Tải bản đầy đủ (.pdf) (504 trang)

Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới chế độ bầu cử ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.51 MB, 504 trang )

r s

il-



1 v í,;

f

"« \

*'

•*

'v

V /

‘í

*

..

.•

4




OỵLU 1 À

*

'

*

í

«-

sC a. I -í ? I ' -V

K liíM ; H O C
#

Ị(v '

i .Vi 2

V

*.

X.

c


ÍÌK Đ O BÀ L

r

> .1

.



> •

-

'V

'

£

'

Ị;ffỤ í
-

" -V ■

f

0 . . ■.


■-'-■■■

■' - •

>

tfì .\ì'

V

••

«

. ' 4 ậ t H ặ 'v -;

'

'V

*1 . 1

•. 1 ĩ ■\ Vi I"ỉ i i\ \ + i ỉ i

.

(" a q u a n du?

. » .. . *


- !,Ji Ì-J ■■■■■■■■ ■

.

f

V.

.

y -‘

I ■\j-f


B ộ T ư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








ĐÈ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
NĂM 2012-2013

C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN ĐỎI MỚI CHẾ Đ ộ

BẦU CỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chủ nhiệm đề tài: GS-TS Thái Vĩnh Thắng
C h ủ n h iệm k h o a H à n h ch ín h - N h à n ư ớ c
Đ ại h ọ c lu ật H à N ộ i








Thư ký đề tài: T h.s Mai Thị Mai
G iả n g v iê n k h o a H à n h ch ín h - N h à n ư ớ c
Đ ại h ọ c lu ậ t H à N ộ i

Cơ quan chủ trì: Viện khoa học pháp lý
Bộ tư pháp

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN ,
TRƯỜNG ĐẠI H.DC L_yÂT HÀ NỘI
PHÒNG ĐỌC

HÀ NỘI - 2014

n


ĐÈ TÀI KHOA HỌC CÁP B ộ
NĂM 2012 -2013

C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ T H ự C TIỄN ĐỎI MỚI CHẾ ĐỘ BẦU c ử Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY




Chủ nhiệm đề tài:

GS-TS Thái Vĩnh Thắng

Chủ nhiệm khoa Hành chính - Nhà nước
Đại học luật Hà Nội
T hư ký đề tài: T h .s Mai Thị Mai
Giảng viên khoa Hành chính- Nhà nước
Đại học luật Hà Nội
Cơ quan chủ trì:

Viện khoa học pháp lý

Bộ tư pháp
Thành viên tham gia nghiên cứu:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.


GS-TS Thái Vĩnh Thắng - Đại học luật Hà Nội.
GS-TS Nguyễn Đãng Dung - Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội
PGS-TS Vũ Văn Nhiêm - Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh.
PGS-TS Nguyễn Thị Hồi - Đại học luật Hà Nội.
TS Đặng Minh T u ấ n K h o a luật, Đại học quốc gia Hà Nội
TS Tô Văn Hoà - Đại học luật Hà Nội.
TS Trần Nho Thìn - Bộ tư pháp.
Th.s Lại Thị Phương Thảo- Đại học luật Hà Nội.
Th.s Mai Thị Mai - Đại học luật Hà Nội.

2




MỤC LỤC
A. BÁO CÁO TỎNG HỢP KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u

Trang
7

Phần mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

7

2.Tình hình nghiên cứu đề tài

8


3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

14

4.Những vấn đề mới đề tài đặt ra nghiên cứu

15

5.Cách tiếp cận đề tài

16

6.

Phương pháp nghiên cứu

16

7.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

17

8.Kết cấu đề tài

18
Chương 1

Những vấn đề lý luận cơ bản về chế độ bầu cử


19

1.1 .Khái niệm, bản chất, vai trò của chế độ bầu

19

1.2.Các nguyên tắc bầu cử phổ biến trong thế giới đương đại

26

1.3.Những nội dung cơ bản của chế độ bầu cử

30

1.4.Khái quát về chế độ bầu cử một số nước trên thế giới

36

Chương 2

Thực trạng chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay

42

2.1. Việc thực thi các nguyên tắc bầu cử

42

2.2 Quyền bầu cử, ứng cử, tuyển chọn ứng cử viên,vận động bầu cử


47

2.3 Đơn vị bầu cử

52

2.4 Các tổ chức phụ trách bầu cử

55

2.5 Phương pháp xác định kết quả bầu cử

63

3


Chương 3
Phương hướng, giải pháp đổi mới chế độ bầu cử
3.1 Nhu cầu đổi mới chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay
3.2 Phương hướng đổi mới chế độ bầu cử
3.3 Những giải pháp đổi mới chế độ bầu cử

B. CÁC BÁO CÁO CHUYÊN ĐẺ

Phần 1: Những vấn đề iý luận cơ bản về chế độ bầu cử
Chuyên đề 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về bản chất, chức năng,
vai trò và các yếu tổ chi phổi, tác động đến chế độ bầu cử
GS-TS Nguyễn Đăng Dung
Chuyên đề 2: Các nguyên tắc bầu cử đảm bảo chế độ bầu cử dân chủ

TS Trần Nho Thìn
Chuyên đề 3: Khái quát về các chế độ bầu cử trên thế giới
GS-TS Nguyễn Đăng Dung
Chuyên đề 4: Các phương pháp phân ghế đại biểu: chế độ bầu cử đa sổ
tương đổi, một sổ nước trên thế giới.
GS-TS Thái Vĩnh Thắng
Chuyên đề 5: Kinh nghiệm tổ chức bầu cử của một sổ nước đang
chuyển đỏi và một số nước ASEAN


TS Tô Văn Hòa

196

Phần 2: Thực trạng chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay
Chuyền đề 6: Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của chế độ
bầu cử ở Việt Nam
PGS-TS Vũ Văn Nhiêm

209

Chuyên đề 7: Quyền bầu cử, ứng cử, hiệp thương giới thiệu người ủng cử,
vận động bầu cử

PGS-TS Vũ Văn Nhiêm

222

Chuyên đề 8: Đơn vị bầu cử - khái niệm, bản chất và cách thức phân định
TS Đặng Minh Tuấn


255

Chuyên đề 9: Các tỏ chức phụ trách bầu cử, phương pháp xác định kết
quả bầu cử

PGS-TS Vũ Văn Nhiêm

281

Chuyên đề 10: Tổ chức và trình tự tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và
đại biểu Hội đồng nhăn dân ở Việt Nam hiện nay
Th. s Mai Thị Mai

