Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Cơ chế giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.56 MB, 174 trang )

- - - B ộ i u PHÁ ỉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔTTC KẾT ĐỂ TÀĨ

Tên dề tài;
C ơ CHẾ GĨẲi QUYẾT BỔI THƯỜNG THIỆT h



DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TẠI HÀ NÔI
Mã số: OlX-10/03-2010-2

Chả nhiệm ĩề ĩdi
: Tiến sỹ Vã Thu Hạnh
Đơn vị tk r/'- LJ ĩ t
: Trường Đại học Luật Hà Nội
Đơn vị đưọc gỉat ':ếhoạch : sở Khoa hạc và Cổng nghệ Hà Nội


B ộ T ư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐÈ TÀI

Tên đề
tài
Mã số

: Cơ chế giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái
môi trường tại Hà Nội


: 01X-10/03-2010-2

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆK
TRƯỜNG ĐẠI HỌC1UÂT HÀ v '
PHÒNG ĐỌC

Đơn vị được giao kế hoạch
(Kỷ, đóng dấu)

j

Đơn vị thực hiện
(Kỷ, đóng dấu)

Hà Nội, tháng 11/2011

Chủ nhiệm đề tài
(Kỷ, Họ tên)


MỤC LỤC

|*HẦN MỞ ĐÀU.................................................................................................... .1
|H Ầ N 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÈ c o CHÉ GIẢI QUYÉT BỒI
ỊHƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG....... 8
f.l. NHẬN THỨC CHUNG VÈ c ơ CHÉ GIẢI QUYÉT BTTH DO Ô NHIỄM,
SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG................................................................................. 8
1.2. TỔNG QUAN VÈ THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI
ĨRƯỜNG............................................................. .................... ............................10
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN YÊU CÂU BTTH DO Ô

Ịĩh iẻ m , s u y t h o á i m ô i t r ư ờ n g .............................................................. 13
1.3.1. Cơ sở pháp lý của quyền yêu cầu BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi
trường.................................................................................................................. 13
1.3.3. Nội dung quyền yêu cầu BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường.....16
1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH N H ỆM BTTH DO Ô NHIỄM,
Ịỉu y t h o á i m ô i t r ư ờ n g ............................................................................... 17
1.4.1. Người có trách nhiệm BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường............ 17
1.4.2. Phân biệt trách nhiệm BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường với trách
nhiệm BTTH từ sự cố môi trường.....................................................................19
1.5. NHỮNG VÁN ĐỀ CHƯNG VÊ GIẢI QƯYÉT BTTH DO Ô NHIỄM, SUY
THOÁI MÔI TRƯỜNG.........................................................................................23
1.5.1. Thẩm quyền giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường.......... 23
1.5.2. Phương thức giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường......... 24
1.5.3. Trình tự, thủ tục giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường....... 25
1.6. CÁC THIẾT CHẾ HỒ TRỢ GIẢI QUYẾT BTTH DO Ô NHIỄM, SUY
THOÁI MÔI TRƯỜNG...........................................................................................27
1.6.1. Giám định thiệt hại môi trường.................................................................27
1.6.2. Bảo hiểm trách nhiệm BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường........... 29
1.7. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA KHÁC VÈ GIẢI QUYẾT BTTH
DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG VÀ BÀI HỌC CHO V Ệ T NAM . 31
1.7.1. Kinh nghiệm về phân loại và xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái
môi trường........................................................................................................... 31
1.7.2. Kinh nghiệm về giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường......... 36
1 .7 .3 . B à i h ọ c k in h n g h iệ m

c h o V i ệ t N a m .................................................................................................... 3 7

PHẦN 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THựC TIỄN GIẢI QUYẾT BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIEM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TẠI
HÀ NỘI.................................................................................................................. 39

2.1. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG HÀ N Ộ I................................................... 39
2.1.1. Thực ưạng các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại Hà Nội.................... 39
2.1.2. Thực trạng chất lượng môi trường sống tại Hà N ộ i................................ 41


2.1.2.1. Chất lượng môi trường không k h í.......................................................41

2.1.2.2. Chất lượng môi trường nước........................................................... 42
2.1.3. Tổn thất do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra tại Hà Nội..............46
2.1.4. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường................49
2.2. NHẬN THỨC VÈ TRÁCH NHIỆM BTTH DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI
MỒI TRƯỜNG TẠI HÀ NỘI............. ................................................................50
2.3.1. Nhận thức của người dân Hà Nội về trách nhiệm BTTH do ô nhiễm, suy
thoái môi trường................................................................................................50
2.3.2. Nhận thức của cán bộ, viên chức thành phố Hà Nội về trách nhiệm
BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường........................................................ 52
2.3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THựC TIỄN THỰC HIỆN QUYỀN YÊU
CẦU BTTH DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TẠI HÀ N ỘI.........54
2.3.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện quyền yêu cầu BTTH của tổ
chức, cá nhân tại Hà Nội...................................................................................54
2.3.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện quyền yêu cầu BTTH của cơ
quan nhà nước tại Hà N ội.................................................................................57
2.4. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THựC TIẺN XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI
DO Ô NHIẺM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TẠI HÀ N Ộ I........................... 59
2.5. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THựC TIẼN ÁP DỤNG CÁC QUY
ĐỊNH VỀ THÂM QUYỀN, PHƯƠNG THỨC, TRÌNH T ự , THỦ TỤC BTTH
DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TẠI HÀ N Ộ I............................63
2.5.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về thẩm quyền
và phương thức giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường............ 63
2.5.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về trình tự, thủ

t ụ c g i ả i q u y ế t B T T H d o ô n h i ễ m , s u y t h o á i m ô i t r ư ờ n g ............................................................6 9

2.6. THỰC TRẠNG SỪ DỤNG THIẾT CHẾ HÕ TRỢ GIẢI QUYẾT BTTH
DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TẠI HÀ N Ộ I............................72
2.6.1. Thực trạng sử dụng thiết chế giám định thiệt hại môi trường.............. 72
2.6.2. Thực trạng sử sụng thiết chế bảo hiểm trách nhiệm BTTH do ô nhiễm,
suy thoái môi trường............................................................................................. 76
PHẦN 3: VỤ VIỆC VEDAN VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT
RA VỚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT BÔI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG.............................. 78
3.1. THÔNƠ TIN CHUNG VỀ CÔNG TY VEDAN.... .....................................78
3.1.1. Thông tin về hoạt động của Công ty Vedan.......................................... 78
3.1.2. Thông tin về sai phạm của Công ty Vedan............................................ 78
3.2. THÔNG TIN VỀ QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT BTTH DO Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG GÂY RA TỪ CÔNG TY VEDAN....................................................79
3.2.1. Các bước tiến hành tại tỉnh Đồng N ai....................................................80


3.2.2.Các bước tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa- Vũng
T àu ..................................................... .................................................... ..........81
3.3. MỘT SỐ TRỞ NGẠI, THÁCH THỨC, BẮT CẬP, VƯỚNG MÁC NẢY
S I N H . . . . . .................... .......................................... ........................................... 83
3.3.1. Trở ngại chung về yêu cầu BTTH do ô nhiễm môi trường.....................83
3.3.2. Những trở ngại thách thức về yêu cầu BTTH do ô nhiễm môi trường từ
vụ việc Vedan nói riêng..........................................................................................86
3.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ v ụ VIỆC VEDAN VÀ KHẢ
NĂNG VẬN DỰNG TẠI THANH PHỐ HÀ N Ộ I............................................ 88
PHÀN 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN c ơ CHE GIẢI QUYÉT BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG............................. 91
4.1. TẬP HỢP CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LÀ CĂN c ứ PHÁP LÝ

