Tải bản đầy đủ (.pdf) (265 trang)

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.25 MB, 265 trang )

B ộ Tư ?HẲF
TRƯỜNG ĐẠI HỌC L llẠ l tì ' :«O.Ỉ
* *****

ĐÈ

í-

■'■ÍỬ O KHOA HỌí',' CAP TRUỜNĩí

■) Ể TÀ!

TRÁCHNH1Ệ :

i

TỐ CHÚC, CẢ NHÂN

KINH DOANH. TRONG VIỆC BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DỞỊSG THEO
PHÁP LUẬT
VÍỆXN
AM
/
íS
-■*
iầ

ỈI

Mí: sốĩ LH - 2015 - 413/ DHL - HN


: h ủ n m Ệ M B Ề l ' Ằ l : THS, GVC.-HÕÀNG m m t CHIẾN

ỉi

HÀ NỘI - 2016


B ộ T ư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


ĐÈ TÀI NGHIÊN







cứu KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

ĐÈ TÀI
TRÁCH NHIỆM CỦA TỎ CHỨC, CÁ NHÂN
KINH DOANH TRONG VIỆC BẢO VỆ
QUYÈN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Mã số: LH - 2015 - 413/ĐHL - HN
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: THS, GVC. HOÀNG MINH CHIÉN


THƯ KÝ ĐẺ TÀI

: ThS. Nguyễn Ngọc Quyên
ThS. Phạm Phương Thảo
I TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
' TRƯỜNG ĐẠ! HỌC LUÂT HÀ NỘ;
Ị PHÒNG DỌC
3 n ^ } __ _

HÀ NỘI - 2016

m


NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỤC HIỆN ĐÈ TÀI
Chủ nhiệm đề tài: ThS, GVC. HOÀNG MINH CHIẾN
Trường Đại học Luật Hà Nội
Các tác giả chuyên đề khoa học:
1. PGS, TS. Nguyễn Thị Vân Anh & ThS. Nguyễn Ngọc Quyên
Chuyên đề 1
(Trường Đại học Luật Hà Nội)
2. Ngô Vĩnh Bạch Dương
Chuyên đề 2
(Viện Nhà nước và Pháp luật)
3. ThS. Nguyễn Ngọc Quyên
(Truờng Đại học Luật Hà Nội)

Chuyên đề 3

4. ThS. Phạm Phương Thảo

Chuyên đề 4
(Truờng Đại học Luật Hà Nội)
5. CN. rống Đức Duy
Chuyên đề 5
(Truờng Đại học Luật Hà Nội)
6. ThS.Trần Thị Phương Liên
Chuyên đề 6
(Truờng Đại học Luật Hà Nội)
7. ThS.GVC. Hoàng Minh Chiến & ThS. Nguyễn Ngọc Quyên
Chuyên đề 7
(Trương Đại học Luật Hà Nội)
8. ThS.Hồ Tùng Bách
Chuyên đề 8
(Cục Quản lý cạnh tranh)
9. ThS.Cao Xuân Quảng
Chuyên đề 9
(Cục Quản lý cạnh tranh)
10. ThS. Phạm Quế Anh
Chuyên đề 10
(Văi phòng CUTS Hà Nội)
11. ThS, GVC. Hoàng Minh Chiến & ThS. Phạm Phương Thảo
& ThS. Trần Thị Phương Liên
(Truông Đại học Luật Hà Nội)

Chuyên đề 11


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT

BLDS


Bộ luật dân sự

Bộ khoa học công nghệ

BKHCN

BTTH

Bồi thường thiệt hại

Cục QLTT

Cục Quản lý thị trường

Cục QLCT

Cục Quản lý Cạnh tranh

CUTS

Tổ chức thống nhất và tín thác vì người tiêu dùng Ấn
Độ

Công ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

DN


Doanh nghiệp

NTD

Người tiêu dùng

Hội

Hội bảo vệ người tiêu dùng

HĐTM, ĐKGDC

Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Thiương nhân

Tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

TTBH

Trung tâm bảo hành

LHQ

Liên hiệp quốc

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


UBND

ủy ban nhân dân

VINASTAS

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng
Việt Nam


MỤC LỤC

PHẦN I: TỐNG THUẬT KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u CỦA ĐÈ TÀI
"TRÁCH NHIỆM CỦA TỎ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH TRONG
VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG THEO PHÁP LUẬT








VIỆT NAM ” ...................................................................................................................1


P H Ầ N II: C Á C C H U Y Ê N Đ Ề N G H I Ê N c ứ ư .......................................................... 54

Chuyên đề 1: TỒNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA TÓ CHỨC, CÁ NHÂN
KINH DOANH TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI.......................................54

NGƯỜI TIÊU DÙNG............................................................................................ 54
Chuyên đề 2: c ơ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ
CHÚC, CÁ NHÂN KINH DOANH TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DỪNG............................................................................................ 65
Chuyên đề 3: TRÁCH NHIỆM CỦA TỒ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH
TRONG VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG...............72
Chuyên đề 4^TRÁCH NHIỆM CỦA TỒ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH

•TRONG VIỆC CƯNG CẤP BẰNG CHỨNG GIAO DỊCH CHO NGƯỜI TĨÊƯ
DỪNG..................................................................................................................... 88
Chuyên đề 5: TRÁCH NHẸM CỦA TỒ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH
TRONG VIỆC BẢO HÀNH HÀNG HOÁ, LINH KIỆN, PHỤ KIỆN................105
Chuyên đề 6: TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH
TRONG VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO MẪU, ĐIỀU KIỆN GIAO
DỊCH CHUNG..................................................................................................... 123
Chuyên đề 7: TRÁCH NHỆM SẢN PHẨM CỦA TỒ CHỨC, CÁ NHÂN KINH
DOANH.................................................................................................................143
Chuyên đề 8: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ x ử LÝ ĐỐI VỚI T ồ CHỨC, CÁ
NHÂN KINH DOANH KHI VI PHẠM TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DỪNG...........................................................................................159
Chuyên đề 9: THựC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM
CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH TRONG BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG...........................................................................................182


