Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

THỰC TRẠNG HÀNH VI NGUY cơ, sử DỤNG DỊCH vụ y tế, TUÂN THỦ điều TRỊ, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG và HIỆU QUẢ CAN THIỆP ỨNG DỤNG DI ĐỘNG ở NGƯỜI NHIỄM HIV điều TRỊ NGOẠI TRÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.94 KB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÙI MINH THU

THỰC TRẠNG HÀNH VI NGUY CƠ, SỬ DỤNG
DỊCH VỤ Y TẾ, TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ,
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ HIỆU QUẢ
CAN THIỆP ỨNG DỤNG DI ĐỘNG
Ở NGƯỜI NHIỄM HIV ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI HÀ NỘI NĂM 2018 - 2019

ĐỀ CƯƠNG DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÙI MINH THU

THỰC TRẠNG HÀNH VI NGUY CƠ, SỬ DỤNG
DỊCH VỤ Y TẾ, TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ,
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ HIỆU QUẢ


CAN THIỆP ỨNG DỤNG DI ĐỘNG
Ở NGƯỜI NHIỄM HIV ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI HÀ NỘI NĂM 2018 - 2019
Chuyên nhành: Y tế công cộng
Mã số:

62720301

ĐỀ CƯƠNG DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH
NGƯỜI DỰ KIẾN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS Ngơ Văn Tồn
2. TS. Đỗ Duy Cường


HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................4
1.1. Tình hình nhiễm HIV và/hoặc viêm gan HBV/HCV..............................4
1.1.1. Trên thế giới......................................................................................4
1.1.2. Tại Việt Nam.....................................................................................8
1.2. Tình hình Điều trị HIV..........................................................................13
1.2.1. Điều trị ARV...................................................................................13
1.2.2. Các phác đồ điều trị........................................................................14
1.2.3. Tình hình điều trị ARV tại Việt Nam..............................................15
1.3. Chất lượng cuộc sống............................................................................16
1.3.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống.....................................................16
1.3.2. Phương pháp đo lường CLCS.........................................................17

1.3.3. Ứng dụng của đo lường CLCS trong lâm sàng và hoạch định chính
sách....................................................................................................17
1.3.4. Chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân HIV và đồng nhiễm
HIV/HCV..........................................................................................18
1.4. Tình hình sử dụng điện thoại di động thơng minh................................20
1.4.1. Trên thế giới....................................................................................20
1.4.2. Tại Việt Nam...................................................................................21
1.5. Tình hình sử dụng ứng dụng sức khỏe trên điện thoại di động thông
minh.......................................................................................................21
1.5.1. Trên thế giới....................................................................................21
1.5.2. Tại Việt Nam...................................................................................22
1.6. Ứng dụng điện thoại trong hỗ trợ điều trị và dự phòng HIV/AIDS,
Viêm gan B, Viêm gan C.......................................................................22


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............26
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................26
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................26
2.3. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................27
2.3.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu................................................................27
2.3.2. Thiết kế ứng dụng...........................................................................28
2.3.3. Quy trình thiết kế ứng dụng............................................................29
2.3.4. Giai đoạn phân tích và thiết kế........................................................29
2.3.5. Giai đoạn phát triển.........................................................................30
2.3.6. Giai đoạn thử nghiệm và đánh giá..................................................31
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.......................................................31
2.5. Các biến số/chỉ số nghiên cứu và đo lường...........................................32
2.6. Công cụ thu thập và quy trình thực hiện nghiên cứu............................33
2.6.1. Cơng cụ thu thập.............................................................................33
2.6.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu......................................................35

2.7. Xử lý và phân tích dữ liệu.....................................................................36
2.8. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................37
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.................................................................40
3.1. Thực trạng bệnh nhân trước can thiệp...................................................40
3.2. Hiệu quả can thiệp.................................................................................47
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................59
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADDIE

: Analysis, Design, Development, Implementation and Evaluation

AIDS

(Phân tích, Thiết kế, Phát triển, Sử dụng và Đánh giá)
: Acquired Immune Deficiency Syndrome

ARV
CBYT
Gen
GIS
HBV
HCV
HIV


(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
: Anti Retrovirus (Thuốc kháng retrovirus)
: Cán bộ Y tế
: Genotype (Kiểu gen)
: Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)
: Hepatitis B Virus (Vi rút viêm gan B)
: Hepatitis C Virus (Vi rút viêm gan C)
: Human Immunodeficiency Virus

MSM

(Virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người)
: Men who have Sex with Men

NCMT
OS
PNBD
QHTD
TCD4

(Quan hệ tình dục đồng giới nam)
: Nghiện chích ma túy
: Operating System (Hệ điều hành)
: Phụ nữ bán dâm
: Quan hệ tình dục
: Tế bào Lympho T mang thụ thể CD4 trên bề mặt


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:


Các lựa chọn phác đồ HAART bậc hai...............................................15

Bảng 1.2:

Các lựa chọn phác đồ HAART bậc hai – bổ sung..............................15

Bảng 3.1:

Đặc điểm nhân khẩu học....................................................................40

Bảng 3.2:

Tiền sử sử dụng chất gây nghiện........................................................41

Bảng 3.3:

Tiền sử tiêm chích ma túy..................................................................41

Bảng 3.4:

Tiền sử cai nghiện của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp............41

Bảng 3.5:

Hành vi quan hệ tình dục...................................................................42

Bảng 3.6:

Hành vi sử dụng rượu/bia...................................................................43


Bảng 3.7:

Hành vi sử dụng thuốc lá...................................................................43

Bảng 3.8:

Tình trạng lâm sàng, SL tế bào CD4 và câng nặng............................44

Bảng 3.9:

Tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp...............44

Bảng 3.10:

Mức độ hài lòng của NB về chất lượng dịch vụ.................................45

Bảng 3.11:

So sánh chất lượng cuộc sống trước can thiệp giữa 2 nhóm...............45

Bảng 3.12:

Mơ hình hồi quy đa biến rút gọn về mối liên quan giữa CLCS và một
số yếu tố của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp...........................46

Bảng 3.13:

Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp.....47


Bảng 3.14:

Tiền sử sử dụng chất gây nghiện của đối tượng NC sau can thiệp.....47

Bảng 3.15:

Tiền sử tiêm chích ma túy của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp...48

Bảng 3.16:

Tiền sử cai nghiện của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp...............48

Bảng 3.17:

Hành vi quan hệ tình dục của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp.....49

Bảng 3.18:

Hành vi sử dụng rượu/bia của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp....50

Bảng 3.19:

Hành vi sử dụng thuốc lá của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp.....50

Bảng 3.20:

Tình trạng lâm sàng, SL tế bào CD4 và câng nặng sau can thiệp.......51

Bảng 3.21:


Tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp..................51

Bảng 3.22:

Mức độ hài lòng của NB về chất lượng dịch vụ sau can thiệp...........52

Bảng 3.23:

So sánh chất lượng cuộc sống sau can thiệp giữa 2 nhóm..................52

Bảng 3.24:

So sánh chất lượng cuộc sống sau can thiệp theo giới tính................53


Bảng 3.25:

So sánh chất lượng cuộc sống sau can thiệp theo số lượng CD4........54

Bảng 3.26:

So sánh CLCS sau can thiệp theo mức độ tuân thủ điều trị................55

Bảng 3.27:

So sánh CLCS sau can thiệp theo số năm điều trị ARV.....................56

Bảng 3.28:

Mô hình hồi quy đa biến rút gọn về mối liên quan giữa CLCS và một

số yếu tố của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp..............................57

Bảng 3.29:

Hiệu quả các chỉ số hành vi, sức khỏe sau can thiệp..........................58


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1:

Sơ đồ nghiên cứu...............................................................................28

Hình 2.2:

Mơ hình ADDIE trong thiết kế ứng dụng điện thoại..........................29


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ lây lan HIV trong nhóm người
nghiện chích ma túy nhanh nhất tại Châu Á trong thập kỷ qua. Hiện nay, ước tính có
khoảng 240,000 người nghiện ma túy; đây cũng là đối tượng chiếm khoảng một nửa
số ca nhiễm HIV mới được phát hiện và chiếm hai phần ba tổng số ca nhiễm HIV
tại Việt Nam [1]. Bên cạnh đó, tình trạng đồng nhiễm các bệnh khác như viêm gan
B (HBV) hay viêm gan C (HCV) trong những bệnh nhân này cũng là một trong
những vấn đề cần được quan tâm và giải quyết. Theo các nghiên cứu cho thấy, tại
Việt Nam, tỷ lệ đồng nhiễm HBV trên các bệnh nhân HIV có thể từ 6,6% đến
16,7% [2, 3]; và tỷ lệ đồng nhiễm HCV có thể từ 42,1% đến 47,6% [2, 3]. Mặc dù

không phải là bệnh nhiễm trùng cơ hội, nhưng các vi rút gây viêm gan, cụ thể là
HBV và HCV đang được đánh giá là những nguyên nhân hàng đầu liên quan với
tình trạng nhập viện và tử vong ở người nhiễm HIV [3]. Các kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy ở những người có tình trạng đồng nhiễm HBV hoặc HCV với HIV
thường có tình trạng phá hủy tế bào gan nhanh hơn, bao gồm cả ung thư gan và dẫn
đến tử vong nhanh hơn so với người khơng có tình trạng đồng nhiễm các vi rút
viêm gan [3, 4]. Do đó, các can thiệp giúp nâng cao hiệu quả chăm sóc các bệnh
nhân HIV đồng nhiễm viêm gan là hết sức cần thiết.
Hiện nay, trên thế giới, việc ứng dụng các thiết bị di động trong can thiệp các
vấn đề sức khỏe đang ngày càng phổ biến. Các thiết bị di động như điện thoại di
động hay máy tính bảng (tablet) có những ưu điểm nổi trội như chi phí thấp và khả
năng tiếp cận thông tin cao đã trở thành các phương tiện truyền thông phổ biến nhất
hiện nay. Các thiết bị này đang trở thành các công cụ không thể thiếu trong đời sống
hàng ngày. Đến cuối năm 2012, trên tồn thế giới có khoảng 4,3 tỷ th bao di động
[5]. Đặc biệt, trong giai đoạn gần đây, sự khai sinh của dịng điện thoại di động
thơng minh (smartphone) có kèm hệ điều hành (operating system - OS) đã mở ra
một kỷ ngun mới thơng qua việc hình thành các kho ứng dụng, giúp cải thiện hiệu
suất đáng kể và cung cấp nhiều tiện ích hơn so với dịng điện thoại thông thường.


2

Hiện nay tồn tại hai OS chính gồm iOS của công ty Apple và Android của công ty
Google. Thống kê cho thấy, trong năm 2012, có tới 46 tỷ lượt tải ứng dụng trên toàn
thế giới trên hai hệ điều hành này, mang lại lợi nhuận khoảng 12 tỷ đô la Mỹ cho
các công ty phát triển ứng dụng [6]. Có rất nhiều loại hình ứng dụng cho điện thoại
thơng minh với nội dung phong phú, bao gồm các chủ đề từ Âm nhạc, Thể thao đến
Giáo dục, Đời sống và Y tế. Trong đó, năm 2014 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc
về thời gian trung bình một người dành cho các ứng dụng về Sức khỏe [7].
Việc phát triển và nghiên cứu các ứng dụng phần mềm trên điện thoại di động

