Tải bản đầy đủ (.pdf) (296 trang)

Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo điều ước quốc tế và pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 296 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI
TRƢỜNG KỸ THUẬT SỐ THEO ĐIỀU ƢỚC
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
MÃ SỐ: LH-2017-33/ĐHL-HN
Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Thị Phƣơng Lan
Thƣ kí đề tài: ThS. Nguyễn Đức Việt

Hà Nội, tháng 05 năm 2018


BỘ TƯ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI
TRƢỜNG KỸ THUẬT SỐ THEO ĐIỀU ƢỚC
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chủ nhiệm Đề tài:

TS. Vũ Thị Phƣơng Lan
Phó trưởng bộ môn Tư pháp quốc tế
Khoa pháp luật quốc tế

Thƣ ký Đề tài:



ThS. Nguyễn Đức Việt
Giảng viên Bộ môn Tư pháp quốc tế
Khoa pháp luật quốc tế

Hà Nội, tháng 05 năm 2018


MỤC LỤC TỔNG
TRANG

PHẦN THỨ NHẤT – BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI…………… ii
PHẦN THỨ HAI – CÁC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ……………. 144

i


PHẦN THỨ NHẤT
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI

ii


MỤC LỤC BÁO CÁO TỔNG HỢP
PHẦN THỨ NHẤT .................................................................................................. 2
BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI ............................................................................ 2
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 6

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 7
6. Bố cục của báo cáo tổng hợp ............................................................................ 7
CHƢƠNG 1............................................................................................................... 9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG
MÔI TRƢỜNG KỸ THUẬT SỐ ............................................................................ 9
1.1. Khái niệm, nội dung và đặc điểm của quyền tác giả .................................. 9
1.1.1. Khái niệm quyền tác giả .......................................................................... 9
1.1.2. Nội dung của quyền tác giả ................................................................... 10
1.1.3. Đặc điểm của quyền tác giả ................................................................... 12
1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo hộ quyền tác giả ..................................... 13
1.2.1. Khái niệm và mục đích của bảo hộ quyền tác giả ................................. 13
1.2.2. Đặc điểm của bảo hộ quyền tác giả........................................................ 17
1.3. Môi trƣờng kỹ thuật số và thách thức của nó tới vấn đề bảo hộ quyền
tác giả.................................................................................................................... 18
1.3.1. Sự hình thành và đặc điểm của môi trường kỹ thuật số .......................... 18
1.3.2. Thách thức của môi trường kỹ thuật số với vấn đề bảo hộ quyền tác giả22
CHƢƠNG 2............................................................................................................. 29


BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƢỜNG KỸ THUẬT SỐ
THEO QUY ĐỊNH CỦA CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ ..................................... 29
2.1. Công ƣớc Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
văn học, nghệ thuật và khoa học (The Berne Convention for the Protection
of Literary and Artistic Works)............................................................................ 30
2.2. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở
hữu trí tuệ năm 1994 (Hiệp định TRIPs) .......................................................... 37
2.3. Hiệp ƣớc về quyền tác giả của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới năm
1996 (WIPO Copyright Treaty 1996)................................................................ 46
Kết luận Chƣơng 2 .............................................................................................. 57

CHƢƠNG 3............................................................................................................. 60
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƢỜNG KỸ THUẬT SỐ Ở
MỘT SỐ QUỐC GIA ............................................................................................ 60
3.1. Bảo hộ quyền tác giả trong môi trƣờng kỹ thuật số ở Hoa Kỳ................ 60
3.1.1. Tình hình xâm phạm quyền tác giả trên internet tại Hoa Kỳ và khuôn
khổ pháp luật điều chỉnh ................................................................................. 60
3.1.2. Bảo hộ quyền tác giả trước các vi phạm trên internet ............................ 61
3.2. Bảo hộ quyền tác giả trong môi trƣờng kỹ thuật số ở Nhật bản ............. 66
3.2.1. Tình hình xâm phạm quyền tác giả trên internet tại Nhật Bản và khuôn
khổ pháp luật điều chỉnh ................................................................................. 66
3.2.2. Bảo hộ quyền tác giả trước các vi phạm trên internet ............................ 67
3.3. Bảo hộ quyền tác giả trong môi trƣờng kỹ thuật số ở Trung Quốc ........ 72
3.3.1. Tình hình xâm phạm quyền tác giả trên internet tại Trung Quốc và
khuôn khổ pháp luật điều chỉnh ....................................................................... 72
3.3.2. Bảo hộ quyền tác giả trước các vi phạm trên internet ............................ 74
3.4. Bảo hộ quyền tác giả trong môi trƣờng kỹ thuật số ở Thái Lan ............. 85


3.4.1. Tình hình xâm phạm quyền tác giả trên internet tại Thái Lan và khuôn
khổ pháp luật điều chỉnh ................................................................................. 85
3.4.2. Bảo hộ quyền tác giả trước các xâm phạm trên internet ......................... 87
3.5. Một số kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam .................................................. 95
CHƢƠNG 4........................................................................................................... 101
THỰC TRẠNG, THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI
TRƢỜNG KỸ THẬT SỐ .................................................................................... 101
4.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả trong môi
trƣờng kỹ thuật số ............................................................................................. 101
4.1.1. Đối tượng bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số ............. 102
4.1.2. Chủ thể được bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số ........ 103

