Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

THỰC TRẠNG mắc BỆNH LAO và HIỂU BIẾT về BỆNH LAO của PHẠM NHÂN, cán bộ tại TRẠI GIAM VĨNH QUANG TỈNH VĨNH PHÚC năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

ĐINH XUÂN TÙNG

THùC TR¹NG M¾C BÖNH LAO
Vµ HIÓU BIÕT VÒ BÖNH LAO CñA PH¹M NH¢N,
C¸N Bé
T¹I TR¹I GIAM VÜNH QUANG TØNH VÜNH
PHóC N¡M 2014

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG


THÁI BÌNH - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

ĐINH XUÂN TÙNG

THùC TR¹NG M¾C BÖNH LAO
Vµ HIÓU BIÕT VÒ BÖNH LAO CñA PH¹M NH¢N,
C¸N Bé


T¹I TR¹I GIAM VÜNH QUANG TØNH VÜNH PHóC
N¡M 2014
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 60.72.03.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Phong Túc
2. PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ


LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Y Dược Thái
Bình, đến nay tôi đã hoàn thành khóa học và bản luận văn tốt nghiệp của
mình. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các đơn vị trong nhà
trường. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Y tế
công cộng và phòng Quản lý Đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Dược
Thái Bình đã giúp tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Phong Túc - Giám
đốc Trung tâm đảm bảo chất lượng giáo dục và khảo thí Trường Đại Học Y
Dược Thái Bình, TTND. PGS. TS. Đinh Ngọc Sỹ - Nguyên Giám đốc Bệnh
viện Phổi Trung ương, Nguyên chủ nhiệm Chương trình chống lao Quốc gia
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo ân cần để tôi hoàn thành bản luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện 74 Trung ương đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các cán bộ, chiến sỹ trại giam Vĩnh
Quang đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu và
thu thập số liệu cho bản luận văn này.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã chia sẻ khó
khăn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.

Thái Bình, tháng 10 năm 2014
Đinh Xuân Tùng

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số
liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác, nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Tác giả luận văn

Đinh Xuân Tùng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFB

Acid Fast Bacillus (Vi khuẩn kháng cồn, kháng a xít)

ARTI

Annual Risk of Tuberculosis Infection - Nguy cơ nhiễm lao hàng năm

AIDS


Acquired Immuno Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

BCG

Bacillus - Calmette & Guein - Vac xin phòng bệnh lao

BK

Bacillus Koch - Vi khuẩn Lao

CBCS

Cán bộ, chiến sỹ.

CTCL

Ch¬ng tr×nh chèng lao

CTCLQG Chương trình chống lao quốc gia
DOTS
HIV
HTLNN
IUAILD

Directly Observed Treatment Short course
(Điều trị ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp).
Human Immuno Deficiency Virus
(Vi rút gây ra suy giảm miễn dịch ở người)
Hóa trị liệu ngắn ngày

International Union Tuberculosis and Lung Disease
(Hiệp hội chống lao bệnh phổi và Quốc tế)

KAP

Knowledges Attitudes Practices (Kiến thức, thái độ, thực hành).

PN

Phạm nhân

VK

Vi khuẩn

WHO

World Heath Organization (Tổ chức Y tế Thế giới).


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3
1.1. Tình hình bệnh lao hiện nay...............................................................................3
1.2. Dịch tễ học bệnh lao...........................................................................................10
1.3. Vi khuẩn lao và các phương pháp phát hiện bệnh lao.....................................11
1.4. Nghiên cứu về thực trạng mắc bệnh lao trong các trại giam....................15
1.5. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành trong phòng chống bệnh lao. 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................23
2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu..................................................................23

2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................31
3.1. Thực trạng mắc bệnh lao và kết quả điều trị của phạm nhân tại trại
giam Vĩnh Quang tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 - 2013.................................31
3.2. Nhận thức, thực hành về bệnh lao của phạm nhân tại trại giam Vĩnh
Quang tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014...................................................................34
3.3. Kiến thức và hiểu biết về bệnh lao của cán bộ, chiến sỹ trong trại giam
Vĩnh Quang tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014........................................................47
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................59
4.1. Thực trạng mắc bệnh lao và kết quả điều trị của phạm nhân tại trại
giam Vĩnh Quang tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 - 2013.................................59
4.2. Kiến thức, thái độ thực hành về bệnh lao của phạm nhân trong trại
giam Vĩnh Quang năm 2014...........................................................................65
4.3. Kiến thức và hiểu biết về bệnh lao của cán bộ, chiến sỹ trong trại giam
Vĩnh Quang năm 2014......................................................................................72
KẾT LUẬN.....................................................................................................79
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1.

Thực trạng phạm nhân mắc bệnh lao từ 2012 đến 2013.......31

Bảng 3.2.

Tỷ lệ phạm nhân mắc lao theo nhóm tuổi...................................31


Bảng 3.3.

Tỷ lệ phạm nhân mắc bệnh lao theo nghề nghiệp.......................32

Bảng 3.4.

Trình độ văn hóa của phạm nhân mắc lao...................................33

Bảng 3.5.

Tỷ lệ phạm nhân được chẩn đoán mắc các thể lao......................33

Bảng 3.6.

Kết quả phạm nhân mắc bệnh lao được điều trị..........................34

Bảng 3.7.

Hiểu biết của phạm nhân về bệnh lao theo nhóm tuổi................34

Bảng 3.8.

Hiểu biết của phạm nhân về bệnh lao theo dân tộc.....................35

Bảng 3.9.

