Tải bản đầy đủ (.pdf) (328 trang)

Mối liên hệ giữa luật hôn nhân và gia đình năm 2000 với các văn bản pháp luật khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.19 MB, 328 trang )


m
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

MỐI LIÊN HỆ GIỮA LUẬT HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 VỚI CÁC VÃN BẢN
PHÁP LUẬT KHÁC
Mã Sò: LH-2013-43/ĐHLHN

C h ủ n h iệ m đ ề tà i: TS. NGUYỄN T H Ị LAN

TRU!\i

T Á M T I - Õ N G TIM T H Ư V ;

.ọ' 1

rá' ị

HÀ NỘI - 2014

m


M Ụ C LỤC
Trang
PHÀN MỞ ĐÂU

1



Phần thứ nhất

TỐNG THUẬT KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u ĐỀ TÀI

6

1.1.

KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG
MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC

6

1.2.

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 QUA MỘT s ố
CHÉ ĐỊNH C ơ BẢN TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC VÃN
BẢN PHÁP LUẬT KHÁC

12

1.3.

THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ ÁP DỤNG LUẬT HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH NÃM 2000 TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC
VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN

56


Phần thứ hai

NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ N G HIÊN

Chuyên đề 1

Đánh giá sơ lược Luật Hôn nhân và gia đình trong mối liên

c ứ u ĐỀ TÀI

85
85

hệ với các văn bản pháp luật khác
Chuyên đề 2

Chế định kết hôn trong mối liên hệ với các văn bản pháp

95

luật khác
Chuyên đề 3

Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong

107

mối liên hệ với các vãn bản pháp luật khác
Chuyên đề 4


Đăng ký quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong mối liên

123

hệ với các văn bản pháp luật khác
Chuyên đề 5

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

131

trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác
Chuyên đề 6

Giao dịch dân sự do vợ chồng thực hiện và trách nhiệm dân

141

sự của vợ chồng trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật
khác
Chuyên đề 7

Một sổ vấn đề về bất động sản và giao dịch liên quan đến
bất động sản thuộc tài sản của vợ chồng trong mối liên hệ
với Luật Đất đai năm 2003 và Luật Nhà ở năm 2005

159



Chuyên đề 8

Một số vấn đề về quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng

172

trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật kinh doanh

Chuyên đề 9

Xác định tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng

179

trong các giao dịch tại các tổ chức tín dụng trong mối liên
hệ với các văn bản pháp luật Ngân hàng
Chuyên đề 10

Chế định xác định cha, mẹ, con trong mối liên hệ với các

194

văn bản pháp luật khác
Chuyên đề 11

Mối liên hệ giữa Luật Hôn nhân và gia đình với Luật Nuôi

216

con nuôi và một số văn bản pháp luật khác điều chỉnh việc

nuôi con nuôi
Chuyên đề 12

Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên gia đình trong mối

229

liên hệ với các văn bản pháp luật khác
Chuyên đề 13

Pháp luật áp dụng cho quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu

241

tố nước ngoài theo Luật Hôn nhân và gia đình trong mối
liên hệ với các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã
ký kết
Chuyên đề 14

Tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật trong việc vợ chồng 253
tham gia một số giao dịch tại hệ thống ngân hàng Việt Nam

Chuyênđề 15

Thực trạng giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình

263

trong hơn thập niên vừa qua
DANH MỰC TÀI LIỆU THAM KHẢO


277

PHẦN PHỤ LỤC

282

PHỤ LỤC 1

282

PHỤ LỤC 2

284


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THựC HIỆN

HỌ VÀ TÊN

NƠI CÔNG TÁC

CHUYÊN ĐỀ

1.

TS. NGUYỄN VĂN c ừ

Trường đại học Luật Hà Nội


Chuyên đề

1

2.

ThS. BÙI THỊ MỪNG

Trường đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề

2

3.

TS. NGUYỄN THỊ LAN

Trường đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề 3,
6, 10, 15

4.

TS. LÊ ĐÌNH NGHỊ

Trường đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề 4


5.

TS. BÙI MINH HÒNG

Bộ Tư pháp

Chuyên đề 5

6.

TS. NGƯYEN THỊ NGA

Trường đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề 7

7.

TS. NGUYỄN HÓNG HẢI

Bộ Tư pháp

Chuyên đề 8

8.

ThS. NGUYỄN ĐỨC NGỌC

Trường đại học Luật Hà Nội


Chuyên đề 9

9.

TS. NGƯYẺN PHƯƠNG LAN

Trường đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề 11

10.

TS. NGÔ THỊ HƯỜNG

Trường đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề 12

11.

TS. NGUYỄN THAI MAI

Trường đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề 13

12.

TS. NGUYEN THỊ LANVÀ ThS. Trường đại học Luật Hà Nội;

TRỊNH THU PHƯƠNG

Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam

Chuyên đề 14


PHẦN MỞ ĐÁU

1.1.TÍNH CÁP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế như hiện nay đã dẫn
tới một hệ quả đương nhiên là các mối quan hệ xã hội đa dạng hơn, phức tạp hơn, trong
đó có các mối quan hệ hôn nhân và gia đình và các mối quan hệ ngoài gia đình nhưng
chủ thể tham gia là thành viên trong gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và
các vãn bản hướng dẫn thi hành đã phần nào điều chỉnh có hiệu quả các mối quan hệ này.
Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ
mới tập trung điều chỉnh các mối quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các chủ thể là thành
viên của gia đình với nhau một cách độc lập mà ít quan tâm và chưa đặt các quan hệ hôn
nhân và gia đình trong mối quan hệ tổng thể với các văn bản pháp luật chuyên ngành
khác để điều chỉnh nhóm quan hệ giữa một bên chủ thể là thành viên gia đình và người
thứ ba trong các quan hệ thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặt khác, các văn bản
pháp luật khác về dân sự, thương mại, doanh nghiệp....khi điều chỉnh các quan hệ pháp
luật thuộc ngành luật của mình cũng ít có mối liên hệ với pháp luật Hôn nhân và gia đình
khi chủ thể của các quan hệ đó đang là thành viên trong gia đình. Mấu chốt cùa vấn đề
chính là ở chỗ khi áp dụng pháp luật điều chỉnh những quan hệ pháp luật cụ thể xảy ra
trong thực tế sẽ không tránh khỏi những xung đột về mặt pháp lý, cũng như những xung
đột về mặt lợi ích giữa các chủ thể trong chính mối quan hệ đó và các chủ thể có liên
quan mật thiết với họ từ quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình. Chính điều này đã có tác
động, không chỉ hạn chế hiệu quả điều chỉnh của pháp luật mà còn ảnh hưởng trực tiếp

quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong tổng thể các mối quan hệ xã hội. Vì vậy,
việc đặt Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ở vị trí trung tâm, trong mối liên hệ với các
văn bản pháp luật khác để nghiên cứu, tìm hiểu những điểm tương thích, khác biệt cũng
như những vướng mắc, bất cập trong quá trình điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia
đình, các quan hệ giữa thành viên trong gia đình với người thứ ba trong các lĩnh vực của
đời sống xã hội là rất cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay. Việc nghiên cứu này
không loại trừ tham vọng xây dựng được một khung pháp lý về Hôn nhân và gia đình
mang một diện mạo hoàn toàn mới, có tính tương thích với các văn bản pháp luật khác,
đồng thời, trong một chừng mực nhất định, có thể định hướng cho việc sửa đổi, bổ sung
những quy định mới trong từng văn bản pháp luật cụ thể cũng có tính tương thích và có
mối liên hệ biện chứng, thống nhất với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 phù hợp với
xu hướng vận động của xã hội, nhằm mục tiêu đảm bảo sự kết hợp hài hòa lợi ích của cá
nhân, gia đình và xã hội.