4.1.3.Các quyền của tác giả trong môi trường kỹ thuật số ............................. 106
4.1.4. Hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số ........... 113
4.1.5. Biện pháp bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số .............. 115
4.2. Thực tiễn về bảo hộ quyền tác giả trong môi trƣờng kỹ thuật số ở Việt
Nam..................................................................................................................... 122
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác
giả trong môi trƣờng kỹ thuật số ..................................................................... 126
4.3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong
môi trường kỹ thuật số .................................................................................. 127
4.3.2. Chủ sở hữu quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số cần chủ động
đầu tư áp dụng các biện pháp công nghệ cao để tự bảo vệ quyền tác giả của
mình .............................................................................................................. 133
4.3.3. Tăng cường năng lực cho đội ngũ thực thi quyền tác giả trong môi
trường kỹ thuật số ......................................................................................... 134


4.3.4. Nâng cao năng lực của cơ quan chuyên môn để giúp các cơ quan thực
thi pháp luật đưa ra các hình thức xử phạt hợp lý và hiệu quả. ...................... 135
4.3.5. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên và phát huy
sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống các
hành vi xâm phạm quyền tác giả, đặc biệt là trong môi trường kỹ thuật số. ... 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 138
PHẦN THỨ HAI .................................................................................................. 142
CÁC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ........................................................................... 142


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi đổi mới, pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam, trong đó có
pháp luật bảo hộ quyền tác giả, đã có những sự phát triển đáng ghi nhận. Năm

1995, Bộ luật dân sự đầu tiên của Nước CHXHCN Việt Nam được ban hành đã
dành một phần riêng để quy định về quyền sở hữu trí tuệ. Năm 2005, Luật sở
hữu trí tuệ đầu tiên được ban hành trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định
tương ứng của Bộ luật dân sự năm 1995. Cho đến nay, pháp luật về quyền tác giả
của Việt Nam, trong tổng thể pháp luật về sở hữu trí tuệ, đã từng bước được
hoàn thiện để phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam cũng như nhu cầu
hội nhập quốc tế.
Với sự phát triển không ngừng của Internet, không gian mạng (cyber space)
ngày càng được mở rộng và lan tỏa từ quốc gia này tới quốc gia khác. Nhờ có
không gian mạng, các quốc gia ngày càng kết nối chặt chẽ hơn, người dân sinh
sống giữa các quốc gia trở nên gần gũi với nhau hơn, các giao dịch kinh tế, giao
lưu văn hóa, xã hội trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Tất cả những yếu tố đó
đem lại lợi ích lớn về phát triển kinh tế cũng như xã hội ở nhiều quốc gia.
Internet không những trở thành nguồn sinh lợi trực tiếp mà còn là tác nhân cho
sự phát triển kinh tế ấn tượng của nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng và môi trường kỹ
thuật số cũng đem lại những mối đe dọa nhất định cho một số lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả. Bản chất của quyền tác giả là
những quyền trừu tượng, đối tượng của quyền tác giả là những tài sản trí tuệ, vô
hình. Trong khi tạo ra một cuộc cách mạng về cách thức liên lạc và trao đổi
thông tin giữa các cá nhân, cộng đồng và quốc gia, môi trường kỹ thuật số cũng
tạo cơ sở rất thuận tiện cho các hoạt động sao chép, sử dụng các tác phẩm mà
không được sự đồng ý của tác giả. Môi trường kỹ thuật số thực sự đặt ra những
thách thức không nhỏ về mặt pháp lý đối với việc bảo hộ quyền tác giả. Tuy
1


nhiên, vấn đề này vẫn chưa được chú trọng để phản ánh vào công tác xây dựng
pháp luật của Việt Nam.
Trong khi đó, để đáp ứng đối với những thách thức của môi trường kỹ thuật
số đặt ra cho bảo hộ quyền tác giả trên phạm vi quốc tế, pháp luật quốc tế cũng

đã có những sự phát triển nhất định. Hệ thống pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền
tác giả được hình thành từ năm 1886 bao gồm các văn bản như Công ước Berne
về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật năm 1886, Công ước Rome 1961 về bảo
hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và các tổ chức phát sóng,
Công ước Geneva 1971 về bảo hộ các nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc
sao chép trái phép bản ghi âm của họ, Công ước Brussel 1974 liên quan đến việc
phân phối các tín hiệu mang chương trình được truyền qua vệ tinh, Hiệp định về
các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Cuối thế kỷ 20,
hệ thống pháp luật quốc tế về quyền tác giả được bổ sung thêm hai nguồn quan
trọng là Hiệp định của WIPO về quyền tác giả (WCT) và Hiệp định của WIPO
về bảo hộ sản phẩm ghi âm và trình diễn (WPPT). WCT được ký kết tại Geneva
ngày 20/12/1996 dưới sự bảo trợ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO).
Hiệp định để ngỏ để các quốc gia thành viên của WIPO và Cộng đồng Châu Âu
(EC) gia nhập. Hiệp ước gồm 25 điều, quy định về các loại hình tác phẩm được
bảo hộ quyền tác giả, bao gồm cả chương trình máy tính, không phân biệt cách
thức và hình thức thể hiện chúng; sưu tập dữ liệu dưới bất kì hình thức nào, với
sự lựa chọn và sắp xếp nội dung tạo thành những sáng tạo trí tuệ. Cho đến nay
hiệp định này đã có 96 thành viên. WPPT được ký cùng ngày với WCT và có
các điều khoản tương tự áp dụng đối với quyền của người ghi âm và người trình
diễn. Cả hai hiệp định này đều trực tiếp điều chỉnh vấn đề bảo hộ quyền tác giả
và quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số.
So với hệ thống pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường
kỹ thuật số, hệ thống pháp luật Việt Nam còn những bất cập nhất định. Trong số
các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số vẫn
2