ĐÊ GIẢI QUYẾT BTTH DO ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG........ 91
4.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ VỀ GIẢI QUYẾT BTTH DO Ô NHIỄM, SUY
THOÁI MỒI TRƯỜNG......................................................................................... 91
4.2.1. Các giải pháp từ phương diện lý luận...................................................... 91
4.2.2. Các giải pháp từ phương diện pháp luật thực định..................................95
4.2.3. Các giải pháp về tổ chức bộ máy, nhân lực và các thiết chế khác........110
4.2.3.1. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về môi trường..................... 110
4.2.3.2. Hoàn thiện hệ thống tư pháp nhằm xét xử có hiệu quả các tranh
c h ấ p t r o n g l ĩ n h vực m ô i t r ư ờ n g ....................................................................................................................1 1 2
4.2.3.2. Xã hội hoá việc giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi
trưòmg..........................................................................................................115
KẾT LUẬN....................................................................................................... 116
PHỤ LỤC : TẬP HỢP CÁC QUY ĐỊNH VÈ GIẢI QUYÉT BTTH DO Ô
NHIỄM, SUY THOAI MÔI TRƯỜNG........................................................ 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 159


LỜI CẢM ƠN
Trường Đại học Luật Hà Nội, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện nghiên
cứu đề tài khoa học cấp thành phố “Cơ chế pháp lý giải quyết BTTH do ô
nhiễm, suy thoái môi trường gây nên". Chủ nhiệm đề tài là TS Vũ Thu Hạnh,
Phó Chủ nhiệm Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường nói riêng đang nảy sinh ngày một nhiều
theo chiều hướng tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển kinh tế xã hội, với nhu cầu
hưởng thụ chất lượng môi trường sổng, nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên
chổng phục vụ quá trình phát triển, đặc biệt là tại các thành phố lớn, các khu
công nghiệp tập trung, như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình
Dương... Có nhiều cách thức, biện pháp khác nhau được đưa ra nhằm ngăn
chặn, hạn chế tình trạng này, trong đó các biện pháp pháp lý với nội dung chính
là quy định trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại (BTTH) do làm ô nhiễm, suy

thoái môi trường đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, các quy
định pháp luật hiện hành về cơ chế giải quyết yêu cầu đòi BTTH trong lĩnh vực
này ở Việt Nam mới chỉ dừng ở mức chung chung, mang tính nguyên tắc, chưa
thể áp dụng trên thực tế. Tại Hà Nội, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý
môi trường Hà Nội mới chủ yếu áp dụng trách nhiệm xử phạt vi phạm hành
chính đổi với đối tượng vi phạm mà chưa tiếp cận áp dụng trách nhiệm BTTH về
môi trường. Để góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về mặt môi trường
của người dân thông qua quyền tiếp cận tư pháp của họ, đồng thời khẳng định
rõ hơn vai trò của các thiết chế nhà nước và thiết chế xã hội trong việc giải
quyết một loại xung đột mới nảy sinh trong đời sống xã hội, việc triển khai đề tài
“Cơ chế pháp lý giải quyết BTTH do ỗ nhiễm, suy thoái môi trường gây nên" là
hết sức cần thiết cả từ phương diện lý luận và thực tiễn.
Đơn vị thực hiện và Chủ nhiệm đề tài không thế hoàn thành nhiệm vụ
nghiên cứu trên nếu không có sự đóng góp, tham gia nhiệt tình cùa các tổ chức,
cá nhân có liên quan. Trường Đại học Luật Hà Nội xin được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc tới các tổ chức và cá nhân sau đây:


Nhiệm vụ phối họp
thưc hiện

Stt

Cá nhân

1.

TS. Vũ Thị Duyên Thuỷ

2.


TS. Nguyễn Văn Phương Bộ môn Luật Môi trường, Viết chuyên đề lý
Trường Đại học Luật HN luận, giài pháp

3.

TS. Nguyễn Văn Cường

Viện khoa học xét xử, Tòa Viết chuyên đề thực
án nhân dân tối cao.
trạng

4.

TS. Trần Anh Tuấn

Bộ môn Luật Tố tụng dân Viết chuyên đề lý
sự, Trường Đại học Luật luận, giải pháp
Hà Nội.

5.

TS. Ngọ Văn Nhân

mẫu
Bộ môn Xã hội học, Xây dựng
Trường ĐH Luật Hà Nội. phiếu điều tra XHH

6.


Ths. Nguyễn Thị Kim Chi cục BVMT, Sở Tài Viết chuyên đề thực
Phương
nguyên và Môi trường HN trạng; tham gia
khảo sát điều tra

7.

Ths. Hoàng Ngọc Thành

Tòa án nhân dân thành Viết chuyên đề thực
phố Hà Nội
trạng

8.

CN. Nguyễn Thị Lài

Tòa án nhân dân quận Hai Viết chuyên đề thực
Bà Trưng
trạng

9.

Ths. Lưu Ngọc Tố Tâm

Bộ môn Luật Môi trường, Viết chuyên đề lý
T r ư ờ n g Đ ạ i học L u ậ t H à
luận, giải pháp, điều
Nội.
tra XHH, tổ chức

hội thảo

10.

Ths. Đặng Hoàng Sơn

Bộ môn Luật Môi trường, Viết chuyên đề lý
Trường Đại học Luật HN luận, điều tra XHH,
tổ chức hội thảo

11.

Cn. Nguyễn Thị Hằng

Bộ môn Luật Môi trường, Điều tra XHH, tổ
Trường Đại học Luật HN chức hội thảo

12.

Ths.
Nguyễn
rp Ẩ
Tuyên

13. PGS.TS
Phước

Nguyên

Đơn vi•


Bộ môn Luật Môi trường, Thư ký đề tài, viết
Trường Đại học Luật HN chuyên đề lý luận,
giải pháp

Hồng Tòa Dân sự, Tòa án nhân Viết báo cáo chuyên
dân tỉnh Đồng Nai
đề, tham luận kinh
nghiệm địa phương
Hữu Viện Tài nguyên và Môi Viết báo cáo chuyền
trường, Đại học Quốc gia đề, tham luân kinh
nghiệm địa phương
Thành phố Hồ Chi Minh


s tt

Nhiệm vụ phối hợp thực hiện

Tổ chức

14. UBND tỉnh Đồng Nai

Cho ý kiến khảo sát điều tra

15. Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Đồng Nai

Cho ý kiến khảo sát điều tra


16. Sở Tư pháp tỉnh Đồng
Nai

Cho ý kiến khảo sát điều tra

17. Sở Tài nguyên và Môi
trường thành phố Hà Nội

Cho ý kiến khảo sát điều tra

18. Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp

Cho ý kiến khảo sát điều tra

19. Bộ Tài nguyên và Môi
trường

Cho ý kiến khảo sát điều tra

20.

