Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

NGHIÊN cứu tác DỤNG điều TRỊ của bài THUỐC “VAI gáy HV” TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU VÙNG cổ gáy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

PHAN VĂN NAM

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA
BÀI THUỐC “VAI GÁY HV”
TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU VÙNG CỔ GÁY
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI-2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

PHAN VĂN NAM

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ
CỦA BÀI THUỐC “VAI GÁY HV”
TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU VÙNG CỔ GÁY
Chuyên ngành : Y học cổ truyền
Mã số : 8720115

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tiến Chung


HÀ NỘI - 2019




LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Khoa Cơ
xương khớp Bệnh viện Tuệ Tĩnh, các Phòng Ban của Học viện y dược học cổ
truyền Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Chung, Phó Trưởng Khoa Cơ xương khớp Bệnh
viện Tuệ Tĩnh, người thầy trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy và chỉ bảo em trong
quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu.
Các thầy cô trong Hội đồng thông qua đề cương, Hội đồng chấm luận
văn Thạc sĩ của Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam, những người thầy,
người cô đã đóng góp cho em nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành nghiên
cứu.
Các thầy cô trong Bộ môn Nội y học cổ truyền Học viện y dược học cổ
truyền Việt Nam, những người đã luôn dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt thời
gian học tập tại trường cũng như hoàn thành luận văn.
Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp, lãnh đạo khoa cùng toàn thể
nhân viên khoa khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã tạo điều kiện cho
em học tập, thu thập số liệu và thực hiện nghiên cứu.
Cuối cùng, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, những
người thân trong gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2019

Phan Văn Nam


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Phan Văn Nam, học viên cao học khóa 9, Học viện y dược học
cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Tiến Chung.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết
này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2019
Người viết cam đoan

Phan Văn Nam


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ALT
AST
BN
CLS
HC
MRI
NDI

Alanine Aminotransferase
Aspartate Aminotransferase
Bệnh nhân
Cận lâm sàng

Hội chứng
Magnetic Resonance Imaging (Hình ảnh cộng hưởng từ)
Neck Disability Index

THCS
THCSC
TVĐ
TVĐĐ
VAS
WHO
YHCT
YHHĐ

(Bộ câu hỏi NDI đánh giá hạn chế sinh hoạt hàng ngày do đau cổ)
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống cổ
Tầm vận động
Thoát vị đĩa đệm
Visual Analogue Scale (Thang điểm nhìn đánh giá mức độ đau)
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
Y học cổ truyền
Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................3
1.1. Đau vùng cổ gáy theo y học hiện đại......................................................3
1.1.1. Khái niệm........................................................................................3
1.1.2. Cơ sở giải phẫu, sinh lý...................................................................3

1.1.3. Nguyên nhân đau vùng cổ gáy........................................................8
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng............................................9
1.1.5. Chấn đoán đau vùng cổ gáy..........................................................14
1.1.6. Điều trị đau vùng cổ gáy theo y học hiện đại................................15
1.1.7. Phòng bệnh....................................................................................16
1.2. Đau vùng cổ gáy theo y học cổ truyền..................................................16
1.2.1. Bệnh danh......................................................................................16
1.2.2. Bệnh nguyên, bệnh cơ...................................................................17
1.2.3. Các phương pháp điều trị..............................................................17
1.2.4. Các thể lâm sàng...........................................................................19
1.3. Một số nghiên cứu về điều trị đau vùng cổ gáy....................................20
1.3.1. Trên thế giới..................................................................................20
1.3.2. Tại Việt Nam.................................................................................21
1.4. Tổng quan về bài thuốc “Vai gáy HV”.................................................22
1.4.1. Xuất xứ bài thuốc..........................................................................22
1.4.2. Công thức bài thuốc......................................................................23
1.4.3. Một số nghiên cứu về bài thuốc....................................................23
1.5. Tổng quan về xoa bóp bấm huyệt.........................................................24
1.5.1. Định nghĩa về xoa bóp bấm huyệt.................................................24
1.5.2. Tác dụng xoa bóp bấm huyệt........................................................24
1.5.3. Ứng dụng xoa bóp bấm huyệt điều trị đau vùng cổ gáy...............27


