Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.24 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

NGUYỄN HỮU

THANH

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

NGUYỄN HỮU THANH

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành

: Quản Trị Kinh Doanh

Mã số



: 8.34.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI THỊ TRÚC NGÂN

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Hữu Thanh, xin cam đoan: Những nội dung trong luận văn,
cụ thể là những phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk
Lắk, cùng những giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng này là do tôi
nghiên cứu và thực hiện, không sao chép nội dung của công trình nghiên cứu nào.
Các tài liệu tham khảo để thực hiện luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc đầy đủ
và rõ ràng.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN HỮU THANH


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời tri ân đến Quý thầy cô giảng viên của Khoa sau đại học,
trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – những người đã nhiệt tình giảng dạy, truyền
đạt những kiến thức quý báu làm nền tảng để tôi thực hiện luận văn này.
Và tôi xin chân thành cảm ơn TS. Mai Thị Trúc Ngân đã tận tình hướng dẫn
và chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành luận văn cao học này.

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn, trao đổi
và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và bạn bè, song cũng không thể
tránh khỏi những hạn chế trong nghiên cứu. Tôi rất mong sẽ nhận được những ý
kiến đóng góp và thông tin phản hồi quý báu từ Quý thầy cô cùng bạn đọc!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2018
Người thực hiện luận văn

NGUYỄN HỮU THANH


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk”
được thực hiện từ tháng 3/2018 đến tháng 11/2018 ” tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk. Nhằm mục đính nghiên cứu thực trạng hiệu
quả hoạt động cho vay đối với các DNNVV để đưa ra những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động này tại VietinBank – Chi nhánh Đắk Lắk.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên
cứu định tính để thực hiện nghiên cứu nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn các
nội dung nghiên cứu, cụ thể luận văn sẽ sử dụng cụ thể các phương pháp sau:
Phương pháp lịch sử; Phương pháp thống kê, mô tả; Phương pháp phỏng vấn sâu,
phương pháp khảo sát khách hàng; Phương pháp phân tích, so sánh; Phương pháp
tổng hợp.
Nghiên cứu được thực hiện với 147 bảng câu hỏi phát ra cho CBNV thu về
được 140 bảng với tỷ lệ trả lời đạt 95.2%, trong số 140 bảng có 5 bảng trả lời không
hợp lệ do thiếu thông tin, 135 mẫu hợp lệ đã được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên
cứu; và 250 bảng câu hỏi phát ra cho khách hàng là DNNVV thu về được 235 bảng,
trong đó có 15 bảng trả lời không hợp lệ do không trả lời hết các câu hỏi, chỉ có 220
bảng trả lợi hợp lệ để làm dữ liệu nghiên cứu. Tổng số mẫu hợp lệ được dùng để

nghiên cứu là 355.
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã đánh giá được thực trạng hiệu quả cho
vay đối với khách hàng DNNVV tại VietinBank Đắk Lắk, qua đó chỉ ra những mặt
đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNNVV. Từ kết quả nghiên cứu
ViettinBank Đắk Lắk có thể tham khảo, ứng dụng các giải pháp này để phát triển
hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng mình. Các chi nhánh khác trong hệ
thống cũng có thể tham khảo để rút ra bài học kinh nghiệm cho đơn vị.


Luận văn trình bày những Định hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
cho DNNVV tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam–Chi nhánh Đắk Lắk và
đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay DNVVV tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam–Chi nhánh Đắk Lắk, cụ thể: Nâng cao nhận thức của
nhân viên về vai trò của các DNNVV; Xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý; Đa dạng
hóa các sản phẩm cho vay, ban hành chính sách cho vay cụ thể đối với DNNVV;
Xây dựng chiến lược marketing hướng tới DNNVV; Tăng cường cho vay thông qua
các tổ chức hiệp hội, ngành nghề của DNNVV. Trong chương này luận văn cũng đã
có những kiến nghị đối với VietinBank Việt Nam, đối với tỉnh/thành phố, đối với
các DNNVV.