302

Chuyên đề 11: Bầu cử thêm, bầu cử lại và bầu cử bổ sung
GS-TS Thái Vĩnh Thắng, Th.s Mai Thị Mai

322

Chuyên đề 12: Mối quan hệ giữa cử tri và Đại biểu Quốc hội và
HĐND trong chế độ bầu cử hiện hành ở Việt Nam
Th.s Lại Thị Phương Thảo
Phần 3: Quan điểm và giải pháp đổi mới chế độ bầu cử ở nước ta
đáp ứng yêu cầu dân chủ ,xâỵ dựng nhà nước pháp quyền và hội
5

329



nhập quốc tế

341

Chuyền đề 13: Các luận cứ khoa học và thực tiễn luận giải sự cần thiết
phải đổi mới chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay
GS-TS Thái Vĩnh Thắng - PGS-TS Vũ Văn Nhiêm

341

Chuyên đề 14: Nhu cầu và quan điểm, giải pháp sửa đổi, bổ sung Luật bầu
cử đại biểu Quốc hội 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2001, 2010)
GS-TS Thái Vĩnh Thắng

383

Chuyên đề 15: Nhu cầu và quan điểm, giải pháp sửa đổi bổ sung Luật bầu
cử Đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 ( sửa đổi, bổ sung năm 2010)
PGS-TS Nguyễn Thị Hồi

401

c . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

427

D. PHẦN PHỤ LỤC

437


6


PHẦN A
BÁO CÁO TỎNG HỢP KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u
M Ở ĐẦU
l.T ính cấp thiết của đè tài nghiên cứu
Công cuộc đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khởi xướng năm
1986 đến nay đã gần ba mươi năm. Với việc xoá bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá
tập trung và nền hành chính quan liêu bao cấp, chuyển sang thời kỳ xây dựng nền
kinh tế thị trường, kế hoạch hoá định hướng, đất nước ta đã có những bước tiến
đáng kể trong lĩnh vực kinh tế. Những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế chính là
tiền đề để chúng ta đổi mới trong lĩnh vực chính trị, hoàn thiện chế độ dân chủ
XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Chế độ bầu cử ở nước ta hình thành sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra
đời, biến đổi trong từng giai đoạn, trãi qua thời kỳ xây dựng nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung và cơ chế hành chính quan liêu bao cấp, mặc dù đã có nhiều bổ sung,
sừa đổi , tuy nhiên về cơ bản nguyên tắc tập trung dân chủ như thường lệ nhiều
lúc, nhiều nơi vẫn dựa ừên hệ thống tư duy cũ nặng về tập trung, nhẹ về dân chủ.
Trong bầu cử, dần dần tạo ra thói quen ừong tư duy Đảng cử, dân bầu, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam là tổ chức hiệp thương tuyển cử. Tuy nhiên, vì sao người dân
không còn tình cảm mặn mà với bầu cử, không bày tỏ tình cảm hân hoan khi cơ
quan bầu cử công bố những người trúng cử. Vì sao những người tự ứng cử khó có
thể vượt qua vòng hiệp thương và trúng cử. v ấ n đề đổi mới tư duy về bầu cử phải
được coi là một vấn đề cấp bách đáp ứng yêu cầu xây dựng một xã hội thực sự dân
chủ. Chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại những hạn chế và bất cập. Đó
là bất cập trong việc thành lập Hội đồng bầu cử, bất cập trong các quy định về các
ứng cử viên tự ứng cử, bất cập trong vận động tranh cử, bất cập trong việc thiết kế
các đơn vị bầu cử, bất cập trong các quy định về phương pháp xác định kết quả bầu

cử, các nguyên tắc bầu cừ quy định chưa đầy đủ, bất cập trong quan hệ giữa hiệp
thương và bầu cử trực tiếp, chưa đảm bảo tính chất bình đẳng của lá phiếu cử tri.
7


Nhận thức sâu sắc vấn đề này Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm
2011 đã chỉ rõ: “ Hoàn thiện cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội để cử tri lựa chọn và
bầu những người thực sự là đại biểu của mình vào Quốc hội. Nâng cao chất lượng
đại biểu Quốc hội, tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách; có cơ chế để đại
biểu Quốc hội gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri”. Đổi mới để hoàn thiện
chế độ bầu cử là điều kiện tiên quyết để xây dựng một hệ thống cơ quan đại diện
có đủ trí tuệ và bản lĩnh đưa Việt Nam tiến lên ngang tầm các quốc gia tiên tiến
trên thế giới. Đổi mới hệ thống bầu cử hiện nay chủ yếu phải dựa trên nguyên tắc
nước lấy dân làm gốc. Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân thì phải tôn
trọng ý chí của nhân dân, phải coi quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, chủ
quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền bầu cử và ứng cử là quyền
công dân, nhà nước phải đảm bảo cho công dân thực hiện các quyền đó, Đảng và
chính quyền không bao biện làm thay quyền của công dân. Chúng ta tin tưởng rằng
với một chế độ bầu cử được hoàn thiện hơn, người dân sẽ có nhiều khả năng hơn
tham gia chính quyền, khả năng lựa chọn cán bộ cao hơn, kiểm soát bộ máy nhà
nước tốt hơn, làm trong sạch hơn bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước trong sạch
và hoạt động có hiệu quả chính là điều kiện cần thiết để Việt Nam xây dựng một xã
hội dân giàu , nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các cường
quốc năm châu như khi còn sống chủ tịch Hồ Chí minh đã từng mong ước. Với lý
do trên đây, chúng tôi cho rằng đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới chế độ
bầu cử ở Việt Nam hiện nay” là đề tài có tính cấp thiết cao đáp ứng nhu cầu về lý
luận cũng như thực tiễn hiện nay.
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Ngoài nước:
Chế độ bầu cử được nhiều học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu và có

nhiều công trinh nghiên cứu về bầu cử đã được xuất bản từ những thế kỷ trước.
Chúng ta có thể nhắc đến một số công trinh nghiên cứu nổi tiếng sau đây:
-Tác phẩm : “ De la democratie en Amerique “ ( về dân chủ ở Mỹ) của Alexis
de Tocqueville, Edition Flammarion, 1981. Tác phẩm này xuất bản tập 1 năm
8


