Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và mô hình quản lý, chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp tại ba xãphường tỉnh ninh bình năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 95 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý không viêm nhiễm, mãn tính và có xu
hướng tăng dần bất luận điều kiện kinh tế xã hội, chính trị và địa lý. Tăng huyết
áp không chỉ là một bệnh thường gặp mà còn là một vấn đề xã hội.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm tăng huyết áp
gây chết sớm 7,4 triệu người và 4,5% bệnh tật chung. Tăng huyết áp (THA) ảnh
hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ
tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch
máu não và bệnh thận mạn tính. Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do
các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của
7,1 triệu người. Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong, tỷ
lệ mắc bệnh toàn cầu (12,7%). Tần suất tăng huyết áp nói chung trên thế giới là
khoảng 41% ở các nước phát triển và 32% ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ
tăng huyết áp độ tuổi từ 18 trở lên tại Hoa kỳ giai đoạn 2005-2006 là 29% và
67% người từ 60 tuổi trở lên bị tăng huyết áp.
Tại Việt Nam, tần suất tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng. Trong
những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp là khoảng 1%, năm 1992 là 11,2%; năm
2001 là 16,3% và năm 2005 là 18,3%. Theo điều tra gần đây nhất (2008) của
Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (>25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành
phố của nước ta tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1%. Với dân số hiện nay
của Việt Nam là khoảng 88 triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị
tăng huyết áp.
Tăng huyết áp có kèm theo rối loạn lipid máu (RLLPM) chiếm tỷ lệ
tương đối cao và RLLPM cũng là nguy cơ hàng đầu gây tăng huyết áp. Kết quả
nghiên cứu của các tác giả trong nước cho thấy tăng huyết áp có rối loạn lipid
máu từ 71,6% đến 82,1%. Để tránh những nguy cơ tăng huyết áp, Y học hiện


2



đại (YHHĐ) cũng như Y học cổ truyền (YHCT) có nhiều biện pháp phòng và
điều trị bệnh có hiệu quả. Tuy nhiên, Tại Ninh Bình những năm gần đây bệnh
tăng huyết áp đang có nguy cơ tăng mạnh trong cộng đồng, nhưng chưa có một
nghiên cứu điều tra dịch tễ nào về bệnh được báo cáo; việc phát hiện và điều trị
bệnh còn có tính tự phát và tự giác, chưa có qui trình khám sàng lọc, chưa có mô
hình quản lý điều trị và giám sát bệnh nhân tăng huyết áp một cách thống nhất.
Xuất phát từ những đặc điểm bệnh tăng huyết áp, việc quản lý điều trị và
giám sát bệnh trên thế giới cũng như trong nước, từ thực tiễn tại Ninh Bình, để
có những giải pháp phòng ngừa và điều trị có hiệu quả hơn chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và mô hình
quản lý, chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp tại ba xã/phường tỉnh Ninh
Bình năm 2013" với các mục tiêu sau:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại 3 xã/
phường tỉnh Ninh Bình năm 2013.
2. Đánh giá kết quả 2 năm xây dựng mô hình quản lý, chăm sóc bệnh
nhân tăng huyết áp tại xã Yên Thành huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa
- Huyết áp là áp lực của dòng máu lưu thông tác động lên thành mạch.
HATT (huyết áp tâm thu) là áp lực động mạch lúc tim bóp đạt mức cao nhất.
HATTr (huyết áp tâm trương) là huyết áp thấp nhất cuối thì tâm trương.
- Tăng huyết áp (THA) là khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc

huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg [28].
1.1.2. Phân loại tăng huyết áp
Người ta phân loại THA dựa vào nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn bệnh,
chỉ số huyết áp và dựa vào thể bệnh.
+ Phân loại tăng huyết áp theo nguyên nhân gây bệnh [28], [29]
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh phân tăng huyết áp thành 2 loại:
* Tăng huyết áp tiên phát, còn gọi là bệnh tăng huyết áp, khi không tìm
thấy nguyên nhân, loại này chiếm 90 - 95% tổng số bệnh nhân. Phần lớn tăng
huyết áp ở người trung niên và người già thuộc loại này.
* Tăng huyết áp thứ phát hay tăng huyết áp triệu chứng, là tăng huyết áp
tìm thấy nguyên nhân chiếm khoảng 5%. Khám lâm sàng tỉ mỉ có thể phát hiện
và hướng tới nguyên nhân sau:
- Các bệnh về thận: Viêm cầu thận cấp và mạn, viêm đài bể thận, sỏi
thận, thận đa nang, hẹp động mạch thận.
- Nguyên nhân nội tiết: Cường aldosteron nguyên phát (hội chứng
Conn), u tuỷ thượng thận, hội chứng Cushing, tăng canci máu, cường tuyến
giáp, suy tuyến giáp.


4

- Các nguyên nhân khác: Dùng thuốc (corticoid kéo dài, thuốc tránh
thai kéo dài, thuốc nhỏ mũi, cocain, ergotamine, thuốc điều trị giảm miễn
dịch…), do ăn uống (uống nhiều rượu, ăn nhiều muối, hút thuốc lá)…
+ Phân loại theo giai đoạn bệnh [29]
Theo WHO/ISH 1993 cách phân chia bệnh tăng huyết áp theo giai đoạn
căn cứ vào mức độ nhẹ của các tổn thương hay biến chứng mà bệnh gây ra cho
các phủ tạng (tim, não, thận, mắt) gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Không có dấu hiệu khách quan và tổn thương thực thể nào
ở các phủ tạng.

