Tải bản đầy đủ (.pdf) (271 trang)

Bảo vệ tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.4 MB, 271 trang )

: ; f ỉ : -F f ỉ Ẩ r

-

.< ■ :

Í O .■■.U■•!
:*-k,-r;
> r;■:■•■Ị>n.ií
»V
■■
'-.:’-7<~.
- ■■■■-■ - . . 5

' ■■■

- .

‘ '■£ '• • ‘ .

*V *-'•

"



> ' u •> è t

.' V

_^ ..... i í



if >KF . ' T Ải Ịt[ :

•, '

v

~ V. jỊ

-

■ ;•

'i-

í4 HỌCtlẨP

‘9

Ếẵ- 'ềẫ wSÊÊÊmÈ
BlSấí
'' ■''ĩ^ỆMỉ■-- Ị ' "?-ỉf■
ỉ:'ĩ

í •M Ê

'

. "■•7 .'" ' ./•> •


- **

..

BÁO v ậ r ù SAN Tvớ ì í 4 TRONG CÁC DOANH

..* ítV i

';•.■* lfSPC>

-*-.' •*

••

" .’•

;

~ -

■..* ••■• .".

Ẽ®>

%>»- ■ .



t


■ ~

'Q n ì

•< •

' ĩ'ỉ 1'.< '.??• -/• ■$’•■'*

• . ' - • .: - '.

■*- v

hiệra õểtàiĩ rs. VĩỉTIiịHẴlYén
1‘hM ký íỊỄ tài: TS. Nguyẻĩí Như Qìĩỳĩỉb

HÀ ã ộ ị - 201.2

'

■'-. ," "


B ộ T ư PHÁP
VIỆN KHOA HỌ C PHÁP LÝ

ĐE TAI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP B ộ
PHẢN I: BÁO CÁO PHÚC TRÌNH

BẢO VỆ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP VIỆT NAM - THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chủ nhiêm đề tài: TS. Vũ T hi Hải Yến




T hư ký đề tài: TS. Nguyễn N hư Quỳnh

m


DANH SÁCH TH A M GIA T H Ụ C H Ệ N ĐÈ TÀI
STT
1.

H o• và tên
TS. Trân Lê H ông

C ơ quan
Cục Sở hữu trí tuệ

Giám đốc Trung tâm T hông tin
2.

TS. Lê Ngọc Lâm

C ục Sở hữu trí tuệ

Trưởng phòng K iểu dáng công nghiệp

3.

TS. Phạm H ông Q uât

B ộ K hoa học và Công nghệ

Phó Chánh T hanh tra
4.

TS. N guyên T hanh Tú

B ộ Tư pháp

5.

Ths. Lê Duy T hiện

C ục Sở hữu trí tuệ

Giám đốc T rung tâm hỗ trợ và tư vấn
6.

Luật sư. Lê X uân Lộc

C ông ty Luật Tilleke& G ibbins

7.

TS. Vũ Thị Hải Y ên


Trường ĐH Luật Hà Nội

Giám đốc T rung tâm SH TT
8.

TS. N guyên N hư Q uỳnh

T rường ĐH Luật H à Nội

Phó Giám đốc T rung tâm SH TT
9.

Ths. Kiêu Thị T hanh

T rường ĐH Luật Hà Nội

10.

Đặng Thị V ân A nh

Trường Đại học Luật H à Nội

Trung tâm Sở hữu trí tuệ
11.

Đặng Thị H ông Tuyên

Trường Đại học Luật Hà Nội



B Ả N G T Ừ V IÉ T TẤ T

Bộ luật dân sự

B LD S

Bộ luật tô tụng dân sự

B LTTD S

Bộ luật hình sự

B LH S

Sở hữu trí tuệ

SH TT

Sở hữu công nghiệp
rp >• *> . r . /y
Tài sản trí tuệ

SH CN
TSTT


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................ 3

BÁO CÁO PHÚC TRÌNH ĐÈ TÀI NGHIÊN c ứ u KHOA HỌC CÁP B ộ

BẢO VỆ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THựC TRẠNG VÀ GIẢI P H Á P ................................................................................ 6
PHẦN MỞ ĐÀU...............................................................................................................6
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VÀ BẢO
VỆ TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................. 20
1.1. LÝ LUẬN CHƯNG VỀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGH IỆP.. 20
1.1.1. Khái quát chung về tài sản trí tuệ................................................................ 20
1.1.2. Tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp.............................................................. 30
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA DOANH
N G H IỆP...................................................................................................................... 33
1.2.1. Khái niệm bảo vệ TSTT và đặc thù của cơ chế bảo vệ T STT ................. 33
1.2.2. Các biện pháp bảo vệ TSTT của doanh nghiệp......................................... 37
1.2.3. Ý nghĩa của việc bảo vệ tài sản trí tuệ đối với các doanh nghiệp Việt Nam
............................................................................... ...................................................44
1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................47
CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM QUÓC TÉ TRONG VIỆC BẢO VỆ TÀI SẢN
TRÍ TUỆ CỦA DOANH NGHIỆP............................................................................ 49
2.1. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG XÂY DựNG, TẠO LẬP, XÁC LẬP
QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN TRÍ TUỆ....................................................................49
2.2. KINH NGHIỆM QUỐC TỂ TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ PHÁT
TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA DOANH NGHIỆP............................................ 55
2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG BẢO VỆ TÀI SẢN TRÍ TUỆ CHỐNG
LẠI CÁC HÀNH VI XÂM P H Ạ M ..........................................................................63
2.3.1. Kinh nghiệm bảo vệ TSTT của doanh nghiệp tại Trung Quốc..................64
2.3.2. Kinh nghiệm bảo vệ TSTT của doanh nghiệp tại Hoa K ỳ......................... 70
2.3.3. Kinh nghiệm bảo vệ TSTT của doanh nghiệp tại CHLB Đ ức...................72
2.3.4. Bảo vệ quyền SHTT của doanh nghiệp tại Thái Lan.................................. 73
2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................77
CHƯƠNG 3. THỰC
TRẠNG
PHÁP LUẬT

VÀ THựC
TIỄN BẢO VỆ• TÀI




SẢN TRÍ TUỆ• CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT
NAM..................................79




