Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Luận văn thạc sĩ: Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật Hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.82 KB, 76 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ BẢO NGỌC

CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ BẢO NGỌC

CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG TRỊ

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số: 838.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN HIỂN


HÀ NỘI, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Bảo Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI
DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI .......................................................................... 9
1.1. Những vấn đề chung về xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội ...................... 9
1.2. Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. .................. 19
1.3. Khái quát lịch sử pháp luật Việt Nam về việc áp dụng biện pháp tư pháp
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. .............................................................. 25
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐỐI VỚI
NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ............. 32
2.1. Quy định của của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) và
Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về các biện pháp tư pháp đối với
người dưới 18 tuổi ........................................................................................... 32
2.2.Thực tiễn áp dụng biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ............................................................................. 37

2.3.Những hạn chế, bất cập của pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng biện
pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
......................................................................................................................... 40
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG CÁC
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐỐI VỚI
NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI ......................................................... 54
3.1. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về các
biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ................................. 54
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trên thực tiễn ................ 58
KẾT LUẬN .................................................................................................... 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự

TTHS:

Tố tụng hình sự

UBND:

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu


Tên bảng

Trang

So sánh áp dụng hình phạt của tỉnh Quảng Trị và

39

bảng
2.1

cả nước


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

biểu đồ
2.1:

Tình hình áp dụng chế tài pháp luật hình sự đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội tại tỉnh Quảng Trị

38



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa đặc sắc và phong phú, đặc biệt
là cái nôi nuôi dưỡng nhiều anh hùng, nhân tài của dân tộc khi chỉ mới ở độ
tuổi còn trẻ, được nhân dân Việt Nam và thế giới phải thán phục. Chính vì vậy
mà việc nuôi dưỡng nhân tài là vấn đề rất được chú trọng. Hiến pháp năm 2013
ra đời trong đó có chương riêng về quyền trẻ em đã khẳng định bảo vệ quyền
trẻ em là bảo vệ nguồn nhân lực cho đất nước và Việt Nam là một quốc gia
luôn đi đầu trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Có thể thấy rằng, nước ta
đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của trẻ em như: Hiến pháp 2013, Luật trẻ em 2016, Bộ luật Hình sự
2015...Việt Nam cũng là một trong các nước đầu tiên ở Châu Á tham gia Công
ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Đảng và nhà nước ta đang ngày càng đẩy
mạnh các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em từ đó phát triển nhân tài cho đất
nước, có như vậy thì xã hội và nền kinh tế của nước ta mới phát triển.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, nền kinh tế và xã hội Việt Nam đã có
những thay đổi đáng kể, tác động tích cực đến đời sống của nhân dân cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn xảy ra mặt tiêu cực, khó khăn và thách thức, tình
hình tội phạm vì thế mà tăng lên. Đặc biệt là tình trạng người dưới 18 tuổi
phạm tội diễn ra ngày càng nhiều và có diễn biến phức tạp. Việc giải quyết
vấn đề người dưới 18 tuổi là việc rất cần thiết và cấp bách để ổn định trật tự
xã hội, đảm bảo chính trị và phát triển kinh tế. Thực tiễn cho thấy, việc xử lý
người dưới 18 tuổi phạm tội là một việc khá phức tạp bởi người dưới 18 tuổi
là những người chưa có khả năng nhận thức rõ về hành vi, chưa đủ khả năng
để làm chủ hành động cũng như chưa có khả năng chịu trách nhiệm đối với
hành vi của mình. Hiện nay, người dưới 18 tuổi phạm tội không chỉ trẻ hóa độ

