Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

THỰC TRẠNG mắc BỆNHVÀ CÔNG tác QUẢN lý, CHĂM sóc sức KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI tại 2 xã HUYỆN TRIỆU sơn TỈNH THANH hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.03 KB, 100 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN VĂN TÚ

THỰC TRẠNG MẮC BỆNH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ,
CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI 2 XÃ HUYỆN TRIỆU SƠN TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI BÌNH - 2017

BỘ Y TẾ
1


TRNG I HC Y DC THI BèNH

NGUYN VN T

thực trạng mắc bệnh và công tác quản
lý,
chăm sóc sức khỏe ngời cao tuổi
tại 2 xã huyện triệu sơn tỉnh thanh hóa
CHUYấN NGNH: QUN Lí Y T
Mó s: 62 72 76 05

LUN VN CHUYấN KHOA CP II

Hng dn khoa hc:


1. PGS.TS. Nguyn Xuõn Bỏi
2. PGS.TS. Ngụ Th Nhu

THI BèNH - 2017
2


LỜI CẢM ƠN !
Trước hết, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới Đảng ủy,
Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo sau đại học, Phòng quản lý khoa học,
khoa Y tế công cộng - Trường Đại học Y - Dược Thái Bình đã tỏ điều kiện tốt
nhât để tôi học tập và hoàn thành luận văn chuyên khoa II của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn! Đảng ủy, Ban giám đốc sở y tế Thanh Hóa.
Chi ủy, Ban giám đốc Trung tâm Y tế huyện Triệu Sơn, các trạm Y tế xã Thọ
Bình, Thọ Sơn đã tạo mọi điều kiện để tôi triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Xuân Bái
và PGS.TS. Ngô Thị Nhu đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Phạm Văn Trọng,
PGS.TS. Ngô Thị Nhu các Thầy cô trong bộ môn đã giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình xây dựng đề cương, triển khai đề tài và hoàn thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người thân trong gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Văn Tú

3



LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Văn Tú
Sinh ngày: 20/7/1962
Đơn vị công tác: Trung tâm Y tế huyện Triệu Sơn - Thanh hóa
Tôi là học viên lớp chuyên khoa II khóa 9 chuyên ngành Quản lý Y tế
(2015-2017) thực hiện luận văn với đề tài “Thực trạng mắc bệnh và công tác
quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại 2 xã huyện Triệu Sơn, tỉnh
Thanh Hóa 2017”
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Những số
liệu tôi trình bày trong luận văn là số liệu thực, các kết quả này chưa được
sử dụng, công bố trong bất kỳ bản luận văn, luận án, tạp chí nào trước đây.
Nếu sai tôi hoàn toàn chiệu trách nhiệm

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tú

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADA:

American Diabetes Association
(Hiệp hội đái tháo đường Mỹ)

BMI:


Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể)

COPD:

Chronic Obstrustive Pulmonary Disease
(bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)

ĐTĐ:

Đái tháo đường

NCT:

Người cao tuổi

IDF:

International Diabetes Federation
(Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế)

THA:

Tăng huyết áp

UKPDS:

United Kingdom Prospective Diabetes Study
(Hiệp hội đái tháo đường Anh)

WHO:


World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, tuổi thọ con người ngày càng
được nâng cao, tỷ lệ dân số ngày càng già đi, tuy nhiên cùng với nó là sự xuất
hiện của rất nhiều bệnh tật như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, béo
phì, mỡ máu,… Chính vì vậy việc tìm hiểu biện pháp duy trì tuổi thọ và sức
khỏe cho người cao tuổi đóng một vai trò rất quan trọng. Khi tuổi càng cao thì
hệ miễn dịch thấp và sức khỏe thường giảm sút do quá trình lão hóa tự nhiên
của cơ thể. Sự lão hóa xảy ra ở từng tế bào của tất cả cơ quan làm cơ thể suy
yếu. Điều đó dẫn đến người cao tuổi có nguy cơ dễ mắc các bệnh mạn tính
như đái tháo đường, tăng huyết áp, phổi tắc nghẽn mạn tính và tim mạch,...
Tại Việt Nam, bệnh đái tháo đường type 2 cũng đang gia tăng nhanh
chóng. Theo điều tra của bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2003, tỷ lệ đái
tháo đường từ 2,7% đến 3%. Năm 2005 ở Việt Nam có khoảng 1.295.000
người mắc bệnh đái tháo đường và ước tính đến năm 2025 có khoảng
2.555.000 người măc bệnh đái tháo đường [7]. Tỷ lệ mắc phổi tắc nghẽn mạn

tính chung là 4,2% và cũng đang có chiều hướng gia tăng. Theo số liệu thống
kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm tăng huyết áp gây chết sớm 7,4 triệu
người và 4,5% bệnh tật chung. Tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của
hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng
nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh
thận mạn tính [55].
Tại Thanh Hóa, bên cạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho toàn thể
người dân, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và người cao tuổi đang được
địa phương quan tâm sát sao, Song do điều kiện giao thông, kinh tế còn khó
khăn và thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình ở một số khu vực miền núi,
nên người cao tuổi chỉ khi có bệnh nặng mới đến cơ sở y tế để khám chữa
bệnh, công tác chăm sóc, phục hồi cho người cao tuổi sau điều trị cũng chưa