- Giai đoạn II: Có ít nhất 1 trong các biến chứng sau :
. Dày thất trái (phát hiện trên lâm sàng, điện tim, X quang, siêu âm)
. Hẹp lan rộng hay khu trú các động mạch võng mạc.
. Protein niệu hoặc creatinin huyết tăng nhẹ.
. Mảng vữa xơ những động mạch lớn (xác định bằng Xquang, siêu âm).
- Giai đoạn III: Có ít nhất một trong các biến chứng sau:
. Tim: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim trái.
. Não: Xuất huyết não (tiểu não, thân não, bệnh não do tăng huyết áp)
. Mắt: Xuất huyết võng mạc, xuất tiết võng mạc, phù gai thị.
. Thận: Suy thận, creatinin máu tăng trên 2g/dl.
. Mạch máu: phình mạch,viêm tắc động mạch chi.
+ Phân loại theo chỉ số huyết áp [29, [47]
- Huyết áp tối ưu là huyết áp tâm thu <120mmHg và huyết áp tâm
trương <80mmHg.
- Huyết áp bình thường là huyết áp tâm thu từ 120- 129mmHg và huyết
áp tâm trương từ 80- 84mmHg.
- Tiền tăng huyết áp là huyết áp tâm thu từ 130- 139mmHg và huyết áp
tâm trương từ 85- 89mmHg.


5

- Tăng huyết áp độ I là huyết áp tâm thu từ 140- 159mmHg và/hoặc
huyết áp tâm trương từ 90- 99mmHg.
- Tăng huyết áp độ II là huyết áp tâm thu từ 160 - 179mmHg và/hoặc
huyết áp tâm trương từ 100 - 109mmHg.
- Tăng huyết áp độ III là huyết áp tâm thu ≥180mmHg và/hoặc huyết áp
tâm trương ≥110mmHg.
- Huyết áp tâm thu đơn độc là huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc
huyết áp tâm trương <90mmHg.

- Huyết áp tâm trương đơn độc là huyết áp tâm thu <140mmHg và/hoặc
huyết áp tâm trương ≥90mmHg.
- Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân
độ thì chọn mức cao hơn để xếp loại. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng
được phân độ theo các mức biến động của huyết áp tâm thu.
+ Ngoài ra còn có các thể tăng huyết áp sau:
- Tăng huyết áp “áo choàng trắng”: Khi huyết áp thường xuyên tăng tại
bệnh viện hoặc phòng khám trong khi đo huyết áp hàng ngày hoặc đo trong
24 giờ vẫn bình thường. Chẩn đoán khi trị số huyết áp đo tại phòng khám
≥140/90 mmHg nhiều lần lúc đi khám trong khi đó huyết áp trong 24 giờ vẫn
<125/80 mmHg.
- Tăng huyết áp ẩn: là tình trạng trái ngược với tăng huyết áp “áo
choàng trắng”: trị số huyết áp ở mức bình thường nếu đo tại phòng khám
nhưng ở mức tăng huyết áp nếu đo tại nơi khác.
1.2. Nguyên nhân và cơ chế về bệnh sinh tăng huyết áp [29]
1.2.1. Nguyên nhân tăng huyết áp
Phần lớn tăng huyết áp ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân
(tăng huyết áp nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên
nhân (tăng huyết áp thứ phát).


6

- Các bệnh gây tăng huyết áp thứ phát:
+ Bệnh thận cấp hoặc mạn tính: viêm cầu thận cấp/mạn, viên thận kẽ,
sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thận.
+ Hẹp động mạch thận.
+ U tủy thượng thận (Phéocromocytome).
+ Cường Aldosterone tiên phát (Hội chứng Conn).
+ Hội chứng Cushing’s.

+ Bệnh lý tuyến giáp/cận giáp, tuyến yên.
+ Do thuốc, liên quan đến thuốc (kháng viêm non-steroid, thuốc tránh
thai, corticoid, cam thảo, hoạt chất giống giao cảm trong thuốc cảm/thuốc nhỏ
mũi …) [28], [51].
+ Hẹp eo động mạch chủ.
+ Nhiễm độc thai nghén.
+ Ngừng thở khi ngủ.
- Các yếu tố nguy cơ
+ Rối loạn lipid máu.
+ Đái tháo đường.
+ Có microalbumin niệu hoặc mức lọc cầu thận ước tính <60 ml/ph.
+ Tuổi (nam >55 tuổi, nữ >65 tuổi).
+ Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (nam <55, nữ <65 tuổi).
+ Thừa cân/béo phì; béo bụng.
+ Hút thuốc lá, thuốc lào.
+ Uống nhiều rượu, bia.
+ Ít hoạt động thể lực.
+ Stress và căng thẳng tâm lý.
- Chế độ ăn quá nhiều muối, ít rau quả,…


7

1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp
Cơ chế bệnh của tăng huyết áp cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề còn
bàn luận, tuy nhiên một số cơ chế đã được công nhận qua những thành tựu
nghiên cứu gần đây của các nhà sinh lý, sinh lý bệnh và lâm sàng học:
- Tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm:
Hệ giao cảm bắt nguồn từ sừng bên tuỷ sống từ D1-D5, một số sợi giao
cảm qua đám rối «sao» để tới tim (nút xoang, nút nhĩ thất, bó His); khi kích

thích nó làm cho tim đập nhanh, mạnh, tăng tính hưng phấn, tăng tốc độ dẫn
truyền và tăng trương lực cơ tim (hoạt động của các sợi giao cảm thông qua
chất trung gian hoá học là Noadrenalin); đồng thời sẽ gây ra phản xạ co thắt
toàn bộ hệ thống động mạch ngoại vi và động mạch thận, làm tăng sức cản
ngoại vi dẫn đến hậu quả tăng huyết áp động mạch.
- Vai trò của hệ Renin-Angiotensin-Aldosterone:
Renin là một Enzym chủ yếu do các tế bào tổ chức cạnh cầu thận và
một vài tổ chức khác tiết ra khi có các yếu tố kích thích. Các tế bào cơ trơn
trên thành mao mạch đến của các tiểu cầu thận chịu trách nhiệm nhận cảm áp
lực của động mạch tiểu cầu thận và kích thích các tế bào cạnh tiểu cầu thận
tiết ra Renin để điều hoà huyết áp, duy trì áp lực lọc ở tiểu cầu thận.
Yếu tố kích thích tiết Renin là nồng độ muối trong huyết tương và thụ
thể Beta Adrenergic; khi Renin được tiết ra sẽ chuyển Angiotensinogen thành
Angiotensin I tuần hoàn trong máu, tới phổi nó tách khỏi chất vận chuyển và
nhờ Enzym ở phổi (Converting-Enzym) tạo thành Angiotensin II có khả năng
kích thích vỏ thượng thận tiết Aldosterone gây giữ nước và muối, gây co
mạch mạnh (gấp 100-200 lần Adrenalin). Angiotensin II bị phá huỷ bởi
Enzym Angiotensinase tạo thành một số chất trung gian như Angiotensin III
là một heptapeptid (chuỗi 7 acid amin) cũng làm tăng tiết aldosterone.


