Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

HÚT THUỐC lá THỤ ĐỘNG,KIÊN THỨC,TÁI độ và THỰC HÀNH về PHÒNG CHỐNG tác hại của hút THUỐC lá THỤ ĐÔNG đối với sức KHỎE PHỤ nữ MANG THAI tại BỆNH VIỆN TỈNH HUA PHĂN,LÀONĂM 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.29 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Ayphone LORSOMMA

THóT THUèC L¸ THô §éNG,KI£N THøC,T¸I §é
Vµ THùC HµNH VÒ PHßNG CHèNG T¸C H¹I CñA
HóT THUèC L¸ THô §¤NG §èI VíI SøC KHáE PHô

MANG THAI T¹I BÖNH VIÖN TØNH HUA
PH¡N,LµON¡M 2018

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


Hà Nội-2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Ayphone LORSOMMA

THóT THUèC L¸ THô §éNG,KI£N THøC,T¸I §é
Vµ THùC HµNH VÒ PHßNG CHèNG T¸C H¹I CñA
HóT THUèC L¸ THô §¤NG §èI VíI SøC KHáE PHô


MANG THAI T¹I BÖNH VIÖN TØNH HUA
PH¡N,LµON¡M 2018
Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số : 60720301

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :
1. TS. Phạm Bích Diệp
2. PGS.TS. Lê Thị Tài

Hà Nội-2018


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

HIV/AIDS
HTL
HTLTĐ
TĐHV
WHO

Human Immunodeficiency Virus infection / Acquired
Immunodeficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá thụ động
Trình độ học vấn
World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)



MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG.

HÌNH


5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hút thuốc lá (HTL) có rất nhiều tác hại đến sức khỏe như ung thư phổi,
viêm phế quản mạn, các bệnh tim mạch, đột tử, bệnh đường hô hấp, dị tật
bẩm sinh… Theo dự báo của tổ chức y tế thế giới, cứ 6,5 giây là có một người
chết do các bệnh có liên quan đến thuốc lá [1]
Bên cạnh những tác hại của HTL gây ra cho chính người hút, HTL còn
gây ra nhiều tác hại cho những người không hút thuốc nhưng hít phải khói
thuốc lá của người khác hút (hút thuốc lá thụ động). Người hít phải khói thuốc
thụ động một cách thường xuyên có nguy cơ bị bệnh như ung thư phổi hơn từ
30-100% so với những người không hít phải khói thuốc [2].Người ta ước tính
khoảng 17% các trưởng hợp bị ung thư phổi ở người không HTL do hít phải
khói thuốc thụ động tại nhà khi từ bé hoặc ở độ tuổi vị thành nhiên[1],[2]
[34].Phụ nữ có thai hít phải khói thuốc lá sẽ tăng nguy cơ xảy thai tự nhiên,
đẻ non, thiếu cân, trẻ sinh ra mắc bệnh đường hô hấp và ảnh hưởng tới thai
nhi như: có thể bị sự phá thai, vỡ màng, chết sau khi sinh [1],[2],[35].Tuy
nhiên, tỷ lệ hút thuốc lá trên thế giới vẫn rất cao: tỷ lệ HTL ở các nước phát
triển là 80% [3].
Theo Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) dự đoán đến năm 2015, tổng số người
HTL sẽ nhiều hơn 1,1 tỷ người trong đó 80% là sống ở nước đang phát triển
và đến năm 2020 thì số người chết vì thuốc lá sẽ nhiều hơn tổng số người chết

do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông đường bộ [4]. Lào là một trong những
nước đang phát triển, tỷ lệ người hút thuốc lá ở Lào là: nam giới 56,6 % và nữ
giới 9,1% của người lớn [36],[37], tỷ lệ hút thuốc lá thụ động là thanh niên
giữa 13-15 tuổi có hơn 50% hút thuốc lá trong nhà và hút thuốc lá thụ động
trong nơi công cộng là 64% [38].
Theo một nghiên cứu ở Lào, khói thuốc lá cũng là nguyên nhân gây bệnh
ở những người không hút thuốc, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe của những


6

người không HTL nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc lá thường là vợ,
con và người trong gia đình của những người HTL do họ sống trong cùng một
nhà với người hút thuốc.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về kiến thức, thái độ và thực hành về
phòng chống tác hại của thuốc lá thụ động đối với sức khỏe phụ nữ mang thai
tại tỉnh Hua Phăn, Lào. Do đó, nhằm đề xuất giải pháp can thiệp làm giảm
thiểu tác hại của HTL thụ động đối với phụ nữ mang thai, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu “Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống tác hại của
hút thuốc lá thụ động đối với sức khỏe phụ nữ mang thai tại bệnh viện
tỉnh Hua Phăn, Lào, năm 2018” với các mục tiêu như sau:
1.

Mô tả thực trạng hút thuốc lá thụ động của phụ nữ mang thai đến khám

2.

thai tại bệnh viện tỉnh Hua Phăn, Lào, năm 2018.
Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của đối tượng nghiên cứu
về tác hại và phòng chống tác hại thuốc lá thụ động đối với sức khỏe phụ

