Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

Bảo vệ tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp p2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.19 MB, 224 trang )

HỘ T ư PH Á P

- Ì

7 '.

^

• Ỉ 0 4 IỈOÍ i -'IÁPLV
^ ỉịM

r
“V

' r.

7

-

^ ^

,

J ~

■£:•■■•• 1ẩ í - Ị ■■.’

l

1



?T5mu
’ĩsr' i 111

'-O r 5 1

-ỉ

V



,

. : ai;;;:? ; ^

m

]

I
í.
g
ữìÊềÊữềiễữỉỉM
Si

ý ..- : .

■' ":;' ,'■■-ìSĩễiỹtíslỉ


H O C



.

'.

■'•■. "

' ■■■■■■. ■.

:

C X -p iỊỘ

..



, <ỉ

.,

y já fê H Ị
L?s8wẫ
■ 'ệ
:-^-V
^Nịso


6%

• là l:

T S , N ỉ;-;-v..
.' ;Cr'*'■’ .:-■■■"■"■

*--: Ằ.

' ■ v.;-ĨVí ré :’:
V'1
* V V

•«

- ' ~

"

.

măSÊÊSẵ 1 ỉ
“X

*
lliS i

■B

'


1111I
■■■'.

t ó '# ĩ - £ ĩ » l

1

-

.


B ộ T ư PHÁP
VIỆN KH OA HỌC PHÁP LÝ

Tỷ

ù-m

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP B ộ
PHẦN II: HỆ THỐNG CÁC CHUYÊN ĐỀ

BẢO VỆ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM - THựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Thị Hải Yến
T hư ký đề tài: TS. N guyễn N hư Quỳnh


Hà Nội-2012

DT 150


HỆ THÓNG CÁC CHUYÊN ĐÈ
TEN CHUYEN ĐE

STT
1

NGƯỜI T H ự C HIỆN

Những vân đê lý luận vê tài sản trí tuệ TS. Vũ Thị Hải Yên

Trang
2

trong doanh nghiệp và vai trò của nó đối Trường Đại học Luật Hà Nội
với hoạt động sản xuất, kinh doanh của
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
2

Lý luận vê bảo vệ tài sản trí tuệ của TS. Nguyên Như Quỳnh
doanh nghiệp

3

4


Trường Đại học Luật Hà Nội

Thực trạng xây dựng và phát triên tài sản Lê Duy Thiện
trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam

19

33

Cục Sở hữu trí tuệ

Thực trạng đăng ký, xác lập quyên sở TS.Lê Ngọc Lâm

58

hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Cục Sở hữu trí tuệ
Nam
5

Thực trạng khai thác thương mại tài sản TS. Nguyễn Thanh Tú
trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam

6

7

8

85


Bộ Tư pháp

Thực trạng bảo vệ tài sản trí tuệ của các TS. Phạm Hông Quât
doanh nghiệp Việt Nam

Thanh tra Bộ KH&CN

Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam

TS. Vũ Thị Hải Yên

về bảo vệ tài sản trí tuệ

Trường Đại học Luật Hà Nội

Kinh nghiệm quôc tê vê xác lập, khai TS. Trân Lê Hông

107

138

174

thác và bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh Cục Sở hữu trí tuệ
nghiệp
9

Chuyên đê khảo sát vê thực trạng bảo vệ Đặng Thị Vân Anh
tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Trường Đại học Luật Hà Nội
Nam


201


CHUYÊN ĐÈ 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÈ TÀI SẢN TR Í TUỆ TRONG DOANH
N G H IỆP VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUÁT, KINH






7

DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY






1. Lý luận chung về tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp
1.1.

Khái quát chung về tài sản trí tuệ

1.1.1. Khái niệm tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ
Theo quan niệm truyền thống, tài sản được phân chia thành động sản (những
tài sản có thể dịch chuyển một cách cơ học) và bất động sản (những tài sản gắn liền

với đất đai, không thể di dời được). Sự chiếm hữu đối với những tài sản vật chất
hữu hình như đất đai, vốn, nguồn lao động đã từng là tiêu chuẩn để so sánh tình
trạng kinh tế, là thước đo sự giàu có về của cải trong suốt lịch sử phát triển của nền
văn minh nhân loại.1 Tuy nhiên, trong quá trình vận động của xã hội, sự phát triển
như vũ bão của khoa học và công nghệ đã có tác động sâu rộng, mãnh liệt đến tăng
trưởng kinh tế - xã hội, làm gia tăng các của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho
loài người. Nhân loại đang bước sang một nền kinh tế mới - kinh tế tri thức - nền kinh
tế chủ yếu dựa trên các kết quả đầu tư vào các lĩnh vực trí tuệ và khoa học công nghệ.
Tri thức khoa học và thông tin đã và đang trở thành bộ phận cấu thành quan trọng hàng
đầu của lực lượng sản xuất, đóng vai ừò quyết định đối với nền sản xuất vật chất trên
quy mô toàn cầu. Các sản phẩm trí tuệ như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn
hiệu, bí mật kinh doanh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học... đang ngày càng
tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các lĩnh vực khác của đời
sống xã hội, đóng vai trò là một loại tài sản quan trọng trong cấu trúc tài sản của mỗi
quốc gia, mỗi doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức, góp phần quan trọng cho sự phát triển
khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, xã hội. Các nhà kinh tế học cổ điển và hiện
đại đều thống nhất rằng quá trình tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy bởi hai nguồn
chính: (i) vốn, lao động; (ii) công nghệ (trong đó bao gồm tài sản trí tuệ - TSTT).
Tuy nhiên, tương quan của hai nguồn này đang dần thay đổi. Nếu như nền kinh tế
truyền thống chủ yếu dựa vào nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên thì trong
thời đại hiện nay, lý thuyết tăng trưởng kinh tế mới ra đời, thừa nhận những TSTT

1 Kamil Idris, SH T T - M ột công cụ đ ể p h á t triển kinh tế, Tổ chức SHTT thế giới, tr 55 (bản dịch của Cục
SHTT)


là “động lực nội sinh cho tăng trưởng kinh tế”, “tri thức trở thành một nguồn của cải
tạo ra sự thịnh vượng”. 2 Vì vậy, thừa nhận và bảo vệ TSTT cũng như quyền đối với
TSTT là vấn đề cần thiết ở mọi thời đại. Công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với
TSTT nhằm khuyến khích sáng tạo, phân chia và sử dụng hiệu quả nguồn TSTT,

hài hoà lợi ích của chủ thể sáng tạo và các chủ thể khác trong xã hội.


Tài sản trí tuệ

Cùng với sự phát triển của pháp luật sở hữu trí tuệ (SHTT), thuật ngữ TSTT
ngày càng được sử dụng phổ biến và hiện diện trong các văn bản pháp luật của Việt
Nam. Thuật ngữ TSTT lần đầu tiên được chính thức xuất hiện và gắn liền với thuật
ngữ “quyền SHTT” trong pháp luật SHTT Việt Nam, cụ thể là tại khoản 1 Điều 4
Luật SHTT: “Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đổi với TSTT, bao gồm
quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền SHCN và quyền đối với
giống cây t r ồ n g Tuy nhiên, kể từ khi Luật SHTT ra đời, trên phương diện pháp lý,
hầu như chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào của Việt Nam quy định cụ
thể về TSTT.
Dưới góc độ pháp lý, để hiểu rõ hơn về TSTT, có thể đi từ khái niệm “Tài
sản” trong Bộ luật dân sự (BLDS). Điều 163 BLDS 2005 định nghĩa bằng cách liệt
kê các loại tài sản: “Tài sản bao gằm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.
Quy định này hoàn toàn chưa đưa ra được tiêu chí chung để xác định như thế nào là
tài sản nhưng có thể coi đây là căn cứ pháp lý để xác định tài sản chỉ có thể thuộc
một trong bốn loại: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Điều 181 BLDS quy
định: “Quyền tài sản là quyền trị giả được bằng tiền và có thể chuyển giao trong
giao dịch dân sự, kể cả quyền S H T T \ Theo những quy định này, “quyền SHTT” là
một loại quyền tài sản - với ý nghĩa là một loại tài sản trong dân sự, hay nói một
cách khác, TSTT được tiếp cận từ góc độ quyền tài sản mà cụ thể là quyền SHTT.
Theo định nghĩa quyền SHTT quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật SHTT:
“Quyền SH TT là quyền của tỏ chức, cá nhân đối với TSTT... ” thì TSTT có thể
chính là đối tượng của quyền SHTT. Dưới góc độ pháp lý, TSTT được hiểu theo
nghĩa hẹp, chính là các đối tượng của quyền SHTT, bao gồm: các đối tượng của
quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả (như: tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học; cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng); các


