Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 83 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ BẾN CÁT

PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ
SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ DỊCH VỤ
ĂN UỐNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT
(Chỉnh sửa sau cuộc họp thẩm định ngày 19 tháng 11 năm 2015)

Bến Cát, năm 2015


ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ BẾN CÁT

PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP
NHIỆM VỤ

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ KINH
DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN CÁT
ÐƠN VỊ CHỦ TRÌ

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ BẾN CÁT

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN


PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THỊ XÃ BẾN CÁT

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

TRUNG TÂM QUAN TRẮC – KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG TỈNH BÌNH DƯƠNG


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................. iv
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Sự cần thiết của nhiệm vụ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu của nhiệm vụ ..................................................................................................... 1
3. Cơ sở pháp lý - Tài liệu kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ ...................................................... 2
4. Phương pháp thực hiện ..................................................................................................... 3
5. Đối tương và phạm vi của nhiệm vụ ................................................................................ 5
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI ....................................... 6
1.1.

Tổng quan về thị xã Bến Cát ............................................................................... 6

1.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................... 6
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................................... 12
1.1.3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ......................................................................................... 13
CHƯƠNG 2. ....................................................................................................................... 15
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ
............................................................................................................................................ 15
2.1. Hiện trạng về hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú ............................ 15
2.2. Tình hình thực hiện các quy định pháp luật về BVMT của các cơ sở kinh doanh dịch

vụ lưu trú ............................................................................................................................ 28
2.3. Hiện trạng môi trường tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú ................................. 28
2.3.1. Tình hình thu gom chất thải rắn ............................................................................... 28
2.3.2. Nhu cầu sử dụng nước .............................................................................................. 31
2.3.3. Hiện trạng nước cấp sinh hoạt .................................................................................. 31
2.3.4. Hiện trạng nước thải sinh hoạt của các cơ sở kinh doanh lưu trú ............................ 33
2.3.5. Hiện trạng thoát nước mưa và nước thải của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú 38
2.3.6. Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã .............................. 46
2.4. Một số vấn đề khác ...................................................................................................... 47
2.4.1. Diện tích cây xanh .................................................................................................... 47
2.4.2. Phòng cháy chữa cháy .............................................................................................. 47
2.4.3. Nhận thức của các cơ sở đối với quy định về BVMT .............................................. 47
2.4.4. Tình hình tuân thủ luật đất đai .................................................................................. 48
CHƯƠNG 3. ....................................................................................................................... 49
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT CÁC CƠ SỞ KINH DOANH ................................ 49

i


DỊCH VỤ ĂN UỐNG ........................................................................................................ 49
3.1. Hiện trạng về hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống .......................... 49
3.2. Tình hình thực hiện các quy định pháp luật về BVMT của các cơ sở kinh doanh dịch
vụ ăn uống .......................................................................................................................... 50
3.3. Hiện trạng môi trường tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống............................... 50
3.3.1. Tình hình thu gom chất thải rắn ............................................................................... 50
3.3.2. Nhu cầu sử dụng nước .............................................................................................. 52
3.3.3. Chất lượng nguồn nước ngầm sử dụng trong các cơ sở kinh doanh ăn uống .......... 53
3.3.4. Hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt ................................................. 55
3.4. Một số vấn đề khác ...................................................................................................... 55
3.4.1. Diện tích cây xanh .................................................................................................... 55

3.4.2. Phòng cháy chữa cháy .............................................................................................. 55
3.4.3. Nhận thức của các cơ sở đối với quy định về BVMT ............................................. 55
CHƯƠNG 4. ....................................................................................................................... 57
NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUYÊN NHÂN ............................................. 57
4.1. Tổng hợp các vấn đề môi trường trong khu vực kinh doanh dịch vụ lưu trú và dịch vụ
ăn uống trên địa bàn thị xã ................................................................................................. 57
4.2. Phân tích nguyên nhân của các vấn đề tồn tại. ............................................................ 59
4.3. Phân tích thuận lợi - khó khăn – cơ hội – thách thức trong công tác BVMT đối với cơ
sở kinh doanh dịch vụ lưu trú của chính quyền địa phương bằng mô hình SWOT ........... 61
CHƯƠNG 5 ........................................................................................................................ 63
ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ...................................................................................... 63
5.1. Đề xuất giải pháp khắc phục các tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường tại các cơ
sở kinh doanh lưu trú và ăn uống trên địa bàn thị xã Bến Cát ........................................... 63
5.1.1. Nhóm giải pháp về truyền thông .............................................................................. 63
5.1.2. Nhóm giải pháp về quản lý ....................................................................................... 64
5.1.3. Nhóm giải pháp về thể chế, tài chính ....................................................................... 65
5.1.4. Nhóm giải pháp về kỹ thuật...................................................................................... 65
5.2. Đề xuất các nhiệm vụ, dự án ưu tiên ........................................................................... 70