UBND các xã Minh
Khai, Dương Liễu, Cát
Quế, huyện Hoài Đức

Cho ý kiến khảo sát điều tra

21.

UBND các huyện Gia


Cho ý kiến khảo sát điều tra

L âm ,

Đ ôn g

A nh,

T hanh

Trì, Từ Liêm
22.

UBND huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai

Cho ý kiến khảo sát điều tra

23. Trường Đại học Luật
thành phổ Hồ Chí Minh

Cho ý kiến khảo sát điều tra


DANH MỤC CÁC TỬ VIẾT TẮT

BTTH

: BTTH


Bộ TN&MT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ NN&PTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

ĐMC

: Đánh giá môi trường chiến lược

KT- XH

: Kinh tế xã hội

KTTT

: Kinh tế thị trường

NĐ 29

: Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ
quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường, cam kết BVMT


NĐ 117

: Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính
phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, điều kiện sống của con người
đang ngày càng được cải thiện. Song hành với quá trình đó, nhu cầu hưởng thụ
chất lượng môi trường sống, nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên chống lại
những giá trị hữu hạn của chúng cũng gia tăng nhanh chóng. Thực tế đó làm nảy
sinh ngày một nhiều hơn tranh chấp giừa các tổ chức, cá nhân trong xã hội để
giành được nhiều nhất những giá trị vốn có của môi trường để phục vụ cho
những lợi ích của mình, từ đó có thể dẫn đến phương hại lợi ích của người khác.
Xu hướng này được dự báo là sẽ diễn ra trong phạm vi cả nước và đặc biệt tăng
nhanh ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung, như thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương... Có nhiều cách thức, biện pháp
khác nhau được đưa ra nhàm ngăn chặn, hạn chế tình trạng này, trong đó các
biện pháp pháp lý với nội dung chính là quy định ữách nhiệm phải bồi thường
thiệt hại (BTTH) do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường đang được Nhà nước
đặc biệt quan tâm. Vì vậy, giải quyết yêu cầu đòi BTTH do ô nhiễm, suy thoái
môi tmờng ngày càng được xem là một nội dung quan trọng của quản lý và bảo
vệ môi trường (BVMT). Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế
giải quyết yêu cầu đòi BTTH trong lĩnh vực này ở Việt Nam mới chỉ dừng ở
mức chung chung, mang tính nguyên tắc, chưa thể áp dụng trên thực tế. Thực
tiễn giải quyết các vụ kiện đòi BTTH do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây
nên trong thời gian qua tại Việt Nam gặp không ít khó khăn do chưa có sự thống

nhất về cách hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề
này. Mặt khác, hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường thường gây ra những
thiệt hại đáng kể, đó có thể là những hậu quả hiện hữu ngay tại thời điểm có
hành vi gây ra thiệt hại và cũng có thể là những hậu quả tiềm ẩn, chỉ sau một
khoảng thời gian dài mới bộc lộ sự nguy hại cao độ. vấn đề cấp thiết là xử lý
các hành vi vi phạm và yêu cầu các đối tượng có hành vi gây thiệt hại tới môi
trường phải thực hiện BTTH đối với những hậu quả về môi trường mà họ gây ra.
Hiện nay, các diễn đàn thòi sự trong nước đang đề cập nhiều đến các vụ
việc gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Càng ngày chúng ta càng phát hiện
thêm nhiều vụ vi phạm pháp luật môi trường, như vụ Huyndai Vinasin, vụ
Vedan, các khu công nghiệp gây ô nhiễm..., song việc áp dụng trách nhiệm
BTTH do hành vi vi phạm pháp luật môi trường của các đối tượng trên gây ra lại
hầu như chưa được đặt ra hoặc có đặt ra nhưng không được giải quyết triệt để,
do không xác định được đầy đủ thiệt hại, cũng như chưa có cơ chế pháp lý rõ
1


ràng đê giải quyêt loại xung đột này. Hậu quả vê mặt xã hội của tình trạng trên
là chất lượng môi trường sống tiếp tục bị giảm sút do không có các điều kiện về
mặt vật chất để phục hồi, đối tượng gây ô nhiễm môi trường không thấy hết
trách nhiệm pháp lý mà mình phải gánh chịu nên không triệt để tuân thủ pháp
luật môi trường, người bị hại dễ bất bình, dễ có phản ứng tiêu cực do không
được bồi thường thoả đáng những thiệt hại mà mình phải gánh chịu, trật tự tư
pháp bị ảnh hưởng do các vụ kiện tụng không được giải quyết dứt điểm, dây dưa
kéo dài.
Tại Hà Nội, tình trạng cá tôm chết hàng loạt là do nước thải công nghiệp
chưa được xử lý thải trực tiếp ra sông Nhuệ (từ các cụm công nghiệp Phú Minh,
các nhà máy Điện Cơ, cơ sở sản xuất thiết bị y tế, xí nghiệp chế biến phân hữu
cơ Cầu Diễn, Nhà máy sơn Hà Nội...) hay tình trạng vi phạm pháp luật môi
trường của các công ty Bia Hà Nội đã kéo dài nhiều năm nay khiến cho người

dân sống xung quanh khu vực nhà máy rất bất bình. Gần đây nhất là Công ty cổ
phần sữa Hà Nội đã bị Thanh tra Sờ Tài nguyên và Môi trường quyết định xử
phạt gần 20 triệu đồng vì đã vi phạm các quy định về BVMT và tài nguyên nước
(như xả thẳng ra môi trường cặn từ hệ thống xử lý nước cấp mà không qua xử
lý, các chất BOD5, độ màu; COD trong nước thải ra môi trường vượt quy chuẩn
kỹ thuật về môi trường từ 5 lần đến dưới 10 lần. Riêng Coliform vượt 480.000
lần so với quy chuẩn kỹ thuật cho phép). Thiệt hạị về môi trường tự nhiên và
thiệt hại về tài sản của người dân là rất lớn song do cơ ché giải quyết yêu cầu đòi
BTTH chưa rõ ràng nên người dân và các cơ quan công quyền không khỏi lúng
túng khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Hiện tại, đối với loại vụ việc
này cơ quan quản lý môi trường Hà Nội mới chủ yếu áp dụng trách nhiệm xử
phạt vi phạm hành chính đối với đối tượng vi phạm mà chưa tiếp cận áp dụng
trách nhiệm BTTH về môi trường; người bị hại cũng chỉ biết nhờ cơ quan quản
lý môi trường can thiệp hoặc phản ảnh trên các phương tiện truyền thông mà
chưa thực hiện đầy đủ quyền khởi kiện tại Tòa án để đòi BTTH đối với tài sản
của mình.
Vì những lí do trên nên cần phải có thêm những nghiên cứu có tính chuyên
sâu về cơ chế giải quyết yêu cầu đòi BTTH do ô nhiễm, suy thoái mci trường,
góp phần đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong lĩnh vực
môi trường, góp phần giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật môi trường, bảo đảm
trật tự xã hội của Thủ đô. Điều đó cho thấy, việc nghiên cứu đề tài “Cơ chế giải
quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường tại Hà Nội" vừa mang tính thời
sự, cấp thiết, vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Có một số công trình nghiên cứu về
cách thức đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường. Các công trình này có giá trị

