Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

ĐẶC điểm rối LOẠN NHẬN THỨCTRÊN BỆNH NHÂN rối LOẠN cảm xúc LƯỠNG cực HIỆN tại GIAI đoạn TRẦM cảm điều TRỊ nội TRÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.51 KB, 78 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN VIT CHUNG

ĐặC ĐIểM RốI LOạN NHậN THứC
TRÊN BệNH NHÂN RốI LOạN CảM XúC LƯỡNG
CựC
HIệN TạI GIAI ĐOạN TRầM CảM ĐIềU TRị NộI
TRú
CIMRILONNHNTHCTRấNBNHNHN
RILONCMXCLNGCC


HINTIGIAIONTRMCMIUTRNI
TRNGHIÊNCứUĐặCĐIểMLÂMSàNGRốILOạNNHậN
THứC

TRÊN BệNH NHÂN RốI LOạN TRầM CảM LƯỡNG CựC
ĐIềU TRị NộI TRú

CNG LUN VN THC S Y HC

H NI. - 2017


B GIO DC V O TO


B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN VIT CHUNG

ĐặC ĐIểM RốI LOạN NHậN THứC
TRÊN BệNH NHÂN RốI LOạN CảM XúC LƯỡNG
CựC
HIệN TạI GIAI ĐOạN TRầM CảM ĐIềU TRị NộI
TRú
CIMRILONNHNTHCTRấNBNH
NHNRILONCMXCLNGCC


HINTIGIAIONTRMCMIUTRNI
TRNGHIÊNCứUĐặCĐIểMLÂMSàNGRốI

LOạNNHậNTHứC
TRÊN BệNH NHÂN RốI LOạN TRầM CảM
LƯỡNG CựC
ĐIềU TRị NộI TRú
Chuyờn ngnh: Tõm thn
Mó s: 60720147

CNG LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
TS. Nguyn Vn Tun
TS. TụLờ Thanh Phng


H NI . - 2017


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CRP

: C-reactive protein

HAM-D

: Thang đánh giá trầm cảm Hamilton

ICD-10

: Phân loại bệnh tất quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần
hành vi

IL-2

: Interleukin 2

IL-6

: Interleukin 6

MMSE

: Test đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu


MoCA

: Thang đánh giá nhận thức Montreal

RLCXLC

: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

SNRI

: Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin và Noradrenalin

SSRI

: Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin

TNF 

: Yếu tố hoại tử u


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN............................................................................3
1.1. Nhận thức................................................................................................3
1.1.1. Một số khái niệm về nhận thức.........................................................3
1.1.2. Cơ sở sinh lý của hoạt động nhận thức.............................................4
1.1.3. Các quá trình nhận thức....................................................................6
1.2. Rối loạn nhận thức trong rối loạn trầm cảm lưỡng cực........................10

1.2.1. Rối loạn trầm cảm lưỡng cực.........................................................10
1.2.2. Rối loạn nhận thức trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai
đoạn trầm cảm.................................................................................13
1.3. Một số yếu tố liên quan tới rối loạn nhận thức trong rối loạn cảm xúc
lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm:...............................................20
1.4. Các nghiên cứu về rối loạn nhận thức trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực
hiện tại giai đoạn trầm cảm.................................................................23
1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới............................................................23
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam..........................................................25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........26
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:........................................................26
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.................................................26
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................26
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu........................................................................26
2.2.3. Cỡ mẫu............................................................................................27
2.2.4. Công cụ dùng trong nghiên cứu.....................................................27
2.2.5. Các biến số nghiên cứu...................................................................27
2.2.6. Phương pháp triển khai nghiên cứu................................................29


2.2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu..........................................30
2.3. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................30
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................31
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................31
3.1.1. Đặc điểm về giới tính.....................................................................31
3.1.2. Đặc điểm về nhóm tuổi...................................................................31
3.1.3. Đặc điểm nơi cư trú, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống............32
3.1.4. Đặc điểm về trình độ học vấn.........................................................32
3.1.5. Đặc điểm về loại hình nghề nghiệp................................................33
3.1.6. Sang chấn tâm lý thời nhỏ..............................................................33