1



tuổi, hành vi còn tinh vi, xảo quyệt hơn, gia tăng về số lượng mà tính tổ chức
của loại tội phạm ngày càng chặt chẽ, phạm các tội có sử dụng bạo lực, hình
thành các băng nhóm có tổ chức, nhiều loại tội phạm có xu hướng gia tăng
như: tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người; tội trộm cắp; các tội xâm phạm an toàn công cộng....
Trước tình hình như vậy, để tăng cường công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm là người dưới 18 tuổi thông qua thực tiễn, vướng mắc và
những bất cập từ đó tìm ra những giải pháp thay đổi cần thiết hạn chế việc
người dưới 18 tuổi phạm tội.
Về phương diện pháp lý, người dưới 18 tuổi là đối tượng đặc biệt, họ
cần được pháp luật bảo vệ trong cuộc sống hàng ngày và ngay cả khi vi phạm
pháp luật. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội là nhằm giáo dục, cải tạo
họ trở thành một người có ích cho xã hội, vì vậy mà Đảng và nhà nước ta đưa
ra chủ trương là áp dụng các biện pháp tư pháp. Biện pháp tư pháp có ý nghĩa
trong việc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thể hiện tính nhân đạo,
tính giáo dục, đảm bảo được quyền trẻ em nhưng cũng mang tính răn đe,
phòng ngừa tội phạm. Vì vậy, khi xảy ra việc người dưới 18 tuổi phạm tội thì
thường được áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc miễn trách nhiệm hình sự.
Nhưng, trên thực tế hiệu quả áp dụng các biện pháp tư pháp còn hạn chế, vì
vậy cần phải nâng cao hiệu quả các biện pháp tư pháp, quy định những biện
pháp chế tài riêng, đồng thời bổ sung các biện pháp tư pháp khác để người thi
hành có thêm nhiều sự lựa chọn để áp dụng một cách hiệu quả nhất, thủ tục tố
tụng phù hợp với đối tượng là người dưới 18 tuổi phạm tội để thể hiện sự
nhân đạo trong chính sách hình sự là biện pháp tư pháp. Như vậy, có thể thấy
rằng, mục tiêu hàng đầu của hệ thống các biện pháp khi áp dụng đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội là nhằm: 1) phòng ngừa tội phạm 2) phục hồi và
tái hòa nhập cộng đồng. Trong trường hợp quyết định hình phạt đối với người


2


dưới 18 tuổi phạm tội chúng ta cần phải cân nhắc, xem xét nhiều yếu tố khác
nhau như các yếu tố tâm sinh lý, gia đình, xã hội để từ đó đưa ra quyết định
đúng mới có thể đảm bảo quyền lợi cho đối tượng đặc biệt này. Bởi ngay cả
khi người dưới 18 tuổi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ vẫn có
khả năng không bị áp dụng hình phạt mà việc áp dụng các biện pháp tư pháp
sẽ cải tạo họ thành cho những công dân có ích cho xã hội.
Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật nói chung và Bộ luật Hình
sự nói riêng về biện pháp tư pháp là việc làm quan trọng mang tính cấp thiết
vì vậy mà tôi chọn đề tài “Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội theo pháp luật Hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Trị” làm
đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề tư pháp người dưới 18 tuổi , đã được nghiên cứu ở nhiều mức
độ và phương diện khác nhau. Tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện và được áp
dụng tốt hơn thì phải trải qua một quá trình dài nghiên cứu và đúc kết, dựa
trên kết quả thực tiễn. Nhận thức lý luận về biện pháp tư pháp với người dưới
18 tuổi phạm tội- thực tiễn áp dụng trên địa bàn cụ thể cần phải được quan
tâm, chứng minh và tập trung các vấn đề chính sau
- Tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự đối về biện pháp tư
pháp áp dụng đối với dưới 18 tuổi.
- Nghiên cứu thi hành chế tài đối với người dưới 18 tuổi theo quy định
pháp luật tố tụng hình sự.
- Nghiên cứu vai trò của gia đình, xã hội đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội
Tính đến thời điểm này đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu
về lĩnh vực này. Tiêu biểu là các công trình liên quan trực tiếp đến biện pháp