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............29
2.1. Chất liệu nghiên cứu.............................................................................29
2.1.1. Bài thuốc “Vai gáy HV”................................................................29
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu.................................................................29
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................30
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân...........................................................30
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ và loại bỏ bệnh nhân......................................31

2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................31
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................31
2.3.2. Quy trình nghiên cứu.....................................................................31
2.3.3. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp lượng giá............................32
2.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị.............................................33
2.4. Địa điểm, thời gian nghiên cứu.............................................................35
2.5. Xử lý số liệu..........................................................................................35
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.........................................................35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................36
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.....................................................36
3.1.1. Đặc điểm chung.............................................................................36
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị..................................................37
3.2. Kết quả điều trị......................................................................................41
3.2.1. Tác dụng giảm đau........................................................................41
3.2.2. Tác dụng cải thiện tầm vận động cột sống cổ...............................47
3.2.3. Tác dụng tăng khả năng sinh hoạt hàng ngày theo NDI...............49
3.3. Các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị.....................51
3.3.1. Lâm sàng.......................................................................................51
3.3.2. Cận lâm sàng.................................................................................52
Chương 4. BÀN LUẬN.................................................................................53
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................53


4.1.1. Tuổi................................................................................................53
4.1.2. Giới................................................................................................55
4.1.3. Nghề nghiệp..................................................................................55
4.1.4. Đặc điểm hình ảnh tổn thương trên phim X - quang.....................56
4.2. Kết quả điều trị......................................................................................56
4.2.1. Kết quả giảm đau sau điều trị........................................................56
4.2.2. Hiệu quả giảm hội chứng rễ..........................................................59

4.2.3. Hiệu quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ................................60
4.2.4. Tác dụng giảm hạn chế sinh hoạt hàng ngày.................................61
4.3. Tác dụng không mong muốn.................................................................62
4.3.1. Trên lâm sàng................................................................................62
4.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng............................62
KẾT LUẬN....................................................................................................63
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂ
Bảng 2.1.

Thang điểm VAS.........................................................................33

Bảng 2. 2. Tầm vận động cột sống cổ sinh lý và bệnh lý.............................34
Bảng 2. 3. Đánh giá hội chứng rễ.................................................................34
Bảng 2. 4. Đánh giá mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày (NDI).............35Y
Bảng 3. 1. Đặc điểm chung về tuổi..............................................................36
Bảng 3. 2. Đặc điểm phân bố BN theo mức độ đau của thang điểm VAS. . .37
Bảng 3. 3. Đặc điểm về vị trí đau của đối tượng nghiên cứu trước điều trị. 38
Bảng 3. 4. Đặc điểm tầm vận động cột sống cổ trước điều trị.....................39
Bảng 3. 5. Phân bố bệnh nhân theo HC rễ thần kinh trước điều trị..............39
Bảng 3. 6. Đặc điểm về mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày trước điều trị....40
Bảng 3. 7. Đặc điểm tổn thương cột sống cổ trên phim xquang..................40
Bảng 3. 9. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau VAS sau 03 ngày điều trị. 41
Bảng 3. 10. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau VAS sau 07 ngày điều trị. .42
Bảng 3. 11. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau VAS sau 15 ngày điều trị. .42
Bảng 3. 12. Đánh giá mức độ giảm vị trí đau sau 03 ngày điều trị.................43

Bảng 3. 13. Đánh giá mức độ giảm vị trí đau sau 07 ngày điều trị.................44
Bảng 3. 14. Kết quả giảm đau theo các vị trí sau 15 ngày điều trị..................45
Bảng 3. 15. Kết quả giảm hội chứng rễ sau 03 ngày điều trị..........................45
Bảng 3. 16. Kết quả giảm hội chứng rễ sau 07 ngày điều trị..........................46
Bảng 3. 17. Kết quả giảm hội chứng rễ sau 15 ngày điều trị..........................46
Bảng 3. 18. Đánh giá tầm vận động cột sống cổ sau 3 ngày điều trị..............47
Bảng 3. 19. Đánh giá tầm vận động cột sống cổ sau 7 ngày điều trị..............47
Bảng 3. 20. Đánh giá tầm vận động cột sống cổ sau 15 ngày điều trị............48
Bảng 3. 21. Tác dụng tăng khả năng sinh hoạt hàng ngày sau 3 ngày............49
Bảng 3. 22. Tác dụng tăng khả năng sinh hoạt hàng ngày sau 7 ngày………49
Bảng 3. 23. Tác dụng tăng khả năng sinh hoạt hàng ngày sau 15 ngày..........50
Bảng 3. 24. Sự thay đổi về một số chỉ số sinh hóa máu trước và sau điều trị.52