8

- Vai trò của Natri trong cơ chế bệnh tăng huyết áp:
Natri đóng vai trò khá quan trọng trong cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp,
nghiên cứu của Braunwald (1954) cho thấy những người ăn nhiều muối thì
khả năng lọc của cầu thận tăng và cũng tăng tái hấp thu nước làm thể tích máu
tăng. Màng tế bào có sự thẩm thấu với Natri, ion Natri ứ đọng nhiều trong các
sợi cơ trơn ở thành các tiểu động mạch làm tăng độ thẩm thấu của Canxi qua
màng tế bào dẫn đến tăng khả năng co mạch, tăng sức cản ngoại vi gây tăng

huyết áp [28], [59].
- Quá trình vữa xơ động mạch gây tăng huyết áp:
Vữa xơ làm giảm khả năng đàn hồi của thành động mạch (đặc biệt là
các động mạch lớn) gây tăng huyết áp; tăng huyết áp do vữa xơ động mạch
thường gặp ở người già có huyết áp tâm thu cao (HATT), trong khi đó huyết
áp tâm trương (HATTr) vẫn ở giới hạn bình thường [29].
- Thay đổi chức năng của thụ cảm thể áp lực gây tăng huyết áp:
Thụ cảm thể áp lực ở xoang động mạch cảnh thông qua vòng phản xạ
thần kinh điều hoà huyết áp, khi thay đổi chức năng của thụ cảm thể áp lực
xoang động mạch cảnh thì vòng phản xạ luôn duy trì sẽ gây tăng huyết áp [28].
- Giảm chất điều hoà huyết áp: Prostaglandin E2 và Kali creatinin ở
thận có chức năng sinh lý điều hoà huyết áp, hạ Canci máu, tăng Canci niệu;
khi các chất này bị ức chế hoặc thiếu sẽ gây tăng huyết áp [29].
Một cơ chế khác về tăng huyết áp được giải thích đó là cơ chế thận
tiềm ẩn. Cụ thể, tăng huyết áp là do các tác nhân gây co mạch toàn thân và
bên trong thận. Theo thời gian, chấn thương bên trong thận phát triển với các
bệnh vi mạch máu bên trong thận, tế bào kẽ T di động và tuyển dụng đại
thực bào trong việc gây phản ứng tự miễn dịch, với nơi hình thành
angiotensine II và thế hệ oxy hóa. Những thay đổi này duy trì sự co mạch
bên trong thận và giảm oxy với một sự duy trì natri cân bằng bằng cách co-


9

giãn mạch [51]. Một nghiên cứu khác của tác giả Daichi Shimbo và cộng sự
lại cho rằng việc suy giảm chức năng nội mô không đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển tăng huyết áp [39].
1.3. Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
1.3.1. Chẩn đoán tăng huyết áp
Chẩn đoán xác định tăng huyết áp dựa vào trị số huyết áp đo được sau

khi đo huyết áp. Có nhiều cách đo huyết áp, tuy nhiên để đảm bảo đo huyết
áp được chính xác cần tuân thủ đúng quy trình đo chuẩn, trong đó lưu ý
những điểm sau:
- Ngồi nghỉ trước khi đo, ít nhất 5 - 10 phút, trong phòng yên tĩnh.
- Người bệnh nên ngừng thuốc lá hoặc cà phê trước đó 2 giờ.
- Bệnh nhân nên ngồi ghế tựa lưng, hoặc tư thế nằm, cánh tay để trần,
đặt ngang tim. Kích thước của bao cuốn phải thích hợp, túi hơi trong bao
quấn có chiều dài tối thiểu bằng 80% vòng cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng
40% chu vi cánh tay. Quấn băng đủ chặt, bờ dưới của bao đo trên nếp lằn
khuỷu 2 cm. Dùng máy đo thuỷ ngân là tốt nhất, khi nghe tiếng đập đầu tiên
đó là huyết áp tâm thu, khi mất tiếng đập là huyết áp tâm trương. Trị số
huyết áp được tính theo trung bình của >2 lần đo cách nhau 2 phút. Nếu 2
lần đo đầu tiên có số đo cách nhau >10 mmHg nên đo thêm lần 3 sau khi đã
nghỉ trên 5 phút [2], [30].
Cần chú ý một số yếu tố sau ở người già: Tăng huyết áp giả tạo, tụt
huyết áp thư thế đứng và khoảng trống huyết áp.
Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo:
* Nếu cán bộ y tế đo theo đúng quy trình mà huyết áp tâm thu ≥140
mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg
* Đo bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ mà huyết áp tâm thu ≥130
mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 80 mmHg


10

* Tự đo tại nhà (đo nhiều lần) mà huyết áp tâm thu ≥135 mmHg và
huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg.
1.3.2. Điều trị tăng huyết áp
* Nguyên tắc điều trị
Tăng huyết áp là bệnh mãn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và

đủ hàng ngày, lâu dài. Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối
đa “nguy cơ tim mạch”.
- “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là <140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu
người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì
huyết áp mục tiêu cần đạt là <130/80 mmHg.
- Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan
đích. Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các
cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu [2], [60].
* Các biện pháp điều trị
- Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống: như giảm cân nặng nếu thừa
cân, hạn chế rượu bia, ngừng hút thuốc lá hoặc thuốc lào, gia tăng hoạt động
thể lực ở mức thích hợp, tránh lo âu căng thẳng thần kinh, thư giãn nghỉ ngơi
hợp lý, tránh lạnh đột ngột.
- Phương pháp điều trị dùng thuốc: Việc dùng thuốc được tiến hành khi
các biện pháp không dùng thuốc đã thực hiện mà không đem lại hiệu quả. Các
thuốc điều trị tăng huyết áp đều can thiệp vào các khâu của huyết động, nhằm
làm giảm cung lượng tim hoặc giảm sức cản ngoại vi, hoặc cả hai khâu đó.
Một thuốc chống tăng huyết áp lý tưởng phải có hiệu quả khi dùng đơn độc
hoặc khi kết hợp với thuốc khác. Có thể làm giảm tỷ lệ biến chứng và tử
vong, không có tác dụng nhiễm độc kéo dài, ít tác dụng phụ và có thể sử dụng
một lần trong ngày [2].