nữ mang thai.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số định nghĩa.
1.1.1. Định nghĩa thuốc lá
Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên
liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, thuốc lá cuốn, xì gà,
thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc tẩu. Trong nghiên cứu này gọi chung là thuốc lá.
1.1.2. Định nghĩa hút thuốc lá thụ động
HTL thụ động có ý nghĩa là một người không HTL những hít phải khói
thuốc thải ra từ người hút thuốc hoặc từ thuốc lá đang cháy [1],[5].
1.2. Thực trạng hút thuốc lá
1.2.1 Thực trạng hút thuốc lá trên thế giới
Thuốc lá đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ qua, nhưng đến thế kỷ XIX
thuốc lá mới được sử dụng phổ biến và nhanh chóng lan rộng trên toàn cầu
với quy mô ngày càng lớn.
Theo WHO, ước tính trên toàn thế giới có khoảng 1,100 triệu ngươi
HTL. Trong đó, ở các nước phát triển chiếm khoảng 300 triệu người và 800
triệu người ở nước đang phát triển. 80% những người hút thuốc lá là những
người sống ở các nước có thu nhập trung bình và thấp [1]. HTL có xu hướng gia
tăng ỏ các nước đang phát triển. Tiêu thụ thuốc lá trên toàn thế giới tăng 0,8 %
trong vòng 20 năm từ 1970 đến 1992. Trong khi tiêu thụ thuốc lá ở châu Âu
không thay đổi, tiêu thụ thuôc lá ở khu vực ở châu Mỹ giảm trong khi tiêu thụ
thuốc lá ở các khu vực còn lại trên toàn cầu đều tăng. Trong vòng 20 năm tiêu
thụ thuốc lá tăng nhanh ở khu vực Tây Thái Bình Dương (0,3%), tiếp đến là khu
vự Đông Nam Á(1,8%), khu vực Đia Trung Hải (1,4%) và sau cùng là khu vực

Châu Phí (1,2%) [6],[39].Theo tổ chức y tế thế giới, dự tính đến năm 2025 trên


8

thế giới có khoảng 1,6 tỷ người hút thuốc lá [3]. Tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới
khá cao, chiếm 47%, trong đó tỷ lệ HTL ở nữ giới là 12% [7].
Các nước Châu Á Thái Bình Dương, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới cao
hơn nhiều so với nữ giới. Ở Trung Quốc 61% nam giới và chỉ có 7% nữ giới
HTL, còn ở Nhật Bản có tới 66% nam giới HTL trong khi tỷ lệ này ở nữ giới
là 14 %. Ở Mỹ, chênh lệch tỷ lệ hút thuốc lá ở nam và nữ thấp hơn trong đó
28 % nam giới và 24 % nữ giới HTL [8].
Ở Khu vực đông Nam Á, tỷ lệ HTL ở nam giới cao hơn rất nhiều so với
nữ giới HTL. Ở nước Indonesia tỷ lệ nam HTL là 53 % trong khi chỉ có 4%,
còn ở Singapore có 40% nam giới HTL và 2,7% nữ giới HTL [40].
Tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi hút thuốc lá thụ động(HTLTĐ) ở các hộ gia đình
nghèo cao hơn những hộ gia đình có điều kiện kinh tế không nghèo. Tỷ lệ
HTLTĐ ở trẻ có người chăm sóc có trình độ học vấn (TĐHV) từ cấp III đến
đại học là thấp nhất (48,1%). Tỷ lệ HTLTĐ ở trẻ có người chăm sóc là cán bộ
công chức là thấp nhất (48%) [9].
1.2.2. Thực trạng tình hình sử dụng thuốc lá ở Lào.
Nước Lào nằm ở khu vực Đông Nam Á, là châu lục sản xuất và tiêu thụ
thuốc lá lớn nhất thể giới, với tỷ lệ 50% tổng sản lượng toàn cầu. Chỉ tính
riêng 3 nước Đông Nam Á (trong đó có Lào) lượng thuốc lá do dân tiêu thụ
đã chiếm đến 26,8% [10]. Tại Lào, hút thuốc lá đã trở thành thói quen của
người dân, như có phong tục mời thuốc lá trong đám ma, đám cưới và trong
các cuộc vui gặp gỡ bạn bè. Chính những thói quen và phong tục này đã ảnh
hưởng nhiều đến tình trạng HTL ở trẻ em. Hiện tượng HTL trong nhà, nơi làm
việc còn phố biến. Điều đó đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người
không HTL, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em. Theo nghiên cứu quốc

gia Lào năm 2012 cho biết tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới là 50,84 %; tỷ lệ hút
thuốc lá ở nữ giới là 7,1 % [41].


9

Ở Lào, tỷ lệ hút thuốc rất cao, những phụ nữ và trẻ em lại là những đối
tượng chịu ảnh hướng của hút thuốc lá thụ động đặc biệt phụ nữ mang thai sẽ
càng ảnh hướng đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, Lào có luật và
một số quyết định cấm hút thuốc nhưng về việc thực hành của người dân vẫn
làm chưa tốt lắm. Vì vậy, nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành về
phòng chống tác hại của hút thuốc lá thụ động là rất quan trọng và cần thiết.
1.3. Tác hại của hút thuốc lá.
1.3.1. Đối với người hút người hút thuốc.
Thuốc lá được tìm ra ở Châu Mỹ vào thế kỷ XV. Kể từ đó thuốc lá được
nhập vào các Châu lục khác và đến đầu thế kỷ thứ XIX. Thuốc lá đã phổ biến
toàn thế giới.
Nghành Công nghiệp thuốc lá ngày càng phát triển. Số người sử dụng
thuốc lá càng ngay càng tăng. Đầu thế kỷ thứ XX, ảnh hưởng của thuốc lá tới
sức khỏe con người đã được phát hiện.
Trong khói thuốc lá có hơn 7.000 chất độc hại, trong đó 700 chất được
biết là chất gây ung thư, nicotin là một chất gây nghiện, 200 chất có tác hại
cho sức khỏe tồn tại dưới dạng khí và dạng hạt [42]. Dạng hạt chủ yếu gồm
các chất gây nghiện, điển hình là nicotin, chất hắc ín, các chất hỗn hợp nâu
trong đó có chứa các chất như benzene, bensopiren, Tac, Carbonmonoxide,
Formaldehyde, Arsenic, Cadmium, Ammonia…(WHO, 2009)[43]. Dù sử
dụng dưới hình thức thuốc có khói hay không có khói thì đều có khả năng gây
ra bệnh tật. HTL là một yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ mắc ung thư, các
bệnh tìm mạch, đột tử, bệnh đường hô hấp, dị tật bẩm sinh... Đó cũng là
nguyên nhân chính dẫn đến tử vong mà ta có thể ngăn chặn được [10].