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Đặc điểm chung về giới............................................................36
Biểu đồ 3. 2. Đặt điểm chung về phân bố nghề nghiệp..................................37
Biểu đồ 3. 3. Diễn biến mức độ đau theo VAS tại các thời điểm nghiên cứu 43
Biểu đồ 3. 4. Đánh giá mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày tại các thời điểm
D3, D7, D15..............................................................................51


DANH MỤC HÌNH ẢN
Hình 1. 1. Cơ vùng cổ gáy.................................................................................4
Hình 1. 2. Cột sống cổ.......................................................................................5
Hình 1. 3. Đám rối thần kinh cánh tay..............................................................7
Hình 1. 4. Các động tác vận động của cột sống cổ...........................................8
Hình 1. 5. X-quang cột sống cổ bình thường..................................................13
Hình 1. 6. X – quang cột sống cổ bị thoái hóa.............................................14Y
Hình 2.1. Bài thuốc Vai gáy HV sắc đóng gói.................................................29

Hình 2.2. Thước đo điểm đau VAS.................................................................30
Hình 2. 3. Thước đo tầm vận động khớp.........................................................30
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình nghiên cứu.............................................................32


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau vùng cổ gáy (mã số theo phân loại ICD10: M54.2) là một chứng bệnh
rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỉ lệ mắc nhiều hơn ở những người lao
động tư thế tĩnh. Đau vùng cổ gáy thường không nguy hiểm, song có thể gây ra
cảm giác khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh [2].
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vùng cổ gáy như: ngồi làm việc sai
tư thế, lao động ở trạng thái tĩnh, nhiễm lạnh, … làm thiếu máu cục bộ ở cơ gây
đau mỏi. Ngoài ra, đau vùng cổ gáy có thể do các nguyên nhân bệnh lý như:
thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, dị tật, viêm, chấn thương
vùng cổ [19].
Theo y học hiện đại (YHHĐ), đau vùng cổ gáy chủ yếu điều trị theo
phương pháp nội khoa với việc dùng các thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ,
vitamin [31]. Phương pháp ngoại khoa phẫu thuật can thiệp áp dụng cho bệnh
nhân thoát vị đĩa đệm, trượt cột sống. Phương pháp vật lý trị liệu có hiệu quả
điều trị nhưng chi phí còn cao, nhiều cơ sở chữa bệnh chưa trang bị được máy,
bất tiện cho bệnh nhân ở xa. Theo y học cổ truyền (YHCT), đau vùng cổ gáy
được mô tả trong phạm vi “chứng tý”. Bệnh do lục tà xâm phạm, công năng tạng
phủ hư suy làm khí huyết bất thông, bế tắc kinh lạc gây đau [16]. YHCT có
nhiều phương pháp điều trị như: thuốc thang sắc uống, châm cứu, xoa bóp bấm
huyệt, tập khí công dưỡng sinh.
Bài thuốc “Vai gáy HV” có thành phần là bài thuốc cổ phương Khương
hoạt thắng thấp thang gia giảm; có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp. Trên
lâm sàng, bài thuốc này đã được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân đau vùng

cổ gáy, bước đầu cho thấy kết quả khả quan. Tuy nhiên, hiện tại chưa có công
trình nghiên cứu khoa học nào báo cáo về tác dụng cụ thể của bài thuốc này. Để
góp phần thừa kế và phát triển YHCT trong nghiên cứu ứng dụng điều trị bệnh,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu:


2

1. Đánh giá tác dụng điều trị của bài thuốc “Vai gáy HV” trên bệnh
nhân đau vùng cổ gáy.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc “Vai gáy HV” khi
sử dụng trên lâm sàng.