1


Với tất ca các lý do trên, chúng tôi cho ràng việc lựa chọn đề tài “m ối liên hệ giữa Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 với các văn bản pháp luật khác”để nghiên cứu trong giai
đoạn hiện nay là thiết thực, có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u ĐỀ TÀI
Các quan hệ hôn nhân và gia đình rất gần gũi với đời sống thực tế, vì vậy, những
mối quan hệ này cũng dành được nhiều sự quan tâm của xã hội. Dưới góc độ pháp lý, các
học giả, chuyên gia pháp lý cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu thực trạng pháp luật và
thực trạng áp dụng pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Trong những thập niên
vừa qua, có rất nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau về vần đề hôn nhân
và gia đình. Đó là các công trình khoa học ở bậc đại học đến các công trình khoa học ở
bậc sau đại học và các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường....Tuy nhiên, các công trình
khoa học này chỉ mới dừng lại nghiên cứu ở các mức độ: (i) Nghiên cứu chuyên sâu về
một chế định cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình như chế định tài sản giữa vợ và

chồng (Xem luận án tiến sỹ luật học với đề tài “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật
HN&GĐ năm 2000” (2005) TS. Nguyễn Văn Cừ); chế định cấp dưỡng (xem luận án tiến
sỹ luật học với đề tài “Chế định cấp dưỡng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (2006)
của TS. Ngô Thị Hường); chế định Nuôi con nuôi (xem luận án tiến sỹ luật học với đề tài
“Cơ sờ lý luận và thực tiễn của chế định pháp lý về nuôi con nuôi” (2007) của TS.
Nguyễn Phương Lan) (xem đề tài khoa học cấp trường “Hoàn thiện chế định nuôi con
nuôi trong Luật HN&GĐ năm 2000” (2007) chủ nhiệm đề tài là TS. Ngô Thị Hường);
Chế định xác định cha, mẹ, con (Xem luận án tiến sỹ luật học với đề tài “Xác định cha,
mẹ, con trong pháp luật Việt Nam” (2008) của TS. Nguyễn Thị Lan)...; Tình trạng nam
nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn (xem đề tài khoa học cấp trường
“Giải quyết hậu quả trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết
hôn” (2006) chủ nhiệm đề tài là TS. Nguyễn Văn Cừ); v ấn đề tài sản của vợ chồng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh (Xem đề tài khoa học cấp trường “Tài sản của vợ chồng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh” (2008) chủ nhiệm đề tài là TS. Nguyễn Phương
Lan), (ii) Nghiên cứu toàn bộ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để phát hiện các bất
cập trong các chế định cụ thể (xem đề tài khoa học cấp trường “nghiên cứu, phát hiện
những bất cập của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000” (2010) chủ nhiệm đề
tài là TS. Nguyễn Văn Cừ). Trong một phạm vi nhất định, từng đề tài nêu trên cũng đã
phần nào đề cập đến những vấn đề có mối liên hệ giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 với các văn bản pháp luật khác, nhưng chưa mang tính toàn diện. Có thể khẳng định
rằng, cho đến nay, trong điều kiện kinh tể xã hội ngày càng có nhiều sự thay đổi và phát
triển, các chủ thể mối quan hệ hôn nhân và gia đình tham gia vào nhiều các mối quan hệ

2


thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhưng chưa có một công trình khoa học
nào nghiên cứu chuyên sâu về mối liên hệ giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với
các văn bản pháp luật khác có liên quan để tạo ra một cơ chế pháp lý hoàn chỉnh, điều
chỉnh có hiệu quả các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp đan xen giữa các

lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học, với tiêu đề “M ối liên hệ
giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với các văn bản pháp luật khác ” không có sự
trùng lặp với các đề tài nghiên cứu khoa học khác.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ĐỀ TÀI
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử của học thuyết Mác - Lê Nin. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở gắn liền
giữa lv luận và thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề.
Phương pháp nghiên cứu đề tài bao gồm một số phương pháp như phương pháp phân
tích, tồng hợp, lịch sử, so sánh, thống kê...
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp vừa mang lại cho đề tài một cái nhìn tổng quát vấn đề
cần nghiên cứu, vừa làm cho luận án có chiều sâu hom.
+ Phương pháp lịch sử, so sánh luôn được sử dụng song hành trong việc nghiên cứu đề
tài. Bời vi, khi đặt Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong mối liên hệ với lịch sử lập
pháp, đối chiếu với pháp luật chuyên ngành khác, cũng như với pháp luật các nước thì đề
tài mới giải quyết được triệt để vấn đề cần nghiên cửu. Từ đó, đề tài có được những bình
luận, đánh giá chính xác về những ưu điểm và nhược điểm của vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp định lượng, định tính được sử dụng khi xử lý những số liệu thực tế. Từ đó
đề tài đảm bảo tính chân thực và có sức thuyết phục cao.

1.4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN c ứ u ĐỀ TÀI

+ Phát hiện và tháo gỡ được những điểm vướng mắc, bất cập và không thống nhất giữa
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản pháp luật khác trong quá trình điều
chỉnh các quan hệ pháp luật.
+ Loại bỏ những quy định không phù hợp làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của các chủ thể, cũng như những quy định có thể gây ra những khó khăn trong việc áp
dụng pháp luật.
+ Xây dựng được những giải pháp hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong
mối liên hệ thống nhất, biện chứng với các văn bản pháp luật khác nhằm đảm bảo sự
dung hòa giữa lợi ích của gia đình và lợi ích của cá nhân, và cao hơn nữa là đảm bảo lợi


3


chung của xã hội.
+ Bổ sung nguồn tài liệu đảm bảo chất lượng tổt, phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa
học của các tổ chức, cơ quan, trường đại học và đặc biệt là cho sinh viên Luật đang theo
học loại hình đào tạo tín chỉ hiện nay.
+ Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000, đề tài có thể là một tài liệu tham khảo, góp phần nâng cao
hiệu quả điều chỉnh các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, cũng như các quan hệ
giữa một bên chủ thể là thành viên trong gia đình với người thứ ba ở tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
1.5. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u ĐỀ TÀI

Đối tượng của việc nghiên cứu đề tài là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong sự
kết hợp với các văn bản pháp luật khác như Bộ luật Dân sự (2005); Bộ luật Tố tụng dân
sự (2004); Luật Nuôi con nuôi (2010); Luật Doanh nghiệp (2005); Luật Thương mại
(2005); Luật Đất đai (2003); Luật Nhà ở (2005)... để đảm bảo tính toàn diện và sâu sắc
của đề tài nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đề tài sẽ nghiên cứu tương đối toàn diện cả về lý
luận và thực tiễn việc điều chinh của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong mối liên
hệ với các văn bản pháp luật khác đối với các quan hệ giữa các chủ thể là thành viên
trong gia đình với nhau và với ngưới thứ ba trong các quan hệ ở một số lĩnh vực của đời
sống xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài có thể tham chiếu pháp luật một số nước
trên thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả nghiên cứu được toàn diện hơn.
1.6. NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u ĐỀ TÀI
+ Đánh giá sơ lược hiệu quả điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình trong mối liên hệ
với các văn bản pháp luật khác ở từng bối cảnh xã hội cụ thể.
+ Nghiên cứu một số chế định cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong mối

liên hệ với các văn bản pháp luật khác như: kết hôn, xác định tài sản chung, tài sản riêng
của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản, những giao dịch mà vợ,
chồng là một bên chủ thể, vấn đề xác định cha, mẹ, con, vấn đề nuôi con nuôi, quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
+ Tổng hợp những vướng mắc, bất cập và không thống nhất giữa Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 với các văn bản pháp luật khác trong quá trình điều chỉnh các quan hệ
pháp luật. Từ đó, xây dựng được những giải pháp hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình

4


năm 2000 trong mối liên hệ thống nhất, biện chứng với các văn bản pháp luật khác nhằm
đảm bảo sự dung hòa giữa lợi ích của gia đình và lợi ích của cá nhân, và cao hơn nữa là
đảm bảo lợi chung của xã hội.