Hiểu biết của phạm nhân về bệnh lao theo trình độ văn hóa......35

Bảng 3.10. Hiểu biết của phạm nhân về bệnh lao theo thời gian ở tù...........36

Bảng 3.11. Tỷ lệ phạm nhân hiểu về nguyên nhân mắc bệnh lao.................36
Bảng 3.12. Tỷ lệ phạm nhân hiểu về đường lây............................................37
Bảng 3.13. Tỷ lệ phạm nhân hiểu biết về các triệu chứng mắc bệnh lao......37
Bảng 3.14. Tỷ lệ phạm nhân hiểu yếu tố quan trọng nhất điều trị bệnh lao.....38
Bảng 3.15. Tỷ lệ phạm nhân biết về thời gian điều trị bệnh lao....................39
Bảng 3.16. Phạm nhân biết số lần uống thuốc lao trong ngày......................40
Bảng 3.17. Phạm nhân biết số lần xét nghiệm trong khi điều trị..................40
Bảng 3.18. Tỷ lệ phạm nhân nhận thức về cách ăn uống..............................41
Bảng 3.19. Tỷ lệ phạm nhân nhận thức về đeo khẩu trang khi tiếp xúc.......42
Bảng 3.20. Thói quen khạc nhổ đờm.............................................................42
Bảng 3.21. Tỷ lệ phạm nhân hiểu các yếu tố thuận lợi gây bệnh lao............43
Bảng 3.22. Tỷ lệ phạm nhân hiểu về nguồn lây bệnh lao.............................43
Bảng 3.23. Nhận thức về nguy cơ có thể bị mắc lao.....................................44
Bảng 3.24. Nhận thức về cách sinh hoạt khi điều trị lao...............................45
Bảng 3.25. Nhận thức về cách uống thuốc điều trị bệnh lao.........................46
Bảng 3.26. Trình độ văn hóa của cán bộ, chiến sỹ........................................48


Bảng 3.27. Tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ hiểu về nguyên nhân mắc bệnh lao.........49
Bảng 3.28. Tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ hiểu biết lây bệnh lao..............................50
Bảng 3.29. Tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ hiểu biết về các triệu chứng mắc bệnh lao. . .50
Bảng 3.30. Tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ hiểu về đường lây...................................51
Bảng 3.31. Tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ hiểu yếu tố quan trọng nhất điều trị bệnh lao...51
Bảng 3.32. Cán bộ, chiến sỹ biết số lần uống thuốc lao trong ngày.............52
Bảng 3.33. Cán bộ, chiến sỹ hiểu về số lần xét nghiệm trong khi điều trị....53
Bảng 3.34. Nhận thức của CBCS về tiêu chí chính trong điều trị lao phổi...54
Bảng 3.35. Hiểu biết của CBCS về biến chứng cấp cứu của bệnh lao phổi.....54
Bảng 3.36. Ý nghĩa của chiến lược DOTS....................................................55
Bảng 3.37. Thực hành của CBCS khi phát hiện có phạm nhân bỏ điều trị...56
Bảng 3.38. Tỷ lệ CBCS hiểu phạm nhân nhiễm HIV nguy cơ mắc bệnh lao. .56

Bảng 3.39. Tỷ lệ CBCS hiểu về nguồn lây bệnh lao.....................................57
Bảng 3.40. CBCS tư vấn cho PN mắc bệnh lao trong điều trị......................57
Bảng 3.41. CBCS tư vấn cho PN mắc bệnh lao nhiễm HIV/AIDS trong điều trị.58
Bảng 3.42. Tỷ lệ CBCS hiểu yếu tố thuận lợi làm bệnh lao dễ hoạt động....58


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phạm nhân mắc bệnh theo dân tộc...................................32
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ phạm nhân hiểu biết lây bệnh lao....................................38
Biểu đồ 3.3. Nhận thức của phạm nhân về khả năng chữa khỏi bệnh lao.....39
Biểu đồ 3.4. Thái độ phạm nhân nếu mắc bệnh lao.......................................41
Biểu đồ 3.5. Bệnh lao có nguy hiểm không...................................................44
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ phạm nhân đồng ý khám bệnh theo hướng dẫn khi mắc lao...45
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ phạm nhân được nghe về bệnh và phòng chống lao phổi....46
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ trong trại giam theo lứa tuổi..................47
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ theo giới................................................47
Biểu đồ 3.10. Thời gian công tác của cán bộ, chiến sỹ...................................48
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ hiểu về chữa khỏi bệnh lao...................49
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ hiểu thời gian điều trị bệnh lao.............52
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ CBCS hiểu về sự nguy hiểm của bệnh lao......................53
Biểu đồ 3.14. Thái độ quản lý phạm nhân mắc lao của CBCS.......................55


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao vẫn còn là một bệnh dịch đáng quan tâm và sự lưu hành của
dịch đôi khi vượt khỏi sự kiểm soát ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên
toàn thế giới. Mặc dù công tác khám phát hiện và quản lý điều trị đã có hiệu

quả trong nhiều thập kỷ, nhưng bệnh lao vẫn được xếp vào danh sách một
trong những bệnh gây tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng và là một
thách thức nghiêm trọng đối với công tác phòng chống bệnh lao cho mọi đối
tượng như nhân dân, nhân viên y tế, bộ đội, công an và những người bị giam
giữ trong các nhà tù... [34].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2013 có khoảng
1/3 dân số thế giới có nguy cơ cao bị mắc lao và 1,3 triệu người tử vong do
lao. Trong tổng số 9,27 triệu ca mắc bệnh lao, ước tính có 15% bệnh nhân có
HIV dương tính. Tỷ lệ hiện mắc lao còn ở mức cao khoảng 13,9 triệu người,
trung bình 206 ca/100.000 dân. Khoảng 95% số bệnh nhân lao mới và 99% số
người chết do lao thuộc các nước nghèo, nước đang phát triển. Mức độ nặng
nề của bệnh lao đã ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân và chỉ số phát triển con
người của các quốc gia. Bệnh lao là kết quả của nghèo đói và nghèo đói lại là
nguyên nhân làm cho bệnh lao gia tăng [6].
Trong khi lao là một bệnh nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong thứ
hai trong các bệnh nhiễm trùng thì Việt Nam lại là nước đứng thứ 12 trong số
22 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới. Mỗi năm, Việt Nam
có khoảng 130.000 người mắc lao mới, 170.000 người mắc lao lưu hành,
khoảng 3.500 người mắc lao đa kháng thuốc và đặc biệt có đến 18.000 người
tử vong do bệnh lao [4].
Không những người dân sống ở cộng đồng bị mắc lao mà còn cả các phạm
nhân ở trong nhà tù, trại giam, đối tượng xã hội ở các trung tâm chữa bệnh, giáo