3


tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phạm tội như sau:
Các bài viết đăng trên tạp chí và sách chuyên khảo:
1. TSKH – PGS. Lê Cảm và ThS. Đỗ Thị Phượng: Tư pháp hình sự đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội, những khía cạnh tội phạm học – Tạp chí Tòa
án nhân dân, số 22/2004;
2. TS. Phạm Hồng Hải: Các biện pháp tư pháp trong BLHS năm 1999
và vấn đề hoàn thiện Bộ luật Tố tụng Hình sự về trình tự, thủ tục áp dụng các
biện pháp tư pháp đó – Tạp chí luật học, số 5/2000;
3. TS. Phạm Mạnh Hùng: Bàn về trách nhiệm hình sự đối với người
chưa thành niên phạm tội trong pháp luật Hình sự Việt Nam – Tạp chí kiểm
sát năm 2007;
4. Đỗ Thị Phượng và Bùi Đức Lợi: Đề tài nghiên cứu cấp trường Đại
Học Quốc gia Hà Nội: những vấn đề lý luận và thực tiễn về tư pháp hình sự
đối với người chưa thành niên;
5. Hồ Sỹ Sơn: Thi hành các biện pháp tư pháp không phải là hình phạt
– Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 4/2004;
6. TS. Trần Quang Tiệp: Vai trò của gia đình trong việc thi hành các
hình phạt không tước tự do và biện pháp tư pháp – Tạp chí Nhà nước và pháp
luật số 2/2004;
7. Trịnh Đình Thế: Áp dụng chính sách hình sự đối với người chưa
thành niên phạm tội – Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006;
Trong những năm gần đây, còn có các công trình nghiên cứu về lĩnh
vực tư pháp hình sự như sau:
1. Lưu Hoài Bảo, một số giải pháp phòng chống tội phạm do người
chưa thành niên thực hiện, tạp chí Kiểm sát, số 14/2014;
2. Nguyễn Đức Mai, Các yêu cầu đặt ra đối với việc thành lập Tòa án

người chưa thành niên, Tạp chí Tòa án, số 16/2014.

4


3. Phạm Thị Thanh Nga, Thực thi Công ước Quyền trẻ em ở Việt Nam:
tuổi chịu trách nhiệm hình sự và chế tài đối với người chưa thành niên phạm
tội, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 18(274) T9/2014;
4. Lương Ngọc Trâm, Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về
hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Tòa án, số
19/2014;
Các luận văn thạc sĩ luật học:
1. Lưu Ngọc Cảnh: Luận văn thạc sĩ luật học: “ Các hình phạt và biện
pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt
Nam”, Khoa Luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010;
2. Nguyễn Thị Tố Nga: Luận văn thạc sĩ luật học: “ Các biện pháp tư
pháp đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật
hình sự”, Khoa Luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011;
3. Đỗ Văn Hùng: Luận văn thạc sĩ luật học: “ Các biện pháp tư pháp áp
dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt
Nam”, Khoa Luật- Trường Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2016.
Những nghiên cứu này do phạm vi và mục đích nên chưa đi sâu về các
biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi. Các bài viết mang tính cá nhân,
chỉ là các bài viết nghiên cứu trên các tạp chí. Việc nghiên cứu các biện pháp
tư pháp là nghiên cứu trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi hoặc các
chế tài áp dụng đối với người dưới 18 tuổi. Các nghiên cứu trên nghiên cứu
điều kiện áp dụng mà chưa có sự so sánh với các chế tài khác và sự thay đổi
trong quy định của pháp luật hình sự. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu một
cách sâu sắc nhất để góp phần giải quyết vấn đề bất cập và hoàn thiện nó hơn
nữa.


5


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu lý luận và những nội dung cơ bản của hệ thống
các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo hệ thống pháp
luật Hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật. Từ đó đề xuất, kiến
nghị hoàn thiện và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
về biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật Hình
sự Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận chung về biện pháp tư pháp
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như: khái niệm, dấu hiệu cơ bản, nguyên
tắc áp dụng, mối quan hệ giữa biện pháp tư pháp với chế tài hình sự khác...
Đánh giá thực tiễn áp dụng các biện pháp tư pháp trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị, phân tích những điểm hạn chế, bất cập của từng biện pháp tư pháp
đó.
Từ những nghiên cứu, phân tích, đánh giá những điểm bất cập, hạn chế
của pháp luật hình sự hiện hành từ đó đề xuất giải pháp sửa đổi, hoàn thiện
các quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp tư
pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của luận văn:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn các biện pháp tư pháp đối với người dưới
18 tuổi phạm tội theo pháp luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn
từ địa bàn tỉnh Quảng Trị)
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn các biện pháp
tư pháp áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Phần chung ( Chương

