Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm DỊCH tễ học lâm SÀNG và một số yếu tố LIÊN QUAN đến TIÊN LƯỢNG NẶNG của BỆNH HO gà ở TRẺ EM tại BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.96 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ DINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM
SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
TIÊN LƯỢNG NẶNG CỦA BỆNH HO GÀ Ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ DINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM
SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
TIÊN LƯỢNG NẶNG CỦA BỆNH HO GÀ Ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Chuyên ngành: Nhi khoa


Mã số: 8720106
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. PHẠM NHẬT AN
2. TS. NGUYỄN VĂN LÂM

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
GS. TS. Phạm Nhật An và TS. Nguyễn Văn Lâm là người thầy đã nhiệt tình,
tận tâm giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, lòng yêu
nghề, động viên và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thiện luận văn này.
Với tất cả tấm lòng kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy cô
trong hội đồng thông qua đề cương và hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã
cho tôi nhiều chỉ dẫn quý báu để đề tài đi tới đích.
Tôi xin chân thành cảm ơn, Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, Bộ
môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội, Ban giám đốc Bệnh viện Nhi Trung
Ương, Khoa Truyền Nhiễm bệnh viện Nhi Trung ương đã quan tâm giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập tại nhà
trường và bệnh viện. Cảm ơn các anh chị, bạn bè đồng nghiệp đã đóng góp
nhiều ý kiến, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi tặng luận văn này tới bố mẹ tôi, chồng và các con
đã luôn yêu thương, động viên, giúp đỡ, hy sinh để chấp cánh cho ước mơ của
tôi, là động lực cho sự phấn đấu nỗ lực của tôi ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày 21 tháng 8 năm 2018


Nguyễn Thị Dinh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Dinh, học viên cao học khoá 25 Trường Đại học Y
Hà Nội, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi nghiên cứu dưới
sự hướng dẫn của GS. TS. Phạm Nhật An và TS. Nguyễn Văn Lâm.

2

Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.

3

Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Dinh



MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AC

adenylase cyclase

BANC

Bệnh án nghiên cứu

BC

Bạch cầu

CDC

Centers for Disease Control and Prevention
(Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ)

DTaP

Diphtheria-Tetanus-acellular Pertussis vaccine
(văcxin Bạch hầu-Uốn ván-Ho gà vô bào)


DTP

Diphtheria-Tetanus-Pertussis vaccine
(văcxin Bạch hầu-Uốn ván-Ho gà)

FHA

Filamentous hemagglutin

HLT

heat labile toxin
(độc tố không bền nhiệt)

LPS

lipopolysacharride

PT

Pertussis toxin (độc tố ho gà)

PCR

Polymerase Chain Reaction
(Phản ứng chuỗi polymerase)

TC


Tiểu cầu

TCT

tracheal cytotoxin

TCMR

tiêm chủng mở rộng

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn
Bordetella pertussis và một số loài Bordetella khác gây nên (ví dụ.,
B.parapertussis, B.bronchiseptica….). Bệnh lây lan nhanh theo đường hô hấp,
có khả năng bùng phát thành các vụ dịch trong cộng đồng.
Các đợt bùng phát ho gà với quy mô khá lớn đã được báo cáo trong 5
năm qua. Sự xuất hiện của căn bệnh đã gây sự chú ý của cộng đồng quốc tế
nhằm nâng cao hiểu biết về di truyền, độc tố vi khuẩn của các chủng B.
pertussis.

Mặc dù vacxin phòng ngừa bệnh ho gà ngày càng phát triển, tỉ lệ trẻ em
được sử dụng vắcxin ngày càng tăng song việc thanh toán bệnh ho gà trên
toàn thế giới còn là một thách thức không hề nhỏ. Các vụ dịch vẫn xảy ra ở
nhiều nơi đã tạo nên gánh nặng ho gà toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) trong năm 2008 toàn thế giới có khoảng 16 triệu người mắc bệnh ho
gà trong đó có 195000 trẻ em tử vong hầu hết là ở các nước đang phát triển
(chiếm 95 % số các trường hợp).Trong năm 2013, có khoảng 136000 trường
hợp ho gà được báo cáo trên toàn thế giới [1]. Tại Mỹ, năm 2012, có tổng số
48000 trường hợp ho gà được báo cáo trong đó có 20 trường hợp tử vong chủ
yếu ở trẻ dưới ba tháng tuổi, năm 2014, số trường hợp được báo cáo cao nhất
kể từ đó về trước là 10831 trường hợp trong đó 376 trường hợp phải nhập
viện và 23 % phải nằm điều trị tích cực, 4 trường hợp tử vong là trẻ dưới hai
tháng tuổi [1].
Tại Ba Lan, năm 2009, báo cáo 2390 trường hợp mắc, có tới 45% phải
nhập viện [2]. Tại Việt Nam, theo một báo cáo của chương trình tiêm chủng
mở rộng trong 5 năm từ 2008-2012 tỉ lệ mắc và tử vong do ho gà ở trẻ em là :
0,32/100000 dân [3]. Nghiên cứu 226 trường hợp ho gà tại bệnh viện Nhi