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KHBVMT

Kế hoạch bảo vệ môi trường

BOD


Nhu cầu oxy sinh hóa

BVMT

Bảo vệ Môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CLB

Câu lạc bộ

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

KCN

Khu công nghiệp


NĐ - CP

Nghị định – Chính phủ

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

QL

Quốc lộ

SS

Chất rắn lơ lửng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNMT


Tài nguyên và Môi trường

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban Nhân dân

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Diện tích các xã, phường thị xã Bến Cát ............................................................ 6
Bảng 2. 1. Số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn thị xã ................... 16
Bảng 2. 2. Tổng số người trọ trên địa bàn thị xã ................................................................ 16
Bảng 2. 3. Hiện trạng dân số phường Mỹ Phước năm 2014. ............................................. 17
Bảng 2. 4. Hiện trạng dân số phường Chánh Phú Hòa năm 2014. ..................................... 18
Bảng 2. 5. Hiện trạng dân số Xã An Điền năm 2014. ........................................................ 19
Bảng 2. 6. Tỉ lệ sử dụng các cơ sở nhà trọ trên địa bàn là 42,06% tương đương 122 cơ sở.
............................................................................................................................................ 19
Bảng 2. 7. Hiện trạng dân số xã An Tây năm 2014. .......................................................... 20
Bảng 2. 8. Hiện trạng dân số phường Thới Hòa năm 2014. ............................................... 22
Bảng 2. 9. Hiện trạng dân số phường Hòa Lợi năm 2014. ................................................. 23
Bảng 2. 10. Hiện trạng dân số phường Tân Định năm 2014. ............................................. 24
Bảng 2. 11. Hiện trạng dân số xã Phú An năm 2014. ........................................................ 25
Bảng 2. 12 .Thống kê các cơ sở lưu trú được khảo sát trên địa bàn thị xã ....................... 26
Bảng 2. 13.Số lượng các cơ sở đã có hồ sơ môi trường phân bổ theo các phường/xã ....... 28
Bảng 2. 14.Khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn từng xã/phường ............................ 29

Bảng 2. 15.Đơn vị thu gom trên địa bàn thị xã .................................................................. 30
Bảng 2. 16. Nhu cầu sử dụng nước của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú .................. 31
Bảng 2. 17.Tỷ lệ sử dụng nước cấp trên địa bàn các xã/phường. ...................................... 31
Bảng 2. 18. Số lượng giếng khoan của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú ................... 32
Bảng 2. 19. Vị trí lấy mẫu nước thải sinh hoạt của các cơ sở lưu trú ................................ 33
Bảng 2. 20. Hiện trạng thoát nước mưa và nước thải của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu
trú ........................................................................................................................................ 43
Bảng 2. 21. Mức độ tiếp cận thông tin về các quy định BVMT của các chủ cơ sở ........... 47
Bảng 2. 22.Tình hình thực hiện các quy định về quản lý đất đai của các cơ sở nhà trọ .... 48
Bảng 3. 1. Phân bố địa bàn các cơ sở trong diện điều tra khảo sát .................................... 49
Bảng 3. 2. Tình hình tuân thủ luật BVMT của các cơ sở dịch vụ ăn uống ........................ 50
Bảng 3. 3. Lượng rác thải phát sinh từ các cơ sở dịch vụ ăn uống được khảo sát ............. 50
Bảng 3. 4. Đơn vị thu gom vận chuyển rác của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống .... 52
Bảng 3. 5. Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn thị xã.............. 52
Bảng 3. 6. Số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có sử dụng nước cấp ................... 53
Bảng 3. 7. Vị trí lấy mẫu đánh giá chất lượng nước ngầm................................................. 53

iv


Bảng 3. 8. Chất lượng nước ngầm tại các cơ sở kinh doanh ăn uống ............................... 54
Bảng 3. 9. Mức độ tiếp cận thông tin về các quy định BVMT của các chủ cơ sở ............. 56
Bảng 4. 1. Các vấn đề tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở kinh doạnh
lưu trú và dịch vụ ăn uống .................................................................................................. 57
Bảng 4. 2. Nguyên nhân của các vấn đề - tồn tại ............................................................... 59
Bảng 4. 3. Điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức theo ma trận SWOT. ................ 62
Bảng 5. 1. Đề xuất các nhiệm vụ, dự án ưu tiên ................................................................. 72

v



DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Bản đồ hành chính Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. ...................................... 8
Hình 1. 2. Bản đồ mạng lưới sông rạch thị xã Bến Cát ...................................................... 11
Hình 2. 1 . Cơ sở kinh doanh nhà trọ trên địa bàn thị xã.................................................... 15
Hình 2. 2. Thùng rác thu gom rác đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú ..................... 29
Hình 3. 1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thị xã ...................................... 49
Hình 3. 2. Thùng rác thu gom rác đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ................... 51

