Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Nghiên cứu mô bệnh học và hóa mô miễn dịch ung thư biểu mô tế bào nhỏ của phổi trên các bệnh phẩm sinh thiết nhỏ tại bệnh viện k

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.21 KB, 38 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phế quản hay ung thư phổi là thuật ngữ để chỉ bệnh lý ác tính
của phế quản phổi xuất phát từ biểu mô niêm mạc phế quản, tiểu phế quản,
phế nang, các tuyến của phế quản hoặc từ các thành phần khác của phổi.
Ung thư phổi (UTP) là loại ung thư phổ biến và là nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới. Năm 2002, theo Parkin và CS, số
UTP mới mắc trên thế giới đã lên tới 1,35 triệu trường hợp, chiếm 12,4% trong
tổng số các loại ung thư [1]. Ở Việt Nam, UTP là loại ung thư thường gặp nhất
ở nam giới và đứng hàng thứ 3 trong số các ung thư ở nữ giới (sau ung thư vú
và ung thư dạ dày) [2]. Hiện nay, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư phế
quản - phổi sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán là 14% [3]. Như vậy, ung thư
phế quản - phổi là một vấn đề lớn trong y tế và tiên lượng bệnh rất dè dặt.
UTP gồm 2 nhóm chính: UTBM tế bào không nhỏ và UTBM tế bào
nhỏ, mỗi nhóm có phương pháp điều trị và tiên lượng khác nhau. UTBM tế
bào nhỏ (UTBMTBN) chiếm 14% tổng số UTP trên toàn cầu [4],[5],[6]. Hàng
năm ở Mỹ có khoảng 30.000 trường hợp UTBMTBN mới được chẩn đoán
[5],[6],[7]. Đây là một u ác tính có đặc thù riêng về lâm sàng và đáp ứng với
hóa trị. Trên thực tế, UTBMTBN có tiên lượng rất xấu, tiến triển nhanh, tỷ lệ
tử vong cao. Do đó, chẩn đoán chính xác UTBMTBN của phổi có vai trò
quyết định trong điều trị và tiên lượng bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường được
phát hiện ở giai đoạn muộn khi u đã xâm lấn rộng và di căn xa. Vì vậy, hầu
hết UTBMTBN được chẩn đoán trên các bệnh phẩm sinh thiết kim với mẫu
bệnh phẩm nhỏ và hay bị dập nát nên việc chẩn đoán chính xác typ mô bệnh
học này cũng không dễ dàng [7],[8],[9].
UTBMTBN được chẩn đoán xác định bằng hình thái học trên kính hiển
vi quang học. Phương pháp nhuộm quan trọng nhất để chẩn đoán vẫn là


2



nhuộm Hematoxylin - Eosin (HE). Trong phần lớn các trường hợp có thể chẩn
đoán được UTBMTBN dựa trên nhuộm HE đơn thuần. Tuy vậy, trong một số
trường hợp khó, hóa mô miễn dịch (HMMD) rất hữu ích để phân biệt
UTBMTBN với các u ác tính khác như u lympho không Hodgkin, u hắc tố và
các u tế bào tròn nhỏ khác. Với bản chất là một u thần kinh nội tiết kém biệt
hóa, nên UTBMTBN cũng bộc lộ các dấu ấn thần kinh nội tiết như CD56,
chromogranin, synaptophysin… Ngoài ra, nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng
cho thấy UTBMTBN của phổi cũng bộc lộ yếu tố sao chép tuyến giáp
(Thyroid Transcripsion Factor-1; TTF-1). Vì vậy, có thể dùng các dấu ấn này
để phân biệt UTBMTBN với các ung thư khác.
Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về UTP nói chung,
nhưng còn ít các nghiên cứu về UTBMTBN về cả mô bệnh học cũng như hóa
mô miễn dịch. Với mong muốn có thêm kinh nghiệm trong chẩn đoán typ mô
bệnh học đặc biệt này, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu mô bệnh học và hóa mô miễn dịch ung thư biểu mô tế bào
nhỏ của phổi trên các bệnh phẩm sinh thiết nhỏ tại bệnh viện K” với 2 mục
tiêu sau:
1. Đánh giá một số đặc điểm mô bệnh học của ung thư biểu mô tế bào
nhỏ của phổi.
2. Nhận xét sự bộc lộ một số dấu ấn miễn dịch: CK, CD56, TTF-1,
Chromogranin, Synaptophysin trong ung thư biểu mô tế bào nhỏ.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch tễ học ung thư phổi
1.1.1. Trên thế giới

Đầu thế kỷ XX, ung thư phổi vẫn còn là một bệnh hiếm gặp. Năm 1912
Adler I đã thu thập được 372 trường hợp UTP [10]. Nhưng ngày nay UTP đã
trở thành một bệnh phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế
giới ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ chết
do UTP gần ngang nhau. Số trường hợp mới mắc UTP hàng năm trên thế giới
tăng lên đều đặn, từ 660.000 trường hợp vào năm 1980 lên gần 900.000
trường hợp vào năm 1985. Năm 1990, tử vong do ung thư phế quản - phổi ở
Pháp là 77,9/100.000 dân ở nam giới và 6/100.000 dân ở nữ giới [11]. Ở Mỹ
có 1,3 triệu người chết do ung thư phế quản - phổi vào năm 2000, trong đó có
gần 1 triệu nam và hơn 300.000 nữ. Năm 2007, ước tính trên thế giới có
khoảng 1,55 triệu ca UTP mới mắc và khoảng 1,35 triệu ca tử vong. UTP
không chỉ gia tăng ở nam giới mà ở nữ giới cũng không ngừng gia tăng trong
những năm gần đây. Cụ thể ở Mỹ năm 2009, trong 219.440 ca UTP mới mắc
thì có 116.090 nam giới và 103.350 nữ giới. Đến năm 2010, trong 222.520 ca
UTP mới mắc có 116.750 nam giới và 105.770 nữ giới [12].
Tỷ lệ mắc các khối u thần kinh nội tiết (TKNT) trong đó có ung thư
biểu mô tế bào nhỏ của phổi cũng không ngừng gia tăng mỗi năm. Năm 2012,
theo A. Fisseler-Eckhoff và CS, các u thần kinh nội tiết của phổi mà phần lớn
là các ung thư biểu mô tế bào nhỏ (UTBMTBN) chỉ chiếm 0,5-2% các u ác
tính ở tuổi trưởng thành và chiếm khoảng 20- 25% UTP. Cụ thể, UTBMTBN
chiếm 15-20%, ung thư biểu mô tế bào lớn thần kinh nội tiết (UTBMTBLTKNT)
chiếm 3% và u cacxinoit chiếm 1-2% các khối u ác tính ở phổi [13].


