Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

ĐẶC điểm lâm SÀNG rối LOẠN TRẦM cảm ở BỆNH NHÂN rối LOẠN cơ THỂ hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.2 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỖ TRỌNG THIỆN

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM
Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CƠ THỂ HÓA

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

\\

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỖ TRỌNG THIỆN

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM
Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CƠ THỂ HÓA
Chuyên ngành: Tâm thần
Mã số: 60720147


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Thị Hà An

HÀ NỘI - 2019


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................2
1.1. Đại cương về cơ thể hóa..........................................................................2
1.1.1. Khái niệm về cơ thể hóa....................................................................2
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10...................................................4
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng........................................................................5
1.2. Đặc điểm rối loạn trầm cảm trên bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa............7
1.2.1. Đại cương về trầm cảm.....................................................................7
1.2.2. Rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa.......................14
1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước.....................................................15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........16
2.1. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................16
2.2. Thời gian nghiên cứu............................................................................16
2.3. Cỡ mẫu..................................................................................................16
2.4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................17
2.4.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:.......................................................................17
2.4.2. Tiêu chuẩn loại trừ:.........................................................................17
2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................17
2.5.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................17
2.5.2. Phương pháp thu thập thông tin......................................................17
2.5.3. Công cụ thu thập thông tin:.............................................................17

2.5.4. Các bước tiến hành nghiên cứu.......................................................17
2.6. Các biến số nghiên cứu.........................................................................18
2.7. Xử lý số liệu..........................................................................................18
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.........................................................19


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................20
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................20
3.1.1. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu........................................20
3.1.2. Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu...................................20
3.1.3. Đặc điểm về nơi cư trú, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống, trình
độ học vấn.......................................................................................21
3.1.4. Đặc điểm về học vấn, nghề nghiệp.................................................21
3.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn cơ thể hóa ở nhóm bệnh nhân nghiên
cứu.......................................................................................................22
3.2.1. Thời gian mắc rối loạn cơ thể hóa...................................................22
3.2.2. Tiền sử mắc các rối loạn tâm thần trong gia đình...........................22
3.2.3. Đặc điểm lâm sàng rối loạn cơ thể hóa...........................................23
3.3. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu............24
3.3.1. Tỉ lệ trầm cảm ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu................................24
3.3.2. Đặc điểm khởi phát của trầm cảm...................................................24
3.3.3. Triệu chứng khởi phát của trầm cảm:.............................................25
3.3.4. Đặc điểm các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm.........................25
3.3.5. Đặc điểm các triệu chứng phổ biến của trầm cảm..........................26
3.3.6. Đặc điểm các triệu chứng cơ thể của trầm cảm..............................26
3.3.7. Đặc điểm các triệu chứng loạn thần................................................27
3.3.8. Đặc điểm các triệu chứng cảm xúc liên quan với rối loạn cơ thể hóa...27
3.3.9. Đặc điểm mức độ trầm cảm theo thang điểm HAM-D...................28
3.3.10. Đặc điểm mức độ trầm cảm theo ICD-10.....................................28
3.3.11. Đặc điểm triệu chứng lo âu phối hợp:...........................................29

3.4. Mối liên quan giữa trầm cảm và các nhóm triệu chứng cơ thể...........29
3.4.1. Mối liên quan giữa trầm cảm và nhóm triệu chứng tiêu hóa..........29
3.4.2. Mối liên quan giữa trầm cảm và nhóm triệu chứng tim mạch........30


3.4.3. Mối liên quan giữa trầm cảm và nhóm triệu chứng tiết niệu..........30
3.4.4. Mối liên quan giữa trầm cảm với nhóm triệu chứng da và biểu hiện
khác.................................................................................................30
3.4.5. Thời gian nằm viện và kết quả điều trị............................................31
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................32
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Đặc điểm về tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu..................20

Bảng 3.2.

Đặc điểm về tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu..................21

Bảng 3.3.

Đặc điểm về học vấn, nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân nghiên
cứu.............................................................................................21


Bảng 3.4.

Đặc điểm lâm sàng rối loạn cơ thể hóa.....................................23

Bảng 3.5.

Đặc điểm khởi phát của trầm cảm.............................................24

Bảng 3.6.

Triệu chứng khởi phát của trầm cảm.........................................25

Bảng 3.7.

Đặc điểm các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm...................25

Bảng 3.8.

Đặc điểm các triệu chứng phổ biến của trầm cảm....................26

Bảng 3.9.

Đặc điểm các triệu chứng cơ thẻ của trầm cảm........................26

Bảng 3.10.

Đặc điểm các triệu chứng loạn thần..........................................27

Bảng 3.11.


Đặc điểm mức độ trầm cảm theo thang điểm HAM-D.............28

Bảng 3.12.

Đặc điểm mức độ trầm cảm theo ICD-10.................................28

Bảng 3.13.

Đặc điểm triệu chứng lo âu phối hợp........................................29

Bảng 3.14.

Mối liên quan giữa trầm cảm và nhóm triệu chứng tiêu hóa....29

Bảng 3.15.

Mối liên quan giữa trầm cảm và nhóm triệu chứng tim mạch. .30

Bảng 3.16.