10

trung ương trong hai năm 2012-2014, cho thấy tỉ lệ tử vong là 2.8%, 5% ở thể
ho gà nặng, 37% có biến chứng suy hô hấp, 74,1% có biến chứng viêm phổi,
2% có biến chứng co giật [4].
Như vậy gánh nặng bệnh tật và tử vong do ho gà luôn là một trong
những vấn đề cần được quan tâm và ưu tiên nghiên cứu ở trẻ em. Một số yếu
tố có thể giải thích gánh nặng này còn tồn tại như: tỉ lệ tiêm chủng chưa đạt
mức mong đợi, chưa phát triển đội ngũ bác sĩ gia đình, điều kiện kinh tế xã
hội khó khăn, mức sống của người dân còn dưới mức tối thiểu. Bên cạnh đó
các yếu tố ảnh hưởng khác như: tuổi, tình trạng miễn dịch, cơ địa mắc các

bệnh lý mạn tính, hay việc chuẩn đoán bệnh chậm hoặc điều trị sai cũng góp
phần làm tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong lên [5]. Để hạn chế được các
biến chứng nặng đe dọa tử vong ở trẻ ho gà, trước hết cần phải tìm hiểu các
nguy cơ dễ dẫn đến các biến chứng nặng, từ đó có các biện pháp ngăn chặn,
khắc phục để giảm tới mức thấp nhất tỉ lệ tử vong và tàn tật do ho gà gây nên.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của bệnh ho gà ở trẻ em tại Bệnh viện

2.

Nhi Trung ương năm 2017.
Nhận xét một số yếu tố liên quan đến tiên lượng nặng của bệnh ho gà ở trẻ
em tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017.


11

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử của bệnh ho gà
Vào thế kỷ VII, tại Trung Quốc danh y Yuanfan Chao đã mô tả một căn
bệnh giống ho gà là “ ho 100 ngày “. Đến năm 1578 Guillaune De Baillou
(Pháp) đã có mô tả đầu tiên về ho gà với đặc điểm cơn ho mạnh, bộc phát
theo chu kỳ 5 giờ ở giai đoạn cấp tính của bệnh. Năm 1670, Sydenhain lần
Đầu tiên dùng thuật ngữ “Pertussis” để chỉ cơn ho dữ dội. Năm 1900 Jules
Bordet (Bỉ) lần đầu tiên đã phác họa được hình ảnh các trực khuẩn Gr (-)
trong đờm của trẻ bị ho gà nhưng phải đến năm 1906, Bordet và Gengou mới
nuôi cấy thành công Bordertella Pertussis. Năm 1923 Bergey và cộng sự đặt

tên cho vi khuẩn này là Haemophilus pertussis. Năm 1952, Moreno Lopez đã
đổi sang giống Bordetella họ Alcaligenaceae [1].
1.2. Căn nguyên
1.2.1. Vi sinh vật học các giống Bordetella
B. pertussis là tác nhân duy nhất đầu tiên được xác định gây ra ho gà ở
người. Các loài khác như B. para pertussis, B.holmelgii có thể gây ra bệnh
giống ho gà nhưng mức độ nặng của các triệu chứng xu hướng nhẹ hơn [1].
Hiện nay, các giống Bordetella Alcaligenaceae bao gồm 10 loài khác
nhau về mặt di truyền (xem Bảng 1) [1]. Các kết quả nghiên cứu cho thấy
B.parapertussis chiếm 14 % các mẫu lâm sàng nuôi cấy dương tính.
B.bronchiseptica chiếm 0,1 % các trường hợp ho gà, được xác định là nguyên
nhân gây bệnh ở những người suy giảm miễn dịch, những bệnh nhân bị chấn
thương hoặc viêm phúc mạc [1].
B.pertussis là cầu trực khuẩn Gr (-), biến hình, hiếu khí, khó nuôi cấy,
không di động, catalase và oxidase dương tính, nuôi cấy tối ưu ở nhiệt độ


12

35°C-36°C trong môi trường agar Bordet-Gengou (môi trường không có
peton, có khoai tây, glycerol và máu ) [6].
Bordetella parapertussis dễ nuôi cấy hơn, oxidase âm tính, urease dương
tính sản sinh sắc tố màu nâu trên môi trường thạch canh thang.
Bordetella pertussis đề kháng yếu với ngoại cảnh (chết ở nhiệt độ 55 0C).
Cả giống Bordetella đều có chung kháng nguyên thân, ở vỏ có các yếu tố từ
1-14 là các kháng nguyên vỏ chịu nhiệt (1-6 đặc hiệu cho Bordetella
pertussis, 7 cho cả giống, 12 cho Bordetella bronchiseptica, 14 cho
Bordetella parapertussis). Riêng Bordetella pertussis còn có kháng nguyên
pertussis toxin (PT) là kháng nguyên mạnh có độc lực cao [7].
Bảng 1.1: Các loài Bordetella và vật chủ [1]

