Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


NGUYỄN VĂN THẬP

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG
NGÀNH CÔNG AN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


NGUYỄN VĂN THẬP

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG
NGÀNH CÔNG AN VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 9310102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VIỆT TIẾN

HÀ NỘI, NĂM 2019




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng sự nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả

Nguyễn Văn Thập


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ................... 6

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ....................... 6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................ 6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ...................................................... 12
1.1.3. Nhận xét chung và các khoảng trống về chủ đề nghiên cứu.......................... 23
1.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24
1.2.1. Quy trình nghiên cứu của tác giả:................................................................. 24
1.2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài .................. 26
1.2.3. Thiết kế phiếu khảo sát ............................................................................... 26
1.2.4. Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu ................................................. 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 30
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH CÔNG AN
VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÀNH ....................................................... 31
2.1. Một số vấn đề về đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước
trong ngành công an.............................................................................................. 31
2.1.1. Quan niệm về đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong
ngành công an ....................................................................................................... 31
2.1.2. Đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành
công an .................................................................................................................. 32
2.1.3. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành
công an. ................................................................................................................. 35


iii
2.2. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành
công an ................................................................................................................... 36
2.2.1. Quan niệm, đặc điểm, chủ thể, đối tượng và sự cần thiết quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an. .......................... 36
2.2.2. Nội dung quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong
ngành công an. ...................................................................................................... 42

2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân
sách nhà nước trong ngành công an ....................................................................... 52
2.3. Kinh nghiệm về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà
nước của một số ngành và bài học rút ra cho ngành công an ............................. 57
2.3.1. Kinh nghiệm về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà
nước của một số ngành. ......................................................................................... 57
2.3.2. Bài học rút ra cho ngành công an ................................................................. 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 65
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG
VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH CÔNG AN VIỆT NAM ..... 66
3.1. Khái quát về ngành công an và tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn
ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam thời gian qua. ................... 66
3.1.1. Khái quát về ngành công an Việt Nam. ........................................................ 66
3.1.2. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành
công an Việt Nam. ................................................................................................. 70
3.2. Phân tích thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách
nhà nước trong ngành công an Việt Nam. ........................................................... 72
3.2.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản .............. 72
3.2.2. Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách
nhà nước trong ngành công an ............................................................................... 77
3.2.3. Thực trạng kiểm tra, thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản................................. 86
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách
nhà nước trong ngành công an ............................................................................. 90
3.3.1. Những thành tựu về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà
nước trong ngành công an...................................................................................... 90


iv
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an. .................................... 95

3.4. Những vấn đề đặt ra sau khi nghiên cứu thực trạng quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam. .............. 107
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................... 110
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRONG NGÀNH CÔNG AN VIỆT NAM ........................................................... 111
4.1. Những căn cứ để đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt
Nam ...................................................................................................................... 111
4.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và xu
hướng phát triển của ngành công an Việt Nam .................................................... 111
4.1.2. Dự báo về nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước
trong ngành công an Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 ............................. 115
4.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân
sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam .................................................. 116
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách
nhà nước trong ngành công an Việt Nam .......................................................... 121
4.3.1. Hoàn thiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư ..................................... 121
4.3.2. Hoàn thiện tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản ................................ 124
4.3.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra về thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an ............................................. 131
4.3.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất của
đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản............................... 132
4.3.5. Tăng cường cơ sở vật chất để thực hiện quản lý nhà nước đầu tư xây dựng cơ
bản bằng vốn ngân sách Nhà nươc trong ngành công an. ..................................... 133
4.3.6. Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan đến quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản. ........................................................................................................ 134
4.4. Một số kiến nghị để hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an ....................................... 135



v
4.4.1. Kiến nghị đối với Quốc hội ....................................................................... 135
4.4.2. Kiến nghị đối với Chính phủ. ..................................................................... 136
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................... 139
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 140
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt Chữ đầy đủ

1

BCA

Bộ Công an

2

BQL

Ban quản lý


3

CAND

Công an nhân dân

4

CBĐT

Chuẩn bị đầu tư

5

CĐT

Chủ đầu tư

6

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

7

ĐTPT

Đầu tư phát triển


8

KTXH

Kinh tế xã hội

9

KBNN

Kho bạc Nhà nước

10

KTNN

Kiểm toán Nhà nước

11

NSNN

Ngân sách Nhà nước

12

QLNN

Quản lý Nhà nước


13

TSCĐ

Tài sản cố định

14

UBND

Ủy ban nhân dân

15

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

16

XDCB

Xây dựng cơ bản


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thanh đánh giá Likert ................................................................................ 27
Bảng 3.1. Cơ cấu các dự án đầu tư giai đoạn 2010-2017 ............................................ 70

Bảng 3.2. Tỷ trọng vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2010 -2017 cho các vùng, miền ....... 71
Bảng 3.3. Tình hình quy hoạch trong ngành công an đến năm 2017........................... 73
Bảng 3.4 Bảng đánh giá về chất lượng quy hoạch ...................................................... 74
Bảng 3.5 Thực trạng về kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành công an ........ 75
Bảng 3.6. Tổng hợp số dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành công an ............... 76
Bảng 3.7 Bảng đánh giá về khâu kế hoạch ................................................................. 77
Bảng 3.8. Kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản của ngành công an ......... 79
Bảng 3.9. Bảng đánh giá về khâu phê duyệt dự án ..................................................... 80
Bảng 3.10. Bảng đánh giá điểm số trung bình về công tác lựa chọn nhà thầu ............. 81
Bảng 3.11. Bảng tổng hợp các hình thức lựa chọn nhà thầu ...................................... 82
Bảng 3.12 Bảng đánh giá về công tác quản lý thi công .............................................. 83
Bảng 3.13. Tình hình quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành ......... 86
Bảng 3.14. Bảng thống kê thanh tra đầu tư xây dựng ở cấp Bộ trong 05 năm ............. 87
Bảng 3.15. Bảng thống kê kiểm tra, thanh tra về đầu tư xây dựng của Cục Tài chính 88
Bảng 3.16. Bảng thống kê kiểm tra đầu tư xây dựng ở Cục Kế hoạch và đầu tư ......... 89
Bảng 3.17. Tỷ lệ đánh giá về thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng cơ bản .................. 94
Bảng 4.1. Dự báo vốn cho xây dựng cơ bản trong ngành công an giai đoạn 2020- 2025 ..... 116


viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu .................................................................. 24
Hình 1.2. Khung nghiên cứu của luận án ................................................................... 29
Hình 2.1 Các dạng tổn thất trong đầu tư xây dựng cơ bản .......................................... 51


