Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

THỰC TRẠNG hút THUỐC lá THỤ ĐỘNG CỦA PHỤ nữ MANG THAI đến KHÁMTẠI BỆNH VIỆN TỈNH HUA PHĂN,LÀO, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.27 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

AYPHONE LORSOMMA

THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ THỤ ĐỘNG
CỦA PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM
TẠI BỆNH VIỆN TỈNH HUA PHĂN, LÀO, NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG


Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

AYPHONE LORSOMMA

THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ THỤ ĐỘNG
CỦA PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM
TẠI BỆNH VIỆN TỈNH HUA PHĂN, LÀO, NĂM 2018
Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số : 60720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG


Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Phạm Bích Diệp
2. PGS.TS. Lê Thị Tài


Hà Nội - 2018

LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của một người học trò, nhân
viên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới:
TS. Phạm Bích Diệp, PGS.TS. Lê Thị Tài - Giảng viên Bộ môn giáo
dục sức khỏe – Trường Đại học Y Hà Nội.
Là người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện
tốt nhất giúp em hoàn thành khóa luận này. Sự tận tâm và kiến thức uyên
bác của Thầy luôn là tấm gương sáng cho em noi theo trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu trong hiện tại và tương lai.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Toàn thể cán bộ tại bệnh viện tỉnh Hua Phăn, Lào đã hỗ trợ và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Các Thầy cô trong Ban giám hiệu, phòng Đào tạo cùng toàn thể Thầy
cô của các Bộ môn và cán bộ các phòng, Ban trường Đại học Y Hà Nội đã
tận tình dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong những năm tháng học tập tại trường.
Cuối cùng, con xin cảm ơn Bố Mẹ kính yêu, vợ, con trai và bạn bè đã
động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thiện khóa luận.
Hà Nội, ngày 15 Tháng 5 năm 2019.
Sinh Viên


Ayphone LORSOMMA.

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
 Phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại Học Y Hà Nội.
 Phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Hợp tác quốc tế Viện
Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
 Hội đồng chấm khóa luận
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Tôi. Các
số liệu, kết quả trong khóa luận này là trung thực và chưa ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Nếu có sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả

Ayphone LORSOMMA


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HIV/AIDS:

Human Immunodeficiency Virus
infection/AcquiredImmunodeficiency Syndrome.
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).

HTLTĐ:

Hút thuốc lá thụ động.

OR:

Odd Ratio (Tỷ suất chênh).


TE :

Trẻ em.

TĐHV:

Trình độ học vấn.

WHO:

World Health Organization.
(Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................ix
DANH MỤC HÌNH...................................................................................xiv
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Một số định nghĩa...................................................................................3
1.1.1. Định nghĩa thuốc lá.............................................................................3
1.1.2. Định nghĩa hút thuốc lá thụ động........................................................3
1.2. Tác hại của hút thuốc lá..........................................................................3
1.2.1. Đối với người hút người hút thuốc.....................................................3
1.2.2. Đối với người hút thuốc thụ động.......................................................7
1.3. Thực trạng hút thuốc lá...........................................................................9
1.3.1 Thực trạng hút thuốc lá trên thế giới....................................................9
1.3.2. Thực trạng hút thuốc lá ở Lào..........................................................10

1.4. Một số yếu tố liên quan đến hút thuốc lá thụ động...............................11
1.5. Các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá................................14
1.5.1. Trên thế giới......................................................................................14
1.5.2. Hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá ở Lào.................................15
1.6. Một số thông tin về bệnh viện Đa khoa tỉnh Hua Phăn, Lào..............17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........19
2.1. Thời gian nghiên cứu............................................................................19
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................19
2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................19
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn...........................................................................19
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ.............................................................................20


2.3. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................20
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu...............................................................................20
2.5. Chọn mẫu.............................................................................................21
2.6. Các biến số nghiên cứu.........................................................................21
2.6.1. Chỉ số nghiên cứu..............................................................................23
2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin................................................24
2.7.1. Kỹ thuật thu thập thông tin................................................................24
2.7.2. Công cụ thu thập thông tin................................................................24
2.7.3. Quy trình thu thập thông tin..............................................................24
2.8. Sai số có thể gặp và cách khắc phục....................................................25
2.8.1. Sai số có thể gặp trong nghiên cứu....................................................25
2.8.2. Khống chế sai số................................................................................25
2.9. Quản lý và phân tích số liệu.................................................................26
2.10. Đạo đức nghiên cứu............................................................................26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................27
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................27
3.2. Thực trạng hút thuốc lá thụ động của 301 đối tượng nghiên cứu.........30

3.2.1. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động của 301 đối tượng nghiên cứu...............30
3.2.2. Mức độ thường xuyên hút thuốc lá thụ động của 268 đối tượng có
hút thuốc lá thụ động...................................................................................30
3.3.3. Mức độ phơi nhiễm hút thuốc lá thụ động........................................31
3.3.4. Các đối tượng mà 268 phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá thụ
động.............................................................................................................32
3.4. Mối liên quan giữa một số yếu tố và HTLTĐ thường xuyên...............35
3.4.1. Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học và HTLTĐ...........35
3.4.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố về thai sản, hoàn cảnh gia đình với
hút thuốc lá thụ động thường xuyên của 268 phụ nữ mang thai.................38


