Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Khảo sát bệnh lý mi mắt tại bệnh viện đa khoa khu vực nghĩa lộ yên bái năm 2019 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 56 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mi mắt của chúng ta được hình thành từ trong bào thai. Lúc đầu, hai mi
dính nhau, sau đó hai mi mới tách ra. Mi mắt có vai trò bảo vệ mắt khỏi
những tổn thương và góp phần tạo nên vẻ đẹp của khuôn mặt. Mi mắt có hai
nhiệm vụ chính mở và nhắm mắt ngăn chặn các tác nhân bên ngoài khỏi va
chạm vào phần trước mắt. Che bớt ánh sáng vào võng mạc bằng động tác
chớp mắt, làm cho nước mắt chan hòa đều trên giác mạc, kết mạc, đẩy dần
nước mắt về phía lỗ lệ. Mi mắt có độ dày khoảng 0,35 mm, cử động khoảng
10.000 lần trong một ngày. Tuy nhiên, da mi rất mỏng do đó dễ bị tổn thương
khi bị các tác nhân xung quanh tác động.
Các bệnh về mi mắt thường gặp như viêm mi, viêm bờ mi, chắp mi, lẹo,
dị ứng mi, lật mi, ung thư mi mắt...gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe,
tâm lý của người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh viêm bờ mi tăng dần theo độ tuổi. Kết
quả nghiên cứu ở Hoa Kỳ chỉ ra rằng: ở độ tuổi từ 3-18, tỷ lệ viêm bờ mi là
3%, 71% ở những người trên 65 tuổi [1].
Tính đến năm 2018, tỉnh Yên Bái có tổng dân số là 31.082 người với
cộng đồng các dân tộc thiểu số chiếm hơn 50% dân số toàn tỉnh. Thị xã Nghĩa
Lộ thuộc phía Tây tỉnh Yên Bái là huyện miền núi nghèo, đa dân tộc, mức độ
nhận thức về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tại đây đang còn thấp
[2]. Các bệnh về mắt ngày càng phức tạp, đó là thách thức, gánh nặng đối với
cộng đồng trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ - Yên Bái, chưa có một thống
kê chính xác nào về tình hình bệnh mi mắt. Để có một cái nhìn bao quát
hơn về bệnh cảnh này tại c ơ s ở đi ều tr ị đóng góp cho s ự nghi ệp
phòng chống mù lòa c ủa đ ịa ph ương, góp ph ần vào đ ịnh h ướnng và


2



chính sách y tế c ủa đ ịa ph ương, góp ph ần phát tri ển KTXH , vì vậy
chúng tôi ti ến hành đ ề tài: “Khảo sát bệnh lý mi m ắt tại Bệnh
viện Đa khoa khu v ực Nghĩa L ộ - Yên Bái năm 2019 - 2020 ” với
mục tiêu:
1.

Khảo sát bệnh lý mi mắt


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu mi mắt và kết mạc
1.1.1. Mi mắt
1.1.1.1. Giải phẫu sinh lý mi mắt
Mỗi bên mắt có 2 mi: mi trên và mi dưới, cách nhau bởi khe mi.
Mỗi mi có hai mặt: mặt trước và sau, hai góc: góc trong, ngoài và b ờ t ự
do.

Hình 1.1. Thiết đồ cắt dọc qua mi dưới [3]
Mặt trước
Mi trên bắt đầu từ bờ dưới cung lông mày trở xuống, mi d ưới bắt
đầu từ rãnh mi dưới trở lên. Mỗi một mi có một nếp da song song v ới bờ
tự do, nếp này càng hằn rõ khi ta mở to mắt và còn gọi đó là rãnh h ốc-mi
mắt. Nếp mi trên là do các sợi cân cơ nâng mi bám vào, th ường ngang


4


mức với bờ trên của sụn mi trên. Khoảng giữa bờ t ự do của m ỗi mi và
rãnh hốc-mi mắt là phần sụn của mi mắt.
Mặt sau
Kết mạc mi phủ kín mặt sau. Khi nhắm mắt, m ặt sau mi m ắt áp
sát vào phần trước nhãn cầu. Mi che kín hoàn toàn m ặt trước nhãn cầu.
Về đại thể, có thể chia mi ra làm 2 phần: ph ần tr ước g ồm có da và c ơ,
phần sau gồm có sụn mi và kết mạc [3].
Góc mắt
Góc ngoài của khe mi cách thành ngoài hốc mắt 6-7mm v ề phía
trong, cách khớp nối trán - gò má khoảng 10mm.
Góc trong có cục lệ và nếp bán nguyệt.
- Cục lệ: là một khối hình bầu dục màu h ồng, kích th ước 3x5mm
có những tuyến bã và tuyến lệ phụ. Bề mặt không đều, trên niêm m ạc
phủ cục lệ có vài sợi lông mịn.
- Nếp bán nguyệt: là một nếp kết mạc hình liềm, nằm ở ngoài cục lệ
[3].
Bờ tự do của mi
Bờ mi dài 28 đến 32mm, bề dày 2 đến 3mm, là vùng tiếp nối gi ữa
da và niêm mạc của bờ mi. Giữa bờ mi có một đường lõm gọi là đ ường
xám, đường này chạy dọc theo chiều dài của mi từ góc ngoài cho đ ến
điểm lệ. Trên bờ tự do ở phần góc trong mi có lỗ lệ chia b ờ t ự do làm hai
phần: phần trong là phần lệ có liên quan đến hồ n ước m ắt, ph ần ngoài
là phần mi chiếm phần lớn bờ mi được tính từ lỗ lệ đến góc ngoài mắt,
có liên quan đến dòng nước mắt. Toàn bộ bờ mi luôn tiếp xúc và ôm khít
với bề mặt nhãn cầu [3], [4], [5].


