Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

TÌNH TRạNG DINH DƯỡNG và THÓI QUEN ăn UốNG của BệNH NHÂN BệNH PHổI tắc NGHẽN mạn TÍNH tại BệNH VIệN BạCH MAI năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.08 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

----***----

NGUYỄN TRẦN THỊ LINH

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ THÓI QUEN ĂN UỐNG CỦA
BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI
BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2014 - 2018

Hà Nội - 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

----***----

BỘ Y TẾ


NGUYỄN TRẦN THỊ LINH

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ THÓI QUEN ĂN UỐNG CỦA
BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI
BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2017


Ngành đào tạo : Cử nhân dinh dưỡng
Mã ngành

: 52720303

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2014 - 2018

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.TRẦN THỊ PHÚC NGUYỆT
Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Y Hà Nội, Viện đào
tạo Y Học Dự Phòng và Y Tế Công Cộng, Phòng đào tạo đại học, Phòng công tác
chính trị học sinh - sinh viên, Quý thầy cô trong các bộ môn toàn trường đã tận tình
giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học Y
Hà Nội.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Thầy Cô giáo trong bộ môn
Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm trường đại học Y Hà Nội, TS.Vũ Thị Thanh
công tác tại Trung tâm Dinh dưỡng bệnh viện Bạch Mai, các Thầy Cô, bác sĩ, các
anh chị ở Trung Tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS.Trần Thị Phúc Nguyệt, người đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn, lòng biết ơn sâu sắc tới các bệnh nhân tại Trung
Tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai đã giúp tôi hoàn thành khóa luận; những người
bạn, người thân và gia đình đã ủng hộ, động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong

những lúc khó khăn để hoàn thiện khóa luận này.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Trần Thị Linh


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà Nội.
- Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
- Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm.
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Bạch Mai năm 2017” này
là do tôi thực hiện. Các kết quả, số liệu trong khóa luận đều có thật và chưa được
đăng tải trên tài liệu khoa học nào.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Trần Thị Linh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

Body mass index (Chỉ số khối cơ thể)

BPTNMT

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính


CHO

Carbohydrate

COPD

Chronic Obstructive Pulmonary Disease
(Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)

FEV1

Forced Expired Volume in one second
(thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu tiên)

FVC

Forced Volume Capacity
(thể tích khí thở ra tối đa khi gắng sức)

GOLD

Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease

HPPQ

Hồi phục phế quản

REE

Restiny Energy Expenditure (tiêu hao năng lượng nghỉ ngơi)


SDD

Suy dinh dưỡng

SGA

Subject Global Assessment (đánh giá tổng thể chủ quan)

TTDD

Tình trạng dinh dưỡng

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế Giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................3
1.1. Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...................................................3
1.1.1. Về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính..............................................................3
1.1.2. Tình hình dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.................................4
1.2. Tổng quan về tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT....................5
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về TTDD của bệnh nhân BPTNMT.......................5
1.2.2. Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân
BPTNMT............................................................................................................6
1.2.3. Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT..............................6
1.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT.................................7

1.3.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số khối cơ thể BMI..................8
1.3.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp tổng thể chủ quan
SGA.................................................................................................................... 8
1.3.3. Điều tra thói quen ăn uống và tần suất tiêu thụ lương thực thực phẩm.....9
1.4. Vai trò của dinh dưỡng trong phòng và điều trị bệnh BPTNMT....................10
1.4.1. Vai trò của các chất dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT.........................10
1.4.2. Về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân BPTNMT....................................12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................14
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................14
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................14
2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................14
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................14
2.3.2. Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu.....................................................................14
2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu..................................................................15
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu và các chỉ tiêu đánh giá.........................................16
2.6. Sai số và cách khắc phục sai số.....................................................................17
2.7. Quản lý và xử lý số liệu.................................................................................18
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu.............................................................................18


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................19
3.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân BPTNMT...................................................19
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân BPTNMT..........................................20
3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân BPTNMT theo chỉ số BMI.........20
3.2.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân BPTNMT theo phương pháp tổng
thể chủ quan SGA.............................................................................................20
3.2.3. Tình trạng dinh dưỡng và nhóm tuổi của bệnh nhân BPTNMT..............21
3.2.4. Mối liên quan giữa chỉ số nhân trắc và SGA của bệnh nhân BPTNMT. .21
3.3. Thói quen ăn uống ở bệnh nhân BPTNMT...................................................22
3.3.1. Thói quen ăn uống chung của bệnh nhân BPTNMT...............................22