9

được cộng đồng quan tâm đúng mức. Thực hiện quyết định 376/QĐ-TTg
ngày 20 tháng 03 năm 2015 về phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống
bệnh ung thư, tim mạnh, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen
phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn đến 2020 tầm nhìn
đến năm 2025, nhằm góp phần vào việc tìm ra các giải pháp chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi có hiệu quả tại địa phương, chính vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu “Thực trạng mắc bệnh và công tác quản lý, chăm sóc
sức khỏe người cao tuổi tại 2 xã huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng mắc bệnh ở người cao tuổi tại 2 xã huyện Triệu Sơn

tỉnh Thanh Hóa năm 2017.
2. Tìm hiểu thực trạng khám chữa bệnh và quản lý chăm sóc sức khỏe của
người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu.



10

Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Người cao tuổi và bệnh tật ở người cao tuổi
1.1.1. Tổng quan về người cao tuổi
* Khái niệm người cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây, người ta
thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay “người
cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không
khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “người cao tuổi” là thuật ngữ
mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng.
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn
liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể. Về mặt pháp luật: Luật
Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: Người cao tuổi là “Tất cả các
công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”. Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70
tuổi trở lên. Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ,… lại quy định người
cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên.
Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có
các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước có
hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân
cũng được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn.
Vì vậy, quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau [42].
* Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi
Quá trình lão hóa Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống. Lão hóa
có thể đến sớm hay muộn tùy thuộc vào cơ thể từng người. Khi tuổi già các
đáp ứng kém nhanh nhạy, khả năng tự điều chỉnh và thích nghi cũng giảm
dần, tất nhiên sức khỏe về thể chất và tinh thần giảm sút.



11

Về thể chất trong giai đoạn này cơ thể bắt đầu có những thay đổi theo
chiều hướng đi xuống.
- Diện mạo thay đổi: Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn. Da trở
nên khô và thô hơn. Trên cơ thể, đầu và mặt xuất hiện mụn cơm nhiều hơn. Ở
tuổi già có những nếp nhăn là do lớp mỡ ở dưới lớp da mất đi cũng như do da
không còn tính chất đàn hồi. Các mạch máu mỏng vỡ ra, tạo thành các chất
xanh đen nhỏ dưới da.
- Bộ răng yếu làm cho người cao tuổi ngại dùng các thức ăn cứng, khô,
dai dù thức ăn này giàu vitamin, đạm và chất khoáng. Người cao tuổi thường
chọn các thức ăn mềm.
- Các cơ quan cảm giác: Cảm giác - nghe nhìn, nếm và khứu giác cùng
với tuổi tác ngày càng cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả.
- Các cơ quan nội tạng: Tim là một cơ bắp có trình độ chuyên môn hoá
cao cùng với tuổi tác cũng phải chịu những vấn đề tương tự như các cơ bắp
khác của cơ thể. Tim phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của hệ tuần hoàn, mà
có thể là nguyên nhân phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến lão hoá. Người
cao tuổi dễ rối loạn giấc ngủ và là yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp [47].
Phổi của người già thường làm việc ít hiệu quả khi hít vào và lượng ôxy
giảm. Khả năng dự phòng của tim, phổi và các cơ quan khác cùng với cũng
giảm sút. Người già thích nghi với các điều kiện rét chậm hơn. Người già dễ
dàng bị cảm lạnh, nhiệt độ có thể hạ thấp sẽ rủi ro nghiêm trọng cho sức khoẻ
của họ. Họ cũng phải chịu đựng những khó khăn tương tự khi trong trường
hợp cần thiết phải tiếp cận với nhiệt độ cao [42].
- Khả năng tình dục giảm: Do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn tình
dục ở người cao tuổi cũng giảm rõ rệt. Ở người già xương và khớp không còn
linh hoạt, mềm dẻo, các cơ đều yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm chạp,