5


Hình 1.2.Vị trí mi nhìn từ phía trước [3]
1.1.1.2. Cấu tạo giải phẫu của mi mắt
Về mặt đại thể, mi mắt chia làm hai phần tr ước và sau. Ph ần
trước gồm có da và cơ vòng mi, phần sau có sụn mi và kết mạc.
Da và tổ chức dưới da
Da mi mỏng và mềm mại, dễ di động, không có lớp mỡ dưới da, có
đọng sắc tố nhẹ, độ dày chỉ khoảng 1mm và đôi chỗ rất mỏng cho phép
nhìn thấy các cấu trúc mạch máu bên dưới. Da mi có hệ th ống mao
mạch khá phong phú nên sức sống tốt. Da mi có lông ngắn, tuy ến bã,
tuyến mồ hôi và dính lỏng lẻo vào tổ chức bên dưới. Các sợi c ơ nâng mi
và cơ vòng mi đi lên bám vào da cùng với nhánh dây th ần kinh c ảm th ụ.
Các cơ vòng ở mi và dây chằng mi
Cơ vòng mi là phần cơ chính ở mi mắt, bao gồm các sợi cơ vân chạy
đồng tâm bên dưới da mi bao phủ nhãn cầu và xương hốc mắt xung quanh.
Cơ vòng mi được phân chia thành ba phần: phần trước sụn, phần trước cân
vách hốc mắt và phần hốc mắt. Phần trước sụn và trước cân vách hốc mắt
giúp cho động tác chớp mắt, trong khi phần hốc mắt là phần cơ chính có vai
trò nhắm mắt có chủ ý. Ở gần bờ mi, các sợi cơ trước sụn tỏa ra sau tới tận
các tuyến Meibomius tạo thành cơ Riolan [5]. Ở người già lớp cơ này dày, bó


6

cơ vòng trước cân vách hốc mắt có thể di chuyển lên trên làm ép lông mi vào
trong [6], [7].

Hình 1.3. Giải phẫu cơ vòng mi
A. Phần trước sụn, B. Phần trước cân vách hốc mắt, C. Phần hốc mắt
(Nguồn: />Các khoang và cân bên dưới cơ vòng cung mi
Sau cơ vòng cung mi là các tổ chức có chứa nhiều mỡ, thần kinh và

các mạch máu chi phối cho mi mắt. Phẫu tích các khoang này, mi sẽ tách
ra làm hai bình diện trước và sau. Với mi dưới, sau c ơ vòng mi sẽ là s ụn
mi và cân vách hốc mắt, ở mi trên cân cơ nâng mi nằm ở đoạn giữa cân
vách hốc mắt và mép trên bản sụn [8].
Cân vách hốc mắt và sụn mi
Chỗ nối giữa màng xương hốc mắt và cân vách hốc m ắt dày lên ở
bờ hốc mắt và từ đó cân vách hốc đi xuống mi mắt. Cân vách h ốc m ắt
không trực tiếp bám vào bờ sụn mi mà hợp với các c ơ bám mi trên và
dưới ở vùng cách bờ trên sụn 2-4 mm. Cân vách hốc mắt có liên quan
đến cơ vòng mi ở phía trước và mỡ hốc mắt ở phía sau. Bản sụn tạo
khung xương cho mi mắt. Sụn mi được hình thành b ởi các tổ ch ức x ơ và


7

sợi chun. Trong sụn có các tuyến ở mi trên, các sợi cân cơ nâng mi tỏa ra
bám tận phần dưới của sụn và cơ Muller bám vào bờ trên sụn. Ở mi
dưới các cơ bám trực tiếp vào bờ dưới sụn và kết mạc bám chặt vào mặt
trước sụn [9], [8].
Mỡ hốc mắt

Hình 1.4. Giải phẫu mỡ hốc mắt
(Nguồn: />Mỡ hốc mắt nằm phía sau cân vách hốc mắt và tr ước cân c ơ nâng
mi trên (đối với mi trên) hoặc cân cơ bám mi dưới (đối với mi d ưới). Ở
mi trên, có 2 túi mỡ: phía mũi và trung tâm. Mi dưới có 3 túi m ỡ: phía
mũi, trung tâm và phía thái dương. Những túi mỡ này được bao quanh
bởi bao xơ mỏng [5]. Thoát vị mỡ h ốc mắt ở người lớn tuổi cũng là một
yếu tố gây quặm mi [10].
Các cơ bám mi trên
Mi trên ổn định vị trí là nhờ các cơ nâng mi và cơ Muller ph ối h ợp

hoạt động cùng nhau. Cơ nâng mi bắt nguồn từ trần hốc m ắt, ch ỗ bám
nằm ngay trước lỗ thị giác và phía trên cơ trực trên. C ơ đi ra tr ước


8

khoảng 40 mm và bám tận ngay sau cân vách hốc m ắt và chuy ển thành
cân vách hốc mắt. Chỗ chuyển cơ - cân nâng mi dày lên thành dải x ơ có
tên là dây chằng Whitnall. Phía trong dây chằng này bám vào ròng r ọc c ơ
chéo lớn, phía ngoài bám vào vỏ xơ của tuyến lệ chính và thành ngoài
hốc mắt.
Cơ bám mi dưới
Cơ bám mi dưới đi từ cơ trực dưới đến bám vào sụn mi dưới cũng
giống như cơ nâng mi, cũng có phần cân và phần cơ. Cấu tạo chủ y ếu là
các sợi xơ nhưng cũng có một lượng nhỏ các sợi cơ trơn. Khi cân c ơ đi ra
trước, nó bám lấy cơ chéo bé tạo thành dây chằng Lockwood. Dây chằng
này bám vào thành hốc mắt gần dây chằng mi. Cân vách hốc mắt h ợp
nhất với cân cơ bám mi dưới ở điểm cách bờ sụn dưới khoảng 2-3 mm.
Góc tạo giữa cân vách hốc mắt và cơ bám mi dưới có đệm mỡ mắt t ương
tự như đệm mỡ hốc mắt mi trên. Cơ bám mi dưới co làm cho mi dưới co
ngắn lại khi liếc xuống dưới để giữ cho bản sụn không bị lật vào trong
[11].
Sụn mi dưới