3.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ TÀI SẢN TRÍ
TU Ệ............................................................................................................................. 79
3.1.1. Quy định của pháp luật về xác lập quyền đối với tài sản trí tu ệ .............. 79
3.1.2. Quy định của pháp luật về quản lý, khai thác TSTT của doanh nghiệp 101
3.1.3. Quy định của pháp luật về các biện pháp bảo vệ tài sản trí tu ệ .............112
3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT N A M .............................................................................. 130
3.2.1. Thực trạng xác lập quyền đối với TSTT của các doanh nghiệp Việt Nam
...................................................................................... ......................................... 130
3.2.2. Thực trạng hoạt động quản lý, thương mại hóa tài sản trí tu ệ ............... 150
3.2.3. Thực trạng hoạt động bảo vệ tài sản trí tuệ chống lại các hành vi xâm
phạm.......................................................................................................................162
3.3. HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA CÁC c ơ QUAN NHÀ
NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC LIÊN QUAN...........................................................165
3.3.1. Hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về SHTT.................................165
3.3.2. Hoạt động của các cơ quan thực th i............................................................ 169
3.3.3.Vai trò của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo vệ TSTT

của doanh nghiệp................................................................................................... 188
3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................. 193
CHƯƠNG 4. TÒNG KÉT TH ựC
TRẠNG
BẢO VỆ• TÀI SẢN TRÍ TUỆ• CỦA


CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PH Á P............................ 196
4.1. TỔNG KÉT THựC TRẠNG BẢO VỆ TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT N A M .............................................................................. 196
4.1.1. Thực trạng xác lập quyền............................................................................. 196
4.1.2. Thực trạng quản lý, khai thác TSTT...........................................................197
4.1.3. Thực trạng bảo vệ, xử lý xâm phạm TSTT................................................ 197
4.1.4. Những nguyên nhân hạn chế hiệu quả bảo vệ TSTT của các doanh nghiệp
Việt N am ................................................................................................................198
4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ TÀI
S Ả M R ÍT U Ệ ...........................................................................................................200
4.2.1. Sự cần thiết và tiêu chí hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ TSTT
200


TSTT.......................................................................................................................... 201
4.3. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ TÀI
SẢN TRÍ TUỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT N A M ..................................213
4.3.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ TSTT từ phía Nhà n ư ớ c ..........214
4.3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ TSTT từ phía doanh nghiệp ..224
4.3.3. Các giải pháp từ phía các chủ thể khác........................................................237
KÉT LUẬN...................................................................................................................... 239
TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐÈ T À I.............................................................................243


CÁC CHUYÊN ĐÈ CỦA ĐÈ T À I..............................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................
PHỤ LỤC..............................................................................................................................


BÁO CÁO PHÚC TRÌNH ĐÈ TÀI NGHIÊN c ử u KHOA HỌC CÁP B ộ
BẢO VỆ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

PH Ầ N M Ở Đ ẦU

1.

TÍNH CẤP THIÉT CỦA ĐÈ TÀI

Nhân loại đang bước vào một nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức - nền
kinh tế chủ yếu dựa vào các kết quả đầu tư trong các lĩnh vực trí tuệ và khoa học
công nghệ. Các tài sản trí tuệ (TSTT) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn
trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội,
quyết định sự phát triển và thịnh vượng của mỗi doanh nghiệp, quốc gia, khu vực
cũng như toàn xã hội, trở thành “động lực nội sinh cho sự phát triển kinh tế”, “trở
thành một nguồn của cải tạo ra sự thịnh vượng”.1 Do đó, mức độ bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ ảnh hưởng đến không chỉ các chủ thể nắm giữ TSTT mà còn ảnh hưởng
đến người tiêu dùng và doanh nghiệp; đến tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội.
Đối với doanh nghiệp, TSTT có vị trí quan trọng trong cơ cấu vốn của doanh
nghiệp, ảnh hưởng đến các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Bảo vệ TSTT
trước hết giúp các doanh nghiệp giữ lợi thế cạnh tranh từ các sáng tạo trí tuệ được
bảo hộ độc quyền, tạo sự ổn định và phát triển thị phần, xây dựng và phát triển uy
tín đối với người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tính cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước, ngăn cản các đối thủ

cạnh tranh không trung thực... Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ và
cạnh tranh khốc liệt hiện nay, TSTT được công nhận là một trong những lợi thế tạo
nên sự thành cồng của doanh nghiệp. Bên cạnh việc các doanh nghiệp cần chủ động
trong chiến lược, kế hoạch và các hoạt động bảo vệ TSTT, hệ thống bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ (SHTT) bao gồm hệ thống pháp luật, các biện pháp chế tài và các cơ
quan thực thi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hiệu quả bảo vệ
TSTT của các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế mới thực sự bắt đầu từ
thập niên cuối thế kỷ XX nhưng đã có sự ảnh hưởng to lớn và tác động trực tiếp tới
nền kinh tế. Sự phát triển nhanh chóng của các giao lưu thương mại quốc tế tạo ra

1 Kam il Idrn, <ờ hữu trí tuệ - một công cụ để phát triển kinh tế”, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, tr 55 (bàn
dịch của Cụ; Sở hữu trí tuệ)


nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu hàng
hóa bên cạnh đó cũng đặt ra những thách thức to lớn mà một trong những thách
thức hàng đầu là vấn đề nâng cao vị thể và sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của
doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường trong và ngoài nước. TSTT đóng vai trò là
nhân tố quyết định sự gia tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ cũng như giá trị của
doanh nghiệp trong bổi cảnh cạnh tranh của thị trường.
Nhận thức được vai trò quan trọng của TSTT đối với sự phát triển của doanh
nghiệp, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có những chiến lược và kế hoạch để bảo
vệ TSTT từ khâu tạo lập, đăng ký, quản lý, khai thác và bảo vệ TSTT chống lại các
hành vi xâm phạm.
Để đáp ứng nhu cầu bảo hộ TSTT nói chung, TSTT của các doanh nghiệp
Việt Nam nói riêng cũng như nhu cầu hoàn thiện các chính sách, pháp luật theo các
cam kết quốc tế, hệ thống pháp luật của Việt Nam không ngừng được hoàn thiện để
tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ TSTT. Kể từ khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc
tế, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng của

TSTT đối với sự phát triển của doanh nghiệp nên đã quan tâm nhiều hơn đến việc
bảo vệ tài sản này. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tế, đặc biệt trong xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế, hoạt động bảo vệ TSTT của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn
còn rất hạn chế, thể hiện qua một sổ hoạt động cơ bản sau đây:
Hoại động xác lập quyền
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa ý thức được tầm quan trọng của
việc đăng ký, xác lập quyền đối với TSTT trước khi đưa sản phẩm ra thị trường dẫn
đến những hệ lụy như: mất khả năng bảo hộ TSTT đó; bị chủ thể khác chiếm đoạt
thành quả đầu tư; không có cơ sở pháp lý để xử lý hành vi xâm phạm ... số lượng
đơn đăng ký bảo hộ TSTT còn hết sức khiêm tốn so với yêu cầu thực tiễn, chứng tỏ
các doanh nghiệp chưa tận dụng được công cụ này trong việc thúc đẩy và bảo hộ
hoạt động sản xuất, kinh doanh, số lượng đơn đăng ký SHTT bị từ chối khá cao vì
lý do người nộp đơn thiếu kiến thức, kinh nghiệm và hiểu biết cơ bản trong đăng
ký, xác lập quyền đối với SHTT; doanh nghiệp Việt Nam cũng thường không tiến
hành tra cứu thông tin SHCN trước khi đăng ký dẫn đến lãng phí công sức, tiền của
đầu tư cho những nghiên cứu trùng lặp cũng như chí phí đăng ký.


