Tải bản đầy đủ (.pptx) (34 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của điện CHÂM kết hợp KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH TRONG điều TRỊ THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 34 trang )

BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y - DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP KHÍ
CÔNG DƯỠNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ THIỂU NĂNG TUẦN
HOÀN NÃO
Học viên: VŨ ĐỨC HẢI


NỘI DUNG TRÌNH BÀY
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 TỔNG QUAN
 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 DỰ KIẾN KẾT QUẢ
 DỰ KIẾN BÀN LUẬN


ĐẶT VẤN ĐỀ
 Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính là một
dạng bệnh lý mạch máu não với nhiều biểu
hiện lâm sàng khác nhau nhưng có chung
một cơ chế bệnh sinh là thiếu máu nuôi não.
 Vai trò, tầm quan trọng của não.
 Y học hiện đại điều trị thiểu năng tuần hoàn
não mạn tính.


ĐẶT VẤN ĐỀ
 Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính theo Y học cổ


truyền.
 Với mong muốn tìm ra phương pháp đa trị liệu kết hợp
các phương pháp điều trị của y học cổ truyền để nâng
cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị. chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu dưới đây:


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá hiệu quả của điện châm kết hợp khí công
dưỡng sinh trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não
mạn tính do thoái hóa đốt sống cổ trên lâm sàng.
2. Đánh giá sự biến đổi của lưu huyết não trước và sau
điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính do thoái
hóa đốt sống cổ bằng phương pháp điện châm kết
hợp khí công dưỡng sinh.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Đặc điểm giải phẫu –Sinh lý tuần hoàn não
 Một số đặc điểm giải phẫu tuần hoàn não
Não được nuôi dưỡng bởi hai hệ động mạch
chính là hệ động mạch cảnh trong và hệ động
mạch đốt sống thân nền


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
 Hai động mạch cảnh trong cung cấp máu cho
khoảng 2/ 3 trước bán cầu đại não. Động mạch
đốt sống thân nền cung cấp máu cho khoảng 1/3
sau bán cầu đaị não, thân não, tiểu não và 1/4

sau của thùy thái dương.
 Một số đặc điểm sinh lý tuần hoàn não
 Huyết động học của tuần hoàn não có nhiều yếu
tố liên quan tới hoạt động chức năng của não.
 Chức năng điều hoà tuần hoàn não.


Y HỌC HIỆN ĐẠI
 Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính theo y học
hiện đại
 Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính nói chung:
- Thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái bệnh lý với
các biểu hiện lâm sàng là thiếu máu nuôi não với
mã bệnh tật Quốc tế theo ICD–X là I 67.8
- kết luận rằng tất cả các loại thiếu máu não cục bộ
cấp tính hoặc mạn tính không có tổn thương thần
kinh khu trú có thể được gọi là thiểu năng tuần
hoàn não.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
 Nguyên nhân của TNTHNMT
 Triệu chứng lâm sàng của thiểu năng tuần hoàn não mạn
tính
+ Chóng mặt - Đau đầu - Dị cảm - Rối loạn giấc ngủ - Rối loạn
chú ý
+ Rối loạn về trí nhớ.
+ Các triệu chứng thực thể khi thăm khám không có gì đặc
hiệu
 Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính do thoái hóa cột

sống cổ
 Hội chứng đốt sống thân nền: - Nhức đầu Chóng mặt và rối
loạn thăng bằng.
 Rối loạn thị giác và vận nhãn Rối loạn vận động. Rối loạn giấc
ngủ và tri giác. Rối loạn thính giác Rối loạn tiền đình thiểu
năng tuần hoàn não hệ sống nền thường xuất hiện khi gắng
sức, thay đổi tư thế.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
 Chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não mạn tính
 Chẩn đoánTNTHNMT cần có sự phối hợp nhiều phương
pháp cận lâm sàng
 Dựa vào Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng thiểu
năng tuần hoàn não mạn tính của Khadjev
 Các phương pháp cận lâm sàng:
+ Các phương pháp đánh giá tình trạng vữa xơ động
mạch
+ Các phương pháp đánh giá dòng máu chảy đến não


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
 Điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính.
Thuốc điều trị TNTHNMT Có thể chia thuốc này thành bốn
nhóm chính:
- Nhóm các chất tổng hợp hữu cơ, nhóm chất sinh học,
nhóm có nguồn gốc thực vật, nhóm có nguồn gốc khác.
- Điều trị ngoại khoa: chỉ đề cập đến khi bệnh nhân có tai
biến mạch máu não tạm thời hay thực thụ.
- Điều trị TNTHNMT do thoái hóa cột sống cổ.



