Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

CHUYEN DE TRANH CHAP KHIEU NAI TO CAO VE ĐAT ĐAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350 KB, 65 trang )

HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ

ĐẶC SAN
TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT
Số 09

CHỦ ĐỀ
TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI VÀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI

HÀ NỘI - NĂM 2009
1


CHUYÊN ĐỀ
TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ghi nhận:
"Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào". Quyền
khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định cụ thể hơn trong Luật Khiếu nại
- tố cáo.
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được pháp luật quy định là cơ sở
pháp lý cần thiết để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt
động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước
đồng thời cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan


nhà nước. Việc giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo góp phần ổn định tình hình
chính trị xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân và đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật quy định về
vấn đề này, trong đó có Pháp lệnh Khiếu nại - tố cáo của công dân năm 1991,
Luật Khiếu nại - tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Khiếu nại - tố cáo năm 2004 và năm 2005; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các
vụ án hành chính năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung vào năm 2006). Như vậy,
với việc ban hành các văn bản pháp luật nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý vững
chắc và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo;
làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết
khiếu tố.
Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến
trong xã hội; đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà
nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn
có thì tranh chấp đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng
cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung. Tuy nhiên, tranh chấp đất đai
kéo dài với số lượng ngày càng đông người dân tham gia thì lại là vấn đề rất
2


đáng quan tâm tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh để đề ra các biện pháp giải
quyết phù hợp nhằm “tháo ngòi nổ” xung đột không để phát sinh trở thành
“điểm nóng” gây mất ổn định chính trị, tình hình trật tự an toàn xã hội. Tính
phức tạp của tranh chấp đất đai, khiếu kiện kéo dài không chỉ bắt nguồn từ
những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu
quả của cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống
chính sách, pháp luật đất đai…mà còn do những nguyên nhân có tính lịch sử
trong quản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ. Việc nghiên cứu, tìm hiểu
tranh chấp đất đai và khiếu kiện kéo dài dưới khía cạnh những nguyên nhân

có tính lịch sử là rất cần thiết không những giúp Nhà nước trong nỗ lực xác
lập cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai một cách có hiệu quả mà còn góp
phần vào việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Chuyên đề này nhằm cung cấp cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền
viên và cán bộ, nhân dân một số hiểu biết cơ bản về thực trạng tranh chấp đất
đai, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định
của pháp luật hiện hành, qua đó tạo điều kiện tốt hơn cho việc tuyên truyền,
phổ biến và vận động cán bộ, nhân dân chấp hành pháp luật về lĩnh vực này.

3


Phần thứ nhất
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI
TRONG THỜI GIAN GIAN QUA
I. TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI - THỰC
TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
Từ nhiều năm nay, tình hình khiếu nại, tố cáo luôn là vấn đề bức bách
được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước đã có
nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về vấn đề này. Các văn bản đó đã và đang được
triển khai thực hiện, có tác động tích cực đến tình hình khiếu nại, tố cáo và
giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhờ vậy, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức
tạp đã được giải quyết, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thời gian gần đây
tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra không bình thường, số lượng
gia tăng, tính chất phức tạp, trong đó khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai
chiếm số lượng lớn, khoảng 80% so với các khiếu nại, tố cáo trong cả nước,

có những tỉnh, thành phố riêng về đất đai chiếm số lượng rất lớn như: thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Tây, Thái Bình, Cần
Thơ, Hải Dương, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bến
Tre, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng...
Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đất
đai diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhiều
nơi đã trở thành điểm nóng. Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở
Trung ương nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận
với cách giải quyết của chính quyền địa phương. Số lượng công dân đến
khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp công dân của các địa phương, các cơ quan ở
Trung ương hàng năm cao. Nhiều vụ việc công dân tụ tập thành đoàn, đi xe,
căng cờ, biểu ngữ... kéo đến các cơ quan chính quyền, Đảng,… nhằm gây áp
lực đòi được giải quyết quyền lợi theo yêu cầu. Số lượng công dân tập trung
đông chủ yếu ở các kỳ họp Hội đồng nhân dân, Quốc hội, Đại hội đảng, có
nơi công dân tập trung huy động thương binh, phụ nữ, người già, trẻ em bao
vây trụ sở chính quyền xã, huyện, tỉnh, doanh nghiệp gây mất trật tự, an toàn
xã hội.

4


Thời gian gần đây, có rất nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất
đai. Nhiều trường hợp khiếu nại có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất
để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, như đòi được bồi thường
đất ở, nâng giá bồi thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải quyết việc
làm; đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai, nhà ở. Ngoài ra, có một số khiếu nại
liên quan đến việc thực hiện chính sách xã hội, kỷ luật của cán bộ, công
chức... Về nội dung tố cáo, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức làm sai
chính sách, tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đất đai, tài chính, đầu tư, xây
dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội, cổ phần hóa doanh nghiệp; thiếu

trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, bao che người bị tố cáo, không
xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hàng năm Bộ nhận
được gần 10.000 lượt đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực tài
nguyên và môi trường của công dân 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, trong đó đơn thuộc lĩnh vực đất đai chiếm 98,6% tổng số đơn. Các địa
phương có nhiều đơn gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường là thành phố Hồ
Chí Minh, An Giang, Cần Thơ, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An,
Đồng Tháp, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang và Tây Ninh (bình
quân mỗi địa phương có gần 500 lượt đơn thư/năm).
Tình hình trên nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất phức tạp, gây tâm
lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào chính quyền, ảnh hưởng đến quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân và lợi ích quốc gia.
* Tình hình đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của công
dân gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2003 đến năm 2008:
- Tổng số đơn Bộ nhận được từ năm 2003-2008 là 47.652 lượt (bình
quân gần 8.000 lượt/năm và riêng năm 2008 là 7.005), đơn thư Bộ nhận được
có ở cả 63 tỉnh, thành phố. Kết quả phân tích đơn thư như sau:
+ Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ: 985 vụ việc (chiếm tỷ lệ
2,1% số đơn thư Bộ nhận được).
+ Đơn do Thủ tướng Chính phủ giao: 139 vụ việc (chiếm tỷ lệ 0,3%).
+ Đơn đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh: 7.551 vụ việc (chiếm tỷ lệ 15,8%).
+ Đơn tố cáo: 1.125 vụ việc (chiếm tỷ lệ 2,4%).
+ Đơn vượt cấp: 13.812 vụ việc (chiếm tỷ lệ 29%).