9

Hình 1.5. Giải phẫu sụn mi và các dây chằng mi
(Nguồn: />Sụn mi là một tổ chức xơ chắc đan thành những bản cong theo bề mặt
nhãn cầu. Sụn mi trên lớn hơn, chỗ cao nhất có thể lên đến 10-12 mm, trong

khi chỗ cao nhất của sụn mi dưới đo được là 4 mm. Đầu sụn dính vào bờ hốc
mắt qua trung gian dây chằng mi trong và dây chằng mi ngoài. Mi dưới có
bản sụn hẹp, cấu trúc mỏng, có thể bị teo ở người lớn tuổi. Trong sụn có các
tuyến Meibomius biểu hiện bằng những vệt thẳng đứng, màu vàng nhạt ở mặt
sau mi [5].
Kết mạc mi
Các tế bào hình đài chế nhầy có nhiều trên bề mặt kết m ạc. Các
tuyến lệ phụ Wolfring và Krause khu trú chủ yếu ở vùng gi ữa s ụn mi và
cùng đồ trên ngoài. Cùng đồ trên và dưới sau khi đi ra sau đ ến g ần b ờ
xương hốc mắt. Cùng đồ phía ngoài cách rìa giác mạc gần 14 mm, nh ưng
cùng đồ phía trong thì nông hơn. Cùng đồ được duy trì bởi các s ợi đi t ừ
cơ bám mi trên và dưới có nguyên ủy từ các cơ trực trên và c ơ bám mi
dưới.
Hệ thống mạch máu mi mắt
- Động mạch: hệ thống động mạch được tách ra từ hai nguồn chính là
động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài.
- Tĩnh mạch: bao gồm hai hệ thống nông và sâu. Hệ th ống nông gồm
nhánh mặt trước và nhánh thái dương nông, hệ thống sâu bao g ồm các
tĩnh mạch hốc mắt (đổ vào xoang hang) và mặt sau (đổ vào đám r ối
chân bướm, xoang hang và các tĩnh mạch mặt sâu
1.1.1.3. Sinh lý mi mắt


10

Theo tác giả Phan Dẫn [12] mi mắt có hai nhiệm vụ chính: Mở và
nhắm mắt: Ngăn chặn các tác nhân bên ngoài khỏi va chạm vào ph ần
trước mắt. Che bớt ánh sáng vào võng mạc bằng động tác chớp mắt, làm
cho nước mắt chan hòa đều trên giác mạc, kết mạc, đẩy dần n ước mắt
về phía lỗ lệ.

Mở mắt và nhắm mắt
Động tác mở mi mắt là do các cơ kéo rút của mi trên (c ơ nâng mi
trên và cơ Muller) làm việc, trong lúc các cơ co (cơ vòng cung mi) chùng
xuống.
Động tác nhắm mi mắt là do các cơ co (cơ vòng cung mi) kèm theo
sự nới giãn những cơ kéo rút (cơ đối vận cùng bên). Song song v ới động
tác nhắm mắt lại có hiện tượng đưa nhãn cầu lên trên (hiện t ượng
Charles Bell).
Thông thường nhắm và mở mi mắt được thực hiện ở cả hai bên
mắt và đối xứng với nhau (Định luật Hering).
1.2. Các bệnh lý về mi mắt
1.2.1. Chắp, lẹo
Chắp và lẹo là các chứng sưng không lây nhiễm th ường gặp ở mi
mắt. Chắp và lẹo là hai dạng khác biệt nhưng hay bị nhầm lẫn v ới nhau.
Bệnh nhân dễ bị chắp và lẹo nếu có tiền sử bị viêm mí mắt, da m ụn
viêm đỏ, viêm da dầu, tiểu đường và một số bệnh khác.
Lẹo (hordeolum) là chứng viêm cấp tính do nhiễm trùng ở mi m ắt
do tụ cầu khuẩn gây nên. Lẹo thường xuất hiện sát bờ mi khiến mi m ắt
sưng đỏ, ngứa và đau nhức. Tại chỗ đau sưng lên khối m ủ đỏ nhìn nh ư
mụn nhọt hay u nhỏ. Lẹo sẽ xẹp sau khi vỡ mủ nhưng về sau có th ể tái
xuất hiện ở vị trí khác trên mắt.
Có hai loại lẹo:


11

– Lẹo ngoài mí mắt: Lẹo mọc bên ngoài bờ mi. Hầu hết do nhi ễm trùng
từ tuyến Zeis.
– Lẹo trong mí mắt: Lẹo mọc bên trong bờ mi. Hầu hết do nhi ễm trùng
từ tuyến meibomian.


Hình 1.6. Lẹo
Chắp (chalazion) là chứng sưng phù trên mi mắt. Khác v ới lẹo hình
thành do viêm nhiễm, chắp hình thành do tắc nghẽn tuy ến d ầu trên mi
mắt. Chỗ bị chắp nếu sưng quá to có thể khiến mắt bị mờ. Thông
thường, chắp sưng trên mắt từ 2 đến 8 tuần, ít khi có trường hợp lâu
hơn.
Chắp dễ bị nhầm với lẹo, nhưng chắp th ường sưng to h ơn lẹo và ít
đau hơn nhiều, thậm chí là không đau.
Nếu lẹo (do viêm nhiễm) trong mí mắt không lành và xẹp hẳn,
chỗ sưng có thể bị tắc và biến chứng thành chắp.
Điều trị lẹo và chắp tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của tổn th ương:
– Chườm nóng nhằm giảm đau ở các chỗ lẹo và chắp: Dùng khăn
sạch hoặc bông dùng một lần nhúng vào nước rất ấm hoặc n ước muối
ấm. Đặt lên mi mắt từ khoảng 10 phút, mỗi ngày từ 3-5 l ần. Độ ấm sẽ
giúp giảm viêm và giảm tắc nghẽn ở tuyến dầu trên mí mắt. Có th ể mát
xa nhẹ nhàng vùng quanh mắt.


12

– Dùng thuốc nhỏ mắt/thuốc mỡ kháng sinh chuyên trị lẹo và
chắp để giảm viêm/sưng.
– Tiêm steroid vào chỗ sưng để giảm đau và sưng tấy theo ch ỉ định
của bác sĩ.
– Nếu chỗ lẹo và chắp không tan đi sau một th ời gian dài, ph ải t ới
bác sĩ để chích nạo thật sạch các chất nhầy và mủ để tránh tái phát.
1.2.2. Viêm bờ mi
Viêm mi mắt là tình trạng viêm mạn tính của bờ mi, th ường do vi
trùng gây ra, tuy không nghiêm trọng nhưng nếu không chú ý có th ể gây

viêm tấy, sưng đỏ, rất khó chịu.
Biểu hiện của viêm mi là tất cả những viêm nhiễm có liên quan
đến mi. Người ta phân biệt hình thái của viêm mi: mạn tính lan to ả hay
viêm mi mạn tính khu trú gọi là chắp và lẹo. Nh ững dấu hiệu c ủa viêm
mi mạn tính: Bệnh nhân thường có cảm giác nóng rát trong m ắt, cộm
như có cát ở trong mắt, chảy nước mắt, đau mức độ trung bình t ại m ắt
và mi, đôi khi bệnh nhân cảm giác nhìn mờ, nh ất là vào buổi sáng.