1835, tập 2 năm 1840, phân tích một cách toàn diện về chế độ dân chủ ở Mỹ
theo Hiến pháp 1787, trong đó tác giả giành khá nhiều trang nghiên cứu về
việc bầu cử Tổng thống, về phương thức bầu cử và khủng hoảng bầu cử;
-Tác phẩm “ Representative Government” ( Chính thể đại diện) của John Stuar
Mill, Nxb. Great Books of the Westem World, Encyclopedia, 1994. Tác phẩm
này được xuất bản lần đầu năm 1861. Tác giả đã dành một số chương nghiên
cứu về chế độ bầu cử ở Mỹ: Chương VII về dân chủ thực sự và dân chủ giả
hiệu, Chương VIII về mở rộng quyền bầu cử; Chương IX bàn về có nên có
bầu cử hai giai đoạn hay không? Chương X về kiểu cách bỏ phiếu.
Trong giai đoạn hiện nay các công trình nghiên cứu về bầu cử ngày càng xuất
hiện nhiều hơn, chúng ta có thể liệt kê một số công trình sau đây:
- Chuyên khảo : The Logic of American Politics ( Lôgíc của chính trị Hoa
Kỳ) của Samuel Kemell và Gary c . Jacobson, CQ Press, 2006. Chuyên khảo
này đã giành một chương để bàn về vấn đề bỏ phiếu, vận động bầu cử và
cách thức xác định kết quả bầu cử ở Hoa Kỳ. Các tác giả đã luận giải nguyên
tắc bầu cừ tự do, những yếu tố tác động đến cử tri đi bỏ phiếu, các cử tri quyết
định như thế nào, những đầu mối cung cấp thông tin nhanh cho cử tri, sức
mạnh của sự gắn kết đảng phái, lợi ích nhóm trong bầu cử, thông điệp nào
quan trọng trong vận động bầu cử, hình thức của hệ thống bầu cử quyết định
số lượng đảng phái than gia tranh cử.
- Chuyên khảo : “ Free and Fair Elections” ( Bầu cử tự do và công bằng); New
Expanded Edition, 2006 của giáo sư Guy s. Goodwill.
Công trình này phân tích một cách khá đầy đủ và toàn diện về bầu cử tự do và

công bằng, các biểu hiện của nó dưới dạng các quyền và nghĩa vụ của các ứng
cử viên, các đảng phái chính trị, các cách thức tổ chức bầu cử, trách nhiệm của
nhà nước trong việc đảm bảo một chế độ bầu cử dân chủ;
-Tác phẩm : “ Electoral System Design” ( Phác thảo chế độ bầu cử) , The New
International IDEA Handbook, 2005. Đây là công trình nghiên cứu của tập thể
tác giả Andrew Reynold, Ben Reilly, Andrew Ellis, Rose Antonio Cheibub,
9


Karel Cox, Dong Lisheng. Các tác giả đã so sánh các hệ thống bầu cử, dựa
trên tiêu chí của đơn vị bầu cử, cách thức phân ghế đại biểu, các tác giả đã chỉ
ra các ưu điểm và hạn chế của các chế độ bầu cử đa số và chế độ bầu cử tỷ lệ;
- Chuyên khảo: “ Democracy and Deep- Rooted Conílict: Options for
Negotiators” ( Dân chủ và xung đột có nguồn gốc sâu xa: Khả năng lựa chọn
cho các nhà đàm phán) của các tác giả Mark Anstey , Christopher Bennett,
David Bloomíield, K.M.de Silva, Nomboniso Gasa, Peter Harris, Luc Huyse,
Rasma Karklins, Michael Lund, Charles Nupen, David M. Olson, Anthony J.
Regan, Ben Reilly, Andrevv Reynolds, Carlos Santiso, Timothy D.Sisk. Các
tác giả công trình khoa học này đã chỉ ra rằng, việc lựa chọn một chế độ bầu cử
phù hợp đối với từng quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết tận
gốc rễ các xung đột xã hội bằng phương pháp hoà bình;
- Chuyên khảo: “ Electoral Management Design” ( Phác thảo cách thức tổ
chức và kiểm soát bầu cử), The International IDEA Handbook, 2006 của các
tác giả Alan Wall Andrew Ellis, Ayman Ayoub, Carl Dundas , Joram
Rukambe, Sara Staino. Công trình nghiên cứu này đề cập đến các cách thức tổ
chức bầu cử, những nguyên tắc bầu cử, những nguyên tắc tổ chức, quản lý để
các cuộc bầu cử khách quan và trung thực;
- Tác phẩm “ Democracy, Conílict and Human Security: Pursuing Peace in 21
Century” ( Dân chủ, Xung đột và An ninh con người: vì mục đích hoà bình
trong thế kỷ XXI), 2006, của các tác giả: Judith Large và Timothy D. Sisk

phân tích vai trò của bầu cử trong việc phát huy dân chủ, xây dựng xã hội
đồng thuận, đảm bảo thực hiện các quyền con người và quyền công dân;
- Công trình nghiên cứu của David Beetham: “Parliament and Democracy in
the Twenty - First Century - a Guide to Good Practice” ( 2006) phân tích vai
trò của Nghị viện - sản phẩm của chế độ bầu cừ trong thực thi dân chủ;
- Chuyên khảo của Joe Michael Sasanuma : “ Japanese Electoral Politics :
Reform , Results and Prospect for the Future”( Chính sách bầu cử của Nhật :
Cải cách, Kết quả và Viễn cảnh trong tương lai), 2004, phân tích chính sách
bầu cử của Nhật bản, những cải cách và thành tựu về bầu cử ở Nhật;
10


