Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG mất RĂNG ở NGƯỜI CAO TUỔI tại hà nội năm 2015 và ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHỤC HÌNH THÁO lắp TỪNG PHẦN NHỰA ACRYLIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.67 KB, 91 trang )

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THÚY NGA

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MẤT RĂNG Ở NGƯỜI
CAO TUỔI TẠI HÀ NỘI NĂM 2015 VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ PHỤC HÌNH THÁO LẮP TỪNG PHẦN
NHỰA ACRYLIC

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Hà Nội - 2016


BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THÚY NGA

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MẤT RĂNG Ở NGƯỜI
CAO TUỔI TẠI HÀ NỘI NĂM 2015 VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ PHỤC HÌNH THÁO LẮP TỪNG PHẦN
NHỰA ACRYLIC

Chuyên ngành

: Răng Hàm Mặt


Mã số

: CK62720810(NCĐ)

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trương Mạnh Dũng

Hà Nội - 2016


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HG

:

Hàm giả

NCT

:

Người cao tuổi

TPHT

:

Từng phần hàm trên


TPHD

:

Từng phần hàm dưới


MỤC LỤC
Trang bìa
Danh mục các chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục các hình
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN.................................................................................3
1.1 Đại cương về người cao tuổi....................................................................3
1.1.1 Khái niệm người cao tuổi..................................................................3
1.1.2 Một số đặc điểm cơ bản người cao tuổi............................................5
1.2 Mất răng ở người cao tuổi........................................................................6
1.2.1 Đặc điểm sinh lý, bệnh lý răng miệng người cao tuổi.......................6
1.2.2 Phân loại, nguyên nhân, hâu quả mất răng......................................10
1.2.3 Tình hình mất răng ở người cao tuổi và nhu cầu phục hình............15
1.3 Các phương pháp phục hình mất răng từng phần ở người cao tuổi.......19
1.3.1 Hàm tháo lắp bằng nhựa thường ....................................................19
1.3.2 Phục hình bằng nhựa dẻo................................................................21
1.3.3 Hàm khung......................................................................................21
1.3.4 Cầu răng..........................................................................................22

1.3.5 Cấy ghép răng..................................................................................24
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc làm phục hình răng tháo lắp.................25
1.4.1 Hình thái giải phẫu hàm trên...........................................................25
1.4.2 Hình thái giải phẫu hàm dưới..........................................................26
1.4.3 Lưỡi và yếu tố thần kinh, cơ............................................................27
1.4.4 Nước bọt và tình trạng niêm mạc miệng.........................................27


1.4.5 Dây chằng, phanh môi, phanh lưỡi..................................................28
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định và vững chắc của hàm giả........28
1.5.1 Yếu tố giúp hàm giả ổn định theo chiều đứng dọc .........................28
1.5.2 Yếu tố hàm giả ổn định theo chiều ngang.......................................28
1.5.3 Yếu tố hàm giả ổn định theo chiều trước – sau...............................29
1.5.4 Khớp cắn thăng bằng:......................................................................29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................34
2.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................34
2.1.1 Đối tượng.........................................................................................34
2.1.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu......................................................34
2.2 Phương pháp nghiên cứu:......................................................................34
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang...............................................34
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng..........................................37
2.2.3 Các biến số nghiên cứu và chỉ số nghiên cứu..................................47
2.2.4 Công cụ thu thập thông tin..............................................................48
2.2.5 Phương pháp thu thập thông tin......................................................48
2.2.6 Xử lý số liệu....................................................................................48
2.2.7 Hạn chế sai số trong nghiên cứu......................................................48
2.2.8 Đạo đức nghiên cứu.........................................................................49
2.2.9 Thời gian nghiên cứu.......................................................................49
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................50
3.1 Thực trạng mất răng trên đối tượng nghiên cứu mô tả cắt ngang tại hà

nội năm 2015...............................................................................................50
3.1.1 Tình trạng mất răng của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm điều tra.. .50
3.1.2 Nguyên nhân mất răng của đối tượng nghiên cứu...........................54
3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến mất răng của đối tượng nghiên cứu......54
3.1.4 Nhu cầu phục hình răng...................................................................56
3.2 Kết quả phục hình tháo lắp từng phần bằng hàm giả nhựa acrylic........59


3.2.1 Một số đặc trưng và đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu......59
3.2.2 Kết quả ngay sau khi tháo lắp hàm trên bệnh nhân.........................61
3.2.3 Kết quả sau 01 tháng sử dụng hàm giả............................................62
3.2.4 Kết quả sau 03 tháng sử dụng hàm giả............................................64
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN.................................................................66
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................66
4.2 Tỷ lệ mất răng ở người cao tuổi.............................................................66
4.3 Nhu cầu điều trị......................................................................................66
4.4 Qui trình phục hình................................................................................66
4.5 Kết quả phục hình tháo lắp từng phần nhựa Acrylic..............................66
DỰ KIẾN KẾT LUẬN....................................................................................67
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ...................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ dân số người cao tuổi Việt Nam....................................5
Bảng 1.2. Tình hình sâu, mất, trám và chỉ số SMT qua một số nghiên cứu tại
Việt nam.......................................................................10
Bảng 3.1. Một số thông tin cơ bản về đối tượng điều tra........................50
Bảng 3.2. Phân bố tình trạng hiện mất răng theo nhóm tuổi....................51