4

1.1.2. Tại Việt Nam
Việc nghiên cứu UTP nói chung đã được quan tâm ở rất nhiều khía
cạnh, tuy nhiên còn ít có các công trình đề cập riêng biệt về các UTKNT và
UTBMTBN. Về đặc điểm lâm sàng của UTP ở Việt Nam đã được nghiên cứu

một cách tương đối hệ thống với các công trình nghiên cứu của Hoàng Đình
Cầu, Nguyễn Việt Cồ và CS (1987, 1990); Hoàng Đình Cầu, Nguyễn Đình
Kim và CS (1990); Nguyễn Đình Kim (1986); Thái Hồng Quang và Bùi Xuân
Tám (1984); Bùi Xuân Tám (1991); Hoàng Minh (1993).
Tại Việt Nam, theo ghi nhân ung thư quốc tế 2002, tỷ lệ mắc chuẩn hóa
theo tuổi (ASR) ở nam là 29,6/100.000 dân (đứng đầu trong các loại ung thư
ở nam), ở nữ là 7,3/100.000 dân (đứng thứ 5 sau ung thư cổ tử cung,ung thư
vú, dạ dày và đại trực tràng) [14]. Theo nghiên cứu của Lê Trung Thọ đã cũng
cho thấy UTP chủ yếu gặp ở nam giới (nam/nữ là 5,04/1) và UTKNT của phổi
chiếm xấp xỉ 22% số UTP mới mắc [15].
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ gây UTP
- Thuốc lá: Các bằng chứng dịch tễ học đã chứng minh được mối liên
quan giữa UTP và hút thuốc lá và đã công bố trên y văn thế giới từ những
năm 1950 [6], [7]. Hút thuốc lá chủ động hay thụ động là nguyên nhân hàng
đầu gây ung thư phổi, đặc biệt là UTBMTBN. Các chất độc hại, được gọi là
những tác nhân gây ung thư có trong thuốc lá như Benzopyren, α-Angelica
Lacton, β-Angelica Lacton, Coumarin, Nitrosamines … có trong thuốc lá làm
tổn hại tới các tế bào ở trong phổi. Số năm hút thuốc, số lượng hút và mức độ
hít khói thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào phổi, dần dần, những tế bào
này có thể trở thành ung thư. Xác suất một người hút thuốc bị ung thư phổi
phụ thuộc vào độ tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, lượng thuốc lá
hút trong một ngày và mức độ hít khói thuốc. Ngừng hút thuốc lá có thể làm
giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi.


5

- Amiăng: Amiăng là tên gọi của một nhóm các chất khoáng, có trong
tự nhiên dưới dạng sợi và được sử dụng trong một số ngành công nghiệp. Sợi
amiăng có thể dễ dàng bị đứt đoạn thành các hạt nhỏ bay lơ lửng trong không

khí và dính vào quần áo. Khi hít phải những hạt này chúng sẽ cư trú ở phổi,
làm tổn hại tới tế bào và tăng nguy cơ ung thư phổi.
- Radon: Radon là một chất khí phóng xạ không màu, không mùi vị và
không nhìn thấy bằng mắt thường, trong tự nhiên có trong sỏi và đá. Nó có
thể làm tổn hại tới phổi và từ đó có thể dần đến ung thư phổi.
- Ô nhiễm: Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư
phổi và sự tiếp xúc với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định, ví dụ
như các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt dầu diesel và những nhiên
liệu hóa thạch khác. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn chưa được xác định một
cách rõ ràng và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.
- Các bệnh phổi: Một số bệnh phổi như bệnh lao làm tăng nguy cơ ung
thư phổi. Ung thư phổi có xu hướng phát triển ở những vùng phổi bị sẹo do
bệnh Lao gây ra.
- Các yếu tố khác: như yếu tố di truyền, tiền sử ung thư, tiếp xúc
phóng xạ…
1.2. UTKNT ở phổi
1.2.1. Nguồn gốc
Hiện nguồn gốc tế bào UTKNT của phổi vẫn còn là vấn đề tranh cãi, có
nhiều ý kiến khác nhau, nhưng giả thuyết được công nhận nhiều nhất là
UTKNT phát sinh từ các tế bào Kulchitsky ,.
Đặc điểm chính của tế bào Kulchitsky: là những tế bào ưa bạc, có nhiều
hạt thần kinh nội tiết nằm đơn lẻ hay thành cụm (thể thần kinh nội tiết biểu
mô, các thể này có ở nơi chia đôi của phế quản) . Các tế bào này có khả năng
tiết ra các peptid có vai trò giống các hormon.


6

- Vị trí: thường thấy nằm rải rác gần với màng đáy của phế quản và
hiếm hơn ở tiểu phế quản

- Chức năng: không biết chi tiết cụ thể về chức năng được xem là một
phần của hệ thống thần kinh nội tiết lan tỏa.
Các giả thuyết khác cho rằng UTKNT và tất cả các ung thư biểu mô
khác của phế quản phổi phát sinh từ một tế bào gốc. Những tế bào này được
tìm thấy ở niêm mạc và không có mối liên hệ nào với các cấu trúc khác. Nếu
gặp các tín hiệu thích hợp, các tế bào gốc này có thể phát triển thành các u
trong đó có UTBMTBN .
1.2.2. Phân loại mô bệnh học
Ung thư phổi lần đầu tiên được Laennec (1781-1826) mô tả năm 1805.
Những nghiên cứu về u carcinoid xuất hiện muộn hơn rất nhiều. Theo Jane ,
có lẽ Laennec là người đầu tiên mô tả về u tuyến phế quản mà sau này có
nhiều đặc trưng của u carcinoid. Mô tả tiếp theo của Mueller vào năm 1882 về
một khối u phổi ở một bệnh nhân trẻ và có ho ra máu trong 8 năm thì hầu như
chắc chắn là một u carcinoid.
Tại Anh, năm 1926, qua kết quả nghiên cứu mô bệnh học UTP, Barnard
kết luận: “Cái gọi là sarcoma tế bào lúa mạch của trung thất thực chất là một
UTBM tủy của phế quản” [19]. Trong mô tả và ảnh minh họa, ông nhấn mạnh
tới các đặc điểm của tế bào lúa mạch nhỏ nhưng cũng cho thấy các u này chứa
các tế bào “đa diện” và “hình thoi”, cả 2 loại đó đều to hơn chính tế bào lúa
mạch. Barnard cũng đã mô tả cả sự hình thành “các ống nhỏ được lót bởi các
té bào trụ và khối” trong typ ung thư này.
Cùng năm đó ở Đức, Brandt cũng nêu ý kiến tương tự về nguồn gốc
tế bào nhỏ trong khi Rostoki, Saupe và Schmorl chấp nhận quan điểm của
Riesel đã nêu ra từ trước là u các tế bào nhỏ của thợ mỏ Schnecberg là các
UTBM thực sự [20]. Tính đa hình của typ UTBM này về sau đã được xác


