Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ bước đầu hóa TRỊ TRƯỚC và hóa xạ ĐỒNG THỜI (CARBOPLATIN HÀNG TUẦN) CHO UNG THƯ BIỂU mô vẩy VÙNG đầu cổ KHÔNG mổ được n2 3,MO tại BỆNH VIỆN k

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.12 KB, 50 trang )

B Y T
TRNG I HC Y H NI

LI MINH BCH

đánh giá kết quả bớc đầu hóa trị trớc và
hóa xạ đồng thời (carboplatin hàng tuần) cho
ung th biểu mô vẩy vùng đầu cổ không mổ
đợc N2-3, mo tại bệnh viện k

CNG LUN VN BC S CHUYấN KHOA CP II

H NI 2017
MC LC


ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Tóm lược về ung thư đầu cổ...................................................................3
1.2. Định nghĩa về ung thư biểu mô vảy vùng đầu cổ không mổ được.........3
1.3. Lựa chọn điều trị cho ung thư đầu cổ tiến triển tại vùng theo y văn......5
1.3.1. Hóa xạ trị đồng thời.........................................................................5
1.3.2. Điều trị tuần tự................................................................................9
1.3.3. Nên thực thi phác đồ nào cho nhóm bệnh nhân M0?....................13
1.4. Điều trị ung thư biểu mô vảy không mổ được tại bệnh viện K............14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........17
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................17
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.....................................................17
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................17
2.3. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................17


2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu.........................................................18
2.4.1. Cỡ mẫu..........................................................................................18
2.4.2. Kỹ thuật chọn mẫu........................................................................18
2.5. Biến số và các chỉ số nghiên cứu.........................................................18


2.6. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin................................................19
2.6.1. Công cụ thu thập thông tin............................................................19
2.6.2. Kỹ thuật thu thập thông tin............................................................19
2.7. Sơ đồ nghiên cứu..................................................................................19
2.8. Quy trình điều trị và đánh giá...............................................................19
2.8.1. Quy trình điều trị...........................................................................19
2.8.2. Các tiêu chuẩn đánh giá.................................................................22
2.9. Phân tích số liệu...................................................................................22
2.10. Khống chế sai số...............................................................................23
2.11. Đạo đức trong nghiên cứu..................................................................23
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................24
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân......................................................................24
3.2. Thực hiện điều trị và biến cố bất lợi cấp tính và đáp ứng sau điều trị. 25
3.2.1. Thực hiện điều trị..........................................................................25
3.2.2. Biến cố bất lợi cấp tính..................................................................26
3.2.3. Đáp ứng sau điều trị......................................................................27
3.3. Sống thêm toàn bộ 12 tháng và biến cố bất lợi mạn tính sau điều trị. .27
3.3.1. Sống thêm toàn bộ 1 năm..............................................................27
3.3.2. Biến cố bất lợi mạn tính sau điều trị..............................................27
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN.........................................................28
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................29


DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................29

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1:

Biến số và các chỉ số nghiên cứu..............................................18

Bảng 3.1:

Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu...............................................24

Bảng 3.2:

Thực hiện điều trị......................................................................25

Bảng 3.3:

Biến cố bất lợi trong quá trình điều trị......................................26

Bảng 3.4:

Đáp ứng sau điều trị của phác đồ.............................................27

Bảng 3.5:

Tỉ lệ biến cố bất lợi mạn tính....................................................27



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo ước tính tại Hoa Kỳ, năm 2014 có 55.070 ca ung thư khoang
miệng, họng miệng, hạ họng, thanh quản được chẩn đoán mới, chiếm 3% tổng
số ca bệnh mới được chẩn đoán và khoảng 12.000 ca tử vong do ung thư đầu
cổ [ CITATION Men \l 1033 ]. Ung thư biểu mô vảy chiếm trên 90 % thể mô
bệnh học của các ung thư đầu cổ.
Khoảng 60 % các ung thư đầu cổ được phát hiện khi bệnh đã ở giai
đoạn tiến triển tại chỗ, tại vùng và thường phải kết hợp các phương thức điều
trị. Phẫu thuật cần được ưu tiên chỉ định trước. Khi bệnh không còn chỉ định
phẫu thuật thì nên: Xạ trị đơn thuần triệt căn, hóa xạ đồng thời hoặc phác đồ
có điều trị cảm ứng (induction therapy) [CITATION Nat \l 1033 ].
Hiện nay, điều trị chuẩn cho các ung thư biểu mô vẩy vùng đầu cổ
không mổ được là hóa xạ trị đồng thời hoặc hóa trị trước rồi hóa xạ trị đồng
thời [CITATION Nat \l 1033 ]. Theo hướng dẫn từ NCCN v 2.2016, pha hóa
xạ đồng thời thường dùng hàng tuần bằng carboplatin hoặc cetuximab. Thử
nghiệm lâm sàng pha III TAX 234 trên 501 bệnh nhân ung thư biểu mô vảy
(khoang miệng, họng miệng, thanh quản, hạ họng) không mổ được (T3,4 hoặc
N2,3) được chia hai nhóm. Nhóm dùng hóa trị cảm ứng phác đồ TPF
(Docetaxel, Cisplatin và Fluorouracil) và nhóm dùng phác đồ PF (Cisplatin,
Fluorouracil). Sau đó, cả hai nhóm được hóa xạ đồng thời với carboplatin
hàng tuần khi xạ trị. Thời gian theo dõi trung bình 72,2 tháng (95% CI 68,875,5). Sống thêm toàn bộ tốt hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm dùng TPF so
với PF (hazard ratio [HR] 0,74; 95% CI 0,58-0,94), với sống thêm 5 năm là
52% ỏ nhóm dùng TPF và 42% ở nhóm dùng PF. Sống thêm trung bình là
70,6 tháng (95% CI 49,0-89,0) ở nhóm dùng TPF so với 34,8 tháng (22,648,0) ở nhóm dùng PF (p=0,014)[ CITATION Lor \l 1033 ].