Bảng 3.3. Phân bố tình trạng mất răng theo giới tính.............................52
Bảng 3.4. Số răng trung bình bị mất phân theo nhóm tuổi......................52
Bảng 3.5. Số răng trung bình bị mất phân theo giới tính.........................52
Bảng 3.6. Số răng trung bình bị mất phân theo nhóm tuổi và giới tính.......53
Bảng 3.7. Số răng trung bình bị mất chia theo loại răng và hàm răng........53
Bảng 3.8. Phân bố đối tượng mất răng theo thói quen hút thuốc lá............54
Bảng 3.9. Phân bố đối tượng mất răng theo bệnh tiểu đường...................55
Bảng 3.10. Phân bố đối tượng mất răng theo số lần chải răng..................55
Bảng 3.11. Phân bố đối tượng mất răng theo sâu răng...........................55
Bảng 3.12. Phân bố đối tượng mất răng theo chảy máu lợi.....................56
Bảng 3.13. Nhu cầu phục hình chia theo đặc trưng đối tượng nghiên cứu...57
Bảng 3.14. Nhu cầu phục hình răng theo hàm và theo kiểu phục hình........58
Bảng 3.15. Nhu cầu phục hình răng theo kiểu phục hình và đặc điểm mất răng.58
Bảng 3.16. Lý do phục hình răng chia theo đặc trưng cá nhân.................59
Bảng 3.17. Một số thông tin cá nhân đối tượng nghiên cứu.....................59
Bảng 3.18. Đặc điểm lâm sàng phanh môi, phanh má hàm trên...............60
Bảng 3.19. Phanh môi, dây chằng, phanh lưỡi hàm dưới........................60
Bảng 3.20. Đặc điểm niêm mạc sống hàm..........................................60
Bảng 3.21. Sự bám dính của hàm giả khi nhấc khỏi sống hàm.................61
Bảng 3.22. Sự bám dính của hàm giả khi phát âm................................61
Bảng 3.23. Hàm giả dưới khi lưỡi hoạt động.......................................61


Bảng 3.24. Mức độ hài lòng của bệnh nhân........................................62
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của HG đến niêm mạc sống hàm........................62
Bảng 3.26. Khả năng nhai của bệnh nhân bằng hàm giả.........................63
Bảng 3.27. Khả năng phát âm của bệnh nhân bằng hàm giả....................63
Bảng 3.28. Mức độ hài lòng của bệnh nhân........................................63
Bảng 3.29. Đánh giá chung sau 01 tháng............................................64
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của HG đến niêm mạc sống hàm........................64

Bảng 3.31. Khả năng nhai của bệnh nhân bằng hàm giả.........................64
Bảng 3.32. Khả năng phát âm của bệnh nhân bằng hàm giả....................65
Bảng 3.33. Mức độ hài lòng của bệnh nhân........................................65
Bảng 3.34. Đánh giá chung sau 03 tháng............................................65


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Răng mòn, sứt mẻ ở rìa cắn, tụt lợi, tiêu xương................................7
Hình 1.2. Tiêu cổ chân răng, mất răng..............................................................8
Hình 1.3. Hình ảnh sâu nhiều răng, rạn vỡ men răng........................................9
Hình 1.4. Các loại mất răng theo Kennedy - Applegate .................................13
Hình 1.5. Hậu quả của mất răng......................................................................14
Hình 3.1. Tình trạng hiện mất răng của đối tượng nghiên cứu.......................51
Hình 3.2. Nguyên nhân mất răng....................................................................54
Hình 3.3. Nhu cầu phục hình răng theo nhóm tuổi.........................................56
Hình 3.4. Nhu cầu phục hình răng theo đặc điểm mất răng............................57


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh về răng miệng nói chung và mất răng nói riêng, đang là vấn đề
quan tâm lớn trên thế giới cũng như ở nước ta do tính phổ biến và những hệ
lụi của nó. Theo kết quả điều tra của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1999,
tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi 65-74 dao động từ 12,8 - 69,6%; số răng mất trung
bình từ 3,8 - 15,1 răng [1]. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Nguyễn Văn
Bài năm 1994 ở miền Bắc, tỷ lệ mất răng nói chung là 42,1% và nhu cầu phục
hình răng là 59,79%, đặc biệt ở nhóm tuổi trên 65 có tỷ lệ mất răng rất cao là
95,21%; nhu cầu phục hình là 90,43% [2].
Một điều tra khác năm 2007 tại Hà Nội, tỷ lệ mất răng nói chung là