3.3.2. Cách ăn uống của bệnh nhân BPTNMT..................................................23
3.3.3. Sở thích ăn uống và chế biến thực phẩm của bệnh nhân BPTNMT........24
3.4. Tần xuất tiêu thụ một số loại lương thực thực phẩm của bệnh nhân BPTNMT
trong một tháng qua.............................................................................................25
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.....................................................................................30
4.1. Tuổi và giới của bệnh nhân BPTNMT..........................................................30
4.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân BPTNMT tại bệnh viên Bạch Mai năm
2017..................................................................................................................... 30
4.3. Một số thói quen ăn uống của bệnh nhân BPTNMT tại bệnh viện Bạch Mai
năm 2017.............................................................................................................. 34
4.4. Tần suất tiêu thụ một số loại lương thực thực phẩm của bệnh nhân BPTNMT
trong một tháng qua.............................................................................................37
KẾT LUẬN............................................................................................................41
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân BPTNMT.............................................19
Bảng 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân BPTNMT theo SGA....................20
Bảng 3.3. Tình trạng dinh dưỡng và nhóm tuổi của bệnh nhân BPTNMT..............21
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa chỉ số nhân trắc và SGA ở bệnh nhân BPTNMT......21
Bảng 3.5. Một số thói quen ăn uống chung của bệnh nhân BPTNMT.....................22
Bảng 3.6. Cách ăn uống của bệnh nhân BPTNMT..................................................23
Bảng 3.7. Một số sở thích ăn uống và chế biến thực phẩm của bệnh nhân
BPTNMT...............................................................................................24
Bảng 3.8. Tần xuất tiêu thực phẩm giàu chất chống oxy hóa của bệnh nhân
BPTNMT...............................................................................................25
Bảng 3.9. Tần suất tiêu thụ nhóm sữa và chế phẩm của sữa của bệnh nhân

BPTNMT...............................................................................................26
Bảng 3.10. Tần suất tiêu thụ nhóm ngũ cốc tinh chế của, đồ ngọt, đồ uống của bệnh
nhân BPTNMT.......................................................................................28
Bảng 3.11. Tần suất tiêu thụ nhóm thịt đỏ, đồ hộp, đồ ăn nhanh, đồ muối của bệnh
nhân BPTNMT.......................................................................................29


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân BPTNMT theo BMI................20
Biểu đồ 3.2. Thực trạng tiêu thụ các loại sữa ở bệnh nhân BPTNMT.....................27

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính..................................................3
Hình 1.2. Sơ đồ nguyên nhân suy dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT.....................7


10

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh phổ biến dự phòng và điều trị
được, đặc trưng bởi sự hiện diện của triệu chứng hô hấp và giới hạn dòng khí do
đường dẫn khí và/hoặc bất thường ở phế nang do thường tiếp xúc với các hạt và khí
độc hại [1].
Trên toàn thế giới, BPTNMT đang là một bệnh nhận được nhiều sự quan tâm,
vì tỷ lệ hiện mắc, bệnh suất và tử vong cao tạo ra những thách thức lớn cho các hệ
thống chăm sóc sức khoẻ [2], [3]. Theo báo cáo Nghiên cứu Bệnh tật Toàn cầu, số
ca hiện nhiễm là 251 triệu ca BPTNMT trên toàn cầu vào năm 2016 [4]. Gánh nặng
Bệnh tật Toàn cầu năm 2010 xác định từ năm 1990 đến năm 2010, bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính (COPD) chuyển từ nguyên nhân tử vong thứ tư lên thứ ba trên toàn
thế giới [2]. Uớc tính có 3,17 triệu người chết do căn bệnh này vào năm 2015 (tức

là, 5% số ca tử vong trên toàn cầu trong năm đó). Hơn 90% ca tử vong do
BPTNMT xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình [4].
Nguyên nhân chính của BPTNMT là tiếp xúc với khói thuốc lá (hút thuốc lá
hoặc hít phải khói thuốc). Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm ô nhiễm không khí
trong nhà và ngoài trời, bụi và khói lao động. BPTNMT có thể sẽ tăng lên trong
những năm tới do tỷ lệ hút thuốc cao hơn và số người già ở nhiều nước [4].
Suy dinh dưỡng là vấn đề thường gặp ở những bệnh nhân BPTNMT, tỷ lệ suy
dinh dưỡng ở bệnh nhân ngoại trú dao động từ 22% đến 24%, và thay đổi từ 34%
đến 50% ở bệnh nhân nhập viện vì COPD [5]. Nghiên cứu của García-Rio và cộng
sự (2014) đánh giá trên 3797 bệnh nhân BPTNMT, tỷ lệ thiếu năng lượng trường
diễn (BMI <18,5 kg/m2) chiếm 16% [6]. Tỷ lệ tử vong được cho là tăng ở cả bệnh
nhân thiếu cân và cân nặng bình thường so với bệnh nhân thừa cân và béo phì cùng
với đó là gánh nặng cho ngành y tế [7].
Tại Việt Nam, BPTNMT là căn nguyên hàng đầu chiếm 25% - 26% tổng số
các bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai [8]. Và một


