Giám sát, nâng cao nhận thức về sức khỏe
Hệ thống hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.

Cuộc khảo sát cho thấy có một số hoạt động cơ bản. Đa số các nước thành
viên (83%) báo cáo cung cấp ít nhất một loại dịch vụ mHealth. Tuy nhiên, nhiều
quốc gia đã cung cấp từ bốn đến sáu chương trình. Bốn sáng kiến mHealth được
báo cáo thường xuyên nhất là: trung tâm y tế (59%), dịch vụ điện thoại miễn phí
khẩn cấp (55%), quản lý tình trạng khẩn cấp và thiên tai (54%) và điện thoại di
động (49%). Ngoại trừ các trung tâm chăm sóc sức khỏe, dịch vụ điện thoại khẩn
cấp miễn phí, và quản lý các trường hợp khẩn cấp và thiên tai, khoảng hai phần ba
chương trình mHealth đang ở giai đoạn thí điểm hoặc phi chính thức.
Các hệ thống y tế trên toàn thế giới đang chịu áp lực ngày càng tăng để thực
hiện theo nhiều thách thức về sức khỏe, thiếu nhân viên kinh niên và ngân sách hạn
chế, tất cả đều làm cho việc lựa chọn can thiệp trở nên khó khăn. Để được xem xét
trong số các ưu tiên khác, các chương trình mHealth yêu cầu đánh giá. Đây là nền
tảng mà từ đó mHealth (và eHealth) có thể được đo lường: bằng chứng vững chắc
về việc các nhà hoạch định chính sách, quản trị viên và các tổ chức khác ...Đánh giá

là một phần của quá trình có thể xác định hiệu quả chi phí, bao gồm giáo dục công
chúng về lợi ích của mHealth và dẫn đến chính sách của chính phủ - tất cả đều được
báo cáo là một trong những rào cản quan trọng nhất đối với việc chấp nhận mHealth


21

của các Quốc gia thành viên. Mặc dù nhu cầu đánh giá, khảo sát cho thấy đánh giá
dựa trên kết quả của việc triển khai mHealth không được thực hiện thường xuyên.
Chỉ có 12% các nước thành viên báo cáo đánh giá các dịch vụ của mHealth. Một nỗ
lực phối hợp cần phải được thực hiện để thúc đẩy tầm quan trọng của việc đánh giá
và chia sẻ kết quả với tất cả các quốc gia thành viên [31]. Theo báo cáo số liệu của
Mỹ về doanh thu mHealth của năm 2017 là hơn 23 tỷ USD [16].
Ở nhiều nước thu nhập thấp và trung bình, ICT đang ngày càng được sử
dụng cho các mục đích khác nhau trong các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe khác
nhau. Trong số các chương trình y tế hỗ trợ CNTT, 42% sử dụng nó để mở rộng khả
năng tiếp cận địa lý đến chăm sóc sức khỏe, 38% để cải thiện việc quản lý dữ liệu
và 31% để tạo điều kiện giao tiếp giữa bệnh nhân và bác sĩ bên ngoài văn phòng bác
sĩ. Các mục đích khác bao gồm cải thiện chẩn đoán và điều trị (17%), giảm thiểu
gian lận và lạm dụng (8%) và tinh giản các giao dịch tài chính (4%). Các thiết bị
phổ biến nhất được sử dụng trong các chương trình hỗ trợ công nghệ là điện thoại
và máy tính; 71% và 39% các chương trình sử dụng chúng và các ứng dụng phổ
biến nhất là giọng nói (34%), phần mềm (32%) và SMS (31%). Các nhà tài trợ là
những nhà tài trợ chính của 47% các chương trình y tế dựa trên ICT [37].

Hình 1.5. Các chương trình hỗ trợ công nghệ, theo trường hợp sử dụng
1.4.4. Tình hình nghiên cứu ứng dụng y tế di động tại Việt Nam và Bệnh viện
Đại học Y Hà Nội
Y tế di động mang lại nhiều lợi ích cho công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Nhờ sự phủ sóng rộng khắp cả nước của các nhà mạng di động 3G, 4G người dân ở

các vùng sâu, vùng xa khắp mọi miền của tổ quốc có cơ hội tốt tiếp cận các dịch vụ


22

y tế bằng điện thoại di động, mà trước đây chỉ có người dân ở các thành phố, các
tỉnh lớn mới được tận hưởng. Y tế di động cũng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ y
tế, do nhận được sự hỗ trợ từ xa của các chuyên gia y tế (telemidecin). Y tế di động
cũng góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực y tế chất lượng cao tại
các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa. Y tế di động là cơ hội là hội để các nước đang
phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ y tế của mình, thu hẹp sự tụt hậu trong lĩnh
vực này so với các nước đang phát triển [11].
Ngày 01/07/2016, hệ thống giám định bảo hiểm y tế điện tử được chính thức
đưa vào triển khai, và đến cuối năm 2016 đã có trên 90% cơ sở y tế toàn quốc kết
nối thành công vào hệ thống. Sau 04 năm xây dựng, đây là hệ thống thông tin y tế
đầu tiên tại Việt Nam kết nối đồng bộ với các cơ sở y tế trên toàn quốc trên 1 nền
tảng ứng dụng quản lý điều hành thống nhất. Hệ thống nêu trên được Viettel nghiên
cứu xây dựng và hoàn thiện [1].
Xuất phát từ mong muốn chăm sóc sức khỏe ban đầu cho toàn dân, năm
2017 Ngành Y tế Việt Nam đã thiết lập sổ theo dõi sức khỏe cho từng người dân
bằng hồ sơ điện tử đã được triển khai ở nhiều địa phương trên cả nước như Bắc
Ninh, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Nội… trong năm qua và sẽ triển khai trên phạm vi
cả nước vào năm 2018. Hệ thống hồ sơ điện tử quản lý chăm sóc sức khỏe người
dân trên cả nước, sẽ giúp Bộ Y tế nắm bắt được mô hình bệnh tật từng vùng, từng
khu vực, từng lứa tuổi để từ đó có những phân tích, phục vụ công tác chuyên môn
hiệu quả nhất. Việc quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục cũng sẽ giúp phát hiện sớm
hầu hết các bệnh thông thường và giải quyết sớm ngay tại tuyến khám, chữa bệnh
ban đầu, hạn chế biến chứng và diễn biến bệnh nặng, giúp giảm quá tải bệnh viện,
giảm áp lực với ngành y tế [7].
Tại Việt Nam bắt đầu có nhiều loại hình và ứng dụng mới đi vào hoạt động