Loài Bordetella
B. pertussis

Sinh vật chủ
Chỉ ở người

B. parapertussis

Người, cừu, dê, lợn

Bovine-associated B. parapertussis

Đại gia súc

B. bronchiseptica

Người, lợn, mèo, chó, thỏ

B. avium

Người, chim

B. hinzii

Người, chim

B. holmesii

Người


B. trematum

Người

B. petrii

Người

“B. ansorpii”

Người

1.2.2. Độc lực vi khuẩn
Vi khuẩn ho gà gắn vào biểu mô nhung mao đường hô hấp bằng các pili,
FHA, các aglutinogen và từ đó tấn công vào đường hô hấp cùng với PT
(pertussis toxin)- Độc tố ho gà (PT) là một protein có hoạt tính sinh học gây


13

nên sự tăng số lượng tế bào Lympho, hoạt hóa vùng Langerhan đảo tụy, nhậy
cảm với Histamin, và chịu trách nhiệm về các triệu chứng lâm sàng trong quá
trình bệnh lý. Ngoài ra còn có các độc tố như adenylase cyclase (AC) làm suy
yếu chức năng miễn dịch của tế bào vật chủ, tracheal cytotoxin (TCT) gây tổn
thương tế bào biểu mô hô hấp, dermonecrotic (DNT) gây tổn thương lớp niêm
mạc hô hấp tạo nhầy , độc tố heat labile toxin (HLT), lipopolysacharride
(LPS), pertactin cũng góp phần quan trọng trong cơ chế gây bệnh của vi
khuẩn ho gà [1], [6].
1.3. Dịch tễ học
1.3.1. Tình hình dịch bệnh

Năm 2010, nghiên cứu của Black và cộng sự cho thấy vào năm 2008 trên
toàn thế giới có khoảng 16 triệu trường hợp ho gà trong đó có 195000 trường
hợp tử vong [1]. Một nghiên cứu khác cho thấy số trường hợp tử vong do ho
gà trên toàn thế giới trong năm 2013 là 136000 trường hợp [1].
Từ những năm 1940s, khi có vacxin ho gà, chu kỳ dịch thường xảy ra
mỗi 3-5 năm. Tại Mỹ, tỷ lệ mắc ho gà gần đây theo các lứa tuổi như sau: dưới
6 tháng là 160/100000 dân, 6-11 tháng là 40/100000 dân, 1-6 tuổi la
22/100000 dân, 7-10 tuổi là 30/100000 dân, 11-19 tuổi là 28/100000 dân.
Năm 2010 có 25 trẻ dưới 6 tháng chết vì ho gà, 2013-2014 có có 8 ca chết vì
ho gà trong đó 7 ca dưới 3 tháng [1].
Tai Canada năm 2015, vụ dịch bùng phát vào đầu tháng 10 đã xác định
được 258 ca ho gà ở 3 bang, tăng gấp đôi so với năm 2012 [1].
Ở Việt Nam, bệnh ho gà lưu hành ở mọi nơi trong cả nước. Khi chưa
thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), bệnh ho gà thường xảy
ra và phát triển thành dịch ở nhiều địa phương. Dịch có tính chu kỳ khoảng 35 năm. Từ những năm đầu thập niên 80 chương trình TCMR được phát triển
rộng khắp trong cả nước, hầu hết trẻ dưới một tuổi được phổ cập gây miễn


14

dịch cơ bản bằng 3 liều vắcxin bạch hầu - uốn ván - ho gà (DTP). Sau nhiều
năm tiêm vắcxin DTP, tỉ lệ mắc và chết của bệnh ho gà đã giảm rõ rệt. Tỷ lệ
mắc trung bình năm 1984 là 84,4/100000 dân, đã giảm xuống thời kỳ 19911995 của cả nước là 7,5/100000 dân [8]. Từ năm 1993, tỉ lệ tiêm chủng được
duy trì ở mức trên 90 %, có năm đạt trên 95 % (1997, 2000) với chất lượng
tiêm chủng được cải thiện nên tỉ lệ mắc trung bình của cả nước trong thời kỳ
1996-2000 đã giảm xuống 1,8/100000 dân [8], tỉ lệ này tiếp tục giảm xuống
dưới 0,3/100000 dân trong 5 năm (1998-2012), và đến năm 2014 chỉ còn
0,07/100000 dân [3]. Tuy nhiên theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung
ương, số ca mắc ho gà trong năm 2015-2016 tăng lên đáng kể so với năm
trước đó (tổng số là 576 ca/2 năm), tỷ lệ mắc là 0,3/100000 dân, tăng gấp 4 so

