Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

THỰC TRẠNG KINH DOANH MUỐI VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH MUỐI CỦA TỔNG CÔNG TY MUỐI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.39 KB, 43 trang )

THỰC TRẠNG KINH DOANH MUỐI VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH MUỐI CỦA
TỔNG CÔNG TY MUỐI VIỆT NAM
♣♣♣♣
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN :
* Tổng quan về ngành muối :
Ngành muối ở Việt Nam ra đời cách đây rất lâu, từ xa xưa người ta đã
coi sự hưng thịnh của nghề muối chỉ rõ sự chấn hưng hay suy thoái của nền
kinh tế. Cũng giống như các ngành nghề quan trọng khác nghề muối từ thuở
khai sinh đã được chú trọng, đặc biệt Muối vừa là sản phẩm tiêu dùng thiết
yếu hàng ngày, vừa là nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác.
Với một lợi thế đặc biệt về điều kiện tự nhiên, có bờ biển dài trên 3.200
km, thời tiết nắng nhiều và là một trong những nước ẩn chứa tiềm năng to lớn
về sản xuất muối và các sản phẩm từ muối. Do đó bốc hơi nước mặn là
phương pháp phổ biến từ lâu đời ở nước ta để sản xuất muối, những gần đây
đã đạt sản lượng ≈ 600.000 tấn/năm và đang phấn đấu đạt 1.000.000 tấn vào
năm 2000.
Trải qua các thời kỳ, nghề muối có sự phát triển khác nhau, tốc độ phát
triển phụ thuộc vào chế độ chính trị, xã hội, phụ thuộc vào các chính sách,
quyết sách đúng đắn của chính phủ.
Tuy nhiên qua bao năm tháng nghề muối vẫn phát triển và sản lượng
càng ngày càng cao, cuộc sống của người dân làm muối vẫn còn vô vàn những
khó khăn nhưng họ vẫn kiên định trụ vững gắn bó với nghề. Đã nhiều thế hệ
trôi qua nhưng nghề muối vẫn được duy trì tồn tại và phát triển. Điều này đã
khẳng định được vị trí của nghề muối trong xã hội.
Thời kỳ phong kiến
Nhìn lại lịch sử cho thấy sự phát triển sản xuất muối mang tính kế thừa
liên tục, ở thời kỳ phong kiến sản xuất muối vốn xuất phát từ nông ngiệp dần
dần tách ra như một ngành công nghiệpvà muối sớm trở thành một hàng hoá
quan trọng sớm được trao đổi trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong
các thời kỳ phong kiến chính sách kinh tế của Nhà nước phong kiến đã lấy
muối như là một ngành tạo nên sự phồn thịnh cho nền kinh tế, qua việc sản


xuất lưu thông muối để thu tài chính quốc gia, muối như hàng hoá có lợi
nhuận siêu ngạch có những chính sách chủ trương đặc biệt để mở rộng mối
giao thông với bên ngoài như trao đổi ngoại giao, mời tư thương đến buôn bán
có chính sách ưu đãi được hưởng quy chế riêng với các thương nhân nước
ngoài. Chính sách thuế muối dược hình thành sớm, nghề muối đã trở thành
một ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào ngân sách quốc gia.
Thời kỳ Pháp thuộc.
Nhà nước thực dân Pháp giữ độc quyền về tổ chức sản xuất và lưu thông
muối. Các chính sách hà khắc của chúng đã bóc lột thậm tệ nhân dân, thuế
muối là nguồn thu ngân sách quan trọng thường chiếm từ 6% đến 10% nguồn
thu của chính quyền thực dân giá mua muối diêm dân chỉ bằng 1/5 đến 1/2 giá
bán.
Mỗi một Nhà nước mỗi một chế độ chính trị xã hội có một cách cai quản
nền kinh tế khác nhau. Xã hội nửa thực dân nửa phong kiến đã phơi bày bản
chất bóc lột, chúng đã dùng các chính sách ngu dân để đàn áp người lao động,
người làm muối cũng là những người chịu đủ mọi hình thức bóc lột, cạn kiệt
sức lao động.
Sản xuất muối rất cực khổ nhưng làm không đủ ăn, diêm dân phải chịu
các khoản thuế hết sức vô lý, thuế mà diêm dân phải chịu chiếm 71,1% giá
mua muối.
Mặt khác tính vô nhân đạo của quân xâm lược chèn ép người bản xứ, từ
người sản xuất muối đến người kinh doanh muối, chúng cho đây là một mặt
hàng “ béo bở ”. Vì vậy chỉ có người Pháp, tư bản Pháp mới được phép kinh
doanh công khai còn người Việt bị hạn chế đến mức tối thiểu. Như vậy với bản
chất của một chế độ bóc lột trong thời kỳ thuộc Pháp ngành muối chỉ đơn
thuần sản xuất để kinh doanh mang lại lợi nhuận siêu ngạch trong khi đó
những người dân miền núi, vùng sâu vùng xa không có đủ muối để dùng, vì
vậy các căn bệnh do thiếu muối gây ra hết sức nghiêm trọng.
Thời kỳ 1954-1975:
Miền Bắc hoà bình, đi vào con đường xây dựng CNXH. Trong sự