5


Phần thứ nhất
TÔNG THUẬT KÊT QUẢ NGHIÊN c ứ u ĐỀ TÀI
1.1. KHÁI QUÁT VÊ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC
VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
Ngay sau khi đất nước ta được thành lập, nhà nước ta chưa có điều kiện để xây
dựng một đạo luật hôn nhân và gia đình. Trong giai đoạn này chỉ có hai văn bản liên quan
đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình bao gồm:
Sắc lệnh số 97/1950/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 về sửa đổi một số quy lệ và
chế định trong Dân luật (sau đây gọi tắt là sắc lệnh số 97/1950/SL); sắc lệnh số
159/1950/SL ngày 17 tháng 11 năm 1950 về ly hôn (sau đây gọi tắt là sắc lệnh số
159/1950/SL). Như vậy, trong giai đoạn này, các quan hệ dân sự và hôn nhân gia đình
vẫn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật trước đó như Bộ dân luật Bắc Kỳ

(1931) nhưng có xóa bỏ một số quy định được coi là ảnh hưởng đến sự bình đẳng nam nữ
cũng như ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân trong xã hội lúc bấy
giờ.
Xét trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác trong giai đoạn này, chúng
tôi thấy không có nhiều vân bản pháp luật liên quan đến việc điều chinh các quan hệ hôn
nhân và gia đình, tiêu biểu có Hiến pháp 1946, đây là bản hiến pháp đầu tiên của nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong đó quy định một số nội dung cơ bản về quyền
và nghĩa vụ của công dân, cụ thể là:
+ Bảo vệ quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội như phụ nữ, trẻ em, người già: “đàn
bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9); “những công dân già cả hoặc
tàn tật không được làm việc thì được giúp đỡ, trẻ con được săn sóc về mặt giáo dưỡng.”
(Điều 14);
+ Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân (Điều 12);
+ Bảo đảm nơi cư trú của người nước ngoài: “Những người ngoại quốc tranh đấu cho dân
chủ và tự do mà phải trốn tránh thì được trú ngụ trên đất Việt Nam”
Xuất phát từ những nguyên tắc chung của Hiến pháp, các văn bản pháp luật trong
giai đoạn này đã cụ thể hóa trong nội dung và chế định cụ thể.
Sắc lệnh số 97/1950/SL có nhiều quy định rất tiến bộ với các đặc điểm là xóa bỏ
quyền gia trưởng của người đàn ông trong gia đình; xóa bỏ việc để tang là điều kiện để
hôn nhân có giá trị pháp lý; Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình; Đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của các con, đặc biệt là con trong giá thủ. Chẳng hạn sắc lệnh
quy định: “Người đàn bà có toàn năng lực về mặt hộ” (Điều 6) đã thể hiện sự tôn trọng và
bảo vệ quyền và lợi ích của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội; Đặc biệt,

6


sắc lệnh này đã có quy định về thời kỳ cư sương giá thú nhưng thể hiện rất rõ tính mềm
dẻo linh hoạt nhàm đảm bảo tối đa quyền kết hôn, quyền làm mẹ của người phụ nữ cũng
như quyền xác định cha, mẹ, con, quyền thừa kế “người đàn bà góa chỉ có thể lấy chồng

sau mười tháng, nhưng trong thời hạn ấy, người vợ góa vẫn có thể tái giá nếu chứng rõ
được rằng mình không có thai hoặc đang có thai với chồng trước” (Điều 3) đây là quy
định rất phù hợp với pháp luật Dân sự, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng pháp luật trên
thực tế. Trong sự so sánh với pháp luật thực định thì có thể thấy ràng nội dung này của
Sắc lệnh số 97/1950/SL là rất độc đáo và phù hợp với phong tục, tập quán, đạo đức xã
hội.
Sắc lệnh số 159/1950/SL với các đặc điểm là xóa bỏ việc để tang là điều kiện để
hôn nhân có giá trị pháp lý; Bảo vệ phụ nữ và thai nhi trong việc ly hôn; đơn giản hóa thủ
tục ly hôn, thống nhất luật lệ ly hôn trong toàn quốc cũng đã cụ thể hóa được các nguyên
tắc cơ bản của Hiến pháp năm 1946 như khi người vợ có thai có thể xin tòa hoãn đến sau
kỳ sinh nở...

Năm 1959 văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình đầu tiên được ban hành, đó là
Luật Hôn nhân và gia đình nâm 1959 (Luật có hiệu lực vào ngày 13/1/1960) với các
nguyên tắc tự do, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi
ích của các con.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 gồm 6 chương với 35 điều đã điều chinh kịp
thời những quan hệ cơ bàn của đời sống hôn nhân gia đình như kết hôn, ly hôn, quyền và
nghĩa vụ giừa vợ chồng, giữa cha mẹ và con, cụ thể hóa các nguyên tắc hiến định.
Cũng trong giai đoạn này, Hiến pháp năm 1959 đã được ban hành thay thế Hiến
pháp 1946, trong đó ghi nhận có ghi nhận các quyền cơ bản của công dân, đặc biệt Hiến
pháp năm 1959 đã nhấn mạnh đến một số nguyên tắc như bình đẳng trước pháp luật, bảo
vệ bà mẹ và trẻ em, của người già yếu, bệnh tật, mất sức lao động, bảo hộ hôn nhân và
gia đình....
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đảm bảo kết hôn tự nguyện, tiến bộ, một vợ
một chồng “cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải
trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ. cấm lấy vợ lẽ” (Điều 3). Đặc biệt, Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã ghi nhận cho vợ chồng chế độ tài sản giữa vợ chồng
là chế độ toàn sản “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau
đối với tài sản có trước và sau khi cưới” (Điều 15). Tức là Luật Hôn nhân và gia đình

năm 1959 không ghi nhận quyền sở hữu riêng của vợ chồng. Trong mối liên hệ với Hiến
pháp 1959, có thể thấy rằng Hiến pháp đã thừa nhận quyền sở hữu tài sản của công dân.
Nhưng khi công dân đó thực hiện quyền kết hôn thì họ lại mất đi quyền sở hữu về tài sản
riêng cho mình, mà chỉ còn quyền tư hữu tài sản chung với vợ hoặc chồng mình. Nếu đặt

