Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

CHĂM sóc NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT tại KHOA PHỤ sản BỆNH VIỆN BẠCH MAI và một số yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.84 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

HÀ THỊ BÍCH

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT
TẠI KHOA PHỤ SẢNBỆNH VIỆN BẠCH MAI
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

HÀ THỊ BÍCH

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT
TẠI KHOA PHỤ SẢN BỆNH VIỆN BẠCH MAI
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 06.72.05.01

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.Trần Hữu Vinh

Hà Nội - 2019




MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
1.1. Giải phẫu, sinh lý hệ sinh dục nữ 3
1.1.1. Giải phẫu cơ quan sinh dục nữ 3
1.1.2. Sinh lý của sản phụ khi mang thai
1.2. Bệnh học mổ lấy thai

3

3

1.2.1. Định nghĩa mổ lấy thai 3
1.2.2. Chỉ định mổ lấy thai

4

1.2.3 Kỹ thuật mổ lấy thai

5

1.2.4. Biến chứng của sản phụ sau mổ lấy thai

5

1.3. Chăm sóc sản phụ sau mổ lấy thai 6
1.3.1. Chăm sóc tổng trạng của sản phụ sau mổ lấy thai


6

1.3.2. Chăm sóc vết mổ của sản phụ sau mổ lấy thai

6

1.3.3. Chăm sóc về dinh dưỡng cho sản phụ sau mổ lấy thai

7

1.3.4. Theo dõi tình trạng tiêu hóa của sản phụ sau mổ lấy thai

7

1.3.5. Phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu của sản phụ sau khi rút ống
thông niệu đạo bàng quang

7

1.3.6. Hướng dẫn vệ sinh cá nhân cho sản phụ sau mổ lấy thai
1.3.7. Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, vận động

8

8

1.3.8. Chăm sóc về tinh thần 8
1.4. Sơ lược tình hình mổ lấy thai hiện nay

8


1.4.1. Tình hình mổ lấy thai trên thế giới

8

1.4.2. Tình hình mổ lấy thai ở Việt Nam

9

1.5. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu

10

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................11
2.1. Sản phụ

11

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

11

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

11

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 11
2.3. Thiết kế nghiên cứu 11



2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 11
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
2.6. Các biến số nghiên cứu
2.7. Phân tích số liệu

12

12

18

2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

18

2.8.1. Tính tự nguyện 18
2.8.2. Tính bảo mật

18

2.8.3. Đạo đức của nhà nghiên cứu

18

2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số 18
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................20
3.1. Đặc điểm chung của sản phụ

20


3.2. Thông tin trước phẫu thuật 23
3.3. Đặc điểm sau phẫu thuật

25

3.4. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng của sản phụ sau mổ

42

3.5. Thực hành chăm sóc của sản phụ sau phẫu thuật (đánh giá trên điều dưỡng viên)
45
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN........................................................................................................50
4.1. Bàn luận về đặc điểm sản phụ

50

4.2. Thực hành chăm sóc của sản phụ sau mổ lấy thai 51
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN........................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................62
PHỤ LỤC......................................................................................................................................66


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVPSTW

Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

BMI

Chỉ số khối cơ thể


BN

Bệnh nhân

BV

Bệnh viện

BT

Buồng trứng

BTC

Buồng tử cung

CDTK

Chấm dứt thai kỳ

CNTC

Chửa ngoài tử cung

CTC

Cổ tử cung

ĐDAĐ


Đầu dò âm đạo

ĐTĐ

Đái tháo đường

ĐTĐTK

Đái tháo đường thai kỳ

GPB

Giải phẫu bệnh

TC

Tử cung

VTC

Vòi tử cung

MTX

Methotrexate


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2: Phân bố sản phụ theo độ tuổi.....................................................................20

Bảng 3: Phân bố sản phụ theo nghề nghiệp.............................................................20
Bảng 4: Phân bố sản phụ theo trình độ học vấn.......................................................21
Bảng 5: Phân bố sản phụ theo tình trạng hôn nhân..................................................22
Bảng 6: Tiền sử sảy thai của sản phụ.......................................................................23
Bảng 7: Cân nặng của sản phụ.................................................................................23
Bảng 8: Tình trạng sản phụ trước phẫu thuật...........................................................23
Bảng 9: Các rối loạn về máu của sản phụ................................................................24
Bảng 10: Sản phụ thực hiện mổ lấy thai có đang điều trị bệnh khác không.............24
Bảng 11: Loại phẫu thuật mà sản phụ được phẫu thuật (n=147)..............................25
Bảng 12: Các biến chứng sau phẫu thuật (n=147)...................................................25
Bảng 13: Tình trạng vết thương sau mổ lấy thai (n=147)........................................26
Bảng 14: Thời gian rút sonde của sản phụ (n=147).................................................27
Bảng 15: Thời gian trung tiện của sản phụ..............................................................27
Bảng 16: Biểu hiện lâm sàng của sản phụ sau mổ lấy thai (n =147)........................28
Bảng 17: Tình trạng đau vết mổ của sản phụ...........................................................34
Bảng 18: Số lần thay băng vết mổ trên ngày của sản phụ........................................36
Bảng 19: BMI của sản phụ sau mổ (n=147)............................................................42
Bảng 20: Các bệnh lý của sản phụ (n=147).............................................................42
Bảng 21: Số thai của sản phụ trong lần phẫu thuật (n=147)....................................43
Bảng 22: Tuổi thai của sản phụ lúc mổ....................................................................44