nghiệp phát triển kinh tế đất nước, ngành muối rất được chú trọng đầu tư phát
triển. Nhà nước đã ban hành các chính sách về quản lý muối với các mục đích:
1. Phục hồi nghề làm muối và nâng cao chất lượng muối cải thiện đời
sống cho diêm dân
2. Đảm bảo cung cấp muối cho nhân dân và điều hoà giá muối trên thị
trường.
3. Đảm bảo thu thuế muối cho tài chính quốc gia.
Với các chính sách này thể hiện tính chất xã hội trong việc quản lý
ngành muối của Nhà nước ta. Đó là không ngừng nâng cao đời sống của diêm
dân, đảm bảo cung cấp đủ muối cho các dân tộc miền núi xa xôi.
Thời kỳ này người sản xuất muối đã được tập hợp lại trong các tập đoàn
sản xuất muối. Đây là hình thức tiến bộ nhất trong lúc này, các tập đoàn sản
xuất muối đã giúp các hộ diêm dân đổi công ,hợp công trong sản xuất muối,
sửa chữa ô nề, làm đê cống trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật sản xuất muối, giúp
nhau tiến bộ về mặt sản xuất và thực hiện chính sách Nhà nước. Kết quả là
miền Bắc đảm bảo đủ muối tiêu dùng trong dân cư, tăng cường lượng dự trữ
quốc gia.
Ở miền Nam: Nghề muối cũng được chính quyền Nguỵ quan tâm tạo
điều kiện phát triển. Việc lưu thông muối trong nước và xuất khẩu cũng rất
nhộn nhịp. Nhưng mục đích cuối cùng kinh doanh muối của chế độ này đơn
thuần là tìm kiếm lợi nhuận.
Qua đó ta thấy muối là một trong những mặt hàng có sự theo dõi chặt
chẽ và chính quyền đều có chính sách hỗ trợ sản xuất lưu thông (dù ở chế độ
khác nhau). Có thể đánh giá một cách khách quan rằng: chính sách quản lý
muối của chúng ta đã mang tính chất toàn diện. Bởi vì chính sách quản lý cuối
cùng mang lại quyền lợi cho diêm dân, cho nhân dân cả nước và cho quốc gia.
Đó là ba mặt không thể tách rời và không được xem nhẹ mặt nào, đồng thời
thể hiện tính xã hội trong quản lý ngành muối mà chỉ có trong chế độ XHCN
mới có được
Thời kỳ 1975- 1989:

