Tải bản đầy đủ (.pdf) (308 trang)

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 308 trang )

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC
Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học
của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Giai đoạn đánh giá: 2014 – 2018)

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2018


DANH SÁCH VÀ CHỮ KÍ CÁC THÀNH VIÊN
HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐH VĂN HÓA TP. HCM
TT

Họ và tên

1

Nguyễn Thế Dũng

2

Lê Thị Thanh Thuỷ

3
4
5
6
7
8


9
10
11

Chức danh, chức vụ

Chữ kí

PGS.TS, Hiệu trưởng

TS, Phó Hiệu trưởng,
Trưởng Bộ môn Truyền thông
PGS.TS, Phó Hiệu trưởng
Lâm Nhân
Trưởng Phòng Đào tạo, Quản lí
khoa học và HTQT
TS, Phó trưởng Phòng Khảo thí và
Đào Đồng Điện
Đảm bảo chất lượng giáo dục
TS, Phó trưởng Phòng Hành chính,
Trần Quốc Hoàn
Tổng hợp (điều hành)
Nguyễn Thị Hồng Sinh ThS, Trưởng Phòng Công tác SV
CN, Phó trưởng Phòng Hành chính,
Bùi Văn Việt
Tổng hợp
CN, Phó trưởng Phòng Hành chính,
Nguyễn Thanh Thuỷ
Tổng hợp
ThS, Phó trưởng Phòng Đào tạo,

Nguyễn Thanh Tùng
Quản lí khoa học và HTQT
ThS, Phó trưởng Phòng Đào tạo,
Đoàn Văn Trai
Quản lí khoa học và HTQT
Nguyễn
Thị
Hồng ThS, Phó trưởng Phòng Đào tạo,
Thắm
Quản lí khoa học và HTQT

12

Mai Hà Phương

13

Trịnh Đăng Khoa

14

Trương Thuỳ Hương

15

Lê Lương Hải

TS, Trưởng Khoa Du lịch
ThS, Phó trưởng Khoa Quản lí văn
hoá, Nghệ thuật (phụ trách)

TS, Phó Trưởng Khoa Kiến thức cơ
bản (phụ trách)
SV Khoa Quản lí văn hoá, Nghệ
thuật

Danh sách có 15 (mười lăm) người.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thế Dũng

ii


MỤC LỤC
DANH SÁCH VÀ CHỮ KÍ CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
TRƯỜNG ĐH VĂN HÓA TP. HCM ...................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ .......................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................. vii
PHẦN I. HỒ SƠ VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC .............................................................................. 1
1. Khái quát về Trường Đại học Văn hoá TP. Hồ Chí Minh (Trường) .................................. 1
2. Bối cảnh triển khai các hoạt động của Trường ĐH Văn hoá TP. Hồ Chí Minh ............... 10
PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC ................................ 13
TIÊU CHUẨN 1. TẦM NHÌN, SỨ MẠNG VÀ VĂN HÓA............................................... 13
TIÊU CHUẨN 2. QUẢN TRỊ .............................................................................................. 22
TIÊU CHUẨN 3. LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÍ .................................................................... 28
TIÊU CHUẨN 4. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ..................................................................... 35
TIÊU CHUẨN 5. CÁC CHÍNH SÁCH VỀ ĐÀO TẠO, NCKH VÀ PVCĐ....................... 42

TIÊU CHUẨN 6. QUẢN LÍ NGUỒN NHÂN LỰC............................................................ 48
TIÊU CHUẨN 7. QUẢN LÍ TÀI CHÍNH VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT ................................... 57
TIÊU CHUẨN 8. CÁC MẠNG LƯỚI VÀ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI ................................. 70
TIÊU CHUẨN 9. HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG BÊN TRONG ...................... 81
TIÊU CHUẨN 10. TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁNH GIÁ NGOÀI............................................ 92
TIÊU CHUẨN 11. HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐBCL BÊN TRONG ............................... 100
TIÊU CHUẨN 12. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ............................................................. 107
TIÊU CHUẨN 13. TUYỂN SINH VÀ NHẬP HỌC ......................................................... 118
TIÊU CHUẨN 14. THIẾT KẾ VÀ RÀ SOÁT CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC ................ 128
TIÊU CHUẨN 15. GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP .............................................................. 139
TIÊU CHUẨN 16. ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC .................................................................. 152
TIÊU CHUẨN 17. CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI HỌC ............ 162
TIÊU CHUẨN 18. QUẢN LÍ NCKH ................................................................................ 177
TIÊU CHUẨN 19. QUẢN LÍ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ............................................................ 187
TIÊU CHUẨN 20. HỢP TÁC VÀ ĐỐI TÁC NCKH ........................................................ 193
TIÊU CHUẨN 21. KẾT NỐI VÀ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG ........................................... 201
TIÊU CHUẨN 22. KẾT QUẢ ĐÀO TẠO ......................................................................... 211
TIÊU CHUẨN 23. KẾT QUẢ NCKH ............................................................................... 223
TIÊU CHUẨN 24. KẾT QUẢ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG ................................................ 238
TIÊU CHUẨN 25. KẾT QUẢ TÀI CHÍNH VÀ THỊ TRƯỜNG ...................................... 250
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................................ 256
PHỤ LỤC 1. CƠ SỞ DỮ LIỆU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC .... 261
PHỤ LỤC 2. QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ, BAN THƯ KÍ
VÀ CÁC NHÓM CÔNG TÁC CHUYÊN TRÁCH........................................................... 285
PHỤ LỤC 3. KẾ HOẠCH TỰ ĐÁNH GIÁ ....................................................................... 291