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Những thành tựu của hơn 30 năm đổi mới đã tạo cho nước ta thế và lực mới,
nhưng chúng ta cũng sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức do những biến
động bất thường của quốc tế, do những hạn chế, yếu kém của ta tồn tại từ trước chậm
được khắc phục, do thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến bất thường. Mặt khác, các thế
lực thù địch vẫn ráo riết đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy tự diễn biến, gây bạo
loạn tự lật đổ; các phần tử chống đối trong nước liên kết với các phần tử ở nước ngoài
có xu hướng gia tăng hoạt động; nạn trộm cắp, hút chích, buôn bán ma túy, giết người
ngày càng tăng. Tất cả điều đó làm cho trật tự xã hội không được ổn định.Tình hình
tội phạm và trật tự an toàn xã hội tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp mới.
Trong những năm tới, xu thế lớn trên thế giới vẫn là hòa bình, hợp tác và phát
triển, nhưng sẽ có những diễn biễn phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường và rất
phức tạp. Trên thế giới đang gia tăng các xung đột do các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải,
khủng bố do Nhà nước Hồi giáo tự xưng và các tổ chức khủng bố khác gây ra. Đây là mối
đe dọa đối với tất cả các quốc gia. Điều đó dẫn đến nguy cơ mất an ninh đối với toàn cầu,
trong đó có Việt Nam. Vì vậy, đấu tranh chống khủng bố, đe dọa ảnh hưởng đến tính
mạng người dân và quyền lợi dân tộc, quốc gia là vấn đề cấp bách của Việt Nam.
Trước tình hình đó, mục tiêu, yêu cầu đối với ngành công an là phát huy bản
chất cách mạng, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường hòa
bình, thuận lợi để phát triển đất nước; chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh
chống tội phạm và tệ nạn xã hội; xây dựng lực lượng công an chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc
gia và giữ gìn trật tự toàn xã hội.
Ngành công an có vai trò quyết định trong việc ổn định trật tự xã hội của đất
nước. Trước bối cảnh đó của đất nước, vai trò của ngành công an càng nặng nề. Để
ngành công an hoàn thành nhiệm vụ, đòi hỏi phải đảm bảo cơ sở vật chất để thực thi
nhiệm vụ. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến đầu tư XDCB để phát
triển cơ sở vật chất cho ngành công an, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của ngành.
Đầu tư XDCB trong ngành công an là để hình thành, phát triển cơ sở vật chất

cho ngành và chủ yếu bằng NSNN. Đầu tư XDCB trong ngành công an Việt Nam, có
những đặc điểm riêng, như sản phẩm XDCB phục vụ nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an
toàn, trật tự xã hội; nhiều dự án đầu tư XDCB phải đảm bảo yêu cầu bí mật. Đó là dự


2
án đầu tư XDCB đặc thù và và do đó phải có phương thức quản lý đặc thù. Điều này
đòi hỏi quản lý đầu tư XDCB phải được hoàn thiện phù hợp với đặc điểm của ngành
Thời gian qua, quản lý đầu tư XDCB trong ngành công an đã từng bước được
cải thiện, nhưng nhìn chung vẫn chưa phù hợp với đặc thù của ngành và chưa đáp ứng
được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Điều đó dẫn tới đầu tư còn dàn trải, vốn đầu tư còn bị
thất thoát, nhiều dự án đầu tư XDCB không hoàn thành đúng tiến độ đề ra, quy định
về quản lý đầu tư XDCB đặc thù bằng vốn NSNN trong ngành công an chưa rõ ràng.
Để góp phần giải quyết vấn đề này, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu là cần thiết cả về lý luận cũng như thực tiễn.
2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về quản lý đầu tư XDCB, khảo sát thực trạng
quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an, luận án đưa ra phương
hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành
công an Việt Nam thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
- Luận giải những vấn đề lý luận về quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN
trong ngành công an;
- Phân tích thực trạng quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an
Việt Nam, từ đó đánh giá những thành tựu, hạn chế và phân tích nguyên nhân của những
hạn chế về quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam;
- Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng, luận án đề xuất các phương hướng, giải

pháp hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam.

2.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được các mục đích nghiên cứu, tác giả đi vào trả lời các câu hỏi nghiên
cứu sau:
- Vì sao phải quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an ?
- Nội dung quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an ?


3
- Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong
ngành công an ?
- Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN trong ngành công
an Việt Nam? Những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế?
- Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng
vốn NSNN trong ngành công an Việt Nam thời gian tới?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
Quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an cũng có nhiều
cách tiếp cận. Luận án tiếp cận dưới góc độ Kinh tế chính trị và theo chức năng quản
lý. Đó là:
Thứ nhất, xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư XDCB
Thứ hai, tổ chức thực hiện đầu tư XDCB
Thứ ba, kiểm tra, thanh tra đầu tư XDCB
3.2.2. Phạm vi không gian: quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành
công an
3.2.3. Phạm vi thời gian: luận án sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2010 đến năm

2017 (không bao gồm các dự án bảo mật cao thuộc các nguồn vốn an ninh, nguồn vốn đặc
biệt). Số liệu sơ cấp do tác giả khảo sát, thu thập năm 2017. Đề xuất phương hướng và giải
pháp đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Những đóng góp mới của luận án
4.1.Những đóng góp mới về mặt học thuật
Luận án đã nghiên cứu và đưa ra quan niệm, làm rõ đặc thù quản lý đầu tư
XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an. Trên cơ sở đó, luận án luận giải nội dung
quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an dưới góc độ kinh tế chính
trị học. Đó là, (i) xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư XDCB; (ii) tổ chức thực hiện
đầu tư XDCB; (iii) kiểm tra, thanh tra đầu tư XDCB.