35,3%; nhu cầu phục hình 33,4%. Mất răng để lại những hậu quả nặng nề,
không chỉ tại chỗ mà còn ảnh hưởng đến toàn thân, làm giảm tuổi thọ và chất
lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, năm 1986, Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) đã xếp bệnh răng miệng là mối quan tâm thứ 3 đối với sức khỏe
loài người sau ung thư và các bệnh về tim mạch. Theo quy luật của thời gian,
với người già thì tuổi càng cao sức khỏe càng giảm, bệnh tật càng nhiều, đặc
biệt là những bệnh tật về răng miệng. Trong đó mất răng và hậu quả của nó tỷ
lệ thuận với tuổi tác.
Giảm tỷ lệ mất răng và điều trị phục hình răng một cách hiệu quả là đã
giải quyết một vấn đề rất căn bản để duy trì sức khỏe và cải thiện chất lượng
cuộc sống cho con người nhất là NCT. Do những thành tựu phát triển kinh tế
và dịch vụ xã hội, tuổi thọ trung bình tăng, mức sinh giảm dẫn đến dân số già
tăng lên nhanh chóng trên toàn thế giới. Xu hướng già hoá dân số kéo theo
vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho một số lượng đông đảo NCT đang là
một thách thức lớn đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21. Tương lai của mỗi
quốc gia và toàn nhân loại đang gắn liền với sức khoẻ của những NCT.
Việt Nam là một nước đang phát triển, mặc dù hiện tại cấu trúc dân số
vẫn thuộc loại trẻ, song số người cao tuổi đang có xu hướng tăng nhanh. Tỷ lệ


2
NCT năm 1989 là 7,2%, năm 2003 tăng thêm 1,45% và đến năm 2009 theo
thống kê của Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam, người cao tuổi ở nước
ta là 8,2 triệu người(chiếm 9,5% dân số). Vấn đề chăm sóc sức khoẻ người
cao tuổi không phải là mới, chính sách đã khá cụ thể, song dường như việc
triển khai chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Hà Nội là Thủ đô của cả nước, với dân số gần 9 triệu người, trong tương
lai gần sẽ có hàng triệu NCT sinh sống trên địa bàn. Chăm sóc đời sống vật
chất và tinh thần cho NCT, trong đó chăm sóc sức khỏe là vấn đề cốt lõi, đang
là trách nhiệm, là mối quan tâm hàng đầu của Đảng bộ và Chính quyền Thành

phố. Mặc dù trình độ dân trí khá cao, điều kiện kinh tế và tiếp cận các dịch vụ
chăm sóc y tế khá thuận tiện, song vấn đề chăm sóc sức khỏe, đặc biệt chăm
sóc sức khỏe răng miệng cho NCT ở Thủ đô còn nhiều hạn chế. Việc cập nhật
thông tin còn chưa thường xuyên, bức tranh chung về bệnh răng miệng và nhu
cầu điều trị còn phiến diện và chưa rõ ràng, còn thiếu các giải pháp điều trị
phù hợp cho từng nhóm đối tượng.
Với những lý do trên, để góp phần cung cấp thông tin và giải pháp giải
quyết vấn đề răng miệng cho NCT ở Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung,
trên cở sở đề tài cấp bộ về thực trạng bệnh răng miệng người cao tuổi trên 8
tỉnh và thành phố tại Việt Nam, trong đó có Hà Nội do Viện Răng - Hàm Mặt tiến hành từ năm 2015, tác giả thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng
mất răng ở người cao tuổi tại Hà Nội năm 2015 và đánh giá kết quả phục
hình tháo lắp từng phần nhựa Acrylic”, với các mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng mất răng và nhu cầu phục hình ở người cao tuổi tại
Hà Nội năm 2015

2.

Đánh giá kết quả phục hình tháo lắp từng phần nhựa Acrylic trên
người cao tuổi.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
Pháp lệnh người cao tuổi ở Việt Nam (số 23/2000/PL-UBTVQH, ra ngày
06/04/2000) nhận định: "người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo
dục con cháu về nhân cách, có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội".

