Tiết 101:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH
ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Tìm hiẻu suy nghĩ để viết ý kiến riêng dưới dạng nghị luận một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa
phương.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc có trách nhiệm trong cuộc sống .
B. Phương pháp : Nêu vấn đề, nghiên cứu ngôn ngữ, phân tích, thực hành.
C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu tìm tài liệu liên quan.
-Trò : Tìm đề tài,tư liệu ở địa phương,hệ thống bài tập.
D. Tiến trình hoạt động dạy và học:
1
/
I. Ổn định nề nếp:
5
/
II. Kiểm tra bài cu: : Kiểm tra sự chuẩn bị đề tài của 5em.
III.Bài mới:
1
/
*) Giới thiệu bài : Cơ chế hội nhập mở cửa làm cho đời sống văn minh tiến bộ.Nhưng chính cuộc
sống sôi động này đem đến không ít hậu quả nguy hại mà từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần am
hiểu.
33
/
GV hướng dẫn học sinh làm các việc sau:Các em có thể:
- Chọn bất cứ sự việc hiện tượng nào có ý nghĩa ở địa phương.
Ví dụ :Vấn đề môi trường, đời sống nhân dân, những thành tựu mới trong xây dựng, những biểu hiện
về sự quan tâm đối với quyền trẻ em, vấn đề giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh
hùng, những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, tệ nạn xã hội ...
- Đối với sự việc, hiện tượng được chọn, phải có dẫn chứng cụ thể hùng hồn.
- Nhận định được chỗ đúng, chỗ bất cập, không nói quá, không giảm nhẹ né tránh.
-Không quá tô hồng hay bôi đen.
- Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội, không vì lợi ích của
cá nhân.
- Viết bài trình bày sự việc, hiện tượng và nêu ý kiến của bản thân. Bài viết khoảng 1500 chữ trở lại,
Có bố cục đầy đủ:
Mở bài, thân bài, kết bài; có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng;
Về kết cấu: Có chuyển mạch, chiếu ứng, đọc lên có sức thuyết phục.
Chú ý: Trong bài làm các em không được ghi tên thật của những người có liên quan đến sự việc, hiện
tượng, vì như vậy mất tính chất nhân văn của bài viết.
5
/
IV. Củng cố – dặn dò :
- Củng cố:
-Dặn dò : Về nhà dựa trên những hướng dẫn các em thực hành nghiêm túc bài viết có hiệu quả .Tiết
143 sẽ thực hiện.
Chuẩn tiết 102 “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”. Tìm hiểu về đồng chí Vũ Khoan và những hoạt
động của ông.
207
*) Rút kinh nghiệm : :
…………………………………………………………………………………………………………
….
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………….
Tiết 102:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Nhận thức được hành trang vào thế kỉ mới vô cùng quan trọng. Thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu
trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam.
- Rèn luyện kĩ năng đọc văn bản và biết phân tích đánh giá am hiểu vấn đề.
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc . Có tâm thế tốt để học tập phấn đấu .
B. Phương pháp : Đọc sáng tạo.Nêu vấn đề, nghiên cứu,phân tích ngôn ngữ. Tái hiện văn bản.
C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu tácgiả tìm tài liệu liên quan.Tranh ảnh về hoạt động của đồng
chí Vũ Khoan.
-Trò : Đọc văn bản .Tìm hiểu hệ thống câu hỏi,tác giả,tác phẩm.
D. Tiến trình hoạt động dạy và học:
1
/
I. Ổn định nề nếp:
5
/
II. Kiểm tra bài cu: : Vai trò của tiếng nói văn nghệ quan trọng như thế nào trong đời sống hãy
phân tích ?
III.Bài mới:
1
/
*) Giới thiệu bài : Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ điểm
mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam. Rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt đó là điều
cần bàn luận hôm nay .
208
TG
10
/
20
/
Hoạt động của thầy và trò:
HS đọc phần giới thiệu tác giả
trong SGK .Em biết gì về đồng
chí Vũ Khoan và những cống
hiến của ông ?
Nêu xuất xứ của tác phẩm? Tác
phẩm có ý nghĩa như thế nào
trong việc thể hiện những vấn đề
cấp bách của xã hội?
Giáo viên hướng dẫn các em đọc
và tìm hiểu chú thích?
HS thảo luận, trình bày.
Văn bản được viết theo phương
thức nào?
HS chỉ ra được tính chất thể loại
của văn bản.
Văn bản có thể chia theo mấy
phần, ý của mỗi phần là gì?
HS xác định bố cục của văn bản.
Hoạt động 2:
Hãy xác định hệ thống luận điểm,
luận cứ trong văn bản.
HS thảo luận, phát biểu ý kiến,
nhận xét ý kiến của bạn và bổ
sung.
Trong các luận cứ được tác giả
đưa ra, luận cứ nàop quan trọng
nhất, vì sao?
HS phát biểu ý kiến.
Nội dung kiến thức
1. Tác giả – tác phẩm :
*) Tác giả : Vũ Khoan : Nhà hoạt động
chính trị, đã từng làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ
trưởng Bộ Thương mại, hiện là Phó Thủ tướng Chính phủ.
*) Tác phẩm :
- Xuất xứ : Bài viết đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001,
được in trong tập “Một góc nhìn của trí thức “NXB trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
- Bài viết ra đời trong thời điểm những năm đầu của thế kỉ
XXI, thời điểm quan trọng trên con đường phát triển và hội
nhập thế giới.
2.Đọc tìm hiểu chú thích:
*Đọc.
* Tìm hiểu các chú thích.
*) Phương thức diễn đạt : Nghị luận bình luận về một vấn
đề tư tưởng trong đời sống xã hội.
Bố cục : Gồm ba phần.
- Mở bài : Từ đầu đến “Thiên niên kỉ mới” : Nêu luận
điểm chính.
- Thân bài : Tiếp theo đến “ Kinh doanh và hội nhập” :
Bình luận và phân tích luận điểm bằng hệ thống luận cứ (ba
luận cứ).
- Kết bài : Còn lại : Khẳng định lại nhiệm vụ của lớp trẻ
Việt Nam.
3. Đọc – hiểu văn bản :
Luận điểm : Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.
Hệ thống luận cứ :
- Luận cứ 1 : Vai trò của con người trong hành trang bước
vào thế kỷ mới.
- Luận cứ 2 : Nhiệm vụ của con người VN trước mục tiêu
của đất nước.
- Luận cứ 3 : Những điểm mạnh và yếu của cong người
VN cần nhận thức rõ.
a. Vai trò của con người trong hành trang vào thế kỷ mới.
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới quan trọng nhất là
chuẩn bị bản thân con người.
- Đây là một luận cứ quan trọng, mở đầu cho hệ thống luận
cứ, có ý nghĩa đặt vấn đề – mở ra hướng lập luận toàn bài.
HS tìm phân tích lý lẽ trong văn
bản.
Em hãy nhận xét về cách đưa
những lý lẽ làm rõ luận cứ này.
Vấn đề tác giả đưa ra có ý nghĩa
thực tiễn như thế nào?
Để khẳng định vai trò yếu tố con
người, týac giả đã trình bày vấn
- Ngày nay nền kinh tế tri thức phát triển, vai trò con người
càng nổi trội.
- Nêu ra một cách chính xác lôgích, chặt chẽ, quan trọng.
b. Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu –
nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
- Bối cảnh của thế giới : Khoa học công nghệ phát triển cùng
với việc hội nhập sâu rộng.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước.
209
đề gì trong luận cứ tiếp theo?
HS thảo luận, trả lời.
Trong thế kỷ mới , nước ta hướng
tới những mục đích nào, đồng
thời phải thực hiện nhiệm vụ
nào?
Tác giả đã đưa ra điểm mạnh,
điểm yếu nào của con người VN?
Để chứng minh cho nhận định
của mình, tác giả đã đưa ra những
dẫn chứng như thế nào?
HS trả lời. Các HS khác bổ sung.
Cách nêu và phân tích của tác giả
có gì đặc biệt?
Nhận xét về trình tự lập luận
của tác giả khi nêu điểm mạnh,
điểm yếu của người VN?
Tác giả đã kết thúc hệ thống luận
cứ theo cách nào?
