Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Thực trạng dinh dưỡng, khẩu phần thực tế và một số yếu tố liên quan của phụ nữ mang thai tại huyện duy tiên, tỉnh hà nam năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.43 KB, 108 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong đời sống hàng
ngày của mỗi người chúng ta. Một chế độ dinh dưỡng tốt, đảm bảo cho cơ thể
tồn tại, phát triển tối ưu đồng thời duy trì nòi giống khỏe mạnh. Chính vì vậy,
việc chăm sóc cho phụ nữ mang thai và trẻ em là vấn đề quan tâm hàng đầu
trong chiến lược quốc gia về dinh dưỡng từ năm 2010 đến 2020 [1]. Rất nhiều
nghiên cứu đã được tiến hành từ những năm 70 của thế kỷ 20 để tìm hiểu về
mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của người phụ nữ và cân nặng trẻ
lúc sinh [2, 3]. Kết quả phân tích 109 cuộc điều tra Y tế và Nhân khẩu học được
tiến hành từ năm 1991 đến năm 2008 ở 54 quốc gia chỉ ra rằng những trẻ được
sinh ra từ các bà mẹ thuộc nhóm chiều cao thấp (< 145cm) có nguy cơ tử vong
tăng 40% sau khi đã kiểm soát các yếu tố nhiễu khác [4, 5]. Tổ chức y tế thế
giới cũng cảnh báo rằng, suy dinh dưỡng ở bà mẹ dẫn đến thai kém phát triển
và có nguy cơ bị các biến chứng khi mang thai cao hơn [6, 7].
Ở Việt Nam, theo báo cáo tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010, tỷ lệ suy
dinh dưỡng trường diễn ở người trưởng thành ở nước ta là 17,2%, trong đó tỷ
lệ này ở riêng giới nữ là 18,5%, đặc biệt cao ở nhóm nữ trong độ tuổi sinh sản
20 -30 tuổi là 22,9 -27,7%. Kết quả điều tra cũng cho thấy mối liên quan giữa
những trẻ là con của bà mẹ có BMI thấp (<18,5 kg/m 2) thường có tỷ lệ thấp
còi cao hơn (32,6%) so với những trẻ là con của bà mẹ có BMI cao hơn
(20,6%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Tương tự như vậy,
trung bình Z- score chiều cao theo tuổi thấp hơn ở những trẻ có mẹ có BMI
thấp so với những trẻ có mẹ có BMI cao. Ngoài ra phụ nữ Việt Nam trong độ
tuổi sinh đẻ còn phải đối mặt với vấn đề thiếu các vi chất dinh dưỡng. Năm
2010, tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ chung là 28,8%, ở
phụ nữ có thai là 36,5% và tỷ lệ sơ sinh thấp cân chiếm tới 10%. Tỷ lệ thiếu
Vitamin A ở phụ nữ đang cho con bú khoảng 35% [6].



2

Tình trạng suy dinh dưỡng trường diễn như trên do rất nhiều nguyên
nhân khác nhau, một trong những yếu tố trực tiếp đó là tình trạng khẩu phần
thực tế không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng cho các đối
tượng. Mức đáp ứng nhu cầu năng lượng trong khẩu phần của người Việt Nam
đạt 96%, trong đó thấp nhất là vùng đồng bằng sông Hồng và miền núi phía
Bắc chỉ đạt 92% [6]. Lê Văn Ninh (2009) đã chỉ ra mức đáp ứng nhu cầu năng
lượng khẩu phần của nhóm phụ nữ mang thai tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn
đạt 97,6% [8].
Duy Tiên là một huyện phía Bắc tỉnh Hà Nam cửa ngõ phía Nam của Hà
Nội, với địa hình đặc trưng của vùng đông bằng sông Hồng thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp. Dân số 133.090 người [9], số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ cao [10]. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về tình trạng dinh
dưỡng và khẩu phần thực tế của phụ nữ ở địa phương. Từ đó câu hỏi được đặt ra:
Thực trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn thực tế của phụ nữ mang thai tại huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay ra sao ? Yếu tố nào liên quan đến khẩu phần ăn
và tình trạng dinh dưỡng phụ nữ mang thai huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện
nay ?
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng dinh dưỡng, khẩu
phần thực tế và một số yếu tố liên quan của phụ nữ mang thai tại huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam năm 2014” với các mục tiêu nghiên cứu như sau:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai tại huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam năm 2014.
2. Đánh giá khẩu phần thực tế của phụ nữ mang thai tại huyện Duy
Tiên, tỉnh Hà Nam năm 2014.
3. Mô tả một số yếu tố liên quan đến khẩu phần và tình trạng dinh
dưỡng phụ nữ mang thai huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam năm 2014.



3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ trong thời kỳ mang thai
1.1.1. Những thay đổi sinh lý của phụ nữ trong thời kỳ mang thai
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Trong đó có
những thay đổi rất rõ rệt và có ý nghĩa quan trọng về mặt dinh dưỡng đó là sự
thay đổi về khối lượng, thành phần của máu và sự thay đổi về khối lượng, cấu
trúc cơ thể [11].
* Sự thay đổi tuần hoàn mẹ:
- Tăng lưu lượng tim: nguyên nhân là do tăng chuyển hóa. Những tháng
cuối của thai kỳ lưu lượng tim tăng 30 – 40% [12, 13].
- Tăng lưu lượng máu khoảng 30 – 40% do tác động của aldosterol và
estrogen và sự tăng sinh hồng cầu của tủy xương. Trong đó cơ bản là do tăng
khối lượng huyết tương 45- 50% còn khối lượng hồng cầu chỉ tăng khoảng
15-20% [12]. Đến thời điểm chuyển dạ, trung bình lượng máu mẹ tăng 1 - 2
lít, trong đó có 1/4 lượng này mất khi sinh nở [12].
* Hô hấp mẹ: mức tiêu thụ oxy tăng rõ rệt do trọng lượng cơ thể và
chuyển hóa của người mẹ đều tăng. So với bình thường, mức tiêu thụ oxy
tăng khoảng 20%, lượng CO2 cũng tăng do tăng thông khí.
* Tăng trọng lượng cơ thể và nhu cầu về dinh dưỡng
- Vào tháng thứ 9 của thai kỳ, trọng lượng cơ thể mẹ tăng khoảng 12 kg
trong đó trọng lượng thai khoảng 3 kg, 2 kg dịch và rau, 1 kg tử cung, 1 kg
tuyến vú, dịch ngoại bào 3 kg và mỡ 1 - 2 kg [12].
- Các chất dinh dưỡng thời kỳ này rất cần thiết là: protein, glucid, lipid
đặc biệt là các vitamin và muối khoáng như calci, sắt, phosphate, vitamin
nhóm B, vitamin D, K. Nếu không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, thai sẽ
kém phát triển và gây thiếu hụt dinh dưỡng ở mẹ [12].



