Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

THỰC TRẠNG và KIẾN THỨC, THÁI độ, THỰC HÀNH của NHÂN VIÊN NHÀ HÀNG KHÁCH sạn về xử lý rác THẢI DU LỊCH QUẬN đồ sơn hải PHÒNG năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.3 KB, 87 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết
các lĩnh vực kinh tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch đến các vấn
đề về sức khỏe.
Theo báo cáo của UNICEF năm 2015: Trên toàn thế giới, ước tính có
khoảng 663 triệu người trên thế giới sử dụng nguồn nước ăn uống và sinh
hoạt không được cải tạo; việc thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường kém là
nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và giết chết hàng ngàn trẻ em mỗi ngày[50].
Theo báo cáo của WHO/UNICEF: 95% dân số Việt Nam có thể tiếp cận nước
được cải thiện, nhưng chỉ 23% dân số được hưởng nước máy tại hộ gia
đình[51]. Hiện nay cung cấp nước sạch cho người dân đang là vấn đề được
quan tâm trên phạm vi toàn thế giới.
Trong hai thập niên qua, nước sạch cho người dân được Đảng và Chính
phủ đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển nông thôn Việt Nam. Tăng tỷ
lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo Quy chuẩn Quốc gia là
một trong 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Các chương trình 134 và 135,
“Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông
thôn” và nhiều dự án nước sạch và vệ sinh môi trường khác được thực hiện ở
Việt Nam và đã đạt được một số thành tựu trong mục tiêu nâng tỷ lệ người
dân được tiếp cận với nước sạch. Thống kê của “Chương trình mục tiêu quốc
gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn” năm 2014 cho thấy: Đến
nay đã có 84% hộ dân nông thôn được sử dụng nước từ các công trình nước
sạch, trong đó tỷ lệ sử dụng nước đạt QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế là
42%[33]. Sự gia tăng về dân số cùng với phát triển vượt bậc về kinh tế xã hội
làm cho nhu cầu sử dụng nước của người dân nước ta ngày càng tăng; bên


2


cạnh đó nguồn nước tự nhiên tại nước ta đang bị ô nhiễm trầm trọng từ hoạt
động của các nhà máy, xí nghiệp và việc xả thải sinh hoạt bừa bãi của người
dân. Chính vì vậy, nguồn nước sạch cung cấp cho người dân sinh hoạt và ăn
uống hiện đang bị thiếu một cách trầm trọng;
Hà Nam là tỉnh nằm ở Tây Nam châu thổ Sông Hồng, là cửa ngõ của
Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Nam; các dòng sông trước khi chảy vào địa
bàn Hà Nam đều chạy qua địa phận của Hà Nội - nơi có rất nhiều nhà máy, xí
nghiệp đang hoạt động, điều đó làm cho nguồn nước tự nhiên tại Hà Nam bị ô
nhiễm do hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp. Bên cạnh đó Hà
Nam là một trong những tỉnh có nguồn nước ngầm bị nhiễm As rất nặng. Vì
vậy, việc xử lý các nguồn nước đảm bảo chất lượng cung cấp cho người dân
sinh hoạt là vấn đề quan trọng. Thực hiện chiến lược Quốc gia về cấp nước
sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam
không chỉ khu vực đô thị mà các khu vực dân cư tại nông thôn cũng đã được
xây dựng các công trình cấp nước tập trung và cung cấp nước sạch. Cho đến
thời điểm hiện nay, các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh Hà
nam đều đã được cổ phần hóa, việc kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt trước
khi cung cấp cho người dân là cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe chung của
cộng đồng dân cư. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng điều
kiện vệ sinh và chất lượng nước sinh hoạt tại 20 công trình cấp nước tập
trung, tỉnh Hà Nam năm 2015” với mục tiêu:
1. Mô tả điều kiện vệ sinh và chất lượng nước sinh hoạt tại 20 công
trình cấp nước tập trung, tỉnh Hà Nam năm 2015.
2. Mô tả việc thực hiện quy trình vệ sinh trong sản xuất nước sinh hoạt của
người lao động tại 20 công trình cấp nước tập trung, tỉnh Hà Nam năm 2015.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số vấn đề cơ bản về nước và nước sạch
1.1.1. Khái niệm về nước và nước sạch
- Khái niệm về nước: Theo từ điển Encyclopedia: Nước là chất truyền

dẫn không mùi vị, không màu khi ở số lượng ít song lại có màu xanh nhẹ khi
ở khối lượng lớn. Nó chỉ là chất lỏng phổ biến và nhiều nhất trên trái đất, tồn
tại ở thể rắn (đóng băng) và ở thể lỏng, nó bao trùm khoảng 70% bề mặt trái đất.
- Khái niệm về nước sạch: Nước sạch là nước an toàn cho ăn uống và
tắm giặt, bao gồm nước mặt đã qua xử lý và nước chưa qua xử lý song không
bị ô nhiễm (nước giếng ngầm, nước giếng khoan được bảo vệ).
1.1.2. Vai trò của nước và nước sạch đối với đời sống con người
a/ Vai trò của nước
- Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, các sản phẩm trung gian
trong quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ cơ thể.
b/ Vai trò của nước sạch
- Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong
cuộc sống của con người, nhất là nước sạch. Trong quá trình hình thành sự
sống trên trái đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò rất quan trọng.


4

Nước tham gia vào quá trình tái sinh thế giới hữu cơ. Trong quá trình trao đổi
chất, nước có vai trò trung tâm. Nước là dung môi của rất nhiều chất và đóng
vai trò dẫn đường cho muối đi vào cơ thể. Trong các khu dân cư, nước phục
vụ cho các mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.
Nước là tài nguyên của thiên nhiên, là yếu tố cần thiết để duy trì sự sống.

Nước sạch là một hàng hóa đáp ứng nhu cầu bức thiết của con người để tồn
tại, là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển cảu xã hội vì nó góp
phần nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cho cuộc sống của cộng đồng
con người. Do vậy, Chính phủ các nước nói chung và chính phủ Việt Nam nói
riêng đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ, duy trì, phát triển nguồn nước để
phục vụ đời sống con người.
1.2.