+ Đẩy mạnh CN hoá hiện đại hoá.
+ Tiếp cận nền kinh tế tri thức.
+ Thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu.
c. Thế mạnh, điểm yếu của con người VN.
- Thế mạnh :
+ Thông minh, nhạy bén, tinh nhạy.
+ Cần cù, sáng tạo, tỉ mỉ chịu khó.
- Điểm yếu :
+ Thiếu kiến thức cơ bản, kém năng lực thực hành không
coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với
cường độ khẩn trương.
+ Đố kị trong làm ăn,cuộc sống đời thường.
+ Hạn chế trong thói quen nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh,
quen bao cấp, thói khôn vặt, ít giữ chữ tín.
- Tính hệ thống chặt chẽ, có định hướng của các luận cứ.
- Kết thúc hệ thống luận cứ bằng cách khẳng định lại luận
điểm đã nêu ở phần đầu.
+ Lấp đầy hành trang bằng những thế mạnh, vứt bỏ điểm
yếu. + Phải làm cho lớp trẻ, chủ nhân của đất
nước nhận rõ điều đó.
Thái độ của tác giả : Tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn
đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch.
Tác dụng : Giúp mọi người tránh được tâm lý ngộ
nhận .
3
/
Tác giả đã thể hiện thái độ như
thế nào khi đánh giá những điểm
mạnh, điểm yếu của con người
VN?
Hoạt động 3:
Qua văn bản này, em nhận thức
được điều gì trong việc chuẩn bị
hành trang vào thế kỷ mới?
3. Tổng kết :
- Nội dung : Nhận thức được vai trò vô cùng to lớn của con
người trong chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, những
mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của đất nước ta .
Qua bài viết, nhận thức được những mặt mạnh , hạn chế
của con người VN để từ đó có ý thức rèn luyện, tu dưỡng
trở thành công dân tốt.
Nghệ thuật:Cách lập luận sắc bén,lô rích có tính thực
tiễn .Kết hợp chặt chẽ lý lẽ dẫn chứng.
Bài viết khách quan dựa trên cơ sở khoa học.
Tất cả đủ thuyết phục người đọc.
5
/
IV. Củng cố – dặn dò :
- Củng cố :Văn bản này đã gợi trong em những suy nghĩ hành động gì ?
210
- Dặn dò : Chuẩn tiết 103.Tìm hiểu các thành phần biệt lập.
*) Rút kinh nghiệm : :
…………………………………………………………………………………………………………
….
…………………………………………………………………………………………………………
……………………………….
Tiết 103:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
(Tiếp theo)
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Nhận biết hai thành phần gọi đáp và phụ chú. Tác dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.
-Rèn kĩ năng vận dụng và nhận biết các thành này thật tốt trong tạo dựng văn bản .
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích bộ môn .
B. Phương pháp : Nêu vấn đề, nghiên cứu,giao tiếp ngôn ngữ, luyện tập thực hành.
C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu khái niệm tìm tài liệu liên quan. Bảng phụ máy chiếu . Mẫu .
-Trò : Đọc ví dụ mẫu,nghiên cứu tài liệu,hệ thống bài tập.
D. Tiến trình hoạt động dạy và học:
1
/
I. Ổn định nề nếp:
5
/
II. Kiểm tra bài cu: :Em đã tiếp cận với những thành phần biệt lập nào hãy nêu tác dụng và vị trí
của nó ?
III.Bài mới:
1
/
*) Giới thiệu bài : Các thành phần gọi đáp và phụ chú là các thành phần biệt lập, thành phần gọi –
đáp dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp, thành phần phụ chú dùng để bổ sung một số chi tiết
cho nội dung chính của câu.
TG
10
/
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1:Tìm hiểu các thành phần gọi
đáp:
GV gọi HS đọc ví dụ a, b trong SGK , một
HS khác đọc roc các câu hỏi thảo luận.
- Từ nào dùng để đáp, từ nào dùng để gọi?
- Những từ này có tham gia diễn đạt sự việc
trong câu không?
- Những từ nào dùng để tạo lập cuộc gọi từ
nào dùng để duy trì cuộc gọi đang diễn ra?
HS thảo luận theo câu hỏi trên
Nội dung kiến thức
1. Các thành phần gọi đáp:
Ví dụ: (SGK)
Nhận xét:
- Này: Gọi thiết lập quan hệ giáo tiếp, không
tham gia vào cuộc diễn đạt của câu.
- Thưa ông: Đáp
+ Duy trì sự giao tiếp. Không tham gia vào sự
diễn đạt nội dung của câu.
211
HS làm bài tập
- Bài 1: HS đọc lập làm bài.
+ Đọc yêu cầu bài tập.
+ Đọc đoạn trích.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- HS đọc và thảo luận các yêu cầu
Bài 1:
Tìm thành phần gọi đáp, phân tích cụ thể:
Này: gọi, thiết lập quan hệ.
Vâng: đáp, chỉ quan hệ bề trên với người dưới; bà lão
hàng xóm – chị Dậu.
Bài 2:
Tìm thành phần gọi đáp.
“Bầu ơi”: Thành phần gọi đáp lời gọi chung chung không
hướng tới riêng ai.
10
/
13
/
- Em hiểu thế nào là thành phần
gọi đáp?
GV gọi một HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu thành phần phụ chú:
Gọi HS đọc ví dụ trong SGK và
nêu câu hỏi thảo luận:
- Nếu lược bỏ từ in đậm, nghĩa sự
việc của mỗi câu trên có thay đổi
không ? Vì sao?
- Ở câu a các từ in đậm được đưa
thêm vào để chú thích cho cụm từ
nào?
- Ở câu b cụm chủ vị im đậm nhằm
chú thích điều gì?
HS thảo luận theo những câu hỏi
trên.
Gọi HS đọc ví dụ 2.
GV nêu yêu cầu:
- Các từ trong ngoặc đơn có ý ngiã
như thế nào?
HS nêu ý nghĩa của từng yếu tố
trong ngoặc đơn.
- Các thành phần vừa nhận xét có
đặc điểm gì chung về cách trình
bày trong câu? Chúng có ý nghĩa
như thế nào?
HS trả lời. Thế nào là phần chú
thích? HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: Giáo viên cho các
em thực hiện luyện tập:
Thành phần gọi đáp là: Những thành phần biệt lập dùng
để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
* Ghi nhớ: (SGK)
2. Thành phần phụ chú:
Ví dụ 1: (SGK)
Nhận xét:
- Nếu lược bỏ các từ in đậm trên, nghĩa sự việc trong câu
không thay đổi vì nó không tham gia vào thành phần câu
trúc.
- Ở câu a các từ in đậm chú thích cho phần trước nó được
rõ hơn.
- Ở câu b cụm chủ – vị in đậm chỉ sự việc diễn ra trong ý
nghĩ tác giả giải thích thêm cho việc:
+ Lão hiểu tôi chưa hẳn đã đúng.
+ Họ cho đó là lí do, điều đó khiến tôi càng buồn.
Ví dụ 2: (SGK)
Nhận xét:
- “Có ai ngờ”: sự ngạc nhiên trước sự việc cô gái tham gia
du kích.
- “ Thương thương quá đi thôi”: Xúc động trước nụ cười
của cô gái và đôi mắt đen tròn
- “Quê hương – Giang Nam”: Nêu xuất xứ của đoạn thơ
trên.
- Cách trình bày: Các thành phần đó thường đặt giữa các
dấu:
+ Gạch ngang
+ Ngoặc đơn
+ Dấu phẩy
- Tác dụng: Chú thích giải thích thêm cho những từ ngữ sự
việc trong câu hoặc bày tỏ thái độ của người nói, người
viết.
* Ghi nhớ: (SGK).
3. Luyện tập:
212
của bài tập. Bài 3:
Tìm thành phần phụ chú.
a) ... chúng tôi, mọi người – kể cả anh.
b) ... những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này –
các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người
mẹ.
c) ... lớp trẻ. Những người chủ thực sự của đất nước thế
kỉ tới.
5
/
IV. Củng cố – dặn dò :
- Củng cố :Vai trò của các thành phần biệt lập ?
- Dặn dò : Chuẩn bÞ tit104-105. Viết bài tập làm văn số 5.