Chuyên đề 10: KINH NGHIỆM QƯỒC TẾ VÈ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ
CHÚC, CÁ NHÂN KINH DOANH TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIỂU DÙNG.......................................................................................... 219
Chuyên đề 11: MỘT SÓ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ TĂNG CƯỜNG THựC
THI PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA TÓ CHỨC, CÁ NHÂN KINH

DOANH TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DỪNG........... 234
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 256


PHẦN I
TÓNG THUẶT KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u CỦA ĐÈ TÀI
"TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH
TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYÊN LỌÌ NGƯỜI TIÊU DÙNG THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM"

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng (NTD) luôn đóng vai trò
trung tâm. Khi đã nhìn nhận vấn đề NTD là trung tâm của nền kinh tế, tức là
hàng hóa dịch vụ của thương nhân đưa ra luôn đặt ra mục tiêu là hướng tới sự
tiêu thụ, sử dụng của NTD và NTD sẽ đem lại lợi nhuận cho thương nhân khi
chi trả tiền cho hàng hóa dịch vụ họ sử dụng. Ngoài việc thu lợi nhuận chính
đáng khi kinh doanh của thương nhân, thì trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng
của họ cũng luôn phải đặt lên hàng đầu. Quan hệ giữa người tiêu dùng và tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (thương nhân) là một loại quan hệ
dân sự phổ biến trong xã hội. Chúng được thiết lập, thực hiện và bảo vệ theo các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là nguyên tắc tự do thỏa thuận và
nguyên tắc bình đẳng. Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa NTD và tổ chức cá
nhân kinh doanh, NTD thường ở vị trí yếu thế hơn về mặt kiến thức pháp lý, sự
hạn chế về thông tin chuyên sâu so với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Trong khi
đó lợi nhuận luôn là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp
kinh doanh nào. Việc theo đuổi mục tiêu này khiến nhiều doanh nghiệp bỏ qua
những quyền lợi của người tiêu dùng. Đây là mặt trái của kinh tế thị trường
đồng thời là mặt trái của hội nhập kinh tế quốc tế khi áp lực cạnh tranh gay gắt

ngày càng tăng buộc doanh nghiệp phải tính đến mọi phương cách nhằm tối đa
hóa lợi nhuận bất chấp cả việc vi phạm thô bạo đến quyền lợi chính đáng thậm
chí gây nguy hại đến tính mạng và sức khỏe của NTD. Hơn nữa, sự vi phạm này
ngày càng tinh vi, phức tạp làm cho NTD khó nhận biết và phòng tránh. Thực tế
ở Việt Nam trong thời gian qua cũng đã minh chứng cho điều này, như: nước


tương của 17 nhà sản xuât nước tương bât châp lương tâm đã vượt quá hàm
lượng cho phép đối với chất 3-MCPD - một chất có nguy cơ gây ra ung thư cho
người sử dụng, vụ sữa bột pha thành sữa tươi, các vụ ngộ độc nghiêm trọng do
ăn phải các chất độc có trong thực phẩm, rau quả... là những ví dụ điển hình
trong nước. Không những thế NTD Việt Nam còn phải chịu hậu quả của các
doanh nghiệp làm ăn không chân chính từ nước ngoài như sữa bột nhiễm
melamin, hoa quả bảo quản bằng các chất độc hại của Trung Quốc...
Trước những nguy cơ tiềm ẩn như vậy, cần có một cơ chế pháp lý bảo vệ
quyền lợi NTD bằng việc gắn trách nhiệm của thương nhân đối với sự an toàn
của các sản phẩm mà họ sản xuất hay cung ứng. Vì thế, trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân kinh doanh chính là một chế định pháp lý không thể thiếu để bảo vệ lợi
ích của NTD, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa thương mại như hiện nay. Các
nước có nền kinh tế thị trường phát triển đã quan tâm xây dựng chế định trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh từ những thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Ở
Việt Nam, chế định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đang còn là
một chế định pháp luật tương đối mới, tuy vậy Pháp luật bảo vệ NTD Việt Nam
thời gian qua đã và đang dành sự quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện chế
định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Đặc biệt là sau khi Luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 được Quốc hội thông qua, chế định trách
nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh đã thực sự được coi là một chế định pháp
lý không thể thiếu trong hệ thống pháp luật bảo vệ NTD Việt Nam. Tuy nhiên,
so với yêu cầu về thực tiễn, Pháp luật bảo vệ NTD Việt Nam vẫn chưa thực sự
đủ mạnh để có thể trấn áp được các hành vi vi phạm đang diễn ra ngày càng

nhiều và phổ biến như hiện nay. Do vậy, việc hoàn thiện chế định trách nhiệm
của tổ chức cá nhân kinh doanh trong pháp luật bảo vệ NTD Việt Nam là một
yêu cầu hết sức cấp thiết.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi cho rằng việc thực hiện đề tài:
“Trách nhiệm của tồ chức, cá nhăn kinh doanh trong việc bảo vệ người tiêu
dùng theo pháp luật Việt Nam” là rất cần thiết để lý giải cơ sở lý luận và thực
tế, nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn đề này, từ đó đưa ra một số


giải pháp đảm bảo thực thi trách nhiệm bảo vệ NTD của tố chức, cá nhân kinh
doanh theo pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
Mặt khác, những nghiên cứu của đề tài này cũng rất thiết thực cho việc
giảng dạy các vấn đề quyền của NTD và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh
doanh đối với NTD, một trong những nội dung quan trọng của môn học Luật
cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi NTD tại trường Đại học Luật Hà Nội.
1.2.