7

nhận và thảo luận rộng rãi, theo quan điểm hiện nay đây chính là typ

UTBMTBN tổ hợp.
Bjork, Axen và Thorsen vào năm 1952 đã có báo cáo đầu tiên mô tả hội
chứng carcinoid và quan hệ của nó tới u carcinoid di căn; những u này có liên
hệ với một u carcinoid ở ruột. Báo cáo đầu tiên về hội chứng liên quan đến
một u carcinoid ở phổi được Stanford, Davis, Gunter và Hobart trình bày vào
năm 1958 . Đến năm 1972, Arrigoni và một số tác giả khác có những báo cáo
liên quan về tiêu đề những u carcinoid phế quản có mẫu mô học không điển
hình và nhiều báo cáo cho biết u thường có kích thước lớn và xuất hiện di căn
xa trong khoảng 70% các trường hợp . Từ những nghiên cứu trên, thuật ngữ
thần kinh nội tiết đã được các nhà khoa học y học chấp nhận . Năm 1907,
Oberndorfer gọi một nhóm những u nhỏ lành tính là các u carcinoid. Tên
carcinoid được lựa chọn để loại các khối u này ra khỏi các u ác tính nguyên
phát, nhưng từ năm 1950, những u carcinoid ác tính đã được thừa nhận một
cách hiển nhiên và như vậy, u carcinoid không còn là tên gọi của các u lành
tính như quan niệm trước đây . Hội chứng u carcinoid ác tính được phát hiện
ít hơn 10% ở các bệnh nhân có u carcinoid . Ngoài u carcinoid trong nhóm
UTKNT của phổi, UTBMTBN và UTBMTKNTTBL cũng được nghiên cứu
rất sớm.
Warren và cộng sự (1985) dựa vào các kết quả nghiên cứu về HMMD,
hóa miễn dịch tế bào, siêu cấu trúc, nuôi cấy tế bào, đã đề nghị một phân loại
mới về một số u của phổi dựa trên các công trình nghiên cứu sâu của họ về u
TKNT của phổi như sau [23]:
+ U carcinoid
+ Ung thư TKNT rất biệt hóa
+ Ung thư TKNT ít biệt hóa
+ Ung thư TKNT tế bào nhỏ và các typ khác của TKNT, bao gồm:


8
• UTBM tế bào lớn typ TKNT

• UTBMTBN hỗn hợp tế bào lớn
• UTBMTBN tổ hợp
Vào những năm 80 của thế kỷ XX bắt đầu xuất hiện quan niệm chia ung
thư biểu mô phổi thành 2 nhóm lớn là ung thư biểu mô tế bào nhỏ và ung thư
biểu mô không tế bào nhỏ. Nhóm thứ nhất chỉ gồm typ ung thư biểu mô tế
bào nhỏ - nhạy cảm với xạ trị và hóa trị, điều trị phẫu thuật gần như không có
hiệu quả. Nhóm thứ hai gồm tất cả các typ mô bệnh học còn lại – thích hợp
với điều trị bằng phẫu thuật.
Năm 2001, Hawes và CS đã đưa ra một phân loại các ung thư biểu mô
thần kinh nội tiết như sau: [24]
Bảng 1.1. Phân loại ung thư TKNT của Hawes và CS (2001)
Typ u
Tên cũ
Ung thư biểu U carcinoid

TKNT
biệt hóa tốt

Biến thể mô học
Dạng cơ quan, thể bè, vi nang
(giả hoa hồng), giả tuyến, nhú, tế
bào hình thoi, tế bào lớn ưa acid
với xương và sụn
Ung thư biểu U carcinoid không điển hình Dạng cơ quan với ổ hoại tử lan

TKNT
tỏa là chủ yếu, tế bào hình thoi
biệt hóa vừa
Ung thư biểu UTBM TBN không biệt hóa, UTBM TBN thần kinh nội tiết,


TKNT UTBMTBN typ tế bào lúa UTBM thần kinh nội tiết hỗn hợp
không
biệt mạch,
tế bào nhỏ/tế bào lớn,
hóa
UTBMTBN typ tế bào trung Tế bào lớn TKNT
gian,
UTBMTBN typ hỗn hợp tế
bào nhỏ và lớn,
UTBM tế bào nhỏ tổ hợp,
UTBM tế bào lớn TKNT


9

Bên cạnh phân loại trên, còn có rất nhiều phân loại mô bệnh học khác
về các u ở phổi. Điều này cho thấy tính phong tính phong phú về tạo mô học
của UTP và là vấn đề được nhiều người quan tâm, song lại tạo ra sự không
thống nhất trong danh pháp, định nghĩa, cách áp dụng trong thực hành, dẫn
đến hạn chế trong hợp tác quốc tế. Trước thực trạng này, Tổ chức Y tế Thế
giới (TCYTTG) đã xuất bản “Phân loại mô học các u phổi” lần đầu tiên năm
1967, sau đó được liên tục cập nhật và sửa đổi theo các năm [25], trong đó
UTKNT của phổi được phân loại như sau:
Bảng 1.2. Phân loại UTKNT phổi theo WHO qua các năm
WHO với
WHO 1967

WHO 1981

IASLC sửa đổi


WHO 1999

năm 1988
U carcinoid

Tế bào tăng sản và

Các dưới typ của Các typ của

UTBM tế bào

khối u TKNT

UTBMTBN:

UTBMTBN:

nhỏ/tế bào lớn

U carcinoid

- Tế bào đa

- Dạng trung

Dạng kết hợp

U carcinoid


giác/hình thoi

gian

của UTBMTBN UTBMTKNTTBL

- Giống lympho

- Tế bào yến

UTBMTBN

bào

mạch

UTBM tế bào không

- Typ khác

- Dạng phối

nhỏ biệt hóa TKNT

UTBMTBN

hợp

Khối u với tính chất


U carcinoid

U carcinoid

của TKNT
Phân loại năm 2004 của TCYTTG: UTKNT của phổi được giản ước
chỉ chia thành 4 typ bao gồm [26]:


10

Bảng 1.3. Phân loại UTKNT của phổi năm 2004 của WHO
Nhóm biệt hóa rõ
U carcinoid điển U carcinoid không
hình (G1)

Nhóm biệt hóa kém (G3)
UTBMTBN

UTBMTBLTKNT

điển hình (G2)

Gần đây nhất năm 2015, phân loại của TCYTTG về UTKNT của phổi
lại có một chút thay đổi so với phân loại năm 2004, bao gồm 5 typ [27]:
- U carcinoid điển hình
- U carcinoid không điển hình
- UTBM tế bào nhỏ
- UTBM tế bào lớn TKNT
- Quá sản lan tỏa vô căn tế bào TKNT của phổi (tổn thương tiền xâm nhập)

1.3. Ung thư biểu mô tế bào nhỏ
Như chúng ta đã biết, UTBMTBN chiếm tỷ lệ khoảng 14% các ung thư
phổi trên toàn thế giới, được xếp vào nhóm UTKNT của phổi [5], [6], [27].
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện quan niệm chia ung thư
biểu mô phổi thành 2 nhóm lớn là ung thư biểu mô tế bào nhỏ và ung thư biểu
mô không tế bào nhỏ. Nhóm thứ nhất chỉ gồm typ ung thư biểu mô tế bào
nhỏ - thích hợp với xạ trị hay hóa trị, điều trị phẫu thuật gần như không có
hiệu quả, nhóm thứ hai bao gồm tất cả các typ mô bệnh học còn lại - thích
hợp với điều trị bằng phẫu thuật.


11

1.3.1. Phân loại mô bệnh học
Hiện nay UTBMTBN được phân loại gồm UTBMTBN và một biến thể
là UTBMTBN tổ hợp [27].
Bảng 1.4. Phân loại UTBMTBN qua các năm
Kreyberg
1962 [28]

WHO 1981

WHO 1967 [29]

[30].

WHO 1999 [31],
WHO 2004 [26],

Tế bào yến


Tế bào đa

Dạng trung

WHO 2015 [27]
UTBMTBN

mạch

giác/hình thoi

gian

UTBMTBN tổ hợp

Tế bào đa

Giống lympho bào

Tế bào yến

giác

Typ khác

mạch

UTBMTBN


Dạng phối hợp

* Mô bệnh học UTBMTBN: [32]
- Hầu hết các ung thư tế bào nhỏ thường xuất hiện ở vị trí quanh phế
quản và xâm nhập dưới niêm mạc.
- Về vi thể, ung thư biểu mô tế bào nhỏ được đặc trưng bởi sự phát triển
lan rộng của các tế bào u nhỏ (kích thước lớn gấp 2-3 lần tế bào lympho thành
thục).
- Các tế bào có thể hình tròn, hình hạt thóc hay hình thoi, bào tương tế
bào hẹp, khó nhận biết. Nhân tế bào tròn, tăng sắc, mịn, màng nhân mỏng, hạt
nhân kín đáo và khó thấy; nhiều nhân chia, chỉ số nhân chia trung bình là
80/2mm2 (10 vi trường ở độ phóng đại lớn) [32] ,[33], [34].
- Đôi khi tế bào u sắp xếp dạng hoa hồng, bó hoặc ổ với nhiều kích cỡ
khác nhau.
- Mô đệm có nhiều mạch máu nhỏ, ít xâm nhập lympho bào, thường gặp
nhiều ổ hoại tử rộng.
* Ung thư biểu mô tế bào nhỏ tổ hợp:


12

UTBMTBN phối hợp với các thành phần của UTBM tế bào không nhỏ,
bao gồm UTBMV, UTBMT, UTBM tế bào lớn, UTBM thần kinh nội tiết tế
bào lớn, UTBM tế bào thoi, UTBM tế bào khổng lồ. Ít nhất 10% tế bào u là tế
bào lớn để được xếp vào dưới nhóm hỗn hợp UTBMTBN và tế bào lớn (hoặc
tế bào lớn thần kinh nội tiết). Không yêu cầu tỷ lệ của thành phần UTBMV,
UTBMT hoặc UTBM dạng sacôm [33],[35].
Năm 2002, Nicholson và CS trong nghiên cứu của mình đã cho thấy
UTBMTBN tổ hợp chiếm 28% tổng số các trường hợp UTBMTBN, trong đó
có 16% UTBMTBN kết hợp với UTBM tế bào lớn, 9% với ung thư tuyến và

3% với UTBM tế bào vảy [33].
1.3.2. Chẩn đoán UTBMTBN
1.3.2.1. Chẩn đoán lâm sàng
Dấu hiệu và triệu chứng của UTBMTBN nói riêng, của UTKNT phổi
nói chung thường không đặc hiệu và xuất hiện một cách tương đối muộn
trong tiến trình của bệnh.
- Triệu chứng toàn thân: Theo Hopwood và Stephens thì khi bệnh nhân UTP
nói chung và UTBMTBN nói riêng đến khám thường có 8 triệu chứng phổ
biến: mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, khó thở, chán ăn, ho, khó ngủ, đau ngực, lo
lắng . Trong nhóm triệu chứng này có một số hội chứng thường gặp: Hội
chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên, hội chứng Pancoast Tobias, hội chứng
Claude-Bernard-Horner [35],[36], hội chứng cận u (hội chứng Cushing, hội
chứng tiết ADH bất thường, hội chứng Lambert-Eaton, hội chứng carcinoid...)
.
- Triệu chứng cơ năng: Biểu hiện trong lồng ngực gồm có ho, ho ra máu, đau
ngực, khó thở [35],[36].
- Triệu chứng thực thể: Viêm phế quản phổi do nghẽn, tiếng rít khu trú, xẹp
phổi, tràn dịch màng phổi, nổi hạch lớn ở rốn phổi trung thất,…


13

- Triệu chứng di căn: Di căn xuất hiên trước hết ở những hạch rốn phổi, đi
theo hạch trung thất,hạch dưới cổ và những hạch nách. Di căn xa tới gan thận,
xương, thượng thận và não là hay gặp nhất, ước chừng 40% UTP có thể chỉ di
căn lên não. Di căn thượng thận xuất hiện ở 50 % các trường hợp và có thể là
các bất thường được phát hiện đầu tiên. Có khoảng 30% - 50% u cacinoid
không điển hình di căn tới hạch vùng và 20-30 % có di căn xa. UTBMTBN
thường đã có di căn tại thời điểm chẩn đoán và tỷ lệ sống trên 5 năm là rất ít
(5%) .