*) Rút kinh nghiệm : :
…………………………………………………………………………………………………………
….
…………………………………………………………………………………………………………
……………………………….
Tiết 104,105
Ngày soạn :
Ngày dạy :
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Kiểm tra kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội
- Rèn kĩ năng diễn đạt trình bày lập luận.
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc tự giác.
B.Phương pháp : Nêu vấn đề. Luyện tập tổng hợp.
C. Chuẩn bị: - Thầy : + Ra đề bài Tập làm văn số 5, đáp án, biểu điểm.
+ Trò: Nắm lại lý thuyết của văn nghị luận về một sự việc, chuẩn bị vở bút.
D. Tiến trình hoạt động dạy và học:
1
/
I/ Ổn định nề nếp:
II/ Kiểm tra bài cũ: Không.
III/ Bài mới:
1
/
Giới thiệu bài: Đây là bài viết số 5 .
213
TG
80
/
2
/
Hoạt động của thầy và trò
GV chép đề lên bảng
HS chuẩn bị giấy, ghi đề
GV hướng dẫn HS làm bài.
Yêu cầu (xác định) tìm hiểu đề, xác
định thể loại.
Xác định nội dung là gì?
Yêu cầu : Lập dàn ý ra giấy trong 10
phút hãy viết.
Nội dung kiến thức
1. Đề bài: Em có một người bạn tàn tật không đi
học được, nhân dịp kỷ niệm ngày 22/12.Hãy kể cho
bạn em biết hình ảnh người lính qua hai cuộc kháng
chiến mà em đã được tiếp cận qua thơ văn ở lớp 9.
2. Hướng dẫn HS làm bài :
+ Xác định thể loại : Viết văn bản tự sự
+ Nội dung: Dựa vào văn bản đã được học để kể
một cách chân thực.
*)Học sinh làm bài.
3.Đáp án:
3
/
GV yêu cầu học sinh trật tự, GV quan sát
HS làm bài
Thu bài theo thứ tự.
Mở bài : Chọn hoàn cảnh tình huống kể
chuyện.Giới thiệu chung về hình ảnh người lính
qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc.Họ tạc nên
nét đẹp truyền thống...
Thân bài: Lần lượt chọn các tác phẩm đã học và
những hiểu biết về người lính để kể.Kết hợp nhuần
nhuyễn các yếu tố biểu cảm,lập luận,tự sự,miêu
tả...
Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp người lính,liên hệ
bản thân.
Biểu điểm:-Điểm 9-10 Nhừng bài viết bám sát đáp
án.Vận dụng tốt các yếu tố nghị luận.Chữ nghĩa rõ
ràng.
-Điểm 7-8:Những bài viết tốt song còn thiếu cảm
xúc trình bày chưa đẹp.
-Điểm 5-6: Bài viết non chưa biết hoá thân, chữ vit
cu thả.
-Điểm 3-4:Những bài viết còn yếu vi phạm nhiều
lỗi,ý thức cẩu thả,
_Bài điểm 1-2:Nhũng bài lạc đề,ý thức kiến thức
tệ.
4.Thu bài
3
/
IV. Củng cố – dặn dò :
Dặn dò : Về nhà chuẩn bị “Chó Sói và Cừu trong phụ thơ ngụ ngôn của La Phong ten T1”.
*) Rút kinh nghiệm : ................................................................................................
...............................................................................................................
Tiết 106:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
214
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN
CỦA LA PHONG TEN
(H. Ten)
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Hiểu tác dụng của bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hai hiện tượng con Cừu và
chó Sói trong thơ ngụ ngôn của La Phong ten.
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích bộ môn .
B. Phương pháp : Đọc sáng tạo, nghiên cứu ngôn ngữ, nêu vấn đề, phân tích quy nạp.
C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu văn bản.
-Trò : Đọc sáng tạo, nghiên cứu ngôn ngữ, nêu vấn đề, phân tích quy nạp.
D. Tiến trình hoạt động dạy và học:
1
/
I. Ổn định nề nếp:
II. Kiểm tra bài cu: : Không
III.Bài mới:
1
/
*) Giới thiệu bài : Bằng cách so sánh hình tượng con Cừu và con chó Sói trong ngụ ngôn của La
Phông ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông H Ten nêu bật đặc trưng
của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
TG
15
/
Hoạt động của thầy và trò
HS đọc phần chú thích trong SGK
về tác giả.
Nêu những nét khái quát về tác giả?
Nêu xuất xứ của tác phẩm?
VB viết theo phương thức nào?
Phân biệt cho HS : Nghị luận xã hội
– nghị luận văn chương.
Văn bản có bố cục mấy phần?
Em hãy đối chiếu hai phần ấy để
tìm ra điểm chung trong cách lập
luận của tác giả.
Nội dung kiến thức
1. Đọc – tìm hiểu chung về văn bản.
a. Tác giả : Hi-pô-lít Ten(H Ten) (1828-1893)
- Là một triết gia-sử gia- nhà nghiên cứu văn học Pháp,
viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp.
b. Tác phẩm :
Công trình nghiên cứu nổi tiếng của ông : La Phôngten và
thơ ngụ ngôn của ông, 1853.
- Phương thức biểu đạt : Nghị luận.
c. Đọc, chú thích : - Đọc văn bản – Chú thích (SGK).
Văn bản được chia theo 2 phần :
Phần 1 : Từ đầu đến “Tốt bụng thế”. Hình tượng con Cừu
bài trong thơ La Phôngten.
Phần 2 : Còn lại. Hình tượng chó Sói trong thơ La
Phôngten,
*) Nhận xét : Trong cả 2 phần, tác giả đều lập luận bằng
cách dẫn ra những dòng viết về 2 con vật ấy của nhà khoa
họcBuy-phông để đối chiếu so sánh.
GV yêu cầu HS tìm ý kiến của Buy-
Phông viết về hai con vật ấy?
Cả hai phần tác giả đều triển khai
mạch nghị luận theo trật tự nào?
Em hãy chỉ rõ trong văn bản?
Con Cừu : ‘Chính là sự sợ hãi ấy...chó bị xua đi”.
Chó Sói : “Chó Sói bị thù ghét... chết rồi thì vô dụng”.
Nghị luận theo trình tự 3 bước.
+ Dưới ngòi bút của La Phôngten
+ Dưới ngòi bút của Buy- phông
+ Dưới ngòi bút của La Phôngten
Tác giả đã nhờ La Phôngten tham gia vào mạch nghị luận
215
20
/
Dưới con mắt của nhà khoa học. 2
con vật đó hiện lên như thế nào?
HS thảo luận
Buyphong viết về loài Cừu như thế
nào?
Chó sói được Buy- phông miêu tả ra
sao?
Khi viết về loài Cừu và chó sói,
Buy-phông căn cứ vào đâu? Viết
như vậy có đúng hay không?
của ông, vì vậy bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn.
2. Đọc – hiểu văn bản.
a. Chó Sói và Cừu dưới mắt nhà khoa học :
- Cừu : Vì sợ hãi mà hay tụ tập thành bầy. Chỉ một tiếng
động nhỏ bất thường... chúng nháo nhào co cụm lại sợ sệt
lại còn hết sức đần độn vì không biết tránh nỗi nguy
hiểm... muốn bắt chúng di chuyển... cần phải có một con
đầu đàn... bị gã chăn cừu thôi thúc hoặc bị chó xua đi.
Tóm lại : Đó là một loài vật nhút nhát, đần độn.
Chó sói : Thù ghét mọi sự kết bạn kết bè... Nhiều chó sói
tụ hội với nhau nhằm để tấn công một con vật to lớn...
Khi cuộc chiến đã xong xuôi chúng quay về với sự lặng lẽ
và cô đơn của chúng.
Tóm lại : bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng
rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng...Nó thật đáng
ghét, lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng.
Dưới con mắt của nhà khoa học, chó sói là một con
vật hung dữ, đáng ghét.
*) Nhận xét : Bằng cái nhìn chính xác của nhà khoa học
để nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng.
3
/
Vì sao BuyPhông lại không nói đến
sự thân thương của loài cừu và nỗi
bất hạnh của loài chó sói?