2

Tại bệnh viện K, khi bệnh ở giai đoạn không mổ được, giai đoạn N2,3
M0 thì chỉ định hóa trị trước và hóa xạ đồng thời. Từ 1.1.2017, giai đoạn hóa
xạ trị đồng thời được ứng dụng theo phác đồ tuần và chưa có kết quả đánh
giá. Do đó, đề tài này thực hiện với hai mục tiêu:
1. Đánh giá thực hiện điều trị, đáp ứng và biến cố bất lợi cấp tính của phác
đồ hóa trị cảm ứng và hóa xạ trị đồng thời hàng tuần cho ung thư biểu
mô vảy vùng đầu cổ giai đoạn không mổ được N2,3, M0 tại bệnh viện K
từ 1.1.2017 đến 31.12.2017.
2. Tính sống thêm toàn bộ 12 tháng và biến cố bất lợi mạn tính của phác đồ.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tóm lược về ung thư đầu cổ
Ung thư đầu cổ là nhóm bệnh chỉ các ung thư ở các vị trí các khác nhau
của vùng đầu cổ (họng miệng, thanh quản, môi, khoang mũi, vv...) với cách
tiếp cận chiến lược quản lí khác nhau theo từng vị trí nguyên phát. Tuy nhiên,
khi bệnh tiến triển tại chỗ, tại vùng thì có nhiều đặc điểm lâm sàng tương tự
cũng như chiến lược điều trị [ CITATION Had08 \l 1033 ].
Hầu hết các ung thư vùng đầu cổ là ung thư biểu mô vảy, từ biểu mô
của đường hô hấp-tiêu hóa trên hoặc ung thư biểu mô tuyến từ các tuyến bài
tiết. Các ung thư biểu mô vảy vùng đầu cổ thường có di căn hạch vùng khi
bệnh ở giai đoạn tiến triển ở thời điểm chẩn đoán. Mức độ xâm lấn tại chỗ/tại
vùng là cơ sở để phân định giai đoạn bệnh. Nói chung, bệnh thường được
phân thành giai đoạn sớm và bệnh tiến triển tại vùng hoặc rất tiến triển tại
vùng [ CITATION Had08 \l 1033 ]. Dù di căn xa không thường gặp trong
nhóm bệnh này nhưng khi bệnh ở giai đoạn tiến triển tại vùng ở thời điểm
chẩn đoán, có thể tỉ lệ di căn xa chiếm đến 30-40% số ca [ CITATION

Lic08 \l 1033 ].
Ngày nay, dưới những kĩ thuật thăm khám và điều trị hiện đại, có thể
phân loại các ung thư biểu mô vảy vùng đầu cổ tiến triển tại vùng thành hai
nhóm: mổ được và không mổ được. Cách phân loại này giúp giảm bớt các
khác biệt trong điều trị về hai nhóm có điều trị đặc hiệu và tiên lượng khác
nhau [CITATION Ric16 \l 1033 ] .
1.2. Định nghĩa về ung thư biểu mô vảy vùng đầu cổ không mổ được
Từ năm 2009, hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (AJCC) đã sửa đổi phân loại
TNM, tách rõ giai đoạn T4 thành hai nhóm: có thể mổ được hoặc T4A và
không mổ được hoặc T4B. Sau đây là các định nghĩa về giai đoạn T không


4
mổ được hoặc hoặc T4B (phân loại TNM theo AJCC lần thứ 7) [CITATION
Edg \l 1033 ]:
- Ung thư khoang miệng: Khối u xâm lấn vào khoang nhai (masticator
space), mỏm chân bướm (pterygoid plates), hoặc đáy sọ và /hoặc bao động mạch
cảnh trong. Các tổn thương lớn không thể phẫu thuật phục hồi chức năng.
- Họng miệng: Khối u xâm lấn cơ chân bướm ngoài, mỏm chân bướm
hoặc đáy sọ hay bao động mạch cảnh.
- Hạ họng: Khối u xâm nhập vào cân trước sống, bao động mạch cảnh
hoặc liên quan đến cấu trúc trung thất.
- Thanh quản: Khối u xâm nhập vào khoang trước sống, bao động mạch
cảnh hoặc cấu trúc trung thất.
Các tiêu chí sau đây cũng rất quan trọng để củng cố tiêu chuẩn bệnh có
thể mổ được hoặc không mổ được [ CITATION Ric16 \l 1033 ]:
- Với bao mạch máu, xâm lấn đến 270 ° hoặc nhiều hơn chu vi động
mạch cảnh cũng là yếu tố dự báo chính xác không thể phẫu thuật bóc tách
khối u ra khỏi động mạch trong 100% các trường hợp [ CITATION You95 \l
1033 ][ CITATION You06 \l 1033 ]. Tiêu chí này thường được sử dụng để xác

định xem một khối u có thể mổ được hay không? MRI được ưu tiên để đánh
giá tiêu chí này.
- Xâm lấn mạc trước sống nghĩa là khối u làm cố định các cơ trước sống.
Chẩn đoán xâm lấn mạc trước sống trên MRI có độ chính xác đến 91%
[ CITATION Hsu05 \l 1033 ].
- Xâm lấn trung thất, thường gặp ở khối u dưới xương móng, đó là vùng
mỡ của trung thất, mạch máu chủ lên hoặc khí quản, thực quản [ CITATION
You06 \l 1033 ].
Các tiêu chuẩn dưới đây cũng để xác định bệnh không mổ được:
- Không thể triển khai kĩ thuật như mô tả trong giai đoạn T4B


5
- Khả năng điều trị triệt căn bằng phẫu thuật thấp như khi bệnh ở giai
đoạn T4A và và hạch cổ lớn, cố định.
- Người bệnh có (bệnh kèm theo) chống chỉ định mổ
Gần đây, AJCC đã thay thế thuật ngữ không mổ được và mổ được bằng
bệnh tiến triển vừa (moderately advanced) và rất tiến triển (very advanced).
Các bệnh ở giai đoạn tiến triển như giai đoạn IV gồm các phân nhóm: Giai
đoạn tiến triển tại chỗ tại vùng mức độ vừa (giai đoạn IVa), bệnh rất tiến triển
tại chỗ tại vùng (giai đoạn IVb), và bệnh có di căn xa (giai đoạn IVC)
[ CITATION Edg \l 1033 ].
1.3. Lựa chọn điều trị cho ung thư đầu cổ tiến triển tại vùng theo y văn
1.3.1. Hóa xạ trị đồng thời
Hóa xạ đồng thời đang được xem như là điều trị chuẩn (a standard of
care in the management) trong ung thư đầu cổ tiến triển tại vùng và không
mổ được. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hóa xạ trị đồng thời có cải thiện
kiểm soát tại vùng và sống thêm. Phác đồ hóa xạ trị đồng thời với cisplatin
100 mg/m2 mỗi 3 tuần được ưu tiên lựa chọn cho người bệnh có toàn trạng
chung tốt [ CITATION Ade03 \l 1033 ].