ABSTRACT
The research project "The effectiveness of lending to small and medium
enterprises at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Dak
Lak Branch" was implemented from March 2018 to November 2018 at the Joint
Stock Commercial Bank Viet Nam - Dak Lak Branch. Aiming at researching the
effectiveness of lending activities for SMEs at Vietinbank - Dak Lak Branch in
order to propose measures to improve the efficiency of this activity in VietinBank Dak Lak Branch.
In the research process, the thesis uses mainly qualitative research methods

to carry out research to ensure the scientific and practical contents of the research,
specifically the thesis will use specific methods following: historical method;
Descriptive statistics method; In-depth interview method, customer survey method;
Methods of analysis and comparison; Integrated approach.
The research was carried out with 147 questionnaires distributed to
employees who collected 140 pages with a response rate of 95.2%. Among the 140
questionnaires, there were 5 invalid responses due to lack of information, 135 valid
samples. used as data for research; and 250 questionnaires sent out to SMEs were
collected at £ 235, of which 15 answered incorrectly because they did not answer all
questions, with only 220 valid payers for research data. assist. The total number of
valid samples used for the study was 355.
The research results of the thesis have assessed the efficiency of lending to
SMEs in VietinBank in Daklak, thus pointing out the achievements and remaining
constraints. It then proposed solutions to improve the efficiency of lending to
SMEs. Based on the results of the study, ViettinBank Dak Lak can use these
solutions to develop its short-term lending activities. Other branches in the system
can also refer to lessons learned for the unit.
The thesis presents the orientations for improving the performance of SMEs at
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade - Dak Lak Branch


and proposed some measures to improve the operation of SME loans at the
Industrial and Commercial Bank Dak Lak, specifically: Raise staff awareness of the
role of SMEs; To build a rational capital structure; Diversification of lending
products, issuance of specific lending policies for SMEs; Develop a marketing
strategy for SMEs; Strengthening lending through SME associations and trades. In
this chapter, there are also proposals for VietinBank Vietnam, for provinces / cities,
for SMEs.



MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ ĐẦY ĐỦ

CBTD
CNĐL
DN
NN
DNNVV
NH
NHTM
NV
PGD
TCTD
TSĐB
VietinBank

Cán bộ tín dụng
Chi nhánh Đắk Lắk
Doanh nghiệp
Nhà nước
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngân hàng
Ngân hàng thương mại
Nhân viên
Phòng giao dịch

Tổ chức tín dụng
Tài sản đảm bảo
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước
Sản xuất
Sản xuất kinh doanh
Phương án