xong vẫn còn hạn chế các loại hình dịch vụ. YTDĐ vẫn chưa được chú trọng phát
triển, do đó cũng chưa có những nghiên cứu đánh giá hay phân tích tính hiệu quả
cũng những chi phí của những ứng dụng trên di động một cách chính thống để đưa
ra những chiến lược phát triển hợp lý và toàn diện.
Telemedicin: Trong ngành y tế, đã có một số đơn vị trong ngành y tế bước


23

đầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn
khám chữa bệnh từ xa như: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi
trung ương,… Tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức độ thử nghiệm, trong các buổi hội
chẩn nhất định chưa tiến hành thường xuyên thường kỳ do vấn đề kinh phí và kỹ
thuật…[2].
Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia chính thức hoạt động từ
ngày 1/6/2017. Hệ thống giúp ngành y tế quản ý tiêm chủng trọn đời. Người dân
theo dõi được lịch tiêm chủng, đăng ký lịch tiêm chủng, tìm kiếm cơ sở tiêm chủng
gần nhất và cập nhật các kiến thức an toàn trong tiêm chủng được ngành Y tế cập
nhật đầy đủ và thường xuyên trên ứng dụng [5].
Một số ứng dụng quản lý sức khỏe đã đang triển khai áp dụng như: ydoctor,
iCNM, eDoctor, Vcare, Easycare, Zinmed…với một số tính năng chính như:



Quản lý lưu trữ kết quả khám, thông tin y bạ điện tử
Nhập và Theo dõi các chỉ số sức khỏe cơ bản: Nhịp tim, huyết áp, nhiệt







độ cơ thể; đường máu
Đặt lịch khám bệnh, xét nghiệm;
Nhắc nhở lịch tái khám, lịch sử dụng thuốc ...
Hỏi và nhận tư vấn sức khỏe trực tuyến
Cập nhật tin tức y tế, dược phẩm...

Một số tính năng của ứng dụng quản lý thông tin khám sức khỏe tại Việt
Nam trên một số Bệnh vện:Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Medlatec, Bệnh
viện Nội tiết… và nhiều các phòng khám tại Việt Nam.


24

Hình 1.6: Ứng dụng quản lý thông tin khám sức khỏe tại Việt Nam

Hình 1.7: Tính năng tra cứu kết quả và cập nhật thông tin

Hình 1.8: Tính năng tra cứu bác sĩ và đặt lịch hẹn khám
Các ứng dụng đã mang lại nhiều hiệu quả, lợi ích thuận tiện cho người dùng


25

cũng như các Bệnh viện tuy nhiên những ứng dụng này cũng gặp rất nhiều khó khăn
tính năng còn chưa phong phú và nguồn cung cấp thông tin còn chưa được kiểm
duyệt về mức độ tin cậy. Tuy nhiên các ứng dụng đã bước đầu cung cấp được các
thông tin kết quả khám, đặt lịch khám, nhắc lịch tái khám, lịch uống thuốc, tương
tác với cán bộ y tế được dễ dàng bằng call, SMS, chat và chia sẻ thông tin một cách

nhanh chóng. Nhưng còn tồn tại khá nhiều bất cập của các ứng dụng này: chưa
được nhiều Bệnh viện quan tâm, chưa lưu tải được file hình ảnh, chức năng kết nối
với các thiết bị y tế không dây khác, sự tương tác giữa người dùng với người dùng,
người dùng và cán bộ y tế còn hạn chế….các ứng dụng chưa có sự đồng bộ do đó
chưa thể sử dụng thống nhất và chia sẻ thông tin giữa các hệ thống.

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Là khách hàng cá nhân hoặc là CBCNV các đơn vị tới khám sức khỏe định
kỳ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian tiến hành nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Sử dụng dịch vụ tại Trung tâm Đào tạo và Chăm sóc Sức khỏe Bệnh
viện Đại học y Hà Nội trong thời gian nghiên cứu.

+ Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
+ Có khả năng trả lời hoàn chỉnh bộ câu hỏi, hợp tác trong quá trình
phỏng vấn.
- Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Đối tượng ngừng phỏng vấn giữa chừng.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 8/2018 đến tháng 10/2018 tại Trung tâm Đào tạo và Chăm sóc Sức
khỏe Cộng đồng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra ngang có phân tích.
2.4. Phương pháp chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu



×