3.5. Mô hình hồi quy đa biến để phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố
và hút thuốc lá thụ động thường xuyên.......................................................40
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..........................................................................42
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................42
4.2. Thực trạng hút thuốc lá thụ động thường xuyên của phụ nữ mang thai.
.....................................................................................................................43
4.3. Một số yếu tố liên quan đến hút thuốc lá thụ động thường xuyên.......44
4.4. Hạn chế của nghiên cứu.......................................................................47
KẾT LUẬN.................................................................................................48
KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................51
PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHÒNG VẤN...........................................................57
PHỤ LỤC 2: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU................................................63
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................3
1.1. Một số định nghĩa.................................................................................. 3
1.1.1. Định nghĩa thuốc lá...................................................................... 3
1.1.2. Định nghĩa hút thuốc lá thụ động................................................. 3

1.2. Tác hại của hút thuốc lá. ........................................................................3
1.2.1. Đối với người hút người hút thuốc. .............................................3
1.2.2. Đối với người hút thuốc thụ động. ...............................................7
1.3. Thực trạng hút thuốc lá.......................................................................... 9
1.3.1 Thực trạng hút thuốc lá trên thế giới............................................. 9
1.3.2. Thực trạng hút thuốc lá ở Lào. ..................................................10
1.4. Một số yếu tố liên quan đến hút thuốc lá thụ động...............................11
1.5. Các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá. ..............................14
1.5.1. Trên thế giới. ..............................................................................14


1.5.2. Hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá ở Lào. .........................15
1.6. Một số thông tin về bệnh viện Đa khoa tỉnh Hua Phăn, Lào. ............17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....19
2.1. Thời gian nghiên cứu. ..........................................................................19
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu................................................................. 19
2.2. Đối tượng nghiên cứu. .........................................................................19
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn................................................................... 19
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ...................................................................... 20
2.3. Thiết kế nghiên cứu............................................................................. 20
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu. .............................................................................20
2.5. Chọn mẫu............................................................................................ 21
2.6. Các biến số nghiên cứu. .......................................................................21
2.6.1. Chỉ số nghiên cứu....................................................................... 23
2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin. ..............................................24
2.7.1. Kỹ thuật thu thập thông tin......................................................... 24
2.7.2. Công cụ thu thập thông tin......................................................... 24
2.7.3. Quy trình thu thập thông tin. ......................................................24
2.8. Sai số có thể gặp và cách khắc phục................................................... 25
2.8.1. Sai số có thể gặp trong nghiên cứu............................................. 25

2.8.2. Khống chế sai số. .......................................................................25
2.9. Quản lý và phân tích số liệu. ...............................................................25
2.10. Đạo đức nghiên cứu........................................................................... 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................27
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu........................................... 27
3.2. Thực trạng hút thuốc lá thụ động của 301 đối tượng nghiên cứu. 30
3.2.1. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động của 301 đối tượng nghiên cứu ........30
3.2.2. Mức độ thường xuyên hút thuốc lá thụ động của 268 đối tượng


có hút thuốc lá thụ động. ................................................................31
3.3.3. Mức độ phơi nhiễm hút thuốc lá thụ động................................. 32
3.3.4. Các đối tượng mà 268 phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá thụ
động................................................................................................ 33
3.3.5. Mức độ thường xuyên HTLTĐ từ các đối tượng hút thuốc lá.... 34
3.4. Mối liên quan giữa một số yếu tố và HTLTĐ thường xuyên. .............36
3.4.1. Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học và HTLTĐ thường
xuyên ..............................................................................................36
3.4.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố về thai sản, hoàn cảnh gia đình
với hút thuốc lá thụ động thường xuyên của 268 phụ nữ mang thai.
.........................................................................................................38
3.5. Mô hình hồi quy đa biến để phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố
và hút thuốc lá thụ động thường xuyên...................................................... 40
CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN....................................................................... 42
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................... 42
4.2. Thực trạng hút thuốc lá thụ động thường xuyên của phụ nữ mang thai.
.....................................................................................................................43
4.3. Một số yếu tố liên quan đến hút thuốc lá thụ động thường xuyên...... 44
4.4. Hạn chế của nghiên cứu. .....................................................................47
KẾT LUẬN. ..............................................................................................48

KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG.
Bảng 3.1. Thông tin chung của 301 đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Thông tin chung của 301 đối tượng nghiên cứu.........................27
Bảng 3.2. Thông tin về thai sản và hành vi hút thuốc và uống rượu bia của
301 đối tượng nghiên cứu............................................................................28
Bảng 3.3. Mức độ phơi nhiễm hút thuốc lá thụ động..................................31
Bảng 3.4. Số lượng các đối tượng mà 268 phụ nữ mang thai hít phải khói
thuốc lá thụ động.........................................................................................33
Bảng 3.5. Mức độ thường xuyên HTLTĐ theo nguồn tạo ra HTLTĐ.........33
Bảng 3.6. Địa điểm hít phải khói thuốc lá (n=268).....................................34
Bảng 3.7. Mức độ thường xuyên hút thuốc lá thụ động theo địa điểm.......34
Bảng 3.8. Số lượng địa điểm mà 268 đối tượng hút thuốc lá thụ động.......35
Bảng 3.9. Mô hình hồi quy đơn biến giữa một số yếu tố nhân khẩu học và
HTLTĐ thường xuyên của 268 phụ nữ mang thai.......................................35
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa yếu tố về thai sản; tình trạng hút thuốc của
người sống cùng và hút thuốc lá thụ động thường xuyên của 268 phụ nữ
mang thai.....................................................................................................38
Bảng 3.11. Mô hình hồi quy đa biến giữa một số yếu tố về địa lý, đặc điểm
nơi làm việc, tình trạng hút thuốc của người sống cùng và hút thuốc lá thụ
động thường xuyên của 268 phụ nữ mang thai...........................................40
Y
Bảng 3.2. Thông tin về thai sản và hành vi hút thuốc và uống rượu bia của
301 đối tượng nghiên cứu.........................................................29
Bảng 3.3. Mức độ phơi nhiễm hút thuốc lá thụ động..................................32

Bảng 3.4. Số lượng các đối tượng mà 268 phụ nữ mang thai hít phải khói
thuốc lá thụ động.......................................................................33
Bảng 3.5. Mức độ thường xuyên HTLTĐ theo nguồn tạo ra HTLTĐ.........34


Bảng 3.6. Địa điểm hít phải khói thuốc lá (n=268).....................................34
Bảng 3.7. Mức độ thường xuyên hút thuốc lá thụ động theo địa điểm.......35
Bảng 3.8. Số lượng địa điểm mà 268 đối tượng hút thuốc lá thụ động.......35
Bảng 3.9. Mô hình hồi quy đơn biến giữa một số yếu tố nhân khẩu học và
HTLTĐ thường xuyên của 268 phụ nữ mang thai....................36
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa yếu tố về thai sản; tình trạng hút thuốc của
người sống cùng và hút thuốc lá thụ động thường xuyên của 268
phụ nữ mang thai.......................................................................38
Bảng 3.11. Mô hình hồi quy đa biến giữa một số yếu tố về địa lý, đặc điểm
nơi làm việc, tình trạng hút thuốc của người sống cùng và hút
thuốc lá thụ động thường xuyên của 268 phụ nữ mang thai.....40


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 .Tỷ lệ HTLTĐ của 301 đối tượng nghiên cứu..........................30
Biểu đồ 3.2. Mức độ thường xuyên hút thuốc lá thụ động của 268 đối tượng
có hút thuốc lá thụ động..............................................................................32
Biểu đồ 3.3. Các đối tượng mà 268 phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá
thụ động.......................................................................................................35

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ của nước Lào và bản đồ tỉnh Hua Phăn (Lào)...............19
DANH MỤC BIỂU ĐÔ.
Biểu đồ 3.1 .Tỷ lệ HTLTĐ của 301 đối tượng nghiên cứu..........................30

Biểu đồ 3.2. Mức độ thường xuyên hút thuốc lá thụ động của 268 đối tượng
có hút thuốc lá thụ động..............................................................................30
Biểu đồ 3.3. Các đối tượng mà 268 phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá
thụ động.......................................................................................................32
Y
Hình 2.1: Bản đồ của nước Lào và bản đồ tỉnh Hua Phăn (Lào)...............19


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hút thuốc lá có rất nhiều tác hại đến sức khỏe, sự dụng thuốc lá
gây nên nhiều căn bệnh như ung thư phổi, viêm phế quản mạn, các
bệnh tim mạch, đột tử, bệnh đường hô hấp, dị tật bẩm sinh… Theo dự
báo của tổ chức y tế thế giới, cứ 6,5 giây là có một người chết do các
bệnh có liên quan đến thuốc lá [1].
Bên cạnh những tác hại của hút thuốc lá gây ra cho chính người hút,
hút thuốc lá còn gây ra nhiều tác hại cho những người không hút thuốc
nhưng hít phải khói thuốc lá của người khác hút (hút thuốc lá thụ động).
Người hít phải khói thuốc thụ động một cách thường xuyên có nguy cơ bị
bệnh như ung thư phổi hơn từ 30-100% so với những người không hít
phải khói thuốc [2]. Người ta ước tính khoảng 17% các trưởng hợp bị
ung thư phổi ở người không hút thuốc lá do hít phải khói thuốc thụ động
tại nhà khi từ bé hoặc ở độ tuổi vị thành nhiên [2],[3]. Phụ nữ có thai hít
phải khói thuốc lá sẽ tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, đẻ non, thiếu cân,
trẻ sinh ra mắc bệnh đường hô hấp và ảnh hưởng tới thai nhi như: có thể
bị sự phá thai, vỡ màng, chết sau khi sinh [4],[2],[3].Tuy nhiên, tỷ lệ hút
thuốc lá trên thế giới vẫn rất cao: tỷ lệ hút thuốc lá ở các nước phát triển
là 80% [5].
Theo tổ chức Y tế thế giới dự đoán đến năm 2015, tổng số người hút

thuốc lá sẽ nhiều hơn 1,1 tỷ người trong đó 80% là sống ở nước đang
phát triển và đến năm 2020 thì số người chết vì thuốc lá sẽ nhiều hơn
tổng số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông đường bộ [6].
Lào là một trong những nước đang phát triển, tỷ lệ người hút thuốc lá ở
Lào là: nam giới 56,6 % và nữ giới 9,1% của người lớn [7],[8], tỷ lệ hút
thuốc lá thụ động là thanh niên giữa 13-15 tuổi có hơn 50% hút thuốc lá
trong nhà và hút thuốc lá thụ động trong nơi công cộng là 64% [9].
1