Theo TCYTTG, mỗi năm trên thế giới có khoảng 4,9 triệu người chết do
các bệnh liên quan đến thuốc lá. Dự báo đến năm 2025 có người chết do các
bệnh liên quan tới thuốc lá sẽ tăng lên ở mức 10 triệu người mỗi năm. Chỉ


10

tính riêng Trung Quốc tới thời điểm 2020-2030 sẽ có từ 1đến 2 triệu người
chết do HTL mỗi năm [11]. Tại số nước phát triển, số người chết do hút thuốc
lá tăng từ 700.000 đến 1.500.000 triệu người ở nam giới và từ 100.000 đến
500.000 người ở nữ giới trong vòng 30 năm kể từ năm 1965, vào giữa thập kỷ
90, ở các nước phát triển HTL là nguyên nhân của 25% trong tổng số người tử
vong ở nam giới, còn tử vong do HTL của nữ giới ở tuổi trung niên tăng từ
2% năm 1955 lên tới 13% vào năm 1995 [44]. Theo một nghiên cứu ở
Canada, mỗi năm có trên 4.000 người bị chết do thuốc lá, chiếm trên 20%
tổng số ca tử vong hàng năm. Thực tế tại quốc gia này chết do HTL cao gấp 3
lần so với chết do uống rượu, AIDS, ma túy, tại nạn ô tô, giết người và tự sát
cộng lại. Ở Mỹ, thuốc lá là nguyên dân của 20% tổng số tử vong hàng năm
[12]. Còn ở Anh, cứ 1000 thanh niên đang HTL thì sẽ có 1 người trở thành kẻ
giết người, 6 người bị giết trên đường phố và 250 người sẽ bị chết với hút
thuốc lá [13].
Hút thuốc lá là nguyên nhân quan trọng của ung thư, đặc biệt là ung thư
phổi. Theo Doll và Hill là những người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung
thư cao hơn gấp 14 lần so với những người không hút thuốc lá [14]. Năm
1986 , cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư khí nghiên cứu một quan hệ
giữa thuốc lá và ung thư đã dưa ra kết luận hút thuốc lá nguyên nhân nổi bật
của ung thư phổi trên toàn thế giới [15].
Mỗi năm trong 660.000 bệnh nhân được chẩn đoán mới bị ung thư trên
thới giới có 90% là những người nghiện thuốc, trong số những người chết vì
ung thư phổi hàng năm thì có 87% là những người hút thuốc lá [16]. Thời

gian hút thuốc càng lâu và số lượng càng nhiều thì nguy cơ bị ung thư phổi và
tử vong do ung thư phổi càng cao. Theo Nguyễn Cự Đồng và Nguyễn Chí
Lăng , nếu một người không hút thuốc thì nguy cơ tử vong do ung thư phổi là
29%, nếu hút thuốc dưới 20 bao/năm 45%, trên 20 bao/năm 58% [17].


11

Hút thuốc lá còn là nguyên nhân quan trọng gây ung thư bàng quang,
ung thư thận, ung thư khoang miệng, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản,
ung thư thực quản, ung thư tụy, ung thư tuyến thượng thận, ung thư cổ tử
cung, ung thư máu và ung thư dạ dày. Mỗi chất gây ung thư trong khói thuốc
lá có những cơ quan đích khác nhau. Nó có thể hoạt động riêng rẽ hoặc phối
hợp với các chất khác.
Hút thuốc lá là nguyên nhân có thể tránh được của rất nhiều bệnh phổi
như khí phế thũng, hen phế quản, viêm phế quản mạn và bệnh phổi tắc nghẽn
mãn tĩnh. Theo TCYTTG , 80-85% các trường hợp viên phế quản mạn và khí
phế thũng có liên quan đến hút thuốc [18]. Tỷ lệ hiện mắc các bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính thường thấp ở người hút thuốc lá hơn những người không hút
thuốc lá [10], khoảng 15-20% những người hút thuốc lá sẽ bị bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính [19],[20].
Hút thuốc lá làm tăng tần suất ho, tăng tiết đờm và các chất bất thường
về chức năng hô hấp. Các triệu trứng của bệnh viêm phế quản mạn và khí phế
thũng xẩy ra phố biến hơn những người hút thuốc lá. Nghiên cứu ảnh hưởng
của hút thuốc đến niêm mạc phế quản ở viện lao và bệnh phổi năm 1998 cho
biết, chỉ hút dưới 5 điếu thuốc/ngày thì các tổn thương đục, nhầy đen, dị sản
và ung thư đều cao hơn rõ rệt so với người không hút thuốc, số điều hút một
ngày và số năm hút càng nhiều thì tỷ lệ tổn thương niêm mạc phế quản càng
cao [2],[19].
Phụ nữ hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và ung thư

vú nếu phụ nữ hút trên 20 điếu thuốc mỗi ngày thì nguy cơ mắc ung thư vú sẽ
tăng gấp 4 lần. Phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn nam
giới và số lượng thuốc hút đủ đề gây ung thư cũng ít hơn so với nam giới.
Theo một nghiên cứu ở Mỹ, nếu phụ nữ hút 20 điều thuốc mỗi ngày trong 40
năm thì nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 3 lần so với nam giới hút thuốc lá