11

nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai cho thấy có đến 69,3% bệnh nhân BPTNMT bị
thiếu năng lượng trường diễn [9].
Có bằng chứng đã được chứng minh về việc bổ sung chất dinh dưỡng thúc đẩy
sự tăng cân đáng kể ở những bệnh nhân BPTNMT, đặc biệt nếu bệnh nhân bị suy
dinh dưỡng; ngoài ra, có sự cải thiện đáng kể sức mạnh cơ hô hấp ở những bệnh
nhân suy dinh dưỡng [10]. Trên thế giới cũng như Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu
về tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT. Tuy nhiên
những nghiên cứu về thói quen ăn uống ở đối tượng này vẫn chưa có nhiều. Vì vậy
để xây dựng các biện pháp can thiệp dinh dưỡng phù hợp, chúng tôi thực hiên
nghiên cứu đề tài:
“Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bệnh nhân bệnh phổi tắc

nghẽn mạn tính tại bệnh viện Bạch Mai năm 2017”. Với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính tại bệnh viện Bạch Mai năm 2017.
2. Mô tả một số thói quen ăn uống của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính tại bệnh viện Bạch Mai năm 2017.


12

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.1.1. Về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Theo Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (GOLD)
2017: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease COPD) là bệnh phổ biến dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi sự hiện diện của
triệu chứng hô hấp và giới hạn dòng khí do đường dẫn khí và/hoặc bất thường ở phế
nang do thường tiếp xúc với các hạt và khí độc hại [1].
Chẩn đoán: [11]

Triệu chứngKhó thởHo mạn
tínhCó đờm

Phơi nhiễm với các yếu tố nguy
cơThuốc láNghề nghiệpÔ nhiễm
trong nhà/ngoài

Hình 1.1: Chẩn đoán COPD
Đo chức năng phổi:FEV1/FVC < 70% sau
test HPPQ(chẩn đoán xác định)



13

Hình 1.1. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.1.2. Tình hình dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.1.2.1. Tình hình dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên thế giới
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một nguyên nhân chính gây nên
bệnh tật và tử vong. Theo WHO năm 2002 BPTNMT là nguyên nhân thứ năm gây
tử vong, hơn 3 triệu người chết vì căn bệnh này vào năm 2005, tương đương với 5%
số ca tử vong trên toàn cầu. Ước lượng cho thấy đến năm 2030 BPTNMT trở thành
nguyên nhân tử vong hàng thứ ba trên toàn thế giới [12].
Ở Liên minh châu Âu, BPTNMT và hen suyễn cùng với chứng viêm phổi là
nguyên nhân thứ ba gây tử vong. Ở Bắc Mỹ, COPD là nguyên nhân tử vong hàng
thứ tư, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ hiện nhiễm đang gia tăng [13]. Tại Hoa Kỳ, hơn
120000 trường hợp tử vong vì BPTNMT vào năm 2004 và là nguyên nhân gây tử
vong duy nhất trong 5 năm đầu đã tăng lên kể từ năm 1990, ước tính tỷ lệ hiện
nhiễm bệnh ở Hoa Kỳ từ 10 đến 16 triệu người lớn [14].
Theo một nghiên cứu của Hội đồng châu Á Thái Bình Dương năm 2000, tỷ lệ
hiện nhiễm chung của 12 quốc gia trên khu vực châu Á Thái Bình Dương là 6,3%.
Tỷ lệ này dao động thấp nhất là 3,5% tại Hồng Kông, Singapore; 6,3% tại
Philippines; 6,5% tại Trung quốc và cao nhất là 6,7% tại Việt Nam [15].
1.1.2.2. Tình hình dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Việt Nam
Tại Việt Nam, theo Ngô Quý Châu và cộng sự (2005) nghiên cứu tỷ lệ mắc
BPTNMT trong dân cư một số tỉnh phía Bắc cho thấy tỉ lệ mắc chung ở cả 2 giới là
5,1%, trong đó tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới là 6,7% và ở nữ giới là 3,3%. Báo cáo của
Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự trong Hội nghị Lao và Bệnh phổi tháng 6 năm 2009 cho
biết tỉ lệ BPTNMT trong cộng đồng dân cư Việt Nam từ 40 tuổi trở lên là 4,2%
[16].
Một nghiên cứu thực hiện trên 25000 người lớn từ 15 tuổi trở lên tại 70 điểm
thuộc 48 tỉnh thành phố cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT chung toàn quốc ở tất cả các

lứa tuổi nghiên cứu là 2,2%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 3,4% và nữ giới là 1,1%.


