Tải bản đầy đủ (.pdf) (362 trang)

Chồng lấn trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.58 MB, 362 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
OẩSDEOGSO3so






t

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRUỠNG


M ã số: L H -2 0 1 5 - 4Ớ5 /ĐHL-HN

CHỒNG LÁN TRONG BẢO Hộ
QUYÈN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM




CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. v ũ THỊ HẢI YẾN
THƯ KÍ ĐỀ TÀI: ThS. NGUYỄN PHAN DIỆU LINH
Ị TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
'TRƯỜNG đ ạ i h ọ c LUÂT h à n ộ i
ị PHÒNG Đ Ọ C . M g

I

HÀ NỘI - 2016




DANH SÁCH THAM GIA ĐÈ TÀI

STT
1

Họ và tên

Co' quan công tác

Nhiêm
• vu

Trường Đại học Luật

Chủ nhiệm đê

TS. Vũ Thị Hải Yến
Hà Nội

2



tài

Trường Đại học Luật
ThS. Nguyễn Phan Diệu Linh


Thư ký đề tài
Hà Nội
Trường Đại học Luật

3

ThS. Phạm Minh Huyền

Tham gia đề tài
Hà Nội
Trường Đại học Luật

4

ThS. Vương Thanh Thúy

Tham gia đề tài
Hà Nội
Trưòng Đại học Luật

5

ThS. Đặng Thị Vân Anh

Tham gia đề tài
Hà Nội
Trường Đại học Luật

6


ThS. Trương Quang Anh

Tham gia đề tài
H à Nội
Trường

7

Đại

học
Tham gia đề tài

ThS. Hoàng Thị Hải Yến
KHXH&NV

8

ThS. Hoàng Thị Thanh Hoa

Cục Bản quyên tác giả

Tham gia đê tài


D A N H M Ụ C T H U Ậ T N G Ũ V IÉ T T Ắ T

1

Sở hữu trí tuệ


SHTT

2

Quyên tác giả

QTG

3

Sở hữu công nghiệp

SHCN

4

Kiêu dáng công nghiệp

KDCN


M ỤC LỤC ĐÈ TÀI
NỘI DUNG

Số
trang

Phân mở đâu


1

Chương 1. Tông quan vê chông lân trong bảo hộ quyên SHTT

7

1.1.

Khải quát về (Ịuyển sở hữu hữu trí tuệ và các cơ chế bảo hộ quyền sở

7

hữu trí tuệ
1.1.1. Khái niệm và đặc điêm của quyên sở hữu trí tuệ

7

1.1.2. Các cơ chê bảo hộ quyên SHTT

11

1.2.

13

Khái quát về chông lân trong bảo hộ quyên SHTT

1.2.1. Khái niệm chông lân trong bảo hộ quyên SHTT

13


1.2.2. Các trường hợp chông lân trong bảo hộ quyền SHTT

14

1.2.3. Nguyên nhân của tình trạng chòng lấn trong bảo hộ quyền SHTT

17

1.2.4. Hệ quả của tình trạng chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT

19

Chương 2: Thựt trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tình trạng chồng lấn

27

trong bảo hộ qìrrền SHTT tại Việt Nam
2.1. Chông lân trong bảo hộ QTG với các đôi tượng SHCN mang đặc tính sáng

27

tào
tai
Viêí
Nam



2.1.1. Giao thoa dữa bảo hộ QTG với các đôi tượng SHCN mang đặc tính sáng tạo


27

tại Việt Nam
2.1.2. Quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết chồng lấn trong bảo hộ QTG

28

yà bảo hộ các đối tượng SHCN mang đặc tính sáng tạo tại Việt Nam
2.2. Chông lân tnng bảo hộ QTG với KDCN và nhãn hiệu tại Việt Nam

31

2.2.1. Giao thoa ịiữa bảo hộ QTG với KDCN và nhãn hiệu

31

2.2.2. Quy định của pháp luật và thực tiên giải quyêt chông lân trong bảo hộ QTG

32

Với KDCN và nhin hiệu tại Việt Nam
2.3. Chông lân rong bảo hộ các đôi tượng SH C N là các ch ỉ dân thương m ại

(nhãn hiệu, tên hương mại, chỉ dẫn địa lỹ) tại Việt Nam

39


2.3.1. Giao thoa giữa bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dân địa [ý


40

2.3.2. Quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết chông lấn trone bảo hộ nhãn

41

hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam
2.4. Chông lân trong bảo hộ các đôi tượng SHCN mang đặc tính sáng tạo tại

57

Việt Nam
2.4.1. Giao thoa trong bảo hộ các đôi tượng SHCN mang đặc tính sáng tạo

57

2.4.2. Quy định của pháp luật và thực tiên giải quyêt chông lân trong bảo hộ các

60

đối tượng SHCN mang đặc tính sáng tạo tại Việt Nam
2.5. Chông lăn trong bảo hộ KDCN và nhãn hiệu tại Việt Nam

62

2.5.1. Giao thoa giữa bảo hộ KDCN và nhãn hiệu

62


2.5.2. Quy định của pháp luật và thực tiên giải quyêt chông lân trong bảo hộ

68

KDCN và nhãn hiệu tại Việt Nam
2.6. Chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT và quyền chống cạnh tranh không

74

lành manh
• tai
• Viêí
• Nam
2.6.1. Giao thoa giữa bảo hộ quyên SHTT và quyên chông cạnh tranh không lành

74

mạnh
2.6.2. Quy định của pháp luật và thực tiên giải quyêt chông lân trong bảo hộ quyên

76

SHTT và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam
2.7. Chông lân trong bảo hộ sáng chê và quyên đôi với giông cây trông tại Việt

87

Nam
2.7.1. Giao thoa giữa bảo hộ sáng chê và quyên đôi với giông cây trông


87

2.7.2. Quv định của pháp luật và thực tiên giải quyêt chông lân trong bảo hộ sáng

89

Lhế và quyền đối với giống cây trồng tại Việt Nam
Chương 3. Chông lân trong bảo hộ quyên SHTT trên thê giới

95

3. ỉ. Chồng lấn trong bảo hộ quyền tác giả với các đối tượng sở hữu công nghiệp

95

nang đặc tính sáng tạo trên thế giới
3.2. Chồng lấn trong bảo hộ quyền tác giả với kiểu dáng công nghiệp và nhãn

hiệu trên thế giới
-

99


3.3. Chông lăn troníỊ bảo hộ các đôi tượng sở hữu công nghiệp là các chỉ dãn

102

thương mại (nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý) trên thế giới
3.4. Chông lân trong bảo hộ các đôi tượng sở hữu công nghiệp mang đặc tính


106

sáng tạo trên thế giới
3.5. Chông lân trong bảo hộ nhãn hiệu và kiêu dáng công nghiệp trên thê giới
3.6. Chằng lấn trong bảo hộ quyền SHTT và quyền chống cạnh tranh không

111
114

lành mạnh trên thế giới
3.7. Chông lăn trong bảo hộ quyên đôi với giông cây trông

115

Chưong 4. Phương hướng và các giải pháp đê giải quyêt tình trạng chông lân

117

trong bảo hộ quyền SHTT tại Việt Nam
4.1. Phương hướng giải quyêt tình trạng chông lân trong bảo hộ quyên SHTT

117

4.1.1. Xu hướne giải quyêt tình trạng chông lân trong bảo hộ quyên SHTT trên thê

117

giới
4.1.2. Phương hướng cho việc giải quyêt tình trạng chông lân trong bảo hộ quyên


119

SHTT tại Việt Nam
4.2. Các kiến nghị để giải quyết tình trạng chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT

122

tai
•• Viêt
• Nam
KET LUẠN

139

DANH SÁCH CHUYÊN ĐÈ ĐỀ TÀI

141

THAM KHẢO ĐÈ TÀI
1DANH MUC
9 TÀI LIÊU
9

357

1


PHẦN MỞ ĐẦU

1.