2 K am il Idris, S H T T - M ột công cụ để phát triển kinh tế, Tổ chức SHTT thế giới, tr 30 (bàn dịch cùa Cục
SHTT)


đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) (như: sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý...) và các đối tượng của quyền đối với giống cây trồng
(như: vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch).
Như vậy, dưới góc độ pháp lý, TSTT từ cách tiếp cận khái niệm tài sản trong
BLDS và cách tiếp cận khái niệm quyền SHTT trong Luật SHTT sẽ có hai cách
hiểu khác nhau:
-

Theo quy định của BLDS Việt Nam: khái niệm TSTT đồng nhất với

khái niệm “quyền tài sản” mà cụ thể là “quyền SHTT”;
-

Theo quy định của L uật SHTT: TSTT là các đối tượng của quyền

SHTT;
Cách tiếp cận của BLDS chỉ giới hạn TSTT là “quyền SHTT” đã được nhà
nước bảo hộ pháp lý; Cách tiếp cận của Luật SHTT cũng giới hạn TSTT phải là
những “đối tượng SHTT” - tức là những đối tượng của quyền tác giả, quyền liên
quan đến quyền tác giả, quyền SHCN, quyền đối với giống cây trồng. Trong khi
dưới góc độ kinh tế, TSTT có thể được tiếp cận dưới góc độ rộng hơn, bao gồm các
sản phẩm của hoạt động sáng tạo trí tuệ. Trí tuệ theo cách giải thích trong các từ
điển tiếng Việt là “Phần suy nghĩ, tư duy của con người, bao gằm những khả năng
tưởng tượng, ghi nhớ, phê phản, lý luận, thu nhận tri thức... có thể tiến lên tới phát

minh khoa học, sáng tạo nghệ thuật”.3 Như vậy, TSTT là một dạng tài sản hình
thành trong quá trình tư duy của con người đối với thế giới khách quan được nhận
biết dưới dạng kết quả cụ thể của hoạt động sáng tạo của con người và có giá trị khi
đem lại những lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho người nắm tài sản này.
Người nắm giữ TSTT có thể xác lập quyền sở hữu của mình thông qua thủ
tục xác lập quyền phù hợp với quy định của pháp luật. Ví dụ, quyền SHCN đối với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu được xác lập thông qua thủ tục đăng ký
và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Chủ sở hữu quyền
SHTT không chỉ có quyền khai thác mà còn có thể chuyển giao quyền SHTT của
mình cho người khác giống như chủ sở hữu của những tài sản thông thường khác.
Vì vậy, quyền SHTT có thể được coi như một loại tài sản - TSTT.
Như vậy, TSTT có thể là quyền SHTT - những quyền pháp lý đạt được trên
cơ sở bảo hộ nhà nước đối với những thành quả sáng tạo trí tuệ. Tuy nhiên, bên
3 X em từ điển trực tuyến như:


cạnh những sáng tạo trí tuệ đã được bảo hộ, những kết quả sáng tạo trí tuệ được thể
hiện dưới dạng các dữ liệu, thông tin, bí quyết... nhưng chưa nhận được sự bảo hộ
pháp lý thì có được coi là TSTT không? Ví dụ Công ty X nghiên cứu tạo ra một loại
dược phẩm mới nhưng chưa tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế thì công thức chế
tạo ra loại dược phẩm đó có được coi là TSTT không?
Trên thực tế, những đối tượng SHTT này vẫn mang lại cho chủ thể nắm giữ
nó những lợi ích kinh tế nhất định (thông qua việc sử dụng, khai thác thương mại);
chủ thể nắm giữ vẫn có thể chuyển giao cho người khác như những tài sản thông
thường. Chính do nhận thức không đầy đủ về TSTT nên trong thực tế, nhiều cá
nhân, tổ chức cũng như doanh nghiệp đã bỏ quên hoặc lãng phí những TSTT trí tuệ
như các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp kỹ thuật... của mình, không ý thức được việc
phát triển và biến nó thành quyền SHTT.
Theo cách tiếp cận này, TSTT được hiểu theo nghĩa rộng là kết quả của hoạt
động sáng tạo trí tuệ của con người, bao gồm tất cả các sản phẩm của hoạt động trí

tuệ từ các ỷ tưởng, tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học cho tới các
sáng kiến, giải pháp kỹ thuật, thiết kế bố trí, phần mềm máy tỉnh... Ở góc độ này,
TSTT có thể là bất kỳ tri thức nào có giá trị do cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ, dù
được pháp luật bảo hộ hay chỉ có tính hữu ích thông thường.
N ó i tó m lại,

TSTT là những thành quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ trong

các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, thể hiện dưới dạng các tri
thức, thông tin, dữ liệu, b í quyết... mà chủ thể có thể sở hữu một cách hợp pháp.
TSTT bao gồm: (i) các đổi tượng của quyền SHTT được pháp luật ghi nhận
và bảo hộ; (ii) những kết quả sáng tạo trí tuệ chưa được bảo hộ pháp lý, bao gòm
các ý tưởng, sáng kiến, thông tin, bí quyết...


Quyền sở hữu trí tuệ

Khái niệm “quyền SH TT” liên quan chặt chẽ đến khái niệm TSTT. Vậy
khái niệm TSTT và “quyền SHTT” có phải là hai thuật ngữ đồng nhất? Mối tưcng
quan giữa khái niệm TSTT và khái niệm “quyền SHTT” như thế nào?
Theo pháp luật dân sự Việt Nam, quyền SHTT được xác định là tài sản 'ồn
tại dưới dạng quyền tài sản từ khá lâu. Điều 172 BLDS 19954 và sau đó là Điều 163
BLDS 2005 định nghĩa tài sản: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ cỏ giá và các
quyền tài sản”. Điều 188 BLDS năm 1995 và sau đó Điều 181 BLDS năm 2005 đều
4 Điều 172 BLDS 1995 “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sàn”

5


quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao

trong giao dịch dân sự, kể cả quyền S H T T \ Theo các quy định kể trên của BLDS
năm 1995 và BLDS 2005, quyền SHTT được xem là một dạng quyền tài sản và
thuộc phạm trù tài sản mà không phải là các đối tượng SHTT như tác phẩm, sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại...
Tuy nhiên, đến Phần thứ sáu của BLDS năm 1995 về “Quyền SHTT và
chuyển giao công nghệ” đã có một sự tiếp cận khác về quyền SHTT. Trong phần này,
việc dùng các thuật ngữ “chủ sở hữu tác phẩm”,5 uhợp đồng sử dụng tác phẩm”,6
“chủ sở hữu các đối tượng SHCN"’7 đã chứng minh đối tượng SHTT được tiếp cận
dưới góc độ tài sản xét từ góc độ bản chất của quyền sở hữu. Quyền SHTT thể hiện
bản chất là quyền sở hữu, tức là nó được tiếp cận dưới góc độ là một dạng của quyền
sở hữu, mà không phải là tài sản như cách tiếp cận trong Phần Quyền sở hữu.8
Trong Phần thứ sáu của BLDS năm 2005, có thể nhận thấy sự khác biệt trong
tiếp cận về quyền SHTT đối với ba lĩnh vực của SHTT là quyền tác giả, quyền
SHCN và quyền đối với giống cây trồng. Theo quy định tại Chương XXXV BLDS,
Quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng thì cách tiếp cận vẫn giữ nguyên
như trong BLDS năm 1995. Trong khi đó, có sự thay đổi cơ bản tại các quy định về
quyền tác giả, khi thay vì “chủ sở hữu tác phẩm” thuật ngữ “chủ sở hữu quyền tác
gỉấ1'1đã được sử dụng trực tiếp tại Điều 740, tương tự như vậy, thay vì “hợp đồng sử
dụng tác phẩm” sử dụng thuật ngữ “chuyển giao quyền tác giả” và “hợp đồng
chuyển giao quyền tác giả” (Điều 742 và Điều 743). Đây là một minh chứng khá rõ
về việc quyền tác giả trong BLDS năm 2005 được tiếp cận dưới góc độ của tài sản.
Sự khác biệt trong tiếp cận các dạng quyền SHTT dưới góc độ tài sản càng thể
hiện rõ nét hơn trong Luật SHTT. Luật SHTT dành cả Chương III để quy định về
“chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan”. Theo Luật SHTT, quyền tác giả được
xem như tài sản. Nếu như đối với tài sản hữu hình, chủ sở hữu nắm giữ tài sản thì một
cách tương ứng, Luật SHTT chỉ rõ “C/ỉỉỉ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân
nắm g iữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật
này”. Như vậy, quyền tác giả là một dạng tài sản dưới hình thức quyền tài sản.