5


+ Đơn trùng và đơn không đủ điều kiện: 24.088 lượt đơn (chiếm tỷ lệ

50,4%).
- Các vụ việc thuộc thẩm quyền của Bộ tập trung nhiều vào các năm
2003 và 2004 với tổng số 682 vụ (chiếm 69,2% số vụ việc thuộc thẩm quyền),
do Luật Đất đai năm 2003 chưa có hiệu lực nên các vụ việc liên quan đến
công tác thu hồi đất và bồi thường vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ.
Sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực, thẩm quyền của Bộ tập trung chủ
yếu vào công tác giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai có yếu tố tổ chức.
* Trong 6 tháng đầu năm 2009, các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã nhận được tổng số đơn khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai
là: 3.470 lượt đơn.
Trong số lượng đơn, thư nhận được số lượng đơn thư về đất đai vẫn
chiếm phần lớn với 3.470 đơn (chiếm 98,6%) trong đó có 1.747 đơn trùng,
không đủ điều kiện; 1.723 đơn còn lại chiếm 49,65% liên quan đến những
vấn đề sau: Tranh chấp đất giữa cá nhân và cá nhân: 280 đơn, chiếm 16,25%;
Khiếu nại về giá bồi thường khi thu hồi đất: 508 đơn, chiếm 29,48%; Khiếu
nại cấp, thu hồi Giấy chứng nhận: 214 đơn, chiếm 12,42%.
Trong tổng số đơn, thư đã nhận có 06 đơn do Thủ tướng giao và 05 đơn
thuộc thẩm quyền Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với 06 vụ việc được Thủ tướng Chính phủ giao đã xử lý như sau:
01 vụ việc đã thẩm tra và làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh để thống nhất
giải quyết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ; 04 vụ việc đang thẩm tra; 01 vụ
việc mới tiếp nhận.
Đối với 05 đơn thuộc thẩm quyền: 03 đơn đã có văn bản thống nhất với
Quyết định giải quyết của tỉnh; 02 đơn đang thẩm tra, xác minh. Còn lại các
đơn không thuộc thẩm quyền đều đã được chuyển đến các cơ quan có thẩm
quyền để giải quyết.
Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2009, số lượng đơn thư Bộ nhận
được giảm khá nhiều so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2008. Tuy nhiên, tình
trạng đơn thư tập thể và khiếu kiện vượt cấp vẫn còn nhiều gây khó khăn và
mất nhiều thời gian cho công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Bộ.

* Tình hình khiếu nại đông người trong lĩnh vực đất đai trong năm
2008 và 6 tháng đầu năm 2009
Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được 84 đơn khiếu nại đông người
(giảm 24% so với năm 2006 và bằng cả năm 2007), trong đó các tỉnh, thành
6


phố phía Nam có nhiều vụ việc nhất chiếm 85,6% tổng số vụ việc. Một số địa
phương phía Nam có đơn thư tập thể là: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Cần Thơ, Long An, Đồng Nai, Cà Mau, An Giang, Bến Tre, Đồng
Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu và Kiên Giang.
Một số vụ việc khiếu nại nổi cộm, mang tính bức xúc mà Bộ Tài
nguyên và Môi trường nhận được trong thời gian qua như: Việc một số hộ
dân đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (tỉnh
An Giang) đòi lại đất trước đây của các hộ do chiến tranh biên giới nên phải
di dời nay người khác sử dụng; các hộ dân ở thành phố Hồ Chí Minh khiếu
nại liên quan đến việc thu hồi đất và sử dụng đất tại dự án khu đô thị mới Thủ
Thiêm; khiếu nại của các hộ dân ở thành phố Cần Thơ liên quan đến quy
hoạch tại khu vực Cồn Cái Khế; việc một số hộ dân đòi lại đất hiện do Cty
Cao su Tân Biên, Nhà máy đường Nước Trong (tỉnh Tây Ninh) đang sử dụng;
việc thu hồi đất trồng cao su của các hộ dân tại xã An Tây, huyện Bến Cát,
tỉnh Bình Dương ….
Một số vụ việc đông người, phức tạp Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ
Tài nguyên và Môi trường thẩm tra, xác minh đề xuất giải quyết như: Vụ việc
của một số công dân ở phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
khiếu nại việc thu hồi đất để xây dựng trung tâm điện lực Ô Môn; vụ việc một
số doanh nghiệp và hộ dân khiếu nại việc thu hồi đất để xây dựng khu công
nghiệp Tân Phú Trung, thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó Bộ Tài nguyên
và Môi trường cũng phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính
phủ, Ủy ban nhân dân một số tỉnh để xem xét, giải quyết các vụ việc đông

người, phức tạp như: Khiếu nại của các hộ dân Quận 9, thành phố Hồ Chí
Minh liên quan đến việc thu hồi đất để thực hiện dự án Khu công nghệ cao;
khiếu nại của 684 hộ dân liên quan đến việc thu hồi đất để thực hiện dự án mở
rộng Quốc lộ 1A, dự án đuờng cao tốc Trung Lương, dự án khu công nghiệp
Tân Hương và dự án đường dây 500 KV Nhà Bè - Ô Môn (tỉnh Tiền Giang).
2. Nội dung tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
Nội dung khiếu tố tập trung vào việc bồi thường giải phóng mặt bằng,
bố trí tái định cư, đòi lại đất cũ và tranh chấp quyền sử dụng đất... Nhiều vụ
việc khiếu nại nổi cộm, mang tính bức xúc như: việc thu hồi đất để xây dựng
cơ sở hạ tầng ở Đà Nẵng, công dân tụ tập bao vây cơ quan, nhà riêng của các
đồng chí lãnh đạo tỉnh, kéo lên Trung ương, lưu lại nhiều ngày ở Hà Nội và
liên kết với các hộ dân ở Long An, An Giang, Lâm Đồng để gây sức ép đòi
được giải quyết quyền lợi.

7


Nội dung khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai chủ yếu tập trung
vào các vấn đề sau:
a) Bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư:
Khiếu nại việc thu hồi đất, bồi thường không thoả đáng, không làm
đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật như ở Thái Nguyên, Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh… thành các đoàn đông người, thường xuyên kéo đến
trụ sở các cơ quan ở Trung ương…
Khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng thường gay gắt, công dân
tụ tập đông người, xảy ra tập trung ở những nơi thu hồi diện tích đất lớn để bố
trí phát triển các dự án, người có đất bị thu hồi khiếu nại về thực hiện không
đúng quy hoạch, không đúng diện tích, vị trí, giá đền bù thấp, không đáp ứng
yêu cầu ổn định cuộc sống…
Ngoài ra, còn một số khiếu nại: đòi thực hiện chính sách bồi thường về