- Công trình nghiên cứu của Viện IDEA ( Viện nghiên cứu quốc tế về dân chủ
và hỗ trợ bầu cử): “ Election Assessement in the South Caucasus 2003- 2004
Azerbaijan, Armenia, Georgia”( Đánh giá bầu cử ở vùng Nam Caucasus :
Azerbaijan, Armenia, Georgia), 2004. Công trình nghiên cứu này đã đánh giá
chính sách bầu cử, những cải cách đổi mới và những hạn chế còn tồn tại trong
chế độ bầu của ba nước vùng Caucasus, trước đây là thành viên của Liên Xô là
Azerbaijan, Armenia, Georgia...
Trong nước:
ở Việt Nam vấn đề bầu cử cũng được khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập
đến. Chúng ta có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu sau đây:
- Chuyên khảo “Chế độ bầu cử một sổ nước trên thế giới ” của PGS- TS Vũ Hồng
Anh, Nxb. Chính trị quốc gia, 1997. Cuốn sách này đã nghiên cứu một cách khái
quát các hệ thống và các cách thức bầu cử hiện nay trên thế g iớ i: chế độ bầu cử đa
số, chế độ bầu cử đại diện, các cách thức tổ chức bầu cử một vòng , hai vòng,
cách thức phân ghế đại biểu, vai ứò của các đảng phái chính trị trong bầu cử.
- Chuyên khảo : “ Quốc hội và bầu cử đại biếu Quốc hội” do GS-TS Phan Trung
Lý chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, 2004. Cuốn sách đã giành nhiều trang phân
tích cách thức tổ chức bầu cử Quốc hội ở nước ta theo pháp luật hiện hành, những

thành tựu, tiến bộ đã đạt được và những hạn chế bất cập cần được khắc phục trong
quy trình tổ chức bầu cử, cách thức giới thiệu và hiệp thương để lựa chọn các ứng
cử viên và các kiến nghị đề xuất về hoàn thiện pháp luật bầu cử.
- Tác phẩm “ Sự hạn chế quyền lực nhà nước ” của GS-TS Nguyễn Đăng Dung,
Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội , 2005. Trong tác phẩm này tác giả đã dành một
chương (trong số 8 tám chương ) để bàn về bầu cử là một hình thức dân chủ và
giới hạn quyền lực nhà nước, phân tích các hình thức tuyển cử: đa số và tỷ lệ với
các ưu điểm và hạn chế của các hệ thống này;
- Tác phẩm “Ỷ tường về một nhà nước chịu trách nhiệm ” của GS-TS Nguyễn Đăng
Dung, Nxb. Đà Nẳng, 2007. Trong công trình nghiên cứu trên 700 ừang sách này,
GS -TS Nguyễn Đăng Dung đã giành Chương in ( trong số 5 chương của cuốn
11


sách) để bàn về vấn đề bầu cử. Theo tác giả, bầu cử là hình thức nhân dân thực
hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình, là cơ sở pháp lý buộc các cơ quan nhà
nước cũng như người đứng đầu các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm trước
nhân dân.
- Luận văn thạc sĩ luật học: “ Hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội nước
ta hiện nay”, 2004, của tác giả Vũ Thị Loan. Luận văn này đã trình bày một cách
có hệ thống quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bầu cử đại biểu
Quốc hội ở nước ta, những nguyên nhân từ pháp luật về bầu cử dẫn đến chất lượng
của các đại biểu Quốc hội chưa cao.
- Luận án tiến sĩ luật học của PGS- TS Vũ Văn Nhiêm : “Chế độ bầu cử ở nước ta
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn ”, 2009. Đây là công trình chuyên khảo nghiên
cứu một cách khá đầy đủ và có hệ thống về pháp luật bầu cử và thực tiễn bầu cử ở
Việt Nam. Tác giả bản luận án đã phân tích bản chất, vai trò của chế độ bầu cử, các
nguyên tắc bầu cử ưên thế giới và ở Việt Nam, tác giả đã luận giải về quyền bầu
cử, ứng cử, về hiệp thương giới thiệu người ứng cử, vận động bầu cử, đơn vị bầu
cử, những ưu điểm và hạn chế cơ bản của đơn vị bầu cử nhiều đại diện và đơn vị

bầu cử một đại diện. Tác giả cũng đã phân tích những ưu điểm và hạn chế của các
tổ chức phụ trách bầu cử ở Việt Nam hiện nay; phương pháp xác định kết quả bầu
cử ở Việt Nam và phương pháp phân định ghế đại biểu ờ nước ngoài. Điểm đáng
lưu ý nhất của Luận án tiến sĩ Vũ Văn Nhiêm là phần trình bày về nhu cầu, quan
điểm và giải pháp hoàn thiện chế độ bầu cử ở Việt Nam. Tác giả đã đề xuất ba
quan điểm hoàn thiện chế độ bầu cử ở Việt Nam là đổi mới nhận thức về vị trí ,
vai trò của chế độ bầu cử; đổi mới chế độ bầu cử trên cơ sở tôn trọng các nguyên
tắc bầu cử mang tính chuẩn mực quốc tế và đổi mới chế độ bầu cử phải xuất phát
từ đặc điểm của chế độ kinh tế - xã hội của Việt Nam. Dựa trên ba quan điểm trên
đây tác giả đã đề xuất ba nhóm giải pháp hoàn thiện chế độ bầu cử là nhóm giải
pháp về đổi mói nhận thức, nhóm giải pháp về pháp luật và nhóm giải pháp về kỹ
thuật.
Ngoài các công trình chuyên khảo trên đây còn có khá nhiều công trình nghiên
cứu về bầu cử công bố trên các tạp chí chuyên ngành luật:

12


-

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 - Một mốc son lịch sử của thể chế
dãn chủ ở Việt Nam - PGS-TS Trương Đắc Linh, tạp chí Khoa học pháp lý,
số 1/2006;

-

Cuộc bầu cử Quốc hội khoả XII - Những vẩn đề từ thực tiễn —TS Bùi Ngọc
Thanh, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7/ 2007;

- Pháp luật bầu cử: một sổ vấn đề cần hoàn thiện - PGS-TS Bùi Xuân Đức,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6/2001;
- Một sổ ỷ h ến đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà
nước ta trong giai đoạn hiện nay —PGS-TS Thải Vĩnh Thắng, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, số 5/2001;
- Một sổ suy nghĩ về đổi mới chế độ bầu củ và ứng cử của công dân Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay - PGS-TS Thải Vĩnh Thắng, tạp chí Nhà nước và
pháp luật, số 4/2011;
-

Pháp luật bầu cử - nhìn từ góc độ đảm bào tính tự do, công bằng, cạnh
tranh và tính đại diện - TS Vũ Văn Nhiêm, Nghiên cứu lập pháp, số 4/2007;

- Nên chọn đơn vị bầu cử nhiều đại diện hay chọn đơn vị bầu cử một đại diện
- TS Vũ Văn Nhiêm, Nhà nước và pháp luật, số 2/2008;
- Đôi điều bình luận từ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khoả XII- TS Vũ Vãn
Nhiêm, Nghiên cứu lập pháp, số 6/2007;
-