4
Một điểm mới quan trọng là, luận án xác định rõ danh mục dự án đầu tư XDCB
đặc thù bí mật trong ngành công an.Đó là các dự án đầu tư XDCB hình thành nên tài
sản đặc biệt, chuyên dùng của ngành công an. Luận án cũng chỉ ra, các dự án đầu tư
này được quản lý khác với các dự án đầu tư XDCB thông thường.
Luận án cũng phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư XDCB
bằng vốn NSNN trong ngành công an, bao gồm: (i) luật pháp, chính sách của Nhà
nước, (ii) bộ máy quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản; (iii) năng lực của đội ngũ cán bộ
quản lý đầu tư XDCB; (iv) sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong quản lý đầu tư
xây dựng cơ bản; (v) cơ sở vật chất để thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
4.2.Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng và đánh giá quản lý đầu tư XDCB bằng vốn
NSNN trong ngành công an Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017, luận án đã làm rõ
những thành tựu và những hạn chế trong quản lý đầu tư XDCB, nguyên nhân của
những hạn chế.
- Để hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an
Việt Nam, luận án đề xuất 3 phương hướng, 6 giải pháp. Các giải pháp tập trung vào:
Thứ nhất, hoàn thiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư

Thứ hai, hoàn thiện tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản . Giải pháp
này, luận án tập trung luận giải: (i) hoàn thiện quản lý thẩm định, phê duyệt dự án; (ii)
hoàn thiện quản lý thi công dự án xây dựng cơ bản; (iii) hoàn thiện thanh toán vốn
đầu tư; (iv) hoàn thiện quyết toán vốn đầu tư.
Thứ ba, tăng cường thanh tra, kiểm tra về thực hiện quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản
Thứ tư, hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao trình độ, năng lực và phẩm
chất của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Thứ năm, tăng cường cơ sở vật chất để thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Thứ sáu, tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan đến quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản.
- Luận án cũng kiến nghị Chính phủ sớm sửa đổi quy định về xây dựng công
trình đặc thù, không để từng công trình bí mật nhà nước đều phải báo cáo Thủ tướng
Chính phủ quyết định việc đầu tư xây dựng.Thủ tướng Chính phủ chỉ quy định về danh
mục các dự án tuyệt mật, tối mật, quyết định chủ trương đầu tư các dự án nhóm A, giao


5
Bộ công an quy định danh mục các công trình mật. Đối với các dự án nhóm B và nhóm C
thuộc danh mục bí mật nhà nước, nên sửa đổi giao Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt chủ
trương đầu tư để rút ngắn thời gian, tăng hiệu quả đầu tư đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo
vệ an toàn xã hội trong mọi tình huống. Luận án cũng đề xuất cụ thể danh mục công trình
đặc thù trong ngành công an để thống nhất quản lý, thực hiện.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các
công trình công bố kết quả nghiên cứu, phần phụ lục; phần nội dung chính của luận án
bao gồm 4 chương:
Chương 1.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và
phương pháp nghiên cứu của luận án.
Chương 2. Những vấn đề lý luận về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn

ngân sách nhà nước trong ngành công an và kinh nghiệm của một số ngành.
Chương 3.Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà
nước trong ngành công an Việt nam.
Chương 4. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn
NSNN trong ngành công an Việt nam.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Liên quan đến hướng nghiên cứu của Luận án, ở nước ngoài đã có các công trình
nghiên cứu tập trung vào các hướng sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về đầu tư phát triển, đầu tư công, chi tiêu công.
Theo Scott (1976), đầu tư bao gồm tất cả các khoản chi tiêu vào việc mua máy
móc, nhà xưởng, thiết bị hay phương tiện; chi tiêu cho tiếp thị, hoạch định, đào tạo, giáo
dục, nghiên cứu và phát triển cũng được xem là đầu tư. Đầu tư cũng có thể hiểu là sự hi
sinh nguồn lực trong hiện tại để thu được kết quả nhất định trong tương lai với kỳ vọng
kết quả thu được phải lớn hơn nguồn lực bỏ ra. Trên thực tế, ''đầu tư'' nói chung (đầu tư
thực) có nghĩa khác với ''đầu tư tài chính''. Đầu tư tài chính là một hình thức đầu tư chủ
yếu thông qua việc mua chứng khoán, trái phiếu hoặc các công cụ tài chính khác. Cụ
thể, đầu tư tài chính là việc dùng tiền hoặc bỏ vốn ở hiện tại để mua chứng từ có giá
nhằm mang lại kết quả có lợi dưới dạng lãi, thu nhập, hoặc sự tăng giá của những chứng
từ có giá trong tương lai. Do vậy, nhà đầu tư tài chính thông thường chỉ nhắm vào mục
đích mua và bán, ít làm tăng giá trị thực của công ty mà họ đầu tư vào. Trong khi đó,
đầu tư nói chung hay đầu tư thực là việc gia tăng vốn (tư bản) nhằm tăng cường năng
lực sản xuất trong tương lai. Theo David N. Weil (2005), tư bản được tạo ra từ quá trình