3.1.7. Đặc điểm các bệnh phối hợp..........................................................34
3.1.8. Đặc điểm số giai đoạn trầm cảm....................................................34
3.1.9. Đặc điểm mức độ trầm cảm theo chẩn đoán lâm sang...................35
3.1.10. Đặc điểm mức độ trầm cảm theo thang điểm HAM-D................35
3.1.11. Các rối loạn cảm xúc ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai
đoạn trầm cảm.................................................................................36
3.1.12. Các rối loạn tư duy ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai
đoạn trầm cảm.................................................................................36
3.1.13. Các rối loạn tri giác ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai
đoạn trầm cảm.................................................................................37
3.2. Đặc điểm rối loạn nhận thức trong trầm cảm........................................37
3.2.1. Đặc điểm rối loạn chú ý..................................................................37
3.2.2. Đặc điểm rối loạn trí nhớ................................................................38
3.2.3. Đặc điểm rối loạn chức năng điều hành.........................................38
3.2.4. Tỷ lệ rối loạn nhận thức theo thang MoCA và MMSE...................39
3.2.5. Đặc điểm rối loạn nhận thức theo độ tuổi và giới tính...................39
3.2.6. Đặc điểm rối loạn nhận thức theo số giai đoạn trầm cảm..............40


3.2.7. Đặc điểm rối loạn nhận thức theo mức độ trầm cảm......................41
3.2.8. Đặc điểm về hóa dược, thời gian điều trị và tình trạng thuyên giảm
triệu chứng trầm cảm.......................................................................42
3.2.9. Tỷ lệ rối loạn nhận thức theo thang điểm MoCA trước và sau điều
trị.....................................................................................................43
3.2.10. Đặc điểm rối loạn nhận thức giữa hai nhóm có thuyên giảm và
không thuyên giảm triệu chứng trầm cảm sau điều trị....................43
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................44
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................44
4.2. Đặc điểm rối loạn nhận thức trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại
giai đoạn trầm cảm..............................................................................44

4.3. Đặc điểm các yếu tố liên quan rối loạn nhận thức trên bệnh nhân rối
loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm..........................44
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................45
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................3

1.1. Nhận thức................................................................................................3
1.1.1. Một số khái niệm về nhận thức.........................................................3
1.1.2. Cơ sở sinh lý của hoạt động nhận thức.............................................4
1.1.3. Các quá trình nhận thức....................................................................6
1.2. Rối loạn nhận thức trong rối loạn trầm cảm lưỡng cực........................10
1.2.1. Rối loạn trầm cảm lưỡng cực.........................................................10
1.2.2. Rối loạn nhận thức trong rối loạn trầm cảm lưỡng cực..................12
1.3. Một số yếu tố liên quan tới rối loạn nhận thức trong rối loạn trầm cảm


lưỡng cực:............................................................................................19
1.4. Các nghiên cứu về rối loạn nhận thức trong rối loạn lưỡng cực...........22
1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới............................................................22
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam..........................................................24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................25

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:........................................................25
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.................................................25
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................25
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu........................................................................25
2.2.3. Cỡ mẫu............................................................................................25

2.2.4. Công cụ dùng trong nghiên cứu.....................................................26
2.2.5. Các biến số nghiên cứu...................................................................26
2.2.6. Phương pháp triển khai nghiên cứu................................................27
2.2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu..........................................29
2.3. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................29
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................30

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................30
3.1.1. Đặc điểm về giới tính.....................................................................30
3.1.2. Đặc điểm về nhóm tuổi...................................................................30
3.1.3. Đặc điểm nơi cư trú, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống............30
3.1.4. Đặc điểm về trình độ học vấn.........................................................30
3.1.5. Đặc điểm về loại hình nghề nghiệp................................................30
3.1.6. Sang chấn tâm lý thời nhỏ..............................................................30
3.1.7. Đặc điểm các bệnh phối hợp..........................................................30
3.1.8. Đặc điểm số giai đoạn trầm cảm....................................................30
3.1.9. Đặc điểm mức độ trầm cảm theo chẩn đoán lâm sàng...................31
3.1.10. Đặc điểm mức độ trầm cảm theo thang điểm HAM-D................31


3.2. Đặc điểm rối loạn nhận thức trong trầm cảm........................................31
3.2.1. Đặc điểm rối loạn chú ý..................................................................31
3.2.2. Đặc điểm rối loạn trí nhớ................................................................31
3.2.3. Đặc điểm rối loạn chức năng điều hành.........................................31
3.2.4. Tỷ lệ rối loạn nhận thức theo thang MoCA và MMSE...................31
3.2.5. Đặc điểm rối loạn nhận thức theo độ tuổi và giới tính...................31
3.2.6. Đặc điểm rối loạn nhận thức theo số giai đoạn trầm cảm..............31
3.2.7. Đặc điểm rối loạn nhận thức theo mức độ trầm cảm......................31
3.2.8. Đặc điểm về hóa dược, thời gian điều trị và tình trạng thuyên giảm
triệu chứng trầm cảm.......................................................................32