11

* Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc tại tuyến cơ sở
+ Tăng huyết áp độ I: có thể lựa chọn một thuốc trong số các nhóm: lợi
tiểu thiazide liều thấp; ức chế men chuyển; chẹn kênh canci loại tác dụng kéo
dài; chẹn beta giao cảm (nếu không có chống chỉ định).
+ Tăng huyết áp từ độ II trở lên: nên phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu,

chẹn kênh canci, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II,
chẹn beta giao cảm.
+ Từng bước phối hợp các thuốc hạ huyến áp cơ bản, bắt đầu từ liều
thấp như lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide 12,5mg/ngày), chẹn kênh
canci dạng phóng thích chậm (nifedipine chậm (retard) 10-20mg/ngày), ức
chế men chuyển (enalapril 5mg/ngày; perindopril 2,5-5 mg/ngày …) [6].
+ Quản lý người bệnh ngay tại tuyến cơ sở để đảm bảo bệnh nhân được
uống thuốc đúng, đủ và đều; đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám,
phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc theo 4 bước quản lý
tăng huyết áp ở tuyến cơ sở [61].
+ Nếu chưa đạt huyết áp mục tiêu: chỉnh liều tối ưu hoặc bổ sung thêm
một loại thuốc khác cho đến khi đạt huyết áp mục tiêu.
+ Nếu vẫn không đạt huyết áp mục tiêu hoặc có biến cố: cần chuyển
tuyến trên hoặc gửi khám chuyên khoa tim mạch [2], [30].
* Các trường hợp cần chuyển tuyến trên hoặc chuyên khoa tim mạch
Cân nhắc chuyển đến các đơn vị quản lý tăng huyết áp tuyến trên hoặc
chuyên khoa tim mạch trong các trường hợp sau:
- Tăng huyết áp tiến triển: tăng huyết áp đe dọa có biến chứng (như tai
biến mạch não thoáng qua, suy tim …) hoặc khi có các biến cố tim mạch.
- Nghi ngờ tăng huyết áp thứ phát hoặc tăng huyết áp ở người trẻ hoặc
khi cần đánh giá các tổn thương cơ quan đích.


12

- Tăng huyết áp kháng trị mặc dù đã dùng nhiều loại thuốc phối hợp (≥
3 thuốc, trong đó ít nhất có 1 thuốc lợi tiểu) hoặc không thể dung nạp với các
thuốc hạ áp, hoặc có quá nhiều bệnh nặng phối hợp.

Sơ đồ 1.1. Quy trình điều trị tăng huyết áp [2]



13

Sơ đồ 2.2. phối hợp các thuốc trong điều trị tăng huyết áp [2]
1.4. Hậu quả tăng huyết áp và các biện pháp phòng ngừa
1.4.1. Hậu quả của tăng huyết áp [29], [30]
Tăng huyết áp gây nên tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc
biệt hay gặp là những tổn thương ở tim, não, thận, mắt và mạch máu lớn…
Các biến chứng của tăng huyết áp nguy hiểm bởi có thể gây tử vong và để
lại những di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Các biến chứng của tăng huyết áp:
- Biến chứng ở tim: Bệnh động mạch vành, suy tim
- Biến chứng ở não: Gây tai biến mạch máu não
- Biến chứng ở thận
- Biến chứng ở mắt: Giảm thị lực, mù lòa.
- Biến chứng mạch máu lớn


14

Nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Trọng và cộng sự cho biết nếu tăng
huyết áp không điều trị kịp thời thì sẽ để lại hậu quả xấu đó là trong những
bệnh nhân bị tai biến mạch máu não có 80% là do tăng huyết áp [24].
Tác giả Trần Văn Tuyến và cộng sự khi nghiên cứu yếu tố nguy cơ và
tai biến tim mạch trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát cho thấy 50,0%
bệnh nhân có nguy cao về tim mạch; 41,2% bệnh nhân tăng huyết áp nguyên
phát có biểu hiện dày thất trái [33].
1.4.2. Biện pháp phòng ngừa
- Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống cũng chính là những biện

pháp để phòng ngừa tăng huyết áp ở người trưởng thành.
- Giáo dục truyền thông nâng cao nhận thức và hiểu biết về tăng huyết áp.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thúy Nga cho biết đa số người
bệnh đều biết được một số biện pháp phòng chống tăng huyết áp như chế độ
ăn giảm muối, chế độ luyện tập thể dục, thể thao. Tuy nhiên, các hiểu biết đó
chưa đồng bộ và đầy đủ do vậy việc truyền thông giáo dục sức khỏe là rất cần
thiết đối với những bệnh nhân tăng huyết áp [17].
Một nghiên cứu của tác giả Mecedes R. Carnethon và cộng sự [48] cho
biết: Tập thể dục và hoạt động thể chất tỷ lệ nghịch với sự phát triển của tăng
huyết áp. Nghiên cứu thử nghiệm tập thể dục và hoạt động thể chất với tăng
huyết áp ở 4681 người ở nam và nữ. Tăng huyết áp đã được xác định trong
những người tham gia có huyết áp tâm thu trên 140mmHg hoặc huyết áp tâm
trương trên 90mmHg hoặc những người báo cáo có sử dụng thuốc hạ áp. Tập
thể dục được ước tính dựa trên thời gian của một phân loại kiểm tra tập chạy
bộ xếp loại triệu chứng, giới hạn và hoạt động thể chất được ghi lại. Kết quả
cho thấy tỷ lệ cao huyết áp là 13,8 trên 1000 người/năm (với mẫu nghiên cứu
n=1022). Cả hoạt động thể dục và thể chất tỷ lệ nghịch với tăng huyết áp khi
gặp sự cố trong cùng một mô hình cũng được điều chỉnh theo tuổi, giới tính,


15

chủng tộc, tình trạng hút thuốc lá cơ bản, huyết áp tâm thu, uống rượu, HDL
cholesterol, chất xơ, natri chế độ ăn uống, đường huyết lúc đói và chỉ số
BMI.Tầm quan trọng của mối liên quan giữa hoạt động thể chất và cao huyết
áp là lớn nhất trong số những người tham gia trong hạng mục thể dục cao,
trong khi tầm quan trọng của mối liên hệ giữa tập thể dục và tăng huyết áp
tương tự như hoạt động thể chất. Tỷ lệ những trường hợp tăng huyết áp có thể
được ngăn chặn nếu tham gia một luyện tập thể dục, thể chất cao hơn, ước
tính là 34% và thay đổi theo nhóm chủng tộc và giới tính.