còn có những văn bản quan trọng mà Việt Nam chưa phải là thành viên. Điều
này đặt ra nhu cầu về mặt lý luận đối với việc so sánh hệ thống pháp luật Việt
Nam và quốc tế về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số để trên cơ

sở đó đánh giá nhu cầu Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế này.
Mặt khác, Nghị quyết số 48 của Bộ Chính Trị ban hành ―Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến
năm 2020‖ đã đưa ra định hướng lớn là ―Tiếp tục ký kết, gia nhập các điều ước
quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tín dụng quốc tế, sở hữu
trí tuệ, thuế quan, bảo vệ môi trường... Đồng thời, đẩy mạnh việc rà soát, sửa
đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với
thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên‖. Mặc dù đã
được đề cập như vậy song vấn đề bảo hộ quyền tác giả vẫn chưa được quan tâm
đúng mức cả trên khía cạnh pháp luật thực định cũng như thực tiễn quản lý.
Như vậy, có thể thấy việc nghiên cứu đề tài ―Bảo hộ quyền tác giả trong
môi trƣờng kỹ thuật số theo Điều ƣớc quốc tế và pháp luật Việt Nam‖ có
tính cấp thiết cao cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
* Các công trình nghiên cứu trong nước:
Có thể nói hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước về quyền
tác giả theo pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Song, có tương đối ít các
công trình nghiên cứu chuyên sâu về quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số.
Một số công trình tiêu biểu trong lĩnh vực này là:
- Quản Tuấn An, Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường
kỹ thuật số - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, 2009.
- Dương Bảo Trung, Một số vấn đề về quyền tác giả trong thời đại kỹ thuật
số theo Hiệp ước WIPO về quyền tác giả, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số
1/2013.
3


- Nguyễn Thị Tuyết, Chia sẻ dữ liệu trong môi trường Internet và vấn đề
liên quan đến quyền tác giả, Tạp chí Luật học, số 1/2010.
- Nguyễn Thị Hồng Nhung, Xử lý vi phạm quyền tác giả trên Internet bằng

biện pháp hành chính ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 12/2015.
- Phong Thị Lan, một số vấn đề về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường
internet, Khóa luận tốt nghiệp, 2012.
Nhận định một cách tổng thể, có thể nói các công trình trên đây chưa đem
lại một cái nhìn toàn diện và cập nhật về hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ
quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số. Đặc biệt các công trình này không có
những đánh giá thiết thực về nhu cầu và đòi hỏi tham gia các điều ước quốc tế về
bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số.
* Các công trình nghiên cứu ngoài nước:
Có thể nói có rất nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề quyền
tác giả trong môi trường kỹ thuật số. Tuy nhiên, không có công trình nào nghiên
cứu hệ thống pháp luật của Việt Nam điều chỉnh vấn đề bảo hộ quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số. Các công trình nghiên cứu về nhu cầu tham gia các
điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số thì lại
càng hiếm.
Một số công trình nghiên cứu về quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số
có thể tham khảo là:
- Muragendra B.

T., Copyright and trademakr in Cyberspace,

International Journal of Scientific & Engineering Research, Volum 3,
Issue 6, June-2012.
- Kristin Ashurst Hughes, Copyright in Cyberspace: A Survey of
National Policy Proposals for On-Line Service Provider Copyright
Liability and an Argument for International Harmonization,
American University International Law Review, Volume 11, Issue 6,
1996.
4



- Pedro Remoaldo, Copyright infringment, law and borders to the
Internet, 1998, />- Barlow,

John

Perry



The

Economy

of

Ideas.

Wired.

< />(1994)
- Dykes, John Michael M. – Intellectual Property on the Net. MIT
< (1995)
- Dyson,



Esther

Intellectual


Value.

Wired.

(1995)

< />- Field, Jr., Thomas G. – Copyright for Computer Authors. Franklin
Pierce Law Center. < (1997)
- Fujita, Anne K. – The Great Internet Panic: How Digitization is
Deforming

Copyright

Law.

< (1996)
- Grossman,

Wendy



M.

Downloading

as

a


Crime.

(1997)
- Hugenholtz, P. Bernt – Licensing rights in a digital multimedia
environment.
Amsterdam

Institute

for

Information

Law,

University

of

< />
(1995)
- Lehman, Bruce A.; Brown, Ronald H. – A Preliminary Draft of the
Report of the Working Group on Intellectual Property Rights.
< (1994)
- Litman, Jessica – Revising Copyright Law for the Information Age.
< />(1996)
5



- Loundy, David J. – Revising the copyright law for electronic
publishing.

