Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

THỰC TRẠNG và KIẾN THỨC, THÁI độ, THỰC HÀNH của NHÂN VIÊN NHÀ HÀNG KHÁCH sạn về xử lý rác THẢI DU LỊCH QUẬN đồ sơn hải PHÒNG năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.05 KB, 85 trang )

B GIO DC & O TO

B Y T

TRNG I HC Y DC THI BèNH

NG VN TIN

THựC TRạNG Và KIếN THứC, THáI Độ, THựC
HàNH
CủA NHÂN VIÊN NHà HàNG KHáCH SạN Về Xử
Lý RáC THảI
DU LịCH QUậN Đồ SƠN HảI PHòNG NĂM 2015
Chuyờn ngnh: Y t cụng cng
Mó s: 60.72.03.01

LUN VN THC S Y T CễNG CNG

Hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. Ngụ Th Nhu
2. GS.TS. Lng Xuõn Hin


Thái Bình - 2015


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTR
3R


Chất thải rắn
Reduction - Reuse - Recycle

CTRSH
GDP
UNEP

(Giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế)
Chất thải rắn sinh hoạt
Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
United Nations Environment programme
(Chương trình Môi trường Liên hợp quốc)


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. Đại cương về rác thải.....................................................3
1.1.1. Một số khái niệm [7]................................................3
1.1.2. Phân loại rác thải.....................................................4
1.1.3. Tác hại của rác thải..................................................6
1.1.4. Các biện pháp xử lý rác...........................................9
1.2. Thực trạng quản lý, thu gom và xử lý chất thải...........13
1.3. Các nghiên cứu về kiến thức, thực hành về thu gom, lưu
giữ và xử lý rác thải.............................................................19
Chương 2........................................................................................................23
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................23
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu...............23

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu..............................................23
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu.............................................26
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.............................................26
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................26
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu.......................27
2.2.3. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu................28
2.2.4. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu........................29
2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá..............................................30
2.3. Các biện pháp khắc phục sai số...................................30
2.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................30
2.5. Tổ chức thực hiện.........................................................31
2.6. Đạo đức nghiên cứu.....................................................31
Chương 3........................................................................................................32
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................32
3.1. Những thông tin chung về bãi biển, nhà hàng, khách
sạn tại quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng..........................32
3.2. Thực trạng thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn tại
nhà hàng, khách sạn...........................................................34


3.3. Kiến thức, thực hành của nhân viên nhà hàng, khách
sạn về thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải..........................37
Chương 4........................................................................................................50
BÀN L UẬN...................................................................................................50
4.1. Thực trạng thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn tại
bãi biển và nhà hàng, khách sạn quận Đồ Sơn thành phố
Hải Phòng............................................................................52
4.1.1. Thông tin chung về khu du lịch, nhà hàng, khách
sạn tại quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng......................52

4.1.2. Thực trạng rác thải tại 3 bãi tắm biển du lịch Đồ
Sơn...................................................................................53
4.1.3. Thực trạng thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn
tại nhà hàng, khách sạn...................................................55
4.2. Kiến thức, thực hành của nhân viên nhà hàng, khách
sạn về thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải..........................60
KẾT LUẬN....................................................................................................68
KIẾN NGHỊ...................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................71


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin về số nhà hàng, khách sạn...........32
trên địa bàn điều tra (n=143)......................................32
Bảng 3.2. Thông tin về số nhân viên được điều tra......32
trong nhà hàng khách sạn............................................32
Bảng 3.3. Loại hình kinh doanh tại nhà hàng khách sạn
......................................................................................33
Bảng 3.4. Thực trạng rác thải tại các bãi biển Đồ Sơn. 33
Bảng 3.5. Dụng cụ thu gom rác tại nhà hàng, khách sạn
(n=143).........................................................................34
Bảng 3.6. Thời gian thu gom rác tại nhà hàng, khách
sạn (n=143)..................................................................35
Bảng 3.7. Lượng rác thải trung bình/ngày của nhà hàng
(n=143).........................................................................35
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhà hàng, khách sạn có thùng đựng rác
hữu cơ...........................................................................36
và vô cơ riêng biệt (n=98)...........................................36
Bảng 3.9. Phân nhóm rác thải trung bình/ngày của các
nhà hàng,......................................................................37

khách sạn (n=143).......................................................37
Bảng 3.10. Hình thức xử lý rác thải của nhà hàng, khách
sạn (n=143)..................................................................37
Bảng 3.11. Phân bố đối tượng phỏng vấn theo giới
(n=294).........................................................................38
Bảng 3.12. Phân bố đối tượng được phỏng vấn theo tuổi
(n=294).........................................................................38
Bảng 3.13. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ
học vấn (n=294)...........................................................38
Bảng 3.14. Tỷ lệ nhân viên nhà hàng, khách sạn biết về
tác hại...........................................................................39
của rác thải nhà hàng...................................................39
Bảng 3.15. Nguồn cung cấp thông tin về tác hại của rác
thải................................................................................39
cho nhà hàng và khách sạn (n=294)...........................39
Bảng 3.16. Kiến thức của nhân viên về tác hại của rác
thải................................................................................40
Bảng 3.17. Lý do cần thu gom và xử lý rác thải tại nhà
hàng..............................................................................41