2

Theo một nghiên cứu ở Lào, khói thuốc lá cũng là nguyên nhân gây
bệnh ở những người không hút thuốc, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe
của những người không hút thuốc lá nhưng thường xuyên hít phải khói
thuốc lá thường là vợ, con và người trong gia đình của những người hút
thuốc lá do họ sống trong cùng một nhà với người hút thuốc.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về thực trạng hút thuốc thụ động
của phụ nữ mang thai tại tỉnh Hua Phăn, Lào. Do đó, nhằm để tìm hiểu
thực trạng của hút thuốc lá thụ động và một số yếu tố liên quan đến hút
thuốc lá thụ động của phụ nữ mang thai, chúng tôi thực hiện nghiên cứu:
“Thực trạng hút thuốc lá thụ động của phụ nữ mang thai đến khám tại
bệnh viện tỉnh Hua Phăn, Lào, năm 2018” với các hai mục tiêu như sau:
1. Mô tả thực trạng hút thuốc lá thụ động của phụ nữ mang thai đến
khám tại bệnh viện tỉnh Hua Phăn, Lào, năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến hút thuốc lá thụ động thường
xuyên của phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện tỉnh Hua Phăn,
Lào, năm 2018.

2



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số định nghĩa.
1.1.1. Định nghĩa thuốc lá.
Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần
nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, thuốc lá
cuốn, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc tẩu. Trong nghiên cứu này gọi
chung là thuốc lá.
1.1.2. Định nghĩa hút thuốc lá thụ động.
Hút thuốc lá thụ động ( HTLTĐ ) có ý nghĩa là một người không hút
thuốc lá nhưng hít phải khói thuốc thải ra từ người hút thuốc hoặc từ
thuốc lá đang cháy[4],[10].
1.2. Tác hại của hút thuốc lá.
1.2.1. Đối với người hút người hút thuốc.
Thuốc lá được tìm ra ở Châu Mỹ vào thế kỷ XV. Kể từ đó thuốc lá
được nhập vào các Châu lục khác và đến đầu thế kỷ thứ XIX. Thuốc lá
đã phổ biến toàn thế giới.
Nghành Công nghiệp thuốc lá ngày càng phát triển. Số người sử
dụng thuốc lá càng ngay càng tăng. Đầu thế kỷ thứ XX, ảnh hưởng của
thuốc lá tới sức khỏe con người đã được phát hiện.
Trong khói thuốc lá có hơn 7.000 chất độc hại, trong đó 700 chất
được biết là chất gây ung thư, nicotin là một chất gây nghiện, 200 chất có
tác hại cho sức khỏe tồn tại dưới dạng khí và dạng hạt [11]. Dạng hạt chủ
yếu gồm các chất gây nghiện, điển hình là nicotin, chất hắc ín, các chất
hỗn hợp nâu trong đó có chứa các chất như benzene, bensopiren, Tac,
Carbonmonoxide,


Formaldehyde, Arsenic,

Cadmium, Ammonia…

(WHO, 2009) [12]. Dù sử dụng dưới hình thức thuốc lá có khói hay
3


4

không có khói thì đều có khả năng gây ra bệnh tật. Hút thuốc là một yếu
tố quan trọng làm tăng nguy cơ mắc ung thư, các bệnh tìm mạch, đột tử,
bệnh đường hô hấp, dị tật bẩm sinh... Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn
đến tử vong mà ta có thể ngăn chặn được [13].
Theo WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 4,9 triệu người chết do
các bệnh liên quan đến thuốc lá. Dự báo đến năm 2025 có người chết do
các bệnh liên quan tới thuốc lá sẽ tăng lên ở mức 10 triệu người mỗi năm.
Chỉ tính riêng Trung Quốc tới thời điểm 2020-2030 sẽ có từ 1đến 2 triệu
người chết do hút thuốc lá mỗi năm [14]. Tại số nước phát triển, số người
chết do hút thuốc tăng từ 700.000 đến 1.500.000 triệu người ở nam giới
và từ 100.000 đến 500.000 người ở nữ giới trong vòng 30 năm kể từ năm
1965, vào giữa thập kỷ 90, ở các nước phát triển hút thuốc là nguyên
nhân của 25% trong tổng số người tử vong ở nam giới, còn tử vong do
hút thuốc lá của nữ giới ở tuổi trung niên tăng từ 2% năm 1955 lên tới
13% vào năm 1995 [15]. Theo một nghiên cứu ở Canada, mỗi năm có
trên 4.000 người bị chết do thuốc lá, chiếm trên 20% tổng số ca tử vong
hàng năm. Thực tế tại quốc gia này chết do hút thuốc lá cao gấp 3 lần so
với chết do uống rượu, AIDS, ma túy, tại nạn ô tô, giết người và tự sát
cộng lại. Ở Mỹ, thuốc lá là nguyên dân của 20% tổng số tử vong hàng

năm [16]. Còn ở Anh, cứ 1000 thanh niên đang hút thuốc thì sẽ có 1
người trở thành kẻ giết người, 6 người bị giết trên đường phố và 250
người sẽ bị chết với hút thuốc lá [17].
Hút thuốc lá là nguyên nhân quan trọng của ung thư, đặc biệt là ung
thư phổi. Theo Doll và Hill là những người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung
thư cao hơn gấp 14 lần so với những người không hút thuốc [18]. Năm
1986 , cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư khí nghiên cứu một quan