Thực trạng chất lượng nguồn nước ở Việt Nam và Hà Nam
1.2.1. Thực trạng nguồn tài nguyên nước
Tổng lượng nước mặt của các lưu vực sông trên lãnh thổ Việt Nam

khoảng 830 - 840 tỷ m3 /năm, nhưng chỉ có khoảng 310 - 315 tỷ m 3 (37%) là
nước nội sinh, còn 520 - 525 tỷ m3 (63%) là nước chảy từ các nước láng giềng
vào lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam có tổng lượng nước bình quân đầu người
theo năm đạt khoảng 9.560 m3/người, thấp hơn chuẩn 10.000 m3/người/năm
của quốc gia có tài nguyên nước ở mức trung bình theo quan điểm của Hiệp
hội Nước quốc tế (IWRA). Tính theo lượng nước nội sinh thì Việt Nam hiện
mới đạt khoảng 4.000 m3/người/năm, và đến năm 2025 có thể bị giảm xuống
còn 3.100 m3. Đặc biệt, trong trường hợp các quốc gia thượng nguồn không
có sự chia sẻ công bằng và sử dụng hợp lý nguồn nước trên các dòng sông
liên quốc gia, thì Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ khan hiếm
nước, có khả năng sẽ xảy ra khủng hoảng nước, đe dọa đến sự phát triển ổn
định về kinh tế, xã hội và an ninh lương thực[30]


5

Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối lượng tài nguyên nước rơi
khoảng 1,602 tỷ m3. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng

năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m 3 nước. Dòng chảy ngầm chuyển
qua điạ bàn cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các
vùng khác. Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng và chất lượng tốt.
Chảy qua địa bàn Hà Nam là các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông
Châu và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, Nông
Giang, v.v. Sông Hồng có chiều dài 38,6 km. Sông Hồng có vai trò tưới tiêu
quan trọng và tạo nên những bãi bồi màu mỡ với diện tích gần 10.000 ha;
sông Đáy có chiều dài 47,6 km; sông Nhuệ đi vào Hà Nam với chiều dài 14,5
km, sau đó đổ vào sông Đáy ở Phủ Lý; sông Châu khởi nguồn trong địa bàn
Hà Nam. Tại Tiên Phong (Duy Tiên) sông chia thành hai nhánh, một nhánh
làm ranh giới giữa huyện Lý Nhân và Bình Lục và một nhánh làm ranh giới
giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục. sông Sắt là chi lưu của sông Châu Giang
trên địa bàn huyện Bình Lục.
Cùng với sự hình thành và phát triển của địa chất, từ bao nghìn đời nay
cuộc sống người dân khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung và người dân
Hà Nam nói riêng đều bám vào hai bên bờ các con sông chảy qua địa bàn. Sử
dụng nguồn nước từ các con sông để ăn uống, sinh hoạt hàng ngày; dùng để
tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế. Như vậy, các con sông
với nguồn nước mang theo có ảnh hưởng to lớn đến đời sống của người dân
nơi mà nó chảy qua.
1.2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nước.
Năm 2006, Cục Y tế dự phòng Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra
nhằm đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt chính ở các vùng nông thôn


6

Việt Nam thông qua một số chỉ tiêu vệ sinh về lý, hóa và vi sinh theo Quyết
định số: 09/QĐ - BYT. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ nguồn nước đạt chỉ tiêu vệ
sinh là 14,9%, trong đó tỷ lệ đạt chỉ tiêu về vi sinh là 25,1%, và chỉ tiêu về lý

hóa là 61,1%. Trong đó, nguồn nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh cao nhất là Đồng
Bằng sông Cửu Long với tỷ lệ 53,2%, vùng Đông Nam Bộ với tỷ lệ 37%, các
vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng Bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên
và Nam Trung Bộ chỉ đạt từ 0,5 đến 4,3%[24].
a/ Chất lượng nguồn nước mặt
Việt Nam có nguồn nước mặt phong phú với hệ thống sông, suối dày đặc
cùng với các hồ, ao, kênh rạch phân bố rộng khắp các khu vực trên cả nước.
Đây là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất... đồng thời cũng là nơi
tiếp nhận chất thải từ các hoạt động này. Theo đánh giá, nguồn nước mặt khu
vực đầu nguồn các con sông chảy qua khu vực trung du, miền núi ít dân cư,
hoặc các sông chảy qua khu vực thuần nông vùng đồng bằng có chất lượng
nước còn khá tốt do chưa chịu tác động lớn của các chất gây ô nhiễm từ các
nguồn thải. Hầu hết các hồ chứa, ao, kênh mương cũng có chất lượng nước
tương đối tốt. Môi trường nước mặt tại hầu hết các vùng có thể sử dụng
cho mục đích tưới tiêu, nhiều nơi vẫn đạt yêu cầu cho cấp nước sinh hoạt.
Tuy nhiên, tại một vài nơi, nước mặt đã có dấu hiệu suy giảm chất lượng
và xảy ra ô nhiễm cục bộ chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, kim loại nặng và ô
nhiễm vi sinh.
Diễn biến chất lượng nước tùy thuộc vào nguồn và điều kiện dòng chảy,
tác động từ các nguồn thải khác nhau. Tại các vùng thượng lưu sông, tuy có
biến động về các yếu tố tự nhiên (rửa trôi, xói mòn...) nhưng vẫn trong khả
năng tự làm sạch của nguồn nước. Tại những đoạn sông chưa chịu ảnh hưởng
hoặc chịu ảnh hưởng không lớn bởi các hoạt động phát triển, hầu hết các