iii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.1 Hệ thống xây dựng và triển khai chiến lược của Trường .................................................... 35
Bảng 4.3.1 Hệ thống các chỉ số thực hiện/phấn đấu .............................................................................. 38
Bảng 7.1.1 Các chỉ số tài chính ............................................................................................................. 58
Bảng 7.1.2 Cấu trúc nguồn thu của nhà trường ..................................................................................... 58
Bảng 7.1.3 Cấu trúc chi của nhà trường ................................................................................................ 58
Bảng 7.2.1 Số liệu về CSVC đáp ứng quy mô đào tạo 2014 – 2018 ..................................................... 59
Bảng 7.3.1 Hệ thống CNTT của Trường ............................................................................................... 61
Bảng 7.3.2 Kết quả cải tiến hệ thống, hạ tầng và dịch vụ CNTT .......................................................... 63
Bảng 7.5.1 Số lượng CBGV và SV khám sức khỏe định kì .................................................................. 67
Bảng 8.2.1 Số MoU 5 giai đoạn 2014 - 2018 ........................................................................................ 73
Bảng 8.2.2 Các chương trình liên kết đào tạo ....................................................................................... 73
Bảng 11.2.1 Kết quả thống kê điểm thi qua các năm theo TC ............................................................ 101
Bảng 12.3.1 Tỉ lệ SV tốt nghiệp ĐHCQ của một số trường ................................................................ 109
Bảng 12.3.3 Thống kê các đề tài NCKH các cấp ................................................................................ 111
Bảng 17.3.1 Các loại học bổng hỗ trợ SV ........................................................................................... 169
Bảng 17.3.2 Thống kê các hoạt động hỗ trợ SV vay vốn .................................................................... 170
Bảng 17.3.3 Bảng thống kê tỉ lệ SV có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp............................................... 170
Bảng 17.4.1 Bảng thống kê kết quả điều tra về công tác quản lí KTX ............................................... 172
Bảng 17.4.2 Bảng thống kê kết quả điều tra về CTSV ........................................................................ 172
Bảng 17.4.3 Bảng thống kê kết quả điều tra về CTSV ........................................................................ 173
Bảng 17.4.4 Bảng thống kê kết quả điều tra về CTSV ........................................................................ 174
Bảng 20.2.1 Thống kê kinh phí chi cho các hoạt động hợp tác đối ngoại ........................................... 195
Bảng 21.3.1 Tổng hợp số lượng đề tài NCKH và dự án giai đoạn 2014 - 2018.................................. 204
Bảng 21.3.2 Tổng hợp số lượng HTQT và trong nước giai đoạn 2014 – 2018 ................................... 204
Bảng 21.3.3 Số lượng cử nhân hệ VLVH giai đoạn 2014 – 2018 ....................................................... 205
Bảng 21.4.1 Thống kê kết quả khảo sát ý kiến SV về mức độ hài lòng của công tác hỗ trợ SV qua các
năm ...................................................................................................................................................... 207
Bảng 22.1.1 Thời gian đào tạo các bậc, hệ của Trường ...................................................................... 211
Bảng 22.1.2 Bảng thống kê tỉ lệ tốt nghiệp toàn trường ...................................................................... 212

Bảng 22.1.3 Bảng thống kê tỉ lệ SV có kết quả học tập, rèn luyện yếu kém và bỏ học qua các năm . 213
Bảng 22.1.2 Bảng thống kê tỉ lệ tốt nghiệp toàn trường ...................................................................... 215
Bảng 22.2.1 Bảng thống kê tỉ lệ SV tốt nghiệp và bỏ học qua các năm .............................................. 216
Bảng 22.3.1 Mức lương bình quân của SV sau 1 năm tốt nghiệp ....................................................... 218
Bảng 22.3.1 Hiện trạng việc làm và thời gian có việc làm sau khi ra trường...................................... 218
Bảng 22.4.1 Mức độ hài lòng của SV đối với GV (2014 – 2018) ....................................................... 219
Bảng 23.2.1 Số lượng đề tài đăng kí các giải Euréka .......................................................................... 227
Bảng 23.2.2 Số lượng SV đăng kí NCKH và số đề tài NCKH cấp Trường trong 5 năm .................... 227
Bảng 23.3.1 Thống kê các công bố khoa học giai đoạn 2014 – 2018 ................................................. 229
Bảng 23.4.1 Số lượng các tài sản trí tuệ thuộc quyền tác giả qua 5 năm ............................................ 230
Bảng 23.5.1 Thống kê tổng chi cho đào tạo, NCKH, con người và đầu tư giai đoạn 2014 – 2017 .... 232
Bảng 24.1.1 Các khóa học ngắn hạn ................................................................................................... 238
Bảng 24.1.2 Các hội thảo khoa học ..................................................................................................... 239
Bảng 24.1.3 Đề tài, dự án NCKH ........................................................................................................ 239
Bảng 24.1.4 Hoạt động tình nguyện .................................................................................................... 240

iv


Bảng 24.2.1 Thống kê số tiền ủng hộ của Công đoàn Trường .............................................................241
Bảng 24.2.2 Các công trình, phần việc qua các chiến dịch Mùa hè xanh ............................................241
Bảng 24.2.3 Số đơn vị máu thu được hàng năm ..................................................................................242
Bảng 24.3.1 Thống kê CB-GV-NV, SV tham gia hoạt động tình nguyện giai đoạn 2013-18 .............243
Bảng 24.3.2 Thống kê số lượng CB-GV-NV tham gia hoạt động nghĩa tình Giai đoạn 2013-18 .......243
Bảng 24.3.3 Thống kê mức độ tham gia các hoạt động PVCĐ của CB-GV-NV giai đoạn 2013-18...244
Bảng 24.3.4 Thống kê mức độ tham gia các hoạt động PVCĐ của SV Giai đoạn 2013 – 2018 .........245
Bảng 25.1.1 Các chỉ số tài chính .........................................................................................................250
Bảng 25.1.2 Cấu trúc thu của Trường ..................................................................................................250
Bảng 25.1.5 Cấu trúc chi của Trường .................................................................................................251
Bảng 25.2.1 Bảng thống kê số tiền ủng hộ các đồng bào bị thiên tai...................................................253

Bảng 25.2.2 Số đơn vị máu thu được hàng năm ..................................................................................253

v


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Danh mục hình
Hình 5.1.1 Hệ thống thiết kế và ban hành quy chế đào tạo, NCKH và PVCĐ ..................................... 42
Hình 9.1.1 Các thành tố chính của hệ thống ĐBCL Trường ................................................................. 82
Hình 9.1.2 Hệ thống ĐBCL Trường ĐH Văn hoá TPHCM .................................................................. 82
Hình 14.1.1 Quy trình xây dựng, điều chỉnh CTĐT ............................................................................ 128
Hình 15.2.1 Mô tả Hệ thống phân công giảng dạy .............................................................................. 142
Hình 16.1.1 Mô tả các nội dung đánh giá người học........................................................................... 152
Hình 20.4.1 Số bài báo công bố từ năm 2014 - 2018 .......................................................................... 198
Hình 23.1.1 Số lượng đề tài NCKH giai đoạn 2014 - 2018................................................................. 224
Hình 23.1.2 Số công bố khoa học trung bình của một GV giai đoạn 2014-18 .................................... 225
Hình 25.1.3 Nguồn thu qua các năm ................................................................................................... 251
Hình 25.1.4 Cơ cấu nguồn thu ............................................................................................................. 251
Hình 25.1.6 Nguồn chi qua các năm ................................................................................................... 252
Hình 25.1.7 Cơ cấu nguồn chi ............................................................................................................ 252

Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 8.4.1 Số lượng các kí kết hợp tác trong nước........................................................................... 77
Biểu đồ 8.4.2 Số lượng các kí kết hợp tác nước ngoài .......................................................................... 77
Biểu đồ 8.4.3 Số lượng đoàn ra, đoàn vào theo từng năm ..................................................................... 78

Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.3.1 Sơ đồ tổ chức của Trường .................................................................................................... 9
Sơ đồ 14.2.1 Các bước xây dựng CTĐT và CĐR ............................................................................... 131


vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGH
CB
CBGV
CBVC

CGCN
CLPT
CNTT
CSGD
CSV
CSVC
CTĐT
CTSV
DN
ĐBCL
ĐH
ĐHVH
ĐTN
GV
GDĐT
HSV
HTQT
KĐCL
KHCN
NCKH
PVCĐ

SV
ThS
TP.HCM
TS
TC
VHTTDL
P.HCTH
P.ĐTKHQT
P.CTSV
P.KTĐBCL

Ban Giám hiệu
Cán bộ
Cán bộ giảng viên
Cán bộ viên chức
Cao đẳng
Chuyển giao công nghệ
Chiến lược phát triển
Công nghệ thông tin
Cơ sở giáo dục
Cựu sinh viên
Cơ sở vật chất
Chương trình đào tạo
Công tác sinh viên
Doanh nghiệp
Đảm bảo chất lượng
Đại học
Đại học văn hoá
Đoàn thanh niên
Giảng viên

Giáo dục và Đào tạo
Hội sinh viên
Hợp tác quốc tế
Kiểm định chất lượng
Khoa học công nghệ
Nghiên cứu khoa học
Phục vụ cộng đồng
Sinh viên
Thạc sĩ
Thành phố Hồ Chí Minh
Tiến sĩ
Tín chỉ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phòng Hành chính, Tổng hợp
Phòng Đào tạo, Quản lí khoa học và Hợp tác quốc tế
Phòng Công tác sinh viên
Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục

vii



PHẦN I. HỒ SƠ VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC
1. Khái quát về Trường Đại học Văn hoá TP. Hồ Chí Minh (Trường)
1.1. Khái quát về lịch sử, tầm nhìn, sứ mạng và các giá trị của Trường
1.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Trường ĐH Văn hoá TP.HCM là Trường Nghiệp vụ Văn hoá –
Thông tin, được thành lập vào ngày 03/01/1976, theo quyết định của Bộ Văn hóa Thông
tin miền Nam. Ngày 30/8/1976, theo Quyết định số 110/VH-QĐ, Trường Nghiệp vụ
Văn hoá – Thông tin có tên gọi mới là Trường Lí luận nghiệp vụ II, với nhiệm vụ chủ

yếu là bồi dưỡng lí luận nghiệp vụ văn hóa cho CB ngành văn hóa miền Nam sau ngày
giải phóng và đào tạo CB nghiệp vụ văn hóa trình độ trung cấp. Ngày 19/9/1981, theo
Quyết định số 121/VH-QĐ, Trường Lí luận nghiệp vụ II được đổi tên thành Trường
Văn hóa TP.HCM, với nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo CB văn hóa thông tin trình độ trung
cấp cho các tỉnh phía Nam. Bên cạnh đó, do hoạt động văn hóa thông tin phía Nam thời
kì này còn thiếu đội ngũ CB có trình độ ĐH nên Trường đã liên kết với Trường ĐHVH
Hà Nội đào tạo CB văn hóa - thông tin trình độ ĐH.
Ngày 26/4/1995, theo Quyết định số 1787/VH-QĐ, Trường Văn hoá TP.HCM
được nâng cấp thành Trường CĐ Văn hóa TP.HCM, chịu sự quản lí của Bộ Văn hóa Thông tin. Từ đó Trường bắt đầu đào tạo CB văn hóa - thông tin trình độ CĐ các ngành
thư viện, bảo tàng, văn hóa quần chúng, phát hành xuất bản phẩm, văn hóa du lịch.
Ngày 10/7/1998, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 124/QĐ-TTg công nhận
Trường CĐ Văn hóa TP.HCM là đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin và tiếp tục
thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn trước.
Ngày 23/6/2005, theo Quyết định số 154/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ, Trường được nâng cấp thành Trường ĐH Văn hóa TP.HCM. Chức năng, nhiệm
vụ chính của Trường là đào tạo nguồn nhân lực văn hoá, nghệ thuật, thông tin và du
lịch. Đến nay, Trường đã bồi dưỡng, đào tạo trên 30.000 CB trình độ trung cấp, CĐ, ĐH
và sau ĐH các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thông tin và du lịch của ngành VHTTDL,
góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Hơn 40 năm qua, Trường đóng vai trò quan trọng ở khu vực phía Nam, đặc biệt
tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về lĩnh vực
1


văn hóa, thông và du lịch cho xã hội. Với những thành tích đạt được, Trường đã được
Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng
Ba (năm 1991), Huân chương Lao động hạng Nhì (vào các năm 1996 và 2001), Huân
chương Lao động hạng Nhất (vào các năm 2006 và 2015), Huân chương Độc lập hạng
Ba (năm 2010), Huân chương Hữu nghị Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
(năm 2012).

1.1.2. Tuyên bố về sứ mạng của Trường
“Trường ĐH Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực
có trình độ ĐH chuẩn mực và là trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ
về lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thông tin và du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước.” (trích Quyết định số 313/QĐ-ĐHVHHCM, ngày 02/4/2018, ban hành
tầm nhìn, sứ mạng, văn hoá, triết lí giáo dục của Trường ĐH Văn hóa Thành phố Hồ
Chí Minh).
1.1.3. Tầm nhìn của Trường đến năm 2030
“Đến năm 2030, Trường ĐH Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trường
ĐH đạt chuẩn quốc gia và khu vực về đào tạo và nghiên cứu các lĩnh vực văn hoá –
nghệ thuật, thông tin, du lịch.” (trích Quyết định số 313/QĐ-ĐHVHHCM, ngày
02/4/2018, ban hành tầm nhìn, sứ mạng, văn hoá, triết lí giáo dục của Trường ĐH Văn
hoá Thành phố Hồ Chí Minh).
1.2. Tóm tắt thành tích nổi bật của Trường theo các giai đoạn phát triển
1.2.1. Tổng số khoa, viện
Trường ĐH Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 09 khoa đào tạo, 01 viện
nghiên cứu, 01 tạp chí khoa học.
- Các khoa đào tạo: khoa Di sản văn hóa; khoa Văn hóa dân tộc thiểu số; khoa
Du lịch; khoa Quản lí văn hóa, nghệ thuật; khoa Văn hóa học; khoa Thông tin, Thư
viện; khoa Xuất bản, Phát hành; khoa Truyền thông và khoa Kiến thức cơ bản.
- Viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu ứng dụng văn hóa Nam Bộ
- Tạp chí khoa học: Tạp chí Văn hóa và Nguồn lực
1.2.2. Hoạt động đào tạo, NCKH và HTQT
1.2.2.1. Đào tạo
Hiện nay Trường đang đào tạo 03 chuyên ngành trình độ ThS, 15 chuyên ngành
2


trình độ ĐH, 5 ngành trình độ CĐ.
Trình


Tên ngành, chuyên ngành

độ

ThS

chuyên ngành

Chuyên ngành Khoa học Thư viện

8320203

Chuyên ngành Quản lí văn hóa

8319042

Chuyên ngành Văn hóa học

8229040

Ngành Thông tin Thư viện

7320201

Ngành Bảo tàng học (các chuyên ngành: Bảo tồn Bảo
tàng, Bảo quản hiện vật Bảo tàng)
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (các chuyên
ngành: Quản trị lữ hành, Hướng dẫn Du lịch)
ĐH