1.5. Tình hình tăng huyết áp và quản lý, chăm sóc bệnh trên thế giới và ở
Việt Nam
1.5.1. Trên thế giới
Tăng huyết áp là một bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh lý về tim
mạch ở tất cả các nước trên thế giới, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử
vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu (12,7%), cao hơn các nguyên nhân khác như
sử dụng thuốc lá (8,7%) hay tăng đường máu (5,8%). Theo WHO (2005),
trong tổng số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp
trực tiếp gây tử vong 7,1 triệu người.
Tăng huyết áp đang có chiều hướng gia tăng ở tất cả các nước, kể cả
các nước phát triển (41%) và các nước đang phát triển (37,7%); năm 2000 tỉ
lệ tăng huyết áp trên toàn thế giới là 26,4%, đến năm 2005 tỉ lệ này đã tăng
lên 29,2%. Theo dự kiến của WHO thì sẽ có 1,5 tỷ người bị mắc bệnh cao
huyết áp vào năm 2025. Một nghiên cứu ở Mỹ về tăng huyết áp ở các dân tộc
khác nhau cũng cho tỷ lệ tăng huyết áp khác nhau, tỷ lệ tăng huyết áp ở châu
Phi và châu Mỹ cao hơn ở các dân tộc da trắng (84,9% và 56,8%), ở Trung
Quốc là 52,2% và Tây Ban Nha là 65,7%. Tỷ lệ này cũng phụ thuộc vào tuổi,
giới, các đặc trưng cá nhân khác chẳng hạn như thu nhập của họ [36], [53].


16

Tỷ lệ tăng huyết áp thay đổi ở từng nước, từng năm và từng khu vực: Ở
Trung Quốc năm 2002 là 27,2%, Malaysia năm 2004 là 32,9%, Mỹ năm 2004
là 29%, nước Anh năm 2006 là 40%, Ai cập năm 2006 là 26,3%, Canada năm
2007 là 25% ...Ở Bangladesh tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân
hàng đầu dẫn đến tử vong và khoảng 4% các ca tử vong là do biến chứng của
tăng huyết áp. Khoảng 15 triệu người lớn ở Bangladesh đã bị cao huyết áp
[49]. Một nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp ở những người nam giới
lái xe buýt tại miền Bắc Kerala Ấn Độ cho thấy tỷ lệ này là 16,8% [37].

Ở Canada ước tính 50% người trên 65 tuổi có tăng huyết áp. Hơn nữa,
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 90% người dân Canada từ 55 đến 65 tuổi có
huyết áp bình thường nhưng có thể sẽ bị tăng huyết áp ở tuổi cao hơn [45].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã kết luận tăng huyết áp nếu được kiểm
soát tốt thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm đáng kể, tuy vậy tỷ lệ kiểm soát tăng huyết
áp vẫn còn rất thấp trên toàn thế giới: theo WHO năm 2000 chỉ có 26,4% số
người tăng huyết áp được kiểm soát, năm 2005 là 29,7%. Theo kết quả điều
tra khảo sát mới đây của WHO về khả năng kiểm soát và điều trị cho bệnh
nhân tăng huyết áp cho thấy: 61% số nước chưa có khuyến cáo quốc gia về
điều trị tăng huyết áp, 45% chưa có sự huấn luyện điều trị tăng huyết áp cho
cán bộ y tế, 25% không cung cấp đủ thuốc điều trị tăng huyết áp, 8% không
đủ phương tiện tối thiểu và 12% không đủ thuốc điều trị tăng huyết áp tại các
cơ sở y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Một nghiên cứu khác
cũng cho thấy sự liên quan giữa tổn thương các cơ quan với huyết áp trung
tâm so với huyết áp ngoại vi, và huyết áp trung tâm có thể cung cấp thông tin
dự báo bổ sung liên quan đến nguy cơ tim mạch [50].
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy mặc dù tăng huyết áp là bệnh phổ
biến và có nguy cơ tử vong hàng đầu nhưng tỷ lệ hiểu biết về tăng huyết áp
của người bệnh nói riêng và người dân nói chung vẫn còn rất hạn chế: tại


17

Trung Quốc (2002) chỉ có 47,7%; Ấn Độ (2002) là 75%; Mỹ (2005) là
63,4%; Cộng hoà Czech (2004) là 67,2%; Philippin (2000) là 42%; Malaysia
(2004) là 33%; ...Chính sự hiểu biết, tỷ lệ kiểm soát và quản lý điều trị tăng
huyết áp còn thấp là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong cao liên quan đến
bệnh. Nghiên cứu của tác giả Wei Gu, Jielin Liu và cộng sự tại Trung Quốc
cho thấy có mối liên quan giữa tăng huyết áp và A- G6 and A-20 C ở người
Hán Trung Quốc [59].