Xong kết quả của cuộc điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc tiến hành năm
2002 thấy số răng mất của người trên 45 tuổi là 6,6 cao gấp 3 lần so với số
răng sâu [3]. Vì vậy chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần phải có sự
quan tâm của toàn xã hội, của chính phủ nhiều nước trên thế giới cũng như
Việt Nam.
1.1 Đại cương về người cao tuổi.
1.1.1 Khái niệm người cao tuổi.
Vào năm 1982 dựa trên cơ sở nghiên cứu y sinh học và xã hội học, Hội
nghị quốc tế về người cao tuổi tại Viên – Áo đã qui định đó là những người
từ 60 tuổi trở lên ( 60 tuổi) không phân biệt giới tính [4].
1.1.1.1 Trên thế giới
Tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng từ 8,5% vào năm 1950 lên 13,7% vào năm
2025 và đến năm đó trung bình cứ 7 người dân thì có 1 NCT trên phạm vi
toàn thế giới. Quĩ dân số Liên Hợp Quốc đã thống kê đến giữa năm 1995, số
NCT trên thế giới có khoảng 542,7 triệu người và ước tính năm 2025 là 1,121
tỷ người [5].
Trên thế giới nhóm nghiên cứu Gerontology cho biết người dân tại thành
phố New York đạt tới tuổi thọ là 116 tuổi, người dân nước Pháp có tuổi thọ
cao là 122 tuổi và 164 ngày.


4
Tại Nhật tuổi thọ trung bình là 74,8 với nam và 80,5 với nữ; Thụy Điển
73,8 với nam và 79,9 với nữ, Australia (Nam 72,1- Nữ 78,7), Canada (Nam
72,l - nữ 79,0), Đức (Nam 70,5 - nữ 77,l), [5].
1.1.1.2 Tại Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển, số NCT đang có xu hướng tăng
nhanh. Theo số liệu của 03 cuộc Tổng điều tra dân số của Tổng cục thống kê
Việt Nam: trong vòng 20 năm trở lại đây, số lượng người cao tuổi đã tăng
khoảng 2 lần.

Năm 1950 số NCT là 1,95 triệu chiếm 6,5% (tuổi thọ trung bình là 32).
Năm 1970 số NCT là 2,84 triệu (6,8%).
Tuổi thọ trung bình năm 1999 là 67,4, tuổi thọ trung bình hiện nay là 7273 tuổi, ước tính khoảng 30 năm tới (1999-2029) nam là 72,6 và nữ là 78,6.
Số lượng tăng từ 6,2 tới trên 16,5 triệu người chiếm 17,8% dân số [6], [7].
Tại Việt Nam người cao tuổi nhất là 123 tuổi.
Dân số Việt Nam có một đặc điểm là quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, xong
tuổi thọ bình quân và tỷ lệ người 65 là cao so với nhiều nước trong khu vực
và trên thế giới. So với tỷ lệ tăng dân số chung thì tỷ lệ người cao tuổi Việt
Nam tăng gần 4 lần. Theo các quan niệm của người phương Đông và phương
Tây đối với người cao tuổi cần khích lệ người già sống lâu sống vui sống
khỏe, với truyền thống và phong tục tập quán văn hoá phương Đông, quan hệ
gia đình gắn bó, người cao tuổi luôn được quan tâm chăm sóc và kính trọng.
Trong các năm gần đây (2010-2012), trung bình mỗi năm chỉ số già hoá
dân số của Việt Nam tăng thêm 2,4%, từ năm 2009 đến 2019 ước tính tỷ lệ NCT
tăng lên 3,09% [8]. Như vậy chỉ trong vòng 10 năm tới Việt Nam sẽ phải đối
mặt với các khó khăn do việc "già hóa dân số" mang lại.


5
Bảng 1.1. Tỷ lệ dân số người cao tuổi Việt Nam (1979 đến 2049) [8]
Nhóm tuổi

Tỷ lệ người cao tuổi (%)
1979

1989

1999

2009


2019

2029

2039

2049

60-64

2,28

2,40

2,31

2,26

4,29

5,28

5,80

7,04

65-69

1,90


1,90

2,20

1,81

2,78

4,56

5,21

6,14

70-74

1,34

1,40

1,58

1,65

1,67

3,36

4,30


4,89

75-79

0,90

0,80

1,09

1,40

1,16

1,91

3,28

3,87

80+

0,54

0,70

0,93

1,47


1,48

1,55

2,78

4,16

Tổng

6,96

7,20

8,11

8,69

11,78 16,66 21,37 26,10

Hiện nay về hệ thống cơ sở hạ tầng và mặt bằng kinh tế, dân trí của
nước ta còn thấp. Nếu như Việt Nam không có sự chuẩn bị tốt ngay từ bây giờ
thì trong tương lai áp lực của việc "già hóa dân số" sẽ ngày càng đè nặng lên
Xã hội. Hậu quả là việc chăm sóc mang tính toàn diện đối với NCT ở nước ta
khó có thể thực hiện được tốt [9].
1.1.2 Một số đặc điểm cơ bản người cao tuổi
Thay đổi chuyển hóa cơ bản và chuyển hóa glucoza có thể xảy ra trên
NCT do khối cơ bắp giảm, cấu tạo khối cơ bắp của cơ thể thay đổi nhanh chóng
khi tuổi càng cao lên. Khối cơ giảm dẫn đến sự linh hoạt và sức khỏe của người

già giảm, người già thường mất cân bằng dễ ngã gây gãy chân tay và gãy răng.
Ở người cao tuổi, quá trình tổng hợp vitamin D ở da giảm trong khi
lượng vitamin D ăn vào không đủ. Đồng thời, do thời gian tiếp xúc với nắng ở
người cao tuổi giảm dẫn đến loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương.
Theo năm tháng của cuộc đời, kích thước của một số tổ chức miễn dịch
dần dần nhỏ đi. Chức năng miễn dịch ở limpho T giảm dần khi tuổi đời cao lên
do interleukin II sản xuất không đủ, phản ứng của tế bào miễn dịch do đó kém