2
dục lao động có tỷ lệ mắc bệnh do tổn thương phổi nghi lao hoặc lao phổi khá
cao.
Tỷ lệ phạm nhân trong các trại giam mắc lao cao hơn nhiều lần so với
ngoài cộng đồng, đặc biệt đối với các đối tượng này, việc phát hiện bệnh lao
sớm, điều trị đúng gặp nhiều khó khăn, do các quy định đặc biệt của Bộ Công

An, do điều kiện của mỗi trại giam, vì vậy khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã
nặng và tỷ lệ tổn thương phổi đã lan rộng . Cán bộ quản lý trại giam là người
thường xuyên hàng ngày trực tiếp phải tiếp xúc với phạm nhân tuy nhiên,
công tác phòng, tránh lây nhiễm bệnh lao cho cán bộ tại các trại giam chưa
được quan tâm đúng mức. Trong thực tế các nghiên cứu, các bài báo công bố
về lĩnh vực lao phổi trong trại giam còn ít về việc xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến mắc lao, hiểu biết về cách phòng chống bệnh lao.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trại giam Vĩnh Quang là đơn vị trại giam
thuộc Bộ Công an quản lý, là nơi tập trung đông phạm nhân, việc sàng lọc bệnh
lao cho phạm nhân mới khi nhập trại hiện vẫn chưa thường xuyên. Tại trại giam
Vĩnh Quang đã có một tổ chống lao hoạt động, tuy nhiên trại giam gồm 4 phân
trại đóng cách xa nhau vì vậy việc phát hiện bệnh sớm và điều trị những trường
hợp lao phổi âm tính còn gặp nhiều khó khăn. Việc xác định tỷ lệ mắc lao và
nhận thức, thái độ, thực hành của cán bộ, chiến sỹ và phạm nhân trong trại giam
là rất cần thiết. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài:
“Thực trạng mắc bệnh lao và hiểu biết về bệnh lao của phạm nhân,
cán bộ tại trại giam Vĩnh Quang tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014” với hai mục
tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng mắc bệnh lao và kết quả điều trị của phạm nhân
mắc bệnh lao trong 2 năm 2012 - 2013 tại trại giam Vĩnh Quang tỉnh Vĩnh
Phúc.


3
2. Tìm hiểu nhận thức, thực hành về phòng chống bệnh lao của phạm
nhân và cán bộ tại trại giam Vĩnh Quang tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÌNH HÌNH BỆNH LAO HIỆN NAY
1.1.1. Tình hình bệnh lao trên Thế giới
Bệnh lao gắn liền với sự phát triển xã hội loài người từ hàng ngàn năm
nay, trên Thế giới không một quốc gia nào, một khu vực nào, một dân tộc nào
không có bệnh lao và người chết do lao.
Trong những năm 1970 - 1990, nhiều quốc gia trên Thế giới đã rất lạc
quan trong công tác phòng chống lao. Năm 1982, kỷ niệm 100 năm ngày
Rober Koch phát hiện ra vi khuẩn lao, tại nước Đức khẩu hiệu “Chiến thắng
bệnh lao bây giờ và mãi mãi” đã được đưa ra. Nhưng đến năm 1990, tại Hội
nghị Quốc tế chống lao lần thứ XXIII ở Boston (Hoa Kỳ), người ta nhận thấy
bệnh lao không giảm mà có xu hướng tăng ở nhiều nước [56]. Bệnh lao
không chỉ gia tăng ở các nước đang phát triển, mà còn ở cả nước phát triển.
Ở các nước Châu Âu từ năm 1990 trở lại đây bệnh lao cũng đã phát triển
trở lại. Tại Anh, năm 1980 có khoảng 6.000 bệnh nhân lao, nhưng năm 1992
đã có 7.000 bệnh nhân. Từ năm 1986 đến 1990 số bệnh nhân lao ở Thụy Sĩ
tăng 33,3%, Đan Mạch tăng 30,7%. Một số nước Đông Âu và Liên Xô (cũ)
bệnh lao giảm đều đặn 40 năm qua, nhưng từ năm 1990 đến 1992 bệnh nhân
lao đã tăng cao ở 20/27 nước với tỷ lệ phát hiện từ 19 đến 80 ca/100.000 dân
[46]. Tỷ lệ chết do lao đã giảm đi nhiều trong những năm trước đây và chủ
yếu ở những bệnh nhân trên 60 tuổi. Nhưng tỷ lệ này trong những năm gần
đây đã tăng từ 0,3 lên 2,8 ca/100.000 dân. Đến năm 1993 ở các nước này đã
có 29.000 người chết vì bệnh lao [59].


4
Châu Phi cũng là một khu vực có số bệnh nhân lao tăng cao. Ở Zambia
từ 8.246 ca năm 1985 tăng lên 33.078 ca năm 1994, Tazania số bệnh nhân lao
năm 1994 so với năm 1990 tăng thêm 86%. Khu vực Tây Thái Bình Dương
bệnh lao cũng đang phát triển mạnh, số bệnh nhân lao phát hiện trong năm
1994 là 46,3 ca/100.000 dân, tăng lên 58 ca/100.000 dân vào năm 1996.