thông minh (smartphone) nhằm hỗ trợ điều trị và phòng chống các vấn đề sức khỏe
liên quan đến HIV/AIDS đang dần trở thành một xu hướng trong khoảng 15 năm
trở lại đây [8]. Có rất nhiều hình thức của các ứng dụng này được triển khai, bao
gồm các tin nhắn di động, đặt lịch hẹn, đặt báo thức, tin nhắn hội thoại. Các phương
pháp này có thể được sử dụng để tăng cường tuân thủ và duy trì điều trị HIV/AIDS,
thúc đẩy trao đổi giữa người bệnh và thầy thuốc, đồng thời, nâng cao chất lượng
dịch vụ y tế [8-12]. Ở Việt Nam, việc ứng dụng y tế di động trong các can thiệp
phòng chống HIV/AIDS còn khá mới mẻ. Nghiên cứu của Trần Xuân Bách (2012)
cho thấy tính chấp nhận và khả thi cao của việc sử dụng điện thoại di động trong hỗ
trợ tuân thủ điều trị ARV [13]. Từ đó, là cơ sở cho việc thiết kế các ứng dụng và
triển khai các can thiệp trong thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và hỗ trợ
bệnh nhân HIV trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, trên thế giới và tại Việt Nam,
cho tới nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể về việc xây dựng một ứng dụng điện
thoại cho những bệnh nhân HIV/AIDS có đồng nhiễm HBV/HCV mà chỉ mới có
các ứng dụng cho từng bệnh. Do đó, chúng tơi thực hiện đề tài “Đánh giá hành vi,
sử dụng dịch vụ y tế, tuân thủ điều trị, chất lượng cuộc sống và hiệu quả can
thiệp ứng dụng di động thông minh ở người nhiễm HIV” với mục đích Hỗ trợ
điều trị HIV/HCV nhằm tăng tuân thủ điều trị, giảm các hành vi nguy cơ từ đó nâng
cao CLCS của bệnh nhân.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung: Đánh giá hành vi, sử dụng dịch vụ y tế, tuân thủ điều trị,
chất lượng cuộc sống và hiệu quả can thiệp ứng dụng di động thông minh ở người
nhiễm HIV
Mục tiêu cụ thể:
1. Mô tả thực trạng hành vi nguy cơ, sử dụng dịch vụ y tế, tuân thủ điều trị, chất
lượng cuộc sống ở người nhiễm HIV điều trị ngoại trú tại Hà Nội năm 2018.

2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng di động trong việc giảm hành vi nguy cơ cải
thiện dịch vụ y tế, tuân thủ điều trị và nâng cao chất lương cuộc sống người
nhiễm HIV mới tham gia ngoại trú tại Hà Nội năm 2018-2019.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nhiễm HIV và/hoặc viêm gan HBV/HCV
1.1.1. Trên thế giới
Kể từ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện năm 1981 cho đến nay, HIV/AIDS vẫn
đang là một một trong những vấn đề y tế công cộng được ưu tiên hàng đầu.
HIV/AIDS là một trong sáu nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật trên
tồn thế giới, góp phần vào 2,8% số ca tử vong hàng năm và 3,3% tổng gánh nặng
bệnh tật toàn cầu [14]. Thống kê cho thấy, kể từ năm 2000 đến nay, đã có 38,1 triệu
người nhiễm HIV và 25,3 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS.
Theo ước tính của UNAIDS, trong năm 2014, có khoảng 36,9 triệu người đang phải
sống chung với HIV; 2 triệu ca mắc mới (trong đó có 220.000 ca là trẻ em) và 1,2
triệu người tử vong do AIDS [15].
Tính đến cuối năm 2012, số người nhiễm HIV trên thế giới hiện còn sống là
35,3 (32,2 - 38,8) triệu người. Trong đó, có 3,3 (3,1 - 3,8) triệu trẻ em dưới 15 tuổi,
khoảng 50% (48 - 53%) số người nhiễm là phụ nữ. Riêng năm 2012, số người
nhiễm HIV mới phát hiện là 2,3 (1,9 - 2,7) triệu người, trong đó trẻ em dưới 15 tuổi
là 320.000 (270.000 - 380.000) người, số người chết do AIDS là 1,6 (1,4 - 1,8) triệu
người. Cứ mỗi ngày trơi qua có thêm 7.000 trường hợp (1.000 trẻ em và 6.000
người lớn) nhiễm HIV mới phát hiện và 90% trong số này ở các nước đang phát
triển [16, 17].
Châu Phi Cận Sahara: là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch

HIV/AIDS. Ước tính có khoảng 25 triệu người nhiễm HIV đang cịn sống, chiếm
70% số người nhiễm tồn cầu. Riêng trong năm 2012, có khoảng 1,6 triệu người
phát hiện nhiễm HIV và 1,2 triệu người chết vì AIDS [18]. Tuy nhiên, ở mỗi quốc
gia tình hình nhiễm HIV khác nhau. Trong khi ở Somalia và Senegal tỷ lệ nhiễm
HIV dưới 1% dân số trưởng thành, thì ở Namibia, Zambia và Zimbabwe khoảng 10
- 15% người lớn bị nhiễm HIV. Khu vực Nam Phi là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất


5

bởi HIV/AIDS, trở thành “tâm chấn” của đại dịch HIV/AIDS toàn cầu. Tỷ lệ nhiễm
HIV ở Nam Phi là 17,9%; và có ba quốc gia mà tỷ lệ nhiễm HIV ở người lớn vượt
quá 20%, đó là Botswana (23,0%), Lesotho (23,6 %) và Swaziland (26,5%). Hình
thái lây truyền HIV Châu phi chủ yếu là qua quan hệ tình dục (QHTD) khác giới và
nghiện chích ma túy (NCMT) [19].
Châu Á: Những năm đầu vụ dịch ở thập kỷ 1980, trong khi các châu lục khác
đang phải đối phó với tình hình nghiêm trọng HIV, thì Châu Á vẫn chưa bị ảnh
hưởng. Nhưng vào những năm 1990 dịch HIV/AIDS bắt đầu xuất hiện ở một số
nước Châu Á và đến cuối thập kỷ này, HIV đã và đang lây lan nhanh chóng ở nhiều
khu vực của châu lục này [20]. Hiện nay, khoảng gần 5 triệu người đang sống với
HIV ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á. Mặc dù, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhiều nước
Châu Á không cao, nhưng dân số quá đông cũng làm cho số lượng người nhiễm
HIV khá lớn. Ví dụ tại Ấn Độ, tỷ lệ nhiễm HIV trong độ tuổi 15 - 49 là 0,1%, nhưng
với 1,2 tỷ dân số, điều này thực sự tương đương với 2,3 triệu người trưởng thành
sống với HIV ở Ấn Độ [18].
Khu vực Đông Nam Á: Là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của dịch HIV/AIDS
sau Châu Phi cận Sahara. Hiện nay, có khoảng 4,0 triệu người ở khu vực này đang
nhiễm HIV.
Tại Indonesia, có khoảng 380.000 người đang sống với HIV, là nơi có tốc độ
lây lan nhanh nhất Châu Á. Số người nhiễm HIV đang tăng mạnh trong những năm

gần đây, có thể tăng 2 lần vào năm 2015 nếu các biện pháp phịng, chống HIV
khơng hiệu quả. QHTD rộng rãi và tệ nạn NCMT là lý do chính làm gia tăng nhanh
chóng đại dịch này tại Indonesia. Tỷ lệ phụ nữ bán dâm bị nhiễm HIV là 15% và tỷ
lệ này ở nhóm NCMT là 36% [21].
Thái Lan là một quốc gia điển hình về cam kết mạnh mẽ để giải quyết đại dịch
HIV/AIDS và đã gặt hái những thành công to lớn. Tuy nhiên, thời gian gần đây số
nhiễm mới HIV tăng cao trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM), đặc
biệt ở Bangkok, nơi tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này đã tăng từ 17,3% năm 2003
lên 31,3% năm 2009. Hiện nay, có khoảng 590.000 người nhiễm HIV đang sống,
chiếm tỷ lệ 1,2% dân số Thái Lan [22].