Hoạt động xác lập quyền SHTT ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam rất hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến nhiều doanh nghiệp đã
phải trả những bài học đắt giá khi bị mất quyền SHTT ở thị trường nước ngoài.
v ề phía các cơ quan quản lý Nhà nước về SHTT, tình trạng nợ đọng đơn
đăng ký, đơn không được giải quyết dứt điểm, đúng thời hạn quy định xảy ra phổ
biến đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của các doanh nghiệp, có thể làm mất cơ
hội cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường cũng như nguy cơ TSTT bị xâm
phạm mà không có căn cứ pháp lý để bảo vệ.
Bên cạnh đó, do quy định của pháp luật chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng tranh
chấp, xung đột quyền SHTT giữa những đối tượng có sự giao thoa như nhãn hiệu,
kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, quyền tác giả... diễn ra phổ biến khiến cho
nhiều Văn bằng bảo hộ đã được cấp, sau đó lại bị hủy bỏ do xung đột với quyền

SHTT đã được bảo hộ trước.
Hoạt động quản lý, khai thác T ST T
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu trong việc quản lý, khai
thác TSTT. Nhiều doanh nghiệp chưa định hình được chính xác những TSTT mà
mình nắm giữ và đặc tính của nó, vì vậy mà chưa chủ động trong kế hoạch đăng ký
độc quyền. Những doanh nghiệp mặc dù nhận thức được vai trò quan trọng của bảo
vệ TSTT nhưng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở giai đoạn đầu là làm thủ tục xác lập
quyền đối với TSTT, việc quản lý TSTT trí tuệ đó sau khi được bảo hộ hầu như
chưa được thực hiện. Hầu hết các doanh nghiệp lúng túng, không có kiến thức và
kinh nghiệm trong việc kiểm soát, quản lý, phát triển TSTT trí tuệ. Rất ít doanh
nghiệp có sự quan tâm và đầu tư kinh phí và nhân lực cho hoạt động tạo lập, quản
lý, phát triển TSTT.
Trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam ngày
càng quan tâm hơn đến việc khai thác thương mại TSTT qua các hình thức: chuyển
nhượng, chuyển giao quyền sử dụng, nhượng quyền thương mại, góp vốn bằng
TSTT... Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm về hoạt động này, cũng như chưa có cơ sở
pháp lý đầy đủ (như hướng dẫn về định giá TSTT, góp vốn bàng TSTT...) nên nhiều
trường hợp doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thua thiệt, mất thị phần cho các doanh
nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa tận dụng được lợi thế của
khai thác TSTT như một công cụ bảo vệ TSTT.


Hoạt động bảo vệ, x ử lý xâm phạm TSTT
Trên thực tế, hành vi xâm phạm TSTT có chiều hướng gia tăng, phổ biến;
tính chất và mức độ xâm phạm ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Bên cạnh một
số doanh nghiệp đã chủ động áp dụng các biện pháp tự bảo vệ để đấu tranh với các
hành vi xâm phạm quyền SHTT của các chủ thể vi phạm, vẫn còn một bộ phận lớn
doanh nghiệp mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào các cơ quan nhà nước, chưa
tích cực trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình cũng như chưa chủ
động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý

xâm phạm quyền SHTT.
Một cách khái quát, các cơ quan thực thi quyền SHTT đã và đang phát huy
được vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm TSTT,
bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp cho doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như bảo
đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, do sự hạn chế về năng lực, lực
lượng, sự vướng mắc về thẩm quyền, thủ tục cùng với sự thiểu thốn các điều kiện
cần thiết như phương tiện, điều kiện kỹ thuật, kinh phí... nên hiệu quả hoạt động
của các cơ quan này bị ảnh hưởng không nhỏ. Trong các biện pháp xử lý xâm phạm
quyền SHTT ở Việt Nam hiện nay, biện pháp hành chính thường được các doanh
nghiệp ưu tiên lựa chọn do tính chất nhanh chóng về thời gian, thủ tục đơn giản và
có hiệu lực xử lý ngay. Trong khi đó, do vướng mắc trong quy định của pháp luật,
số vụ xâm phạm quyền SHTT bị khởi tố hình sự rất hạn chế. Thực tiễn giải quyết
các tranh chấp về quyền SHTT tại TAND bằng biện pháp dân sự lại không đem lại
kết quả như mong muốn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Thực trạng kể trên do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên
nhân chủ yếu:
-

T hứ nhất: “Việt Nam vẫn là một nước đang chuyển đổi và cả các học giả

Việt Nam cũng như nước ngoài đều cho rằng khung pháp lý còn thiếu đồng bộ và
chưa hoàn chỉnh, ít nhất là đối với các vấn đề liên quan đến thương mại.”2 Hệ thống
pháp luật SHTT của Việt Nam về bảo vệ TSTT vẫn bộc lộ những tồn tại như: (i)
Các quy định liên quan đến bảo vệ TSTT nằm phân tán ở rất nhiều văn bản khác
nhau, do đó thiếu tính hệ thống và đồng bộ. (ii) Do tình trạng “cát cứ” trong xây
dựng, ban hành và thi hành các văn bản pháp luật của các ngành khác nhau nên dẫn

2 Christina M oẽll, Rules o f Origin in the Com m on C om m ercial a n d D evelopm en t P o lic ies o f the European
Union, Juristfồrlaget in Lund, 2008, tr. 277.