12

ở mức độ tương tự [21]. Mãn kinh có thể xuất hiện sớm hơn từ 1-2 năm ở
những phụ nữ hút thuốc lá , do vậy làm tăng mắc bệnh tim mạch và chứng
loãng xương. Hút thuốc lá có thể gây rối loạn kinh nguyệt và làm giảm khả
năng sinh đẻ. Hút thuốc lá làm giảm số lượng cũng như chất lượng sữa mẹ.
Mẹ hút thuốc lá trong thời gian mang thai thì máu từ mẹ mang các chất
độc hại của khói thuốc lá truyền qua rau thai và gây ảnh hướng xấu đến thai
nhi, sẽ làm tăng nguy cơ xây thai , thai chết lưu, trẻ ra đời hay bị ốm yếu và
dễ chết non hoặc bị rối loạn sự phát triển thể chất và tinh thần. Nếu mệ hút
thuốc lá trong thời gian mang thai thì 50 % trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ mắc các
bệnh đường hô hấp. Người mẹ hút thuốc lá làm tăng nguy cơ sinh con dưới
2500g gấp 1,5-2 lần những người mệ không hút. Trẻ có mẹ HTL trong suốt
thời kỳ mang thai con có nguy cơ bị u não [22]. Người bố HTL thì các con
của họ sinh ra sẽ có khả năng chết sớm và có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh nhiều
hơn [2],[22].
Một nghiên cứu tiến hành trên 15.000 trẻ em cho biết: trẻ em có bố hút
thuốc trên 20 điếu/ngày có nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh như sứt môi và
bệnh tìm bẩm sinh cao gấp 2 lần và nguy cơ hẹp niệu đạo cao gấp 2,5 lần so
với trẻ có bố không HTL[21]. Một nghiên cứu khác chỉ ra rắng, trẻ có bố HTL
trong khoảng thời gian 1 năm trước khi chúng được sinh ra có nguy cơ mắc
bệnh bạch cầu và u lympho cao gấp 2 lần, có nguy cơ bị ung thư não cao hơn
40% so với những trẻ có bố chưa bao giời HTL trước khi chúng được sinh ra

[22].
1.3.2. Đối với người hút người hút thuốc thụ động.
Môi trường có khói thuốc lá là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh khác
nhau cho người không hút thuốc như ung thư, giảm chức năng phổi, ho nhiều
đờm, tức ngực, viêm phế quản, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và gây khó chịu ở
mắt, mũi, họng, tai [23]. Phụ nữ trên 40 tuổi có chồng HTL thì tỷ lệ bị tỷ lệ


13

ung thư phổi tăng tỷ lệ thuận với số lượng điếu thuốc mà người chồng hút mỗi
ngày. Tỷ lệ chết do ung thư phổi ở những người phụ nữ có chồng hút trên 20
điều/ngày gấp đôi những phụ nữ có chồng không hút thuốc [24]. TCYTTG
ước tính trung bình mỗi năm một đất nước 80 triệu dân như Việt Nam có đến
16.000 người chết vì hút thuốc thụ động [25]. Trẻ em hít phải khói thuốc lá
gây các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp và có thể gây chết đột ngột ở trẻ sơ
sinh. Trẻ em bị hen xuyễn , hít phải khói thuốc lá gây các triệu chứng lên cơn
hen trầm trọng hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng HTLTĐ có thể làm tăng
nguy cơ ung tư vú, ung thư mũi họng, ung thư thực quản, ung thư máu, ung
thư hạch và u não ở trẻ em [44],[45],[47],[48], HTLTĐ có thể làm tăng nguy
cơ các bệnh mãn tính khác như ho, ho có đờm, khó thở, đau ngực viêm đường
hô hấp dưới, bệnh về mắt, mũi [44],[47],[49].
Một nghiên cứu trên 5.400 trẻ em trong độ tuối 4-16 ở Mỹ năm 2001 của
Davit M.M và cộng sự cho thấy phơi nhiễm với môi trường khói thuốc là một
yếu tố báo trước quan trọng của sức khỏe hô hấp ở trẻ em 4-16 tuối, mỗi
nhóm tuổi có ảnh hưởng khác nhau. Trong đó tỷ lệ trẻ em có nồng độ nicotin
trong huyết thanh có các chứng bệnh về hô hấp (từ khó thở đến ho) cao hơn
1,8 lần so với các trẻ khác. Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên giảm
trung bình 1,8 [50].Leigh B. và cộng sự tiến hành một nghiên cứu thuần tập
4.486 trẻ em dưới 1 tuối ở Thasamania, Austraria từ 1988-1995 về ảnh hưởng

của hút thuốc thụ động đến nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em. Nếu mẹ của trẻ em
hút thuốc nhưng không hút trong cùng một buồng với đứa trẻ thì tỷ lệ nhập
viện vì nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ em là 56% nếu mẹ của trẻ em hút thuốc
cùng buồng với đứa trẻ thì tỷ lệ nhập viện là 73% trẻ có mẹ hút thuốc khi cho
trẻ ăn thì tỷ lệ nhập viện là 95 % [51]. nồng độ nicotin nếu ở trẻ có mẹ hút
thuốc thường xuyên hoặc thình thoảng cùng buổng với trẻ thì trẻ có tỷ lệ
nicotin niệu cao gấp 2,18 lần so với trẻ có mẹ không hút thuốc cùng buổng
với trẻ [5].