14

Trong cộng đồng dân cư từ 40 tuổi trở lên, miền Bắc tỷ lệ mắc COPD là cao nhất là
5,7% so với miền Trung là 4,6% và miền Nam là 1,9% [17].
1.2. Tổng quan về tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về TTDD của bệnh nhân BPTNMT
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu BPTNMT trên thế giới
Gupta và cộng sự (2010): nghiên cứu trong số 106 bệnh nhân nhập viện vì
COPD tại Ấn Độ, theo điểm SGA có 83% bệnh nhân có nguy cơ SDD, trong đó có
59,5% bệnh nhân có nguy cơ SDD mức độ nhẹ và vừa ; 23,5% bệnh nhân có nguy
cơ SDD mức độ nặng [18]. Nghiên cứu của Lim Uk Jeong và cộng sự (2017) trong
1462 bệnh nhân tuổi từ 40 trở lên tại Hàn Quốc, tỷ lệ suy dinh dưỡng BMI theo
WHO (< 18,5%) là 10,7% [19]. Một nghiên cứu tiền cứu đại diện toàn quốc của
220000 người đàn ông ở Trung Quốc về chỉ số cơ thể và tử vong do tắc nghẽn phổi
mãn tính, kết quả 17,6% bệnh nhân có suy dinh dưỡng (BMI <18,5) và BMI thấp có
liên quan đến tỷ lệ tử vong do COPD ở những người đàn ông trưởng thành Trung
Quốc [20]. Dhakal và cộng sự (2015) đã tiến hành nghiên cứu trên 100 bệnh nhân
cấp cứu và khám bệnh bị COPD có tới 48% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng (BMI<
18,5) [21].
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu BPTNMT tại Việt Nam
Nguyễn Quang Minh và Lê Thị Kim Nhung (2011), đánh giá tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân BPTNMT người lớn tuổi (>60 tuổi) cho thấy nhóm thiếu cân
(BMI< 18,5) chiếm 35,65% [22]. Nghiên cứu của Lê Thị Diễm Tuyết (2014) trên
bệnh nhân BPTNMT tại Bệnh viện Bạch Mai cho tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng
theo BMI, chỉ số chu vi vòng cách tay (MAC- mid-arm circumference), SGA lần
lượt là 69,3%, 48,1%, 92% [9]. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên 96 bệnh nhân
BPTNMT đợt cấp tại khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai của Nguyễn Đức

Long (2014) cho kết quả, BMI< 18,5 là 67,7% và 89,6% bệnh nhân có nguy cơ
SDD theo SGA [23]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huế (2015) có 66% đối tượng
thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5) [24], Đỗ Thị Lương (2015) cho kết quả


15

tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ SDD theo SGA và thiếu năng lượng trường diễn theo
BMI lần lượt là 26,7% và 25,6 % [25]. Nguyễn Thị Hồng Tiến (2016) đánh giá tình
trạng dinh dưỡng bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang điều trị tại Trung
tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai cho thấy có 67,7% đối tượng có nguy cơ suy dinh
dưỡng; 54,6% đối tượng thiếu năng lượng trường diễn [26].
1.2.2. Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân
BPTNMT
Theo World Health Organization (WHO): suy dinh dưỡng là tình trạng mất
cân bằng giữa việc cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng với nhu cầu của cơ
thể để đảm bảo tăng trưởng và duy trì các hoạt động sinh tồn của cơ thể con người
[27].
Có tài liệu cho thấy suy dinh dưỡng liên quan đến tỷ lệ tử vong cao ở bệnh
nhân COPD, từ 33% khi bắt đầu quá trình giảm cân đến 51% sau 5 năm [5].
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD được cho là phụ thuộc vào mức độ
nghiêm trọng của bệnh. Trong thử nghiệm Thí nghiệm Tốc độ Thở Kháng (IPPB)
(Intermittent Positive - Pressure Breathing), 24% bệnh nhân bị thiếu cân. Trong số
những bệnh nhân với %FEV1 dưới 35% có 50% người bị suy dinh dưỡng và tỷ lệ
tử vong tăng lên ở những người này. Do đó, mức độ nghiêm trọng của tắc nghẽn
đường thở làm tăng nguy cơ thiếu dinh dưỡng [28].
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỷ lệ sống sót của bệnh nhân COPD có liên
quan đến chỉ số BMI. Landbo và các đồng nghiệp đã nghiên cứu một nhóm gồm
2132 bệnh nhân bị COPD, họ thấy tăng tử vong ở những bệnh nhân có chỉ số BMI
thấp so với những người có trọng lượng bình thường [29]. Annemie thấy rằng chỉ số

BMI thấp là yếu tố dự báo độc lập đáng kể về tỷ lệ tử vong tăng lên ở 400 bệnh
nhân COPD [30].
1.2.3. Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT
Sự suy giảm năng lượng ăn vào do giảm khẩu phần ăn uống bởi lý do giảm sự
thèm ăn, giảm hoạt động thể chất, xu hướng trầm cảm hoặc có thể là khó thở khi ăn.