SX
SXKD
PA
LDR

Loans to Deposits Ratio

10


DANH MỰC BẢNG BIỂU

11


DANH MỤC HÌNH

12



Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò rất quan trọng trong nền
kinh tế của một quốc gia. Tại Việt Nam, DNNVV hiện chiếm tới 98,1% tổng số DN,
đóng góp khoảng 40 – 50% GDP, 33% thu ngân sách nhà nước và tạo ra trên 60%
việc làm. Đóng góp của DNNVV cho xã hội lớn nhưng họ lại đang rất thiệt thòi nếu
so với DN lớn, DNNN hay DN có vốn đầu tư nước ngoài.
DNNVV hiện là khách hàng quan trọng của nhiều ngân hàng, sử dụng nhiều
loại dịch vụ ngân hàng khác nhau như: vay vốn, tiền gửi, thẻ tín dụng, bảo lãnh, bao
thanh toán, bảo hiểm... và đóng góp rất lớn trong tăng trưởng doanh thu và lợi
nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, DNNVV hoạt động đa dạng ở nhiều lĩnh vực
ngành nghề thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau giúp ngân hàng đa dạng hoá
rủi ro khi cho vay. Ngoài ra, số lượng DNNVV trong nền kinh tế rất lớn và biến
động mạnh qua các năm nên đây là nguồn khách hàng tiềm năng của ngân hàng,
giúp ngân hàng tiếp cận để cho vay và quảng bá thương hiệu. Vì thế, sự thành công
hay thất bại của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào việc ngân hàng có thu hút được
đối tượng khách hàng này để cung cấp dịch vụ hay không, đặc biệt là dịch vụ tín
dụng.
Với đặc thù vốn tự có rất ít, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới
trong DNNVV còn thấp, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không cao,
khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu, quy mô siêu nhỏ là chủ yếu, hầu hết các
DNNVV đi lên từ mô hình hộ kinh doanh, thị trường nội địa là chủ yếu, hạn hẹp
trong quan hệ với thị trường tài chính tiền tệ, khả năng huy động bên ngoài hạn chế,
không đủ điều kiện tiếp cận thị trường vốn, năng lực tự huy động thấp, vì thế, nhu
cầu vay vốn từ các ngân hàng khá lớn. Mặc dù nhu cầu vốn cao và phương án kinh
doanh khả thi nhưng phần lớn các lãnh đạo điều hành doanh nghiệp đều trưởng
thành và đi lên từ thực tiễn, chưa được đào tạo qua trường lớp nên không biết cách
quản lý dòng tiền hoặc quản lý dòng tiền không hiệu quả, báo cáo tài chính của


13


DNNVV thường không trung thực và thiếu minh bạch, thiếu tài sản bảo đảm theo
quy định, do đó, khó đáp ứng yêu cầu vay vốn của các ngân hàng. Cho đến nay,
Chính phủ đã triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho các DNNVV
như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng nhưng chỉ 30% DNNVV tiếp cận được
nguồn vốn ngân hàng và chiếm tỷ lệ rất nhỏ, 3% trong tổng vốn các ngân hàng cho
vay trong nền kinh tế Việt Nam (VCCI). Hiện có 70% DNNVV phải sử dụng vốn tự
có hoặc vay từ nguồn khác (thường chịu vay ở mức lãi suất cao 15 - 18%).
Nắm bắt được những khó khăn về vốn của DNNVV, nhiều ngân hàng đã đẩy
mạnh cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này, đặc biệt trong bối cảnh môi
trường kinh doanh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt thì quan điểm
hướng tới đối tượng DNNVV được coi là một chiến lược phát triển tất yếu và đầy
tiềm năng.
Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi
nhánh Đắk Lắk đã đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với DNNVV. Đây là lĩnh vực
chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng, mang lại phần lớn thu nhập cho
ngân hàng, tuy nhiên hiệu quả cho vay chưa cao, còn nhiều tồn tại và hạn chế trong
hoạt động cho vay cần được tháo gỡ, cụ thể như: Từ các báo cáo của ngân hàng cho
thấy lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNNVV khá cao, đóng góp trên 35% tổng lợi
nhuận của NH (năm 2015 lợi nhận cho vay DNNVV đạt 33,6 tỷ đồng chiếm
35,19% trong tổng lợi nhuận của NH, năm 2016 đạt 40,6 tỷ chiếm 38,87% và năm
2017 đạt 45 tỷ chiếm 39,86). Mức sinh lời từ hoạt động cho vay đối với DNNVV
trung bình 2% trong 3 năm 2015 - 2017. Tuy nhiên, từ năm 2015 - 2017 tỷ lệ sinh
lời của hoạt động cho vay DNNVV giảm dần qua từng năm (Năm 2015 tỷ lệ sinh
lời từ hoạt động cho vay DNNVV 2%, năm 2016 là 1,95% và đến năm 2017 giảm
còn 1,66%).
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Hiệu quả hoạt động cho vay
đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –

Chi nhánh Đắk Lắk” làm luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh cho mình,
với mong muốn tìm ra những giải pháp mang lại hiệu quả trong hoạt động cho vay