4

* Tăng bài tiết hormone: Trong thời kỳ có thai, bên cạch những hormone
do rau thai bài tiết, hệ thống nội tiết của người mẹ cũng tăng cường hoạt
động. Đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể mẹ giúp tăng cường chuyển hóa
nhằm cung cấp chất dinh dưỡng nuôi thai nhi, đồng thời phát triển cơ thể mẹ
để chuẩn bị khả năng sinh con và nuôi con [12, 13].
Một số hormone tăng lên:
- Cortisol: Được bài tiết nhiều để vận chuyển acid amin từ mẹ sang con.
- Aldosteron: Nồng độ tăng gấp đôi bình thường và cao nhất vào thời
gian cuối của quá trình mang thai, do đó làm tăng tái hấp thu Na + ở ống thận,
hậu quả là tăng huyết áp và phù ở những tháng cuối của thai kỳ [12].
- T3 – T4: Trong quá trình mang thai, do hoạt động kích thích của HCG,
tuyến giáp của người mẹ có thể tăng lên gấp rưỡi so với kích thước thông
thường và tăng bài tiết T3 – T4. Hormon này tăng kéo theo tăng chuyển hóa ở
người mẹ [12].
- Parathormon (PTH): Sự bài tiết PTH tăng lên khi mang thai. Nồng độ
PTH tăng làm tăng quá trình hủy xương ở người mẹ, giúp duy trì sự ổn định của
lượng ion Ca++ trong máu vì thai nhi luôn luôn có xu hướng lấy Calci để tạo
xương. Vì vậy, nếu người mẹ không được cung cấp đầy đủ calci trong KP trong
quá trình mang thai và cho con bú sẽ có nguy cơ loãng xương rất cao [7, 12].
- Relaxin: Do hoàng thể và rau thai tiết ra. Có tác dụng làm mềm cổ tử
cung lúc sinh con.
- Các hormone tuyến yên: Khi có thai, tuyến yên của người phụ nữ to
gấp rưỡi bình tường và tăng bài tiết một số hormone như: ACTH, TSH, PRL.
* Phát triển các cơ quan sinh dục:
Kích thước tử cung tăng từ 50 g lúc bình thường lên 1100 g khi có thai.
Tuyến vú to gấp đôi.



5

1.1.2. Sự tăng cân thời kỳ mang thai
Như đã trình bày ở trên, sự tăng cân ở người phụ nữ có thai là kết quả
tất yếu của sự thay đổi nội tiết, sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi một số
bộ phận của người mẹ để thích nghi với quá trình thai nghén. Số cân nặng
tăng thêm của mẹ trong thời gian mang thai đã được nhiều nghiên cứu chứng
minh là có liên quan đến cân nặng của trẻ sơ sinh [14]. Mẹ tăng cân thấp làm
tăng nguy cơ tai biến sản khoa, đặc biệt là ở phụ nữ thấp cân từ trước khi
mang thai [7, 15]. Tăng dưới 10kg trong thời gian mang thai làm tăng nguy cơ
sinh con có cân nặng sơ sinh thấp, thấp cân so với tuổi thai và đẻ non. Những
phụ nữ thấp cân hoặc cân nặng bình thường trước khi sinh nếu tăng >14kg sẽ
đẻ con nặng cân hơn các bà mẹ còn lại [16].
Nếu chia thời kỳ mang thai thành ba giai đoạn, lần lượt mỗi giai đoạn 3
tháng thì sự tăng cân trong mỗi giai đoạn này không giống nhau [11].
- Giai đoạn 3 tháng đầu cân nặng tăng khoảng 1 - 2 kg, có thể không tăng cân.
- Giai đoạn 3 tháng giữa cân nặng tăng khoảng 4 – 5 kg.
- Giai đoạn 3 tháng cuối cân nặng tăng nhanh và nhiều nhất khoảng 6 -7 kg.
Bảng 1.1. Sự thay đổi về khối lượng và cấu trúc cơ thể của phụ nữ mang thai [11]
Các phần tăng cân

Thuộc thai nhi

Trọng lượng tăng cân (gram)

Thai nhi

3400

Rau thai


650

Nước ối

800

Dịch gian bào

1680

Mỡ và các mô khác

3345

Thuộc người mẹ Tử cung và tuyến
Máu


1375
1250


6

Giáo sư Hà Huy Khôi năm 1998 đã đưa ra khuyến nghị về mức tăng cân
của phụ nữ trong thời kì mang thai là 10 - 12 kg (15 - 25% cân nặng trước khi có
thai), với phân bố trong thai kỳ như sau:
+ 3 tháng đầu: tăng 1kg hoặc không
+ 3 tháng giữa: tăng 4 – 5kg

+ 3tháng cuối: tăng 5 – 6kg
Tuy nhiên số cân nặng cần thiết tăng lên của người mẹ phụ thuộc nhiều
vào tình trạng dinh dưỡng sẵn có của người phụ nữ đó trước khi mang thai
[16, 17]. Năm 2009, theo IOM (Institute of Medicine) đã đưa ra khuyến cáo về
mức tăng cân cho phụ nữ có thai theo tình trạng dinh dưỡng của người phụ nữ
đó trước khi mang thai (theo BMI). Theo đó, mức tăng cân phù hợp cho phụ nữ
thiếu cân, cân nặng bình thường và thừa cân có những sự điều chỉnh phù hợp
như bảng sau [18, 19].
Bảng 1.2. Cân nặng tăng lên trung bình của phụ nữ có thai và BMI [19]
BMI trước mang
thai

Thiếu năng lượng
trường diễn (CED)
Bình thường

BMI

< 18,5

Cân nặng tăng

Cân nặng tăng lên 3 tháng

trong thai kỳ

giữa và cuối (kg/tuần)

12.5 - 18kg


0.5kg - 0.6kg

18.5 - 24.9 11.5kg - 16kg

0.4kg - 0.5kg

Thừa cân

25 - 29.9

7kg - 11.5kg

0.2kg - 0.3kg

Béo phì

≥ 30

5kg - 9kg

0.2kg - 0.3kg

Mức tăng cân này cũng tương tự như khuyến nghị dành cho người Việt
Nam. Một nghiên cứu trên gần 3000 PNMT tại Nha Trang năm 2008 chứng
minh số cân nặng tăng lên theo khuyến nghị của IOM là phù hợp với người Việt
Nam [20]. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể tăng lên đối với phụ nữ mang thai đôi
cũng được khuyến cáo như sau [17, 19]:
Bảng 1.3. Cân nặng tăng lên hợp lý cho bà mẹ mang thai đôi