3.2.9. Tỷ lệ rối loạn nhận thức theo thang điểm MoCA trước và sau điều
trị.....................................................................................................32
3.2.10. Đặc điểm rối loạn nhận thức giữa hai nhóm có thuyên giảm và không thuyên giảm
triệu chứng trầm cảm sau điều trị

32

CHƯƠNG 4:
DỰ KIẾN BÀN LUẬN.............................................................................................33

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................33
4.2. Đặc điểm rối loạn nhận thức trong trầm cảm........................................33
4.3. Đặc điểm các yếu tố liên quan rối loạn nhận thức trên bệnh nhân trầm
cảm lưỡng cực.....................................................................................33
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..............................................................................................34
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.............................................................................................34

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Đặc điểm về nhóm tuổi...............................................................31

Bảng 3.2.

Đặc điểm nơi cư trú, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống........32

Bảng 3.3.


Đặc điểm về trình độ học vấn.....................................................32

Bảng 3.4.

Đặc điểm về loại hình nghề nghiệp.............................................33

Bảng 3.5.

Đặc điểm các bệnh phối hợp.......................................................34

Bảng 3.6.

Đặc điểm số giai đoạn trầm cảm trước đó..................................34

Bảng 3.7.

Đặc điểm mức độ trầm cảm theo thang điểm HAM-D...............35

Bảng 3.8.

Các rối loạn cảm xúc ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực


giai đoạn trầm cảm......................................................................36
Bảng 3.9.

Các rối loạn tư duy ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai
đoạn trầm cảm.............................................................................36


Bảng 3.10. Các rối loạn tri giác ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai
đoạn trầm cảm.............................................................................37
Bảng 3.11. Tỷ lệ rối loạn nhận thức theo thang MoCA và MMSE...............39
Bảng 3.12. Đặc điểm rối loạn nhận thức theo số giai đoạn trầm cảm..........40
Bảng 3.13. Đặc điểm rối loạn nhận thức theo mức độ trầm cảm..................41
Bảng 3.14. Đặc điểm về hóa dược, thời gian điều trị và tình trạng thuyên
giảm triệu chứng trầm cảm.........................................................42

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biều đồ 3.1. Đặc điểm về giới tính..................................................................31
Biểu đồ 3.2. Sang chấn tâm lý thời nhỏ..........................................................33
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm mức độ trầm cảm theo chẩn đoán lâm sàng...............35
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm rối loạn chú ý..............................................................37
Biều đồ 3.5. Đặc điểm rối loạn trí nhớ............................................................38
Biểu đồ 3.6. Đặc điểm rối loạn chức năng điều hành.....................................38
Biểu đồ 3.7. Đặc điểm rối loạn nhận thức theo độ tuổi và giới tính...............39


Biểu đồ 3.8. Rối loạn nhận thức theo thang điểm MoCA trước và sau điều trị....43
Biểu đồ 3.9. Đặc điểm rối loạn nhận thức giữa hai nhóm có thuyên giảm và
không thuyên giảm triệu chứng trầm cảm sau điều trị................43

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CRP

: C-reactive protein

HAM-D


: Thang đánh giá trầm cảm Hamilton

ICD-10

: Phân loại bệnh tất quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần
hành vi

IL-2

: Interleukin 2

IL-6

: Interleukin 6

MMSE

: Test đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu

MoCA

: Thang đánh giá nhận thức Montreal


RLCXLC

: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

SNRI


: Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin và Noradrenalin

SSRI

: Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin

TNF 

: Yếu tố hoại tử u


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm là một chẩn
đoán thường gặp trong thực hành lâm sàng. Rối loạn đặc trưng bằng quá trình
ức chế toàn bộ tâm thần, biểu hiện bằng hội chứng trầm cảm, giai đoạn này
kéo dài ít nhất 2 tuần và trước đó phải có ít nhất một giai đoạn mà khí sắc
biểu hiện bằng hội chứng hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ. Nghiên cứu năm
2011 của tổ chức y tế thế giới trên 11 nước ước tính tỷ lệ rối loạn cảm xúc
lưỡng cực chiếm 2,4% dân số, trong đó có khoảng 74 % đáp ứng với các tiêu
chuẩn của một giai đoạn trầm cảm [1], cho thấy tỷ lệ rối loạn trầm cảm lưỡng
cực khá cao và là một vấn đề sức khoẻ luôn được quan tâm của ngành y tế nói
chung và của nghành tâm thần học nói riêng.
Rối loạn trầm cảm lưỡng cực thường khởi phát sớm trong độ tuổi trước
25 nên ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập, sự phát triển trong nghề nghiệp,
các chức năng gia đình và xã hội,... từ đó mang lại gánh nặng, tổn thất lớn về
cả tinh thần và vật chất cho gia đình và xã hội. Một trong những nguyên nhân
quan trọng gây ra tình trạng này được cho là do chức năng nhận thức bị suy