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1. Biểu diễn số lần vượt so với QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia
về nước thải sinh hoạt trên địa bàn xã An Điền ................................................................. 34
Biểu đồ 2. 2. Biểu diễn số lần vượt so với QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia
về nước thải sinh hoạt trên địa bàn xã An Tây ................................................................... 34
Biểu đồ 2. 3. Biểu diễn số lần vượt so với QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia
về nước thải sinh hoạt trên địa bàn phường Chánh Phú Hòa ............................................. 35
Biểu đồ 2. 4. Biểu diễn số lần vượt so với QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia
về nước thải sinh hoạt trên địa bàn phường Hòa Lợi ......................................................... 35
Biểu đồ 2. 5. Biểu diễn số lần vượt so với QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia
về nước thải sinh hoạt trên địa bàn phường Mỹ Phước...................................................... 36
Biểu đồ 2. 6. Biểu diễn số lần vượt so với QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia
về nước thải sinh hoạt trên địa xã Phú An .......................................................................... 37
Biểu đồ 2. 7. Biểu diễn số lần vượt so với QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia
về nước thải sinh hoạt trên địa bàn phường Tân Định ....................................................... 37
Biểu đồ 2. 8. Biểu diễn số lần vượt so với QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia
về nước thải sinh hoạt trên địa bàn phường Thới Hòa ....................................................... 38
Biểu đồ 2. 9. Biểu đồ diễn biến ô nhiễm trên kênh, rạch suối trên .................................. 46


vii


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nhiệm vụ
Bến Cát nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Bình Dương, phù hợp cho quá trình hội
nhập và phát triển về kinh tế. Trên địa bàn thị xã có 08 khu công nghiệp tập trung và 01
cụm công nghiệp với tổng diện tích 3.180,6 ha và 45 khu dân cư, đô thị với tổng diện tích
là 2.999 ha (nguồn: Theo báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội - Quốc phòng, an ninh năm
2014 của Ủy ban nhân dân thị xã Bến Cát). Ngoài ra, thị xã Bến Cát còn có hệ thống giáo
dục với trường lớp được đầu tư đầy đủ cở sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại phục vụ
cho các bậc học từ Mầm non đến Trung học phổ thông; một trường đào tạo nghề cho lao
động, hai trường Đại học đang triển khai với quy mô 100 ha và một làng đại học quy mô
200 ha dành cho các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước.1
Đi kèm theo phát triển trên, thị xã Bến Cát thu hút một số lượng lớn lao động nhập
cư, các học sinh - sinh viên và các chuyên gia - chuyên viên làm việc trong nhiều lĩnh
vực, đây là một nguồn nhân lực rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội của thị xã Bến Cát.
Nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú cho lực lượng nhập cư này, các khu nhà trọ, khách
sạn, phòng nghỉ và dịch vụ ăn uống đã phát triển rất nhanh chóng, gây khó khăn cho công
tác quản lý nhà nước trong quá trình phát triển loại hình kinh doanh này. Các vấn đề nổi
bật như điều kiện cơ sở hạ tầng và vệ sinh môi trường, hạ tầng tiêu thoát nước, thu gom
rác chưa đáp ứng được nhu cầu, bể tự hoại chưa phù hợp quy cách gây ảnh hưởng đến
chất lượng nước mặt, nước ngầm.
Nhiệm vụ “Điều tra, khảo sát hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi
trường tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống trên địa bàn thị xã Bến
Cát” sẽ giúp cho các cơ sở kinh doanh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình
thực hiện quy định bảo vệ môi trường. Đồng thời, nhiệm vụ còn giúp cho cơ quan quản lý
nắm rõ được tình hình và có những biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý, tạo ra sự đồng bộ giữa các cơ sở kinh doanh và cơ quan quản lý trong việc thực

hiện các quy định về bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu của nhiệm vụ
Điều tra, khảo sát hiện trạng công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở kinh
doanh dịch vụ lưu trú (từ 10 phòng trở lên) và dịch vụ ăn uống (quy mô hộ gia đình,
DNTN và công ty) trên địa bàn thị xã Bến Cát;

1

theo Bến Cát và nguồn lực phát triển – Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương

1


Đánh giá mức độ tuân thủ của các cơ sở theo các quy định hiện hành về bảo vệ
môi trường theo quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2012 của
UBNT tỉnh Bình Dương ban hành quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương;
Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng (hệ thống thoát nước mưa, nước thải, tuyến thu
gom chất thải …) khu vực các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống.
Phân tích các điểm thuận lợi và hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường đối với
cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống;
Đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các quy định về
bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát (bao gồm các giải pháp
đối với các cơ sở, giải pháp đối với cơ quan quản lý);
Xây dựng cơ sở dữ liệu về các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống
trên địa bàn thị xã Bến Cát, nhằm phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về môi trường
đối với các cơ sở này.
3. Cơ sở pháp lý - Tài liệu kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ
3.1. Cơ sở pháp lý
Việc xây dựng nhiệm vụ “Điều tra, khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp
bảo vệ môi trường tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống trên địa

bàn thị xã Bến Cát” được xây dựng trên cơ sở các băn bản pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật
liên quan bao gồm:
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/02/2015 về việc
quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/02/2015 về việc
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
- Nghị quyết số 136/NQ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 12 năm 2013 về việc điều
chỉnh địa giới hành chính huyện Bến Cát để thành lập thị xã Bến Cát; điều chỉnh địa giới
hành chính huyện Tân Uyên để thành lập thị xã Tân Uyên và thành lập 16 phường thuộc
thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên, thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương

2


- Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ngày 28/05/2015 về việc quy định Đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đề án bảo vệ môi
trường đơn giản.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ngày 29/05/2015 về việc quy định Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành Quy định Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương.
- Quyết định số: 88/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành Hướng dẫn thu thập, tính toán chỉ thị môi trường
trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 - 2020.
- Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 08 tháng 07 năm 2014 của UBND thị xã Bến Cát

về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường thị xã Bến Cát giai đoạn 2014-2015.
- Công văn số 2472/STNMT-CCBVMT ngày 29 tháng 7 năm 2015 của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương về việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải đối
với nhà cho thuê.
3.2. Tài liệu kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo tổng hợp đề tài “Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường thị xã Bến Cát giai
đoàn 2012-2015 tầm nhìn đến năm 2020”.
- Các báo cáo quy hoạch, đề tài, nhiệm vụ khác trên địa bàn thị xã Bến Cát và có
liên quan đến thị xã Bến Cát.
- Các kết quả khảo sát, thu thập thông tin tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và
dịch vụ ăn uống.
4. Phương pháp thực hiện
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các phương pháp nghiên cứu sau sẽ được sử
dụng bao gồm:
Phương pháp thu thập thông tin:
Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã;
Thu thập thông tin về hiện trạng công tác quản lý môi trường trên địa bàn thị xã
đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú;
Phương pháp sử dụng phiếu thu thập thông tin

3


Phương pháp sử dụng phiếu thu thập thông tin được sử dụng nhằm điều tra khảo
sát về hiện trạng hoạt động và công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở đã được lựa
chọn.
Phương pháp lấy mẫu và phân tích: dựa trên các yêu cầu kỹ thuật chuyên môn của
công tác lấy mẫu hiện trạng môi trường và phân tích tại phòng thí nghiệm, nhiệm vụ sẽ
tiến hành lấy mẫu và phân tích hiện trạng các thành phần môi trường sau:
- Chất lượng nước ngầm của khu vực;

- Chất lượng nước thải thoát ra môi trường;
- Chất lượng nước mặt nguồn tiếp nhận;
Tất cả các mẫu thu được đo đạc và phân tích tại đơn vị chức năng có Phòng thí
nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2005 và được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch
vụ quan trắc môi trường.
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:
Tổng hợp những việc đã làm được của các cơ sở trong việc thực hiện các quy định
về bảo vệ môi trường;
Phân tích các thông tin nhằm nhận diện các mặt thuận lợi và khó khăn của quá
trình thực hiện các quy định bảo vệ môi trường tại các cơ sở;
Phương pháp phân tích mô hình (điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức):
Phương pháp này được sử dụng sau khi đã xác định được các mặt thuận lợi và khó
khăn. Qua đó, nhận diện các vấn đề ưu tiên và đề xuất các giải pháp đối với các cơ sở và
nhà quản lý, nhằm mục tiêu nâng cao khả năng thực hiện các quy định về bảo vệ môi
trường tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú;
Phương pháp này được sử dụng sau khi đã xác định được các mặt thuận lợi và khó
khăn. Qua đó, nhận diện các vấn đề ưu tiên và đề xuất các giải pháp đối với các cơ sở và
nhà quản lý, nhằm mục tiêu nâng cao khả năng thực hiện các quy định về BVMT tại các
cơ sở kinh doanh nhà trọ.

Bên ngoài
Tương lai

Bên trong
Hiện tại

Điểm mạnh

Điểm yếu


Cơ hội

S-O

W-O

Nguy cơ

S-T

W-T

4


Phân tích điểm mạnh (S), điểm yếu (W) là sự đánh giá từ bên ngoài, tự đánh giá về
khả năng của hệ thống (đối tượng) trong việc thực hiện mục tiêu, lấy mục tiêu làm chuẩn
để xếp một đặc trưng nào đó là điểm mạnh (hỗ trợ mục tiêu) hay điểm yếu (cản trợ mục
tiêu).
Phân tích cơ hội, thách thức là sự đánh giá các yếu tố bên ngoài chi phối đến các
mục tiêu phát triển của hệ thống (đối tượng), lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc
trưng nào đó của môi trường bên ngoài là cơ hội (hỗ trợ mục tiêu) hay thách thức (cản trở
mục tiêu).
Để thực hiện SWOT có 4 giai đoạn:
- Xác định mục tiêu của hệ thống
- Xác định ranh giới hệ thống: để xác định và không nhầm lẫn giữa điểm mạnh và
cơ hội, điểm yếu và thách thức, cần làm rõ ranh giới hệ thống. Cần chú ý hai loại ranh
giới là ranh giới cụ thể (là ranh giới địa lý, mang tính chất phân biệt bằng trực quan) và
ranh giới trừu tượng.
- Phân tích SWOT: phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hệ

thống.
- Vạch ra các chiến lược sau: chiến lược phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội
(S/O), chiến lược không để điểm yếu làm mất cơ hội (Ư/O), chiến lược phát huy điểm
mạnh để vượt qua thử thách (S/T), chiến lược không để thử thách làm bộc lộ điểm yếu
(W/T).
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
Đây là yêu cầu bắt buộc đối với những dữ liệu thu thập được nhằm đảm bảo yêu
cầu sử dụng cho các thông tin thu thập được
Phương pháp chuyên gia phân tích và thảo luận:
Tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia ngành lĩnh vực và ý kiến trực tiếp của các chủ cơ sở trong quá trình thực hiện;
5. Đối tương và phạm vi của nhiệm vụ
Phạm vi nhiệm vụ: 08 phường/xã trên địa bàn thị xã Bến Cát;
Đối tượng nhiệm vụ:
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú như khách sạn, phòng nghỉ và nhà trọ từ 10
phòng trở lên;
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như nhà hàng, quán ăn với quy mô kinh
doanh hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân và công ty.