Mã ngành,

7320305

7810103

Ngành Du lịch

7310630

Ngành Kinh doanh xuất bản phẩm

7320402

Ngành Quản lí văn hóa (các chuyên ngành: Quản lí hoạt
động Văn hóa Xã hội, Di sản Văn hóa, Tổ chức các hoạt

7229042

động nghệ thuật, Biểu diễn âm nhạc)
Ngành Văn hóa học (các chuyên ngành: Truyền thông
Văn hóa, Văn hóa Việt Nam, Công nghiệp Văn hóa)



7229040

Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam


7220112

Ngành Khoa học Thư viện

6320206

Ngành Bảo tàng học

6320307

Ngành Việt Nam học

6220103

Ngành Kinh doanh xuất bản phẩm

6340106

Ngành Quản lí văn hóa

6340436

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ 9 khóa XI
“về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế”, Trường đề ra chủ trương và chương trình hành động “Người học là
trung tâm - người thầy là nòng cốt - công nghệ là then chốt - chất lượng là thước đo sự
nghiệp trồng người”.
3



Thứ nhất là lấy người học làm trung tâm - coi trọng phát triển năng lực của
người học. Trường đổi mới phương thức tuyển sinh có trọng tâm, trọng điểm và duy trì
chất lượng nguồn tuyển, tập trung tuyển sinh các ngành có nhu cầu học tập và người
học sau khi tốt nghiệp có tỉ lệ việc làm cao; đồng thời phát triển loại hình đào tạo bồi
dưỡng ngắn hạn. Trường thực hiện “Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo
dục”, “Xây dựng cơ quan văn hóa”, “Nâng cao chất lượng giáo dục”, “Quy chế dân
chủ trong hoạt động của Nhà trường”… trong đó quan điểm “người học là trung tâm”
là cốt lõi. Trường thực hiện nhiều chương trình liên kết quốc tế trong giáo dục và đào
tạo mà người học được thụ hưởng lợi ích như: đào tạo SV Lào trình độ ĐH; đào tạo
tiếng Việt nâng cao cho SV Trung Quốc; tiếp nhận SV Đức đến trường thực tập; mời
GV đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan, Australia giảng dạy chuyên đề. Trường cũng
cử SV tham gia hội trại SV các nước châu Á do Trường ĐH Silpakorn (Thái Lan) tổ
chức hàng năm. Bên cạnh đó, Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ,
thể thao, hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các hoạt động giao lưu với các đơn vị
trong và ngoài Trường, như: “Hướng dẫn viên du lịch giỏi”; “Sách và tôi”, “Hành
trang khởi nghiệp”, “Hành trình Di sản”,…
Thứ hai là phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào
tạo. Trường đã kiện toàn đội ngũ lãnh đạo và quy hoạch cán bộ quản lí giai đoạn 20162021 và giai đoạn 2021-2025. Hàng năm, Trường rà soát, sắp xếp đội ngũ nhà giáo
theo từng vị trí việc làm, đảm bảo vị trí việc làm phù hợp với sở trường, chuyên môn
được đào tạo; giảm tỉ lệ đội ngũ nhân viên làm hành chính, tăng tỉ lệ GV trong tổng số
CC-VC-NLĐ; tạo điều kiện để viên chức hành chính có đủ các điều kiện, tố chất tham
gia công tác giảng dạy hoặc trở thành GV.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ nhà giáo được Trường thực
hiện thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi để nhà giáo phấn đấu đạt chuẩn chức danh
nghề nghiệp. Với mục tiêu đó, Trường cử GV đi học ở các cơ sở đào tạo ở nước ngoài
như ĐH Văn hóa nghệ thuật quốc gia Moskva (Liên bang Nga), ĐH Zielona Gora (Ba
Lan), ĐH Hannam (Hàn Quốc), ĐH Tứ Xuyên, ĐH Vân Nam, ĐH Sư phạm Hồ Nam
(Trung Quốc),… Ngoài ra, Trường còn cử GV giảng dạy chuyên đề tại Trường ĐH
Zielona, cử GV tham gia hội trại các nước châu Á.

Thứ ba là đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo. Từ năm
4


2014, Trường đã xây dựng, đổi mới nội dung 3 CTĐT trình độ thạc sĩ, 15 CTĐT trình
độ ĐH, 5 CTĐT trình độ CĐ theo hệ thống TC. Từ năm 2017, Trường điều chỉnh
CTĐT trình độ ĐH tất cả các ngành, chuyên ngành theo định hướng ứng dụng. Theo
đó, giảm tỉ trọng khối lượng kiến thức lí thuyết, tăng tỉ trọng khối lượng kiến thức và
kĩ năng ứng dụng - thực hành; giảng dạy lí luận gắn với thực tiễn. Trường kí kết nhiều
thỏa thuận hợp tác với các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp để phối hợp, tận dụng
nguồn lực lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong đào tạo và NCKH nhằm giúp quá trình
đào tạo gắn với thị trường lao động và nhu cầu của xã hội. Các nhà tuyển dụng lao
động tham gia vào các khâu của quá trình đào tạo như xây dựng CTĐT, phản biện
CTĐT, giảng dạy, đánh giá kết quả làm việc của SV và cựu SV của Trường.
Đề cao yếu tố chất lượng ứng dụng và thực hành nghề nghiệp trong đào tạo,
Trường và nhà tuyển dụng phối hợp xây dựng môi trường tham quan thực tế, kiến tập
và thực tập tích cực cho người học. Mô hình “Nhà trường đào tạo - xã hội đánh giá”
được định hình và phát triển, với nhiều HP được tổ chức đánh giá kết quả thi bên
ngoài Trường như: Tổ chức sự kiện, phương pháp điền dã dân tộc học, văn hóa ẩm
thực, các HP về quản trị, tổ chức điều hành, hướng dẫn tour,…
Thứ tư là đổi mới CSVC và công nghệ quản lí giáo dục. Trường xây dựng và
từng bước hoàn thiện CSVC đáp ứng việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào
tạo. Hệ thống phòng học lí thuyết, phòng thực hành được trang bị đầy đủ các trang
thiết bị chuyên dụng. Đa số các phòng học đều được trang bị máy lạnh, góp phần tạo
nên môi trường giảng dạy và học tập thoải mái và thân thiện.
Để thực hiện các giải pháp đồng bộ hướng tới kiểm định chất lượng cơ sở giáo
dục ĐH theo Thông tư số 12/2017/TT-BDGĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường
đã ứng dụng CNTT trong quản trị ĐH theo hướng toàn diện và tiên tiến, đồng thời xây
dựng và vận hành Hệ thống quản lí chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
1.2.2.1. NCKH