6
linh hoạt. Các chất dinh dưỡng được ăn vào có tác dụng khá nhạy cảm đối với
hệ thần kinh trung ương, đồng thời, hệ thần kinh cũng có tác động rõ rệt đến
lượng thức ăn mà người cao tuổi tiêu thụ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh
rằng, chức năng khứu giác và vị giác giảm xuống ở người già, điều này có thể
gây ảnh hưởng đến hành vi ăn uống.
Người cao tuổi thường bị các bệnh như:
- Bệnh tim mạch: Thường gặp cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tăng
huyết áp, tai biến mạch máu não, tâm phế mạn, rối loạn nhịp tim.
- Bệnh hô hấp: Viêm phế quản mạn, hen phế quản.
- Bệnh hệ tiêu hoá: Ung thư gan xơ gan, viêm loét dạ dầy - tá tràng.
- Bệnh thận và tiết niệu: Viêm thận mạn, sỏi tiết niệu, u xơ tiền liệt tuyến.
- Bệnh nội tiết chuyển hóa: Đái tháo đường, suy giáp, suy sinh dục,
tăng chlesterol máu, tăng acid uric máu, suy vỏ thượng thận.
- Bệnh tâm thần: Trầm cảm, hoang tưởng, sa sút trí tuệ kiểu Alzheimen
- Bệnh thần kinh: Bệnh parkinson, rối loạn tuần hoàn não, viêm đa dây
thần kinh, chèn ép dây thần kinh do thoái hóa cột sống.
Khi tuổi càng cao thì sức đề kháng càng giảm, bệnh toàn thân xuất
hiện và sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng càng lớn. Tình trạng vùng răng
miệng cũng nằm trong hệ thống những biến đổi suy thoái nên dễ bị nhiễm
trùng nhất là khi NCT có bệnh toàn thân đi kèm như bệnh đái đường [10].

1.2 Mất răng ở người cao tuổi
1.2.1 Đặc điểm sinh lý, bệnh lý răng miệng người cao tuổi
1.2.1.1 Đặc điểm sinh lý ở vùng răng miệng NCT
Theo các nghiên cứu [11], [12], [13] cho thấy cùng với quá trình lão hóa
răng NCT dễ bị tổn thương do biến đổi về chuyển hoá, trao đổi chất kém ở men,
ngà bị xơ hoá (các ống Tome bị vôi hoá) hậu quả là răng bị mòn lớp men ở
ngoài, bị sứt mẻ ở mặt nhai và rìa cắn, răng giòn dễ bị gãy vỡ, sâu răng.


7

Hình 1.1. Răng mòn, sứt mẻ ở rìa cắn, tụt lợi, tiêu xương
Vấn đề điều trị nội nha và phục hồi gặp nhiều khó khăn vì biến đổi ở tuỷ
răng. Sự tiếp xúc giữa các răng, chiều dài trước – sau của cung răng thay đổi.
Nhổ răng sẽ khó hơn vì độ dày của lớp xương răng tăng lên, chân răng
thì phì đại hình dùi trống.
Các biến đổi theo tuổi làm cho mô liên kết lợi giảm khả năng chống lại
các tác động lý học khi đó lợi bị teo và co gây hở chân răng, buốt răng. Biểu
mô phủ và mô liên kết NCT giảm gắn kết, giảm tính đàn hồi, tăng sự nhạy
cảm, chịu lực kém, dễ bị tổn thương và lâu lành.
Hệ thống dây chằng quanh răng giảm kèm xương ổ răng tiêu xương
khiến răng lung lay.
Tuyến nước bọt có hiện tượng giảm tiết. Nước bọt ít làm giảm khả năng
đệm và toan hoá dễ gây sâu răng và tăng nguy cơ viêm nhiễm ở răng miệng
NCT. Theo Chistensen J, Douglass C.W, Barnett N.A, Ketterl W, Mallet J.P,
Nitzan D.W và nhiều nghiên cứu khác [14], [15], [16], [17], [18].
Như vậy vùng răng miệng có biến đổi theo xu hướng thoái triển từ từ,
tạo ra những rối loạn không hồi phục cả về hình thái và chức năng
1.2.1.2 Đặc điểm bệnh lý răng miệng ở người cao tuổi
Bệnh lý răng miệng của NCT như sâu răng, viêm quanh răng và mất

răng rất cao.
- Tổn thương mô cứng hay gặp nhất là hiện tượng mòn răng, gẫy vỡ thân
răng, mòn và tiêu cổ chân răng hình chêm [19].