đầu tư cho nên khác với sự ''sẵn có'' của nguồn lực tự nhiên (như đất đai). Tư bản được
''sản xuất'' ra từ việc sử dụng các nguồn lực, do đó nó đòi hỏi phải có sự hy sinh trong
tiêu dùng. Ngoài ra, David N. Weil (2005) cho rằng tư bản có ba đặc tính quan trọng: Tư
bản có ‘tính năng suất’, việc sử dụng nó sẽ giúp người lao động gia tăng sản lượng đầu
ra ;tư bản có tính cạnh tranh trong sử dụng; tư bản có tính hao mòn.
Scott (1976) cũng khẳng định đầu tư là ''chi phí của sự thay đổi'', nguồn gốc của
sự tăng trưởng và là sự hi sinh của tiêu dùng trong hiện tại để hướng nền kinh tế đi lên
thay vì để nó ở ‘trạng thái dừng’.
Trong thống kê quốc tế, thuật ngữ ''đầu tư'' được thể hiện qua chỉ tiêu ''tổng tích
lũy tài sản''. Ngoài ra, để tính toán giá trị vốn của một nền kinh tế tại một thời điểm nào
đó người ta cộng tất cả các đầu tư trước đó rồi trừ đi khấu hao. Hay, căn cứ vào giá cả


7
thị trường hiện tại của các tài sản vốn này để tính giá trị vốn của nền kinh tế tại một thời
điểm nào đó. Theo đó, tổng tích lũy tài sản (hay tổng tích lũy tư bản) của nền kinh tế tại
thời điểm t+1 sẽ bằng một phần (γ) của tổng đầu tư (It) chuyển thành tài sản trong giai
đoạn t cộng với toàn bộ giá trị tài sản sau khi đã trừ khấu hao tính đến thời điểm t; được
thể hiện qua phương trình sau: Kt+1 = γ It + (1 − δ)Kt. Dabla‐Norris và các cộng sự (2011,
Tr 236) đã nhấn mạnh ''thực tế ở hầu hết các quốc gia chỉ có một phần vốn đầu tư sẽ
chuyển thành tài sản''.
- Về đầu tư công và chi tiêu công.
Theo lý thuyết kinh tế học thì đầu tư công là việc đầu tư để tạo ra năng lực sản
xuất và cung ứng hàng hóa và dịch vụ công cộng (gọi tắt là hàng hóa công); chi tiêu
chính phủ là các khoản chi của chính phủ để cung ứng hàng hóa công (Seidman, 2009).
Theo quan niệm của hầu hết các nước trên thế giới, cũng như của các nhà nghiên
cứu trên thế giới như: Mankiw và cộng sự (1992); Khan and Kumar (1997) thì đầu tư
công là đầu tư bằng nguồn lực của Nhà nước vào kết cấu hạ tầng do trung ương, địa
phương và do các tập đoàn, công ty nhà nước thực hiện.
- Về đánh giá đầu tư công, chi tiêu công.

Nhiều tác giả đã cố gắng để xác định hiệu suất ảnh hưởng của nguồn vốn công
bằng cách ước tính thông qua hàm sản xuất Cobb-Douglas, theo đó nguồn vốn công
được coi là một biến đầu vào. Một trong số những người đầu tiên nghiên cứu về vấn đề
này đó là nghiên cứu thực nghiệm của Aschauter (1989), nghiên cứu này đã giải thích
cho sự suy giảm năng suất trong năm 1970 ở nước Mỹ. Ông đã chỉ ra rằng với mỗi 1%
tăng vốn của khu vực công sẽ làm tăng hiệu suất nguồn vốn công lên 0.39%, Nghiên
cứu của Khan và Carmen (1990) và nghiên cứu của Rui and Gallo (1991) đã phát triển
mô hình tăng trưởng và kết luận rằng đầu tư tư nhân có tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế lớn hơn so với đầu tư công.
Và nhiều nghiên cứu như của Tatom (1991); Eastly and Rebelo (1993) và Wang
and Raymond O’Brien (2003) cũng chỉ ra rằng đầu tư công có tác động lên tăng trưởng
kinh tế kém hơn so với đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Greene and
Villanueva (1991) và của Hadjimichael and Ghura (1995), đầu tư công đã tạo hiệu ứng
lan tỏa cho khu vực tư nhân.
Mối quan hệ giữa đầu tư công, tăng trưởng kinh tế và các tác động xã hội đã
được nhóm tác giả Benedict Clements và cộng sự (2003) nghiên cứu, nhóm tác giả
đã thực hiện tổng quan các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả đưa ra
mô hình tăng trưởng kinh tế, sử dụng phương pháp lượng hóa các dữ liệu thu thập tác


8
giả đã chứng minh mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu được tác giả thu thập tại một số nước có
thu nhập thấp như Zambia, Guinea, VietNam, Nepal, Ghana,… Cũng sử dụng các lý
thuyết đến đầu tư công và sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, sử dụng mô
hình định lượng trong việc xử lý các dữ liệu, nhóm tác giả Edward Anderson và cộng
sự (2006) đã xem xét vai trò của đầu tư sử dụng NSNN với quá trình giảm nghèo, tác
giả chứng minh vai trò xã hội của nguồn vốn đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước
thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đầu tư công trong tăng trưởng, trong
sản xuất và cân bằng xã hội. Đồng thời, trong nghiên cứu của mình nhóm tác giả đưa