5


CHƯƠNG 1.
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
1.1. Tổng quan về thị xã Bến Cát
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Thị xã Bến Cát có tổng diện tích tự nhiên 23.442ha, trong đó đất nông nghiệp là
14.326,49ha (chiếm 61,11%), đất phi nông nghiệp là 9.115,75ha (chiếm 38,89%) với
208.006nhân khẩu, bao gồm 08 đơn vị hành chính (Gồm 05 phường: Mỹ Phước, Thới
Hòa, Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa và 03 xã là An Điền, An Tây và Phú An), dân

cư tập trung chủ yếu các khu, cụm công nghiệp - đô thị - dịch vụ như: Mỹ Phước, Thới
Hòa, Tân Định, Hòa Lợi, An Tây. Có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Đông giáp huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên.
+ Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phía Nam giáp Thành phố Thủ Dầu Một.
+ Phía Bắc giáp huyện Bàu Bàng và huyện Dầu Tiếng.
Thị xã có vị trí thuận lợi: Nằm trên tuyến Đại lộ Bình Dương, tiếp giáp với Tp. Hồ
Chí Minh. Phía Nam thị xã giáp với sông Sài Gòn, có ý nghĩa quan trọng về giao thông
đường thủy, tạo ra mối giao lưu kinh tế - văn hóa xã hội giữa thị xã với thành phố và các
vùng lân cận. Chính vì vậy, Bến Cát có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội và an ninh,
quốc phòng của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có 08 khu công nghiệp và 1 cụm công
nghiệp với tổng diện tích khoảng 3.360 ha(2).
Thị xã Bến Cát hiện nay đã thu hút được 1.129 doanh nghiệp trong nước với tổng số
vốn đầu tư hơn14 nghìn 6 trămtỷ đồng và 407 doanh nghiệp nước ngoài (350 Doanh
nghiệp trong KCN) với số vốn đầu tư khoảng 3.871.637.020 USD đầu tư sản xuất công
nghiệp trên địa bàn(3).
Bảng 1. 1. Diện tích các xã, phường thị xã Bến Cát4
Đơn vị hành chính

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Toàn thị xã

23.442

100%

Phường Mỹ Phước


2154

9,19%

Ban Quản lý các KCN Bình Dương, 3/2015
Báo cáo tỉnh hình Kinh tế - Xã hội – Quốc phòng an ninh năm 2014 và Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội – Quốc phòng an
ninh năm 2015 của thị xã Bến Cát
(2)
(3)
4

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014, Cục thống kê tỉnh Bình Dương

6


Phường Tân Định

1651

7,04%

Phường Thới Hòa

3795

16,19%

Phường Hòa Lợi


1690

7,2%

Phường Chánh Phú Hòa

4633

19,76%

Xã An Điền

3129

13,35%

Xã Phú An

1989

8,48%

Xã An Tây

4410

18,81%

.


7


Hình 1. 1. Bản đồ hành chính Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương5.

5

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương, thị xã Bến Cát

8


b) Đặc điểm địa hình
Thị xã Bến Cát có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, nền địa hình chuyển tiếp
từ vùng cao phía Đông – Bắc xuống Tây – Nam. Vùng đồng bằng hạ lưu hệ thống sông
Sài Gòn có cao độ phổ biến từ 5 – 15 m so với mực nước biển. Cao độ địa hình từ 2m tới
32- 34m tại các khu vực phường Chánh Phú Hòa, phường Thới Hòa, Hòa Lợi, xã An
Điền, xã An Tây,... Như vậy, phần lớn diện tích của thị xã Bến Cát có địa hình cao trên
2m, tạo nhiều thuận lợi trong đầu tư phát triển các khu công nghiệp và đô thị, đặc biệt là
trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn biến ngày càng phức tạp.
c) Đặc điểm khí hậu
Bến Cát nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt là
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo
“Niên giám thống kê của tỉnh Bình Dương năm 2014” thì khí hậu của khu vực có đặc
điểm như sau:
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm 2014 là 27,3OC.
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,2OC (tháng 5/2014)
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24,7OC (tháng 1/2014).

Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 5OC.
Số giờ nắng
Số giờ nắng trung bình trong năm 2014 là 2.202,9 giờ.
Số giờ nắng trung bình trong ngày 5,96 giờ.
Số giờ nắng trung bình ngày trong tháng cao nhất 7,45 giờ.
Số giờ nắng trung bình ngày trong tháng thấp nhất 3,98 giờ.
Mưa
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 85 - 95% lượng mưa hàng năm.Năm
2014, mưa nhiều nhất vào tháng 6 với hơn 400 mm.
Lượng mưa trung bình năm 2014: 2.272,0 mm
Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm 2014: 84%

9


Độ ẩm không khí tối thiểu: 70% (tháng 3/2014)
Độ ẩm không khí tối đa: 92% (tháng 9/2014)
Gió
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp
nhiệt đới.Tốc độ gió trung bình khoảng 0,7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là
12m/s thường là Tây – Tây Nam.
Bến Cát có hai hướng gió chủ đạo trong năm là gió Tây – Tây Nam và gió Đông –
Đông Bắc. Gió Tây – Tây Nam là hướng gió thịnh hành trong mùa mưa và hướng gió
Đông – Đông Bắc là hướng gió thịnh hành trong mùa khô.
d) Tài nguyên nước
Nước mặt:
Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn thị xã khá phong phú. Ngoài dòng chính là sông
Sài Gòn và sông Thị Tính, còn có các sông, suối, rạch khác như: suối Cầu Định, rạch Cây
Bàng, rạch Bến Trắc, suối Bông Trang, suối Bến Ván, suối Bến Tượng, suối Tre, suối Bà

Lăng, suối Đồng Sổ, suối Bến Củi... Mật độ sông suối trên toàn bộ lưu vực khoảng 0,3
km/km2 với tổng chiều dài các sông suối là 25 km.
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ khu vực phía Bắc Bình Phước và Tây Ninh, sông chảy
qua địa phận tỉnh Bình Dương khoảng 101 km và chảy qua địa phận thị xã Bến Cát
khoảng 24,4 km, rộng từ 70-100 m sâu khoảng 7-10 m.
Sông Thị Tính bắt nguồn từ vùng Chơn Thành chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam qua thị trấn Mỹ Phước rồi đổ vào sông Sài Gòn ở Phú An, cách thành phố Thủ Dầu
Một khoảng 6 km về phía thượng lưu. Chiều dài toàn bộ sông chính khoảng 80 km, diện
tích toàn bộ lưu vực sông Thị Tính khoảng 840 km2 với lưu lượng dòng chảy trung bình
khoảng 19,3 – 34,4 m3/s.

10


Hình 1. 2. Bản đồ mạng lưới sông rạch thị xã Bến Cát
Nước ngầm: Thị xã Bến Cát có trữ lượng nước ngầm lớn, bề dày của tầng chứa
nước từ 15 – 20 m, nước trong, chất lượng tốt, hiện là nguồn nước được khai thác phục vụ
cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn. Nước ngầm phân bố chủ yếu trong các tầng chứa
nước Pleistocen và Pliocen, trữ lượng khai thác tiềm năng tầng Pleistocen dưới là nhiều
nhất.
e) Tài nguyên đất
Tài nguyên ðất Bến Cát chủ yếu ðýợc hình thành bởi trầm tích phù sa cổ (trầm tích
Pleistocen muộn). Ðộ dày của phù sa cổ thay ðổi từ 2-3 ðến 5-7m, vật liệu có màu xám
thống trị, có thể gặp những tầng có màu vàng thay ðổi. Cấp hạt không ðồng nhất, thay ðổi

11


từ cát ðến sét chặt từ trên xuống dýới; theo chiều ngang nõi cao thýờng chứa nhiều cát
thô, nõi thấp chứa nhiều sét.


1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo “Báo cáo tỉnh hình Kinh tế - Xã hội – Quốc phòng an ninh năm 2014 và Kế
hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội – Quốc phòng an ninh năm 2015”của thị xã Bến Cát:
Ước tính tổng giá trị sản xuất đạt đạt 58.438 tỷ đồng tăng 15,5% so với năm 2013.
Tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 19,5%; Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp (85,73%) - Dịch
vụ (13,5%) - Nông nghiệp (0,77%).

Công nghiệp
Hiện nay, thị xã có 8 khu công nghiệp gồm KCN Mỹ Phước, KCN Mỹ Phước 2,
KCN Mỹ Phước 3, KCN Việt Hương 2, KCN Thới Hòa, KCN Rạch Bắp, KCN Mai
Trung, KCN An Tây có tổng diện tích 3313,63 ha và cụm công nghiệp Tân Ðịnh có diện
tích 47 ha. Tổng diện tích các KCN/CCN trên ðịa bàn thị xã Bến Cát là 3.360,63 ha(1).
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 là 50.081,7 tỷ đồng, tăng 13,9% so với năm
2013. Về thu hút đầu tư: trong năm 2014 đã thu hút dược 137 dự án trong nước với tổng
vốn đầu tư là 196,9 tỷ đồng và 28 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 387 triệu USD.

Dịch vụ, Thương mại - Xuất nhập khẩu - Đối ngoại
Giá trị dịch vụ đạt 7.906,3 tỷ đồng, tăng 30,2% so với năm 2013. Năm 2014, đã cấp
2.600 giấy phép kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể với tổng vốn đăng ký là 863,9 tỷ
đồng. Hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thông được đầu tư mở rộng, nâng cấp đáp ứng
nhu cầu người sử dụng.Mạng lưới vận tải hành khách phủ kín toàn thị xã đáp ứng nhu cầu
đi lại của người dân. Tổng doanh thu vận tải hành khách và hàng hóa năm 2014 đạt 1,4 tỷ
đồng.

Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Gía trị sản xuất nông nghiệp năm 2014 đạt 450 tỷ đồng, bằng 78,7% của năm 2013.
Về trồng trọt: Tổng diện tích cây trồng là 9.137,2 ha, trong đó diện tích cây hàng năm
1.738,6 ha, diện tích cây lâu năm là 7.398,6 ha. Trong năm 2014, tình hình sâu bệnh có
phát sinh nhưng chỉ ở mức độ nhẹ và rải rác(2).

Về chăn nuôi: tính đến tháng 12/2014, toàn thị xã có 32.302 con gia súc và 692.800
con gia cầm(6). Công tác tiêm phòng vắc xin luôn được thị xã quan tâm nhưng cũng đã
xảy ra bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh trên heo tại phường Hòa Lợi, xã An Điền.
(6)

Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2014

12


Dân số
Dân số thị xã Bến Cát đến cuối tháng 06/2015 là 209.060 người, tăng gấp 3,13 lần
so với dân số thị xã năm 2000.
Trong 14 năm qua, tốc độ tăng trưởng dân số thị xã Bến Cát tăng rất nhanh, bình
quân tăng 8,45%/năm. Trong đó, tăng nhanh nhất ở thời kỳ 2006-2010, bình quân tăng
15,55%/năm; trong 4 năm 2011 -2014, tốc độ tăng trưởng dân số vẫn ở mức cao, bình
quân 7,25%/năm. Điều này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa đã diễn ra rất nhanh ở
thị xã Bến Cát, hình thành nhiều khu công nghiệp và đô thị tập trung.
Lĩnh vực giáo dục
Công tác giáo dục được tập trung đầu tư chiều sâu, tính đến nay đã có 16/31
trường đạt chuẩn Quốc gia; 8/8 xã, phường hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
năm 2014 - 2015 toàn thị xã có 875 nhóm, lớp/32.237 học sinh ở các cấp học. Hiện nay
có 2 trường đại học đang triển khai xây dựng trên địa bàn là Đại học Thủ Dầu Một và Đại
học Quốc tế Việt - Đức với quy mô cả trăm ha nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật
cao.
Lĩnh vực y tế
Năm 2014, tổ chức khám và điều trị bệnh cho 1.225.464 lượt. Chủ động giám sát và
xử lý kịp thời một số dịch bệnh nguy hiểm như: sốt xuất huyết, sốt rét, tay chân miệng,
tiêu chảy cấp, sởi,...Thực hiện hoàn thành các chương trình y tế quốc gia. Tổ chức kiểm
tra 364 cơ sở hành nghề y, dược, trong đó có 17 cơ sở vi phạm. Kiểm tra an toàn vệ sinh

thực phẩm 1.150/1.157 trường hợp, trong đó có 90 cơ sở vi phạm. Ngành cấp giấy chứng
nhận mới VSATTP cho 132 cơ sở.
Lĩnh vực y tế chịu ảnh hưởng bởi sự gia tăng dân số đặc biệt là từ lao động nhập cư
để đáp ứng nhu cầu lao động trong các KCN và CCN trên địa bàn thị xã. Tuy nhiên, vẫn
chưa xảy ra tình trạng quá tải và chất lượng được phần nào đáp ứng tốt nhu cầu hiện nay.
1.1.3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống giao thông
Hệ thống sông rạch trên địa bàn bao gồm: Sông Sài Gòn đoạn chảy qua ranh giới
phía Tây xã An Tây, Phú An dài khoảng 14km, Sông Thị Tính đoạn chảy qua địa bàn dài
khoảng 14 km, đổ ra sông Sài Gòn tại xã Phú An. Hệ thống sông Thị Tính chủ yếu phục
vụ thoát nước mặt của thị xã.
Quốc lộ 13 cùng với hệ thống đường huyện và đường đô thị đã hình thành mạng
lưới giao thông liên hoàn, thuận lợi cho việc lưu thong tới tất cả các khu vực của thị xã và

13


kết nối vùng, liên vùng. Trong những năm qua cùng với việc phát triển công nghiệp thì hạ
tầng giao thông cũng được chú trọng đầu tư phát triển. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng
của một số tuyến đường cũng đang xuống cấp như ĐT748 và một số tuyến đường huyện.
Tỷ lệ nhựa hóa của đường bộ chủ yếu tập trung ở hệ thống đường tỉnh, đường huyện và
đường đô thị. Hệ thống đường xã – đường vào khu dân cư, khu nhà ở tuy đã được quan
tâm đầu tư nhưng tỷ lệ nhựa – cứng hóa còn rất thấp.7
Hệ thống cấp điện
Nguồn cấp điện cho khu vực Bến Cát được cấp từ nguồn điện lưới quốc gia qua
các tuyến cao thế và các trạm biến thế trung gian 220KV, 110KV. Riêng khu công nghiệp
Mỹ Phước 1, 2, 3 có các trạm biến thế chuyên dùng riêng 110/22KV.
Hệ thống cấp nước
Mạng lưới cấp nước thị xã phần lớn chỉ phục vụ sản xuất công nghiệp. Nước cấp
cho sinh hoạt chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu nằm trên một số tuyến đường chính thuộc