1.3.2.2. Chẩn đoán hình ảnh
Trong chẩn đoán UPT nói chung và UTBMTBN của phổi nói riêng thì
các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát
hiện u, cung cấp thông tin về số lượng, vị trí, kích thước, hình dạng của u,
đồng thời còn là phương tiện dẫn kim trong sinh thiết các tổn thương ở phổi.
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh bao gồm : XQ phổi thường quy, chụp
cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, chụp nhấp nháy, siêu âm… Trong các phương
pháp kể trên, chụp XQ thường quy vẫn là một phương pháp được áp dụng
rộng rãi nhất vì nó đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng, rẻ tiền. Do vậy, dù ra
đời trên một thế kỷ nhưng các phương pháp hiện đại vẫn chưa thể thay thế
được.
1.3.2.3. Chẩn đoán nội soi
Ngày nay phương pháp nội soi phế quản có vị trí rất quan trọng và
không thể thiếu để chẩn đoán UTP nói chung. Nội soi có 2 loại: nội soi ống
cứng và nội soi ống mềm. Phương pháp nội soi ra đời khởi thủy từ những cố
gắng nhằm phát hiện và gắp bỏ các dị vật đường thở. Năm 1912, Adler I lần
đầu tiên mô tả UTP qua nội soi phế quản, mở đầu cho kỷ nguyên nội soi chẩn
đoán ung thư phổi [10]. Những hình ảnh tổn thương có thể thấy bao gồm :Tổn
thương thâm nhiễm, tổn thương chít hẹp, tổn thương sùi, trong đó tổn thương


14

thâm nhiễm và chít hẹp là hay gặp nhất. Ngoài ra, hình ảnh nội soi có thể gợi
ý typ mô bệnh học của u, ví dụ: các u ở nửa trên phế quản thì có tới >1/3 là
UTBMTBN, những u tròn, nhẵn, có giới hạn thường là u carcinoid.
1.3.2.4. Chẩn đoán tế bào học (TBH) và mô bệnh học (MBH)
- Tế bào học: Trong các phương pháp chẩn đoán UTP phổi nói chung, trong
bộ ba chẩn đoán ( bao gồm chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán nội soi và chẩn
đoán TBH và/hoặc MBH ) nói riêng thì chẩn đoán MBH là quan trọng nhất,

có ý nghĩa là tiêu chuẩn vàng . Tuy nhiên, không phải trường hợp nào UTP
người ta cũng có thể tiến hành sinh thiết khối u, với những trường hợp như
vậy thì chẩn đoán TBH là hết sức cần thiết và quan trọng. Các phương pháp
chẩn đoán TBH thông dụng hiện nay là:
Chẩn đoán tế bào học đờm.
Chẩn đoán tế bào chải và rửa phế quản.
Chẩn đoán tế bào học chọc hút kim nhỏ.
- Mô bệnh học: Được coi là chẩn đoán cuối cùng, có độ nhạy và độ đặc hiệu
cao nhất. Chẩn đoán TBH độ chính xác cao nhất cũng chỉ đạt 80% trong khi
đó chẩn đoán MBH với ưu thế có cả tế bào, cấu trúc mô, số lượng bệnh phẩm
đủ lớn đã đưa khả năng chẩn đoán chính xác đến 95%. Người ta có thể thực
hiện chẩn đoán MBH trước, trong và sau phẫu thuật.
• Chẩn đoán MBH trước phẫu thuật: Sinh thiết phổi khoan, sinh thiết
phổi cắt, sinh thiết phổi mở.
• Chẩn đoán mô bệnh học sau phẫu thuật: Ưu điểm lớn nhất của phương
pháp này là lấy được nhiều vùng của khối u, điều mà tất cả các phương
pháp khác không thực hiện được, hạn chế tối đa khả năng âm tính giả.
Các kỹ thuật nhuộm thường quy trong chẩn đoán mô bệnh học:


15

Kỹ thuật nhuộm HE: Là phương pháp nhuộm thường quy cơ bản nhất
và được áp dụng ở tất cả các phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh trên toàn thế
giới, cho tất cả các mẫu bệnh phẩm.
Kỹ thuật nhuộm PAS: Kỹ thuật này thường được áp dụng để phát hiện
chất nhày ở nội bào và ngoại bào.
Kỹ thuật nhuộm hóa mô miễn dịch (HMMD): Sử dụng nguyên lý phản
ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể đặc hiệu để phát hiện ra nguồn gốc và
sự biệt hóa tế bào trong mô. HMMD rất có giá trị để chẩn đoán xác định

hoặc/và phân biệt giữa các u lympho ác tính với UTBMTBN; giữa
UTBMTBN với các ung thư biểu mô kém biệt hóa khác không phải tế bào
nhỏ; giữa UTBMTBN đơn thuần với UTBMTBN tổ hợp, u carcinoid… .
1.3.3. Hóa mô miễn dịch
Mặc dù hóa mô miễn dịch là rất hữu ích trong chẩn đoán UTBMTBN,
nhưng phương pháp nhuộm quan trọng nhất vẫn là nhuộm Hematoxylin &
Eosin (HE). Trên thực tế, việc chẩn đoán UTBMTBN chỉ dựa trên các tiêu
bản nhuộm HE mà không cần HMMD trong phần lớn các trường hợp. Do đó,
HMMD chỉ được sử dụng trong nhưng trường hợp cần chẩn đoán phân biệt.
Nhuộm pancytokeratin (AE1/AE3) giúp chứng minh các khối u có nguồn gốc
biểu mô. Tuy nhiên, CK7 và CK20 không còn là những cytokeratin quá hữu
ích cho việc chẩn đoán UTBMTBN của phổi bởi chỉ có khoảng một nửa số
trường hợp nhuộm dương tính với CK7 và dưới 10% dương tính với CK20
[41],[42].
Những dấu hiệu hữu ích nhất bao gồm CD56, chromogranin và
synaptophysin [33],[43]. Trên 2/3 trường hợp UTBMTBN âm tính với
chromogramin và synaptophysin [44], rong khi CD56 dương tính dạng vết
khoảng 90-100% các trường hợp [41],[45],[46]. Tuy nhiên, các dấu ấn này
không đại diện và đặc hiệu cho UTBMTBN mà cần kết hợp với các tiêu