ra phương pháp thẩm định dự án đầu tư công và phân bổ tối ưu giữa các vùng nhằm
đạt được mục tiêu xã hội.
Những nghiên cứu về chi tiêu công trong những năm 1980-1990 tập trung vào
phân tích mối quan hệ giữa vốn khu vực công và năng suất trong khu vực tư (Aschauer
(1989a và 1989b),) hay mối quan hệ giữa đầu tư công với sự tăng trưởng kinh tế hoặc
chi tiêu công với sự tăng trưởng kinh tế, qua đó biết được được đầu tư công hay chi tiêu
công có đem lại hiệu quả hay không (Munnell (1992), Easterly and Rebelo (1993)). Hầu
hết các nghiên cứu này đều cho thấy mối quan hệ tương quan thuận có ý nghĩa giữa đầu
tư công hoặc chi tiêu công và sự tăng trưởng kinh tế. Một số nghiên cứu khác về mối
quan hệ giữa tổng chi tiêu chính phủ, cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng trưởng như
Devarajan và cộng sự (1996), và nghiên cứu của Ghosh & Gregoriou (2008). Với số liệu
thu thập được từ 43 nước, trong khoảng 20 năm nghiên cứu của Devarajan và cộng sự
(1996) đã chỉ ra sự gia tăng chi đầu tư có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế,
trong khi đó sự gia tăng chi thường xuyên lại có tác động tích cực.
Thứ hai, nghiên cứu về quản lý đầu tư công, quản lý nhà nước về vốn đầu tư
trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Theo Stern (1991) quản lý và tổ chức có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng ở
các nước có nguồn vốn khan hiếm. Trong nghiên cứu của mình, Pritchett (2000) đã chỉ
ra rằng quản lý đầu tư công mà yếu kém thì tham nhũng sẽ luôn xuất hiện trong quá
trình đầu tư. Tương tự, nghiên cứu của Chakraborty and Dabla-Norris (2011) cho rằng
bộ máy quan liêu, yếu kém và tham nhũng cũng gây ảnh hưởng xấu đến cung cấp các
dịch vụ công cộng, do vậy làm giảm hiệu quả của nguồn vốn công, và có tác động xấu
đến tăng trưởng. Trong nghiên cứu của Rajaram và cộng sự (2010), các tác giả đã chỉ
ra nội dung trong quản lý đầu tư công bao gồm: xây dựng và sàng lọc bước đầu đối với
dự án đầu tư công; thẩm định dự án và đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án đầu tư
công; lựa chọn và lập ngân sách dự án đầu tư công; triển khai, điều chỉnh dự án và thực


9
hiện vận hành dự án và cuối cùng là đánh giá và thực hiện kiểm toán đối với dự án đầu

tư công đã hoàn thành.
Cũng theo quan điểm của Love (2002), tác giả cho rằng cho rằng sự vắng mặt
của tổ quản lý và hệ thống thông tin chất lượng để hỗ trợ về hoạt động quản lý chất
lượng trong các dự án xây dựng là rất nghiêm trọng. Tác giả xem xét đến vai trò của
các bên trong hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB cụ thể với một dự án đầu tư xây
dựng xác định để đưa ra các luận giải của mình về các vấn đề trong chi phí quản lý các
hoạt động đầu tư.
Bên cạnh việc đề cập đến quản lý nhà nước với nguồn vốn ngân sách thông qua
các kênh khác nhau, tác giả Issaballe Louis (1987) đề cập đến một khía cạnh khác
trong quản lý đầu tư XDCB. Bằng việc tiếp cận từ việc mô tả thực trạng ngành công
nghiệp xây dựng Pháp, tác giả đã mô tả về vai trò và ảnh hưởng của chính phủ đối với đầu
tư XDCB. Một cái nhìn từ thế kỷ 18 về phía trước, đó là các minh chứng cho cuộc cách
mạng xây dựng ở Pháp, nó có tác động mạnh mẽ đến thực trạng ngành công nghiệp và
xây dựng hiện nay. Các đặc tính của ngành công nghiệp xây dựng tập trung vào cấu trúc
của các công ty xây dựng và phương thức hoạt động của nó. Mô tả của ngành công nghiệp
xây dựng bao gồm tình hình các yếu tố đầu vào khác nhau cho ngành công nghiệp như lao
động, thiết bị, vật tư, tài chính… Nghiên cứu đã chỉ ra quá trình quản lý nhà nước với đầu
tư xây dựng cơ bản ở nước đại diện cho nước phát triển hàng đầu thế giới.
Một số nghiên cứu được thực hiện theo hướng tìm hiểu kinh nghiệm quản lý
nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở các
quốc gia khác nhau, từ đó đề xuất bài học kinh nghiệm trong việc quản lý, nhóm tác
giả Bernard Myers và Thomas Laursen đã tổng kết lại toàn bộ kinh nghiệm quản lý
nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sử dụng NSNN của một số nước thành
viên EU, dữ liệu được thu thập từ năm 2000 đến hết năm 2006, chủ yếu tập trung vào
việc khảo sát kinh nghiệm quản lý trong khoản mục đầu tư này ở nước Anh và một số
nước có nền kinh tế phát triển. Trong giai đoạn nghiên cứu của tác giả, các nước thuộc
khối EU là các nước có nợ công thuộc vào nhóm các nước có nợ công lớn của thế giới,
đây cũng có thể là bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý hoạt động đầu tư XDCB
sử dụng NSNN ở Việt Nam, từ đó có thể tránh được phần nào nợ công tăng mạnh và
không có khả năng kiểm soát. Tuy nhiên, do tính chất xã hội của các nước, trình độ

sản xuất của các nghiên cứu nêu trên rất khác Việt Nam nên việc vận dụng các kết quả
nghiên cứu này sẽ chưa thực sự phù hợp điều kiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn
NSNN, nhất là trong BCA Việt Nam một số tài liệu tác giả nghiên cứu là tài liệu Mật
nên không được phép công bố.


10
Thứ ba, nghiên cứu về quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN theo các chức
năng cơ bản của quản lý.
Các nghiên cứu liên quan đến NSNN, sử dụng NSNN cho các mục đích khác
nhau đã được nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới, các lý thuyết về
NSNN nói chung và chi NSNN nói riêng đã dần hoàn thiện, điều đó đã góp phần hoàn
thiện cơ sở lý luận quan trọng cho quản lý NSNN tại các quốc gia trong hiện tại và
tương lai. Các lý thuyết về NSNN có những bước phát triển theo thời gian: từ phương
thức ngân sách theo khoản mục, phương thức ngân sách theo công việc thực hiện,
phương thức ngân sách theo chương trình cho đến phương thức ngân sách theo kết quả
đầu ra. Mỗi phương thức quản lý ngân sách có những ưu nhược điểm riêng nhưng nó
có xu hướng là ngày càng hoàn thiện qua quá trình quản lý thực tiễn ở các quốc gia
khác nhau. Martin và cộng sự (2010) đã so sánh và chỉ ra rất rõ sự tiến triển trong các
lý thuyết về ngân sách, tác giả đã khẳng định ưu thế của phương pháp quản lý ngân
sách theo kết quả đầu ra, ngân sách theo kết quả đầu ra trả lời câu hỏi mà các nhà quản
lý ngân sách luôn đặt ra đó là nên quyết định như thế nào để phân bổ X đôla cho hoạt
động A thay vì cho hoạt động B. Do đó, phương pháp quản lý ngân sách theo kết quả
đầu ra đang được nghiên cứu để ứng dụng rộng rãi trong quản lý chi tiêu sử dụng ngân
sách nhà nước tại các quốc gia hiện nay.
Liên quan đến quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN, các công trình nghiên cứu
ở nước ngoài đã tập trung vào một số hướng cơ bản sau:
Một là, về xây dựng quy hoạch và kế hoạch.
Trong quản lý đầu tư công nói chung và đầu tư XDCB nói riêng, trước tiên phải
nói đến quy hoạch, kế hoạch đầu tư. Các nghiên cứu của Rajaram, A. và cộng sự (2010)