7

thông số đặc trưng cho chất lượng môi trường nước có giá trị nằm trong giới
hạn cho phép của QCVN.
Hiện nay, chất lượng nguồn nước tại Việt Nam bị ô nhiễm nặng nề. Ô

nhiễm nguồn nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: do tiếp nhận
nhiều loại nguồn thải, môi trường nước mặt đang ở tình trạng ô nhiễm tại
nhiều nơi, tùy theo đặc trưng của từng khu vực khác nhau. Tuy nhiên, có 4
nguồn thải chính tác động đến môi trường nước mặt ở nước ta: nước thải công
nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt và y tế. Mức độ gia tăng các nguồn nước thải
hiện nay càng lớn với quy mô rộng ở hầu hết các vùng miền trong cả nước.
Trong 4 nguồn trên thì nước thải sinh hoạt chiếm trên 30% tổng lượng thải
trực tiếp ra các sông hồ, hay kênh rạch dẫn ra sông. Theo báo cáo môi trường
quốc gia năm 2012 thì hai vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Hồng là
nơi tập trung nhiều lượng nước thải sinh hoạt nhất cả nước với tỷ lệ là gần
30% [29].
Khu vực có chất lượng nước mặt suy giảm chủ yếu là vùng hạ lưu các
con sông, ao hồ, kênh rạch tại các khu vực ven đô, nơi tiếp nhận nước thải
tổng hợp từ các khu đô thị, nước thải sinh hoạt, làng nghề... Các vấn đề phổ
biến là ô nhiễm hữu cơ, vi sinh và chất dinh dưỡng. Một số điểm còn có dấu
hiệu ô nhiễm kim loại nặng. Tùy theo địa bàn chảy qua và thành phần chất
thải, nước thải tiếp nhận mà nước mặt tại mỗi nơi sẽ bị ảnh hưởng bởi các
chất gây ô nhiễm khác nhau. Sự tác động liên tục của các nguồn thải tổng hợp
(sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp...) làm cho chất lượng nước có sự biến
động lớn, nguồn nước bị nhiễm bẩn với một số thông số ô nhiễm vượt
QCVN. Nước sông tại khu vực Bắc Bộ và khu vực Đông Nam Bộ có mức độ
ô nhiễm cao hơn nhiều so với khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Tại khu vực
phía Bắc, nơi có mật độ dân số đông cũng như các hoạt động làng nghề, sản


8

xuất phát triển, đã ghi nhận hiện tượng ô nhiễm cục bộ nước sông với một số
thông số đã vượt QCVN nhiều lần như COD, BOD 5, TSS, Coliform.... Tại
khu vực trung du, miền núi phía Bắc cũng đã ghi nhận hiện tượng ô nhiễm

cục bộ nước mặt (nước suối) do ảnh hưởng từ hoạt động khai thác và chế biến
khoáng sản [35].
Hà Nam là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng, với hệ thống
sông ngòi dày đặc. Chảy qua địa bàn tỉnh gồm các con sông chính: sông
Hồng, sông Châu, sông Nhuệ và sông Đáy. Hiện nay vùng đồng bằng sông
Hồng nói riêng đã và đang chịu áp lực mạnh mẽ của quá trình gia tăng dân số,
quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Các khu đô thị, khu dân cư và khu công
nghiệp tập trung được hình thành và phát triển mạnh dọc theo các lưu vực
sông. Trong số các nguồn thải phát sinh thì nước thải sinh hoạt và nước thải
công nghiệp đóng góp tỷ lệ lớn với tổng lượng các chất ô nhiễm rất cao.
*Nước thải sinh hoạt
Lượng nước thải sinh hoạt đổ vào các sông hàng năm đều tăng do tốc độ
đô thị hóa cao. Do đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế
- xã hội thuận lợi, tổng số dân khu vực miền Bắc lên đến gần 31,3 triệu người
(chiếm 35,6% dân số toàn quốc). Trong đó, dân số đô thị lên đến gần 8,1 triệu
người (Tổng cục thống kê, 2012). Tỷ lệ tăng dân số hàng năm vào khoảng 1%,
dân số đô thị tăng nhanh gấp 3 lần mức tăng dân số cả nước. Mức đô thị hóa
diễn ra với tốc độ nhanh, năm 1990 cả nước có 550 đô thị, đến tháng 6 năm
2012 đã là 758 đô thị. Bên cạnh đó, không chỉ ở thành thị, mà ngay cả ở khu
vực nông thôn, lượng nước thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ rất lớn và tăng nhanh
qua các năm. Hầu hết nước thải sinh hoạt của các thành phố đều chưa được
xử lý, trực tiếp đổ vào các kênh mương và chảy thẳng ra sông gây ra ô nhiễm
môi trường nước mặt. Phần lớn các đô thị đều chưa có nhà máy xử lý nước


9

thải tập trung, hoặc đã xây dựng nhưng chưa đi vào hoạt động, hoặc hoạt
động không có hiệu quả[29].
* Nước thải công nghiệp

Phát triển công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng đã có quá trình lịch sử
lâu dài và đã hình thành các trung tâm công nghiệp, phân bố chủ yếu ở các
tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh... Tuy nhiên, đến
nay vẫn còn tình trạng nhiều KCN, nhiều nhà máy lớn,... xả nước thải chưa
qua xử lý xuống hệ thống sông, hồ xung quanh đã gây ô nhiễm nguồn nước
tại nhiều đoạn sông trong lưu vực [29].
*Nước thải y tế
Đồng bằng sông Hồng là khu vực phát triển trọng điểm của các tỉnh phía
Bắc, đây là nơi tập trung nhiều bệnh viện tuyến Trung ương, nhiều trung tâm
y tế lớn đang hoạt động. Các bệnh viện lớn và bệnh viện tuyến Trung ương
đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đặt trong khuôn viên của cơ sở mình.
Các cơ sở y tế với quy mô nhỏ (thuộc tuyến địa phương) phần lớn chưa
được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Với lượng nước thải lớn,
tổng lượng chất ô nhiễm trong nước thải y tế cao chưa được xử lý hay xử lý
không triệt để là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi
trường nước mặt [29].
*Nước thải nông nghiệp, làng nghề
Tính đến hết năm 2011, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp
đến 22% trong tỷ trọng GDP quốc gia. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông
nghiệp thì ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng 72,1%, ngành chăn nuôi chiếm
26,5% và 1,4% còn lại là ngành dịch vụ nông nghiệp. Hoạt động trồng trọt sử
dụng phân bón không đúng quy trình, sử dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực
vật cũng đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước các lưu vực sông.
Nguyên nhân là phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong đất do sử