Tình hình nghiên cứu

Sau một thời gian tương đối dài tìm hiểu tình hình nghiên cứu các vấn đề
về trách nhiệm bảo vệ NTD của tổ chúc, cá nhân kinh doanh theo pháp luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, chúng tôi nhận thấy trong các công
trình khoa học đã được công bố hầu như chưa có công trình khoa học nào
nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về vấn đề này.
Có thể kể đến một số một số đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ tư pháp,
của Trường Đại học Luật nghiên cứu cơ chế bảo vệ người tiêu dùng trong đó có
đề cập đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Đó là:
-

Viện nghiên cứu khoa học pháp lí - Bộ tư pháp, ‘Trác/ỉ nhiệm sản


phẩm của doanh nghiệp - công cụ pháp lí bảo vệ người tiêu dừng”, Đe tài
nghiên cứu khoa học cấp bộ, Lê Hồng Hạnh (chủ nhiệm), Hà Nội, 2010.
-

Viện nghiên cứu khoa học pháp lí - Bộ tư pháp, “Tăng cường năng lực

các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dừng ở Việt Nam ”,
Đe tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Nguyễn Thị Vân Anh (chủ nhiệm), Hà Nội, 2014.
- Trường Đại học Luật Hà Nội, “Nghiên cứu pháp luật về quyền được
cung cắp thông tin và bảo vệ thông tin của người tiêu dùng ở Việt Nam ”, Đe tài
nghiên cứu khoa học cấp trường, 2013
Ngoài ra, vấn đề về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh còn được
đề cập rải rác tại các bài báo, bài tạp chí như:
- "Một sổ vấn đề về luật trách nhiệm sản phẩm cộng đồng chung Châu
Âu", Nguyễn Am Hiểu, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2010, tr.43-45.
- 'Trách nhiệm nghiêm ngặt và miễn, giảm trách nhiệm trong pháp luật về
trách nhiệm sản phẩm'', Phạm Thị Phương Anh, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,


số 10/2010, tr.26-33.
- "Một sổ vấn đề chung về chế định trách nhiệm sản phảm và vai trò của
chế định này dưới góc độ bảo vệ người tiêu dùng", Trần Thị Quang Hồng Trương Hồng Quang, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12/2010, tr.25-34.
- "Pháp luật trách nhiệm sản phâm của Canada", Trương Hồng Quang,
Tạp chí Luật học, số 7/2011, tr.70-76.
Chính vì vậy, việc triển khai đề tài “Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
kinh doanh trong việc bảo vệ người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam ” sẽ cung
cấp một cách hệ thống và toàn diện các vấn đề lý luận cũng như thực trạng pháp
luật Việt Nam về đảm bảo thực thi trách nhiệm bảo vệ NTD của tổ chức, cá
nhân kinh doanh, từ đó, đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của

pháp luật cũng như tăng cường khả năng thực thi pháp luật về các trách nhiệm
bảo vệ người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

1.3. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng
của tổ chức, cá nhân kinh doanh ;
- Làm sáng tỏ thực trạng pháp luật và thực tiễn về trách nhiệm bảo vệ
người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh ở Việt Nam;
- Đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện cơ sở trách nhiệm bảo vệ người
tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh đáp ứng yêu cầu hội nhập.
1.4. Nội dung, phạm vi nghiên cứu của Đe tài

- Cơ sở lý luận về vấn đề trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng của tổ
chức, cá nhân kinh doanh theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam
- Thực trạng pháp luật và thực trạng thực thi pháp luật về trách nhiệm
bảo vệ người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo pháp luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam;
- Kinh nghiệm các nước trong việc thừa nhận và bảo đảm thực hiện trách
nhiệm hảo vệ người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, đề tài này
không có tham vọng nghiên cứu tất cả các khía cạnh chính trị, kinh tế mà tập


trung nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ người
tiêu dùng của tố chức, cá nhân kinh doanh. Ngoài ra, còn nghiên cún pháp luật bảo
vệ người tiêu dùng về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh của một số quốc
gia khác từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
1.5. Phương pháp nghiên cứu

Đe đạt được mục tiêu làm sáng tỏ những nội dung cần nghiên cứu, nhóm

nghiên cứu sẽ sử dụng rộng rãi các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp luật so sánh
Phương pháp thống kê
1.6. Lực lượng tham gia đề tài

Các cộng tác viên tham gia nghiên cứu đề tài là những giảng viên của
Trường Đại học Luật Hà Nội, các nhà khoa học thuộc các cơ quan nghiên cứu
như: Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Viện Nhà nước và Pháp luật. Ngoài
ra còn có chuyên viên của Cục Quản lý cạnh tranh và chuyên gia của Văn phòng
CUTS Hà Nội. Đó là những người có nhiều năm làm công tác giảng dạy, nghiên
cứu và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực bảo vệ NTD ở Việt Nam (có danh
sách kèm theo).
1.7. Quá trình nghiên cứu

Sau khi ký hợp đồng nghiên cứu khoa học với Trường Đại học Luật Hà
Nội, Chủ nhiệm đề tài và các cộng tác viên đã thống nhất cách thức thực hiện đề
tài và phân công nghiên cứu các chuyên đề cụ thể. Đe tài được đánh giá là
khó, không nhiều tài liệu tham khảo nên các cộng tác viên cũng gặp rất nhiều
khó khăn trong quá trình triển khai nghiên cứu. Trong suốt quá trình thực
hiện đề tài, Chủ nhiệm đề tài và các cộng tác viên thường xuyên trao đổi với
nhau để cùng làm rõ những vấn đề còn khúc mắc.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành thu thập tài
liệu và thực hiện nhiều cuộc khảo sát như phỏng vấn thăm dò ý kiến của một số
cán bộ Ban bảo vệ NTD của Cục quản lí cạnh tranh, một số chuyên gia pháp


luật của Bộ Tư pháp, Viện Nhà nước và pháp luật và một số hội viên của Hội
Tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam. Trên cơ sở tài liệu thu thập và kết quả

khảo sát, các cộng tác viên tiến hành viết chuyên đề của đề tài.
2. PHẦN NỘI DƯNG

Sau thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả đã hoàn thành công việc và kết quả
nghiên cứu được thể hiện ở những nội dung cơ bản được trình bày dưới đây:
2.1. Cơ sỏ’ lý luận về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ đối vói người tiêu dùng:

2.1.1. Khái niệm về người tiêu dùng
Dưới giác độ kinh tế, NTD (consumer) là một khái niệm chỉ những chủ thể
tiêu thụ của cải được tạo ra bởi nền kinh tế. NTD là người mua nhưng khác với
việc mua nguyên liệu hoặc mua hàng đế bán lại, họ là những người sử dụng
hàng hóa, dịch vụ cuối cùng và làm chúng tiêu hao hoặc biến mất qua việc sử
dụng đó. Dưới giác độ này, khái niệm NTD khác xa so với khái niệm người mua
hàng (customer). Khái niệm người mua hàng rộng hơn so với khái niệm NTD,
người mua hàng là bất cứ ai mua hàng hóa, dịch vụ nhằm bất cứ mục đích gì.
Dưới giác độ kinh tế, NTD là mọi chủ thể (cá nhân, tổ chức) tiêu thụ hàng hóa
cho mục đích tiêu dùng không phải cho mục đích kinh doanh kiếm lời.
Dưới giác độ pháp lý, việc xác định chủ thể nào là NTD rất quan trọng vì
đó là đối tượng được bảo vệ theo pháp luật bảo vệ NTD. Khái niệm NTD chỉ
xuất hiện với tư cách là chủ thể pháp luật từ khi lĩnh vực pháp luật về bảo vệ
NTD ra đời \
Theo pháp luật bảo vệ NTD, NTD được hưởng sự ưu tiên hơn so với chủ
thể luật dân sự khác trong các giao dịch với thương nhân bán hàng hóa, dịch vụ.
Sở dĩ, NTD được ưu tiên so với thương nhân trong quan hệ tiêu dùng bởi họ có
nhiều yếu thế hơn như thiếu thông tin về hàng hóa, dịch vụ, yếu về khả năng
đàm phán khi giao kết hợp đồng, yếu về khả năng chịu rủi ro phát sinh trong quá
trình tiêu dùng. Bởi vậy, dưới giác độ pháp lý việc xác định chủ thể nào là NTD
và là đối tượng được bảo vệ của pháp luật bảo vệ NTD có vai trò vô cùng quan trọng.



Luật pháp của đa số các nước trên thế giới quy định, NTD chỉ là các cá
nhân và không coi tổ chức là NTD. Các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ mà
tổ chức tham gia mặc dù đối tượng của giao dịch là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng
sẽ được bảo vệ theo pháp luật hợp đồng chứ không được bảo vệ theo pháp luật
bảo vệ NTD2.
Ở Việt Nam, khái niệm NTD được thừa nhận trong Pháp lệnh bảo vệ
quyền lợi NTD năm 1999 và tiếp tục ghi nhận trong Luật bảo vệ quyền lợi NTD
năm 2010. Hai văn bản pháp luật này đều quy định: “NTD là người mua, sử
dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiếu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình,
tổ chức”.
Như vậy có thể thấy, so với pháp luật của nhiều nước trên thế giới thì đối
tượng được bảo vệ theo pháp luật bảo vệ NTD của Việt Nam có sự mở rộng
hơn. Ngoài đối tượng là các cá nhân được pháp luật bảo vệ như thông lệ quốc tế,
pháp luật Việt Nam còn coi các tổ chức cũng là NTD khi tổ chức đó mua, sử
dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sinh hoạt, tiêu dùng.
Hiện nay, việc xác định tổ chức nói chung và thương nhân nói riêng có
được coi là NTD hay không là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến
cho rằng khi tổ chức (trong đó có thương nhân) mua hàng hóa không nhằm mục
đích bán lại được coi là NTD. Có ý kiến phản đối cho rằng trong mọi trường
họp thương nhân mua hàng hóa, dịch vụ đều là những hành vi thương mại phụ
thuộc, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của thương nhân nên đều phải được
điều chỉnh theo pháp luật hợp đồng thương mại chứ không được bảo vệ theo
pháp luật bảo vệ NTD3. Nhóm tác giả nghiên cứu đề tài này đồng tình với ý kiến
thứ 2, do đó theo chúng tôi NTD chỉ là cá nhân và tổ chức không có chức năng
kinh doanh.
2.1.2.

,


Khải niêm, đăc điểm trách nhiêm của tồ chức cả nhàn kinh

doanh đối với ngirời tiêu dùng
Trách nhiệm là một khái niệm được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.

2 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật bảo vệ quyền lợi NTD, Nxb Công an nhân dân, 2012, tr 11
3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật bảo vệ quyền lợi NTD, tr 14


Theo cách hiểu thông thường thể hiện trong từ điển tiếng Việt, “Trách
nhiệm là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho phải bảo đảm làm
tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả”4.
Dưới giác độ pháp lý, khái niệm trách nhiệm pháp lý, hiện nay còn nhiều
tranh luận khác nhau. Có ý kiến cho rằng, trách nhiệm pháp lý bao gồm hai loại
trách nhiệm, trách nhiệm theo nghĩa tích cực và trách nhiệm theo nghĩa tiêu
cực5. Trách nhiệm pháp lý theo nghĩa tích cực là sự tự giác, chủ động của chủ
thể trong việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý phù hợp với yêu cầu của pháp luật cả
về nội dung, hình thức và đem lại những kết quả khả quan, tích cực cho đời sống
xã hội. Cũng có ý kiến cho rằng, trách nhiệm pháp lý chủ yếu được hiểu theo
nghĩa tiêu cực, theo đó: “trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc phải gánh chịu hậu
quá pháp lý bất lợi do có hành vi vi phạm pháp luật”6. Theo nghĩa này trách
nhiệm pháp lý luôn gắn liền với việc sự cưỡng chế của nhà nước.
Như vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm trách nhiệm pháp lý,
tuy nhiên, có thể hiểu trách nhiệm pháp lý là những ràng buộc mà chủ thể pháp
luật phải tuân thủ và gắn liền với việc áp dụng các chế tài do pháp luật quy định
khi chủ thể đó có hành vi vi phạm pháp luật.
Trong quá trình hoạt động, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ7
Ktham gia vào nhiều quan hệ pháp lý khác nhau nên cũng phải thực hiện nhiều
loại trách nhiệm trong các lĩnh vực khác nhau như trách nhiệm về thuế, trách
nhiệm về chứng từ, trách nhiệm về bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có

trách nhiệm đối với NTD. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ đối với NTD không chỉ được đề cập trong Luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng mà còn được đề cập ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác

4. Xem: Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Nxb Đà Nằng và Trung tâm từ điển tiếng
Việt, 1997, tr 985
5. Xem: Lê Vương Long (chù biên) “Trách nhiệm pháp lý một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay”
NXB Công an nhân dân, 2008, tr 9.
6 . Xem Nguyễn Thị Hồi “Những nội dung căn bàn cùa môn học lý luận nhà nước và pháp luật” NXB Tư pháp,
2010, tr 445. Xem Bộ tư pháp- Viện khoa học pháp lý, Từ điển luật hoc, Nxb từ điển bách khoa và Nxb tư pháp,
2 0 0 6 .tr 803
1. Tổ chức kinh doanh là những tổ chức được thành lập nhàm mục đích kinh doanh bao gồm: doanh nghiệp tư
nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, các hợp tác xã
8 Cá nhân kinh doanh bao gồm cả những cá nhân có đăng ký kinh doanh và cá nhân thực hiện hoạt động kinh
doanh như người bán hàng rong, làm dịch vụ thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh.


nhau. Vì vậy, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không đưa ra một khái
niệm chung về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
đối với người tiêu dùng mà chỉ quy định các trách nhiệm cụ thể của tổ chức, cá
nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng.
Theo quan điểm ở trên về trách nhiệm pháp lý thì có thể hiểu rằng, trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng là nghĩa vụ mà
tỏ chức, cá nhân kinh doanh phải có bổn phận tuân thủ theo quy định của pháp
luật đối với người tiêu dùng. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ các trách nhiệm đổi với
người tiêu dùng thì phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi theo quy định của
pháp luật.
Đặc điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
đối với người tiêu dùng thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
đối với NTD là loại trách nhiệm được pháp luật quy định, thể hiện thái độ của
nhà nước trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh
đối với NTD.
Thứ hai, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh phát sinh trong mối
quan hệ với NTD.
Thứ ba, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có
xu hướng bất lợi đổi với tổ chức, cá nhân kinh doanh và tùy thuộc vào hành vi vi
phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh mà họ phải chịu các chế tài khác nhau.
Thứ tư, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với NTD được
điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

2.1.3. Cơ sở lý luận của việc xác định trách nhiệm của tổ chức, cả nhân
kinh doanh đối với người tiêu dùng
Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ra đời làm thay đổi những nguyên tắc
truyền thống của luật dân sự khi áp dụng đối với các giao dịch mang tính tiêu


dmg. Bên cạnh việc quy định thêm cho người tiêu dùng những quyền không có
tpng quan hệ dân sự truyền thống, lĩnh vực pháp luật này cỏn ràng buộc thương
mân thêm những trách nhiệm mới. Thay vì thuần túy thực hiện nghĩa vụ đã thỏa
tluận trong hợp đồng, các thương nhân còn phải gánh chịu những trách nhiệm
vri NTD cho dù giữa họ và NTD không tồn tại những giao dịch trực tiếp. Cơ sở
cia sự ràng buộc trách nhiệm này, cũng như cơ sở cho sự ra đời của Luật bảo vệ
qiyền lợi người tiêu dùng, được dựa trên các vấn đề chính trong giao dịch dân
Sĩ của tô chức, cá nhân kinh doanh với NTD:
Thứ nhất, sự bất cân xứng thông tin giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh
VI người tiêu dùng;
Thứ hai, chênh lệch khả năng đàm phán giữa các bên;
Thứ ba, khác biệt về khả năng gánh chịu rủi ro từ quá trình tiêu dùng.

i. Thông tin bất cân xứng
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Iníòrmation) xuất hiện vào
niững năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học
hên đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là
Gsorge Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng được trao giải Nobel
knh tế học. Đây là trạng thái bất cân bằng trong cơ cấu thông tin - giữa các chủ
trê giao dịch có mức độ nắm giữ thông tin không ngang nhau. Một người sẽ có
ứông tin nhiều hơn so với người khác về đối tượng được giao dịch. Điều này
tdín tới nhiều hệ lụy xấu, có hại cho thị trường.
Trường hợp thông tin không được công bố đủ để người mua hiểu một cách
X1Cthực, đầy đủ và kịp thời, họ có thể chấp nhận giao dịch theo hướng lựa chọn
tĩii với ý muốn (adverse selectỉon) thực sự của họ là mua được hàng tốt và giá
lixmg trung bình trên thị trường. Điều này có hại cho sự phát triển của thị
Itriơng và nền kinh tế nói chung.
Trong trường hợp thông tin bị giấu diếm bởi bên bán, nó cũng đem lại kết
qiả tương tự và những suy thoái đạo đức kinh doanh (moral hazard) sẽ xảy ra.


Người mua tin tưởng vào người bán, còn ngưòi bán hình thành động cơ làm lợi
cho mình bất chấp hậu quả gây thiệt hại cho bên mua. Ngoài nhũng tác hại về
vật chất của người mua, giấu diếm thông tin cũng gây tổn hại cho thị trường.
Đối phó với tình trạng thông tin bất cân xứng, các nhà kinh tế học cho rằng
cẩn hai biện pháp là báo tin và dò tin.
Báo tin (screening) là hoạt động của người bán, tức của bên có thông tin.
Họ sẽ phải cung cấp thông tin về sản phẩm từ nguồn gốc xuất xú, thành phần
cấu tạo, cách thức sử dụng, những tác dụng phụ hoặc rủi ro khi sử dụng sản
phấm cho đến các thông tin liên quan đến bản thân doanh nghiệp sản xuất như
tên gọi, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động, tính họp pháp của việc sản xuất hoặc phân phối,...

Dò tin (signaling) là hoạt động của người mua, họ có thể tự mình tìm hiểu
hoặc thông qua các thực thể trung gian để lấy thông tin về hàng hóa, dịch vụ
cũng như thông tin về nhà cung cấp.
Trước thành tựu này của kinh tế học, giới lập pháp dường như tự tin hon
trong việc xác định nghĩa vụ báo tin của bên bán đối với hàng hóa, dịch vụ, các

nhán kinh doanh trong trường hợp này còn được hiểu là sự đáp ứng các quyền
về thông tin của NTD. Minh bạch thông tin là nghĩa vụ, trách nhiệm của tất các
các thương gia, đặc biệt khi nó liên quan đến hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng. Theo
đó, công khai thành phần nguyên liệu, nguồn gốc xuất xứ, hướng dẫn sử dụng
với những cảnh báo rủi ro chi tiết được xác định là trách nhiệm của người sản
xuất, phân phối. Đương nhiên, nếu một vụ việc được chỉ ra là bị che giấu thông
tin, người sản xuất, phân phối phải chịu trách nhiệm bồi thường theo pháp luật
bảc vệ người tiêu dùng.
Thông thường, các trách nhiệm này của thương nhân gồm các lĩnh vực:
Thông tin chất lượng sản phẩm, hàng hoá
Trình bày nhãn mác đúng quy cách, không gây nhầm lẫn
Thông tin hướng dẫn sử dụng, điều kiện bảo quản, hạn sử dụng
Cảnh báo các rủi ro hư hỏng hoặc biến chất hoặc gây tai nạn cháy, nổ,
phít tán chất độc.