< />
HyperT.html>
- Martin, Gerard – Online fair use of copyrighted material: issues and
concerns.
< />>
- Rich, Lloyd L. – How Much of Someone Else's Work May I Use
Without Asking Permission?: The Fair Use Doctrine, Part I.
< (1996)
- Rose, Lance –

Is Copyright

Dead on the Net? Wired.

< />.on.net.html> (1993)
- Saltrick, Susan – The Pearl of Great Price: Copyright and Authorship
from

the

Middle

Ages

to

the


Digital

Age.

< />(1995)
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là làm rõ lý luận và thực tiễn về bảo hộ quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
về bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ
thuật số nói riêng theo hướng phù hợp với pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này.
Để đạt được mục đích cuối cùng, đề tài xác định một số mục tiêu như sau:
- Phân tích và so sánh để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa
hệ thống pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số.

6


- Đánh giá nhu cầu và đưa ra đề xuất về lý luận và thực tiễn đối với việc gia
nhập các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số
nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật quốc gia và các điều ước quốc
tế về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn về không gian và thời gian. Về
không gian, đề tài nghiên cứu vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ
thuật số ở Việt Nam và một số điều ước quốc tế có liên quan, đề tài cũng nghiên
cứu thực tiễn bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số ở một số quốc
gia để từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam. Về mặt thời gian, đề tài nghiên

cứu pháp luật Việt Nam và quốc tế hiện hành trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng cách tiếp cận duy vật biện chứng trong trong quá trình
nghiên cứu. Bên cạnh đó đề tài tiếp cận từ quan điểm hội nhập quốc tế để phân
tích nhu cầu của Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác
giả trong môi trường kỹ thuật số.
Đề tài áp dụng hai phương pháp chủ đạo là phương pháp phân tích và
phương pháp so sánh. Phương pháp phân tích được áp dụng để nghiên cứu sâu
về hệ thống pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả
trong môi trường kỹ thuật số. Phương pháp so sánh để đối chiếu, so sánh giữa
hai hệ thống này.
6. Bố cục của báo cáo tổng hợp
Căn cứ trên mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, Báo
cáo tổng hợp được bố cục thành 4 chương, 14 mục. Chương 1 gồm 3 mục nghiên
cứu một số vấn đề lý luận về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số.
Chương 2 gồm 3 mục nghiên cứu quy định của pháp luật quốc tế về bảo hộ
7


quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số. Chương 3 gồm 5 mục nghiên cứu và
rút ra một số kinh nghiệm tốt của một số quốc gia trên thế giới về bảo hộ quyền
tác giả trong môi trường kỹ thuật số. Chương 4 gồm 3 mục nghiên cứu thực
trạng pháp luật, thực tiễn bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số của
Việt Nam và đề ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ
quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số.

8



CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG
MÔI TRƢỜNG KỸ THUẬT SỐ
1.1. Khái niệm, nội dung và đặc điểm của quyền tác giả
1.1.1. Khái niệm quyền tác giả
Quyền tác giả là một một loại quyền sở hữu của một chủ thể pháp lý đối
với đối tượng là các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Quyền tác giả cũng là một
loại quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Rights) cũng giống như các loại
quyền sở hữu trí tuệ khác như quyền đối với sáng chế, quyền đối với giải pháp
hữu ích hay nhãn hiệu hàng hóa. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật là đối tượng
của quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học như bài báo, sách, truyện …,
các tác phẩm nghệ thuật như bài hát, bản nhạc, bức tranh, ảnh, phim … Chủ thể
của quyền tác giả là người sáng tạo, hoặc người sở hữu tác phẩm văn học, nghệ
thuật.
Với tư cách là một loại quyền sở hữu, quyền tác giả đem đến cho người
sáng tạo, chủ sở hữu các tác phẩm văn học nghệ thuật các quyền pháp lý nhằm
ngăn chặn hay cho phép những người khác sử dụng các tác phẩm sáng tạo của họ
trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu ai đó vi phạm quyền tác giả thì tác
giả hoặc chủ sở hữu có thể kiện ra cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu người vi
phạm bồi thường, qua đó bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình. Điều đặc biệt
hơn, tác giả không cần đăng ký để thụ hưởng quyền tác giả mà chỉ cần thỏa mãn
ba điều kiện. Thứ nhất, tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm. Thứ hai, tác phẩm
được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Thứ ba, tác phẩm phải được
thể hiện trên một lãnh thổ ở đó bảo hộ quyền tác giả. Như vậy, nếu một người
viết một bài báo hay ghi âm một bài hát và cho công bố ở một quốc gia bảo hộ
quyền tác giả, ví dụ Việt Nam, thì người đó sẽ ngay lập tức có quyền tác giả đối
với tác phẩm đó mà không cần đăng ký với bất kỳ cơ quan hay tổ chức nào. Với
quyền tác giả, một người có quyền đứng tên bài báo, cho phép người khác sao
chép, chỉnh sửa bài báo và nhiều quyền pháp lý cụ thể khác. Người đó cũng có
9