4


5

hệ giữa thuốc lá và ung thư đã dưa ra kết luận hút thuốc lá nguyên nhân
nổi bật của ung thư phổi trên toàn thế giới [19].
Mỗi năm trong 660.000 bệnh nhân được chẩn đoán mới bị ung thư
trên thới giới có 90% là những người nghiện thuốc, trong số những người
chết vì ung thư phổi hàng năm thì có 87% là những người hút thuốc lá
[20]. Thời gian hút thuốc càng lâu và số lượng càng nhiều thì nguy cơ bị
ung thư phổi và tử vong do ung thư phổi càng cao. Theo Nguyễn Cự
Đồng và Nguyễn Chí Lăng , nếu một người không hút thuốc thì nguy cơ
tử vong do ung thư phổi là 29%, nếu hút thuốc dưới 20 bao/năm 45%,
trên 20 bao/năm 58% [21].
Hút thuốc còn là nguyên nhân quan trọng gây ung thư bàng quang,
ung thư thận, ung thư khoang miệng, ung thư vòm họng, ung thư thanh
quản, ung thư thực quản, ung thư tụy, ung thư tuyến thượng thận, ung
thư cổ tử cung, ung thư máu và ung thư dạ dày. Mỗi chất gây ung thư
trong khói thuốc lá có những cơ quan đích khác nhau. Nó có thể hoạt
động riêng rẽ hoặc phối hợp với các chất khác.
Hút thuốc là nguyên nhân có thể tránh được của rất nhiều bệnh phổi

như khí phế thũng, hen phế quản, viêm phế quản mạn và bệnh phổi tắc
nghẽn mãn tĩnh. Theo WHO, 80 - 85% các trường hợp viêm phế quản
mạn và khí phế thũng có liên quan đến hút thuốc [22]. Tỷ lệ hiện mắc các
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường thấp ở người hút thuốc hơn những
người không hút thuốc [23], khoảng 15-20% những người hút thuốc sẽ bị
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [24],[25].
Hút thuốc làm tăng tần suất ho, tăng tiết đờm và các chất bất
thường về chức năng hô hấp. Các triệu trứng của bệnh viêm phế quản
mạn và khí phế thũng xẩy ra phố biến hơn những người hút thuốc.
Nghiên cứu ảnh hưởng của hút thuốc đến niêm mạc phế quản ở viện lao

5


6

và bệnh phổi năm 1998 cho biết, chỉ hút dưới 5 điếu thuốc/ngày thì các
tổn thương đục, nhầy đen, dị sản và ung thư đều cao hơn rõ rệt so với
người không hút thuốc, số điều hút một ngày và số năm hút càng nhiều
thì tỷ lệ tổn thương niêm mạc phế quản càng cao [2],[26].
Phụ nữ hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và ung
thư vú nếu phụ nữ hút trên 20 điếu thuốc mỗi ngày thì nguy cơ mắc ung
thư vú sẽ tăng gấp 4 lần. Phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi
cao hơn nam giới và số lượng thuốc hút đủ đề gây ung thư cũng ít hơn so
với nam giới. Theo một nghiên cứu ở Mỹ, nếu phụ nữ hút 20 điều thuốc
mỗi ngày trong 40 năm thì nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 3 lần so
với nam giới hút thuốc lá ở mức độ tương tự [5]. Mãn kinh có thể xuất
hiện sớm hơn từ 1-2 năm ở những phụ nữ hút thuốc lá, do vậy làm tăng
mắc bệnh tim mạch và chứng loãng xương. Hút thuốc có thể gây rối loạn
kinh nguyệt và làm giảm khả năng sinh đẻ và làm giảm số lượng cũng

như chất lượng sữa mẹ.
Mẹ hút thuốc lá trong thời gian mang thai thì máu từ mẹ mang các
chất độc hại của khói thuốc lá truyền qua rau thai và gây ảnh hướng xấu
đến thai nhi, sẽ làm tăng nguy cơ xây thai , thai chết lưu, trẻ ra đời hay bị
ốm yếu và dễ chết non hoặc bị rối loạn sự phát triển thể chất và tinh
thần. Nếu mệ hút thuốc trong thời gian mang thai thì 50 % trẻ sinh ra sẽ
có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp. Người mẹ hút thuốc làm tăng
nguy cơ sinh con dưới 2500g gấp 1,5-2 lần những người mệ không hút.
Trẻ có mẹ hút thuốc trong suốt thời kỳ mang thai con có nguy cơ bị u
não[18]. Người bố hút thuốc thì các con của họ sinh ra sẽ có khả năng
chết sớm và có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh nhiều hơn [2],[18].
Một nghiên cứu tiến hành trên 15.000 trẻ em cho biết: trẻ em có bố
hút thuốc trên 20 điếu/ngày có nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh như sứt
6