Bảng 3.18. Kiến thức của nhân viên về cách thu gom
rác hợp vệ sinh.............................................................41
Bảng 3.19. Tỷ lệ nhân viên nhà hàng biết được lợi ích
phân loại rác thải..........................................................42
Bảng 3.20. Hiểu biết của nhân viên nhà hàng về thời
điểm phân loại rác........................................................43
Bảng 3.21. Hiểu biết của nhân viên về cách xử lý rác
sau khi thu gom............................................................43
Bảng 3.22. Tỷ lệ nhân viên nhà hàng hiểu biết về qui

trình 3R (n=85).............................................................44
Bảng 3.23. Nguồn cung cấp thông tin phân loại rác 3R
(n=85)...........................................................................45
Bảng 3.24. Tỷ lệ nhân viên nhà hàng tham gia phân loại
và thu gom rác..............................................................45
Bảng 3.25. Người hướng dẫn nhân viên nhà hàng thu
gom rác (n=202)..........................................................46
Bảng 3.26. Ý kiến của nhân viên nhà hàng về thu gom
và xử lý rác tại nhà hàng khách sạn (n=202)...............47
Bảng 3.27. Lý do cho rằng xử lý rác thải chưa đúng tại
nhà hàng (n=95)...........................................................47
Bảng 3.28. Nội dung nhân viên nhà hàng được tập huấn
về phân loại và thu gom rác (n=95).............................48
Bảng 3.29. Tỷ lệ nhân viên nhà hàng có nhu cầu được
tập huấn........................................................................49
về phân loại và thu gom rác (n=294)..........................49


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ dụng cụ thu gom rác có nắp đậy. .34
tại các nhà hàng điều tra (n=2191).........................34
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhà hàng có phân loại rác tại nhà
hàng (n=143)............................................................36
Biểu đồ 3.3. Sự cần thiết phải thu gom rác thải tại nhà
hàng (n=294)............................................................41
Biểu đồ 3.4. Sự cần thiết phải phân loại rác thải tại
nhà hàng (n=294).....................................................42
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhân viên nhà hàng có biết quy
trình 3R......................................................................44
trong xử lý rác thải (n=294)......................................44

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ nhân viên nhà hàng được tập huấn
về phân loại,..............................................................48
thu gom rác (n=202).................................................48
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ nhân viên nhà hàng cho là cần thiết
tổ chức tập huấn........................................................49
về phân loại, thu gom rác (n=294)...........................49


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay cùng với sự hội nhập kinh tế, ngành du lịch nước ta đã và
đang có những phát triển mạnh mẽ và ngày càng khẳng định vị thế của mình
trong khu vực cũng như trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch đã
thu hút một lực lượng lao động đông đảo đồng thời cũng mang lại nhiều lợi
ích to lớn về mặt kinh tế, là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của tất cả các
ngành kinh tế, tạo ra tích lũy ban đầu cho kinh tế quốc dân, là phương tiện
quan trọng để thực hiện giao lưu văn hóa. Trong đó sự phát triển của ngành du
lịch các tỉnh ven biển đã đóng góp khá quan trọng vào sự phát triển kinh tế,
chiếm hơn 60% tổng thu từ du lịch của cả nước. Lượng du khách đến khu vực
ven biển Việt Nam tăng liên tục, chiếm gần 80% tổng lượng khách đi du lịch.
Tuy nhiên bên cạnh những đóng góp mà ngành du lịch biển mang lại là sự gia
tăng khối lượng lớn chất thải ra ngoài môi trường. Nước thải, rác thải của khu
dân cư gần các bãi tắm cũng như của nhà hàng, khách sạn chưa được thu
gom, xử lý triệt để thải ra ngoài môi trường làm ảnh hưởng đến cảnh quan,
môi trường tự nhiên và chất lượng nguồn nước tại các khu vực này.
Theo Cơ quan Môi trường Châu Âu, trong những năm cuối thập niên
80 biển Adriatic ven biển đã bị ô nhiễm nặng nề bởi nước thải nông nghiệp và
du lịch, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng du khách đến vùng
biển này và các khu nghỉ mát. 7% nước thải vào vùng Địa Trung Hải là do

ngành du lịch [48].
Chất thải tồn đọng không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả
xấu đối với con người, làm ô nhiễm môi trường sống của con người, thậm chí
đã gây ra những vụ dịch trên phạm vi quy mô lớn. Nền kinh tế - xã hội càng
phát triển thì dân số tại các vùng đô thị, trung tâm công nghiệp cũng như du
lịch càng tăng nhanh, lượng phế thải, rác thải càng nhiều, ảnh hưởng trực tiếp