TÍNH CẤP THIÉT CỦA ĐÈ TÀI

Sở hữu trí tuệ - SHTT (Intellectual property) hay tài sản trí tuệ là sản phẩm của
quá trình sáng tạo của con người được thể hiện dưới ba dạng là quyền sở hữu công
nghiệp (quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu...); Quyền tác giả QTG (quyền đối với tác phẩm văn học, nghệ ihuật, khoa học) và các quyền liên quan
đến QTG (quyền của người biểu diễn, nhà ghi âm, ghi hình hoặc tổ chức phát sóng) và
quyền đối với giống cây trồng mới. Đây là loại tài sản phi vật chất nhưng có giá trị
kinh tế - tinh thần vô cùng to lớn, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát
triển của kinh tế- xã hội, khoa học kỹ thuật của quốc gia và nền văn minh nhân loại.
Quyền SHTT đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích và thúc đẩy hoạt động
sáng tạo, đầu tư cũng như dung hoà lợi ích giữa các chủ thể quyền và cộng đồng xã hội
nói chung.
Trong vài thập kỷ gần đây, hệ thống pháp lý quốc tế và quốc gia đang có những
sửa đổi nhằm mở rộng phạm vi bảo hộ quyền SHTT dưới cả hai góc độ: đối tượng
được bảo hộ và bản chất của quyền được bảo hộ. Sự mở rộng này do trước tiên là do
tính chất “đa diện” của các sáng tạo trí tuệ dẫn đến một đối tượng có thể đồng thời đáp
ứng điều kiện bảo hộ theo nhiều cơ chế khác nhau của quyền SHTT. Đồng thời, sự
phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm nảy sinh những kết quả sáng tạo có thể đồng
thời đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo nhiều cơ chế khác nhau của quyền SHTT. Bên
cạnh đó, việc mở rộng phạm vi bảo hộ còn xuất phát từ nhu cầu của các chủ thể quyền
• sở hữu trí tuệ luôn mong muốn mở rộng phạm vi độc quyền của mình cũng như duy
trì, kéo dài thời hạn khai thác kết quả sáng tạo trí tuệ. Các luật sự, chủ sở hữu quyền
muốn tận dụng những khoảng trổng trong luật để có được sự bảo hộ, gia tăng sức cạnh
tranh trên thị trường. Vì vậy, các đối tượng có khả năng được bảo hộ quyền SHTT tiếp
tục được mở rộng đáng kể trong những năm gần đây, làm xóa mờ đi ranh giới giữa các
bộ phận của quyền SHTT. Chính sự điều chỉnh các quy định pháp luật theo hướng mở
rộng đối tượng được bảo hộ quyền SHTT, hạ thấp ngưỡng bảo hộ, hay việc tạo ra các
loại hình quyền mới trong luật SHTT của các quốc gia tạo ra hiện tượng bảo hộ chồng

lấn trên lý thuyết.1
Bảo hộ chồng lấn quyền SHTT là hiện tượng cùng một đối tượng quyền SHTT
nhưng căn cứ các quy định pháp luật có thể phát sinh hai hay nhiều loại hình quyền
trùng lặp hoặc xung đột. về mặt chủ quan, bảo hộ chồng lấn là khả năng chủ sở hữu
quyền có thể yêu cầu việc bảo hộ bổ sung dưới hai hoặc nhiều hình thức bảo hộ, hoặc
1 Esttele Derclaye, The overlap between Copyright, trade marks and patents, BCC Training Course, London,
2015

1


yêu cầu sự lấp đầy các khoáng trống trong việc bảo hộ dưới một hình thức bàng một
hình Ihức khác.2 Hiện tượng bảo hộ chồng lấn quyền có thể xảy ra tại cùng một thời
điểm, cũng có thể là sự tiếp nối về thời gian, có thể do cùng một chủ thể hoặc nhiều
chủ thể khác nhau yêu cầu, nhưng nhất thiết phải là đối với cùng một đối tượng.
Hiện tượng chồne lấn trong bảo hộ quyền SHTT rất đa dạng, có thể xảy ra eiữa
các bộ phận của quyền SHTT như: chồng lấn trong bảo hộ QTG với quyền sở hữu
công nghiệp; giữa quyền sở hữu công nghiệp và quyền đổi với giống cây trồng; giữa
quyền SHTT và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh...; Hiện tượng chồng lấn
cũng xảy ra phổ biến giữa các đối tượng sở hữu công nghiệp mang đặc tính sáng tạo;
hoặc giữa các đối tượng SHCN là các chỉ dẫn thương mại...
Bảo hộ chồng lấn quyền SHTT là một hiện tượng có tính “hai mặt”, mà trước
hết nó mang lại những lợi ích cho các chủ thể sáng tạo và đầu tư. Việc đối tượng
SHTT được bảo hộ theo nhiều cơ chế khác nhau sẽ làm tăng phạm vi và cơ hội bảo hộ
cho các chủ sở hữu quyền SHTT, tạo khả năng cho chủ sở hữu kéo dài thời hạn bảo hộ
độc quyền. Việc một đổi tượng đồng thời được bảo hộ theo hai hay nhiều cơ chế được
ví như “những lớp bảo vệ” két hựp, bổ sung cho nhau để bảo vệ tối đa quyền của chủ
thể sáng tạo,3 góp phần bổ sung, lấp đầy những khiếm khuyết của mỗi cơ chế bảo hộ.
Ngược lại, việc bảo hộ chồng lấn cũng gây ra những hệ lụy ảnh hưởng tới lợi
ích công cộng và các bên liên quan, làm ảnh hưởng tới tính giới hạn về thời hạn bảo hộ

quyền SHTT; phá vỡ sự cân bằng về phạm vi bảo hộ của quyền SHTT; gây ra những
khó khăn trong bảo hộ và thực thi quyền SHTT cũng như các chi phí không cần thiết
■cho chủ thể quyền, các bên tham gia tố tụng, bên thứ ba và công chúng. Dưới góc độ
pháp lý, hiện tượng bảo hộ chồng lấn đòi hỏi việc thiết lập các lý thuyết và nguyên tắc
mới để giải quyết vấn đề chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT.
Chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT đang là một vấn đề phức tạp mà các quốc
gia trên thế giới cũng đang đi tìm những giải pháp phù hợp để giải quyết, nhằm cân
bằng giữa lợi ích của chủ thể sáng tạo, đầu tư và lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, việc
nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn về hiện tượng chồng lấn quyền SHTT ở
Việt Nam và trên thế giới để từ đó đề xuất các giải pháp xử lý là một vấn đề có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn không chỉ với các cơ quan quản lý và thực thi quyền SHTT mà
còn có giá trị đối với những người làm công tác nghiên cứu và thực tiễn trong lĩnh vực
này.

2 Trần Đỗ Thành, Chồng lấn trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,
/>3 Viva R.Moffat, “Mutant Copyrights and Backdoor Patents: The Problem o f Overlapping Intellectual Property
Protection”. />
2


2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN c ử u
2.1.

Tình hình nghiên cứu ngoài niróc:

2.2.