Năm 2013, liên nhóm ung thư đầu cổ Hoa Kỳ (The American Head and
Neck Intergroup) báo cáo kết quả nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên, pha III
để đánh giá lợi ích của hóa xạ trị trên người bệnh ung thư biểu mô vảy vùng
đầu cổ không mổ được [ CITATION Ade03 \l 1033 ]. Bệnh nhân được phân
ngẫu nhiên vào nhóm A, xạ trị đơn thuần (70 Gy tại 2 Gy/ngày); nhóm B, xạ
trị tương tự với kết hợp đồng thời với cisplatin 100 mg/m 2 ngày 1, 22, và 43;
nhóm C, hóa xạ đồng thời với 3 chu kì CF, ban đầu là 30 Gy chu kì CF đầu
tiên và và 30-40 Gy đưa ra trong chu kỳ thứ ba. Chỉ định phẫu thuật cắt bỏ
sau chu kì hóa trị thứ hai ở nhóm C nếu có thể. Nếu cần, “điều trị vớt vát”
(salvage therapy) được thực hiện ở cả ba nhóm. Mức độ phẫu thuật cắt bỏ


6
giữa đợt cho người bệnh ở nhóm C được xác định trên cơ sở bệnh hiện tại không phải trên cơ sở bệnh ở thời điểm trước điều trị. Với tổng số bệnh nhân,
n=295; độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 56 và một nửa số bệnh
nhân là ung thư họng miệng. Kết quả: thời gian theo dõi trung bình 41 tháng
trên những bệnh nhân còn sống, sống thêm toàn bộ 3 năm ở nhóm A là 23%,
so với 37% ở nhóm B (p = 0.014) và 27% ở nhóm C (p không có ý nghĩa
thống kê). Hóa trị không ảnh hưởng đến khả năng tái phát di căn xa khi so
sánh với xạ trị đơn thuần. Tính theo vị trí di căn xa đầu tiên thì nhóm A có
17,9%; 21,8% ở nhóm B và 19,1% ở nhóm C; sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê. Khi phân tích về phẫu thuật, ít sự khác biệt về tỷ lệ phẫu thuật cắt
bỏ được quan sát giữa 3 nhóm điều trị. Cuối cùng, 21% của tất cả đã trải qua
phẫu thuật; phẫu thuật hạch cổ đơn thuần chiếm 56% tổng số ca phẫu thuật.
Độc tính độ 3 hoặc lớn hơn chiếm 52% ca ở nhóm A, so với 89% ca nhóm B
(p <0,0001) và 77% ở nhóm C (p <0,001). Độc tính chủ yếu là viêm niêm
mạc và ăn phụ thuộc ống xông dạ dày; nặng hơn ở nhóm B. Các tác giả kết
luận rằng việc bổ sung đồng thời Cisplatin liều cao trong quá trình xạ trị với
phân liều quy ước cải thiện có ý nghĩa về sống thêm, mặc dù nó cũng làm
tăng độc tính.

Hóa xạ tuần với Cisplatin liều thấp cũng đã được thử nghiệm nhưng
không có lợi ích như với dùng Cisplatin liều cao. Trong một nghiên cứu giữa
xạ trị đơn thuần phân liều chuẩn, hóa xạ đồng thời với cisplatin 6 mg/m 2 hàng
ngày; hóa xạ đồng thời với carboplatin 25 mg/m 2 hàng ngày thấy nó tương
đương như xạ trị đơn thuần trong một báo cáo năm 1990 [ CITATION
Has90 \l 1033 ].
Do độc tính của cisplatin liều cao, đã có nhiều nghiên cứu về các phác
đồ khác. Hóa xạ đồng thời dùng hàng tuần Carboplatin và Paclitaxel cũng là
một phác đồ điều trị có thể được sử dụng cho những bệnh nhân không thể


7
chịu đựng được liều cao Cisplatin và dữ liệu của thử nghiệm pha II cho thấy
việc điều trị có thể có hiệu quả. Hiệu quả của phác đồ này đã được đánh giá
qua một nghiên cứu đơn trung tâm với 55 bệnh nhân [ CITATION Aga07 \l
1033 ]. Năm mươi hai bệnh nhân (95%) có giai đoạn IV và 51 (93%) có bệnh
về mặt kỹ thuật không thể cắt bỏ; 62% bị ung thư họng miệng. Viêm niêm
mạc độ 3 hoặc 4 chiếm 30% bệnh nhân. Bốn mươi của 50 bệnh nhân đánh giá
(80%) có đáp ứng, với tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn 52%. Với một thời gian theo
dõi trung bình là 69 tháng đối với bệnh nhân còn sống, sống thêm 5 năm bệnh
không tiến triển là 36%, và sống thêm toàn bộ đạt 35%. Một nghiên cứu khác
từ Đại học Maryland với các phác đồ điều trị tương tự : hóa xạ đồng thời với
carboplatin / paclitaxel [ CITATION Sut00 \l 1033 ]. Sáu mươi hai bệnh nhân
được điều trị 70,2 Gy với phân liều 1,8 Gy /phần /ngày cho tổn thương u,
hạch. Hóa trị hàng tuần trong quá trình xạ trị gồm paclitaxel (45 mg/m 2/ tuần)
và carboplatin (100 mg/m2/ tuần). Tất cả các bệnh nhân đều có bệnh tiến triển
tại vùng; 77% có bệnh ở giai đoạn T4 và 21% ca có T3. Năm mươi tám phần
trăm có bệnh N2B-N3. 98% bệnh nhân hoàn thành việc điều trị như dự kiến.
Đáp ứng hoàn toàn về lâm sàng tại u đạt 82%, đáp ứng hoàn toàn (tại cả u và
hạch) đạt 75%.