GV hướng dẫn HS tiểu kết
- Không nhìn nhận từ góc độ tình cảm (Vì đặc trưng của
khoa học là chính xác, chân thực, cụ thể).
- Không nói đến sự thân thương của loài Cừu vì không
chỉ loài vật này có “tình cảm mẫu tử thân thương”.
- Không nhắc đến sự bất hạnh của loài chó sói vì : Đấy
không phải đặc trưng cơ bản của nó mọi nơi mọi lúc.
*) Tiểu kết :
5
/
IV. Củng cố – dặn dò :
Củng cố :
Dặn dò : Về nhà chuẩn bị “ Chó Sói và Cừu trong phụ thơ ngụ ngôn của La Phông ten T2” tiết 107.
*) Rút kinh nghiệm : ................................................................................................
...............................................................................................................
Tiết 107:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN
CỦA LA PHÔNG TEN
216
(H. Ten)
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Hiểu tác dụng của bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hai hiện tượng con Cừu và
chó Sói trong thơ ngụ ngôn của La Phong ten.
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích bộ môn .
B. Phương pháp : Đọc sáng tạo, nghiên cứu ngôn ngữ, nêu vấn đề, phân tích quy nạp.
C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu văn bản.
-Trò : Đọc sáng tạo, nghiên cứu ngôn ngữ, nêu vấn đề, phân tích quy nạp.
D. Tiến trình hoạt động dạy và học:
1
/
I. Ổn định nề nếp:
5
/
II. Kiểm tra bài cu: Dưới con mắt của nhà khoa học, hai con vật đó hiện lên như thế nào?
III.Bài mới:
1
/
*) Giới thiệu bài : Bằng cách so sánh hình tượng con Cừu và con chó Sói trong ngụ ngôn của La
Phông ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông H Ten nêu bật đặc trưng
của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
TG
10
/
Hoạt động của thầy và trò
Để xây dựng hình ảnh con Cừu
trong thơ ngụ ngôn, La
Phôngten đã làm như thế nào?
Nhận xét về cách lựa chọn đối
tượng của La Phôngten và cách
khắc hoạ tính cách.
HS nhận xét.
Tìm chi tiết minh hoạ?
Qua cuộc đối thoại với chó sói
em cảm nhận được gì về Cừu
non?
Nhờ đâu mà La Phôngten viết
được như vậy?
Cách viết của La Phôngten và
cách tả Buy-phông về loài cừu
có gì khác nhau?
HS trả lời, nhận xét.
Nội dung kiến thức
b. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phôngten.
*) Hình tượng cừu trong thơ La Phôngten:
- Tác giả đã đặt chú cừu non bé bỏng vào hoàn cảnh đặc biệt
: đối mặt với chú sói trên dòng suối.
- Dựa vào nét tính cách đặc trưng của loài cừu : Nhút nhát.
Khắc hoạ tính cách qua :
- Thaí độ – Ngôn từ – Đặc điểm vốn có của loài cừu : Hiền
lành, nhút nhát, không hại ai.
Gặp chó sói :
- Cừu gọi : “Bệ hạ”, xưng “Kẻ hèn này”.
- Ra sức thanh minh cho mình chứng tỏ vô tội :
+ Không uống nước ở dòng suối.
+ Không nói xấu sói vì chưa ra đời.
+ Không có anh em.
Thế nhưng cừu vẫn bị sói tha vào rừng ăn thịt.
Ý thức : Là kẻ yếu nên hết sức nhún nhường tới mức nhút
nhát.
- La Phôngten viết về loài cừu sinh động như vậy là có trí
tưởng tượng phóng khoáng và tình yêu thương loài vật.
- Là cách sáng tác phù hợp với đặc điểm của chuyện ngụ
ngôn – nhân hoá con cừu nin là có suy nghĩ, nói năng, hành
động gống con người, khác với cách viết của Buy-phông.
15
/
Để xây dựng hình tượng chó
sói nhà thơ đã làm như thé nào?
*) Hình tượng chó sói :
Chó sói xuất hiện kiếm kế gây sự với cừu non bên dòng suối:
- Làm đục nước nguồn trên (dù cừu uống nước nguồn dưới).
217
Những điều vô lý ấy nói điều
gì?
La Phôngten đã dựa trên cơ sở
nào để khắc hoạ tính cách của
sói?
HS thảo luận, trả lời.
H Ten nhận xét như thế nào về
sói trong bài thơ của La
Phôngten?
So sánh cách viết về Sói và
Cừu của 2 tác giả Buy-phông
và La Phôngten. Từ đó rút ra
nhận xét về đặc trưng của sáng
tác nghệ thuật.
- Nói xấu ta năm ngoái (dù khi đó cừu con chưa sinh).
- Anh của cừu nói xấu (dù cừu chỉ có một mình)
- Chó sói đói meo gầy giơ xương đi kiếm mồi. Gặp chú cừu
non đang uống nước – muốn ăn thịt nhưng dấu tâm địa kiếm
cớ bắt tội trừng phạt cừu.
- Lời nói của sói thật vô lý. Đó là lời lẽ của người gian ngoan,
xảo trá, ỷ mạnh bắt nạt kẻ yếu.
- Dựa trên đặc tính săn mồi của sói: ăn tươi nuốt sống những
con vật bé nhỏ yếu hơn mình (giống nhận xét của Buy-
phông).
Chó sói được nhân hoá dưới ngòi bút phóng khoáng của tác
giả.
- Sói đáng ghét bởi nó gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu, là
một bạo chúa.
La Phôngten kể về điều đó : Trộm cướp nhưng khốn khổ vì
bất hạnh, chỉ là một gã vô lại luôn đói dài và luôn bị ăn đòn.
“Dạ trống không, sói chợt tới nơi,
Đói, đi lãng vảng kiếm mồi,
Thấy chiên động dại, bời bời thét vang”
- Buy-phông :
+ Đối tượng : Loài cừu và loài sói chung
+ Cách viết : Nêu trên những đặc tính cơ bản một cách chính
xác.
+ Mục đích : Làm cho người đọc thấy rõ đặc trưng cơ bản của
hai loài cừu và sói
- La Phôngten :
+ Đối tượng : Một con cừu non, một con sói đói.
3
/
5
/
Từ cách viết của La Phôngten,
tác giả so sánh sự khác biệt giữa
2 cách viết của Buy-phông và La
Phôngten nhằm mục đích gì?
Nêu mục đích lập luận của H
Ten.
HS đọc ghi nhớ SGK.
Hướng dẫn HS luyện tập
meo gầy giơ xương.
+ cách viết : Dựa trên một số đặc tính cơ bản của loài vật,
đồng thời nhân hoá loại vật như con người.
+ Mục đích : Xây dựng hình tượng nghệ thuật (Cừu non đáng
thương, Sói độc ác, đáng ghét).
Cùng viết về những đối tượng giống nhau mà hai cách viết
hoàn toàn khác nhau, từ đó nêu bật đặc trưng sáng tác nghệ
thuật.
*) Tổng kết : Bằng cách so sánh hình tượng con Cừu non và
chó Sói trong thơ ngụ ngôn La Phôngten với những dòng viết
về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông tác giả đã nêu
bật được đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
*) Luyện tập So sánh cách viết về Sói và Cừu của 2 tác giả
Buy-phông và La Phôngten. Từ đó rút ra nhận xét về đặc
trưng của sáng tác nghệ thuật.
5
/
IV. Củng cố – dặn dò :
218
- Củng cố : So sánh cách viết về Sói và Cừu của 2 tác giả Buy-phông và La Phôngten. Từ đó rút ra
nhận xét về đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
- Dặn dò : Về nhà chuẩn bị “ Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí”.
*) Rút kinh nghiệm : ................................................................................................
...............................................................................................................
Tit 108
Ngày soạn:
Ngày dạy:
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Biết làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo ly trong cuộc sống.
- Rèn luyện cách viết mọt bài nghị luận.
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thíchvăn nghị luận .
B. Phương pháp : Nêu vấn đề, nghiên cứu ngôn ngữ, luyện tập tổng hợp
C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu khái niệm tìm tài liệu liên quan.
-Trò : Đọc ví dụ mẫu,nghiên cứu tài liệu,hệ thống bài tập.