Bảng 23: Ngôi thai của sản phụ trước phẫu thuật....................................................44
Bảng 24: Lý do mổ lấy thai của sản phụ..................................................................44
Bảng 25: Thời gian mổ lấy thai của sản phụ............................................................45
Bảng 26: Phương pháp gây mê/ gây tê khi mổ lấy thai...........................................45
Bảng 27: Dấu hiệu sinh tồn của sản phụ sau phẫu thuật..........................................45
Bảng 28: Biến chứng của sản phụ sau mổ lấy thai..................................................46
Bảng 29: Chăm sóc vết mổ của sản phụ sau phẫu thuật..........................................46
Bảng 31: Tình trạng đại tiện của sản phụ sau phẫu thuật.........................................47

Bảng 33: Tình trạng tiết niệu của sản phụ sau phẫu thuật........................................47
Bảng 34: Theo dõi về hô hấp và tuần hoàn của sản phụ sau phẫu thuật..................48
Bảng 35: Chế độ vệ sinh hàng ngày của sản phụ sau phẫu thuật.............................48
Bảng 36: Chế độ vận động, nghỉ ngơi và tinh thần của sản phụ sau phẫu thuật......49
Bảng 37: Thực hành chung trong chăm sóc sản phụ sau phẫu thuật........................49


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Độ tuổi của sản phụ................................................................................20
Biểu đồ 2: Nghề nghiệp của sản phụ.......................................................................21
Biểu đồ 3: Trình độ học vấn của sản phụ.................................................................22
Biểu đồ 4: Tình trạng hôn nhân của sản phụ............................................................23
Biểu đồ 5: Tình trạng điều trị bệnh khác của sản phụ..............................................25
Biểu đồ 6: Các biến chứng sau phẫu thuật của sản phụ...........................................26
Biểu đồ 7: Tình trạng vết thương của sản phụ.........................................................27
Biểu đồ 8: Nhiệt độ trung bình cơ thể sản phụ........................................................32
Biểu đồ 9: Mạch trung bình của sản phụ.................................................................32
Biểu đồ 10: Nhịp thở trung bình của sản phụ..........................................................33
Biểu đồ 11: Tình trạng mệt mỏi của sản phụ (tính theo tỷ lệ %)..............................34
Biểu đồ 12: Tình trạng đau vết mổ của sản phụ.......................................................35
Biểu đồ 13: Tình trạng vết mổ của sản phụ.............................................................36
Biểu đồ 14: Số lần thay băng vết mổ trên ngày của sản phụ....................................37
Biểu đồ 15: Màu sản dịch của sản phụ....................................................................37
Biểu đồ 16: Tình hình vệ sinh cá nhân của sản phụ.................................................38
Biểu đồ 17: Sự vận động sau mổ của sản phụ..........................................................38
Biểu đồ 18: Thời gian ngủ trung bình của sản phụ..................................................39
Biểu đồ 19: Tâm lý của sản phụ sau mổ..................................................................40
Biểu đồ 20: Vấn đề và mức độ lo lắng của sản phụ sau mổ....................................40



Biểu đồ 21: Sự tư vấn của điều dưỡng đối với sản phụ và người nhà......................41
Biểu đồ 22: Sự tuân thủ điều trị của sản phụ...........................................................42
Biểu đồ 23: Bệnh lý kèm theo của sản phụ..............................................................43


ĐẶT VẤN ĐỀ
Mang thai và sinh con là thiên chức cao quý của người phụ nữ. Trong những năm gần
đây, kinh tế–xã hội Việt Nam có những bước phát triển mới, vấn đề sức khoẻ cũng ngày
càng được quan tâm. Đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho sản phụ, trẻ em. Bộ y tế
khuyến nghị rằng, mỗi lần mang thai, phụ nữ phải được khám thai ít nhất ba lần. Lần khám
thai đầu tiên vào ba tháng đầu, lần thứ hai vào ba tháng giữa và lần thứ ba vào ba tháng cuối
[4]. Các sản phụ cần quan tâm, chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mẹ và con khi mang thai đến
khi sinh. Các sản phụ biết khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ, nghĩ ngơi và ăn
uống nhiều hơn so với bình thường. Tuy nhiên, ngày nay có quá nhiều phụ nữ gặp khó khăn
trong vấn đề sinh nở, ảnh hưởng đến quá trình sinh đường âm đạo dẫn đến việc phải mổ lấy
thai.
Tỷ lệ mổ lấy thai đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới. Mexico là nước có tỷ lệ
mổ lấy thai cao nhất theo khảo sát vào năm 2007, 2008 là 43,9%, Italy là 39,8%, Hàn
Quốc là 35,3%, Mỹ là 31,8%. [42]. Tại Việt Nam, tỷ lệ mổ lấy thai cũng khá cao và tăng
dần hàng năm. Số liệu của Viện bảo vệ sản phụ và trẻ sơ sinh từ giữa thập kỷ 50 đến hết
thập kỷ 60 cho thấy tỷ lệ mổ lấy thai khoảng 9%, đến những năm đầu thập kỷ 90 đã lên
đến 23% [6]. Gần đây nhất, theo nghiên cứu trên 21.722 trường hợp đẻ tại bệnh viện Phụ
Sản Trung Ương năm 2017 cho thấy có đến 11.166 trường hợp phẫu thuật lấy thai, chiếm
tỷ lệ 54,4%.
Đối với phương pháp mổ lấy thai, sản phụ cần có thời gian lâu hơn để phục hồi sức
khỏe và cũng có nhiều nguy cơ xảy ra tai biến nhiều hơn cho cả mẹ và con. Về phía mẹ,
sinh mổ mất máu nhiều hơn so với sinh thường, tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, tử
cung và bàng quang. Tổn thương các cơ quan như ruột bàng quang, đặc biệt trong các
trường hợp mổ lấy thai được lặp lại. Quá trình liền sẹo có thể gây đau và tắc ruột sau khi