14

Khói thuốc lá làm thai nhi phát triển chậm trong tử cung, gây biến chứng
ở rau thai nguy cơ dẻ non, nhẹ cân, các bệnh về hô hấp, hút thuốc lá thụ dộng
là nguyên nhân gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh viêm màng não mô cầu,
bệnh bạch cấp, ảnh hướng đến hệ thống cơ tím của trẻ em, gây bệnh đưởng
ruột mãn tình, viêm loét đại tràng. Đối với sức khỏe của mẹ dễ bị bong rau
non và rau tiền đạo, có thể bị ung thư âm hộ, ung thư vú, ung thư tử cung...
Tóm lại, thuốc lá vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe không chỉ ảnh hưởng tới
sức khỏe của người hút thuốc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người
xung quanh khi hít phải khói thuốc như phụ nữ và trẻ em, đặc biệt phụ nữ có
thai, chỉ mẹ hít khói thuốc nhưng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và
thai nhi.
1.3.3. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành về hút thuốc và
hút thuốc thụ động.
Năm 1997, Lê Ngọc Trọng, Trần Thu Thủy, Đào Ngọc Phong và CS, đã
làm nghiên cứu để Đánh giá thức trạng tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam, kết
quả của nghiên cứu cho biết kiến thức về tác hại của thuốc lá khả cao. Có hơn
85% người HTL được hỏi trả lời HTL có tác hại đến sức khỏe. Trong khi đó,
tỷ lệ này những người đã cai thuốc là trên 93%. Trong số những người HTL,

khi được hỏi có tới 95,7% đã công nhận HTL có hại cho sức khỏe, tỷ lệ này ở
cán bộ y tế là 94,9%, sinh viên là 91,8% và ở bộ đội là 90,4%. Những người
HTL có trình độ học vấn (TĐHV) là cấp III nhận thức tác hại của thuốc lá
87,8% cao hơn so với những người có trình độ học vấn cấp II là 83,8 % [26].
Năm 1998, Hoàng Long Phát và cộng sự, đã làm một nghiên cứu (Tìm
hiểu về tác hại của khói thuốc lá đối với bộ máy hô hấp). Những người HTL
nhiều năm cân nặng giảm rõ rệt so với người hút ít năm có nghĩa thống kê,
khi cai thuốc tăng cân rõ rệt. Các dấu hiệu lâm sàng không những biểu hiện ở


15

đường hô hấp (ho, khò khè, khạc đờm là phổ biến) mà còn ở đường hô hấp
trên (ngạt mũi, viêm họng,...) [27].
Năm 2001, Đào Ngọc Phong và cộng sự đã làm nghiên cứu (hút thuốc lá
và tình trạng sức khỏe liên quan đến hút thuốc lá của những người làm công
tác nghệ thuật tại Hà Nội, Viết Nam). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hút
thuốc lá ở nhóm nam giới nghệ sĩ là 63,1% và ở nhóm nữ nghệ sĩ là 5,2%,
khoảng 50% nghệ sĩ mắc các triệu chứng và các bệnh cấp tính do HTL chủ
động và thụ động, nhất là các triệu chứng mũi, họng và viêm phế quản [28].
Năm 2003, Bộ Y tế Việt Nam, đã nghiên cứu, kết quả cho thấy có 88,8 %
các đối tượng đang HTL đã hiểu biết được tác hại của HTL. Đặc biệt có 8,2%
số người HTL cho rằng HTL không có tác hại gì. Mặc dù không HTL nhưng
có tới 96% số phụ nữ được hỏi cho rằng HTL có tác hại cho người xung
quanh trong đó 38,3% cho rằng có hại hơn người trực tiếp và 36,5% cho là có
tác hại như nhau.Riêng có tác hại cho trẻ em và phụ nữ được nhắc đến nhiều
nhất, như gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho con 60%, gây viêm phế quản
cho mẹ 43,8%, gây kích thích mất ngủ cho mẹ [29].
Năm 2005, Nguyễn Trọng Khoa, Phan Thị Hải, Lý Ngọc Kính, Ngô Lệ
Thu - Vinacosh, Vũ Phạm Nguyên Thanh, Trương Xuân Trường đã làm

nghiên cứu (Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về hút thuốc lá thụ động
và mức độ tiếp cận tryền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá) tại Hải
Phòng (Việt Nam) thì 73,2% cho rằng không HTL nhưng hít phải khói thuốc
cũng có thể gây bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ đáng kể 15,5% số ý kiến trả
lời cho rằng hít khói thuốc chỉ có ảnh hướng ít thậm chỉ có 2,9% cho rằng là
không có ảnh hướng và 8,4% trả lời không biết vấn đề này [30].
Năm 2005, Đỗ Thị Bích Diệp đã làm nghiên cứu (Tìm hiểu kiến thức,
thái độ và thực hành về hút thuốc lá thụ động của phụ nữ tuổi sinh đẻ (từ 1945 tuổi) tại 2 quận, huyện của thành phố Hải Phòng, Việt Nam) kết quả cho


16

biết, các phụ nữ hiểu được hút thuốc lá thụ động có tác hại tới sức khỏe
91,5%, không có tác hại 0,8% và không biết HTL thụ động có tác hại tới sức
khỏe cao đến 7,7%. Về kiến thức, hiểu biết của phụ nữ về tác hại của hút
thuốc đối với sức khỏe của phụ nữ có thai hút thuốc: ảnh hưởng tới sức khỏe
cả 2 mẹ con 29,2%, ảnh hưởng tới thai nhi 55,8%, sảy thai 6,2 %, đẻ non
2,3% và không biết 3,5%. Sự hiểu biết của phụ nữ về ảnh hưởng của hút
thuốc thụ động với sức khỏe: ảnh hưởng tới sức khỏe 28,1%, gây các bệnh
phổi 26,2 %, gây ho 16,5 %, gây khó chịu 15,8%, gây khó thở 12,3% và gây ô
nhiễm môi trường 5,4% [2].
Năm 2008, Lê Thanh Tuấn đã nghiên cứu: tác hại của HTLTĐ đến các
biểu hiện bệnh lý hô hấp ở trẻ em tại tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ HTL của những
người trực tiếp chăm sóc trẻ em ở thành phố Bắc Giang là 40,4% và huyện
Lạng Giang 10,5%. Mức độ hút chủ yếu là hút thuốc hàng ngày ở thành phố
Bắc Giang 8,4% đối với người chăm sóc trẻ và 28,7% ở huyện Lạng Giang
đối với vợ/chồng người chăm sóc trẻ. [31].
Năm 2011, Nguyễn Thị Thu Trang đã làm nghiên cứu (thực trạng thực
Thi quyết đinh 1315/QĐ-TTg về cấm hút thuốc lá thại các cơ sở Y tế nhà
nước huyện Bình Lục và huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Việt Nam) nghiên