8

Hình 1.2. Tiêu cổ chân răng, mất răng
- Bệnh lý ở tuỷ răng thường gặp là thể viêm tuỷ mạn và khi đó biểu hiện
lâm sàng thường kín đáo [20], [21], [22].
- Bệnh ở niêm mạc, dưới niêm mạc và cơ là: các tổn thương dạng tiền
ung thư (bạch sản chiếm tỷ lệ cao nhất, liken phẳng, hồng sản với khoảng
50% là ung thư tại chỗ hay xâm lấn và một số tình trạng khác…). Niêm mạc
miệng bị tổn thương, xuất hiện chứng khô miệng ở những người có bệnh tại
tuyến hoặc do dùng nhiều loại thuốc có tác dụng phụ gây giảm tiết hoặc
không có nước bọt từ đó tăng nguy cơ sâu răng. Ở những người già mang
hàm giả có dấu hiệu viêm nấm candida do thể trạng yếu, suy giảm miễn dịch.
Những tổn thương sừng hoá, teo đét niêm mạc miệng, xơ hoá dưới niêm mạc
ở người ăn trầu [23], [24], đặc biệt là những tổn thương gây ung thư niêm
mạc miệng được phát hiện ở NCT.
1.2.1.2.1 Bệnh sâu răng
* Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh sâu răng ở người cao tuổi
Sâu răng ở NCT thường tiến triển chậm, triệu chứng lâm sàng nghèo
nàn, đáy lỗ sâu có màu nâu sẫm, men bờ lỗ sâu sứt mẻ và ít ê buốt.


9

Hình 1.3. Hình ảnh sâu nhiều răng, rạn vỡ men răng
Người cao tuổi thường có nhiều chân răng trong miệng (do sâu nhiều

mặt, sâu vỡ hết thân răng), có hình ảnh tổn thương sâu cộng với sự rạn nứt,
gẫy vỡ ở men ngà tích luỹ dần theo năm tháng.
* Một số đặc điểm về bệnh căn, bệnh sinh và yếu tố nguy cơ
Có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân sâu răng [25]. Các giải thích của
Key từ đầu thế kỷ XX, của White năm 1975 đã thể hiện sự tiếp cận sâu sắc từ
quan điểm tới thực nghiệm về căn bệnh trong đó có vai trò của các yếu tố:
nước bọt, độ pH, Fluor, vi khuẩn, chất ăn uống có đường cùng một số yếu tố
khác tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
* Tình hình nghiên cứu bệnh sâu răng ở người cao tuổi
Để đánh giá tình trạng sâu răng, các nghiên cứu thường tính đến tỷ lệ
người mắc và chỉ số SMT trung bình mỗi người trong cộng đồng. Sâu răng
trước đây thường được cho là bệnh của trẻ em và của tuổi vị thành niên
(Dunning 1979). Kết quả là nhóm đích trong chương trình phòng sâu răng ở
các quốc gia đã được triển khai tại các trường tiểu học. Tuy nhiên, ở nhiều
nước chưa phát triển với mức độ mắc sâu răng rất thấp, những thông tin về
bệnh ở trẻ em vẫn chưa đủ để mô tả về tình trạng sâu răng của cộng đồng
(Luan W.M và Cs 1989).


10
Bảng 1.2. Tình hình sâu, mất, trám và chỉ số SMT qua một số nghiên cứu
tại Việt nam
Tác giả, quốc gia
Nguyễn Văn Cát và Cs,
Bắc Việt Nam
[26]
Trần Văn Trường, Lâm
Ngọc Ấn, Việt
Nam [27]


Tỷ
lệ%

Năm

Tuổi

N

Sâu

Mất Trám SMT

1985

≥ 65

435

76,0 0,15

9,8

0,1

10,0

2000

≥ 45


999

89,7 2,10

6,6

0,2

8,90

Ở châu Á, năm 1989 Luan và Cs điều tra 338 người  66 tuổi tại Trung
Quốc thấy ở tuổi 66 - 69 chỉ số SMT là 16,6 và ở tuổi 70 trở lên là 21,4
[Error: Reference source not found].
Tại Việt Nam, một nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ ra
tình trạng sâu răng ở nhóm người ≥ 60 tại các nhà dưỡng lão có tỷ lệ mắc tới
96,8% với số răng sâu chưa được trám là 7,9 và chỉ số SMT là 18,1 [29].
Như vậy NCT ở các quốc gia có tỷ lệ răng sâu, mất răng do sâu và nhất
là răng sâu chưa được trám là rất cao [8], [27].
1.2.1.2.2 Bệnh quanh răng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh quanh răng gặp phổ biến ở mọi quốc
gia và hay gặp nhất là bệnh viêm lợi và viêm quanh răng. Đa số lợi viêm mạn
tính và tiến triển thành viêm quanh răng do vi khuẩn độc lực mạnh hoặc có
phản ứng bất thường của túc chủ [26]. Và đây là nguyên nhân chính dẫn đến
mất răng.
1.2.2 Phân loại, nguyên nhân, hâu quả mất răng.
1.2.2.1 Phân loại mất răng
Mất răng được phân làm hai loại chính: đó là mất răng từng phần và mất