3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đau vùng cổ gáy theo y học hiện đại
1.1.1. Khái niệm
Đau vùng cổ gáy là đau trong vùng liên bả, được xem như chấn thương cơ
học tới dây chằng dọc trước và các vòng sợi trước ngoài. Để giữ tư thế chống
đau các cơ cổ phải căng cứng một cách phản xạ. Hai triệu chứng chính của bệnh
là đau và hạn chế vận động cổ.
Đau vùng cổ gáy cấp tính hay vẹo cổ cấp: thường xảy ra sau một lao động
nặng, mệt mỏi, căng thẳng, lạnh; đau xuất hiện ở vùng gáy một bên, lan lên
chẩm, đầu lệch về một bên, khó vận động xoay cổ. Thường khỏi sau vài ngày, dễ
tái phát.
Đau vùng cổ gáy mạn tính: đau âm ỉ khi tăng khi giảm, lan ít, khó vận động
một động tác vì đau, đôi khi thấy lạo xạo khi quay cổ [1], [17], [31].
1.1.2. Cơ sở giải phẫu, sinh lý

1.1.2.1. Giải phẫu
- Hệ thống cơ của cột sống cổ:
+ Theo vị trí giải phẫu, cơ cột sống cổ chia thành ba vùng: vùng cổ trước,
vùng cổ bên và vùng cổ sau. Các cơ nằm trong hai vùng cổ trước và cổ bên được
chia thành ba nhóm, từ nông vào sâu:
Cơ ức đòn chũm, cơ bám da cổ;
Các cơ trên móng và các cơ dưới móng;
Các cơ trước và các cơ bên cột sống.
Vùng cổ sau gồm các cơ nằm sau cột sống và mỏm ngang. Được xếp thành
bốn lớp, từ nông vào sâu:
Cơ thang;
Cơ gối đầu, cơ gối cổ;
Cơ bán gai, cơ dài đầu, cơ dài cổ, phần cổ của cơ thắt lưng;


4

Cơ thẳng đầu, cơ chéo đầu trên, cơ chéo đầu dưới.

Hình 1. 1. Cơ vùng cổ gáy
+ Theo chức năng vận động, cơ cột sống cổ chia làm hai nhóm: nhóm gấp
duỗi hộp sọ và nhóm gấp duỗi cột sống cổ. Các cơ này thường đi từ nền sọ tới
các đốt sống cổ, giúp đầu cổ có thể vận động được. Trong các cơ này, có một số
cơ lớn và hay bị tổn thương dẫn tới đau vùng cổ gáy, quay cổ khó như: cơ thang,
cơ ức đòn chũm, cơ dài cổ.
Cơ thang: có ba cơ, nguyên ủy bám vào mỏm ngang các đốt sống II đến
VII, bám tận xương sườn 1, động tác gấp và xoay cột sống cổ.
Cơ ức đòn chũm: nguyên ủy có hai đầu là đầu ức và đầu đòn, bám tận ở
mỏm chũm, động tác nghiêng đầu và gấp cột sống cổ.
Cơ dài cổ: nguyên ủy đốt đội, bám tận đốt sống ngực III, động tác gấp và

xoay cột sống cổ. [4]
- Các đốt sống cổ:


5

Cột sống cổ gồm bảy đốt sống giữa C I và CII không có đĩa đệm, một đĩa
đệm chuyển đoạn là đĩa đệm cổ lưng CVII - D1.
Cột sống cổ là trụ cột chính để giữ và vận động đầu, cong ra trước, di động
nhiều, các mỏm khớp hơi nghiêng nên dễ bị tổn thương (thường gặp ở đoạn
chuyển tiếp CV - CVI [4].
Mỗi đốt sống gồm hai phần: thân đốt sống ở phía trước, cung đốt sống ở
phía sau. Thân đốt sống có đường kính ngang dài hơn đường kính trước sau.
Mỗi cung đốt sống gồm hai cuống cung nối hai mảnh cung đốt sống vào thân
đốt sống, có một mỏm gai, hai mỏm ngang có lỗ ngang, bốn mỏm khớp (hai
mỏm khớp trên và hai mỏm khớp dưới).
Mỏm khớp: diện khớp tương đối phẳng rộng.
Gai sống: đỉnh của gai sống tách làm hai củ, gai sống dài dần từ C II đến
CVII.
Lỗ đốt sống: các lỗ to dần từ đốt CI đến CV, sau đó nhỏ dần ở đốt CVI và
CVII.