đất đai do trước đây chưa được thực hiện trong việc trưng dụng, thu hồi đất;
giải toả hành lang an toàn giao thông.
- Thời gian qua, các địa phương tiến hành xây dựng các khu công
nghiệp thu hồi chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, trong khi đó giá đền bù
thấp, quỹ đất sản xuất nông nghiệp còn ít hoặc không còn để giao; nhiều
trường hợp sau khi thu hồi đất nông nghiệp, giao cho các Công ty để sử dụng
vào mục đích sản xuất, kinh doanh, người dân không chấp nhận dẫn đến tình
trạng các hộ dân chống đối, không thực hiện các quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và đã có nhiều hành vi ngăn cản, đập phá phương tiện và
chống người thi hành công vụ như ở Hà Nội .v.v..
b) Đòi lại đất cũ:
- Đòi lại đất trước đây đưa vào Hợp tác xã nông nghiệp hay Tập đoàn
sản xuất nông nghiệp, đã giao khoán cho các hộ khác sử dụng, khi Hợp tác xã,
Tập đoàn sản xuất tan rã có tình trạng ruộng đất của ai, người đó lấy lại sử
dụng, nhưng một bộ phận nông dân không lấy lại được ruộng đất vì người
khác đang sử dụng hoặc chính quyền đã sử dụng vào mục đích khác.
- Đòi lại đất khi Nhà nước thực hiện chính sách “nhường cơm, sẻ áo”;
đất cho người khác thuê, mượn để sản xuất, làm nhà ở hoặc nhờ người trông
coi trước năm 1987, nay những người này đang sử dụng.
- Đòi lại đất chính quyền chế độ cũ lấy để sử dụng, sau giải phóng, Nhà
nước tiếp quản hoặc giao cho người khác sử dụng, như ở Tiền Giang, Bến
Tre… gây nhiều bức xúc. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 815/QĐ8


TTg ngày 04 tháng 7 năm 2001 phê duyệt phương án giải quyết khiếu nại,
tranh chấp đất đai của một số hộ nông dân ở tỉnh Bến Tre nhưng đến nay vẫn
còn nhiều trường hợp tiếp tục khiếu nại gay gắt.
- Đòi lại đất có nhà ở khu vực đô thị trong quá trình cải tạo công
thương nghiệp Nhà nước đã quản lý nhưng không làm đầy đủ thủ tục.
- Đòi lại đất tôn giáo đã hiến, cho, cho mượn hoặc chính quyền đã sử

dụng làm nhà trẻ, trường học, mẫu giáo, nhà văn hoá...
- Đòi đất cũ khi chiến tranh biên giới xảy ra, người có đất đi sơ tán sau
quay lại đã có người sử dụng hoặc Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng.
c) Tranh chấp quyền sử dụng đất:
- Tranh chấp đất hương hoả, dòng tộc, đòi chia thừa kế.
- Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc ở địa phương với dân di cư.
- Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nhân dân ở các địa phương với
các đơn vị được Nhà nước giao đất an ninh, quốc phòng và các nông, lâm
trường.
- Tranh chấp đất giữa cá nhân với cá nhân, hộ gia đình về diện tích,
ranh giới sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất .v.v..
d) Tố cáo cán bộ thực hiện sai quy định của Nhà nước về đất đai:
Các tố cáo chủ yếu tập trung vào các nội dung:
- Tố cáo việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi trong việc thu hồi
đất, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
kinh doanh nhà ở; lợi dụng chính sách thu hồi đất của nông dân để chia cho
cán bộ.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao chiếm ruộng đất, lập trang trại;
khai tăng diện tích, sai vị trí đất để tham ô.
- Tố cáo chính quyền địa phương (chủ yếu là cấp xã) giao đất trái thẩm
quyền, giao đất không đúng diện tích được phê duyệt theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, giao sai vị trí, diện tích, không đúng quy
hoạch, thu tiền đất vượt nhiều lần so với quy định của Nhà nước, sử dụng tiền
thu từ đất không đúng chế độ tài chính.
- Tố cáo chính quyền địa phương quản lý, sử dụng quỹ đất công ích
(5%) sai mục đích, sai quy định của pháp luật, cho thuê, đấu thầu lâu năm thu
tiền chi tiêu riêng, để diện tích đất công ích vượt quá 5%.

9



- Ngoài ra, có nhiều đơn tố cáo cán bộ nhũng nhiễu, đòi hối lộ trong
việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
đ) Một số nội dung khác:
- Có trường hợp khiếu kiện đã được các cấp, ngành ở địa phương,
Trung ương giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật, có lý, có tình
nhưng công dân vẫn cố tình khiếu kiện, đeo bám các cơ quan ở Trung ương, ở
Hà Nội trong thời gian vài ba năm .v.v..
- Hiện nay đã bắt đầu xuất hiện loại khiếu kiện mới liên quan đến việc
giao đất nông nghiệp theo Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của
Chính phủ. Người sử dụng đất nông nghiệp khi bị thu hồi đã khiếu nại đòi
quyền lợi đối với thời gian còn lại của thời hạn được giao 20 năm.
3. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
đất đai trong thời gian qua
Do chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện chính
sách mới về quản lý đất đai. Đất đai trở thành một tư liệu sản xuất quan trọng
và là một tài sản có giá đối với với mọi người dân.
Kết hợp với nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc số lượng khiếu
kiện khiếu nại của người dân liên quan đến ruộng đất trở nên đông đảo và
phức tạp số vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai ngày càng đông chiếm tới hơn
90%. Lỗi là do chính quyền một số địa phương đã “chưa làm đúng pháp luật",
chưa công khai, minh bạch, dân chủ. Điều này thể hiện năng lực, trách nhiệm
của chính quyền các cấp trong việc giải quyết khiếu kiện.
Có nhiều nguyên nhân làm phát sinh khiếu nại về đất đai nói chung,
nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào các nguyên nhân sau đây:
a) Có sự biến động lớn về chủ sử dụng đất
Chiến tranh khốc liệt trong 30 năm, tiếp theo đó là chiến tranh biên giới
gây nên sự xáo trộn lớn về nơi cư trú cùng với những chính sách đất đai theo
yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng đã dẫn đến những biến động lớn về chủ
sử dụng đất. Mặc dù pháp luật về đất đai (Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất

đai năm 2003) không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao theo quy định của Nhà
nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai
nhưng nhiều người vẫn tranh chấp hoặc khiếu nại để đòi đất cũ của mình.

10


b) Sự bất cập của hệ thống chính sách pháp luật về đất đai
- Hệ thống pháp luật đất đai trong thời gian dài đã tránh né việc giải
quyết một số quan hệ về đất đai, dẫn tới tồn đọng số vụ việc cần giải quyết
và gây ra sự vận dụng khác nhau giữa các địa phương khi giải quyết những
vấn đề giống nhau.
- Từ chỗ pháp luật công nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai chuyển
sang quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đến sau này quy định cho người
sử dụng đất có đầy đủ các quyền, do vậy, việc nắm bắt kịp thời các quy định
pháp luật của cán bộ và người dân hạn chế, việc hiểu các quy định pháp luật
cũng không đầy đủ và quan niệm về chế độ sở hữu tư nhân về đất đai trong
nhân dân vẫn còn tồn tại. Việc ban hành văn bản pháp luật về đất đai theo
từng giai đoạn lịch sử, phát triển của đất nước nên thiếu đồng bộ và còn
chồng chéo, thiếu công bằng, người hưởng chính sách sau được lợi hơn người
hưởng chính sách trước (có một số trường hợp những người chây ì, không
chấp hành pháp luật được lợi hơn người chấp hành nghiêm pháp luật), từ đó
dẫn đến so bì, khiếu kiện.
- Những năm 1980, hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp ở
miền Nam được hình thành, sau đó giải thể nhưng Nhà nước chưa có chính
sách xử lý kịp thời, tình trạng tự phát lấy lại ruộng đất và biện pháp giải quyết
của các địa phương không thống nhất trong việc phân bổ lại đất đai khi các
hợp tác xã, tập đoàn sản xuất giải thể, đã dẫn đến nhiều khiếu kiện.
c) Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều bất cập
- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước với tư cách