14


đối với ngân hàng và DNNVV.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với các DNNVV tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) – Chi nhánh Đắk Lắk để
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này tại VietinBank – Chi
nhánh Đắk Lắk.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNNVV
của VietinBank – Chi nhánh Đắk Lắk.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV của
VietinBank–Chi nhánh Đắk Lắk.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với
DNNVV của VietinBank–Chi nhánh Đắk Lắk.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần trả lời các câu hỏi sau:
- Cần có những chỉ tiêu nào để đánh giá hiệu quả cho vay đối với DNNVV
của NHTM?
- Thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng DNNVV của VietinBank
- CNĐL?
- VietinBank - CNĐL cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động cho
vay đối với DNNVV?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNNVV.

- Khách thể nghiên cứu: Ban Lãnh đạo NH, CB, NV và khách hàng là
DNNVV.

15


-

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi
nhánh Đắk Lắk.
Phạm vi thời gian:
+ Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2015 đến năm 2017.
+ Số liệu sơ cấp: phỏng vấn lãnh đạo, khảo sát khách hàng, thực hiện từ
tháng 6/2018 đến tháng 7/2018
Phạm vi nội dung: Tập trung hoạt động cho vay DNNVV.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đánh giá được thực trạng hiệu quả cho vay đối với khách hàng DNNVV tại
VietinBank Đắk Lắk, qua đó chỉ ra những mặt đạt được và những hạn chế còn tồn
tại. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối
với DNNVV. Từ kết quả nghiên cứu ViettinBank Đắk Lắk có thể tham khảo, ứng
dụng các giải pháp này để phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng
mình. Các chi nhánh khác trong hệ thống cũng có thể tham khảo để rút ra bài học
kinh nghiệm cho đơn vị.

16


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI

VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
2.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNNVV
2.1.1 Cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo tiêu chí phân loại của Ngân hàng thế giới, căn cứ vào quy mô có thể chia
DNNVV thành ba loại: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp
vừa. Các tiêu chí để phân loại DNNVV của Ngân hàng thế giới chủ yếu dựa vào số
lượng lao động bình quân, tài sản và doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Ngoài
ra, còn đưa thêm tiêu chí về quy mô vay trung bình để phân loại DNNVV (Bảng
2.1).
Bảng 2.1: Tiêu chí phân loại DNNVV của World Bank
Qui mô công ty
Siêu nhỏ
Nhỏ
Vừa
Siêu nhỏ
Nhỏ
Vừa

Nhân viên
Tài sản
Doanh thu hàng năm
<10
< $100,000
< $100,000
<50
< $3 triệu
< $3 triệu
<300
< $15 triệu

< $15 triệu
Quy mô vay trung bình
< $10,000
< $100,000
< $1 triệu (< $2 triệu đối với một số quốc gia tiên tiến)
Nguồn: Tổng hợp từ World Bank

Ngoài ra, tại mỗi quốc gia có nền kinh tế khác nhau, tùy theo từng giai đoạn
phát triển kinh tế thì quan niệm về DNNVV cũng khác nhau. Chẳng hạn tại các
quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, DNNVV là những doanh nghiệp có số
lượng nhân viên dưới 250 người và doanh thu hàng năm là nhỏ hơn 50 triệu euro.
Còn tại Châu Mỹ, cụ thể là Mỹ thì DNNVV là những doanh nghiệp có số lượng
người lao động dưới 500 người (cho phần lớn hoạt động sản xuất và khai thác) và
có doanh thu hàng năm là dưới 7 triệu đô la đối với đa số các ngành không liên
quan tới sản xuất (dao động tới mức tối đa là 35,5 triệu đô la). Tại Châu Á, các
DNNVV tại Hong Kong được phân loại theo ngành sản xuất và số lượng nhân

17


viên. Theo đó, các DNNVV trong các ngành sản xuất có số nhân viên dưới 100
người và ngành phi sản xuất có số nhân viên dưới 50 người. Bên cạnh đó, từ góc
độ là bên cung cấp dịch vụ, các ngân hàng tại Hong Kong còn đưa ra việc phân loại
dựa vào các tiêu chí như doanh thu hàng năm, mức độ tập trung tư bản, năng lực
tín dụng.