2

đền đời sống của con người gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật, làm giảm
sức khỏe cộng đồng. Theo kết quả nghiên cứu từ Chương trình Môi trường
Liên hợp quốc cho thấy 50% trẻ em sống gần bãi rác có nồng độ chì trong
máu vượt quá tiêu chuẩn cho phép (10mg/dl); 46,9% trẻ mắc bệnh hô hấp;
17,9% có vấn đề về đường ruột; 14,5% mắc các bệnh về da [49].
Tại Việt Nam, tỷ lệ phát sinh chất thải sinh hoạt cũng như chất thải
công nghiệp, y tế cũng đang ngày một gia tăng. Hà Nội là một trong những đô
thị lớn hàng đầu của đất nước cũng có đến 47,5% loại chất thải rắn không
được thu gom và xử lý kịp thời [3].
Thành phố Hải Phòng là một thành phố ven biển và là nơi có vị trí quan
trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin, an ninh, quốc phòng của vùng
Bắc Bộ. Trong đó có quận Đồ Sơn là một quận dịch vụ du lịch, thu hút khá
đông lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch và nghỉ
dưỡng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó là sự gia tăng lượng rác thải tại
các bãi biển, các khu du lịch … gây mất cảm quan trên địa bàn của quận cũng
như gây ô nhiễm môi trường xung quanh và khu dân cư. Vì vậy nhằm cung
cấp thông tin về việc thu gom, xử lý rác thải cũng như nâng cao kiến thức,
thực hành của nhân viên tại các nhà hàng, khách sạn của khu du lịch, giúp cải
thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại khu du lịch Quận, góp phần bảo vệ sức
khỏe cho cộng đồng dân cư, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Thực

trạng và kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên nhà hàng khách sạn
về xử lý rác thải du lịch quận Đồ Sơn Hải Phòng năm 2015.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng về thu gom, lưu giữ và xử lý rác thải tại bãi biển và
nhà hàng, khách sạn quận Đồ Sơn Hải Phòng năm 2015.
2. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên nhà hàng,
khách sạn về thu gom, lưu giữ xử lý rác thải tại địa bàn nghiên cứu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về rác thải
1.1.1. Một số khái niệm [7]
Chất thải: là sản phẩm được phát sinh ra trong quá trình sinh hoạt của
con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao
thông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách
sạn. Ngoài ra còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các
phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy… Chất thải kim loại, hóa chất
và các loại vật liệu khác [7].
- Chất thải rắn (CTR): là toàn bộ các loại tạp chất được loại bỏ trong
các hoạt động kinh tế - xã hội (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động
sống của con người). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ
hoạt động sản xuất và hoạt động sống [20].
- Rác thải sinh hoạt: là chất thải có liên quan đến các hoạt động sống
của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,
trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại [21].
- Thu gom chất thải rắn: Là những tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu
giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở

được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
- Lưu giữ chất thải rắn: Là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận
chuyển đến cơ sở xử lý.
- Vận chuyển chất thải rắn: Là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng
hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.


4

- Hoạt động quản lý chất thải rắn: Bao gồm các hoạt động quy hoạch
quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại,
thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ
con người.
- Xử lý chất thải rắn: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích, thu
hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn.
1.1.2. Phân loại rác thải
Các loại chất thải rắn thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân
loại theo nhiều cách như vị trí hình thành (người ta phân biệt rác hay chất
thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ..), theo thành phần hóa
học và vật lý (bao gồm các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không
cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo…), hoặc
theo tính chất rác thải… Hiện nay, phân loại chất thải rắn thường dựa vào 2
tiêu chí sau [1], [7], [21].
* Phân loại theo nguồn gốc tạo thành
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): là những chất thải liên quan đến các
hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ

quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt
có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao
su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre,
gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v…
Chất thải rắn công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải
công nghiệp gồm:


5

- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ
trong các nhà máy nhiệt điện;
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất;
- Các phế thải trong quá trình công nghệ;
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ
do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình,… chất thải xây dựng gồm:
- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng
- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng
- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo,…
Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý
nước thiên nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ các cống thoát nước
thành phố.
Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các
hoạt động nông nghiệp, như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản
phẩm thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ. Hiện tại, việc quản lý và xả
các loại chất thải nông nghiệp không thuộc về trách nhiệm của các công ty
môi trường đô thị của các địa phương.
* Phân loại theo mức độ nguy hại

Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại,
chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng
xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người,
động vật và cây cỏ. Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt
động y tế, công nghiệp và nông nghiệp [4].
Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất
và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác
thành phần.