là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của người sử dụng đất đã
được pháp luật công nhận, dẫn tới nhấn mạnh quyền thu hồi đất của Nhà
nước, nhấn mạnh việc tạo vốn từ quỹ đất mà chưa quan tâm đầy đủ lợi ích
chính đáng của người sử dụng đất, đặc biệt là trong việc định giá đất bồi
thường, xử lý mối tương quan giữa giá đất thu hồi với giá đất tái định cư (thu
hồi theo giá Nhà nước quy định quá thấp, giao đất tái định cư lại theo giá gần
sát giá thị trường).
- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của xã hội với lợi ích của
những người có đất bị thu hồi, thường chỉ nhấn mạnh đến tính cấp thiết của
việc giải phóng mặt bằng để có được dự án, chưa chú ý những vấn đề xã hội
nảy sinh sau khi thu hồi đất, dẫn tới không bảo đảm điều kiện tái định cư,
không có phương án tích cực về giải quyết việc làm cho người có đất bị thu

11


hồi, nhất là đối với nông dân không còn hoặc còn ít đất sản xuất hoặc những
người không còn việc làm như nơi ở cũ.
- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa nhà đầu tư cần sử
dụng đất với người có đất bị thu hồi, thường nhấn mạnh đến môi trường đầu
tư, nóng vội giải phóng mặt bằng để giao đất, cho thuê đất. Việc quy định giá
đất quá thấp so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị
trường tuy có tác động tích cực tới việc khuyến khích nhà đầu tư nhưng lại
gây ra những phản ứng gay gắt của những người có đất bị thu hồi.
- Việc chưa điều chỉnh kịp thời giá đất để tính bồi thường khi Nhà nước
thực hiện dự án có liên quan đến nhiều tỉnh hoặc việc cho người có nhu cầu
sử dụng đất phát triển các dự án tự thoả thuận bồi thường với người dân đang
sử dụng đất, người được giao đất muốn giải phóng mặt bằng nhanh đã chấp
nhận giá bồi thường cao hơn quy định của Nhà nước làm cho mức đền bù
chênh lệch trên cùng một khu vực, từ đó phát sinh khiếu nại.

- Quy hoạch thu hồi đất nông nghiệp để giao cho các nông trường, lâm
trường, các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng hạ tầng
trong nhiều trường hợp chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, tính khả thi thấp dẫn
tới tình trạng thu hồi đất nhưng không sử dụng, sử dụng không có hiệu quả
trong khi nông dân thiếu đất hoặc không còn đất sản xuất, đời sống khó khăn.

12


- Không chấp hành đúng các quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như ra thông báo giải phóng mặt
bằng mà không có quyết định thu hồi đất, không thông báo trước về kế hoạch,
phương án thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi, cưỡng chế giải phóng mặt
bằng trong khi chưa bố trí nơi tái định cư, quyết định thu hồi đất không đúng
thẩm quyền, thu hồi đất để sử dụng vào mục đích trái quy hoạch đã được xét
duyệt.
- Đối với một số dự án còn có tình trạng áp dụng pháp luật thiếu công
bằng giữa những trường hợp có điều kiện tương tự.
- Việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ việc quy hoạch phát triển đô
thị và các khu công nghiệp nhiều nơi chưa cân nhắc, tính toán đồng bộ toàn
diện dẫn đến trường hợp người dân bị thu hồi gần hết hoặc hết đất sản xuất,
được đền bù bằng tiền (không có đất khác để giao), giá trị thấp, việc chuyển
đổi nghề nghiệp là rất khó khăn do trình độ hạn chế dẫn đến thất nghiệp, đời
sống gặp nhiều khó khăn, phát sinh các tệ nạn xã hội và phát sinh ra khiếu
kiện. Điển hình như trường hợp khiếu kiện đông người về dự án Cụm công
nghiệp xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương: thu hồi trên 200ha
chiếm 80% đất nông nghiệp của toàn xã với tổng số trên 1.000 hộ dân tương
ứng với 5.000 nhân khẩu (trong độ tuổi lao động gần 2.600 người), hiện nay
đất nông nghiệp của toàn xã chỉ còn trên 20ha, nhưng bước đầu dự án mới thu
hút được 100 lao động đi đào tạo nghề và 35 lao động đi học nghề may, số

còn lại người dân chưa có công ăn việc làm, trong khi đó họ chỉ là những lao
động thuần nông.
Nguyên nhân sâu xa của những biểu hiện nêu trên là chưa quán triệt và
chấp hành nghiêm chỉnh quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về đất
đai. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá
IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã nêu rõ phải giải quyết hài hoà mối
quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất, nơi tái
định cư phải có điều kiện bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, nhưng trong thực tế
triển khai đã chưa thể hiện đúng và đầy đủ quan điểm đó.
d) Sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai

13


- Việc áp dụng pháp luật về đất đai của các địa phương còn nhiều bất
cập, nhất là trong việc thu hồi đất như đã nêu trên. Sau khi có Luật Đất đai
năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhiều địa phương chưa kịp thời
ban hành đủ các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoá thuộc thẩm quyền
của cấp tỉnh để triển khai; nhiều địa phương vẫn chưa nắm chắc những đổi
mới, những quy định mới của pháp luật về đất đai nên vẫn còn áp dụng những
quy định cũ đã bị huỷ bỏ hoặc thay thế, nhiều trường hợp áp dụng sai quy
định. Những bất cập này đã tạo nên những vụ việc khiếu kiện mới về đất đai.
- Việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước trước đây ở
một số nơi không nghiêm, chưa triệt để và chưa hợp lý, đã dẫn đến tình trạng
xáo canh, cào bằng. Những năm 1980, hợp tác xã (HTX) và tập đoàn sản xuất
(TĐSX) nông nghiệp được hình thành nhưng việc quản lý các HTX, TĐSX đã
có những yếu kém dẫn đến tan rã, nhưng Nhà nước chưa có chính sách xử lý
kịp thời, tình trạng tự phát lấy lại ruộng đất và biện pháp giải quyết của các
địa phương không thống nhất trong việc phân bổ lại đất đai khi các HTX,

TĐSX tan rã, đã dẫn đến nhiều khiếu kiện.
- Công tác quản lý đất đai cũng còn nhiều bất cập, hồ sơ địa chính chưa
được quan tâm đúng mức, chưa đầy đủ, không đủ cơ sở cho việc quản lý đất
đai. Công tác quy hoạch sử dụng đất chậm, việc chỉnh lý biến động đất đai
không được theo dõi, cập nhật thường xuyên dẫn đến việc tham mưu không
đầy đủ, thiếu chính xác trong việc quy hoạch, thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai.
- Nhiều địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết,
dẫn tới tuỳ tiện trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
- Đa số các địa phương chưa đầu tư kinh phí thoả đáng để xây dựng hệ
thống hồ sơ địa chính, bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với từng thửa đất. Công
tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm và trong một số trường hợp
không chính xác.