13

Hình 1.7. Viêm bờ mi
Thường những người da nhờn, nhiều gàu hay mắt khô thì hay mắc
phải và nhiều trường hợp là biến chứng của một số bệnh nh ư đau m ắt
hột. Bất cứ ai bị nhiễm khuẩn ở ngoài da và nhất là nh ững ng ười b ị
nhiễm khuẩn ở chân lông mi, nếu lượng khuẩn lớn tụ ở quanh chân lông
mi có thể gây gàu giống như vảy dọc theo chân lông mi và bờ mi. Viêm
bờ mi cũng thường phối hợp với tuyến nhờn ở mi nằm ở chân lông mi
(được gọi là tuyến Meibomian).
Khi bị viêm bờ mi thì cả mi trên và mi d ưới đ ược ph ủ b ởi nh ững
phần tử có dầu và vi khuẩn bám ở gần chân lông mi, gây kích thích m ắt,
ngứa mắt, đỏ mắt và có cảm giác như phỏng.
Về điều trị: Xử lý viêm mi mắt không quá phức tạp nhưng cần chú ý đề
phòng bệnh tái phát. Có thể bắt đầu bằng việc vệ sinh m ắt mỗi ngày v ới
nước ấm, kết hợp với dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
– Đắp gạc nóng lên mắt: Lấy gạc sạch nhúng vào nước nóng, đắp
vào mắt khi nhắm mắt ít nhất 1 phút, làm 2 – 3 l ần/ngày. Khi g ạc ngu ội
thì nhúng nóng lại, khi đắp gạc nóng như vậy sẽ làm tróc nh ững gàu v ảy
và cặn bã bám quanh lông mi và làm loãng nh ững tiết ch ất có d ầu ở
tuyến nhờn, do đó tránh được viêm tuyến sinh lẹo hay chắp ở mắt.

– Chà mi: Dùng miếng gạc sạch hay que bông th ấm n ước nóng chà
nhẹ trên hàng lông mi khoảng 15 giây cho mỗi mi
–Tra thuốc mỡ kháng sinh: Tra thuốc mỡ kháng sinh như Formmade
Tetracycline, Erytromycine vào bờ mi trước khi đi ngủ. Các loại n ước m ắt
nhân tạo (có bán ở các tiệm thuốc tây) và các loại thuốc nhỏ Steroid có
thể được dùng để làm giảm khô mắt hay giảm viêm vì viêm bờ mi


14

thường hay làm tắc tuyến nhầy nên gây khô mắt và viêm. Do vậy, khi
dùng thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ.
1.2.3. U mí mắt, u mỡ vàng
U vàng hay u mí mắt là tình trạng khá phổ biến. Tuy bệnh không
ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng nó là dấu hiệu của nhiều vấn đề s ức
khỏe.
U vàng hay u mí mắt là tình trạng lắng đọng mô mỡ dưới da, có
màu hơi vàng giới hạn rõ với vùng da xung quanh, th ường ở trên ho ặc
quanh mí mắt. U vàng thường không đau và không gây h ại. Tuy nhiên,
chúng gây mất thẩm mỹ và có thể cắt bỏ. U vàng có th ể có tính ch ất di
truyền. Trong một số trường hợp, hiện tượng này là dấu hiệu của tình
trạng cholesterol trong máu cao, báo hiệu nguy cơ bệnh xơ v ữa động
mạc
Chẩn đoán u vàng: Việc chẩn đoán u vàng không khó nh ờ màu sắc
và vị trí đặc trưng của nó. U vàng thường gặp ở nữ giới, tỷ lệ m ắc cao
nhất khoảng 40-50 tuổi. Khi mảng u vàng hình thành, nó phát tri ển
chậm đến kích thước nhất định và không bị thoái triển. Thông th ường,
chức năng của mí mắt không bị suy yếu, rất hiếm gặp tình trạng sụp mí.



15

Hình 1.8. U mí mắt, u mỡ vàng
Điều trị u vàng mí mắt: Có 2 phương pháp kinh điển để cắt bỏ u
vàng:
 Dùng hóa chất bóc bỏ
 Phẫu thuật cắt bỏ
+ Phương pháp điều trị u vàng bằng cách bóc bỏ chuyên biệt
Đây là lựa chọn tốt nhất để điều trị hầu hết các trường hợp bị u vàng
vì nó ít nguy cơ và bóc bỏ được hoàn toàn u vàng.
Phương pháp bóc bỏ này được tiến hành bằng cách áp hoá chất tẩm trên
một mảnh giấy thấm có sẵn và có thể thực hiện ở nhà mà không cần chuẩn bị
gì đặc biệt. Vùng u được vẽ giới hạn cẩn thận để tránh tiếp xúc với mắt. Sau
khi áp hoá chất vào, da sẽ chuyển sang màu trắng trong khoảng nửa giờ đồng
hồ, sau đó chuyển sang hơi đỏ và bắt đầu tróc vảy. Khi áp dung dịch vào vùng
cần điều trị, bệnh nhân cần giữ yên cho đến khi mảnh giấy khô đi, khi đó sẽ
không gây nguy hiểm cho mắt. Sau khi điều trị, không được chạm vào vùng u
vàng, và không cố bóc nó đi. Một tuần sau đó, vảy sẽ tự tróc. Phần vảy tróc ra
có chứa một phần da cũng như toàn bộ hoặc một phần của u vàng.
+ Phương pháp cắt bỏ u vàng truyền thống
Phương pháp này sử dụng dao mổ và các mũi khâu. Phương pháp này rất
hiệu quả tuy nhiên cần phải gây tê và để lại sẹo và có nguy cơ bị nhiễm trùng.
Kỹ thuật này đã có từ lâu và đến nay vẫn còn s ử dụng, tuy nhiên nó
để lại sẹo quanh vùng mắt gây mất thẩm mỹ. Phẫu thuật viên còn dùng
phương pháp này cho rằng sẹo sẽ trông giống những nếp nhăn quanh
mắt, dù vậy trong một số trường hợp vết sẹo khá rõ và ch ỉ đ ược che đi
sau khi trang điểm.
+ Phương pháp sử dụng laser đ ể lo ại b ỏ u vàng: Phương pháp này
không để lại sẹo và ít nguy c ơ bị nhiễm trùng, nó cũng ít gây ch ảy máu