7

môi và bệnh tìm bẩm sinh cao gấp 2 lần và nguy cơ hẹp niệu đạo cao gấp
2,5 lần so với trẻ có bố không hút thuốc. Một nghiên cứu khác chỉ ra
rắng, trẻ có bố hút thuốc trong khoảng thời gian 1 năm trước khi chúng
được sinh ra có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu và u lympho cao gấp 2 lần,
có nguy cơ bị ung thư não cao hơn 40% so với những trẻ có bố chưa bao
giời hút thuốc trước khi chúng được sinh ra [18].
1.2.2. Đối với người hút thuốc thụ động.
Trước năm 1970, chỉ có những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh
ung thư phổi, bệnh tim và các bệnh khác liên quan đến hút thuốc lá. Tuy
nhiên trong những năm gần đây, nhiều bằng chứng khoa học đã được
xây dựng, đặc biệt những một số báo cáo quan trọng đã đánh giá và
chứng minh hút thuốc lá thụ động gây nguy hiểm cho sức khỏe người

trưởng thành và trẻ nhỏ [27]. Nghiên cứu dịch tễ học đầu tiên về hút
thuốc thụ động và tác động đến sức khỏe được báo cáo cuối những năm
1960 [27],[28]. Trong một nghiên cứu trươc đó, một bác sĩ người Đức,
Fritz Lickint sử dụng thuật ngữ “hút thuốc thụ động” trong cuốn sách
của ông về thuốc lá năm 1939, được báo cáo bởi Tổng Y sĩ Hoa Kỳ đã chỉ
ra rằng có 2,5 triệu người trưởng thành không hút thuốc tử vong do hút
thuốc lá thụ động. Một nghiên cứu về thuốc lá và ung thư phổi ở những
người không hút thuốc được báo cáo năm 1981 [29],[30] và đến năm 1986
đã có đủ bằng chứng để kết luận rằng hút thuốc lá thụ động là nguyên
nhân của ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Phơi nhiễm với
khói thuốc có thể gây ra ung thư phổi, các bệnh liên quan đến tim mạch
và các bệnh khác ở người trưởng thành; hen suyễn, viêm tai giữa, các
bệnh đường hô hấp ở trẻ em [31],[32],[33]. Ước tính mỗi năm có hơn
600.000 người chết sớm vì khói thuốc lá, 47% trường hợp tử vong sớm ở
phụ nữ, 28% ở trẻ em và 26% ở nam giới không hút thuốc [34].
Môi trường có khói thuốc lá là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh

7


8

khác nhau cho người không hút thuốc như ung thư, giảm chức năng
phổi, ho nhiều đờm, tức ngực, viêm phế quản, tăng nguy cơ mắc bệnh tim
và gây khó chịu ở mắt, mũi, họng, tai [16]. Phụ nữ trên 40 tuổi có chồng
hút thuốc thì tỷ lệ bị tỷ lệ ung thư phổi tăng tỷ lệ thuận với số lượng điếu
thuốc mà người chồng hút mỗi ngày. Tỷ lệ chết do ung thư phổi ở những
người phụ có chồng hút trên 20 điều/ngày gấp đôi những phụ nữ có
chồng không hút thuốc [25]. WHO ước tính trung bình mỗi năm một đất
nước 80 triệu dân như Việt Nam có đến 16.000 người chết vì hút thuốc

thụ động [26]. Trẻ em hít phải khói thuốc lá gây các bệnh viêm nhiễm
đường hô hấp và có thể gây chết đột ngột ở trẻ sơ sinh. Trẻ em bị hen
xuyễn , hít phải khói thuốc lá gây các triệu chứng lên cơn hen trầm trọng
hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng HTLTĐ có thể làm tăng nguy cơ
ung thư vú, ung thư mũi họng, ung thư thực quản, ung thư máu, ung thư
hạch và u não ở trẻ em [15],[35],[36], [37], HTLTĐ có thể làm tăng nguy
cơ các bệnh mãn tính khác như ho, ho có đờm, khó thở, đau ngực viêm
đường hô hấp dưới, bệnh về mắt, mũi [36],[38],[39].
Một nghiên cứu trên 5.400 trẻ em trong độ tuối 4-16 ở Mỹ năm 2001
của Davit M.M và cộng sự cho thấy phơi nhiễm với môi trường khói
thuốc là một yếu tố báo trước quan trọng của sức khỏe hô hấp ở trẻ em
4-16 tuối, mỗi nhóm tuổi có ảnh hưởng khác nhau. Trong đó tỷ lệ trẻ em
có nồng độ nicotin trong huyết thanh có các chứng bệnh về hô hấp (từ
khó thở đến ho) cao hơn 1,8 lần so với các trẻ khác. Thể tích thở ra tối đa
trong giây đầu tiên giảm trung bình 1,8 [40]. Leigh B và cộng sự tiến
hành một nghiên cứu thuần tập 4.486 trẻ em dưới 1 tuối ở Thasamania,
Austraria từ 1988-1995 về ảnh hưởng của hút thuốc thụ động đến nhiễm
khuẩn hô hấp ở trẻ em. Nếu mẹ của trẻ em hút thuốc nhưng không hút
trong cùng một buồng với đứa trẻ thì tỷ lệ nhập viện vì nhiễm khuẩn hô
hấp của trẻ em là 56% nếu mẹ của trẻ em hút thuốc cùng buồng với đứa