Mối liên quan giữa trầm cảm và nhóm triệu chứng tiết niệu....30

Bảng 3.17.

Mối liên quan giữa trầm cảm với nhóm triệu chứng da và biểu
hiện khác...................................................................................30

Bảng 3.18.

Thời gian nằm viện và mức độ trầm cảm..................................31


Bảng 3.19.

Kết quả điều trị và mức độ trầm cảm........................................31


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về giới của nhóm bệnh nhân nghiên cứu..................20
Biểu đồ 3.2. Thời gian mắc rối loạn cơ thể hóa.............................................22
Biểu đồ 3.3. Tiền sử mắc các rối loạn tâm thần trong gia đình.....................22
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ trầm cảm ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu..........................24
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm các triệu chứng cảm xúc liên quan với rối loạn cơ thể
hóa.............................................................................................27


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn cơ thể hóa (RLCTH) là một rối loạn dạng cơ thể (RLDCT)
thường gặp, thường chiếm khoảng 0.4 – 0.5% dân số. RLCTH được đặc trưng
bởi sự than phiền về các triệu chứng cơ thể không thể giải thích được qua
khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Các biểu hiện trên thường
diễn biến dai dẳng, tái diễn, kéo dài nhiều năm gây ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống và hoạt động chức năng của bệnh nhân.
Rối loạn cơ thể hóa có liên quan đến tỷ lệ cao đồng mắc với các bệnh
tâm thần, với ước tính dao động từ 55% đến 85% [3]. Trầm cảm là rối loạn
tâm thần phổ biến nhất ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa [1], [3].
Trầm cảm đồng mắc với rối loạn cơ thể hóa liên quan tới việc suy giảm
các chức năng đáng kể, tăng số ngày điều trị và tăng các chi phí cho chăm sóc

sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy trầm cảm làm trầm trọng hơn kết quả điều trị
của rối loạn cơ thể hóa, ngay cả khi mức độ các triệu chứng của cơ thể hóa đã
được kiểm soát (theo Bernd Lowe và cộng sự 2008)
Theo hiểu biết của chúng tôi, hiện chưa có nghiên cứu nào kiểm tra các
tác động khi có sự hiện diện của trầm cảm với rối loạn cơ thể hóa, mặc dù
nghiên cứu về một nhóm bị rối loạn tương tự, ví dụ, đau mãn tính, đã gợi ý
rằng sự xuất hiện của trầm cảm liên quan đến mức độ tàn tật cao hơn ở bệnh
nhân đau mãn tính. Cũng như chưa có nghiên cứu nào khảo sát sự xuất hiện
của các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân mắc rối loạn cơ thể hóa.
Vì những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm
lâm sàng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa” với mục tiêu:
Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cơ
thể hóa.


2

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cương về cơ thể hóa
1.1.1. Khái niệm về cơ thể hóa
Rối loạn cơ thể hóa (RLCTH) là một rối loạn dạng cơ thể thường gặp,
đặc trưng cho cho việc phàn nàn nhiều triệu chứng cơ thể tái đi tái lại mà
không có biểu hiện tổn thương thực thể nào, là ranh giới giữa tâm thần và
thực thể [14], [15], [16].
Lịch sử của thuật ngữ “RLCTH” rất phức tạp. Trước đây, trải qua nhiều thế
kỷ, có hai hội chứng được mô tả: Hội chứng đơn triệu chứng (monosymptomatic
syndrome) và hội chứng đa triệu chứng (polysymptomatic syndrome). Ngày nay,
hội chứng đơn triệu chứng được gọi là rối loạn chuyển di (conversion disorder)

và hội chứng đa triệu chứng được gọi là RLCTH (somatization disorder). Hai rối
loạn này thường có mối liên hệ với nhau và thường lẫn vào nhau.
RLCTH đã từng có nhiều tên gọi mà đầu tiên là hysteria - hội chứng
được mô tả từ cách đây ít nhất 4000 năm bởi người Ai Cập cổ. Hysteria, theo
tiếng Hy Lạp, nghĩa là tử cung, người Ai Cập lúc đó cho rằng Hysteria được
gây ra bởi sự di chuyển của tử cung và sự đổi chỗ của các cơ quan khác. Sự di
chuyển của tử cung khắp cơ thể là cơ sở gây ra hiện tượng đa triệu chứng. Từ
thế kỷ 17 (1682) , Thomas Syndenham đã không những tách hysteria ra khỏi
nguồn gốc tử cung mà còn gắn nó với những rối loạn tâm lý mà lúc bấy giờ
gọi là “những sầu muộn trước đây” (antecedent sorrows), tức là đề cập nguồn
gốc cảm xúc của rối loạn này. Hơn nữa, Syndenham cũng lần đầu tiên nhận
thấy hysteria ở đàn ông [17]. Năm 1799, Sims phân biệt hysteria, nghi bệnh
(hypochondriasis) và chứng sầu muộn (melancholia). Sydenham và Sims mô