6

Châu Mỹ La Tinh: khơng có sự biến động lớn và HIV tiếp tục lây truyền ở
nhóm có hành vi nguy cơ cao, bao gồm những người NCMT, hoạt động mại dâm và
đồng tính nam. Ước tính số nhiễm mới HIV ở Châu Mỹ La Tinh trong năm 2012 là
86.000 người, nâng tổng số người đang sống với HIV ở khu vực này lên tới 1,5
triệu người, chiếm 0,4% dân số. Tại một số thành phố ở Argentina gần 50% số
người NCMT nhiễm HIV. Brazil là nơi có số người nhiễm HIV cao nhất ở khu vực
này, tính đến cuối năm 2012, Brazil có 595.000 người nhiễm HIV, chiếm 0,4% dân
số [21].
Đông Âu và Trung Á: Người nhiễm HIV chỉ mới xuất hiện đầu tiên vào năm
1996 nhưng có sự gia tăng mạnh. Chỉ riêng năm 2012, đã phát hiện thêm 150.000
người nhiễm HIV, nâng tổng số người đang sống với HIV tại Đông Âu và Trung Á
lên 1,4 triệu người so với 630.000 người trong năm 2001, tăng 150%. Gần 90% số
ca nhiễm HIV mới tại khu vực này là từ hai quốc gia: Cộng hòa Liên bang Nga
(66%) và Ukraine (21%). Hiện nay nhiều nước ở Trung Á như Kazakhastan,
Uzbekistan báo cáo đã có sự gia tăng số người nhiễm HIV và hầu hết là những
người NCMT [18].

Châu Úc: Nhìn chung ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch HIV/AIDS. Hiện nay, ở
châu lục này có khoảng 53.000 người nhiễm HIV còn sống và 1.300 người tử vong
do AIDS. Hình thái lây truyền HIV ở Châu Úc chủ yếu là qua đường tình dục và
TCMT [17, 20].
Bên cạnh các đối tượng có nguy cơ rất cao nhiễm HIV như phụ nữ bán dâm,
người nghiện chích ma túy và MSM, một số các nhóm đối tượng khác cũng có nguy
cơ nhiễm HIV như đối tượng thanh thiếu niên hay đối tượng là cán bộ y tế. Theo
thống kê của Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ, tỷ lệ thanh thiếu niên từ 13
đến 24 tuổi nhiễm HIV chiếm 26% tổng số ca nhiễm HIV trên toàn nước Mỹ, và có
tới 50% thanh thiếu niên bị nhiễm nhưng khơng biết tình trạng mắc bệnh của bản
thân [23]. Các nguy cơ mà thanh thiếu niên hay gặp bao gồm việc có nhận thức hạn
chế về nguy cơ nhiễm HIV; chưa có thói quen đi xét nghiệm HIV; quan hệ tình dục
khơng an toàn; tỷ lệ viêm nhiễm bệnh lây qua đường tình dục cao; vơ gia cư hoặc bị
kì thị - tự kỉ [23].


7

Đã có rất nhiều nghiên cứu về tỷ lệ đồng nhiễm HIV/HCV cũng như tác động
qua lại của hai loại vi rút này đối với tiến triển của bệnh gan cũng như tiến triển của
nhiễm HIV ở những bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV. Trên 30% bệnh nhân
HIV/AIDS có đồng nhiễm viêm gan C, HIV có tác động rõ rệt làm tăng nhanh quá
trình tiến triển của viêm gan vi rút C, làm tăng tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh lý
về gan ở những đối tượng này, đặc biệt làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan do thuốc
kháng vi rút (ARV), các bệnh lý về chuyển hóa, nhanh chóng dẫn đến xơ gan [24].
Tỷ lệ đồng nhiễm HIV với viêm gan C ở Nhật bản là 20%, tại miền tây Iran là
72% [25] và tại Hy lạp là 90,4% [26]. Tại Hoa kỳ, tỷ lệ nhiễm HCV là 10,6% (95%
CI = 8,7-12,4%), HCV genotype 1 là 87,5%, trong đó đồng nhiễm HIV/HCV 24,8%
[27]. Zhou J và cộng sự [28] đánh giá về đồng nhiễm viêm gan – HIV trên 2.979
bệnh nhân tại các nước đông nam Á cho kết quả 49% có đồng nhiễm HCV.

Đánh giá về tỷ lệ đồng nhiễm HIV với viêm gan C trong thời gian 2004-2005
tại Iran, Seyed Alinaghi S và cộng sự thấy có tới 67,2% bệnh nhân đồng nhiễm
HCV, chủ yếu trong nhóm tiêm chích ma túy tĩnh mạch (85,1%) [29].
Douglas G. Fish [30] nghiên cứu thấy từ 15% đến 30% người nhiễm HIV ở
Hoa kỳ có đồng nhiễm với viêm gan vi rút C, và 90% số trường hợp này là người
tiêm trích ma túy tĩnh mạch. Bệnh lý gan mạn tính ở đối tượng này là xơ gan, ung
thư gan nguyên phát và dẫn tới tử vong.
Liz Highleyman [31] nghiên cứu so sánh 4.280 bệnh nhân đồng nhiễm
HIV/HCV điều trị ARV với 6.079 bệnh nhân HCV đơn thuần từ 1997-2010, thấy
45% bệnh nhân có số lượng CD4 trước điều trị ≤ 200 cells/mm3. Các biểu hiện lâm
sàng: cổ chướng, viêm màng bụng do vi khuẩn và chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch
thực quản. Không thấy bệnh lý não do gan và vàng da vàng mắt. Tỷ lệ suy gan ở
nhóm bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV cao hơn nhóm viêm gan C đơn thuần (6,3%
và 5,0%) [chỉ số nguy cơ HR = 1,83], ung thư tế bào gan nguyên phát tương đương
ở các 2 nhóm (1,2% và 0,9%) [HR = 1,69]. Tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân đồng
nhiễm cao hơn (32,9% so với 15,4%). Những bệnh nhân đồng nhiễm và có số lượng
tế bào CD4 < 200 TB/mm3 có tỷ lệ xơ gan mất bù cao hơn.