thể dùng quyền tác giả để ngăn chặn người khác sao chép, chỉnh sửa … tác phẩm
của mình.
Như vậy, có thể định nghĩa quyền tác giả là khả năng được pháp luật bảo
hộ cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm độc quyền khai thác lợi ích vật chất và tinh
thần từ các tác phẩm văn học, nghệ thuật do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Vậy, nguyên do gì mà tác giả lại có quyền tác giả đối với tác phẩm văn
học, nghệ thuật mà họ sáng tạo ra? Câu trả lời được nhiều người đưa ra là do lao
động1. Hoạt động sáng tạo mặc dù có thể xảy ra bất chợt trong một giây khắc lóe
sáng của tài năng song trong phần lớn trường hợp là kết quả của một quá trình
lao động của tác giả. Để viết một tác phẩm văn học, nghiên cứu hoặc vẽ một bức
tranh người sáng tác phải mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm trời
miệt mài lao động. Ngay cả trong những trường hợp thời gian sáng tác là rất
ngắn thì lao động sáng tạo vẫn được công nhận. Bên cạnh ―lao động‖, quyền tác
giả còn được hình thành dựa trên lý thuyết ―nguyên nhân – kết quả‖. Không có
người sáng tác thì sẽ không có tác phẩm văn học, nghệ thuật, do đó tác phẩm
phải thuộc về người sáng tác.
1.1.2. Nội dung của quyền tác giả
Mặc dù quyền tác giả là ―chủ quyền‖ của người sáng tạo hoặc sở hữu đối
với sản phẩm của mình song đây chỉ là quyền trừu tượng. Để được bảo vệ thì
quyền tác giả được cụ thể hóa thành các quyền pháp lý mà pháp luật quốc tế
hoặc quốc gia quy định cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ
thuật, ví dụ tác giả có quyền đứng tên tác phẩm hay không, có quyền độc quyền
chỉnh sửa, cho phép sao chụp tác phẩm hay không ... Trong thực tiễn, chính các
quyền pháp lý cụ thể của quyền tác giả là đối tượng mà tòa án bảo vệ cho tác giả.
Nói cách khác, thông qua việc bảo vệ các quyền pháp lý cụ thể mà quyền tác giả

1


Xem Justin Hughes, The philosophy of intellectual property (Lý luận về quyền sở hữu trí
tuệ), 77 Geo. L. J. (1988), trang 287.
10


được bảo hộ. Chính vì vậy số lượng và nội dung các quyền pháp lý cụ thể thể
hiện phạm vi mà quyền tác giả được bảo hộ ở cấp quốc gia hoặc quốc tế.
Pháp luật quốc gia và quốc tế hiện tại thường công nhận và bảo hộ nội
dung quyền tác giả gồm hai nhóm quyền là quyền nhân thân (quyền tinh thần) và
quyền tài sản (quyền kinh tế)2:
- Các quyền nhân thân của tác giả bao gồm quyền đặt tên cho tác phẩm,
đứng tên tác phẩm, công bố tác phẩm, cho phép người khác công bố tác phẩm,
sửa chữa hoặc không sửa chữa tác phẩm, cho người khác sửa chữa tác phẩm,
không cho người khác sửa chữa tác phẩm. Phần lớn các quyền nhân thân luôn
gắn với tác giả mà không thể chuyển giao được cho người khác, đó là các quyền
nhân thân phi tài sản như quyền đứng tên tác giả, quyền đặt tên tác phẩm và
quyền ngăn cấm hay cho phép người khác sửa chữa tác phẩm. Các quyền nhân
thân gắn liền với tài sản ví dụ quyền công bố tác phẩm, có thể được chuyển giao
cho người khác và thu lợi ích vật chất.
- Các quyền tài sản đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật là các quyền mà
người sáng tạo có để khai thác lợi ích vật chất do tác phẩm văn học, nghệ thuật
mang lại. Quyền sao chép tác phẩm, quyền dịch tác phẩm hoặc làm tác phẩm
phái sinh từ tác phẩm gốc là các quyền tài sản quan trọng nhất, tiếp theo đó là
các quyền như biểu diễn, phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao của tác
phẩm. Trong kỷ nguyên số hiện nay, pháp luật quốc tế và quốc gia thường công
nhận thêm quyền truyền thông bản thân tác phẩm tới công chúng
(communication to the public of their works3) thay vì chỉ có quyền truyền thông
tới công chúng sự trình diễn tác phẩm (communication to the public of the
performance of their works4).
2


Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam (2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009) sử dụng thuật ngữ
―quyền nhân thân‖ và ―quyền tài sản‖. Công ước Berne (1886) sử dụng các thuật ngữ tương
ứng là ―quyền tinh thần‖ và ―quyền kinh tế‖.
3
Điều 8, Hiệp định bản quyền của WIPO (WIPO Copyright Treaty).
4
Điểm ii, Khoản 1, Điều 11, Công ước Berne (1886).
11