với năm 2014 [9].
1.3.2. Nguồn lây
Ổ chứa: người là vật chủ duy nhất, không có nguồn lây truyền từ loài
khác hay ngoại cảnh trong đó nguồn truyền bệnh trực tiếp là những bệnh nhân
bị ho gà. Những người không bị bệnh hoặc người bệnh trong thời kỳ lui bệnh
đều không mang trùng [10].
Thời kỳ ủ bệnh là thời kỳ yên lặng không sốt trung bình khoảng 5-12
ngày (có thể từ 2-30 ngày).
Thời kỳ lây lan mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh sau đó giảm dần và
mất đi sau 3 tuần mắc bệnh. Nếu được điều trị có hiệu quả thì thời gian lây
truyền khoảng 5 ngày.
1.3.3. Đường lây truyền
Ho gà lây lan nhanh từ người sang người thông qua tiếp xúc các hạt
trong không khí do người mắc ho gà hắt hơi hoặc ho phát tán. Các hạt này
chứa trực khuẩn ho gà, người lành tiếp xúc với các hạt này sẽ cảm thụ và có
thể khởi phát bệnh.


15

1.3.4. Người cảm thụ
Trước đây khi chưa có tiêm phòng tỉ lệ mắc bệnh cao nhât ở lứa tuổi từ 1
đến 5. Trong 20 năm qua đã có thay đổi, ho gà ở trẻ vị thành niên và người
lớn tăng lên.

Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ mắc ho gà theo tuổi theo báo cáo CDC từ 1990-2014
Nguồn: [ />1.3.5. Miễn dịch
Đáp ứng miễn dịch trong ho gà gồm cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch
tế bào. Tuy nhiên cả miễn dịch tự nhiên hay chủ động bởi tiêm phòng đều
không tạo được miễn dịch hoàn toàn hay miễn dịch suốt đời.

Về miễn dịch dịch thể trong ho gà đã được biết đến như: kháng thể IgA
tiết ngăn cản vi khuẩn bám dính vào biểu mô đường hô hấp, IgG trong huyết
thanh có tác dụng miễn dịch chống nhiễm khuẩn.
Miễn dịch tế bào chưa nghiên cứu được đầy đủ. Đáp ứng miễn dịch qua
trung gian tế bào có thể tồn tại lâu dài nhưng nồng độ kháng thể giảm nhanh
dưới mức phòng bệnh sau 5 năm mắc tự nhiên, sau 3-5 năm tiêm phòng và
không còn sau 12 năm [11].


16

1.4. Sinh bệnh học
Khi hít phải vi khuẩn ho gà, vi khuẩn bám dính vào biểu mô thông qua
các chất bám dính bề mặt (như FHA, Pertactin…) và nhân lên ở bề mặt đường
hô hấp mà không xâm phạm vào niêm mạc và dòng máu. Vi khuẩn ức chế sự
hoạt động lông của các tế bào biểu mô làm viêm cấp tính đường hô hấp và
kích thích sự bài tiết của niêm mạc, gây hoại tử biểu mô và loét từng mảng
(độc tố TCT, DNT). Các thương tổn đầu tiên ở các phế quản và tiểu phế quản,
khí quản và thanh quản có thể bị nhưng nhẹ hơn. Dịch rỉ nhày mủ có thể làm
tắc đường hô hấp nhất là ở trẻ sơ sinh. Thương tổn ở phổi chủ yếu là do độc tố
vi khuẩn, độc tố tác động đến đoạn cuối của thần kinh phế quản làm xuất tiết
ở phế quản và dãn phế quản tạm thời.
Ngoại độc tố vi khuẩn ho gà sinh ra làm rối loạn tổng hợp AMP vòng
trong các tế bào của vật chủ và gây bệnh.
Độ tố ho gà (PT) làm tăng mẫn cảm histamin- kích thích đường hô hấp
gây nên cơn ho không tự kìm chế được, kích thích tăng bạch cầu lympho,
nguy cơ tạo huyết khối làm tác nghẽn các mao mạch máu, hạn chế lưu
lượng máu phổi, gây nên tình trạng tăng áp phổi ở các bệnh nhân ho gà
nặng [12] và làm hoạt hóa tế bào đảo Langerhan tăng sản xuất insulin gây
nên hạ đường huyết.

Độc tố ho gà còn tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương
trung tâm hô hấp ở hành tủy làm xuất hiện những cơn ngừng thở, ngạt thở, rối
loạn hô hấp gây thiếu oxy, gây viêm não, co giật (tình trạng hạ đường huyết
cũng tham gia gây nên). Độc tố còn có thể gây ra những ổ hưng phấn ở trung
khu hô hấp tạo ra những cơn ho phản xạ kéo dài [1], [13]