D. Tiến trình hoạt động dạy và học:
1
/
I. Ổn định nề nếp:
5
/
II. Kiểm tra bài cu: : Một bài nghị luận cần bấm sát những luận điểm nào?
III.Bài mới:
1
/
*) Giới thiệu bài : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực
tư tưởng, đạo đức, lối sống, ... của con người.
TG
18
/
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: GV cho HS đọc văn
bản mẫu. Văn bản bàn về vấn đề
gì? Nêu bố cục và chỉ ra nội dung
mỗi phần?
Tìm các luận điểm chính của văn
bản? Nêu rõ văn bản đã sử dụng
phép lập luận nào?
Nội dung kiến thức
1. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
a. Tìm hiểu ví dụ mẫu :
b. Nhận xét : - Văn bản bàn về vấn đề : Tri thức là sức
mạnh.
- Bố cục 3 phần :
Mỡ bài : Giói thiệu sức mạnh của tri thức.
Thân bài : Phân tích tổng hợp làm sáng tỏ sức mạnh của
tri thức.
Kết bài : Đánh giá tổng hợp, đề ra những định hướng quan
trọng về vấn đề nhận thức đúng đắn tri thức là sức mạnh.
c. Luận điểm chính của bài viết :
- Ai có tri thức người ấy có được sức mạnh.
- Người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc
mà người khác không làm được.
- Tri thức là sức mạnh của Cách mạng.
- Nhiều người chưa biết quí trọng tri thức.
219
3
/
12
/
Hoạt động 2 : Cho HS nhận xét
đánh giá bài viết và rút ra kết luận.
Hoạt động 3 : GV hướng dẫn cho
HS luyện tập. Đọc văn bản“Thời
gian là vàng”. Trả lời câu hỏi, văn
bản trên thuộcloại văn bản nào?
Văn bản nghị luận về vấn đề gì?
Chỉ ra luận điểm chính. Phép lập
luận chủ yếu trong văn bản này là
gì? Cách lập luận trong văn bản có
sức thuyết phục như thế nào?
d. Văn bản sử dụng phép lập luận : Phân tích tổng hợp
là chính.
e. Bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí khác với bài
nghị luận về một sự vịêc, hiện tượng đời sống ở chỗ : Nó
bàn về 1 vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống
của con người.
2. Ghi nhớ : SGK
3. Luyện tập : Đọc văn bản “ Thời gian là vàng”.
- Đây là văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Văn bản bàn về vấn đề “Thời gian là vàng”.
Luận điểm chính : - Thời gian là vô giá.
- Thời gian là sự sống- Thời gian là thắng lợi - Thời gian
là tiền -Thời gian là tri thức.
Phép lập luận chủ yếu trong văn bản này là : Phép phân
tích tổng hợp.
Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục mạnh mẽ.
5
/
IV. Củng cố – dặn dò :
- Củng cố : Chỉ ra luận điểm chính. Phép lập luận chủ yếu trong văn bản này là gì? Cách lập luận
trong văn bản có sức thuyết phục như thế nào?
- Dặn dò : Về nhà chuẩn bị tiết 109 “ Liên kết câu và liên kết đoạn văn”.
*) Rút kinh nghiệm : ...............................................................................................
..............................................................................................................
Tit 109
Ngày soạn:
Ngày dạy:
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc Tiểu học. Nhận biết liên kết
nội dung và liên kết hình thức về câu và đoạn. Nắm vững một số biện pháp liên kết thường dùng.
- Rèn kĩ năng vận dụng tốt vào viết văn bản nghị luận.
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích bộ môn .
B. Phương pháp : Nêu vấn đề, nghiên cứu ngôn ngữ, luyện tập tổng hợp.
C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, tìm hiểu tài liậu có liên quan đến nội dung bài học. Bảng phụ, ví dụ mẫu.
-Trò : Đọc ví dụ mẫu,nghiên cứu tài liệu,hệ thống bài tập.
D. Tiến trình hoạt động dạy và học:
1
/
I. Ổn định nề nếp:
5
/
II. Kiểm tra bài cu: : Em đã được tiếp cận với những phép liên kết nào? Vai trò của nó ? Ví dụ?
III.Bài mới:
1
/
*) Giới thiệu bài : Liên kết rất phong phú đa dạng, góp phần tạo nên sự liền mạch, sự mềm mại cho
văn bản.
220
TG
10
/
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1 : Cho HS đọc đoạn văn
trong SGK và thảo luận, sau đó trả lời
các câu hỏi.
GV có thể đưa đoạn văn lên máy chiếu
để HS dễ dàng quan sát và nhận diện sự
liên kết rõ hơn.
Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề
ấy có liên quan như thế nào với chủ đề
chung của văn bản?
Nội dung kiến thức
1. Khái niệm liên kết.
a. Liên kết nội dung :
*) Ví dụ : Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng
bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng
nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn
muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác
phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn nói
một phần của mình góp vào đời sống xung quanh
(3).
2
/
10
/
5
/
6
/
Hoạt động 2 : Cho HS đọc ghi nhớ
SGK.
Hoạt động 3: Cho HS tiếp tục thảo
luận.
Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa
các câu trong đoạn văn được thể hiện
bằng những biện pháp nào? Qua những
phép liên kết nào?
Hoạt động 3 : GV hướng dẫn HS tổng
kết liên kết ND – HT trong đoạn văn.
Hoạt động 4 : GV hướng dânc HS
luyện tập.
*) Nhận xét : Chủ đề : Bàn về cách người nghệ sĩ
phản ánh thực tại là
một trong những yếu tố góp thành chủ đề chung của
văn bản : “Tiếng nói của văn nghệ”.
*) Ghi nhớ : SGK.
b. Liên kết hình thức :
*) Nhận xét.
Mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn được thể
hiện ở : - Sự lặp lại các từ : Tác phẩm(1)- tác
phẩm(3).
- Sử dụng từ cùng trường liên tưởng : Tác phẩm(1)-
nghệ sĩ(2).
- Sử dụng từ thay thế : Nghệ sĩ(2). Anh(3).
- Sử dụng quan hệ từ “nhưng” nối câu(1) với câu(2).
- Sử dụng cụm từ đồng nghĩa : “ Cái đã có rồi (2)” –
“Những vật liệu mượn thực tại”.
*) Ghi nhớ : SGK.
Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu
văn trong đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về
nọi dung và hình thức.
2. Luyện tập : Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng
phép liên kết đã học.
5
/
IV. Củng cố – dặn dò :
- Củng cố : Viết một đoạn văn ngắn có sự liên kết nội dung – liên kết hình thức.
- Dặn dò : Về nhà chuẩn bị tiết 110 “ Liên kết câu và liên kết đoạn văn ”.
*) Rút kinh nghiệm : ...............................................................................................
...............................................................................................................
Tit 110
Ngày soạn:
Ngày dạy:
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
221
LUYỆN TẬP
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc Tiểu học. Nhận biết liên kết nội
dung và liên kết hình thức về câu và đoạn. Nắm vững một số biện pháp liên kết thường dùng.
- Rèn kĩ năng vận dụng tốt vào viết văn bản nghị luận.
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích bộ môn .
B. Phương pháp : Nêu vấn đề, nghiên cứu ngôn ngữ, luyện tập tổng hợp.
C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, tìm hiểu tài liậu có liên quan đến nội dung bài học. Bảng phụ, ví dụ mẫu.
-Trò : Đọc ví dụ mẫu,nghiên cứu tài liệu,hệ thống bài tập.
D. Tiến trình hoạt động dạy và học:
1
/
I. Ổn định nề nếp:
5
/
II. Kiểm tra bài cu: : Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện
bằng những biện pháp nào? Qua những phép liên kết nào?
III.Bài mới:
1
/
*) Giới thiệu bài : Liên kết rất phong phú đa dạng, góp phần tạo nên sự liền mạch, sự mềm mại cho
văn bản.
TG
33
/
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1 : HS làm bài tập 1
trong SGK theo hướng dẫn của GV
học sinh đọc đoạn văn – các nhóm
thảo luận câu hỏi trong SGK.
Chủ đề của đoạn văn.
Nội dung các câu trong đoạn văn.