14


- Công tác kiểm tra, thanh tra chưa được quan tâm đúng mức, trong đó
công tác hậu kiểm đối với các dự án, công trình sau khi được giao đất, cho
thuê đất ít được các địa phương chú ý. Tình trạng sử dụng đất không đúng
mục đích, không đúng tiến độ, không đầu tư theo dự án mà chỉ chờ chuyển
nhượng kiếm chênh lệch giá đã ít được phát hiện và xử lý kịp thời. Việc kiểm
tra, thanh tra thực hiện chế độ công vụ và xử lý những vi phạm của cán bộ,
công chức trong công tác quản lý và sử dụng đất đai chưa được đặt ra một
cách cụ thể, tích cực.
- Nguyên nhân từ việc quản lý thiếu chặt chẽ, còn sai sót của cơ quan
nhà nước: đo đạc không chính xác diện tích, nhầm lẫn địa danh, thu hồi đất
không có quyết định, không làm đầy đủ các thủ tục pháp lý, giao đất, cho thuê
đất, đấu thầu đất, bồi thường giải toả và sử dụng những khoản tiền thu được

không công khai gây ngờ vực cho nhân dân.
- Việc giao đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng, giao sai diện
tích, vị trí, sử dụng tiền thu từ đất sai quy định của pháp luật hoặc người sử
dụng đất đã làm đủ các nghĩa vụ theo quy định nhưng không được hợp thức
quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những nguyên
nhân tạo thành khiếu kiện đông người, thành các đoàn khiếu kiện đến các cơ
quan Trung ương
Sự yếu kém, bất cập trong công tác quản lý đất đai cùng với một bộ
phận không nhỏ cán bộ, công chức có những hành vi vụ lợi trong quản lý, sử
dụng đất đai, nhũng nhiễu, thiếu công tâm là nguyên nhân trực tiếp làm phát
sinh những khiếu nại, tranh chấp về đất đai.
e) Sự bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Trong tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo, nhiều địa phương chưa làm tốt việc tiếp dân, nhận đơn, chưa hướng
dẫn cụ thể theo pháp luật về việc nộp đơn để tình trạng người đi khiếu kiện đi
hết nơi này đến nơi khác, một nội dung đơn mà gửi đi rất nhiều cơ quan. Khi
phát sinh khiếu kiện, đã không tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, thậm chí
né tránh, đùn đẩy. Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết cuối cùng nhưng
việc tổ chức thi hành quyết định không nghiêm, cơ quan ra quyết định thiếu
kiểm tra, đôn đốc kịp thời để giải quyết dứt điểm; một số vụ việc đã có kết
luận hoặc quyết định giải quyết nhưng không có tính khả thi trong tổ chức thi
hành dẫn tới phát sinh những khiếu kiện mới phức tạp hơn.
- Các vụ việc đã được giải quyết nhưng việc tổ chức thực hiện chưa tốt,
thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc, làm phát
15


sinh những quan hệ khiếu kiện mới phức tạp hơn. Một số địa phương sau khi
ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng cho rằng đã hết trách
nhiệm, nhiều trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có sai sót

không được sửa đổi, bổ sung do đó gây tâm lý ngờ vực về chính quyền địa
phương giải quyết không đúng chính sách pháp luật và người dân tiếp tục
khiếu nại.
- Đất đai là vấn đề phức tạp, đã và đang phát sinh nhiều khiếu kiện,
nhưng tổ chức và cơ chế giải quyết khiếu kiện thiếu ổn định và nhìn chung
bất cập so với yêu cầu thực tế. Giải quyết một vụ khiếu nại đòi hỏi phải có
các bước điều tra, nghiên cứu, kết luận và thi hành kết luận (tương tự như
một vụ án hành chính hoặc vụ án dân sự), do đó cần một đội ngũ những
người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên
trách. Nhưng công tác giải quyết khiếu nại hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm.
Khiếu nại về đất đai chủ yếu nảy sinh ở cấp huyện nhưng bộ máy thụ lý ở
cấp này lại không tương ứng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp là người
chủ trì, chịu trách nhiệm chính về quyết định giải quyết khiếu nại nhưng lại
phải lo mọi việc của địa phương nên khó có điều kiện chuyên tâm về việc
này. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại
chậm chạp, thiếu dứt điểm, chất lượng thấp, tái khiếu nhiều.
- Trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo,
nhiều nơi chưa nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, nên có những
trường hợp áp dụng chưa phù hợp. Nhiều vụ việc tồn đọng mà nếu giải quyết
thì sẽ kéo theo nhiều trường hợp tương tự khác cũng phải giải quyết, nhưng
không giải quyết thì người khiếu nại không chấp nhận. Nhiều trường hợp đã
giải quyết theo đúng quy định của pháp luật nhưng người dân vẫn tiếp khiếu.
- Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai liên quan đến
thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực
hiện chức năng quản lý đất đai, Bộ Tài chính quản lý chính sách tài chính về
đất đai, Bộ Xây dựng quản lý về nhà ở. Tại các tỉnh, việc phân công thực hiện
nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân trong việc giải quyết các tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai không thống nhất, có nơi giao cho Thanh tra
tỉnh chủ trì, có nơi giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì; ở cấp
huyện có nơi giao cho Thanh tra huyện, có nơi giao cho Phòng Tài nguyên và

Môi trường, thậm chí có nơi vừa giao cho Thanh tra vừa giao cho cơ quan Tài
nguyên và Môi trường. Tình trạng này đã gây khó khăn cho công dân và lúng
túng trong việc xác định thẩm quyền tham mưu giải quyết.

16


- Những tồn tại có tính lịch sử, như việc cho thuê, cho mượn, cầm cố
đất trong nội bộ nhân dân, việc đưa đất, lao động vào các tập đoàn sản xuất,
các nông, lâm trường, không có hoặc không lưu giữ được các tài liệu, sổ sách
khi trưng dụng, trưng thu, trưng mua, thu hồi đất không có quyết định, chưa
bồi thường hoặc đã bồi thường nhưng không lưu giữ hồ sơ, đã gây khó khăn
rất lớn cho quá trình giải quyết các vụ việc. Việc đầu tư cho công tác quản lý
đất đai chưa được chú trọng nên hồ sơ địa chính không đồng bộ, sổ sách, bản
đồ, tư liệu thiếu. Công tác lưu trữ tư liệu địa chính chưa tốt dẫn đến việc xác
định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất gặp nhiều khó khăn.
- Hệ thống pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo thiếu đồng
bộ. Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Đất đai có các quy định không thống nhất
trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Cho đến nay, vẫn chưa có
hướng dẫn cụ thể về mối quan hệ trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa cơ
quan hành chính và toà án nhân dân, giữa Bộ quản lý chuyên ngành và Thanh
tra Chính phủ. Thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan hành chính và cơ quan toà
án chưa cụ thể, rõ ràng nên nhiều trường hợp người dân phải đi lại nhiều lần
giữa Toà án nhân dân và Ủy ban nhân dân nhưng vẫn không được tiếp nhận để
giải quyết.
- Văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất để phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển
kinh tế tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, nhưng còn nhiều vấn đề chưa
được quy định cụ thể, rõ ràng, nhất là xác định trường hợp được hoặc không
được đền bù, xác định loại đất để đền bù.