10

dụng quá liều lượng bị rửa trôi theo các dòng chảy mặt và đổ vào các con
sông. Theo tính toán chưa đầy đủ, nhu cầu sử dụng phân bón cho các hoạt

động sản xuất nông nghiệp của khu vực phía Bắc chiếm khoảng 30 - 40%
tổng nhu cầu toàn quốc. Lượng phân bón và hóa chất nêu trên là nguồn gây ô
nhiễm đáng kể cho các con sông trong mùa mưa, khi các chất gây ô nhiễm bị
rửa trôi sau các cơn mưa, lũ. Đồng bằng sông Hồng cũng là khu vực tập trung
nhiều làng nghề nhất trong cả nước với gần 900 làng nghề (chiếm xấp xỉ 60%
tổng số làng nghề trên cả nước). Các làng nghề với quy trình sản xuất thủ
công, lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, phần lớn không có các công trình xử
lý nước thải... đã và đang làm cho chất lượng môi trường nước tại nhiều làng
nghề suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và ngày càng
trở nên bức xúc và được cộng đồng hết sức quan tâm[29].
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy ngày càng
trở nên nghiêm trọng: Nước sông chịu tác động rất lớn của nước thải công
nghiệp, sinh hoạt,... Hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao, nồng độ COD
vượt quá giới hạn cho phép chất lượng nước mặt loại A từ 2 - 3 lần trong khi
nồng độ BOD5 vượt quá giới hạn này từ 4-6 lần, hàm lượng DO rất thấp, chỉ
đạt 2.89 mg/l. Ước tính lượng nước thải từ sinh hoạt và công nghiệp đổ vào
sông trung bình khoảng 5.4m3/s. Trong đó, sông Nhuệ chịu ảnh hưởng rất lớn
bởi nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp của thành phố Hà Nội. Cụ
thể: nước thải sinh hoạt của thành phố Hà Nội xấp xỉ 500 000 m 3/ngày đêm,
ngoài ra lượng nước thải sản xuất công nghiệp và các dịch vụ khác khoảng
250.000-300.000 m3/ngày mang theo nhiều chất cặn bã lơ lửng, chất hữu cơ,
hoá chất độc hại, vi khuẩn gây bệnh. nước sông Đáy bị ảnh hưởng chủ yếu
bởi nước tiêu nông nghiệp và một phần nước thải sinh hoạt của thị trấn Thanh
Oai. Mùa kiệt, nước sông bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ như COD = 18-27
mg/l, vượt quá giới hạn cho phép nuớc mặt loại A từ 1.8 - 2.7 lần, BOD = 9 -


11

15 mg/l, vượt quá giới hạn cho phép nuớc mặt loại A từ 2.2 - 4.0 lần, hàm

lượng DO thấp khoảng 5.5 mg/l, không đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A[28].
Chính vì vậy, việc sử dụng các nguồn nước của các con sông chảy qua
địa bàn tỉnh Hà Nam dùng để sinh hoạt khi chưa được xử lý dễ dẫn đến bệnh
tật và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân. Điều đó đòi hỏi phải có các
trạm, công trình xử lý nước để loại bỏ các chất, yếu tố và các vi sinh vật có
thể gây hại đến sức khỏe con người từ các nguồn nước trước khi đưa vào sinh
hoạt và ăn uống hàng ngày.
b/Chất lượng nguồnnước ngầm
Chất lượng nước dưới đất tại khu vực nông thôn phụ thuộc vào đặc tính
địa chất vùng chứa nước, sự thẩm thấu và rò rỉ nước bề mặt từ các hoạt động
chăn nuôi, nông nghiệp, làng nghề..., thay đổi mục đích sử dụng đất và khai
thác nước bất hợp lý. Nhìn chung, chất lượng nước dưới đất còn khá tốt, hầu
hết các chỉ tiêu đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép của QCVN
09:2008/BTNMT và có thể sử dụng tốt cho mục đích sinh hoạt theo QCVN
02:2009/BYT. Tuy nhiên, nước dưới đất tại một số địa phương đã có dấu hiệu
ô nhiễm chất hữu cơ (NO3-, NH4+), kim loại nặng (Fe, As) và đặc biệt ô
nhiễm vi sinh vật (Coliform, E.Coli). Giá trị một vài thông số đã vượt ngưỡng
cho phép của QCVN.
Tại Hà Nam, năm 2010 nhóm nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Khải
cùng cộng sự thuộc Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà
Nội đã tiến hành nghiên cứu chất lượng nguồn nước ngầm tại 2 xã là xã Văn
Lý, huyện Lý Nhân và xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục cho thấy: Tại xã Văn
Lý với 10 mẫu nước nghiên cứu thì chỉ có 01/10 mẫu có hàm lượng Asen
dưới 10μg L-1, 9/10 mẫu nước có hàm lượng Asen lớn hơn 50 μg L -1; Tại xã
Bình Nghĩa với 10 mẫu nước nghiên cứu thì không có mẫu nước nàocó hàm
lượng Asen nhỏ hơn 10 μg L-1, 05/10 mẫu có hàm lượng Asen nằm trong


12


khoảng 10 - 50 μg L-1, 05/10 mẫu nước có hàm lượng Asen lớn hơn 50 μg L1

[36].