Nhà nước thống nhất quản lý ngành muối, thực thi chính sách độc
quyền về sản xuất và lưu thông muối trên toàn quốc. Nhà nước ấn định mức
giá thu mua và bán lẻ muối trong cả nước. Cơ quan quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh muối là Cục công nghiệp muối thuộc Bộ Lương thực và Thực
phẩm. Sau đó ngành muối được tổ chức lại dưới hình thức Tổng Công ty Muối
thống nhất trong cả nước. Nhưng về cơ bản vẫn áp dụng nguyên tắc quản lý
bao cấp, kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước cung cấp lương thực , thực phẩm,
công cụ sản xuất, phương tiện hoạt động và thu mua toàn bộ lượng muối sản
xuất ra để phân phối cho tiêu dùng.
Tổng Công ty Muối đã thực hiện mua thẳng muối từ các hợp tác xã, xí
nghiệp sản xuất và cung ứng thẳng vật tư, hàng hoá cho các cơ sở sản xuất ký
kết hợp đồng. Đồng thời mở rộng mạng lưới đại lý bán buôn ở các khu chợ
kiêm bán lẻ, thực hiện kinh doanh tổng hợp để bù lỗ cho kinh doanh muối.
Hàng năm Tổng Công ty Muối đã tiến hành xuất khẩu hàng năm theo hợp
đồng dài hạn của Liên xô cũ và các bạn hàng khác trên 100 ngàn tấn muối.
Đây là mức xuất khẩu cao trong ngành muối ở nước ta.
Khái quát lại trong thời kỳ này do hoàn cảnh nền kinh tế nước ta mới
thoát khỏi chiến tranh nên ngành muối gặp rất nhiều khó khăn. Thị trường
muối tiêu thụ rộng lớn nhưng giá kinh doanh thấp lại thêm tình trạng cấm chợ,
ngăn sông các hàng hoá khác, do đó không khuyến khích mọi người kinh
doanh muối, thị trường kém phát triển mạng lưới lưu thông rộng khắp từ trung
ương xuống các tỉnh huyện và xã, song các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng
kỹ thuật, vốn kinh doanh không đáp ứng nhu cầu. sản xuất và lưu thông muối
thường xuyên xuất hiện tình trạng thừa thiếu cục bộ, đôi khi có những căng
thẳng giả tạo ( do tư tưởng tích trữ muối của mọi gia dình ). Sự quản lý cứng
nhắc giá muối từ trung ương đã ngăn cản việc hình thành sớm một thị trường
để thu hút nhiều thành phần kinh tế cũng như thương nhân tham gia kinh
doanh muối.
Thực tế dó không khuyến khích diêm dân và các xí nghiệp muối quốc
doanh sản xuất muối, đẩy mạnh sản xuất gây nên những sự trì trệ và đòi hỏi

những đổi mới trong quản lý ngành muối cho phù hợp với sự chuyển hướng
chung của nền kinh tế nước
Thời kỳ 1989 đến nay.
Từ nửa cuối 1988 là thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý từ kế hoạch hoá
tập trung sang cơ chế thị trường, trước tình hình đó ngành muối có những biến
động sâu sắc. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
quốc doanh đều bị ngừng cấp vốn kinh doanh, các doanh nghiệp này phải
chuyển hướng kinh doanh theo hình thức tự trang trải, tự hạch toán kinh tế mà
không còn được sự bao cấp của Nhà nước nữa.
Thời kỳ này các doanh nghiệp phải tự huy động vốn bằng các nguồn
vay khác nhau với lãi xuất khá cao. Do đó các doanh nghiệp kinh doanh muối
bước đầu gặp rất nhiều khó khăn, các địa phương thiếu tiền mặt để mua muối,
diêm dân phải bán muối với giá rẻ mạt để kiếm sống. Nhiều đơn vị cơ quan,
quân đội trong lúc khó khăn về đời sống đã sử dụng phương tiện vận tải, xăng
dầu, tiền mặt để kinh doanh muối, kể cả trốn thuế để kiếm lời cải thiện đời
sống. Bức tranh ngành muối lúc này thật ảm đạm các doanh nghiệp kinh doanh
muối thì manh mún phân tán, trên thị trường bung ra các kiểu kinh doanh muối
của tất cả các cơ quan đơn vị ngành khác và tư nhân chỉ với mục đích là kiếm
lời bằng mọi cách.
Từ năm 1989 sản xuất muối giảm sút đáng kể một mặt do thời tiết
không thuận lợi cho việc sản xuất muối, mặt khác việc lưu thông muối không
được tổ chức tốt, việc định giá cho sản xuất không được thoả đáng không
khuyến khích người dân sản xuất muối. Người diêm dân không được tạo động
lực sản xuất, do đó đã không ít người từ bỏ cuộc sống khó khăn của mình để đi
tìm một ngành nghề khác. Đó chính là nguyên nhân làm cho lực lượng lao
động sản xuất muối giảm sút. Một lý do khác là việc đầu tư của Nhà nước để
duy trì sự ổn định hàng năm không còn nữa, dẫn đến tình trạng diêm dân bỏ
sản xuất muối, số diện tích còn lại năng suất giảm đi rõ rệt, hệ thống hợp tác
xã bị tan rã làm cho việc sản xuất muối cũng bị tan rã, diêm dân quay lại lối
sản xuất hộ gia đình, bước đầu có mang lại thu nhập cao hơn, nhưng do sản