Ỷ chí của nhân dân trong bầu cử và một vài ý kiến góp phần đảm bảo ý chí
của nhân dân trong bầu cử ở nước ta — TS Trần Thanh Hương, Khoa học
pháp lý, số 3/2006

- Hiệp thương và tác động của hiệp thương đến việc phát huy tính tích cực của
công dân trong bầu cử ở nước ta - TS Trần Thanh Hương,Nghiên cứu lập pháp, số
4/2007;
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đều phân tích tầm quan trọng của
bầu cừ trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền của nhân dân do nhân , vì
13



nhân dân, ý nghĩa của bầu cử đối với việc xây dựng một nhà nước dân chủ, những
thành tựu đã đạt được của nhà nước ta trong xây dựng chế độ bầu cử dân chủ, tiến
bộ. Bên cạnh đó các công trình nghiên cứu trên đây cũng đã chỉ ra các hạn chế và
bất cập trong pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta hiện nay
và đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện chế độ bầu cử ở
nước ta hiện nay.
3. Muc tiêu nghiên cứu và nhiêm vu của đề tài


o





3.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của chế độ bầu cử dân chủ nói chung, ở
Việt Nam nói riêng, chỉ ra những bất cập và hạn chế trong chế độ bầu cử ở Việt
Nam hiện nay, xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn đổi mới chế độ bầu cử ở
Việt Nam.
3.2.Đe đạt được m ục tiêu nói trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Phân tích cơ sở lý luận về chế độ bầu cử trong xã hội dân chủ nói chung và
ờ Việt Nam nói riêng: làm rõ khái niệm chế độ bầu cử, những nguyên tắc cơ bản
của chế độ bầu cử; những nội dung cơ bản của chế độ bầu cử, đề cập và phân tích
một số chế độ bầu cử điển hình ở các nước trên thế giới để thấy được những vấn đề
mang tính phổ biến, tính tích cực, khách quan của bầu cử; những điểm hạn chế của
từng chế độ bầu cử.
- Phân tích thực trạng chế độ bầu cừ ở Việt Nam hiện nay. Căn cứ vào
những vấn đề lý luận về bản chất dân chủ của bầu cử, nhất là các nguyên tắc bầu
cử, để làm rõ những thành tựu và những vấn đề còn tồn tại của chế độ bầu cử nước

ta. Đề tài tập trung phân tích nguyên nhân của những bất cập của chế độ bầu cử
nước ta hiện nay để làm cơ sở tìm ra các giải pháp khắc phục.
- Phân tích những nhu cầu khách quan về sự đổi mới chế độ bầu cử, đề xuất
những phương hướng và những giải pháp đổi mới chế độ bầu cử nhằm phát huy
dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân ở Việt Nam.
14


4. Những vấn đề mới đề tài đặt ra nghiên cứu về lý luận và thực tiễn
Đề tài là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ,
toàn diện về chế độ bầu cử ở Việt Nam nhằm xây dựng các luận cứ khoa học và
thực tiễn đổi mới chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay. Đề tài bao gồm các điểm
mới sau đây:
- Nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc hơn vai trò và ý nghĩa của bầu cử
trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, một nhà nước mà quyền
lực thực sự xuất phát từ nhân dân, chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về
nhân dân;
- Đề tài xây dựng luận cứ thay thế chế độ bầu cử một vòng bằng chế độ bầu
cử hai vòng nhằm mở rộng khả năng lụa chọn trong bầu cử của cử tri;
- Nghiên cứu và kiến nghị về xây dựng Luật về tổ chức Uỷ ban bầu cử trung
ương là cơ quan hiến định độc lập, các thành viên của Uỷ ban bầu cử trung
ương không thể đồng thời là ứng cử viên đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp;
- Nghiên cứu và kiến nghị về việc thiết kế lại đơn vị bầu cử theo nguyên tắc
đảm bảo sự bình đẳng của mỗi lá phiếu của cử tri;
- Xây dựng chế độ bầu cử đảm bảo có tính cạnh tranh, trong đó các ứng cử
viên phải có chương trình vận động tranh cử và tự mình vận động tranh cử
trong thời gian theo quy định của luật; kết hợp chế độ bầu cử đa số tuyệt đối
với đa số tương đối và đa số tăng cường;

- Đề tài nghiên cứu các nguyên tắc bầu cử và sau khi phân tích những ưu điểm
của nguyên tắc bầu cử tự do, đề tài đề nghị khôi phục nguyên tắc bầu cử
này, nguyên tắc mà đã được Hiến pháp 1946 ghi nhận;
- Đề tài nghiên cứu và kiến nghị về việc thay thế hình thức bầu cử đa danh
bằng hình thức bầu cử đơn danh trong bầu cử Quốc hội nhằm tăng cường
khả năng lựa chọn của cử tri.
5. Cách tiếp cận đề tài
Đề tài được tiếp cận trên cơ sở quán triệt quan điểm của Cương lĩnh chính
trị của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1991, Văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X và XI. Cương lĩnh chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam đã
15


chỉ rõ “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chỉnh trị nước ta trong
giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện dân chủ xã hội
chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân”. Văn kiện Đại hội Đảng
cộng sản Việt Nam lần thứ X (2006) đã khẳng định: “ Tiếp tục đỗi mới tổ
chức và hoạt động của Quốc hội, hoàn thiện cơ chế bầu cử nhăm nâng cao
chất lượng của đại biểu Quốc hội...phát huy tốt vai trò của đại biểu và đoàn
đại biểu Quốc hội Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục
khẳng định quan điểm trên đây: “ Hoàn thiện cơ chế bầu cử đại biểu Quốc
hội để cử tri lựa chọn và bầu những người thực sự là đại biểu của mình vào
Quốc hội, tăng hợp lý sổ lượng đại biểu chuyên trách; cỏ cơ chế để đại biểu
Quốc hội gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri Quán triệt quan
điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý
luận hiện đại và tiên tiến về chế độ bầu cử dân chủ, phân tích các thành tựu
đã đạt được và những hạn chế bất cập trong chế độ bầu cử hiện hành hành,
xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới chế độ bầu bầu cử ở Việt Nam.
6.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên

cứu cụ thể sau đây:
- Đề tài được thực hiện ừên co sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử; đường lối, chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản
Việt Nam về chế độ bầu cử.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để thực hiện đề tài là phương
pháp mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, lịch sử, tư duy logic, khảo sát
thực tế, điều tra xã hội học, phỏng vấn chuyên sâu... Các phương pháp này được
áp dụng linh hoạt tuỳ vào từng nội dung và những yêu cầu của đề tài:
- Các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, tư duy lô gích là các
phương pháp chủ đạo trong việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về chế độ bầu cử;
- Phương pháp mô tả, phân tích và so sánh là các phương pháp chủ đạo ừong việc
nghiên cứu Luật bầu cử một số nước nhằm tìm ra các điểm tương đồng và khác
biệt của đạo luật này ở các quốc gia khác nhau;
16