1.3. Thực trạng sử dụng nước sạch hiện nay ở Việt Nam và Hà Nam
Trong thời gian qua, hệ thống cấp nước các đô thị Việt Nam đã được
Đảng, Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư cải tạo và xây dựng, nhờ vậy tình
hình cấp nước đã được cải thiện một cách đáng kể. Nhiều dự án với vốn đầu
tư trong nước, vốn tài trợ của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế đã và đang
được triển khai.
- Tại Việt Nam có 68 công ty cấp nước, thực hiện cung cấp nước sạch
cho các khu vực đô thị. Nguồn nước mặt chiếm 70% tổng nguồn nước cấp và
30% còn lại là nước ngầm. Có hơn 420 hệ thống cấp nước với tổng công suất
thiết kế đạt 5,9 triệu m3/ngày. Công suất hoạt động cấp nước đạt mức 4,5 triệu
m3/ngày tương đương 77% công suất thiết kế.
- Tính đến cuối năm 2010, có 18,15 triệu người dân đô thị có thể tiếp
cận được với nước sạch, chiếm 69% tổng số dân thành thị. Phần trăm số dân
sử dụng nước sạch ở các đô thị được thống kê như sau: 70% dân số ở đô thị
đặc biệt và đô thị loại I, 45- 55% dân số ở đô thị loại II và II, 30-35% dân số ở
đô thị loại IV và 10-15% dân số ở đô thị loại V [31].
67,8% người dân Việt Nam sống ở nông thôn và tập trung trong các
thôn xóm, bản làng. Người dân sống chủ yếu vào nông nghiệp, do vậy thu
nhập của họ còn thấp và mới chỉ đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu.
- Tại nông thôn ViệtNam hiện nay cáchộ gia đình sử dụng 2 nguồn
nước, một để ăn uống, thường là nước mưa và một để tắm giặt. Các hệ thống
cấp nước tập trung, có đường ống đến hộgia đình, chủ yếuởthànhthị mặcdù
đang đượctích cực đầu tư ở nông thôn, nhưng vẫn còn khiêm tốn. Theo báo


13


cáo của Tổng cục Thống kê [32]từ năm 2002 đến năm 2012, tỷ lệ nguồn nước
ăn uống chính trong cả nước cụ thể như sau:
- Nước máy riêng tăng từ 12,7% vào năm 2002 lên đến 30% vào năm 2012.
- Nước máy công cộng: giảm từ 3,9% năm 2002 xuống còn 0,9% vào
năm 2012.
- Nước mưa: tăng từ 8,7% năm 2002 lên đến 12,4% vào năm 2012.
- Nước giếng khoan có bơm: tăng từ 21,5% vào năm 2002 lên đến
25,5% vào năm 2012.
- Nước giếng khơi, giếng xây: giảm từ 29,4% vào năm 2002 xuống còn
17,8% vào năm 2012.
- Nước suối có lọc: tăng từ 0,8% vào năm 2002 lên đến 3,2% vào năm 2012.
- Trong tổng tỷ lệ 100% thì báo cáo cho thấy tỷ lệ sử dụng nước máy
chỉ đạt 30,9% vào năm 2012; tăng 14,7% so với năm 2002.
Mục tiêu thiên niên kỷ về nước sạch sử dụng thuật ngữ: “các nguồn
nước sinh hoạt được cải thiện” hoặc “các nguồn nước sinh hoạt không được
cải thiện”. Nhưng những nguồn nước được cải thiện không nhất thiết đã là an
toàn. Ít nhất 1,8 tỷ người sử dụng nguồn nước uống bị ô nhiễm phân. Một tỷ
lệ đáng kể nước cấp thông qua đường ống bị ô nhiễm, đặc biệt là nơi việc
cung cấp nước không liên tục hoặc xử lý nước không phù hợp[52].
Hiện nay, cung cấp nước sạch cho người dân tại khu vực nông thôn đạt
tỷ lệ khá cao và không đồng đều giữa các vùng miền. Theo báo cáo của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2013: Tỷ lệ dân số sử dụng nước
hợp vệ sinh đạt 82,5%. Tỷ lệ sử dụng nước đạt QC 02/2009/BYTđạt 38,7%.
Vùng tỷ lệ dân sử dụng nước hợp vệ sinh cao: Đông Nam Bộ: 94%, Đồng


14

bằng Sông Hồng: 87%, Duyên Hải Miền Trung: 86%.Vùng tỷ lệ dân sử dụng

nước hợp vệ sinh thấp: Bắc Trung Bộ: 73%; Tây Nguyên: 77%[33].
Năm 2012, Hà Nam là một trong 8 tỉnh tham gia “Chương trình nước
sạch VSNT dựa trên kết quả 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng” do WB tài trợ;
theo báo cáo của Ban điều hành Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013, tỷ lệ số dân nông thôn trên địa bàn
tỉnh được cấp nước hợp vệ sinh đạt 81,82% (so với kế hoạch là 80%). Năm
2013 đã có thêm 4 công trình đấu nối nước: Công trình cấp nước xã Thanh
Nguyên, huyện Thanh Liêm; công trình cấp nước xã Nguyên Lý, huyện Lý
Nhân; công trình cấp nước sạch xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên; công trình cấp
nước xã Nhân Bình, huyện Lý Nhân[34].
Chất lượng nước nhìn chung tại các nhà máy nước cấp cho các đô thị
đạt tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT
của Bộ Y tế. Tuy nhiên, do chất lượng đường ống kém và tỷ lệ thất thoát, rò rỉ
còn cao, nước cấp đến hộ sử dụng thường không đảm bảo yêu cầu nước uống
trực tiếp mà chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho sinh hoạt theo QCVN
02:2009/BYT. Đối với các hệ thống cấp nước nông thôn, việc kiểm soát chất
lượng nước còn rất nhiều thách thức và bất cập. Ở nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm
các chất độc hại đang ngày càng nổi cộm như ô nhiễm asen, các hợp chất nitơ,
hóa chất trừ sâu hay hóa chất công nghiệp độc hại, vv… Trong bối cảnh
nguồn nước cấp ngày càng bị ô nhiễm, quy trình công nghệ truyền thống
không cho phép loại bỏ các chất ô nhiễm đặc biệt như chất hữu cơ bền vững,
kim loại nặng, các ion độc hại hòa tan, … đang đặt ra yêu cầu bảo vệ nguồn
nước, cải tiến, nâng cấp các nhà máy xử lý nước và đổi mới phương thức
quản lý hệ thống cấp nước[31].


15

1.4.


Thực trạng công trình cấp nước và chất lượng nước sinh hoạt tại
Việt Nam và Hà Nam.
1.4.1.