17

1.5. Lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán
1.5.1. Lâm sàng [11], [13]
Ho gà thể điển hình diễn biến làm 3 thời kỳ.
Thời kỳ khởi phát còn gọi là thời kỳ viêm long kéo dài 1-2 tuần. Bệnh
bắt đầu từ từ, giống nhiễm vi rút đường hô hấp, ho ít, chảy nước mũi hoặc có
triệu chứng của viêm thanh khí phế quản, có thể xuất hiện ho khan dai dẳng,
tiến triển tăng dần nhất là về ban đêm. Không sốt hoặc sốt nhẹ. Theo nghiên
cứu của Nguyên Thành Lê năm 2015 tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho
thấy ở thời kỳ này: biểu hiện ho khan gặp ở 90,6% số ca, 6,3 % sốt nhẹ, còn
lại là không sốt [14]
Thời kỳ toàn phát hay thời kỳ ho cơn kịch phát: kéo dài 2-3 tuần, có thể
tới 8 tuần, dấu hiệu đặc trưng là cơn ho gà, đây là thời kỳ hay xảy ra các biến
chứng nhất. Cơn ho xảy ra tự phát hoặc có kích thích, thường vào ban đêm.
Cơn ho gà gồm 3 triệu chứng chính: ho kịch phát, thở rít thì hít vào và nôn
hoặc khạc ra đờm dãi sau ho. Cơn ho bắt đầu từ những chập ho dài, ho rũ
rượi, không kìm được, ho liên tiếp 5- 10 tiếng, có khi đến 20 tiếng. Khi ho
lưỡi bị đẩy ra ngoài, rồi trẻ thở yếu dần, nghẹt thở trông như ngừng thở, mặt
đỏ hoặc tím lại, mắt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi. Sau đó thở rít vào giống
như tiếng gà gáy, cơn ho khác lại tiếp diễn cho đến khi nôn hoặc khạc ra chất
đờm dãi màu trong, rất dính, giống như lòng trắng trứng, trong đờm dãi có vi
khuẩn ho gà, tế bào biểu mô phế quản, bạch cầu đơn nhân và đa nhân. Sau

mỗi cơn ho trẻ mệt mỏi bơ phờ, vã mồ hôi, thở nhanh, mạch nhanh, rồi dần
dần bình phục lại và trẻ tiếp tục chơi đùa như thường. Thăm khám có thể thấy
các dấu hiệu do hậu quả của cơn ho như: mặt hơi phù, mi mắt mọng, loét dây
hãm lưỡi. Trẻ không sốt hoặc sốt nhẹ. Có thể có biến chứng bội nhiễm phổi.
Ngoài cơn ho toàn trạng trẻ lại bình thường. Theo báo cáo từ vụ dịch ho gà
bùng phát năm 2010 tại Mỹ, tiếng thở rít khi ho gặp ở 22- 44 %, thường ở trẻ
dưới 1 tuổi, nôn sau ho là 60-66% [15]. Theo Nguyễn Thị Khánh Linh nghiên
cứu 244 ca ho gà tại Hà Nội năm 2016 cho thấy triệu chứng thở rít gặp 52%,


18

nôn sau ho gặp 37% [16].
Thời kỳ lui bệnh và bình phục là lúc cơn ho giảm dần, ho ngắn, cường
độ ho cũng nhẹ bớt, ít khạc đờm và ít nôn. Ran rít và ran ngáy ở 2 phổi cũng
hết. Tình trạng toàn thân tốt dần lên, trẻ ăn chơi bình thường. Thời kỳ bình
phục kéo dài khoảng 2 cũng có thể tới vài tháng. Một số trường hợp dù bệnh
đã khỏi vẫn có thể xuất hiện cơn ho giống cơn điển hình gọi là “tíc ho gà”.
Trong một nghiên cứu 62 trẻ bị ho gà từ 5-16 tuổi, thời gian ho trung
bình là 112 ngày (dao động 38-191 ngày) [15].
Các thể lâm sàng khác của ho gà:
Thể thô sơ: cơn hắt hơi sổ mũi.
Thể nhẹ: cơn ho ít và ngắn, không điển hình, thường gặp ở trẻ đã được
tiêm phòng ho gà.
Thể nặng: có cơn ho liên tiếp đến 30-40 cơn một ngày kèm theo dấu hiệu
nặng của cơn ho gà (xem bảng phụ lục 1.2), mỗi cơn ho kéo dài kèm theo nôn
nhiều, tình trạng toàn thân suy sụp nhanh. Bệnh nhân sốt cao, mất ngủ, hốt
hoảng. Khi không có cơn ho bệnh nhân vẫn tím tái, thở nhanh, mạch nhanh.
Thể thương tổn phổi do vi khuẩn ho gà: viêm phổi do chính vi khuẩn hoặc
độc tố ho gà gây nên, hay gặp ở trẻ còn bú, triệu chứng hô hấp nặng ngay từ

đầu, xuất hiện trước cơn ho hoặc khi có cơn ho [11], [13].
1.5.2. Cận lâm sàng
Bạch cầu máu tăng so với mức bình thường theo tuổi thường thấy ở giai
đoạn sớm của bệnh (3 tuần đầu, nhất là giai đoạn ho cơn kịch phát) là do tăng
bạch cầu lympho, cũng có trường hợp số lượng bạch cầu trong giới hạn bình
thường. Tăng số lượng bạch cầu ở bệnh nhân ho gà đã được mô tả từ cuối thế
kỷ 19, và đã được coi là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán [12]. BC máu thường
tăng từ 15-100G/l, trong đó BC Lympho thường tăng ≥ 10G/L. Nghiên cứu đa
trung tâm của Cherry JD cho thấy 72 % số ca ho gà có tăng BC, 76% có tăng
BC Lympho [15]. Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Thúy Nga năm 2014 số ca ho
gà có tăng bạch cầu là 82,4%, 70,4 % có tăng BC Lympho [4].