Trước tình hình đó, tháng 4/1993, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố:
“Bệnh lao là vấn đề khẩn cấp toàn cầu”. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế
giới (TCYTTG), năm 2007 số lao phổi mới tăng lên 9,27 triệu ca, so với năm
2006 là 9,24 triệu ca, năm 2000 là 8,3 triệu và 6,6 triệu ca năm 1990. Trong
tổng số 9,27 ca lao phổi mới năm 2007, phần lớn tập trung ở Châu Á 55%,
tiếp theo Châu Phi 31%, phần còn lại ở Trung Cận Đông 6%, Châu Âu 5% và
Châu Mỹ 3%. Trung bình 139 ca/100.000 dân so với 142 ca/100.000 dân năm
2004. Năm nước có số mắc cao nhất là Ấn Độ (2 triệu), Trung Quốc (1,3
triệu), Indonesia (0,53 triệu), Nigeria (0,46 triệu) và Nam Phi (0,46 triệu).
Theo ước tính năm 2007 có khoảng 1,37 triệu ca lao phổi mới có HIV dương
tính (15%), trong đó 79% ở Châu Phi và 11% ở Đông Nam Á [35].
Tỷ lệ hiện mắc còn ở mức cao, ước tính năm 2007 có khoảng 13,7 triệu
ca, trung bình 206 ca/100.000 dân (năm 2006 là 210 ca). Trong số 1,3 triệu ca
tử vong (khoảng 20 ca/100.000 dân) năm 2007 có khoảng 456.000 ca lao
phổi/HIV (+), chiếm 33% số lao phổi mới AFB (+) có nhiễm HIV và khoảng
23% trong 2 triệu ca tử vong do HIV/AIDS [40].
Hiện nay tỷ lệ điều trị thành công trên toàn cầu đạt 82 %, nhưng tỷ lệ
phát hiện chỉ đạt 37% số bệnh nhân ước tính. Như vậy còn rất nhiều bệnh
nhân lao không được chữa trị đang tiếp tục lây bệnh cho cộng đồng, và theo
ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có thêm 1% dân số thế giới bị
nhiễm lao (65 triệu người) [36].
Mức độ nặng nề của bệnh lao đã ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân và chỉ
số phát triển con người của các quốc gia. Các nghiên cứu về kinh tế y tế cho


5
thấy, mỗi bệnh nhân lao sẽ mất trung bình từ 3 - 4 tháng lao động giảm 20 - 30%
thu nhập bình quân của gia đình. Những gia đình có người chết sớm do bệnh
lao có thể sẽ mất tới 15 năm thu nhập. Bệnh lao đã tác động mạnh tới 70% đối
tượng lao động chính của xã hội, làm lực lượng sản xuất bị giảm sút, năng

suất lao động giảm [50]. Bệnh lao là bệnh của người nghèo, lây lan nhanh
trong cộng đồng có điều kiện sống chật chội, thiếu vệ sinh, thông khí và dinh
dưỡng kém. Trên 95% số bệnh nhân lao, 98% số chết do lao trên toàn cầu
thuộc các nước thu nhập vừa và thấp, 75% số người mắc bệnh lao ở các lứa
tuổi 14 – 55, là tuổi làm ra nhiều của cải nhất trong cuộc đời. Bệnh lao là kết
quả của nghèo đói và nghèo đói lại là nguyên nhân làm cho bệnh lao phát
triển [5],[19].
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng trở lại của bệnh lao là:
- Thiếu sự ưu tiên đúng mức trong các chính sách về y tế ở hầu hết các
nước có thu nhập thấp và trung bình, không đưa ra ưu tiên đối với chương
trình chống lao, ngân sách cho chương trình chống lao không đủ. Vì vậy tỷ lệ
điều trị thấp, dẫn đến tăng tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng [25].
- Yếu tố dân số nó góp phần trong việc bùng nổ bệnh lao toàn cầu. Sự
phát triển nhanh số người trẻ tuổi trong cơ cấu dân số, rất nhiều thanh niên và
người lớn bị nhiễm lao trong thời kỳ thơ ấu. Một số lớn sau khi đó mắc bệnh
lao. Điều đó có nghĩa là bệnh nhân lao mới trên toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng
trong thế kỷ XXI này.
- Ảnh hưởng của đại dịch HIV/AIDS lan tràn khắp Thế giới đã làm cho
tình trạng bệnh lao của toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp hơn. HIV/AIDS
thúc đẩy nhanh chóng quá trình từ nhiễm lao đến bị bệnh lao làm tăng tỷ lệ
lao mới: Người bị nhiễm lao sẽ có nguy cơ 5 - 10% mắc bệnh lao trong cuộc
đời, nhưng nếu đồng thời nhiễm HIV/AIDS thì nguy cơ đó là 30 - 50% [2],[34].
- Ảnh hưởng của xu hướng kinh tế xã hội, kinh tế thị trường, trong đó
những nước phát triển, sản phẩm thu nhập tăng nhanh, các nước thu nhập


6
thấp kinh tế phát triển chậm. Do đó có sự di chuyển dân cư dưới nhiều hình
thức khác nhau như: Xuất khẩu lao động, tệ nạn,... đang phổ biến khắp nơi
trên thế giới. Điều này cũng góp phần làm phát triển sự lan truyền bệnh lao.