Bảng 2.2: Tiêu chí phân loại DNNVV tại một số quốc gia
Nhân viên (người)

Châu Âu

Hoa Kỳ

Doanh thu hàng năm
< 250
<50 triệu Euro
<500 (cho phần lớn hoạt động sản <7 triệu USD (đối với đa
xuất và khai thác)

số các ngành không liên
quan tới sản xuất, mức tối

Canada
Mexico

<250
<500 trong hoạt động sản xuất

Nam Phi
Thái Lan

<50 trong hoạt động dịch vụ
<200
<200 (ngành sử dụng nhiều lao động)

HongKon

<100 (ngành sử dụng nhiều vốn)
<100 (ngành sản xuất)

g


< 50 (ngành phi sản xuất)

đa là 35,5 triệu USD)
<50 triệu CAD

<50 triệu ZAR
<200 triệu Bạt

Nguồn: IFC, 2009
Tại Việt Nam, định nghĩa DNNVV theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày
11/3/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh
theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp; siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô
tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong
bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng
nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).

Bảng 2. 3: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp
Quy mô

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ

18

Doanh nghiệp vừa



siêu nhỏ
Số lao động/

Tổng

Số lao

Tổng

Tổng nguồn

nguồn

động

nguồn vốn

vốn/doanh thu

vốn

I-Nông, lâm

10 người trở

Từ 3 tỷ

Từ 10

Từ trên 20


Từ 100 đến

nghiệp và

xuống/Không

đến

người đến

tỷ đồng đến

200 người

thuỷ sản

quá 3 tỷ/doanh

không

100 người

100 tỷ đồng

Từ 3 tỷ

Từ trên 10

Từ trên 20


Từ 100 đến
200 người

Khu vực

Số lao động

thu không quá 3 quá 20 tỷ
tỷ

II-Công

10 người trở

nghiệp và

xuống/ Không

đến

người đến

tỷ đồng đến

xây dựng

quá 3 tỷ/doanh

không


100 người

100 tỷ đồng

thu không quá 3 quá 20 tỷ
tỷ
III-

10

người

trở Từ 3 tỷ Từ trên 10 Từ

Thươngmại

xuống/

Không đến

và dịch vụ

quá 3 tỷ/doanh không

50

tỷ Từ trên 50

người đến đồng

50 người

đến người
đến
100 tỷ đồng 100 người

thu không quá quá 50 tỷ
10 tỷ
Nguồn: Tổng hợp từ Nghị định số 39/2018/NĐ-CP
Như vậy, theo Nghị định này, DNNVV phải đáp ứng các tiêu chí: về mặt
pháp lý, phải là cơ sở kinh doanh đã kinh doanh theo quy định của pháp luật; về
quy mô, phân thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn; về vốn
đăng ký, phụ thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp; về số lượng lao động
trung bình hàng năm, phụ thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp.Tuy nhiên,
đối với ngân hàng, sự khác biệt quy mô, số lượng lao động là không quan trọng,
quan trọng là DNNVV thường không tạo ra thông tin quản lý hoặc dự án chất
lượng tốt như doanh nghiệp lớn hơn.