19

Tăng số lượng tiểu cầu cũng thường gặp ở bệnh nhân ho gà, số lượng
tiểu cầu tăng gặp ở 68,5% số ca ho gà dương tính [4].
Xét nghiệm nồng độ đường máu: có thể có hạ đường máu [11], [17].
X-quang phổi: phần lớn các trường hợp là bình thường, ngoài ra có các
bất thường khác ở tuần thứ 3 của cơn ho như: các đám mờ rốn phổi lan tỏa
xuống cơ hành 2 bên, có thể mờ bóng tim, có thể thấy hình ảnh tổn thương
phổi tập trung, xẹp phổi, có thể thấy hình ảnh của biến chứng như tràn khí
màng phổi, tràn khí dưới da, tràn khí trung thất [13].
Xét nghiệm vi sinh: nuôi cấy dịch mũi họng- tiêu chuẩn vàng trong chẩn
đoán xác định ho gà, thường dương tính trong suốt thời kỳ khởi phát và toàn
phát ở trẻ chưa có miễn dịch, ở những trẻ đã có miễn dịch hoặc đã điều trị
hoặc đến muộn thì kết quả thấp hơn 25%
Xét nghiệm PCR dịch tỵ hầu cho kết quả dương tính cao hơn nuôi cấy,
tuy nhiên ở trẻ lớn và người lớn, PCR chỉ dương tính dưới 10%, nếu thời gian
bị bệnh trên 4 tuần, PCR cho kết quả âm tính giả tăng lên [15].

Các xét nghiệm miễn dịch phát hiện kháng thể ho gà như anti-PT IgG
được sử dụng để chẩn đoán với các trường hợp đã tiêm phòng ho gà ≥ 1 năm.
Nồng độ anti- PT IgG ≥ 100 IU/L được coi là điểm cắt chẩn đoán [15].
Theo tác giả Salim và cộng sự tổng hợp từ các nghiên cứu cho thấy các
xét nghiệm chẩn đoán ho gà như bảng sau [18].
Bảng 1.2. Xét nghiệm chẩn đoán ho gà.
Xét nghiệm

Độ nhạy

Độ đặc hiệu

Bệnh phẩm

(%)
(%)
Nuôi cấy
7-84
63-100
NP/khí quản
PCR
21-94
85-98
NP/khí quản
Huyết thanh 65-92
89-99
Máu
DFA
30-52
30-98

NP/khí quản
NP: dịch tị hầu; DFA: kháng thể huỳnh quang trực tiếp
(Nguồn: Pediatric Drugs) [18]

Thời gian lấy
mẫu tối ưu
2 tuần đầu
4 tuần đầu
2-8 tuần đầu
Không thường qui


20

1.5.3. Chẩn đoán
Hội nghị ho gà toàn cầu tháng 2/2011 đã thống nhất đưa ra tiêu chuẩn
chẩn đoán ho gà dựa theo 3 nhóm tuổi giúp làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu
so với các tiêu chuẩn chẩn đoán trước đây.

Sơ đồ 1.1. Lưu đồ chẩn đoán bệnh ho gà
Nguồn: Khuyến cáo của Hội nghị ho gà toàn cầu 2011 [19].
1.5.4. Chẩn đoán phân biệt
Ho gà cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh có các căn nguyên
khác như:
Bệnh nhiễm trùng, bao gồm:
Bệnh do các loài Bordetella khác gây nên