- Phương pháp khảo sát thực tế, điều tra xã hội học và phỏng vấn chuyên sâu là các
phương pháp chủ đạo trong việc nghiên cứu, khảo sát các ý kiến trong dư luận xã
hội và các chuyên gia pháp lý về chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay;
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp được sử dụng để làm rõ thực trạng
pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay;
- Phương pháp lịch sử là phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu lịch sử hình thành
và phát triển của chế độ bầu cử ở nước ta cũng như một số nước trên thế giới từ
trước tới nay; phương pháp khái quát hoá, tổng hợp hoá là phương pháp chủ đạo
được sử dụng khi thực hiện báo cáo kết quả nghiên cứu cuối cùng của đề tài.
7.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
v ề mặt lý luận, đề tài góp phần nhận thức rõ hơn vai ừò nền tảng của bầu cử đối
với dân chủ đại diện. Bằng việc nhân dân lựa chọn và ừao quyền thông qua chế độ
bầu cừ, quyền lực nhân dân đã ủy thác cho những người đại diện. Họ nhận được

quyền lực từ nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Thông qua sự phân tích
bản chất của chế độ bầu cử, Đề tài đã chỉ rõ rằng chế độ bầu cử trong một quốc gia
cần phản ánh đúng ý chí của nhân dân trong việc thành lập các cơ quan đại diện
như đúng với bản chất vốn có của nó. Mặt khác, mỗi chế độ bầu cử được thiết kế,
xây dựng phải đặt trong một thể chế chính trị nhất định, nhằm thực hiện những
mục tiêu nhất định của nhà nước và hệ thống chính trị.
v ề mặt thực tiễn, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng chế độ bầu cử Việt
Nam hiện nay, lý giải những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của chế độ bầu
cử hiện hành.
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn chế độ bầu cử ở nước
ta hiện nay, đề tài đưa ra những kiến nghị về đổi mới chế độ bầu cử ở Việt Nam,
đặc biệt đổi mới về nhận thức đối với vai ứò của chế độ bầu cử, về bầu cử tự do, về
đom vị bầu cử, về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với bầu cử. Kết quả
nghiên cứu của đề tài là sự bổ sung quan ừọng, đáng kể vào lý luận về chế độ bầu

17

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUÀLHÀ NỘI
PHÒNG Đ Ọ C ----

o ũ ỉ -----


cừ, về vai trò của chế độ bầu cử đối với việc thành lập, hoạt động của bộ máy nhà
nước trong việc thực hiện quyền lực nhân dân.
Đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan xây dựng chính sách,
pháp luật và phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy về chế định bầu cử trong
Luật hiến pháp, về dân chủ nói chung và dân chủ đại diện nói riêng, nhất là về cơ
sở, nền tảng của quyền lực nhà nước, về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
8. Kết cấu của đề tài
Kết cấu đề tài gồm có hai phần: Phần A : Báo cáo Tổng quan; Phần B: Các
báo cáo chuyên đề. Phần Báo cáo Tổng quan của đề tài gồm có: M ở đầu; Chương
1: Những vấn đề lý luận cơ bản về chế độ bầu cử; Chương 2: Thực trạng chế độ
bầu cử ở Việt Nam hiện nay; Chương 3: Phương hướng, giải pháp đổi mới chế độ
bầu cử ở Việt Nam hiện nay; Kết luận. Phần báo cáo chuyên đề gồm có 15 báo cáo
bao quát nội dung của 3 chương trong phần báo cáo Tổng quan. Cuối cùng là Danh
mục tài liệu tham khảo.

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỀ CH Ế ĐỘ BẦU c ử
1.1. KHÁI NIỆM , BẢN CHÁT, VAI TRÒ CỦA CHẾ Đ ộ BẦU c ử
1.1.1. Khái niệm bầu cử và chế độ bầu cử.
Ở hầu hết các quốc gia đã xác lập nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước xuất phát
từ nhân dân, chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân thì bầu cử ữở
thành yếu tổ quan trọng để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, là biểu hiện, là
thước đo, là “phong vũ biểu” và hơn thế nhiều chuyên gia pháp luật còn coi đó là
trái tim của dân chủ. Sở dĩ bầu cử được các chế độ dân chủ trên thế giới coi trọng
18


bởi bầu cử là phương pháp tối ưu nhất trong các phương pháp lựa chọn người lãnh
đạo. Trong thế giới đương đại bầu cử không những là cách thức phổ biến để bầu cử
Nghị viện/Quốc hội, Hội đồng địa phương mà còn là cách thức để bầu Tổng thống
- người đứng đầu nhà nước, Thị trưởng - người đứng đầu chính quyền hành pháp
địa phương. Bầu cử trực tiếp và gián tiếp đã trở thành phương pháp phổ biến để lựa
chọn người lãnh đạo trong xã hội dân chủ. ở nước ta, kể từ khi thành lập chế độ
dân chủ, bầu cử là hình thức hiến định để nhân dân trực tiếp thành lập Quốc hội cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân các cấp- các cơ quan
quyền lực nhà nước ờ địa phương và thông qua các cơ quan đại diện của mình

nhân dân gián tiếp bầu ra người đứng đầu nhà nước và các chức vụ chủ chốt ừong
bộ máy hành pháp.
Chế độ bầu cử là tổng thể các quy định của pháp luật của một nước bao gồm
các nguyên tắc bầu cử, các qui định của pháp luật về quyền bầu cử, quyền ứng cử,
vận động tranh cử, đơn vị bầu cử, các tổ chức phụ ừách bầu cừ, việc quản lý bầu
cử, cách thức, trình tự tiến hành bầu cử, các biện pháp đảm bảo trật tự bầu cử, điều
chỉnh các quan hệ xã hội trong quá trình bầu cử.
Chế độ bầu cử Việt Nam là tổng thể các qui định của pháp luật bầu cử Việt
Nam, bao gồm các nguyên tắc bầu cử, quyền bầu cử, ứng cử, hiệp thương để giới
thiệu, tuyển chọn các ứng cử viên, vận động bầu cử, các tổ chức phụ trách bầu cử,
trình tự, thủ tục trong quá trình bầu cử, bầu cử thêm, bầu cử lại, bầu cử bổ sung...
điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình bầu cử, nhằm “chuyển
hóa” ý chí của nhân dân được thể hiện trong các phiếu bầu thành các đại biểu
Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Do đặc thù của thể chế chính ữị Việt Nam, chế độ bầu cử Việt Nam còn bao
gồm các qui định của Đảng Cộng sản Việt Nam liên quan đến việc chỉ đạo, hướng
dẫn công tác bầu cừ, các văn bản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hoặc sự phối
19


hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan, tổ chức qui định, hướng dẫn
qui trình hiệp thương và những vấn đề liên quan đến bầu cử.
Chế độ bầu cử Việt Nam chịu sự chi phối, tác động của thể chế chính trị Việt
Nam, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử, truyền thống của dân tộc Việt
Nam.
1.1.2. Bản chất của chế độ bầu cử
Nấu nhìn nhận dưới góc độ chính trị, chế độ bầu cử là phương tiện pháp lý để
chuyển hóa quyền lực chính trị (trong mối tương quan giữa các đảng phái chính trị
) thành quyền lực nhà nước (theo tỉ lệ tương quan “sức nặng” của các đảng phái
chính t r ị ). Két quả bầu cử phản ánh tỉ lệ thu phục niềm tin đối với cử tri của các

đảng phái chính trị, lực lượng chính trị và “biến” tương quan đó thành “ghế” trong
cơ quan đại diện (từ tương quan của quyền lực chính trị “biến” thành quyền lực
nhà nước theo tỉ lệ tương ứng, được thể hiện theo tỉ lệ số ghế trong cơ quan đại
diện ). Nói cách khác, bầu cử thực chất là cuộc “trưng cầu ý dân” về các đảng phái,
các lực lượng chính ứị trong một quốc gia.
Chế độ bầu cừ Việt Nam, cũng như hầu hết các nước trên thế giới, là công
cụ pháp lý để chuyển tải ý chí của nhân dân Việt Nam thành quyền lực nhà nước.
Tức là, quyền lực chính trị của nhân dân qua bầu cử “chuyển hóa” thành quyền
lực nhà nước.
Tóm lại, đối với bất cứ quốc gia dân chủ nào, chế độ bầu cử cũng là biểu
hiện, là “thước đo” để “chuyển tải” ý chí của nhân dân thành đại biểu trong cơ
quan đại diện; chế độ bầu cử phải tương thích với thể chế chính trị mà nó tồn tại,
phù hợp với đặc điểm về đạo đức, tập quán, truyền thống của dân tộc, phù hợp với
tính chất, trình độ dân chủ, điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và nhằm thực

20


hiện các mục tiêu chính trị của nhà nước và dân tộc trong từng giai đoạn lịch sử
nhất định.
1.1.3. Vai trò của chế đô bầu cử
ỉ. 1.3.1. Bầu cử là hoạt động hợp pháp hóa chính quyền
Lịch sử phát triển của nhà nước trên thế giới đã trải qua nhiều cách thức tổ
chức chính quyền mà không qua bầu cử. Dân chủ xét dưới góc độ tổ chức bộ máy
nhà nước có nghĩa là nhân dân chính là chủ thể của quá trình tổ chức. Do vậy, các
phương thức tổ chức không thể hiện bản chất đó như truyền ngôi thế tập, dùng bạo
lực.. .có xu thế chuyển sang bầu cử. Trong thế giới hiện đại, chính quyền thành lập
không qua bầu cử, như bằng đảo chính quân sự, bất luận dù nhằm mục đích gì (kể
cả được coi là chính đáng, như chính quyền quá thối nát), thường không được các
quốc gia, các tổ chức quốc tế công nhận, hoặc có chăng thì sự thừa nhận hết sức dè

dặt. Ngược lại, một chính quyền do người dân thành lập thông qua bầu cử theo
những nguyên tắc tiến bộ: tự do, công bằng và trung thực, thì về nguyên tắc, chính
quyền đó được coi là hợp pháp và được thừa nhận của cộng đồng quốc tế.
Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định: Trong một hệ thống chính ừị dân chủ,
không gì có thay thế được những cuộc bầu cử đại chúng có vai trò hợp pháp hóa
quyền uy của người đại diện. Chức năng thiết yếu của các cuộc bầu cừ là hợp pháp
hóa uy quyền công cộng và cung cấp những đại biểu dân cử với một sự uỷ nhiệm
quyền lực đặc biệt1. Chế độ bầu cử được coi là “Phương thức chỉnh thống thay đổi

1 Timothy D. Sisk with Julie Ballington, Scott A. Bollens, Pran Chopra, Julia Demichelis, Carlos E. Juỏrez, Amo
Loessner, Michael Lund, Demetrios G. Papademetriou, Minxin Pei, John Stewart, Gerry Stoker, David Storey,
Proserpina Domingo Tapales, John Thompson, Dominique Wooldridge, “Democracy at the local level the
iníernational idea handbook on participation, representation, conJlict management, and governancẻ” ( International
IDEA Handbook Series 4), © International Institute for Democracy and Electoral Assistance (International IDEA)
2001, p.l 15.

21


quyền lực nhà nước”.2 J.Locke cho rằng chỉnh quyền được tạo dựng trên cơ sở sự
bằng lòng của dân chúng; hành động của chính quyền không được sự đồng lòng
của dân chúng là không có giả trị hay không được uỷ quyền.
Mặt khác, cũng cần thấy rằng không phải tất cả các cuộc bầu cử đều tạo tính
hợp pháp, tính chính đáng cho quyền lực nhà nước. Nếu như các cuộc bầu cử
không phản ánh ý chí của nhân dân thì bầu cử chỉ là “vỏ bọc”, được mượn để hợp
thức hóa chính quyền. Không phải ngẫu nhiên, cộng đồng tiến bộ quốc tế, để thúc
đẩy quá trình dân chủ hóa, thúc đẩy việc tôn trọng thực thi và bảo vệ quyền con
người, bằng nhiều biện pháp khuyến khích các nước mở rộng bầu cử tự do, công
bàng, cạnh tranh, vì suy cho cùng, đó là cách thức tốt nhất để các cuộc bầu cử phản
ánh đúng đắn nhất, trung thực nhất ý chí của nhân dân. Vì sự chặt chẽ, tính thống