6


XII) của BLHS Việt Nam hiện hành. Trên cơ sở các số liệu thực tiễn giai
đoạn 2014-2018 của các cơ quan tiến hành tố tụng địa bàn tỉnh Quảng Trị
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa vào cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa
Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng Cộng Sản
Việt Nam về pháp luật nói chung và chính sách Hình Sự nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Theo như đề tài luận văn, sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc
thù, phổ biến của khoa học luật hình sự: phương pháp phân tích, phương pháp
tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp logic…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học về
mặt lý luận và thực tiễn của các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới
18 tuổi phạm tội.
Luận văn phân tích một cách tương đối toàn diện các quy định của
pháp luật hình sự về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18
tuổi phạm tội trong phần chung của pháp luật hình sự việt nam; phân tích
đánh giá chi tiết từng đặc điểm biện pháp tư pháp và có sự so sánh, đối chiếu
pháp luật qua các thời kỳ, cũng như so sánh với pháp luật quốc tế, để từ đó
đánh giá các biện pháp tư pháp.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá rút ra những kiến nghị, giải
pháp để hoàn thiện các quy định về biện pháp tư pháp với người dưới 18 tuổi
phạm tội để tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm

nói chung và tội phạm là người dưới 18 tuổi nói riêng.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham

7


khảo, nội dung luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam
về biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự hiện hành và thực tiễn áp
dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại tỉnh
Quảng Trị.
Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định pháp luật
về các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

8


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VỀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18
TUỔI PHẠM TỘI
1.1 . Những vấn đề chung về xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội
1.1.1. Khái niệm- đặc điểm tâm lý của người dưới 18 tuổi phạm tội
Để có thể hiểu rõ về chính sách hình sự và các biện pháp xử lý người
dưới 18 tuổi phạm tội, trước hết cần phải làm rõ các khái niệm, đặc điểm tâm lý
của người dưới 18 tuổi cũng như nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi.
Trước đây, theo BLHS năm 1999 chúng ta sử dụng khái niệm “người chưa
thành niên phạm tội” thay vì dùng khái niệm “người dưới 18 tuổi phạm tội”.

Theo Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng
Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “ Trong phạm vi Công ước
này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng
đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn.”
Ở nước ta, theo BLHS năm 1999 quy định người chưa thành niên là
người dưới 18 tuổi và khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa
trên sự phát triển về thể chất và tinh thần của con người, cụ thể hóa bằng giới
hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của quốc gia.
Như vậy, khái niệm người dưới 18 tuổi tương đồng với khái niệm
người chưa thành niên, một cách khái quát nhất thì đó là những người chưa
hoàn toàn phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, tâm lý và nhân cách, chưa
có đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý của một công dân. [36,tr 10]
Độ tuổi của người dưới 18 tuổi được xác định thống nhất trong các văn
bản pháp luật và chế định pháp luật riêng để áp dụng với người dưới 18 tuổi
theo từng lĩnh vực cụ thể.
Theo Điều 90 BLHS năm 2015 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
9


Việt Nam có nêu rằng: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải
chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy
định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của
Chương này.” [30]
Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”.
Điều 161 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Người lao động chưa
thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”.
Còn Luật trẻ em 2016 lại quy định rằng
“ Trẻ em là người dưới 16 tuổi”
Có thể thấy rằng, mỗi văn bản pháp luật điều chỉnh từng lĩnh vực nhất