3

tả hysteria và nghi bệnh là những nguyên mẫu cho rối loạn dạng cơ thể ngày
nay. Các khái niệm này tồn tại khoảng hơn 200 năm cho đến khi các nhà khoa
học ở nửa sau thế kỷ 19 như Briquet, Charcot, Janet, Freud,…mô tả lại [18].
Thuật ngữ “cơ thể hóa - somatization” được giới thiệu lần đầu tiên bởi
Stekel liên quan đến giả thuyết loạn thần kinh ở sâu giống như lý thuyết về
hysteria của Freud [19]. Meninger định nghĩa “những phản ứng cơ thể hóa somatization reactions” như một sự lan tỏa các lo âu về thể tạng [20]. Năm
1859, Paul Briquet nhấn mạnh khía cạnh đa triệu chứng và tiến triển kéo dài
của rối loạn này. Ông thông báo 430 trường hợp ở bệnh viện Charite – Paris,
tập trung vào đặc điểm đa triệu chứng. Briquet cũng ghi nhận rối loạn này ở
đàn ông và cho rằng nguyên nhân gây bệnh là cảm xúc, cho tới năm 1970, ghi
nhận những đóng góp to lớn của P. Briquet, người ta dùng thuật ngữ “Hội
chứng Briquet” hay “Bệnh Briquet” để biểu thị rối loạn hysteria đa triệu
chứng. Tên gọi này tồn tại cho đến khi xuất bản DSM - III (1980), kể từ đây

tên gọi RLCTH ra đời [21].
Trong lịch sử của DSM, lần xuất bản đầu tiên (1952), RLCTH được xếp
trong các rối loạn nguồn gốc tâm sinh. Ở lần xuất bản thứ 2 (1968) - DSM –
II, RLCTH nằm trong bệnh tâm căn nghi bệnh. Khi trở thành một nhóm riêng,
RLCTH trong DSM – III yêu cầu 14 triệu chứng đối với phụ nữ và 12 triệu
chứng đối với đàn ông trong số 37 triệu chứng liệt kê thuộc hệ thống dạ dày ruột, đau, giả thần kinh, tình dục... DSM - III - R (1987) chỉ yêu cầu 13 trong
số 35 triệu chứng cơ thể và không phân biệt giữa phụ nữ và đàn ông. Tiêu
chuẩn chẩn đoán RLCTH trong DSM – IV đòi hỏi có ít nhất 8 triệu chứng bao
gồm 4 triệu chứng đau, 2 triệu chứng dạ dày - ruột, 1 triệu chứng về hoạt
động tình dục và sinh sản và 1 triệu chứng giả thần kinh [2], [21].
Đến DSM - V, tên gọi RLCTH không còn được sử dụng; thay vào đó
xuất hiện mã chẩn đoán thay thế có tên “Rối loạn triệu chứng cơ thể”


4

(Somatic Symptom Disorder) [22]. Trong phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10
của Tổ chức Y tế thế giới (1992), “Rối loạn cơ thể hóa” (F45.0) là một mã
chẩn đoán riêng biệt nằm trong mục “Rối loạn dạng cơ thể” (F45) [5].
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD-10
 F45.0 Rối loạn cơ thể hóa [5]
A.Phải có một bệnh sử kéo dài ít nhất 2 năm về những lời phàn nàn đa
dạng và các triệu chứng cơ thể thay đổi mà các triệu chứng này không thể giải
thích bằng bất cứ các rối loạn cơ thể nào có thể phát hiện được. (Bất kỳ một
rối loạn cơ thể nào được biết tính cho đến thời điểm hiện tại cũng không thể
giải thích được mức độ trầm trọng, phạm vi, sự đa dạng và tính dai dẳng của
các triệu chứng cơ thể, hoặc những loạn hoạt năng về mặt xã hội đi kèm). Nếu
xuất hiện một số triệu chứng rõ ràng do kích thích thần kinh thực vật, chúng
không phải là đặc trưng chính của rối loạn trong đó chúng cũng không tồn tại
dai dẳng hoặc làm bệnh nhân suy sụp.

B. Sự bận tâm về các triệu chứng gây ra những sự đau khổ dai dẳng và dẫn
bệnh nhân đến việc đi khám nhiều lần (ba hoặc nhiều hơn) hoặc làm một loạt các
xét nghiệm do những nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc các bác sĩ
chuyên khoa chỉ định. Nếu bệnh nhân không đủ khả năng về kinh tế hoặc thể lực
để có được các dịch vụ chăm sóc y tế, thì phải có việc tự dùng thuốc dai dẳng
hoặc việc đi khám nhiều lần những thầy lang ở địa phương.
C. Có sự từ chối dai dẳng việc chấp nhận sự đảm bảo của y học rằng
không có nguyên nhân về mặt cơ thể nào phù hợp đối với các triệu chứng cơ
thể đó. (Sự chấp nhận những sự đảm bảo này trong thời gian ngắn, trong vòng
vài tuần, trong khi hoặc sau khi làm các xét nghiệm, không loại trừ được chẩn
đoán này).