11
răng toàn bộ.
Phân loại mất răng :
- Cho phép dễ nhận ra ngay loại mất răng khi khám bệnh nhân.
- Cho phép biết được loại mất răng nào có thể làm hàm giả được nâng đỡ
trên răng hoặc hàm giả vừa được nâng đỡ trên răng vừa được nâng đỡ trên mô
xương niêm mạc.
- Định hướng được kiểu thiết kế hàm giả.
- Được nhiều người chấp nhận.
Có nhiều cách phân loại mất răng của nhiều tác giả khác nhau như:
Kennedy, Applegate, Kourliandsky, Bailyn, Skinner... Trong số đó, cách phân
loại mất răng của Kennedy được nhiều người sử dụng nhất.
1.2.2.1.1 Phân loại mất răng của Kennedy
Edward Kennedy đưa ra cách phân loại mất răng từng phần đầu tiên vào
năm 1923. Ông phân ra làm 4 loại mất răng từng phần:
- Loại I: mất răng phía sau hai bên không còn răng giới hạn xa.
- Loại II: mất răng phía sau một bên không còn răng giới hạn xa.
- Loại III: mất răng phía sau một bên còn răng giới hạn xa.
- Loại IV: mất răng phía trước (răng cửa) đi qua đường giữa.
Ưu điểm của cách phân loại mất răng của Kennedy [30]
- Dễ nhận biết loại mất răng.
- Gợi ý được kiểu thiết kế hàm giả cho từng loại mất răng.
1.2.2.1.2 Phân loại mất răng từng phần theo Kennedy- Applegate
Cách phân loại mất răng của Kennedy (1960) được Applegate bổ sung
một số nguyên tắc sau:
- Phân loại mất răng chỉ được tiến hành sau khi đó nhổ các răng có chỉ
định nhổ răng.


12

- Nếu mất răng số 8 và không cần làm răng giả thì không tính đến trong
phân loại.


13
- Nếu còn răng số 8 mà được dùng như răng trụ thì răng 8 này được tính
trong phân loại.
- Nếu răng số 7 mất mà không cần làm răng giả (ví dụ răng số 7 đối diện
cũng mất mà không làm răng giả) thì không được tính trong phân loại.
- Vùng mất răng phía sau luôn được chọn để quy định loại mất răng.
- Những khoảng mất răng khác được gọi là biến thể và được đánh số.
- Độ rộng của khoảng mất răng biến thể không được tính đến trong phân
loại mà chỉ tính số khoảng mất răng có thêm.
- Mất răng loại IV không có biến thể.
1.2.2.1.3 Phân loại mất răng từng phần của Applegate [30]
- Loại I: mất răng sau hai bên.
- Loại II: mất răng sau một bên.
- Loại III: mất răng sau một bên, có răng giới hạn ở hai đầu. Nhưng các
răng trụ này không thể gánh chịu toàn thể lực nhai đè lên hàm giả do:
+ Khoảng mất răng dài;
+ Chân răng trụ có hình dáng và chiều dài không phù hợp;
+ Xương nâng đỡ bị tiêu nhiều.
- Loại IV: mất răng phía trước, đoạn mất răng đi ngang đường giữa cung
răng, giới hạn hai đầu bằng hai răng bên phải và bên trái của cung hàm. Loại
này có thể mất ít nhất từ hai răng đến nhiều nhất chỉ còn lại hai răng hàm ở
hai bên.
- Loại V: mất răng có giới hạn hai đầu trong đó giới hạn phía trước là
răng cửa bên yếu với chân răng ngắn và nhỏ.
- Loại VI: mất răng có giới hạn hai đầu với khoảng mất răng ngắn, chiều
dài và hình dáng chân răng trụ thích hợp cho nâng đỡ, sống hàm cao.