Sống thêm trung bình cho toàn bộ nhóm là 33 tháng. Đáp ứng với điều
trị và tình trạng hạch cổ trước điều trị là các yếu tố tiên lượng đến sống thêm.
Sống thêm trung bình cho bệnh nhân có đáp ứng hoàn toàn là 49 tháng so với
9 tháng của bệnh nhân không đạt đáp ứng hoàn toàn. Sống thêm toàn bộ 2 và
3 năm đối với đáp ứng hoàn toàn là 79 và 61%. Phác đồ này được dung nạp
tốt với hơn 90% bệnh nhân hoàn thành điều trị như dự kiến. Sống thêm toàn
bộ 3 năm đạt 48% cho toàn bộ nhóm, có thể chấp nhận phác đồ được này cho
nhóm bệnh nhân có tiên lượng kém.


8
Căn cứ vào kết quả sống thêm kém (the poor outcome encountered) ở
những bệnh nhân không mổ được, đã có nghiên cứu đánh giá chỉ định các
kiểu phân liều xạ khác nhau. Tăng số phân liều trong giai đoạn nâng liều
(Concomitant Boost Radiation), trong đó giai đoạn nâng liều tia 2 lần/ngày, có
thể dẫn đến giảm tân sinh tế bào u, yếu tố chính của thất bại tại chỗ, tại vùng.
Nghiên cứu pha II sử dụng Cisplatin hàng tuần với tăng số phân liều trong
giai đoạn nâng liều (Concomitant Boost Radiation) trong thời gian gần đây đã
được báo cáo [ CITATION Med06 \l 1033 ]. Trong nghiên cứu này, có tổng
cộng 94 bệnh nhân (tuổi trung bình, 58 tuổi) với ung thư vùng họng miệng,
thanh quản, hạ họng và khoang miệng nằm trong tiêu chuẩn chọn. Các bệnh
nhân được xạ trị với quy trình tăng số phân liều trong giai đoạn nâng liều
(1,8 Gy vào ngày 1-40 và thêm phân liều 1,5 Gy/ngày từ ngày 25-40 để đạt
tổng liều 72 Gy) và Cisplatin đồng thời, 40 mg/m 2 tuần, chỉ trong 4 tuần đầu
tiên. Hầu hết bệnh nhân (95%) thực hiện đủ chỉ định hóa xạ trị như dự kiến.
Độc tính quản lý được. Với thời gian theo dõi 41 tháng, tỷ lệ sống thêm
trung bình và thời gian đến khi bệnh là 27 và 25 tháng, tương ứng. Sống
thêm toàn bộ 4 năm ước đạt 41%.
Kết quả kém ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu với phác đồ hóa xạ trị
chuẩn lại mở đường cho các nghiên cứu khác. Các chất ức chế thụ thể yếu tố

tăng trưởng biểu bì (EGFR - Epidermal Growth Factor Receptor) xuất hiện
được coi như là một triển vọng nhất trong nhóm các thuốc [ CITATION
Bon06 \l 1033 ]. Gần đây, các nhà nghiên cứu từ Eastern Cooperative
Oncology Group (ECOG) báo cáo nghiên cứu đầu tiên về hóa xạ trị đồng thời
với với Cetuximab trong ung thư đầu cổ không mổ được [ CITATION
Lan08 \l 1033 ]. Trong nghiên cứu này, bệnh nhân ung thư đầu cổ không mổ
được, chẩn đoán lần đầu được chỉ định cetuximab, một chất ức chế EGFR,
400 mg/m2 vào ngày 1 và sau đó 250 mg/m2 tuần, kết hợp với xạ trị triệt căn
(70 Gy/2 Gy/ngày × 7 tuần) bắt đầu từ ngày 15, và cisplatin 75 mg/m2 mỗi 3


9
tuần. Trong trường hợp bệnh không tiến triển hoặc độc tính trong giới hạn cho
phép, người bệnh có thể được chỉ định tiếp tục hàng tuần Cetuximab lên đến 1
năm. Trong thử nghiệm này, 60 bệnh nhân được điều trị; tuổi trung bình là 56
và 98% là giai đoạn IV. Hầu hết vị trí u nguyên phát là đáy lưỡi (34%),
amidan (21%) và ung thư họng miệng khác (13%). Sống thêm một năm đạt
76% và ước tính sống thêm 2 năm là 67%. Sống thêm trung bình đạt 33
tháng. Độc tính đặc trưng cho phác đồ này bao gồm phát ban dạng trứng cá
(acneiform rash) và sự gia tăng viêm niêm mạc nghiêm trọng. Những kết quả
ban đầu này rất hứa hẹn và chứng tỏ cải thiện có ý nghĩa trên phác đồ hóa xạ
trị đồng thời với Cisplatin. Các thử nghiệm tiếp theo với phác đồ điều trị này
đang được tiến hành.
1.3.2. Điều trị tuần tự
Như đã đề cập ở trên, với hóa xạ trị đồng thời hoặc xạ trị đơn độc, kiểm
soát tại chỗ tại vùng (LRC) và tỉ lệ sống thêm ở những bệnh nhân ung thư
biểu mô vảy vùng đầu cổ không mổ được hạn chế. Việc sử dụng các phác đồ
hóa trị liệu cảm ứng mới với taxanes thêm vào (PF) cho tỉ lệ đáp ứng và sống
thêm cao hơn phác đồ PF truyền thống. Hóa trị với Taxane không được phân
tích trong phân tích tổng hợp MACH, các bệnh nhân nhận phương pháp điều

trị phương thức khác nhau với hóa trị liệu cảm ứng và hóa xạ trị đồng thời, và
không phân loại các khối u có thể mổ được hay không mổ được [ CITATION
Pig00 \l 1033 ]. Có rất nhiều nghiên cứu đánh giá kiểm tra việc bổ sung các
taxanes vào PF và kết quả là có sự cải thiện (so với PF) về hiệu quả và độc
tính.
Tính an toàn và hiệu quả của docetaxel với PF (TPF) trong phác đồ hóa
trị cảm ứng cho những bệnh nhân ung thư biểu mô vảy vùng đầu cổ đã được
đánh giá trong nghiên cứu đa trung tâm, mở nhãn, thử nghiệm ngẫu nhiên
(TAX 323) [ CITATION Ver07 \l 1033 ]. Trong nghiên cứu ở châu Âu này,