7

BMI trước khi mang thai

Cân nặng tăng lên hợp lý (kg)

18,5 – 24,9

17 – 25

25 – 29,9

14 -23

≥ 30

11 – 19

1.1.3. Tình hình nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai
trên thế giới và Việt Nam
1.1.3.1. Trên thế giới.
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trong nhóm PNMT
nhằm làm sáng tỏ bức tranh về tình trạng dinh dưỡng, các yếu tố ảnh hưởng
cũng như hệ quả của nó đối với phụ nữ khi mang thai và trong độ tuổi sinh đẻ.
Ở Bangladesh, năm 2003, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị suy dinh
dưỡng trường diễn (CED) chiếm tới 45%, 50% PNMT bị thiếu máu thiếu sắt
và 2,7% có biểu hiện quáng gà do thiếu vitamin A trong thời kỳ mang thai.
Điều đó gây nên hậu quả trực tiếp là tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân (< 2500 gram) ở
đất nước này lên tới 45% [21].
Những nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ khi mang thai

được tiến hành từ những năm 70 của thế kỷ 20 đã chỉ ra mối liên quan giữa
tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trước và trong khi mang thai với sự phát
triển của thai nhi [2]. Từ việc tổng hợp số liệu từ năm 1991 đến 2008 từ 54
quốc gia đang phát triển, người ta đã kết luận rằng, tầm vóc của bà mẹ tỷ lệ
nghịch với tỷ lệ tử vong, còi cọc và nhẹ cân ở trẻ sơ sinh. Một cách cụ thể, cứ
1cm chiều cao của người mẹ tăng lên sẽ làm giảm 0,978 nguy cơ tương đối tỷ
lệ tử vong chu sinh [4]. Một nghiên cứu khác tại Ấn Độ (2010) cũng cho thấy
nếu người mẹ nặng hơn 40 kg, BMI > 19,8 và tỷ lệ hemoglobin máu ít nhất là
7g% sẽ có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của thai nhi và quá trình sinh nở của
người sản phụ [22].


8

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tình trạng dinh dưỡng của
bà mẹ thừa cân hoặc béo phì có mối liên hệ chặt chẽ với sự gia tăng tỷ lệ trẻ sơ
sinh bị bị dị tật bẩm sinh, sinh non và tỷ lệ tử vong sơ sinh [23]. Nghiên cứu năm
2014 trên 316 trẻ sơ sinh cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng béo phì của
mẹ trong quá trình mang thai và tình trạng thiếu máu thiếu sắt của trẻ. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng, nhu cầu sắt tăng gấp sáu lần khi bà mẹ mang thai bị béo
phì và là yếu tố nguy cơ thiếu máu với thai nhi. Béo phì khi mang thai và tăng
cân quá mức là yếu tố nguy cơ độc lập gây thiếu sắt ở trẻ sơ sinh [24].
1.1.3.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan đến tình
trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai luôn luôn là đối tượng được quan
tâm. Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2010 cho thấy tỷ lệ thiếu máu
dinh dưỡng (TMDD) ở phụ nữ là có thai là 36,5% và ở phụ nữ tuổi sinh đẻ
chung là 28,8%. Tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ (18-49 tuổi) có chỉ số khối cơ thể
BMI < 18,5 – ở tình trạng suy dinh dưỡng trường diễn là 18,0%. Trong khi
đó, có 8,2% phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có BMI ≥ 25 (thừa cân và béo phì) [25].

Trong một nghiên cứu năm 2007 tại Hưng Yên, tỷ lệ phụ nữ trước khi
mang thai thiếu năng lượng trường diễn (BMI<18) lên đến 22,6%; tình trạng
thiếu năng lượng trường diễn giảm dần theo nhóm tuổi từ thấp đến cao. Tỷ
lệ tiền béo phì ở phụ nữ trước khi mang thai là 1,2% [26]. Tại các xã miền
núi, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn của phụ nữ trước khi mang thai rất cao
(33,6%), cân nặng và chiểu cao trung bình của phụ nữ trước khi mang thai lần
lượt là 45,9 kg và 153,5 cm, mức tăng cân trung bình trong 9 tháng mang thai
là 8,4 kg, trong đó có tới 52,6% tăng dưới 9kg [27]. Ở khu vực đồng bằng,
tình trạng dinh dưỡng của PNMT được quan tâm nhiều hơn, điều tra các
PNMT tại bệnh viện Phụ sản Trung ương giai đoạn 2008-2010 cho thấy cân


9

nặng trước khi mang thai là 49,6kg, chiều cao trung bình là 155,1 cm. Tăng
cân trung bình 13,3kg cả quá trình mang thai [28]. Ở xã Phù Linh, huyện Sóc
Sơn, Hà Nội, trong 9 tháng mang thai, cân nặng trung bình tăng được của bà
mẹ là 9,7 kg, ba tháng cuối tăng được trung bình là 4,9 kg, mức tăng này gần
đạt với mức tăng cân khuyến nghị [8].
Về tình hình khám thai trước khi sinh, theo báo cáo năm 2011 có
khoảng 9/10 bà mẹ mang thai (91,2%) nhận được nhiều hơn một lần sự chăm
sóc trước khi sinh và hơn một nửa các bà mẹ mang thai đã được khám thai ít
nhất 4 lần (59,6%). Trong đó tỷ lệ khám thai cao nhất là ở vùng Đông Nam
Bộ (95,7%) và Đồng Bằng Sông Hồng (90,6%) và thấp nhất là vùng trung du
và miền núi phía Bắc với tỷ lệ chỉ có 60%. Báo cáo 2011 cũng cho thấy một
khoảng cách lớn trong việc tiếp cận dịch vụ trước sinh giữa các vùng miền
trong cả nước, giữa khu vực nông thôn và thành thị cũng như giữa các nhóm
dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, một thực trạng cũng được nêu ra, đó là chỉ có
42,5% PNMT nhận đủ ba dịch vụ: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và
đo huyết áp khi đi khám thai trong suốt thai kỳ [29].