tham khảo rất lớn trong xây dựng các quy định về giải quyết các khiếu kiện về
môi trường. Trong số này trước tiên cần kể đến công trình “Đen bù và đánh giá
thiệt hại môi trường: Một số vấn để về chính sách và pháp lí đối với khu vực
ASEAN” do Tiến sĩ Brady Coleman - Trung tâm Luật Môi trường châu Á - Thái
Bình Dương, Đại học tổng hợp Singapore thực hiện; “Khuôn kho thể chế hiện
hành về đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường tại Malaysia ” của Amirul arpin
- Chuyên gia kiểm soát môi trường, Cục Môi trường Malaysia; Mồ tả khuôn
kho hiện hành về đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường ở các nước thành viên
ASEAN: Kinh nghiệm của Thái Lan” do Charit Tingabadh - Trung tâm kinh tế,
sinh thái - Khoa kinh tế - Đại học Tổng hợp Chulalongkom, Bangkok, Thai Lan
thực hiện. Đặc biệt là ấn phẩm "Compendium o f summaries ofjudicial decisions
in environment related cases”1 do Chương trình Môi trường Hợp tác Nam á
(SACEP) và Chương trình Môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP) xuất bản
năm 2001. Báo cáo tổng hợp các kết quả nghiên cứu về trách nhiệm dân sự đối
với BTTH về môi trường (Study of Civil Liability Systems for remedying
Environmental Damage)...
Tình hình nghiên cứu trong nước: T r o n g m ộ t s ố l ĩ n h v ự c k h o a h ọ c c ó
liên quan như xã hội học môi trường, kinh tế học môi trường, khoa học quản lí
về môi trường... cũng đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến trách
nhiệm BTTH về môi trường, như: “Xây dụng phương pháp xác định mức đền bù
thiệt hại bởi ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất, dịch vụ gây ra” do
Trung tâm kĩ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp, trường Đại học xây
dựng Hà Nội thực hiện năm 1999; "Chính sách quản lý môi trường đối với việc
giải quyết xung đột môi trường", luận văn cao học chuyên ngành chính sách
khoa học và công nghệ của Lê Thanh Bình; Nghiên cứu về giá trị kinh tế của
Khu bảo tồn biển Hòn Mun (Economic valuation of the Hon Mun Marine
Protected Area). Song nhìn chung các công trình nêu trên mới chỉ đề cập đến các
giải pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế mà chưa đề cập đến việc giải quyết BTTH
về môi trường.
Từ góc độ nghiên cứu khoa học pháp lí, chủ đề trách nhiệm BTTH về môi

trường cũng đã bước đầu nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các luật gia,
cũng như những người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực quản lý môi trường.
Ở các mức độ và phạm vi khác nhau, đã có một số công trình và tài liệu đề cập
1 Tạm dịch là "Trích yếu tóm tắt các quyết định của toà án trong các vụ có liên quan đến môi trường".

3


đến vấn đề này, như: Giáo trình Luật Môi trường của Trường Đại học Luật Hà
Nội (1999); đề tài "Bước đầu nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp môi
trường tại Việt Nam" do Cục Môi trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Vụ pháp luật Dán sự
- Kinh tế, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2000; đề tài "Trách nhiệm pháp lý dán sự
trong lĩnh vực môi trường" do Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp
thực hiện năm 2002; các Báo cáo tong kết công tác thực tiễn giải quyếì đòi
BTTH do hành vi làm ố nhiễm môi trường gây nên của Phòng quản lý môi
trường các tỉnh, thanh tra môi trường các địa phương, Cục BVMT; "Ớ nhiễm
môi trường biển Việt Nam - Luật pháp và thực tiễn " của Tiến sĩ Nguyễn Hồng
Thao; luận án tiến sĩ luật học của Vũ Thu Hạnh về “Xây dụng và hoàn thiện cơ
chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BVMT tại Việt N a m “BTTH về môi
trường ” thuộc Chương trình hợp tác Việt Nam- Thụy Điển về tăng cường năng
lực quản lí nhà nước về đất đai và môi trường...; “Trách nhiệm BTTtì do hành vi
vi phạm pháp luật môi trường gây nên”- Đề tài nghiên cứu khoahọc cấp trường,
Trường Đại học Luật Hà Nội... Tuy nhiên, các công trình trênhoặc mới chỉ là
những nghiên cứu ban đầu và chỉ tập trung vào một hoặc một vài vấn đề giải
quyết yêu cầu BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên hoặc chỉ là
những nghiên cứu mang tính lý luận về cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh
vực BVMT, như nghiên cứu đặc điểm ca bản của tranh chấp môi trường, các
yếu tố cấu thành nên cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực môi trường và
giải quyết một số vấn đề mang tính học thuật2... mà chưa có những nghiên cứu

mang tính ứng dụng để giải quyết các yêu cầu về BTTH do ô nhiễm, suy thoái
môi trường trên thực tế, đặc biệt là nghiên cứu quy trình khởi kiện đòi BTTH
trong lĩnh vực môi trường, cũng như vai trò của các chủ thể tham gia vào quá
trình giải quyết vụ việc.
3. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện trên các cơ sở pháp lý sau:
1. Quyết định số 116/2009/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 của ƯBND thành
phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu Ke hoạch kinh tế- xã hội và Dự toán ngân sách
của thành phố Hà Nội năm 2010.
2. Hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ/số..... /ỈĨĐ-SKH&CNKHTC ngày 21/4/2008 về thực hiện đề tài “Cơ chế giẳi-q»yểt BTTH do ô
nhiễm, suy thoái môi trường tại Hà Nội"

2 Luận án tiến sĩ cùa chủ nhiệm đề tài thực hiện vào năm 2004 là một ví dụ.

4


4. Mục tiêu khoa học, kết quả nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ những vấn đề lý luận về cơ chế giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy
thoái môi trường. Xác định quyền yêu cầu BTTH của các tổ chức, cá nhân bị
thiệt hại, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân gây thiệt hại, và trình tự giải
quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường.
- Đánh giá thực trạng của việc giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi
trường tại Hà Nội trong thời gian qua.
- Đề xuất cơ chế giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường tại Hà
Nội trong thòi gian tới.
5. Đốỉ tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu của đề tài
- Đổi tượng và phạm vi nghiên cứu của để tài: Đê tài không nghiên cứu
việc BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên dưới giác độ kỹ thuật,
nghĩa là không đi sâu vào việc tính toán các mức độ thiệt hại do ô nhiễm, suy

thoái môi trường gây ra mà chỉ tập trung vào nghiên cứu cách thức để giải quyết
việc BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường. Điều này cũng có nghĩa là đề tài
chỉ tập trung vào việc trả lời các câu hỏi: ai, trong trường hợp nào thì được
BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường? Tương tự, ai, trong trường hợp nào thì
phải BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra; và ai là người có thẩm
quyền quyết định việc BTTH nêu trên?...
Đe tài chỉ nghiên cứu một cơ chế chung về giải quyết BTTH do ô nhiễm,
suy thoái môi trường gây nên mà không có sự phân tách giữa cơ chế giải quyết
BTTH do ô nhiễm môi trường và cơ chế giải quyết BTTH do suy thoái môi
trường, vì xét từ phương diện khoa học, suy thoái và ô nhiễm môi trường mặc
dù có những biểu hiện về tính chất và mức độ khác nhau, song nhìn chung
chúng đều chỉ tình trạng môi trường bị xấu đi về chất lượng và/hoặc số lượng,
ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe của con người, nên từ phương diện
pháp lý thì hậu quả về mặt xã hội giữa môi trường bị ô nhiễm với môi trường
bị suy thoái là không có sự khác nhau nên không cần thiết phải có cơ chế
riêng cho mỗi loại.
- Nội dung nghiên cứu của để tài:
5.1. Nội dung l ĩ
- Những vấn đề chung về thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường.
- Những vấn đề chung về quyền yêu cầu BTTH do ô nhiễm, suy thoái
môi trường