8

Người nhiễm HIV/AIDS nghiện chích ma túy có nguy cơ cao bị lây nhiễm
HBV, HCV và HIV. Trong một nghiên cứu về tỷ lệ đồng nhiễm các tác nhân này
bằng việc xét nghiệm 250 mẫu huyết tương của người tiêm chích ma túy tại Hoa kỳ,
các tác giả nhận thấy: 140 (59,6%) có xét nghiệm khẳng định HIV (+), 226 (90,4%)
có anti HCV (+) và 27 (10,8%) có HbsAg (+). Tỷ lệ đồng nhiễm cả 3 loại HIV,
HBV và HCV là 15 (6%). Đồng nhiễm HBV và HCV là 12 (4,8%) và đồng nhiễm
HIV với HIV là 131 (52,4%) [26].
1.1.2. Tại Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Châu Á – châu lục có tỷ lệ người

mắc HIV/AIDS cao trên thế giới. Tính từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện
năm 1990 tại TP Hồ Chí Minh cho đến hết tháng 6/2015, tồn quốc hiện có 227.114
trường hợp số trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển
sang giai đoạn AIDS là 71.115) và đã có 74.442 trường hợp tử vong do HIV/AIDS.
Tuy nhiên theo ước tính và dự báo dịch HIV/AIDS năm 2014 có khoảng 256.500
người hiện nhiễm HIV trong cộng đồng. Do đó ước tính cịn 38.300 người nhiễm
HIV trong cộng đồng chưa biết tình trạng nhiễm HIV. Theo báo cáo năm 2014, tỷ lệ
người hiện mắc HIV toàn quốc trên 100.000 dân theo số báo cáo là 248 người, tỉnh
Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ hiện mắc HIV trên 100.000 dân cao nhất cả
nước (875), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (690), thứ 3 là Thái Nguyên (636)
[32]. HIV/AIDS vẫn tập trung chủ yếu trên 3 nhóm đối tượng: NCMT, phụ nữ bán
dâm và MSM.
Tại Việt Nam, dịch HIV/AIDS vẫn đang làm một vấn đề nghiêm trọng và dành
được nhiều sự quan tâm của Chính phủ và các địa phương. Theo báo cáo của Cục
phịng chống HIV/AIDS, tính đến tháng 6 năm 2015, cả nước hiện có 227.114
trường hợp nhiễm HIV/AIDS trong diện quản lý, số bệnh nhân AIDS là 71.115
người và đã có 74.442 người tử vong [33]. Dịch HIV/AIDS đã xảy ra ở tất cả tỉnh,
thành phố với 99,8% số quận/huyện và trên 80,3% số xã/phường. Trong số người
nhiễm HIV, mặc dù nam giới là đối tượng chủ yếu (66%), số lượng nữ giới nhiễm
HIV đang tăng lên trong giai đoạn gần đây. Một số hành vi nguy cơ liên quan đến


9

HIV/AIDS đang có những thay đổi theo hướng phức tạp và khó kiểm sốt, can
thiệp. Bên cạnh đó, trong khi lây truyền qua đường máu đã giảm đi, số ca nhiễm do
lây truyền qua đường tình dục đang có xu hướng ngày càng gia tăng từ năm 2007
đến nay [33]. Gia tăng sử dụng ma túy tổng hợp trong các nhóm nguy cơ cao gồm
phụ nữ bán dâm dâm và người quan hệ tình dục đồng giới nam (men who have sex
with men - MSM) dẫn đến tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm này và bạn

tình của họ.
Trong nhóm nghiện chích ma túy, theo số liệu giám sát trọng điểm, tỉ lệ hiện
nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy giảm dần trong giai đoạn từ năm 2004
đến 2013, lần đầu tiên xuống dưới 11% trong năm 2013 kể từ năm 1997. Tuy tỉ lệ
hiện nhiễm trong nhóm nghiện chích ma túy đang giảm dần ở một số tỉnh, ở hầu hết
các tỉnh thực hiện giám sát, dịch HIV/AIDS vẫn đang cao ở mức đáng báo động
[32]. Tất cả các vùng trong cả nước tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma
túy đều giảm, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy có sự
khác nhau giữa các khu vực, tỷ lệ này ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ là 14,9%, khu
vực miền núi phía bắc 12,1%, ở các tỉnh miền Đơng Nam bộ là 9,6%, các tỉnh Bắc
Trung bộ là 7,9%, khu vực đồng bằng sông Cửu Long 9,1%, khu vực Tây Nguyên
5,7%, khu vực duyên hải miền Trung 3,8%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện
chích ma túy tập trung cao ở các tỉnh ở khu vực ở miền núi phía Bắc, đồng bằng
Bắc bộ và Tp. Hồ Chí Minh (Thái Nguyên 32%; Lai Châu 27,7%; Hà Nội 24%;
Quảng Ninh 22,4%; thành phố Hồ Chí Minh 18,24%; Cao Bằng 17,2%; Lạng Sơn
15,6%; Hải Phòng 14,67%; Sơn La 14,3%) [32].
Trong những năm gần đây, dịch HIV trong nhóm nam bán dâm đồng tính
(MSM) ngày càng được ghi nhận rõ hơn. Số liệu báo cáo cho thấy tỉ lệ hiện nhiễm
trung bình là 3,7% [32]. Tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM ở các thành phố
lớn có xu hướng cao hơn, đang có xu hướng gia tăng tại thành phố Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh; tỉ lệ hiện nhiễm HIV ước tính lên tới khoảng 16% tại đây [32]. Quan
hệ tình dục qua đường hậu mơn khơng được bảo vệ là con đường lây truyền HIV
chính trong nhóm MSM. Bên cạnh đó, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM tiêm


10

chích ma túy khá cao và khơng thể bỏ qua. Ước tính có khoảng 191.000 đến
573.000 MSM trên cả nước [32]. Tuy nhiên số liệu về MSM tại Việt Nam vẫn cịn
hạn chế.