16

trong và sau ph ẫu thuật sẽ đ ược gây tê t ại ch ỗ và b ảo v ệ m ắt su ốt quá
trình phẫu thuật.
Lợi ích chính của phẫu thuật này là sự chính xác của laser và không
để lại sẹo sau khi vết thương lành hẳn.
Laser không đi quá sâu vào mô dưới da vì sẽ đ ể lại s ẹo. Su ốt quá
trình phẫu thuật, sẽ được đeo kính bảo vệ mắt phù h ợp đ ể tránh laser
ảnh hưởng đến mắt.
Theo dõi: Bệnh nhân cần được kiểm tra mức độ lipid trong máu,
những người bị tăng nồng độ lipid máu cần được khảo sát nguy c ơ bệnh
mạch vành, điều này giúp phòng ngừa bệnh mạch vành và điều trị khi có
chỉ định.
Các nốt u vàng có thể không cần phẫu thuật nếu bệnh nhân không
mong muốn cắt bỏ vì lí do thẩm mỹ.
Có nhiều phương pháp điều trị u vàng như phẫu thuật c ắt bỏ, s ử
dụng laser, tuy nhiên u vàng vẫn có thể bị tái phát sau một th ời gian sau
phẫu thuật dù lựa chọn phương pháp nào.
Các thuốc làm giảm lipid máu và ăn kiêng có hiệu quả rất h ạn chế
đối với các u vàng tại mắt.
1.2.4. Sụp mí
Sụp mí mắt hay mí mắt chảy xệ hay sụp mí là sự sa xuống của mi
mắt trên xuống thấp hơn vị trí bình thường do cơ mí mất kh ả năng co
giãn, đàn hồi hay da mí bị nhão tạo thành những túi m ỡ ở mí trên, ho ặc
do da nhăn nheo ở khóe mắt và do tổn th ương của dây th ần kinh s ố 3 và
hội chứng Horner hay các nguyên nhân tại chỗ gồm tổn th ương bẩm
sinh hoặc mắc phải của các cơ nâng mi, khối u và nhiễm khu ẩn ho ặc do
bệnh nhược cơ.



17

Bệnh sụp mí cần được phân biệt với các trường hợp xệ mí mắt
giả, đó là tình trạng mi mắt trông có vẻ thấp hơn bình th ường nh ưng do
các nguyên nhân khác như lõm mắt hoặc lồi mắt bên đối diện, th ừa da
mi trên quá mức, nhãn cầu nhỏ hoặc không có nhãn cầu, teo nhãn c ầu,
lác lên hoặc xuống đối bên, co rút mi trên ở một mắt có thể làm cho mắt
bên kia có vẻ sụp và do khuôn mặt không cân đ ối (mặt lệch, m ắt l ệch
không đối xứng)...
Sụp mí mắt có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt, việc xệ mí sẽ
ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng thị giác vì khi mí
mắt bị sụp thì mí mắt che phủ một phần hoặc hoàn toàn con ngươi, hạn
chế vùng nhìn thấy, và lâu dài sẽ gây giảm sức nhìn do nh ược th ị. Mí mắt
còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ mắt khỏi tổn th ương,
mắt và mí mắt có liên kết chặt chẽ với nhau đến nỗi áp l ực c ủa mí m ắt
lên nhãn cầu có thể gây ra một trong những vấn đề thị giác phổ biến
nhất.
Đối với trẻ em, chứng sụp mí mắt còn có thể khiến trẻ bị vẹo c ột
sống, xơ các cơ quanh cổ, do luôn phải nhìn trong t ư thế ngước lên.
Khoảng 19% số ca sụp mi có thị lực kém. Sụp mí m ắt có th ể gây ra
những hậu quả đáng tiếc như 3,5% các trường hợp sụp mí mắt gây ra
lác mắt, loạn thị, 63,1% số mắt nhược thị do sụp mi có kèm theo tật
khúc xạ.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân khiến sụp mí mắt như: nguyên nhân
bẩm sinh, do tuổi tác, dính chấn th ương, các phẫu thuật ở m ắt hoặc do
các bệnh lý thần kinh, bệnh của cơ hay đái tháo đường… Trong đó x ệ mi
bẩm sinh thường gặp nhất xuất hiện ngay sau khi sinh và chiếm t ới 75%
trường hợp. Nguyên nhân của xệ mi bẩm sinh là do s ự loạn d ưỡng khu



18

trú nguyên phát của các sợi cơ nâng mi, số lượng các s ợi cơ nâng mi gi ảm
đi và thay thế bằng các tổ chức xơ.
Mặt khác, mí mắt sụp xuống theo tuổi, khi tuổi càng cao, c ơ nâng
mi càng dãn mỏng và yếu vì quá trình lão hóa, chỗ bám c ủa c ơ nâng mi b ị
tuột hoặc cân cơ mi trên bị nhão. Xệ mí ụp mi biểu hiện rõ nh ất ở nh ững
người sút cân sau điều trị béo phì hoặc người có cấu tạo da khô, mức độ
sụp mi nặng nhẹ tùy từng người. Nhìn chung, th ời gian, tuổi tác và môi
trường sống là những nguyên nhân khiến lớp da mí mắt kém đàn h ồi.
Phụ nữ tuổi trung niên thường trăn trở vì mí mắt bị chảy xệ và xuất
hiện lớp mỡ dư thừa ở mí trên lẫn mí dưới, khiến đôi mắt trông già nua
và thị lực giảm sút.
Sụp mí mắt được chia làm hai nhóm chính: là sụp mí m ắt bẩm sinh
và sụp mí mắt mắc phải.
Sụp mí mắt bẩm sinh: Chiếm khoảng 55 - 75% các trường h ợp,
trong đó xệ mi đơn thuần thường gặp nhất, có thể kết h ợp v ới tật khúc
xạ, không gây nhược thị, xệ mi bẩm sinh phối hợp v ới bất th ường v ận
nhãn. Xệ mí bẩm sinh phối hợp với những dị dạng ở mặt.
Sụp mí mắt mắc phải: chiếm khoảng 25% các tr ường h ợp x ệ mi
và được chia làm 5 nhóm:
+ Sụp mí do tổn thương thần kinh, liệt vận nhãn với mức độ khác
nhau như: Liệt thần kinh số III thường kèm theo liệt vận nhãn, th ường
mất cảm giác do tổn thương dây V
+ Hội chứng khe dơi, liệt các dây thần kinh số III, IV, V, VI cùng bên
làm cho nhãn cầu bên tổn thương bất động nhìn thẳng, mi mắt sụp, giãn
đồng tử, mất cảm giác, tê bì vùng dây V chi phối.
+ Hội chứng đỉnh hố mắt: gồm hội chứng khe dơi kèm theo tổn