10
358 bệnh nhân ung thư biểu mô vùng đầu cổ không mổ được tiến triển tại
vùng giai đoạn III-IV và thể trạng chung tốt, được điều trị bằng docetaxel 75
mg/m2 tiếp theo cisplatin 75 mg/m2 vào ngày 1 và 5-FU 750 mg/m2/ngày
truyền liên tục tĩnh mạch vào những ngày 1-5 (TPF), hoặc cisplatin 100
mg/m2 vào ngày 1, tiếp theo là 5-FU 1000 mg/m2/ngày như trên, truyền tĩnh
mạch liên tục từ ngày 1-5. Mỗi phác đồ được có thể được chỉ định đến bốn chu
kì, mỗi chu kì cách nhau 3 tuần. Từ 4-7 tuần sau khi hóa trị, trường hợp bệnh
không tiến triển được chỉ định xạ trị. Xạ trị với phân liều quy ước hoặc
accelerated hay hyperfractionated (tổng liều tối đa là 70 Gy với xạ trị accelerated
và 74 Gy với xạ trị hyperfractionated). Người bệnh được xét phẫu thuật sau
hóa trị, trước hoặc sau xạ trị. Sống thêm bệnh không tiến triển được tính từ
thời điểm lựa chọn ngẫu nhiên (lúc bắt đầu nghiên cứu) đến khi bệnh tiến
triển hoặc tử vong vì nguyên nhân khác, tùy cái nào đến trước. Sống thêm
bệnh không tiến triển trung bình ở nhóm dùng TPF (11,4 tháng) cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân ở nhóm dùng PF (8,3 tháng). Sống
thêm toàn bộ trung bình cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm dùng TPF
(18,6 tháng) so với nhóm dùng PF (14,2 tháng). FDA chấp thuận phác đồ này
cho bệnh nhân ung thư biểu mô vảy vùng đầu cổ không mổ được vào ngày

17.10.2016.
Thử nghiệm TAX 324 [ CITATION Pos \l 1033 ] sử dụng phương pháp
khác nhau từ TAX 323. Bệnh nhân trong nghiên cứu này gồm cả mổ được và
không mổ được. Các kết quả nghiên cứu lâm sàng trong ba thập kỷ gần đây
(về hóa xạ đồng thời ung thư biểu mô vảy vùng đầu cổ) đã được đưa vào
ứng dụng trong thiết kế nghiên cứu này. Thay vì chỉ xạ trị đơn thuần sau hóa
trị cảm ứng, tất cả bệnh nhân đều được chỉ định hóa xạ trị đồng thời. Mục
đích là để đánh giá cả hai mô hình điều trị trong một nghiên cứu: hóa trị cảm
ứng và hóa xạ đồng thời.


11
Đó thử nghiệm pha III, đa trung tâm, nhãn mở. Trong nghiên cứu này,
501 bệnh nhân ung thư biểu mô vảy vùng đầu cổ tiến triển tại vùng, điều trị
lần đầu và toàn trạng chung tốt được chỉ định điều trị docetaxel 75 mg/m 2 tiếp
theo cisplatin 100 mg/m2 vào ngày 1, tiếp theo là 5-FU 1000 mg/m 2/ngày
truyền liên tục tĩnh mạch từ ngày 1-4 (TPF), hoặc cisplatin 100 mg/m 2 vào
ngày 1, tiếp theo là 5-FU 1000 mg/m 2/ngày như một truyền liên tục vào
những ngày 1-5 (PF). Hai phác đồ dự kiến chỉ định 3 chu kỳ. Tất cả các bệnh
nhân ở cả hai nhóm điều trị không có bệnh tiến triển (gần 80%) được tiếp tục
chỉ định 7 tuần hóa xạ trị đồng thời với carboplatin, 1,5 AUC (area under the
curve -AUC) được truyền hàng tuần trong 1h (đến tối đa 7 liều). Phẫu thuật
được xem xét sau hóa xạ đồng thời. Đa số các bệnh nhân có bệnh tiến triển tại
vùng, ở giai đoạn IV chiếm 84%. Nhìn chung, sống thêm toàn bộ cao hơn có
ý nghĩa ở nhóm TPF so với nhóm dùng PF (test log-rank, p = 0,0058). Sống
thêm trung bình là 70,6 tháng ở nhóm TPF so với 30,1 tháng trong nhóm PF.
Có sự gia tăng tỷ lệ giảm bạch cầu trung tính và sốt do giảm bạch cầu
trung tính ở nhóm TPF và nhiều hơn nữa viêm miệng /tiêu chảy so với nhóm
PF có khả năng do dùng liều cao 5-FU. Trong thử nghiệm TAX 324, gần 70%
bệnh nhân hoàn thành phác đồ hóa xạ trị đồng thời ở mỗi nhóm. Lý do chủ

yếu không hoàn thành hóa xạ đồng thời là do bệnh tiến triển và biến cố bất
lợi. Hai ca tử vong liên quan đến hóa trị cảm ứng trong thử nghiệm TAX 324.
Trong thử nghiệm TAX 323, gần 70% bệnh nhân hoàn thành xạ trị. Lý
do chính của không hoàn thành xạ trị là do bệnh tiến triển. Năm ca tử vong
liên quan đến hóa trị cảm ứng trong nghiên cứu này.
Các nghiên cứu ở Tây Ban Nha đánh giá bổ sung paclitaxel vào PF
trong một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên III [ CITATION Hit05 \l 1033 ].
Mục đích là đánh giá tác động và độc tính của hai phác đồ hóa trị cảm ứng:
paclitaxel, cisplatin và FU (PPF) với phác đồ chuẩn cisplatin và FU (PF), cả


12
hai phác đồ đều được hóa xạ trị đồng thời tiếp theo đối với nhóm bệnh nhân
ung thư biểu mô vảy tiến triển tại vùng và không mổ được. Cả hai nhóm đều
được chỉ định 3 đợt hóa trị cảm ứng với chu kì 21 ngày. Bệnh nhân có đáp
ứng hoàn toàn (CR) hoặc một phần (lớn hơn 80%) tại khối u được chỉ định
hóa xạ trị đồng thời (cisplatin 100 mg/m2 vào các ngày 1, 22 và 43 cộng với
70 Gy). Tổng cộng có 382 bệnh nhân đủ điều kiện được chọn ngẫu nhiên vào
nhóm dùng PF (n = 193) hoặc PPF (n = 189). Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn đạt
14% ở nhóm dùng PF so với 33% ở nhóm PPF (p <0,001). Thời gian trung
bình đến khi điều trị thất bại (Median time to treatment failure -TTF) là 12
tháng ở nhóm PF so với 20 tháng ở nhóm PPF (p = 0,006). Bệnh nhân ở nhóm
PPF đã có một xu hướng sống thêm toàn bộ dài hơn nhưng không có ý nghĩa
thống kê. Sự khác biệt này rõ ràng hơn ở những bệnh nhân bệnh không mổ
được. Bệnh nhân ở nhóm PF bị viêm niêm mạc độ 2-4 cao hơn ở nhóm PPF
(53 so với 16%, tương ứng; p <0,001). Tuy nhiên, số ca thực thi đủ hóa trị
cảm ứng cộng với hóa xạ trị đồng thời được giới hạn trong một nhóm bệnh
nhân do độc tính nặng. Sáu chu kỳ Cisplatin (cảm ứng cộng với hóa xạ đồng
thời) có thể thực thi được trên bệnh nhân có toàn trạng chung rất tốt, chức
năng cơ quan tốt và hỗ trợ y tế chuyên sâu. Điều này dẫn đến hạn chế việc sử