Đối với nhóm phụ nữ bán dâm (PNBD), ước tính có khoảng 72.000 phụ nữ
bán dâm (dao động từ 36.000 đến 108.000) tại Việt Nam. Tỉ lệ hiện nhiễm HIV
trong nhóm phụ nữ bán dâm (PNBD) có xu hướng giảm dần trên quy mơ tồn quốc
kể từ năm 2002. Theo kết quả giám sát trọng điểm 2013, tỉ lệ này còn 2,6%, là tỉ lệ
thấp nhất kể từ năm 1998. Tuy nhiên tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD tương
đối cao, trên 10% tại Hà Nội, Hải Phịng, Cần Thơ, và TP Hồ Chí Minh [32]. Tỷ lệ
này có sự khác nhau ở các khu vực, ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ tỷ lệ này chiếm
4,9%, khu vực miền núi phía Bắc là 2,2%, các tỉnh miền Đông Nam bộ là 2,8%, các
tỉnh Bắc Trung bộ là 2,2%, khu vực đồng bằng sông Cửu Long là 2,5%, khu vực
Tây Nguyên 0,4%, khu vực duyên hải miền Trung 0,8% [32].
Theo tác giả Khưu Văn Nghĩa [34], người NCMT, đặc biệt là NCMT đồng
nhiễm HIV có rất nhiều nguy cơ nhiễm từ 2 chủng HCV trở lên. Đây có thể là
nguyên nhân khiến tỷ lệ điều trị HCV thành cơng thấp trên nhóm người NCMT
đồng nhiễm HIV. Các phương pháp xác định kiểu gen HCV trong mẫu máu có thể
bỏ sót các ca có ngưỡng virus thấp. Do đó, các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha mong
muốn tìm xem có dịng HCV tiềm ẩn nào là thủ phạm khiến cho tỉ lệ thất bại trong
điều trị HCV cao không. Các nhà nghiên cứu giả định rằng sự thanh lọc hiệu quả
các chủng nhạy cảm với interferon có thể dọn đường cho các chủng HCV kháng
thuốc nhân lên và chiếm ưu thế trong cơ thể. Để kiểm tra giả thuyết này, các nhà
nghiên cứu đã lấy máu của 203 người NCMT trước và sau ít nhất 6 tháng điều trị
interferon-nền. Việc trị liệu HCV ở các bệnh nhân này đều thất bại sau 6 tháng cho
bệnh nhân dùng thuốc.
Nghiên cứu về kiểu gen của siêu vi gây viêm gan C (HCV genotype) ở người
bị viêm gan siệu vi C mãn tính, và tìm hiểu mối liên hệ giữa 2 yếu tố quan trọng
trong việc tiên lượng đáp ứng điều trị đặc hiệu là kiểu gen HCV và tải lượng siêu vi
C từ tháng 4/2004 đến tháng 1/2005, tại phòng xét nghiệm Trung Tâm Y Khoa


11


MEDIC, 327 trường hợp. Các tác giả thấy: 3 kiểu gen chính là 1, 6 và 2: kiểu gen
HCV 1 chiếm 58,4% (1: 5,8%; 1a: 6,4%; 1a/1b: 0,3%; 1b: 45,9%), tiếp theo là kiểu
gen 6 (toàn bộ là 6a: 23,9%) và kiểu gen 2 là 13,1% (2: 1,5%; 2a/2c: 11,6%). Chỉ có
một trường hợp là kiểu gen 3b (0,3%). Có 14 trường hợp (4,3%) không xác định
được kiểu gen HCV bằng kỹ thuật LiPA tiếp tục thực hiện kỹ thuật giải trình tự
chuỗi (Sequencing) để xác định kiểu gen HCV (Hệ thống Trugene, Bayer) và xác
định được tất cả kiểu gen của 14 trường hợp đó: Kiểu gen 1 : 2 trường hợp; 1b: 2;
2a: 1; 2c: 1; 6a: 8. Có 229 trường hợp thực hiện định lượng siêu vi C trong máu.
Lượng siêu vi dao động từ 3.200 bản sao/ml (Copies/ml) đến trên 40.000.000 bản
sao/ml, trung bình 6,46x106 ± 8,50x106 bản sao/ml. Kiểu gen HCV 1, 2, 6 có lượng
siêu vi C trên 2x106 bản sao/ml là 91, 18, 32 trường hợp; và có lượng siêu vi C
dưới 2x106 copies/ml là 46, 15, 27 trường hợp. Qua đó các tác giả nhận thấy rằng
khơng có sự khác nhau có ý nghĩa giữa lượng siêu vi C trong máu và kiểu gen 1, 2,
6 của siêu vi C (p > 0,05) [35].
Tại Viện Y Dược học Dân tộc TP. HCM, 136 người nhiễm HIV/AIDS
nghiện ma tuý được nghiên cứu về đồng nhiễm HIV/HCV, kết quả cho thấy: tỷ lệ
đồng nhiễm HIV/HCV là 68,24%, đồng thời nhiễm cả HCV/HBV và HIV (+) là
18,75% [36].
Nguyễn Tiến Hòa [37] nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HIV/HCV ở nhóm NCMT,
PNBD ở Hà Nội (2008, 2009, 2010) cho kết quả: Ở nhóm nghiện chích ma túy thấy
tỷ lệ đồng nhiễm HIV/HCV là 86,0%, 92,0%, 100%). Ở nhóm phụ nữ bán dâm tỷ lệ
đồng nhiễm HIV/HCV là 32,2%. Kiểu gen HIV của NCMT và PNBD được xác
định là CRF_AE01 và kiểu gen HCV được xác định là HCV-6 (-6a, -6e) và HCV-1
(-1a, -1b). NCMT đồng nhiễm HIV/HBV/HCV thì kiểu gen HCV đa số là HCV-1a.
NCMT và PNBD đồng nhiễm HBV/HCV thì nhiễm kiểu gen HCV-6 và HCV-1
tương đương nhau.
Với mục đích xác định tỷ lệ nhiễm HBV, HCV và tỷ lệ viêm gan ở bệnh nhân
đồng nhiễm HBV, HCV, HIV điều trị ngọai trú, một nghiên cứu đã được thực hiện
tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ chí Minh trên 304 bệnh nhân nhiễm
HIV theo dõi ngọai trú, chưa điều trị ARV và khơng có biểu hiện nhiễm khuẩn cơ