19


2.1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là bộ phận không thể thiếu trong cộng đồng các
doanh nghiệp của một nền kinh tế, nhóm doanh nghiệp này có những đặc điểm cơ
bản như:
Thứ nhất, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp,
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo số liệu được Ủy ban châu Âu (EC)
công bố 8/2014, hơn 20 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Âu chiếm 99% tổng
số doanh nghiệp. Theo báo cáo mới nhất vào tháng 1/2014 của Tradeup về tình hình
tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ, nhóm doanh nghiệp này chiếm

tới 99% tổng số doanh nghiệp, sử dụng trên 50% tổng số lao động xã hội, tạo công
ăn việc làm cho 65% lượng lao động ở khu vực tư nhân. Tại Việt Nam, theo Viện
Phát triển doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011),
Việt Nam có 543.963 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97%,
đóng góp hơn 40% GDP cả nước và sử dụng 51% tổng số lao động xã hội.
Thứ hai, doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn nhỏ, gặp khó khăn trong
việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Điều
này là một cản trở không nhỏ trong việc triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học,
công nghệ mới vào hoạt động thương mại nói chung và xúc tiến thương mại trực
tuyến nói riêng.
Thứ ba, doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công
ty, tập đoàn lớn và từ chính các doanh nghiệp với nhau. Trong quá trình hội nhập,
các tập đoàn lớn thường có xu hướng vươn mình ra thế giới, thành lập các chi
nhánh, công ty con ở các quốc gia có nhiều lợi thế, vì vậy, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở các quốc gia này phải tìm ra những phương thức, công cụ mới trong hoạt
động kinh doanh.
Thứ tư, với nguồn vốn nhỏ hẹp, các doanh nghiệp này thường tập trung vào
các ngành hàng gần gũi với người tiêu dùng hơn là đầu tư vào các ngành công
nghiệp nặng, sản xuất khai thác cần nhiều vốn. Ở Việt Nam, theo Cục xúc tiến

20


thương mại (2012) trong cơ cấu ngành nghề, khoảng 43% doanh nghiệp vừa và nhỏ
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, 24% trong lĩnh vực thương mại và phân phối, số
còn lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và liên quan đến nông nghiệp.
2.1.1.3 Vai trò doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế
Theo Nguyễn Văn Lê (2014), DNNVV có các vai trò sau:
Thứ nhất, DNNVV tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giảm
thất nghiệp, tăng thu cho ngân sách. Do DNNVV tham gia kinh doanh ở tất cả các

ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế với đa dạng các sản phẩm nên có thể đảm bảo
cơ hội việc làm cho nhiều đối tượng lao động ở nhiều cùng miền khác nhau. Mặt
khác, do đặc điểm sản xuất kinh doanh không yêu cầu trình độ cao nên có thể sử
dụng được cả lao động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa kinh tế chưa phát triển.
Đặc biệt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, trong khi các doanh nghiệp lớn
thường phải sa thải nhân công để cắt giảm chi phí thì các DNNVV, với tính chất
linh hoạt và năng động của mình, có thể thích ứng nhanh với sự biến động của thị
trường, có thể đứng vững mà không phải cắt giảm nhân công, có thể nhanh chóng
thu hút lại lực lượng lao động khi nền kinh tế đi vào chu kỳ phục hồi.
DNNVV là nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhập cho người lao động,
giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo…
Hàng năm các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo ra trên một triệu lao động mới; sử
dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cho đất nước.Tính đến
cuối năm 2013, số tiền thuế và phí mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân đã nộp
cho Nhà nước tăng 18,4 lần sau 10 năm.
Thứ hai, DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Ở hầu hết các nền kinh tế, DNNVV là những nhà thầu phụ cho
các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép
nền kinh tế có được sự ổn định. Vì vậy, DNNVV được xem như thanh giảm sốc cho
nền kinh tế trước những biến động lớn. Với lợi thế về vốn đầu tư ít và nguồn lao
động dồi dào, trong những năm qua, DNNVV phát triển ngày càng nhanh và chiếm

21


tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng số doanh nghiệp. DNNVV cung cấp cho thị
trường nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế,
tạo ra nhiều sự lựa chọn, đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó thúc
đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế. Vì thế mức độ đóng góp của các DNNVV vào tổng
sản lượng của nền kinh tế là rất lớn.