tới tình trạng vẫn có những quy định chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu thống nhất; (iii)
Nhiều vấn đề quy định trong luật chủ yếu mang tính nguyên tắc, còn thiếu nhữnơ
văn bản hướng dẫn chi tiết hoặc các quy định cụ thể, rõ ràng dẫn đến việc áp dụng
tùy tiện, không thống nhất; (iv) Còn tồn tại những quy định bất cập, chưa phù hợp,
chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong việc bảo vệ TSTT.
- Thứ hai: Thiếu chính sách về bảo vệ TSTT mang tính quốc gia và thiếu cơ
quan điều phối chung về SHTT nên chưa thực sự tạo nên một bước đột phá trong
việc phát triển và bảo vệ TSTT của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Thứ ba: Nhận thức và ý thức của doanh nghiệp của doanh nghiệp Việt
Nam đối với bảo vệ TSTT còn hạn chế. Thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện nay, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 96% trong cộng đồng doanh nghiệp. Hầu hết
các doanh nghiệp này chưa dành được nguồn lực cần thiết cho việc bảo vệ TSTT.3
Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò quan trọng
của TSTT đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó còn chủ quan và thiếu cảnh
giác trong việc bảo vệ TSTT của chính mình ở cả thị trường trong nước và nước
ngoài; thường không có các biện pháp bảo vệ phòng ngừa cũng như còn bị động
trong việc tiến hành các biện pháp bảo vệ TSTT khi có xâm phạm. Hầu hết các
doanh nghiệp Việt Nam thiếu kiến thức, thiếu thông tin và hiểu biết cơ bản về pháp
luật SHTT nên gặp khó khăn trong hoạt động xác lập, khai thác và bảo vệ TSTT.
Bên cạnh đó, do phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ,
nên hạn chế về tài chính cũng là một cản trở rất lớn đối với các doanh nghiệp trong
việc bảo vệ TSTT.
- Thứ tư: Năng lực và điều kiện của các cơ quan quản lý và thực thi
Các cơ quan quản lý và thực thi thiếu về trình độ, nhân lực và các điều kiện
cần thiết để tác nghiệp. Thẩm quyền của nhiều cơ quan có sự chồng lấn hoặc phân
tán. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan xác lập quyền SHTT cũng như các cơ quan
thực thi còn yếu dẫn đến hiệu quả hoạt động xác lập quyền SHTT cũng như thực thi
quyền chưa cao.
Bảo vệ TSTT nói chung và bảo vệ TSTT của các doanh nghiệp Việt Nam nói

riêng không chỉ là một yêu càu khách quan của thị trường cạnh tranh và xu thể hội

3 Khio sát 500 doanh nghiệp của V iệt Nam thì chi có 56% doanh nghiệp có hiểu biết về sở hữu trí tuệ và chi
có 1(% doanh nghiệp trích trên 5% từ quỹ đầu tư để phát triển nhóm tài sản này (Theo Diệu Phương, “Phát
triênTSTT - vân vướng rào cản nhận thức”, Trang thông tin của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà
N ội Igày 12/12/2009)


nhập kinh tế quốc tế mà nó con mang lại những cơ hội và sự đột phá trong phát triển
lợi ích doanh nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.
Để nâng cao hiệu quả bảo vệ TSTT của các doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta cần
phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện từ việc xây dựng các cơ chế, chính sách,
hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý và thực
thi, tăng cường nhận thức, ý thức của các doanh nghiệp về TSTT cũng như có
những chính sách hỗ trợ cụ thể để bảo hộ TSTT có thể trở thành yếu tố quyết định
sự phát triển của doanh nghiệp và lợi ích quốc gia. Đây là một nhiệm vụ quan trọng
và khó khăn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, quyết tâm và phối hợp cả từ phía nhà nước,
doanh nghiệp, công chúng và các tổ chức liên quan.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.

Tình hình nghiên cứu ngoài nước:

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay, bảo vệ TSTT là vấn đề
mang tính thời sự, một trong những vấn đề dành được sự quan tâm của nhiều quốc
gia trên thế giới (đặc biệt là các quốc gia đang phát triển ở khu vực Châu Á - nơi
mà hệ thống pháp luật về bảo hộ TSTT vẫn còn hết sức mới mẻ). Vì vậy, bảo vệ
TSTT là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới, có thể dẫn ra một
số công trình tiêu biểu sau đây:
-


Arthur Wineburg, Intellectual property protection in Asia, (Bảo hộ Sở

hữu trí tuệ ở Châu Á) Butterworth Legal Pubỉishers, 1991.
-

Christopher Heath, Kung-Chung Liu, The protection o f weỉl-known

marks in Asia, (bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Châu Á) The Hague ; Boston : Kluwer
Law International, 2000.
-

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), The enforcement o f ỉntellectual

property rights: A case book / World Intellectual Property Organization, (Thực thi
quyền sở hữu trí tuệ: sách của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới), WIPO, 2002.
-

Daniel J. Gervais, Intellectual property, trade & developmen: strategỉes

to optimize economic development in a TRIPS plus era, (Sở hữu trí tuệ, thương mại
và phát triển: chiến lược để tối ưu hóa sự phát triển kinh tế hậu Hiệp định TRIPs),
New York: Oxford Ưniversity Press, 2007.
-

Chow, Daniel C.K., and Lee, Edward, International Intelỉectual Property:

Problems, Cases, and Materials, (Sở hữu trí tuệ quốc tế - vấn đề, vụ việc và tài liệu)
Thomson West, 2006.



-

Frederick M. Abbott, Thomas Cottier và Francis Gurry, International

Intellectual Property in An Integrated World Economy, (Sở hữu trí tuệ quốc tế trong
bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới), Wolters Kluwer, 2007.
-

Keith E. Maskus, The WTO, ỉntellectual property rights and the

knowledge economy, (WTO, quyền sở hữu trí tuệ và nền kinh tế tri thức),
Northhampton, MA : E. Elgar Pub, 2004.
-

Shhid Alikhan, Lợi ích kinh tế - xã hội của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ở

các nước đang phát triển, 2007
-

Carolyn Deere, The Implementation Game: The TRỈPS Agreement and

the Global Politics o f Intellectnal Property Reform in Developing Countrỉes (Luật
lệ thực thi: Hiệp định TRIPs và chiến lược toàn cầu cho việc cải cách sở hữu trí tuệ
ở các nước đang phát triển), Oxíbrd Ưniversity Press, 2009
Những công trình nghiên cứu trên đây đã phân tích một cách khá toàn diện
về mối quan hệ giữa sở hữu trí tuệ với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh
tế tri thức hiện nay; vai trò quan trọng của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sự
phát triển kinh tế, xã hội; đối với việc khuyến khích hoạt động nghiên cứu, sáng tạo,
áp dụng đổi mới công nghệ, thúc đẩy đầu tư, thương m ạị...; vấn đề thực thi quyền

sở hữu trí tuệ ở các nước đang phát triển.. .Đặc biệt, các nghiên cứu đều nêu bật vai
trò của bảo vệ TSTT như là công cụ pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền và lợi ích
của các nhà sản xuất, kinh doanh, góp phần phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi
xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh từ phía các chủ thể khác.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu liên quan đến việc bảo yệ TSTT nói
chung, một số công trình đã tập trung nghiên cứu, bàn thảo về vấn đề bảo vệ TSTT
trong các doanh nghiệp, vấn đề này không chỉ thu hút sự quan tâm của các nước
phát triển với sự hiện diện của các công ty đa quốc gia và cả các nước đang phát
triển ẫơi tập trung nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tổ chức phát triển và hợp tác
kinh tì (OECD) đã ban hành hướng dẫn cho công ty đa quốc gia trong đó nêu rõ vai
trò cỉa TSTT đối với phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh.4 Bên cạnh đó,
ngay ìr những năm đầu tiên của thế kỷ 21, các nước đang phát triển cũng nhận thức
rõ ràig về tầm quan trọng của TSTT trong phát triển doanh nghiệp. Điều này thể
hiện rong nghiên cửu sau đây: Thitapha Wattanapruttipaisan, Intellectual Property
Right: and Enterprise Development: Some Policy Issue and Options in ASEAN,
4 xem : )E C D , Responsihle Business Conduct: OECD Guidelines fo r Multincitionaỉ Enterprises , A p ril 2010