6

1.1.3. Tác hại của rác thải
1.1.3.1. Tác hại của rác thải đối với môi trường
Hiện nay do khối lượng rác thải phát sinh với một lượng quá lớn, ở các
địa phương công tác thu gom xử lý và tiêu hủy đã và đang vượt quá năng lực.
Điều này là nguyên nhân chủ yếu tác động xấu đến môi trường đất, nước,
không khí và sức khỏe cộng đồng [7].
Đối với môi trường đất: Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không
được thu gom sẽ lưu giữ lại trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như
túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon làm thay đổi cơ cấu và ảnh hưởng tới hệ vi sinh
vật đất. Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa,… làm cho đất bị đóng cứng,
khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa. Bên cạnh đó là chất thải
nguy hại chứa nhiều độc tố như hóa chất, kim loại nặng, chất phóng xạ,… nếu
không được xử lý đúng cách mà chỉ được chôn lấp như rác thải thông thường
thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất rất cao [3], [20].
Theo kết quả nghiên cứu từ Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
khi xét nghiệm mẫu đất tại bãi rác Dandora ở Nairobi, Kenya cho thấy n ồng
độ chì (Pb) trong các mẫu đất dao động 50-590 ppm và có 42% mẫu là có
nồng độ trên 400 ppm; chỉ có một mẫu có nồng độ Pb là 50 ppm (tiêu chuẩn

tham chiếu ở Hà Lan và Đài Loan) [49].
Kết quả báo cáo của Bộ Tài nguyên & Môi trường (2011) [3] cũng cho
thấy mẫu đất xét nghiệm tại bãi rác Lạng Sơn và bãi rác Nam Sơn đều bị ô
nhiễm trường giun và coliform. Tại bãi rác Lạng Sơn tỷ lệ nhiễm trứng giun
trong đất với giá trị thấp nhất là 5 trứng/100g và giá trị cao nhất là 15
trứng/100g; tỷ lệ nhiễm coliform thấp nhất là 40vk/10g; cao nhất là 2.000.000
vk/10g. Tại bãi rác Nam Sơn tỷ lệ nhiễm coliform thấp nhất là 200vk/10g; cao
nhất 20.000.000vk/10g; tỷ lệ nhiễm trứng giun trong đất thấp nhất là 8
trứng/100g, 120 trứng/100g.


7

Đối với môi trường nước: Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu
ngày, khi gặp mưa các chất thải này sẽ theo dòng nước chảy và hòa lẫn trong
nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và
các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thải có nguy
cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong
nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước kém, dẫn đến ảnh
hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối
của các thủy vực.
Ở các bãi chôn lấp rác thải chất ô nhiễm nước rỉ rác là tác nhân gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối
lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa
nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên & Môi trường (2011) cho thấy Hà Nội
tình trạng ô nhiễm amoni ở nước ngầm do hậu quả của nước rỉ rác và việc xả
rác bừa bãi đang là vấn đề đáng báo động. Hầu hết các giếng khoan tại một số
khu vực như quận Hoàng Mai, Gia Lâm, Hai Bà Trưng đều có amoni vượt
tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng amoni trong nước của nhà máy nước Tương

Mai là 7-10mg/l; nhà máy nước Hạ Đình 10-15mg/l, có lúc lên đến 40mg/l;
nhà máy nước Pháp Vân là 25-30mg/l, có lúc lên đến 60mg/l [3].
Đối với môi trường không khí: Các trạm hoặc bãi trung chuyển rác xen
kẽ với khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi
từ rác, bụi cuốn lên khi xe rác, bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe
thu gom, vận chuyển rác. Đặc biệt tại các bãi chôn lấp chất thải rắn thì mùi hôi
thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại gây ô nhiễm
không khí.
Kết quả nghiên cứu của Mohammad và nhóm cộng sự tại bãi chôn lấp
rác ở Jardan cho thấy trong quá trình chôn lấp rác đã thải ra 45%-60% khí


8

metan, 40%-60% carbon dioxide, 2%-9% các khí khác phát tán vào môi
trường không khí và các chất khí này gây mùi hôi thối bên trong và bên ngoài
các bãi chôn lấp [38].
1.1.3.2. Tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người
Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của
chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác
động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn. Khi chôn lấp rác nếu
không áp dụng theo đúng các quy định về kỹ thuật chôn lấp và xử lý thì bãi
rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh.
Trong thành phần rác thải có rất nhiều chất độc, khi không được thu gom rác
thải tồn đọng trong không khí lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
xung quanh. Những người thường xuyên tiếp xúc với rác thải, những người
làm công việc thu nhặt các phế liệu từ rác thải dễ mắc bệnh viêm phổi, sốt rét,
các bệnh về mắt, tai, mũi, họng,... [3], [35].
Rác thải còn tồn đọng tại các khu vực và bãi rác không hợp vệ sinh là
nguyên nhân làm phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe

con người. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Mark BR và cộng sự cho thấy
tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm
tới 15,25% dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở
phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25% [36].
Nghiên cứu của tác giả Salam Abul tại bãi rác Golf Course thuộc thành
phố Manzini cũng cho thấy 44% người dân ở gần khu vực bãi rác và 18% người
dân cách khu vực bãi rác không xa nhập viện vì sốt rét; 50% dân cư nhập viện vì
đau ngực; 26% dân cư nhập viện vì tiêu chảy và 12% nhập viện vì phẩy
khuẩn tả [44].
Theo kết quả nghiên cứu từ Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
(UNEP) cũng cho thấy các chất ô nhiễm từ bãi rác có ảnh hưởng xấu đến


9

sức khỏe của một số trẻ em và thanh thiếu niên của vùng dân cư sống gần
khu vực bãi rác. Trong đó 46,9% trẻ mắc bệnh hô hấp; 17,9% có vấn đề về
đường ruột; 14,5% mắc các bệnh về da [49].
Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả George Rachiotis và cộng sự
tại đô thị ở miền trung Hy Lạp (2012) [29] cho thấy tỷ lệ nhiễm viêm gan A
trong số những người thu gom rác đô thị là 61% và 27% với những người
làm vườn, sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy có sự liên quan giữa việc tiếp xúc chất
thải với người nhiễm viêm gan A với OR=2,87; CI95% = 1,24-6,62.
1.1.3.3. Tác hại của rác thải làm giảm mỹ quan đô thị
Chất thải rắn, đặc biệt là rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom,
vận chuyển đến nơi xử lý hoặc thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc
đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh
hưởng đến mỹ quan đường phố, thôn xóm.
Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người

dân chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương
rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác
quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ [3], [7].
1.1.4. Các biện pháp xử lý rác
1.1.4.1. Xử lý rác thải bằng công nghệ ép kiện
Phương pháp ép kiện được thực hiện dựa trên cơ sở toàn bộ rác thải tập
trung thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công
trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: kim loại,
nilon, giấy, thủy tinh, plastic,… được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ
được băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích làm
giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao.


10

Các kiện rác đã ép nén này được sử dụng và việc đắp các bờ chắn hoặc
san lấp những vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát.
Công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp ép kiện có thể minh họa qua
sơ đồ sau:
Kim loại
Thủy tinh
Rác
thải

Phể nạp
rác

Băng tải
rác


Phân
loại

Giấy
Nhựa

Các khối kiện
sau khi ép

Băng tải thải
vật liệu

Máy ép
rác

1.1.4.2. Xử lý rác thải bằng phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa
các chất hữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một
cách khoa học, tạo môi trường tối ưu đối với quá trình.
Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống,
được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và ở Việt Nam. Phương
pháp này được áp dụng rất có hiệu quả. Những đống lá hoặc đống phân có thể
để hàng năm và thành chất thải hữu cơ rồi thành phân ủ ổn định, nhưng quá
trình có thể tăng nhanh trong vòng một tuần hoặc ít hơn. Quá trình ủ có thể
coi như một quá trình xử lý - tốt hơn được hiểu và so sánh với quá trình lên
men yếm khí bùn hoặc quá trình hoạt hóa bùn. Theo tính toán của nhiều tác
giả, quá trình ủ có thể tạo ra thu nhập cao gấp 5 lần khi bán khí mêtan của bể
mêtan với cùng một loại bùn đó và thời gian rút ngắn lại một nửa. Sản phẩm



11

cuối cùng thu được không có mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ.
Để đạt được mức độ ổn định như lên men, việc ủ đòi hỏi một phần nhỏ năng
lượng để tăng cao dòng không khí qua các lỗ xốp, ẩm của khối coi như một
máy nén thổi khí qua các tấm xốp phân tán khí trong bể aeroten - bùn hoạt
tính. Trong quá trình ủ, oxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần và hơn nữa so với
ở bể aeroten. Quá trình ủ áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu
là khử nước, sau là xử lý cho tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ
được kiểm tra để giữ cho vật liệu luôn luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt
thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hóa sinh hóa các
chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy là CO 2, nước và các
hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulô, sợi.
1.1.4.3. Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng cho một số loại rác nhất định không
thể xử lý bằng các phương pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa nhiệt độ
cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó các rác độc hại được
chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn khác không cháy. Các chất khí được
làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí. Chất thải rắn
được chôn lấp.
Phương pháp đốt rác được sử dụng rộng rãi ở những nước như Đức,
Thụy Sĩ, Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản, đó là những nước có số lượng đất cho
các khu thải rác bị hạn chế. Đặc điểm chung của chất thải rắn đô thị ở những
nước này là có năng suất tỏa nhiệt cao (điển hình hơn 9000KJ/kg), phát sinh
từ một loại giấy cao cấp, các chất dẻo và thành phần các chất dễ bắt lửa khác,
một số thành phần có độ ẩm thấp (khoảng 35%) và một phần các nguyên liệu
trơ (như gạch đá vụn, đất) và nhiều vật liệu không cháy khác.
Việc xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm
tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ



12

tiên tiến, còn có ý nghĩa cao bảo vệ môi trường. Đây là phương pháp xử lý rác
tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thì chi phí để đốt một
tấn rác cao hơn khoảng 10 lần.
Công nghệ đốt rác thường áp dụng ở các quốc gia phát triển vì phải có
một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là một
dịch vụ phúc lợi xã hội của toàn dân. Tuy nhiên đốt rác sinh hoạt bao gồm
nhiều chất khác nhau sinh khói độc và dễ sinh đioxin nếu việc xử lý khói
không tốt (phần xử lý khói là phần đắt nhất trong công nghệ đốt rác).
Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các
công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ
thống xử lý khí thải rất tốn kém, nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá
trình đốt có thể gây ra.
1.1.4.4. Xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp
Trong các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn, chôn lấp là
phương pháp phổ biến và đơn giản nhất. Phương pháp này được áp dụng rộng
rãi ở hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam [17]. Đặc điểm của
phương pháp này là lưu giữ chất thải trong một bãi và có phủ đất lên trên.
Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học
bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit
hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4 .
Chất thải rắn được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất
cả các chất thải không nguy hại, có khả năng phân hủy tự nhiên theo thời
gian, bao gồm:
Rác thải gia đình
Rác thải chợ, đường phố
Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây
Tro, củi gỗ mục, vải, đồ da (trừ phế thải da có chứa crôm)

Rác thải từ văn phòng khách sạn, nhà hàng ăn uống


13

1.2. Thực trạng quản lý, thu gom và xử lý chất thải
Lượng rác thải phát sinh ở mỗi khu vực tùy thuộc vào mức tăng trưởng
kinh tế và quá trình đô thị hóa. Vấn đề chất thải rắn không chỉ là thách thức
với môi trường Việt Nam mà với cả các nước trên thế giới cũng phải đối mặt.
Các khu vực đô thị của Châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng 760.000 tấn chất
thải rắn đô thị. Đến năm 2015 con số này sẽ tăng tới 1,8 triệu tấn/ngày. Tỷ lệ
chất thải sinh hoạt trong chất thải rắn đô thị rất khác nhau giữa các nước [45].
Theo ước tính tỷ lệ này chiếm tới 60-70% ở Trung Quốc; 78% ở Hồng Kông;
48% ở Philippin; 37% ở Nhật Bản và 80% ở Việt Nam [52].
Ở Malaysia, giống như các nước đang phát triển khác cũng đang phải
đối mặt với sự gia tăng của chất thải và các vấn đề về xử lý chất thải này. Tỷ
lệ phát sinh chất thải tại đây vào khoảng 16.000 tấn mỗi ngày và bình quân
lượng rác thải phát sinh là khoảng 1 kg/người/ngày [50].
Tại Jordan, lượng rác thải ước tính trung bình vào khoảng 1.960.000
tấn mỗi năm tại vùng đô thị và 0,85 kg/ngày đối với vùng nông thôn và biện
pháp xử lý chủ yếu ở đây là chôn lấp tuy nhiên sự ô nhiễm khí và nước rò rỉ
từ bãi rác vào môi trường đang là mối quan tâm tại đây [38].
Thường thì các nước có thu nhập cao sẽ có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn
đô thị cao. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây ở các nước phát triển cho thấy,
tỷ lệ phát sinh chất thải tính theo các mức thu nhập khác nhau lại không theo
nguyên tắc này. Theo kết quả nghiên cứu tại một số nước Châu Á cho thấy tỷ
lệ phát sinh chất thải rắn đô thị ở Philipin theo các nhóm người có thu nhập
khác nhau: thu nhập cao là 0,37-0,55 kg/người/ngày; thu nhập trung bình
0,37-0,6kg/người/ngày và thu nhập thấp là 0,62-0,9 kg/người/ngày [51].
Nghiên cứu của tác giả Imad A.Khatib (2011) [30] cho thấy tổng lượng

rác thải phát sinh có mối tương quan với tổng số GDP, thu nhập bình quân
đầu người và dân số. Nước có thu nhập thấp với GDP bình quân đầu người