- Việc phối hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai giữa các cơ
quan có thẩm quyền chưa được chặt chẽ và thống nhất, còn đùn đẩy trách
nhiệm, có nhiều vụ việc còn có ý kiến khác nhau làm cho công dân tiếp khiếu
dai dẳng. Một số địa phương trước những vấn đề phức tạp đã không nghiên
cứu kỹ chính sách, pháp luật và vận dụng cụ thể vào tình hình thực tế để giải
quyết mà dựa dẫm vào việc xin ý kiến giải quyết của các cơ quan Trung ương.
- Một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ các quy định của pháp
luật, lại bị kích động nên khiếu kiện gay gắt đối với những trường hợp đã
được giải quyết đúng pháp luật. Một số trường hợp lợi dụng việc khiếu nại, tố
cáo để kéo dài thời gian, không chấp hành quyết định giải quyết đã có hiệu
lực pháp luật. Nhiều trường hợp cố tình gây rối, coi thường pháp luật và
chống đối người thi hành công vụ nhưng chưa được xử lý nghiêm minh.
Trong khi đó, trên thực tế không có điểm dừng về giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo.
17


- Kỷ luật hành chính chưa nghiêm trong thực hiện ý kiến chỉ đạo giải
quyết của Thủ tướng Chính phủ, ý kiến kiến nghị giải quyết của các Bộ,
ngành ở Trung ương, làm người dân bất bình, tiếp khiếu lên cơ quan cấp trên.
g) Sự thiếu gương mẫu, sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ
phận cán bộ, công chức; sự thiếu hiểu biết và thiếu ý thức chấp hành pháp
luật của một bộ phận nhân dân
Một số cán bộ vì lợi ích kinh tế, tranh thủ trong thời gian đương chức
đã cố tình vi phạm chính sách pháp luật đất đai để trục lợi.
Việc áp dụng pháp luật của Uỷ ban nhân dân các cấp
còn có tình trạng tuỳ tiện, nhất là ở cấp huyện và cấp xã. Rất
nhiều điểm đổi mới của Luật Đất đai năm 2003 vẫn chưa đưa
được vào thực tế vì cán bộ quản lý ở nhiều nơi chưa biết, vẫn
quyết định theo quy định của pháp luật trước đây. Uỷ ban

nhân dân các cấp chưa chăm lo nhiều đến công tác tiếp dân,
công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công
dân. Từ đây làm cho dân không tin vào bộ máy hành chính ở
địa phương, không tin vào quyết định hành chính của địa
phương, luôn mong muốn có sự phán quyết của Trung ương.
Đất đai là vấn đề phức tạp, các chính sách đất đai liên
tục thay đổi từ thời chiến sang thời bình, từ cơ chế bao cấp
sang cơ chế thị trường. Để giải quyết cần có một đội ngũ
những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu,
làm việc chuyên trách, có trách nhiệm cao, biết làm một công
bộc của dân.
Đất đai có giá trị đặc biệt, nhưng trong thời gian dài đã quản lý lỏng
lẻo, dẫn tới những sai phạm có tính phổ biến, trong đó đáng lưu ý là một bộ
phận cán bộ, công chức đã lợi dụng chức quyền để chia chác đất đai hoặc trục
lợi từ đất đai, để lại những hậu quả nặng nề và gây ra những bức xúc trong dư
luận xã hội.
Tình trạng lấn chiếm đất đai diễn ra phổ biến, việc chuyển nhượng trao
tay trong nhân dân không tuân theo quy định của pháp luật làm phát sinh các
khiếu kiện khó giải quyết.
Nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật đất đai và pháp luật
về khiếu nại, tố cáo nhìn chung còn nhiều hạn chế, trong khi việc tuyên
truyền, phổ biến của các cơ quan có trách nhiệm chưa tốt. Nhiều trường hợp
người dân mặc dù hiểu rõ các quy định của pháp luật, song cố tình không
18


chấp hành những quyết định đã giải quyết đúng pháp luật; một số trường hợp
bị kích động hoặc lợi dụng việc khiếu kiện để kích động khiếu nại đông
người, gây sức ép đối với cơ quan Nhà nước nhưng việc xử lý không nghiêm.
II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT

ĐAI - KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM.
1. Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trong
thời gian qua.
Thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo và Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí
thư, các ngành, các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác tiếp
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhờ đó, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo đã có những chuyển biến tích cực. Từ năm 2006 đến nay, các cơ
quan hành chính Nhà nước đã tiếp 550.107 lượt người khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh, trong đó có 1.447 lượt đoàn đông người; tiếp nhận 291.887
đơn thư; giải quyết 113,535/138.099 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm
quyền, đạt tỷ lệ 82,21%. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi
cho Nhà nước, cho tập thể, công dân 92.429 triệu đồng; 637,77 ha đất; xử lý
hành chính 1.150 người; chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự
46 vụ việc với 80 người. Thanh tra Chính phủ đã đẩy mạnh công tác thanh tra
trách nhiệm thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo của chính quyền địa phương để
chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương trong giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; đồng thời, chủ động phối hợp với chính
quyền địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhiều vụ việc khiếu nại, tố
cáo. Qua đó, đã kiến nghị các cơ quan hành chính nhà nước điều chỉnh nhiều
cơ chế chính sách, pháp luật chưa phù hợp, khắc phục, chấn chỉnh những bất
cập trong quản lý nhà nước.
Những kết quả trên đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình
an ninh, chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua.
Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân ở một số địa phương vẫn
có chiều hướng gia tăng, số lượng các vụ việc khiếu kiện vượt cấp, đông
người vẫn còn nhiều. Trong những người đi khiếu nại, tố cáo, có những
người khiếu nại, tố cáo đúng, mong muốn được pháp luật giải quyết công
minh; nhưng cũng có một số người mặc dù về việc khiếu nại đã được cơ
quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết đúng pháp luật, nhưng hoặc vì thiếu
hiểu biết, hoặc vì cố chấp mà vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài. Một số

người đi khiếu nại, tố cáo có thái độ gay gắt, cực đoan, có hành vi quá khích
làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội ở một số địa bàn.