Chính vì vậy, trong thời gian qua đã xảy ra một loạt sự kiện của các tổ
chức Quốc tế nhằm khống chế căn bệnh này trên toàn cầu.
- Năm 1995 WHO kêu gọi áp dụng đồng bộ chiến lược DOTS.
- Năm 1999 tổ chức hình thành Liên minh chống lao toàn cầu (Stop TB
partnership) và đưa bệnh lao là ưu tiên đầu tư số một để giải quyết vấn đề
bệnh tật và nghèo đói.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG - WHO Report 2012 Global Tubeculosis Control), mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể
trong công tác chống lao thời gian qua, bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một
trong các vấn đề sức khỏe chính trên toàn cầu [58]. Tổ chức Y tế thế giới ước
tính năm 2011 trên toàn cầu có khoảng 12 triệu người hiện mắc lao; 8,7 triệu
người mới mắc lao; 13% trong số mắc lao có đồng nhiễm HIV. Bệnh lao là
nguyên nhân gây tử vong do lao, trong đó có khoảng 430.000 người đồng
nhiễm lao/HIV; và khoảng 500.000 phụ nữ chết do lao và làm cho lao là một
trong các bệnh gây tử vong hàng đầu ở nữ giới [56].
1.1.2 Tình hình bệnh lao tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hiện nay bệnh lao vẫn là một trong những vấn đề sức khỏe
chủ yếu. Điều kiện sống ở nhiều nơi còn thấp kém, thiên tai thường xuyên xảy
ra, trình độ văn hóa của nhân dân ở nhiều địa phương còn thấp kèm theo các
phong tục tập quán lạc hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến việc khống chế và thanh
toán bệnh lao của nước ta [3],[17].
Năm 1995 trước những biến động xấu đi của tình hình dịch tễ bệnh lao
toàn cầu, công tác chống lao thực sự bắt đầu phải đối mặt với những thách
thức mới là bệnh lao kháng thuốc và Lao/HIV, Nhà nước và Bộ Y tế Việt Nam
đã quyết định đưa Chương trình chống lao thành một trong những Chương


7
trình y tế Quốc gia trọng điểm. Cùng với sự đầu tư phát triển các Chương
trình y tế quốc gia nói chung, Bộ Y tế và chính phủ đã ưu tiên đầu tư đồng bộ
lượng rất lớn cán bộ, kinh phí và trang thiết bị cho Chương trình chống lao

[23]. Ban chỉ đạo chương trình chống lao và Chính quyền địa phương các cấp
đã tham gia tích cực triển khai công tác này, cùng với sự hợp tác và giúp đỡ
có hiệu quả về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức Quốc tế [20],[47].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) năm 2012, Tổ chức
Y tế Thế giới (TCYTTG) ước tính Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có
gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 14 trong số 27 nước
có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc được giám sát [29].
Tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam 2011 như sau:
Tỷ lệ tử vong do lao (loại trừ HIV) 21%, tỷ lệ lao hiện mắc các thể (bao
gồm cả HIV+) 18%, tỷ lệ lao mới mắc các thể (bao gồm cả HIV+), tỷ lệ
lao/HIV dương tính mới mắc 12%, tỷ lệ phát hiện, các thể 74%, tỷ lệ lao
kháng đa thuốc trong bệnh nhân mới 2,7%, tỷ lệ kháng đa thuốc trong bệnh nhân
điều trị lại 19%, bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV 59%, HIV dương tính
trong số BN lao được xét nghiệm HIV 8% [57].
Năm 2010, có 42.356 bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV, chiếm tỷ lệ
43% tổng số bệnh nhân lao. Tỷ lệ HIV dương tính trong số bệnh nhân lao xét
nghiệm là 8% thấp hơn so với tỷ lệ nhiễm HIV ước tính trong số bệnh nhân
lao tại báo cáo năm 2010 của TCYTTG (17%). Đồng nhiễm lao/HIV không
chỉ làm tăng số bệnh nhân lao, mà còn làm giảm hiệu quả điều trị của
CTCLQG và tăng tỷ lệ tử vong do lao. 52 tỉnh có tỷ lệ mắc lao cao và tình
hình HIV đang gia tăng đã triển khai mô hình tư vấn xét nghiệm HIV cho
bệnh nhân lao và sàng lọc lao cho bệnh nhân HIV (+) [2].
Tỷ lệ lao kháng đa thuốc là 2,7% trong số bệnh nhân lao mới 19% trong
số bệnh nhân lao điều trị lại. TCCLQG ước tính 2010 có khoảng 3.500 (95%


8
CI: 2.600 - 4700) bệnh nhân lao kháng đa thuốc trong số bệnh nhân lao phổi
được khám phát hiện. Trong đó, mới chỉ có 307 bệnh nhân lao kháng đa
thuốc được điều trị [28].

Theo kết quả điều tra tình hình nhiễm và mắc lao toàn quốc năm 2006
-2007, nguy cơ nhiễm lao hằng năm ở Việt Nam là 1,67%; tỷ lệ hiện mắc lao
phổi AFB (+) các thể ở Việt Nam là 145/100.000 dân. Như vậy, còn một số
lượng lớn bệnh nhân lao phổi AFB dương tính trong cộng đồng vẫn chưa
được phát hiện và CTCL cần có sự hỗ trợ hơn nữa trong công tác phát hiện,
quản lý để hạn chế nguồn lây và giảm dịch tễ bệnh lao trong cộng đồng [18].
1.1.3. Tình hình lao kháng thuốc.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tình hình dịch tễ lao kháng thuốc
đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia, năm 2012
trên toàn cầu ước tính tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc là 3,7% trong số bệnh
nhân mới và là 20% trong số bệnh nhân điều trị lại [22].
Bệnh lao kháng thuốc cũng là một vấn đề nghiêm trọng khác, đặc biệt là
kháng đa thuốc. Bệnh lao kháng thuốc xuất hiện khi có vi khuẩn lao kháng
với một hoặc nhiều loại thuốc chống lao, nguyên nhân là do bệnh nhân không
hợp tác, không tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị được qui định, một nguyên
nhân hay gặp khác là do thầy thuốc kê đơn không đúng, do không phối hợp
đầy đủ các thuốc chống lao, liều lượng thuốc không đủ, hướng dẫn bệnh nhân
không đúng cách, điều trị không đủ thời gian [26].
Vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi lao kháng thuốc là các nước Liên Xô
cũ với phần trăm bệnh nhân nhiễm lao kháng thuốc cao, bao gồm các nước
như Belarus, một phần của Nga, các nước như Kazastan, Ukraine, đây là
những nước có tỷ lệ người nhiễm lao kháng thuốc cao nhất thế giới [52]. Tại
các nước như Belarus, Ukraine và một phần của Nga, cứ 3 hay 4 ca nhiễm lao
thì có một ca lao kháng thuốc và đó là rất đáng lo ngại. tuy nhiên khi nhìn vào
số lượng các ca nhiễm thì các nước Ấn Độ, Trung Quốc và Nga lại chiếm đa