Asia-Pacifĩc Development Joumal, Vol. 11, No. 1, June 2004
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO đã công bố một số công trình nghiên
cứu về vấn đề này, 5 trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ - những doanh nghiệp
thường khó có điều kiện dành nguồn lực thích đáng cho bảo vệ TSTT - là đối tượng
nghiên cứu chủ yếu.
-

Esteban Burrone, Guriqbal Singh Jaiya, Intellectual Property (IP) Rights

and Innovation in Small and Medium-Sized Enterprises (Quyền sở hữu trí tuệ và sự
đổi mới trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ).
-


Stuart Macdonald,

Tim Turpin, Amelia Ancog,

Maximizing the

Contribution o f IP Rights (IPRs) to SME Growth and Competitivenes (Tối đa hoá
vai trò của quyền SHTT đối với sự tăng trường và tính cạnh tranh của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ) (03/2005).
-

Simon Robwell,

Philippe

Van

Eachhout,

Alasdair

Reid,

Jacek

Walendowski Effects o f Counter/eừing on E ư SMEs and a Review o f Various
Public and Privaíe IPR Enforcement Initỉatỉves and Resources (Ảnh hưởng của nạn
hàng giả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Âu và khái quát về các sáng
kiến và nguồn lực công và tư cho việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ), (08/2007)

Cơ quan sáng chế Nhật Bản Ợapan Patent Office) cũng đã phát hành một
cuốn sách phân tích về vấn đề quản lý sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, Intellectual Property Managemnet fo r Small and Mỉdium-sized Enterprises
(Quản lý Sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến bảo vệ TSTT trong doanh nghiệp
cũng là đề tài nghiên cứu của nhiều công trình khoa học khác. Ví dụ: Shahid
Alikhan, Raghunath Mashelkar, Intellectual Property and Competitive Strategies in
the 21st Century, 2nd edition (Sở hữu trí tuệ và những chiến lược cạnh tranh) ,
Wolters Kluwer, 2009
Những công ừình này đã phân tích một cách khái quát vai trò quan trọng của
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, là một yếu tố quan trọng tác động đến sự tăng trưởng và tính cạnh tranh của
các doanh nghiệp. Các công trình đã nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến bảo vệ
TSTT trong doanh nghiệp: xác lập và quản lý quyền sở hữu trí tuệ trong doanh
nghiệp; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chống lại các hành vi xâm phạm quyền và cạnh
5 Các tài liệu này có thể tìm đọc trên trang vveb cùa Tổ chức Sờ hữu trí tuệ thế giới WIPO w w w .w ipo.int


tranh không lành mạnh; vai trò của TSTT trong các hoạt độne chuyển giao, góp
vốn, đầu tư...
2.2.

Tinh hình nghiên cứu trong nước

Kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, thực hiện chính
sách đối ngoại “mở cửa”, thiết lập các quan hệ kinh tế, thương mại với nước ngoài, đặc
biệt, sự kiện Việt Nam nộp đon gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã đánh
dấu sự phát triển vượt bậc của hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ và thương mại. Nhận
thức được vai trò quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh kinh
tế đất nước có nhiều chuyển biến sâu sắc, trong khoảng gần hai chục năm qua, ở Việt

Nam đã có nhiều công trình tập trung nghiên cứu về vấn đề này. Những công trình
nghiên cứu có giá trị tham khảo cao có thể kể đến như:
Đe tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Viện Khoa học xét xử Tòa án nhân
dân tối cao “Nâng cao vai trò và năng lực của Tòa án nhân dân trong việc thực thi
quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” năm 1998;
(Chủ nhiệm TS. Đinh Ngọc Hiện)
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Bộ Tư pháp “Pháp luật về Sở hữu trí
tuệ - thực trạng và phương hướng phát triển những năm đầu thế kỷ XXT' năm 2000.
(Chủ nhiệm PGS. TS. Lê Hồng Hạnh).
Đề tài nghiên cứu cấp đại học quốc gia “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về
hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong xu thế
hội nhập quốc tế và khu vực''’ (mã đề tài QG.01.10) năm 2001-2002 (Chủ nhiệm
PGS.TS. Nguyễn Bá Diến).
-

Đề tài "Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà N ộ i” của

Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội năm 2005.
Sách chuyên khảo Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, 2005. GS.TS. Lê Hồng Hạnh (chủ biên),
Sách chuyên khảo Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, Nxb
Tư pháp, 2005. TS. Lê Xuân Thảo
Sách chuyên khảo Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương
mại, Nxb Tư pháp, 2006. TS. Nguyễn Thanh Tâm
Sách Cẩm nang pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyến giao công nghệ
(dùng cho doanh nghiệp và doanh nhân). Đinh Thị Mai Phương (chủ biên), Phan
Thị Hải Anh, Điêu Ngọc Tuấn.


-


Thông tin khoa học pháp lý của Viện Khoa học Pháp lý, Bộ tư pháp,

tháng 11/2006, “Một số vấn đề về chế tài bồi thường thiệt hại trong các tranh chấp
về sở hữu trí tuệ - kinh nghiệm nước ngoài và quy định của pháp luật Việt Nam”.
-

Thông tin khoa học pháp lý của Viện Khoa học Pháp lý, Bộ tư pháp Tháng

9/2009 “Các quy định pháp luật và thực tiễn định giả TSTT trong các doanh nghiệp”
-

Đe tài cấp Đại học quốc gia “Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng

cao hiểu biết của xã hội về hoạt động bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ tại Việt Narrì'
(Mã số QG.05.04). Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thị Quế Anh.
Các công trình nghiên cứu kể trên đã góp phần quan trọng trong việc hình thành
cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ. Có thể đưa ra một số nhận xét khái quát:
-

Phần lớn các công trinh được thực hiện trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ, các

nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật sở hữu trí
tuệ để đảm bảo tình phù hợp và tương thích với các điều ước quốc tế và các chuẩn mực
quốc tế về sở hữu trí tuệ, kịp thời đáp ứng đòi hỏi cấp bách của việc Việt Nam xin gia
nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO.
-

Một số công trình đã đề cập đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ dưới góc độ lý


luận và thực tiễn, tuy nhiên, chỉ nghiên cứu ở từng vấn đề cụ thể như: vấn đề bảo hộ
một TSTT cụ thể; nghiên cứu về một biện pháp bảo vệ quyền sở hữu ừí tuệ; hoặc một
nội dung của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ...
-