thương thị thần kinh


19

+ Hội chứng xoang hang: xệ mi, nhãn cầu đứng yên, đồng t ử giãn,
mất cảm giác mạc, tê bì trên vùng thuộc nhánh dây V, lồi m ắt th ẳng tr ục,
không đẩy thụt nhãn cầu vào được, nghe ở vùng mắt và thái d ương có
tiếng thổi.
+ Hội chứng cuống não: Hội chứng Weber liệt dây thần kinh III
cùng bên, liệt nửa người đối diện, hội chứng Benedick liệt dây th ần kinh
III cùng bên, run chân tay bên đối diện
+ Hội chứng Claude Bernard - Horner: sụp mi, co đồng tử, nhãn cầu
thụt.
Sụp mí do cơ: nhược cơ hay gặp ở bệnh nhân nữ, trẻ tuổi, lúc đầu
sụp mi một bên là dấu hiệu phát hiện bệnh. Tăng lên khi m ệt m ỏi, bu ổi
chiều sụp nhiều hơn buổi sáng, rối loạn vận nhãn (song thị), Sụp mi hai
bên với mức độ khác nhau nhưng thường nặng, liệt vận nhãn không
toàn bộ, sụp mi hai bên, hở mi do tổn th ương cơ vòng.
Sụp mí do cân: gặp ở người cao tuổi, chức năng cơ gần nh ư bình
thường, khi nhìn xuống mi sụp, nếp gấp da mi cao h ơn bình th ường, mi
mỏng, sụp mi nặng hoặc nhẹ.
Sụp mí do chấn thương: chấn thương đụng dập hoặc đâm xuyên
vào cân cơ cũng có thể gây sụp mi vĩnh viễn. Phẫu thuật h ốc m ắt và
phẫu thuật thần kinh cũng có thể gây sụp mi.
Sụp mí do tác nhân cơ giới: u, sa da mi, bệnh lý sẹo nh ư x ơ hóa c ơ,
mắt hột, bỏng.
Điều trị:
- Sụp mí bẩm sinh: Đối với trường hợp xệ mí bẩm sinh hoặc do
bệnh nhược cơ thì vấn đề điều trị gồm. Về tuổi điều trị: khi bị xệ mí thì

nên phẫu thuật khi trẻ 4 - 5 tuổi. Đối với các tr ường h ợp s ụp mi n ặng,
gây giảm thị lực do nhược thị hoặc lệch đầu thì cần phải mổ sớm h ơn,


20

có thể từ lúc 1 tuổi. Xệ mi chủ yếu được điều trị bằng ph ẫu thuật. Tùy
tình trạng để lựa chọn phương pháp thích hợp căn cứ vào m ức độ ch ức
năng của cơ nâng mi. Tuy có rất nhiều phương pháp phẫu thuật để điều
trị sụp mi nhưng có thể xếp thành ba nhóm chính:
+ Phương pháp cắt một phần da mi phía trước
+ Phương pháp cắt ngắn cơ nâng mi trên
+ Phương pháp dùng sự hỗ trợ của các cơ lân cận
Ngoài ra, treo mi trên vào c ơ trán còn là ph ương pháp đ ơn gi ản,
tương đối thông dụng. Trong ph ẫu thu ật này, ng ười ta dùng các ch ất
liệu sinh học như cân đùi, v ạt c ơ trán... ho ặc ch ất li ệu t ổng h ợp nh ư
chỉ nilon, silicon... treo mi v ới c ơ trán. Mi m ắt sẽ m ở ra khi b ệnh nhân
dùng cơ trán để kéo lông mày lên.
Việc phẫu thuật sụp mi phụ thuộc vào sức khoẻ của bệnh nhân
để các bác sĩ quyết định phẫu thuật. Ngoài ra còn phụ thuộc vào m ức đ ộ
ảnh hưởng của sụp với thị lực. Khi phát hiện con bị sụp mi, cha m ẹ c ần
đưa tới cơ sở chuyên khoa mắt để được khám và điều trị, tốt nh ất là
trước hai tuổi.
- Không do bẩm sinh: Với Sụp mí ở người lớn tuổi và các nguyên
nhân khác gây bệnh thì vấn đề cần phẫu thuật hay không còn tùy thu ộc
mức độ sụp mi và khả năng hoạt động của cơ nâng mi. Nếu sụp mi v ừa
phải thì chỉ cần cắt bỏ phần da mi trên dư th ừa. Nếu sụp mi nhiều,
ngoài khâu này, bác sĩ còn phải can thiệp vào ph ần cơ nâng mi, đ ơn gi ản
nhất là làm ngắn cơ nâng mi và cắt bỏ một phần cơ vòng mi. Một số
phương pháp gồm:

+ Phẫu thuật nâng cung mày
+ Phẫu thuật tạo hình mí mắt
+ Nâng cung mày nội soi


21

Ngoài ra, thủ thuật nâng mi mắt là giải pháp phổ biến, bệnh nhân
sẽ được cắt bỏ lớp da thừa và được tách bỏ lớp mỡ mắt nhờ vậy, phẫu
thuật mi mắt giúp bạn loại bỏ da thừa mi trên và bọng mắt, đem lại mi
mắt căng mọng. Thông thường một người chỉ cần nâng mí mắt một đến
2 lần trong đời, tùy theo tình trạng lão hóa nhanh hay chậm.
Liệu pháp chăm sóc
Để khắc phục chứng sụp mí mắt cần chăm sóc da mặt cẩn thận có
thể giữ được khóe mắt trẻ lâu như khi ra nắng nên thoa kem ch ống
nắng, tránh dụi mắt vì có thể làm da nhăn và x ệ xuống, ng ười bệnh
hằng ngày phải ngủ đủ giấc vì mất ngủ một đêm là sáng hôm sau da mí
mắt có thể bị thâm quầng đồng thời tránh các tâm trạng bị căng th ẳng,
stress hay mệt mỏi.
1.2.5. Da dư, mỡ mí mắt
Thừa da mi hay sa da mi là trường hợp da mi mắt bị chảy xệ quá
mức do hiện tượng tích tụ mỡ lâu năm hoặc bị lão hóa do môi tr ường,
tuổi tác làm cho da mi không còn độ đàn hồi nên mi trên th ường nhão,
nhăn nheo, thừa da, gây cho mắt bị sụp, hơn nữa thêm cả bọng m ỡ ở mi
trên và mi dưới tích tụ lại khá dày khi nhìn vào thì sẽ làm mất th ẩm mỹ,
làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và thị lực của mắt.
Để tạo ra một đôi mắt 2 mí với vẻ đẹp thẩm mỹ, bác sĩ thường
phẫu thuật cắt da mi thừa để lấy mỡ và da bị dư thừa ở mi mắt trên và
dưới giúp cho đôi mắt của bạn được trẻ trung và linh hoạt, da căng và
săn chắc tự nhiên. Kết quả của phẫu thuật sẽ tốt nhất sau từ 6 tháng tới

một năm. Tuy nhiên, kết quả này không phải vĩnh viễn vì da mi m ắt có
thể bị chùng lại theo thời gian và tuổi tác. Bệnh nhân có th ể tới viện đ ể
can thiệp lại bằng phẫu thuật tương tự cho các lần sau.
Cắt da thừa mi mắt được thực hiện như thế nào?


22

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ l ựa ch ọn đ ường r ạch da là n ếp
mí cũ hoặc đường rạch m ới. Sau đó, các bác sĩ sẽ l ấy b ớt đi d ải c ơ vòng
của mi mắt và dải dưới da, đ ể l ấy bớt m ỡ th ừa ở túi m ỡ là n ơi m ỡ
được tích lũy trên mí mắt nhiều nh ất. Đây là m ột kỹ thu ật đ ơn gi ản
nhưng cần độ tỉ mỉ và chính xác cao.
Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân không cần nhịn ăn hay nh ịn
uống, tốt nhất nên ăn nhẹ trước khi phẫu thuật 30 phút. Bệnh nhân
được gây tê tại chỗ. Thời gian phẫu thuật trung bình 30 phút. B ệnh nhân
sẽ được dùng thuốc chống phù nề, chống viêm, giảm đau và có th ể ra v ề
ngay sau khi phẫu thuật (nên đeo kính râm và không đ ược lái xe).
1.2.6. Lật mi
Lật mi là bờ mi (thường là mi dưới) bị lật ra ngoài không áp vào nhãn
cầu [13]. Bệnh nhân khi có hiện tượng lật mi thì ngay lập tức sẽ xuất hiện các
dấu hiệu cơ năng như chảy nước mắt, đỏ mắt không thường xuyên, xuất tiết
mắt... và nếu không điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến cộm vướng, đau tức
mắt, nhìn mờ do kết giác mạc không được mi mắt bảo vệ gây ra viêm nhiễm
[14-16]. Ở Việt Nam cũng đã có một vài đề tài nghiên cứu về vấn đề lật
mi, tác giả Phạm Trọng Văn [17] từ năm 2008 – 2010 có đánh giá kết
quả phẫu thuật của 12 bệnh nhân bị li ệt dây VII và l ật mi do s ẹo v ới
các ph ương pháp đ ặt t ấm vàng mi trên, ghép t ổ ch ức, kéo dài cân c ơ
nâng mi, căng mi d ưới và đ ạt đ ược k ết qu ả r ất kh ả quan. Lật mi có thể
xảy ra ở một hay cả hai mi mắt và thường gặp nhiều hơn ở mi mắt dưới [18].

Theo tác giả Malhotra thì các tổn thương cả hai mi mắt thường gặp do bỏng
nhiệt hay acid vì phản xạ nhắm mắt bảo vệ nhãn cầu và tính chất bỏng
thường gây tổn thương diện rộng [19], [20].


23

Các nguyên nhân mắc phải có thể kể đến như do tuổi già, liệt, sẹo
hay cơ học [21]. Theo tác giả Frueh B và cộng sự [22] các triệu chứng thực
thể biểu hiện rất khác nhau tùy theo mức độ lật mi, thời gian bị lật mi, nguyên
nhân gây lật mi. Lật mi làm nảy sinh ba vấn đề:
- Hình dạng, chức năng sinh lý mi bị biến đổi.
- Rối loạn cơ chế bơm nước mắt.
- Biến đổi và tổn thương kết mạc, giác mạc.
Cơ chế gây ra lật mi: Rất nhiều các tác giả trên thế giới đồng quan điểm là
có rất nhiều các nguyên nhân gây ra lật mi và sẽ được phân loại theo nhóm
nguyên nhân. Theo tác giả G.Lang [14] và Myron Yanoff [15] thì lật mi được
phân loại như sau: Lật mi bẩm sinh; Lật mi mắc phải: do tuổi già, do liệt, do
sẹo, do cơ học. Để phân biệt hoàn toàn tách biệt các nguyên nhân của lật mi là
việc tương đối khó khăn vì thực tế trong các yếu tố liệt cũng có thể có những
yếu tố gây lật mi ở người già, hay lật mi do sẹo cũng chứa đựng những yếu tố
liệt dây thần kinh mặt, liệt Bell.... do đó khi chuẩn đoán nguyên nhân gây lật
mi ta sẽ đánh giá theo nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này [19, 23].
Lật mi bẩm sinh rất hiếm gặp, nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh di
truyền hệ thống liên quan đến biến đổi gen. Lật mi bẩm sinh hay gặp trong
hội chứng Down, hội chứng Collins... ảnh hưởng đến cả 4 mi mắt. Lật mi bẩm
sinh cũng được gặp trong hội chứng hẹp khe mi, điều này có thể do tự phát.
Lật mi bẩm sinh có thể cấp tính, do hậu quả của co thắt cơ vòng cung mi khi
trẻ em mới sinh [24], [24].
Lật mi do liệt thường xảy ra sau liệt thần kinh VII nhất thời hoặc lâu dài.