phường Mỹ Phước, Dọc tuyến QL 13, Phường Thới Hòa. Hiện nay, còn 2 xã chưa có
nước cấp là xã Phú An và xã An Điền. Các doanh nghiệp và hộ dân còn lại tự khai thác,
sử dụng nước dưới đất.
Hệ thống thoát nước
Sông Thị Tính chảy qua thị xã là hệ thống thoát nước mưa chính trên địa bàn thị
xã, ngoài ra có một lượng nước mưa khu vực phường Chánh Phú Hòa và Hòa Lợi thoát ra
suối Cái và chảy ra sông Đồng Nai.
Các KCN CCN và khu dân cư do Becamex IDC làm chủ đầu tư đã xây dựng đồng bộ
mạng lưới cống kênh thoát nước mặt ra sông Thị Tính. Mạng lưới thoát nước mưa được
đầu tư chủ yếu tại KCN Mỹ Phước và xây dựng kênh nhân tạo để phục vụ tiêu thoát nước
mưa đáp ứng khu vực phường Thới Hòa và phường Mỹ Phước.
Hệ thống thoát nước cho thị xã chưa đồng bộ, chỉ một số tuyến đường chính có hệ
thống thoát nước mưa nhưng chỉ đáp ứng cho thoát nước bề mặt đường, không đảm bảo
tiêu thoát nước cho toàn thị xã.

7

(Nguồn: Phòng Quản lý đô thị thị xã Bến Cát tháng 11 năm 2015)

14


CHƯƠNG 2.
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ
LƯU TRÚ
2.1. Hiện trạng về hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú
2.1.1. Tổng quan về tình hình phân bố các cơ sở kinh doanh nhà trọ trên địa bàn thị

Thị xã Bến Cát, tỉnh
Bình Dương là địa bàn

đông dân cư tập trung, với
dân số 209.060 người,
trong đó số người tạm trú
chiếm 43% tổng dân số
trên địa bàn thị xã. Hiện
nay, trên địa bàn thị xã có
08 khu công nghiệp và 01
cụm công nghiệp với gần
1536 dự án có vốn đầu tư
trong nước và ngoài nước
nằm ở các KCN và xen lẫn
với khu dân cư. Nhu cầu
dịch vụ lưu trú tăng cao
dẫn đến các vấn đề về
quản lý môi trường phức
tạp hơn.

Hình 2. 1 . Cơ sở kinh doanh nhà trọ trên địa bàn thị xã

Do vậy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú hình thành theo hướng tự phát nhằm
đáp ứng nhu cầu ở của lực lượng lao động này. Hiện nay trên địa bàn thị xã có 4006 cơ sở
kinh doanh dịch vụ lưu trú (3.918 cơ sở kinh doanh nhà trọ và 88 cơ sở kinh doanh nhà
nghỉ và khách sạn) với 52.287 phòng trọ.
Chi tiết về số lượng của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn thị xã Bến Cát được
trình bày tại Bảng 2.1 như sau:

15


Bảng 2. 1. Số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn thị xã8

Số cơ sở kinh

Xã/phường

1

Chánh Phú Hòa

133

2.061

6

2

Hòa Lợi

325

7.045

7

3

Mỹ Phước

1.634


19.313

26

4

Phú An

127

1873

8

5

Tân Định

405

5921

2

6

Thới Hòa

972


10.253

31

7

An Điền

122

1.584

3

8

An Tây

200

4.237

5

Tổng

3.918

52.287


88

doanh nhà trọ

Số phòng

Cơ sở nhà nghỉ,

STT

khách sạn

Kết quả khảo sát điều tra thực tế của Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường
kết hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ phụ trạch Môi trường các
Phường, xã cho thấy trung bình mỗi phòng trọ có trung bình từ 2,26 người lưu trú/ngày.
Số người ở tạm trú trên địa bàn thị xã Bến Cát ước tính như sau:
Bảng 2. 2. Tổng số người trọ trên địa bàn thị xã

STT
1

Số phòng
thống kê
trên toàn
thị xã
52.287

Số
Số người
người/phòng trọ trên địa

(nhà trọ)
bàn thị xã
(người)
(người)
2,26
118.365

Số người nghỉ tại
nhà nghỉ, khách
sạn (người)

Tổng
(người)

1.690

120.055

Như vậy, ước tính có khoảng 120.055 người đang sử dụng dịch vụ lưu trú trên địa
bàn thị xã Bến Cát
2.1.2. Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng các cơ sở lưu trú trên địa bàn thị xã
a. Phường Mỹ Phước:
Phường Mỹ Phước hiện là phường phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ.
Trên địa bàn phường có 02 KCN tập trung là Mỹ Phước 1 và Mỹ Phước 2 với diện tích
trên 700ha hiện đã lấp đầy 80%.

(Nguồn: Thống kê danh sách phòng trọ của các xã/phường và Danh sách cơ sở nhà nghỉ khách sạn do
Phòng văn hóa thông tin thị xã Bến Cát cung cấp tháng 6 năm 2015)
8


16


×