14

khoảng 5.000USD có tốc độ phát sinh chất thải là 0,3-0,9 kg/người/ngày. Ở
các quốc gia có thu nhập cao khoảng 45.000USD thì lượng chất thải phát sinh
vào khoảng 1,4-2,0 kg/người/ngày.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Jun Dong và cộng sự tại
Hàng Châu, Trung Quốc (2014) [32] cho thấy sự phát triển công nghiệp và đô
thị hóa đã tăng lượng rác thải vào môi trường, hàng năm có khoảng
158.050.000 tấn rác thải đô thị đưa vào môi trường. Hình thức xử lý ở đây
chủ yếu là chôn lấp rác chiếm 79,4%; tiếp theo là đốt chiếm 18,8% và ủ là
1,8%. Thành phần chất thải rắn chủ yếu là rác thải từ nhà bếp chiếm 58,15%;
tiếp theo là nhựa và cao su chiếm 18,81% và giấy là 13,27%; các thành phần
khác như thủy tinh, kim loại, vải vụn, gốm chiếm tỷ lệ rất thấp.
Thành phần chất thải rắn đô thị có xu thế thay đổi do tốc độ tăng trưởng
và đô thị hóa nhanh, nhưng nhìn chung chất hữu cơ vẫn là thành phần chính
trong các dòng chất thải rắn đô thị. Do mức sống của nhiều nước trong khu
vực được cải thiện nên thành phần giấy và nhựa tổng hợp trong chất thải ngày
càng tăng. Thành phần giấy trong chất thải của Đài Loan và Nhật Bản chiếm
30% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Một số nước có thu nhập cao khác cũng
có tỷ lệ giấy trong chất thải cao. Các nước như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ do
sử dụng than làm nhiên liệu chủ yếu để đốt và sưởi, cho nên thành phần xỉ/tro
rất lớn trong các dòng chất thải của hai nước này [52].
Bên cạnh lượng chất thải phát sinh tại các đô thị, khu dân cư là sự gia tăng
về khối lượng rác thải của ngành du lịch. Lượng du khách đến khu vực ven biển
Việt Nam tăng liên tục chiếm gần 80% tổng lượng khách du lịch, chính vì vậy đã
làm gia tăng lượng rác thải vào môi trường. Trong kết luận cuộc họp gần đây về

điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển, Nhà nước ta cũng đưa ra hướng yêu
cầu các bộ ngành điều tra tổng thể đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy, hải sản
Việt Nam, quy hoạch và xây dựng hệ thống các khu bảo tồn biển phục vụ phát
triển bền vững [19].


15

Nghiên cứu của nhóm tác giả Châu Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Minh Hiền
về đánh giá phát triển du lịch biển đảo bền vững Vịnh Bái Tử Long (2014) cho
thấy lượng rác thải hàng năm có xu hướng tăng nhanh, năm 2007 lượng rác thải
từ hoạt động du lịch là 628,2 tấn thì đến năm 2013 lượng này tăng lên 1830,6 tấn
gấp 3 lần so với năm 2007. Thành phần rác thải chủ yếu là bao bì giấy bánh kẹo,
vỏ chai nhựa, bao bì nilon, các loại bao bì nước giải khát, thức ăn thừa của khách
du lịch. Công tác thu gom xử lý rác thải trên Vịnh hầu như chỉ mang tính chất
thủ công, rác chủ yếu chỉ thu gom tập kết thành bãi mà không xử lý. Lượng nước
thải cũng có mức tăng trưởng bình quân hàng năm cũng khá cao (18,7%). Nước
thải từ hoạt động du lịch tại các cơ sở ở Vịnh Bái Tử Long chủ yếu chỉ xử lý thô
sơ, cho lắng đọng sau đó thải luôn ra môi trường biển [15].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Florin Constantln Mihal về các chất thải
phát sinh trong du lịch và chất thải phát sinh trong sinh hoạt của hộ gia đình ở
khu vực Neamt thuộc Romania cho thấy có sự khác nhau về lượng chất thải phát
sinh ở những vùng có lượng khách du lịch đến với những vùng chủ yếu là chất
thải từ các hộ gia đình, mặc dù lượng rác thải du lịch không nhiều, nhưng lượng
rác thải ở một số vùng có lượng khách du lịch đến như Alexandru cel Bun,
Agapia, Ceahlau tăng so với vùng khác là 4,2%; Baltatesti là 5,1% [28].
Theo kết quả báo cáo của Bộ du lịch Cộng hòa Maldives cho thấy
khoảng 860 tấn rác thải mỗi ngày tại Maldives, trong đó 21% chất thải rắn là
từ du lịch. Ước tính có khoảng 134 tấn chất thải rắn được thải ra từ 101 khu
nghỉ dưỡng ở Maldives, trong đó chất thải hữu cơ chiếm 89%; kim loại và

nhựa chiếm 3%. Thành phần chính của chất thải này là thực phẩm (chiếm
40%); cành cây từ khu nghỉ dưỡng chiếm 38%. Bên cạnh chất thải từ các khu
nghỉ dưỡng còn có lượng chất thải hữu cơ từ các thuyền thám hiểm ước lượng
khoảng 8 tấn rác thải [37].