cho thầy 99,7% nhân viên Y tế khẳng định HTL có hai cho sức khỏe. Trong số
các bệnh do HTL là gây ra mà nhân viên Y tế kể đến, có ung thư phổi, có
bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp và sảy thai; 99,4% nhân viên Y tế cho
rằng HTLTĐ có tác hại đến súc khỏe [9].
Năm 2015, Khatthanaphone Phanh Dong Sy đã nghiên cứu (Việc thực
hiện không có khói thuốc lá trong Các nhà hàng ở Quận 4 Thủ đô Viên Chăn)
kết quả cho thấy 90,4% biết được HTL có thể gây ung thư phổi còn 9,6 %
không biết, 99,4 % hiểu biết là khói thuốc lá gây tác hại tới người xung quanh
và 99,6% hiểu là HTL có tác hại đến sức khỏe mẹ và thai nhi [43].


17

Nói tóm lại có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành về
tác hại thuốc la đươc triển khai trên thế giới và các nghiên cứu đó cho thấy
kiến thức, thái độ về tác hại của thuốc lá có yếu tố liên quan đến trình độ học
vấn, trình độ học vấn cao kiến thức và thái độ cũng cao. Thực trạng nghiên
cứu về kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống tác hại hút thuốc lá ở
tỉnh Hua Phăn, Lào chưa có nghiên cứu nào. Do vậy, nghiên cứu này rất quan
trọng để góp phần vào việc giữ sức khỏe của người dân, đặc biệt ở nhóm phụ
nữ mang thai.
1.4. Các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá
1.4.1. Trên thể giới.
Trong những năm gấn đây, Tổ chức Y tế thế giới đã lấy ngày 31/5 hàng
năm là “Ngày thế giới không hút thuốc lá” và đã tổ chức những chiến dịch vận
động không hút thuốc lá, tuyên truyền sâu rộng các tác hại của hút thuốc lá.
Ngày 31/5/1995, WHO đưa ra khẩu hiệu “Thuốc lá hao tốn hơn bạn nghĩ”.
Ngày 31/5/1998, WHO đưa ra khẩu hiệu “Hãy để trẻ em lớn lên không
bị ảnh hướng của khói thuốc lá”, khẳng định niềm tin của WHO rằng mỗi
đứa trẻ đều có quyền lớn trong bẩu không khí không có khói thuốc lá và

không bị ảnh hưởng bởi áp lực sử dụng thuốc lá thông qua việc quảng cáo
thuốc lá.
Năm 2004, WHO dã kêu gọi tất cả các quốc gia hướng ứng tuần lễ
không hút thuốc lá với chủ đề “Thuốc lá và đói nghèo”.
Năm 2005, chủ đề mà WHO đưa ra trong tuần lễ không hút thuốc lá từ
ngày 25/5 đến 31/5/2005 là “Vai trò của cán bộ y tế trong công tác phòng
chống tác hại thuốc lá” với hy vọng đội ngũ cán bộ y tế sẽ là lực lượng tiên
phong trong hoạt động phòng chồng tác hại của thuốc lá [32]. Chính phủ của
nhiều nước trên thế giới đã đưa ra nhiều giải pháp có tính khả thi để khắc
phục tình trạng hút thuốc lá tại nơi công cộng, nơi làm việc, cấm mọi hinh


18

thức quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng giá
tiền một bao thuốc để hạn chế số người hút thuốc lá. Theo thống kê của các
nước phương Tây cứ tăng giá lên 10% thì giảm được 4% mức tiêu thụ thuốc
lá, trong đó 10% thuộc độ tuổi thanh niên [26],[52],[53],[54]. WHO đã kêu
gọi chính phủ, cộng đồng của các nước tổ chức xã hội, trường học, gia đình
và cá nhân cùng quan tâm đến mối nguy hiểm của thuốc lá. Đây là cơ sở bước
đầu tiến tới từ bỏ thuốc lá trong toàn xã hội, xây dựng một môi trường trong
sạch không có khói thuốc lá.
Tháng 5 năm 2003, thời điểm đánh dấu thành công nhất định trong nỗ
lực trong đại nạn dịch thuốc lá toàn cầu khi các nước thành viên của WHO
đều nhất trí tán thành công ước khung về kiểm soát thuốc lá [55].
Ngày 27/2/2005 công ước khung về kiểm soát thuốc lá chính thức có
hiệu lực và trở thành Luật quốc tế. Cho đến nay, đã có 57 quôc gia phê chuẩn
công ước quốc tế đầu tiên về lĩnh vực y tế công cộng này. Một cuộc họp của
nhóm hoạt động liên chính phủ về công ước khung về kiểm soát thuốc lá ngày
31/5/2005 đã quyết định sẽ tổ chức hội nghị các bên của công ước khung về

kiểm soát thuốc lá lần thứ nhất vào tháng 2/2006 tại Geneva (Thụy sỹ) [33].
1.4.2. Hoạt đông phòng chống tác hại thuốc lá ở Lào.
Tại Lào, ngày 23/3/2006, Bộ Y tế Lào và Uỷ ban điều phối liên Bộ về
kiểm soát thuốc lá đã ra quyết định về in ấn Y tế cảnh báo về gói thuốc lá
và họp xác định nguyên tắc, quy định và biện pháp kiểm soát và kiểm tra in
các cảnh báo sức khoẻ trên bao bì thuốc lá và thùng hộp và cung cấp thông tin
y tế và khoa học về hút thuốc lá và phơi nhiễm khói thuốc lá.
Ngày 21/9/2006, Đại học Quốc gia Lào đã có quyết định số 3174/ĐHQG
về chỉ định " Khu vực không hút thuốc lá " của Đại học Quốc gia: chỉ định
"khu vực không khói thuốc" ở tất cả các khoa, cao đẳng, văn phòng, thư viện,
trung tâm giáo dục và các bộ phận khác thuộc thẩm quyền của Đại học Quốc
gia Lào.