5


- Những vấn đề chung về trách nhiệm BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi
trường
- Những vấn đề chung về giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường
- Các thiết chế hỗ trợ việc giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi
trường

- Kinh nghiệm một số nước về xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường và giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường
- Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc giải quyết BTTH do ô
nhiễm, suy thoái môi trường
5.2. Nội dung 2:
- Đánh giá thực trạng pháp luật về giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái
môi tnrờng (ở cả cấp trung ương và địa phương)
- Thực trạng thực hiện việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường tại Hà Nội
- Thực trạng thực hiện quyền yêu cầu BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi
trường tại Hà Nội
- Thực trạng thực thi trách nhiệm BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường
tại Hà NỘI
- Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thẩm quyền và phương
thức giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường tại Hà Nội
- Thực trạng áp dụng pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết BTTH do ô
nhiễm, suy thoái môi trường tại Hà Nội
- Thực trạng sử dụng các thiết chế hỗ trợ trong việc giải quyết BTTH do ô
nhiễm, suy thoái môi trường tại Hà Nội
5.3. Nội dung 3:
- Xây dựng quy trình xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
- Các giải pháp đảm bảo thực hiện quyền yêu càu BTTH do ô nhiễm, suy
thoái môi trường
- Các giải pháp bảo đảm thực hiện trách nhiệm BTTH do ô nhiễm, suy
thoái môi trường
- Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền và phương thức giải
quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường

6



- Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết BTTH
do ô nhiễm, suy thoái môi trường
- Các giải pháp hoàn thiện các thiết chế hỗ trợ việc giải quyết BTTH do ô
nhiễm, suy thoái môi trường
- Các giải pháp nâng cao vai trò và năng lực của các chủ thể có liên quan
trong giải quyết yêu cầu BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường tại Hà Nội
- Xây dựng quy trình giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường
tại Hà Nội.
5.4. Nội dung 4:
- Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền tại Hà Nội về các giải pháp
hoàn thiện cơ chế giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường
- Xây dựng tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật về cơ chế giải quyết
BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường
6.

Bố cục báo cáo

Ngoài Lời mở đầu, kết^ttạnTclành mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung báo cáo đề tài bao gồm 3 phần:
Phần I. Những vấn đề lý luận về cơ chế giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy
thôấi môi trưàmg.
ỵC \
Phần H. Thực trạng pháp luật và thực tiễn pháp lý về/vềgiải quyết BTTH
do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên tại Hà Nội.
Phần in. Vụ việc Vedan và những bài học kinh nghiệm về giải quyết
BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường đối với thành phố Hà Nội
Phần IV. Giải pháp hoàn thiện cơ chế giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy
thoái môi trường.


7


Phần 1
NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ c ơ CHẾ GIẢI QUYÉT BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO Ô NHIẺM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG

1.1.
NHẬN THỨC CHUNG VÈ c ơ CHẾ GIẢI QUYÉT BTTH DO Ô NHIỄM,
SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG

Ngày nay, trong nhiều lĩnh vực khoa học, thuật ngữ "cơ chế" được sử dụng
phổ biến và phát triển ở nhiều nội dung. Cụ thể là:
- Trong kinh tế học, thuật ngữ này được sử dụng khi đề cập đến "cơ chế
kinh tế", "cơ chế quản lý kinh tế", "cơ chế thị trường"... theo đó "cơ chế kinh tế"
được hiểu chung là phương thức vận động của nền sản xuất xã hội được tổ chức
và quản lý theo những quan hệ vốn có và được nhà nước quy định, bao gồm
những chính sách và phương pháp quản lý, những hình thức cụ thể của quan hệ
sản xuất và những hình thức cụ thể về tổ chức"3...
- Trong khoa học xã hội, "cơ chế" có nghĩa thông dụng là sự tương tác giữa
các yếu tố kết thành một hệ thống mà nhờ đó hệ thống có thể hoạt động.
- Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ cơ chế được sử dụng sớm nhất và phổ
biến nhất là "cơ chế điều chỉnh pháp luật", với ý nghĩa là hệ thống các biện pháp
pháp luật tác động đến quan hệ xã hội, bao gồm toàn bộ những mối quan hệ tác
động lẫn nhau giữa các bộ phận cấu thành: chủ thể pháp luật, quy phạm pháp
luật và sự kiện pháp lý...
Với cách hiểu trên, "cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường" nói chung,
"cơ chế giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường" nói riêng không đề
cập đến việc giải quyết tranh chấp dưới dạng một phương thức cụ thể hay một
mục đích cụ thể, mà rộng hom, bao quát hơn, nó đe cập đến sự tương tác giữa

tất cả các yểu tổ chi phối (tác động) đến quá trình điều hoà các lợi ích xung
đột trong xã hội. Nói khác đi, cơ chế giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái
môi trường gây nên giúp cho hoạt động giải quyết tranh chấp theo quan điểm
hệ thống.
Như vậy, từ phương diện học thuật, cơ chế giải quyết BTTH do ô nhiễm,
suy thoái môi trường có thể được hiểu là một hệ thong thong nhất các phương
tiện pháp lý đặc thù, thông qua đó thực hiện việc giải toả mâu thuẫn giữa các
bên tranh chấp, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, bảo vệ trật
tự xã hội. Đây là cách tiếp cận mới và hiện đại. Ưu điểm của cách tiếp cận này

’ Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa V iệt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1 (A -Đ ), Hà Nội.

8


là: Thứ nhât, cho phép tập hợp thành một thê thông nhât các công cụ, phương
tiện pháp lý làm căn cứ cho việc tiến hành giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy
thoái môi trường; Thứ hai, tạo điều kiện để việc giải quyết BTTH do ô nhiễm,
suy thoái môi trường được tiến hành trong trạng thái động, qua đó có cơ sở để
đánh giá hiệu quả của hoạt động này; Thứ ba, làm rõ vị trí, vai trò, chức năng
của từng bộ phận (thành tố) trong cơ chế giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái
môi trường và các mối quan hệ qua lại giữa chúng.
Giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường là một hoạt động mang
tính thực tiễn cao, nên việc nghiên cứu cơ chế giải quyết cần được xem xét dưới
góc độ ứng dụng thực tế. Điều này đòi hỏi việc nghiên cứu là phải chỉ rõ "các
phương tiện pháp lý đặc thù" chi phối quá trình giải quyết BTTH do ô nhiễm,
suy thoái môi trường và mối liên hệ (sự tương tác) giữa chúng.
Thông thường, pháp luật về giải quyết BTTH sẽ là phương tiện pháp lý đầu
tiên được đề cập đến trong bất cứ cơ chế giải quyết dạng tranh chấp nào, trong
đó những nội dung chính của pháp luật về giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy

thoái môi trường bao gồm: các quy định về quyền yêu cầu BTTH do ô nhiễm,
suy thoái môi trường; trách nhiệm BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường; các
phương thức giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường; trình tự, thủ
tục, thẩm quyền giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường... Tuy
n h iê n , đ ể p h á p lu ậ t v ề g iả i q u y ế t B T T H

th ự c s ự p h á t h u y đ ư ợ c h iệ u q u ả th ự c tế

còn cần đến các thiết chế hỗ trợ khác, như: giám định thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường, bảo hiểm trách nhiệm BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi
trường, tổ chức bộ máy, sự vận hành của bộ máy, năng lực thừa hành pháp luật
của các chủ thể có thẩm quyền, thái độ tôn trọng pháp luật của bên tham gia
tranh chấp (gọi chung là yếu tố tổ chức và con người); và các biện pháp bảo đảm
khác... Nói khác đi, so với pháp luật giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi
trường, cơ chế giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường có nội hàm
rộng hơn và "động" hom. Nó không chỉ bao gồm pháp luật về giải quyết BTTH
mà còn có sự tham gia cùa các thiết chế hỗ trợ khác.
Có một câu hỏi lớn đặt ra trong quá trình nghiên cứu là: Liệu có cơ chế giải
quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường riêng cho Hà Nội hay không? Từ
phương diện lý thuyết có thể trả lời là không, vì các quy định pháp luật về giải
quyết BTTH nói chung, BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường nói riêng nhất
thiết phải được áp dụng chung trong cả nước mà không có ngoại lệ. Tuy nhiên,
như trên đã phân tích, cơ chế giải quyết BTTH không chỉ là các quy định của
pháp luật mà còn bao gồm cả các thiết chế hỗ trợ, nguồn nhân lực, năng lực thừa
hành pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền..., mà các yếu tố đó thì lại có sự

9


khác nhau giữa các địa phương, nên việc tìm ra các giải pháp, cách thức tốt nhất

cho việc giải quyết BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường tại Hà Nội là việc
có thể làm và cũng là mục tiêu mà nghiên cứu này cần đạt được.
1.2. TỎNG QUAN VÈ THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG

Thiệt hại xảy ra là một trong những điều kiện tiền đề của trách nhiệm
BTTH nói chung và BTTH trong lĩnh vực BVMT nói riêng. Điều này có thể lý
giải bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm BTTH là khôi phục tình trạng
đã bị tổn thất cho người bị thiệt hại, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho
họ. VI thế, nếu không có thiệt hại thì không thể đặt vấn đề bồi thường cho dù
có những điều kiện khác như có hành vi trái pháp luật, có lỗi... So với thiệt
hại trong lĩnh vực dân sự nói chung, thiệt hại trong lĩnh vực BVMT có những
điểm tương đồng và khác biệt nhất định. Nói cách khác, tình trạng bị tổn thất
của người bị thiệt hại được xác định không hoàn toàn giống nhau trong mọi
l ĩ n h vực.
Trong lĩnh vực dân sự, thiệt hại có thể được hiểu là những tổn thất thực tế
được tính thành tiền, do việc bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy
tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. Do đó, thiệt hại trong lĩnh vực này được xác
định bao gồm thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng sức khoẻ, danh dự nhân
phẩm, uy tín và thiệt hại về tinh thần4. Cụ thể là:
+ Thiệt hại về tài sản: Biểu hiện cụ thể của loại thiệt hại này là người bị
thiệt hại bị mất tài sản, giảm sút tài sản, trả những chi phí để ngăn chăn, hạn chế,
sừa chữa, thay thế tài sản và cả những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai
thác công dụng của tài sản. Đây có thể được hiểu khái quát hơn là những thiệt
hại về vật chất của người bị thiệt hại.
+ Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ: Đây là những thiệt hại làm phát sinh
thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi
chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe gây ra.
+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị tín bị xâm hại: Loại thiệt hại
này bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế

bị mất bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại.
+ Tổn thất về tinh thần. Đây là những tổn thất mà về nguyên tắc là không
thể giá trị được bằng tiền và không thể phục hồi được. Tuy nhiên, để an ủi, động
viên đối với người bị thiệt hại về tinh thần, Bộ luật dân sự qui định người
xâm hại phải “bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần
4 Trường Đại học luật Hà N ội, Giáo trình Luật dân sự, trang 262.

10


cho người cho người bị thiệt hại, người thân thích gần gũi của người đó phải
gánh chịu”.
Khác với thiệt hại trong dân sự, trong lĩnh vực BVMT, thiệt hại lại được
hiểu là những tổn thất do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố
môi trường gây ra5. Đây là những biến đổi theo chiều hướng xấu đi của môi
trường gây tổn hại cho nhà nước, cho cộng đồng hoặc cho một hoặc nhiều tổ
chức, cá nhân cụ thể. Theo Luật BVMT 2005, thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái
môi trường bao gồm: i) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; ii)
Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi
trường gây ra. vấn đề này có thể được hiểu như sau:
Một là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Môi trường
bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật6.
Như vậy, nói đến môi trường là nói đến hai yếu tố cơ bản của môi trường là yếu
tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo. Song, dưới góc độ này, cần phải nhìn
nhận rõ sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là sự suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường tự nhiên, chứ không phải môi trường nhân
tạo. Neu môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố được hình thành tự nhiên, do
tự nhiên sinh ra (nước, đ ấ t, không khí, âm thanh, ánh sáng...) thì yếu tổ vật chất

nhân tạo lại do con người tạo ra trong quá trình tồn tại, phát triển của mình (các
khu dân cư, các khu sản xuất, các loại cơ sở hạ tầng...).
Vì thế, xem xét dưới giác độ xác định thiệt hại và BTTH thì các yếu tố
nhân tạo lại thường được nhìn nhận là các loại tài sản hiện hữu, thuộc quyền sở
hữu của một chủ thể xác định. Nếu chúng có bị suy giảm chức năng, tính hữu
ích thì cần được hiểu là suy giảm chức năng, tính hữu ích của chính tài sản đó.
Nói cách khác, đó là các thiệt hại về tài sản của người bị thiệt hại và người bị
thiệt hại trong trường hợp này có thể là Nhà nước cũng có thể là một tổ chức, cá
nhân cụ thể. Trong khi đó, các yếu tố tự nhiên lại được xem là những yếu tố cần
thiết cho sự tồn tại, phát triển chung của cả cộng đồng, không do một tổ chức, cá
nhân nào tạo ra và đương nhiên thuộc quyền sở hữu chung của cả cộng đồng mà
đại diện là nhà nước. Do đó, nếu có sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các

5 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005 có qui định: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi
trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi traờng, gây ảnh huởng xấu đến con nguời, sinh vật. Suy thoái môi
trường là sự suy giàm số lượng và chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hường xấu đối với con người
và sinh vật Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động cùa con người hoặc biến đổi
thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
5 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005