Tình hình nghiên cún trong mróc


Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tể thế giới hiện nay. bảo hộ quyền SHTT là
vấn đề mang tính thời sự, luôn dành được sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, vấn đề chồne lấn quyền trong việc bảo hộ quyền SHTT vẫn là một vấn đề
khá mới mẻ, không chỉ đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam - nơi mà hệ
thống pháp luật về bảo hộ TSTT mới được hình thành và phát triển chưa đến 20 năm,
mà cả đối với các quốc gia phát triển với bề dày lịch sử phát triển pháp luật về SHTT.
Do khả năng có hạn trong việc tiểp cận với
quá trình

các nguồn tài liệu nước ngoài,trong

nghiên cứu, chúng tôi đã tìm thấy và tham khảo một số công trìnhnghiên

cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài được công bố trên mạng internet, cụ thể:
-

Mutant Copyrights and Backdoor Patents: The Problem o f Overlapping
Intellectual Property Protection, của Viva R.Moffat trên trang web
/>
Mli
The problem with intellectual property rights: Subject matter expansion, của
Andrew Beckerman-Rodau,Yale Journal o f Law and Technology, Volum 13
1/ 1/2011

/>ỵjoịt
-

Andrew-Beckerman-Rodau, The Expansion o f Overlapping Intellectual
Property Rights

http://w\vw.ipwatchdog.com/201 l/02/22/the-expansion-of-overlappingintellectual-property-rights/id= 15369/

-

Laura A Heymann, Overlapping intellectual property doctrines: election of
rights versus selection of remedies, 2013,
/>
-

WIPO, Industrial designs and their relation with works of applied art and three
-dimensional marks, 2002
Những công trình kể trên đã phân tích về vấn đề mở rộng phạm vi bảo hộ quyền
SHTT dẫn đến khả năng chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT; phân tích các
trường họp chồng lấn cũng như những hệ quả của tình trạng chồng lấn; đồng
thời phân tích một số án lệ điển hình (của Hoa Kỳ) trong việc giải quyết tình
trạng chồng lấn. Những công trình này đã cung cấp những thông tin vô cùng
hữu ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
3


Ở Việt Nam, vấnđềchồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT đã được khai thác
trons m ột số côns trình nghiên

cứu tiêu biểu như:
Dâu hiệu mang chức năng trong pháp
luật vê nhãn hiệu - Quy định của pháp luật và thực
tiên áp dụng tại Hoa Kỳ, châu Au và Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ Luật học của Vương Thanh Thúy
(Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012). Trong
luận án này, tác giả tập trung phân tích các dấu hiệu

mang tính chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu
của Hoa Kỳ, liên minh Châu Âu và Việt Nam, trong
đó dành một phần bình luận đến sự giao thoa giữa
cơ chế bảo hộ nhãn hiệu với kiểu dáng công nghiệp.
Bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp ở Việt
Nam —Pháp luật và thực tiễn, Tác giả Nguyễn Bá
Bình, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2005. Trong
cuốn sách chuyên khảo này, tác giả tập trung phân
tích các quy định pháp luật và thực tiễn bảo hộ kiểu
dáng công nghiệp tại Việt Nam, trong đó có phân
tích cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với tác
phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Sự giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác
phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp và nhãn hiệu, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn
Phan Diệu Linh, Trường Đại học Luật Hà Nội 2015
là công trình nghiên cứu về sự giao thoa giữa cơ chế
bảo hộ QTG đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
với cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn
hiệu.
Xung đột giữa nhãn hiệu và tên
thương mại trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với nhãn hiệu theo quy định của Pháp luật Việt
Nam hiện nay, Nguyễn Thị Thu, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia năm 2015.
Trong luận văn này, tác giả đã đi sâu phân tích điểm
giao thoa và xung đột giữa bảo hộ nhãn hiệu và tên
thưcmg mại trong quy định của pháp luật và thực
4



tiễn bảo hộ. kèm theo những vụ việc thực tế điển
hình.
Chồng lan trong bảo hộ quyền SHTT,
Trần Đỗ Thành, bài viết đăng trên Tạp chí hoạt độne
khoa học 10/2006. Bài viết đã phân tích khái quát
một số trườne hợp chồng lấn trone bảo hộ quyền
SHTT, chỉ ra nguyên nhân và một số hậu quả của
hiện tượng này.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên ở Việt Nam đã phân tích một số
trường hợp chồng lấn quyền SHTT điển hình ở Việt Nam như chồng lấn giữa QTG với
kiểu dáng công nghiệp, giũa QTG và với nhãn hiệu, giữa nhãn hiệu và tên thương
m ại... Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ khai thác một vài khía cạnh chồng lấn
trong bảo hộ quyền SHTT, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và
đầy đủ về các trường hợp chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT có thể xảy ra trong quy
định của pháp luật cùng như thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Các công trình kể trên
cũng chưa đưa ra những phương hướng, giải pháp cụ thể để giải quyết tình trạng
chồng lấn quyền SH1T ở Việt Nam hiện nay.

3.

MỤC TIÊU NGHIÊN c ử u

Đề tài hướng đến mục tiêu nghiên cứu quy định của pháp luật cũng như thực
tiễn áp đụng pháp Kiệt liên quan đến bảo hộ chồng lấn quyền SHTT tại Việt Nam. Cụ
thể:
- Nghiên cứu về các trường họp chồng lấn quyền SHTT có thể xảy ra trên thực
tế;
- Nghiên cứu (ác quy định của pháp luật SHTT và pháp luật liên quan như pháp
luật thương mại, pháf luật cạnh tranh, phân tích, đánh giá, phát hiện ra những quy định

bất cập trên thực tế:
- Nghiên cứu tiực trạng bảo hộ chồng lấn qua một số vụ việc điển hình;
- Tham khảo tinh nghiệm các quốc gia trên thế giới, dựa trên điều kiện thực
tiên của Việt Nam đt tìm ra phương hướng và các giải pháp cụ thê đê giải quyêt tình
trạng chồng lẩn nà).
4.

NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u

4.1. Nghiên CÚI về mặt lý luận
- Nghiên cứu rê quyền SHTT, các bộ phận của quyền SHTT và đặc trưng của
mỗi cơ chế bảo hộ qiyền SHTT;
- Nghiên cúu Ìguyên nhân và hệ quả của tình trạng bảo hộ chồng lấn quyền
SHTT;
5


4.2. Nghiên cứu kinh nghiệm quôc tê
Đề tài nghiên cứu thực trạng chồng lấn trons, bảo hộ quyền SHTT ở một sổ
quốc gia trên thế giới, tìm hiểu, tham khảo các nguyên tắc áp dụng để giải quyết tình
trạng chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt
Nam để giải quyết tình trạng này.
4.3. Nghiên cứu thực trạng
- Nghiên cứu đánh giá các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề chồng lấn
trong bảo hộ quyền SHTT;
- Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật và một số vụ việc chồng lấn điển
hình ở Việt Nam;
4.4. Đưa ra phương hướng chung và đề xuất các giải pháp cụ thể để giải quyết
tình trạng chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT tại Việt Nam.