xuất muối mang tính công nghiệp, phải sử dụng chung hệ thống thuỷ nông, cơ
sở hạ tầng , đường sá không phù hợp với xu thế sản xuất nhỏ manh mún nên
ngày càng xuống cấp giảm sản lượng muối trên cả nước trong thời kỳ dài.
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là thị trường có nhiều biến động, giá
muối lên xuống thất thường ( 1 ngày có 3 bảng giá khác nhau) chứng tỏ sự yếu
kém kinh doanh không hiệu quả của Tổng Công ty đối với toàn ngành muối.
Tổng Công ty Muối là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập lại theo
quyết định 90-CP của Thủ tướng Chính phủ nhưng phạm vi hoạt động rất hạn
chế. Chức năng bán buôn muối để kiểm soát thị trường ngày càng khó khăn,
Tổng Công ty phải cạnh tranh với lực lượng tư nhân, tư thương khá hùng hậu.
Chính các đối thủ này do chỉ kinh doanh kiếm lời do đó tìm mọi cách ép giá
Tổng Công ty, thao túng giá và làm rối loạn thị trường giá cả.
Trước tình hình sản xuất lưu thông bị cạnh tranh không lành mạnh
Tổng Công ty đã xây dựng cho mình chiến lược phát triển muối, quy hoạch lại
các đồng muối để không ngừng nâng cao chất lượng điều tiết giá cả đó chính
là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh
Để tìm hiểu rõ hơn về ngành muối sau đây chúng ta nghiên cứu cụ thể
tình hình kinh doanh tại Tổng Công ty Muối :
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY.
Tổng Công ty Muối được thành lập ngày 15/10/1985 theo quyết định số
252/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở sát nhập giữa Cục công ngiệp
Muối thuộc Bộ Công nghiệp Thực phẩm và Công ty Muối Trung ương thuộc
Bộ Nội thương ( nay là Bộ Thương Mại)
Từ bước đầu khởi sắc Tổng Công ty đã không ngừng vươn lên bằng
chính sức mạnh của mình, Tổng Công ty đã ngày càng phát huy vai trò chủ
đạo của doanh nghiệp Nhà nước trong toàn ngành muối nói riêng và trong hệ
thống doanh nghiệp Nhà nước nói chung. Cùng với sự đóng góp to lớn của
Ban lãnh đạo Tổng Công ty còn có sự đóng góp của cả mỗi cá nhân, mỗi thành
viên trong Tổng Công ty tạo thành những mắt xích quan trọng. Sự đoàn kết
hiệp lực giữa các cá nhân ấy là một trong nhân tố sức mạnh làm cho Tổng

Công ty ngày càng phồn thịnh.
Thêm một dấu mốc lịch sử được hình thành đó là vào ngày 17/5/1995
Tổng Công ty đã được thành lập lại theo quyết định số 414/TM-TCCB của Bộ
Thương Mại. Tổng Công ty Muối bao gồm các xí nghiệp doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh muối trên địa bàn cả nước trải dài từ Bắc vào Nam từ
Móng Cái Lạng Sơn cho đến Mũi Cà Mau.
Các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty là các thành viên hạch toán độc lập
nhưng có quan hệ mật thiết với Tổng Công ty về lợi ích kinh tế, tài chính,
công nghệ, cung ứng , tiêu thụ, dịch vụ thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị
hoạt động kinh doanh nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên
môn hoá và hợp tác kinh doanh nhằm nâng cao khả năng và hiệu quả kinh
doanh của các đơn vị thành viên cũng như toàn Tổng Công ty.
Tổng Công ty Muối là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp
nhân, hạch toán kinh tế độc lập được Nhà nước giao vốn, tài nguyên, đất đai
và các nguồn lực khác, doanh nghiệp có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, bảo
toàn vốn và phát triển vốn được giao, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu
trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn Nhà nước giao cho
Tổng Công ty quản lý.
Trên cơ sở vốn và nguồn lực Nhà nước đã giao cho Tổng Công ty,
Tổng Công ty giao lại vốn và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên
phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao
nhất. Đồng thời để đạt mục tiêu không ngừng tăng trưởng lợi nhuận, qui mô
sản xuất, hoàn thành các chỉ tiêu xã hội mà Nhà nước giao phó. Tổng Công ty
phải phối hợp, hành động, quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp trực thuộc các
phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch quy hoach cải tạo đồng muối,
phương án sử dụng vốn... sẽ được Hội đồng quản trị ( HĐQT) phê duyệt. Các
đơn vị thành viên chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng Công ty về hiệu
quả sử dụng vốn, đồng muối kho tàng và các nguồn lực khác.
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY MUỐI :
Tổ chức Tổng Công ty Muối bao gồm :