5

D. Phải có tất cả 6 triệu chứng trong bảng danh sách sau, và các triệu
chứng xảy ra trong ít nhất hai nhóm:
Các triệu chứng tiêu hóa
1. Đau vùng bụng
2. Buồn nôn
3. Cảm giác đầy bụng hoặc chướng hơi
4. Có vị khó chịu trong miệng, hoặc lưỡi quá bẩn
5. Phàn nàn vì nôn hoặc trào ngược thức ăn
6. Phàn nàn vì hay trung tiện hoặc chảy dịch ra từ hậu môn
Các triệu chứng tim mạch
1. Khó thở không có sự gắng sức
2. Đau vùng ngực
Các triệu chứng tiết niệu sinh dục
1. Rối loạn tiểu tiện hoặc phàn nàn vì hay đi tiểu
2. Có các cảm giác khó chịu trong hoặc xung quanh vùng sinh dục

3. Phàn nàn vì ra dịch âm đạo bất thường hoặc nhiều
Các triệu chứng đau và trên da
1. Rối loạn sắc tố hoặc sưng tấy trên da.
2. Đau ở các chi, các đầu ngón tay và chân, hoặc các khớp
3. Cảm giác kim châm hoặc tê rất khó chịu.
E. Những chẩn đoán loại trừ hay gặp nhất. Các triệu chứng này không
ngoại trừ xảy ra trong bệnh tâm thần phân liệt hoặc các rối loạn liên quan
( F20-F29), trong bất kỳ rối loạn khí sắc cảm xúc nào (F30-F39), hoặc trong
rối loạn hoảng sợ (F41.0).
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng cơ thể thường gặp ở phụ nữ tuổi 30, xuất hiện ít nhiều


6

liên quan đến các stress, tái diễn thay đổi theo thời gian mà bệnh nhân than
phiền nhiều năm về các triệu chứng cơ thể [23], [24].Các triệu chứng này có
thể liên quan đến mọi bộ phận, hệ thống trong cơ thể .
- Đau:
+ Vị

trí: trong quá trình phát triển bệnh, đau xuất hiện thay đổi ở nhiều vị

trí như đau đầu, ngực, lưng, bụng, khớp, đau khi giao hợp, đau khi đi tiểu...
+ Tính

chất: đau thường khó mô tả rõ ràng và không nêu được chính xác

thời điểm khởi phát. Đau thường tản mạn, không khu trú và thay đổi theo cảm
xúc của bệnh nhân. Hơn nữa, đau ở đây thường ít hoặc không thay đổi khi

dùng thuốc giảm đau thông thường nhưng lại giảm hoặc mất đi khi dùng rượu
hoặc thuốc hướng thần.
- Các triệu chứng dạ dày - ruột: Hầu hết các triệu chứng chức năng ở hệ
thống dạ dày - ruột đều có thể gặp ở bệnh nhân RLCTH: ăn không ngon, đầy
bụng khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn, nôn, táo bón, ỉa chảy...
- Các triệu chứng hệ sinh dục - tiết niệu:
+

Kinh nguyệt không đều, mất kinh, kinh kéo dài, lãnh đạm, bất lực, xuất

tinh sớm, cường dương...
+

Đái khó, đái dắt, đau vùng thắt lưng kéo dài...

- Các triệu chứng thần kinh:
+

Rối loạn chức năng vận động và cảm giác: chóng mặt, rối loạn phối

hợp động tác, mất thăng bằng, liệt khu trú, khó nuốt, nuốt nghẹn, mất cảm
giác hay giác quan.
+

Rối loạn chức năng cao cấp của hệ thần kinh: mất trí nhớ, mất ý thức,

lên đồng...
- Các triệu chứng hệ tim mạch, hô hấp:
+ Triệu


mồ hôi.

chứng rối loạn thần kinh thực vật: tim đập nhanh, tức ngực, vã


7

+ Khó

thở, thở nhanh, cảm giác tức nặng vùng ngực.

- Rối loạn cảm giác trên da: ngứa, bỏng rát ...
* Các triệu chứng cơ thể này ảnh hưởng rõ rệt đến cuộc sống hàng ngày và
công việc nghề nghiệp của bệnh nhân. Bệnh nhân luôn tin mình có bệnh cơ
thể nên đòi hỏi phải được khám và điều trị nhiều lần tại các dịch vụ y tế ban
đầu và các chuyên khoa khác nhau.
Kết quả khám cơ thể và xét nghiệm cận lâm sàng không cắt nghĩa được
đầy đủ các triệu chứng trên.
- Các phương pháp điều trị, thậm chí cả phẫu thuật ít có hiệu quả nhưng
thường đưa đến lạm dụng thuốc, đôi khi nghiện thuốc.
1.2. Đặc điểm rối loạn trầm cảm trên bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa
1.2.1. Đại cương về trầm cảm
1.2.1.1. Khái niệm về trầm cảm
Buồn chán là một phản ứng cảm xúc thường gặp ở bất cứ ai trong cuộc
sống. Khi các biểu hiện trở nên trầm trọng, kéo dài, cản trở đến chất lượng
cuộc sống và khả năng thích nghi của họ, thì được gọi là rối loạn TC [2], [5].
Các nhà tâm thần học trước đây mô tả trầm cảm là một giai đoạn u sầu
điển hình (melancholia). Rối loạn phản ánh sự ức chế nặng nề các mặt hoạt
động tâm thần, song chủ yếu là tam chứng cổ điển: khí sắc giảm, buồn; các
quá trình tư duy bị chậm lại; sự ức chế tâm thần vận động nhiều khi đến sững

sờ, bất động [5], [6], [7].
Theo Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) về các rối loạn tâm
thần và hành vi, TC là một hội chứng bệnh lý của cảm xúc biểu hiện đặc
trưng bởi khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn tới
tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cố
gắng nhỏ. Các triệu chứng này tồn tại trong một khoảng thời gian tối thiểu là