Hình 1. 2. Cột sống cổ (nhìn trước)


6

- Thần kinh vùng cổ vai tay:
Tám đôi dây thần kinh cổ (CI đến CVIII) đóng vai trò vận động, cảm giác,
phản xạ gân xương cho chi trên; chi phối cho da cơ ở đầu và sau gáy.

Đám rối cổ được tạo nên bởi nhánh trước của bốn thần kinh sống cổ đầu
tiên. Các nhánh trước này liên kết với nhau thành các quai nối nằm trước cơ
nâng vai và cơ bậc thang giữa, sau tĩnh mạch cảnh trong và cơ ức đòn chũm.
Đám rối cổ tách ra các nhánh nông đi tới da và các nhánh sâu; các nhánh sâu bao
gồm các nhánh cơ và các nhánh nối [4].
Đám rối thần kinh cánh tay được tạo nên từ nhánh trước của bốn thần kinh
sống cổ dưới và phần lớn nhánh trước của thần kinh sống ngực I. Nhánh trước
của thần kinh cổ IV thường tách một nhánh đi tới thần kinh cổ V và thần kinh
ngực I thường nhận nhánh từ thần kinh ngực II. Các nhánh trước này được gọi
là các rễ của đám rối. Nhánh trước của các dây thần kinh cổ V và VI hợp thành
thân trên; nhánh trước các thần kinh cổ VIII và ngực I tạo nên thân giữa; nhánh
trước của thần kinh cổ VII thành thân dưới. Các thân này chạy chếch ra ngoài ở
tam giác cổ sau và ở sau xương đòn, mỗi thân tách đôi thành các phần trước và
sau. Các phần trước của thân trên và thân giữa tạo nên bó ngoài, nằm ở ngoài
động mạch nách. Phần trước của thân dưới đi xuống ở sau rồi ở trong động
mạch nách và trở thành bó trong. Phần sau của cả ba thân tạo nên bó sau, nằm
sau động mạch nách [4].


7

Hình 1. 3. Đám rối thần kinh cánh tay
Hệ thống giao cảm cổ: hai thành phần chủ yếu của hệ thống thần kinh của
thần kinh giao cảm ảnh hưởng ở vùng cột sống cổ, nó tác động đến toàn thân,
tuyến mồ hôi, nang lông.
Chuỗi giao cảm cổ: chuỗi hạch giao cảm cổ nối với các dây thần kinh tuỷ
sống bởi các rễ nối thông. Mặc dù không truyền cảm giác nhưng chuỗi giao cảm
như là một chất kiểm soát đau.
Thần kinh sống là thần kinh vận mạch tới động mạch, kiểm soát lưu lượng
máu lên não.

1.1.2.2. Sinh lý
Cơ cổ và các đốt sống cổ tham gia vào sự phối hợp của mắt, đầu, thân
mình; đồng thời tham gia vào việc định hướng trong không gian và điều khiển tư
thế. Cột sống cổ là nơi chịu sức nặng của đầu và bảo vệ tủy sống nằm trong ống
sống. Các đĩa đệm vùng cột sống cổ có nhiệm vụ nối các đốt sống, nhờ khả năng
biến dạng và tính chịu nén ép mà phục vụ cho sự vận động của cột sống, giảm
các chấn động lên cột sống, não và tủy [24], [31].


8

Hình 1. 4. Các động tác vận động của cột sống cổ
Sinh lý bệnh của đau vùng cổ gáy là do các tác nhân gây bệnh làm cho cơ
vùng vai gáy bị co cứng. Khi cơ bị co cứng, lưu thông dòng máu đến nuôi
dưỡng cơ giảm dẫn tới oxy cung cấp cho tế bào cơ cũng bị giảm theo, chuyển
hóa yếm khí xảy ra sinh ra axit lactic lắng đọng ở cơ → đau mỏi vùng vai gáy.
Cơ co cứng lâu đè ép, co kéo vào các dây thần kinh cổ gây đau lan theo đường
đi của các dây thần kinh bị chèn ép [41].
1.1.3. Nguyên nhân đau vùng cổ gáy
1.1.3.1. Nguyên nhân cơ học
Sinh hoạt sai tư thế như: nằm ngủ gối đầu cao, dựa đầu vào ghế, nằm
nghiêng và co quắp…. sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho các tế bào
cơ. Khi cơ không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết thì vùng cổ, gáy dễ bị
đau nhức và cứng.
Ngồi lâu trước quạt, máy lạnh; thói quen tắm đêm; dầm mưa dãi nắng
thường xuyên sẽ làm rối loạn hệ mạch, thần kinh điều khiển việc cung cấp
dưỡng chất cho các bó cơ vùng cổ gáy.
Làm việc quá sức hoặc tư thế hoạt động khiến cơ bị kéo căng quá lâu gây
mất cân bằng vi chất trong cơ.
Chấn thương phần mềm vùng cổ gáy, chấn thương cột sống cổ.