19

Ngày 21/3/2007, Bộ Y tế Lào đã ra quyết định dến trưởng phòng, giám
đốc, viện, trung tâm y tế, bệnh viện, trường học, nhà máy, Sở y tế thủ đô
Viêng Chăn, bệnh viện tỉnh Viêng Chăn, văn phòng, đơn vị y tế huyện, và tất
cả các đơn vị y tế trong cả nước “Chính sách không có khói thuốc trong các
lĩnh vực y tế”.
Ngày 26/11/2009, Quốc hội Quốc gia Lào đã có luật về kiểm toán thuốc
lá (số: 07/QHL), mục tiêu luật này quy định nguyên tắc, quy tắc và biện pháp
đối với sản phẩm thuốc lá, kiểm soát, quản lý, giám sát, kiểm tra sản xuất,
nhập khẩu, phân phối, và quảng cáo để bảo vệ sức khoẻ của dân chúng chống
lại tác động bất lợi của thuốc lám nhằm giảm việc sử dụng thuốc lá và không
cần thiết chi tiêu, bảo vệ môi trường và góp phần bảo vệ và sự phát triển của
đất nước và việc kiểm soát thuốc lá.
Ngày 16/12/2009, chính phủ Lào đã có quyết định: luật về kiểm soát
thuốc lá (số: 160) luật này quy định nguyên tắc, quy tắc và biện pháp đối với

sản phẩm thuốc lá kiểm soát, quản lý, giám sát, kiểm tra sản xuất, nhập khẩu,
phân phối và quảng cáo để bảo vệ sức khoẻ của dân chúng chống lại tác động
bất lợi của thuốc lá, nhằm giảm việc sử dụng thuốc lá không cần thiết [56].
Ngày 23/9/2010, Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Lào cũng đã làm quy
định các thông báo cảnh báo y tế được in trên bao bì cho sản phẩm thuốc lá.
Mục đích nghị định quy định nguyên tắc, quy định, biện pháp kiểm soát, theo
dõi và kiểm tra nhãn cảnh báo sức khoẻ được in trên bao bì cho sản phẩm
thuốc lá. Nội dung của những lời cảnh báo này chỉ ra những nguy hiểm đối
với sức khoẻ của sản phẩm thuốc lá.
Ngày 24/3/2013, chình phủ nghị định quản lý thống thuê.Mục tiêu nghị
định này quy định nguyên tắc, quy định về việc thành lập, quản lý, sử dụng và
kiểm soát quỹ kiểm soát thuốc lá để huy động vốn từ địa phương và các cơ
quan quốc tế sẽ được sử dụng cho công việc kiểm soát thuốc lá nhằm mục


20

đích thúc đẩy sức khoẻ của người Lào, góp phần bảo vệ và phát triển của đất
nước[41].
Ngày 23/3/2016, Bộ y tế Lào đã hợp đồng quản lý luật kiểm soát thuốc
lá (số: 1067/BYT) có mục đích để mở rộng nội dung của các điều 33, 34, 37,
38, và 48 của Đạo luật kiểm soát thuốc lá, số 07/NA (Quốc hội), ngày 26
tháng 11 năm 2009, thiết lập các ngày có hiệu lực đối với việc tạo ra không có
khói thuốc, in nhãn cảnh báo sức khoẻ trên bao bì nguyên liệu cho sản phẩm
thuốc lá, và cấm quảng cáo các sản phẩm thuốc lá để đạt được sự đồng bộ
trong cả nước [56].


21


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Thời gian.



Nghiên cứu được thực hiện từ 1/2018 đến 6/2019.
Thời gian thu thập số liệu được thực hiện vào tháng 11 và tháng 12 năm
2018.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.
Tỉnh Hua Phăn là một trong 18 tỉnh của Lào, nằm ở vùng núi cao, phía
Đông Bắc bộ của Lào.Tỉnh Hua Phăn có 10 huyện (Huyện Xăm Nưa, Huyện
Viêng Xay, Săm Tay, huyện Con, Sộp Bâu, Xiêng Khó, huyện Ét, Hua
Mường, Hiểm, và huyện Són) có diện tích 16.500 km 2 với dân số 300.717
người, trong đó 147.584 là nữ. Miền Đông giáp tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam),
miền Bắc giáp tỉnh Sơn La (Việt Nam), miền Nam giáp tỉnh Xiêng Khoảng
(Lào) và miền Tây giáp tỉnh Luông Phra Bang (Lào) [57]. Nghiên cứu được
thực hiện tại bệnh viện tỉnh Hua Phăn. Bệnh viện tỉnh Hua Phăn là một bệnh
viện lớn nhất nằm ở thành thị Săm Nua, có 80 giường, bệnh viện có 116 cán
bộ làm việc, trong đó có 66 bác sĩ, 44 y tá và cán bộ văn phòng. Khoa Sản là
một trong 15 khoa của bệnh viện. Khoa có 16 cán bộ, gồm 8 bác sĩ và 8 y tá
làm việc từ thứ hai đến thứ sáu. Hàng ngày, có khoảng 15-20 phụ nữ mang
thai đến khám [58].