5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ủ u

Đề tài được thực hiện trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp (là phương pháp truyền thống
trong nghiên cứu luật học) được sử dụng xuyên suốt đề tài để phân tích các quy
định pháp luật SHTT và pháp luật liên quan, các vụ việc thực tế, thực trạng bảo
hộ chồng lấn quyền SHTT... để cung cấp cái nhìn toàn diện, chính xác, đầy đủ
về thực trạng pháp luật và thực tiễn chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT ở Việt
Nam.
Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study'): được sử dụng
để nghiên cứu một số vụ việc điển hình, từ đó có những phân tích, luận giải.
Phương pháp nghiên cứu so sánh'. Trong đề tài này, phương pháp
so sánh được sử dụng trong trường họp cần phân tích và luận giải những điểm
tương đồng và khác biệt giữa các cơ chế bảo hộ quyền SHTT; so sánh quy định
của pháp luật SHTT Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia; giữa quy định
của pháp luật SHTT Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ
TSTT; Đặc biệt, phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu
thực tiễn nước ngoài trong việc giải quyết tình trạng bảo hộ chồng lấn.
6.

KÉT CẤU ĐÊ TÀI

Phần 1: Báo cáo tổng quan đề tài
Chương 1: Tổng quan về chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tình trạng chồng lấn
trong bảo hộ quyền SHTT tại Việt Nam
Chương 3: Chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT trên thế giới
Chương 4: Phương hướng và các giải pháp giải quyết tình trạng chồng lấn trong



bảo hộ quyền SHTT tại Việt Nam
Phần 2: Các chuyên đề đề tài
Phần 3: Danh mục tài liệu tham khảo

7


CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN VÈ CHỒNG LẤN TRONG BẢO H ộ QUYÈN SỎ
HỮU TRÍ TUỆ
1.1. Khái quát về quyền sỏ’ hữu hữu trí tuệ và các co chế bảo hộ quyền sỏ hữu
trí tuệ
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quyền sỏ’ hữu trí tuệ
1.1.1.1.

Khái niệm quyền sỏ’ hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ (Intellectual property) hay tài sản trí tuệ là sản phẩm của quá
trình sáng tạo của con người được thể hiện dưới hai dạng chủ yếu là quyền SHCN
(quyền đối sáng chế, KDCN, nhãn hiệu...); QTG (quyền đối với tác phẩm văn học,
nghệ thuật, khoa học) và các quyền liên quan đến QTG (quyền của người biểu diễn,
nhà ghi âm, ghi hình hoặc tổ chức phát sóng). Đây là loại tài sản phi vật chất nhưng có
giá trị kinh tế - tinh thần vô cùng to lớn, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự
phát triển của kinh tế- xã hội, khoa học kỹ thuật của quốc gia và nền văn minh nhân
loại.
Thuật ngữ SHTT đã trải qua một quá trình phát triển dài lâu và có những bước
phát triển mới cùng với nền kinh tế - xã hội của thế giới. Trong tất cả các công ước
quốc tế hay những văn kiện quan trọng về SHTT không đưa ra khái niệm về mặt nội
dung đối với thuật ngữ SHTT mà sử dụng phạm vi đối tượng điều chỉnh để đưa ra định

nghĩa thuật ngừ này. Ở những văn bản pháp luật đầu tiên, chỉ có một số đối tượng
quan trọng eủa quyền SHTT được điều chỉnh như sáng chế, nhãn hiệu và các tác phẩm
nghệ thuật.4 Tuy nhiên, quyền SHTT không chỉ bó hẹp ở ba đối tượng như vậy. Sự cần
. thiết phải mở rộng khái niệm quyền SHTT do hai nguyên nhân chính (i) một số đối
tượng đã tồn tại nhưng chưa được liệt kê một cách hệ thống; (ii) một số đối tượng là
kết quả của qua trình phát triển khoa học- công nghệ và kinh tế xã hội. Vì thế thuật
ngữ SHTT hiệr nay điều chỉnh thêm một số đối tượng như: KDCN, tên thương mại
(trong công ước Paris), quyền liên quan đến QTG (trong Công ước Rome về quyền
của người biểu diễn, nhà sản xuất băng ghi âm ghi hình và tổ chức phát sóng 1961),
quyền đối với giống cây trồng (1961), thiết kế bố trí và cơ sở dữ liệu. Công ước Paris
cũng đề cập tới quyền chống cạnh tranh không lành mạnh như là một đối tượng của
quyền SHCN niưng liên quan đến vấn đề này vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau.
Hiệp địm về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT (TRIPS) là một nỗ lực
thành công của các quốc gia trên thế giới về vấn đề bảo hộ quyền SHTT. Hiệp định
TRIPS ra đời (ẫn đến những thay đổi căn bản trong lĩnh vực SHTT. Hiệp định này
thừa nhận và mir rộng những chuẩn mực bảo hộ quyền SHTT trong Công ước Paris và

4 Luật quyền tác giàiầu tiên (Luật cùa nữ hoàng Anne 1710) quy định về quyền sao chép tác phẩm

8


Công ước Beme. Bên cạnh việc 111Ở rộng phạm vi điều chỉnh đối với chỉ dẫn địa lý
(điều 22-24) và bí mật kinh doanh (điều 39), Hiệp định TRIPS còn nỗ lực loại bỏ các
quy định hành chính, thủ tục bất lợi cho hoạt động SHTT quốc tế và lần đầu tiên đưa
ra hình phạt đối với các quốc gia thành viên không bảo đảm tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu
mà TRIPS đưa ra.
Như vậy, từ ba đối tượng đầu tiên là sáng chế, nhãn hiệu và tác phẩm nghệ
thuật, hệ thống SHTT hiện đại đã có phạm vi điều chỉnh rộng lớn, bao quát hoạt động
sáng tạo của nhân loại. Tại thời điểm hiện tại ba nhánh cơ bản của quyền SHTT là

quyền SHCN, QTG và quvền đối với giống câv trồng là những đối tượng mang lại cho
quyền SHTT vị trí đặc biệt trong sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia cũng
như sự phát triển của nhân loại.
“ 77// sản trí tuệ” - là kết quả sáng tạo trí tuệ của con người, tồn tại dưới dạng
các tri thức, thông tin, về bản chất mang tính “vô hình”. Tuy nhiên, trên thực tế, những
tài sản này có thể được “vật chất hóa”, thể hiện hay định hình dưới một hình thức vật
chất nhất định. Ví dụ, tác phẩm âm nhạc có thể định hình trên văn bản hoặc băng đĩa.
Do tính chất “vô hình” của tài sản trí tuệ nên bản thân người tạo ra nó cũng không thể
chiếm giữ cho riêng mình. Trong khi các chủ thể sáng tạo và đầu tư phải mất rất nhiều
thời gian, công sức, tiền của để tìm tòi, sáng tạo ra tài sản trí tuệ, thì loại tài sản này
khi đã được công bố lại dễ dàng bị lan truyền, phổ biến, bị người khác chiếm đoạt, sử
dụng, khai thác, trục lợi một cách bất hợp pháp mà không tốn chi phí gì hoặc chỉ một
chi phí rất nhỏ. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sáng tạo, làm tổn hại
. nghiêm trọng đến lợi ích của những người đã bỏ thời gian, công sức, tài chính để tạo ra
kết quả sáng tạo. Do đó, để khuyến khích sáng tạo, thúc đẩy đổi mới, cải tiến công
nghệ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chủ thể sáng tạo và đầu tư, tạo môi trường kinh
doanh lành mạnh, cần có cơ chế pháp lý để ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với
các kết quả sáng tạo trí tuệ.
Khái niệm “quyền SH TT” ra đời là sự ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật của
Nhà nước về quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân đối với các kết quả sáng tạo trí tuệ
do họ sáng tạo hoặc đầu tư. Nhà nước trao cho chủ thể của quyền SHTT một độc
quyền trong một khoảng thời gian và phạm vi nhất định, nhằm bảo đảm cho người
• nắm giữ quyền có thể thu được các lợi ích từ việc khai thác, sử dụng quyền SHTT,
đồng thời có quyền ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép tài sản trí tuệ của người khác.
Trong nhiều tài liệu cũng như trên thực tế, hai thuật ngữ SHTT và “quyền SHTT” có
thể được sử dụng với nghĩa như nhau. Theo Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) - Tổ chức
quản lý SHTT quan trọng nhất trên phạm vi toàn cầu, “SHTT được hiểu theo nghĩa
rộng là các quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công
9



nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật”.5 SHTT (Intellectual property) hay quyền
SHTT có thể hiểu theo hai phươne diện: (i) pháp luật SHTT và (ii) quyền đối với đối
tượng SHTT.
Theo nghĩa khách quan, Quyền SHTT là tống hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trone quá trình xác lập, khai thác, sử dụns;, bảo vệ
các đối tượng SHTT.
Theo nghĩa chủ quan, quyền SHTT là quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân đổi
với những tài sản trí tuệ do con người sáng tạo. Đó là độc quyền được Nhà nước trao
cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức để khai thác, sử dụng, định đoạt
những sản phẩm của hoạt động sáng tạo trí tuệ.
Khoản 1 Điều 4 Luật SHTT Việt Nam định nghĩa: “Quyền StìT T là quyền của
tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm QTG và quyền liên quan đến QTG,
quyền SHCN và quyền đổi với giống cây trồng”.
1.1.1.2.

Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ

Là một dạng đặc biệt của quyền sở hữu, quyền SHTT có một số đặc trưng riêng
biệt so với quyền sở hữu tài sản thông thường

về đối tượng : Đối tượng của quyền SHTT là kết quả sáng tạo trí tuệ của con
người, mang tính chất vô hình. Tài sản trí tuệ được tạo ra dựa trên hoạt động sáng tạo
và đổi mới, nên luôn có tính sáng tạo, mang lại những lợi ích cho người nắm giữ.
về phạm vi quyền: Quyền SHTT bao gồm cả các quyền nhân thân và quyền tài
sản. Mặc dù quyền sở hữu nói chung mang bản chất là quyền tài sản, nhưng đối với
. quyền SHTT, bên cạnh việc bảo vệ các quyền tài sản của chủ sở hữu, pháp luật cũng
ghi nhận cả các quyền nhân thân cho chủ thể sáng tạo.
về nội dung quyền: Do bản chất đối tượng SHTT là tài sản vô hình, nên việc nắm
giữ, quản lý nó không thể thực hiện được như các tài sản thông thường, quyền chiếm

hữu tài sản trí tuệ không có ý nghĩa khi đối tượng SHTT đã được công bố hay sử dụng
trên thực tế. Vì vậy, quyền SHTT về bản chất chỉ tập trung vào độc quyền sử dụng đối
tượng SHTT (bao gồm cả quyền cho phép hoặc quyền ngăn cấm người khác sử dụng
đối tượng SHTT; quyền định đoạt đối tượng SHTT).
về căn cứ xác lập quyền sở hữu: Quyền SHTT chỉ được xác lập dựa trên những
căn cứ do pháp luật quy định. Quyền ^>HTT được xác lập dựa trên hai nhóm căn cứ
chủ yếu: (i) Nhóm quyền phát sinh tự động cùng với sự ra đời của tài sản trí tuệ mà
không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ:

5 WIPO; ĨYiỉroducỉion to Intellectual Propertỵ Theoỉỷ and Practice, Kluwer Lavv International, London - The
Hague, Boston, trang 3.

10


QTG, quyền liên quan, quyền SHCN đối với tên thưong mại, quyền SHCN đối với bí
mật kinh doanh, quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng.6 (ii) Nhóm quyền phát sinh
trên cơ sở đăng ký. Ví dụ, quyền SHCN đối với sáng che, KDCN, thiết kế bổ trí, nhãn
hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bàng bảo hộ của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký.7

về giới hạn quyền: Khác với quyền sở hữu tài sản thông thường, quyền SHTT là
loại quyền được bảo hộ có tính “giới hạn”. Bảo hộ quyền SHTT có mục đích khuyến
khích hoạt động sáng tạo bằng cách dành cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng, khai thác
đối tượng SHTT trong một khoảng thời gian nhất định và đổi lại, chủ sở hữu phải đưa
tài sản trí tuệ của mình phục vụ lợi ích chung của xã hội. Độc quyền dù dưới bất kỳ
hình thức nào nếu bị lạm dụng có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên thứ ba. Vì
vậy, mục đích của pháp luật SHTT là tạo động lực thúc đẩy phát triển văn hóa, khoa
học kỹ thuật nhưng quyền SHTT không được cản trở hay gây ảnh hưởng đến lợi ích
công cộne và sự phát triển của xã hội. Nguyên tắc cân bằng lợi ích là nguyên tắc cơ

bản, xuyên suốt trong các quy định về bảo hộ quyền SHTT nhằm dung hòa lợi ích của
chủ sở hữu đối tượng SHTT với lợi ích chung của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp
của chủ thể khác. Vì vậy, quyền SHTT bị giới hạn ở các khía cạnh sau:
- Giới hạn về không gian (phạm vi lãnh thổ) được bảo hộ: quyền SHTT là độc quyền
pháp lý mà pháp luật quốc gia trao cho chủ sở hữu của đối tượng SHTT, vì vậy đây là
quyền mong tính lãnh thổ (territorial right). Điều đó có nghĩa là một tài sản trí tuệ
được bảo hộ ở quốc gia nào thì quyền SHTT chỉ được bảo vệ và thực thi trong phạm vi
lãnh thổ quốc gia đó. Vì vậy, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực nhằm hài hòa hóa
pháp luật SHTT của các quốc gia thông qua các hiệp định quốc tế về quyền SHTT.
- Giới hạn về thời gian (thời hạn) được bảo hộ: Phần lớn quyền sở hữu đối với đối
tượng SHTT thường được bảo hộ có thời hạn. Đây cũng là khoảng thời gian mà Nhà
nước cho phép chủ thể quyền SHTT được độc quyền khai thác đối tượng SHTT của
mình để thu lợi nhuận, nhằm bù đắp những công sức, chi phí mà họ đã phải bỏ ra để
tạo ra tài sản trí tuệ, và tiếp tục đầu tư cho hoạt động sáng tạo tiếp theo. Khi hết thời
hạn bảo hộ, tài sản trí tuệ trở thành tài sản chung của xã hội, mọi người có thể tiếp cận,
khai thác, ứng dụng các kết quả sáng tạo trí tuệ, từ đó tạo động lực cho sự phát triển
văn hóa, khoa học kỹ thuật của nhân loại.
- Giới hạn để bảo đảm sự cân bằng lợi ích với chủ thể khác. Nhà nước trao cho chủ
thể quyền SHTT độc quyền khai thác đối tượng SHTT trong hoạt động kinh doanh,
thương mại để thu lợi nhuận. Vì vậy, những hành vi sử dụng đổi tượng SHTT của
6 Xem Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ
7 Xem Điều 6 Luật Sờ hữu trí tuệ