8

2 tuần liên tục. Những biểu hiện này được coi là các triệu chứng có ý nghĩa
lâm sàng nhất trong việc chẩn đoán [5].
Những biểu hiện của RLTC cũng thay đổi hình thái và mức độ theo sự
phát triển của tuổi tác và phản ứng cá biệt của từng người. Ở người cao tuổi
triệu chứng thường có dấu hiệu riêng, nổi bật là các phàn nàn cơ thể như đau
mỏi; các biểu hiện buồn chán, với ý tưởng tự sát, rối loạn thần kinh thực vật,
hoặc biểu hiện bằng những rối loạn hành vi như thô bạo, kích động. Trong khi
đó ở người trẻ tuổi các biểu hiện của trầm cảm chủ yếu là buồn chán, phàn
nàn về cuộc sống và sức khỏe của bản thân. Ngoài ra biểu hiện trầm cảm còn
mang sắc thái của văn hoá xã hội, truyền thống gia đình họ tộc, lối sống của
mọi người trong gia đình.
1.2.1.2. Lịch sử nghiên cứu về trầm cảm
Từ thời Ai Cập cổ đại (hơn 3.000 năm trước) người ta đã biết đến trầm
cảm (TC) với biểu hiện ủ rũ, buồn chán, bi quan... Vua Saul đã mô tả các biểu
hiện TC trong sách kinh Cựu Ước. Trong thời kỳ này, người ta cho rằng trầm
cảm chính là do sự trừng phạt của Chúa Trời. Vì vậy, những linh mục là
những nhà trị liệu cho rối loạn này [8].
Thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên, Hippocrat đã đưa ra thuật ngữ “trầm
cảm/sầu uất” (melancholia) và tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò của các rối loạn
cân bằng thể dịch trong bệnh sinh trầm cảm [8],[9]. Vào thời kỳ La Mã cổ, (vào

năm 120 - 180 sau Công Nguyên), Aretaeus đưa ra khái niệm về TC nội sinh và
TC ngoại sinh [8],[9]. Vào thế kỷ II sau Công nguyên, Galen một thầy thuốc
người Hy Lạp tiếp tục nghiên cứu hệ thống về thể dịch của Hippocrat đã đề
cập đến bệnh sinh của trầm cảm là do thừa mật đen [8].
Cuối thế kỷ 19, Kraeplin mô tả đầy đủ các triệu chứng lâm sàng của một
giai đoạn trầm cảm trong bệnh loạn thần hưng trầm cảm [8]. Đầu thế kỷ XX,


9

Sigmund Freud nhấn mạnh đến vai trò của các xung đột nội tâm và yếu tố môi
trường trong trầm cảm [8],[9].
Năm 1961, Auron Beck và cộng sự đã cho rằng vấn đề nhận thức có vai
trò quan trọng trong trầm cảm. Tác giả cho rằng trầm cảm phát sinh là do con
người thường giải thích và nhìn nhận sai lệch về những tác nhân của môi
trường tác động vào cơ thể, chính vì vậy Beck đã dùng liệu pháp nhận thức để
điều trị trầm cảm [10],[11].
Cùng với tiến bộ của xã hội các quan niệm về trầm cảm được các nhà
khoa học cụ thể hóa thành các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm. Các
tác giả đi sâu nghiên cứu về nguyên nhân sinh bệnh và các phương pháp điều
trị tối ưu cho rối loạn trầm cảm.
1.2.1.3. Đặc điểm chung của trầm cảm
1.2.1.3.1. Theo y văn [12]
Giai đoạn trầm cảm thường hình thành từ từ trong nhiều ngày với biểu
hiện khí sắc ngày càng suy giảm sau đó xuất hiện đủ bộ ba triệu chứng
trầm cảm:
- Cảm xúc bị ức chế:
Là triệu chứng chủ yếu nhất biểu hiện bằng cảm xúc buồn rầu ở các mức
độ khác nhau: chán nản, thất vọng, có trạng thái buồn chán nặng nề, sâu sắc,
buồn không lối thoát dễ dẫn đến tự sát.