9
số, chiếm khoảng 60% các ca trên thế giới. Lý do ở Ấn Độ có khoảng 2 triệu
ca lao và 3% là lao khoáng thuốc, đó là con số lớn. Tương tự với Trung Quốc,

họ có ít ca lao kháng thuốc hơn Ấn Độ, khoảng 1 triệu ca nhưng có khoảng 5
đến 6% là ca lao kháng thuốc. Ba nước Trung Quốc, Ấn Độ và Nga chiếm 2/3
số trường hợp nhiễm lao kháng thuốc [33].
1.1.4. Tình hình bệnh lao và HIV/AIDS:
Lao/HIV hiện đang là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu, đại dịch
HIV/AIDS đã làm tăng gánh nặng, đe dọa sự thành công của các CTCLQG.
Ngoài số bệnh nhân lao đơn thuần, có một số lượng khá lớn bệnh nhân lao là
những người có HIV và lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên các
bệnh nhân này. Ngược lại, HIV/AIDS cũng làm tăng nhanh số bệnh nhân lao.
Theo ước tính của TCYTTG trong 9,27 triệu bệnh nhân lao mới của năm
2007 thì có khoảng 1,37 triệu bệnh nhân (15%) có HIV dương tính [58].
Trong những năm gần đây đại dịch HIV/ADIS là một vấn đề lớn mang
tính thời sự của toàn cầu vì tính chất nguy hiểm của bệnh. Tính đến năm 2000
trên toàn thế giới có khoảng 36 triệu người đang sống bị HIV/ADIS, trong đó
1/3 số này bị nhiễm lao, ở vùng cận Saharan Châu Phi 70% người bệnh lao có
HIV (+), 20% ở châu Á, 8% thuộc Mỹ La Tinh [39]. Bệnh lao là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu ở những người nhiễm HIV/AIDS, trong đó 1/3 số này
đồng nhiễm lao, ở vùng cận Saharan Châu Phi 70% người lao có HIV (+),
20% ở Châu Á, 8% thuộc Mỹ La Tinh. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu ở những người nhiễm HIV/AIDS [45].
Sự bùng nổ của đại dịch HIV/AIDS trên toàn cầu là một trong những
nguyên nhân chính làm cho bệnh lao quay trở lại. Ít nhất một phần ba số
người nhiễm HIV trên toàn thế giới trong năm 2012 bị nhiễm vi khuẩn lao,
mặc dù chưa bị bệnh lao. Những người sống chung với HIV và nhiễm lao là
30 lần nhiều khả năng phát triển bệnh lao so với những người không nhiễm
HIV. HIV và lao tạo thành một sự kết hợp chết người, thúc đẩy sự tiến bộ của


10
nhau [43]. Một người bị nhiễm HIV có rất nhiều khả năng sẽ mắc bệnh

lao. Trong năm 2012, khoảng 320 000 người chết vì bệnh lao liên quan đến
HIV. Khoảng 20% trường hợp tử vong trong số người nhiễm HIV là do
lao. Trong năm 2012 có khoảng 1,1 triệu trường hợp mới của bệnh lao mới
nhiễm HIV dương tính, 75% trong số đó sống ở châu Phi [52].
1.2. DỊCH TỄ HỌC BỆNH LAO
Để theo dõi đánh giá tình hình dịch tễ học bệnh lao trong cộng đồng
người ta sử dụng các chỉ số sau đây:
- Tỷ lệ mắc lao (Prevalence = P) là tổng số bệnh nhân lao được quản lý
tại một thời điểm khi kết thúc đợt điều tra hoặc thông thường là 31/12 mỗi
năm tính trên 100.000 dân.
- Tỷ lệ mới mắc bệnh trong một năm (Incidence = I) gồm lao phổi AFB
(+), lao phổi nuôi cấy có vi khuẩn, lao phổi AFB (-) và lao ngoài phổi.
- Lao phổi có vi khuẩn mới hàng năm (Incidence of Microbacteria = IM
(+) tính trên 100.000 dân), chỉ số này cho biết mức độ lan tràn và xu hướng
diễn biến bệnh lao. Tuy nhiên, chỉ số này thuộc rất nhiều vào hệ thống màng
lưới y tế cũng như của Chương trình chống lao Quốc gia.
- Tử vong do lao (Mortality = M) là số bệnh nhân chết trong một năm
tính trên 100.000 dân hoặc tỷ lệ chết trong 100 bệnh nhân điều trị.
- Tỷ lệ nhiễm lao = R (Risk)% (nguy cơ nhiễm lao)
- Nguy cơ nhiễm lao hàng năm (Annual Risk of Tubercerlosis inftion =
ARI) là tỷ lệ phần trăm số người bị nhiễm lao trong một năm. Chỉ số này
được xem là khách quan và chính xác nhất về tình hình dịch tễ, không lệ
thuộc vào các yếu tố tâm lý, xã hội của bệnh nhân và mạng lưới phát hiện của
Chương trình chống lao quốc gia.
Theo các tác giả chương trình chống lao toàn cầu của WHO mối liên hệ
hiện nay có bị ảnh hưởng bởi một số tác động sau:


11
Trên thực tế các nước đều thực hiện chương trình chống lao. Các biện

pháp can thiệp hiệu quả sẽ làm giảm thời gian lây nhiễm của các trường hợp
AFB (+). Trái lại điều trị không đúng sẽ làm tăng các trường hợp lao mãn tính
và tỷ lệ hiện mắc trong cộng đồng dân cư.
- Ở vùng có độ lưu hành nhiễm HIV cao, tỷ lệ người nhiễm lao trở thành
bệnh lao tăng mạnh.
1.3. VI KHUẨN LAO VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN BỆNH LAO
1.3.1. Vi khuẩn lao
Vi khuẩn lao hình que mảnh, không di động, có độ dài từ 3 đến 5 μm và
đường kính từ 0,3 đến 0,5μm, hơi cong, hai đầu tròn.Trong bệnh phẩm đứng
riêng biệt hoặc thành đám nhỏ đôi khi xoắn thừng hoặc thành dây. Khả năng
gây bệnh của vi khuẩn lao phụ thuộc vào độc lực của vi khuẩn và sức đề
kháng của cơ thể. Thành phần hóa học: gồm nước chiếm 85,9% trọng lượng
vi khuẩn; các chất đạm chiếm khoảng 56% là cơ sở của các kháng nguyên của
vi khuẩn lao, chất đường chiếm khoảng 15% ít có tính kháng nguyên nhưng
có hoạt tính trong các phản ứng huyết thanh như tăng cường phản ứng liên
kết, mỡ và chất khoáng chiếm 10 đến 40%; các chất lipid của vi khuẩn:
mycozit C, cord-factor và các chất sáp được nghiên cứu nhiều. Theo nhiều tác
giả, các lipid này của vi khuẩn có liên quan đến độc tính và khả năng gây
bệnh của chúng. Vỏ của vi khuẩn lao dầy từ 10-20 nm, gồm có 4 lớp khác
nhau. Vỏ của vi khuẩn lao chi phối 3 đặc tính của vi khuẩn lao: khả năng gây
bệnh, tạo ra tính mẫn cảm, tạo ra tính kháng cồn, kháng toan. Cấu trúc vỏ tế
bào của vi khuẩn lao tạo ra các tính chất nhuộm. Khi nhuộm Gram,vi khuẩn
bắt mầu của vi khuẩn Gram dương. Cấu trúc mycolic acid tạo ra khả năng
kháng lại các chất tẩy aniline là cồn acid.


12
1.3.2. Phát hiện chủ động: là cơ sở chống lao chủ động tổ chức đi khám,
phát hiện lao trong cộng đồng.
Cán bộ y tế chủ động đưa kính hiển vi và máy X quang tới xã (phường),

thôn (xóm), để tìm bệnh nhân. Đây là phương pháp chủ động đối với thầy
thuốc để tăng tỷ lệ phát hiện, nhưng thụ động đối với bệnh nhân.. Phương
pháp này tốn kém về kinh tế và không phát hiện thường xuyên bệnh nhân
được.
1.3.3. Phát hiện thụ động: Là người bệnh nghi lao tự đến các cơ sở chống
lao để khám.
Khi bệnh nhân thấy xuất hiện các triệu chứng nghi lao, tự động đến cơ sở y
tế khám bệnh và xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao. Bằng phương pháp này,
người thầy thuốc hoàn toàn thụ động, nhưng chủ động với bệnh nhân, song phục
vụ được số đông bệnh nhân trên địa bàn quản lý trong thời gian dài. Phương
pháp này đạt hiệu quả cao và đỡ tốn kém. Tuy nhiên phương pháp này muốn có
hiệu quả cao thì cần có những hiểu biết tốt về bệnh lao trong cộng đồng.
1.3.4. Các kỹ thuật phát hiện:
1.3.4.1. Xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn bằng phương pháp nhuộm soi Ziehl - Neelsen:
Năm 1882 Robert Koch tìm ra vi khuẩn lao, chỉ một năm sau Ziehl –
Neelsen đã hoàn thành phương pháp nhuộm này. Từ đó đến nay kỹ thuật
nhuộm Ziehl – Neelsen vẫn được coi là thích hợp nhất đối với chương trình
chống lao ở các nước đang phát triển với ba lý do sau đây:
- Phát hiện đúng nguồn lây nguy hiểm.
- Kỹ thuật đơn giản ít tốn kém.
- Cho kết quả nhanh.
- Dễ triển khai ở các tuyến y tế cơ sở.
Xét nghiệm này được coi là tiêu chuẩn vàng để lượng giá công tác chống
lao một cách chính xác nhất so với bất cứ một test nào khác, vì nó xác định rõ


13
số bệnh nhân cần điều trị để cắt đứt nguồn lây và có giá trị dự báo dịch tễ lao
khi có chỉ số ARTI.
Các nghiên cứu gần đây của Suares P.G và cộng sự (1995) và Tsogh G

(1996) đều cho rằng xét nghiệm đờm nhuộm soi trực tiếp vẫn là kỹ thuật tốt
nhất để phát hiện nguồn lây ở các nước đang phát triển.
1.3.4.2. Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao:
Kỹ thuật này phổ biến để chẩn đoán bệnh lao trên lâm sàng là chính.
Trong chương trình chống lao ở những nước tỷ lệ lao thấp, số lượng bệnh
nhân ít nhu cầu phát hiện và điều trị lao phổi AFB (-) và lao ngoài phổi tăng,
thì nuôi cấy được sử dụng để phát hiện bệnh lao trong Chương trình chống lao
quốc gia. Phương pháp này có độ đặc biệt cao, phân loại được vi khuẩn lao
gây bệnh và động lực của nó. Qua nuôi cấy còn làm kháng sinh đồ xem mức
độ kháng thuốc của vi khuẩn lao. Tuy nhiên phương pháp nuôi cấy trang bị
tốn kém, đòi hỏi kỹ thuật cao và kết quả chậm sau 2 – 3 tháng.
1.3.4.3. Chụp X quang phổi
Là một kỹ thuật có giá trị để phát hiện bệnh lao, song X quang lại là một
phương pháp ít hiệu quả và không có hình ảnh X quang nào đặc hiệu cho
bệnh lao, nhiều hình ảnh tổn thương của các bệnh phổi giống như tổn thương
lao và ngược lại.
1.3.4.4. Các kỹ thuật chẩn đoán mới:
Phương pháp MGIT: Người ta sử dụng biện pháp đặc biệt để kích thích
vi khuẩn lao sinh sản nhanh, vi khuẩn lao khi phát triển sẽ sử dụng oxy (O 2)
và thải CO2. Bằng bộ phận nhận cảm có phát quang có thể nhận biết được
CO2 (chuyển môi trường từ màu xanh lục sang màu vàng). Phương pháp này
cũng cho kết quả nhanh trong vòng từ 3-10 ngày.
Phản ứng chuỗi polymeraza (PCR): Kỹ thuật PCR cho phép xác định vi
khuẩn lao trực tiếp trong bệnh phẩm nhờ khả năng sao chép để khuyếch đại
về mặt số lượng đoạn trình tự đặc hiệu trên gienom của vi khuẩn. Cũng giống