mổ. Tăng thời gian và chi phí nằm viện [23]. Theo nghiên cứu của Trần Sơn Thạch và
cộng sự (2007) tại bệnh viện Hùng Vương cho thấy có 6,8% sản phụ được chẩn đoán là
nhiễm trùng tiểu sau mổ lấy thai [25]. Theo nghiên cứu của Lưu Tuyết Minh và cộng sự
(2014) tại Bệnh viện Bạch Mai thì tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở sản phụ sau
mổ lấy thai là 13,5% [10]. Theo Lê Thu Đào (2012) tỷ lệ sản phụ được chăm sóc tốt sau
mổ lấy thai là 32%, tỉ lệ này khá thấp so với tỉ lệ sản phụ chưa được chăm sóc tốt là 68%
[8].
Hiện nay cùng với sự gia tăng đáng kể tỷ lệ mổ lấy thai thì vấn đề chăm sóc hậu
phẫu của sản phụ sau mổ lấy thai là vô cùng quan trọng. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp
1


Quốc, 80% số ca tử vong ở mẹ có thể ngăn chặn được, nếu sản phụ được chăm sóc thiết
yếu trong và ngay sau đẻ. Ngoài việc được chăm sóc như một sản phụ sinh thường, điều
dưỡng viên cần có kế hoạch chăm sóc đặc biệt cho sản phụ sau mổ lấy thai nhằm hạn chế
các biến chứng giúp sản phụ sớm trở về với hoạt động bình thường.Những nghiên cứu
liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe sản phụ sau mổ lấy thai là thực sự cần thiết, đây là
cơ sở để điều dưỡng viên xây dựng được kế hoạch chăm sóc cho sản phụ, góp phần cải
thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện để mang lại sức khỏe tốt nhất cho
những sản phụ.
Tại khoa sản Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, hàng năm có đến hàng nghìn ca mổ lấy thai,
song hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào liên quan đến về vấn đề này. Chính vì vậy, để biết được:
“Tình hình chăm sóc sản phụ sau mổ lấy thai tại khoa sản Bệnh viện Bạch Mai hiện nay như
thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến việc chăm sóc sản phụ sau mổ tại đây?” tôi thực hiện
đề tài: “Chăm sóc sản phụ sau mổ lấy thai tại khoa Sản Bệnh viện Bạch Mai và một số
yếu tố liên quan” với Mục tiêu cụ thể
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ sau mổ lấy thai tại khoa
Sản của Bệnh viện Bạch Mai năm 2019.
2. Một số yếu tố liên quan đến chăm sóc sản phụ sau mổ lấy thai tại khoa Sản
của Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2019.


2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu, sinh lý hệ sinh dục nữ
1.1.1. Giải phẫu cơ quan sinh dục nữ
Cơ quan sinh dục của nữ gồm: cơ quan sinh dục trong (buồng trứng, vòi tử cung, tử
cung và âm đạo) và bộ phận sinh dục ngoài (âm hộ, âm vật, ngoài ra còn có vú là tuyến
tiết sữa trong thời kỳ nuôi con) [7], [17].
1.1.2. Sinh lý của sản phụ khi mang thai
Thụ tinh là sự kết hợp giữa một tế bào đực là tinh trùng với một tế bào cái là noãn
để thành một tế bào có khả năng phát triển rất nhanh gọi là trứng.
- Tinh trùng: từ tế bào mầm của tinh hoàn qua giảm phân 2 lần tạo thành tinh trùng
có 22 NST thường và 1 NST giới tính X hoặc Y.
- Noãn bào: từ những tế bào mầm từ buồng trứng tạo thành noãn nguyên bào.
- Cơ chế thụ tinh: tinh trùng đến 1/3 ngoài của vòi trứng, vây quanh noãn bào rồi
bám vào màng trong suốt của noãn bào do sự liên quan lý hóa giữa men fertilyzin của
vùng màng trong suốt và các men ở đầu tinh trùng. Tinh trùng thụ tinh, khúc giữa và
khúc cuối tiêu đi. Đầu tinh trùng chui qua noãn bào tử thành tiền nhân đực có n NST. Lúc
ấy noãn bào cũng đã phóng ra cực đầu II để trở thành tiền nhân cái cũng có n NST. Nếu
tinh trùng thụ tinh mang NST giới Y, sẽ tạo thành một tế bào hợp nhất mang XY, sẽ là
thai trai. Tinh trùng mang NST giới tính X sẽ tạo thành một tế bào hợp nhất mang XX, sẽ
là thai gái [6], [21].
- Sự làm tổ của trứng: trứng thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung mất từ 4 đến 6 ngày.
Trứng thường làm tổ ở vùng đáy tử cung và ở mặt sau nhiều hơn mặt trước.
- Sự phát triển của trứng và phần phụ của trứng: sau khi thụ tinh, trứng phân chia rất
nhanh để cấu tạo thành thai nhi và phần phụ của thai nhi để giúp cho sự phát triển của
thai. Quá trình phát triển của trứng chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ sắp xếp tổ chức (bắt đầu
từ lúc thụ tinh tới hết tháng thứ 2) và thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức (từ tháng thứ ba đến khi

đủ tháng) [6], [21].
1.2. Bệnh học mổ lấy thai
1.2.1. Định nghĩa mổ lấy thai
Mổ lấy thai là một phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau và màng ối qua một vết mổ ở
thành tử cung đang nguyên vẹn.
Định nghĩa này không bao hàm việc mổ bụng lấy một thai ngoài tử cung nằm trong
ổ bụng hoặc lấy một thai nhi đã rơi một phần hay toàn bộ vào trong ổ bụng do vỡ tửcung
3