giảm. [1].
Trong những năm gần đây có một số lượng lớn các nghiên cứu trên thế
giới đều chỉ ra rằng rối loạn nhận thức trong trầm cảm có thể nhận thấy trong
các chức năng trí nhớ làm việc và một vài khía cạnh của chức năng điều hành
[2]. Nghiên cứu mới đây của Leonardo Caixetan và cộng sự cho thấy toàn bộ
bệnh nhân khởi phát bênh sớm trong giai đoạn trầm cảm có rối loạn ít nhất
một khía cạnh của chức năng điều hành, trong đó khả năng nói lưu loát ảnh
hưởng nhiều nhất, chiếm 46,9%. [3].
Rối loạn nhận thức trên những bệnh nhân trầm cảm lưỡng cực này ảnh
hưởng rất lớn đến các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân, các chức năng


2

nghề nghiệp, gia đình, xã hội, khả năng thích ứng của bệnh nhân với môi
trường xung quanh,... dẫn đến bệnh nhân càng có nhiều trải nghiệm khó khăn
và căng thẳng, áp lực trong cuộc sống, khó khăn trong điều trị và là nguy cơ
cao dẫn đến tái phát của một giai đoạn bệnh tiếp theo. [2] [2].
Hiện nay, tại Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về những khía
cạnh khác nhau của rối loạn cảm xúc lưỡng cực, nhưng chưa có đề tài nào
nghiên cứu về rối loạn nhận thức trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm lưỡng cực.
Với tầm quan trọng và tính chất như tình trạng hiện nay, đồng thời góp phần
nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, chúng tôi xin thực hiện đề tài: "Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng rối loạn nhận thức trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm
rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú từ
9/2017 tới 6/2018" với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn nhận thức trên bệnh nhân rối
loạn trầm cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm điều trị nội trú.
2. Tìm hiểu các yếu tố nghiên quan tới suy giảm nhận thức trên bệnh
nhân rối loạn trầm cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm điều trị

nội trú.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Nhận thức
1.1.1. Một số khái niệm về nhận thức
- Khoa học nhận thức (cognitive science) có thể được hiểu như một
nghiên cứu liên ngành về khoa học của bộ não. Những lĩnh vực này bao gồm
tâm lý học, ngôn ngữ học, trí tuệ nhân tạo, robot và khoa học thần kinh. Khoa
học nhận thức nhìn nhận bộ não như một bộ máy xử lý thông tin, diễn đạt và
chuyển đổi thông tin.
- Tâm lý học nhận thức (cognitive psychology) liên quan đến việc hiểu
biết về cách con người diễn tả, xử lý và lưu trữ thông tin như thế nào. Tâm lý
học nhận thức đề cập đến tất cả quá trình mà trong đó những nguồn tri giác
ban đầu được lưu giữ, được hồi phục và được sử dụng.
Tâm lý học nhận thức khác với những cách tiếp cận khác trong khoa học
nhận thức đó là sự tập trung vào vấn đề xử lý thông tin của con người (trái
ngược với quá trình xử lý thông tin của loài vật và mô hình máy móc). Khái
niệm này rất quan trọng đối với cuộc cách mạng về nhận thức trong tâm lý
học, và bây giờ đã tìm thấy sự chấp nhận rộng rãi trong giới triết học [4].
- Chức năng nhận thức (cognitive function), quá trình nhận thức
(cognitive process): Theo từ điển y học Dorland 2000: "Nhận thức là hoạt
động tâm thần qua đó con người hiểu biết về sự vật hiện tượng. Nhận thức
bao gồm tất cả các mặt của sự hiểu biết, suy nghĩ và ghi nhớ". Trên phương
diện sinh lý thần kinh "Nhận thức có thể hiểu là quá trình tiếp nhận, xử lý, lưu
trữ và sử dụng các thông tin" có liên quan chặt chẽ giữa hoạt động chức năng
và giải phẫu của não.