vụng về. Người già hay bị mệt mỏi, mọi hành vi, cử chỉ yêu đương gặp khó


12

khăn. Đặc điểm tâm lý trạng thái tâm lý và sức khỏe của người cao tuổi không
chỉ phụ thuộc vào nội lực của bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã
hội, đặc biệt là môi trường văn hóa.
- Tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình. Khi bước sang giai
đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng tựu
chung những thay đổi thường gặp là:
. Hướng về quá khứ để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc
sống hiện tại, người cao tuổi thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa,
tham gia hội ái hữu, hội cựu chiến binh,... Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi
ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng như hướng về cội nguồn: Viếng mộ tổ
tiên, sưu tầm cổ vật,…
. Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực” Khi về già
người cao tuổi phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và nghề
nghiệp. Đó là chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè)
sang trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang
trạng thái tiêu cực xả hơi. Do vậy người cao tuổi sẽ phải tìm cách thích nghi
với cuộc sống mới. Người ta dễ gặp phải “hội chứng về hưu”.
. Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi những biểu hiện tâm lý của
người cao tuổi có thể được liệt kê như sau:
- Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn: Con cháu
thường bận rộn với cuộc sống. Điều này làm cho người cao tuổi cảm thấy
mình bị lãng quên, bị bỏ rơi. Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con
cháu, muốn được người khác coi mình không là người vô dụng. Họ rất muốn
được nhiều người quan tâm, lo lắng cho mình và ngược lại. Họ sợ sự cô đơn,
sợ phải ở nhà một mình [42].

- Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân: Đa số người cao tuổi nếu còn sức
khỏe vẫn còn có thể giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, tự đi lại phục


13

vụ mình, hoặc có thể tham gia được các sinh hoạt giải trí, cộng đồng. Nhưng
cũng có một số người cao tuổi do tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh
hoạt phần lớn phụ thuộc vào con cháu. Do vậy dễ nảy sinh tâm trạng chản
nản, buồn phiền, hay tự dằn vặt mình. Người cao tuổi mà tuổi càng cao thì
sức khỏe lại càng giảm sút, đi lại chậm chạp, không còn khả năng lao động,
quan niệm sống khác với thế hệ sau,... nên chỉ một thái độ hay một câu nói
thiếu tế nhị có thể làm cho họ tự ái, tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con
cháu coi thường.
- Nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho
con cháu, muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức thế hệ mình nên họ
hay bắt lỗi, nói nhiều và có khi còn làm cho người khác khó chịu. Với một bộ
phận người cao tuổi bảo thủ và khó thích ứng với sự thay đổi, cộng với sự
giảm sút của sức khỏe, khả năng thực hiện công việc hạn chế, nếu thời trẻ có
những ước mơ không thực hiện được, hoặc không thỏa đáng, không hài lòng.
Có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh trầm cảm. Họ trở thành những người
trái tính, hay ghen tỵ, can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của con cháu vì họ
cho rằng mình có quyền đó. Một nghiên cứu về vấn đề này cho thấy kết quả là
28,2% người cao tuổi có suy giảm nhận thức trong đó suy giảm nhận thức
nặng, vừa, nhẹ lần lượt là 5,7%; 9,3% và 13,2%. Có 71,8% người cao tuổi có
rối loạn chất lượng giấc ngủ trong đó kém và rất kém là 48,9% và 22,8%. Tỷ
lệ suy giảm nhận thức tăng dần theo độ tuổi, học vấn thấp, kinh tế phụ thuộc,
không sử dụng chất kích thích và rối loạn chất lượng giấc ngủ [14].
- Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh - tử là quy luật của tự nhiên, dù vậy
người cao tuổi vẫn sợ phải đối mặt với cái chết. Cũng có những trường hợp

các cụ bàn việc hậu sự cho mình, viết di chúc cho con cháu,... có những cụ
không chấp nhận, lảng tránh điều đó và sợ chết. Với những thay đổi chung về
tâm lý của người cao tuổi đã trình bày ở trên dẫn đến việc một bộ phận người


14

cao tuổi thường thay đổi tính nết. Con cháu cần chuẩn bị sẵn tâm lý để đón
nhận thực tế này nhằm có những ứng xử phù hợp [42].
1.1.2. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi
1.1.2.1. Bệnh mạn tính
Theo WHO, bệnh mạn tính là bệnh tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát,
thời gian bị bệnh thường rất lâu. Bệnh mạn tính không thể ngừa bằng vắc xin,
không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất. Bệnh mạn tính
phần lớn không do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc nấm mà gọi là bệnh
mạn tính không lây nhiễm [62].
Xu hướng thế giới là bệnh mạn tính không lây nhiễm ngày càng nhiều.
Thống kê Bộ Y tế Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ mắc và chết do bệnh lý lây
nhiễm và không lây nhiễm năm 1976 lần lượt là 56%; 53%; 43%; 45%. Đến
năm 2003 các tỷ lệ này là 27%; 17%; 61%; 59% [7].
* Bệnh mạn tính không lây
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong khoảng 57 triệu
trường hợp tử vong năm 2008 có 36 triệu, chiếm 63% trường hợp là do bệnh
không lây nhiễm. Nguyên nhân hàng đầu của tử vong do bệnh không lây
nhiễm trên toàn cầu năm 2008 là bệnh tim mạch (17 triệu người, hay 48% số
ca tử vong do bệnh không lây nhiễm).
Theo báo cáo toàn cầu về bệnh không lây nhiễm của tổ chức này năm
2014, bệnh tim mạch vẫn chiếm tỷ lệ cao là 46%, ung thư 22%, bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính (COPD) chiếm 10% về nguyên nhân tử vong do bệnh
không lây nhiễm mọi độ tuổi. Khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình

Dương là những khu vực có tỷ lệ tử vong cao do bệnh không lây nhiễm so
với các khu vực khác trên thế giới. Ước tính thiệt hại về kinh tế do 4 nhóm
bệnh không lây nhiễm chính chiếm khoảng 30 nghìn tỷ USD trong 20 năm
tới [52], [53], [64].


15

Ở Việt Nam, theo báo cáo chính thức của Bộ Y tế các bệnh không lây
nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Cứ 10 trường hợp tử vong thì có
7 người chết do các bệnh không lây nhiễm. Tổ chức Y tế thế giới cho biết năm
2012 Việt Nam có khoảng 520.000 ca tử vong, trong đó tử vong do các bệnh
không lây nhiễm chiếm tới 73% (khoảng 379.600 ca). Có tới 43% số ca tử
vong do bệnh không lây nhiễm xảy ra trước 70 tuổi. Hàng năm có 75.000
trường hợp tử vong do ung thư, đồng thời phát hiện khoảng 125.000 trường
hợp ung thư mới. Tỷ lệ dân số mắc bệnh cao huyết áp là 25%, bệnh đái tháo
đường (ở nhóm tuổi 20-79) là 5,8%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong cộng
đồng từ 15 tuổi trở lên là 2,2% [7], [41].
* Các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm
Các bệnh không lây nhiễm phổ biến có chung 4 yếu tố nguy cơ, đó là:
hút thuốc lá (hoặc thuốc lào), thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu, bia và chế
độ ăn không hợp lý. Theo một điều tra quốc gia thực hiện năm 2009 - 2010 (ở
nhóm người 25 - 64 tuổi) ở Việt Nam cho kết quả: Tỷ lệ người bị thừa cân và
béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường và có rối loạn tăng lipid máu lần lượt là
12,0%; 19,2%; 2,7% và 30,1%. Tỷ lệ nam giới hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào)
thường xuyên vẫn còn cao chiếm tới 56,4%. Khoảng 25% nam giới uống rượu,
bia ở mức gây hại. Khoảng 80% người Việt Nam không ăn đủ lượng hoa quả
và rau xanh. Số người thiếu vận động thể lực ở mức gây hại chiếm khoảng
28,7%. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, đặc biệt là các bệnh
không lây nhiễm rất quan trọng, nghiên cứu của tác giả Đào Quang Duy và

cộng sự và một số tác giả đã chỉ ra điều đó [15], [19].
Một số bệnh mạn tính không lây thường gặp ở người cao tuổi

1.1.2.2.

* Bệnh đái tháo đường
Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization-WHO) và Bộ Y
tế thì đái tháo đường (ĐTĐ) là: Một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng


16

tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu/hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc
do liên quan đến sự suy giảm trong bài tiết và hoạt động của insulin [5].
Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (Americain Association of Diabetes - ADA) đã
đưa ra định nghĩa về ĐTĐ: Là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tính sau:
(1) tăng glucose máu; (2) kết hợp với những bất thường về chuyển hóa
carbohydrat, lipid và protein; (3) bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển
các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch khác.
+ Chẩn đoán đái tháo đường
Dựa trên khuyến cáo chẩn đoán ĐTĐ của ADA năm 1997 và những
báo cáo của WHO về nguy cơ bệnh lý võng mạc ở nhiều mức đường huyết
khác nhau. Năm 1999, WHO đã công bố tiêu chuẩn chẩn đoán mới ĐTĐ dựa
vào glucose máu lúc đói và glucose máu 2 giờ sau làm nghiệm pháp dung nạp
glucose (NPDNG) (uống 75 g đường).
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo WHO năm 1999 và ADA
năm 2003. ĐTĐ được chẩn đoán xác định khi có một trong 3 tiêu chuẩn sau:
• Mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥11,1mmol/l (200mg/dl).
Phải làm xét nghiệm 2 lần.
• Mức glucose huyết tương lúc đói ≥7 mmol/l (≥126mg/dl). Phải làm

xét nghiệm ít nhất 2 lần.
• Mức glucose huyết tương ≥11,1 mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ
sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 gram đường.
* Phân loại bệnh đái tháo đường
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh ĐTĐ được phân thành 4 loại sau:
- Đái tháo đường týp 1: do quá trình tự miễn dịch phá hủy tế bào bê ta
của tụy dẫn đến sự thiếu hụt insulin tuyệt đối. Bệnh ĐTĐ týp 1 ước tính
chiếm khoảng 5-10% bệnh ĐTĐ. Đái tháo đường týp 1 thường gặp ở người