Công trình cấp nước tập trung

Tại chương trình Quốc gia về nước sạch nông thôn giai đoạn 2012 2015 đã nêu rõ: Xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt cho các vùng nông
thôn, các đồn điền biên phòng kết hợp với các cụm dân dư tuyến biên giới và
các trại giam, ưu tiên cho các vùng miền đặc biệt khó khăn về nguồn nước:
Vùng núi cao, nhiễm mặn, vùng ô nhiễm độc hại Asen, Dioxin và các ô nhiễm
độc hại khác. Với chỉ tiêu đặt ra là: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước
sạch hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN 02 - BYT
với số lượng ít nhất là 60 lít/người/ngày[27].
Theo báo cáo của Bộ Nông ngiệp và phát triển nông thôn, đến năm
2013 trên cả nước có 721 công trình cấp nước tập trung, trong đó 217 công
trình hoàn thành, 143 công trình chuyển tiếp, 86 công trình nâng cấp, sửa
chữa, 154 công trình khởi công mới, 121 công trình chuẩn bị đầu tư. Các công
trình cấp nước đã cung cấp nước sạch cho khoảng 82,5 % dân số khu vực
nông thôn[33].
Tại Hà Nam, trong báo cáo của Ban điều hành Chương trình mục tiêu
Quốc gia về nước sạch và VSMT đến năm 2013 đã có thêm 4 công trình đấu
nối nước: Công trình cấp nước xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm; công
trình cấp nước xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân; công trình cấp nước sạch xã
Đọi Sơn, huyện Duy Tiên; công trình cấp nước xã Nhân Bình, huyện Lý
Nhân[34]. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam, tất cả các huyện và thành phố
đều đã xây dựng các công trình cấp nước tập trung để cung cấp nước sinh
hoạt đảm bảo vệ sinh cho người dân.


16


1.4.2. Chất lượng nước sinh hoạt tại các công trình cấp nước tập trung
Cung cấp nước sinh hoạt cho người dân không chỉ là mối quan tâm của
Đảng và nhà nước mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Thực hiện nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện nay việc đầu tư các cơ sở
hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội không còn là nhiệm vụ và
tham gia chỉ của kinh tế nhà nước mà có rất nhiều thành phần kinh tế khác
tham gia. Việc đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho người
dân cũng có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác. Theo báo cáo của
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn[33], tính đến năm 2013 các nguồn
vốn dùng để cho việc xây dựng các công trình cấp nước cụ thể như sau:
- Ngân sách TW và 03 nhà tài trợ: 1.177 tỷ đồng.
- Ngân sách lồng ghép: 600 tỷ đồng.
- Viện trợ quốc tế: 840 tỷ đồng.
- Dân góp và tự làm: 599 tỷ đồng.
- Tín dụng ưu đãi: 3522 tỷ đồng.
Việc tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong xã hội đặc biệt là các
doanh nghiệp tư nhân vào việc sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt cho người
dân dẫn đến tình trạng khó kiểm soát chất lượng nước sinh hoạt được đảm
bảo do vấn đề đầu tư về nguồn vốn và lợi nhuận kinh doanh luôn được các
nhà đầu tư chú ý. Vì vậy có rất nhiều nghiên cứu đánh giá về chất lượng nước
của các trạm cấp nước sinh hoạt, nhằm đánh giá một cách chính xác chất
lượng nước sinh hoạt được cung cấp cho người dân có được đảm bảo hay
không? Tại Hà Nam, UBND tỉnh đã ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra
liên ngành do Sở NN& PTNT phối hợp với Sở Y tế tiến hành kiểm tra, đánh
giá thực trạng và chất lượng nước sinh hoạt của các nhà máy, trạm cấp nước


17


trên địa bàn toàn tỉnh năm 2015. Kết quả đánh giá báo cáo trực tiếp UBND để
có chỉ đạo, điều chỉnh nhằm đảm bảo nước sinh hoạt cung cấp cho người dân
từ các nhà máy, công trình cấp nước đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
Nhóm sinh viên Chu Thảo Khanh và cộng sự của Khoa Công nghệ môi
trường - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu chất lượng nước
sinh hoạt tại địa bàn Hà Nội với các mẫu nghiên cứu được lấy tại Nhà máy
nước sạch Sông Đà và Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội năm 2013 với
04 mẫu nước được lấy tại: Công ty VIWACO, nhà mấy nước ngầm Ngô Sĩ
Liên, nhà mấy nước ngầm Hạ Đình và nước tại Khoa môi trường - Đại học
Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu đã xác định được các chỉ tiêu cần đánh giá đó
là: Coliform tổng số, Clo dư, Fe và Mn tổng, As, Amoni và nitrit, COD Mn, kết
quả cho thấy: Clodư trong nước vẫn cao, đặc biệt là mẫu nước tại nhà máy
nước ngầm Hạ Đình, Coliform tổng số của mẫu nước tại Khoa môi trường –
Đại học Quốc gia vượt gần gấp đôi so với QCVN 02:2009; hàm lượng
Amoni, As của nhà máy nước Hạ Đình sau xử lý đều cao hơn so với QCVN
02:2009[26].
Trong đề án tốt nghiệp năm 2009 của sinh viên Trần Minh Trường Khoa môi trường - Đại học KHTN - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành
nghiên cứu: “ Đánh giá hiệu quả nhà máy xử lý nước cấp sinh hoạt của xã
Việt Hùng huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình”. Qua nghiên cứu đánh giá về chất
lượng nước sau khi xử lý tại nhà máy cấp nước sinh hoạt xã Việt Hùng cho
thấy: Chất lượng nước sinh hoạt cấp cho người dân sau khi xử lý đều đạt theo
tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế, đặc biệt các tiêu chuẩn về vi sinh vật như
E.Coli hay Coliform đều đã đạt chuẩn[25].
Năm 2010, Đỗ Thị Phú Ngự tiến hành điều tra, khảo sát hiện trạng
nước sachk tại huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu đã tiến
hành lấy mẫu nước tại 19 trạm để tiến hành đánh giá chất lượng, kết quả cho