12

hội, các tác giả thấy: tỷ lệ đồng nhiễm vi rút viêm gan siêu vi là 56,3%, trong đó
đồng nhiễm với HCV chiếm 42,1%, HBV 6,6% và đồng nhiễm cả 3 tác nhân
HBV& HCV & HIV 7,6%. Tỷ lệ có biểu hiện viêm gan ở những bệnh nhân có đồng
nhiễm HBV và HCV cao (48,5%) với men gan ALT trung vị là 69 U/L [38].
Một nghiên cứu trên 50 bệnh nhân đồng nhiễm HIV với viêm gan B, C điều trị
tại khoa Vi rút Ký sinh trùng Bệnh viện Nhiệt đới trung ương từ 10/2010 đến
3/2011 thấy: các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân đồng nhiễm HIV/viêm gan gồm
hoàng đản (34%), mệt mỏi chán ăn (92%), các dấu hiệu của bệnh gan mạn tính tiến
triển xơ gan như: Gan to (48%), lách to (30%), cổ trướng (28%), phù (8%) và đặc
biệt là sao mạch (chiếm 8%). Các xét nghiệm biểu hiện rối loạn chức năng gan và
suy tế bào gan: Men gan tăng (64%), bilirubin máu tăng (44%), albumin máu giảm
(29,8%), tỷ lệ prothrombin giảm dưới 60% (77,7%) [39].
Phần lớn các bệnh nhân trong nghiên cứu đều nhiễm HCV kiểu gen 1 hoặc 4
(genotype 1 or 4) là các kiểu gen khó điều trị (65% và 8%, theo thứ tự), chỉ 2%
genotype 2 và 26% genotype 3. Chỉ có 3 bệnh nhân (1%) có đồng nhiễm lúc khởi
đầu nghiên cứu. Các bệnh nhân được điều trị đơn thuần interferon alfa thông thường
(25%), sử dụng interferon kết hợp ribavirin (33%), và sử dụng peginterferon alfa
kết hợp ribavirin (42%). Không bệnh nhân nào bị đồng nhiễm HBV, có tế bào CD4
đếm dưới 200 tế bào/mm3 hay đang sử dụng ma túy hoặc nghiện rượu. Sau khi xác
định kiểu gen HCV trong các mẫu máu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng
khơng có bệnh nhân nào có đột biến dịng HCV gen trội và đã kết luận: “Khơng tìm
thấy một biến đổi kiểu gen HCV nào khi so sánh trước và sau điều trị HCV trong
trong số bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Việc điều trị HCV dường như không tạo ra
kiểu gen HCV kháng interferon mà lúc đầu người ta cho là có hiện diện. Đồng
nhiễm nhiều kiểu gen HCV, dù trên người NCMT nhiễm HIV đi nữa, cũng chỉ nên
coi là các trường hợp hiếm hoi, điều này khơng giải thích được hiệu quả điều trị

HCV thấp ở nhóm này”.


13

1.2. Tình hình Điều trị HIV
1.2.1. Điều trị ARV
+ Mục đích điều trị thuốc ARV:
Ức chế sự nhân lên của vi rút, kìm hãm lượng vi rút ở trong máu ở mức thấp
nhất.
Phục hồi hệ thống miễn dịch thông qua sự phục hồi về số lượng tế bào CD4,
giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Tăng sức đề kháng của cơ thể và kéo dài tuổi thọ.
+ Nguyên tắc, tiêu chuẩn điều trị và các thuốc điều trị ARV:
Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ về y tế,
tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS. Điều trị ARV chủ yếu là điều trị
ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh có đủ tiêu chuẩn lâm sàng và/hoặc xét
nghiệm, bản thân người bệnh hoàn toàn tự nguyện sẵn sàng điều trị. Người nhiễm
HIV được điều trị ARV vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm vi rút
cho người khác. Người nhiễm HIV được điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa
phục hồi cần tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Điều trị ARV
phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc ARV, điều trị liên tục, suốt đời và tuân thủ điều trị
tốt mới có tác dụng ức chế vi rút phát triển, không gây kháng thuốc [69].
Tháng 3 năm 2010, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra bản cập nhật
hướng dẫn điều trị ARV cho người lớn với các điểm thay đổi chính như sau [72]:
 Điều trị kháng retrovirus (ARV) nên bắt đầu ở tất cả bệnh nhân có số
lượng CD4 ≤ 350 TB/cm3 và những bệnh nhân nhiễm HIV ở giai đoạn
lâm sàng 3 hoặc 4 không phụ thuộc số lượng CD4.
 ART nên bắt đầu ở phụ nữ có thai, bệnh nhân có bệnh não do HIV và
những bệnh nhân đồng nhiễm HBV khi có chỉ định điều trị HBV bất kể

số lượng CD4.
 Về các phác đồ điều trị ARV bậc 1: có sự thay đổi so với khuyến cáo
năm 2005. Stavudine đã bị loại khỏi các phác đồ điều trị bậc 1 do có