16

Thứ hai, tăng tiêu hao năng lượng do tăng việc hít thở cũng có thể là nguyên
nhân của tình trạng thiếu dinh dưỡng. Tiêu hao năng lượng nghỉ ngơi (REE) tăng ở
bệnh nhân COPD và tăng REE đã được chứng minh ở những bệnh nhân COPD nhẹ.
Là nguyên nhân chính yếu thứ ba của suy dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD,
các tác động của các yếu tố nhân tạo như các cytokine viêm (interleukin (IL) -6, IL8, yếu tố hoại tử khối u (TNF) -α, và chemokines), adipokine, và các hooc môn về
dinh dưỡng đã được chỉ ra [31].

Hình 1.2. Sơ đồ nguyên nhân suy dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT
1.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) được định nghĩa là tập hợp các đặc điểm chức
phận, cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất
dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức
ăn ăn vào và tình trạng sức khỏe, khi cơ thể thiếu hoặc thừa dinh dưỡng là thể hiện
có vấn đề về sức khỏe hoặc vấn đề về dinh dưỡng [32].


17

1.3.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số khối cơ thể BMI
Chỉ số Quetelet được nhà toán học, nhà thiên văn học và thống kê người Bỉ

Adolphe Quetelet (1796-1874) mô tả năm 1832 và được gọi là Chỉ số khối cơ thể
năm 1972 bởi Ancel Keys (1904-2004) [33].
Chỉ số khối cơ thể được khuyến cáo bởi Tổ chức National Heart Lung and
Blood Institute và được định nghĩa: chỉ số khối cơ thể (Body mass index - BMI) là
một chỉ số đơn giản về trọng lượng - chiều cao được sử dụng để phân loại thừa cân
và béo phì ở người lớn. Nó được định nghĩa là trọng lượng của một người bằng
kilogam chia cho bình phương chiều cao của nó tính theo mét (kg/m2) [34].
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, an toàn có thể dùng trong mọi điều
kiện, cho thông tin về tình trạng dinh dưỡng trong một khoảng thời gian dài trước
đó [32].
 Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI
BMI đã được phân loại thành bốn nhóm theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
thiếu cân (<18,5 kg/m 2), trọng lượng bình thường (18,5-24,9 kg/m 2), thừa cân (2529,9 kg/m2), và béo phì (≥30 kg/m2) [34]. Đã có những tranh cãi khi áp dụng các
tiêu chuẩn quốc tế về béo phì cho một số dân châu Á [35]. Vào năm 2014 những
chuyên gia của WHO đã giải quyết vấn đề giải thích các điểm cắt chỉ số khối cơ thể
(BMI) được đề nghị để xác định thừa cân và béo phì ở quần thể châu Á, và xem xét
liệu các điểm cắt cụ thể cho BMI có cần thiết hay không và được kết luận rằng các
điểm cắt BMI của WHO nên được giữ lại như là phân loại quốc tế [27].
Phân loại tình trạng dinh dưỡng BMI cho người trưởng thành theo WHO (2014):
+ BMI 25 kg/m2

: Thừa cân và béo phì

+ BMI: 18,5 - 24,9 kg/m2: Bình thường
+ BMI 18,5 kg/m2 : Thiếu năng lượng trường diễn
1.3.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp tổng thể chủ quan
SGA
SGA do Detsky và cộng sự xây dựng những năm 1980, là công cụ duy nhất
được Hiệp hội dinh dưỡng đường miệng và đường tĩnh mạch của Mỹ (ASPEN)



18

khuyến cáo sử dụng. SGA thường được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng
của bệnh nhân lúc nhập viện trong vòng 48h. Đây là công cụ đánh giá nhẹ nhàng,
không tốn kém, nhạy, tin cậy, và đặc hiệu; được sử dụng rộng rãi trong nhiều bệnh,
nhiều loại hình chăm sóc y tế, kể cả bệnh nhi [36].
SGA (Subject Global Assessment) là một kỹ thuật kết hợp dữ liệu từ các
khía cạnh chủ quan và khách quan [37]. SGA có 2 phần đánh giá:
Phần 1: Kiểm tra bệnh sử (thay đổi cân nặng, khả năng ăn uống, các triệu chứng
tiêu hóa, và những thay đổi chức năng vận động)
Phần 2: Kiểm tra lâm sàng (mất lớp mỡ dưới da, teo cơ, phù mắt cá chân và cổ
chướng)
 Cách tính điểm SGA
 Phương pháp SGA không phải tính điểm bằng số.
 Điểm nguy cơ dinh dưỡng tổng thể không dựa vào mối nguy cơ riêng lẻ.
 Không nên sử dụng hệ thống tính điểm cứng nhắc dựa trên các tiêu chuẩn cụ
thể.
 Hầu hết tính điểm từ
 Phần 1: Sụt cân, khẩu phần ăn.
 Phần 2: Giảm khối cơ, giảm dự trữ mỡ.
 Mức đánh giá SGA
 Mức A: không có nguy cơ suy dinh dưỡng.
 Mức B: nguy cơ SDD mức độ nhẹ và vừa.
 Mức C: nguy cơ SDD mức độ nặng.
1.3.3. Điều tra thói quen ăn uống và tần suất tiêu thụ lương thực thực phẩm
 Điều tra thói quen ăn uống
Thuật ngữ thói quen ăn uống nói đến lý do tại sao và cách thức người ta ăn,
loại thức ăn họ ăn và cùng ăn với ai, cũng như cách mà mọi người có, tích trữ, sử
dụng và loại bỏ thực phẩm. Các yếu tố cá nhân, xã hội, văn hoá, tôn giáo, kinh tế,