1.1.3. Đặc điểm của quyền tác giả
Quyền tác giả là một loại quyền pháp lý, tức là nó được pháp luật quy định
và được các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ. Vi phạm đối với quyền tác giả đều
bị coi là vi phạm pháp luật và đều có thể bị áp dụng chế tài để khắc phục theo
quy định của pháp luật. Ở đặc điểm này quyền tác giả cũng giống các quyền
pháp lý khác. Tuy nhiên, so với các quyền pháp lý khác thì quyền tác giả có một
số đặc điểm đặc trưng sau.
Thứ nhất, quyền tác giả bảo vệ sự sáng tạo của tác giả đối với các sản
phẩm trí tuệ vô hình. Tác giả được hưởng quyền tác giả không chỉ bởi vì họ đã
làm ra tác phẩm mà bởi vì sự sáng tạo chứa đựng trong tác phẩm mà họ đã tạo
ra. Một người chép lại hoặc đánh máy lại một cuốn sách của một tác giả khác
cũng có thể gọi là đã tạo ra cuốn sách cụ thể đó song không thể có quyền tác giả
đối với cuốn sách đó. Thậm chí hành vi này còn bị coi là đạo văn. Bởi lẽ những
lời văn của cuốn sách, tức là nội dung cuốn sách, là do người khác nghĩ ra đầu
tiên, đó là người đã sáng tạo ra cuốn sách và là tác giả đích thực của cuốn sách.
Đối tượng đã được sáng tạo ra ở đây, cuốn sách – đối tượng của quyền tác giả, là
một sản phẩm trí tuệ vô hình chứ không phải hữu hình như cái bàn, cái ghế, cái
xe máy, ô tô cụ thể. Ở đặc điểm này, quyền tác giả cũng giống với các quyền sở
hữu trí tuệ khác như quyền đối với sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa .v.v.

Thứ hai, đối tượng của quyền tác giả là các tác phẩm được sáng tạo ra
trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, văn học, điện ảnh .v.v.
Ở khía cạnh này, quyền tác giả khác với các loại quyền sở hữu công nghiệp vốn
có đối tượng là các sản phẩm trí tuệ được sáng tạo ra để ứng dụng trong công
nghiệp và thương mại. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật được con người sáng
tạo ra để phục vụ nhu cầu thưởng thức, giải trí. Có ít đối tượng của quyền tác giả
có tính ứng dụng trong công nghiệp (ví dụ phần mềm máy tính). Trong khi đó,
các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp có tính ứng dụng và giá trị sinh lời cao trong thương mại và công
12


nghiệp. Sự khác biệt này có tác động rất lớn tới phương thức bảo vệ lợi ích có
được từ quyền sở hữu trí tuệ. Với quyền tác giả người ta quan tâm nhiều hơn tới
quyền sao chép tác phẩm; với quyền sở hữu công nghiệp, người ta quan tâm
nhiều hơn tới quyền được chuyển giao sản phẩm sở hữu công nghiệp.
Thứ ba, quyền tác giả chỉ bảo hộ về hình thức thể hiện của ý tưởng, không
bảo hộ bản thân ý tưởng. Đây cũng là đặc thù của quyền tác giả. Khi một cuốn
sách được bảo hộ bởi quyền tác giả thì cái được bảo hộ là lời văn, cách hành văn
của cuốn sách. Bản thân nội dung câu truyện, cách xây dựng, bố cục của cốt
truyệt là ý tưởng của cuốn sách, mặc dù là phần cốt lõi của cuốn sách, song
không được bảo hộ. Điều đó có nghĩa là người khác có thể sử dụng cốt truyện
như vậy, sử dụng tuyến nhân vật như vậy mà không vi phạm quyền tác giả. Chỉ
khi nào sao chép y nguyên lời văn của tác phẩm thì khi đó mới bị coi là vi phạm
quyền tác giả. Một ví dụ khác, một người nghĩ ra một phương thức kinh doanh
mới rất có hiệu quả, đem lại thành công trong kinh doanh. Người đó viết ra một
cuốn sách để truyền bá ý tưởng của mình. Một người chủ doanh nghiệp đọc được
cuốn sách, sau đó đem áp dụng ý tưởng kinh doanh vào doanh nghiệp của mình
và đạt được thành công lớn. Ở đây, người chủ doanh nghiệp này thực chất đã
không vi phạm quyền tác giả mặc dù sử dụng ý tưởng kinh doanh của người

khác mà không xin phép. Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện, trong
trường hợp này chính là bản thân cuốn sách. Do đó chỉ khi nào cuốn sách bị sao
chép thì khi đó quyền tác giả mới bị xâm phạm.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo hộ quyền tác giả
1.2.1. Khái niệm và mục đích của bảo hộ quyền tác giả
Bảo hộ quyền tác giả là việc Nhà nước công nhận quyền của tác giả đối
với tác phẩm, quy định và bảo vệ cho tác giả các quyền pháp lý cụ thể đối với tác
phẩm nhằm làm cho tác giả thực sự hưởng được các lợi ích vật chất và tinh thần
có được từ quyền tác giả.
13