5 Xem Đ iều 746 BLDS 1995

6 Xem Đ iều 767 BLDS 1995
7 Xem Đ iều 794 BLDS 1995
8 Xem T rần Lê Hồng, M ột số vấn đề pháp lý về tài sản trí tuệ nhìn từ góc độ khoa học pháp ]ý và hướng hoàn
thiện pháp luật Việt Nam, Hội thảo Bảo vệ tài sàn trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam, Trường Đại học
Luật Hà N ội, 5/2012


Trong khi đó, các quy định vê quyên SHCN tiêp tục thê hiện khuynh hướng
coi đối tượng SHCN và giống cây trồng là tài sản. Điều 121 Luật SHTT quy định về
“Chủ sở hữu đối tượng SHCN” và làm rõ về chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp và các đối tượng SHCN khác. Không thống
nhất với quyền SHCN như trong BLDS năm 2005, theo Luật SHTT, quyền đối với
giống cây trồng không trực tiếp thể hiện là một dạng của quyền sở hữu mặc dù
không khẳng định rằng đây không phải là tài sản. Điều này thể hiện qua việc không
dùng thuật ngữ “chủ sở hữu quyền đổi với giống cây trồng' cũng như “chủ sở hữu
giống cây trồng”. Thay vào đó, thuật ngữ “chủ bằng bảo hộ” đã được sử dụng, v ề
bản chất, cách tiếp cận này tương tự như trong phần về quyền SHCN vì theo Điều
121 Luật SHTT, chủ sở hữu đối tượng SHCN là tổ chức, cá nhân được cơ quan có
thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng SHCN tương ứng.
Quyền sở hữu đem lại cho chủ sở hữu ba quyền năng: chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt. Quyền SHTT dù tiếp cận dưới góc độ quyền hay tài sản thì cũng là vô
hình nên quyền năng chiếm hữu về mặt vật chất sẽ không thể có được. Xuất phát từ
cách tiếp cận coi quyền SHTT là một dạng của quyền sở hữu mà không phải là tài
sản nên trong các quy định về quyền SHCN, nội dung của quyền SHCN được làm
rõ thông qua quyền năng sử dụng và định đoạt (Điều 123 Luật SHTT).
Như vậy, có thể thấy trong pháp luật Việt Nam hiện nay, mà cụ thể là trong
BLDS và Luật SHTT, khái niệm “quyền SHTT” được tiếp cận từ các góc độ khác
nhau:
-


Theo khái niệm tài sản quy định tại Điều 163 BLDS, quyền SHTT là

một loại tài sản. Các quy định liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan trong
Phần thứ VI BLDS 2005 và Luật SHTT cũng đồng quan điểm này khi coi quyền tác
giả, quyền liên quan là một loại tài sản và chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan
là người nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản này.
-

Theo các quy định về quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng

trong Phần thứ VI BLDS 2005 và Luật SHTT, quyền SHTT là một loại quyền sở
hữu của các tổ chức, cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo hộ mà nội dung bao
gồm quyền sử dụng, định đoạt... đối với các đối tượng SHCN và giống cây trồng
-

Ngoài ra, dưới góc độ lý luận pháp luật về quyền SHTT, quyền SHTT có

thể hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình xác lập, khai thác, sử dụng, định đoạt và bảo vệ các TSTT.


Có thể thấy rất rõ là pháp luật dân sự Việt Nam và pháp luật SHTT Việt Nam
chưa có quy định thống nhất về vấn đề quyền SHTT là tài sản hay đối tượng SHTT
là tài sản. Vì vậy, cả về mặt lý luận và trong thực tiễn sử dụng, ở một khía cạnh
nhất định, “quyền SHTT” có thể hiểu đồng nghĩa với TSTT - một loại tài sản trong
cấu trúc tài sản nói chung.
Trong tiếng Anh, sự phân biệt một cách rạch ròi giữa quyền SHTT và TSTT
không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận thấy, thậm chí với thuật ngữ “Intellectual
Property” tùy thuộc ngữ cảnh có thể được dùng thay thế cho thuật ngữ “Intellectual
Property Rights” (quyền SHTT) hay Intellectual Property Assets” (TSTT).

Tuy nhiên, theo chúng tôi, cần có cách hiểu và sử dụng thuật ngữ cho chính
xác và thống nhất. TSTT được sử dụng để chỉ những tài sản là kết quả sáng tạo trí
tuệ của con người. “Quyền SHTT” là quyền sở hữu đối với TSTT.
1.1.1.2.Đăc điểm của tài sản trí tuê




> TSTT có thuôc tính vô hình
Nếu dựa vào khả năng có thể chiếm hữu vật chất đối với tài sản, các loại tài
sản có thể phân chia thành hai loại: tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản hữu
hình như vật, tiền... - là những tài sản mà con người có thể chiếm hữu được, tiếp
cận được bằng các giác quan. Điều dễ nhận thấy nhất khi phân biệt TSTT với các
tầỉ sản thông thường là ở tính “vô hình” của tài sản này. “SHTT là thuật ngữ mô tà
những ỷ tưởng, sảng chế, công nghệ, tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc và văn học,
những cái vô hình khỉ mới được tạo ra nhưng trở nên đáng giá dưới dạng sản phẩm
hữu hình”.9 TSTT bao gồm những tri thức, hiểu biết, thông tin là kết quả của hoạt
động sáng tạo nên mang tính phi vật chất, mặc dù trên thực tế, nó vẫn được biểu
hiện thông qua một số dạng hình thái vật chất nhất định, ví dụ một tác phẩm văn
học như truyện ngắn có thể được ấn hành dưới dạng sách in, có thể thông qua phát
thanh như đọc truyện trên đài, hoặc bằng các dữ liệu điện tử trên internet...
> TSTT có đặc tính sáng tạo và đổi mói
TSTT dù trong lĩnh vực nào đều là kết quả của hoạt động sáng tạo và đổi
mới, được tạo ra trên nền tảng tri thức và thông tin được kết tụ, tích lũy.
> TSTT có khả năng xác đinh đươc và kiểm soát đươc
o








q Kamil Idris “ SHTT - một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế”, sách do T ổ chức SHTT thế giới W IPO ấn
hành, tr.8