nhất và sự ràng buộc của pháp luật quốc tế đối với các quốc gia còn ở mức độ nhất
định, trong khi đó, các cuộc bầu cử ở mỗi nước là do pháp luật của nước đó qui
định; Do vậy, không đơn giản để có tiêu chí thống nhất về bầu cử tự do, công bằng
đối với các nước. Tuy nhiên, các cuộc bầu cử không tuân thủ các nguyên tắc bầu
cử tiến bộ, như không đảm bảo phổ thông đầu phiếu (như bầu cử chỉ dành cho nam
giới...), hạn chế tự do (như khủng bố, ám sát các ứng cử viên ...), không đảm bảo
bình đẳng, công bằng (như tìm mọi cách loại bỏ ứng cử viên, gian lận phiếu...),
hay các biểu hiện bất minh hạ thấp vai trò của cử ừi...khó có thể được coi là các
cuộc bầu cử đúng đắn, chân chính. Do đó, tính chính đáng của chính quyền được
thành lập thông qua các cuộc bầu cử như vậy là một vấn đề cần được xem xét.
ỉ. 1.3.2. Chế độ bầu cử dân chủ là phương thức để nhân dân chọn lựa đường lối
hợp lòng dân

2 Nguyễn Đăng Dung (2002), Hiển pháp và bộ máy nhà nước, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội, tr. 347.

22


Chế độ bầu cử tiến bộ công bằng không những tạo ra một sự cạnh tranh lành
mạnh trong việc thu phục niềm tin của cử tri, tạo ra một cơ chế ganh đua giữa các
đảng phái, các lực lượng, các ứng cử viên để tìm ra một đường lối chính trị là kết
quả của lựa chọn của nhân dân, mà nó cần phải đo đúng, chuyển hóa đúng ý chí
của nhân dân thành kết quả bầu cử. Nếu xét về bản chất, những cuộc bầu cử trung
thực, diễn ra trong dân chủ, theo những nguyên tắc tiến bộ, công bằng sẽ là thước
đo đánh giá ý chí của nhân dân đối với các lực lượng tranh cử; xét về kỹ thuật
chuyển hỏa, chế độ bầu cử phải có khả năng phản ánh đúng ý chí của nhân dân,
phải trao quyền lực cho đúng đối tượng cần trao mới là chế độ bầu cử dân chủ
(Chẳng hạn, vì công thức tính kết quả rối rắm hoặc không hợp lý, những ứng cử
viên, hoặc đảng phái chính trị nhận được ít phiếu hơn lại thắng cử, thì chế độ bầu
cử đó đã cho kết quả không đúng với ý chí của nhân dân..

1.1.3.3. Chế độ bầu cử dân chủ là công cụ quan trọng để nhân dân giám sát quyền
lực nhà nước
Dân chủ đại diện là cần thiết và đây là điều không cần bàn cãi. Thực chất, đó
là sự chuyển giao quyền lực nhân dân sang nhà nước. Tuy nhiên, cũng chính trong
việc chuyển giao quyền lực ấy lại phát sinh một hệ lụy mà nhân dân không mong
muốn, rằng tuy thoát thai từ xã hội, nhưng quyền lực nhà nước tại có xu hướng
tách ra khỏi xã hội và “tựa hồ như đứng trên xã hội”. Nhân dân khi chuyển giao
quyền lực của mình cho nhà nước, nhưng không phải ở đâu, bao giờ, nhà nước
(thông qua các cơ quan nhà nước) cũng phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân
và không phải bao giờ, quyền lực nhà nước cũng được thực hiện ừong phạm vi,
mức độ mà nhân dân ừao cho. Do vậy, quyền lực nhà nước cần phải được kiểm
soát và giới hạn nhằm loại trừ một nghịch lý là quyền lực nhà nước của nhân dân

23


nhưng nó lại đe dọa chính nhân dân.3 Cách đây hàng nửa thiên niên kỷ, Thomas
Hobbes (1588-1679) khẳng định sự cần thiết của nhà nước, khi cho rằng: cuộc
sống mà không có nhà nước hiệu lực để duy trì trật tự thì rất đom độc, nghèo nàn,
đồi bại, tàn bạo và ngắn ngủi. Mặt khác, ông cũng nhận ra mặt trái về xu hướng
lộng hành của nhà nước, ví nó như con “Thủy quái” trong Kinh thánh4, cho nên
phải kiểm soát và chế ngự sự lạm quyền của nó.
Để thu phục niềm tin của cử tri, để thắng cử, các lực lượng tranh cử tìm cách
thu phục niềm tin của cử tri, mà cách thức thu phục tốt nhất không gì khác, đó là
phải thực hiện “chính quyền của dân, do dân và vì dân”. Mặt khác, chính các đảng
phái, các lực lượng tranh cử bản thân họ giám sát lẫn nhau, thông qua bầu cử họ
công kích những hạn chế, khuyết điểm của nhau. Việc giám sát, kiểm tra chéo lẫn
nhau như vậy là một trong những phương thức tốt nhất để giám sát, chế ngự sự tha
hóa, lạm quyền của quyền lực nhà nước.
1.1.3.4. Chế độ bầu cử dân chủ là chìa khóa cho đồng thuận xã hội

Chế độ bầu cử tạo ra những thiết chế đại diện. Tính đại diện nhân dân tạo
nên vị trí đặc thù của cơ quan đại diện. Chức năng đại diện cần được coi là trung
tâm, quyết định sự tồn tại và phát triển của các thiết chế đại diện, đúng như tên gọi
của nó. Đại diện là sứ mệnh của Nghị viện/Quốc hội. Nếu chức năng đại diện
không được chú trọng thì các chức năng khác, như chức năng lập pháp sẽ bị ảnh
hưởng, thậm chí biến dạng, vì khi đó luật pháp có thể phản ánh không đúng đắn ý
chí, nguyện vọng của nhân dân. Thực chất, những thiết chế này tập hợp, phản ánh
ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước để
giải quyết những nhu cầu của họ. Suy cho cùng, cơ quan dân cử với tính đại diện

3 Đỗ Minh Khôi, Các cách thức chế ngự quyền lực nhà nước, Tạp chl khoa học pháp lý, số 1 (32)/2006, tr.47.
4 PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội -2006,
ứ.21,22.

24


×