1.2. Khẩu phần thực tế thời kỳ mang thai
Dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai có một ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của thai nhi cũng như giúp cho sự dự trữ chất dinh dưỡng để người
mẹ sản xuất sữa sau khi sinh [30]. Vì vậy, thai phụ cần có KP ăn hợp lý và
đầy đủ về năng lượng và chất dinh dưỡng.
1.2.1. Nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng thời kỳ mang thai
1.2.1.1. Nhu cầu năng lượng
Theo ước tính, một sản phụ tăng 12,5 kg trong quá trình mang thai và
cân nặng lúc sinh của trẻ là 3,4 g thì nhu cầu năng lượng cần cho sự phát triển
các mô trong thời kỳ này khoảng 41500 kcal tương ứng với 925g Protein và


10

3,8 kg mỡ [31]. Có nhiều quan điểm khác nhau về số kcal hợp lý cần tăng ở
bà mẹ có thai. Tuy nhiên tất cả các quan điểm đều giống nhau về mức độ bổ
sung năng lượng KP đều tăng dần theo tuổi thai.
- Trong ba tháng đầu: người mẹ có thể ăn uống đảm bảo năng lượng như
khi chưa có thai, nhưng cần lưu ý bổ sung thêm nguồn đạm động vật trong KP
để giúp thai nhi phát triển tốt nhất [32, 33].
- Ba tháng giữa của thai kỳ: năng lượng cần cung cấp thêm là
360kcal/ngày với đa dạng các loại thực phẩm [32, 33].
- Ba tháng cuối của thai kỳ: thời kỳ này thai nhi phát triển nhanh do đó
nhu cầu năng lượng của bà mẹ cũng cần thêm 475 kcal/ngày [32, 33].
Bảng 1.4. Nhu cầu năng lượng khuyến nghị của phụ nữ có thai theo mức
độ lao động [34]
NCNLKN theo loại hình LĐ
(KCal/ngày)

Lứa tuổi/tình trạng sinh lý

LĐ nhẹ

LĐ vừa

LĐ nặng

Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa

+ 360

+ 360

-

Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối

+ 475

+ 475

-

Theo khuyến cáo do Viện Dinh dưỡng Canada đưa ra năng lượng cần
tăng qua các thời kỳ như sau :
Bảng 1.5. Nhu cầu năng lượng cho phụ nữ mang thai qua các thời kỳ
(Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Canada [32])
Nhu cầu năng lượng
ước lượng kcal/ngày
Phụ nữ 19 – 30 tuổi


Không có thai

Có thai

1900 kcal

Ba tháng đầu: 1900+ 0 kcal
Ba tháng giữa: 1900 + 340 kcal
Ba tháng cuối: 1900 + 452 kcal


11

Phụ nữ 31 – 50 tuổi

1800 kcal

Ba tháng đầu: 1800 + 0 kcal
Ba tháng giữa: 1800+ 340 kcal
Ba tháng cuối: 1800 + 452 kcal

1.2.1.2. Nhu cầu chất dinh dưỡng sinh năng lượng
* Nhu cầu Protein
Protein cần cho sự tăng lên của khối cơ, tử cung, ngực, thể tích máu của
mẹ và sự phát triển các tổ chức ở thai nhi [35, 36]. Nhu cầu Protein khuyến
nghị với phụ nữ có thai như sau (NPU = 70) [33]:
Phụ nữ mang thai 6 tháng đầu tăng thêm 10 đến 15g protein/ngày.
Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối cần tăng thêm 12 đến 18g protein/ngày.
* Nhu cầu Lipid
Ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và chuyển hóa của cơ

thể, chất béo không thể thiếu trong sự tăng cân của thai phụ [37]. Phụ nữ
mang thai và bà mẹ nuôi con bú cần 20 – 25% năng lượng KP do lipid cung
cấp, tối đa có thể tới 30% năng lượng KP. Trong đó lipid động vật chiếm tối
đa 60% lipid tổng số [33, 34].
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, số gam chất béo cần tăng lên là
8g/ngày, ba tháng sau, nhu cầu tăng lên là 26g/ngày và ba tháng cuối con số
này khoảng 23g/ngày [37].
* Nhu cầu Glucid
Năng lượng do Glucid cung cấp chiếm khoảng 61-70% năng lượng
tổng số, trong đó các loại glucid phức hợp (các loại đường đa phân tử Oligosaccharid) nên chiếm 70%, các chất đường ngọt đã tinh chế không quá
10% [33, 34]. Lượng Glucid khuyến nghị từ 135 – 175g/ngày có thể cung


12

cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng KP và duy trì ổn định hàm lượng đường
trong máu [38].
1.2.1.3. Nhu cầu các chất dinh dưỡng không sinh năng lượng
* Nhu cầu Vitamin
+ Vitamin A: Có vai trò đặc biệt trong sự nhìn, quá trình phát triển bình
thường và chống nhiễm khuẩn của cơ thể. Đối với phụ nữ có thai nhu cầu
vitamin A khuyến nghị là 800 mcg/ngày [33, 39, 40].
+ Vitamin D: Giúp cơ thể sử dụng tốt calci và phospho để hình thành và
duy trì hệ xương, răng vững chắc. Nhu cầu khuyến nghị đối với phụ nữ mang
thai không tăng so với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nói chung là 5 mcg/ngày
[33, 39, 40]. Nghiên cứu trên 678 cặp mẹ - con tại Anh cho thấy, việc cung
cấp đủ Vitamin D trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển cơ bắp của trẻ, đặc biệt là việc phát triển sức mạnh cơ bắp [41]. Và sự
thiếu hụt Vitamin này có mối liên quan chặt chẽ đến bệnh béo phì cũng như
việc hình thành khối nạc và khối mỡ trong cơ thể [42].

+ Vitamin E, K: Ở phụ nữ mang thai nhu cầu hai vitamin này tương tự
như phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [33, 40].
Nhu cầu vitamin E: 12mg/ngày.
Nhu cầu vitamin K: 51 mcg/ngày.
+ Vitamin B1: Có vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa
Glucid. Nhu cầu Vitamin B1 ở phụ nữ có thai là 1,4 mg/ngày [33, 39, 40] .
+ Vitamin B2: rất cần cho sự phát triển và sinh sản. B 2 có chức năng là
một phần trong nhóm enzyme phân giải và sử dụng các chất cacbonhydrat,
lipid và protein. Nhu cầu vitamin B 2 khuyến nghị cho PNMT là 1,4
mg/ngày [33, 39, 40].