11


người khác với mục đích cá nhân, phi thương mại thường không ảnh hưởng nhiều đến
lợi ích của chủ sở hữu. Neu như đổi với quyền sở hữu tài sản thông thường, việc sử
dụng tài sản của người khác phải được sự cho phép của chủ sở hữu, thì quyền SHTT
khác hiệt ở chỗ việc sử dụng đối tượng SHTT với mục đích cá nhân, phi thương mại,

hoặc để nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm... không phải xin phép và không phải trả
tiền cho chủ sở hữu. Ví dụ: giới hạn QTG trong trường hợp sao chép, trích dẫn tác
phẩm nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy8; việc sử dụng sáng chế,
KDCN, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương
mại...
- Giới hạn bởi lợi ích công cộng. Ví dụ: trong những trường hợp nhằm bảo đảm mục
tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích chung của xã hội, pháp luật quốc tế
cũng như pháp luật các quốc gia có quy định cấm hoặc hạn chế chủ sở hữu sáng chế
thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ sở hữu sáng chế chuyển giao sáng chế theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.10
1.1.2. Các CO’ chế bảo hộ của quyền sỏ’ hữu trí tuệ
Suốt nhiều thế kỷ qua, pháp luật SHTT đã có những sự thay đổi và phát triển
không ngừng để đáp ứng nhu cầu bảo hộ đối với các kết quả sáng tạo trí tuệ mới. Bên
cạnh việc bảo hộ QTG, quyền SHCN, một số quốc gia có nền nông nghiệp phát triển
muốn thúc đẩy việc bảo hộ đối với những giống cây trồng mới đã bổ sung thêm quyền
đối với giống cây trồng vào phạm vi quyền SHTT.11 Tuy nhiên, theo truyền thống,
quyền SHTT vẫn thường được phân chia thành hai nhánh chính, đó là QTG và quyền
. SHCN.
Sự phân chia QTG và quyền SHCN dựa trên sự khác biệt về đối tượng của chúng,
từ đó mà mỗi hệ thống cung cấp một cơ chế bảo hộ khác nhau. QTG thiên về bảo hộ
các sáng tạo thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, “chủ yếu liên quan tới truyền thông
đại chủng”.12 QTG (hiểu theo nghĩa rộng) bao gồm cả quyền liên quan đến QTG, ghi
nhận và bảo vệ quyền cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức
phát thanh, truyền hình đối với kết quả sáng tạo, đầu tư của họ trong việc chuyển tải,
phổ biến tác phẩm. Công ước Beme 1886 ghi nhận đối tượng của QTG là các tác
phẩm văn học, nghệ thuật - những sáng tạo thuộc đời sống văn hóa, tinh thần như sách,

8 Xem Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ
9 Xem điềm b khoản 2 Điều 125
10 Được quy định tại Điều 5 Công ước Paris 1883 về quyền SHCN; Điều 31 Hiệp định TRIPs; Điều 132 Luật Sở

hữu trí tuệ Việt Nam
11 Văn bản đầu tiên về bảo hộ giống cây trồng inới ở Việt Nam là Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày
20/04/2001 về bảo hộ giống cây trồng mới; Sau đó Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 dành Phần thứ tư quy định về
“Quyền đối với giống cây trồng”
12 Cầm nang Sở hữu trí tuệ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, tr 40

12


các tác phẩm nghệ thuật... ỌTG bảo hộ “nhữns sáng tạo trong việc sử dụng và sắp xếp
các từ ngữ, nốt nhạc, màu sắc, hình khối...”, 13 tức là chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý
lưởng chứ không bảo hộ chính các ý tưởng đó. Vì vậy, những ý tưởng, khám phá,
thône tin, quy trình, giải pháp... mặc dù có thể có “tính mới" nhưng không phải là đối
tượng bảo hộ theo luật bản quyền. Pháp luật QTG không yêu cầu ý tưởng thể hiện
trong tác phẩm phải mới, chỉ cần đáp ứng điều kiện hình thức thế hiện phải là sự sáne
tạo nguyên gốc. QTG cũng không đặt ra bất kỳ tiêu chuẩn bảo hộ về nội dung, hình
thức, chất lượng, giá trị nghệ thuật, ngôn ngữ, mục đích... của tác phẩm. Cơ chế bảo hộ
QTG trao độc quyền cho chủ sở hữu trong việc ngăn cấm người khác sao chép, sử
dụng trái phép hình thức thể hiện của tác phẩm gốc hoặc phân phổi, truyền đạt tác
phẩm. QTG là một loại “quyền tuyên nhận”, phát sinh lự động kể từ khi tác phẩm
được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định mà không cần bất cứ thủ tục
đăng ký hay công bố nào.
Quyền SHCN ra đời cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nền thương
mại tự do trên thế giới. Nếu như đổi tượng của QTG là các sản phấm văn hóa, nghệ
thuật, thì đối tượng của quyền SHCN là các sáng tạo trí tuệ liên quan tới khoa học,
công nghệ và thương mại nhằm mang lại những hiệu quả thiết thực trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh. Sáng chế hay KDCN thông thường được khai thác tại nhà máy
để tạo ra những sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống, còn nhãn hiệu hoặc tên
thương mại được sử dụng chủ yếu vì mục đích thương mại của chủ thể sản xuất kinh
doanh. Tùy thuộc vào bản chất, mỗi đối tượng SHCN thường phải đáp ứng các tiêu

. chuẩn báo hộ nhất định như tính mới, tính sáng tạo, tính ứng dụng hay khả năng phân
biệt trong hoạt động thương m ại... Khác với QTG chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý
tưởng sang tạo, pháp luật SHCN trao cho chủ sở hữu đối tượng độc quyền sử dụng,
khai thác những giải pháp, ý tưởng sáng tạo hoặc ngăn cấm người khác sử dụng đối
tượng SHCN trong thời hạn bảo hộ. Đối với hầu hết các đối tượng SHCN, thủ tục đăng
ký xác ập quyền là thủ tục bẳt buộc, trừ một số đối tượng đặc thù như bí mật kinh
doanh, rhãn hiệu nổi tiếng... được xác lập trên cơ sở hoạt động đầu tư và sử dụng hợp
pháp trcng thực tiễn. Những đối tượng SHCN mang đặc tính kỹ thuật thường có thời
hạn bảo hộ ngắn (đối với sáng chế là 20 năm, KDCN tối đa là 15 năm) so với thời hạn
bảo hộ (ủa QTG. Thời hạn này được coi là khoảng thời gian hợp lý cho việc khai thác
thương nại để bù đắp chi phí đầu tư cho quá trình sáng tạo và thu lợi nhuận của chủ sở
hữu, cũig như phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và không
gây rào cản đối với sự tiếp cận của công chúng đối với các kết quả sáng tạo. Quy định

13 Cầm naig Sở hữu trí tuệ, Tồ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WlPO, tr 41

13


về thời hạn bảo hộ quyền SHCN bị chi phối bởi nauyên tắc cân bằng lợi ích nhằm giải
quyết mối quan hệ giữa lợi ích tư của chủ sở hữu và lợi ích công cộng. Trong khi đó,
một số đối tượng SHCN không bị ảnh hưởng nhiều bởi nguyên tắc cân bằng lợi ích có
thời hạn bảo hộ không xác định, thậm chí có thể được bảo hộ vô thời hạn như bí mật
kinh doanh, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu...
Quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ với ý thức về vai trò vô cùng quan
trọng của đối tượng này, đặc biệt là với những quốc gia có nền nông nghiệp phát
triển. Việc tạo giống cày trồng mới đòi hỏi sự đầu tư về kỹ năng, nhân lực, thời gian,
nguồn vật chất và vốn. Khi một giống cây trồng mới không còn được giữ kín thì
trong nhiều trường hợp có thể bị người khác sẵn sàng tái tạo nhằm tước bỏ cơ hội thu
lợi thích đáng từ sự đầu tư của mình. Việc cấp cho người sáng tạo ra giống cây trồng

mới độc quyền khai thác giống cây trồng của mình vừa khuyến khích họ đầu tư vào
việc tạo giống mới, vừa góp phần cho sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng
và nền kinh tế nói chung. Việc bảo hộ giống cây trồng sẽ cho chủ văn bằng bảo hộ
giống cây trồng quyền sử dụng, cho phép hay ngăn cấm người khác sử dụng giống
cây trồng của mình vì mục đích thương mại.
1.2. Khái quát về chống lấn trong bảo hộ quyền SHTT
1.2.1.