Các hoạt động NCKH chủ yếu của Trường bao gồm: Thực hiện đề tài NCKH
các cấp; viết giáo trình và tài liệu giảng dạy; tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học các
cấp; xuất bản ấn phẩm khoa học.
Đến năm 2018, GV của Trường đã thực hiện hơn 60 đề tài các cấp, trong đó có
30 đề tài cấp Bộ, 10 đề tài cấp tỉnh và thành phố, 35 đề tài cấp trường. Thành tựu
5


nghiên cứu của các đề tài có tính ứng dụng cao, góp phần vào hoạt động phục vụ cộng
đồng tại các tỉnh phía Nam, tiêu biểu như: Văn hóa đọc của đồng bào dân tộc thiểu số
khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp, Văn hóa gia đình với việc
giáo dục nhân cách con người Việt Nam hiện nay,... Hoạt động NCKH của SV cũng
ngày càng khởi sắc. Đến năm 2018, có 24 đề tài NCKH của SV được nghiệm thu và
hiện có 22 đề tài đang được thực hiện. Năm 2011, Trường có 06 đề tài của SV tham dự
giải thưởng SV NCKH (Euréka) do Đoàn TNCS HCM TP. Hồ Chí Minh tổ chức và có
hai đề tài đoạt giải.
Cùng với thực hiện đề tài khoa học, GV của Trường đã tham gia biên soạn giáo
trình và tài liệu giảng dạy để phục vụ hoạt động đào tạo. Đến năm 2018, có 71 giáo
trình đã và đang được thực hiện, chủ yếu là giáo trình cấp trường. Trong đó có 53 giáo
trình đã được hội đồng khoa học nhà trường nghiệm thu, đưa vào giảng dạy, 18 giáo
trình đang trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, Trường cũng viết một số giáo trình cấp
bộ.
Để trao đổi học thuật trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và du lịch, hàng năm
Trường tổ chức hoặc đồng tổ chức hàng chục cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học các cấp.
Nhiều hội thảo khoa học quốc tế được Trường phối hợp với các trường ĐH nước ngoài
tổ chức, tiêu biểu như: Phát triển nguồn lực du lịch tiểu vùng sông Mekong (phối hợp
với Trường ĐH Silpakorn – Thái Lan) ; Văn hóa với du lịch trong thế giới hội nhập
(phối hợp với các tổ chức đến từ Anh, Pháp, Liên bang Nga); Hội nhập quốc tế về bảo
tồn – cơ hội và thách thức của các giá trị di sản văn hóa (phối hợp với tổ chức
ICCROM). Trường thường xuyên được Bộ VHTTDL giao nhiệm vụ chủ trì hoặc phối

hợp tổ chức các hội thảo khoa học cấp quốc gia về những vấn đề thời trong nước và
thế giới, tiêu biểu như: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển; Những giải pháp tổ
chức triển khai Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; Văn hóa biển đảo – Nguồn lực phát
triển bền vững... Các hội thảo khoa học cấp Trường là diễn đàn để GV trong và ngoài
trường thảo luận các vấn đề giáo dục – đào tạo. Rất nhiều hội thảo cấp trường đã được
tổ chức, tiêu biểu như: Đổi mới công tác đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế; Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại Thành phố Hồ
6


Chí Minh,…
Năm 2000, Trường xuất bản số đầu tiên của Thông tin khoa học, đánh dấu một
bước tiến mới trong hoạt động NCKH. Năm 2013, Thông tin khoa học được nâng cấp
thành Tạp chí Văn hóa và Nguồn lực có mã số tiêu chuẩn quốc tế dành cho xuất bản
phẩm nhiều kì (ISSN). Từ đó đến nay, tạp chí được xuất bản định kì mỗi quý một số,
là nơi công bố và trao đổi các vấn đề học thuật của các nhà khoa học trong và ngoài
trường.
1.2.2.1. HTQT
Hoạt động HTQT của Trường được triển khai từ rất sớm và được tăng cường từ
khi Trường được nâng cấp thành trường ĐH. Các hoạt động này góp phần thực hiện
nhiệm vụ đào tạo, NCKH của Trường và thực hiện các chủ trương, chính sách về văn
hóa, thông tin và du lịch do Bộ chủ quản giao nhiệm vụ cho Trường.
Đến nay, Trường đã tiếp đón hơn 50 đoàn nước ngoài đến thăm và làm việc,
trong đó có các trường ĐH, các viện nghiên cứu đến từ Anh, Pháp, Bỉ, Canada, Ba
Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào… cùng các tổ
chức quốc tế như LATTITUTES, Quỹ APEFE, Quỹ Ford, AUF (Pháp), Lãnh sự quán
các nước Hàn Quốc, Liên bang Nga, Nhật Bản, Lào…., Trường được Bộ VHTTDL
giao nhiệm vụ tiếp đón Bộ trưởng Bộ VHTTDL của Campuchia vào năm 2015. Đặc
biệt vào năm 2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Du lịch nước CHDCND Lào sang thăm và

trao Huân chương hữu nghị cho tập thể Trường và cá nhân PGS.TS. Trần Văn Ánh –
nguyên hiệu trưởng. Nhà trường cũng đã cử 26 đoàn với hơn 77 cán bộ GV ra nước
ngoài làm việc với các trường ĐH tại Bỉ, Anh, Ba Lan, Liên bang Nga, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Lào… để thiết lập quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực
NCKH và đào tạo, giao lưu văn hóa, trao đổi GV, cán bộ nghiên cứu, SV.
Về hoạt động HTQT trong đào tạo, Trường tiếp nhận du học sinh các nước Lào,
Trung Quốc, Đức sang học tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. Từ năm 2013, hàng năm
Trường đều cử đoàn SV tham dự Hội trại quốc tế giao lưu văn hóa (The International
Young Blood Camp) tổ chức tại Thái Lan. Trường cũng đã cử các SV ngành du lịch,
văn hóa học, quản lí văn hóa sang học tập tại Trường ĐH Hannam (Hàn Quốc).
Trường thường xuyên mời GV thỉnh giảng người nước ngoài (Anh, Mĩ, Ba Lan) tham
gia giảng dạy hệ chính quy, đồng thời cử SV, GV sang học tập và giảng dạy tại
7