Buồn có thể kèm theo trạng thái bứt rứt toàn thân, cảm giác khó chịu,
đau thắt ở ngực và cơ thể, uể oải, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ.
Buồn chán nặng nề có thể kèm theo triệu chứng mất cảm giác tâm thần
một cách đau khổ. Người bệnh cảm thấy đau đớn nặng trĩu, không lối thoát,
tất cả quá khứ đau buồn, thất bại, tương lai ảm đạm, thê lương. Buồn chán
thường kèm theo giải thể nhân cách và tri giác sai thực tại, tất cả dường như


10

lờ mờ, ảm đạm, đen tối, cơ thể tan rữa, dòng máu bị tắc nghẽn, tim đập chậm
lại hoặc liên hồi. Nỗi buồn của người bệnh thường được phản ánh rõ rệt trên
nét mặt, cử chỉ, dáng điệu, mắt rớm lệ, hoặc nằm co quắp ở chỗ tối.
- Tư duy bị ức chế
Quá trình liên tưởng chậm chạp, hồi ức khó khăn, tư duy bị chìm đắm
trong những chủ đề trầm cảm.
Người bệnh thường nói chậm, nói nhỏ, thì thào từng tiếng một, trả lời
câu hỏi khó khăn, đôi khi không nói, có khi rên rỉ, khóc lóc. Bệnh nhân cảm
thấy mình hèn kém, mắc tội lớn, sai lầm chồng chất với xã hội và gia đình.
Các biểu hiện này gắn liền với ý tưởng tự ti và tự buộc tội, người bệnh từ
chối mọi sự săn sóc, cho rằng mình không xứng đáng được nằm viện, được
điều trị để nhận sự quan tâm của người khác.
Đôi khi xuất hiện hoang tưởng nghi bệnh.
Trong trường hợp nặng, người bệnh có ý tưởng tự sát dai dẳng và hành
vi tự sát có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
- Hoạt động bị ức chế:
Người bệnh ngồi hoặc nằm im hàng giờ, khom lưng, cúi đầu, nằm ở
giường hàng ngày, có khi hàng tháng. Hoạt động bị ức chế hoặc tác phong
đơn điệu, đi lờ đờ, quanh quẩn trong phòng.
Trên cơ sở hoạt động bị ức chế có thể xuất hiện cơn buồn chán sâu sắc,

thất vọng nặng nề, gọi là cơn xung động trầm cảm: la hét, thổn thức, lăn lộn.
Trong cơn bệnh nhân có thể tự sát rất nhanh như nhảy qua cửa sổ, tự đâm
chém, cho tay vào cầu dao điện. Có trường hợp giết người thân, thường là cha
mẹ, con cái, vợ/ chồng rồi tự sát.
- Các rối loạn tâm thần khác:
Triệu chứng loạn thần có thể gặp trong các trường hợp trầm cảm nặng.
Hoang tưởng thường là bị tội, tự buộc tội nhưng cũng có thể là hoang tưởng


11

bị hại, bị theo dõi. Ảo giác hay gặp là ảo thanh, nghe thấy tiếng nói tố cáo tội
lỗi của mình hay báo trước hình phạt, có khi người bệnh nghe thấy tiếng khóc
than của đám ma.
Chú ý giảm sút do bị ức chế: người bệnh than phiền rằng họ không thể
suy nghĩ tốt như trước, mau quên, kém tập trung chú ý, dễ bị đãng trí.
Lo âu là một triệu chứng song hành với trầm cảm: người bệnh thường
có cảm giác lo lắng, bồn chồn, bất an, sợ hãi cho tình trạng sức khỏe và cho
tương lai của mình. Biểu hiện của lo âu mà người bệnh hay than phiền là các
rối loạn thần kinh thực vật như cảm giác hồi hộp, khó thở, đánh trống ngực,
tim đập nhanh, đau đầu, run rẩy chân tay, cảm giác nóng rát trong bụng, vã
mồ hôi, buồn nôn. Người bệnh khó vào giấc ngủ vì suy nghĩ nghiền ngẫm
trong đêm, thức giấc lúc nửa đêm hoặc gặp ác mộng.
- Những rối loạn khác
Rối loạn giấc ngủ là một triệu chứng rất phổ biến, biểu hiện bằng kém về
chất lượng hoặc rút ngắn thời gian ngủ, ác mộng, thức giấc sớm. Một số bệnh
nhân ngủ nhiều nhưng khi thức giấc vẫn có cảm giác mệt mỏi, không thoải
mái. Cảm giác ngon miệng thường giảm hoặc mất. Thường kèm theo giảm
trọng lượng cơ thể. Một số ít có thể ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến tăng
cân. Giảm hoặc mất khả năng tình dục (ở phụ nữ có thể gặp mất kinh hoặc

lãnh cảm) và một số phàn nàn về các triệu chứng cơ thể khác nhiều khi đa
dạng, nặng nề, mang tính chất nghi bệnh làm cho người bệnh thường đến gặp
các bác sĩ nội khoa trước.
Các triệu chứng cơ năng của hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa,
tiết niệu…
1.2.1.3.2. Theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) [5]