1.1.3.2. Rối loạn chức năng thần kinh
Các dây thần kinh vùng cổ gáy bị kéo dãn, hoặc kéo căng quá mức có thể
gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh khu vực này. Đây cũng là nguyên
nhân thường gặp gây ra các cơn đau mỏi cổ gáy.


9

1.1.3.3. Bệnh lý xương khớp
Các tổn thương xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột
sống cổ, trượt đốt sống cổ, loãng xương, dị tật bẩm sinh cột sống, viêm,… Nếu
không điều trị, lâu dần người bệnh có thể bị mất chức năng hoạt động.
1.1.3.4. Sự lão hóa
Do quá trình lão hóa tự nhiên nên hệ mạch máu, cơ, dây chằng vùng cổ gáy
bị giảm tính dẻo dai, đàn hồi khiến việc lưu thông máu và trao đổi ô-xy ở đây
suy giảm, từ đó gây ra đau mỏi, hạn chế vận động cổ [2], [6], [19], [31], [41].
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
1.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của đau vùng cổ gáy phụ thuộc vào nguyên nhân, vị
trí, mức độ và biến chứng của bệnh. Các triệu chứng được chia thành năm hội
chứng chính:
- Hội chứng cột sống cổ:
Triệu chứng thường gặp nhất trong hội chứng cột sống cổ là đau vùng cột
sống cổ cấp hay mạn tính, đau kèm co cứng cơ cạnh sống. Bệnh nhân có điểm
đau tại cột sống cổ hoặc hai bên cột sống cổ. Đau tăng lên khi ở tư thế cổ thẳng
hoặc cúi kéo dài, căng thẳng, thay đổi thời tiết đặc biệt là khi lạnh. Bệnh nhân
hạn chế vận động cột sống cổ. Đánh giá mức độ hạn chế vận động dựa trên việc
đo tầm vận động cột sống cổ [6], [9], [24], [31].
Phương pháp đo TVĐ cột sống cổ dựa trên phương pháp đo TVĐ khớp do
Viện hàn lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ đề ra. Phương pháp này quy

định mọi cử động khớp đều được đo từ vị trí khởi đầu Zero, trong đó vị trí Zero
là tư thế thẳng của người được khám, gồm đầu thẳng, mắt nhìn ra phía trước, hai
chân thẳng, đầu gối không gập, hai bàn chân song song với nhau, bờ trong hai
bàn chân áp sát vào nhau. Vị trí giải phẫu duỗi của chi và thân thể được quy ước
là 00. [27], [37], [39], [40].


10

TVĐ khớp được đo chủ động hoặc thụ động. Vận động chủ động là chuyển
động khớp của bệnh nhân qua TVĐ góc quy định của khớp. Vận động thụ động
là chuyển động khớp của người khám qua TVĐ quy định của khớp.
TVĐ của cột sống cổ được đo ở các động tác gấp duỗi (cúi ngửa), nghiêng
bên và quay.
+ Đo độ gấp duỗi: người đo đứng phía bên bệnh nhân, hai cành của thước
đi qua đỉnh đầu, người bệnh ở tư thế thẳng góc với mặt đất (đứng hay ngồi), lần
lượt cúi ngửa cổ, cành cố định ở vị trí khởi điểm, cành di động theo hướng đi
của đỉnh đầu. Bình thường gấp có thể đạt đến cằm chạm vào ngực, duỗi đến
mức ụ chẩm nằm ngang.
+ Đo độ nghiêng bên: người đo đứng phía sau BN, gốc thước đặt ở mỏm
gai CVII, cành cố định nằm ngang song song với mặt đất, cành di động trùng với
trục đứng của thân. Góc đo được là góc tạo giữa cành cố định và cành di động
đặt theo hướng đường nối từ điểm gốc CVII đến đỉnh đầu bệnh nhân.
+ Đo cử động quay: người đo đứng ở phía sau, gốc thước là giao điểm của
đường nối đỉnh vành tai hai bên cắt đường giữa thân. Hai cành của thước chập
lại đặt theo hướng nối đỉnh đầu đi qua đỉnh mũi. Khi bệnh nhân xoay đầu lần
lượt sang từng bên, cành di động của thước xoay theo hướng đỉnh mũi trong khi
cành cố định ở lại vị trí cũ.
- Hội chứng rễ thần kinh:
Khi có hội chứng rễ, bệnh nhân thường có các rối loạn cảm giác kiểu rễ