* Hội đồng quản trị ( HĐQT):
Được thành lập theo quyết định số 1167/TH-TCCB của Bộ trưởng Bộ
thương mại tháng 12/1996. Hội đồng quản trị có 5 người gồm :
- Chủ tịch : 01 người
- Trưởng ban kiểm soát chuyên trách : 01 người
- Uỷ viên kiêm nhiệm : 03 người .Trong đó 01 uỷ viên là Tổng giám
đốc, 01 uỷ viên đương chức phụ trách phòng kỹ thuật Tổng Công ty, 01 uỷ
viên là do Bộ thương mại ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn )
uỷ nhiệm.
* Ban kiểm soát :
Ban này cũng gồm có 05 người. Trong đó có 01 trưởng ban chuyên
trách, 04 uỷ viên kiêm nhiệm. Trong số 04 uỷ viên này có 01 người là cán bộ
vụ tài chính kế toán Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 01 người là cán
bộ của Tổng cục quản lý vốn và tài sản doanh nghiệp, 02 cán bộ của Tổng
Công ty.
Văn phòng Tổng Công ty có trụ sở 07 Hàng Gà- Hà nội, cán bộ CNV
của Tổng Công ty gồm 59 người và có các phòng ban như sau :
- Phòng Tổ chức hành chính
- Phòng Tài chính kế toán
- Phòng Xây dựng cơ bản
- Phòng Dự trữ quốc gia
- Phòng Kế hoạch kinh doanh
- Phòng Xuất nhập khẩu
- Phòng Kỹ thuật
Các phòng ban này có nhiệm vụ chấp hành và kiểm tra việc thực hiện
các chỉ tiêu kế hoạch, các chế độ chính sách của Nhà nước, các quy định nội
qui của Tổng Công ty và các chỉ thị mệnh lệnh của HĐQT. Đề xuất với Tổng
Giám đốc Tổng Công ty Muối những chủ trương, biện pháp giải quyết khó
khăn gặp phải trong sản xuất kinh doanh và tăng cường công tác quản lý của
Tổng Công ty dưới sự chỉ đạo của HĐQT.

3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁC PHÒNG BAN NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG
Nhiệm vụ chung của Tổng Công ty phấn đấu đạt sản lượng 1 triệu tấn
với doanh thu là 620 tỉ đồng vào năm 2000. Muốn vậy Tổng Công ty phải
không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của thị trường ( cạnh tranh gay gắt ) nhiệm vụ của Tổng Công ty ngày một khó
khăn hơn khác hẳn với các loại hình doanh nghiệp của các thành phần kinh tế
khác họ chỉ đơn thuần kinh doanh chạy theo lợi nhuận còn Tổng Công ty phải
gánh vác các trọng trách rất nặng nề, đó là điều hoà cung cầu muối trong cả
nước, giảm tối thiểu số người mắc bệnh đần độn do thiếu Iốt.
Hai nhiệm vụ mà Tổng Công ty Muối phải thực hiện đó là đảm bảo
hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả về mặt kinh tế. Tưởng chừng như hai nhiệm
vụ đó rất mâu thuẫn trái ngược với nhau đối với một doanh nghiệp kinh doanh
trong cơ chế thị trường, nhưng đó lại là hai chức năng chính của Tổng Công ty
Muối. Hai nhiệm vụ đó vừa bổ xung, phối hợp chặt chẽ để giúp Tổng Công ty
hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và chính sự tồn tại của Tổng Công ty.
Tổng Công ty Muối thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao phó,
đó là nhiệm vụ chương trìnhphổ cập muối Iốt toàn dân. Ngoài ra việc điều hoà
muối tại các tỉnh miền núi và đồng bằng đảm bảo cho bà con các dân tộc ở
vùng sâu, vùng xa có đủ muối để tiêu dùng, giúp họ phòng chống các căn bệnh
do thiếu muối gây ra. Những chương trình như vậy mang ý nghĩa xã hội rất
sâu sắc nó thể hiện tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta.
Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban :
- Phòng Tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý hồ sơ của toàn bộ
cán bộ CNV Tổng Công ty, có nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo cán bộ khi Tổng
Công ty và các XN có nhu cầu. Thực hiện chế độ về lao động, BHXH, sức
khoẻ của công nhân viên theo luật định của Nhà nước.
- Phòng Kế toán tài chính: có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán tài
chính của Tổng Công ty giúp Ban giám đốc Tổng Công ty nắm bắt cácc thông
tin về tình hình taì chính của doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ các chế độ hạch
toán theo quy định của Nhà nước.