7


trong bối cảnh lúc bấy giờ thì đây là một quy định tương đối hợp lý, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người phụ nữ với tư cách là vợ. Bời vì, giai đoạn đó tài sản của gia đình
và xã hội không nhiều, mặt khác, những tư tưởng lạc hậu phong kiến vẫn còn rất nặng nề
trong quần chúng nhân dân như trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền của người phụ nữ, tính
gia trưởng của người đàn ông trong gia... và điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ. Chính quy định này đã đặt địa vị của người
phụ nữ ngang hàng với nam giới, tạo được sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình.
Thêm vào đó là quy định “Đàn bà góa có quyền tái giá, khi tái giá, quyền lợi của người
đàn bà góa về con cái và tài sản được bảo đảm” (Điều 8). Luật Hôn nhân và gia đình năm
1959 cũng dành nhiều quy định đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em với tư
cách là con (không kể con trong giá thú hay con ngoài giá thú, con đẻ hay con nuôi)
nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 1959 “Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích của
người mẹ và trẻ em, bảo đảm sự phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ”. Tuy
nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định việc thuận tình ly hôn chỉ cần đảm
bảo sự tự nguyện ly hôn giữa vợ và chồng là được Tòa án công nhận thuận tình ly hôn
(Điều 25) mà không phải thông qua thủ tục hòa giải để xem xét bản chất quan hệ hôn
nhân. Quy định này đã quá đề cao quyền tự do cá nhân của vợ chồng mà coi nhẹ sự bền
vững của gia đình và lợi ích hợp pháp của các con.
Năm 1986, do tính cấp bách của đời sống xã hội có nhiều thay đổi căn bản, Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã được thay thế bằng một đạo luật mới - Luật Hôn
nhân và gia đình năm 1986, đây là đạo luật được ban hành trong giai đoạn đất nước ta bắt
đầu bước vào thời kỳ đổi mới. Do đó, nội dung của đạo luật này mang những màu sắc

mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội lúc bấy giờ. Ngay sau khi Luật Hôn nhân và
gia đình năm 1986 được ban hành thì Hiến pháp 1992 thay thế Hiến pháp năm 1980. Đây
là cũng là bản Hiến pháp đầu tiên kể từ khi đất nước ta thay đổi về cơ chế quản lý, hội
nhập và phát triển. Trong đó quy định tương đối đầy đủ quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân, bảo đảm sự bình đẳng giới, cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ. Đặc
biệt, Hiến pháp 1992 dành điều 64 để nói lên tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi cá
nhân và xã hội.... Tiếp theo đó là Bộ luật Dân sự năm 1995 và một số các văn bản trong
lĩnh vực doanh nghiệp, thương mại... cũng được ban hành đã tạo ra một cơ chế pháp lý
tương đối toàn diện trong việc điều chỉnh các quan hệ thuộc các lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội. Trong mối liên hệ giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 với một số
văn bán pháp luật khác, chúng tôi tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản sau:
+ Thứ nhất, về điều kiện kết hôn, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định độ tuổi
kết hôn “nam từ 20 tuổi trờ lên, nữ từ 18 tuổi trờ lên mới được kết hôn” và chưa có sự
hướng dẫn cụ thể nên dẫn đến nhiều cách tính tuổi khác nhau. Trong mối liên hệ với Bộ

8


luật Dân sự năm 1995, nếu tính theo tuổi tròn đủ sẽ đảm bảo sự tương thích và thuận lợi
hơn trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình, các quan
hệ dân sự ... mà vợ chồng thực hiện.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định về các loại bệnh cấm kết hôn như bị tâm
thần không có khả năng nhận thức hành vi là chưa tương thích hoàn toàn với Bộ luật dân
sự 1995 quy định về mất năng lực hành vi dân sự. Bởi trong thực tiễn áp dụng pháp luật
việc xác định thể nào là tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi là rất khó khăn.
Nếu xác định người đó phải mất năng lực hành vi dân sự thì có thể dễ dàng xác định qua
quyết định của Tòa án. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 không cấm người nhiễm
HIV kết hôn, trong mối liên hệ với pháp lệnh Hôn nhân gia đình giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài ngày 2/12/1993 của ủ y ban thường vụ quốc hội thì văn bản pháp
luật này đã cấm người nước ngoài nhiễm HIV kết hôn với công dân Việt Nam “nếu việc

kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì người nước ngoài còn phải
tuân theo các quy định tại các điều 5,6,7 của Luật Hôn nhân và gia đình, không bị nhiễm
HIV và được cơ quan có thẩm quyền của nước người đó là công dân xác nhận có đủ điều
kiện kết hôn và việc kết hôn đó được pháp luật nước họ công nhận” (Điều 6) và trong hồ
sơ đăng ký kết hôn phải có giấy xác nhận của tổ chức y tế được cấp chưa quá ba tháng,
xác nhận hiện tại người đó không bị nhiễm vi rút HIV (Điều 7 Nghị định số
184/1994/NĐ-CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá
thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài). Điều này
là không đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể trong việc kết hôn và dẫn đến sự khó
khăn trong thực tiễn giải quyết thù tục đăng ký kết hôn.
Luậl Hôn nhân và gia đình năm 1986 chỉ thừa nhận việc kết hôn phải được thực
hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không thừa nhận các nghi thức kết hôn khác.
Tuy nhiên, trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác như Nghị quyết số
01/1988/NQ-HĐTPTANDTC ngày 20 tháng 1 năm 1988 hướng dẫn một số điều của
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 không coi việc kết hôn vi phạm thủ tục đăng ký kết
hôn là trái pháp luật, từ đó đã dẫn tới những khó khăn nhất định trong việc xem xét tính
hợp pháp của quan hệ hôn nhân, thuật ngữ hôn nhân thực tế vẫn được sử dụng và áp dụng
trong việc giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình và các vụ việc dân sự, trong mối
liên hệ với Bộ luật Dân sự năm 1995, đặc biệt với chế định thừa kế, bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, Luật Hôn nhân và gia đình năm
1986 quy định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về tài sản còn tương đối khái quát, chưa
cụ thể và chi tiết, do đó, trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác như Bộ luật
Dân sự năm 1995, Luật doanh nghiệp 1999 là chưa tương thích và thống nhất khi vợ
chồng dùng tài sản chung để thực hiện các giao dịch dân sự hay dùng tài sản chung đế

9


thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp; Hoăc khi vợ chồng là
người bị thiệt hại và được bồi thường thiệt hại....Việc xác định tài sản chung, tài sản

riêng hay trách nhiệm về tài sản của vợ chồng trong những trường hợp này gặp nhiều khó
khăn và vướng mắc.
Thứ ba, về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, Điều 23 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 1986 quy định “Con từ 16 tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ
chăm lo đời sống gia đình, và nếu có thu nhập riêng thì phải đóng góp vào nhu cầu của
gia đình”; Điều 25 quy định “cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại do hành vi
trái pháp luật của con dưới 16 tuổi gây ra. Trong trường hợp cha mẹ không có khả năng
mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản của con để bồi thường. Con chưa thành niên từ 16
tuổi trở lên chiụ trách nhiệm bồi thường bằng tài sản riêng của mình đối với các thiệt hại
do hành vi trái pháp luật của mình gây ra. Nếu con không có tài sản riêng thì cha mẹ phải
bồi thường”. Trong khi đó, Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của cha mẹ đối với con chưa thành niên luôn lấy mốc xác định là dưới 15 tuổi và
từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cha mẹ trước
hay cho con trước. Như vậy, giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Bộ luật Dân
sự năm 1995 là không có sự thống nhất với nhau.
Thứ tư, về xác định cha, mẹ, con, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định
cụ thể về quyền yêu cầu nhận cha, mẹ, con. Trong mối liên hệ với Nghị quyết số
01/1988/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 1986 “Trong những
trường hợp cha hoặc mẹ xin nhận con hoặc không nhận con thì phải xác định ai là cha, là
mẹ đứa trẻ” Quy định này dẫn tới việc nếu một người đang là cha, là mẹ chứng minh
được mình không phải là cha, mẹ đứa trẻ nhưng không chứng minh được ai là cha, mẹ
đứa trẻ thì vẫn phải nhận đứa trẻ là con. Đây là quy định không tương thích và phù hợp
với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986; Hoặc Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986
quy định “con ngoài giá thú có quyền xin nhận cha, mẹ kể cả trong trường hợp cha mẹ đã
chết”. Trong mối liên hệ với chế định thừa kế trong dân sự, có thể gây ra nhiều khó khăn
trong việc áp dụng pháp luật, trong đó thường có sự tranh chấp giữa người con và những
người thân thích của cha hoặc mẹ đã chết mà người con đang muốn nhận và việc xác
định tư cách pháp lý cho những chủ thể này là rất khó khăn theo pháp luật tố tụng.
Thứ năm, về nuôi con nuôi, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 chưa quy định

cụ thể về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi nên sẽ rất khó khăn trong việc áp dụng
pháp luật về xác định quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên gia đình, về thừa kế trong
mối liên hệ với Luật dân sự.