21


Mycoplasma pneunonia
Chlamydia spp
Lao
Bệnh do các vi rút như: adenovirus, RSV, cúm, á cúm, rhinovirus
Bệnh do căn nguyên khác như: Dị vật đường thở, hen phế quản, viêm
xoang, trào ngược dạ dày thực quản…
1.6. Biến chứng
Tỉ lệ biến chứng của ho gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tuổi của
bệnh nhân cũng góp phần quan trọng. Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị ho gà có tỉ lệ tử
vong và di chứng rất cao, trong đó cao nhất là ở nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi
mắc ho gà phải nhập viện (82%), viêm phổi (25%), co giật (4%), bệnh lý não
(1%), tử vong (1%). Trẻ dưới 4 tháng tuổi nằm trong số 90% trường hợp ho
gà gây tử vong [11]. Các biến chứng chính của ho gà là cơn ngừng thở, viêm
phổi, bội nhiễm vi khuẩn, suy hô hấp, và các di chứng thực thể do ho nặng.
các biến chứng hiếm gặp hơn như giãn phế quản, ARDS, tăng áp phổi cũng có
thể xảy ra. Một số biến chứng do tăng áp lực ổ bụng và lồng ngực trong cơn
ho như: xuất huyết da, niêm mạc, củng mạc mắt, xuất huyết não và xuất huyết
võng mạc, tràn khí (màng phổi, dưới da, trung thất), thoát vị bẹn/rốn, gãy
xương sườn, rách hãm lưỡi. Các tổn thương thần kinh, co giật do thiếu oxy, hạ
natri máu cũng có thể xảy ra [11]. Ngoài ra theo tác giả Swasti Chaturvedi ho
gà còn có thể gây ra biến chứng thận như hội chứng huyết tán tăng ure huyết
(HUS) [20].
1.7. Điều trị
1.7.1. Điều trị hỗ trợ
Để trẻ nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, ít ánh sáng, tránh lo lắng, không
nên theo dõi hay can thiệp quá mức cho trẻ
Chia nhỏ bữa ăn, có thể cho ăn qua sonde hoặc nuôi dưỡng tĩnh mạch
Tránh môi trường khô, khói bụi, thuốc lá, tiếng ồn và nhiều yếu tố kích thích



22

Theo dõi sát, cung cấp đủ oxy và máy hút khi cần
Khí dung có thể hiệu quả với những trẻ tiết đờm nhày dính, co thắt
đường thở
1.7.2. Kháng sinh
Kháng sinh được chỉ định khi nghi ngờ hoặc chẩn đoán xác định mắc ho
gà ở trẻ như khuyến cáo dưới đây:
Bảng 1.3: Các thuốc kháng sinh điều trị và dự phòng sau phơi nhiễm B.
pertussis, 1997 đến 2013 [1].
Tác nhân

Nhóm

Thông tin liều dùng

Erythromycin

tuổi
> 1 tháng

40–60

Ghi chú

mg/kg/ngày Tương tác thuốc với

trong 3 hoặc 4 liều những thuốc chuyển
chia trong vòng 7–14 hóa bởi cytochrome
ngày


P450; dung nạp kém
(ví dụ., rối loạn tiêu
hóa, phản ứng quá
mẫn, viêm gan ứ mật,
mất thính lực thần kinh

giác quan)
Người lớn 500 mg 6 hoặc 8 h Tăng nguy cơ hẹp môn
một lần trong vòng 7– vị phì đại ở trẻ sơ sinh;
14 ngày
Azithromycin

< 6 tháng

FDA thai kỳ thuốc

nhóm B
10 mg/kg hàng ngày Dung nạp tốt nhưng
trong 5 ngày

rối loạn tiêu hóa vẫn
có thể xảy ra, Tương
tác thuốc với những
thuốc chuyển hóa bởi

≥ 6 tháng

cytochrome P450
10 mg/kg vào ngày 1, Dùng 1 h trước khi



23

Tác nhân

Nhóm

Thông tin liều dùng

Ghi chú

tuổi
kèm theo 5 mg/kg vào hoặc 2 h sau khi ăn và
ngày 2–5
thuốc kháng acid
Người lớn 500 mg vào ngày 1, FDA thai kỳ thuốc
kèm theo 250 mg vào nhóm B
Clarithromyci

> 1 tháng

n

ngày 2–5
15 mg/kg/ngày trong Dung nạp vừa (thường
2 liều chia trong vòng gặp rối loạn tiêu hóa)