như đau âm ỉ lan dọc theo đường đi của rễ thần kinh, đau từ cổ lan xuống tay
phải hoặc tay trái hoặc lan lên vùng gáy. Đau tăng với các tư thế và nghiệm pháp
(ho, hắt hơi, ngồi lâu) hay khi trọng tải trên cột sống cổ tăng (khi đi, đứng, ngồi
lâu). Bệnh nhân có thể có các dị cảm vùng da do rễ thần kinh bị chèn ép chi phối
như tê bì, kiến bò, nóng rát. Nặng hơn, bệnh nhân có thể có rối loạn vận động
kiểu rễ gây giảm vận động một số cơ chi trên hoặc giảm hay mất phản xạ gân
xương do rễ thần kinh chi phối bị chèn ép [6], [24], [31].


11

Định khu tổn thương rễ thần kinh cổ
+ Rễ C1, C2 và một phần C3 tạo ra dây thần kinh chẩm Arnold, khi tổn
thương gây đau đầu vùng chẩm.
+ Rễ C3: đau vùng chẩm gáy; kèm theo nói khó và tức ngực.
+ Rễ C4: đau bả vai và thành ngực trước; có ho, nấc, khó thở.
+ Rễ C5: đau mặt ngoài cánh tay đến cẳng tay; yếu cơ delta.
+ Rễ C6: đau mặt trước cánh tay đến ngón cái và trỏ; yếu cơ nhị đầu.
+ Rễ C7: đau mặt sau cánh tay đến ngón giữa; yếu cơ tam đầu.
+ Rễ C8: đau mặt trong cánh tay đến ngón nhẫn và út; yếu cơ bàn tay.
Một số nghiệm pháp đánh giá tổn thương rễ thần kinh cổ:
+ Dấu hiệu chuông bấm: ấn điểm cạnh sống tương ứng với lỗ ghép thấy
đau xuất hiện từ cổ lan xuống vai và cánh tay.
+ Nghiệm pháp Spurling (ép rễ thần kinh cổ): bệnh nhân ngồi hoặc nằm
nghiêng đầu về bên đau, thầy thuốc dùng tay ép lên đỉnh đầu bệnh nhân, đau
xuất hiện ở rễ bị tổn thương do làm hẹp lỗ ghép.
+ Nghiệm pháp căng rễ thần kinh cổ: bệnh nhân ngồi đầu nghiêng xoay về
bên lành. Thầy thuốc cố định vai và từ từ đẩy đầu bệnh nhân về bên kia, đau
xuất hiện dọc theo rễ thần kinh bị tổn thương. Hoặc bệnh nhân ngồi, thầy thuốc
đặt tay lên vùng chẩm ấn từ từ cho cằm chạm xương ức, đau cũng xuất hiện dọc

theo rễ thần kinh bị tổn thương.
+ Nghiệm pháp trùng rễ thần kinh cổ: bệnh nhân ngồi, thầy thuốc nâng
cánh tay bên đau của bệnh nhân lên đầu và đưa ra sau, các triệu chứng rễ giảm
hoặc mất.
+ Nghiệm pháp kéo giãn cột sống cổ: bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc
dùng hai bàn tay đặt lên cằm và chẩm bệnh nhân, từ từ kéo theo trục dọc một lực
độ 10-15kg, các triệu chứng rễ cũng giảm hoặc mất [7].
- Hội chứng động mạch đốt sống:


12

Đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, đôi khi có giảm thị lực
thoáng qua, loạn cảm thành sau họng, nuốt vướng đau.
Rung giật nhãn cầu, hội chứng tiểu não, hội chứng giao bên. Có cơn sụp đổ
(Drop - attacks) khi quay cổ quá nhanh ở tư thế bất lợi [31].
- Hội chứng thần kinh giao cảm:
+ Hội chứng giao cảm cổ sau (Hội chứng Barré - Lieou): đau nửa đầu hoặc
vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, mờ mắt hoặc mất thị lực thoáng qua, cơn rối loạn
vận mạch. Các triệu chứng trên tăng lên khi quay cổ.
+ Hội chứng vai - bàn tay: đau ở vùng bàn tay, các ngón tay, da bàn tay, có
khi xanh tím, giảm nhiệt độ so với bên lành.
+ Kích thích đám rối thần kinh cổ sau: cơn đau kiểu mạch đập ở vùng
chẩm, hội chứng Claude Bernard - Horner, tê cóng bàn tay kiểu Raynaud, loạn
cảm bỏng buốt ở khớp vai, co cứng các cơ cổ, tức ngực, hụt hơi, dị cảm ở họng.
+ Hội chứng cơ thang: đau mặt trong cánh tay xuống ngón IV-V và đau lan
lên chẩm; đau tăng khi quay và nghiêng đầu sang bên đau kèm theo có lạnh
ngọn chi, xanh tím, phù nề, mất mạch quay. Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh lý
còn xương sườn cổ VII.
+ Hội chứng tim (cardiac syndrome): bệnh nhân thường thấy đau ngực

vùng trước tim, đau tăng khi quay đầu, giơ cánh tay lên cao hoặc khi ho, hắt hơi;
đôi khi xuất hiện như cơn đau thắt ngực, nhưng điện tim ở những bệnh nhân này
hoàn toàn bình thường [31].
- Hội chứng tủy cổ:
+ Chèn ép tuỷ mức độ nhẹ: giai đoạn đầu, đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh,
nhưng sau đó đĩa đệm chèn ép cả tuỷ sống. Chèn ép tuỷ mức độ nhẹ biểu hiện
bởi rối loạn vận động làm mất tính khéo léo của bàn tay trong các động tác như
viết, cài cúc áo, đánh máy vi tính; hai chân cảm giác căng cứng, đi lại khó khăn;
có thể thấy tăng nhẹ các phản xạ gân xương.


13

+ Chèn ép tuỷ mức độ nặng: chân tay còn vận động được nhưng đi lại rất
khó hoặc không đi lại được, mất khả năng tự phục vụ cá nhân, các phản xạ gân
xương tăng rõ. Mức độ rất nặng gây liệt hoàn toàn tứ chi.
+ Hội chứng Brown-Sequard: Thoát vị đĩa đệm cổ có thể gây hội chứng
Brown-Sequard (còn gọi là hội chứng phân ly cảm giác) là do đĩa đệm chèn ép
một nửa bên tuỷ.
1.1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: it có giá trị chẩn đoán trong bệnh lý đau vùng cổ gáy do
nguyên nhân cơ học. Trong những bệnh như khối u, viêm, nhiễm trùng có thể
thấy thay đổi trong một số xét nghiệm như tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng,
CRP, phospharase kiềm, điện di protein huyết thanh...
- Xquang cột sống cổ có thể thấy hình ảnh THCSC: gai xương ở thân đốt
sống, mặt khớp đốt sống, lỗ gian đốt sống; hẹp khoang gian đốt sống, hẹp lỗ tiếp
hợp (tư thế chếch ¾); đặc xương dưới sụn, phì đại mấu bán nguyệt và mất
đường cong sinh lý cột sống cổ [19], [24].

A


B
C
Hình 1. 5. X-quang cột sống cổ bình thường

Tư thế chụp trước sau (A), tư thế chụp nghiêng (B), tư thế chụp chếch (C)
1. Thân đốt sống 2. Mỏm răng 3. Diện khớp
5. Mỏm gai
6.Mỏm ngang 7. Thân đốt trục (C2)
9. Cung trước đốt đội (C1) C. Mỏm móc
D. Mảnh

4. Lỗ gian đốt sống
8. Khe gian đốt sống
E. Cuống


×