dụng các phác đồ điều trị này.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu Tây Ban Nha cùng thời gian gần đây đã
báo cáo thử nghiệm lâm sàng pha III [ CITATION Hit09 \l 1033 ], trong đó
hóa trị liệu cảm ứng (với TPF hoặc PF) cộng với hóa xạ trị đồng thời so với
hóa xạ trị chuẩn trên bệnh nhân ung thư đầu cổ không mổ được tiến triển tại
vùng. Mục tiêu là đánh giá thời gian trung bình đến khi điều trị thất bại
(Median time to treatment failure -TTF) của điều trị cảm ứng so với nhóm
không điều trị cảm ứng và đánh giá. Mục tiêu phụ là đánh giá kiểm soát tại
chỗ tại vùng (locoregional control - LRC). Ở những bệnh nhân có thể đánh


13
giá, thời gian trung bình đến khi điều trị thất bại (TTF) là 12,5 tháng ở nhóm
hóa trị cảm ứng và hóa xạ trị đồng thời so với 4,9 tháng ở nhóm chỉ hóa xạ
đồng thời (p <0,001). Kiểm soát tại chỗ tại vùng (LRC) đạt 60% ở nhóm có
hóa trị cảm ứng so với 44,5% ở nhóm không có hóa trị cảm ứng (p = 0,003).
Tuy nhiên, trong thử nghiệm này, có 155 BN tham gia hóa trị cảm ứng
với phác đồ TPF 155, 156 ca điều trị cảm ứng với PF và chỉ 128 ca được hóa
xạ trị đồng thời không có hóa trị cảm ứng. Do đó, vì sự lựa chọn số ca bệnh từ
đầu như trên có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Cho đến nay, chúng ta biết rằng chỉ có một tỷ lệ thấp người bệnh có
bệnh rất tiến triển tại vùng có toàn trạng chung tốt. Đa số người bệnh có bệnh
kèm theo dẫn đến phần lớn người bệnh ung thư biểu mô vảy vùng đầu cổ tiến
triển tại vùng nói chung, không phải là ứng viên cho điều trị tuần tự.
Trong ASCO 2014 (Chicago), nhóm điều trị ung thư đầu cổ Italia trình
bày thử nghiệm lâm sàng pha III ngẫu nhiên cho kết quả dương tính ở nhóm
có hóa trị cảm ứng và hóa xạ trị đồng thời. Trong nghiên cứu này, những bệnh
nhân ung thư đầu cổ tiến triển tại vùng được lựa chọn ngẫu nhiên vào nhóm
hóa trị cảm ứng với TPF theo sau bằng hóa xạ đồng thời và nhóm chỉ có hóa
xạ đồng thời. Thử nghiệm này bao gồm 420 bệnh nhân, 210 mỗi nhóm. Đáp

ứng hoàn toàn khi kết thúc điều trị ở nhóm dùng hóa trị cảm ứng là 43% so
với 28% ở nhóm chỉ hóa xạ đồng thời (p = 0,0023), trung bình của sống thêm
bệnh không tiến triển là 29,7 tháng, so với 18,5 tháng (HR 0,73; p = 0,0155).
Sống thêm toàn bộ trung bình đạt 53,7 tháng (nhóm có hóa trị cảm ứng) so
với 30,3 tháng (nhóm chỉ hóa xạ đồng thời) (với HR 0,72; p = 0,025). Kết quả
này đã chứng minh lợi ích của hóa trị cảm ứng trong một nhóm bệnh nhân (đã
được lựa chọn) về đáp ứng hoàn toàn, sống thêm không bệnh và sống thêm
toàn bộ [ CITATION Ghi14 \l 1033 ].


14
1.3.3. Nên thực thi phác đồ nào cho nhóm bệnh nhân M0?
Việc quản lý bệnh nhân ung thư đầu cổ tiến triển tại vùng đòi hỏi sự
đánh giá chuyên sau về nhiều khía cạnh [ CITATION Ric16 \l 1033 ]. Sự khác
biệt giữa mổ được và không mổ được rất quan trọng và mang ý nghĩa tiên
lượng đáng kể. Bệnh không mổ được có tiên lượng xấu hơn và liệu pháp điều
trị mới là có thể cần thiết cho nhóm bệnh nhân này. Đa phương thức quản lí sẽ
rất quan trọng để đánh giá giai đoạn, quyết định điều trị và quản lý các độc
tính cấp tính, mạn. Một định nghĩa tốt hơn về bệnh không mổ được vẫn cần
thiết.
Hiện tại, có hai phác đồ “tiêu chuẩn” (two acceptable standards) được
chấp nhận: Hóa xạ trị đồng thời và hóa trị cảm ứng rồi hóa xạ trị đồng thời.
Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm. Phác đồ có hóa trị cảm ứng cho
bệnh ở giai đoạn M0 được khuyên dùng khi:
- Các triệu chứng cần điều trị ngay lập tức hoặc các triệu chứng tại vùng
cần cân nhắc can thiệp như trong ung thư thanh quản (nguy cơ phải mở khí
quản, hóa trị cảm ứng với hi vọng người bệnh không phải mở khí quản)
- Bệnh nhân có nguy cơ cao di căn xa như hạch N2b, N2c, và N3
Đối với nhóm bệnh nhân này, nên chỉ định hóa trị cảm ứng với TPF và
hóa xạ đồng thời hàng tuần với Carboplatin theo kết quả nghiên cứu từ thử

nghiệm TAX 324.
Nhóm bệnh nhân ung thư biểu mô vảy vùng đầu cổ không mổ được
(M0) còn lại có thể chỉ định hóa xạ trị đồng thời với cisplatin 100 mg/m 2 ngày
1,22,43 hoặc với carboplatin /paclitaxel hàng tuần.
- Ở (quần thể) bệnh nhân đã được lựa chọn (trong các thử nghiệm lâm
sàng kể trên), hóa trị cảm ứng và hóa xạ trị đồng thời có lợi ích về sống thêm.