18


thấy: chỉ có chỉ số pH là đạt 19/19 mẫu, còn các chỉ số khác như: Clorua, Ntổng, Amoni, Fe-tổng, Độ oxy hóa chỉ đạt một số mẫu, đặc biệt các chỉ số vi
sinh Coliform và E.Coli không có mẫu nào đạt. Như vậy chất lượng nước sinh
hoạt tại các trạm cấp nước đều có nguy cơ o nhiễm cao và không đạt tiêu
chuẩn để làm nước sinh hoạt cho người dân[24].
Theo báo cáo của Cục quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế năm 2011, chất
lượng nước nhìn chung tại các nhà máy cấp nước cho các đô thị đạt tiêu
chuẩn chất lượng nước cấp cho ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y
tế. Đối với các hệ thống cấp nước nông thôn, việc kiểm soát chất lượng nước
còn nhiều thách thức và bất cập. Ở nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm các chất độc hại
đang ngày càng nổi cộm như nhiễm độc As, các hợp chất nitơ, hóa chất trừ
sâu hay hóa chất công nghiệp độc hại… Trong bối cảnh nguồn cấp nước ngày
càng bị ô nhiễm, quy trình công nghệ truyền thống không cho phép loại bỏ
các chất ô nhiễm đặc biệt như chất hữu cơ bền vững, kim loại nặng, các ion
độc hòa tan… đang đặt ra yêu cầu bảo vệ nguồn nước, cải tiến, nâng cấp các
nhà máy xử lý nước và đổi mới phương thức quản lý hệ thống cấp nước[31].
1.5. Các văn bản pháp quy về điều kiện vệ sinh và chất lượng nguồn nước
- Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18 tháng 04 năm 2002 của
Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn nước ăn uống.
- Quyết định số 09/QĐ-BYTngày11/03/2005 của Bộ Y tế về ban hành
tiêu chuẩn ngành: “Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch”.
- Quyết định số 2371/QĐ-BNN-KHCN ngày 17/08/2006 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành tiêu chuẩn ngành: “Nước cung
cấp cho ăn uống sinh hoạt - tiêu chuẩn phân loại nguồn nước và vùng bị ô
nhiễm Asen”


19

- Quyết định số 1115/QĐ-BTNMT ngày 25/08/2006


của Bộ Tài

nguyên Môi trường về việc phê duyệt Đề án ''Giảm thiểu tác hại của Arsenic
trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam''.
-Thông tư 15/2006/TT-BYT ngày 30/11/2006 của Bộ Y tế về hướng
dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình.
- Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của Chính phủ về sản xuất,
cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
- Thông tư 04/2009-BYT ngày 17/06/2009 của Bộ Y tế về việc ban
hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống”.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc
hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


20

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa bàn, đối tượng và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại 20 trạm cấp nước tập trung tại tỉnh Hà Nam.
* Một số thông tin chung về địa bàn nghiên cứu:
- Vị trí địa lý: Tỉnh Hà Nam nằm ở tọa độ địa lý trên 20 0 vĩ độ Bắc và giữa
1050 - 1100 kinh độ Đông, phía Tây- Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng
trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50km
(là cửa ngõ phía Nam của thủ đô), phía Bắc giáp với Hà Nội, phía Đông giáp
với Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp với Nam Định và Ninh Bình,
phía Tây giáp với Hòa Bình.
- Diện tích, dân số: Tỉnh Hà Nam gồm 06 đơn vị cấp huyện và thành
phố, bao gồm: Thành phố Phủ Lý, huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng,

huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục. Dân số năm 2014
là 798.572 người.
- Kinh tế, xã hội: Đa phần người dân tại Hà Nam chủ yếu làm nông nghiệp
với các cánh đồng được bồi đắp hai bên bờ của các con sông chảy qua địa bàn
toàn tỉnh.
Địa hình, địa chất
Hà Nam có diện tích tự nhiên 851km 2 nằm trong vùng trũng của đồng
bằng sông Hồng và giáp với vùng núi của tỉnh Hòa Bình và vùng Tây Bắc.
Phía Tây của Hà Nam là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi


21

đất và đồi rừng. Vùng đồng bằng phía Đông được tạo nên bởi phù sa của các
sông lớn như: sông Đáy, sông Châu, sông Hồng; người dân tại vùng này lao
động và sinh hoạt dựa vào các dòng sông qua nhiều thế hệ.
Khí hậu
Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt,
Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23-240C, số giờ nắng trung
bình khoảng 1300 - 1500 giờ/năm. Trong năm thường có 8-9 tháng có nhiệt
độ trung bình trên 200C (trong đó có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25 0C)
và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20 0C, nhưng không tháng nào có
nhiệt độ dưới 160C.
Lượng mưa trung bình khoảng 1900mm, độ ẩm trung bình hàng năm là
85%, không có tháng nào có độ ẩm trung bình dưới 77%.
Thủy văn
Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối lượng tài nguyên nước rơi
khoảng 1,602 tỷ m3. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng
năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m 3 nước. Dòng chảy ngầm chuyển

qua điạ bàn cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các
vùng khác. Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng và chất lượng tốt.
Chảy qua địa bàn Hà Nam là các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông
Châu và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, Nông
Giang, v.v.
Quá trình công nghiệp hóa làm cho các nguồn nước trong đó có nguồn
nước tại các dòng sông chảy qua địa bàn tỉnh Hà Nam bị ô nhiễm gây ảnh