Mặc dù vô hình, TSTT vẫn có thể xác định được về bản chất (nội dung),
phạm vi (giới hạn), chức năng, công dụng và giá trị. TSTT chịu sự kiểm soát và tác
động của con người thông qua các hành vi có chủ đích (sáng tạo, khai thác, sử dụng,
mua bán, trao đổi, cho thuê, góp vốn...) nhằm tạo ra giá trị vật chất hoặc tinh thần
của tài sản.
> TSTT không bị giói hạn về phạm vi sử dụng
Trong khi các tài sản vật chất bị giới hạn về phạm vi sử dụng thì TSTT do
đặc tính vô hình nên nó có thể được sử dụng, khai thác cùng một lúc ở nhiều nơi,
không bị giới hạn về không gian, thời gian và tần suất sử dụng. Đặc tính này cũng
khiến cho TSTT có được những lợi thế vượt trội so với tài sản vật chất là thu được
lợi nhuận khổng lồ nếu được khai thác thương mại cùng một lúc ở mọi nơi. Nhưng
cũng là bất lợi cho chủ sở hữu tài sản vô hình vì rất khó kiểm soát nếu như nó bị tùy
tiện khai thác sử dụng.
> TSTT không bị hao mòn, cạn kiệt
Ngày nay, trong khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn
kiệt do việc khai thác, các tài sản vật chất luôn bị hao mòn, giảm sút giá trị qua quá
trình sử dụng thì TSTT có thể coi như nguồn tài nguyên quý báu bởi sự sáng tạo của
con người là vô tận và những sáng tạo đó không hề bị hao mòn, cạn kiệt qua việc sử
dụng, khai thác, thậm chí càng sử dụng lâu dài, phạm vi sử dụng càng rộng thì
TSTT càng có giá trị. TSTT vừa là nguyên liệu đầu vào, vừa là sản phẩm đầu ra của
một quy trình sáng tạo.
> TSTT dễ bị xâm phạm
Do đặc tính vô hình và tồn tại chủ yếu dưới dạng thông tin của tài sản trí tụê,

chủ thể nắm giữ tài sản tuệ khó kiểm soát và khó ngăn chặn chủ thể khác khai thác,
sử dụng loại tài sản này. Đặc biệt, TSTT càng dễ dàng bị xâm phạm hơn trong bối
cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Nói cách khác, TSTT tiềm tàng
khả năng bị xâm phạm hơn những tài sản hữu hình khác, có khả năng lan truyền rộng
lớn và dễ có khả năng được vật chất hoá hàng hoạt, sau đó trở thành thực thể tác
động, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người cũng như của cả xã hội.10 Do vậy,
việc thiết lập các biện pháp bảo vệ hữu hiệu đối với TSTT cả từ góc độ cá nhân, tổ
chức, quốc gia và liên quốc gia là vấn đề hết sức cần thiết và bức xúc hiện nay.
10 Trần Minh Dũng, Bào vệ quyền sở him trí tuệ bằng biện pháp hành chính,
<http://thanhtra.m ost.gov.vn/vi/cac-bai-nghien-cuu-shtt/bao-ve-quyen-so-huu-tri-tue-bang-bien-phap-hanhchinh>.


> Ouyền sở hữu đối vói TSTT mang tính đặc thù khác quyền sỏ hữu
tài sản thông thường
Nếu như chủ sở hữu tài sản vật chất thường có đầy đủ ba quyền năng chiếm
hữu sử dụng, định đoạt đối với tài sản, thì đối với TSTT, do tính chất vô hình của
tài sản, quyền chiếm hữu hoàn toàn không có ý nghĩa. Chủ sở hữu quyền SHTT chỉ
thực hiện hai quyền năng sử dụng và định đoạt.
Quyền sở hữu tài sản vật chất không bị hạn chế về thời gian và không gian
cho đến chừng nào phát sinh những sự kiện pháp lý là căn cứ làm chấm dứt quyền
sở hữu. Trong khi đó, quyền SHTT bị giới hạn về mặt không gian - phạm vi lãnh
thổ bảo hộ và về thời hạn bảo hộ. “C/lủ thể của quyền SHTT chỉ được thực hiện
quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ” - khoản 1 Điều 7 Luật SHTT.
Quyền sở hữu tài sản thông thường thuần tuý là quyền mang tính chất tài sản.
Còn quyền SHTT trong một số trường hợp bao gồm cả quyền nhân thân và quyền
tài sản, trong đó có những quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể và không
thể chuyển giao được.
Đối với quyền SHTT, chủ sở hữu quyền có thể khai thác lợi ích từ tài sản dưới
nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp khai thác, sử dụng hoặc chuyển giao quyền
SHTT cho chủ thể khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng chuyển

quyền sử đụng đối tượng SHTT để thu về một khoản lợi ích vật chất nhất định.
> Quyền sở hữu đối vói TSTT được xác lập trên những căn cứ do pháp
luật quy định
Theo quy định của BLDS 2005 và Luật SHTT, quyền sở hữu đối với TSTT
có thể được xác lập dựa trên hai căn cứ:
Đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp văn bằng bảo hộ:
Căn cứ này chủ yếu áp dụng đối với các TSTT là đối tượng của quyền SHCN và
quyền đối với giống cây trồng như: sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp,
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng.
Xác lập trển cơ sở sáng tạo ra sử dụng hợp pháp TSTT: Căn cứ này áp dụng
đổi với việc xác lập quyền tác giả và quyền liên quan; quyền SHCN đối với tên
thương mại, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu nổi tiếng; các TSTT khác như các sáng
kiến, bí quyết...
1.1.1.3. Phân loại TSTT


TSTT rất đa dạng, có thể tồn tại dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau
và có thể được phân loại theo các tiêu chí sau:
> Dựa vào lĩnh vực sáng tạo:
TSTT có thể chia thành 3 nhóm
TSTT là đổi tượng của quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả:
các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình;
chương trình phát sóng;
TSTT là đối tượng của quyền SHCN: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn
hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh
không lành mạnh;
TSTT là đổi tượng của quyền đối với giống cây trồng: các giống cây trồng
được chọn tạo, phát hiện hoặc phát triển.
> Dựa vào thủ tục xác lập quyền:
TSTT có thể được chia thành 2 nhóm:

TSTT mà quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục luật định', sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng;
TSTT mà quyền sở hữu được xác lập tự động cùng với sự ra đời của TSTT:
đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; tên thương mại;
bí mật kinh doanh; nhãn hiệu nổi tiếng, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
> Dưa vào tính chất:
Các TSTT có thể được phân loại theo 3 nhóm :
TSTT là sản phẩm sảng tạo khoa học - kỹ thuật: các đối tượng có bản chất
khoa học - kỹ thuật gồm: giải pháp kỹ thuật có thể bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu
ích; các thông tin, bí quyết kỹ thuật; các kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí mạch
tích họp; giống cây trồng; cơ sở dữ liệu, bản vẽ thiết kế, công thức, công trình
nghiên cứu...
TSTT là sản phẩm sáng tạo văn học, nghệ thuật', các tác phẩm văn học/âm
nhạc/hội họa/điêu khắc/mỹ thuật/sân khấu/điện ảnh...; các cuộc biểu diễn; các bản
ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng...
TSTT là sản phẩm sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, thương mại: nhãn
hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, tên miền, bí mật kinh doanh...
> Dựa vào tính bảo hộ pháp lý:


Các TSTT có thể được chia thành 2 nhóm
TSTT đã được bảo hộ pháp lý: Quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác
giả; quyền SHCN; quyền đối với giống cây trồng;
TSTT chưa được bảo hộ pháp lý: các kết quả sáng tạo trí tuệ chưa được bảo
hộ pháp lý.
1.1.2. Tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp
Sự thức tỉnh về vai trò của SHTT đối với tăng trưởng kinh tế đã kéo theo sự
thay đổi trong quan niệm về tài sản trong các doanh nghiệp. Theo đánh giá của Tổng
giám đốc Tổ chức SHTT thế giới “các TSTT đang là cơ sở để đánh giá sự trụ vững và

hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp”. Giá trị tài sản của các doanh nghiệp hiện
nay được xác định theo nguyên tắc kế toán chung đã được chấp nhận, theo đó có thể
liệt kê tài sản trong doanh nghiệp bao gồm:
(i) vốn lưu động (Working Capital) như: tiền, hàng hóa lưu kho, nguyên liệu
dự trữ...
(ii) tài sản cố định (Fixed Assets) như: nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị;
(iii)

tài sản vô hình (Intangible Assets)11

Khái niệm “tài sản vô hình” xuất hiện vào những năm 70 của Thế kỷ XX
cùng với sự ra đời và phát triển của các lý thuyết về định giá tài sản của công ty.
Theo hướng dẫn định giá quốc tế số 4 về định giá tài sản vô hỉnh (International
Valuation Guidance Note N.4 Valuation of Intangible Assets), Tài sản vổ hình là tài
sản không có hình thái vật chất, tạo ra những quyền và ưu thế cho người sở hữu và
mang lại lợi ích kinh tế cho người sở hữu tài sản đó. Ở Việt Nam, theo Tiêu chuẩn
định giá số 12- Phân loại tài sản (Ban hàríh kèm theo Quyết định số 219/2008/QĐBTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) quy định “Tài sản vô
hình là tài sản không có hình thái vật chất nhung xác định được giá trị do chủ tài
sản nắm giữ để sử dụng phục vụ mục đích của mình; nó bao gồm: kỹ năng quản lý,
bí quyết marketing, danh tiếng, uy tín, tên hiệu, biểu tượng doanh nghiệp và việc sở
hữư các quyền và công cụ hợp pháp (quyền sử dụng đất, quyền sáng chế, bản
quyền, quyền kinh doanh hay các hợp đồng)”. Như vậy có thể khẳng định, trên thế
giới và ở Việt Nam hiện nay đều thừa nhận khái niệm tài sản vô hình.