19


a) Kết quả triển khai các đoàn giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ
Tài nguyên và Môi trường:
* Từ năm 2003 đến năm 2008
Để giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền và các vụ việc do Thủ
tướng Chính phủ giao nêu trên, Bộ đã tổ chức 62 đoàn công tác để thẩm tra,
xác minh tại 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kết quả cụ thể:
- Có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ được 112 vụ việc, còn 27
vụ việc đang được các đoàn công tác của Bộ thẩm tra, xác minh tại địa
phương.
- Có văn bản giải quyết đối với 961 vụ việc thuộc thẩm quyền, còn 24
vụ việc đang được thẩm tra, xác minh tại địa phương hoặc đang nghiên cứu
hồ sơ để trả lời công dân.
Qua việc xem xét, giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền và Thủ
tướng Chính phủ giao thì trong các năm 2003 và 2004 số vụ việc mà Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh phải điều chỉnh lại quyết định giải quyết gần 20%, các năm
còn lại tỷ lệ này đã giảm xuống còn hơn 1% (có nguyên nhân từ số vụ việc
thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ giảm).
Đối với các vụ việc vượt cấp và các vụ việc đã có quyết định giải quyết
khiếu nại cuối cùng của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ đã có 11.974 văn bản
hướng dẫn, trả lời công dân; đây là công đoạn hiện chiếm nhiều nhân lực và
thời gian nhất trong công tác xử lý đơn thư tại Bộ.
* Kết quả giải quyết 6 tháng đầu năm 2009
- Đoàn công tác liên ngành giải quyết khiếu nại của các hộ dân liên
quan quan đến thu hồi đất, đền bù giải phòng mặt bằng khi thực hiện dự án

Khu công nghiệp Tân Phú Trung, thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng
Chính phủ giao. Đoàn đã kết thúc và hoàn thiện văn bản báo cáo Thủ tướng
Chính phủ;
- Đoàn công tác giải quyết khiếu nại do Thủ tướng Chính phủ giao tại
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Sóc Trăng. Đoàn đang tiếp tục làm
việc theo kế hoạch.
- Triển khai Đoàn công thẩm tra xác minh đơn khiếu nại, tố cáo của
công dân huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ. Đoàn đã kết thúc và hoàn chỉnh báo cáo, kết luận trình Thủ tướng Chính
phủ.

20


- Kết thúc và hoàn chỉnh báo cáo Đoàn công tác thẩm tra, xác minh và
giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân tại tỉnh Phú Thọ.
- Đoàn kiểm tra khiếu nại của Công ty TNHH Sông Lô Hà Giang theo
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay Đoàn đã kết thúc và đang xây
dựng dự thảo Báo cáo kết luận kiểm tra để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ.
* Kết quả thực hiện Kế hoạch số 319/KH-TTCP ngày 20 tháng 02
tháng 2009 của Thanh tra Chính phủ
Thực hiện Thông báo số 89/TB-VPCP ngày 19 tháng 3 năm 2009 của
Văn phòng Chính phủ, Kế hoạch số 319/KH-TTCP ngày 20 tháng 02 năm
2009 của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện
các biện pháp:
+ Tiến hành tự rà soát các vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải
quyết còn tồn đọng, kéo dài chưa dứt điểm tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Ban hành Văn bản số 1521/BTNMT-TTr ngày 12 tháng 5 năm
2009 đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
rà soát, tổng hợp, báo cáo tình hình đơn thư tranh chấp, khiếu nại về đất đai

(từ năm 2003 đến nay).
+ Triển khai các đoàn công tác để phối hợp với địa phương giải quyết
dứt điểm các vụ việc tồn đọng, kéo dài. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã cử Đoàn công tác để giải quyết 16 vụ việc trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh.
Đến nay tại Bộ Tài nguyên và Môi trường có 118 vụ việc khiếu nại,
tranh chấp đất đai tồn đọng, bức xúc, kéo dài, cụ thể:
+ Các trường hợp cần chấm dứt việc xem xét, giải quyết: Gồm có 09 vụ
việc đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, giải quyết đúng chính
sách, pháp luật và đã được rà soát nhiều lần không có tình tiết mới khác
nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại.
+ Các vụ việc cần kiểm tra, đôn đốc giải quyết: Gồm có 53 vụ việc sau
khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo hoặc Bộ Tài nguyên và Môi
trường có văn bản đề nghị giải quyết nhưng địa phương chưa giải quyết dứt
điểm.
+ Các vụ việc cần phối hợp với địa phương để tiếp tục xem xét, giải
quyết: Gồm có 41 vụ việc đã được địa phương giải quyết theo nội dung đã
thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng công dẫn vẫn tiếp tục
khiếu nại hoặc những vụ việc đã thống nhất giải quyết nhưng trong quá trình
21


thực hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố báo cáo có khó khăn, vướng mắc,
đề xuất khác.
+ Các vụ việc phải giải quyết trong thời gian tới: Gồm có 15 vụ việc do
Thủ tướng Chính phủ giao và thuộc thẩm quyền của Bộ.
b) Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo
của các Sở Tài nguyên và Môi trường:
Đến ngày 29 tháng 6 năm 2009, theo tổng hợp của Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã nhận được báo cáo sơ kết công tác thanh tra, kiểm tra và giải

quyết khiếu nại, tố cáo 6 tháng đầu năm 2009 của 55/63 Sở Tài nguyên và
Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kết quả tổng hợp như
sau:
+ Trong 6 tháng đầu năm 2009 các Sở Tài nguyên và Môi trường đã
triển khai tổng cộng 480 Đoàn thanh tra, kiểm tra đối với 1.751 đơn vị, trong
đó:
- 213 Đoàn theo Kế hoạch
- 267 Đoàn đột xuất.
Riêng đối với lĩnh vực đất đai: 166 Đoàn chiếm 34,6%. Các Sở Tài
nguyên và Môi trường các tỉnh cũng đã tiến hành thu hồi đất đai của 40 đơn
vị với diện tích là 241,2 ha.
c) Đánh giá kết quả thực hiện
- Phần lớn các vụ khiếu nại thuộc lĩnh vực đất đai, có vụ việc trải qua
nhiều thời kỳ thực hiện chính sách đất đai, hồ sơ tài liệu phân tán, hiện trạng
đất thay đổi nên khó xác định nguồn gốc; trong khi đó hệ thống pháp luật
chưa đồng bộ dẫn đến việc áp dụng thiếu nhất quán. Biên chế lực lượng làm
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có hạn nên không thể giải quyết tất cả
các vụ việc theo thời hạn luật định, do đó vẫn còn những vụ việc tồn đọng,
kéo dài.
- Một số nơi giải quyết khiếu nại lần đầu chưa bảo đảm về trình tự thủ
tục. Các biện pháp chế tài để triển khai thực hiện các kết luận, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật chưa đủ mạnh, làm cho kết luận, quyết định giải quyết
chưa được thực hiện nghiêm.
- Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo đôi khi còn
mang tính hình thức, chiếu lệ. Một số vụ việc giải quyết còn đơn giản, chủ
quan, thiếu thực tế; vận dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại tố cáo
đôi lúc chưa thống nhất.
22