8


9

trẻ thì tỷ lệ nhập viện là 73% trẻ có mẹ hút thuốc khi cho trẻ ăn thì tỷ lệ
nhập viện là 95 % [41]. Nồng độ nicotin nếu ở trẻ có mẹ hút thuốc
thường xuyên hoặc thình thoảng cùng buổng với trẻ thì trẻ có tỷ lệ
nicotin niệu cao gấp 2,18 lần so với trẻ có mẹ không hút thuốc cùng

buổng với trẻ [10].
Khói thuốc lá làm thai nhi phát triển chậm trong tử cung, gây biến
chứng ở rau thai nguy cơ dẻ non, nhẹ cân, các bệnh về hô hấp, HTLTĐ là
nguyên nhân gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh viêm màng não mô
cầu, bệnh bạch cấp, ảnh hướng đến hệ thống cơ tím của trẻ em, gây bệnh
đưởng ruột mãn tình, viêm loét đại tràng. Đối với sức khỏe của mẹ dễ bị
bong rau non và rau tiền đạo, có thể bị ung thư âm hộ, ung thư vú, ung
thư tử cung...
Tóm lại, thuốc lá vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe không chỉ ảnh
hưởng tới sức khỏe của người hút thuốc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe
của người xung quanh khi hít phải khói thuốc như phụ nữ và trẻ em, đặc
biệt phụ nữ có thai, chỉ mẹ hít khói thuốc nhưng cũng ảnh hưởng đến sức
khỏe của mẹ và thai nhi.
1.3. Thực trạng hút thuốc lá.
1.3.1 Thực trạng hút thuốc lá trên thế giới.
Thuốc lá đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ qua, nhưng đến thế kỷ
XIX thuốc lá mới được sử dụng phổ biến và nhanh chóng lan rộng trên
toàn cầu với quy mô ngày càng lớn.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính trên toàn thế giới có
khoảng 1,100 triệu ngươi hút thuốc lá. Trong đó, ở các nước phát triển
chiếm khoảng 300 triệu người và 800 triệu người ở nước đang phát triển.
80% những người hút thuốc lá là những người sống ở các nước có thu
nhập trung bình và thấp [4]. Hút thuốc lá có xu hướng gia tăng ỏ các nước

9


10

đang phát triển. Tiêu thụ thuốc lá trên toàn thế giới tăng 0,8 % trong vòng

20 năm từ 1970 đến 1992. Trong khi tiêu thụ thuốc lá ở châu Âu không thay
đổi, tiêu thụ thuốc lá ở khu vực ở châu Mỹ giảm trong khi tiêu thụ thuốc lá
ở các khu vực còn lại trên toàn cầu đều tăng. Trong vòng 20 năm tiêu thụ
thuốc lá tăng nhanh ở khu vực Tây Thái Bình Dương (0,3%), tiếp đến là
khu vự Đông Nam Á (1,8%), khu vực Địa Trung Hải (1,4%) và sau cùng là
khu vực Châu Phi (1,2%) [42],[43]. Theo tổ chức y tế thế giới, dự tính đến
năm 2025 trên thế giới có khoảng 1,6 tỷ người hút thuốc [5]. Tỷ lệ hút thuốc
ở nam giới khá cao, chiếm 47%, trong đó tỷ lệ hút thuốc ở nữ giới là 12%
[44].
Các nước Châu Á Thái Bình Dương, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới cao
hơn nhiều so với nữ giới. Ở Trung Quốc 61% nam giới và chỉ có 7% nữ
giới hút thuốc, còn ở Nhật Bản có tới 66% nam giới hút thuốc trong khi
tỷ lệ này ở nữ giới là 14 %. Ở Mỹ, chênh lệch tỷ lệ hút thuốc ở nam và nữ
thấp hơn trong đó 28 % nam giới và 24 % nữ giới hút thuốc [45].
Ở Khu vực đông Nam Á, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới cao hơn rất
nhiều so với nữ giới hút thuốc. Ở nước Indonesia tỷ lệ nam hút thuốc là
53 % trong khi chỉ có 4%, còn ở Singapore có 40% nam giới hút thuốc và
2,7% nữ giới hút thuốc [46].
Tỷ lệ tiếp xúc bị động với khỏi thuốc là 48,8 %, như vậy cứ hai
người không hút thuốc thì có một người tiếp xúc bị động với khỏi thuốc,
phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng tiếp xúc bị động nhiều với khỏi thuốc
lá (55-56%), thời gian tiếp xúc với khói thuốc trung bình là 26 phút/ngày
[14].
1.3.2. Thực trạng hút thuốc lá ở Lào.
Nước Lào nằm ở khu vực Đông Nam Á, là châu lục sản xuất và tiêu
thụ thuốc lá lớn nhất thế giới, với tỷ lệ 50% tổng sản lượng toàn cầu. Chỉ