Con người sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật từ rất lâu đời. Có
lẽ từ khi loài người có nền văn minh thì đã có các tác phẩm thi ca, sau đó là hội
họa và văn học. Thủa ban đầu, các tác phẩm thi ca thường được truyền khẩu từ
thế hệ này sang thế hệ khác, các tác phẩm văn học thường tồn tại dưới các cuốn
sách bằng da, bằng gỗ khắc hoặc chép tay, các tác phẩm hội họa hầu như chỉ có
độc bản vẽ trên vách đá hoặc những nơi công cộng. Việc sao chép các tác phẩm
thời kỳ này nếu muốn thực hiện sẽ tốn rất nhiều công sức, chủ yếu bằng việc
chép lại bằng tay. Tính thương mại của tác phẩm cũng chưa thể hiện rõ rệt. Vì
vậy tác giả của các tác phẩm nói chung chưa quan tâm tới vấn đề quyền tác giả.
Vào khoảng giữa Thế kỷ 15, Johannes Gutenberg, một thợ cơ khí và là
nhà xuất bản tiên phong người Đức đưa công nghệ in ấn vào Châu Âu. Thực ra,
kỹ thuật in ấn đã được biết đến từ trước đó ở Trung Quốc song đến Thế kỷ 15
Gutenberg áp dụng kỹ thuật cơ khí để đưa công nghệ và dây chuyền in áp dụng
đại trà, trở thành một ngành công nghiệp vô cùng tiềm năng ở Châu Âu. Các tác
phẩm văn học giờ đây có thể được nhân bản một cách dễ dàng hơn rất nhiều so
với trước với hiệu suất và chất lượng hầu như không thua kém tác phẩm gốc.
Người dân được tiếp cận dễ dàng hơn với tác phẩm văn học, đi cùng với đó là
tính thương mại của tác phẩm cao hơn và khả năng xâm phạm tới tác phẩm, bằng

cách nhân bản trái phép, trở nên tiềm tàng hơn. Nhu cầu bảo hộ quyền tác giả đối
với tác phẩm văn học bắt đầu xuất hiện. Quốc gia đầu tiên công nhận và bảo hộ
quyền tác giả khi đó là Cộng hòa Venice5. quyền tác giả được cấp dưới dạng
giấy phép in sách trong một khoảng thời gian không xác định. Sau khi công
nghiệp in được du nhập vào Vương quốc Anh và ngày càng lớn mạnh, Vương
quốc Anh cũng bắt đầu công nhận và bảo hộ quyền tác giả. Năm 1710, Vương
quốc Anh ban hành Đạo luật Anne cấp cho các tác giả độc quyền kiểm soát việc
tái bản công trình của họ trong vòng 14 năm và có thể được gia hạn thêm 14
5

Cộng hòa Venice (The Republic of Venice) là một nước cộng hòa nằm trong phạm vi lãnh
thổ Italia ngày nay. Cộng hòa Venice tồn tại từ năm 697 đến 1797.
14


năm. Trong cùng khoảng thời gian đó, Châu Âu lục địa cũng bắt đầu bảo hộ
quyền của tác giả với cách tiếp cận riêng trong đó bảo hộ cả các quyền vật chất
và quyền nhân thân. Đến năm 1790, Hoa Kỳ mới ban hành Đạo luật quyền tác
giả đầu tiên theo mẫu hình của Đạo luật Anne quy định độc quyền của tác giả đối
với sách, bản đồ và biểu mẫu trong vòng 14 năm, có thể được gia hạn 14 năm.
Từ khoảng cuối Thế kỷ 19 đến cuối Thế kỷ 20, công nghệ analog6 được áp
dụng đã đem lại những thay đổi vô cùng lớn trong các ngành công nghiệp in ấn,
giải trí, nhiều sản phẩm văn học, nghệ thuật mới được ra đời như nhiếp ảnh, điện
ảnh, ghi âm, truyền thông, truyền hình, ảnh vệ tinh, tác phẩm kiến trúc, tác phẩm
điêu khắc…. Phạm vi quyền tác giả lúc này không còn bị giới hạn đối với các tác
phẩm trên giấy nữa. Công nghệ analog cũng làm cho việc sao chép các tác phẩm
văn học, nghệ thuật trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều. Các tác phẩm văn học,
sách có thể được sao chụp nhanh chóng bởi các máy photocopy, các tác phẩm
âm nhạc, điện ảnh có thể được ghi sang bản ghi khác trên đĩa băng từ một cách
hết sức dễ dàng, tốn ít thời gian hơn. Để ứng phó với tình trạng này, các quy

định bảo vệ quyền tác giả của các quốc gia bắt đầu được mở rộng, chủ yếu là gia
tăng số lượng các quyền vật chất. Thời gian bảo hộ quyền tác giả cũng được kéo
dài tới 50 năm sau khi tác giả qua đời. Các điều ước quốc tế về quyền tác giả, ví
dụ Công ước Berne, cũng được ký kết giữa các quốc gia nhằm bảo đảm sự bảo
hộ quyền tác giả trên phạm vi quốc tế7.
Thoạt nhìn sẽ thấy quyền tác giả chủ yếu có tác dụng bảo vệ người sáng
tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật. Quyền tác giả cũng đem lại sự bù đắp vật chất,
thậm chí là bù đắp một cách đáng kể cho người sáng tạo hoặc chủ sở hữu tác
phẩm. Với những tác phẩm có giá trị vật chất lớn như những bộ phim bom tấn
của Hollywood hay những phần mềm trị giá hàng tỷ USD, quyền tác giả dường

6

Công nghệ analog là công nghệ tương tự.
Jerry Jie Hua, Toward a more balanced approach: rethinking and readjusting copyright
systems in the digital network era, Springer, 2014, trang 3.
7