định thì phạm vi điều chỉnh riêng nên có những quy định khác nhau khi xác
định độ tuổi được coi là người chưa thành niên. Có thể hiểu một cách khái
quát về khái niệm người dưới 18 tuổi như sau: Người dưới 18 tuổi là người
chưa phát triển hoàn thiện về thể chất, tinh thần, tâm sinh lý và nhân cách,
chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
* Đặc điểm tâm lý của người dưới 18 tuổi
Để đưa ra được khái niệm người dưới 18 tuổi thì chúng ta cũng cần
đánh giá được đặc điểm tâm lý của người dưới 18 tuổi.
Ở giai đoạn phát triển của con người ở mỗi thời kỳ là khác nhau mà đặc
biệt là giai đoạn dưới 18 tuổi. Người chưa thành niên là người đang trong quá
trình phát triển cả về sinh lý, tâm lý và ý thức. Đây là giai đoạn diễn ra những
biến cố rất đặc biệt, đó là sự phát triển cơ thể mất cân bằng nên dẫn đến tình
trạng mất cân bằng tạm thời trong xảm xúc của người chưa thành
niên.[24,tr.39]
Quá trình phát triển của mỗi con người ảnh hưởng đến năng lực nhận
thức về hành vi tác động đến xã hội cũng như ảnh hưởng đến năng lực điều

10


khiển hành vi theo những đòi hỏi của xã hội.
Khoa học chứng minh rằng, con người sinh ra mà cơ sở để phát triển ý
thức chính là bộ não người. Mà ở lứa tuổi dưới 18 tuổi quá trình hưng phấn
của võ não mạnh, chiếm ưu thế và các quá trình ức chế có điều kiện bị suy
giảm, vì vậy mà nhiều trường hợp dẫn đến họ thuộc trạng thái thần kinh, trạng
thái cảm xúc không cân bằng dẫn đến các hành vi lệch chuẩn của người dưới
18 tuổi.[24,tr.39]
Mỗi con người khi sinh ra không phải đã sẵn sự nhận thức một cách
toàn diện về tự nhiên, về xã hội, về chính mình. Mà sự nhận thức này được
hình thành và phát triển ở mỗi giai đoạn của quá trình sống, quá trình hoạt

động trong xã hội. Như vậy, khi con người đã có khả năng nhận thức ở một
giới hạn nhất định thì con người mới hiểu được quyền và nghĩa vụ, từ đó đánh
giá được hành vi của mình tác động đến xã hội là như thế nào.
Trước đây trong các văn bản pháp luật hình sự ở nước ta chưa nêu rõ
khái niệm của người dưới 18 tuổi phạm tội. BLHS năm 1985 chỉ có định
nghĩa người vị thành niên. BLHS 1999, là người chưa thành niên và độ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi.
Trong BLHS 2015( sửa đổi, bổ sung 2017) có hiệu lực từ 01/01/2018
tại chương XII có nhiều thay đổi liên quan đến người dưới 18 tuổi.
Điều 90 quy định đã có sự thay đổi về thuật ngữ người chưa thành niên
thành người dưới 18 tuổi còn giới hạn độ tuổi vẫn là người tử đủ 14 tuổi đến
dưới 18 tuổi:
“Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm
hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần
thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.”
Việc thay đổi thuật ngữ nhưng vẫn giữ nguyên độ tuổi làm cho quy
định này rõ ràng người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Như vậy, người

11


dưới 18 tuổi hay người chưa thành niên phạm tội, họ là đối tượng cần được
bảo vệ, đồng thời cũng là chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Theo GS.TSKH
Lê Cảm và TS. Đỗ Thị Phượng đưa ra khái niệm người chưa thành niên phạm
tội: “ Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi, có
năng lực trách nhiệm Hình sự chưa đầy đủ, do hạn chế bởi các đặc điểm về
tâm sinh lý và đã có lỗi( cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm” [6,tr.9]
Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm người dưới 18 tuổi
phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành như sau: Người dưới