[9], [19].
1.2.2. Chỉ định mổ lấy thai
Ngày nay mổ lấy thai được chỉ định trong những trường hợp mà cuộc sinh ngã âm
đạo tỏ ra không an toàn cho mẹ và thai nhi. Nhiều chỉ định rất rõ ràng nhưng có những
chỉ định là tương đối. Trong nhiều trường hợp cần cân nhắc trong mổ lấy thai hoặc sinh
đường âm đạo để có được chỉ định tối ưu.
1.2.2.1. Các chỉ định thông thường nhất
- Bất tương xứng đầu chậu:
+ Khung chậu hẹp hay khung chậu bình thường nhưng thai to.
+ Nghiệm pháp lọt thất bại.
+ Dọa vỡ tử cung.
- Khởi phát chuyển dạ thất bại.
- Rối loạn cơn go tử cung không điều chỉnh được bằng thuốc.
- Cổ tử cung không tiến triển.
- Nhau tiền đạo trung tâm nhưng phần lớn các trường hợp nhau tiền đạo bán
trung tâm.
- Nhau bong non.
- Sa dây rốn ở thai có khả năng sống nhưng không đủ điều kiện để sinh ngã âm
đạo tức thì.
- Ngôi bất thường.

- Suy thai trong chuyển dạ.
- Thai kém phát triển trong tử cung, mạng sống bào thai đang bị đe dọa.
- Thai quá ngày có chống chỉ định khởi phát chuyển dạ.
- Vết mổ cũ thân tử cung + một bất thường khác.
- Rốn quấn cổ > 2 vòng.
- Ung thư cổ tử cung tại chỗ hoặc xâm lấn.
1.2.2.2. Các chỉ định khác
-Herpes sinh dục đang tiến triển
-Chấm dứt thai kỳ sớm trên mẹ tiểu đường.
-Dò bàng quang - âm đạo, trực tràng - âm đạo mới được tạo hình [9]
 Những yếu tố thường được suy xét thêm vào chỉ định mổ nhưng không phải là chỉ
định mổ lấy thai
- Con so lớn tuổi
4


- Con quý hiếm
 Những yếu tố làm cho chỉ định mổ cần được cân nhắc
- Thai đã chết
- Thai có dị tật quan trọng đã được xác định
- Thai còn quá non tháng, khó có khả năng sống.
1.2.3 Kỹ thuật mổ lấy thai
1.2.3.1 Mổ ngang đoạn dưới tử cung lấy thai đây là phương pháp thông dụng nhất
- Thời điểm mổ lấy thai: tốt nhất là vào thời điểm chuyển dạ, lúc này đoạn dưới tử
cung thành lập tốt. Trong những trường hợp có vết mổ cũ trên cơ tử cung thường mổ lấy
thai ngay khi có bắt đầu vào chuyển dạ.
Vô cảm: Có thể gây tê ngoài màng cứng, tê tủy sống, mê nội khí quản hay gây tê
tại chỗ.
1.2.3.2 Mổ dọc thân tử cung lấy thai
- Thời điểm mổ: nên mổ chủ động trước chuyển dạ vì nguy cơ vỡ tử cung

- Chỉ định: hiện nay phương pháp này ít thực hiện do nhiều khuyết điểm. Chỉ định
mổ dọc thân tử cung thường trong các trường hợp như:
+ Nhau tiền đạo ở mặt trước đoạn dưới tử cung
+ Ngôi ngang
+ Vết mổ lấy thai cũ quá dính khó vào được phần thân dưới
+ Mổ lấy thai trên mẹ vừa chết
+ Mổ lấy thai trong những tư thế ngồi
1.2.4. Biến chứng của sản phụ sau mổ lấy thai
Phẫu thuật mổ lấy thai không phải là không có biến chứng. Biến chứng xảy ra bao
gồm cho cả mẹ và cho cả con [19].
1.2.4.1. Biến chứng của mẹ sau mổ lấy thai
* Biến chứng gần:
- Tử suất của mẹ thay đổi theo trình độ, kỹ thuật, kinh tế - xã hội của mỗi nước.
- Chảy máu: do phạm phải động mạch tử cung, do đờ tử cung tăng nhiều khi gây
mê, gây tê để mổ, do rách thêm đoạn dưới tử cung.
- Nhiễm trùng: thường là nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng ối gây viêm phúc mạc.
Có thể dẫn đến cắt tử cung trong thời kỳ hậu phẫu.
- Tai biến phẫu thuật: như phạm phải các cơ quan lân cận như ruột, bàng quang,
khâu phải niệu quản, dò bàng quang - tử cung, dò bàng quang – âm đạo.
5


*Biến chứng xa:
- Nức tử cung trên những sẹo mổ cũ thân tử cung cho những thai kỳsau, tỷ lệ này từ
1 – 2% với mổ dọc thân tử cung, nứt khi chưa vào chuyển dạ, 0,5 – 1 % mổ ngang đoạn
dưới tử cung nứt khi đã vào chuyển dạ.
- Lạc nội mạc tử cung
- Dính ruột, tắc ruột sau mổ
- Thoát vị thành bụng
- Nguy cơ cho thai kì sau:

 Nhau tiền đạo (tăng nguy cơ 1,7lần)
 Nhau cài răng lược (10% trường hợp nhau tiền đạo)
 Nhau bong non (tăng nguy cơ 30%)
 Thai làm tổ trên vết mổ cũ (tăng nguy cơ 4,1-6,2%)[9].
1.3. Chăm sóc sản phụ sau mổ lấy thai
1.3.1. Chăm sóc tổng trạng của sản phụ sau mổ lấy thai
Sản phụ sau mổ cần được theo dõi các vấn đề sau: quan sát màu sắc da, niêm mạc
và đo dấu hiệu sinh tồn, ghi lên bảng hồi sức của sản phụ. Theo dõi toàn trạng, các dấu
hiệu sinh tồn, đặc biệt trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật.
Trong giờ đầu, mỗi 15 phút theo dõi dấu hiệu sinh tồn 1 lần, giờ tiếp theo 30 phút 1
lần, sau đó thưa dần và những ngày sau theo dõi như thường qui.
Theo dõi tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp và tăng tiết đàm, gây ho và khó thở
do ứ đàm ở họng.
Theo dõi số lượng dịch truyền để phục hồi khối lượng thể tích tuần hoàn theo y
lệnh.
Theo dõi số lượng, màu sắc nước tiểu chảy qua ống sonde tiểu. Số lượng nước tiểu
phải đo hàng giờ và báo cho phẫu thuật viên, đặc biệt trong những phút đầu, giờ đầu và
ngày đầu, để đánh giá lượng dịch truyền và tai biến phẫu thuật thắt hay chạm vào niệu
quản hay bàng quang.
Thực hiện y lệnh thuốc tiêm hoặc thuốc uống chống nhiễm trùng sau mổ, thuốc
giảm đau sau mổ phải đúng thuốc, đúng liều, đúng giờ theo y lệnh [5].
1.3.2. Chăm sóc vết mổ của sản phụ sau mổ lấy thai
Trong trường hợp bình thường, băng vết mổ khô, không chảy máu thì không cần
thay băng trong ngày đầu tiên. Nếu băng vết mổ thấm máu ướt phải mở ra đánh giá tình
6


trạng chảy máu vết mổ. Nếu chỉ rịn chảy máu ít có thể xử trí bằng băng ép chặt lại, nếu
chảy máu nhiều có thể phải khâu tăng cường lại thành bụng.
Sau 48 giờ mở băng ra đánh giá lại tình trạng vết mổ. Các triệu chứng nhiễm trùng

vết mổ thường xuất hiện vào ngày thứ 3 sau mổ. Cần chú ý quan sát các triệu chứng phù
nề, đỏ, nóng và đau quanh vết mổ.
Nếu vết mổ có dẫn lưu cần thay băng hàng ngày để theo dõi tình trạng ống dẫn lưu.
Thường sau 24 giờ nếu ống dẫn lưu không còn tiết dịch trong hay lẫn hồng (chứng tỏ không
còn chảy máu) thì nên rút ống dẫn lưu để tránh nhiễm trùng.
Cắt chỉ trước khi ra viện, thường cắt chỉ vào ngày thứ 7 sau mổ[5],24].
1.3.3. Chăm sóc về dinh dưỡng cho sản phụ sau mổ lấy thai
Mổ lấy thai không liên quan đến ruột nên khuyến khích sản phụ ăn càng sớm càng
tốt. Ăn đủ lượng, đủ chất, không kiêng ăn vô lý.
Cho sản phụ ăn uống sớm không chờ trung tiện. Thực hiện cho uống hoặc ăn nhẹ:
uống sữa, súp, cháo loãng hoặc uống oresol ngày đầu sau mổ để đảm bảo dinh dưỡng,
điện giải và cung cấp nước.
Ngày thứ 2 sau khi trung tiện cho ăn cơm, uống nước bình thường. Lượng nước
uống phải đủ cho nhu cầu của mẹ và tạo sữa để cung cấp đủ sữa cho trẻ.
Uống đủ nước: thường nhu cầu cho mẹ và con khoảng 1,5–2 lít / ngày.
Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn no. [1], [5], [24].
1.3.4. Theo dõi tình trạng tiêu hóa của sản phụ sau mổ lấy thai
Sau sinh sản phụ thường bị táo bón, sau sinh 3 ngày sản phụ không đi đại tiện được
nên khuyên sản phụ ăn uống nhiều hoa quả, thức ăn nhiều chất xơ và đi lại vận động
không nên nằm lâu hoặc báo bác sĩ cho y lệnh thuốc nhuận tràng, cho uống ngay một lúc
1 lít đến 1,5 lít nước chín với thuốc để làm loãng phân, tạo cảm giác mót và đi đại tiện
được [5].
1.3.5. Phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu của sản phụ sau khi rút ống thông
niệu đạo bàng quang
Ống thông niệu đạo bàng quang thường được rút trong vòng 12–24 giờ sau mổ hoặc
thuận tiện hơn là rút vào buổi sáng hôm sau ngày phẫu thuật. Trường hợp nước tiểu có
lẫn máu do chạm phải bàng quang trong lúc mổ cần phải lưu thông tiểu cho đến khi nước
tiểu trở lại trong hoàn toàn để tránh khả năng bị dò bàng quang về sau.
Thông tiểu tại chỗ lưu trên 24 giờ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu.
Nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng: tiểu buốt, tiểu gắt hoặc bí tiểu, thường do đặt