22

hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người dân. Hiện nay, ô nhiễm nguồn
nước không chỉ là vấn đề riêng của Hà Nam hay Việt Nam mà còn là vấn đề
chung của toàn thế giới. Nhằm đảm bảo cho người dân được cung cấp nguồn
nước sinh hoạt và ăn uống đảm bảo chất lượng không gây ảnh hưởng đến sức
khỏe và tính mạng, trong những năm qua được sự hỗ trợ của WB, Chính phủ
Việt Nam hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Hà Nam đã và đang đầu tư xây dựng
các công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân từ thành phố đến các vùng
nông thôn.
Do đặc điểm Hà Nam là một trong những tỉnh bị nhiễm Asen trong
nước đặc biệt là nước ngầm, cho nên hiện nay tất cả các công trình cấp nước
trên địa bàn tỉnh Hà Nam, kể các các công trình ban đầu được thiết kế sử dụng
nguồn nước ngầm nhưng đã được cải tạo đều sử dụng nguồn nước bề mặt tại
các dòng sông làm nguyên liệu sản xuất nước sinh hoạt.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
- 20 công trình cấp nước tập trung.
- Nước sinh hoạt tại 20 công trình cấp nước tập trung.
- Người lao động tại 20 công trình cấp nước tập trung nói trên.
* Tiêu chuẩn lựa chọn
- Các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Nam đang hoạt

động và cung cấp nước sinh hoạt thường xuyên cho người dân.
- Nước sinh hoạt là nước được bơm từ bể chứa vào hệ thống ống để cung
cấp cho người dân.
- Người lao động đang tham gia vào công việc sản xuất nước sinh hoạt tại
các công trình cấp nước tập trung. Các đối tượng nghiên cứu này được thông


23

báo về mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu, có mặt tại địa bàn trong thời gian
nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Các công trình cấp nước tập trung ít hoạt động hoặc không còn hoạt động.
- Người lao động tại các công trình cấp nước tập trung vắng mặt vì những
lý do khác nhau hoặc từ chối không tham gia vào phỏng vấn.
- Người đồng ý trả lời phỏng vấn nhưng trong quá trình phỏng vấn tỏ ra
thiếu hợp tác và cung cấp nhiều thông tin được xác định là sai lệch.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4/2015 đến 10/2015.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp dịch tễ học mô tả dựa trên
các cuộc điều tra cắt ngang.
Tại mỗi công trình cấp nước tập trung chúng tôi tiến hành thực hiện 3
hoạt động như sau:
- Thu thập thông tin về điều kiện vệ sinh bao gồm: điều kiện vệ sinh
ngoại cảnh, điều kiện vệ sinh của các khâu trong quá trình sản xuất nước
thông qua quan sát, đánh giá bảng kiểm và ghi chép các thông tin bổ sung.
- Đánh giá chất lượng nước thành phẩm qua các xét nghiệm về các chỉ số
lý, hóa học và vi sinh vật.



24

- Điều tra phỏng vấn người lao động tham gia sản xuất nước tại các công
trình cấp nước tập trung về điều kiện bảo hộ lao động trong sản xuất, việc
thực hiện các quy trình vệ sinh trong sản xuất nước.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu:
2.2.2.1. Điều tra điều kiện vệ sinh của các công trình cấp nước tập trung.
- Điều tra vệ sinh chung, vệ sinh ngoại cảnh và vệ sinh bên các trang
thiết bị, dụng cụ dung để sản xuất nước sinh hoạt của các công trình cấp nước
tập trung.
2.2.2.2. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt của các công trình cấp nước tập trung.
- Mỗi công trình cấp nước tập trung lấy 02 sản phẩm nước tiến hành xét
nghiệm để đánh giá chất lượng nước sinh hoạt bao gồm các chỉ số về lý, hóa
học và vi sinh vật.
2.2.2.3. Điều tra hồ sơ của người lao động tại các công trình cấp nước tập trung.
- Thu thập thông tin của người lao động tại các công trình cấp nước tập
trung qua hồ sơ về: trình độ chuyên môn đào tạo, tập huấn chuyên môn trong
sản xuất nước, điều kiện sức khỏe khi tham gia sản xuất nước.
2.2.2.4. Phỏng vấn người lao động tại các công trình cấp nước tập trung.
- Phỏng vấn về việc thực hiện các quy trình trong sản xuất nước sinh
hoạt để đảm bảo vệ sinh chất lượng nước.
2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu
Toàn tỉnh Hà Nam có 57 công trình công trình cấp nước tập trung được
xây dựng từ năm 1996 đến nay, phân bố tại 06/06 huyện, thành phố. Tuy
nhiên, nhiều công trình cấp nước tập trung đã bị hư hỏng, không sử dụng; một
số CTCNTT ít hoạt động. Vì vậy chúng tôi chọn chủ đích 20 công trình cấp



25

nước tập trung hiện đang hoạt động, cung cấp nước sinh hoạt thường xuyên
cho các khu vực dân cư để tiến hành điều tra.
Trong 20 công trình cấp nước tập trung được chọn làm nghiên cứu có 14
công trình có công suất > 1000 m3/ngày đêm và 06 công trình có công suất <
1000 m3/ngày đêm.
Mỗi công trình cấp nước tập trungđược chọn 02 mẫu nước sinh hoạt để
tiến hành làm xét nghiệm các chỉ tiêu. Mẫu nước tại mỗi công trình cấp nước
tập trung được tiến hành xét nghiệm phân tích 19 chỉ tiêu về lý, hóa học và vi
sinh vật.
Chọn toàn bộ người lao động tại các công trình cấp nước tập trungđể
điều tra. Trong thực tế khi điều tra, cỡ mẫu thu được là 105 người.
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin và tổ chức thu thập thông tin
2.2.4.1. Điều kiện vệ sinh của các CTCNTT
- Điều tra về vệ sinh nguồn cấp nước, vệ sinh ngoại cảnh của CTCNTT,
điều kiện vệ sinh của các dụng cụ, trang thiết bị sản xuất nước tại các
CTCNTT bằng mẫu phiếu điều tra in sẵn (Dựa theo Phụ lục 01 ban hành kèm
theo thông tư số 15/2006/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Y tế).
2.2.4.2. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại các công trình cấp nước tập trung .
- Các mẫu nước sinh hoạt được lấy tại vòi nước từ đầu ra của các máy
bơm nước bơm vào hệ thống ống cấp nước cho người dân. Tại mỗi trạm cấp
nước tiến hành lấy 02 mẫu: 01 mẫu để đánh giá chất lượng về các chỉ số hóa
học được đựng trong can nhựa, 01 mẫu để đánh giá về chất lượng vi sinh


×