17

trẻ dưới 40 tuổi. Đa số các trường hợp được chẩn đoán đái tháo đường týp 1
thường có thể trạng gầy.
- Đái tháo đường týp 2: hậu quả kháng insulin hoặc/và suy giảm tăng
dần bài tiết insulin của tuyến tụy. Bệnh ĐTĐ type 2 ước tính chiếm khoảng
90-95% bệnh ĐTĐ, thường gặp ở người trên 40 tuổi và nguy cơ mắc bệnh
tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên do sự tăng lên nhanh chóng của việc tiêu thụ
thực phẩm giầu năng lượng, của lối sống ít vận động và sự đô thị hóa nên đái
tháo đường týp 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh. Bệnh ĐTĐ
týp 2 là sự tác động giữa yếu tố gen và môi trường sống. Có rất nhiều yếu tố
khác nhau ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh. Người mắc bệnh đái tháo
đường týp 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi kiến thức, thói quen, kết hợp
dùng thuốc để kiểm soát glucose máu [5], [12].
+ Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường týp 2
Các yếu tố nguy cơ ĐTĐ týp 2 bao gồm 4 nhóm yếu tố nguy cơ chính:
di truyền, nhân chủng, hành vi lối sống và nhóm nguy cơ chuyển tiếp. ĐTĐ
týp 2 là hậu quả của sự tác động qua lại phức tạp giữa yếu tố gen và các yếu
tố lối sống (life-style factors). Các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ týp 2 bao
gồm các yếu tố không thay đổi được và các yếu tố có thể thay đổi được.

Những yếu tố nguy cơ không thay đổi được bao gồm:
- Gen: Có vai trò quan trọng trong bệnh ĐTĐ týp 2. Những người có bố
mẹ hoặc chị em ruột của mình bị bệnh ĐTĐ có nguy cơ cao gấp 4-6 lần
những người khác. Nguy cơ này sẽ cao hơn khi cả hai bên nội ngoại đều có
người mắc bệnh đái tháo đường.
- Tuổi: Khi cơ thể già đi, đặc biệt là từ 50 tuổi trở lên, thì các chức năng
tụy nội tiết cũng bị suy giảm theo và khả năng tiết isulin của tụy cũng bị giảm.


18

- Theo sắc tộc: Tỷ lệ mắc bệnh và tuổi mắc bệnh đái tháo đường thay đổi
theo sắc tộc. Ở Tây Âu tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 ở người da vàng
cao hơn người da trắng từ 2-4 lần, tuổi mắc bệnh ở người da vàng trẻ hơn.
Những yếu tố nguy cơ thay đổi được bao gồm: béo phì, ít hoạt động thể
lực, chế độ ăn dư thừa năng lượng, rối loạn đường huyết lúc đói, suy giảm
dung nạp glucose,… Hội chứng chuyển hóa bao gồm béo trung tâm và các rối
loạn chuyển hóa khác: rối loạn chuyển hóa lipid, THA… làm tăng gấp 2-5 lần
nguy cơ bị ĐTĐ týp 2 so với cộng đồng [16].
+ Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ týp 2
Đái tháo đường týp 2 đặc trưng bởi sự suy giảm bài tiết insulin và đề
kháng insulin hoặc cả hai. Trên người bình thường sự tiết insulin thay đổi rất
nhạy bén và nhanh chóng tùy theo mức độ đường huyết. Duy trì hằng định về
glucose tùy thuộc ở 3 yếu tố: sự tiết insulin, sự thu nạp insulin ở mô ngoại vi,
ức chế sự sản xuất insulin từ gan và ruột. Sau khi ăn glucose sẽ tăng lên trong
máu và tụy sẽ tăng tiết insulin, các yếu tố này sẽ tăng sự thu nạp glucose ở mô
ngoại vi (chủ yếu là cơ) và nội tạng (gan, ruột) và ức chế sản xuất glucose từ
gan. Nếu có khiếm khuyết tại tế bào beta, cơ, gan sẽ có thể xảy ra rối loạn
dung nạp với glucose nói cách khác rối loạn dung nạp glucose là hậu quả của
khiếm khuyết trong sự tiết insulin hoặc đề kháng với tác dụng của insulin tại

mô đích. Mặc dù kháng insulin nhưng ở giai đoạn đầu của bệnh thì dung nạp
glucose vẫn có thể ở mức bình thường do tế bào beta tụy tăng tiết insulin để
bù đắp. Khi kháng insulin và tăng insulin máu bù đắp tăng dần thì đảo tụy
không đủ khả năng duy trì tình trạng tăng insulin máu kéo dài. Sau đó hình
thành rối loạn dung nạp glucose với đặc điểm tăng glucose máu sau ăn. Giảm
tiết isulin và tăng sản xuất glucose ở gan tiến triển hơn nữa dẫn đến đái tháo
đường với biểu hiện tăng glucose máu lúc đói và cuối cùng là hiện tượng suy
chức năng tiết insulin của tế bào beta đảo tụy [28].