11 Có quan điểm coi TSTT là một loại tài sản độc lập với tài sản vô hình trong doanh nghiệp, xem Rưssell
parr, P ricing Intangible Assets: M elhods o fV aluation o f Intellectual Property, www.wipo.int


Có nhiều cách thức khác nhau đế phân biệt các tài sản vô hình. Theo cách
phân loại của ủ y ban thẩm định quốc tế, tài sản vô hình bao gồm: các quyền, các

mối quan hệ, TSTT và các nhóm tài sản vô hình khác (thường được gọi là uy tín).12
Dựa vào tiêu chí dấu hiệu, tài sản vô hình có hai loại:
Tài sản vô hình không thể nhận diện (Unidentiíìable Intangible Assets) bao
gồm:
Các quyền: phát sinh theo những cam kết, thỏa thuận, hợp đồng với các cá
nhân, doanh nghiệp khác hoặc các cơ quan quản lý nhà nước, có giá trị thương mại
như: quyền sử dụng đất; các hợp đồng phân phối hàng hóa (trong đó bao gồm các
điều kiện có lợi cho việc bán, lưu trữ, vận chuyển lưu thông hàng hóa); các hợp
đồng lao động (cơ sở cho doanh nghiệp giữ chân các nhân viên chủ chốt); các hợp
đồng tài chính, bảo hiểm (với những điều kiện hấp dẫn hơn, chi phí thấp hơn); các
hợp đồng cung cấp hàng hóa (với điều kiện và giá cả tốt hơn)....
Các mối quan hệ: như quan hệ với khách hàng; quan hệ với lực lượng lao
động; quan hệ với các nhà phân phối...m à doanh nghiệp tạo lập được trong quá
trình hoạt động kinh doanh;
Uy tín (goochvill); danh tiếng (Reputation)
TSTT (Intellectual Asset) được coi là tài sản vô hình có thể nhận diện
(Identiíĩable Intangible Assets). Các đối tượng SHTT như: sáng chế, nhãn hiệu, kiểu
dáng công nghiệp, quyền tác giả, các bí quyết kỹ thuật, bí mật kinh doanh... là
thành quả của hoạt động sáng tạo được pháp luật công nhận và bảo vệ khỏi việc sử
dụng trái phép của người khác
Khác với TSTT, những tài sản vô hình như uy tín, danh tiếng, hệ thống phân
phối, nguồn nhân lực, các mối quan hệ... tự phát triển trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, mặc dù qua thực tiễn sử dụng được thừa nhận là một loại tài sản
nhưng không được ghi chép trong bất kỳ sổ sách quyết toán nào của doanh nghiệp.
Trong khi đó, TSTT lại đáp ứng được các tiêu chí của tài sản nói chung:
- Có thể nhận dạng được và xác định được sự tồn tại của nó;
- Có các quyền tồn tại pháp lý và được bảo hộ pháp lý;
- Có thể được sở hữu và có thể chuyển giao;

12 Đoàn Văn Trường, Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình, NXB Khoa học kỹ thuật, năm 2005,

Phụ lục tr 266 -267


-

Được tạo lập, đồng thời có thể bị hủy bỏ hoặc chấm dứt sự tồn tại vào

một thời điểm xác định được hoặc khi có những sự kiện nhất định.
Trong khoảng vài thập niên gần đây, TSTT đang dần đóng vai trò “thước đo
khả năng tồn tại và hiệu quả hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp”. Năm
1982 khoảng 62% tài sản trong các doanh nghiệp của Hoa Kỳ là tài sản vật chất,
nhưng đến năm 2000, con số này đã giảm xuống chỉ còn 30%”.13 Theo báo cáo
Kinh tế của Tổng thống Hoa Kỳ năm 2006, TSTT chiếm khoảng 47% giá trị tài sản
trong các Công ty của Hoa Kỳ.14 Đặc biệt, có những công ty hoạt động trong lĩnh
vực công nghệ cao như Microsoít hay trong lĩnh vực giải trí như Walt Disney thì có
đến trên 80% giá trị tài sản là TSTT. Công ty Microsoữ có giá thị trường ước tính
khoảng 270 tỉ USD, trong đó khoảng 180 tỉ được coi là có xuất xứ từ TSTT của
công ty này, bao gồm nhãn hiệu, bằng độc quyền sáng chế, các bí quyết kỹ thuật,
bản quyền...15 Tài sản vô hình hiện nay được thừa nhận như một bộ phận tài sản
quan trọng trong doanh nghiệp, góp phần gia tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư. TSTT
có thể được sử dụng để: ngăn chặn các sản phẩm cạnh tranh; tạo lập dòng thu nhập
từ việc thương mại hóa TSTT; ngăn cản các đối tượng vi phạm quyền; kêu gọi vốn
đầu tư; nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp; nâng giá doanh nghiệp/cổ phần
/cổ phiếu...
Chính vì vậy, tăng cường quản lý, khai thác hiệu quả và bảo vệ các tài sản
này đang là mối quan tâm đối với hầu hết các doanh nghiệp. Đe có thể đưa TSTT
tham gia vào các hoạt động thương mại như: mua bán, chuyển giao; góp vốn kinh
doanh, thế chấp vay vốn... bằng TSTT hay có kế hoạch quản trị, phát triển TSTT,
một yêu cầu hàng đầu là phải xác định được giá trị của tài sản đó.
2.


Vai trò của tài sản trí tuệ đối vói hoạt động sản xuất, kinh doanh của

doanh nghiệp
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với vai trò là
nền tảng và động lực của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế
' xã hội mỗi nước, TSTT trở thành một công cụ hết sức quan trọng để thúc đẩy đổi
mới và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đồng thời với việc TSTT trở thành yếu tố

13 K am il Idris, SH T T - M ột công cụ để p h á t triển kinh
SHTT)
14 Jennie Ness, Tùy viên SHTT khu vực Đông N am A,
trí tuệ với việc hội nhập sâu của Việt Nam vào nền kinh
15 K am il Idris, SH T T - M ột công cụ để p h á t triển kinh
SHTT)

tế, Tổ chức SHTT thế giới, ừ 54 (bản dịch của Cục
Thương vụ Hoa Kỳ, Tài liệu Hội thảo Quyền sở hữu
tế toàn cầu
tế, Tổ chức SHTT thế giới, tr 63 (bản dịch của Cục


cạnh tranh quan trọng bậc nhất, việc thiết lập hệ thống bảo hộ hiệu quả đối với
TSTT có ý nghĩa sóng còn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, thúc đẩy các
hoạt động mấu chốt của doanh nghiệp như: đầu tư, chuyển giao công nghệ, cạnh
tranh..., từ đó, giúp doanh nghiệp đứng vững trong bối cảnh canh tranh quốc tế khốc
liệt, diễn biến phức tạp của các hoạt động kinh tế trong hội nhập kinh tế, nhất là
hiện nay cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trên thế giới ngày càng có diễn biến
phức tạp và không thuận lợi.
Ý nghĩa của việc bảo vệ TSTT đối với các doanh nghiệp được thể hiện dưới