Trường ĐH Zeilona Gora (Ba Lan) bằng kinh phí của Eramus Plus.
1.2.3. PVCĐ
Hoạt động PVCĐ của Trường được tổ chức với hình thức đa dạng và thiết thực,
góp phần hỗ trợ công tác đào tạo.
Các phòng, khoa thường xuyên phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Trường
tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao phục vụ đồng bào vùng sâu vùng xa, công
nhân tại các khu công nghiệp; tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó; tặng quà
cho công nhân và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; tập huấn nâng cao kĩ năng nghề
nghiệp cho cán bộ văn hoá địa phương.
Công đoàn Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động PVCĐ dành cho công
chức, viên chức, người lao động, như giúp đỡ người lao động có hoàn cảnh khó khăn,
xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa tại các địa phương kết nghĩa với Trường,
thăm và tặng quà cho các gia đình khó khăn tại các địa phương trong các dịp lễ, tết.
ĐTN, HSV Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động PVCĐ thu hút hàng
nghìn lượt SV tham gia hàng năm. Gắn với các hoạt động tình nguyện, đoàn viên

thanh niên, SV Trường đã xây dựng công trình thanh niên, thăm và tặng quà các em
thiếu nhi nghèo tại các mái ấm tình thương, tặng nhà tình nghĩa tại các tỉnh, tham gia
hiến máu cứu người.
Hoạt động tình nguyện PVCĐ của đoàn viên, thanh niên, SV đã góp phần đem
lại cho SV môi trường sống lành mạnh và ý nghĩa. Điểm nổi bật trong phong trào tình
nguyện trong thời gian qua là sự thống nhất định hướng và phối hợp chặt chẽ giữa
Trường với công đoàn, ĐTN, HSV, tiêu biểu như chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh,
chiến dịch xuân tình nguyện, tiếp sức mùa thi, tiếp sứ đến trường,... Các đơn vị đã thực
hiện kế hoạch hoạt động một cách sáng tạo, mở ra một hướng mới trong hoạt động
tình nguyện của SV Trường trong thời gian tới.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Trường
Trường hiện có 18 đơn vị, gồm 04 phòng, 09 khoa và 05 tổ chức trực thuộc.
Xem Sơ đồ 1.3.1

8


Sơ đồ 1 Sơ đồ 1.3.1 Sơ đồ tổ chức của Trường
9


1.4. Cấu trúc tổ chức của Hội đồng Trường
Hiện chưa thành lập Hội đồng Trường.
2. Bối cảnh triển khai các hoạt động của Trường ĐH Văn hoá TP. Hồ Chí Minh
2.1. Các quy định pháp lí của các hoạt động của Trường
Trường ĐHVH TP.HCM được tổ chức và hoạt động theo: Điều lệ Trường ĐH;
Quy định phân cấp quản lí công tác tổ chức cán bộ của Bộ VHTTDL ban hành kèm
theo Quyết định số 66/QĐ-BVHTTDL ngày 10/01/2018 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL;
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường ĐHVH
TP.HCM ban hành kèm theo Quyết định số 3654/QĐ-BVHTTDL ngày 01/10/2018

của Bộ trưởng Bộ VHTTDL và Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐHVH
TP.HCM ban hành kèm theo Quyết định số 158/QĐ-ĐHVHHCM ngày 28/3/2019 của
Hiệu trưởng Trường ĐHVH TP.HCM.
Trường ĐHVH TP.HCM là đơn vị sự nghiệp giáo dục, trực thuộc Bộ
VHTTDL, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực văn hóa, thông tin và du
lịch trình độ ĐH và sau ĐH, NCKH trong lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn phục vụ
đào tạo và phát triển sự nghiệp VHTTDL.
2.2. Những thách thức đối với Trường và kế hoạch khắc phục
2.2.1. Các thách thức
(i) Yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của xã hội ngày càng cao bắt buộc
Trường phải không ngừng cải tiến chất lượng đào tạo.
(ii) Các điều các điều kiện và thủ tục mở ngành đào tạo mới ngày càng khắt khe
bắt buộc Trường phải không ngừng cải tiến điều kiện ĐBCL.
(iii) Mức độ cạnh tranh của thị trường giáo dục – đào tạo ngày càng khốc liệt
bắt buộc Trường phải có chính sách thu hút nhân tài, chống “ chảy máu ” chất xám và
phải có chính sách thu hút người học.
2.2.2. Kế hoạch khắc phục
(i) Thực hiện tốt các chủ trương của Chính phủ và Bộ GDĐT: Đổi mới quản lí
chất lượng giáo dục ĐH; nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng
nhu cầu xã hội; thực hiện đúng các quy chế; không để xảy ra tiêu cực trong quá trình
đào tạo.

10


(ii) Xây dựng và vận hành Hệ thống quản lí chất lượng tiêu chuẩn ISO
9001:2015.
(iii) Điều chỉnh CTĐT theo định hướng ứng dụng; Tăng cường truyền thông
ngành, nghề đào tạo và hình thức tuyển sinh 2018, mở các ngành đào tạo mới phù hợp
với nhu cầu xã hội khi đủ các điều kiện cho phép.

(iv) Nâng cao trình độ GV, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; nâng
cao chất lượng đầu vào và xây dựng chuẩn đầu ra theo quy định của Bộ GDĐT
(v) Đầu tư về trang thiết bị dạy học, phòng học theo hướng hiện đại; Tăng
cường hướng dẫn thực hành nghề nghiệp cho SV.
(vi) Đề cao vai trò phản biện từ người học về nội dung, phương pháp đào tạo.
(vii) Triển khai công tác tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục ĐH và tự đánh
giá chất lượng CTĐT theo các bộ tiêu chuẩn của Bộ GD & ĐT.
2.3. Các điểm mạnh và cơ hội của Trường
2.3.1. Các điểm mạnh
(i) Về chủ trương và chính sách đào tạo, Trường được hưởng các quyền lợi từ
chủ trương và chính sách của nhà nước về lĩnh vực giáo dục – đào tạo, các chủ trương
và chính sách từ Bộ VHTTDL, Bộ GDĐT, các chủ trương và chính sách của UBND
TP.HCM...
(ii) Về kinh nghiệm đào tạo, Trường có thành quả hơn 40 năm đào tạo nguồn
nhân lực ngành văn hoá, thông tin, du lịch. Trường xây dựng được mạng lưới quan hệ
hợp tác, đối tác với nhiều tổ chức, cơ quan, DN, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
(iii) Về CSVC, Trường có 2 cơ sở đóng trên địa bàn TP.HCM (Quận 2 và Quận
9) với diện tích rộng lớn, đáp ứng đủ nhu cầu của hoạt động đào tạo và chỗ ở nội trú
cho người học.
2.3.2. Các cơ hội
(i) Ngành giáo dục đang thực hiện chủ trương đổi mới một cách toàn diện là
điều kiện thuận lợi để Trường thực hiện các hoạt động đổi mới mang tính đột phá
trong đào tạo.
(ii) Các cơ sở đào tạo trong nước và ngoài nước có nhiều mô hình về quản trị
ĐH, nhiều CTĐT tiên tiến, hiện đại để Trường đối sánh, nâng cao chất lượng.

11


(iii) Nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao là rất lớn, đó là

nguồn khách hàng tiềm năng lớn của Trường.