19

+ Biến chứng bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh
sẽ tiến triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh
nhân có thể tử vong do các biến chứng này.
Các biến chứng cấp tính của bệnh ĐTĐ thường là hậu quả của chẩn
đoán muộn, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc điều trị không thích hợp. Ngay cả khi
điều trị đúng hôn mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hạ
đường huyết và hôn mê hạ đường huyết là những biến chứng nguy hiểm.
- Nhiễm toan ceton là hậu quả của thiếu insulin và tăng tiết các hormon
đối kháng với insulin gây tăng glucose máu. Việc tăng sản xuất ra glucose và
giảm sử dụng glucose, tăng tạo acetoacetic và 3-beta-hydroxybutiric acid từ
các acid béo rự do đã làm tình trạng toan máu ngày càng tăng. Mặc dù y học
hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết bị, điều trị và chăm sóc, tỷ lệ tử
vong vẫn cao 5 - 10%.
- Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa
glucose nặng, tăng glucose máu, mất nước và điện giải. Hôn mê tăng áp lực
thẩm thấu chiếm 5 - 10% ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nhiều tuổi, tỷ lệ tử
vong từ 30 - 50%. Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu có thể gặp ở người chưa

bao giờ được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 và thường là nguyên nhân phải vào viện
cấp cứu. Điều đó chứng tỏ sự hiểu biết về bệnh đái tháo đường còn chưa được
phổ biến trong cộng đồng.
- Hạ glucose máu là hậu quả của quá trình mất cân bằng giữa hai quá
trình cung cấp và tiêu thụ glucose trong tuần hoàn. Nghiên cứu ở người ĐTĐ
typ 2 cho thấy hạ glucose máu mức độ nhẹ có ở 37% người bệnh dùng insulin
sau 3 năm. Hạ glucose máu cũng có thể xảy ra với người sử dụng
sulphonylurea, có khoảng 20% có triệu chứng hạ glucose máu nhẹ trong vòng
6 tháng điều trị [31]. Một chế độ điều trị phù hợp bao gồm chế độ ăn, chế độ


20

nghỉ ngơi, chế độ tiêm thuốc, chế độ luyện tập phù hợp, là biện pháp phòng
chống hữu hiệu nhất [11]. Vấn đề quản lý tốt bệnh nhân đái tháo đường như
việc tuân thủ điều trị, chế độ ăn và chế độ luyện tập là cần thiết và góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Nghiên cứu của tác giả Phạm Văn
Sang và cộng sự cho thấy việc theo dõi và tư vấn điều trị tạo niềm tin tốt là
điểm chốt để bệnh nhân tuân thủ các chế độ điều trị. Kết quả cho thấy là đã
kiểm soát được đường máu, huyết áp [32].
Biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường bao gồm:
- Biến chứng tim - mạch
- Biến chứng thận
- Bệnh lý mắt ở bệnh nhân đái tháo đường
- Bệnh thần kinh do đái tháo đường
- Bệnh lao và đái tháo đường cũng là một thách thức trong việc chăm
sóc sức khỏe cộng đồng. Đái tháo đường được coi là yếu tố nguy cơ làm tăng
tỷ lệ bệnh lao [10]. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường cũng
bị giảm sút, theo nghiên cứu của tác giả nguyễn Thanh Sơn cho biết sức khỏe
thể chất của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chỉ đạt 36,74 điểm; sức khỏe tâm

thần đạt 49,96 điểm theo công cụ SF36 [33].
* Bệnh Tăng huyết áp
Tổ chức Tăng huyết áp Thế giới và Uỷ ban Quốc gia Cộng lực Hoa kỳ
(1997) đều thống nhất một người lớn bị tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu
trên hoặc bằng 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương trên hoặc bằng
90mmHg. Bộ Y tế cũng đưa ra hướng dẫn và kế hoạch phòng chống bệnh
không lây nhiễm giai đoạn 2015 - 2025, trong đó đề cập đến tăng huyết áp,
bởi vì đây là bệnh có tỷ lệ mắc khá cao ở người cao tuổi [8], [9], [54].