Liên quan đến bảo vệ TSTT của các doanh nghiệp Việt Nam, một sổ công

trình đã bước đầu chỉ ra vai trò của tài sản trí tuệ trong bối cảnh kinh tế thị trường và
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam; khía cạnh thương mại của tài sản trí
tuệ; một số vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt hiện nay như nạn
làm hàng giả, hàng nhái, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, khó khăn trong định
giá TSTT...
Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ
vấn đề bảo vệ TSTT của doanh nghiệp Việt Nam về cả phương diện lý luận và thực
tiễn. Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu các công cụ bảo vệ TSTT ở bình
diện vi mô, tức là hoạt động bảo vệ TSTT của chính doanh nghiệp ở trong doanh
nghiệp cũng như trong môi trường tương tác với bên ngoài: đối tác, đối thủ cạnh tranh,
người tiêu dùng, các cơ quan Nhà nước... Các công cụ bảo vệ TSTT của doanh nghiệp
ở bình diện vĩ mô bao gồm hệ thống pháp luật, các biện pháp thực thi hành chính, hình


sự dân sư... cũng chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ. Thực trạns
pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật trong việc bảo vệ TSTT của doanh nghiệp,
bao gồm không chỉ các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ mà cả các quy định
pháp luật có liên quan như: pháp luật thương mại, pháp luật cạnh tranh, pháp luật
chuyển giao công nghệ, thuế... vẫn cần được làm rõ.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu chung


Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo vệ TSTT trong các doanh
nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp từ phía doanh nghiệp cũng như những
giải pháp từ phía Nhà nước nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ TSTT trong
các doanh nghiệp Việt Nam.
3.2. Các muc tiêu cu thể




- Đánh giá các quy định pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về
bảo vệ TSTT; chỉ ra những bất cập trong các quy định của pháp luật về vấn đề này;
- Đánh giá thực trạng bảo vệ TSTT trong các doanh nghiệp Việt Nam, bao
gồm: thực trạng hoạt động đăng ký, xác lập quyền; quản lý, sử dụng, khai thác; bảo
vệ TSTT trước các hành vi xâm phạm. Trên cơ sở đó, chỉ rõ những vấn đề mà các
doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải trong bảo vệ TSTT;
- Xác định nguyên nhân của những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam
đang gặp phải trong bảo vệ TSTT và đưa ra các giải pháp, bao gồm các kiến nghị
hoèn thiện pháp luật và các giải pháp khác nhằm tăng cường hiệu quả bảo vệ TSTT
của các doanh nghiệp Việt Nam

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu về mặt lý luận
- Nghiên cứu về tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp, đặc thù của TSTT của
doaih nghiệp và vai trò của nó đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
ngtiệp Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh cơ chế thị trường và xu thế hội nhập kinh
tế (Ịuốc tế hiện nay.
- Làm rõ khái niệm và nội hàm của bảo vệ TSTT; đặc thù của cơ chế bảo vệ
TSrT so với cơ chế bảo vệ các tài sản khác; các biện pháp bảo vệ TSTT trí tuệ của
dotnh nghiệp, bao gồm các biện pháp mang tính phòng vệ và biện pháp tấn công;

cá( biện pháp ở tầm vi mô và vĩ mô...
- Những yêu cầu của cơ chế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc té đặt


ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc bảo vệ TSTT.
4.2. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế
Đề tài tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
trong bảo vệ TSTT, cụ thể trong các khâu xây dựng, khai thác và bảo vệ TSTT của
doanh nghiệp, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho các doanh
nghiệp Việt Nam
4.3. Nghiên cứu thực trạng
- Nghiên cứu đánh giá các quy định pháp luật liên quan đến: đăng ký, xác lập
quyền sở hữu trí tuệ; quản lý, khai thác, sử dụng TSTT và bảo vệ TSTT của doanh
nghiệp
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng bảo vệ TSTT qua các hoạt động: đăng ký,
xác lập quyền sở hữu trí tuệ; quản lý, khai thác TSTT; bảo vệ TSTT của các doanh
nghiệp trước hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành
mạnh.
4.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ TSTT trong doanh
nghiệp Việt Nam.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
-

Phương pháp phân tích, tỏng hợp (là phương pháp truyền thống trong

nghiên cứu luật học) được sử dụng xuyên suốt đề tài để phân tích các quy định pháp
luật liên quan đến bảo vệ TSTT, các vụ việc thực tế, thực trạng bảo vệ TSTT... để
cung cấp cái nhìn toàn diện, chính xác, đầy đủ về thực trạng pháp luật và thực tiễn
bảo vệ TSTT ở Việt Nam.

-

Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study'): được sử dụng để

nghiên cửu một số vụ việc điển hình, từ đó có những phân tích, luận giải, đề xuất,
kiến nghị
-

Phương pháp nghiên cứu so sánh: Trong đề tài này, phương pháp so sánh

được sử dụng trong trường hợp cần phân tích và luận giải những tương tự và khác
biệt giữa quy định của pháp luật SHTT Việt Nam và pháp luật của một sổ quốc gia;
giữa quy định của pháp luật SHTT Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan đến
bảo vệ TSTT; Đặc biệt, phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến khi nghiên
cứu thực tiễn nước ngoài trong việc bảo vệ TSTT của các doanh nghiệp. Trên cơ sỏ
so sánh, đề tài đã chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong pháp luật, thực tiễn Việt

17


Nam về bảo vệ TSTT, đề xuất những giải pháp có tính tham khảo để nâng cao hiệu
quả bảo vệ TSTT của các doanh nghiệp Việt Nam.
-

Phương pháp điều tra, khảo sát: đây là một trong những phương pháp

quan trọng được sử dụng khi nghiên cứu đề tài này để có đánh giá khách quan và
tổng quát về thực trạng bảo vệ TSTT của các doanh nghiệp Việt Nam.
-


Phương pháp phỏng vấn: Được thực hiện khi cần thu thập ý kiến của các

chuyên gia (cán bộ các cơ quan quản lý và thực thi SHTT); các luật sư SHTT, một
số chủ thể sáng tạo và doanh nghiệp.
6. CÁC DẠNG
HOẠT
ĐỘNG
THựC
TIẺN ĐÃ ĐƯỢC
ĐÈ TÀI