10


Năm 2000, điều kiện kinh tế xã hội trong hơn thập niên vừa qua có nhiều thay đổi
đáng kề, sự tham gia của mỗi cá nhân vào các mối quan hệ xã hội thuộc các lĩnh vực khác
nhau ngày càng đa dạng và phức tạp hom. Do đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã
được ban hành thay thế cho Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.
Trong hơn thập niên vừa qua, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có những
đóng góp tích cực trong việc ổn định các mối quan hệ trong gia đình, gìn giữ những
chuẩn mực những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Trên cơ sở quy định từng chế
định cụ thể về hôn nhân và gia đình, về cơ bản, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ,
trẻ em, cũng như quyền và lợi ích của người thứ ba có liên quan. Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 là một hành lang pháp lý cho cách ứng xừ của các chủ thể trong các mối
quan hệ cụ thể, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc giải quyểt các vụ việc về hôn nhân
và gia đình. Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng bộc lộ nhiều nhược
điểm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế khách quan, đặc biệt là trong các giao lưu dân
sự, kinh tế thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế.. Điều này đã làm ảnh hưởng không chỉ
đến quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình mà còn làm ảnh hường
đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ban khi tham gia vào các quan hệ có chủ thể
là thành viên trong gia đình.
Cũng trong thời gian này, các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội
đã được xây dựng và ban hành như Luật Đất đai năm 2003, Luật nhà ở năm 2005, Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Bộ luật Dân sự
năm 2005, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004; Luật người cao tuổi Răm 2006; Luật Kinh

doanh bất động sản năm 2007, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, Luật sở hữu trí tuệ
năm 2005, Luật Nuôi con nuôi năm 2010. ...nhằm điều chỉnh kịp thời những quan hệ phát
sinh trong xã hội. Các văn bản pháp luật này có liên quan và ảnh hưởng nhất định tới các
quan hệ hôn nhân và gia đình do Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh. Trong đó có
những quy định đã đảm bảo sự tương thích, phù hợp và thống nhất với Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000 nhưng cũng có nhiều quy định không có sự gắn kết, bổ sung cho nhau
khi điều chỉnh các nhóm quan hệ trong cùng một lĩnh vực cụ thể. Vì vậy, ảnh hưởng đến
hiệu quả điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, dẫn đến sự khó khăn và vướng
mắc trong việc thực tiễn áp dụng pháp luật
Với sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước
quốc tế song phương và đa phương trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và
lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói riêng. Tuy nhiên, sự phù hợp giữa pháp luật quốc gia
và các văn bản pháp luật quốc tế đó vẫn còn có những điểm hạn chế nhất định.

11


1.2. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 QUA MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH c ơ BẢN
TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
1.2.1. Kết hôn trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác
1.2.1.1. về điều kiện kết hôn
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định độ tuổi kết hôn đối với nam là từ
20 tuổi trở lên, đối với nữ là từ 18 tuổi trở lên (Điều 9). Tiếp theo đó, các văn bản hướng
dẫn Luật Hôn nhân và gia đình quy định nam chỉ cần bước sang tuổi 20, nữ bước sang
tuổi 18 là được kết hôn1. Xét trong mối liên hệ với Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân
sự, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới,
chúng tôi thấy nổi lên một vấn đề sau: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã mở rộng
phạm vi kết hôn cho người nữ chưa thành niên. Chính điều này sẽ gây ra những trở ngại
nhất định trong việc xác định các quyền và nghĩa vụ của người vợ chưa thành niên trong
quan hệ với chồng, với người thứ ba như về xác định quyền sở hữu tài sản, quyền được

đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại,
quyền ly hôn, quyền đại diện cho con chưa thành niên. Chẳng hạn, trong mối liên hệ với
các văn bản pháp luật tố tụng dân sự, do hướng dẫn về độ tuổi kết hôn như vậy nên Nghị
quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung”
của Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2004 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 01/2005/NQHĐTP) đã cho phép người vợ chưa thành niên vẫn được tham gia tố tụng độc lập như
người đủ 18 tuổi2. Đây được coi là một giải pháp tình thế khi có sự không thống nhất
giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với các văn bản pháp luật khác. Chính vì vậy,
có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này: có ý kiến cho ràng để đảm bảo sự tương thích
với các văn bản pháp luật cần quy định độ tuổi kết hôn của nam và nữ là từ đủ 18 tuổi; ý

1 Nghị định số 70/2001/N Đ -CP ngày 3 tháng 10 năm 2001 cùa Chính phủ quy định chi tiết Luật HN&GĐ (sau đậy
gọi tắt là Nghị định số 70/2001/NĐ-CP) quy định “Nam đang ở tuối hai mươi, nữ đang ờ tuổi mười tám thì đủ điều
kiện vể tuối két hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Hôn nhân và gia đình.” (Điêu 3); Nghị quyêt sô
02/2000/NQ-HĐTPTANDTC ngày ngày 23 tháng 12 năm 2000 cùa Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân tối cao hựómg
dẫn áp dụng một sô quy định cùa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sau đây gọi tăt là Nghị quyẽt sô
02/2002/NQ-HĐTPTANDTC) hướng dẫn: “ ...a . Điều kiện kết hôn quy định tại điềm 1 Điều 9 là: "Nam từ hai mươi
tuổi trỡ lẽn, nữ từ mười tám tuổi trở lên”. Theo quy định này thì không bắt buộc nam phải từ đù hai mươi tuôi trở
lên, nữ phải từ đú mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó, nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang
tuối mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn” (điêm 1)
2 Mục 1 của phần III hướng dẫn: .... Ngoại trừ những người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chẽ năng lực
hành vi dân sự, nếu trong trường hợp pháp luật có quy định khác, thì người chưa đủ mười tám tuổi vẫn có thể có đẩy
đù năng lực hành vi tố tụng dân sự.... Ví dụ: ... Điều 9 của Luật HN&GĐ quy định nữ từ mười tám tuoi trờ lên được
kết hôn và theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/N Q -H Đ TP thì nữ đã bước sang tuôi mười tám mà két hôn là
không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn. Do đó, khi có yêu cầu Toà án giải quyết các vụ việc vẽ hôn nhân và gia
đình thì họ có quyền tự mình tham gia tố tụng”