- Phòng Xây dựng cơ bản: có nhiệm vụ nắm bắt tình hình kho tàng và
cơ sở vật chất của toàn Tổng Công ty, tham mưu cho Tổng Giám đốc trình lên
chính phủ xây dựng các đồng muối nguyên liệu các công trình xây dựng cơ
bản.
- Phòng Dự trữ quốc gia: có nhiệm vụ cùng phòng Kế hoạch kinh
doanh xây dựng kế hoạch dự trữ muối nguyên liệu để phục vụ sản xuất kinh
doanh trong những ngày giáp vụ, dự báo nhu cầu để dự trữ muối khi cần thiết.
- Phòng Kế hoạch kinh doanh: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất
và cùng phòng kỹ thuật bám sát, kiểm tra việc thực hiện chất lượng sản phẩm
trước khi nhập và đưa ra thị trường. Ký kết các hợp đồng mua bán và tiêu thụ.
Đồng thời giúp Ban giám đốc Tổng Công ty nắm bắt kịp thời các thông tin
kinh tế để ra quyết định chỉ đạo cho chính xác.
- Phòng Xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ ký kết các hợp đồng xuất khẩu
muối nguyên liệu và thiết bị máy móc của nước ngoài.
- Phòng Kỹ thuật: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng muối nguyên liệu
trước khi đưa vào sản xuất, kiểm tra chất lượng qua từng công đoạn sản xuất,
nghiên cứu và cải tiến ứng dụng các công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất.
Thực hiện kế hoạch sản xuất theo đúng tiến độ. Ký kết các hợp đồng mua
nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, ký kết và thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm của
Tổng Công ty. Giúp Ban giám đốc Tổng Công ty nắm bắt kịp thời các thông tin
kinh tế và ra quyết định chỉ đạo xuyên suốt và chính xác.
- Phòng Xuất Nhập khẩu có nhiệm vụ ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu
muối nguyên liệu và các thiết bị máy móc của nước ngoài.
- Phòng Kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi
đưa vào sản xuất, kiểm tra chất lượng ở từng công đoạn sản xuất cho đến khi sản
phẩm được ra đời. Nghiên cứu cải tiến ứng dụng các kỹ thuật mới để đưa vào sản
xuất.
* Sơ đồ tổ chức và quản lý của Tổng Công ty Muối Việt Nam
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH MUỐI CỦA TCTY:
1. Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng kinh doanh muối:

Với bờ biển dài hơn 3.000 km Việt Nam được đánh giá là nước có điều
kiện thuận lợi cho nghề muối phát triển nhất là về khí hậu và kinh nghiệm làm
muối lâu đời của diêm dân. Mặc dù được xem là một trong 95 nước sản xuất muối,
nhưng cho tới thời điểm hiện tại nghề muối vẫn rơi vào cảnh nghịch lý nơi thừa nơi
thiếu trong khi đời sống của đại bộ phận diêm dân vẫn trong cảnh lao đao do phải
đối mặt với cơ chế khắc nghiệt của thị trường.Bức xúc của ngành muối hiện nay là
muối chưa đủ mặn đểnuôi dân. Mặc dù sản xuất được mùa năm 1998 sản lượng
vượt lên cao nhất trong 20 năm đạt là 800.000 tấn nhưng cuộc sống của dân sản
xuất muối vo cùng vất vả thu nhập bình quân là 90.000 đồng/người chỉ đủ đảm bảo
điều kiện sống tối thiểu. Từ khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường
Tổng Công ty Muối gặp phải không ít khó khăn. Một mặt để tồn tại Tổng Công ty
phải nâng cao sức cạnh tranh trước các đối thủ, tìm cách nâng cao chất lượng, giảm
chi phí, xây dựng kế hoạch Marketing... mặt khác phải đảm bảo các chỉ tiêu xã hội
mà nhà nước giao phó như giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống của
diêm dân, thực hiện phòng chống bướu cổ toàn dân.
Trong 10 năm qua sản lượng muối Việt nam có nhiều thay đổi theo chiều
hướng giảm sút nhưng có một vài năm tăng đột biến. Điều này được thể hiện qua
biểu đồ sau:
Bộ T i chínhà
Bộ Nông nghiệp
v phát trià ển
nông thôn
Phòng
XDCB
Phòng
TCHC
Phòng
DTQG
Phòng
XNK