Nội dung kiến thức
3. Luyện tập :
- Chủ đề : Khẳng định vị trí của con người Việt Nam và
quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục. Đó là
sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng
tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra.
- Nội dung : Các câu trong đoạn văn đều hướng vào
chủ đề đó của đoạn :
Câu 1: Cái mạnh của con người Việt Nam : Thông
minh, nhạy bén với cái mới.
Câu 2: Bản chất trời phú ấy
Phân tích sự liên kết về hình thức
gữa các câu trong đoạn văn.
(cái mạnh ấy),
thông minh và sáng tạo là yêu cầu hàng đầu.
Câu 3: Bên cạnh cái mạnh còn tồn tại cái yếu. Câu 4:
Thiếu hụt về kiến thức cơ bản. Câu 5: Biện pháp khắc
phục lỗ hổng ấy mới thích ứng nền kinh tế mới.
Các câu được liên kết bằng các phép liên kết :
+ Bản chất trời phú ấy (chỉ sự thông minh, nhạy bén
với cái mới) liên kết câu(2) với câu(1).
+ Từ nhưng nối câu(3) với câu(2).
+ Từ ấy nối câu(4) với câu(3).
+ Từ lỗ hổng được lặp lại ở câu(4) và câu(5).
+ Từ thông minh ở câu(5) được lặp lại ở câu(1).
5
/
IV. Củng cố – dặn dò :
- Củng cố : Viết một đoạn văn ngắn có sự liên kết nội dung – liên kết hình thức.
- Dặn dò : Về nhà chuẩn bị tiết 111 “ Con cò”.
*) Rút kinh nghiệm : ...............................................................................................
..............................................................................................................
222
Tiết 111
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CON CÒ
(Chế Lan Viên)
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Cảm nhận vẻ đẹp ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru
xưa để ngợi ca tình mẹ và lời ru. Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và đặc điểm về
hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên
tưởng.
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích bộ môn .
B. Phương pháp : Đọc sáng tạo, nghiên cứu ngôn ngữ, nêu vấn đề, phân tích quy nạp.
C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu văn bản.
-Trò : Đọc sáng tạo, nghiên cứu ngôn ngữ, nêu vấn đề, phân tích quy nạp.
D. Tiến trình hoạt động dạy và học:
1
/
I. Ổn định nề nếp:
5
/
II. Kiểm tra bài cu: So sánh cách viết về Sói và Cừu của 2 tác giả Buy-phông và La Phôngten. Từ
đó rút ra nhận xét về đặc trưng của sáng tác nghệ thuật?
III.Bài mới:
1
/
*) Giới thiệu bài : Con cò bay lả bay la của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lơi ru
đối với cuộc sống của con người.
TG
15
/
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1 :
GV yêu cầu HS nêu vài nét về xuất
xứ của bài thơ. Tác giả Chế Lan
Viên?
Nội dung kiến thức
1. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản.
a. Tác giả :
- Chế Lan Viên (1920 – 1989)
- Là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam.
- Tên khai sinh : Phan Ngọc Hoan.
- Quê : Quảng Trị, lớn lên ở Bình Định.
- Trước cách mạng thánh Tám 1945 : Là nhà thơ nổi tiếng
trong phong trào thơ mới.
- Nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có đóng
góp quan trọng cho nền thơ ca dân tộc thế kỷ XX.
- Phong cách nghệ thuật rõ nét độc đáo : Suy tưởng, triết lí,
đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
- Hình ảnh thơ phong phú đa dạng : kết hợp giữa thực và
ảo, được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng
tượng nhiều bất ngờ lý thú.
b.Tác phẩm : Được sáng tác năm 1962, in
trong tập Hoa ngày thường, Chim báo bảo, 1967.
2. Đọc tìm hiểu chú thích :
223
15
/
GV hướng dẫn HS đọc bài thơ.
Bài thơ viết theo thể thơ nào? Thể
thơ này có ưu thế gì trong việc thể
hiện cảm xúc?
Bài thơ chia làm 3 đoạn. Điều đó
có giá trị gì?
Qua hình tượng con cò tác giả
muốn nói tới điều gì?
Bố cục của bài thơ?
Hoạt động 2 :
Đọc từ đầu đến “Đồng Đăng”,
hình ảnh con cò được ngợi ca trực
tiếp từ những câu ca dao dùng làm
lời ru nào?
Ở đây tác giả lấy vài chữ trong câu
ca dao nhằm gợi nhớ những gì?
a. Thể thơ :
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do trong đó nhiều câu
mang dáng dấp của thơ 8 chữ, thể hiện tình cảm – âm điệu
một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi.
b. Nội dung : Qua hình tượng con cò nhà thơ ca ngợi tình
mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi người.
c. Bố cục : 3 phần.
Đoạn 1 : Hình ảnh con cò qua lời ru hát ru bắt đầu đến với
tuổi ấu thơ.
Đoạn 2 : Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ trở nên
gần gũi và theo cùng con người trên mọi chặng đường của
cuộc đời.
Đoạn 3 : Từ hình ảnh con cò suy ngẫm triết lí về ý nghĩa
lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
3. Đọc - hiểu bài thơ.
a. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong bài
thơ.
- Hình ảnh con cò đến với tuổi ấu thơ qua những lời ru:
+ Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
+ Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay về Đồng Đăng
+ Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
- Gợi nhớ từng câu ca dao ấy.
- Từ những câu ca dao gợi vẽ khung cảnh quen thuộc của
cuộc sống thời xưa từ làng quê yên ả đến phố xá sầm uất
đông vui.
Hình ảnh con cò trong bài thơ
khiến em cảm nhận được vẻ đẹp gì
từ hình ảnh con cò trong ca dao?
Những câu thơ tiếp lại gợi cho em
nhớ đến câu ca dao nào?
HS trả lời từng câu hỏi. Một em
đọc phần Tiếng Việt, các em khác
bổ sung.
- Gợi lên vẻ nhịp nhàng thong thả, bình yên của cuộc sống
xưa vốn ít biến động.
Câu thơ :
“Cò một mình phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
Con cò đi ăn đêm Con cò xa tổ.
Cò gặp cành mềm Cò sợ xáo măng”
Liên tưởng đến câu ca dao :
- Con cò mà đi ăn đêm….
……đau lòng cò con.
- Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
- Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
- Hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ – người phụ
nữ nhọc nhằn vất vả lặn lội kiếm sống mà ta bắt gặp trong
224
Hình ảnh con cò trong câu ca dao
này có ý nghĩa biểu tượng khác
những câu ca dao trước đó là gì?
thơ Tú Xương khi viết về hình ảnh bà Tú :
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
- Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi
thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường
đi vào thế giới tâm hồn con người, đi vào thế giới tiếng hát
lời ru của ca dao dân ca – điệu hồn dân tộc.
- Ở tuổi thơ ấu, đứa trẻ chưa cần hiểu nội dung ý nghĩa của
những lời ru này, chúng chỉ cần và cảm nhận được sự vỗ
về, che chở, yêu thương của người mẹ qua những âm điệu
ngọt ngào, dịu dàng của lời ru đúng như lời tâm sự của tác
giả – người con trong bài thơ :
“ Có một mình cò phải kiếm ăn
Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ
Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ
3
/
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tiểu
kết
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng...
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”.
Hình ảnh con cò tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ
nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống.
*) Tiểu kết : Cảm nhận của em về giá trị của bài thơ ?
5
/
IV. Củng cố – dặn dò :
- Củng cố : Đọc thuộc lòng hoặc hát bài hát mà em đã nghe.
- Dặn dò : Về nhà chuẩn bị tiết 112 “Con cò tiếp”. Sưu tầm những câu ca viết về con cò.
*) Rút kinh nghiệm :......................................................................................
...............................................................................................................
Tiết 112
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CON CÒ
(Chế Lan Viên)
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của
bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên
tưởng.
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích thơ của tác giả .
B. Phương pháp : Đọc sáng tạo, nghiên cứu ngôn ngữ, nêu vấn đề, phân tích quy nạp.
C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu văn bản.
-Trò : Đọc sáng tạo, nghiên cứu ngôn ngữ, nêu vấn đề, phân tích quy nạp.