12



kiến khác lại cho rằng cần quy định độ tuổi kết hôn là nữ từ đủ 18 tuổi, nam là 20 tuổi vì
sự phái triển về tâm sinh lý cùa hai giới là không đồng nhất.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về sự tự nguyện kết hôn (khoản 2
Điều 9), tức là các bên kết hôn phải có sự thống nhất giữa ý chí và bảy tỏ ý chí và thể
hiện đung với tâm tư tinh cảm của các bên. Đây là sự khác biệt giữa tự nguyện trong việc
kết hôn và tự nguyện trong việc thực hiện các hợp đồng dân sự. Bên cạnh đó, Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định một trong các trường hợp cấm kết hôn là
“đang mất năng lực hành vi dân sự” (khoản 2 Điều 10). Hai điều kiện này có mối liên hệ
và bổ sung cho nhau nhằm đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Đây cũng là
sự tương thích với Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về người mất năng lực hành vi dân
sự3. Tuy nhiên, vấn đề này lại dẫn đến một vướng mắc trong thực tiễn là nếu một người
bị tâm thần hoặc mắc một bệnh khác mà không có khả năng nhận thức hành vi nhưng
chưa bị Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì họ có được kết hôn
không? xét theo điều kiện về sự tự nguyện thì có thể coi như họ không thể hiện được ý
chí và bày tỏ ý chí nhưng xét về điều cấm kết hôn và theo cách xác định một người bị
mất năng lực hành vi dân sự phải có quyết định của Tòa án thì họ lại không thuộc diện bị
cấm kết hôn. Chính điều này sẽ dẫn đến một thực tế cả người dân lẫn cán bộ tư pháp hộ
tịch có thể “lách luật” vì những mục đích khác nhau trong đó bao gồm cả những mục
đích mang ý nghĩa tiêu cực. Nếu có uỷ ban vẫn cho họ kết hôn vì coi như họ không vi
phạm điều cấm kết hôn thì sẽ dẫn đến hệ quả là người kết hôn với họ yêu cầu ly hôn do
không thể chung sống với người tâm thần, hoặc họ yêu cầu huỷ việc kết hôn vì cho rằng
đó là kết hôn trái pháp luật. Điều này cũng dẫn đến những vướng mắc trong việc giải
quyết yêu cầu của đương sự. Đặc biệt là yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật do vi
phạm sự tự nguyện. Bởi vì, theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/HĐTPTANDTC
thì vi phạm sự tự nguyện là có hành vi lừa dối hoặc cưỡng ép kết hôn nhưng trong trường
hợp này thì người kết hôn với người bị tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi
không hề bị lừa đối hay cưỡng ép kết hôn. Vậy họ có quyền yêu cầu khởi kiện huỷ việc
kết hôn trái pháp luật theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 hay
không? Việc xác định này rất quan trọng để áp dụng các thủ tục tố tụng giải quyết vụ việc
hôn nhân và gia đình. Do đó, Luật Hôn nhân và gia đình cần bổ sung diện chủ thể được

quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn do vi phạm sự tự nguyện. Cũng có quan điểm cho rằng,
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ cần quy định điều kiện tự nguyện kết hôn là đủ,
không cần phải quy định về điều cấm kết hôn giữa những người bị mất năng lực hành vi
3 Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chù được hành vi của mình
thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
trên cơ sở kết quả cùa tổ chức giám định (Điều 22)

13


dân sự nữa. Nhưng quan điểm này sẽ vấp phải khó khăn trong việc giải quyết vấn đề tuỳ
tiện kết hôn trong thực tiễn áp dụng pháp luật do việc xác định yếu tố tự nguyện là không
dễ dàng.
Xét trong mối liên hệ với Luật Nuôi con nuôi năm 2010 dẫn đến một vấn đề là
điều kiện cấm kết hôn không cấm con nuôi và con đẻ của một người hoặc con nuôi và
con nuôi của một người kết hôn, trong khi đó, Luật Nuôi con nuôi lại quy định mập mờ
về mối quan hệ giữa người con nuôi với những thành viên khác trong gia đình cha mẹ
nuôi4. Điều này dẫn đến những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
1.2.1.2. về hủy việc kết hôn ừảipháp luật
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “kết hôn trái pháp luật là việc xác lập
quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy
định’'5. Vì vậy, khi việc kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn được coi là căn cứ để Tòa
án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định
quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, trong đó ghi nhận quyền yêu cầu của Viện
kiểm sát và ủ y ban bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Điều 15). Trong mối liên hệ với
Bộ luật Tố tụng dân sự thì viện kiểm sát không còn chức năng này nữa. Do sự tách nhập
giữa các bộ, ngành nên ủ y ban bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không còn tồn tại
được. Do đó, khi sửa đổi bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình cần phải quy định cho tương
thích với Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật khác.
Trong giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật, Nghị quyết số 02/2000/NQHĐTPTANDTC hướng dẫn một số trường hợp không máy móc xử hủy việc kết hôn ưái

pháp luật khi đáp ứng được một số điều kiện nhất định (điều 16). Tuy nhiên, cách hướng
dẫn này vẫn bỏ ngỏ vấn đề xác định thời điểm bắt đầu tính thời kỳ hôn nhân cho các
trường hợp này, thêm vào đó là bỏ ngỏ những trường hợp kết hôn trái pháp luật, không
có yêu cầu xử huỷ, nếu sau đó một trong hai bên chết hoặc họ muốn ly hôn thì có được
công nhận là vợ chồng không nếu tại thời điểm một trong hai bên chết hoặc ly hôn các
bên đã đủ tuổi kết hôn? Nếu được công nhận là vợ chồng thì thời điểm tính quan hệ vợ
chồng như thế nào? Điều này là rất quan trọng để đảm bảo sự thống nhất với các chế định
khác như xác định cha, mẹ, con; xác định tài sản chung, tài sản riêng trong Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 cũng như một số chế định trong Bộ luật Dân sự như chế định
thừa kế, bồi thường thiệt hại.

4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010
5 Khoản 3 Điều 8

14


Đối với trường hợp xử lý việc kết hôn trái pháp luật khi vi phạm độ tuổi kết hôn,
trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác, đã phân định rõ các mức độ xử lý. Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định xử hủy việc kết hôn do thiếu tuổi luật định
nhưng vẫn có ngoại lệ cho trường hợp tại thời điểm yêu cầu hủy các bên đã đủ tuổi kết
hôn và bản chất hôn nhân đạt được. Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm
2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính
tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (sau
đây gọi tắt là Nghị định số 110/2013/NĐ-CP) qui định xử lý hành vi tảo hôn6; Bộ luật
Hình sự quy định tội tảo hôn nếu đã bị xử phạt hành chính. Như vậy, các văn bản pháp
luật đã quy định tương đối đồng bộ và thống nhất các mức độ xử lý đỗi với hành vi vi
phạm pháp luật về điều kiện kết hôn. Đó là, khi tồn tại việc kết hôn dưới tuổi luật định,
đã bị xử hủy nhưng vẫn cố tình duy trì quan hệ đó, sau đó đã bị xử lý hành chính nhưng
họ vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó thì bị xử lý về hình sự. Tuy nhiên, nếu sau đó, các bên

đã đủ tuổi kết hôn thì có bị xử lý hình sự nữa không? Trong mối liên hệ với Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 thì quan hệ này không phải là kết hôn trái pháp luật nữa.
Quan hệ của họ cũng không thuộc trường hợp ngoại lệ của việc xử lý huỷ kết hôn trái
pháp luật do vi phạm độ tuổi mà chỉ lả trường hợp chung sống như vợ chồng không có
giá trị pháp lý. Vậy cần có hướng dẫn cụ thể về thời điểm xử lý trường hợp này để dễ áp
dụng pháp luật trong giải quyết các vụ việc thực tế.
Đối với hậu quả của hủy kết hôn trái pháp luật, phần quan hệ liên quan đến tài sản
và con cái có thể do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được sẽ do Tòa án giải
quyết theo những nguyên tắc luật định (Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).
Trong mối liên hệ với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, hủy việc kết hôn trái pháp luật
thuộc việc dân sự và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tuy nhiên, trong trường
hợp các bên không thỏa thuận được, tức là có tranh chấp về con cái và tài sản thì Tòa án
sẽ giải quyết như thế nào? Nếu vẫn gộp toàn bộ yêu cầu của các đương sự vào thì không
có cơ sở giải quyết, nếu tách phần yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật riêng, phần tranh
chấp về tài sản và con cái riêng thì gây nên sự phức tạp, phiền toái, lãng phí thời gian và
kinh phí cho đương sự. Đây là điểm chưa thống nhất giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
1.2.2. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật
khác
1.2.2.1. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân
6 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với
người chưa đù tuổi két hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó (Điều 47)