15
Tuy nhiên, vì sống thêm toàn bộ của bệnh ở giai đoạn này còn kém, vẫn cần
các nghiên cứu mới để có chiến lược tối ưu cho nhóm bệnh nhân này.
1.4. Điều trị ung thư biểu mô vảy không mổ được tại bệnh viện K
Từ khoảng năm 2004, các bệnh nhân ung thư biểu mô vảy vùng đầu cổ
nhập khoa xạ đầu cổ đã được phân định thành mổ được/không mổ được trước
khi xác định chiến lược điều trị.
Đã có các nghiên cứu về điều trị có liên quan cho nhóm bệnh này:
Nghiên cứu của Trần Bảo Ngọc [ CITATION Trầ13 \l 1033 ] báo cáo
năm 2013 thực hiện tại bệnh viện K, với nhóm bệnh nhân ung thư biểu mô
vảy vùng giai đoạn III-IV vùng khoang miệng, họng miệng và hạ họng thanh
quản thực hiện phác đồ TCF trước và hóa xạ trị đồng thời ngày 1, 22, 43. Với
n=115; tiêu chuẩn loại trừ là những BN bỏ dở điều trị; đáp ứng kém, không
đáp ứng hoặc tiến triển sau hóa trị tấn công. Thời gian theo dõi trung bình là
12,9 tháng, thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 20,7 tháng. Thời gian
sống thêm toàn bộ 12 tháng ước tính 78,4%, sau 24 tháng ước tính 40,3%.
Báo cáo năm 2011 của Ngô Thanh Tùng đánh giá trên nhóm bệnh nhân
ung thư biểu mô vảy vùng đầu cổ không mổ được thực hiện điều trị tại bệnh
viện K năm 2009. Với 100 BN có chỉ định thực hiện điều trị phác đồ hóa trị
trước (CF hoặc TC/TCF) và hóa xạ trị đồng thời Cisplatin 100mg/m 2 ngày 1,
22, 43 thì chỉ có 53 BN thực hiện được đủ liều xạ trị triệt căn và tiếp tục theo
dõi sống thêm. Thời điểm theo dõi cuối, mất thông tin 2 BN (3,8%). Thời gian

theo dõi trung bình trên những bệnh nhân còn sống: 27,8 tháng (23,4-33,8
tháng). Sống thêm toàn bộ đạt 18,6 tháng [ CITATION Ngô111 \l 1033 ].
Báo cáo năm 2013 của Ngô Thanh Tùng [ CITATION Ngô13 \l 1033 ]
đánh giá trên nhóm bệnh nhân ung thư biểu mô vảy vùng đầu cổ N0,1; M0


16
thực hiện điều trị tại bệnh viện K năm 2011-2012. Với 32 BN đã được chỉ
định phác đồ hóa xạ trị đồng thời Cisplatin 100 mg/m2 ngày 1, 22, 43. Có 2
(6,2%) BN xin dừng khi chưa đủ liều xạ trị. Trong số BN tia đủ liều, 13
(43,3%) BN thực hiện được đủ 3 ngày hóa trị; số BN bị mổ hoặc nhiều độc
tính cấp ≥ độ 3 chiếm 23,3 % (7/30 BN). Thời gian theo dõi trung bình trên
những bệnh nhân còn sống: 21,37 tháng (13,44-26,64 tháng). Sống thêm toàn
bộ : 21,57 tháng.
Nghiên cứu của Ngô Thanh Tùng báo cáo (2011) kết quả hóa xạ trị gia
tốc đồng thời Cisplatin tuần 1-6 cho ung thư hạ họng thanh quản không mổ
được giai đoạn III-IV cho thấy tỉ lệ sống thêm toàn bộ trung bình là 22 tháng.
Độc tính độ 3-4 gồm giảm bạch cầu (5%); giảm bạch cầu hạt (3,3,%); viêm da
(56,6%); viêm niêm mạc miệng (23,3%); khó nuốt (8,3%); nuốt đau (6,7%).
Biến chứng muộn trên thực quản độ 3:36,7% [ CITATION Ngô11 \l 1033 ].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thái Hòa [ CITATION Ngu15 \l 1033 ]
trên nhóm BN UTBM tế bào vảy của các vị trí khoang miệng, họng miệng, hạ
họng, thanh quản, giai đoạn III, IVA, IVB theo AJCC 2002. Kết quả so sánh
phác đồ hóa xạ trị đồng thời dùng Cisplatin 30mg/m2 tuần 1-6 với có
(n=43)/không (n=44) có CIMAher 200mg hàng tuần trong 6 tuần liên tục.
Thời gian sống thêm trung bình ở nhóm có CIMAher là 24,6 tháng; ở nhóm
không dùng CIMAher là 17,9 tháng (p=0,015). Độc tính trên hệ tạo huyết và
ngoài hệ tạo huyết tương tự giữa hai nhóm, chủ yếu là độ 1 và 2



17

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Có chẩn đoán là ung thư biểu mô vảy vùng đầu cổ giai đoạn N2-3, M0
(AJCC 2010).
- Bệnh không mổ được, đánh giá bởi các chuyên gia phẫu thuật tai mũi
họng/phẫu thuật ung thư đầu cổ, trừ sinh thiết chẩn đoán.
- Từ 18 tuổi trở lên.
- Chỉ số toàn trạng, PS=0 - 1.
- Chức năng tủy xương và gan thận bình thường.
- Chấp nhận phác đồ điều trị.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Có tiền sử hóa trị hoặc xạ trị dưới 6 tháng ở thời điểm điều trị.
- Bệnh nhân có 2 ung thư đồng thời.
- Bệnh nhân tâm thần hoặc các bệnh phối hợp khác ảnh hưởng đến việc
thực hiện quy trình điều trị và theo dõi.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian

: điều trị từ 1.1.2017 đến 31.12.2017

Địa điểm nghiên cứu : Khoa xạ đầu cổ và khoa nội 2/nội Quán Sứ- Bệnh
viện K.