Khái niệm chồng lấn trong bảo hộ quyền sỏ’ hữu trí tuệ

Bảo hộ chồng lấn quyền SHTT là hiện tượng cùng một đối tượng quyền SHTT
nhưng căn eứ tác quy định pháp luật có thể phát sinh hai hay nhiều loại hình quyền
trùng lặp hoặc Kung đột.14 về mặt chủ quan, bảo hộ chồng lấn là khả năng chủ sở hữu
■ quyền có thể yèu cầu việc bảo hộ bổ sung dưới hai hoặc nhiều hình thức bảo hộ, hoặc
yêu cầu sự lấp đầy các khoảng trống trong việc bảo hộ dưới một hình thức bằng một
hình thức khác15 Hiện tượng bảo hộ chồng lấn quyền có thể xảy ra tại cùng một thời
điểm, cũng có thể là sự tiếp nối về thời gian, có thể do cùng một chủ thể hoặc nhiều
chủ thể khác nìau yêu cầu, nhưng nhất thiết phải là đối với cùng một đối tượng. Như
vậy khả năng )hát sinh chồng lấn quyền căn cứ trên cơ sở hiện trạng các quy định
pháp liuật. Khi tác quy định trong luật tạo ra những điểm giao thoa hoặc những khoảng
trống ẵà cơ hội lể hiện tượng bảo hộ chồng lấn quyền SHTT xuất hiện.
C hồng lấn vong bảo hộ quyền SHTT là hiện tượng cùng một đối tượng sáng tạo có
thể đvrợc bảo hì theo hai hay nhiều cơ chế khác nhau của quyền SHTT.
Bảo hộ chồig lấn quyền SHTT mang những đặc điểm sau:

/>15 Trần Đ ô Thành, />
14



Thứ nhất: Bảo hộ chồng lấn là hiện tượng một đối tượng SHTT được bảo hộ đồng
thời theo nhiều cơ chế khác nhau;
Thứ hai: Việc bảo hộ chồng lấn có thể xảy ra trons; cùng một khoảng thời gian,
hoặc có sự tiếp nối về thời gian khi cơ chế bảo hộ này vừa kết thúc thì đối tượng lại
được tiếp tục bảo hộ theo một cơ chế khác.
Thứ ba: Việc bảo hộ chồng lấn có thể dẫn đến hệ quả mở rộng phạm vi và kéo dài
thời hạn bảo hộ cho chủ thể quvền, nhưng có thể gây ra xung đột quyền và nshĩa vụ
với chủ thể khác.
1.2.2. Các trường họp chồng lấn trong bảo hộ quyền sỏ' hữu trí tuệ
Bảo hộ chồng lấn quyền SHTT là một hiện tượng rất đa dạng, phức tạp và vẫn đang
tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như sự phát
triển của kinh tế, xã hội. Vì vậy, trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập tới một số
trường hợp chồng lấn mang tính chất điển hình thường xảy ra trên thực tiễn.
> Căn cứ vào chủ thể có quyển SHTT chồng lẩn, có thể chia thành hai
trường họp điển hình
(i)

Một chủ thể được hưởng đồng thời hai hay nhiều phạm vi quyền SHTT đối với

cùng một đối tượng sáng tạo.
Đây là trường htrp chủ thể quyền cùng một lúc yêu cầu nhiều hơn một hình thức
bảo hộ cho một đối tượng hoặc yêu cầu sự bảo hộ liên tục từ cơ quan bảo hộ quyền
SHTT xuất phát từ việc đối tượng sáng tạo của họ thỏa mãn đồng thời tiêu chuẩn bảo
hộ của hai hay nhiều đối tượng SHTT. Ví dụ, chủ thể quyền đồng thời đăng ký bảo hộ
. QTG và KDCN đối với thiết kế bao bì sản phẩm; hoặc sau khi hết thời hạn bảo hộ theo
KDCN, chủ thể quyền tiếp tục yêu cầu được bảo hộ đối tượng dưới hình thức đăng ký
nhãn hiệu hoặc QTG.
(ii)

Nhiều chủ thể khác nhau yêu cầu những cơ chế bảo hộ khác nhau cho cùng một

đối tượng
Đây là trường hợp hai hay nhiều chủ thể khác nhau cùng được hưởng những phạm

vi quyền SHTT xuất phát từ việc đối tượng sáng tạo của họ thỏa mãn đồng thời tiêu
chuẩn bảo hộ của hai hay nhiều đối tượng SHTT. Trong những trường hợp này, phạm
vi quyền của họ có sự giao thoa, chồng lấn, khó xác định được ranh giới, phạm vi cụ
thể. Ví dụ, cùng một đối tượng nhưng được chủ thể A đăng ký bảo hộ KDCN, chủ thể
B đăng ký nhãn hiệu, trong khi đó chủ thế c đang nam giữ QTG đối tượng đó.
> Căn cứ vào tính tương đồng của các đối lượng SHTT, có thể xảy ra một
số trường hợp bảo hộ chồng lẩn điển hình
(i)

Bảo hộ chồng lấn giữa QTG và quyền SHCN

15


Mặc dù dôi tượna, của QTG là các tác phâm văn học- nghệ thuật- khoa học,
được áp dụng chủ yếu trong đời sống tinh thần, còn đối lượng của quyền SHCN như
sáng chế, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp được áp dụng trong lĩnh
vực sản xuất công nghiệp, nhưng các đối tượne này đều có điểm chung là sản phẩm
sáng tạo cá nhân. Vì vậy, những kết quả sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật nhưna, nếu
thể hiện dưới dạns chữ viết, kí tự, hình ảnh hoặc các hình thức khác, có tính nguyên
gốc, được bảo hộ theo luật QTG như các công trình khoa học, tài liệu kỹ thuật,
chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu16. .. Tuy nhiên, giải pháp đó nếu mang đặc tính
kỹ thuật, nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật thì có thể được bảo hộ sáng chế. Trên
thế giới hiện nay, một số đối tượng sáng tạo nằm trong khoảng giao thoa giữa cơ chế
bảo hộ QTG và quyền SHCN, điển hình như chương trình máy tính, thiết kế bổ trí
mạch tích hợp bán dẫn...
Bảo hộ QTG và quyền SHCN đối với nhãn hiệu và KDCN là những cơ chế bảo hộ

độc lập, tuy nhiên, một số đối tượng lại nằm trong khoảng giao thoa, có thể cùng đáp
ứng điều kiện bảo hộ là tác phẩm theo luật QTG hoặc bảo hộ là KDCN, nhãn hiệu. Ví
dụ: các logo biểu tượng, thiết kế công nghiệp, bao gói sản phẩm, mẫu hoa văn trang
trí... được các chủ thể sản xuất kinh doanh sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ có thể đáp
ứng điều kiện bảo hộ là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng vì nó có tính thẩm mỹ; đồng thời
có thể được bảo hộ là nhãn hiệu khi nó giúp cho người tiêu dùng phân biệt các hàng
hóa, dịch vụ khác nhau trên thị trường; Các thiết kế công nghiệp này đóng vai trò
không thể thiếu trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại nếu đáp ứng
, được các điều kiện về tính mới, tính sáng tạo, có thể được chế tạo, sản xuất hàng loạt
bằng phương pháp công nghiệp có thể được bảo hộ là KDCN. Ở một số quốc gia, âm
nhạc là đối tượng bảo hộ của QTG, nhưng cũng đồng thời được bảo hộ là nhãn hiệu
nếu đáp ứng được điều kiện có khả năng phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các chủ thể
khác nhau.
(ii)