7


thông tiểu không đảm bảo vô trùng hoặc sản phụ có tình trạng nhiễm trùng trước đó mà
không ghi nhận.
Sau khi rút thông tiểu phải theo dõi khả năng tự tiểu của sản phụ cũng như sự xuất
hiện cầu bàng quang (khám thấy có khối cầu bàng quang trên xương vệ, đẩy đáy tử cung
lên cao trên rốn) xử trí bằng cách đắp ấm, xoa nhẹ bàng quang và khuyến khích sản phụ
ngồi tiểu [24].
1.3.6. Hướng dẫn vệ sinh cá nhân cho sản phụ sau mổ lấy thai
Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày: rửa vùng sinh dục ít nhất 3 lần/ngày.
Hướng dẫn dùng băng vệ sinh sạch, đủ thấm, thay băng thường xuyên, nếu băng vệ
sinh thấm ướt máu sau 1 giờ phải báo cho nhân viên y tế ngay.
Hướng dẫn cách tắm rửa, vệ sinh thân thể, lau người thay đồ sạch, sau sinh 2–3
ngày tắm nhanh bằng nước ấm.
Hướng dẫn cách ăn mặc: mặc rộng rãi, sạch sẽ, đủ ấm về mùa đông, thoáng mát về
mùa hè [1], [5], [24].
1.3.7. Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, vận động
Ngủ tốt đảm bảo sức khỏe để nuôi con, mỗi ngày nên ngủ đủ 8 giờ, nên tôn trọng
giấc ngủ trưa [1].
Hướng dẫn sản phụ ngồi dậy sớm, đi lại để thông sản dịch, chống bế sản dịch,
chống tắc ruột do dính sau mổ.
Khuyến khích sản phụ vận động càng sớm càng tốt, đối với các sản phụ được gây tê
tủy sống nên hạn chế ngồi dậy trong vòng 12 giờ đầu sau mổ (chỉ co duỗi chân, nghiêng
người qua lại trên giường) để tránh biến chứng hạ huyết áp tư thế của gây tê tủy sống,
hạn chế triệu chứng nhứt đầu những ngày sau mổ [5], [24].
1.3.8. Chăm sóc về tinh thần
Tâm lý của sản phụ sau sinh rất thất thường. Một số phụ nữ có thể chợt vui, chợt
buồn hoặc tự nhiên khóc không lý do, lo âu, dễ bị kích thích, khó tập trung, mất cảm giác
ngon miệng hoặc khó ngủ. Các thành viên trong gia đình cần tạo ra một bầu không khí

vui tươi, chăm chút cho trẻ mới sinh để sản phụ cảm thấy yên tâm [24].
1.4. Sơ lược tình hình mổ lấy thai hiện nay
1.4.1. Tình hình mổ lấy thai trên thế giới
Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ mổ lấy thai tốt nhất chỉ nên từ
5–10%. Khi tỷ lệ này vượt trên 15% thì sẽ có nhiều tác hại xảy ra hơn lợi ích của nó.
Thế nhưng hiện nay tỷ lệ mổ lấy thai đã tăng cao ở các nước phát triển và đang phát
8


triển. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ mổ lấy thai tăng từ 5–7% trong
những năm 1970 lên 25–30% năm 2003 [31], [32], [34].
Ở nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ mổ lấy thai mỗi năm một tăng. Mexico là nước có
tỷ lệ mổ lấy thai cao nhất trong số 22 quốc gia phát triển được khảo sát vào năm 2007,
2008 là 43.9%, tiếp theo là Italy là 39.8%, Hàn Quốc là 35.3%, Mỹ là 31.8%. Các quốc
gia có tỷ lệ thấp nhất là Hà Lan với 13.9%, Iceland là 16.1% và Phần Lan là 16.5% [33].
Tại Hoa Kì: tỷ lệ mổ lấy thai tăng rất nhanh chóng từ 4,5% năm 1965 lên 24,1%
năm 1986. Đến nay tỷ lệ mổ lấy thai tại Hoa Kì có giảm, tuy nhiên tỷ lệ này giảm rất
chậm. Năm 2014, tỷ lệ mổ lấy thai chung của cả nước Hoa Kì là 32,2% giảm 0,7% so với
năm 2009 là 32,9% [32], [33].
Ở các nước châu Âu tỷ lệ mổ lấy thai hiện nay là 30%. Tại Úc tỷ lệ mổ lấy thai năm
2007 là 20,1% tăng gấp 1,5 lần so với năm 1997 là 30,6%, tỷ lệ mổ lấy thai trong các
bệnh viện công ở Brazil và quốc gia Nam Mỹ đã đạt 80% vào đầu những năm 2000 [33].
1.4.2. Tình hình mổ lấy thai ở Việt Nam
Ở Việt Nam không có thống kê cho biết tỷ lệ mổ lấy thai trên phạm vi cả nước, do
vậy các con số trong từng bệnh viện không thể cho chúng ta biết được tổng thể của cả
nước để so sánh với các nước khác. Ở một thời điểm tỷ lệ mổ lấy thai khác nhiều giữa
các bệnh viện [19].
Theo nghiên cứu của Vương Tiến Hòa (2004) thì tỷ lệ mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ
Sản Trung Ương là 36,97% năm 2002 [30], theo nghiên cứu của Phạm Bá Nha (2009) tỷ
lệ mổ lấy thai tại bệnh viện Bạch Mai năm 2008 là 36,7% [22]. Theo nghiên cứu của