TRIỀN KHAI
Đe tài được thực hiện với sự phối hợp của các chuyên gia đến từ: Cục Sở
hữu trí tuệ Việt Nam; Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tư pháp; Viện
Khoa học SHTT, Trường Đại học Luật Hà Nội, các công ty Luật và đại diện sở hữu
trí tuệ như Văn phòng Luật sư Phạm và liên danh, Công ty Luật Tilleke&Gibbins...
Những người tham gia đề tài đã tiến hành thu thập tài liệu, thông tin, số
liệu...; dịch tài liệu, nghiên cứu tài liệu và số liệu thực tế để thực hiện các chuyên
đề.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 358 người thuộc ba nhóm đối tượng
khác nhau: nhóm đối tượng là cán bộ của các cơ quan quản lý và thực thi quyền sở
hữu trí tuệ; nhóm đối tượng doanh nghiệp; nhóm đối tượng đại diện sở hữu trí tuệ,
công ty luật ở rất nhiều địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Bình Thuận, Đắc Lắk, Sơn La, Đồng Nai, Yên Bái, Vĩnh Phúc...
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng đã tiến hành 2 cuộc Hội thảo
khoa học để lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia bao gồm: các nhà quản lý, các

luậ: sư, các nhà nghiên cứu, các cán bộ thuộc các cơ quan thực thi...
Những người thực hiện đề tài cũng đã thực hiện một số cuộc phỏng vấn
chuyên gia (đối với một số thẩm định viên của Cục SHTT, thanh tra Bộ Khoa học Cô.ig nghệ, cán bộ Tòa án, quản lý thị trường...), các tổ chức, cá nhân liên quan
(một số luật sư thuộc các Công ty, Văn phòng Luật, đại diện SHTT; nhà sáng tạo,
chú sở hữu quyền SHTT...) nhằm thu thập dữ liệu, ý kiến về các vấn đề liên quan
đến bảo vệ TSTT.


Đe tài cũng sử dụng số liệu thống kê của nhiều cơ quan, tổ chức như: Báo
cáo thường niên hoạt động SHTT của Cục SHTT, Báo cáo hàng năm của Thanh tra
Bộ Khoa học và Công nghệ, Quản lý thị trường, Hải quan...
7. KÉT CẤU BÁO CÁO PHÚC TRÌNH
Phần 1: Báo cáo phúc trình gồm 4 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận về TSTT và bảo vệ TSTT của các doanh
nghiệp Việt Nam
Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế trong việc bảo vệ TSTT của doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng bảo vệ TSTT của các doanh nghiệp Việt Nam
Chương 4: Tổng kết thực trạng bảo vệ TSTT của các doanh nghiệp Việt Nam
và các giải pháp
Phần 2: Danh muc tài liêu tham khảo


Phần 3: Phu luc








CHƯƠNG 1. NHĨTNG VẤN ĐÊ LÝ LUẬN VÈ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VÀ BẢO
VỆ TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VÈ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái quát chung về tài sản trí tuệ
1.1.1.1. Khái niệm tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ
Theo quan niệm truyền thống, tài sản được phân chia thành động sản (những
tài sản có thể dịch chuyển một cách cơ học) và bất động sản (những tài sản gắn liền
với đất đai, không thể di dời được). Sự chiếm hữu đối với những tài sản vật chất
hữu hình như đất đai, vốn, nguồn lao động đã từng là tiêu chuẩn để so sánh tình
trạng kinh tế, là thước đo sự giàu có về của cải trong suốt lịch sử phát triển của nền
văn minh nhân loại.6 Tuy nhiên, trong quá trình vận động của xã hội, sự phát triển
như vũ bão của khoa học và công nghệ đã có tác động sâu rộng, mãnh liệt đến tăng
trưởng kinh tế - xã hội, làm gia tăng các của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho
loài người. Nhân loại đang bước sang một nền kinh tế mới - kinh tế tri thức - nền kinh
tế chủ yếu dựa trên các kết quả đầu tư vào các lĩnh vực trí tuệ và khoa học công nghệ.
Tri thức khoa học và thông tin đã và đang trở thành bộ phận cấu thành quan trọng hàng
đầu của lực lượng sản xuất, đóng vai trò quyết định đối với nền sản xuất vật chất trên
quy mô toàn cầu. Các sản phẩm trí tuệ như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn
hiệu, bí mật kinh doanh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học... đang ngày càng
tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các lĩnh vực khác của đời
sống xã hội, đóng vai ữò là một loại tài sản quan trọng trong cấu trúc tài sản của mỗi
quốc gia, mỗi doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức, góp phần quan trọng cho sự phát triển
khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, xã hội. Các nhà kinh té học cổ điển và hiện
đại đều thống nhất rằng quá trình tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy bởi hai nguồn
chính: (i) vốn, lao động; (ii) công nghệ (trong đó bao gồm tài sản trí tuệ - TSTT).
Tuy nhiên, tương quan của hai nguồn này đang dần thay đổi. Nếu như nền kinh tế
truyền thống chủ yếu dựa vào nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên thì trong
thời đại hiện nay, lý thuyết tăng trưởng kinh tế mới ra đời, thừa nhận những TSTT
là “động lực nội sinh cho tăng trưởng kinh tế”, “tri thức trở thành một nguồn của cải


6 Kamil Idris, SHTT - M ột công cụ đ ể p h á t triển kinh tế, Tổ chức SHTT thế giới, tr 55 (bản dịch cùa Cục
SHTT)


tạo ra sự thịnh vượng”.7 Vì vậy, thừa nhận và bảo vệ TSTT cũng như quyền đổi với
TSTT là vấn đề cần thiết ở mọi thời đại. Công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với
TSTT nhàm khuyến khích sáng tạo, phân chia và sử dụng hiệu quả nguồn TSTT,
hài hoà lợi ích của chủ thể sáng tạo và các chủ thể khác trong xã hội.


Tài sản trí tuê

Cùng với sự phát triển của pháp luật sở hữu trí tuệ (SHTT), thuật ngữ TSTT
ngày càng được sử dụng phổ biến và hiện diện trong các văn bản pháp luật của Việt
Nam. Thuật ngữ TSTT lần đầu tiên được chính thức xuất hiện và gắn liền với thuật
ngữ “quyền SHTT” trong pháp luật SHTT Việt Nam, cụ thể là tại khoản 1 Điều 4
Luật SHTT: “Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cả nhân đổi với TSTT, bao gồm
quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền SHCN và quyền đổi với
giống cây trồng”. Tuy nhiên, kể từ khi Luật SHTT ra đời, trên phương diện pháp lý,
hầu như chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào của Việt Nam quy định cụ
thể về TSTT.
Dưới góc độ pháp lý, để hiểu rõ hơn về TSTT, có thể đi từ khái niệm “tài sản”
trong Bộ luật dân sự (BLDS). Điều 163 BLDS 2005 định nghĩa bằng cách liệt kê
các loại tài sản: “Tài sản bao gồm vật. tiền, giấy tờ có giả và các quyền tài sản”.
Quy định này hoàn toàn chưa đưa ra được tiêu chí chung để xác định như thế nào là
tài sản nhưng có thể coi đây là căn cứ pháp lý để xác định tài sản chỉ có thể thuộc
một trong bốn loại: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Điều 181 BLDS quy
định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong
giao dịch dân sự, kể cả quyền S H T T \ Theo những quy định này, “quyền SHTT” là

một loại quyền tài sản - với ý nghĩa là một loại tài sản trong dân sự, hay nói một
cách khác, TSTT được tiếp cận tò góc độ quyền tài sản mà cụ thể là quyền SHTT.
Theo định nghĩa quyền SHTT quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật SHTT:
“Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đổi với TSTT... ” thì TSTT có thể
chính là đối tượng của quyền SHTT. Dưới góc độ pháp lý, TSTT được hiểu theo
nghĩa hẹp, chính là các đối tượng của quyền SHTT, bao gồm: các đổi tượng của
quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả (như: tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học; cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng); các
đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) (như: sáng chế, kiểu dáng công