và Rajram (2012) đã có những phân tích cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
của quản lý đầu tư. Các tác giả cho rằng các hoạt động đầu tư của một quốc gia cần phải
có những định hướng đầu tư rõ rang để hướng dẫn hoạt động, và đây là nhân tố quan
trọng trong quản lý đầu tư của quốc gia.
Hai là, về tổ chức thực hiện đầu tư xây XDCB bằng vốn NSNN.
Trước khi thực hiện đầu tư, các dự án cần phải được thẩm định. Trong nghiên
cứu của mình, các tác giả Collier and Venables (2008) cho rằng năng lực thực hiện thẩm
định kém đã dẫn đến hiệu quả đầu tư kém hiệu quả. Khi thực hiện thẩm định dự án, phải
áp dụng các phương pháp thẩm định tiên tiến để xác định các dự án khả thi. Theo
Esfahani and Ramirez (2003), thì quản lý và thực hiện dự án ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả của vốn đầu tư. Các tác giả nhấn mạnh đến vai trò của các công cụ thẩm định dự án.


11
Liên quan đến vấn đề quản lý đầu tư của dự án, Peter E.D và cộng sự (2002)
trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng: cần xây dựng một mẫu dự án quản lý hệ
thống chi phí chất lượng để xác định chất lượng trong dự án xây dựng. Cấu trúc và các
thông tin quan trọng là cần thiết được xác định và thảo luận để cung cấp cho một hệ
thống phân loại chi phí chất lượng. Hệ thống phát triển đã được thử nghiệm và triển
khai trong hai trường hợp xây dựng các dự án nghiên cứu để xác định các vấn đề thông
tin và quản lý cần thiết để phát triển một chương trình phần mềm trong hệ thống thông
tin quản lý chi phí trong xây dựng. Bên cạnh đó, khi thực hiện các dự án đầu tư XDCB
từ nguồn vốn ngân sách, các hoạt động của dự án cần được chia thành các khu vực
chức năng, được thực hiện bởi các ngành học khác nhau và được hoạt động độc lập.
Việc phân chia các loại hình dự án và phương thức hoạt động cũng có ảnh hưởng lớn
đến quá trình quản lý chi phí của dự án (P.E.D. Love và cộng sự (1999).
Hiroshi Isohata (2002), trong nghiên cứu của mình đề cập đến khía cạnh quản
lý đấu thầu trong quản lý hoạt động đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN. Từ việc nghiên
cứu lịch sử phát triển đối với quản lý xây dựng hệ thống đấu thầu ở Nhật bản, bài viết
nghiên cứu về lịch sử phát triển của hệ thống đấu thầu cho xây dựng các công trình

công cộng từ thời xưa qua các thời kỳ đến nay. Tác giả làm rõ đặc trưng của sự phát
triển trong mua sắm và quản lý hệ thống xây dựng như công nghệ phần mềm với đấu
thầu, hợp đồng và quản lý xây dựng hiện đại ở Nhật Bản.
Với vấn đề vai trò và trách nhiệm của tư vấn quản lý trong xây dựng công
nghiệp Trung quốc, Tony Y.F.Ma (2003), đã chỉ vai trò và trách nhiệm của tư vấn
quản lý trong xây dựng công nghiệp Trung quốc: Bộ xây dựng đã ban hành một số văn
bản nhằm khuyến khích việc ngành công nghiệp áp dụng kỹ thuật – mua sắm- xây
dựng (EPC) hoặc thiết kế và xây dựng (DB), cách tiếp cận và thúc đẩy sự tham gia của
tư vấn quản lý dự án (PMC) để quản lý các dự án thay mặt cho khách hàng. Không
giống như các kỹ sư giám sát, PMC trực tiếp thay cho khách hàng kể từ khi thành lập
đến khi hoàn thành toàn bộ dự án.
Ba là, về kiểm tra, thanh tra thực hiện quản lý đầu tư XDCB bằng vốn NSNN
Kiểm tra, thanh tra thực hiện quản lý đầu tư XDCB là việc làm tất yếu trong
quy trình quản lý đầu tư XDCB. Thông qua kiểm tra, thanh tra có thể giúp nhà quản lý
đánh giá được các DA đầu tư XDCB, bởi lẽ, theo Hirschman (1958) các nhà hoạch
định có thể chủ quan lựa chọn các dự án đầu tư XDCB, là cho quá trình đầu tư XDCB
có thể bị thao túng.