Ninh Văn Minh (2013) tỷ lệ mổ lấy thai tại bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình năm 2012 là
23,1% [20], còn theo Nguyễn Thị Bình và cộng sự (2013) tỷ lệ mổ lấy thai tại Bệnh viện
Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2012 là 45,1% [13].
Theo Trương Kim Thuyên và cộng sự (2013) tại Bệnh viện Đa khoa Trung Tâm An
Giang tỷ lệ mổ lấy thai năm 2010 là 26,6% và năm 2012 là 30% [27]. Theo nghiên cứu
về tình hình mổ lấy thai của Nguyễn Thị Huệ và cộng sự (2014) tại bệnh viện Nhật Tân
năm 2013, thì tỷ lệ mổ lấy thai đã lên đến 50,4%, trong đó có 11,1% mổ lấy thai chủ
động [16].
Theo nghiên cứu của Ma Văn Từng (2014) tại bệnh viện đa khoa Hùng Vương 6
tháng đầu năm 2014, tỷ lệ mổ lấy thai là 46,6% [11].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hạnh (2015) tại bệnh viện Đa khoa Trung
Ương Cần Thơ, tỷ lệ mổ lấy thai do nguyên nhân đơn thuần từ mẹ là 34,75%; do nguyên
9


nhân đơn thuần từ thai chiếm 39,25% và do nguyên nhân đơn thuần từ phần phụ là
8,25% [15].
Nghiên cứu trên 21.722 trường hợp đẻ tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương năm 2017 cho
thấy có đến 11.166 trường hợp phẫu thuật lấy thau, chiếm tỷ lệ 54,4%.
1.5. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu
Khoa Phụ sản thuộc khoa ngoại của bệnh viện. Hiện nay khoa có 100 giường bệnh
và 20 giường sơ sinh, trong đó có 20 giường tự nguyện chiếm tỷ lệ 20% số giường và 12
phòng mỗi phòng có 6 giường. Trang thiết bị tại khoa gồm: 01 máy siêu âm màu 4D, 03
máy siêu âm 2D, 04 lồng ấp sơ sinh, 11 máy monitoring, 05 máy Doppler tim thai cầm
tay và mộ số máy khác… Với 72 cán bộ, công chức trong đó có 27 bác sĩ (01PGS, 03
tiến sĩ, 06 bác sĩ chuyên khoa cấp II, 12 thạc sĩ, 01 bác sỹ chuyên khoa cấp I, 03 bác sỹ,
01 bác sỹ nội trú). Nữ hộ sinh có 25 người, 05 cử nhận đại học nữ hộ sinh, 06 nữ hộ sinh
cao đẳng, 14 nữ hộ sinh trung cấp, 15 điều dưỡng (01 thạc sỹ, 07 cử nhân điều dưỡng, 01
điều dưỡng cao đẳng, 06 điều dưỡng trung cấp), 06 hộ lý (05 nhân viên và 01 hợp đồng).
Tính đến tháng 9 năm 2018 khoa Phụ sản đã đạt được nhiều thành tích nhưsiêu âm

38368lượt, sinh 7132 trường hợp (đẻ thường 2965, mổ để là 4167) [3].

10


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Sản phụ
Là những sản phụ sau mổ lấy thai tại Khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai từ
01/04/2019 đến 30/06/2019.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Những sản phụ sau mổ lấy thai tại Khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai
- Sản phụ đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Sản phụ không đảm bảo sức khỏe tâm thần để tham gia nghiên cứu
- Đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 01/01/2019 - Tháng 31/07/2019, thời gian thu thập

số liệu là từ 4/2019 đến 6/2019.
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

2.3. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu:

12  / 2 .p.(1  p)
n

d2
Trong đó: n: cơ mẫu tối thiểu cân nghiên cứu cho mẫu đơn
P= 0,8 (giả định 92% được chăm sóc tốt).
12  / 2 = 1,96 với độ tin cậy 95%

α: là mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 5%
d: sai số cho phép là 0,05
Thay vào công thức được n = 144
Dự trù đối tượng không tham gia nghiên cứu 10%, cơ mẫu là 155 sản phụ.
Chọn mẫu thuận tiện dự trên số lượng sản phụ sau mổ lấy thai trong khoảng thời
gian thu thập số liệu, bắt đầu từ thời điểm thu thập cho đến khi có số lượng mẫu đủ.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
11


Phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bộ câu hỏi gồm 17 câu (câu lựa chọn và câu điền
khuyết) thiết kế sẵn để sản phụ và thu thập từ hồ sơ bệnh án (Phụ lục kèm theo).
2.6. Các biến số nghiên cứu

12


STT
1.

Tên biến
Định nghĩa biến số
Phân loại
A. Thông tin chung về sản phụ
Tuổi

của Tuổi của sản phụ bằng năm Biến liên tục

PP.thu thập

sản phụ

vấn (năm sinh

hiện tại trừ năm sinh

Phiếu

phỏng

của sản phụ và
2.
3.

Nghề Công việc

mang lại thu Biến

nghiệp
Trình độ

nhập chính cho sản phụ
Cấp học cao nhất của sản phụ

học vấn


(Trên Đại học, Đại học, Cao

năm điều tra)
danh Phiếu
phỏng

mục
Biến thứ bậc

vấn
Phiếu

phỏng

vấn

Đẳng, Trung Cấp)
Cấp III
Cấp II
Cấp I
4.

5.

6.

Tình trạng

Không Biết chữ
Tình trạng hôn nhân hiện tại Biến danh


Phiếu

hôn nhân

của sản phụ (độc thân, kết

vấn

Thu nhập

hôn, đã ly hôn)
Thu nhập của sản phụ trong Biến liên tục

Phiếu

năm qua quy ra đồng Việt

phỏng vấn

Số lần sảy

Nam/ tháng
Số lần sản phụ sảy thai

mục

Biến liên tục

phỏng


Phiếu

7.

Số lần

Số lần mà sản phụ sinh con Biến liên tục

phỏng vấn
Phiếu phỏng

8.

sinh con
Tiền sử

sống
Số lần mà sản phụ mổ lấy Biến liên tục

vấn
Phiếu phỏng

9.

mổ lấy thai
BMI của

thai, tính cả lần mổ này
BMI bằng trọng lượng cơ thể Biến liên tục


vấn
Hồ sơ bệnh án

sản phụ

chia cho bình phương chiều
cao, để đánh giá mức độ gầy
hay béo của một người

13


10.