Thứ ba, DNNVV khai thác và phát huy các nguồn lực địa phương, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế thường có những vùng kém phát triển,
có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Nếu nền
kinh tế chỉ tồn tại các doanh nghiệp lớn có xu hướng tập trung ở các thành phố, thị
xã, khu công nghiệp mà thiếu đi DNNVV thì sẽ xảy ra tình trạng phát triển mất cân
đối giữa các vùng, không tận dụng hết nguồn tài nguyên quốc gia, làm giảm hiệu
quả hoạt động của nền kinh tế. Trong khi đó, với quy mô vốn đầu tư nhỏ, bộ máy tổ
chức gọn nhẹ, dễ khởi sự, DNNVV có thể tham gia vào nhiều thị trường nhằm khai
thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, tài nguyên và lao động của từng vùng, đặc
biệt là các ngành nông – lâm – hải sản và ngành công nghiệp chế biến. DNNVV
cũng chính là chủ thể tác động tích cực nhất vào việc duy trì và phát triển các
ngành nghề truyền thống như mây tre đan, gốm sứ, dệt. Vì vậy, có thể nói
DNNVV đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc CNH-HĐH nông thôn
góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, đồng thời
thúc đẩy các ngành thương mại dịch vụ, tiểu thương phát triển góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ tư, DNNVV đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế năng động.
Điều này là do DNNVV có quy mô nhỏ, dễ điều chỉnh hoạt động, nền kinh tế sẽ trở
nên năng động, linh hoạt hơn, thích nghi được với những biến động thị trường, bắt
kịp xu hướng của nền kinh tế thế giới. Ngược lại, một nền kinh tế đặt tỉ lệ quá lớn
nguồn lực tài nguyên và lao động vào các doanh nghiệp lớn thì nền kinh tế sẽ chậm
chạp do quy mô lớn dẫn tới bộ máy quản lý cồng kềnh với các quyết định kinh
doanh chậm chạp.

22


2.1.2 Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.2.1 Khái niệm cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của ngân hàng, để tài trợ cho chi tiêu

của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ. Đối với hầu hết khách
hàng, cả doanh nghiệp lẫn cá nhân, ngân hàng là một trong những nguồn vốn sẵn có
rẻ nhất và linh hoạt nhất. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân
hàng thường là nguồn duy nhất cung cấp dịch vụ tư vấn và nguồn vốn bổ sung.
Hoạt động cho vay của các ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát
triển kinh tế bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra
sức sống cho nền kinh tế. Cho vay là chưc năng kinh tế lâu đời nhất của ngân hàng,
là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng song cũng mang lại nhiều rủi
ro nhất.
Trong quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành
kèm theo Quyết định số 284/2000/QĐ/NHNN ngày 25/8/2000 của Thống đốc ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, cho vay được định nghĩa như sau: “Cho vay là một hình
thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để
sử dụng vào mục đích nhất định trong thời gian nhất định theo sự thoả thuận với
nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi”.
2.1.2.2 Các sản phẩm cho vay của ngân hàng đối với DNNVV
* Căn cứ vào thời hạn cho vay
Tín dụng: là khoản cho vay có thời hạn không quá 12 tháng nhằm đáp ứng
các nhu cầu về vốn như bổ sung ngân quỹ, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, bổ
sung nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất, kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng cá nhân. Căn cứ vào tính chất của việc cấp vốn và phương pháp cho vay của
ngân hàng, các hình thức cụ thể của cho vay gồm: chiết khấu chứng từ có giá, cho
vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, thấu chi, bao thanh toán.
Tín dụng trung và dài hạn: là khoản cho vay có thời hạn cho trên 12 tháng,
tín dụng trung hạn có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, tín dụng dài hạn có