15


v ề cơ bản, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong mối liên hệ với các văn bản
pháp luật khác đã quy định tương đối thống nhất và phù hợp về quyền và nghĩa vụ nhân
thân giữa vợ chồng, cũng như tạo ra cơ chế bảo đảm cho quyền và nghĩa vụ nhân thân
của vợ chồng được thực hiện trên thực tế. Trong đó phải kể đến Luật bình đẳng giới, Luật

phòng, chống bạo lực gia đình.
1.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ về tài sản

* Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng
Có thể khẳng định rằng, tài sản của vợ chồng và các vấn đề liên quan đến tài sản
của vợ chồng là vấn đề phức tạp nhất trong toàn bộ các chế định mà Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000 đề cập đến. Việc nghiên cứu vấn đề này trong mối liên hệ với các văn
bản pháp luật khác càng thấy được tính phức tạp đa dạng về tài sản cũng như các quan hệ
về tài sản mà vợ chồng là chủ thể. Vì vậy, trước hết cần xác định hai căn cứ xác định tài
sản chung, tài sản riêng là thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc tài sản. Đây sẽ là cơ sở rất quan
trọng để xử lý các vấn đề về tài sản của vợ chồng.
Trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác, chúng tôi tập trung vào một số
văn bản pháp luật sau đây:
Thứũhẩt, xác định tài sản trong mối liên hệ với Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005:
Có quan điểm cho rằng, tài sản thuộc sở hữu trí tuệ là một loại tài sản đặc biệt,
thường do chính chủ thể là một bên vợ, chồng trực tiếp sáng tạo ra, không liên quan đến
chồng hoặc vợ của họ. Mặt khác, tài sản thuộc sở hữu trí tuệ là vô hình không giống như
các loại tài sản khác, thường phải bằng khả năng đặc biệt, có tính sáng tạo và trình độ
chuyên môn nhất định mới tạo ra được. Giá trị của nó là vô cùng. Đặc biệt, công dụng và
sức lan tỏa của nó đôi khi không phụ thuộc cả vào người sáng tạo ra nó và vai trò của nó
có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống xã hội. Vì vậy, cần xác định tài sản trí tuệ là tài sản
riêng của bên vợ, chồng là người trực tiếp (bằng cách này hay cách khác) tạo ra tài sản
đó. Nếu xác định là tài sản chung của vợ chồng, không loại trừ khả năng giá trị, công
dụng của tài sản đó bị kìm hãm, không được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, mặt
khác, có thể làm ảnh hưởng đến bản thân người vợ, chồng là người trực tiếp lao động,
sáng tạo. Ý kiến khác thì lại cho rằng, xét dưới góc độ hôn nhân và gia đình, bản thân
người vợ, người chồng là người sáng tạo ra tài sản đó, nhưng thường trong đời sống hôn
nhân, chồng hoặc vợ của họ cũng có phải tạo điều kiện tốt nhất để họ có những kết quả
tốt nhất. Mặt khác, tài sản trí tuệ đó lại phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, và đây phải
được coi là một dạng tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân và là tài sản

chung của vợ chồng.

16


Thứ hai, xác định tài sản trong mối liên hệ với Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Nhà ở
năm 2005, Luật Đất đai năm 2003, Luật Doanh nghiệp năm 2005:
- Khi vợ, chồng là người bị thiệt hại trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Có ý kiến cho rằng, nếu tài sản bị thiệt hại là tài sản chung của vợ chồng thì đương nhiên
khoản tiền bồi thường thiệt hại là tài sản chung của vợ chồng, ngược lại, nếu tài sản bị
thiệt hại là tài sản riêng của một bên vợ, chồng thì khoản tiền bồi thường thiệt hại là tài
sản riêng của người có tài sản. Nếu một bên vợ, chồng bị thiệt hại đến sức khỏe và được
bồi thường thiệt hại thì phải là tài sản riêng của họ để họ chữa trị để hồi phục sức khỏe.
Nếu một bên vợ, chồng bị thiệt hại đến tính mạng thì khoản tiền bồi thường thuộc di sản
thừa kế của họ, trừ khoản tiền bồi thường bù đắp thiệt hại về tinh thần cho những người
thân thích của họ. Ý kiến khác thì lại cho rằng, cần đặt tài sản bị thiệt hại, hay người bị
thiệt hại trong mối quan hệ về hôn nhân và gia đình để xem xét từng khoản bồi thường
cho hợp lý, chứ không thể suy đoán mặc nhiên là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản
riêng của mỗi bên vợ, chồng được.
- Đối với tài sản do vợ chồng hoặc một bên vợ, chồng có được từ những căn cứ do pháp
luật dân sự quy định như xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định
được chủ sở hữu; Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm
thấy; Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị đánh rơi, bỏ quên; Xác lập quyền sở hữu đối
với gia SÚC bị thất lạc; Xác lập quyền sở hữu đổi với gia cầm bị thất lạc; Xác lập quyền sở
hữu đối với vật nuôi dưới nước cần được xác định là tài sản chung của vợ chồng vì thời
điểm có được tài sản nằm trong thời kỳ hôn nhân.
- Những khoản lợi ích vật chất mà vợ, chồng có được trong hoạt động sản xuất kinh
doanh thì cần xác định là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng? vấn đề này cần
phải được xem xét trong mối liên hệ với Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Trong việc phân chia và thụ hưởng lợi nhuận từ tài sản, pháp luật kinh doanh quy định

chủ thể kinh doanh là các tổ chức lợi nhuận, được thành lập, hoạt động với mục đích tìm
kiếm lợi nhuận và phân chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn theo tỷ lệ vốn góp, trừ
khi quy ước nội bộ hoặc pháp luật có quy định một tỷ lệ thụ hưởng lợi nhuận khác. Các
thành viên góp vốn cũng có quyền chủ động sử dụng lợi nhuận được phân chia theo ý chí
của mình trong đó bao gồnm cả tái đầu tư vào tài sản của chủ thể kinh doanh. Khác với
cách thức điều chỉnh của pháp luật kinh doanh, pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành
quy định theo nguyên tắc (mặc dù không có rõ ràng, minh thị) gia đình hoặc vợ chồng
cùng thụ hưởng hoa lợi, lợi tức không phụ thuộc những hoa lợi, lợi tức đó phát sinh từ tài
ĩ R i ' 1; ì Ă M T H Õ N G TIM TK' J
17


sản chung hay tài sản riêng.7 Khi quy định về việc thụ hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ
tài sản của vợ chồng như vậy dường như nhà làm luật mới chỉ nhìn nhận tài sản của vợ
chồng dưới góc độ là tài sản tiêu dùng mà chưa có tiếp cận đầy đủ cả dưới góc độ tài sản
đó là hàng hóa, vốn góp trong chu trình sản xuất, kinh doanh, thương mại điều đó có thể
gây cản trở cho việc phát huy giá trị tài sản của vợ chồng, sự thông thoáng trong giao
dịch, đầu tư, cũng như quyền lợi của người thứ ba.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 qui định khá cụ thể những khoản tiền lương, tiền
thưởng, tiền thu lao và những lợi ích vật chất khác mà các thành viên công ty với tư cách
là giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị được hưởng8. Qui định này có liên
quan mật thiết đến quan hệ hôn nhân và gia đình mà đặc biệt là quan hệ giữa vợ chồng
trong việc xác định tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của một bên vợ, chồng. Tuy
nhiên, việc xác định này trở nên khó khăn hơn khi phần góp vốn vào doanh nghiệp là tài
sản riêng của một bên vợ chồng nhưng phần lợi tức thu được lại nằm trong thời kỳ hôn
nhân, cần phân biệt hai loại lợi ích vật chất mà vợ, chồng được hưởng. Thứ nhất, tiền
lương hàng tháng của những người là thành viên hội đồng thành viên, giám đốc và tổng
giám đốc theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tiền lương này được
tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp9,
khoản lợi ích vật chất này đương nhiên được coi là tài sản chung của vợ chồng, vì đó là

thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh có trong thời kỳ hôn nhân. Thứ hai, lợi tức
được chia hàng năm theo mức vốn mà vợ chồng đóng góp vào doanh nghiệp để đầu tư
kinh doanh. Trong những trường hợp này, khoản lợi tức đỏ có thể coi là tài sản chung của
vợ chồng (theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) được không? Hay nó vẫn là tài sản
riêng của bên vợ, chồng đã đưa tài sản riêng vào hoại động sản xuất kinh doanh (theo
Luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp)?
-T ài sản mà vợ chồng được tặng cho cần được đặt trong mối liên hệ với Bộ luật Dân sự
năm 2005, Luật nhà ở năm 2005, Luật Đất đai năm 2003 để xác định thời điểm phát sinh
quyền sở hữu tài sản và xác định đó là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng, v ề
nguyên tắc, cần phải căn cứ vào ý chí của người tặng cho tài sản là cho chung vợ chồng
hay cho riêng một bên vợ, chồng, hình thức thể hiện của việc tặng cho và loại tài sản tặng
cho:
7 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : “tài sản chung cùa vợ chồng gồm tài sàn ... thu nhập do lao động,
hoạt động sàn xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân... (Điều 27);
“trong trường hợp chia tài sản chung cùa vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu
riêng cùa mỗi người” (Điều 30).
8 Điều 58, 59, 117 - Luật Doanh nghiệp năm 2005
9 Điều 58, 73, 117 Luật Doanh nghiệp năm 2005

18


-

-

Đối với hợp đồng tặng cho tài sản là động sản thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ
thời điểm người được tặng cho nhận tài sản. Neu động sản đó phải đăng ký quyên
sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm đăng ký10.
Đối với hợp đồng tặng cho tài sản là bất động sản thì hợp đồng tặng cho phải được

lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký nếu bất động sản
đó theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu. Thời điểm có hiệu lực
của hợp đồng tặng cho là thời điểm đăng ký. Trừ trường hợp bất động sản đó
không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm
chuyển giao tài sả n '1. Hoặc bất động sản là nhà ở thì thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng tặng cho nhà ở là thời điểm hợp đồng được công chứng12. Đây là vấn đề còn
nhiều vướng mắc trong thực tể khi vợ chồng được cha mẹ tặng cho tài sản là
quyền sử dụng đất hoặc nhà ở nhưng không lập thành văn bản. Sau rất nhiều năm
vợ chồng người con ly hôn và cha mẹ không thừa nhận việc cho. Trong trường
hợp này thường người vợ là người thiệt thòi vì không có căn cứ pháp lý chứng
minh về việc tặng cho tài sản.

- Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, Luật Hôn nhân và gia đình quy định quyền sử
dụng đất có sau khi kết hôn là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Quy định này cần
phải được xem xét trong mối liên hệ với Nghị định số 70/2001/NĐ-CP và Luật Đất đai
năm 2003 để phân định rõ trường hợp nào là tài sản chung của vợ chồng, tài sản nào là tài
sản riêng của mỗi bên vợ, chồng. Đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, mà vợ chồng hoặc một bên vợ, chồng được nhà nước
giao, giao khoán là tài sản chung của vợ chồng; đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm,
đất lâm nghiệp để trồng rừng mà vợ chồng hoặc một bên vợ, chồng được nhà nước giao
là tài sản chung của vợ chồng13. Đất ở mà một bên vợ, chồng hoặc vợ chồng được nhà
nước giao là tài sản chung của vợ chồng; Quyền sử dụng đất mà vợ chồng hoặc một bên
vợ chồng được nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng14; Quyền sử dụng đất mà
vợ chồng được chuyển đổi chung, chuyển nhượng chung, được thừa kể chung, được nhận
thế chấp chung là tài sản chung của vợ chồng15; Phần quyền sử dụng đất được giao chung
với hộ gia đình cũng được coi là tài sản chung của vợ chồng16.

10 Điều
11 Điều
12 Điều

13 Điều
14 Điều
15 Đieu
16 Điều

466 - Bộ luật Dân sự năm 2005
467 - Bộ luật Dân sự năm 2005
107 - Luật Nhà ợ năm 2005
24 - Nghị định số 70/2001/N Đ -CP
25 - Nghị định số 70/2001/N Đ -CP
26 - Nghi đỊnh sộ 70/2 0 0 1/NĐ-CP
27 - Nghị định số 70/2001/N Đ -CP

19


- Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy
định trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định
phải đăng ký quyền sờ hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả
vợ chồng. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng có
tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài đó là tài sản chung. (Khoản 2, 3 điều 27).
Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu có rất nhiều văn bản pháp luật đề cập đến như
Điều 167 Bộ luật Dân sự quy định “Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký
theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối
với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Ngoài ra,
ở mỗi lĩnh vực cụ thể cũng có những quy định riêng như Luật Đất đai, Luật nhà ở, Bộ
luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ. Theo
quy định của các văn bản pháp luật này thì không phải tài sản nào cũng có thể đứng tên
cả vợ và chồng. Trong thực tế hiện nay có rất nhiều tài sản phải đăng ký quyền sở hữu
nhưng chỉ có một số tài sản có thể đứng tên hai vợ chồng với tư cách là đồng chủ sở hữu

như quyền sử dụng đất mà vợ chồng xác lập quyền sở hữu sau khi Luật Đất đai năm 2003
có hiệu lực17, quyền sở hữu nhà ở mà vợ chồng xác lập quyền sở hữu sau khi Luật nhà ở
năm 2005 có hiệu lực18, hoặc một số đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp... còn lại một số
tài sản khác như xe máy, ô tô, tàu thuyền.... chỉ đứng tên có một người mà không thể
đứng tên hai vợ chồng được, v ề vấn đề này có quan điểm cho rằng đối với phương tiện
giao thông cơ giới thì việc đăng ký mang tính chất quản lý, lưu hành phương tiện, chưa
có văn bản nào khẳng định giá trị của việc đăng ký nhàm xác lập quyền sở hữu. Tuy
nhiên, chúng tôi cho rằng việc đăng ký đổi với các phương tiện giao thông vận tải cơ giới
ngoài ý nghĩa mang tính chất quản lý, lưu hành phương tiện còn có ý nghĩa dưới góc độ
pháp luật dân sự, đó là vấn đề công nhận quyền sở hữu, giá trị pháp lý liên quan đến xác
lập giao dịch, vấn đề đối kháng với người thứ ba...; hoặc đối với nhà ở hoặc quyền sử
dụng đất đã được xác lập quyền sở hữu trước thời điểm Luật Đất đai có hiệu lực (năm
2003) hoặc đối với trường hợp người vợ hoặc người chồng là người nước ngoài, là người
Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện được đăng ký quyền sở hữu nhà và
quyền sử dụng đất thì trong giấy chửng nhận quyền sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất vẫn đứng tên một bên vợ hoặc chồng. Đặc biệt, Luật Đất đai đồng nhất quyền
sử dụng đất của vợ chồng nằm trong trường hợp chủ thể sử dụng đất là hộ gia đình. Theo
khoản 3 Điều 43 Nghị định 181 /2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (sau đây gọi tắt là Nghị định 181/2004/NĐ-CP) đã có
quy định khác biệt so với Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 đối với việc ghi tên người sử
17 Điều 48 - Luật đất đai năm 2003
18 Điều 12 - Luật nhà ở năm 2005

20


×