các góc độ cơ bản sau đây:
2.1. Làm gia tăng lợi nhuận và các giá trị thương mại cho doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, dường như bất kỳ sản phẩm nào do doanh nghiệp sản
xuất hoặc dịch vụ nào do doanh nghiệp cung cấp đều thường xuyên sử dụng hoặc
tạo ra các giao dịch lớn về trí tuệ.15 TSTT có ý nghĩa đối với, doanh nghiệp trong
phát triển kinh doanh và chiến lược cạnh tranh: từ phát triển sản phẩm đến thiết kế
sản phẩm, từ cung cấp dịch vụ đến tiếp thị, từ tăng các nguồn íực tài chính đến xuất
khẩu hoặc mở rộng thị phần ra nước ngoài thông qua chuyển giao quyền sử dụng
các đối tượng SHCN hoặc nhượng quyền thương mại.17 TSTT là nhân tố quyết định
sự gia tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ cũng như giá trị của doanh nghiệp và của
toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Chẳng hạn, theo Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ
thì khối TSTT trong các doanh nghiệp Mỹ (không kể ngành tài chính) đã đóng góp
30% thu nhập của các doanh nghiệp vào giữa thập kỷ 80 thế kỷ trước, và đã tăng lên
thành 48% vào năm 2000. TSTT chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kết cấu giá trị
của doanh nghiệp. Trước đây, khi nói đến tài sản hay giá trị của doanh nghiệp,
người ta nhắc nhiều đến vốn, tiền tệ, máy móc, thiết bị... hay những tài sản hữu
hình khác. Hiện nay, kết cấu giá trị của doanh nghiệp đã hoàn toàn thay đổi. Phần
lớn giá trị của doanh nghiệp nằm ở những tài sản vô hình mà chủ yếu tập trung
trong TSTT. Trong nhiều năm trở lại đây, việc định giá tài sản SHTT trong doanh
nghiệp khi mua bán, sáp nhập, chuyển giao quyền SHTT hay trong các hoạt động
tài chính hàng ngày đã khẳng định được vị trí quan trọng của loại tài sản này.
Khi TSTT được bảo vệ họp pháp, TSTT trở thành tài sản kinh doanh giá trị
của doanh nghiệp. Cụ thể, TSTT có thể tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp thông

16 WIPO, Intellectual P ro p ertyfo r Business, <http://w w w .w ipo.inưsm e/en/ip_business/index.htinl>, ừ. 4.
WIPO, ỉntellectual Property fo r Business, <http://w w w .w ipo.inưsm e/en/ip_business/index.htm l>, tr. 5.


qua chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN, chuyển nhượng hoặc thương mại
hóa TSTT và kết quả là tăng thị phần của doanh nghiệp hoặc tăng lợi nhuận; TSTT

có thể giúp duy trì danh tiếng, uy tín, giá trị của doanh nghiệp trong mắt của các nhà
dầu tư các tổ chức tài chính; trong trường hợp bán, họp nhất, sáp nhập doanh
nghiệp, TSTT làm tăng giá trị thực sự của doanh nghiệp; TSTT giúp duy trì và tăng
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải áp dụng các
biện pháp để khai thác và bảo vệ TSTT bất kỳ ở nơi đâu có thể.18
2.2. Là đông lưc cho đổi mói và tiến bô công nghê
*

o





ơ

o



Là một loại tài sản phi vật chất xuất hiện rất muộn so với những loại tài sản
thông thường khác nhưng thông qua khả năng của nó đối với việc tạo ra và duy trì
sự dộc quyền trên thị trường, tài sản trí tuệ- dù với một khoảng thời gian không dài
đã ngày càng được thế giới thừa nhận là một tài sản thương mại quan trọng và là
một động lực cho đổi mới và tiến bộ công nghệ. Nó là một bộ phận then chốt của cơ
sở hạ tầng quốc gia cần thiết cho tăng trưởng kinh tế-xã hội, cho năng lực phát triển
công nghệ ở trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Sự
bảo hộ mạnh mẽ và có hiệu quả đối với tài sản trí tuệ là một yếu tố quyết định để
thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số lĩnh
vực nhất định của nền kinh tế, tạo ra sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc

gia. Bên cạnh những lợi ích to lớn về mặt kinh tế, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn
góp phần quan trọng trong việc khuyến khích hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa
học trong cá nhân tổ chức, là nguồn đóng góp cơ bản cho sự phát triển khoa học- kỹ
thuật, văn hóa- nghệ thuật và văn minh của nhân loại.
Hiểu được lẽ đó nên Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) trên trang web
chính thức của mình, dòng chữ “khuyến khích sáng tạo và đổi mới” được nổi bật
trên giao diện của trang web như là một châm ngôn cho mục đích hoạt động chính
cửa tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới về sở hữu trí tuệ này.19
2.3. Thúc đẩy canh tranh và lành manh hoá thi trường, tao thuân lơi cho
«/







O

'







hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và lưu thông thương mại
trong nước và quốc tế
Thế giới đang chứng kiến một thời đại phát triển mạnh mẽ của các doanh

nghiệp. Không kể đến những công ty tên tuổi hay các tập đoàn nổi tiếng, hầu hết

18 W[PO, Intellectual Property fo r Business, <http://w w w .w ipo.int/sme/en/ip_business/index.html>, tr. 6.
Xem


các doanh nghiệp hiện nay coi SHTT là vấn đề ưu tiên hàng đầu khi họ bước vào
các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay thương mại. Vì vậy, cần phải nhấn mạnh
thêm nữa về vai trò của SHTT trong việc tạo ra khả năng cạnh tranh cho các doanh
nghiệp và nhà sản xuất ở khắp nơi trên thế giới. Khi cạnh tranh trong thương mại,
đặc biệt là thương mại quốc tế ngày càng mạnh thì giá trị của những TSTT ngày
càng trở nên rõ ràng đối với những người buộc phải cạnh tranh nhằm duy trì và cải
thiện vị trí của mình trên thị trường. Giá trị kinh tế của TSTT trước hết nằm ở chỗ
giúp doanh nghiệp có một vị trí ổn định trên thị trường và từ đó tạo nên ưu thế cho
sự phát triển. Ngành công nghiệp phần mềm của Ấn độ là một ví dụ rất điển hình
minh họa cho sự bảo hộ hiệu quả quyền SHTT. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở các nước đang phát triển như Việt Nam, Thái Lan, Ấn độ...đã trải qua
những kinh nghiệm quý báu về việc quyền SHTT bị xâm hại khi không có một sự
hiểu biết đúng đắn về việc bảo hộ quyền SHTT, để cho các doạnh nghiệp khác thực
hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến các đối tượng quyền
SHTT được bảo hộ.
2.4. Thúc đẩy hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài, khuyến
khích chuyển giao và phổ biến công nghệ của doanh nghiệp
Sự bảo hộ mạnh mẽ và có hiệu quả đối với TSTT là một yếu tố quyết định để
thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số lĩnh
vực nhất định của nền kinh tế, tạo ra sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.
2.5. Cân bằng lọi ích giữa chủ thể sáng tạo, đầu tư với lợi ích của công
chúng
Một mục đích lớn nữa của việc bảo vệ TSTT là tạo ra sự cân bằng lợi ích
giữa người sáng tạo ra công nghệ mới và lợi ích của người sử dụng công nghệ, tức

là lợi ích của những người thường gánh chịu những chi phí và nguồn lực cho việc
sáng tạo và những người sử dụng thành quả sáng tạo đó như một công cụ quan
trọng để cải thiện công nghệ và tăng cường khả năng cạnh tranh của họ trên thị
trường. Mối quan hệ này thường được khái quát lên thành mối quan hệ giữa cá nhân
người sáng tạo và công chúng hưởng thụ. Theo đó, bảo hộ quyền SHTT sẽ cho phép
những người sở hữu quyền SHTT có quyền được khai thác độc quyền đối tượng
sáng tạo của mình trong một khoảng thời gian hạn chế. Đây được coi như một đặc
quyền bởi vì họ là người đã bỏ ra những chi phí, nhân lực cũng như công sức sáng
tạo vào hoạt động sáng tạo ra các đối tượng SHTT đó. V ì ữ '
TRUNG TÂÍVĨ THÔNG TIM THƯ VIỆN
TRƯỜNG DẠI H Ọ C ị...;ẬT HÀ n Â

17

'4Ỉ

" 1Ì

1

11


này thì những người không phải là chủ sở hữu quyền SI ITT chỉ được khai thác vì
mục đích thương mại các đối tượng này nếu được sự cho phép của họ và phải trả
một khoản thù lao tương xứng.