23


thời hạn trên 60 tháng. Tín dụng trung dài hạn cho doanh nghiệp chủ yếu phục vụ

cho việc thực hiện các dự án đổi mới, mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư xây
dựng cơ bản mới. Do thời hạn dài, loại tín dụng này chứa đựng mức rủi ro cao, kể
cả rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống. Hình thức cho vay trung dài hạn gồm: cho vay
theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho
thuê tài chính.
* Căn cứ vào hình thức đảm bảo
Cho vay có đảm bảo: là việc khách hàng dùng tài sản bảo đảm của mình
hoặc bên thứ ba làm bảo đảm cho nghĩa vụ vay vốn ở ngân hàng, bao gồm các hình
thức cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba hoặc bảo đảm bằng
tài sản hình thành trong tương lai. Đối với các DNNVV, cầm cố, thế chấp là các
hình thức tương đối dễ áp dụng trên thực tế và được DNNVV sử dụng thường
xuyên. Đây cũng là giải pháp đầu tiên của DNNVV đề cập tới khi nhu cầu về vốn
nảy sinh.
Cho vay không có bảo đảm: ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt
động cho vay sang các tổ chức trung gian như thu nợ, phát tiền vay… Tổ chức trung
gian cũng có thể đứng ra tín chấp cho các thành viên vay, hoặc các thành viên trong
nhóm bảo lãnh cho thành viên vay, nhất là trong trường hợp không có hoặc không
đủ tài sản thế chấp.
* Căn cứ vào phương thức cấp tín dụng: bao gồm cho vay từng lần, cho vay
theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay thấu chi,
cho vay gián tiếp, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán, cho thuê tài
chính.
2.1.2.3 Sự cần thiết của hoạt động cho vay đối với DNNVV
DNNVV ngày càng phát triển mạnh khi mà phạm vi hoạt động ngày càng mở
rộng thể hiện thông qua số lượng DN, hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực
từ sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, là một phận không thể
thiếu của nền kinh tế. Vì thế, hệ thống NH cần quan tâm nhiều tới cho vay đối với

24



DNNVV và xem đây là phân khúc khách hàng đầy tiềm năng và tăng cường mở
rộng hoạt động tín dụng, thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, DNNVV chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp, đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế. Tại Việt Nam, theo Viện Phát triển doanh nghiệp
thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), Việt Nam có 543.963
doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97%, đóng góp hơn 40%
GDP cả nước và sử dụng 51% tổng số lao động xã hội.
Thứ hai, DNNVV có quy mô vốn nhỏ, gặp khó khăn trong việc tiếp cận với
nguồn vốn chính thức, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Điều này là một cản
trở không nhỏ trong việc triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới
vào hoạt động thương mại nói chung và xúc tiến thương mại trực tuyến nói riêng.
Thứ ba, DNNVV chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty, tập đoàn lớn
và từ chính các doanh nghiệp với nhau. Trong quá trình hội nhập, các tập đoàn lớn
thường có xu hướng vươn mình ra thế giới, thành lập các chi nhánh, công ty con ở
các quốc gia có nhiều lợi thế, vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia
này phải tìm ra những phương thức, công cụ mới trong hoạt động kinh doanh.
Thứ tư, với nguồn vốn nhỏ hẹp, các doanh nghiệp này thường tập trung vào
các ngành hàng gần gũi với người tiêu dùng hơn là đầu tư vào các ngành công
nghiệp nặng, sản xuất khai thác cần nhiều vốn. Ở Việt Nam, theo Cục xúc tiến
thương mại (2012) trong cơ cấu ngành nghề, khoảng 43% doanh nghiệp vừa và nhỏ
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, 24% trong lĩnh vực thương mại và phân phối, số
còn lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và liên quan đến nông nghiệp.
2.1.3 Hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.3.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động cho vay
Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, hiệu quả hoạt động được định nghĩa
theo nhiều quan điểm khác nhau. Theo Antonio, Ludger và Vito (2006) thì “Hiệu
quả là phép so sánh giữa đầu vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí. Với cùng
đầu vào cho trước, hoạt động nào tạo ra đầu ra lớn hơn sẽ là hoạt động hiệu quả


25


×