Chức năng nhận thức gồm những chức năng nhận thức cơ bản và chức
năng thần kinh cao cấp. Chức năng nhận thức cơ bản gồm tri giác, sự chú ý,


4

trí nhớ. Chức năng thần kinh cao cấp bao gồm ngôn ngữ và lời nói, ra quyết
định và chức năng điều hành. Các quá trình này hoạt động hài hòa với nhau,
giúp con người thích nghi và duy trì được với cuộc sống hàng ngày.
- Rối loạn nhận thức
Rối loạn nhận thức là sự rối loạn các hoạt động nhận thức như chú ý, trí
nhớ, định hướng, chức năng điều hành. Theo quan điểm thần kinh học, rối
loạn nhận thức là một tình trạng bệnh lý của não mà các nguyên nhân trực
tiếp là các quá trình thoái hóa thần kinh do nhiều tác nhân khác nhau [5]. Các
nghiên cứu về sinh lý bệnh học và thần kinh tâm lý cho biết sự chuyển biến từ
hoạt động nhận thức bình thường sang rối loạn nhận thức diễn ra có tính chất
nối tiếp, trong đó suy giảm nhận thức nhẹ là giai đoạn trung gian từ lão hóa
bình thường chuyển sang sa sút trí tuệ.
1.1.2. Cơ sở sinh lý của hoạt động nhận thức
Nhận thức là quá trình tích hợp và xử lý các thông tin nâng dần từ cảm
giác, giác quan lên mức độ ngày càng cao hơn. Nhận thức liên quan đến các
vùng chức năng vỏ não, đó là vùng cảm giác, vận động và liên hợp. Mỗi vùng
cảm giác và vận động lại chia thành các vùng sơ cấp (cấp 1) và vùng thứ cấp
(cấp 2). Vùng liên hợp thường nằm ở nơi giao tiếp giữa hai hoặc nhiều vùng
cấp 2, là vùng tập hợp và phân tích tín hiệu từ các vùng khác nhau ở vỏ não
và cấu trúc dưới vỏ đưa đến. Trên não có nhiều vùng liên hợp, ví dụ như vùng
tọa độ thân thể, vùng xử lý chữ viết, vùng nhận thức tổng hợp Wernicke...
Những tiến bộ gần đây về khoa học thần kinh đã cung cấp những bằng
chứng có giá trị cao hơn đối với những khía cạnh cụ thể trong sự trưởng thành
của não bộ đến những quá trình nhận thức đặc biệt.

- Vai trò của vỏ não trước trán:
Sự phát triển về mặt hình thái học của vỏ não trước trán liên quan
đến sự phát triển của chức năng nhận thức. Khu vực bụng giữa của vỏ não


5

trước trán cùng với khu vực vỏ não trước trán khác phát triển tương đối sớm,
liên quan đến sự biểu hiện và kiểm soát cảm xúc và những hoạt động bản
năng. Mặt khác, những khu vực phát triển muộn hơn của phức hợp trước trán
bên liên quan đến những chức năng thần kinh cao cấp hơn. Chức năng cao
cấp chung nhất của vỏ não trước trán bên là sự tổ chức tạm thời của những
hoạt động có mục đích trong các lĩnh vực của hành vi, nhận thức và ngôn
ngữ. Trong cả ba lĩnh vực, chức năng tổng thể được hỗ trợ bởi một vai trò cơ
bản của vỏ não trước trán bên trong mối liên quan tạm thời giữa đối tượng tri
giác và những tín hiệu ban đầu vào trong những cấu trúc thích hợp. Sự kết
hợp tạm thời này đến lượt nó lại được phục vụ bởi ít nhất 2 chức năng nhận
thức: trí nhớ làm việc (working memory), sự kiểm soát ức chế. Những chức
năng này kết nối vỏ não trước trán trong một mối tương tác với những vùng
não mới khác. [6] [6].
- Vai trò của synap:
Những tiến bộ trong hiểu biết về synap dẫn đến những triển vọng trong
hiểu biết những vấn đề cơ bản về sự phát triển của nhận thức. Những synap
trong nhiều vùng khác nhau của não bộ có những quá trình phát triển khác
nhau, trong đó có sự sản sinh quá mức ban đầu và sau đó là sự giảm bớt
những kết nối của synap. Sự sản sinh quá mức các synap ảnh hưởng đến vỏ
não vùng trước trán và nhiều khu vực có liên quan chặc chẽ với vùng vỏ não
trước trán, do đó có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những
nhiệm vụ trí nhớ thị giác không gian. [7].
- Vai trò của những trải nghiệm: những quá trình trải nghiệm theo mong

đợi (experience-expectant processes) và những quá trình phụ thuộc vào trải
nghiệm (experience-dependent processes)
Những quá trình trải nghiệm theo mong đợi (Experience-expectant
processes) được giả thuyết dựa vào sự sản sinh quá mức của các synap và sự
giảm bớt các synap đã nói ở trên. Sự sản sinh quá mức ban đầu của synap