CÁN BỘ CNV TỔNG CÔNG TY MUỐI
Phòng
TCKT
Phòng
Kinh
doanh
Giám đốc v bà ộ
máy điều h nhà
Hội đồng
quản trị
Ban kiểm soát
Hội nghị
CNVC
trong
TCty
Trong 10 năm qua trừ những năm thời tiết tốt, sản lượng muối có thể đạt tới
789.000 đến 800.000 tấn còn lại sản lượng trung bình xấp xỉ 620.000 tấn/năm. Sản
lượng đó đủ tiêu dùng cho ăn và chế biến thực phẩm tiêu dùng trong nước.
Bảng tốc độ tăng trưởng qua các năm
Chỉ tiêu
1
1989
1
1990
1
1991
1
1992
1
1993

1
1994
1
1995
1
1996
1
1997
1
1998
Tốc độ %/năm
trước
55,73 102,7 111,1 104,2 112,5 95,1 122,6 71,4 102,2 174
Nguồn báo cáo thống kê của Tổng Công ty Muối
Từ năm 1989 tốc độ sản lượng muối giảm sút đáng kể từ 789,5 nghìn tấn
còn 440.000 tấn năm 1989 chiếm 55,73% so với 1988. Từ năm 1990 đến 1993,
1996, 1997 sản lượng tương đối ổn định theo hướng tăng chỉ tăng trước ít khoảng
trên 100%. Năm 1994 sản lượng kém hơn chỉ còn 95,1% so với năm 1996. Sản
lượng năm 1998 tăng chóng mặt là 174% so với năm 1997 đạt 800.000 tấn. Chứng
tỏ năm 1998 muối bội thu, một năm thời tiết thuận hoà giúp sản lượng tăng nhanh
chóng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là bắt đầu từ năm 1989 sản lượng giảm
349,5 tấn tức là giảm gần một nửa do cơ sở hạ tầng các đồng muối bị xuống cấp
không được tu bổ thường xuyên nên dẫn đến năng suất thấp . Mặt khác thời tiết
không thuận lợi cho sản xuất muối, mưa nhiều làm cho muối chảy nước, hàng sản
xuất ra không bán được có khi còn phải chịu lỗ. Mặt khác do việc lưu thông muối
không được tổ chức tốt, ước định giá mua cho người sản xuất không thỏa đáng
không khuyến khích sản xuất muối.
Chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước bỏ hẳn chế độ bao cấp hàng năm
do đó sản xuất muối không được đầu tư, tích trữ, nhà sản xuất phải đi tìm các