Thông tin bảo hành, đổi trả sản phẩm.
ii. Chênh lệch khả năng đàm phán
Trong luật học, kinh tế và khoa học xã hội, “chênh lệch khả năng đàm
phán” là khái niệm chỉ trường hợp một bên trong một cuộc mặc cả có nhiều hơn
các lựa chọn thay thế và tốt hơn so với bên kia. Điều này dẫn đến tình trạng một
bên có quyền lực lớn hơn hơn các bên khác để có thể chọn ký hoặc không ký
kết. Điều này làm cho một bên sẽ đạt được điều kiện thuận lợi hơn trong giao
dịch so với phía bên kia. Chênh lệch khả năng đàm phán thường làm cho tự do hợp

đông bị méo mó, tạo ra sự phân biệt đối xử, và dẫn đến các thất bại thị trường.
“Chênh lệch khả năng đàm phán” thường xuất hiện trong những điều kiện
sản xuất lớn, cung cấp dịch vụ hàng loạt. Các hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao
dịch chung được biên soạn kỹ lưỡng nhằm tránh mất thời gian đàm phán đối với
các giao dịch giổng nhau. Hiển nhiên, kết quả đạt được từ việc cắt giảm này
thông qua việc biên soạn các điều kiện giao dịch chung đã được chứng minh,
đặc biệt trong ngành tài chính, bảo hiểm và ngân hàng. Tuy nhiên, có một khía
cạnh khác mà ngày càng trở nên quan trọng là hợp đồng theo mẫu thường được
sử dụng bởi các doanh nghiệp có khả năng thương lượng mạnh mẽ. Bên yếu thế,
đang có nhu cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ, thường xuyên không ở trong một vị
trí để có thể mua của nhà cung cấp khác với các điều kiện tốt hơn, hoặc là vì tác
giả của các hợp đồng theo mẫu có vị trí độc quyền hoặc bởi vì tất cả các đối thủ
cạnh tranh đều sử dụng các điều khoản tương tự.
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vì vậy sẽ phải nêuđầy
đủ các điều khoản bắt buộc về hàng hóa, dịch vụ từ số lượng, chất lượng, đơn vị
tính, đơn vị thanh toán. Mọi trường hợp ép buộc, áp đặt bên kia sẽ bị coi là vi
phạm nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện của hợp đồng và có thể bị tòa án tuyên là
vô hiệu.
Đối với các điều kiện giao dịch chung, hợp đồng theo mẫu đều phải trình
bày minh bạch, dễ hiểu và được kiểm soát bởi cơ quan nhà nước, hội dân sự
hoặc tòa án theo các hình thức đăng ký, phê chuẩn hoặc kiện dân sự.


iii. Khác biệt về khả năng gánh chịu rủi ro
Sự ra đời của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng được nhiều học giả cho
rằn;g, nó là sự họp lý hóa giữa bất đổi xứng thông tin và chênh lệch khả năng
đànn phán giữa các bên. Tuy vậy, ngoài việc khắc phục bất đối xứng thông tin và
nguiy cơ lạm dụng quyền lực đàm phán, không ai phủ nhận rằng, việc xử lý rủi
ro trong quá trình tiêu dùng sản phẩm giữa người tiêu dùng và thương nhân luôn
có sự chênh lệnh mà nguyên nhân của nó không phải lúc nào cũng do thiếu

thôiĩig tin hoặc bất cân xứng về khả năng đàm phán. Đó là rủi ro về an toàn trong
sử dụng sản phẩm, rủi ro về xử lý, giải quyết tranh chấp khi có sản phẩm lỗi, hư
hỏng hoặc gây thiệt hại ngoài ý muốn.
Trách nhiệm sản phẩm là một quy định có tính đặc thù của pháp luật bảo
vệ người tiêu dùng trong thế kỷ XX. Theo đó những người chịu trách nhiệm đối
với khuyết tật của sản phẩm tiêu dùng có thể không phải là người gây ra khuyết
tật đó nhưng có tham gia vào chuỗi hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu
dùng. Đó có thể là nhà sản xuất, người đại lý, người vận chuyển hoặc người bán
lẻ. Hầu hết các nước trên thế giới đều có luật trách nhiệm sản phẩm nằm trong
hoặc độc lập với luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trong việc giải quyết tranh chấp, bên cạnh việc giảm nhẹ gánh nặng cho
NTD trong xử lý rủi ro trong quá trình sử dụng sản phẩm như giảm nhẹ nghĩa vụ
chứng minh tới mức đảo nghĩa vụ, nhà làm luật các nước đều quy định tổ chức,
cá nhân kinh doanh phải chứng minh điều ngược lại với cáo buộc của NTD. Họ
phải chứng minh không tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi sản xuất,
cung cấp hàng hóa, dịch vụ với những thiệt hại của NTD hay chứng minh mình
không có lỗi trong việc gây ra các khuyết tật của sản phẩm.
Trường hợp không thể chứng minh được mình được miễn trách nhiệm, họ
phải chịu trách nhiệm đối với những cáo buộc của nguyên đơn về khuyết tật của
hàng hóa, dịch vụ mà mình đã sản xuất, thiết kế hoặc cung cấp.
2.1.4.
người tiêu dùng