Bảo hộ chồng lấn giữa các đổi tượng SHCN

Các đối tượng SHCN được chia thành hai nhóm bao gồm: Nhóm đối tượng
SHCN mang đặc tính sáng tạo công nghệ (như sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN, bí
mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) và nhóm các chỉ dẫn thương
mại (như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý). Do có những tính chất tương đồng
nên giữa các đối tượng trong từng nhóm có thể xảy ra tình trạng chồng lấn quyền
SHCN, cụ thể:

16 Điều 10 Hiệp định TRIPs bổ sung thêm việc bảo hộ chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu so với Công ước
Bem e


Các sáng chế, giải pháp hữu ích. KDCN, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn là những thành lựu sáng tạo cône nghệ, có đặc tính sáng tạo, gắn liền

với các sản phẩm công nghệ và có giá trị Ihương mại. Các đối tượng trên có khả năng
tồn tại trong cùng một sản phẩm bởi chúng đều có thể tồn tại dưới dạng vật thể hay là
một thành phần gắn với vật thể. Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật có chức năng giải
quyết một bài toán kỹ thuật hay côns, nghệ nào đó, các thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn thực hiện chức năng điện tử, có thể là một phần của sáng chế giúp thực hiện
chức năng giải pháp kỹ thuật của sáng chế, nhưng ngược lại, trong thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn cũng có thể bao gồm nhiều sáng chế. Với chức năng thẩm mỹ, hình
dáng bên ngoài (hay bên trong nhìn thấy được trong quá trình sử dụng;) của sản phẩm
chứa đựng sáng chế và thiết kế bố trí mạch tích họp bán dẫn có thể là một phần của
KDCN được bảo hộ.
Nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đều là những chỉ dẫn thương mại được
sử dụng trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, biển hiệu, phương tiện kinh doanh, phương
tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, trong quảng cáo, tiếp thị...nhằm mục đích cung cấp
thông tin cho người tiêu dùng về nguồn gốc của các sản phẩm hàng hóa. Mặc dù mỗi
đối tượng có điều kiện bảo hộ khác nhau, nhưng cùng có điểm chung là dấu hiệu được
sử dụng đều phải có khả năng phân biệt, không gây nhầm lẫn với các chỉ dẫn thương
mại còn lại. Chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, tổ chức, cá nhân được trao quyền
sử dụng, quản lý chỉ dẫn địa lý đều có độc quyền sử dụng, có quyền ngăn cấm chủ thể
khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa
. lý cho những sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự, gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch
vụ hoặc chủ thể sản xuất, kinh doanh.
(Ui) Bảo hộ chồng lấn giữa quyền SHCN và quyền chổng cạnh tranh không lành
mạnh
Pháp luật SHTT với mục đích khuyến khích hoạt động sáng tạo và đổi mới, nên đã
trao cho chủ thể sáng tạo một số độc quyền trong một thời hạn nhất định nhằm bù đắp
những chi phí cho chủ thể sáng tạo và đầu tư. Xuất phát từ giá trị thương mại của các
đổi tượng SHCN trong sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng những
thành quả đầu tư của đối thủ cạnh tranh, sử dụng các chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn
hoặc đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng tên miền của chủ thể kinh doanh khác nhằm
lừa dối người tiêu dùng, gây tổn hại đến uy tín, danh tiếng của chủ thể kinh doanh, làm

ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh...
Mục tiêu cơ bản và quan trọng của pháp luật cạnh tranh nhằm bảo đảm tự do cạnh
tranh và điều tiết cạnh tranh trong nền kinh tế, bảo vệ các doanh nghiệp tham gia cạnh
tranh trên thị trường cũng như bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng vả xã hội. Măc dù
17

I TRUNG TÂM THÔNG TI|'J THƯ VIỆN I
' TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ N Ộ I!
: PHÒNG
____ ị


hướng tới những mục tiêu khác nhau, pháp luật cạnh tranh và pháp luật SHTT đều
cùng ỉhướng tới một mục đích chung, đó là tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho
các doanh nghiệp, khuyến khích hoạt động sány, tạo, đổi mới, cải tiến cône nghệ, bảo
vệ lợi ích của người tiêu dùne, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chíính vì vậy, từ lâu trên thế giới - cụ thể là từ Công ước Paris về bảo hộ quyền
SHCN năm 1883 đã có những quy định tại Điều 1 và Điều lObis về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN. Từ sau khi Cône ước này ra đời, pháp luật của
hầu hét các quốc gia trên thế giới đều có những quy định về bảo hộ quyền chống cạnh
tranh khône, lành mạnh liên quan đến SHCN như một sự bổ sung hữu hiệu cho việc
bảo hộ quyền SHCN và quyền tự do kinh doanh.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN là những hành vi
cạnh ttranh có liên quan đến việc sử dụng các đối tượng SHCN như nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh hoặc các chỉ dẫn thương mại khác như
nhãn hàng hóa. biểu tượng kinh doanh, kiểu dáng bao bì hàng hóa, hoặc liên quan đến
tên miền. Trên thực tế, một hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý có thể đồng thời cẩu thành hành vi cạnh tranh không lành
mạnh.
1.2.3. Nguyên nhân của tình trạng chồng lấn trong bảo hộ quyền sỏ' hữu trí tuệ

Sự mở rộng không ngừng phạm vi bảo hộ quyền SHTT là nguyên nhân chính gây
ra tình trạng chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT. Theo truyền thống, QTG bảo hộ cho
các sáng tạo nghệ thuật mang tính nguyên gốc, còn quyền SHCN bảo hộ cho những
. sáng tạo mới về kỹ thuật mang tính hữu ích hoặc những đối tượng mang đặc tính
thương mại. Tuy nhiên, với sự phát triển của kinh tế- xã hội cũng như khoa học-công
nghệ, phạm vi đối tượng của QTG và quyền SHCN không ngừng được mở rộng.
Ngày nay, pháp luật QTG không chỉ bảo hộ những tác phẩm mang tính nghệ thuật
mà nó đã mở rộng đến cả các sản phẩm mang đặc tính kỹ thuật hay liên quan đến
thương mại. Luật bản quyền bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng sáng tạo. Do đó, những
kết quả sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật nhưng nếu thể hiện dưới dạng chữ viết, kí tự,
hình ảnh hoặc các hình thức khác, có tính nguyên gốc, được coi là đối tượng của QTG
như các công trình khoa học, tài liệu kỹ thuật, chương trình máy tính, sưu tập dữ
liệu17... Tương tự như vậy, những sáng tạo được áp dụng trong hoạt động sản xuất
công nghiệp và thương mại nhưng có tính thẩm mỹ như mẫu thiết kế của các tòa nhà,
phương tiện giao thông (ô tô, tàu thuyền...), các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt
đời sống (đồ gia dụng, đồ trang sức...) cũng thuộc phạm vi bảo hộ của QTG.
17 Điều 10 Hiệp định TRIPs bổ sung thêm việc bảo hộ chưong trình máy tính, sưu tập dữ liệu so với Công ước
Bem e

18


×