13

+ Vitamin PP: Có vai trò sống còn cho hoạt động của hệ thần kinh, hình
thành và duy trì làn da, lưỡi và hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, cần cho sự tổng
hợp các hormone sinh dục. NCKN cho PNMT là 18 mg/ngày [33, 39, 40].
+ Vitamin C: Giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ
bữa ăn, góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt [24]. Nhu cầu Vitamin
C đối với PNMT là 85 mg/ngày [33, 39, 40].
+ Vitamin B9 (Folate): Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng
ngừa dị tật ống thần kinh của bào thai [49]. NCKN của Vitamin B 9 là
600mcg/ngày [33, 40].
* Nhu cầu chất khoáng
+ Calci: Calci cần thiết cho PNMT để cung cấp cho thai nhi xây dựng
xương. Trong suốt thai kỳ, em bé nhận từ mẹ khoảng 30g calci [12, 43]. Nếu
người mẹ không được cung cấp đủ calci trong KP thì calci cung cấp cho bào
thai sẽ được lấy từ xương của bà mẹ, gây nên bệnh loãng xương [35]. Lượng
calci ăn vào được khuyến cáo là 1200mg mỗi ngày trong suốt thời gian người
phụ nữ mang thai [39, 44]. Theo Lancet 2013, sự thiếu hụt calci trong quá

trình mang thai làm gia tăng nguy cơ tiền sản giật ở thai phụ, và là nguyên
nhân của 19% ca tử vong mẹ trên thế giới hiện nay [23].
+ Phospho: là chất khoáng có nhiều thứ hai trong cơ thể, có vai trò hình
thành và duy trì hệ xương và răng vững chắc và duy trì các chức phận của cơ
thể. NCKN của phospho với đối tượng phụ nữ mang thai là 700 mg/ngày. Tuy
nhiên do thực phẩm chứa phospho luôn rất phong phú và cơ chế đào thải
Phospho qua đường ruột rất tốt nên chưa phát hiện thấy hiện tượng thiếu
Phospho hay ngộ độc do quá liều [33].
+ Sắt: Được cung cấp cho thai nhi đặc biệt nhiều vào ba tháng cuối của
thai kỳ, do dó trẻ sinh thiếu tháng thường kèm theo thiếu dự trữ sắt rất nặng


14

[39]. Tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức
tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh làm
tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa đặc biệt là băng huyết. Thiếu sắt cũng là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ trong quá trình sinh sản [23, 45]. Nhu
cầu sắt phụ thuộc vào giá trị hấp thu của KP (tính theo lượng thịt cá và lượng
vitamin C trong khẩu phần), NCKN cho PNMT là 88,8 mg sắt/ngày; 59,2mg
sắt/ngày và 44,4mg sắt/ngày tương ứng với khẩu phần có giá trị sinh học sắt
thấp 5%, trung bình 10% và cao 15%. Việc bổ sung sắt nên thực hiện đều
đặn trong suốt thời gian mang thai [34]. Nghiên cứu can thiệp bổ sung viên
sắt/acid folic trên 142 phụ nữ 20 - 35 tuổi tại Lục Ngạn Bắc Giang, sau 28
tuần thấy nồng độ Hb và ferritin máu tăng lên rõ rệt [46].
+ Kẽm: Thiếu kẽm gây nên vô sinh, sẩy thai, sinh non hoặc sinh già
tháng, thai chết gần ngày sinh và sinh không bình thường [39]. Nhu cầu kẽm
của PNMT trong khoảng từ 3,4 - 20mg/ngày, trung bình là khoảng 15mg/ngày
tương đương với khoảng 100 mg trong suốt thai kỳ [33, 39, 43]
+ Iod: Thiếu iod ở phụ nữ thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên,

thai chết lưu, đẻ non. Trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay
hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt lác [45]. Nhu cầu iod của phụ nữ mang
thai là 200mcg iod/ngày [39].
* Nhu cầu chất xơ
Được coi như một loại thực phẩm chức năng có vai trò quan trọng trong hỗ
trợ tiêu hóa. Nhu cầu chất xơ khuyến nghị cho người dân nói chung là 20 đến
22g/ngày [33]. Đối với PNMT nhu cầu đó có thể tăng lên 28 g/ngày [7, 38].


15

1.2.2. Khẩu phần dinh dưỡng cân đối hợp lý cho phụ nữ mang thai
1.2.2.1. Khái niệm chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là sự cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng
theo nhu cầu, tạo phản ứng tích cực của cơ thể phòng chống các bệnh về dinh
dưỡng và liên quan đến dinh dưỡng.
Để có một chế dộ dinh dưỡng hợp lý thì khẩu phẩn hàng ngày phải đảm
bảo đầy đủ - cân đối – hợp lý. Tức là thỏa mãn ba yêu cầu sau [47]:
- Cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu của cơ thể
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể
- Các chất dinh dưỡng trong KP ở một tỷ lệ cân đối hợp lý.
1.2.2.2. Chế độ ăn trong thời kỳ mang thai
Phụ nữ mang thai có nhu cầu rất lớn về năng lượng, protein, lipid,
glucid cũng như các vitamin và khoáng chất. Điều đó không có nghĩa rằng họ
phải ăn gấp đôi KP hàng ngày theo quan niệm “ ăn cho hai người” như trước
đây [36]. Người mẹ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thời
kỳ có thai và cho con bú để đảm bảo sự phát triển của thai và phần phụ của
thai, các mô trong cơ thể, đồng thời dự trữ năng lượng, chất dinh dưỡng cho
việc sản xuất sữa sau này.
- Đảm bảo năng lượng: để đáp ứng nhu cầu cần thêm 475 kcal/ngày cho

phụ nữ có thai ba tháng cuối tương đương với thêm 1 bát cơm đầy và kèm
theo thức ăn mỗi ngày [33, 34].
- Bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể
cho thai nhi [33, 34]: Trước hết cần chú ý đến các nguồn chất đạm từ các thức
ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác, vừng, lạc và các loại
rau có màu xanh đậm. Đây là những thực phẩm có giá thành rẻ hơn thịt, có


16

hàm lượng đạm cao và lượng chất béo nhiều giúp tăng năng lượng bữa ăn và
hỗ trợ hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong dầu. Chất đạm động vật đáng
chú ý là từ các loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc... và nên bổ sung thêm thịt,
trứng, sữa tùy điều kiện kinh tế.
Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ thai 3 tháng cuối:
70g/ngày/người từ những nguồn thực phẩm cung cấp đạm có chất lượng cao
như từ thịt, cá, trứng tương đương 100g thịt lợn, 150g cá hay cua, thêm
100g/ngày/người là đủ...
- Bổ sung các chất khoáng [33, 34]:
+ Calci: calci có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa. Thay đổi nhiều loại
thức ăn, bữa ăn sẽ có đủ các chất khoáng.
+ Sắt: sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại nhuyễn thể, trong ngũ
cốc, đậu đỗ các loại và vừng lạc. Sắt do thức ăn cung cấp thường không đáp
ứng được nhu cầu sắt gia tăng trong suốt quá trình mang thai do đó bà mẹ có
thai cần được bổ sung viên sắt.
+ Kẽm: nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt cá, hải sản. Các thức ăn
thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và hấp thu kém.
- Bổ sung các vitamin, đặc biệt chú ý tới vitamin A, D và B1 [33, 34]:
+ Vitamin A: Sữa, gan, trứng... là nguồn vitamin A động vật, dễ dàng
được hấp thu và dự trữ trong cơ thể để dùng dần.