Theo tác giả Phan Dẫn, Phạm Trọng Văn [23] khi liệt thần kinh VII mi dưới
sẽ cách xa vùng rìa, sa xuống làm hở lộ kết mạc nhãn cầu. Khe mi mất đối
xứng. Nhắm mắt không kín để hở kết mạc hoặc giác mạc. Do sức nặng và co
kéo từ vùng má, mi dưới dần dần sẽ bị lật mi. Theo D. G. James [25] thì liệt


24

Bell là nguyên nhân hay gặp nhất của liệt thần kinh mặt, chiếm khoảng 49%
đến 51% các bệnh nhân liệt thần kinh mặt. Chấn thương là nguyên nhân hay
gặp thứ hai chiếm từ 8 đến 22 % số bệnh nhân. Các nguyên nhân phổ biến
tiếp theo là do nhiễm trùng và do khối u [26], [27], [28]. Nghiên cứu ở Ấn
Độ của Aggarwal và cộng sự trên 29 bệnh nhân lật mi do liệt dây VII, kết
quả là 51,7% bệnh nhân nhắm hở từ ½ giác củng mạc tới tới toàn bộ giác
mạc [29], [30]. Theo Cobelens và Keizer, tần số chớp mắt giảm ở hầu hết
bệnh nhân có hở mi [31]. Terzis và Bruno thì cho rằng tất cả bệnh nhân liệt
dây thần kinh VII đều bị ảnh hưởng đến khả năng chớp mắt [32].
Lật mi do sẹo có thể xuất hiện ở mi trên hoặc mi dưới, có thể là do bỏng
nhiệt hoặc bỏng hóa chất, chấn thương cơ học, chấn thương phẫu thuật, hoặc
co rút lớp nông của mi do viêm mạn tính, đôi khi kèm theo lật mi tuổi già.
Trong một nghiên cứu về chấn thương mắt tại Bệnh viện Mắt Trung ương
năm 2002, tác giả Đỗ Như Hơn, Nguyễn Quốc Anh [33] đánh giá 2861 bệnh
nhân trên 2945 mắt thì có 277 mắt chấn thương mi chiếm 9,4%. Như vậy
hàng năm số lượng bệnh nhân ở Việt Nam có di chứng để lại sẹo chấn thương
mi không phải là nhỏ [34].
Lật mi cơ học có thể do những khối u lớn của mi mắt. Dịch tích tụ, mỡ
hốc mắt thoát vị, thâm nhiễm tế bào lympho, phù mãn tính cũng có thể tạo
thành một yếu tố cơ học gây lật mi [35]. Trong một nghiên cứu về chấn
thương mắt tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2002, tác giả Đỗ Nh ư
Hơn, Nguyễn Quốc Anh [33] đánh giá 2861 bệnh nhân trên 2945 mắt thì

có 277 mắt chấn thương mi chiếm 9,4%. Tác giả Hartstein Me, Klimek
DL cho biết các kh ối u g ần mi là nguyên nhân c ủa nh ững l ật mi c ơ
học [36].
Độ lật mi: Theo tác giả Rubin P [37] thì dựa vào tiến triển lâm sàng của
lật mi được phân ra 4 mức độ: Độ I: mi mắt mới chỉ không áp vào nhãn cầu.


25

Độ II: mi mắt bị ngửa ra, nhìn thấy được phần kết mạc. Độ III: bắt đầu xảy ra
hiện tượng xuất huyết kết mạc, sừng hóa kết mạc. Độ IV: ảnh hưởng đến giác
mạc (khô mắt, viêm loét giác mạc...) [38].
1.2.7. Quặm bẩm sinh và mắc phải
Quặm mi là hiện tượng cuộn bờ mi vào trong nhãn cầu. Hậu quả của
việc này là lông mi sẽ cọ xát vào giác mạc (tròng đen) và kết mạc (tròng
trắng), gây tổn thương mắt. Quặm mi có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh (quặm bẩm
sinh), hoặc quặm ở người già (do sự lỏng lẻo của các mô nâng đỡ mi do lão
hóa, do đau mắt hột, chấn thương…).
1.2.7.1. Quặm mi bẩm sinh
Quặm bẩm sinh là hiện tượng bờ mi lộn vào trong đẩy hàng lông
mi cọ sát vào giác mạc, gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra, có th ể phát tri ển
ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị.
Quặm bẩm sinh gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra, có thể phát triển
ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị. T ỷ lệ quặm bẩm sinh mi
dưới ở trẻ em là khoảng 2 % (Theo Bệnh viện Mắt Trung ương). Khi bị
quặm trẻ khó chịu hay dụi mắt, chảy nước mắt gây viêm kết mạc, tr ợt
biểu mô và nặng hơn là viêm loét giác mạc để lại sẹo gây gi ảm th ị l ực.
Đến nay điều trị quặm vẫn chủ yếu là phẫu thuật.
Biểu hiện lâm sàng
Bệnh hay gặp ở những trẻ có khuôn mặt bụ bẫm, gốc mũi th ấp,

tẹt. Do hàng lông mi cọ sát vào giác mạc làm trẻ khó ch ịu luôn luôn d ụi
mắt. Mắt kích thích gây chảy nước mắt, đỏ mắt, có th ể có d ử, n ếu kéo
dài có thể gây viêm kết mạc. Nếu không được điều trị, lông mi làm t ổn
thương giác mạc, gây trợt giác mạc. Nếu bệnh tiến triển n ặng và kéo dài
có thể gây viêm loét giác mạc để lại sẹo làm giảm thị lực.


×