- Việc tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật nói chung, luật khiếu
nại, tố cáo nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong cộng
đồng dân cư chưa thường xuyên nên nhận thức của một bộ phận nhân dân về
pháp luật còn mơ hồ, cũng dẫn đến phát sinh các khiếu kiện.
* Những mặt được
- Nhiều địa phương đã đặt công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về đất đai là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý đất đai; một số
địa phương đã đổi mới công tác tiếp công dân, kiện toàn bộ máy và nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân và giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
- Việc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đã
giảm. Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đã góp phần ổn định
tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
* Những tồn tại trong giải quyết khiếu nại tố cáo
và tranh chấp về đất đai:
Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước
và các cấp chính quyền tỉnh, hệ thống các cơ quan Thanh tra trên toàn quốc đã
có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai
của công dân, giải quyết được khối lượng lớn đơn thư khiếu tố của công dân,
góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn. Tuy vậy, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn
những hạn chế:
- Về lãnh đạo, chỉ đạo:
Cấp uỷ, chính quyền đôi lúc còn coi nhẹ công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo của công dân, chưa huy động được vai trò của các tổ chức quần chúng,
chưa phát hiện giải quyết kịp thời, có nơi có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm,
thiếu thống nhất, tập trung, chú trọng vào vấn đề phát triển kinh tế của địa
phương, chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề xã hội phát sinh từ vấn đề thu hồi
đất như: tái định cư, đời sống, việc làm, nghề nghiệp…
Việc thực hiện không đúng các quy định của chính sách pháp luật về

đất đai và giải quyết chưa phù hợp với chính sách pháp luật các tranh chấp,
khiếu nại về đất đai thời gian qua vẫn còn chiếm số lượng nhiều ở các cấp là
54%, cấp tỉnh giải quyết chưa phù hợp với chính sách pháp luật khoảng 20%.
Các quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật nhưng chậm được thi hành.

23


Công tác hòa giải ở cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, nhiều địa
phương không bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm đảm
nhiệm công việc này nên việc hòa giải đạt hiệu quả chưa cao. Đội ngũ cán bộ
làm công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai còn yếu kém
về năng lực.
Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai còn mang
nặng về mệnh lệnh hành chính, nhiều quyết định giải quyết chưa thấu tình đạt
lý.
Việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật
còn thiếu kiên quyết, dẫn đến vụ việc không được giải quyết dứt điểm, khiếu
kiện kéo dài
Hình thức văn bản giải quyết một số vụ việc chưa bảo đảm theo quy
định của pháp luật như việc ban hành công văn, thông báo... để thay thế quyết
định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
- Về phân công trách nhiệm quản lý và tham mưu giải quyết:
Lực lượng trực tiếp giúp cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố
cáo, tranh chấp về đất đai chưa được phân công nhiệm vụ rành mạch. Việc
phân công thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các cấp giải
quyết các khiếu nại, tranh chấp về đất đai cũng không thống nhất: ở cấp tỉnh
có vụ việc giao cho Thanh tra tỉnh, có vụ việc giao cho Sở Tài nguyên và
Môi trường; ở cấp huyện có nơi giao cho Thanh tra huyện, có nơi giao cho
Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Hiện nay, việc thẩm tra, xác minh kết luận, kiến nghị việc giải quyết
các khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các cấp không giao cho ngành Tài nguyên và Môi trường.
Tình trạng nêu trên đã tăng thêm khó khăn trong việc giải quyết tranh
chấp, khiếu nại về đất đai của công dân và lúng túng trong việc xác định thẩm
quyền tham mưu giải quyết.
- Về công tác quản lý đất đai:
Những tồn tại do lịch sử để lại như trưng dụng, trưng thu, trưng mua,
thu hồi đất chưa có quyết định, chưa bồi thường hoặc đã bồi thường nhưng
không còn lưu hồ sơ chứng cứ. Công tác kiểm kê trước khi trưng dụng, trưng
thu, trưng mua, thu hồi đất không được thực hiện hoặc được thực hiện thì
cũng sơ sài, không còn lưu sổ sách.

24


Việc thực hiện không triệt để các quy định của pháp luật đất đai ở các
cấp làm cho hồ sơ địa chính không đồng bộ, sổ sách, bản đồ, tư liệu thiếu;
trước đây, việc ban hành các văn bản về quy hoạch đất đai chậm, thiếu các
văn bản về hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, xử lý vi phạm dẫn đến công tác
quản lý đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai gặp nhiều
khó khăn.
Công tác lưu trữ tư liệu địa chính chưa tốt nên việc tra cứu gặp nhiều
khó khăn.
Công tác quản lý đất đai ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức,
đối với cấp huyện, xã là nơi trực tiếp với người dân thì trình độ, năng lực cán
bộ còn hạn chế, cơ cấu, tổ chức hay bị thay đổi.
- Về chính sách, pháp luật:
+ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính
phủ quy định về việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ lợi ích

quốc gia, lợi ích công cộng, khi thực hiện đã gặp nhiều khó khăn như:
Điều 6 quy định điều kiện được đền bù về đất, Điều 7 quy định người
không được đền bù thiệt hại về đất. Việc liệt kê các trường hợp được đền bù
tại Điều 6 chưa đầy đủ và việc quy định thế nào là sử dụng ổn định chưa rõ
ràng cho nên dẫn đến tình trạng cơ quan nhà nước thì áp dụng Điều 7 để giải
quyết (chỉ hỗ trợ, không đền bù) còn người dân thì theo Điều 6 để đòi được
đền bù.
Việc quy định đền bù thiệt hại đối với đất ở thuộc khu vực nông thôn
quy định: “người bị thu hồi đất được đền bù bằng đất có cùng mục đích sử
dụng, trường hợp không có đất để đền bù thì đền bù bằng tiền”. Thực tế nhiều
nơi quỹ đất công ích không có, do vậy các địa phương không giao đất khác
mà đền bù bằng tiền, khung giá của Nhà nước thấp hơn so với thực tế, vì vậy
mà người dân không đủ điều kiện để tái tạo lại cuộc sống. Nhiều nơi quy
hoạch khu tái định cư thu hồi đất, sau đó đầu tư cơ sở hạ tầng bán với giá cao,
nhiều người không đủ tiền mua lại nhà hoặc nền nhà.
+ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 quy định quyết định giải quyết khiếu nại
cuối cùng là quyết định có hiệu lực thi hành và người khiếu nại không được
quyền khiếu nại tiếp (nhưng lại quy định Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền
xem xét lại khi có vi phạm pháp luật). Nghị định số 67/1999/NĐ-CP hướng
dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo quy định quyết định giải quyết khiếu nại
cuối cùng được xem xét lại trong hoạt động kiểm tra, thanh tra thực hiện chức
25


×