21

+ Nguyên nhân
- Tăng huyết áp nguyên phát: Chiếm gần 90% trường hợp bị tăng huyết
áp (theo Gifford - Weiss).
- Tăng huyết áp thứ phát:

. Bệnh thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn hai bên do mắc phải
thận đa năng, ứ nước bể thận, u thận làm tiết rénin, hẹp động mạch thận...
. Nội tiết: Bệnh vỏ tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, hội chứng
Conn, u sản xuất quá thừa các Corticosteroid khác (Corticosterone,
desoxycortisone), sai lạc trong sinh tổng hợp Corticosteroid. Bệnh tủy thượng
thận, u tủy thượng thận (Pheochromocytome). Bệnh tim mạch: Bệnh hẹp eo
động mạch chủ, viêm hẹp động mạch chủ bụng cho xuất phát động mạch
thận, hở van động mạch chủ.
. Nhiễm độc thai nghén.
. Các nguyên nhân khác: Bệnh cường giáp, bệnh Beri-beri. Bệnh Paget
xương, bệnh đa hồng cầu, hội chứng carcinoid, toan hô hấp, tăng áp sọ não...
. Một số yếu tố nguy cơ
-


Yếu tố di truyền, bệnh tăng huyết áp có tính gia đình.

-

Yếu tố ăn uống, ăn nhiều muối, ăn ít protit, uống nhiều rượu, uống nước mềm
ít Ca++, Mg++, K+. Trong đó nổi bật và được thừa nhận là sự liên quan giữa ion
Na+ và tần suất bệnh tăng huyết áp. Ion Na+ làm tăng huyết áp qua trung
gian gia tăng thể tích máu và nhất là qua sự co thắt mạch máu.

-

Yếu tố tâm lý xã hội, có tình trạng căng thẳng (stress) thường xuyên.


22

- Phân loại HA ở người lớn ≥ 18 tuổi (theo JNC VII, 2001) [55].
Tăng huyết áp

HA tâm thu (mmHg)

HA tâm trương (mmHg)

- HA bình thường

<120




<80

- Tiền THA

120 - 139

hoặc

80 - 90

- THA giai đoạn 1

140 - 159

và/hoặc

90 - 99

- THA giai đoạn 2

≥160

hoặc

≥100

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất lượng cuộc sống của người
cao tuổi liên quan đến tăng huyết áp. Nghiên cứu của tác giả Duy Thị Hoa và
cộng sự cho thấy chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tăng huyết áp thấp ở
lĩnh vực sức khỏe tâm thần [20].

* Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
+ Định nghĩa
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu
lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng
khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với môt sự đáp ừng viêm bất thường của
phổi đối với các hạt độc hay khí. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm viêm
phế quản mạn và khí phế thũng. Bao gồm viêm phế quản mạn, khí phế thũng
và hen phế quản không hồi phục [6]. COPD tương quan đến các chỉ số phế
thân ký và mức độ khó thở của bệnh [3], [4].
Sự chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính căn cứ vào triệu chứng ho,
khạc đàm, khó thở và hay là có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Sự
chẩn đoán được xác định bằng phế dung kế sau khi dùng thuốc giãn phế quản
mà FEV1 <80% so với trị số dự đoàn phối hợp với FEV1/FVC <70% [6].


23

+ Dịch tễ học: COPD là nguyên nhân hàng đầu của bệnh suất và tử suất
trên thế giới. Năm 1990 theo WHO thì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đứng
hàng thứ 12 trong số những bệnh nặng. COPD là nguyên nhân tử vong đứng
hàng thứ 4 sau bệnh tim, ung thư, bệnh mạch máu não. Theo báo cáo kết quả
họp nhóm tư vấn của Châu Á Thái Bình Dương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính lần thứ VI, tại Hồng Kông thì tại các nước Châu Á Thái Bình Dương, tỷ
lệ mắc COPD khoảng 3,8%; nhưng gần đây qua một số mẫu nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ lên đến 6,3% ở người trên 30 tuổi [50], [51].
Theo WHO và Ngân hàng Thế giới thì tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới
năm 1990 là 9,34/1000 dân nam, và 7,33/1000 dân nữ. Tỷ lệ mắc bệnh cao
nhất ở các nước đang hút thuốc lá nhiều và ngược lại.
+ Yếu tố nguy cơ
- Những yếu tố ký chủ

. Genes: Yếu tố di truyền đáng lưu ý nhất là thiếu hụt bẩm sinh α1
antitrypsine. Sự phát triển sớm và nhanh khí phế thũng toàn tiểu thuỳ
. Sự tăng đáp ứng phế quản: Ảnh hưởng đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính là không rõ.
. Sự tăng trưởng phổi: Liên hệ với quá trình xảy ra trong giai đoạn mang
thai, cân nặng lúc sinh và sự tiếp xúc với môi trường trong thời kỳ thiếu niên.
* Yếu tố ảnh hưởng
- Hút thuốc lá: Liên hệ rất chặt chẻ với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,
điều nầy xảy ra có lẽ là do những yếu tố di truyền. Không phải tất cả người
hút thuốc lá đều bi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khoảng 15 - 20% người hút
thuốc lá bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, 85 - 90% bệnh nhân bị bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính là do thuốc lá. Hút thuốc lá >20 gói/năm có nguy cơ cao
dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tiếp xúc thụ động với thuốc lá cũng có
thể góp phần gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hút thuốc lá trong thời