Các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống và các loại củ quả
có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ là những thức ăn có nhiều
caroten còn gọi là tiền vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển thành vitamin A.
+ Vitamin D: khi mang thai nếu cơ thể thiếu vitamin D dễ gây các hậu
quả như trẻ còi xương ngay trong bụng mẹ.


17

- Một số thực phẩm nên hạn chế sử dụng trong quá trình mang thai [33, 34]:
+ Người mẹ nên hạn chế cà phê, nước chè đặc, thuốc lá và giảm ăn
các loại gia vị gây kích thích như ớt, hạt tiêu, dấm, tỏi
+ Nên tuyệt đối kiêng rượu vì chất alcohol trong rượu có thể đi qua
rau thai, gây ảnh hưởng tới bào thai.
+ Ăn nhạt (bớt muối) nhất là các bà mẹ bị phù thận, để giảm phù và
tránh tai biến khi đẻ.
Trong trường hợp bị nghén nhẹ như buồn nôn hoặc nôn hay sợ ăn một
số thức ăn, người mẹ cố gắng thay thế sang một số thức ăn khác hoặc đồ uống
khác để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khi có thai. Bà mẹ có thai và cho
con bú, không nên kiêng khem một cách thái quá (như kiêng ăn rau, quả,
kiêng thịt, trứng hay mỡ...) bất lợi cho sức khoẻ của mẹ và giảm lượng sữa
tiết ra hàng ngày.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về khẩu phần thực tế phụ nữ mang thai trên
thế giới và Việt Nam
1.2.3.1. Trên thế giới
Các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành không ít nghiên cứu để
khẳng định mối quan hệ giữa khẩu phần thực tế và tình trạng dinh dưỡng của
người phụ nữ trước, trong và sau khi mang thai. Năm 2000, nghiên cứu định
tính trên những phụ nữ Iran sống tại Thụy Điển làm sáng tỏ những quan niệm
về chế độ ăn và sức khỏe người mẹ trong quá trình mang thai và cho con bú

cho thấy rằng sức khỏe của người mẹ đóng góp vai trò rất lớn, tác động đến
quá trình thai nghén và việc nuôi con sau này của bà mẹ [48].
Năm 2005, theo Baron và các cộng sự điều tra trên 419 PNMT tại
Venezuela, có 14,4% tỷ lệ PNMT thiếu máu do thiếu sắt, và còn kèm theo rất


18

nhiều thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng khác như thiếu Vitamin A và C.
Nguyên nhân chính ở đây là do sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng này trong KP
hàng ngày [49]. Ngoài ra, một nghiên cứu lớn được thực hiện bởi Viện Dinh
dưỡng Trung Mỹ và Panama Oriente đã tiến hành can thiệp và theo dõi theo
chiều dọc tại 4 làng vùng nông thôn Guatemala với 2 giai đoạn 1969-1977 và
1988-2007. Thí nghiệm này bổ sung có mục tiêu cho phụ nữ có thai và cho
con bú và trẻ em từ sơ sinh đến 7 tuổi protein và năng lượng ở mức cao
(protein: 6,4g/100ml; năng lượng: 91 kcal/100ml) bằng thực phẩm “Atole”
hoặc bổ sung năng lượng ở mức thấp và không bổ sung protein bằng thực
phẩm “Fresco” cả hai thực phẩm này đều được tăng cường các vi chất dinh
dưỡng (sắt, fluor, vitamin B1, vitamin B2, niaxin, C và vitamin A) với cùng
hàm lượng. Kết quả cho thấy, không chỉ trẻ em ở các làng được cung cấp
thực phẩm Atole có sự phát triển tốt hơn về chiều cao, cân nặng, trí tuệ mà
con cái của những người phụ nữ đã được bổ sung Atole khi còn nhỏ có cân
nặng sơ sinh cao hơn, chiều cao cao hơn cũng như chu vi đầu lớn hơn so
với con cái của những người đã được bổ sung Fresco [50].
Năm 2012, nghiên cứu ở Pakistan phân tích và kết nối dữ liệu từ 16
nghiên cứu can thiệp khác nhau đã đưa ra kết luận, việc cung cấp một khẩu
phần đầy đủ protein là yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến việc giảm tỷ lệ sơ
sinh nhẹ cân, thai nhi chậm phát triển và đặc biệt là tình trạng suy dinh dưỡng
của người mẹ [51]. Trong một nghiên cứu can thiệp khác trên 2550 phụ nữ
được theo dõi từ lúc mang thai đến khi sinh con, những đối tượng này được

chia làm hai nhóm: nhóm 1222 người bổ sung viên sắt và acid folic, một
nhóm khác 1328 phụ nữ được bổ sung viên vitamin tổng hợp. Kết quả cho
thấy có sự chênh lệch rõ rệt trung bình cân nặng lúc sinh giữa hai nhóm.
Nhóm được bổ sung vitamin tổng hợp có cân nặng trung bình lúc sinh cao
hơn 67g (p < 0,01) so với nhóm còn lại, đồng thời tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân ở


19

nhóm này cũng giảm rõ rệt so với nhóm bổ sung đơn thuần viên sắt và acid
folic. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hiệu quả của việc bổ sung viên đa vi chất
cũng cao hơn nếu PNMT sử dụng thuốc liên tục và nhiều hơn 150 ngày [52].
1.2.3.2. Ở Việt Nam
Các cuộc điều tra của Viện Dinh dưỡng từ 1985 đến 2005 cho thấy bữa
ăn hàng ngày của người Việt Nam đã và đang có xu hướng giảm chất bột,
tăng nguồn thức ăn gốc động vật (thịt, cá, trứng - sữa) và chất béo.