Khi tìm hiểu về nguy cơ của tăng huyết áp cũng có rất nhiều tác giả trên
thế giới nghiên cứu và chỉ ra rằng có một số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp
như: căng thẳng về tâm lý, tài chính, bệnh mạn tính, ăn mặn. Một chế độ ăn
nhiều muối là một trong những yếu tố nguy cơ lớn trong việc phát triển và
duy trì tăng huyết áp. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm và quan sát đã xác nhận
sự kết hợp của lượng natri với mức độ tăng huyết áp. Ảnh hưởng của chế độ
ăn nhiều muối có liên quan đến chức năng của hệ thống renin-angiotensin và
bệnh tiểu đường, bệnh thận [38], [39], [41], [42], [43], [58]. Một nghiên cứu
của tác giả XingJiang Xiong và cộng sự cũng cho thấy kết quả nghiên cứu
ngang với 1217 bệnh nhân tuổi trung bình là 66,8 ±9,7 cho thấy có tới 56,7%
số bị tăng huyết áp có tiền sử đái tháo đường [57].
Một nghiên cứu khác về tăng huyết áp tuổi vị thành niên với thiết kế
nghiên cứu thuần tập trong 10 năm từ 1997 đến 2006, đã chỉ ra với 71282
trường hợp có tới 68% tuổi từ 10 đến 18 bị tăng huyết áp, trong đó có 55% là
trẻ nam và 47% là người da trắng, tỷ lệ tăng huyết áp cũng tăng dần theo thời
gian ở các nhóm tuổi [45]. Nghiên cứu của tác giả khác về vấn đề tăng huyết
áp của phụ nữ đang cho con bú, tác giả cho thấy những phụ nữ đang cho con
bú bị thiếu hụt kiến thức về phòng bệnh tăng huyết áp chiếm tới 82% tại các
nước đang phát triển [44].


18

1.5.2. Ở Việt Nam
Cũng như trên thế giới, bệnh tăng huyết áp ở nước ta đang có xu hướng
ngày càng tăng. Năm 1960, theo công trình nghiên cứu của Đặng Văn Chung
ước tính 2 - 3% dân số mắc bệnh tăng huyết áp.
Năm 2002 tỷ lệ tăng huyết áp tại thành phố Hà Nội là 23,2%; vùng
đồng bằng Bắc Bộ là 16,3%. Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 tỷ lệ tăng
huyết áp là 20,5%. Năm 2006 tại Bình Định tỷ lệ tăng huyết áp là 34,33%.

Nghiên cứu gần đây nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam báo cáo tỷ lệ
tăng huyết áp tại 08 tỉnh và thành phố trong cả nước (đối tượng là những
người ≥25 tuổi) đã tăng lên 25,1%.
Theo số liệu điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002 của Việt Nam cho
thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở nam giới từ 16 tuổi trở lên là 15,1% và tăng huyết
áp ở nữ giới là 13,5%.
Một nghiên cứu ở thị xã Hưng Yên về tình hình tăng huyết áp và
một số yếu tố liên quan, tác giả Phạm Hồng Nam cho biết tỷ lệ tăng huyết
áp chung là 26,4%; nam giới mắc tăng huyết áp cao hơn nữ giới, tăng
huyết áp tăng dần theo nhóm tuổi [15].
Theo điều tra nghiên cứu của tác giả Chu Hồng Thắng cho thấy tỷ lệ
tăng huyết áp ở vùng nông thôn rất cao chiếm tỷ lệ là 33,3% (đối với người từ
18 tuổi trở lên) [22].
Tác giả Vũ Phong Túc và Lê Chính Chuyên cho biết trong những bệnh
nhân bị tăng huyết áp ở địa bàn nghiên cứu thì nhóm tuổi từ 60-69 chiếm tỷ lệ
cao nhất là 48% và tăng huyết áp độ II và độ III là 35,9% và 31,3% [26].
Tác giả Cao Thị Yến Thanh và cộng sự khi nghiên cứu về tình trạng
tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người từ 25 tuổi trở lên tại tỉnh Đắc
Lắc là 17,5%. Tỷ lệ tăng huyết áp cũng tăng dần theo tuổi, nam giới mắc cao
hơn nữ giới [35].


19

Nghiên cứu của Trần Ngọc Tuyền và cộng sự về tình hình tăng huyết áp
và yếu tố liên quan ở người cao tuổi thị trấn Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình năm
2007 cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp chung là 25,4%; nam giới cao hơn nữ giới,
tỷ lệ tăng dần theo nhóm tuổi [32].
Nghiên cứu khác của Hoàng Văn Ngoạn về tình hình tăng huyết áp và
các yếu tố liên quan ở người cao tuổi cho biết tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao

tuổi là 48,86%; trong đó tăng huyết áp độ I là 39,25%; độ II là 35,51% và độ
III là 25,24%. Các yếu tố nguy cơ thường gặp đó là các thói quen trong cuộc
sống, không hoạt động thể lực, chỉ số khối cơ thể cao [18].
Trong số những người bị tăng huyết áp thì có tới 52% (khoảng 5,7 triệu
người) là không biết mình có bị tăng huyết áp; 30% (khoảng 1,6 triệu người)
của những người đã biết bị tăng huyết áp nhưng vẫn không có một biện pháp
điều trị nào; và 64% những người đó (khoảng 2,4 triệu người) tăng huyết áp
đã được điều trị nhưng vẫn chưa đưa được huyết áp về số huyết áp mục tiêu.
Như vậy hiện nay Việt Nam có khoảng 9,7 triệu người dân hoặc là không biết
bị tăng huyết áp, hoặc là tăng huyết áp nhưng không được điều trị hoặc có
điều trị nhưng chưa đưa được số huyết áp về mức bình thường.
Bệnh nhân tăng huyết áp thường có các biểu hiện biến chứng như rối
loạn lipid máu. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tuyết và Nguyễn Ngọc
Chức tại khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa Thái Bình cho thấy nồng độ
glucoza đều tăng ở tất các bệnh nhân tăng huyết áp có biến đổi lipid máu [34].
Một nghiên cứu của tác giả Châu Ngọc Hoa cho thấy những bệnh nhân bị
tăng huyết áp có biểu hiện rối loạn lipid máu hơn người bình thường [7].
Trong những năm gần đây việc phát hiện sớm bệnh nhân bị tăng huyết
áp và quản lý điều trị bệnh nhân đang được một số cơ sở y tế tìm mọi giải
pháp tối ưu thực hiện. Một trong những giải pháp đó là khám và tìm hiểu mô
hình bệnh tật của người cao tuổi. Một nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Nguyên