6

được điều chỉnh một cách thích hợp, nhưng việc synap nào bị cắt bớt lại phụ
thuộc vào những trải nghiệm. Những trải nghiệm bình thường trong những
khoảng thời gian bình thường dẫn đến sự hoạt động thần kinh bình thường
duy trì những kết nối bình thường; những trải nghiệm bất thường, hoặc thiếu
sự trải nghiệm tại những thời điểm thích hợp dẫn đến những kết nối không
điển hình. Một khi sự kết nối đã được hình thành, synap không cần thiết cho
việc tổ chức sẽ bị cắt giảm. Nếu không có trải nghiệm thích hợp nào được tạo
ra, sự cắt giảm synap sẽ bị chặn lại trong nhiều tháng . [8].
1.1.3. Các quá trình nhận thức
1.1.3.1. Tư duy
Tư duy, một quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, là hình thức cao
nhất của quá trình nhận thức, có đặc tính phản ánh thực tại khách quan một
cách gián tiếp và khái quát từ đó có thể nắm được bản chất và quy luật phát
triển của sự vật.
Cơ sở của tư duy là cảm giác, tri giác, và nhất là biểu tượng. Nhưng
trong hoạt động của tư duy còn có sự tham gia của vốn tri thức cũ, kinh
nghiệm cũ, trí nhớ, sự chú ý, cảm xúc và ý chí...
Quá trình nhận thức theo quan điểm triết học còn là quá trình diễn ra
theo từng bước, từ thấp đến cao, từ biết ít đến biết nhiều, từ nhận thức cảm
tính tới nhận thức lý tính
Cảm giác hay tri giác là những quá trình nhận thức thấp hơn, chỉ có khả

năng phản ánh trực tiếp và cụ thể từng sự việc riêng lẻ. Bởi vậy, cảm giác và
tri giác phản ánh những thuộc tính, những mối quan hệ bên ngoài sự vật hiện
tượng- hay là nhận thức cảm tính.
Tư duy phản ánh sự vật hiện tượng một cách gián tiếp, trừu tượng và
khái quát, cho nên tư duy có thể phản ánh được những thuộc tính bên trong,
bản chất, và những quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng- hay là
nhận thức lý tính.


7

Tri giác
Tri giác là một quá trình tâm lý có khả năng tổng hợp lại các đặc tính
riêng lẻ của sự vật hiện tượng. Trí giác được hình thành từ cảm giác. Cảm
giác chỉ phản ánh từng đặc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng và thông qua
từng phân tích thần kinh và do các kích thích của môi trường bên ngoài, cũng
như bên trong cơ thể sinh ra: cảm giác ngọt, cảm giác hình tròn, cảm giác
màu vàng...Cảm giác là những hiện tượng sinh lý và tâm lý sơ đẳng của quá
trình nhận thức.
Tri giác là một quá trình nhận thức cao hơn, có tính chất tổng hợp, phức
tạp, chứ không phải là tổng số đơn giản của các cảm giác. Tri giác đúng hay
sai, còn phụ thuộc vào các chức năng tâm thần khác (ý thức, sự chú ý, trí
nhớ...). Những thông tin thu được từ quá trình tri giác sẽ để lại dấu vết trên
não và được lưu trữ trong não bộ dưới dạng các biểu tượng. Biểu tượng chính
là cơ sở hình thành nên trí nhớ và tư duy.
1.1.3.2. Tri giác
Tri giác là một quá trình tâm lý có khả năng tổng hợp lại các đặc tính
riêng lẻ của sự vật hiện tượng. Trí giác được hình thành từ cảm giác. Cảm
giác chỉ phản ánh từng đặc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng và thông qua
từng phân tích thần kinh và do các kích thích của môi trường bên ngoài, cũng

như bên trong cơ thể sinh ra: cảm giác ngọt, cảm giác hình tròn, cảm giác
màu vàng...Cảm giác là những hiện tượng sinh lý và tâm lý sơ đẳng của quá
trình nhận thức.
Tri giác là một quá trình nhận thức cao hơn, có tính chất tổng hợp, phức
tạp, chứ không phải là tổng số đơn giản của các cảm giác. Tri giác đúng hay
sai, còn phụ thuộc vào các chức năng tâm thần khác (ý thức, sự chú ý, trí
nhớ...). Những thông tin thu được từ quá trình tri giác sẽ để lại dấu vết trên
não và được lưu trữ trong não bộ dưới dạng các biểu tượng. Biểu tượng chính