CHUYÊN ĐÈ 2
LÝ LUẬN VÈ BẢO VỆ TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA DOANH NGHIỆP


1. Khái quát chung về bảo vệ tài sản trí tuệ và bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh
nghiệp
1.1.

Khái niêm bảo vê tài sản trí tuê và đăc thù của co chế bảo vê tài










sản trí tuệ
Đã từ lâu, những thành quả sáng tạo của con người được thừa nhận là đóng
vai trò quan trọng đối với sự phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội và văn
hoá của mỗi quốc gia. Các nhà kinh tế học cổ điển và hiện đại đều thống nhất rằng
quá trình tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy bởi hai nguồn chính: (i) vốn và lao
động; (ii) công nghệ (trong đó bao gồm tài sản trí tuệ). Tương quan của hai nguồn
này đang dần thay đổi. “Tài sản hữu hình như đất đai, lao động và tiền vốn đã từng
là tiêu chuẩn so sánh tình trạng kinh tế, điều đó nay không còn đúng nữa. Động lực
mới tạo ra sự thịnh vượng trong xã hội đương thời là tài sản dựa trên tri thức.”20 Cho
nên, thừa nhận và bảo vệ tài sản trí tuệ và quyền đối với tài sản trí tụê cần thiết ở
mọi thời đại. Công nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhằm khuyến khích sáng
tạo, phân chia và sử dụng hiệu quả nguồn tài sản trí tuệ, hài hoà lợi ích của chủ thể
sáng tạo và các chủ thể khác trong xã hội.
Bảo vệ tài sản trí tuệ là những biện pháp, cách thức được áp dụng để phòng

ngừa và xử lý hành vi xâm phạm tài sản trí tuệ.
Cũng như đối với tài sản hữu hình, bảo vệ tài sản trí tuệ thực sự cần thiết.
Bên cạnh những điểm tương đồng, bảo vệ tài sản trí tuệ có những đặc thù so với bảo
vệ tài sản hữu hình xuất phát từ những đặc trưng của tài sản trí tuệ - đây chính là
những khác biệt so với tài sản hữu hình. Sau đây là những đặc trưng cơ bản của tài
sản trí tuệ:
Thứ nhất, tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình (intangible property). Tài
sản vô hình là những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh tế. Chúng không có
cấu tạo vật chất mà tạo ra những quyền và những ưu thế đối với người sở hữu, và
thường sinh ra thu nhập cho nguời sở hữu chúng.21 Dựa trên các tiêu chí khác nhau,
20 Kamil Idris, S ở hữu trí tuệ - M ột công cụ đắc lự c đ ể p h á t triển kinh tế, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, tr.
54 (bàn Tiếng Việt).
21 Đ ây là định nghĩa theo H ướng dẫn số 4 - N ăm 2000 của Uỷ ban Thẩm định giá quốc tế. Xem: Đoàn Văn
Tnròng, Các phươ ng pháp xác định giá trị tài sàn vô hình, Nhà xuất bản K hoa học và Kỹ thuật, năm 2005,
tr. 5.


tài sản vô hình được phân loại khác nhau. Dựa trên tiêu chí hình thức xuất hiện, Ưỷ
ban Thẩm định định giá quốc tế cho rằng tài sản vô hình bao gồm: các quyền, các
mối quan hệ, tài sản sở hữu trí tuệ, các nhóm tài sản vô hình khác (thường được gọi
là uy tín)22. Do đặc tính vô hình và tồn tại chủ yếu dưới dạng thông tin của tài sản trí
tụê, chủ thể nắm giữ tài sản tuệ khó kiểm soát và khó ngăn chặn chủ thể khác khai
thác, sử dụng loại tài sản này23. Đặc biệt, tài sản trí tuệ càng dễ dàng bị xâm phạm
hơn trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ vớỉ sự bùng nổ
của Internet như hiện nay nếu không được bảo vệ kịp thời và thích đáng. Chẳng
hạn, chỉ vài giây sau khi một tác phẩm văn học mới được upload trên một wefcsite
thì hàng triệu người có thể khai thác, sử dụng tự do tác phẩm này nếu tác giả không
sử dụng các biện pháp pháp lý và kỹ thuật nhất định nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ của
mình. Nói cách khác, tài sản trí tuệ tiềm tàng khả năng bị xâm phạm hơn những tài
sản hữu hình khác, có khả năng lan truyền rộng lớn và dễ có khả năng được vật chất

hoá hàng hoạt, sau đó trở thành thực thể tác động, ảnh hưởng đến đời sống của
nhiều người cũng như của cả xã hội24. Do vậy, một hành vi xâm phạm tài sản trí tuệ
không chỉ gây hậu quả tiêu cực cho người nắm giữ tài sản mà còn ảnh hưởng xấu
đến lợi ích của nhiều chủ thể khác và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, tài sản trí tuệ chứa đựng khía cạnh thương mại (trade-related
aspect). Điều này thể hiện ở giá trị kinh tế của tài sản trí tuệ. Tài sản trí tuệ có thể là
đối tượng của các giao dịch thương mại và đem lại giá trị kinh tế cho chủ thể Eắm

giữ tài sản. Do đó, đối với tài sản trí tuệ, khả năng bị các chủ thể sử dụng với mục
đích trục lợi ở mức độ cao. Chẳng hạn, một số doanh nghiệp nhỏ ở các nước đang
phát triển và kém phát triển sử dụng các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn
hiệu nổi tiếng để gắn lên hàng hóa do họ sản xuất và bán ra thị trường để kiếm lời.
Xuất phát từ những đặc trưng trên đây của tài sản trí tuệ, cơ chế bảo vệ tài
sản trí tuệ có những đặc thù sau đây:
Thứ nhất, các biện pháp bảo vệ tài sản trí tuệ được áp dụng ở bất kỳ thời
điểm nào và trong suốt quá trình tồn tại của tài sản trí tuệ. Cụ thể, bảo vệ tài sản trí
tuệ phải được tiến hành: (i) ngay từ khi tạo ra tài sản trí tuệ thông qua thủ tục đing
22 Xem: Đoàn Văn Trường, Các phư ơng pháp xác định giá trị tài sàn vô hình, N hà xuất bàn K hoa học và Kỹ
thuật, năm 2005, tr. 8-12.
Vê lập luận này, xem: Aplin, Tanya, and Davis, Jennifer, Intellectual Property Law: Text, Cases, and
Materials, Oxíòrd University Press, 2009,tr. 2.
Trân Minh Dũng, Bảo vệ quyền sờ him trí tuệ bang biện pháp hành d inh,
<http://thanhfra.m ost.gov.vn/vi7cac-bai-nghien-cuu-shtt/bao-ve-quyen-so-huu-tri-tue-bang-bien-phap-hanichinh>.


ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ; (ii) trong quá trình khai thác, sử dụng, thương mại
hóa tài sản trí tuệ/quyền sở hữu trí tuệ; (iii) khi có hành vi xâm phạm tài sản trí tuệ/
quyền sở hữu trí tuệ và sau khi xử lý hành vi xâm phạm tài sản trí tuệ/quyền sở hữu
trí tuệ.
Thứ hai, các biện pháp bảo vệ tài sản trí tuệ phong phú, đa dạng.