22


Hình 2.1: Bản đồ của nước Lào và bản đồ tỉnh Hua Phăn (Lào).
2.2. Đối tượng nghiên cứu.
Phụ nữ mang thai đến khám thai hoặc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản tại Khoa Sản, bệnh viện tỉnh Hua Phăn, Lào.
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.
Phụ nữ mang thai và hiện tại không hút thuốc lá (từ lúc mang thai đến
lúc được phỏng vấn) đến khám thai hoặc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản tại Khoa Sản bệnh viện tỉnh Hua Phăn, Lào trong tháng 11 và tháng
12 năm 2018.
-

Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

- Có khả năng nghe, hiểu và trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ.
Không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc không hợp tác trong quá trình
nghiên cứu.
Không đủ khả năng nhận thức để trả lời các câu hỏi phỏng vấn.


23

2.3. Thiết kế nghiên cứu.
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu.
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính toán theo công thức tính cỡ mẫu cho ước
tính 1 tỷ lệ trong quần thể:
n= z

2

1-α/2

1-p
---------ε 2p

Trong đó:
n: cỡ mẫu
Z1-α/2 = 1,96 (với mức ý nghĩa:

α

= 5%)

ε: Độ chính xác tương đối = 0,1%
p: Tỷ lệ phụ nữ mang thai HTL thụ động ước tính = 50 % [28].
Thay vào công thức, tính được cỡ mẫu = (1,96)2x(1-0.50)/(0,1)2x0,50= 385
2.5. Chọn mẫu.
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được áp dụng. Tất cả các phụ nữ
mang thai đến khám hoặc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại
Khoa Sản bệnh viện tỉnh Hua Phăn, Lào trong tháng 11 và 12 năm 2018 và đủ
điều kiện tham gia nghiên cứu sẽ được mời tham gia vào nghiên cứu đến khi
đủ cỡ mẫu thì dừng lại.
2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.
Các biến số được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:
2.6.1. Nhóm biến số chung
-

Tuổi.
Nghề nghiệp.
Trình độ học vấn.

Dân tộc.


24

-

Tôn giáo.
Tình trạng hôn nhân.
Nơi ở hiện tại.
Thu nhập trung bình.
Số con đang có.

2.6.2. Hành vi hút thuốc lá thụ động của phụ nữ mang thai
-

Hút thuốc lá chủ động.
Hút thuốc lá thụ động
Mức độ thường xuyên hút thuốc lá thụ động.
Hoàn cảnh hút thuốc lá thụ động: địa điểm, người hút thuốc chủ động.

2.6.3. Kiến thức về phòng chống tác hại của hút thuốc lá thụ động với phụ
nữ mang thai
-

-

-

Kiến thức về tác hại hút thuốc lá thụ động với phụ nữ mang thai:

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ được sinh ra
Kiến thức về phòng, chống tác hại hút thuốc lá thụ động với phụ nữ
mang thai:
+ Luật phòng chống tác hại thuốc lá
+ Cấm hút thuốc lá nơi cộng cộng
+ Quyền lên tiếng để không bị hút thuốc lá thụ động
Tiếp cận thông tin:
+ Nguồn cung cấp các thông tin (kênh truyền thông đại chúng, kênh
truyền thông trực tiếp);
+ Tần suất tiếp cận thông tin (hàng ngày, hàng tuần).

2.6.4. Thái độ về phòng chống hút thuốc lá thụ động
-

Thái độ khi nhìn thấy người hút thuốc trong nhà;
Thái độ khi nhìn thấy người hút thuốc tại các địa điểm công cộng như
nhà hàng, bệnh viện...

2.6.5. Thực hành về phòng chống hút thuốc lá thụ động.
-

Thực hành khi nhìn thấy người hút thuốc trong nhà;
Thực hành khi nhìn thấy người hút thuốc tại các địa điểm công cộng
như nhà hàng, bệnh viện...


25


2.7. Phương pháp đánh giá
2.7.1. Đánh giá kiến thức đúng
- Mỗi ý trả lời đúng được tính 1 điểm. Điểm kiến thức tối đa được tính
bẳng tổng số ý đúng cho phần câu hỏi về kiến thức.
- Các câu hỏi về kiến thức được xây dựng dựa trên các tài liệu tham khảo
về tác hại của thuốc lá với sức khỏe của bà mẹ mang thai và thai nhi [21],[41].
2.7.2. Mô tả thái độ và thực hành
- Mỗi câu hỏi về thái độ được đánh giá bằng thang điểm 5 mức độ từ rất
không ủng hộ; không ủng hộ, bình thường, ủng hộ và rất ủng hộ:
- Các câu hỏi về thực hành liên quan đến những thực hành mà đối tượng
nghiên cứu đã thực hiện để phòng, chống tác hại của hút thuốc lá thụ động.
Các câu hỏi về thái độ và thực hành về phòng chống tác hại của hút
thuốc lá thụ động được xây dựng dựa trên một số điều quy định trong luật
phòng, chống tác hại thuốc lá của Lào về hút thuốc lá thụ động gồm điều 25:
“chỉ được hút thuốc trong các khu vực được phép” và “Tôn trọng quyền của
người không hút thuốc và những người bên cạnh”; điều 30 về trách nhiệm của
các cá nhân bao gồm: Tất cả công dân Lào trong đó bao gồm thanh thiếu niên,
thanh niên, học sinh và sinh viên phải tránh xa thuốc lá và không hút thuốc.
Cha mẹ, người giám hộ và giáo viên - nhà nghiên cứu phải là những mô hình
giữ vai trò tránh xa thuốc lá và phải tư vấn cho con của họ, học sinh và sinh
viên không hút thuốc lá và những thứ sau sẽ làm theo lời khuyên đó [58].
2.8. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin.
2.8.1. Công cụ thu thập thông tin.
Công cụ thu thập thông tin là bộ câu hỏi bán cấu trúc được phát triển sau khi
đã tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước. Bộ công cụ gồm 5 phần:
+ Phần I: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.
+ Phần II: Hành vi hút thuốc lá thụ động của phụ nữ mang thai



×