14

Hình 1.4. Các loại mất răng theo Kennedy - Applegate [30]
Ý nghĩa : Phân loại mất răng theo Kennedy – Applegate đã đưa ra được chỉ
định điều trị phục hình củ thể cho từng trường hợp:
- Mất răng loại I, II, III, V cần làm hàm giả tháo lắp.
- Mất răng loại VI làm được răng giả cố định
- Mất răng loại IV có thể làm răng giả cố định hoặc làm hàm giả tháo lắp.
1.2.2.1.4 Phân loại mất răng của Kourliandsky [30]
Tác giả dựa trên yêu cầu xác định khớp cắn trung tâm (mặt phẳng cắn
xác định với 3 điểm chạm của hai hàm).
- Loại I: mất răng từng phần, hai hàm còn 3 điểm chạm.
- Loại II: mất răng từng phần, hai hàm còn 1 - 2 điểm chạm.
- Loại III: mất răng từng phần, hai hàm không có răng nào đối diện nhau.
- Loại IV: mất răng toàn bộ.
Sự phân loại mất răng của Kourliandsky có ý nghĩa gợi ý trong đo cắn
khi làm hàm giả.


15
1.2.2.2 Nguyên nhân mất răng:
Răng bị mất do nhiều nguyên nhân khác nhau như tổn thương bệnh lý,
do chấn thương, tổn thương ở tổ chức cứng của răng (sâu, tiêu cổ hình V,...)
và ở vùng quanh răng. Cùng với đó là một số yếu tố nguy cơ gây mất răng
như kiến thức hay thói quen vệ sinh răng miệng (số lần chải răng trong một
ngày, số lần lấy cao răng, thói quen sử dụng chỉ tơ nha khoa…).
Hiện nay bệnh nha chu ở NCT vẫn còn mắc cao hơn người trẻ. Theo kết
quả điều tra sức khỏe răng miệng Việt Nam năm 2002, nhu cầu điều trị

quanh răng cộng đồng (CPITN) trên 45 tuổi là 98,95% [31]. Nh vậy, tỷ lệ
bệnh vùng quanh răng ở nước ta còn rất cao và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
mất răng.Về sâu răng, do tiến bộ của điều trị bảo tồn, số răng còn lại trong
khoang miệng người cao tuổi tăng dần xong sâu răng là nguyên nhân chính
dẫn tới mất răng [25].
1.2.2.3 Hậu quả của mất răng [32]
Xương ổ răng
tiêu

Khớp cắn biến
dạng

Sức nhai giảm
xuống

MÊt R¨ng

Các răng còn lại

Phát âm thay
đổi

Ảnh hưởng
thẩm mỹ

Kích thước
sống hàm giảm

xô lệch


Thay đổi về tâm lý, mặc cảm,
mất tự tin giao tiếp
Hình 1.5. Hậu quả của mất răng


16
Sơ đồ trên cho thấy khi mất răng thì có rất nhiều hậu quả như:
- Đường cong sinh lý Spee của khớp cắn bị biến dạng.
- Kích thước chiều cao và chiều rộng của sống hàm giảm, trường hợp
nặng sống hàm hàm trên gần như phẳng với vòm hầu, sống hàm dưới ở ngang
bằng với sàn miệng.
- Biến đổi ở xương ổ răng: Nơi mất răng xương ổ răng ở đó sẽ bị tiêu,
mức độ tiêu nhiều hay ít tùy thuộc vào nguyên nhân mất răng, thời gian và
bệnh cảnh mất răng.
- Ảnh hưởng tới chức năng:
Sức nhai giảm xuống, tác dụng nghiền nhỏ thức ăn bị hạn chế do thiếu răng,
nói không rõ ràng, tiêu hóa cũng bị rối loạn do thức ăn không được nhai nhỏ.
- Ảnh hưởng thẩm mỹ của khuôn mặt, các cơ nhai, cơ bám da mặt thoái
hoá, mất trương lực dẫn đến những thay đổi ở vùng mặt, miệng: má xệ xuống,
hóp lại, rãnh múi - má rõ nét hơn, mặt mất cân xứng hai bên, môi xập xuống,
bĩu ra, khoé môi cụp xuống.
- Phát âm thay đổi, hô hấp bị ảnh hưởng [32]
- Thay đổi ở mặt và tâm lý: Má xệ xuống, hóp lại, kích thước dọc thay
đổi, khuôn măt trông già hơn, bệnh nhân mặc cảm, mất tự tin khi giao tiếp.
- Các răng còn lại bị xô lệch, chồi lên, thòng xuống, di lệch.
1.2.3 Tình hình mất răng ở người cao tuổi và nhu cầu phục hình:
1.2.3.1 Trên thế giới
Theo kết quả điều tra của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1998, ở các
nước châu Âu tỷ lệ mất răng lứa tuổi 65-74 dao động từ 12,8 - 69,6% và số
răng mất trung bình từ 3,8 - 15,1 răng [33].

Tại Hội nghị Nha khoa Na uy (2007), Ambjornsen đã báo cáo về tình
trạng mất răng ở Na uy như sau: trong những năm 1970, 1980, tỷ lệ mất răng
ở lứa tuổi trên 65 khoảng 50%; vào cuối thế kỷ 20 khoảng 30% [27].


×