14
như phương pháp soi kính, phương pháp PCR có thể cho kết quả nhanh trong
vòng 1 ngày nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu lại cao hơn nhiều. Trong một số

nghiên cứu khi nuôi cấy được coi là tiêu chuẩn vàng, độ nhạy của PCR đạt tới
71% đến 91%, độ đặc hiệu từ 95% - 100%.
Phát hiện vi khuẩn lao sống bằng phương pháp RT – PCR, ELISA: bằng
các kỹ thuật sinh học phân tử, người ta đã chứng minh được rằng sự có mặt
của ARN chính là một dấu hiệu để đánh giá mức độ sống của vi khuẩn. Sự có
mặt của mARN thường biểu thị quá trình sao chép liên tục của gien và mARN
chỉ tồn tại trong vi khuẩn lao sống. Phương pháp RT-PCR (Reverse
Transcriptase – PCR) để phát hiện mARN.
Nhiều kỹ thuật mới, đột phá được áp dụng hiệu quả như kỹ thuật
GeneXpert chỉ trong 2 giờ có thể trả lời có vi khuẩn lao hay không, nhiều hay
ít và có kháng với thuốc rifampicine hay không với độ nhậy rất cao độ đặc
hiệu rất cao tương đương kỹ thuật nuôi cấy (phải mất 2-4 tháng theo phương
pháp truyền thống), mặt khác thao tác thực hiện đơn giản đến mức có thể thực
hiện ngay tại tuyến huyện. Hiện nay đã có 32 hệ thống GeneXpert đang hoạt
động trên cả nước.
Ngoài ra, còn nhiều kỹ thuật đang được nghiên cứu ứng dụng và hứa hẹn
cuộc cách mạng trong phát hiện bệnh lao.
1.3.4.5. Mục tiêu của Chương trình chống lao quốc gia
- Mục tiêu phát hiện của Chương trình chống lao ở các nước đang phát triển:
Phát hiện nguồn lây chính, nguyên nhân lan tràn của bệnh lao là mục tiêu
chủ yếu, việc phát hiện này được tiến hành song song với phác đồ điều trị có
hiệu quả. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới tháng 3 năm 1996,
phương pháp nhuộm soi đờm trực tiếp tìm vi khuẩn lao vẫn là biện pháp
chính xác nhất, có hiệu quả kinh tế nhất. Kết hợp với phác đồ hóa trị liệu ngắn
ngày có giám sát trực tiếp DOTS là biện pháp tốt nhất.


15
- Mục tiêu phát triển của Chương trình chống lao ở các nước Âu, Mỹ và
công nghiệp phát triển:

Ở những nước này có tỷ lệ thấp, ARTI khoảng 0,01 – 0,1% với chương
trình khống chế và thanh toán bệnh lao. Theo phương hướng sau:
Sử dụng mọi biện pháp để phát hiện lao: Xét nghiệm đờm, nhuộm soi
trực tiếp không thể tìm hết bệnh nhân lao có vi khuẩn, do đó cần nuôi cấy tìm
vi khuẩn lao, dùng huyết thanh để chẩn đoán ELISA. Dùng xét nghiệm sinh
học phân tử như PCR, giải trình tự gen để chẩn đoán xác định vi khuẩn lao
một cách chính xác hơn về độ nhạy và độ đặc hiệu.
- Điều trị khỏi cho tất cả bệnh nhân lao.
1.4. NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG MẮC BỆNH LAO TRONG
CÁC TRẠI GIAM
1.4.1. Thực trạng nhiễm bệnh lao trong các trại giam trên thế giới.
Hàng ngày có khoảng 10 triệu người bị đưa vào các trại giam, đa số đối
tượng còn trẻ, nam giới là chủ yếu, họ đều là đối tượng phức tạp, thiếu giáo
dục, có hoàn cảnh đặc biệt, vì vậy phát hiện bệnh thường muộn hoặc không
được phát hiện. Điều trị không đúng chỉ dẫn của chương trình chống lao nên
thất bại và kéo dài thời gian lây nhiễm cho cộng đồng [55].
Điều kiện sống trong các trại giam chật hẹp, sống chen chúc, thông khí
kém, thiếu ánh sáng, luân chuyển phạm nhân liên tục, chế độ dinh dưỡng
chưa đảm bảo, không cách ly được các đối tượng lây nhiễm, ý thức bảo vệ
cho những người xung quanh kém. Sự giao lưu đi lại trong và ngoài trại giam
làm lan truyền HIV ra ngoài cộng đồng. Tác động chéo Lao/HIV làm tăng sự
phát triển bệnh lao [37].
Về quản lý bệnh lao trong trại giam: tại một số trại, việc quản lý bệnh lao
cũng thuộc trách nhiệm của hệ thống y tế trại giam chứ không liên hệ gì với
Chương trình chống lao và do đó việc chăm sóc các phạm nhân mắc lao


×