D. Tiến trình hoạt động dạy và học:
1
/
I. Ổn định nề nếp
5
/
II. Kiểm tra bài cu: Em biết gì về tác phẩm con cò? Hãy đọc những câu thơ mà em tâm đắc nhất?
III.Bài mới:
225
1
/
*) Giới thiệu bài : Khai thác hình ảnh con cò trong những câu hát ru, bài thơ con cò của Chế Lan
Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lơi ru đối với cuộc sống của con người.
TG
15
/
10
/
3
/
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động1: GV cho HS đọc đoạn 2.Từ
hình tượng con cò trong ca dao, trong lời
ru, ý nghĩa biểu tượng của hình tượng
con cò được bổ sung và biến đổi như thế
nào?
HS thảo luận, trả lời.
GV Thuyết giảng.
Hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ như
người bạn đồng hành đã dìu dắt, nâng
con trong suốt cuộc đời, hình ảnh con cò
trong đoạn thơ được xây dựng bằng liên
tưởng phong phú của nhà thơ. Ý nghĩa
biểu tượng của con cò trong đoạn thơ
này là gì?
Hoạt động 2 : HS đọc tiếp đoạn 3
Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý
nghĩa biểu tượng cho lòng mẹ lúc nào
cũng ở bên con suốt cuộc đời.
- Từ sự hiểu biết
Hoạt động 3 : GV hướng dẫn HS tổng
kết.
Nội dung kiến thức
b. Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ :
- Cánh cò trở thành người bạn đồng hành của con
người :
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ.
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đô Tuổi đến
trường :
Mai khôn lớn, con theo cò đi học. Cánh trắng
cò bay theo gót đôi chân.
Đến lúc trưởng thành :
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà .Và trong hơi mát câu văn...
Hình tượng con cò được xây dựng bằng sự liên
tưởng, phong phú mang ý nghĩa biểu trưng về lòng
mẹ, sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng bền bỉ của người
mẹ
c. Ý nghĩa lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi
con người.
Nhà thơ khái quát quy luật tình cảm : Tình mẹ, tình
mẫu tử bền vững, rộng lớn sâu sắc.
- Câu thơ đậm âm hưởng của lời ru, đúc kết ý nghĩa
phong phú của hình tượng con cò và vai trò của lời
ru.
4 .Tổng kết :
*) Nghệ thuật : - Bài thơ viết theo thể thơ tự do.
Câu thơ dài ngắn không đều, nhịp điệu biến đổi, có
nhiều câu thơ
226
5' IV.Củng cố – dặn dò :5
- Củng cố : Tác phẩm để lại trong em ấn tượng gì?
- Dặn dò : Về nhà chuẩn bị tiết 113 “ Trả bài tập làm văn số 5”.nhà chuẩn bị tiết 113 “ Trả bài tập
làm văn số 5”.
*) Rút kinh nghiệm :................................................................................................
..................................................................................................
.
Tit 113
Ngày soạn :
Ngày dạy : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận ra được những chỗ yếu của mình
khi viết loại bài này.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết.
- Giáo dục ý thứchọc tập nghiêm túc, biết khắc phục những nhược điểm.
B. Phương pháp : Luyện tập tổng hợp,nêu vấn đề.
C. Chuẩn bị: - Thầy : + Bài viết của học sinh . Bảng chữa lỗi chung .Dàn ý.
- Trò: Nắm lại bố cục văn tự sự đã học chuẩn bị dàn ý.
D. Tiến trình hoạt động dạy và học:
1
/
I/Ổn định nề nếp:
II/ Kiểm tra bài cũ: Không
III/ Bài mới:
4
/
Tác giả thành công trong việc thể hiện
nội dung tư tưởng cảm xúc
Hoạt động 4 : HS thảo luận nhóm, trình
bày đại diện ý kiến của bài thơ?
điệp lại, tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru.
- Giọng điệu vừa mang âm hưởng lời hát ru vừa
mang đậm chất suy tưởng triết lý.
- Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh vận dụng con cò
trong ca dao là nơi xuất phát điểm tựa cho những lý
tưởng sáng tạo mở rộng của tác giả. Hình ảnh con cò
giàu ý nghĩa tượng trưng.
*) Nội dung : Khi khai thác hiện tượng con cò trong
ca dao, trong những câu hát ru, bài thơ coin cò của
Chế Lan Viên đã ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời
ru đối với đời sống con người. Từ cảm xúc, nhà thơ
đã đúc kết ý nghĩa phong
phú về hình tượng con cò và thể hiện những suy
ngẫm sâu sắc về tình mẫu tử.
5. Luyện tập : Viết cảm nhận của em qua phân tích
tác phẩm.
227
1
/
Hoạt động1: Khởi động : Bài viết số 5 có ý nghĩa quan trọng , thông qua tiết này giúp các em nhận
ra những lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, bố cục và kĩ năng vận dụng các yếu tố biểu cảm nghị luận, để bàn
luận một vấn đề.
TG
18
/
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2: Giáo viên ghi đề lên
bảng.
Học sinh nhận diện lại những ưu,
nhược điểm bài viết của mình.
Giáo viên chỉ ra những ưu, nhược
điểm của học sinh trong bài viết.
GV nhấn mạnh những lỗi thường
gặp,hướng dẫn các em cách khắc phục.
Đọc cho các em nghe1
Nội dung kiến thức
1.Đề bài : Hãy viết một bài nghị luận bàn về vấn đề
rác thải ở địa phương em .
2. Lập dàn ý :
(Như tiết 104,105)
3.Nhận xét chung :
a. Ưu điểm:HS bày tỏ quan điểm đúng.
- Xác định đúng trọng tâm yêu cầu của đề ra, một số
bài viết có cảm xúc, trình bày được. Sắp xếp sự việc
trình tự tạo ra những tình huống phù hợp.
- Bố cục bài hợp lý ,các luận điểm rõ ràng.
- Đã chú ý vận dụng các yếu tố nghệ thuật và lập
luận khá hoàn chỉnh.
b. Hạn chế : Diễn đạt còn lủng củng,
20
/
bài sai nhiều lỗi nhất
Cho học sinh quan sát bố cục sau đó
tiến hành viết bổ sung những thiếu sót
trong bài viết của mình. Đọc bài đạt
điểm cao và rút kinh nghiệm
Hoạt động 3 : Luyên tập
GV yêu cầu HS chỉ ra lỗi đã mắc phải ở
bài viết của mình. Dựa vào dàn ý để
viết lại phần thân bài.
Đại diện từng nhóm trình bày cho cả
lớp nghe.
ngôn ngữ còn nghèo nàn, một số bài chữ quá xấu,
trình bày lộn xộn. Còn sai chính tả, còn kể lể vụn
vặt. Chú ý một số câu chưa chuẩn.chưa biết đánh
giá đúng sai.
4. Chữa một số lỗi :
a.Khắc phục những lỗi thông thường : Như phát âm,
diễn đạt, dùng từ, viết câu.Viết đoạn,viết hoa... Cách
lập luận trong văn bản nghị luận.
b. Chữa lỗi bố cục:
Học sinh quan sát bố cục,dàn ý ở bảng phụ
(104,105)
5. Luyện tập: Viết những đoạn để bổ sung cho bài
viết của mình dựa trên việc chữa lỗi. Trình bày bài
viết.
Nghe đọc một bài đạt điểm cao của lớp.
6 .Hô điểm :
5
/
IV. Củng cố – dặn dò :
- Củng cố : Xem lại bài làm viết hoàn chỉnh bài viết thông qua những lưu ý đã chữa .
- Dặn dò : + Nắm vững đặc điểm văn bản nghị luận.
+ Chuẩn bị tốt cho tiết cách viết văn bản nghị luận bàn về “vấn đề tư tưởng đạo lý” .
*)Rút kinh nghiệm..............................................................................................
.....................................................................................................................
Tiết 114
228
Ngày soạn :
Ngày dạy :
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
BÀN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành vận dụng hợp lý phép lập luận phân tích vào bài viết .
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích thể văn nghị luận .
B. Phương pháp : Nêu vấn đề, nghiên cứu ngôn ngữ, luyện tập tổng hợp
C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu bài mẫu tìm tài liệu liên quan.
-Trò : Đọc ví dụ mẫu,nghiên cứu tài liệu ,xem hệ thống bài tập mẫu.