7 Kamil Idris, 57/77' - M ột công cụ đ ế p h á t triển kinh tế, Tổ chức SHTT thế giới, tr 30 (bản dịch của Cục
SHTT)


nơhiệp thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý...) và các đối tượng của quyền đối với giống cây trồng
(như: vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch).
Như vậy, dưới góc độ pháp lý, TSTT từ cách tiếp cận khái niệm tài sản trong
BLDS và cách tiếp cận khái niệm quyền SHTT trong Luật SHTT sẽ có hai cách
hiểu khác nhau:
-

Theo quy định của BLDS Việt Nam: khái niệm TSTT đồng nhất với

khái niệm “quyền tài sản” mà cụ thể là “quyền SHTT”;
-

Theo quy định của Luật SHTT: TSTT là các đối tượng của quyền

SHTT;

Cách tiếp cận của BLDS chỉ giới hạn TSTT là “quyền SHTT” đã được nhà
nước bảo hộ pháp lý; Cách tiếp cận của Luật SHTT cũng giới hạn TSTT phải là
những “đối tượng SHTT” - tóc là những đối tượng của quyền tác giả, quyền liên
quan đến quyền tác giả, quyền SHCN, quyền đối với giống cây trồng. Trong khi
dưới góc độ kinh tế, TSTT có thể được tiếp cận dưới góc độ rộng hơn, bao gồm các
sản phẩm của hoạt động sáng tạo trí tuệ. Trí tuệ theo cách giải thích trong các từ
điển tiếng Việt là “Phần suy nghĩ, tư duy của con người, bao gồm những khả năng
tưởng tượng, ghi nhớ, phê phán, lý luận, thu nhận tri thức... có thể tiến lên tới phát
minh khoa học, sảng tạo nghệ th u ậ f\&Như vậy, TSTT là một dạng tài sản hình
thành trong quá trình tư duy của con người đối với thế giới khách quan được nhận
biết dưới dạng kết quả cụ thể của hoạt động sáng tạo của con người và có giá trị khi
đem lại những lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho người nắm tài sản này.
Người nắm giữ TSTT có thể xác lập quyền sở hữu của mình thông qua thủ
tục xác lập quyền phù hợp với quy định của pháp luật. Ví dụ, quyền SHCN đối với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu được xác lập thông qua thủ tục đăng ký
và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bàng bảo hộ. Chủ sở hữu quyền
SHTT không chỉ có quyền khai thác mà còn có thể chuyển giao quyền SHTT của
mình cho người khác giống như chủ sở hữu của những tài sản thông thường khác.
Vì vậy, quyền SHTT có thể được coi như một loại tài sản - TSTT.
Như vậy, TSTT có thể là quyền SHTT - những quyền pháp lý đạt được trên
cơ sở bảo hộ nhà nước đối với những thành quả sáng tạo trí tuệ. Tuy nhiên, bên
cạnh những sáng tạo trí tuệ đã được bảo hộ, những kết quả sáng tạo trí tuệ được thể
8 Xem từ điển trực tuyến như: hay http://w w w .infonnatik.uni-leipzig.de


hiên dưới dạng các dữ liệu, thông tin, bí quyết... nhưng chưa nhận được sự bảo hộ
pháp lý thì có được coi là TSTT không? Ví dụ Công ty X nghiên cứu tạo ra một loại
dược phẩm mới nhưng chưa tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế thì công thức chế
tao ra loại dược phẩm đó có được coi là TSTT không?
Trên thực tế, những đối tượng SHTT này vẫn mang lại cho chủ thể nắm giữ

nó những lợi ích kinh tế nhất định (thông qua việc sử dụng, khai thác thương mại);
chủ thể nắm giữ vẫn có thể chuyển giao cho người khác như những tài sản thông
thường. Chính do nhận thức không đầy đủ về TSTT nên trong thực tể, nhiều cá
nhân, tổ chức cũng như doanh nghiệp đã bỏ quên hoặc lãng phí những TSTT trí tuệ
như các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp kỹ thuật... của mình, không ý thức được việc
phát triển và biến nó thành quyền SHTT.
Theo cách tiếp cận này, TSTT được hiểu theo nghĩa rộng là kết quả của hoạt
động sảng tạo trí tuệ của con người, bao gồm tất cả các sản phẩm của hoạt động trí
tuệ từ các ý tường, tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học cho tới các
sáng kiến, giải pháp kỹ thuật, thiết kế bổ trí, phần mềm mảy tính... Ở góc độ này,
TSTT có thể là bất kỳ tri thức nào có giá trị do cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ, dù
được pháp luật bảo hộ hay chỉ có tính hữu ích thông thường.
Nói tóm lại, TSTT là những thành quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ trong
các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, thể hiện dưới dạng các tri
thức, thông tin, dữ liệu, bí quyết... mà chủ thể có thể sở hữu một cách hợp pháp.
TSTT bao gồm: (i) các đối tượng của quyền SHTT được pháp luật ghi nhận
và bảo hộ; (ii) những kết quả sáng tạo trí tuệ chưa được bảo hộ pháp lý, bao gồm
các ý tưởng, sáng kiến, thông tin, bí quyết...


Quyền sở hữu trí tuệ

Khái niệm “quyền SH TT” liên quan chặt chẽ đến khái niệm TSTT. Vậy
khái niệm TSTT và “quyền SHTT” có phải là hai thuật ngữ đồng nhất? Mối tương
quan giữa khái niệm TSTT và khái niệm “quyền SHTT” như thế nào?
Theo pháp luật dân sự Việt Nam, quyền SHTT được xác định là tài sản tồn
tại dưới dạng quyền tài sản từ khá lâu. Điều 172 BLDS 19959 và sau đó là Điều 163
BLDS 2005 định nghĩa tài sản: ‘T ứ/ sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các
quyền tài sản”. Điều 188 BLDS năm 1995 và sau đó Điều 181 BLDS năm 2005 đều
quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao

9 Điều 172 BLDS 1995 “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”


×