10



11

tính riêng 3 nước Đông Nam Á (trong đó có Lào) lượng thuốc lá do dân
tiêu thụ đã chiếm đến 26,8% [13]. Tại Lào, hút thuốc lá đã trở thành thói
quen của người dân, như có phong tục mời thuốc lá trong đám ma, đám
cưới và trong các cuộc vui gặp gỡ bạn bè. Chính những thói quen và
phong tục này đã ảnh hưởng nhiều đến tình trạng hút thuốc lá ở trẻ em.
Hiện tượng hút thuốc lá trong nhà, nơi làm việc còn phố biến. Điều đó đã
gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người không hút thuốc lá, đặc
biệt là người già, phụ nữ và trẻ em. Theo nghiên cứu quốc gia Lào năm
2012 cho biết tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới là 50,84 %; tỷ lệ hút thuốc lá ở
nữ giới là 7,1 % [47]. Như vậy sẽ rất khó tránh khỏi tình trang hút thuốc
lá thụ động ở phụ nữ và trẻ em trong đó có những phụ nữ mang thai. Tuy
nhiên, tại Lào lại chưa có nghiên cứu nào về hút thuốc lá thụ động ở phụ nữ
mang thai. Vì vậy nghiên cứu về húy thuốc lá thụ động ở phụ nữ mang thai
và yếu tố liên quan là rất cần thiết nhằm phòng chống tác hại của hút thuốc
lá thụ động với đối tượng này.
1.4. Một số yếu tố liên quan đến hút thuốc lá thụ động.
Yếu tố ảnh hưởng bao gồm các đặc điểm chung như tuổi, nghề
nghiệp, nơi ở, trình độ học vấn, vùng phơi nhiễm, số người hút thuốc
trong nhà cũng như kiến thức và thái độ. Ngoài ra kiến thức tốt cũng dẫn
đến giảm sự tác động của thuốc và giảm phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ
động. Phụ nữ thuộc tầng lớp kinh tế xã hội thấp có xu hướng ít giáo dục
và do đó có ít thông tin về tác hại của việc hút thuốc lá và hút thuốc lá
thụ động [48].
Nghiên cứu của Azam Baheiraei chỉ ra rằng nhóm phụ nữ có trình
độ học vấn thấp bị tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên hơn so với
nhóm phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn (p = 0.03), 83,5% phụ nữ phơi
nhiễm với khói thuốc tại nhà, 24,8% nói rằng được phép hút thuốc lá
11



12

trong nhà và 75,8%, nói rằng được phép với những trường hợp ngoại lệ
khác [49]. Nghiên cứu trên 576 các bà mẹ mang thai tại một bệnh viện ở
Ấn độ chỉ ra rằng 42,6% phụ nữ sau khi sinh con tiếp xúc với khói thuốc
lá thụ động sống ở nông thôn và 57,4% sống tại khu vực đô thị [50]. Một
nghiên cứu khác về nhận thức và hành vi của những người lao động
trưởng thành khu vực đô thị về hút thuốc lá thụ động đã chỉ ra rằng
57,4% đối tượng nghiên cứu đã từng nói với một người hút thuốc bỏ
thuốc, 45,3% không làm bất cứ điều gì mặc dù không thích hành vi hút
thuốc lá, và 68,2% sẽ rời đi nơi khác nếu có một người hút thuốc [49].
Nghiên cứu của Nghiễn Trọng Khoa, Phan Thị Hải, Ngô Lệ Thu và
các cộng sự. (2003), "Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về hút
thuốc lá thụ động và mức độ tiếp cận truyền thông về phòng chống tác
hại của thuốc lá tại Hải Phòng, năm 2003". Cho thấy tỷ lệ hộ gia đình có
người hút thuốc rất cao (78,5%), trong đó hút thuốc tại nhà 54,8%, hút
thuốc ở nơi làm việc 36,5% và 10% hút thuốc ở nơi công cộng và nơi
khác, có tới 67,9% thừa nhận là thướng hút thuốc khi ngồi gần mọi
người trong gia đình và 47,2% thừa nhận là thướng hút thuốc khi có mặt
đồng nghiệp trong phòng làm việc. Phần lớn những người thân và đồng
nghiệp cùng “chai sẽ ” khói thuốc lá do họ thải ra. Tình trạng hút thuốc
lá thụ động là rất nghiêm trọng 67,9%, thường hút tại nhà khi có mặt
của người thân trong gia đình và 46% hút thuốc khi có mặt đồng nghiệp
[51].
Nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Diệp (năm 2005) cho thấy 17,7 % phụ
nữ hít phải khỏi thuốc thường xuyên, 81,6 % phụ nữ thỉnh thoảng hít
phải khỏi thuốc, nơi tiếp xúc với khỏi thuốc nhiều nhất là ở nhà (70,8%),
nơi công cộng (52,7%), nơi hít phải khỏi thuốc ít nhất lá nơi làm việc

(22%), phụ nữ là công chức hít phải khỏi thuốc nhiều nhất, thường xuyên

12


×