12

Trầm cảm là trạng thái rối loạn cảm xúc biểu hiện bằng 3 triệu chứng
đặc trưng và 7 triệu chứng phổ biến.
Các triệu chứng đặc trưng bao gồm
- Khí sắc giảm: Khí sắc giảm đến mức độ không bình thường đối với
một cá nhân. Triệu chứng này hiện diện gần như cả ngày và hầu như trong
mọi ngày không chịu ảnh hưởng nhiều bởi hoàn cảnh.
- Mất những quan tâm, thích thú trong các hoạt động mà khi bình thường
vẫn làm bệnh nhân thích thú.
- Giảm năng lượng và tăng mệt mỏi
Những triệu chứng phổ biến bao gồm
- Giảm sút sự tập trung và chú ý
- Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin
- Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng
- Nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan
- Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại cơ thể hoặc tự sát
- Rối loạn giấc ngủ
- Thay đổi cảm giác ngon miệng (tăng hoặc giảm) với sự thay đổi trọng
lượng cơ thể tương ứng.
Người bệnh được chẩn đoán giai đoạn trầm cảm khi có từ 2/3 triệu
chứng đặc trưng và từ 2/7 triệu chứng phổ biến trở lên. Thời gian tối thiểu để

chẩn đoán giai đoạn trầm cảm là từ 2 tuần, nhưng nếu các triệu chứng đặc biệt
nặng và khởi phát rất nhanh thì có thể làm chẩn đoán này trước 2 tuần.
Những triệu chứng cơ thể
- Mất những quan tâm thích thú trong các hoạt động mà khi bình thường
vẫn làm bệnh nhân thích thú.


13

- Thiếu các phản ứng cảm xúc đối với những sự kiện hoặc những hành
động mà khi bình thường vẫn gây ra những phản ứng cảm xúc.
- Thức giấc sớm ít nhất 2 giờ so với bình thường.
- Trầm cảm nặng lên vào buổi sáng.
- Có bằng chứng khách quan về sự chậm chạp tâm thần vận động hoặc
kích động (được nhận thấy hoặc do người khác kể lại).
- Giảm nhiều cảm giác ngon miệng.
- Sụt cân: 5% hoặc nhiều hơn trọng lượng cơ thể so với tháng trước đó.
- Mất dục năng rõ rệt.
1.2.1.3.3. Theo sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5)
của hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ [13]
- Khí sắc trầm hầu như suốt ngày qua lời khai chủ quan của người bệnh
(ví dụ: cảm thấy buồn hay trống rỗng) hay biểu thị qua sự quan sát của những
người khác (ví dụ: khóc lóc)
- Giảm rõ sự quan tâm thích thú trong tất cả hoặc hầu hết các hoạt động.
Triệu chứng này biểu hiện gần như suốt ngày (qua lời kể chủ quan của người
bệnh hay qua sự quan sát của những người khác).
- Sụt cân đáng kể khi không ăn kiêng, tăng cân (ví dụ: thay đổi > 5%
trọng lượng cơ thể trong 1 tháng), chán ăn hoặc tăng ngon miệng.
- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
- Kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động (được quan sát bởi

những người khác, chứ không hẳn là cảm giác chủ quan như là bồn chồn hoặc
chậm chạp).
- Mệt mỏi hoặc mất sinh lực


14

- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức hay không hợp lý (có thể là
hoang tưởng).
- Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung hoặc thường do dự (qua lời kể chủ
quan của người bệnh hay qua sự quan sát của những người khác).
- Suy nghĩ về cái chết (không chỉ là cảm giác sợ chết), ý tưởng muốn tự
sát tái diễn nhiều lần mà không có một kế hoạch cụ thể hoặc có toan tính tự
sát trước đó hoặc có một kế hoạch cụ thể cho việc tự sát.
1.2.2. Rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa.
1.2.2.1. Tỉ lệ
Bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa thường biểu hiện các mức độ lo lắng
và/hoặc mức độ trầm cảm trên lâm sàng ở hơn 50% các trường hợp, và biểu
hiện thành rối loạn trầm cảm hoặc lo âu tới hơn 26% ca lâm sàng. Đồng mắc
các rối loạn về trầm cảm và lo âu trên lâm sàng có tỉ lệ suy giảm chất lượng
cuộc sống cao hơn ở bệnh nhân. 24% bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa báo cáo
có xuất hiện ý tưởng tự sát,và các triệu chứng trầm cảm trở thành yếu tố dự
báo có liên quan nhất với sự xuất hiện này.
Theo Rosmalen và cộng sự (2010), trong dân số nói chung, có một tỉ lệ
cao (11.8%) sự xuất hiện của bất cứ rối loạn lo âu hoặc trầm cảm nào ở các
bệnh nhân với các triệu chứng không giải thích được về mặt y khoa.
1.2.2.2. Hậu quả
Theo Bernd Lowe và cộng sự (2008), với tỉ lệ mắc khoảng 10% đối với
mỗi rối loạn, trầm cảm, lo âu và cơ thể hóa là các rối loạn tâm thần thường
gặp nhất trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Mỗi rối loạn này liên quan tới việc

suy giảm các chức năng đáng kể, tăng số ngày điều trị và tăng các chi phí cho
chăm sóc sức khỏe. Ít nhất một phần ba số bệnh nhân rối loạn dạng cơ thể
đồng mắc với các rối loạn lo âu và trầm cảm. Theo Robert Woolfork và cộng