20

và cộng sự cho biết bệnh nhân trên 60 tuổi thì tỷ lệ tăng huyết áp là cao nhất
chiếm 65,3% [19]. Một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thái Hoàng và cộng
sự tại 2 xã của thành phố Cần Thơ cho biết người cao tuổi bị tăng huyết áp là
49,89%; trong đó tiền tăng huyết áp là 39,7%; tăng huyết áp tâm thu đơn độc
là 22,99%; tăng huyết áp độ I là 26,26% và độ II là 20,6%. Vùng thành thị có

nguy cơ bị tăng huyết áp hơn vùng nông thôn gấp 1,59 lần; nghiên cứu cũng
cho thấy ở người cao tuổi thì tăng huyết áp cũng tăng dần theo độ tuổi; những
người có chỉ số BMI>23 có nguy cơ tăng huyết áp gấp 1,38 lần so với người
bình thường (p<0,05); người có vòng bụng và vòng eo to có nguy cơ tăng
huyết áp gấp 1,63 lần người bình thường và người có tiền sử đái đường có
nguy cơ là 1,77 lần [10], [9].
Trong quá trình nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến bệnh
tăng huyết áp, việc tìm ra sự khác biệt về trị số huyết áp ở các vị trí khác nhau
sẽ giúp cho công tác chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị. Một nghiên cứu
của tác giả Lê Hùng Phương, Trương Công Bình tại phòng khám trường Đại
Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh qua điều tra 109 bệnh nhân tăng huyết
áp và 110 bệnh nhân không bị tăng huyết áp, kết quả cho thấy huyết áp động
mạch chủ và động mạch cánh tay ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có sự khác
biệt [20]. Tác giả Trần Nguyễn Ái Thanh và cộng sự cũng cho biết ở những
bệnh nhân bị tăng huyết áp có mối liên quan rất chặt chẽ giữa vòng eo, vòng
bụng với các chỉ số lipid máu, đây là dữ liệu quan trọng để giúp cán bộ y tế có
cái nhìn toàn cảnh về việc tư vấn điều trị và chế độ ăn, luyện tập cho những
bệnh nhân bị tăng huyết áp [23].
Tăng huyết áp còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con nếu trong
quá trình mang thai mà người mẹ bị mắc, không có những biện pháp điều trị
và ngăn chặn kịp thời thì tỷ lệ tử vong cho các bà mẹ có thể tới 18% [8].


21

Tăng huyết áp còn được xác định là một yếu tố nguy cơ tim mạch, một
nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Trường và cộng sự cho thấy có mối liên quan
giữa tăng huyết áp và nguy cơ tim mạch là 26,6% [27].
Việc quản lý, chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp tại cộng đồng sẽ rất
hiệu quả nếu người dân có kiến thức đúng. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy

Nga cho thấy đa số người dân có kiến thức đúng về chăm sóc phòng bệnh
tăng huyết áp như thực hiện chế độ ăn giảm muối, giảm mỡ và các chất béo,
hạn chế uống rượu bia và ngừng hút thuốc, có tới 81,6% đối tượng gia đình có
người tăng huyết áp cho rằng cần phải ăn giảm muối [17].
Một nghiên cứu khác của tác giả Lê Chính Chuyên về quản lý điều trị
tăng huyết áp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình cho biết 85,8% bệnh nhân
tăng huyết áp tuân thủ tốt quy chế điều trị; 84,9% bệnh nhân có tái khám đều
và đúng hẹn [4].


22

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại 3 xã/phường đại diện cho 3 vùng
miền gồm: miền núi 1 xã, đồng bằng 1 xã và thành phố 1 phường đó là:
- Tại thành phố Ninh Bình chọn Phường Vân Giang
- Huyện Yên Khánh chọn xã Khánh Mậu
- Huyện Yên Mô chọn xã Yên Thành
Huyện Yên Mô là một huyện vùng trũng phía nam của tỉnh Ninh Bình.
Phía tây tiếp giáp thị xã Tam Điệp, phía nam giáp huyện Nga Sơn và huyện
Hà Trung của tỉnh Thanh Hóa, phía bắc giáp huyện Hoa Lư, phía đông giáp
huyện Kim Sơn, phía đông bắc giáp huyện Yên Khánh. Huyện Yên Mô có
diện tích tự nhiên là 144,74km, tổng dân số năm 2012 là 112612 người với
mật độ dân số là 778 người/km2, gồm 16 xã và 1 thị trấn. Đây là một huyện
thuần nông, người dân sinh sống bằng nghề chính là sản xuất nông nghiệp
(trồng lúa, hoa màu, một số cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm).
Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 còn thấp, chỉ đạt 17,1 triệu

đồng/người/năm. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở đây được quan tâm,
đầu tư đáng kể. Trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa huyện, 1 phòng
khám khu vực và 17 trạm y tế xã. Số cán bộ ngành y trên địa bàn huyện gồm:
33 bác sĩ, 58 y sĩ, 56 y tá và 20 nữ hộ sinh. Số cán bộ ngành dược trên địa bàn
gồm: 2 dược sĩ cao cấp, 15 dược sĩ trung cấp, 3 dược tá. Toàn huyện có 100%
xã, thị trấn có trạm y tế; 77,7% trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ; 88,9% xã, thị
trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tại huyện Yên Mô chúng tôi chọn xã Yên
Thành vào nghiên cứu. Yên Thành là một xã miền núi, thuần nông thuộc