môi trường và chính trị đều ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của người dân [38].


19

Ưu điểm của phương pháp là nhanh, rẻ, dễ hỏi, đối tượng dễ dàng chấp nhận
và trả lời, biết được mối liên quan giữa các thói quen ăn uống của đối tượng với
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
 Điều tra tần suất tiêu thụ lương thực thực phẩm
Phương pháp điều tra tần suất tiêu thụ lương thực thực phẩm sử dụng để thu
thập các thông tin về chất lượng khẩu phần, đưa ra một “bức tranh” về bữa ăn của
đối tượng. Nó không cung cấp số liệu về số lượng thực phẩm cũng như các chất
dinh dưỡng được sử dụng. Phương pháp này cho biết những thức ăn phổ biến nhất,
thức ăn có số lần sử dụng cao nhất hay ít nhất hoặc không bao giờ ăn [32].
Phương pháp này có ưu điểm nhanh, rẻ, thuận tiện, dễ hỏi, biết được thói quen
sử dụng thực phẩm thường xuyên và không thường xuyên của đối tượng, sự phù
hợp và không phù hợp trong việc sử dụng các thực phẩm với bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp chỉ cho biết tần suất, không tính
được khẩu phần ăn của đối tượng, mang ý nghĩa định tính hơn là định lượng.
1.4. Vai trò của dinh dưỡng trong phòng và điều trị bệnh BPTNMT
1.4.1. Vai trò của các chất dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT
Với mục đích cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT, các
nỗ lực nhằm khuyến khích việc ăn các thực phẩm có hàm lượng calo cao, trái cây,
rau quả, các chất dinh dưỡng như vitamin, axit amin và axit béo chưa bão hòa.
Người ta đã báo cáo rằng những liệu pháp bổ sung dinh dưỡng này có thể không chỉ
cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT mà còn có nhiều tác
dụng có lợi khác như dự phòng sự phát triển, tiến triển, làm trầm trọng thêm
BPTNMT, và ức chế viêm [31].
Nhiều thực phẩm có liên quan đến các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính (COPD) hoặc chức năng phổi. Thực phẩm được tiêu thụ với nhau và các chất

dinh dưỡng có thể tương tác với nhau. Một chế độ ăn nhiều trái cây, rau, cá và các
sản phẩm ngũ cốc có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh BPTNMT trong khi chế độ ăn


20

uống giàu chất xơ tinh chế, thịt khô, thịt đỏ, món tráng miệng và khoai tây chiên đã
được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh BPTNMT ở nam giới Mỹ [39].
 Các chất chống oxy hóa
Các chất dinh dưỡng được khảo sát nhiều nhất liên quan đến ảnh hưởng của
chúng đối với bệnh nhân BPTNMT là các vitamin, đặc biệt với vitamin C,
E, beta - carotene, tất cả đều có tác dụng chống oxy hoá [40], [41],
[42].
Đối với mối quan hệ của lượng vitamin C, E, beta - carotene vào chức năng
phổi, cho thấy chỉ số FEV1 được duy trì tốt ở những người tiêu thụ nhiều các chất
này [41], [42]. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng một chế độ ăn ít chất
chống oxy hoá như beta - carotene, vitamin C và E có thể làm giảm sự phòng vệ tự
nhiên và tăng khả năng bị oxy hóa tấn công và viêm đường hô hấp [43].
Trái cây và rau tươi có chứa một lượng đáng kể vitamin C (ví dụ như bông cải
xanh, rau bina, cà chua và trái cây có múi) và carotenoid (ví dụ như cà rốt, cà chua,
bưởi, đậu, bông cải xanh, cam và xoài) [44]. Các nguồn giàu vitamin E trong chế độ
ăn uống của con người là các sản phẩm dầu như mayonnaise, rau xanh, dầu của các
loại hạt, bơ và trứng [45].
 Acid béo Omega 3
Các axit béo không no đa lượng Omega-3 (PUFA) đã chứng tỏ có tác dụng
kháng viêm và có thể có lợi trong tình trạng viêm mãn tính như COPD và cũng như
ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng [46].
Các nguồn thực phẩm có axit béo omega-3 có tác dụng bảo vệ chức năng phổi
bao gồm như axit eicosapentaenoic có trong cá, đặc biệt là cá béo, trong các dầu
không bão hòa như dầu canola và dầu hạt lanh [47].