15

sự (2015), bệnh nhân mắc rối loạn cơ thể hóa có sự suy giảm đáng kể về thể
chất, sử dụng 2 đến 7 ngày trên giường bệnh mỗi tháng và thường hoàn toàn
không tham gia vào lực lượng lao động. Trầm cảm đồng mắc với rối loạn cơ
thể hóa khiến cho mục tiêu về sức khỏe xấu đi và tỉ lệ suy giảm chức năng
tăng lên. Nghiên cứu cho thấy trầm cảm làm trầm trọng hơn kết quả điều trị
của rối loạn cơ thể hóa, ngay cả khi mức độ các triệu chứng của cơ thể hóa đã
được kiểm soát.
1.2.2.3. Điều trị
Mặc dù có những hướng dẫn chẩn đoán dựa trên bằng chứng, tuy nhiên
chẩn đoán và điều trị rối loạn cơ thể hóa vẫn còn nhiều thách thức. Rối loạn
này thường không được nhận ra và không được điều trị, do các can thiệp chỉ
chú trọng đến các triệu chứng thực thể mà bỏ qua yếu tố tâm lý.
1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước
Các nghiên cứu cho thấy rối loạn trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến
nhất gặp ở bệnh nhân cơ thể hóa. Theo Bernd Lowe và cộng sự (2018), rối
loạn trầm cảm và lo âu gặp ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa chiếm khoảng
26% các ca lâm sàng. Tỉ lệ đồng mắc giữa rối loạn dạng cơ thể với rối loạn
trầm cảm và lo âu cao (Maier và Falkai, 1999) và gánh nặng bệnh tật là đáng
kể (Kroenke và cộng sự, 1997). Theo hiểu biết của chúng tôi, hiện chưa có
nghiên cứu nào kiểm tra các tác động khi có sự hiện diện của trầm cảm với rối
loạn cơ thể hóa, mặc dù nghiên cứu về một nhóm bị rối loạn tương tự, ví dụ,
đau mãn tính, đã gợi ý rằng sự xuất hiện của trầm cảm liên quan đến mức độ
tàn tật cao hơn ở bệnh nhân đau mãn tính. Cũng như chưa có nghiên cứu nào

khảo sát sự xuất hiện của các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân mắc rối loạn
cơ thể hóa.


16

Ở Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào cụ thể về mối liên quan giữa
các triệu chứng trầm cảm ở các bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa. Theo Trần Thị
Hà An tại Viện Sức khỏe Tâm thần, tỉ lệ rối loạn trầm cảm mức độ nhẹ trên
bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa là 27.5%, mức độ vừa là 22.5%, mức độ nặng
là 10%.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Viện Sức khoẻ Tâm thần - Bệnh viện
Bạch Mai.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10 năm 2019 đến hết tháng 08 năm 2020.
2.3. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức “Ước tính một tỉ lệ trong quần thể”:

n: cỡ mẫu tính được
α= 0,05: mức ý nghĩa thống kê
Z1-α/2= 1,96: hệ số tin cậy (với α= 0,05)
p= 0,6: tỉ lệ bệnh nhân theo nghiên cứu trước (theo nghiên cứu
của Trần Thị Hà An (2006), tỉ lệ là 60%)


17

= 0,1: khoảng sai lệch mong muốn giữa tỉ lệ thu được từ nghiên
cứu này với p= 0,5 của quần thể giả định.
Thay số vào công thức ta có:
n = 1,962 40,97
Vậy nghiên cứu này thực hiện trên cỡ mẫu ít nhất là 41 bệnh nhân.

2.4. Đối tượng nghiên cứu
2.4.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:
Bao gồm tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán xác định RLCTH theo
ICD-10 (F45.0) điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần trong thời gian
nghiên cứu.
2.4.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
Loại trừ bệnh nhân trong các trường hợp:
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Hiện mắc các bệnh lí nội ngoại khoa tình trạng nặng: các bệnh não thực
tổn (chấn thương sọ não, viêm não màng não…), bệnh lí ác tính, tình
trạng cấp cứu.
- Mắc các bệnh cản trở khả năng giao tiếp, không thể tiếp xúc hoặc hỏi
bệnh được.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.5.2. Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin được thu thập tại các khoa của Viện Sức khoẻ Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai.


18

2.5.3. Công cụ thu thập thông tin:
Mẫu bệnh án nghiên cứu

2.5.4. Các bước tiến hành nghiên cứu
Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được làm bệnh án theo mẫu chuyên
biệt, thống nhất bao gồm các bước:

- Lựa chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu
chuẩn loại trừ
- Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân để thu thập các thông tin
chung về nhân khẩu học
- Khám lâm sàng chi tiết để đánh giá, phát hiện rối loạn

trầm cảm trên bệnh nhân

Phỏng vấn bệnh nhân theo bệnh án nghiên cứu có sẵn
- Tham khảo ý kiến của các bác sỹ điều trị tại bệnh phòng,
hội chẩn để xác định chẩn đoán khi cần thiết.
.
2.6. Các biến số nghiên cứu
- Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu: giới, tuổi, nghề nghiệp, tình
trạng hôn nhân, khu vực sinh sống, hoàn cảnh sống, trình độ học vấn.
-

Các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân RLCTH

- Các đặc điểm lâm sàng trầm cảm trên nhóm bệnh nhân RLCTH
-

Mối liên quan giữa trầm cảm và các nhóm triệu chứng cơ thể

2.7. Xử lý số liệu
- Các số liệu thu thập được phân tích và xử lý bằng chương trình SPSS 20.0.



×