12
Trên thực tế, một trong những nội dung quan trọng của chi tiêu ngân sách ở bất
cứ một quốc gia nào là chi cho đầu tư XDCB, nó có vai trò quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, góp phần tạo điều kiện cho sự tăng
trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội. Các nhà nghiên cứu về đầu tư
công cũng đã chứng minh rằng, nếu quản lý đầu tư công không hiệu quả sẽ dẫn đến
tình trạng nợ xấu ở các quốc gia và do đó, các nhà hoạch định chính sách cũng như các
nhà nghiên cứu đã có những nghiên cứu về thực trạng đầu tư công, các định hướng và
giải pháp nhằm quản lý một cách tốt nhất các hạng mục đầu tư công. Chính vì vậy, nhà
nước có vai trò quan trọng trong việc quản lý các hạng mục đầu tư, đặc biệt là hạng
mục đầu tư XDCB. Đặc điểm của đầu tư XDCB mang những đặc điểm của đầu tư nói

chung và đầu tư phát triển nói riêng đó là thời gian thu hồi vốn lâu, chu kỳ của một dự
án thường kéo rất dài, lượng vốn cần thiết để xây dựng cơ bản thường là lớn.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Liên quan đến hướng nghiên cứu của Luận án, các công trình nghiên cứu ở trong
nước tập trung vào các nội dung sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về đầu tư phát triển, đầu tư công hoặc chi tiêu công.
- Về đầu tư nói chung.
Theo Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Quang Thái (2011), thuật ngữ ''đầu tư'' sử dụng
trong thống kê quốc tế được thể hiện qua chỉ tiêu ''tổng tích lũy tài sản'' (gross captial
formation) và chỉ có tăng tư bản làm tăng năng lực sản xuất vật chất mới được tính là
đầu tư. Giá trị của đầu tư tính bằng giá trị tài sản cố định trên thị trường vào lúc tài sản
được hoàn thành và chuyển giao cho chủ sở hữu. Trong thống kê của Việt Nam, vốn đầu
tư được dùng để phản ánh số lượng tiền bỏ ra trong một thời gian nhất định của các
thành phần kinh tế nhằm mục đích tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh. Theo các
ông, trên thực tế số tiền này không phải tất cả đều đi vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
và vì vậy chỉ tiêu này không đồng nghĩa với ''tổng tích lũy tài sản''.
Như vậy, đầu tư là chi phí của sự thay đổi, nguồn gốc của sự tăng trưởng và là sự
hi sinh của tiêu dùng trong hiện tại để hướng nền kinh tế đi lên. Đầu tư có thể được chia
thành đầu tư công và đầu tư tư nhân. Trong đó, đầu tư công có vai trò vô cùng quan
trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Đầu tư công làm thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội của đất nước, gia tăng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, nâng cao năng lực
cho người lao động và tạo ra của cải vật chất cho xã hội.


13
- Về đầu tư công và chi tiêu công
Theo Sử Đình Thành (2006), trong khuôn khổ phạm trù tài chính công, chi tiêu
công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, đơn vị hành chính, sự nghiệp của
chính phủ, phản ánh trị giá của các loại hàng hóa mà chính phủ mua vào để qua đó cung
cấp các loại hàng hóa công cho xã hội nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước.

Theo Luật Đầu tư công (2014, tr6), nguồn vốn chi cho đầu tư công bao gồm:
“nguồn vốn NSNN; nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn trái phiếu chính chính
phủ, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước; nguồn vốn từ nguồn thu để lại cho
đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối NSNN, các khoản vốn vay khác để đầu tư, nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài”.
Khái niệm hàng hóa công cộng là hàng hóa phải thỏa mãn 2 đặc tính: không có
tính cạnh tranh và không có tính loại trừ (ví dụ: quốc phòng, đảm bảo an ninh, phòng
cháy chữa cháy,…). Tuy nhiên, theo Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Quang Thái (2011), trên
thực tế chính phủ đảm nhận chức năng rộng hơn. Chính phủ không chỉ sản xuất và cung
ứng hàng hóa công mà còn sản xuất và cung ứng rất nhiều hàng hóa khác mà không hẳn
thỏa mãn 2 thuộc tính trên. Chẳng hạn, Chính phủ thông qua các doanh nghiệp Nhà
nước sản xuất các loại hàng hóa như: sắt thép, xi măng, tàu thủy, hóa chất, sách báo,
rượu bia, dịch vụ ngân hàng… Mặt khác, trong thực tế rất khó để phân biệt hàng hóa
nào là hàng hóa công cộng. Nhìn chung, theo quan niệm của hầu hết các nước trên thế
giới thì đầu tư công là những khoản đầu tư tập trung vào cơ sở vật chất hạ tầng do trung
ương, địa phương và các tập đoàn, công ty nhà nước thực hiện. Còn theo hội nghị quốc
tế về đầu tư công do Ngân hàng thế giới tổ chức tại Hà Nội (tháng 9 năm 2010) cũng
cho rằng đầu tư công là việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước để đầu tư vào các công trình,
dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận và không có khả
năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn chậm.
Như vậy, đầu tư nhằm mục đích kinh doanh doanh của các doanh nghiệp thuộc
sở hữu nhà nước không nằm trong đầu tư công. Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Quang Thái
(2011, tr21) nhấn mạnh ‘không thể coi nó là đầu tư tư nhân, bởi vì đây là tài sản thuộc
sở hữu nhà nước’. Các ông cũng cho rằng khái niệm đầu tư công được hiểu theo nghĩa
này không làm đơn giản hơn cách phân loại và quản lý đầu tư của Nhà nước. Những
khái niệm như ‘đầu tư nhằm mục đích kinh doanh của các đơn vị thuộc khu vực nhà
nước’, khái niệm ‘đầu tư tư nhân’ và ‘đầu tư công’ sẽ cần phải được làm rõ và bổ sung
thêm. Do đó, quá trình phân loại thống kê trở nên phức tạp hơn. Vũ Tuấn Anh và
Nguyễn Quang Thái (2011) kết luận hiện tại ‘đầu tư công’ vẫn được quan niệm một
cách đơn giản hơn: đó là bao gồm tất cả các khoản đầu tư do chính phủ và các doanh