11


yếu tố này thì đó là sự suy giảm các giá trị môi trường sống nói chung. Theo
cách hiểu thông dụng, đó là các thiệt hại đổi với môi trường. Chính vì vậy, nói
đến thiệt hại trong lĩnh vực BVMT dưới góc độ chức năng, tính hữu ích của môi
trường bị suy giảm là nói đến sự suy giảm chức năng, tính hữu ích vốn có của
môi trường tự nhiên.
Hai là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích

của môi trường gây ra. Hiểu một cách đơn giản hơn, đây là những tổn thất về
tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác mà người bị thiệt hại
phải gánh chịu từ tình trạng ô nhiêm môi trường, suy thoái môi trường. Cụ thể:
+ Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ do hậu quả của việc suy giảm chức
năng, tính hữu ích của môi trường. Tương tự với loại thiệt hại này trong lĩnh vực
dân sự nói chung, người bị thiệt hại phải chi trả các chi phí cứu chữa, bồi dưỡng,
chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất và các khoản thu nhập thực tế bị mất, bị
giảm sút do bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe gây ra từ tình trạng môi trường bị
ô nhiễm hoặc bị suy thoái. Môi trường là không gian sống của con người và đó
là một ưong những chức chức năng hết sức quan trọng của nó.
Vì thế khi chức năng này bị suy giảm, nó sẽ ảnh hường trực tiếp đến sức
khoẻ và tính mạng của con người. Khác với sự suy giảm chức năng tính hữu ích
của môi trường tự nhiên gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển chung của cả cộng
đồng như đã phân tích ở trên, đây lại là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của
môi trường và hậu quả của nó là gây ra những ảnh hường bất lợi trực tiếp cho
sức khoẻ và tính mạng của những con người cụ thể.
Điều đó có thể được hiểu là chính tình trạng suy giảm chức năng, tính hữu
ích của môi trường đã gây ra những tổn hại thực tế về vật chất cho người bị thiệt
hại thông qua việc họ bị ảnh hưởng xấu về tính mạng và sức khoẻ. Đó là việc họ
phải ưả tiền khám chữa bệnh để phục hồi sức khoẻ. Bên cạnh đó, họ còn có thể
bị mất hoặc bị giảm những khoản thu nhập mà lẽ ra họ phải có được nếu như
không có tình trạng sức khoẻ bị giảm sút. Việc những người dân tại các “làng
ung thư” của Việt Nam (Đà nẵng, Phú Thọ...) phải chi trả rất nhiều tiền cho việc
khám chữa bệnh và thu nhập bị giảm sút do không đủ sức khoẻ để làm việc... là
một minh chứng cụ thể cho tnrờng hợp này.
+ Thiệt hại về tài sản do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích
của môi trường. Đây là những thiệt hại về vật chất của người bị thiệt hại như
mất tài sản, bị giảm sút tài sản... mà nguyên nhân của nó là do chức năng, tính
hữu ích của môi trường bị suy giảm. Nói cách khác, đây cũng là những tổn thất
mà tình trạng môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích đã gây ra cho

12


những chủ thể xác định gọi chung là người bị thiệt hại. Theo đó, người bị thiệt
hại phải gánh chịu những tổn thất về tài sản khi môi trường bị ô nhiễm và bị suy
thoái. Chính những biểu hiện xấu này của môi trường đã làm cho họ bị mất, bị
giảm sút tài sản, phải chi trả những chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn
chặn và phục hồi tài sản. Tình trạng làm ô nhiễm môi trường không khí do hoạt
động của nhà máy xi măng Hoàng Thạch trước đây đã làm giảm sút một cách
đáng kể hoa lợi của nhân dân quanh vùng là một ví dụ cho loại thiệt hại này.
+ Thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc
suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Đây là những thiệt hại mà
người bị thiệt hại phải gánh chịu do việc khai thác, sử dụng các thành phần môi
trường đã bị suy giảm chức năng, tính hữu ích. Họ là những chủ thể được phép
khai thác, sử dụng một cách hợp pháp các thành phần môi trường đó để phục vụ
cho các hoạt động của mình. Tuy nhiên, do các thành phần môi trường này đã bị
ô nhiễm hoặc suy thoái nên họ không thể tiếp tục khai thác, sử dụng hoặc phải
khai thác, sử dụng một cách hạn chế, dẫn đến lợi ích vật chất của họ bị tổn hại.
Chẳng hạn, một nhà máy chế biến thực phẩm đang được phép khai thác nguồn
nước để phục vụ sản xuất, song nguồn nước này lại bị ô nhiễm. Đe đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm, họ không thể tiếp tục sử dụng nguồn nước đó được nữa.
Như vậy, lợi ích hợp pháp của nhà máy này trong việc sử dụng nguồn nước đã
bị tổn hại chính do chức năng, tính hữu ích của nguồn nước đó đã bị suy giảm.
1.3.
NHỮNG VÁN ĐÈ CHUNG VÈ QUYÈN YÊU CẢU BTTH DO Ô NHIÈM,
SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG

1.3.1.
môi trường


Cơ sở pháp lý của quyền yêu cầu BTTH do ô nhiễm, suy thoái

Nhìn một cách tổng thể có thể thấy hệ thống pháp luật Việt Nam đã có các
bước phát triển đáng kể về quyền yêu cầu BTTH nói chung, đòi BTTH do ô
nhiễm, suy thoái môi trường nói riêng. Cụ thể là:
- Từ năm 1945 đến trước năm 1986, không có văn bản pháp luật đề cập
trực tiếp đến BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường mà chỉ có quy định về
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và Hướng dẫn xét xử về BTTH ngoài hợp
đồng của Tòa án nhân dân tối cao sổ 173-TANDTC ngày 23/3/1972.
- Từ năm 1986 đến năm 2005, bên cạnh một số văn bản pháp luật quy định
về BTTH ngoài hợp đồng, còn có các quy định về BTTH do làm ô nhiễm, suy
thoái môi trường. Cụ thể là: i) Hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam quy định quyền đòi BTTH về vật chất và tinh thần khi bị người khác xâm
phạm là một trong những quyền cơ bản của công dân "Mọi hành vi xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân
13


phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi
thường về vật chắt và phục hồi danh d ự ”; ii) Bộ Luật Dân sự 1995 quy định "Cá
nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ồ nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật về BVMT, trừ trường hợp người bị
thiệt hại có lỗi" (Điều 628); iii) Nghị định số 47-CP ngày 03/5/1997 của Chính
phủ về việc giải quyết BTTH do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm
quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; iv) Nghị quyết số 01/2004/NQHĐTP ngày 28/4/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về BTTH ngoài hợp đồng.
Từ năm 2005 đến nay, quyền yêu cầu BTTH nói chung, BTTH do ô
nhiễm, suy thoái môi trường nói riêng đã được quy định ngày càng đầy đủ hơn
trong các văn bản pháp luật sau:
+ Bộ Luật Dân sự (2005) quy định “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp

pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm
hữu của mình BTTH” (Điều 260). Bên cạnh đó, các nguyên tắc BTTH cũng
được xác định tương đối đầy đủ, rõ ràng: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn
bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi
thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi
thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Riêng trong lĩnh vực môi trường, Bộ Luật Dân sự (2005) quy định: “Cá nhân,
pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải
bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm
môi trường không có lỗ r (Điều 624). Quy định trên bắt nguồn từ căn cứ là quan
hệ pháp luật về BVMT có thể phát sinh giữa các chủ thể mà không cần đến cơ
sở pháp lý tiền đề (như quan hệ hợp đồng, quan hệ công vụ...) nên BTTH trong
trường hợp vi phạm nghĩa vụ BVMT luôn là trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng. Đây là loại trách nhiệm phát sinh dưới sự tác động trực tiếp của các quy
phạm pháp luật mà không cần có sự thoả thuận trước của các chủ thể.
+ Luật BVMT (2005) cũng có các quy định thống nhất với những quy định
của Hiến pháp 1992 và Bộ Luật dân sự 2005, theo đó: ‘Tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân gây ồ nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, BTTH và
chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật” (Điều 4); “Trường hợp
có thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường thì còn phải
BTTH theo quy định tại mục 2 Chương x r v của Luật hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự” (Điều 49 điểm b); “7o chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường có
trách nhiệm BTTH theo quy định của Luật và các quy định khác của pháp luật
có liên quan” (Điều 93 khoản 3).
14