D. Tiến trình hoạt động dạy và học:
1
/
I. Ổn định nề nếp
5
/
II. Kiểm tra bài cu: : Nội dung bài nghị luận về vấn đề đề tưởng đạo lý, cần có những yêu cầu gi ?
III.Bài mới:
1
/
*) Giới thiệu bài : Muốn làm bài văn nghị luận về một vấn đề về tư tưởng đạo lý phải tìm hiểu kĩ
đề bài, phân tích hiện tượng đó để tìm ý , lập ý dàn bài, viết bài hoàn chỉnh .
TG
10
/
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1:
Tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự
việc, hiện tượng đời sống.
HS đọc các đề bài SGK
GV nêu yêu cầu chung của bài: Phân tích
đề, tìm ra yêu cầu cần nghị luận, vấn đề
nghị luận.
HS nêu yêu cầu cần nghị luận, vấn đề
nghị luận.
- Đề 1: Nêu lên vấn đề gì, yêu cầu đối
với người viết là gì?
HS thảo luận trả lời.
Nội dung kiến thức
1. Đề bài nghị luận về một vấn đề đạo đức tư
tượng:
a. Đọc đề bài: (SGK)
Đề 1: Nêu vấn đề: HS nghèo vượt khó, học giỏi.
Yêu cầu: Trình bày tấm gương đó, nêu suy nghĩ.
Đề 2 : Nêu vấn đề: Cả nước lập quỹ giúp đỡ nạn
nhân chất độc màu da cam.
Yêu cầu: Suy nghĩ về vấn đề đó.
Đề 3 : Nhiều bạn mãi chơi điện tử,.
- Đề 2: Yêu cầu người viết phải trình bày
vấn đề gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế
nào đối với xã hội ?
HS nêu ý kiến, nhận xét, bổ sung. - Đề
nêu vấn đề gì? Vấn đề đó liên quan đến
đối tượng nào là chủ yếu ? Thử nêu ý
kiến của em về vấn đề đó.
HS trình bày ý kiến của mình về vấn đề
được nêu ra.
- Đề 4 có gì giống và khác với những vấn
đề 1, 2 và 3?
GV nêu yêu cầu HS tự nghĩ ra một đề
bài tương tự, GV hướng dẫn HS tìm ý,
lập dàn ý cho đề bài đó.
bỏ học sao nhãng việc khác
Yêu cầu: Nêu ý kiến về hiện tượng đó.
Đề 4:
- Điểm khác nhau: Đưa ra mẩu chuyện, yêu cầu nêu
nhận xét, suy nghĩ về con người và sự việc trong
mẩu chuyện .
- Điểm giống nhau: Các vấn đề nêu yêu cầu người
viết phải trình bày quan điểm, tư tưởng, thái độ của
mình đối với vấn đề nêu ra.
Ví dụ:
- “Trường em có nhiều gương người tốt, việc tốt,
nhặt được của rơi đem lại người mất. Em hãy trình
bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của
mình”.
229
10
/
Hoạt động 2:
Tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận về
một vấn đề tư tưởng đạo lý cần thực hiện
những vấn đề nào ?.
GV hướng dẫn HS nắm được cách làm
bài.
HS đọc đề bài (SGK, tr.23)
- Trước một đề bài tập làm văn em cần
thực hiện những bước nào?
HS phân tích đề bài.
- “Trong nhiều năm qua trường em thực hiện tốt
phong trào Trần Quốc Toản, giúp đỡ bà mẹ Việt
Nam anh hùng. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về
việc làm đó”.
- “Hiện tượng nói tục chửi bậy trong học sinh còn
nhiều, đôi khi khá phổ biến ở nhiều trường nhiều
em. Hãy trình bày suy nghĩ, thái độ quan điểm của
em về hiện tượng này?”…
2. Cách làm bài nghị luận một vấn đề đạo đức tư
tưởng:
Đề bài: SGK (tr.23)
(Đọc kĩ đề bài) Tìm hiểu đề - tìm ý:
- Thể loại: Nghị luận, bình luận.
- Nội dung: Thảo luận, bày tỏ ý kiến về vấn đề tư
tưởng đạo lý .Phạm văn nghĩa, thương mẹ, luôn
giúp mẹ trong mọi công việc.
* Lập dàn bài gồm 3 phần:
a. Mở bài:
10
/
3
/
GV có thể gợi ý một số câu hỏi cụ thể.
- Nghĩa đã làm gì để giúp mẹ?
- Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ me
là người thế nào?
HS trả lời, nêu ý kiến riêng của cá nhân.
- Vì sao thành đoàn thành phố Hồ Chí
Minh phát động phong trào học tập bạn
Nghĩa?
Dàn bài gồm mấy phần?
Nêu nhiệm vụ của từng phần?
Mở bài nêu gì?
Hoạt động 3:
Học sinh đọc nhận xét. GV uốn nắn sửa
chữa.Đọc lại bài . HS đổi bài cho nhau
và chữa lỗi diễn đạt.
Hoạt động 4:
- Giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lý.
b. Thân bài:
* Ý nghĩa việc làm:
Đánh giá việc làm: Qua tư tưởng nhận thức.
* Đánh giá việc phát động phong trào học tập
Phạm Văn Nghĩa:
c. Kết luận: Tổng hợp lại các vấn đề trình bày
3. Thực hành : Viết bài.
4. Ghi nhớ : SGK
5
/
IV. Củng cố – dặn dò :
- Củng cố : Cần chú trọng những vấn đề nào khi thực hiện một văn bản nghị luận ?
- Dặn dò : Chuẩn tiết 115 Thực hành viết bài nghị luận.
*) Rút kinh nghiệm : :
…………………………………………………………………………………………………………
….
…………………………………………………………………………………………………………
……………………………….
230
Tiết 115
Ngày soạn :
Ngày dạy:
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành vận dụng hợp lý phép lập luận phân tích vào bài viết .
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích thể văn nghị luận .
B. Phương pháp : Nêu vấn đề, nghiên cứu ngôn ngữ, luyện tập tổng hợp
C.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu bài mẫu tìm tài liệu liên quan.
-Trò : Đọc ví dụ mẫu,nghiên cứu tài liệu ,xem hệ thống bài tập mẫu.
D. Tiến trình hoạt động dạy và học:
1
/
I. Ổn định nề nếp
5
/
II. Kiểm tra bài cu: : Nội dung bài nghị luận về vấn đề đề tưởng đạo lý, cần có những yêu cầu gi ?
III.Bài mới:
1
/
*) Giới thiệu bài : Muốn làm bài văn nghị luận về một vấn đề về tư tưởng đạo lý phải tìm hiểu kĩ
đề bài, phân tích hiện tượng đó để tìm ý , lập ý dàn bài, viết bài hoàn chỉnh .
TG
15
/
18
/
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1 : GV định hướng một
số vấn đề chung.
Em cần thực hiện những thao tác
nào khi viết bài nghị luận?
Hoạt động 2 : GV ghi đề lên bảng
HS đọc đề thực hiện lập dàn ý. Có
thể thực hiện bố cục đè văn như thế
nào? Hãy nêu những luận điểm
chính của từng phần?
Nội dung kiến thức
1. Những định hướng chung :
- Tìm hiểu đề, tìm ý
- Lập dàn ý.
- Viết bài
- Đọc lại bài, chữa lỗi.
2. Thực hành :
Đề : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
a. Đây là dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
b. Dàn ý : - Mở bài : Giới thiệu khái quát đạo lí hết sức
tình nghĩa của con người Việt Nam.
- Thân bài : + Từ xa xưa con người Việt
Nam luôn tôn trọng đạo lí.
Luôn thể hiện phẩm chất quý giá mang tính truyền thống
lâu đời.
Là nét đẹp trong văn hóa lối sống của con người Việt
Nam.
Ngày nay dân tộc ta đã phát huy được truyền thống quý
báu đó. Ngày càng làm cho ý nghĩa của câu tục ngữ sáng
ngời :
+ Dẫn chứng : Những công trình kiến trúc để thờ viếng,
khu di tích lịch sử, quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà
tình nghĩa....
- Kết bài : Câu tục ngữ như là một lời khuyên, lời răn dạy
231