7 ngày
Người lớn 500 mg 12 h một lần Tương tác thuốc với

trong 7 ngày

những thuốc chuyển
hóa bởi cytochrome
P450; FDA thai kỳ

TMP-SMZ

> 2 tháng

thuốc nhóm C
TMP ở 8 mg/kg/ngày Điều trị bậc hai đối với
cộng với SMZ ở 40 những

bệnh

mg/kg/ngày 12 h lần kháng

hoặc

trong 14 ngày

nhân
không

dung nạp macrolide;
FDA thai kỳ thuốc

nhóm C
Người lớn TMP ở 320 mg/ngày Chống chỉ định ở phụ

cộng

với

SMZ

ở nữ mang thai và đang

1,600 mg/ngày 12 h cho con bú
một lần trong 14 ngày


24

Một số thử nghiệm điều tri khác như sử dụng corticosteriod, cường 2Adrenergic, IVIG chưa đáng tin cậy và không được khuyến cáo [11].
1.8. Tiên lượng
Hầu hết trẻ trên 3 tháng tuổi thường hồi phục hoàn toàn, trẻ dưới 3 tháng
tiên lượng xấu hơn, tỉ lệ tử vong là 1-3%. Tuy nhiên, bệnh nhân có tình trạng
bệnh đi kèm, có nguy cơ bệnh tật và tử vong cao hơn và cần được đánh giá cụ
thể trên từng bệnh nhân. Bên cạnh đó, so với trẻ lớn và người lớn, trẻ nhũ nhi
dưới 6 tháng mắc ho gà có nhiều khả năng mắc bệnh nặng hơn, tiến triển biến
chứng và phải nhập viện. Các trường hợp tử vong được báo cáo do ho gà ở trẻ
nhũ nhi tăng đáng kể từ cuối thế kỷ 20. Giữa năm 2004 và 2008, trong tổng số
111 trường hợp tử vong liên quan đến ho gà được báo cáo đến CDC, 92 (83%)
trường hợp là trẻ dưới 3 tháng tuổi [21].
Viêm phổi, hoặc từ Bordetella pertussis hoặc từ nhiễm trùng thứ phát do
tác nhân gây bệnh khác, là biến chứng tương đối thường gặp, xảy ra ở khoảng
13% trẻ nhũ nhi mắc ho gà, đây cũng là yếu tố tiên lượng nặng, có liên quan
đến tử vong ở trẻ ho gà [22]. Biến chứng hệ thần kinh trung ương, như co giật
(1-2% trẻ nhũ nhi) và bệnh lý não, ít gặp hơn và được cho là kết quả của thiếu

oxy não và ngưng thở ngắn do các cơn ho kịch phát nặng gây ra hoặc rối loạn
chuyển hóa như hạ đường huyết hoặc xuất huyết nội sọ nhỏ.
Ở trẻ em bị ho gà, tăng BC và BC Lympho có liên quan trực tiếp với
mức độ nặng của bệnh [23]. Nghiên cứu của Murray trên một loạt ca bệnh
dưới 90 ngày tuổi phải nằm ICU điều trị ho gà, số lượng BC tăng ≥ 30G/L và
tăng nhanh trên ngưỡng đó có liên quan đến bệnh nặng và tử vong [24]. Tăng
đồng thời cả BC Lympho và tiểu cầu làm tăng nguy cơ bệnh nặng và tử vong
[25]. Theo nghiên cứu của tác giả Trần Minh Điển và cộng sự tại bệnh viện
Nhi Trung ương năm 2015 cho thấy có 3 yếu tố nguy cơ cho bệnh nhân ho gà
nặng: tuổi dưới 3 tháng (OR: 4,59; CI: 1,55-13,62; p= 0,006), bạch cầu ≥
30G/L (OR: 6,48; CI: 2,44-17,25; p= 0,000), viêm phổi (OR: 23,1; CI: 5,27101,16; p=0,000) [22].


25

Trong khi đó, theo tác giả Helen Markshall và cộng sự cho thấy một số
yếu tố tiên lượng bệnh nặng trên trẻ ho gà nhập viện tại Australia năm 2010
như: tuổi dưới 2 tháng (OR: 4,76; CI: 1,48-15,32; p=0,014), sinh non (OR:
5,19; CI: 1,24-21,67; p=0,024), sốt > 37,5 0C (OR: 5,97; CI: 1,19-29,96;
p=0,030), đồng nhiễm trùng (OR: 4,82; CI: 1,66-14; p=0,004) [26].
Tăng tế bào bạch cầu, đặc biệt số lượng tế bào bạch cầu hơn 100000 có
liên quan đến tử vong do ho gà. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng số lượng
tế bào bạch cầu hơn 55000 và ho gà biến chứng viêm phổi là các chỉ số tiên
lượng độc lập về kết cục tử vong trong một mô hình đa biến [21].
Trẻ sinh non và trẻ đang mắc các bệnh tim mạch, phổi, thần kinh cơ,
hoặc bệnh lý thần kinh có nguy cơ cao các biến chứng ho gà (ví dụ., viêm
phổi, co giật, bệnh lý não, tử vong). Trẻ lớn hơn, trẻ vị thành niên và người
lớn thường mắc bệnh nhẹ hoặc không điển hình. Khoảng một nửa số trẻ vị
thành niên mắc ho gà ho trong 10 tuần hoặc lâu hơn. Các biến chứng ở trẻ vị
thành niên và người lớn bao gồm ngất, rối loạn giấc ngủ, tiểu tiện không tự

chủ, gãy xương sườn, và viêm phổi. Co giật xảy ra ở khoảng 0,3-0,6% người
lớn [21].
1.9. Phòng bệnh
1.9.1. Phòng cho người tiếp xúc
Cách ly trẻ mắc bệnh.
Dự phòng sau phơi nhiễm bằng kháng sinh macrolide (xem Bảng 1.3).
Có thể tiêm phòng DPT/DTaP cho người tiếp xúc gần.
1.9.2. Tiêm chủng
Tiêm phòng ho gà nên được bắt đầu từ giai đoạn nhũ nhi.
Có 2 loại văcxin ho gà là: văcxin ho gà toàn bào và vô bào, trong nhiều
loại chế phẩm như DTaP, Tdap.


×