Các loai trách nhiêm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với


Đây là nội dung đặc thù của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ngoài những nghĩa vụ theo thỏa thuận và được điều chỉnh bởi các ngành luật tư
thì người cung cấp, hàng hóa, dịch vụ cho NTD phải gánh chịu thêm nhiều
íỊghĩa vụ mang tính hành chính do pháp luật quy định để đảm bảo cho quyền lợi

của NTD. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ngoài
việc được quy định tại nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành khác nhau thì đã
điược Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 khái quát lại ở những
trách nhiệm cơ bản nhất tại Chương II như sau:
/. Trách nhiệm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng: Theo hướng dẫn
của Liên hiệp quốc, quyền được cung cấp thông tin là một trong tám quyền cơ
bản của NTD. Thông tin là một trong những yếu tố mà NTD quan tâm nhất khi
mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ và Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng
được định hướng đế giảm thiểu sự "bất đổi xứng về mặt thông tin của người tiêu
dùng". NTD cần có những thông tin cơ bản nhất về hàng hóa, dịch vụ như:
nguồn gốc xuất xứ, giá cả, chất lượng, tính năng, bảo hành, phương thức thanh
toán...cũng như về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó như: địa
điểm kinh doanh, địa điểm thực hiện việc bảo hành, sửa chữa hàng hóa...Tuy
nhiên, NTD khó có thể tiếp cận được những thông tin này do những hạn chế về
độ chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cũng như phương tiện để thực hiện, trừ
khi được thương nhân cung cấp thông tin cho. Vì vậy, việc quy định nghĩa vụ
cung cấp thông tin cho người tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh là
cần thiết và là một trong những nghĩa vụ cơ bản nhất, quan trọng nhất trong
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
ii. Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch: Bằng chứng giao dịch là
hình thức ghi nhận giao dịch giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh khi mua,
sử dụng hàng hóa dịch vụ. Bằng chứng giao dịch có thể là hợp đồng, có thể là
hóa đơn thanh toán hoặc bất kỳ tài liệu, chứng từ nào có liên quan để ghi nhận
một giao dịch đã được xác lập. Bằng chứng giao dịch không chỉ để xác nhận
một giao dịch NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh mà còn là chứng cứ quan


trpng đê NTD có thê thực hiện việc khiêu nại, khởi kiện trong trường hợp có
h?nih vi vi phạm quyền lợi của mình.
Ui. Trách nhiệm trong việc thực hiện họp đồng theo mẫu, điều kiện giao

dch chung: Hiện nay nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có số
luợng khách hàng lớn đã lựa chọn giải pháp là đưa ra các quy định, hợp đồng
mẫu, điều kiện bán hàng áp dụng cho tất cả khách hàng của mình. Do NTD
không được trực tiếp đàm phán, thỏa thuận các điều khoản trong các hợp đồng
theo mẫu cũng như phải chấp nhận các điều kiện giao dịch chung một cách bị
đóng nên trong nhiều trường hợp NTD gặp rất nhiều rủi ro. Mặc dù, Bộ luật dân
sự năm 2005 hay Bộ luật dân sự 2015 đã có những quy định về hợp đồng theo
mẫu tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế khi áp dụng đối với NTD do đó Luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã kịp thời bổ sung những quy định về
trach nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc thực hiện hợp đồng theo
mẫu, điều kiện giao dịch chung như tại Điều 16 quy định về Điểu khoản của hợp
đong giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không cỏ hiệu lực
đó là các hợp đồng, các điều kiện giao dịch chung có nội dung xâm phạm quyền
lợi người tiêu dùng hay quy định về nghĩa vụ đăng ký hợp đồng theo mẫu và
điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ
ban hành 9.
iv. Trách nhiệm bảo hành hàng hoá, linh kiện, phụ kiện: thông thường, khi
chào bán hàng hóa, tổ chức, cá nhân kinh doanh luôn đưa ra những cam kết, hứa
hẹn hấp dẫn về chế độ bảo hành. Tuy nhiên, khi đã xác lập giao dịch và phát
sinh nghĩa vụ bảo hành thì không phải lúc nào tổ chức, cá nhân kinh doanh cũng
thực hiện cam kết một cách nghiêm túc. Nhiều trường hợp, tổ chức, cá nhân
kinh doanh tìm mọi cách để từ chối nghĩa vụ bảo hành hoặc đổ lỗi cho NTD và
tìm lý do khác để trốn tránh nghĩa vụ bảo hành hoặc cố tình trì hoãn việc bảo
hành hoặc thực hiện việc bảo hành nhiều lần làm cho NTD chán nản và từ bỏ
việc bảo hành. Vì vậy Điều 21 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010


đã quy định vê trách nhiệm của tô chức, cá nhân đôi với việc bảo hành hàng hóa,
linh kiện tạo cơ sở pháp lý vũng chắc cho việc bảo vệ NTD.

V.

Trách nhiệm sản phám: Đây là một loại trách nhiệm pháp lý đặc biệt khi

hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp có những khuyết tật, kể cả trong trường hợp
người này không có lỗi đối với những khuyết tật đó. Đáng lưu ý là, việc đảo
ngược nghĩa vụ chứng minh lỗi, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chứng minh
mình không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại. Trường họp không thể chứng minh
được mình được miễn, họ phải chịu trách nhiệm đối với những cáo buộc của
NTD về khuyết tật của hàng hóa, dịch vụ mà mình đã sản xuất, thiết kế hoặc
cung cấp. Trách nhiệm này được thể hiện trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng năm 2010 ở hai khía cạnh đó là: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết
tật ( Điều 22) và Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hoá có khuyết tật gây
ra (Điều 23,24). Hàng hoá có khuyết tật nếu được lưu hành rộng rãi có thể gây
ra thiệt hại rất lớn cho người tiêu dùng cả về sức khoẻ, tính mạng cũng như tài
sản do đó cần phải được thu hồi, sửa chữa và nếu đã gây thiệt hại cho người tiêu
dùng thì phải kịp thời bồi thường nhằm bù đắp những tổn hại gây ra cho NTD.
2.2.

Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của tổ chức, cá

nhân kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2.2.1.