nguồn vay nợ, do đó hàng năm phải trả lãi suất cao. Nguồn vay để đầu tư quy mô
sản xuất muối tương đối lớn, lợi nhuận thấp, vòng quay vốn chậm, từ đó tạo cho
các doanh nghiệp “ sợ “ rủi ro cao. Do đó trong các năm 1998, 1996 quy mô sản
xuất còn bị giảm đi. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân làm sản lượng bị thất thoát
là do cơ sở hạ tầng, đồng muối bị xuống cấp nghiêm trọng.
Đó chính là những nguyên nhân giảm sản lượng trên cả nước trong một thời
gian dài. Qua tình hình sản lượng muối trong các năm tương đối thấp chỉ đủ tiêu
dùng nội địa, số lượng xuất khẩu quá nhỏ bé so với tiềm năng. Chính vì vậy ngành
muối đòi hỏi một sự quản lý thống nhất thông suốt, để tổ chức sản xuất lưu thông
muối có hiệu quả .
So sánh sản lượng giữa 2 miền thì sản lượng miền Nam thường cao hơn do
áp dụng phương pháp phơi nước, còn miền Bắc áp dụng phương pháp phơi cát cho
năng suất thấp hơn. Sự giảm sút sản lượng ở miền Bắc trong điều kiện kinh doanh
theo cơ chế thị trường làm tăng những biến động sâu sắc và phức tạp mới. Do có
chênh lệch giá trong kinh doanh nên ngày càng có nhiều tổ chức và cá nhân bỏ vốn
tham gia mua bán muối. Luồng lưu thông từ phía Nam ra ngoài Bắc với số lượng
lớn, trong khi đó tại thị trường miền Nam muối không đủ cung cấp cho các nhà sản
xuất công nghiệp nên họ phải nhập khẩu muối từ nước ngoài (năm 1995 Công ty
Vedan nhập 20.000 tấn từ Úc, năm 1996 tiếp tục nhập từ 50.000 - 70.000 tấn cho
nhu cầu sản xuất ).
* Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng muối mua vào và bán ra của
Tổng Công ty Muối thể hiện ở biểu sau ( bảng số 1 ).
Qua số lượng trong biểu ta thấy rằng từ 1994 đến 1998 Tổng Công ty nhìn
chung chưa đạt kế hoạch đặt ra. Nhưng tốc độ sản lượng thực hiện giữa các năm
thì đều tăng lên điều đó chứng tỏ không phải thị trường của Tổng Công ty bị thụt
lùi mà vẫn tăng nhưng rất chậm.
Theo số liệu thống kê của Tổng Công ty Muối Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn thì nhu cầu muối ăn là 380.000 tấn/năm, nhu cầu muối nguyên liệu cho
sản xuất là 250.000tấn/năm, cho xuất khẩu 50.000tấn/năm. Nhu cầu cho sản xuất
và xuất khẩu ngày càng có xu hướng tăng lên. Nhưng trong thực tế Tổng Công ty

Muối mới chỉ đáp ứng khoảng 40-42% nhu cầu tiêu dùng cho cả nước trong đó
các tỉnh phía Bắc là 62,5 %, đáp ứng nhu cầu muối công nghiệp phục vụ cho sản
xuất là 80% cho xuất khẩu chỉ đạt 15%, phần còn lại của thị trường do tư nhân đảm
nhiệm.
Sản lượng bán ra của Tổng Công ty từ năm 1994-1998 có tăng lên cao nhất
là năm 1998 đạt 180.000 tấn bằng 167% so với năm 1997. Duy nhất chỉ có năm
1997 sản lượng quá thấp chỉ bằng 74,5% so với năm 1996. Kế hoạch muối Iốt
miền núi của Tổng Công ty giảm 11.650 tấn so với kế hoạch năm 1996.
Nguyên nhân chính dẫn đến lượng bán năm 1997 đạt thấp là do biến động
của thị trường muối phía Nam ngoài dự kiến, đặc biệt trên phạm vi thị trườong của
Công ty Muối 3 (TPHCM). Công ty mất hoàn toàn thị trường Tây Nguyên do kế
hoạch bị cắt giảm 6.645 tấn so với kế hoạch năm 1996. Giá muối tăng đột biến, sản
lượng mua quá thấp cung không đủ cầu do đó dẫn đến thị trường bị bỏ trống. Sản
lượng mua năm 1997 bằng 68,3% so với năm 1996 và đạt 59,9% so với kế hoạch.
Về kế hoạch thực hiện muối Iốt cho các tỉnh miền núi, vùng cao khá ổn định
trong những năm qua. Tuy nhiên sản lượng muối cung cấp cho miền núi chững lại
năm 1997 và có nguy cơ hạ thấp. Thị trường miền núi vốn là thị trường của Tổng
Công ty nhưng hiện tại rất nhiều tư nhân làm giảm muối Iốt, làm giả bao bì nhãn
mác, ruột bên trong là muối thường, trọng lượng không được đảm bảo. Vì vậy
lượng muối Iốt giả giá rất thấp, các tư thương tìm mọi cách đưa lên miền núi cạnh
tranh với Tổng Công ty.
Với kế hoạch muối Iốt cho đồng bằng có xu hướng tăng lên, năm 1995 Tổng
Công ty chỉ đạt được 20% so với kế hoạch. Đây là lý do khách quan có quan hệ tới
tâm lý khách hàng, đặc điểm của thị trường này là thói quen dùng muốt trắng, việc
vận động tuyên truyền không thể trong chốc lát làm họ thay đổi sang sử dụng muối
Iốt được.

×