16

chuẩn hình thái khác. Trong một số trường hợp UTBMTBN dương tính với cả
3 dấu ấn thần kinh nội tiết trên, phát hiện này không nên sử dụng để hướng ưu
tiên cho chẩn đoán u carcinoid mà phải dựa thêm vào các đặc điểm hình thái
khác như chỉ số nhân chia cao. Bên cạch đó, các dấu hiệu thần kinh nội tiết
thường khu trú hoặc bắt màu yếu, chỉ có một hoặc hai dấu ấn có thể dương
tính. Dưới 10% các trường hợp, cả 3 dấu ấn TKNT trên đều âm tính song vẫn
được chẩn đoán UTBMTBN dựa trên các đặc điểm hình thái học trước đó.

Trong 70-90% các trường hợp UTBMTBN ở phổi là có biểu hiện với dấu
ấn TTF-1 [32],[47],[48],[49],[50] nhưng nó cũng dương tính 44-80% các
trường hợp UTBMTBN khác ngoài phổi. Do đó, nó không phải là hữu ích
trong việc chẩn đoán nguyên phát của UTBMTBN [51].
1.3.3.1. Cytokeratin (CK)
CK là 1 nhóm gồm các protein có thể hòa tan trong nước, có trọng
lượng phân tử khoảng 40-79 kD. Chúng được tìm thấy ở cấu trúc vi ống, cấu
trúc được xem là khung xương của các tế bào biểu mô. Có 20 cytokeratin đã
được xác định, đánh số từ 1 đến 20 và chúng được chia thành 2 dưới nhóm là
nhóm I và nhóm II.
+ Nhóm I bao gồm các cytokeratin acid (pI < 5,5) đánh số từ 9 đến 20.
+ Nhóm II bao gồm các cytokeratin base (pI >6) đánh số từ 1 đến 8.
Mỗi Cytokeratin nhóm I sẽ bắt cặp với một Cytokeratin nhóm II và
trong tất cả các tế bào biểu mô đều chứa ít nhất 2 loại Cytokeratin, ngoại trừ
Cytokeratin 19 là chỉ tồn tại riêng lẻ không theo cặp.
Các kháng thể được sử dụng để phát hiện những u phổi không phải thần
kinh nội tiết bao gồm những dấu ấn keratin. Hai mươi loại phân tử tồn tại và
được phân loại. CK7 bộc lộ trong nhiều tế bào biểu mô của phổi, mặc dù
được tìm thấy trong nhiều loại tế bào biểu mô khác và nhiều loại ung thư biểu
mô của phổi. CK7 là loại phân tử keratin được tìm thấy phổ biến nhất trong


17

ung thư biểu mô tuyến của phổi. Khi sử dụng chẩn đoán, CK7 thường được
sử dụng với CK20 và những kháng thể không keratin khác trong chẩn đoán và
phân loại những u tuyến. Hầu hết những ung thư biểu mô phổi tiên phát chứa
nhiều loại phân tử keratin, không ngoại lệ ung thư biểu mô tế bào nhỏ cũng
thường chứa những keratin trọng lượng phân tử thấp bao gồm CK7 [52].
Chu và CS (2000) đã đánh giá 435 u biểu mô từ những cơ quan khác

nhau sử dụng hóa mô miễn dịch với những kháng thể CK7 và CK20 [53].
CK7 được tìm thấy trong nhiều loại ung thư, ngoại trừ những ung thư biểu
mô phát sinh từ đại tràng, tuyến tiền liệt, tuyến ức và thận, những u carcinoid
của phổi và nguồn gốc đường tiêu hóa, những u tế bào Merkel của da. Phần
lớn những ung thư biểu mô vảy từ những cơ quan khác nhau âm tính với
CK7, trừ ung thư biểu mô vảy của cổ tử cung. CK20 cũng dương tính trong
gần như tất cả những ung thư biểu mô đại trực tràng và ung thư biểu mô tế
bào Merkel.
1.3.3.2. CD56
CD56 là một loại phân tử kết dính tế bào thần kinh (neural cell adhesion
molecules – NCAM, Leu-19), bản chất là một glycoprotein màng thể hiện
trên hệ thần kinh và mô cơ. CD56 hay NCAM cũng được thể hiện trên các tế
bào tạo máu và được nhận biết bởi kháng thể kháng Leu-19. Leu-19 được ưu
tiên thể hiện trên các tế bào NK và tế bào lympho T gây độc tế bào, nhưng nó
cũng có mặt ở một số tế bào ung thư bạch cầu dòng tủy. Trên các tế bào NK,
tế bào T và một dòng tế bào thần kinh nguyên thủy (neuroblastoma), Leu-19
là một chuỗi polypeptide có trọng lượng phân tử khoảng 140 kD giàu acid
sialic. Tuần tự kết tủa miễn dịch và lập bản đồ peptide đã chứng minh rằng
Leu-19 và phân tử NCAM thể hiện trên bạch cầu và tế bào thần kinh nguyên
thủy là những cấu trúc tương tự. Những phát hiện này cho thấy rằng các
kháng nguyên bạch cầu Leu-19 trên có thể tham gia kết dính tế bào, tương tự