8

là cơ sở hình thành nên trí nhớ và tư duy.Sự chú ý
Chú ý là năng lực tập trung các quá trình tâm thần vào một hay một số
đối tượng hoặc hiện tượng nhất định để đối tượng hoặc hiện tượng ấy được
phản ánh rõ nét nhất và toàn vẹn nhất vào trong ý thức.
Cơ sở sinh lý của sự chú ý là sự xuất hiện quá trình hưng phấn ở những
hệ thống cấu trúc cơ động của bộ não tương ứng với kích thích bên ngoài (hay
bên trong cơ thể) và đồng thời xuất hiện quá trình ức chế (theo luật cảm ứng
âm) những vùng không cần thiết cho sự chú ý.
Chú ý là một trạng thái tâm lý, luôn luôn đi kèm theo các quá trình tâm
lý khác (Chú ý nghe, chú ý nhìn, chú ý suy nghĩ...)
Chú ý gồm một số thuộc tính: tập trung chú ý, duy trì chú ý và di
chuyển sự chú ý. [9]
1.1.3.3. Sự chú ý
Chú ý là năng lực tập trung các quá trình tâm thần vào một hay một số
đối tượng hoặc hiện tượng nhất định để đối tượng hoặc hiện tượng ấy được
phản ánh rõ nét nhất và toàn vẹn nhất vào trong ý thức.
Cơ sở sinh lý của sự chú ý là sự xuất hiện quá trình hưng phấn ở những
hệ thống cấu trúc cơ động của bộ não tương ứng với kích thích bên ngoài (hay

bên trong cơ thể) và đồng thời xuất hiện quá trình ức chế (theo luật cảm ứng
âm) những vùng không cần thiết cho sự chú ý.
Chú ý là một trạng thái tâm lý, luôn luôn đi kèm theo các quá trình tâm
lý khác (Chú ý nghe, chú ý nhìn, chú ý suy nghĩ...)
Chú ý gồm một số thuộc tính: tập trung chú ý, duy trì chú ý và di
chuyển sự chú ý. [9].
Trí nhớ


Khái niệm


9

Trí nhớ là khả năng lưu trữ thông tin về môi trường bên ngoài tác động lên cơ
thể cũng như các phản ứng xảy ra trong cơ thể và tái hiện lại các thông tin
được lưu giữ hoặc những kinh nghiệm cũ và sử dụng chúng trong lĩnh vực ý
thức hoặc tập tính. Trí nhớ liên quan đến quá trình học tập, nhờ đó mà chúng
ta có được kỹ năng học tập, kỹ năng lao động và tiếp thu các kiến thức khoa
học. Trí nhớ gồm ba quá trình: ghi nhận, bảo tồn (lưu trữ, mã hóa) và nhớ lại
(tái hiện) các thông tin


Phân loại trí nhớ

Có nhiều cách phân loại trí nhớ. Dưới đây là một số số cách phân loại được đa
số các tác giả sử dụng trong thực tế lâm sàng.
- Phân loại trí nhớ theo giác quan
Trí nhớ giác quan là trí nhớ chứa các thông tin tiếp nhận trực tiếp từ các giác
quan chuyển vào bộ não: trí nhớ hình ảnh, trí nhớ lời nói…. Ví dụ: Nhớ một con

số ngay sau khi được nghe, nhớ một hình ảnh ngay sau khi được nhìn.
- Phân loại trí nhớ theo thời gian
+ Trí nhớ tức thì (trí nhớ nguyên phát, trí nhớ trực tiếp) cho phép lưu giữ thông
tin ngắn dưới 1-2 phút. Không nhất thiết tất cả các thông tin phải trải qua trí nhớ
tức thì mà thông tin có thể trực tiếp ghi nhận và lưu giữ bởi trí nhớ dài hạn. Trí
nhớ tức thì liên quan tới hoạt động của trí nhớ làm việc.
+ Nhớ lại có trì hoãn: là khả năng nhớ lại một điều gì đó sau một giai đoạn
nghỉ ngơi hoặc bị làm sao nhãng từ vài phút đến vài ngày.
+ Trí nhớ gần: là trí nhớ những sự kiện mới xảy ra (dưới 10 năm), tuy nhiên
việc phân phối mức thời gian chỉ có ý nghĩa tương đối. Trí nhớ gần bao gồm
cả trí nhớ tức thì, trí nhớ ngắn hạn, hiện hành.
+ Trí nhớ xa: thường được đánh giá qua sự tái hiện các sự kiện khoảng 10
năm về trước, tuy nhiên thời gian chỉ có ý nghĩa tương đối.