14

nhiều tác dụng không mong muốn không phục hồi như rối loạn phân bố
mỡ, bệnh lý thần kinh ngoại biên….
Nghiên cứu có đối chứng ngẫu nhiên hàng đầu về vấn đề khi nào bắt đầu
điều trị là nghiên cứu HT001 của chương trình nghiên cứu AIDS quốc tế (CIPRA)
[71]. Cơng trình này cho thấy bắt đầu điều trị ARV khi số lượng CD4 giữa 200350TB/cm3 sẽ cải thiện được tỉ lệ sống còn so với bắt đầu điều trị khi CD4 đã giảm
dưới 200 TB/cm3. CIPRA HT 001 là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối
chứng được tiến hành ở các nước nghèo nguồn lực nơi mà khuyến cáo chỉ định điều
trị ARV khi CD4 < 200 TB/cm3 hoặc khi bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của AIDS.
Nghiên cứu được tiến hành trên 816 người nhiễm HIV giai đoạn sớm được chia ngẫu
nhiên vào 2 nhóm gồm nhóm điều trị sớm được bắt đầu ARV ngay trong vòng 2 tuần
sau khi tham gia vào nghiên cứu và nhóm điều trị chuẩn được bắt đầu ARV khi được
chẩn đốn có biểu hiện lâm sàng của AIDS hoặc khi CD4 < 200 TB/cm3. Kết quả số tử
vong trong nhóm điều trị sớm là 6 và trong nhóm điều trị chuẩn là 23 bệnh nhân.
Mặt khác trong số những bệnh nhân khi tham gia nghiên cứu chưa có biểu hiện
bệnh lao đã phát hiện 18 người trong nhóm điều trị sớm và 36 người trong nhóm
điều trị chuẩn đã phát triển bệnh lao. Những sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê và
dẫn tới việc quyết định bắt đầu điều trị ARV cho tất cả bệnh nhân trong nhóm điều
trị chuẩn khi có CD4 < 350 TB/cm3.
1.2.2. Các phác đồ điều trị
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2005 phác đồ điều trị ARV bậc 1 [67]:
+ Phác đồ ưu tiên: d4T + 3TC + NVP
+ Các phác đồ thay thế:
- d4T + 3TC + EFV

- ZDV + 3TC + NVP
- ZDV + 3TC + EFV
Đến năm 2011 các phác đồ điều trị ARV bậc 1: [68]
+ Phác đồ chính:
TDF + 3TC + NVP hoặc TDF + 3TC + EFV.
+ Phác đồ thay thế:


15

- AZT + 3TC + EFV hoặc AZT +3TC + NVP
Hướng dẫn 2009 của Bộ Y tế Việt Nam đưa ra các lựa chọn phác đồ bậc hai
tùy theo phác đồ bậc một mà bệnh nhân đã sử dụng (xem Bảng 3) [69] và bản cập
nhật 2011 bổ sung thêm các lựa chọn do có sự thay đổi các phác đồ bậc một trong
giai đoạn hiện nay với việc ưu tiên sử dụng tenofovir và loại bỏ stavudine trong các
phác đồ bậc một (Xem Bảng 4) [68].
Bảng 1.1. Các lựa chọn phác đồ HAART bậc hai (Việt Nam- 2009) [69]
Phác đồ bậc một
 AZT/d4T + 3TC + NVP

Phác đồ bậc hai
 ddI + ABC + LPV/r (hoặcATV/r)

 AZT/d4T + 3TC + EFV
 AZT/d4T + 3TC + ABC

 ddI + EFV + LPV/r (hoặc ATV/r)

 ABC + 3TC + NVP/EFV


 ddI + NVP + LPV/r (hoặc ATV/r)
 AZT + 3TC (có thể thêm ddI) + LPV/r (hoặc
ATV/r)
 d4T + 3TC + LPV/r (hoặc ATV/r)

Bảng 1.2. Các lựa chọn phác đồ HAART bậc hai – bổ sung
(Việt Nam- 2011) [68]
Phác đồ bậc 1

Phác đồ bậc 2

TDF + 3TC + NVP/EFV

AZT + 3TC

AZT + 3TC + NVP/EFV

TDF + 3TC

+

LPV/r hoặc
ATV/r

1.2.3. Tình hình điều trị ARV tại Việt Nam
Mức độ tuân thủ điều trị: Tuân thủ điều trị của người bệnh được đánh giá
bởi y bác sỹ điều trị và thơng tin được trích xuất từ bệnh án điều trị của các bệnh
nhân nghiên cứu. Ba mức độ tuân thủ điều trị được đánh từ cao đến thấp bao gồm:
Tốt; trung bình; và kém.
Trong những năm qua, việc điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS bằng thuốc

kháng vi rút (ARV) ở Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể giúp bệnh nhân kéo


16

dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên việc tăng cường tuân thủ là
việc làm quan trọng luôn được các y bác sỹ đặt ra trong quá trình điều trị nhằm
phát hiện sớm và chuyển đổi phác đồ kịp thời. Do điều trị ARV là điều trị suốt đời
nên việc phải tuân thủ điều trị là rất quan trọng. Tuân thủ điều trị là một trong
những yếu tố quyết định sự thành công của điều trị ARV. Nếu không tuân thủ điều
trị sẽ dẫn đến không đạt được liều điều trị ức chế vi rút tối đa và dẫn đến khả năng
thất bại điều trị và kháng thuốc [73]. Từ năm 2005, với sự đầu tư quyết liệt của Chính
phủ và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, mọi chương trình điều trị thuốc ARV miễn
phí được triển khai và mở rộng trên tồn quốc. Năm 2005 Bộ Y tế cũng đã ban hành
hướng dẫn quốc gia về việc điều trị kháng retrovirus hoạt tính cao trong đó phác đồ bậc
1 gồm 2 thuốc NRTI kết hợp với 1 thuốc thuộc nhóm NNRTI và phác đồ bậc 2 bao
gồm 1 nhóm thuốc PI kết hợp với 2 thuốc nhóm NRTI. Trong đó, hướng dẫn này cũng
nhấn mạnh tầm quan trọng của tuân thủ thuốc điều trị. Người bệnh phải được tư vấn
tuân thủ điều trị trước khi điều trị ARV và giám sát tuân thủ trong suốt q trình điều
trị. Cơng tác này đã giúp cho hiệu quả điều trị ARV cải thiện rõ rệt trên lâm sàng .
Tính đến tháng 9 năm 2017, phịng khám ngoại trú bệnh viện Bạch Mai cấp
phát thuốc ARV cho 1444 người nhiễm HIV/AIDS; Chiến lược Quốc gia về phịng
chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đề ra đến năm 2020, 80% số
bệnh nhân sẽ được điều trị [70].
1.3. Chất lượng cuộc sống
1.3.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống
CLCS có thể được định nghĩa là: “nhận thức của mỗi cá nhân về vị trí của họ
trong cuộc sống, trong bối cảnh về hệ thống văn hóa và giá trị mà họ đang sống, có
liên quan đến các mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của mỗi cá
nhân. CLCS bị ảnh hưởng bởi tình trạng thể chất, tâm lý, mức độ độc lập, mối quan

hệ xã hội và mối quan hệ của họ với những đặc trưng của môi trường theo một cách
thức phức tạp”.
1.3.2. Phương pháp đo lường CLCS


×