18

như các chức năng của NCAM trên các tế bào thần kinh [54]. Theo
Kontogianni và CS (2005), CD56 dương tính mạnh trong ung thư biểu mô
phế quản tế bào nhỏ (75-100% các trường hợp) [45].
1.3.3.3. Thyroid Transcription Factor 1 (TTF-1)
TTF-1 là yếu tố phiên mã chứa vùng đồng đều (homeodomain), bộc lộ

trong tuyến giáp, não trung gian và phổi. TTF-1 điều hòa sự bộc lộ các gen
thyroperoxidase và thyroglobulin trong tuyến giáp. Trong phổi, TTF-1 giữ vai
trò quan trọng trong sự bộc lộ đặc hiệu của những protein hoạt tính bề mặt A,
B, C và những protein chế tiết của tế bào Clara. Ở phổi, dấu ấn này được
Loreto và các CS nghiên cứu đánh giá trong 41 trường hợp UTBMTBN và 17
trường hợp UTBM không phải tế bào nhỏ (sau này được chia thành 8 trường
hợp UTBM tuyến và 7 trường hợp UTBM tế bào vảy) [55]. Kết quả, TTF-1
dương tính (ở nhân tế bào) trên 38 (92,7%) trong số 41 trường hợp
UTBMTBN, 5 (62,5%) trong số 8 trường hợp UTBM tuyến và 1 (11%) trong
9 trường hợp UTBM tế bào vảy. Như vậy, TTF-1 được bộc lộ mạnh mẽ đối
với UTBMTBN và được thể hiện một cách yếu ớt trong các phân nhóm khác
nhau của UTBM không phải tế bào nhỏ. Mặc dù TTF-1 không đặc trưng cho
UTBMTBN ở phổi nhưng nó có thể được sử dụng dể làm nổi bật các tế bào
ung thư nhằm phân biệt UTBMTBN với u lympho, viêm mãn tính.
1.3.3.4. Chromogranin
Granin (Chromogranin và Secretogranin) là một họ protein có tính acid
có mặt trong các hạt chế tiết của một số loại tế bào nội tiết và tế bào thần kinh
nội tiết (tủy thượng thận, tế bào C ở tuyến giáp, tế bào tuyến cận giáp, tế bào
tụy nội tiết, tế bào thần kinh ruột và các tế bào thùy trước tuyến yên) [56],
[57]. Chức năng chính xác của các protein này vẫn chưa được khẳng định
nhưng có bằng chứng rằng granin có chức năng như một tiền hormone [58],


19

[59]. Dấu ấn Chromogranin A có độ đặc hiệu cao trong các trường hợp ung
thư phế quản tế bào nhỏ [60].
1.3.3.5. Synaptophysin
Synaptophysin là một loại glycoprotein xuyên màng dạng túi synap được
mã hóa bởi gen SYP nằm trên cánh ngắn của nhiễm sắc thể X của người [61].

Synaptophysin có trọng lượng phân tử 38 kD, có mặt trong tế bào thần kinh
nội tiết và trong hầu hết các tế bào thần kinh trong não và tủy sống tham gia
dẫn truyền qua synap. Nó hoạt động như một dấu hiệu của khối u thần kinh
nội tiết [62].
1.3.4. Chẩn đoán phân biệt:
Chẩn đoán phân biệt của UTBMTBN gồm có: UTBM không TBN
(UTBM tế bào lớn, UTBM tế bào vảy dạng đáy), u lympho ác tính, viêm mạn
tính, khối UTKNT khác của phổi (các u carcinoid và UTBM tế bào lớn
TKNT), ung thư di căn của u hắc tố ác tính, ung thư của vú hay của tuyến tiền
liệt và UTBM TKNT di căn từ nơi khác tới. Trong hầu hết các trường hợp,
việc chẩn đoán UTBMTBN có thể thực hiện một cách đáng tin cậy chỉ với
một lượng nhỏ mô khối u hoặc từ các mẫu tế bào học. Trong trường hợp
không chắc chắn, trong đó có một số đặc điểm gợi ý của UTBMTBN nhưng
không đầy đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định, các nhà bệnh học có thể sử
dụng cụm từ “phù hợp với ung thư biểu mô tế bào nhỏ” để trả lời cho bác sỹ
lâm sàng.
Bất đồng giữa các nhà bệnh học ung thư phổi về chẩn đoán UTBMTBN
và UTBM không tế bào nhỏ có thể xảy ra với 5-7% các trường hợp [63],[64].
Một số yếu tố tác động làm biến đổi quan sát bao gồm các mảnh sinh thiết
quá nhỏ hoặc vỡ vụn, tiêu bản quá nghèo tế bào, bệnh phẩm cắt quá dày hoặc


20

nhuộm không đạt yêu cầu. Trong một số trường hợp những vấn đề này được
khắc phục bằng cách cắt lại khối nến và nhuộm HE đạt chuẩn.

1.3.5. Điều trị và tiên lượng
Phần lớn các trường hợp phát hiện UTBMTBN đã ở giai đoạn muộn, ung
thư đã di căn sang các cơ quan khác như xương, gan và não. Điều trị bằng

phương pháp phẫu thuật ở giai đoạn này không có giá trị. Thông thường điều
trị theo phương pháp hóa trị liệu. Nếu ung thư chưa lan ra ngoài giới hạn của
một lá phổi, hóa trị kết hợp với xạ trị đã được chứng minh là có kết quả tốt
hơn so với chỉ sử dụng hóa trị. Hóa trị được sử dụng trong vòng 4-6 tháng,
thường gây ra buồn nôn, nôn, rụng tóc hoàn toàn, thờ ơ hay mệt mỏi và mất
cảm giác ngon miệng.
Tỷ lệ sống cho bệnh nhân UTPTBN đã được cải thiện kể từ khi bổ sung
xạ trị và sử dụng xạ trị não dự phòng (PCI), nhưng vẫn còn thấp. Hiện nay tỷ
lệ sống 5 năm chung cho UTBMTBN phổi giai đoạn lan rộng là 2-8%. Nếu
không điều trị, tuổi thọ kéo dài trung bình là 2-4 tháng, có điều trị là 6-12
tháng.


21

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Số lượng bệnh nhân
150 bệnh nhân u phổi được chẩn đoán MBH là UTBMTBN từ các bệnh
phẩm sinh thiết kim tại khoa Giải phẫu bệnh - bệnh viện K, từ tháng 6/2014
đến tháng 6/2016.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn
Các bệnh nhân có bệnh phẩm, các tiêu bản và/hoặc các khối nến bệnh
phẩm.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Mảnh sinh thiết quá nhỏ hoặc hoại tử quá nhiều không đánh giá được
hình thái tế bào và cấu trúc mô u để chẩn đoán.
- Các trường hợp đã được điều trị hóa chất hoặc xạ trị trước đó.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Quan sát mô tả.
2.2.2. Tiến hành nghiên cứu
- Thu thập thông tin bệnh nhân về tuổi, giới.
- Thu thập các tiêu bản và/hoặc các khối nến bệnh phẩm sinh thiết phổi.
* Nghiên cứu mô bệnh học