14
nghiệp thuộc khu vực nhà nước tiến hành. Đồng tình với quan điểm trên, Nguyễn Đình
Tài và Lê Thanh Tú (2010) cho rằng đầu tư công là đầu tư của khu vực nhà nước bao
gồm cả đầu tư của nhà nước và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, đầu tư
công được xem xét không phải từ góc độ đối tượng và đầu ra của quá trình đầu tư (sản
xuất hàng hóa công cộng hay hàng hóa tư nhân; mang tính lợi nhuận hay phi lợi nhuận)
mà từ góc độ sở hữu của nguồn vốn dùng để đầu tư.
Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Quang Thái (2011) giải thích trong thời kỳ kinh tế kế
hoạch hóa tập trung tại Việt Nam, đầu tư của Nhà nước là chủ yếu và lúc đó trong quản
lý kinh tế và thống kê chỉ sử dụng khái niệm ''đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước''.
Đầu tư của khu vực tập thể và nhân dân (chủ yếu bằng công lao động và nguyên vật liệu
địa phương) xây dựng các công trình công cộng (đường xá, thủy lợi,…) hầu như không
thống kê được. Thuật ngữ ''đầu tư công '' được sử dụng từ khi chuyển sang cơ chế thị
trường, bên cạnh các thuật ngữ ''đầu tư của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh'' và ''đầu
tư trực tiếp nước ngoài''. Do đó, khái niệm ''đầu tư công'' và ''đầu tư của Nhà nước (hay
Chính phủ)'' được sử dụng với ý nghĩa giống như nhau.
Như vậy, khái niệm đầu tư công được xây dựng dựa trên quan hệ sở hữu vốn,
khu vực đầu tư, và đối tượng đầu tư. Định nghĩa đầu tư công có thể hiểu theo 3 cách:
Cách thứ nhất, theo quan hệ sở hữu vốn đầu tư, giả định nền kinh tế chỉ có hai
hình thức sở hữu và tương ứng là hai chủ đầu tư: Nhà nước và Tư nhân. Hoạt động đầu
tư sử dụng vốn thuộc sở hữu của nhà nước gọi là đầu tư công, thuộc sở hữu tư nhân gọi
là đầu tư tư nhân.
Cách thứ hai, theo khu vực đầu tư, giả định nền kinh tế chỉ có hai khu vực: khu
vực công và khu vực tư. Hoạt động đầu tư thuộc khu vực công được gọi là đầu tư công,
thuộc khu vực tư nhân gọi là đầu tư tư nhân.
Cách thứ ba, theo đối tượng đầu tư và đầu ra của quá trình đầu tư, giả định nền
kinh tế chỉ có hai loại hàng hóa: hàng hóa công và hàng hóa tư (hay hàng hóa cá nhân).
Hoạt động đầu tư sản xuất ra hàng hóa công gọi là đầu tư công, ngược lại đầu tư sản

xuất hàng hóa tư gọi là đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, định nghĩa những hàng hóa nào là
hàng hóa công cộng vẫn đang còn tranh cãi. Theo đó, đầu tư công là đầu tư vào các
chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không nhằm mục đích kinh
doanh. Còn lại những các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhằm
mục đích kinh doanh không phải là đầu tư công.
Tóm lại, khái niệm đầu tư công được hiểu theo cách thứ nhất (theo quan hệ sở
hữu vốn) trong nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh (2010); Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Quang


15
Thái (2011) là cách hiểu phổ biến của các nhà nghiên cứu kinh tế và của cả xã hội, đồng
thời cũng là đối tượng của chính sách đầu tư của Nhà nước hiện nay.
Ở nước ta, khái niệm đầu tư công được thống nhất theo luật đầu tư công, đầu tư
công là việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội không nhằm mục đích kinh doanh.
- Về đánh giá đầu tư công, đầu tư XDCB.
Để đánh giá đầu tư công trong mối quan hệ với đầu tư tư nhân tại Việt Nam, tác
giả Tô Trung Thành (2011) đã sử dụng mô hình VECM (Vector Autoregressive Error
Correction Model) để ước lượng các hàm phản ứng với ba biến số (ở dạng logarit) là
đầu tư khu vực nhà nước, đầu tư khu vực tư nhân và GDP, nghiên cứu cho thấy hiện
tượng đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân thể hiện rõ nét trong giai đoạn 1986-2010.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh và cộng sự (2008), các tác giả đã sử
sụng phương pháp tiếp cận tham số và phương pháp tiếp cận phi tham số, kết quả các
tác giả đã luận giải và chỉ ra chi tiêu công kém hiệu quả qua các năm. Cũng nhằm mục
đích xem xét mối quan hệ giữa cơ cấu chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế Phạm Thế
Anh (2008) đã dùng số liệu thu thập được từ 61 tỉnh thành ở Việt Nam trong giai đoạn
2001-2005, và theo tác giả, chi đầu tư có tác động tích cực hơn so với chi thường xuyên
trong một số ngành.
Nghiên cứu của tác giả Cấn Quang Tuấn (2009), lựa chọn là thành phố Hà Nội,
tác giả cũng đưa ra những vấn đề lý luận chung về đầu tư XDCB, hiệu quả sử dụng

vốn đầu tư XDCB, trong đó việc nghiên cứu vốn ĐTPT được tiến hành dưới góc độ có
liên quan đến vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN. Góp phần hệ thống hóa và phân
tích sâu một số nội dung lý luận về quản lý vốn ĐTPT nói chung, vốn đầu tư XDCB
thuộc NSNN nói riêng. Trên cơ sở hệ thống hóa những nhận thức chung về vốn ĐTPT
và vốn XDCB tập trung từ NSNN, luận án tập trung đánh giá thực trạng sử dụng vốn
XDCB tập trung từ nguồn NSNN do thành phố Hà Nội quản lý. Thực trạng pháp lý và
tổ chức quản lý nhà nước, các tác động, vấn đề đặt ra, phương hướng và giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do thành phố
Hà Nội quản lý với số liệu 05 năm từ 2001 – 2005 và định hướng đến năm 2010. Đánh
giá tổng hợp, khái quát bức tranh toàn cảnh và cận cảnh thực trạng quản lý sử dụng
vốn đầu tư XDCB từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý, khẳng định các thành công,
chỉ rõ các bất cập, tồn tại, các vấn đề đặt ra và nguyên nhân. Đồng thời luận án cũng
đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể, có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do Thành phố Hà Nội quản lý trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà nội.


×