15


như đem lại và bảo đảm giá trị vật chất rất đáng kể cho người nắm giữ nó. Tuy
nhiên, xét từ góc độ lý luận, việc công nhận và bảo vệ quyền tác giả, cũng giống
như việc công nhận và bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ khác, nhằm 2 mục đích8:
- Thứ nhất, bảo hộ quyền tác giả nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạo
của người sáng tạo, hay nói cách khác là khuyến khích sự sáng tạo trong cộng
đồng. Khi pháp luật có thể bảo vệ cho các chủ thể quyền khai thác lợi ích vật
chất từ tác phẩm và không ai khác có thể khai thác tác phẩm mà không có sự
đồng ý của tác giả9 thì mọi người trong xã hội sẽ cảm thấy yên tâm sáng tác. Từ
đó mọi người đều có động lực sáng tạo và qua đó khuyến khích cả cộng đồng

sáng tạo. Nếu pháp luật không bảo hộ được quyền tác giả, tác phẩm có thể bị sao
chép, khai thác trái phép mà tác giả không thể làm gì thì lúc đó tác giả chỉ có thể
sáng tạo vì niềm đam mê. Hoạt động sáng tạo nói chung trong cộng đồng sẽ
không được khuyến khích, thậm chí bị thui chột. Các doanh nghiệp, ví dụ doanh
nghiệp phần mềm sẽ không muốn đầu tư lớn để cho ra đời những tác phẩm có
giá trị.
- Thứ hai, bảo hộ quyền tác giả nhằm tạo điều kiện cho sự tiếp cận một
cách thích hợp của cộng đồng đối với các tác phẩm. Bản thân việc bảo bộ cho tác
giả khả năng khai thác độc quyền lợi ích vật chất từ tác phẩm đã gián tiếp
khuyến khích tác giả đưa tác phẩm lưu hành trong công chúng, qua đó công
chúng tiếp cận với tác phẩm. Việc quy định một thời hạn bảo hộ nhất định đối
với tác phẩm cũng có tác dụng hai chiều. Bên cạnh việc bảo đảm cho người sáng
tạo được độc quyền kiểm soát tác phẩm của mình trong khoảng thời gian được
bảo hộ, công chúng còn được tiếp cận miễn phí đối với sản phẩm sau khi thời
gian bảo hộ kết thúc.
8

Xem Lewis a. Kaplan, Copyright and the Internet (Quyền tác giả và Internet), 22 Temp.
Envtl. L. & Tech. J. (2003), trang 1; Trisha Meyer, Graduated response in France: The clash of
copyright and the Internet (Phản ứng từ từ của Pháp: sự va đập giữa quyền tác giả và
Internet), Journal of Information Policty 2 (2012), trang 107-127, tại trang 109.
9
Marlize Jansen, Protecting copyright on the Internet (Bảo vệ quyền tác giả trên Internet), 12
Juta’s Bus. L. trang 100-103, tại trang 100.
16


1.2.2. Đặc điểm của bảo hộ quyền tác giả
Vì quyền tác giả là một quyền pháp lý nên việc bảo hộ quyền tác giả cũng
mang đặc điểm của việc bảo hộ quyền pháp lý nói chung, nghĩa là sự bảo hộ do

Nhà nước bảo đảm đối với người chủ sở hữu quyền tác giả. Bên cạnh đó, bảo hộ
quyền tác giả còn có những đặc điểm sau.
Thứ nhất, bảo hộ quyền tác giả là sự bảo hộ dành cho tác giả, người đã
sáng tạo ra tác phẩm. Điều này ngày nay được xem là đương nhiên song trong
lịch sử hình thành và phát triển của quyền tác giả thì không phải lúc nào cũng
như vậy. Vào nửa đầu Thế kỷ thứ 16, khi công nghệ in mới ra đời và vấn đề
quyền đối với các bản in sách bắt đầu được quan tâm, chủ thể được trao độc
quyền đối với sách không phải là tác giả cuốn sách mà là nhà xuất bản của cuốn
sách. Quyền này về thực chất là độc quyền sao chép, nhân bản sách. Cái tên
―Copyright‖ (Bản quyền) được ra đời từ đó. Sau đó, khi ngành công nghiệp in
ngày càng phát triển, sự cạnh tranh giữa các NXB ngày càng lớn và tác giả,
người sáng tạo ra tác phẩm, dần trở thành người chủ đích thực đầu tiên của tác
phẩm và cũng là chủ thể của quyền tác giả10. Kể từ đó thuật ngữ ―Author’s right‖
(Quyền tác giả) bắt đầu được sử dụng.
Thứ hai, bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ tự động. Để được bảo hộ quyền
tác giả đối với một tác phẩm, tác giả của tác phẩm đó không phải đăng ký với bất
kỳ cơ quan nhà nước nào. Sự bảo hộ của một quốc gia đối với tác giả của một tác
phẩm mang tính đương nhiên, tự động miễn là tác phẩm được công bố trên lãnh
thổ của quốc gia đó. Đây là đặc thù của việc bảo hộ quyền tác giả. Đối với các
loại quyền sở hữu công nghiệp, như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
hàng hóa, để được bảo hộ, người chủ của các đối tượng sở hữu công nghiệp này
phải đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp của mình tại các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và sau đó nhận được một khoảng thời gian bảo hộ nhất định. Đối
10

Xem Nguyễn Vân Nam, Quyền tác giả - Đường hội nhập không trải hoa hồng, NXB Trẻ,
2016, trang 38-40.
17



×