22

- Các bệnh phẩm đều được cố định trong focmol trung tính 10%, chuyển đúc
và cắt nhuộm Hematoxylin – Eosin theo quy trình thường quy tại khoa Giải
phẫu bệnh – bệnh viện K.
- Các tiêu bản cắt nhuộm xấu hoặc mờ nhạt được cắt nhuộm lại.
* Nghiên cứu hóa mô miễn dịch
- Các trường hợp khó, cần chẩn đoán phân biệt được nhuộm hóa mô
miễn dịch để khẳng định typ mô bệnh học.
- 50 trường hợp được nhuộm HMMD với các dấu ấn: CK, TTF-1,
CD56, chromogranin và synaptophysin.
- Các kháng thể của hãng DAKO và VENTANA (Roch) được nhuộm
máy theo quy trình kỹ thuật của khoa Giải phẫu bệnh - bệnh viện K.
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Sự phân bố UTBMTBN của phổi theo giới: nam và nữ
- Sự phân bố UTBMTBN của phổi theo nhóm tuổi: <=30; 31-40, 41-50; 5160 và >60 tuổi.
- Tỷ lệ các dưới typ MBH: UTBMTBN typ đơn thuần và typ hỗn hợp.
- Đặc điểm MBH: cấu trúc mô u, hình thái tế bào u, hoại tử u, nhân chia, phản
ứng mô đệm u: xơ hóa và xâm nhập viêm.
- Tỷ lệ và cường độ bộc lộ các dấu ấn miễn dịch của các tế bào u.
2.2.4. Đánh giá
- Các tiêu bản được đọc trên kính hiển vi quang học tại khoa Giải phẫu bệnh bệnh viện K.
- Phân loại MBH các UTBMTBN của phổi theo TCYTTG (2015) như

sau:
Ung thư biểu mô tế bào nhỏ:
Kích thước tế bào nhỏ: nhỏ hơn đường kính của 3 lympho bào nhỏ
Bào tương hẹp


23

Nhân: chất nhiễm sắc dạng hạt, mịn, không thấy hạt nhân hoặc hạt nhân
không rõ.
Nhân chia: >=11 nhân chia/10 vi trường, thường 80 nhân chia/10 vi
trường.
Hoại tử: hay gặp và thường là những vùng hoại tử rộng.
Ung thư biểu mô tế bào nhỏ tổ hợp: UTBMTBN phối hợp với các thành phần
của UTBM tế bào không nhỏ, bao gồm UTBMV, UTBMT, UTBM tế bào lớn,
UTBM thần kinh nội tiết tế bào lớn, UTBM tế bào thoi, UTBM tế bào khổng
lồ. Ít nhất 10% tế bào u là tế bào lớn để được xếp vào dưới nhóm hỗn hợp
UTBMTBN và tế bào lớn (hoặc tế bào lớn thần kinh nội tiết). Không yêu cầu
tỷ lệ của thành phần UTBMV, UTBMT hoặc UTBM dạng sacôm.
- Đặc điểm MBH:
+ Cấu trúc mô u:
Dạng bè mảnh, dây, ổ
Mảng đặc
Cấu trúc hoa hồng
Hàng rào nhân ở ngoại vi các đám tế bào u
+ Hình dáng tế bào nhỏ: Tròn
Bầu dục (hoặc hình thoi)
Kéo dài, nát do lấy mẫu
+ Nhân chia: được đếm trên 10 vi trường ở độ phóng đại lớn, ở vùng có mật
độ phân bào cao nhất, chia 3 mức độ:

<10 nhân chia
10-20 nhân chia
>=20 nhân chia
+ Hoại tử u: chia 4 mức độ:
Không thấy hoại tử u


24

Hoại tử <10% mô u được quan sát
Hoại tử 10-50% mô u được quan sát
Hoại tử >=50% mô u được quan sát
- Mô đệm u:
+ Xâm nhập viêm: chia 3 mức độ:
Ít: các tế bào viêm như lymphô bào, tương bào, bạch cầu đa nhân
nghèo nàn, rải rác trong mô đệm u.
Vừa phải: các tế bào viêm như lymphô bào, tương bào bạch cầu đa nhân
với số lượng vừa phải trong mô đệm u.
Nhiều: dày đặc các tế bào viêm trong mô đệm u.
+ Xơ hóa: chia 3 mức độ
Xơ hóa nhiều: nhiều bè xơ dày kính hóa trong mô đệm, chia rẽ các đám
tế bào u.
Xơ hóa vừa: mô đệm vừa phải với các bè xơ mảnh.
Xơ hóa ít: mô đệm xơ nghèo nàn, không tạo các bè xơ.
- Sự bộc lộ các dấu ấn miễn dịch:
+ Phản ứng dương tính (có bộc lộ) khi nhân hoặc bào tương tế bào u
bắt màu nâu.
+ Phản ứng âm tính (không bộc lộ) khi nhân hoặc bào tương tế bào u
không bắt màu nâu.
+ Có bộc lộ các dấu ấn CK, chromgranin, synaptophysin khi bào tương

tế bào u bắt màu.
+ Có bộc lộ TTF-1khi nhân tế bào u bắt màu.
+ Có bộc lộ CD56 khi màng bào tương bát màu nâu
+ Cường độ bộc lộ:
Mạnh: >=50% tế bào u bắt màu đậm
Yếu: <50% tế bào u bắt màu nhạt


25

Vừa: <50% tế bào bắt màu đậm hoặc >50% tế bào u bắt màu nhạt.

2.3. Xử lý số liệu
Tất cả các thông tin thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê với
phần mềm SPSS 20.0.
CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Sự phân bố các UTBMTBN của phổi theo tuổi, giới và typ mô bệnh
học
3.1.1. Sự phân bố các typ MBH
Tỷ lệ các typ MBH của UTBMTBN của phổi được thể hiện trong bảng
3.1.
Bảng 3.1. Phân bố các typ MBH của UTBMTBN
Typ MBH

Số TH

Tỷ lệ (%)

150


100

UTBMTBN
UTBMTBN tổ hợp
Tổng

3.1.2. Phân bố các UTBMTBN của phổi theo giới
Sự phân bố các UTBMTBN của phổi theo giới được thể hiện trong bảng
3.2.
Bảng 3.2. Phân bố các UTBMTBN của phổi theo giới
Nam

Typ MBH
Số TH
UTBMTBN

Tỷ lệ (%)

Nữ
Số TH

Tỷ lệ (%)


×