16

Nghiên cứu của tác giả K.Mythili tại điểm du lịch của Bắc ven biển
Andhra Pradesh Ấn Độ (2013) cho thấy lượng rác thải phát sinh hàng tuần tại
khu du lịch là 9800kg trong đó 50% chai nhựa; 40% vỏ dừa, vỏ chuối và 10%
là giấy [33].
Về việc thu gom và xử lý chất thải rắn, đối với các nước châu Á, chôn lấp
chất thải vẫn là phương pháp phổ biến để tiêu hủy chất thải rắn vì chi phí rẻ.
Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ chôn lấp tới 90%. Vấn đề ủ rác thải tại Ấn Độ chỉ
chiếm khoảng 10-12%. Các bãi chôn lấp chất thải được chia làm 3 loại: bãi đổ
hở hay lộ thiên, bãi chôn lấp bán vệ sinh và bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi
chôn lấp hợp vệ sinh thường thấy ở các nước có thu nhập cao, trong khi đó bãi
đổ hở phổ biến ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã
hội hiện nay cùng với sự gia tăng dân số, quỹ đất bị thu hẹp dần, cộng với bãi rác
thải phải cách xa khu dân cư nên việc tìm được những bãi chôn lấp rác thải hợp
vệ sinh là điều rất khó khăn cho nhiều nước trên thế giới [40], [45], [51].
Tại Hàn Quốc, việc quản lý chất thải cũng giống như một số nước phát
triển như Trung Quốc, Nhật Bản, cũng đang tìm dần cách loại bỏ các bãi chôn
lấp, đẩy nhanh quá trình giảm phát sinh chất thải. Hiện nay, phương án Hàn
Quốc đưa ra là xây dựng lò đốt để giảm số lượng các bãi chôn lấp [34]. Bên
cạnh đó rác hữu cơ nhà bếp một phần được dùng làm giá thể trồng nấm thực
phẩm, một phần được chôn lấp có kiểm soát để thu hồi khí biogas từ hố chôn
cung cấp cho phát điện. Sau khi rác tại hố chôn phân hủy hết thì tiến hành khai
thác mùn bãi chôn làm phân bón và tái chôn lấp cho chu kỳ sau [43].

Ở Việt Nam đã có những bước phát triển với tốc độ nhanh chóng cả về
công nghiệp, nông nghiệp và thương mại dich vụ, đời sống của nhân dân
được cải thiện rõ rệt. Cùng với sự phát triển đó, vấn đề ô nhiễm môi trường
cũng ngày càng trở nên bức xúc, ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp và đặc biệt là ô nhiễm rác thải rắn sinh hoạt tại các địa phương. Tình


17

trạng rác thải rắn sinh hoạt, nước rỉ từ rác là một trong nhiều vấn đề cấp bách
cần giải quyết ở các thành phố lớn của nước ta hiện nay. Việc chất thải tồn
đọng, không được xử lý kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả xấu
đối với con người, làm ô nhiễm môi trường sống, thậm chí là gây ra những vụ
dịch trên qui mô lớn, khó có thể dập tắt được gây tổn hại nặng nề về sức khoẻ
và kinh tế. Một nghiên cứu tại Thái Bình cho thấy 75,1% hộ gia đình không
bao giờ phân loại rác trước khi đổ [11].
Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011) cũng cho thấy trong
mùa lễ hội tại Chùa Hương, số lượng rác thải lên tới 5,4 tấn/ngày, còn các
ngày khác trong năm chủ yếu là số lượng rác xả từ hộ gia đình và các quán ăn
uống dọc hai bên đường vào bến Thiên Trù và trong 5,4 tấn rác được thải ra
thì có 2,79 tấn rác được địa phương thu gom còn lại 2,69 tấn rác chưa được
thu gom [3].
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ái về thực trạng rác
thải sinh hoạt tại huyện Kim Bảng và huyện Lý Nhân của tỉnh Hà Nam cho
thấy 86,1% lượng rác thải sinh hoạt ở đây là túi nilon; 48,3% là rau, thực
phẩm, chất hữu cơ dễ phân hủy. Lượng rác thải sinh hoạt trung bình trên một
ngày của các hộ gia đình dao động từ 1-2 kg/ngày và hình thức xử lý rác thải
ở đây chủ yếu là đốt tại nhà chiếm 45,4% [2].
Ở hầu hết các đô thị, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt chiếm 80% tổng
lượng chất thải rắn đô thị. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh

Phương tại thành phố Đà Nẵng cho thấy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh trong một năm là 654.773 tấn, trong đó chất thải rắn sinh hoạt đô thị
là 203.516 tấn; chất thải rắn công nghiệp là 4.500 tấn; chất thải sinh hoạt phát
sinh từ ngành y tế là 1.257 tấn [14].
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Hoàng và cộng sự tại
khu vực Nam sông Hương thành phố Huế (2010) [10] cho thấy thành phố Huế,


×