TỔNG QUAN TÀI LIỆU
 Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính theo Y học cổ truyền
Y học cổ truyền không có bệnh danh “Thiểu năng tuần hoàn
não mạn tính” nhưng các biểu hiện lâm sàng của bệnh thường
được mô tả trong các chứng trong Y văn cổ.
 Nguyên nhân
Có hai nguyên nhân thường gặp là: Tỳ hư, thận tinh không
đầy đủ
 Cơ chế bệnh sinh
YHCT cho rằng đầu là nơi dương khí hội tụ khí thanh dương
của lục phủ, tinh hoa của huyết ở ngũ tạng đều tụ hội ở đó khi
chức năng của tạng phủ suy giảm, làm cho khí huyết hư không
đưa được dương khí thăng thanh hội tụ ở não bộ mà sinh ra
chứng đầu thống huyễn vững.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
 Các thể lâm sàng và điều trị:
- Tỳ hư đàm thấp:
- Can Thận âm hư
- Khí huyết lưỡng hư
- Thận tinh bất túc
- Can hỏa thăng bốc
- Phong dương thượng nhiễu


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
 Phương pháp ghi lưu huyết não:

*Cách ghi lưu huyết não:
- Đạo trình M-0 (chũm- chẩm) để đánh giá tuần
hoàn não hệ động mạch sống - nền.
- Các chỉ số lưu huyết: Thời gian đỉnh (thời gian
nhánh lên α)
- Chỉ số đàn hồi (Tỷ lệ α/T %)
- Chỉ số lưu huyết A/C
- Lưu lượng tuần hoàn qua bán cầu não (V ml
máu/phút/bán cầu).


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
 Phương pháp điện châm
 Định nghĩa
 Cơ chế tác dụng của điện châm
 Cơ chế tác dụng của điện châm theo YHHĐ
Thần kinh – Nội tiết – Thể dịch, Hiện tượng chiếm ưu thế
Utomski, Cửa kiểm soát của Melzak và Wall.
 Cơ chế tác dụng của châm cứu theo YHCT


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
















Phương pháp khí công dưỡng sinh YHCT
Định nghĩa
Lịch sử của khí công dưỡng sinh
Cơ sở lý luận của phương pháp khí công dưỡng sinh
Dựa vào học thuyết âm dương
Dựa vào học thuyết kinh lạc tạng phủ
Dựa vào học thuyết thiên nhân hợp nhất
Dựa vào học thuyết tinh khí thần
Tác dụng của dưỡng sinh
Tạo cân bằng âm dương
Điều hòa khí huyết lưu thông kinh lạc
Bồi bổ chân khí
Dự phòng, bảo vệ và điều trị bệnh tật
Phương pháp tập khí công dưỡng sinh của Bác sỹ Nguyễn văn Hưởng Các
nghiên cứu điều trị TNTHNMT


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu
 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
 Theo Y học hiện đại
 Tiêu chuẩn lâm sàng: chọn bệnh nhân được chẩn đoán


TNTHNMT theo tiêu chuẩn của Phạm Khuê (năm 2013)
- Dựa vào điểm các triệu chứng theo bảng chẩn đoán lâm
sàng TNTHNMTcủa Khadjev
 Tiêu chuẩn cận lâm sàng: - Xquang cột sống cổ có hình

ảnh thoái hoá, giảm chỉ số lưu huyết, giảm lưu lượng tuần
hoàn não.
 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo Y hoc cổ truyền:


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
 Cỡ mẫu nghiên cứu và phân nhóm
 Cỡ mẫu nghiên cứu
Là cỡ mẫu tối thiểu, gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác
định là TNTHNM theo tiêu chuẩn chọn.
 Phân nhóm nghiên cứu
+ Nhóm nghiên cứu (Nhóm NC): Gồm 30 bệnh nhân, được
điều trị bằng phương pháp điện châm theo phác đồ của Bộ y
tế
+ Nhóm đối chứng (Nhóm ĐC): Gồm 30 bệnh nhân, được
điều trị điện châmtheo phác đồ của nhóm nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu
 Thiết kế nghiên cứu
 Thiết kế nghiên cứu dọc kết hợp với thử nghiệm lâm sàng ngẫu
nhiên có đối chứng so sánh trước – sau điều trị.
 Cỡ mẫu n = 60 chia làm 2 nhóm: nhóm điện châm kết hợp tập
khí công dưỡng sinh và nhóm điện châm đơn thuần.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương tiện nghiên cứu
- Kim châm cứu,Bông vô trùng, Cồn 70, Kẹp có mấu, Khay quả
đậu.
- Máy đo lưu huyết não Rheoscren compact CE 0118, Germany.
- Máy điện châm M8 do bệnh viện Châm cứu sản xuất.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp tiến hành