12


PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC
TIÊU CHUẨN 1. TẦM NHÌN, SỨ MẠNG VÀ VĂN HÓA
Tiêu chí 1.1. Lãnh đạo CSGD đảm bảo tầm nhìn và sứ mạng của CSGD đáp ứng
được nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.
Trong “Chiến lược phát triển Trường ĐH Văn hoá TP.HCM đến năm 2015 và
tầm nhìn đến năm 2025”, Trường đã tuyên bố sứ mạng: “Trở thành một trường ĐH
trọng điểm ngành Văn hoá, Nghệ thuật, Thông tin và Du lịch khu vực phía Nam với
các chức năng đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tê trong
lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu phát triển về Văn hoá,
Nghệ thuật, Thông tin, Du lịch của khu vực phía Nam và của cả nước”. [H1.01.01.01].
Chiến lược này được xây dựng bài bản qua 7 bước sau [H1.01.01.02]:
Bước 1. Xây dựng đề cương, kế hoạch, thành lập Tổ soạn thảo;
Bước 2. Tham quan học tập kinh nghiệm ở các trường cùng Bộ, mời chuyên gia
về tập huấn cho Tổ soạn thảo;
Bước 3. Đánh giá nhu cầu nhân lực, đặc biệt là các ngành liên quan đến lĩnh
vực đào tạo truyền thống của Trường, thông qua việc điều tra tại các bộ ngành và các
địa phương trên cả nước;
Bước 4. Tổ soạn thảo phân tích các tài liệu, dữ liệu liên quan, dự thảo các báo
cáo, các đề xuất;
Bước 5. Tổ chức nhiều vòng hội thảo nội bộ để hoàn thiện các báo cáo, các đề
xuất;
Bước 6. Tổ chức các hội thảo mở rộng, bao gồm tất cả các bên liên quan để
tham khảo ý kiến;
Bước 7. Xin ý kiến của các bộ, ngành, địa phương.
Mặc dù CLPT giai đoạn 2010 - 2015 vẫn còn hiệu lực, tuy nhiên đợt đánh giá

tổng kết CLPT chi tiết giai đoạn 2010 – 2014 cho thấy về cơ bản Trường đã hoàn
thành các mục tiêu chiến lược đến năm 2015, bởi vậy cần xây dựng chiến lược với tầm
nhìn dài hạn cho giai đoạn mới. Trong đề án phát triển Trường giai đoạn 2014 – 2020,
sứ mạng và tầm nhìn đến năm 2025 được điều chỉnh như sau:

13


Sứ mạng: Trường ĐHVH TP.HCM là một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và
nghiên cứu khoa học các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, truyền thông và du lịch đạt
chuẩn, chất lượng, tiên tiến, phù hợp nhu cầu xã hội.
Tầm nhìn: Trở thành trường ĐH có uy tín so với các trường trong nước và khu
vực, phấn đấu đạt chất lượng cao trên mọi lĩnh vực hoạt động [H1.01.01.03].
Điểm khác biệt giữa sứ mạng và tầm nhìn của 2 giai đoạn chính là mục tiêu
phát triển thành một trường ĐH tiên tiến, phù hợp nhu cầu xã hội và phấn đấu đạt chất
lượng cao trên mọi lĩnh vực hoạt động.
Đến năm 2018, để triển khai thực hiện Quyết định số 931/QĐ-BVHTTDL ngày
31/03/2014 của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường ĐHVH TP.HCM, một lần
nữa Trường thành lập Tổ soạn thảo tiến hành xây dựng kế hoạch, quy trình điều chỉnh,
bổ sung sứ mạng và tầm nhìn đến năm 2030 như sau [H1.01.01.04] :
Sứ mạng: Trường ĐHVH TP.HCM là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có trình độ
ĐH chuẩn mực và là trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ về các
lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thông tin và du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước.
Tầm nhìn: Đến năm 2030, Trường ĐHVH TP.HCM trở thành Trường ĐH đạt
chuẩn quốc gia và khu vực về đào tạo và nghiên cứu các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật,
thông tin, du lịch [H1.01.01.05].
Sứ mạng và tầm nhìn trên đã được xác định với sự đồng thuận cao trong toàn
thể CBVC và SV của Trường. Thực tế, trước khi ban hành, dự thảo đã được góp ý bởi

các CB chủ chốt tại các cuộc họp nội bộ [H1.01.01.06]. Đồng thời, sứ mạng và tầm
nhìn đã được thông tin đến GV, nhân viên, SV và các bên liên quan khác trên Website
của Trường để có thông tin góp ý, phản hồi [H1.01.01.07].
Ngay sau khi ban hành, Trường đã soạn thảo bản giải thích cụ thể về tầm nhìn
sứ mạng [H1.01.01.08] để làm căn cứ hướng dẫn các đơn vị xây dựng và triển khai các
hoạt động theo tầm nhìn, sứ mạng đã được xác định, cụ thể như xây dựng CTĐT theo
định hướng ứng dụng, quy hoạch CB, xây dựng mục tiêu chất lượng của các đơn vị
[H1.01.01.09.01], [H1.01.01.09.02], [H1.01.01.09.03].

14


Tiêu chí 1.2. Lãnh đạo CSGD thúc đẩy các giá trị văn hóa phù hợp với tầm
nhìn và sứ mạng của CSGD.
Các giá trị văn hoá cốt lõi chính là truyền thống của Trường được vun đắp suốt
chiều dài lịch sử hơn 40 năm xây dựng và phát triển, đó là: (1) Tôn trọng, (2) Trách
nhiệm, (3) Thân thiện với người học [H01.01.02.01].
Hơn 40 năm xây dựng và phát triển, người học luôn là yếu tố quyết định sự tồn
tại của Trường. Mỗi CC-VC-NLĐ của Trường trong nhận thức, thái độ đến hành động
luôn thể hiện sự tôn trọng, trách nhiệm và thân thiện với người học. Các thế hệ lãnh
đạo Trường luôn có những chính sách, hành động để tăng cường khối đoàn kết nhất trí
trong Trường [H01.01.02.02]. Lãnh đạo Trường đã chỉ đạo P.CTSV và Đoàn Trường
triển khai chương trình xây dựng văn hoá học đường trong SV theo tinh thần “xây
dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước” như thực hiện các chương trình “Sinh viên 5 tốt” từ 2014 đến nay, chương
trình “Kí túc xá văn hóa” năm 2017, 2018 [H01.01.02.03]. Các thế hệ SV đi trước
thành đạt đã và đang dành nhiều tình cảm và sự hỗ trợ quý báu cho thế hệ SV hiện
nay, như các chương trình tài trợ học bổng, chương trình giới thiệu việc làm mùa hè
xanh, xuân tình nguyện, trung thu yêu thương... [H01.01.02.04]. Sự gắn kết của những
“người con trường Văn hóa” đã giúp Trường có sự gắn kết chặt chẽ với các ban ngành,