Một số trí nhớ đặc biệt


10

- Trí nhớ làm việc: là hoạt động thực hiện công việc ghi nhớ, trí nhớ làm việc
có liên quan chặt chẽ với trí nhớ tức thì. Loại trí nhớ này giúp phục vụ các
lĩnh vực khác của đời sống tinh thần, bao gồm trí nhớ lâu dài và hiểu ngôn
ngữ . [10]
- Trí nhớ giai đoạn: là trí nhớ liên quan đến các sự kiện trong một
khoảng thời gian, không gian xác định, thường gắn liền với các sự kiện quan
trọng trong cuộc đời, những sự kiện thường có cảm xúc mạnh, có dấu ấn trí
nhớ sâu sắc, thường lưu giữ bền vững.
- Trí nhớ tiểu sử: bao gồm việc gọi lại những sự kiện có liên quan đến cuộc
sống của bản thân và phụ thuộc vào trí nhớ giai đoạn.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến trí nhớ của con người
- Giấc ngủ: Thiếu ngủ dẫn đến trí nhớ không tốt, vì trí nhớ dài hạn không thể
được thiết lập đúng cách. Tất cả động vật có vú, bao gồm cả con người, đều cần
phải ngủ. Khi ngủ, các nguồn cung cấp máu đến não đạt đỉnh cao, vào khoảng
1/3 tổng lượng tiêu thụ của toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, trong thời gian ban ngày
não chỉ tiêu thụ 1/5 tổng nguồn cung cấp máu trong cơ thể . [11]
1.1.3.4. Trí nhớ
Khái niệm
Trí nhớ là khả năng lưu trữ thông tin về môi trường bên ngoài tác động
lên cơ thể cũng như các phản ứng xảy ra trong cơ thể và tái hiện lại các thông
tin được lưu giữ hoặc những kinh nghiệm cũ và sử dụng chúng trong lĩnh vực
ý thức hoặc tập tính. Trí nhớ liên quan đến quá trình học tập, nhờ đó mà
chúng ta có được kỹ năng học tập, kỹ năng lao động và tiếp thu các kiến thức
khoa học. Trí nhớ gồm ba quá trình: ghi nhận, bảo tồn (lưu trữ, mã hóa) và
nhớ lại (tái hiện) các thông tin
Phân loại trí nhớ
Có nhiều cách phân loại trí nhớ. Dưới đây là một số số cách phân loại


11

được đa số các tác giả sử dụng trong thực tế lâm sàng.
- Phân loại trí nhớ theo giác quan
Trí nhớ giác quan là trí nhớ chứa các thông tin tiếp nhận trực tiếp từ các
giác quan chuyển vào bộ não: trí nhớ hình ảnh, trí nhớ lời nói…. Ví dụ: Nhớ một
con số ngay sau khi được nghe, nhớ một hình ảnh ngay sau khi được nhìn.
- Phân loại trí nhớ theo thời gian
+ Trí nhớ tức thì (trí nhớ nguyên phát, trí nhớ trực tiếp) cho phép lưu giữ
thông tin ngắn dưới 1-2 phút. Không nhất thiết tất cả các thông tin phải trải qua
trí nhớ tức thì mà thông tin có thể trực tiếp ghi nhận và lưu giữ bởi trí nhớ dài

hạn. Trí nhớ tức thì liên quan tới hoạt động của trí nhớ làm việc.
+ Nhớ lại có trì hoãn: là khả năng nhớ lại một điều gì đó sau một giai
đoạn nghỉ ngơi hoặc bị làm sao nhãng từ vài phút đến vài ngày.
+ Trí nhớ gần: là trí nhớ những sự kiện mới xảy ra (dưới 10 năm), tuy
nhiên việc phân phối mức thời gian chỉ có ý nghĩa tương đối. Trí nhớ gần bao
gồm cả trí nhớ tức thì, trí nhớ ngắn hạn, hiện hành.
+ Trí nhớ xa: thường được đánh giá qua sự tái hiện các sự kiện khoảng
10 năm về trước, tuy nhiên thời gian chỉ có ý nghĩa tương đối.
Một số trí nhớ đặc biệt
- Trí nhớ làm việc: là hoạt động thực hiện công việc ghi nhớ, trí nhớ
làm việc có liên quan chặt chẽ với trí nhớ tức thì. Loại trí nhớ này giúp phục
vụ các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần, bao gồm trí nhớ lâu dài và hiểu
ngôn ngữ . [10].
- Trí nhớ giai đoạn: là trí nhớ liên quan đến các sự kiện trong một
khoảng thời gian, không gian xác định, thường gắn liền với các sự kiện quan
trọng trong cuộc đời, những sự kiện thường có cảm xúc mạnh, có dấu ấn trí
nhớ sâu sắc, thường lưu giữ bền vững.
- Trí nhớ tiểu sử: bao gồm việc gọi lại những sự kiện có liên quan đến
cuộc sống của bản thân và phụ thuộc vào trí nhớ giai đoạn.


×