- Bệnh nhân được lựa chọn vào các nhóm nghiên cứu sẽ
được điều trị theo liệu trình sau:
+ Nhóm nghiên cứu: bệnh nhân điều trị bằng điện châm sau đó
nghỉ 10 phút rồi tập dưỡng sinh với liệu trình: điện châm 30 phút/lần
x 1 lần/ngày x 5 ngày/tuần (20 lần điện châm); Tập dưỡng sinh 30
phút/lần x 1 lần/ngày x 7 ngày/tuần (30 ngày tập dưỡng sinh).
+ Nhóm đối chứng: Điều trị bằng điện châm đơn thuần với liệu
trình: 20 phút/lần x 1 lần/ngày x 5 ngày/tuần (20 lần điện châm).


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp và kỹ thuật điện châm
- Dựa vào Phác đồ huyệt theo phác đồ của Bộ Y tế lựa chọn một
số huyêt sau:
*Châm tả các huyệt
- Bách hội
- Thái dương
- Giáp tích C4-C7
- Hợp cốc

- Phong trì
- Nội quan
* Châm bổ các huyệt
- Thận du
- Tam âm giao
- Thái khê
- Thái xung
- Túc tam lý


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thủ thuật
Bước 1. Xác định và sát trùng da vùng huyệt
Bước 2. Châm kim vào huyệt theo các thì sau
Thì 1: tay trái dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn, căng da vùng huyệt
Thì 2: đẩy kim từ từ tới huyệt, kích thích kim cho đến khi đạt “Đắc Khí”
(người bệnh có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải, không đau ở vùng
huyệt vừa châm kim, thầy thuốc cảm giác him mút chặt tại vị trí huyệt).
- Huyệt Bách hội: dùng kim 6 cm châm xiên hướng mũi kim về phía sau.
- Huyệt Thái dương: dùng kim 6cm châm thẳng sâu 0,8-1,2 thốn.
- Giáp tích C4-C5, C5-C6, C6-C7: dùng kim 6 cm châm thẳng góc với
mặt da sâu 2 - 3 cm. Tùy thuộc vào vị trí đau của bệnh nhân ta có thể
châm một bên hoặc hai bên.
- Huyệt Phong trì: dùng kim dài 6 - 8 cm châm thẳng góc với mặt da sâu
0.5- 0,8 thốn hướng kim về hốc mắt đối diện.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Huyệt Hợp cốc: dùng kim 6 cm châm thẳng hướng mũi kim về
huyệt Lao cung, sâu 0,5-1 thốn.

- Huyệt Nội quan: dùng kim 6 cm châm thẳng với mặt da sâu
0,5-1 thốn.
- Huyệt Thận du: dùng kim 6cm châm sâu 0,5-1 thốn hướng mũi
kim xuống dưới.
- Huyệt Tam âm giao: dùng kim 6cm châm sâu 0,5-1 thốn hướng
theo đường kinh.
- Huyệt Thái khê: dùng kim 6cm châm hướng theo đường kinh
sâu 0,5 thốn – 0,8 thốn.
- Huyệt Thái xung: châm chếch lên trên sâu 0,5 thốn.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bước 3. Kích thích huyệt bằng máy điện châm
Sau khi châm kim vào các huyệt đã đạt được đắc khí, bệnh nhân không đau
mà chỉ có cảm giác tức thì tiến hành “dẫn khí” theo nguyên tắc huyệt cần
châm tả mắc dây bên kênh tả, huyệt cần bổ mắc dây bên kênh bổ.
Các cặp dây sẽ kích thích cho hai huyệt cùng ở một kinh dương hoặc cùng
một kinh âm hoăc trên hai đường kinh cùng là âm, cùng là dương.
- Tần số kích thích
Huyệt tả: 5-10 Hz Trở lên
Huyệt bổ: 1-3 Hz
- Cường độ kích thích từ 0µA - 50µA tăng dần từ từ đến ngưỡng bệnh nhân
chịu được.
- Thời gian kích thích: 30 phút một lần điện châm
Bước 4. Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Liệu trình điều trị
Liệu trình điều trị: 30 phút/lần × 1 lần/ ngày ×20 ngày

 Bài tập khí công dưỡng sinh
Theo phương pháp dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn
Hưởng [30], chúng tôi lựa chọn bài tập với các động tác sau:
Thư giãn 10 phút.
Thở 4 thì có kê mông và giơ chân, thời gian 10 phút.
vỗ đầu, miết đầu, xoa mặt 4 lần, thời gian 5 phút.
Ưỡn cổ và vai lưng 4 lần, thời gian 5 phút.
Vặn cột sống và cổ ngược chiều 3 lần, thời gian 5 phút


×