24

kỳ mang thai cũng là một yếu tố nguy cơ cho bào thai, do ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng và phát triển phổi trong tử cung.
- Bụi và chất hoá học nghề nghiệp: Những bụi và chất hoá học nghề
nghiệp (hơi nước, chất kích thích, khói) có thể gây nên bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính độc lập với hút thuốc lá.
- Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà: Vai trò của ô nhiễm không khí
ngoài nhà gây COPD không rõ. Ô nhiễm môi trường trong nhà như chất đốt,
chất đốt cháy từ nấu ăn và hơi nóng là những yếu tố gây nên bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính.
- Nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên có thể gây
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở thời kỳ trưởng thành.
* Một số bệnh thường gặp khác ở người cao tuổi

Ngoài các bệnh người cao tuổi hay mắc được đề cập ở trên, thì khi ngoài
50 tuổi chức năng của cơ thể bị suy giảm. Sự suy giảm chức năng ở mỗi
người không giống nhau. Song có một điều giống nhau ở NCT là càng cao
tuổi càng dễ mắc bệnh [42].
Bệnh tật và NCT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuổi càng cao sức
chống đỡ, chịu đựng của con người trước các yếu tố và các tác nhân bên
ngoài cũng như bên trong kém đi rất nhiều, đó chính là điều kiện thuận lợi để
bệnh tật phát sinh, phát triển. Ở NCT bệnh thường phát triển chậm chạp,âm
thầm khó phát hiện và khi mắc thì thường mắc nhiều bệnh cùng lúc, gây suy
sụp sức khỏe rất nhanh chóng [42]. Chuyên gia lão khoa nhận định trong số
người trên 65 tuổi thì có gần 33% bị suy giảm chức năng, mất khả năng lao
động và ở độ tuổi 80 trở lên thì tỷ lệ này là 64%. Một số nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng tỷ lệ mắc bệnh tăng lên theo tuổi và trong độ tuổi 60 trở lên thì tỷ lệ
mắc bệnh cao gấp 1,7-02 lần so với độ tuổi dưới 40 [23], [56]. Sự phát triển
kinh tế - xã hội kéo theo sự thay đổi về mô hình bệnh tật nói chung và bệnh


25

tật của NCT nói riêng [7]. Trước đây bệnh nhiễm trùng chiếm tỷ lệ cao trong
xã hội từ 70% nay bệnh nhiễm trùng giảm còn 35%. Các bệnh không nhiễm
trùng trước đây chiếm 30% nay tăng lên 65%; đặc biệt là các bệnh mạn tính
không lây như: Bệnh tim mạch, đái tháo đường, COPD, ...
Những bệnh NCT hay mắc là các nhóm bệnh về:
+ Bệnh hệ xương khớp
Đau xương, khớp, thoái khớp nhất là đốt sống thắt lưng, khớp gối làm
cho con người lo lắng buồn chán, khi thay đổi thời tiết thay đổi. Thoái khớp
gây biến chứng cứng khớp, đau khó khăn khi vận động. Triệu chứng đau nhức
các khớp là tương đối phổ biến ở NCT nhất là về đêm gây khó chiệu ảnh
hưởng đến sức khỏe, gây mất ngủ hoặc không ngủ được sâu, không ngon giấc.

+ Bệnh tim mạch
Bệnh về tim mạch: ở NCT hay mắc các bệnh xơ vỡ động mạch, thiểu
năng vành, tăng huyết áp chiếm một vị trí đáng kể. Trong một số trường hợp
các bệnh này thấy ở người nghiện rượu, bia chiếm tỷ lệ cao hơn người không
nghiện rượu, bia; người hút thuốc lá, đái tháo đường, béo phì có nguy cơ bệnh
tim mạch cao hơn [40]. Tác giả Nguyễn Văn Tân cũng chỉ ra rằng những bệnh
nhân tuổi trên 65 có triệu trứng đau ngực khó thở không điển hình do vậy việc
phát hiện bệnh cấp thường rất khó và muộn [34].
+ Bệnh tiêu hóa
NCT dễ mác bệnh rối loạn tiêu hóa như loét miệng, ăn không tiêu,
chướng bụng, đầy hơi táo bón, đi lỏng, viêm đại trang mạn tính, viêm loét dạ
dày- tá tràng, trào ngược thực quản. Các bệnh này thường làm cho NCT khó
chịu, lo lắng, ăn không ngon, mất ngủ hoăc mất ngủ kéo dài làm cho nhiều
bệnh tật phát sinh ở NCT.
+ Nhóm bệnh hệ thần kinh
Thần kinh trung ương bị lão hóa dần dần làm cho trí nhớ kém, hay quên,
cá biệt một sơ mắc bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer. Rối loạn mỡ máu, rối


×