Biểu đồ 1.1. Xu hướng sử dụng các nhóm thực phẩm qua các thời kỳ
từ năm 1985 - 2005 của người dân Việt Nam
Tuy nhiên, ngay trong hộ gia đình, theo kết quả tổng điều tra về dinh
dưỡng năm 2010, mức năng lượng bình quân đầu người ở nước ta hiện nay là
1925,4 kcal/người/ngày. Lượng protid tổng số trung bình đạt 74,3 g/người/ngày
và dao động từ 68,9g/người/ngày ở vùng Tây Nguyên đến 80,1g/người/ngày ở
vùng Đông Nam Bộ. Các nghiên cứu được thực hiện tại các địa phương cho
thấy thực trạng chưa tốt về chế độ dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau đặc
biệt là ở PNMT. Đa số kết quả điều tra đều cho thấy chế độ ăn chưa đáp ứng
đủ nhu cầu năng lượng như khuyến nghị trong thời gian mang thai cũng như


20


tỷ lệ giữa các nhóm thực phẩm chưa cân đối. Một số khoáng chất vẫn chưa
được cung cấp đầy đủ, đặc biệt là sắt [53 - 55]. Điều tra của Viện Dinh dưỡng
quốc gia cho thấy 36,5% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu [6].
Nghiên cứu tại Hà Nội năm 2002, KP thực tế của PNMT mới chỉ đạt xấp
xỉ nhu cầu năng lượng đề nghị, năng lượng do lipit thực vật ít. Các chất
khoáng như canxi, sắt và vitamin B2 đều đạt dưới NCKN, tỷ lệ cân đối giữa
canxi và phospho chỉ đạt nửa so với yêu cầu. Tỷ lệ các chất sinh năng lượng
Protein: Lipid: Glucid là 16,4: 17,9: 65,3 trong khi nhu cầu khuyến nghị là 14:
20: 66. Năng lượng cung cấp từ lipid thấp hơn nhu cầu khuyến nghị [54].
Khảo sát của Nguyễn Thị Như Ngọc và Nguyễn Trọng Hiếu tại bệnh viện
Hùng Vương, Hồ Chí Minh cho kết quả calo trung bình KP PNMT chỉ đạt
1624 ± 613 Kcal, lượng calcium trung bình KP là 422 gram/ngày thấp hơn
nhiều so với NCKN [56].
Năm 2009, Huỳnh Nam Phương đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tình
trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của PNMT huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa
Bình. Theo kết quả điều tra, mặc dù PNMT tại địa phương được chú ý cung
cấp một chế độ ăn tốt hơn so với người trưởng thành khác trong gia đình,
nhưng PNMT ở huyện Tân Lạc – Hòa bình vẫn bước vào giai đoạn thai nghén
với tình trạng dinh dưỡng kém 42,2% suy dinh dưỡng trường diễn, mức tăng
cân cũng không đạt khuyến nghị ở giai đoạn ba tháng giữa và ba tháng cuối.
Khẩu phần ăn của những đối tượng này cũng chỉ đạt 80% nhu cầu năng lượng
khuyến nghị, tỷ lệ Protid : Lipid : Glucid là 14.8 : 16.2 : 69.0, protid thiếu
12g, lipid thiếu 19-33 g/ngày, Vitamin A và sắt đạt 30% so với nhu cầu
khuyến nghị [57]. Nghiên cứu của Hồ Thu Mai tại Hòa Bình năm 2013, về tần
suất sử dụng thực phẩm phụ nữ tuổi sinh đẻ cho thấy phần lớn các đối tượng
không tiêu thụ nhiều thực phẩm giầu sắt như tiết, gan, bầu dục, tim và thịt các


21


loại. Sữa là nguồn dinh dưỡng tốt nhưng tỷ lệ phụ nữ tiêu thụ sữa rất thấp có
trên 89% phụ nữ không sử dụng trong tháng [53].
Một số nghiên cứu khác được tiến hành ở Kiến Thụy – Hải Phòng
(2003) [58], Sóc Sơn – Hà Nội (2009) [8], Kim Bảng – Hà Nam (2013) [59]
cũng đã cho thấy một số điểm tương đồng trong khẩu phần thực tế của PNMT
ở các địa phương khác nhau. Qua những nét phác họa trên, bức tranh khẩu
phần thực tế của PNMT hiện ra còn nhiều gam màu tối. Hầu hết các kết quả
đánh giá khẩu phần của PNMT, mức năng lượng thực tế đạt được dao động từ
80 đến trên 90 % NCKN, hàm lượng chất béo và các chất khoáng đặc biệt là
calci và sắt đều không đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị. Mức cân đối các
chất sinh năng lượng cũng gần đạt được mức hợp lý, phần trăm năng lượng
do Protein cung cấp thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với khuyến nghị 12 - 14%.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dinh dưỡng thời kỳ có thai
1.3.1. Tình trạng dinh dưỡng phụ nữ trước khi mang thai
Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nói riêng và của
người trưởng thành nói chung thường được đánh giá bằng chỉ số khối cơ thể
(Body Mass Index: BMI) [45].
Công thức BMI được tính bằng công thức sau:
Cân nặng (kg)
BMI = ---------------Chiều cao2 (m)
Bảng 1.6. Phân loại Tình trạng dinh dưỡng dành cho người trưởng thành
(thống nhất sử dụng thang phân loại của tổ chức y tế thế giới 2000) [60]
Tình trạng dinh dưỡng
1. Gầy (còn gọi là thiếu năng lượng trường
diễn (Chronic Energy Deficiency – CED)
Gầy độ 1

Chỉ số BMI
< 18,50

17,00 – 18,49


22

Gầy độ 2
Gầy độ 3
2. Bình thường
3. Thừa cân
4. Tiền béo phì
Béo phì
Béo phì độ 1
Béo phì độ 2
Béo phì độ 3

16,00 – 16,99
< 16,00
18,50 – 24,99
≥ 25,00
25,00 – 29,99
≥ 30,00
30,00 – 34,99
35,00 – 39,99
≥ 40,00

Ở những phụ nữ độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi) người ta còn sử dụng
điểm ngưỡng nhẹ cân (dưới 38 kg) và thấp bé (dưới 145 cm) và coi đó là yếu
tố nguy cơ đối với sinh đẻ [61]. Nếu thiếu cân (gầy), hoặc cân nặng nhiều hơn
mức tối đa cho phép (béo/mập) thì rất không tốt. Người gầy, người béo mập
đều có nhiều nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, tuổi thọ giảm

đi ước tính là từ 6 đến 8 năm so với người có cân nặng bình thường [34, 45].
Người phụ nữ trước khi mang thai có tình trạng dinh dưỡng và có thói
quen dinh dưỡng tốt là chuẩn bị cho thời kỳ mang thai và cho con bú có sức
khỏe tốt. Thực tế cho thấy rằng thiếu năng lượng trường diễn hay thừa cân
béo phì ở người phụ nữ đều là một trong những yếu tố nguy cơ tác động tiêu
cực tới sự phát triển của thai nhi. Yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ sơ sinh có cân
nặng thấp trước tiên là tình trạng dinh dưỡng kém của bà mẹ trước khi có thai,
những người mẹ có chiều cao thấp dưới 145 cm, những người mẹ có BMI
dưới 18,5 đặc biệt là những mẹ trong quá trình mang thai tăng ít hơn 7 kg
[43]. Những người mẹ thiếu dinh dưỡng trường diễn thường có bánh rau nhỏ
hơn bình thường và máu đi qua nhau thai giảm đi. Việc tổng hợp các chất cần
thiết cho bào thai và vận chuyển các chất dinh dưỡng và các sản phẩm chuyển
hóa ở bào thai ra bị giảm do đó ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai [45].