các địa phương, qua đó có điều kiện tham gia giải quyết những vấn đề trong các lĩnh
vực mà Trường có thế mạnh [H01.01.02.05].
Sự trung thực trong học thuật là giá trị nền tảng của giáo dục đại học và cũng là
cơ sở hình thành nhân cách trí thức tương lai. Trường chủ trương xây dựng giá trị đó ở
người học bằng những việc cụ thể như ban hành quy định và chế tài mạnh để loại bỏ
gian lận trong học tập. Ví dụ rõ ràng nhất là quy định các bài thi tự luận phải được cắt
phách trước khi chấm, do hai giảng viên chấm độc lập và được quản lí với tính bảo
mật cao nhất [H01.01.02.06].
Tại Trường ĐHVH TP.HCM, mọi ý kiến đều được lắng nghe, mọi người đều
được tôn trọng. Đặc biệt, sự đa dạng và sự khác biệt của các giá trị cá nhân đều được
tôn trọng, qua đó năng lực sáng tạo của các cá nhân đều được phát huy tối đa, môi
trường dân chủ thực sự được phát huy [H01.01.02.07].
Lãnh đạo Trường rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH
15


cũng như chất lượng các dịch vụ nói chung, từng bước xây dựng văn hoá chất lượng
trong Trường [H01.01.02.08-09].
CLPT và sự phát triển toàn diện của Trường trong những năm vừa qua đã thể
hiện rất rõ khát vọng phát triển thành một trong những trường ĐH đạt chuẩn quốc gia
và khu vực về đào tạo và nghiên cứu các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thông tin, du
lịch. Sự tham gia tích cực của tất cả các đơn vị, CBGV và ở mức độ nào đó của các thế
hệ người học trong việc thực hiện các giá trị văn hóa như cam kết [H01.01.02.10] đã
góp phần rất quan trọng trong việc hoàn thành sứ mạng và tầm nhìn của Trường.
Tiêu chí 1.3. Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của CSGD được phổ biến, quán
triệt và giải thích rõ ràng để thực hiện.

“Truyền thống trường Văn hoá” với lịch sử hơn 40 năm đã đúc kết thành những
giá trị rất riêng của Trường và của tất cả các thế hệ CC-VC-NLĐ và SV. Những giá trị
ấy đã được nhận biết và lan toả một cách rộng rãi qua các dịp lễ kỉ niệm thành lập

Trường, các sự kiện quốc tế lớn do Trường tổ chức (Liên hoan quốc tế phim nhân học
tại TP.HCM năm 2012, Hội thảo quốc tế Phát triển guồn lực du lịch tiểu vùng sông
Me Kong, Giao lưu Tiếng hát và điệu múa giữa Việt Nam và Nhật Bản,...) , các cuộc
thi do HSV, ĐTN tổ chức (Sinh viên thanh lịch,...), các hoạt động phục vụ cộng
đồng,...[H1.01.03.01].
Tầm nhìn, sứ mạng và văn hoá [H1.01.03.02] với 3 giá trị cốt lõi tôn trọng,
trách nhiệm và thân thiện với người học đã được công bố rộng rãi tại các hội nghị
trong trường, niêm yết tại các vị trí trang trọng trong khuôn viên trường, trên website,
trên fanpage của Trường... [H1.01.03.03].
Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị văn hoá mang tên ĐHVH đã được phổ biến, lan toả
đến các thế hệ CSV, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các đơn vị tuyển
dụng... [H1.01.03.04]. Sứ mạng, tầm nhìn và văn hoá với 3 giá trị cốt lõi cũng đã được
giải thích, phổ biến rộng rãi tới CBGV và SV trong trường để thực hiện [H1.01.03.05].
Trường đã có những chính sách và hoạt động cụ thể để thực thi sứ mạng hướng đến
đạt được Tầm nhìn 2030 [H1.01.03.06].
Tiêu chí 1.4. Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của CSGD được rà soát để đáp
ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan.

16


Trong quá trình thực hiện kế hoạch chiến lược các giai đoạn (2010 – 2015, 2014
– 2020), các mục tiêu chiến lược và các hoạt động luôn được rà soát, đánh giá về mức
độ phù hợp với tầm nhìn và sứ mạng [H1.01.04.01]. Bên cạnh đó sứ mạng và tầm nhìn
cũng luôn được đánh giá để điều chỉnh cho phù hợp hơn với các điều kiện chủ quan và
khách quan mới phát sinh. Trong giai đoạn 2010 – nay, CLPT Trường được rà soát
một lần vào năm 2014 nhằm tổng kết kết quả thực hiện các nội dung chiến lược của
giai đoạn 2010 – 2015. Trên cơ sở đó, cùng với việc phân tích kĩ bối cảnh hiện tại và
dự báo những biến động trong tương lai để xây dựng đề án phát triển Trường giai đoạn
2014 – 2020 [H1.01.04.02]. Đến năm 2018, để thực hiện Quyết định số 931/QĐBVHTTDL ngày 31/03/2014 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Trường ĐHVH TP.HCM, cùng với kết quả tổng kết sơ bộ kết quả thực
hiện đề án phát triển Trường giai đoạn 2014 – 2020, Trường đã thành lập Tổ soạn thảo
[H1.01.04.03] tiến hành điều chỉnh sứ mạng và tầm nhìn [H1.01.04.04].
Sứ mạng đã được thay đổi từ “Trường ĐHVH TP.HCM là một cơ sở đào tạo
nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, truyền thông
và du lịch đạt chuẩn, chất lượng, tiên tiến, phù hợp nhu cầu xã hội.” thành “Trường
ĐHVH TP.HCM là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có trình độ ĐH chuẩn mực và là
trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ về các lĩnh vực văn hóa, nghệ
thuật, thông tin và du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Tầm nhìn “Đến năm 2030, Trường ĐHVH TP.HCM trở thành Trường ĐH đạt
chuẩn quốc gia và khu vực về đào tạo và nghiên cứu các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật,
thông tin, du lịch” cũng thay đổi đáng kể so với tầm nhìn đến năm 2025: “Trở thành
trường ĐH có uy tín so với các trường trong nước và khu vực, phấn đấu đạt chất
lượng cao trên mọi lĩnh vực hoạt động ”.
Sứ mạng và tầm nhìn trên đã được xác định với sự đồng thuận cao trong toàn
thể CBVC và SV trong Trường. Thực tế, trước khi ban hành, dự thảo đã được góp ý
bởi các CB chủ chốt tại các cuộc họp nội bộ [H1.01.04.05].
Tôn trọng, trách nhiệm, thân thiện với người học là ba nội dung cam kết trách
nhiệm của Trường đối với người học. Điều đặc biệt là văn hoá chất lượng luôn luôn
được nhấn mạnh và đề cao trong mọi hoạt động của Trường [H1.01.04.06].

17


×