18 tuổi phạm tội là người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi, có năng lực trách nhiệm
hình sự, có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định là tội phạm trong BLHS.
1.1.2. Nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội
Đảng và nhà nước ta luôn đề cao chính sách chăm sóc và giáo dục trẻ
em, khi trẻ em là chủ thể được bảo vệ hay kể cả khi trẻ em, người dưới 18
tuổi là chủ thể vi phạm pháp luật thì việc bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em,
người dưới 18 tuổi cũng luôn luôn được chú trọng.
Khi đưa ra nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội thì những
nguyên tắc này phải đảm bảo được quyền con người; xuất phát từ đặc điểm
tâm lý của người dưới 18 tuổi và trên cơ sở thực tiễn đấu tranh phòng chống
tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện thì việc xử lý được thực hiện dựa
trên các nguyên tắc quy định cụ thể trong điều 91 của BLHS 2015 ( sửa đổi,
bổ sung 2017):
Nguyên tắc thứ nhất, việc xử lý người dưới 18 tuổi khi họ phạm tội
phải bảo đảm những lợi ích tốt nhất, chủ yếu nhất vẫn là nhằm mục đích giáo
dục đồng thời giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, tạo điều kiện để người dưới 18
tuổi phát triển một cách lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội và

12


cho đất nước.
Khoản 1 điều 91 quy định về nguyên tắc này:
“1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt
nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ
sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã
hội.”
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội đầu tiên cần phải căn cứ vào độ
tuổi của người đó, không chỉ dừng lại ở độ tuổi mà cần căn cứ vào khả năng

nhận thức của họ về hành vi mang tính chất gây nguy hiểm cho xã hội,
nguyên nhân nào và điều kiện nào khiến họ gây ra hành vi phạm tội.
Người dưới 18 tuổi là người về thể chất tâm sinh lý, kể cả trình độ nhận
thức và kinh nghiệm sống trong thực tiễn của họ vẫn còn chưa phát triển đầy
đủ và rất hạn hẹp. Mà nguyên nhân và điều kiện chính dẫn đến người dưới 18
tuổi phạm tội là do chính trong môi trường sống của gia đình và xã hội.
Việc quan trọng nhất cần làm chính là cải thiện môi trường sống để
nhằm giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quy tắc cuộc sống
xã hội, để từ đó giúp cho người dưới 18 tuổi có thể sửa chữa sai lầm, phát
triển lành mạnh, giúp ích cho xã hội.
Người dưới 18 tuổi chưa phát triển và hoàn thiện về các mặt, tức là
không phải bất cứ người dưới 18 tuổi nào phạm tội cũng có đầy đủ năng lực
để nhận thức về trách nhiệm của họ đối với hành vi phạm tội mà họ gây nên.
Vì vậy, khi xem xét xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội không chỉ căn cứ vào
độ tuổi mà còn căn cứ vào khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm
của hành vi cho xã hội. Làm rõ được những yếu tố liên quan gây ảnh hưởng
trực tiếp đến mức độ nguy hiểm của hành vi của người phạm tội và nhân thân
người đó thì Cơ quan tư pháp và Cơ quan tiến hành tố tụng mới giúp họ nhận
ra được hành vi của họ gây ra là nguy hại cho xã hội, giúp họ nhận ra lỗi lầm

13


và sữa chữa lỗi đó. Ngoài ra, sự hình thành phát triển nhận thức của người
dưới 18 tuổi còn có sự ảnh hưởng bởi giáo dục, đào tạo, gia đình, nhà trường
và xã hội, cần phải làm rõ nguyên nhân và những điều kiện nào dẫn đến việc
người dưới 18 tuổi gây ra hành vi phạm tội.
Nguyên tắc này là nguyên tắc mang tính bao trùm, chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước ta đồng thời cũng hoàn toàn phù hợp với các quy định của Liên hợp
quốc- Công ước quốc tế về quyền trẻ em tại điều 40.