Khái quát quá trình phát triển quy định về trách nhiệm của tồ

chức, cá nhăn kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Trách nhiệm bảo vệ quyền lợi NTD không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá
nhân NTD, của các cơ quan Nhà nước, của toàn xã hội mà còn là trách nhiệm
riêng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh đã được pháp luật quy định. Tuy

nhiên, vấn đề này chỉ bắt đầu nhận được sự quan tâm từ khi Pháp lệnh bảo vệ
quyền lợi NTD năm 1999 ra đời.
*

Trước năm ỉ 999, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc

bảo vệ quyền lợi NTD đã được đề cập đến trong Luật thương mại 1997 tại Điều
9 và Bộ luật dân sự 1995. Tuy nhiên, các quy định về trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân kinh doanh còn rất hạn chế, nằm rải rác, đồng thời chưa có biện pháp
bảo đảm thực hiện trên thực tế. Hai văn bản này đề cập đến trách nhiệm cung


cấp thông tin nhưng không quy định rõ phải cung cấp thông tin gì, hay đề cập
đến trách nhiệm sản phẩm của thương nhân nhưng chưa quy định rõ sản phẩm
nào, hàng hoá có khuyết tật là gì, quy định về hợp đồng theo mẫu nhưng chỉ
dừng lại ở khái niệm.
* Từ năm 1999 đến năm 2010:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi
NTD lần đầu tiên được quy định tại một chương (chương III) trong văn bản
pháp luật là Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999. Theo đó, dù chưa quy
định đầy đủ nhưng về vấn đề cung cấp thông tin được quy định tại Điều 15,
trách nhiệm sản phẩm tại Điều 14, trách nhiệm bảo hành hàng hoá tại Điều 16,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hoá có khuyết tật gây ra tại Điều 17.
Bên cạnh những quy định trong Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm
1999, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với việc bảo vệ quyền lợi
NTD còn được đề cập gián tiếp trong các quy định của Bộ luật dân sự 2005 về
chất lượng của vật mua bán10, nghĩa vụ bảo hành n , nghĩa vụ cung cấp thông
tin12, các quy định về hợp đồng, bồi thường thiệt hại. Ngoài ra trách nhiệm của
tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với việc bảo vệ quyền lợi NTD còn được quy
định nằm rải rác trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như: Luật giao dịch

điện tử 2005, Luật Điện lực 2004, Luật chất lượng sản phẩm hàng hoá 2007,
Luật Viễn thông 2009...
* Từ năm 2010 đến nay:
Ngày 17/11/ 2010 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội
thông qua thay thế cho Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và Nghị định 99/2011/NĐ-CP của
Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật này tiếp
tục quy định bổ sung các nội dung cụ thể, chi tiết liên quan đến trách nhiệm của
tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với NTD như: bổ sung các loại trách nhiệm của
tổ chức, cá nhân kinh doanh (Trách nhiệm trong việc thực hiện Hợp đồng theo
10 Điều 430 Bộ luật dân sự 2005
11 Điều 445 Bộ luật dân sự 2005
12 Điều 442 Bộ luật dân sự 2005

Ị TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯƠNG ĐAI H0C LUAT HA NỌI
PHÒNG ĐỌC - 3 3 4


mẫu và điều kiện giap dịch chung; Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao
dịch...); chế tài xử lý hành vi phạm khi tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm các
nghĩa vụ phải thực hiện đối với NTD.
Khác với các lĩnh vực khác lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD có nội hàm rất
rộng, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Chính vì vậy, hoạt
động bảo vệ quyền lợi NTD trong đó có trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh
doanh đối với NTD cũng được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp
luật khác nhau. Như vậy, ngoài các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi NTD,
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá đối với NTD còn được
quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác như: Luật giá 2012, Luật
Quảng cáo 2012, Luật Bưu chính 2010, Luật điện lực sủa đổi bổ sung 2012,

Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật... các nghị định, thông tư hướng dẫn
những Luật trên như:
Nghị định 177/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2013
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật giá.
Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 11 năm
2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản
xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi NTD
Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định
02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 về việc ban hành Danh mục hàng hóa,
dịch vụ thiết yểu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Thông tư số 19/2014/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2014 ban hành
mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt được ban hành nhằm
hướng dẫn cụ thể các nội dung được giao trong Luật.
2.2.2.

Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam hiện hành về trách

nhiệm của thương nhăn trong việc bảo vệ quyền lợi NTD
Pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh
doanh trong việc bảo vệ quyền lợi NTD tập trung quy định các nội dung cơ bản
sau:


Thứ nhảt, quy định cụ thê trách nhiệm của tô chức, cá nhân kinh doanh
đối với NTD từ điều 12 đến điều 23 Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010, chi tiết
từng hành vi như sau:

- Quy định về trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch
Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch là một chế định trách nhiệm
hết sức đặc biệt trong Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010. Cụ thể, tại Khoản 1

Điều 20 Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 quy định như sau: “Tổ chức, cá nhân
kỉnh doanh hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm cung cấp cho người tiêu dùng hóa
đơn hoặc chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch theo quy đinh của pháp luật
hoặc theo yêu cầu của người tiêu dùng. Như vậy có thể thấy Luật bảo vệ quyền
lợi NTD 2010 đã quy định một cách hết sức linh hoạt trong vấn đề trách nhiệm
cung cấp bằng chứng giao dịch của tổ chức cá nhân kinh doanh.. Tuy nhiên quy
định tại Điều 20 của Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 cũng không nêu rõ người
tiêu dùng có quyền yêu cầu ngay khi giao dịch, hay trước và sau khi giao dịch
họ vẫn có quyền yêu cầu cung cấp bằng chứng giao dịch cho mình.
- Quy định trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh trong việc cung
cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm phải cung cấp những
thòng tin sau cho NTD:
(i) Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa.
Việc ghi nhãn hàng hóa ngoài quy định khoản 1 Điều 12 Luật bảo vệ quyền
lợi NTD 2010 còn được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của
Chính phủ về nhãn hàng hóa. Có thể thấy, nhãn hàng hóa là một trong các yếu tố
quan trọng mà NTD cần nắm bắt được trước khi quyết định mua hoặc sử dụng
hàig hóa, trên nhãn hàng hóa có chứa các thông tin như tên hàng hóa, tên và địa
chi của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ của hàng hóa.
(ii) Trách nhiệm niêm yết giá hàng hóa dịch vụ.
Khoản 2 Điều 12 Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 quy định các tổ chức
cá nhân kinh doanh phải niêm yết công khai giá hàng hoá, dịch vụ tại địa điểm
kinh doanh, văn phòng dịch vụ.


×