Nếu dựa vào tính chất của biện pháp bảo vệ tài sản trí tuệ, có thể chia các
biện pháp bảo vệ tài sản trí tuệ thành hai loại: (1) Các biện pháp phòng ngừa và
ngăn chặn như đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ, dẫn chiếu đến tài sản trí
tuệ/quyền sở hữu trí tuệ trong các hoạt động quảng cáo và xúc tiếp thương mại, áp
dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn sửa chữa, sao chép tác phẩm đã được đưa
lên Internet...; (2) Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như
biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự, biện pháp kiểm soát
hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới.
Nếu dựa vào chủ thể thực hiện hành vi bảo vệ tài sản, có thể chia các biện
pháp bảo vệ tài sản trí tuệ thành hai loại: (1) Các biện pháp tự bảo vệ do chủ thể
nắm giữ tài sản trí tuệ thực hiện (chủ thể nắm giữ tài sản trí tuệ/quyền sở hữu trí tuệ
có thể áp dụng các biện pháp tự bảo vệ khi chưa có hành vi xâm phạm hoặc hành vi
xâm phạm đã xảy ra); (2) Các biện pháp bảo vệ tài sản trí tuệ bởi các cơ quan nhà
Iiước có thẩm quyền.
Nếu dựa vào thời điểm tiến hành biện pháp bảo vệ tài sản trí tuệ, có thể các
biện pháp bảo vệ tài sản trí tuệ thành ba loại biện pháp: (1) Các biện pháp bảo vệ tài
sản trí tuệ trước khi sử dụng, khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ và trước khi
xảy ra hành vi xâm phạm như đăng ký xác lập quyền sở hĩru trí tuệ; (2) Các biện
pháp bảo vệ tài sản trí tuệ trong quá trình sử dụng, khai thác, thương mại hóa tài sản
trí tuệ như dẫn chiếu đến tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp
trong những hoạt động này. cần phải lưu ý rằng, bản thân hoạt động khai thác, sử
dụng, thương mại hóa tài sản trí tuệ/quyền sở hữu trí tuệ cũng là bảo vệ tài sản trí
tuệ bởi vì hoạt động này chứng tỏ quyền khai thác, sử dụng tài sản trí tuệ/quyền sở
hữu trí tuệ hợp pháp của chủ thể nắm giữ tài sản trí tuệ; đồng thời hoạt động này
làm cho tổ chức, các nhân khác nhận biết được tài sản trí tuệ thuộc quyền sở hữu


của chủ thể nắm giữ quyền và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi
xâm phạm tài sản trí tuệ/quyền sở hữu trí tuệ25.
Thứ ba, bảo vệ tài sản trí tuệ đòi hỏi sự tham gia và phối họp của nhiều chủ

thể. Đó là: (1) Chủ thể nắm giữ tài sản trí tuệ, tác giả, chủ sở hữu quyền sở hữu trí
tuệ, người sử dụng hợp pháp tài sản trí tuệ thông qua họp đồng sử dụng quyền tác
giả, quyền liên quan/hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp, người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; (2) Các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ cũng như pháp luật
Việt Nam đều cho phép chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan
nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Theo quy định của
pháp luật Việt Nam, thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc về: Toà án,
Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ưỷ ban nhân dân các cấp, cơ
quan quản lý cạnh tranh; (3) Các tổ chức quản lý tập thể tài sản trì tuệ. Hơn nữa, do
đặc tính vô hình của tài sản trí tuệ và khía cạnh thương mại, tài sản trí tuệ dễ dàng
vượt qua biên giới quôc gia nên đòi hỏi sự phối họp chặt chẽ giữa các quốc gia,
vùng lãnh thổ trong bảo vệ loại tài sản này. Sự phối họp của các chủ thể nêu trên
được coi là cần thiết khi áp dụng các biện pháp bảo vệ tài sản trí tuệ/quyền sở hữu
trí tuệ, cho dù đó là biện pháp phòng ngừa hay biện pháp xử lý hành vi xâm phạm.
Thứ tư, việc bảo vệ tài sản trí tuệ chủ yếu được thực hiện thông qua thừa
nhận hệ thống các quyền dành cho tác giả, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và các
chủ thể liên quan khác. Cụ thể, pháp luật quốc gia và các công ước quốc tế trao cho
chủ thể quyền sở hữu trí tuệ một số độc quyền. Trên cơ sở này, xâm phạm tài sản trí
tuệ/quyền sở hữu trí tuệ được phòng ngừa và xử lý.
Thứ năm, bảo vệ tài sản trí tuệ không chỉ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của các chủ thể nắm giữ tài sản trí tuệ/quyền sở hữu trí tuệ và ngăn chặn, chấm
dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà còn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của nhiều chủ thể khác, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và tháo
gỡ những rào cản trong hoạt động thương mại quốc tế.
“Bảo vệ tài sản trí tuệ” là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong thực tế
thương mại và trong các nghiên cứu. Đặc biệt, thuật ngữ “bảo vệ tài sản trí tuệ” (the
protection of intellectual property) được sử dụng trong văn bản pháp luật quốc tế

25


về lập luận này, xem thêm: WIPO,
<ưsm e/en/ip_business/index.htm l>, tr. 14.

lntellectual

Property

fo r

Business,


quan trọng nhất về sở hữu trí tuệ - Hiệp định về các khía cạnh thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS)26. Tuy nhiên, thuật ngữ này không được sử
dụng trong các văn bản pháp luật Việt Nam. Thay vào đó, thuật ngữ “bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ”, ‘‘bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” và “thực thi quyền sở hữu trí tuệ”
được sử dụng. “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ” lần đầu tiên được quy định trong Luật
sở hữu trí tuệ năm 2005. Trước khi Luật này được ban hành, những khái niệm được
sử dụng thường xuyên là “bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” và “thực thi quyền sở hữu trí
tuệ”27.
Khái niệm “quyền sở hữu trí tuệ” liên quan chặt chẽ đến khái niệm “trí tuệ”
“tài sản trí tuệ” và “sở hữu trí tuệ”. Xét về ngữ nghĩa, “trí tuệ” là khả năng nhận
thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định. “Tài sản trí tuệ” được sử dụng để chỉ
những tài sản là kết quả sáng tạo trí tuệ của con người. “Sở hữu trí tuệ” là việc sở
hữu đối với tài sản trí tuệ. Đối tượng của loại sở hữu này là những tài sản phi vật
chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn góp phần quan trọng trong quá trình
hình thành và phát triển nền văn minh, khoa học, công nghệ của nhân loại. “Quyền
sở hữu trí tuệ” được sử dụng để nhấn mạnh quyền của chủ thể sáng tạo và các chủ
thể liên quan khác đối với tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, trong nhiều tài liệu cũng như

trong thực tế, hai thuật ngữ “bảo vệ tài sản trí tuệ” và “bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ”
được sử dụng thay thế cho nhau và với ý nghĩa như nhau. Theo chúng tôi, hai thuật
ngữ này có thể dùng với ý nghĩa tương tự trong một số trường họp cụ thể nhưng cần
phải lưu ý những khác biệt giữa chủng để sử dụng cho chính xác.

26 Xem Điều 3.1 và Điều 4.1 H iệp định TRIPS. c ầ n lưu ý rằng, theo chú thích 3 của H iệp định TRIPS, “bảo
vệ” (protection) được hiểu rất rộng, bao gồm các vấn đề liên quan đến giá trị, phạm vi, việc đạt đuợc, sử dụng
và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
27 Thực tể, một số người nhầm lẫn, thậm chí cho rằng ba khái niệm: “bào hộ quyền sờ hữu trí tuệ”, “thục thi
quyển sở hữu trí tuệ” và “bào vệ quyền sờ hữu trí tuệ” hoàn toàn giống nhau. Mặc dù ba khái niệm này có
một số điểm tương đồng, tuy nhiên, cũng có vài điểm khác biệt: Trước hết, về chủ thể thực hiện hành vi. Chù
thể thực hiện hành vi bào hộ quyền sờ hữu trí tuệ chi là N hà nước, trong khi đó, chủ thể bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ có thể là N hà nước hoặc chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Chủ thể thực thi quyền sở hữu trí tuệ rất
rộng: có thể là N hà nước, chù thể quyền sở hữu trí tuệ, hoặc các chủ thể khác như hiệp hội, tổ chức tập thể (ví
dụ: Trung tâm quyền tác giả V ăn học Việt Nam, Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt N am , Trung tâm bào vệ
quyên tác giả âm nhạc Việt N am , H iệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cùa các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam-VACIP). v ề cách thức thực hiện hành vi. Đối với bào hộ
quyền sở hữu trí tuệ, N hà nước thực hiện rất nhiều hành vi khác nhau, từ thực hiện thủ tục xác lập quyền,
quàn lý N hà nước đến xác định hành vi xâm phạm và quy định biện pháp xử lý hành vi xâm phạm. Đối với
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền và các cơ quan Nhà nước chi được phép tiến hành các biện pháp
bảo vệ đưọc pháp luật quy định. Còn đối với thực thi, các chủ thể thực thi quyền có thể áp dụng các biện
pháp luật định và các biện pháp không trái với quy định của pháp luật.


×