Nguyên tắc thứ 2, người dưới 18 tuổi phạm tội thì có thể được miễn
trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại khoản 2
Điều 91 của BLHS 2015, cụ thể là:
“2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau
đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả,
nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể
được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định
tại Mục 2 Chương này:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm
tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm);
Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma
túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển
trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều
252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do
cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định
tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141
(tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội

14


cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán
người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài
sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất
ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận
chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy);
Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;

c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không
đáng kể trong vụ án.”
Quy định này cụ thể từng loại tội, khi người dưới 18 tuổi phạm phải
một trong các tội quy định tại điểm a, điểm b và điểm c thì Tòa án xem xét,
cân nhắc có hay không việc miễn trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, quy định
việc đồng phạm của người dưới 18 tuổi nhưng vai trò không đáng kể trong vụ
án là một quy định mới, đồng thời đảm bảo được lợi ích của người dưới 18
tuổi trong các vụ án mà người đó có thể do bị dụ dỗ, lôi kéo dẫn đến hành vi
phạm tội không đáng kể đó xảy ra.
Quy định về nguyên tắc này thể hiện sự nhân đạo của Đảng và Nhà
nước ta. Theo nguyên tắc này, người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách
nhiệm hình sự, khoan hồng hơn so với quy định về miễn trách nhiệm hình sự
đối với người đã thành niên.
Để xem xét lựa chọn biện pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội cũng cần đánh giá xem hành vi phạm tội do người dưới 18 tuổi
phạm tội là tội phạm như thế nào, phạm tội ít nghiêm trọng hay tội nghiêm
trọng, có gây thiệt hại lớn hay không, cũng cần tìm ra những tình tiết giảm
nhẹ hay nhân thân của người dưới 18 tuổi như thế nào. Từ đó mới có thể đưa
ra biện pháp áp dụng hay miễn trách nhiệm hình sự. Trường hợp phạm tội ít
nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng nhưng không gây thiệt hại lớn, có nhiều tình
tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục

15


thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Xuất phát từ lợi ích của người dưới 18 tuổi, Đảng và nhà nước ta đã
đưa ra chính sách nhân đạo hơn, nhằm tạo điều kiện cho người dưới 18 tuổi
có cơ hội sữa chữa mà không cần thiết phải áp dụng biện pháp cách ly họ với
cộng đồng xã hội, tạo cho người dưới 18 tuổi phạm tội có cơ hội vẫn hòa

nhập với cộng đồng nhưng vẫn có thể giáo dục phục hồi họ.
Nguyên tắc thứ 3, theo quy định tại khoản 3 điều 91 BLHS 2015 quy
định “việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ
trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân
của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của
việc phòng ngừa tội phạm”. Như vậy, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội hay chỉ áp dụng hình phạt đối với họ chỉ
trong trường hợp thực sự cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi
phạm tội, những đặc điểm về nhân thân, yêu cầu của việc phòng ngừa tội
phạm thì khi đó mới được áp dụng hình phạt.
Mục đích cần thiết nhất khi lựa chọn biện pháp áp dụng vẫn là giáo
dục, phòng ngừa là chính, cho nên việc truy cứu trách nhiệm hình sự người
dưới 18 tuổi chỉ trong những trường hợp cần thiết nhất và đương nhiên cần
phải căn cứ tính chất của hành vi phạm tội ở mức độ nào, nghiêm trọng hay
không, hành vi phạm tội như thế nào, nhân thân tốt hay có tiền án tiền sự hay
không? Từ đó, đưa ra một cách đúng đắn nhất biện pháp áp dụng đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội phù hợp với chính sách và nguyên tắc xử lý của
Đảng và Nhà nước ta.
Nguyên tắc thứ 4, biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
hoặc giáo dục trường giáo dưỡng được ưu tiên áp dụng thay thế cho hình phạt
trong trường hợp nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt.
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi

16


thấy cần thiết, việc xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng áp dụng với người
dưới 18 tuổi khi các biện pháp xử lý khác không còn hiệu quả. Vì chủ thể của
hành vi phạm tội là người dưới 18 tuổi phạm tội là chủ thể đặc biệt, khi đưa ra
xét xử thì cần phải cân nhắc khả năng áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã,

phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng trước khi quyết định hình
phạt. Trong trường hợp nếu không cần áp dụng hình phạt mà có các biện pháp
xử lý khác mang tính khoan hồng hơn thì có thể ưu tiên áp dụng các biện
pháp khoan hồng đó. Nguyên tắc này thể hiện rõ tính đảm bảo quyền con
người của người dưới 18 tuổi cũng như đi đúng với yêu cầu của chính sách
hình sự nước ta và Công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
Nguyên tắc thứ 5, không áp dụng xử phạt tù chung thân hoặc tử hình
đối với người phạm tội là người dưới 18 tuổi. Nếu Tòa án áp dụng hình phạt
tù có thời hạn, Tòa án phải cân nhắc cho hưởng mức án nhẹ hơn so với mức
án áp dụng đối với người thành niên (tức là người đủ 18 tuổi trở lên) phạm
cùng các tội tương ứng và thời hạn thích hợp ngắn nhất. Không áp dụng các
hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định tại
khoản 6 của điều 91 BLHS năm 2015.
So với BLHS năm 1999, tại khoản 5 điều 69 thì chỉ quy định việc
không áp dụng tù chung thân hoặc tử hình, quy định cần hạn chế áp dụng hình
phạt tù, không áp dụng hình phạt tiền đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi. Còn BLHS 2015 quy định mang tính đề cao nguyên tắc xử lý hơn đó là
hình phạt tù có thời hạn chỉ được áp dụng khi các hình phạt và biện pháp giáo
dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Đồng thời, đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội thì không áp dụng bất cứ hình phạt bổ sung nào.
Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo, chính sách hình sự của nước ta
không cho phép áp dụng hình phạt tử hình hoặc tù chung thân đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội. Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi buộc phải áp

17


dụng hình phạt tù thì mức án cho họ phải thấp hơn so với người đã thành niên
khi phạm cùng một tội tương ứng. Những người dưới 18 tuổi là những người
còn hạn chế về mặt thể chất và nhận thức, nếu áp dụng hình phạt tử hình và

hình phạt tù chung thân thì quá nghiêm khắc đối với họ trong khi pháp luật
hình sự mang tính trừng trị nhưng vẫn đề cao tính nhân đạo và khoan hồng là
trên hết.
Đối tượng là người dưới 18 tuổi là những người chưa thành niên, họ
chưa có đủ khả năng để lo cho bản thân, chưa đủ khả năng về kinh tế, vì vậy
mà việc áp dụng biện pháp hình phạt bổ sung ( hình phạt tiền) là vô lý vì độ
tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi họ chưa tham gia vào các quan hệ lao
động, chưa tạo ra được những đồng tiền, thu nhập riêng. Nếu cơ quan tiến
hành tố tụng cho áp dụng hình phạt này đối với người dưới 18 tuổi thì ý nghĩa
của hình phạt sẽ không còn thiết thực, tính khả thi của hình phạt cũng không
được đảm bảo trên thực tế.
Nguyên tắc này cũng phản ánh tinh thần bảo đảm quyền con người của
người dưới 18 tuổi phạm tội trong Công Ước Quốc tế về quyền trẻ em
( Khoản 4- Điều 40).
Nguyên tắc thứ 6, án đã tuyên đối với người dưới 18 tuổi khi người đó
phạm tội nhưng chưa đủ 16 tuổi thì không thể xác định là tái phạm hoặc tái
phạm nguy hiểm.
Xuất phát từ yêu cầu phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người dưới
18 tuổi phạm tội theo các nhóm ( độ tuổi) và là sự cụ thể hóa của nguyên tắc
xử lý chung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Tạo cho người dưới 18 tuổi
có cơ hội để sữa chữa sai lầm, phát triển một cách lành mạnh. Không ghi nhận
án tích của tội phạm do người dưới 18 tuổi gây ra khi chưa đủ 16 tuổi để tránh
tạo ra những tâm lý nặng nề, tạo điều kiện để người dưới 18 tuổi cố gắng,
phấn đấu, cải thiện thành một công dân có ích cho xã hội.

18


×