 Chất xơ
Tiêu thụ nhiều chất xơ đã được chứng minh chống lại sự phát triển của các
triệu chứng của viêm phế quản mãn tính, độc lập với lượng hoặc các loại thực phẩm
khác hoặc chất dinh dưỡng hoặc các mô hình chế độ ăn uống [48]; không phụ thuộc
vào lượng vitamin và trái cây chống oxy hóa, và sự điều chỉnh chất xơ làm giảm


21

hoặc xóa bỏ sự kết hợp có lợi với các vitamin hoặc trái cây chống oxy hóa [49].
Chất xơ còn có tác dụng làm giảm hấp thu cholesterol và ngăn ngừa táo bón.
Mối liên quan có lợi của chất xơ với chức năng phổi và BPTNMT có thể là do
tính chất chống viêm và/hoặc chất chống oxy hóa của chất xơ. Chất xơ có thể điều
chỉnh tình trạng viêm bằng một số cơ chế bao gồm làm chậm sự hấp thu glucose,
giảm quá trình oxy hóa lipid, hoặc ảnh hưởng đến việc sản xuất các cytokine kháng
viêm sinh ra từ hệ đường ruột [48].
Chất xơ thực phẩm có nhiều trong trái cây, ngũ cốc và rau củ.
Mặc dù các nỗ lực ngăn ngừa BPTNMT thường tập trung vào việc ngừng hút
thuốc nhưng những phát hiện này ủng hộ tầm quan trọng của việc thúc đẩy chế độ
ăn uống lành mạnh trong việc phòng ngừa và giảm mức độ trầm trọng ở những
bệnh nhân COPD.
1.4.2. Về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân BPTNMT
Chia nhiều bữa trong ngày: 5-6 bữa/ngày nếu bệnh nhân có khó thở và ho,
không nên uống nước trước và trong lúc ăn tránh tình trạng đầy bụng, nhanh no và
không ăn được nhiều thức ăn. Thực phẩm nên chế biến nhừ và dễ nhai, tránh tình
trạng gắng sức khi ăn, nên ăn từng miếng nhỏ, nhai chậm và kỹ. Hạn chế dùng đồ
uống có gas, đồ uống có cồn (rượu, bia), các chất kích thích. Cung cấp đầy đủ các
loại vitamin và muối khoáng [16], [50].
Hạn chế chất bột, muối vì liên quan đến việc tăng ho và đờm, chức năng hô
hấp suy giảm, stress oxi hóa và viêm [39].

Khuyến khích một chế độ ăn giàu lipit nhằm cung cấp được đậm độ năng
lượng cao cho cơ thể, làm tăng cân ở những bệnh nhân BPTNMT bị suy dinh
dưỡng. Ngoài ra chức năng phổi ở những bệnh nhân BPTNMT có chế độ ăn được
bổ sung bằng đường ruột hàm lượng chất béo cao và lượng carbohydrates thấp được
cải thiện đáng kể so với bệnh nhân có chế độ ăn uống hàm lượng carbohydrates cao
[51]. Một nghiên cứu kiểm tra tác động của việc ăn uống chất béo cao và
carbohydrate cao (cao-CHO) trên trao đổi khí và thông khí ở bệnh nhân BPTNMT
và những người bình thường, gợi ý rằng chế độ ăn nhiều chất béo có lợi cho bệnh


22

nhân BPTNMT hơn so với nhóm dùng CHO cao, và việc trao đổi khí và sử dụng
năng lượng của bệnh nhân BPTNMT sau chế độ ăn có hàm lượng CHO cao có thể
khác với đối tượng kiểm soát thông thường [52].
Bệnh nhân COPD luôn thiếu và thừa , tình trạng khó thở thường xuyên xảy
ra, gây khó khăn trong việc ăn uống dẫn đến chán ăn vì vậy chế độ ăn uống cần
được chú ý, đặc biệt ở những bệnh nhân này việc hít thở cũng làm tăng tiêu hao
năng lượng.


23

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân BPTNMT hiện đang điều trị tại Trung tâm hô hấp bệnh
viện Bạch Mai.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định BPTNMT (theo GOLD 2017).

- Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân gù vẹo cột sống, tàn tật.
- Bệnh nhân có vấn đề về rối loạn tâm thần, rối loạn trí nhớ.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 11/2017 đến tháng 4/2018.
- Địa điểm: trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2. Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu
Chọn mẫu thuận tiện: chọn bệnh nhân BPTNMT đang điều trị tại Trung tâm
hô hấp bệnh viện Bạch Mai cho đến khi đủ cỡ mẫu.
Cỡ mẫu được tính theo công thức cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ trong quần
thể [53]:
Trong đó:
-: mức ý nghĩa thống kê, lấy . Lấy tương ứng với độ tin cậy 95%. Khi đó
- n: là cỡ mẫu nghiên cứu


24

-= 0,2 sai số tương đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể
- p = 0,55 (tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT theo một nghiên cứu
trước [26])
Thay vào công thức ta được cỡ mẫu n = 79
Dự trù 10% đối tượng bỏ cuộc trong quá trình phỏng vấn, cỡ mẫu cuối cùng là
86 đối tượng.
2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Các biến số trong nghiên cứu được thu thập theo phương pháp nhân trắc học

kết hợp phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn.
2.4.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân BPTNMT
- Tuổi: tuổi dương lịch của bệnh nhân
- Giới: giới tính của bệnh nhân (nam/nữ)
- Kinh tế gia đình: theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg
(nghèo/cận nghèo/bình thường)
- Địa dư: nơi ở thường trú của bệnh nhân
(miền núi/nông thôn/thị trấn, thành thị)
2.4.2. Mục tiêu 1: Đánh giá TTDD của bệnh nhân BPTNMT
- Cân nặng: cân nặng của bệnh nhân (kg)
- Chiều cao: chiều cao của bệnh nhân (cm)
- BMI: bằng cân nặng chia bình phương chiều cao (kg/m2)
- SGA: SGA chia làm 3 mức độ A, B, C
2.4.3. Mục tiêu 2: Mô tả một số thói quen ăn uống của bệnh nhân BPTNMT
- Thói quen ăn uống của đối tượng nghiên cứu: các thói quen ăn uống chung,
cách ăn uống của đối tượng, sở thích ăn uống và chế biến thực phẩm.
- Tần suất tiêu thụ một số loại lương thực thực phẩm của đối tượng nghiên cứu
trong một tháng qua.


25

2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu và các chỉ tiêu đánh giá
2.5.1. Kỹ thuật cân
Sử dụng cân điện tử TANITA có độ chính xác đến 0,1kg. Chỉnh cân về vị trí
số “0”. Khi cân bệnh nhân mặc quần áo mỏng (đồng phục của bệnh nhân), bỏ giày
dép, mũ nón và các vật nặng khác trong người. Bệnh nhân đứng thẳng, cân bằng, 2
bàn chân ở tư thế thẳng đứng, 2 tay buông thõng tự nhiên. Đọc và ghi kết quả với
đơn vị là kg và một số lẻ [32].
2.5.2. Kỹ thuật đo chiều cao

Sử dụng thước đo có đơn vị chia đến milimet. Thước được đóng trên một
mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với mặt đất, tại điểm khi kéo chạm đất thước ở
trạng thái 0,0 cm. Bệnh nhân bỏ giày, dép, mũ, nón, bờm tóc, khan, búi tóc… Đứng
quay lưng vào thước đo, 2 chân sát vào nhau. Đảm bảo 9 điểm chạm: chẩm, 2 vai, 2
mông, 2 bụng chân và 2 gót chân. Trục cơ thể trùng với thước đo, mắt nhìn thẳng, 2
tay buông thõng tự nhiên. Người đo dùng êke vuông áp sát đỉnh đầu, thẳng góc với
thước đo. Đọc và ghi lại kết quả chính xác đến 0,1 cm [32].
2.5.3. Cách đánh giá chỉ số BMI
- Tính chỉ số BMI của bệnh nhân dựa vào cân nặng và chiều cao đo được theo
công thức: BMI = cân nặng/ (chiều cao) 2 (kg/m2)
- Bệnh nhân được phân loại tình trạng dinh dưỡng BMI cho người trưởng
thành theo WHO (2014) [27]:
+ BMI ≥ 25 kg/m2

: Thừa cân và béo phì

+ BMI: 18,5 - 24,9 kg/m2 : Bình thường
+ BMI < 18,5 kg/m2

: Thiếu năng lượng trường diễn

2.5.4. Thu thập phiếu đánh giá SGA
- Lấy phiếu đánh giá SGA được làm theo mẫu của Allan S. Detsky [37]
- Phỏng vấn và đánh giá các mục theo SGA
 Chỉ số gợi ý nhiều đến tính điểm “A” hoặc ít nguy cơ dinh dưỡng
 Cân nặng bình thường hoặc gần đây tăng cân trở lại.
 Khẩu phần ăn bình thường hoặc cải thiện khẩu phần ăn.



×