23

huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình, với diện tích tự nhiên là 8,86km 2, dân số là
6166 người, trong đó độ tuổi ≥ 25 là 2750 người với mật độ dân số là 696
người/km2. Giao thông trong xã khá thuận tiện, các con đường liên thôn, liên
xóm được rải nhựa hoặc bê tông hóa. Trạm y tế xã có 6 cán bộ, trong đó có 1
bác sĩ, 3 y sĩ, 1 dược sĩ và 1 nữ hộ sinh. Số người có thẻ BHYT ở xã là 2672
người, chiếm tỷ lệ 43,33%.
Huyện Yên Khánh là một huyện phía đông nam của tỉnh Ninh Bình.
Phía bắc giáp thành phố Ninh Bình, phía tây và tây nam giáp huyện Yên Mô,
phía nam giáp huyện Kim Sơn, phía đông và đông bắc có sông Đáy bao bọc,
là ranh giới tự nhiên với huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Diện tích tự
nhiên của huyện là 138km2, dân số là 136229 người (2012), gồm 18 xã và 1
thị trấn. Yên Khánh có tài nguyên nhân lực dồi dào. Từ năm 2007 huyện Yên
Khánh phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp nằm ở các xã Khánh Phú,
Khánh An để thúc đẩy phát triển kinh tế. Về công tác y tế: Huyện có 1 bệnh
viện đa khoa, 1 phòng khám khu vực và 19 trạm y tế xã. Số cán bộ ngành y
trên địa bàn huyện gồm: 34 bác sĩ, 69 y sĩ, 46 y tá và 12 nữ hộ sinh. Số cán bộ
ngành dược trên địa bàn gồm: 2 dược sĩ cao cấp, 7 dược sĩ trung cấp, 2 dược
tá. Trình độ chuyên môn của thầy thuốc được nâng cao, cơ sở vật chất được

đầu tư đáng kể. Trên địa bàn huyện có 100% xã, thị trấn có trạm y tế; 84,2%
trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ; 88,5% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Tại huyện Yên Khánh chúng tôi chọn xã Khánh Mậu vào nghiên cứu. Khánh
Mậu là một xã thuần nông thuộc huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình. Trụ sở xã
nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 16km. Xã có diện tích tự nhiên là
8,03km2, dân số là 6937 người trong, trong đó độ tuổi ≥ 25 là 3101 người với
mật độ dân số là 864 người/km2. Trạm y tế xã có 5 cán bộ, trong đó có 1 bác
sĩ, 2 y sĩ, 1 điều dưỡng và 1 nữ hộ sinh. Số người có thẻ BHYT ở xã là 2936
người, chiếm tỷ lệ 42,32%.


24

Thành phố Ninh Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và du lịch
của tỉnh Ninh Bình. Thành phố Ninh Bình hiện là đô thị loại II, nằm cách thủ
đô Hà Nội 93km về phía nam, phía bắc và phía tây giáp huyện Hoa Lư, phía
nam và đông nam giáp huyện Yên Mô, phía đông bắc giáp huyện Ý Yên
(Nam Định). Thành phố Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 46,71km 2, dân số
là 113539 người với mật độ dân số là 2467 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số trung
bình là 3,6%/năm. Gồm 11 phường và 3 xã. Năm 2013 tổng thu nhập trên địa
bàn thành phố đạt 1.200 tỷ đồng. Cân đối thu chi ngân sách là cân đối dư. Thu
nhập bình quân đầu người đạt 59,1 triệu/năm. Mức tăng trưởng kinh tế trung
bình giai đoạn 2010-2012 đạt 17,66%. Tỷ lệ hộ nghèo là 0,79%. Công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được Đảng bộ và chính quyền quan tâm, coi
trọng. Trên địa bàn thành phố Ninh Bình có 6 bệnh viện, 1 phòng khám khu
vực và 14 trạm y tế xã, phường. Số cán bộ ngành Y trên địa bàn thành phố
gồm: 370 bác sĩ, 124 y sĩ, 603 y tá và 39 nữ hộ sinh. Số cán bộ ngành dược trên
địa bàn: 37 dược sĩ cao cấp, 89 dược sĩ trung cấp, 7 dược tá. Toàn thành phố có
100% xã, phường có trạm y tế; 64,3% trạm y tế xã, phường có bác sỹ; 100%
xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Chúng tôi chọn phường Vân Giang vào

nghiên cứu. Vân Giang là một phường nằm ở trung tâm thành phố Ninh Bình tỉnh Ninh Bình. Được thành lập theo quyết định số 69/CP ngày 02/11/1996. Trụ
sở UBND tỉnh Ninh Bình nằm trên phường này. Diện tích tự nhiên phường
Vân Giang là 0,35km2, dân số là 6590 người, trong đó độ tuổi ≥ 25 là 2959
người với mật độ dân số là 18829 người/km2. Trạm y tế phường có 4 cán bộ,
trong đó có 2 y sĩ, 1 dược sĩ và 1 nữ hộ sinh.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
+ Tiêu chuẩn lựa chọn
Các đối tượng nghiên cứu là những người có độ tuổi từ 25 trở lên, gồm
cả nam và nữ, có hộ khẩu tại tỉnh Ninh Bình, không phân biệt nghề nghiệp,


25

địa dư. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn đối tượng như vậy là dựa vào một nghiên cứu
trước của Viện Tim Mạch Việt Nam năm 2008 đã nghiên cứu cho biết tỷ lệ tăng
huyết áp ở 08 tỉnh phía bắc và thành phố trong cả nước (đối tượng là người ≥
25 tuổi) đã tăng lên 25,1% và qua thực tế tại cộng đồng về cơ cấu bệnh tật
trong cộng đồng dân cư cũng cho thấy bệnh tăng huyết áp thường gặp ở người
đã trưởng thành.
+ Tiêu chuẩn loại trừ
- Những người dưới 25 tuổi, người đang sinh sống nhưng không có hộ
khẩu tại Ninh Bình.
- Những bệnh nhân đang ốm nặng phải nằm điều trị nội trú tại viện.
- Những người không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4/2012-12/2013. Từ tháng 4 đến
tháng 11/2012, thực hiện điều tra giai đoạn 1. Từ tháng 12/2012 đến tháng
12/2013 thực hiện nghiên cứu giai đoạn 2.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thiết kế theo hai giai đoạn liên tiếp nhau:
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu sẽ được thực hiện bằng thiết kế điều tra cắt
ngang. Tiến hành khám sàng lọc để phát hiện những bệnh nhân bị tăng huyết
áp đến khám tại trạm y tế của 3 xã/phường để xác định một số đặc điểm dịch
tễ học bệnh tăng huyết áp thuộc ba vùng miền khác nhau của tỉnh Ninh Bình.
- Giai đoạn 2: Từ các xã được điều tra chọn một xã để xây dựng mô
hình điểm về quản lý và chăm sóc bệnh nhân bị tăng huyết áp tại tuyến cơ sở.
Sau đó bước đầu đánh giá kết quả của mô hình.


×