Bệnh

lý Các bệnh lý mà sản phụ gặp Biến định

kèm theo

11.

12.

phải

Hồ sơ bệnh án

danh


- Tăng huyết áp
- Tiền sản giật, sản giật
- Viêm họng, sốt siêu vi
- Mẹ nhẹ cân
- Đái tháo đường
Số thai của Số thai mà sản phụ có trước Biến định

Phiếu phỏng

sản phụ

vấn

khi mổ

danh

- Đơn thai
- Đa thai
Tuổi thai tại Tuổi thai tính theo tuần theo Biên liên tục
thời

Hồ sơ bệnh án

điểm kết quả siêu âm thai trước

mổ

lúc mổ?

-

13.
14.

Thai non tháng
(<37 tuần)
- Thai đủ tháng
(37-40 tuần)
- Thai già tháng
(>40 tuần)
Ngôi thai
- Ngôi đầu
- Ngôi mông
khi mổ
- Ngôi ngang
Lý do mổ Lý do sản phụ mổ lấy thai
lấy thai

15.

-

Theo yêu cầu
Theo chỉ định của

Biến định
danh
Biến định


Phiếu phỏng

danh

vấn

bác sỹ
gian Thời gian tính từ lúc sản phụ Biến liên tục

Thời

mổ lấy thai

Hồ sơ bệnh án

vào phòng mổ đến lúc sản
phụ được chuyển về khoa

16.

điều trị
Phương pháp gây mê mà sản Biến

Phương
pháp

1.

2.


định Hồ sơ bệnh án

gây phụ được sử dụng khi mổ lấy danh


thai
B. Chăm sóc sản phụ sau mổ lấy thai
Dấu
hiệu Dấu hiệu sinh tồn bao gồm: Biến định

Phiếu phỏng

sinh tồn

vấn

Thời

mạch, huyết áp, nhịp thở,

danh

nhệt độ
gian Điều dưỡng có cho sản phụ Biến nhị

uống thuốc

uống thuốc đúng giờ không
14


phân

Phiếu phỏng
vấn


3.

Thời
rút

4.

gian Khoảng thời gian từ khi sản Biến định
sonde phụ được đặt sonde tiểu đến

vấn

tiểu
khi rút ra
Tình trạng Tình trạng đau của sản phụ Biến phân

Phiếu phỏng

đau của sản sau mổ lấy thai

vấn

phụ sau khi


-

mổ
5.

danh

Phiếu phỏng

Tình

loại

Không đau
Đau khi vận động

mạnh, đi lại
- Có đau
trạng Tình trạng vết mổ của sản Biến phân

vết mổ

phụ tính đến thời điểm khảo

Phiếu phỏng

loại

vấn


Biến phân

Hồ sơ bệnh án

sát

6.

Tình

- Khô
- Có dịch
- Có máu
- Phù nề
trạng Tình trạng tử cung:

tử cung sản
phụ sau mổ
7.

-

Tử cung co hồi tốt
Tử cung co hồi không

tốt
Tình trạng sản dịch của tử Biến phân

Sản dịch


cung:

8.

loại

Hồ sơ bệnh án

loại

Thời

- Màu sắc
- Mùi
gian Sản phụ được điều dưỡng rửa Biến phân

Phiếu phỏng

thay

băng và thay băng vết mổ khi nào?

vấn, hồ sơ

vết mổ

loại

Bao nhiêu lần/ ngày


bệnh án

- Rửa vào buổi sáng, 1
lần/ngày
- Rửa vào buổi sáng và
chiều, 2 lần/ngày
- Không rửa và thay
9.

băng vết mổ
Thay ga trải Sản phụ có được thay ga trải Biến nhị

Phiếu phỏng

10.

giường
Ngủ đủ giấc

giường hằng ngày không?
phân
Sản phụ có được ngủ đủ giấc Biến phân

vấn
Phiếu phỏng

không (ngủ >8 tiếng)

vấn


15

loại


11.

Sự lên sữa Sự lên sữa của sản phụ thể Biến phân

Phiếu phỏng

của sản phụ

loại

vấn


- Số lượng sữa tiết
Chế độ dinh Chế độ dinh dưỡng bao gồm:

Biến phân

Phiếu phỏng

dưỡng

loại

vấn


hiện qua:
-

12.

của

Tình trạng cương tức 2

Ăn như bình thường
Ăn nhiều hơn bình

sản phụ sau

thường với đầy đủ các chất

mổ

dinh dưỡng (rau, thịt, trứng,
cá...)
13.

Vận

Chế độ ăn kiêng
động Sản phụ được hướng dẫn Biến phân

sau sinh


vận động sau sinh
-

loại

Phiếu phỏng
vấn

Ngồi dậy sớm, đi lại
vận động nhẹ nhàng

-

sau mổ
Không dám ngồi dậy
sớm, không vận động

14.

sau mổ
Tình trạng Sản phụ vệ sinh cá nhân như Biến phân

Phiếu phỏng

vệ sinh cá thế nào sau phẫu thuật lấy

loại

vấn, HSBA


Biến phân

Phiếu phỏng

loại

vấn

nhân
sản phụ

của thai
-

Rửa mặt, súc miệng,

-

chảy răng mỗi ngày
Lau mình bằng nước

-

ấm và thay đồ sạch
Tắm bình thường
Rửa và lau khô bộ
phận sinh dục thường

15.


xuyên
Tình trạng Tình trạng tiểu tiện của sản phụ:
tiểu tiện

-

Bình thường
Tiểu rắt, buốt
Bí tiểu

16


×