+ Luật khoáng sản (1996) quy định trách nhiệm BTTH của các tổ chức, cá
nhân trong quá trình tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng, tận thu

khoáng sản... gây tổn hại môi trường, đồng thời phải phục hồi môi trường, môi
sinh sau khi tiến hành các hoạt động khoáng sản; Luật Khoáng sản (2010) quy
định: "Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các nghĩa vụ BTTH do hoạt
động thăm dò gây ra"; "Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ
BTTH do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra".
+ Luật tài nguyên nước (1998) ngoài việc qui định trách nhiệm BTTH còn
quy định việc giải quyết tranh chấp liên quan đến tài nguyên nước: “Nhà nước
khuyến khích việc hoà giải các tranh chấp về tài nguyên nước. Uỷ ban nhân dân
xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phổi hợp với cơ quan, to chức và cá nhân
trong việc hoà giải các tranh chắp về tài nguyên nước phù hợp với các qui định
của pháp luật” (Điều 62).
+ Từ phương diện pháp luật tố tụng, Bộ luật Tố tụng dân sụ 2004 cũng quy
định rõ tranh chấp về BTTH ngoài hợp đồng là một trong những dạng tranh chấp
về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
1.3.2. Người có quyền yêu cầu BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường
Một trong những yêu cầu cơ bản để có thể phục hồi được quyền lợi hợp
pháp của người bị hại là phải xác định được một cách chính xác đối tượng có
quyền

đòi

B T T H . T h eo

nguyên

tắ c

chung,

đ ố i tư ợ n g




quyền

đ òi B T T H



người bị tổn hại về sức khoẻ, thân nhân của người bị thiệt hại về tính mạng
(trong trường hợp có thiệt hại về tính mạng và sức khỏe) hoặc là người có quyền
sở hữu đối với khối tài sản bị thiệt hại (trong trường hợp có thiệt hại về tài sản).
Việc xác định người có quyền đòi BTTH về môi trường trong trường hợp có
thiệt hại là tính mạng sức khoẻ hoặc tài sản được xác định theo nguyên tắc
chung nêu trên. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến đặc thù trong lĩnh vực môi
trường là thường có nhiều người bị thiệt hại khi môi trường bị ô nhiễm nên từ
phương diện lý luận cũng cần phân biệt giữa người có quyền đòi bồi thường với
người thực hiện quyền đòi BTTH do ô nhiễm môi trường gây nên, từ đó có cơ
sở để hình thành chế định người đại diện thực hiện quyền yêu cầu BTTH.
Đối với thiệt hại do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích cùa môi trường,
việc xác định đối tượng được yêu cầu BTTH được xem là sẽ khó khăn hơn. Xét
về phương diện lý luận thì trước hết chủ thể người có quyền yêu cầu BTTH do ô
nhiễm, suy thoái môi trường phải là chủ thể có quyền lợi bị xâm hại hay nói cách
khác đó là chủ thể phải gánh chịu những thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm, suy
thoái môi trường gây ra. Với tư cách là những chủ thể có quyền lợi được pháp
luật bảo hộ, những chủ thể này có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp

15



tác, doanh nghiệp tu nhân... Ngoài ra, Nhà nước vói tư cách là chủ sở hữu của
những tài sản thuộc sở hữu Nhà nước như đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có
nguồn vốn tò ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên tong
lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời (Điều 200
BLDS 2005) thì Nhà nước cũng cần được xem như một chủ thể có quyền lợi cần
được bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại của các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường, tự nhiên. Tuy nhiên, Nhà nước sẽ thực hiện quyền yêu cầu BTTH do hành
vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường tự nhiên gây ra thông qua các cơ quan, tổ
chức được Nhà nước trao quyền quản lý đối với những loại tài sản này.
1.3.3. Nội dung quyền yêu cầu BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường
- Yêu cầu BTTH đối vói môi trường tự nhiên
Trước hết cần đặt câu hỏi là khi làm ô nhiễm môi trường thì có bao nhiêu
thành phần môi trường bị thiệt hại và có những yêu cầu nào đặt ra khi đòi BTTH
đối với môi trường tự nhiên? Câu hỏi này hiện chưa được thống nhất trả lời từ cả
phương diện lý luận và thực tiễn. Do môi trường là một chỉnh thể thống nhất nên
làm ô nhiễm thành phần môi trường này có thể sẽ làm thiệt hại cả thành phần
môi trường khác. Ví dụ, làm ô nhiễm đất có thể sẽ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước
ngầm, hay làm ô nhiễm nguồn nước sẽ thiệt hại đến hệ sinh thái đất ngập nước...
Như vậy, tùy thuộc vào từng vụ việc mà yêu cầu đòi bồi thiệt hại đổi với từng
thành phần môi trường cụ thể sẽ được đặt ra. Nói khác đi là thiệt hại do ô nhiềm,
suy thoái gây ra đối với một khu vực địa lý bằng tổng thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường gây ra đối với từng thành phần môi trường của khu vực địa lý
đó. Tuy nhiên, các nhà khoa học môi trường và kinh tế học môi trường đều
thống nhất ở điểm là yêu cầu đòi BTTH đối với môi trường tự nhiên chỉ giới hạn
ở môi trường đất, môi trường nước, hệ sinh thái và loài sinh vật. Thiệt hại đối
với môi trường không khí không được xác định để yêu cầu bồi thường do trên
thực tế không thể xác định được thiệt hại đối với thành phần môi trường này.
Việc BTTH môi trường sẽ được bắt buộc áp dụng đối với mọi đối tượng
gây ô nhiễm/suy thoái môi trường, kể cả trong trường hợp họ đã tuân thủ các
quy định khác của pháp luật môi trường (quy định về EIA...) hoặc có giấy phép

về môi trường, đổng thời chỉ bắt buộc áp dụng trong trường hợp các tổ chức, cá
nhân gây ô nhiễm/suy thoái môi trường không khắc phục ô nhiễm và phục hồi
môi trường theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về BVMT.
- Yêu cầu BTTH về tính mạng, sức khỏe, tài sản của tồ chức, cá nhân
Việc xác định thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tài sản và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân do ô nhiễm, suy thoái gây ra được thực hiện theo quy định
của pháp luật dân sự. Cụ thể là Điều 608, 609, 610 Bộ Luật dân sự (2005) quy
16


×