18

2.3. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
2.4.1. Cỡ mẫu
Tối thiểu: n ≥ 30
2.4.2. Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu bằng kĩ thuật chọn mẫu thuận tiện. Lấy tất cả số bệnh nhân đủ
tiêu chuẩn từ thời điểm bắt đầu nghiên cứu đến khi đủ theo cỡ mẫu.
2.5. Biến số và các chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.1: Biến số và các chỉ số nghiên cứu
Mục tiêu
Nhóm biến số
Đặc điểm bệnh Tuổi
Giới, giai đoạn T,N,TNM
nhân
Thực hiện hóa trị cảm

Mục tiêu 1:

ứng
Thực hiện hóa trị trong

đợt, 3 đợt hóa trị cảm ứng
Tỷ lệ % bệnh nhân thực hiện được số ngày

thời gian hóa xạ đồng thời

hóa trị trong thời kì hóa xạ đồng thời
- Tỉ lện % Bệnh nhân đạt đáp ứng hoàn


Đánh giá thực
hiện điều trị,

Chỉ số và định nghĩa
Tuổi trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất
Tỷ lệ %. Chi tiết, xin xem phần phụ lục
Tỷ lệ % bệnh nhân thực hiện được 1 đợt, 2

Đáp ứng với điều trị

toàn, một phần, không đáp ứng và bệnh tiến

đáp ứng và độc

triển tại thời điểm sau khi kết thúc hóa trị

tính của phác

cảm ứng và kết thúc hóa xạ trị đồng thời
Tỉ lệ % bệnh nhân bị độc tính trên lâm sàng

đồ
Độc tính của phác đồ

Mục tiêu 2:
Sống thêm toàn
bộ 12 tháng và
biến cố bất lợi
mạn tính


Sống thêm toàn bộ 12
tháng
Biến cố bất lợi mạn tính

(trên da, niêm mạc, nôn-buồn nôn, khô
miệng, thanh quản, thực quản) và trên hệ
tạo huyết và chức năng gan thận
Tỉ lệ %. Thời gian sống thêm toàn bộ được
tính từ khi được chẩn đoán đến thời điểm
chết hoặc theo dõi cuối.
Tỉ lệ %. Xin xem phụ lục


19
2.6. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin
2.6.1. Công cụ thu thập thông tin
Các ghi nhận về đặc điểm BN và điều trị: Theo mẫu bệnh án nghiên cứu
Các ghi nhận trong, sau điều trị: Theo mẫu bệnh án nghiên cứu
2.6.2. Kỹ thuật thu thập thông tin
Từ bệnh án: Tuổi, giới, toàn trạng, giai đoạn T, N, M, TNM
Mức độ độc tính (lâm sàng, cận lâm sàng khi điều trị)
Đáp ứng sau hóa trị cảm ứng và khi kết thúc xạ trị
Từ các lần thăm khám định kì: tình trạng bệnh, mức độ độc tính mạn
2.7. Sơ đồ nghiên cứu
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu
Xạ trị 7 tuần
Bn SCC
không mổ
đươc
N2,3,M0

Khoang
miệng
Họng miệng
Hạ họng
Thanh quản

Theo dõi
mỗi 3
tháng/lầ
n

TPF 3 chu
kỳ mỗi 3

tuần

Thực hiện điều trị
Đáp ứng, độc tính
Độc tính (lâm sàng, cận lâm sàng)

Loại bệnh
TNM

2.8. Quy trình điều trị và đánh giá
2.8.1. Quy trình điều trị
Hóa trị cảm ứng [ CITATION Hit05 \l 1033 ]
Docetaxel: 75 mg/m2 tĩnh mạch ngày 1
Cisplatin: 75-100 mg/m2 tĩnh mạch ngày 1

OS

Độc tính
mạn


20
5-Fluorouracil: 1000 mg/m2/ngày, tĩnh mạch từ ngày 1 đến ngày 4
Chu kì 3 tuần trong 3 chu kì.
(chỉ hóa trị tiếp nếu không có bệnh tiến triển, chức năng tủy xương bình
thường (Bạch cầu ≥2 G/l; tiểu cầu ≥100G/l; hemoglobin ≥100 g/l), tổn thương
nhỏ giảm ít hơn 25% sau chu kì 2).
Trong đó :
- Docetaxel được pha trong 300ml dung dịch Natriclorua 0,9%.
- Cisplatin được pha trong 300ml dung dịch Natriclorua 0,9%.
- 5 Fluoracil pha trong dung dịch Natriclorua 0,9%, bơm vào túi truyền
đặc biệt, tốc độ 5,2 ml/giờ, trong 120 giờ.
Lượng dịch cần phải bù trước và sau khi truyền Cisplatin là 2-3 lít,
Manitol 20% 200ml truyền sau khi truyền cisplatin.
Thuốc chống nôn thường sử dụng là palonosetron 250mcg ngày 1, tiêm
tĩnh mạch trước truyền hóa chất 30.
Các ngày còn lại, bệnh nhân được uống thuốc ondansetron 8mg mồi 8h,
tùy mức độ nôn.
Nếu nôn độ 2, phối hợp bù dịch, điện giải, vitamin...và tiêm tĩnh mạch
ondansetron 8mg/2 lần/ngày hoặc tùy mức độ đáp ứng, có thế thay đối lều
lượng. Có thể sử dụng haloperidol liều nhỏ khi nôn nhiều.
Phối hợp chống nôn với dexamethason 8mg tiêm tĩnh mạch trước truyền.
- Xét nghiệm công thức máu vào các ngày:
0, ngày 7, ngày 20 (một ngày trước khi truyền hóa chất).
Theo dõi sát độc tính trên huyết hoc, nếu có biểu hiện nhiễm khuẩn (sốt,
ho, tiêu chảy...), bệnh nhân đươc mời tới bênh viện để khám và xét nghiệm
- 5 Fluoracil pha trong dung dịch Natriclorua 0,9%, bơm vào túi truyền


đặc biệt, tốc độ 5,2 ml/giờ, trong 120 giờ.
- Theo dõi sát độc tính trên gan, thận.


×