23

Sự ảnh hưởng của tình trạng dinh dưỡng của người mẹ với tình trạng
dinh dưỡng của trẻ khi sinh đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu gần
đây. Nghiên cứu tại Hưng Yên, những bà mẹ có chiều cao < 145cm có nguy
cơ sinh con nhẹ cân cao gấp 4,5 lần và gấp 1,8 lần đối với tình trạng thiếu
máu sơ sinh so với bà mẹ có chiều cao >145cm [62]. Nghiên cứu tại 4 xã
miền núi tỉnh Bắc Giang cũng đã khẳng định mối liên quan giữa cân nặng của
mẹ trước khi mang thai với cân nặng và chiều cao sơ sinh của trẻ, mối liên
quan này thậm chí còn chặt chẽ hơn mối liên quan với chiều cao mẹ và mức
tăng cân trong 9 tháng mang thai [27]. Một nghiên cứu năm 2012 trên 4678
phụ nữ và trẻ sơ sinh cho kết quả, những trẻ sơ sinh nhẹ cân là con của nhóm
bà mẹ cân nặng thấp cao gấp 2 lần những bà mẹ có tình trạng dinh dưỡng
bình thường. Sự tăng cân thấp so với tuổi thai trong suốt thai kỳ ở những bà
mẹ có BMI thấp trước mang thai cũng làm gia tăng gấp đôi nguy cơ thấp cân

ở những trẻ sơ sinh [63].
Bên cạnh đó tình trạng thừa cân và béo phì cũng là một nguy cơ không
nhỏ đối với sự thụ thai, quá trình mang thai và thai nhi. Phụ nữ béo bụng có
sự cản trở tạo insulin và hormone sinh dục [64]. Béo phì có liên quan đáng kể
đến những biến chứng thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và dị tật
bẩm sinh ở trẻ em. Tình trạng thừa cân (BMI từ 25 – 29,99) hay béo phì (BMI
≥ 30) ở phụ nữ trước khi mang thai đều làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh của
thai nhi. Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh (CDC) đã tiến hành nghiên cứu
và kết luận, những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ thừa cân, béo phì ngay
trước thời điểm thụ thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn hai lần so với
những người mẹ có cân nặng bình thường. Nguy cơ dị tật nứt đốt sống và dị
tật thoát vị rốn tăng cao gấp ba lần so với bình thường [65].


24

1.3.2. Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ khi mang thai
Người phụ nữ ăn uống tốt trong thời kỳ mang thai sẽ cung cấp cho
bào thai, tử cung và các mô của người mẹ các chất dinh dưỡng cần thiết để
cho sự phát triển và lớn lên của thai nhi. Quá trình phát triển của trẻ trong
tử cung chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chế độ dinh dưỡng thời kỳ mang thai
và tuổi thai. Thiếu dinh dưỡng ở giai đoạn đầu khi mang thai có thể dẫn
đến sảy thai tự nhiên, thiếu ở giai đoạn hình thành các cơ quan của thai nhi
sẽ dẫn tới hậu quả là sự phát triển không bình thường của thai, như dị tật
ống thần kinh do thiếu acid folic [39].
Chất dinh dưỡng được cung cấp cho thai nhi từ 3 nguồn: trực tiếp từ KP
ăn của người mẹ, từ kho dự trữ các chất dinh dưỡng của mẹ như ở gan,
xương, khối mỡ và từ quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng ở nhau thai. Sự
phát triển của nhau thai có ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của bào thai
trong tử cung vì nhau thai kiểm soát quá trình vận chuyển các chất dinh

dưỡng, hormon và các chất cần thiết khác cho bào thai. Những thiếu hụt dinh
dưỡng trong quá trình mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị biến chứng sản
khoa và sinh trẻ nhẹ cân. Việc không cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng
trong KP ăn khi mang thai như là acid folic, Iod sẽ ảnh hưởng đến bào thai
sau quá trình thụ tinh. Chính vì vậy, ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng
đối với sức khoẻ của bào thai và đứa trẻ sau này.
Suy dinh dưỡng của bà mẹ trong thời kỳ mang thai thường dẫn đến các
nguy cơ và hậu quả nặng nề với sản phụ, thai nhi và trẻ sơ sinh như: tăng
nguy cơ tai biến sản khoa, thiếu máu, giảm sức khỏe người mẹ, sảy thai, đẻ
non, sơ sinh nhẹ cân cùng những ảnh hưởng lâu dài về thể chất và tinh thần
của đứa trẻ [34]. Nghiên cứu ở Trung Quốc trong 4 năm (2009-2011) theo dõi
38 539 phụ nữ từ lúc mang thai đến khi đứa trẻ được 12 tháng cho thấy, con


25

của những bà mẹ thừa cân, béo phì trước khi mang thai hoặc có cân nặng tăng
quá mức cần thiết có xu hướng thừa cân nhiều hơn con của những bà mẹ có
cân nặng bình thường trong năm đầu đời [66]. PNMT tăng cân quá mức cần
thiết (>24 kg) có nguy cơ đẻ con nặng trên 4000 gram gấp 2,6 lần những
người mẹ tăng cân bình thường [67].
Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng phụ nữ mang thai và cho con bú < 6
tháng tuổi, chỉ số BMI thường không tương ứng với tình trạng dinh dưỡng. Vì
vậy tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị sử dụng chu vi vòng cánh tay (MUAC)
để đánh giá tình trạng dinh dưỡng với các điểm ngưỡng như sau [61]:
MUAC ≥ 22 cm: Bình thường
19 cm ≤ MUAC < 22 cm: Suy dinh dưỡng vừa
MUAC < 19 cm: Suy dinh dưỡng nặng.
1.3.3. Chăm sóc sức khỏe thời kỳ có thai
- Đăng ký và quản lý thai nghén: mỗi thai phụ lúc có thai cho đến khi đẻ

phải được khám thai ít nhất là 3 lần vào 3 thời kỳ của quá trình thai nghén
nhằm theo dõi được sự phát triển của thai, phát hiện những bất thường của
thai nhi và người mẹ, tiên lượng được diễn biến của cuộc đẻ, giảm bớt được
các tai biến cho mẹ và con [68, 69].
Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo, tối thiểu khám thai 4 lần trong thai kỳ
với những nội dung sau:
+ Đo huyết áp
+ Xét nghiệm nước tiểu tìm vi khuẩn và protein
+ Xét nghiệm máu để phát hiện giang mai và thiếu máu nặng
+ Đo chiều cao, cân nặng


×