Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG điều TRỊ của điện CHÂM kết hợp “cát căn THANG” TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THU HƯƠNG

§¸NH GI¸ T¸C DôNG §IÒU TRÞ
CñA §IÖN CH¢M KÕT HîP “C¸T C¡N
THANG” TR£N BÖNH NH¢N §AU TH¾T
L¦NG CÊP

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THU HƯƠNG

§¸NH GI¸ T¸C DôNG §IÒU TRÞ
CñA §IÖN CH¢M KÕT HîP “C¸T C¡N
THANG” TR£N BÖNH NH¢N §AU TH¾T
L¦NG CÊP


Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 60720201

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Thái Thị Hoàng Oanh
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý - Đào tạo Sau Đại học, Khoa
Y học cổ truyền, các Phòng Ban của Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều
kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà – Trưởng Khoa Y học cổ truyền và TS.
Thái Thị Hoàng Oanh, khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội, hai
người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy và chỉ bảo em trong quá trình
học tập và thực hiện nghiên cứu.
Các thầy cô trong Hội đồng thông qua đề cương, Hội đồng chấm luận
văn Thạc sĩ Trường Đại học Y Hà Nội, những người thầy, người cô đã đóng
góp cho em nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành nghiên cứu.
Các thầy cô trong Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội,
những người đã luôn dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại
trường cũng như hoàn thành luận văn.
Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp, lãnh đạo khoa cùng toàn thể
nhân viên khoa Khám chữa bệnh tự nguyện chất lương cao, khoa Châm cứu
dưỡng sinh, khoa Nội và khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung

Ương đã tạo điều kiện cho em học tập, thu thập số liệu và thực hiện nghiên cứu.
Cuối cùng, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân
trong gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên trong quá trình học tập và nghiên
cứu.Cảm ơn các anh chị em, các bạn, những người luôn đồng hành cùng em,
động viên và chia sẻ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đã qua.
Hà Nội,ngày 18 tháng 10 năm 2016
Nguyễn Thu Hương


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thu Hương, học viên bác sĩ nội trú khóa 36 Trường Đại
học Y Hà Nội, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà và TS.Thái Thị Hoàng Oanh.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 2 tháng 11 năm 2016
Người viết cam đoan

Nguyễn Thu Hương


6


ĐẶT VẤN ĐỀ

Đau vùng thắt lưng (Low bach pain-Lombalgie), là thuật ngữ để chỉ các
triệu chứng đau khu trú tại vùng giữa khoảng xương liên sườn 12 và nếp lằn
mông, một hoặc hai bên [1],[2],[3].
Theo Tổ chức y tế thế giới, đau vùng thắt lưng rất thường gặp, 80% dân
số có ít nhất một lần đau thắt lưng. Tại Mỹ, đây là nguyên nhân hàng đầu gây
hạn chế vận động của phụ nữ dưới 45 tuổi, là nguyên nhân đứng thứ hai khiến
bệnh nhân đi khám bệnh, là nguyên nhân nằm viện đứng thứ 5 và đau vùng
thắt lưng đứng thứ 3 trong số các bệnh phải phẫu thuật [2],[4].
Có nhiều nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng: nguyên nhân cơ học
hoặc là triệu chứng của một bệnh toàn thể như: nhiễm khuẩn, các bệnh do
thấp, nội tiết, u lành và u ác, một số nguyên nhân khác ...Trong đó đau vùng
thắt lưng do nguyên nhân cơ học chiếm 90 - 95% số nguyên nhân gây đau
vùng thắt lưng, diễn biến thường lành tính [2],[5],[6].
Theo Y học hiện đại, điều trị đau vùng thắt lưng cơ học có nhiều
phương pháp. Điều trị nội khoa: thuốc giảm đau, giãn cơ. Vật lý trị liệu: nhiệt
trị liệu, thủy trị liệu, điện trị liệu, kéo nắn trị liệu, ánh sáng trị liệu, xoa bóp trị
liệu, vận động trị liệu. Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật giải phóng chèn ép [2],
[5],[6],[7].
Theo Y hoc cổ truyền, đau vùng thắt lưng được mô tả trong phạm vi
“chứng Tý” với bệnh danh là “Yêu thống”. Có nhiều nguyên nhân gây ra như:
phong, hàn, thấp, nhiệt, khí trệ uyết ứ, can thận hư. Tùy theo nguyên nhân mà
“Yêu thống” được điều trị bằng phương pháp khác nhau: dùng thuốc, châm
cứu, xoa bóp, giác hơi, tác động cột sống...[8],[9]


7
Y học hiện đại điều trị đau thắt lưng cấp nguyên nhân cơ học bằng các
thuốc giảm đau giãn cơ. Tuy nhiên các thuốc này không an toàn cho các bệnh

nhân có tiền sử bệnh dạ dày, tá tràng, trong khi thuốc Đông dược không có
chống chỉ định với các bệnh nhân này. Y học cổ truyền có nhiều nghiên cứu
điều trị đau vùng thắt lưng nguyên nhân cơ học bằng nhiều phương pháp khác
nhau. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá tác dụng phối
hợp của điện châm và thuốc “Cát căn thang”. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị của điện châm kết hợp “Cát
căn thang” trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá cải thiện chức năng vận động và tác dụng giảm đau của điện
châm kết hợp Cát căn thang trên bệnh nhân đau thắt lưng cấp.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm kết
hợp Cát căn thang.


8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quan niệm về đau thắt lưng theo y học hiện đại
1.1.1. Sơ lược về cấu tạo giải phẫu cột sống thắt lưng
Cột sống là một cấu trúc hình cong được chia làm nhiều đoạn khác
nhau theo chức năng bao gồm: đoạn cột sống cổ, đoạn cột sống ngực, đoạn
cột sống thắt lưng và đoạn đốt sống cùng cụt. Trong từng đoạn đốt sống lại có
nhiều đơn vị chức năng gọi là đơn vị vận động được cấu tạo bởi đốt sống, đĩa
đệm, khoảng gian đốt, dây chằng, phần mềm.
Cột sống thắt lưng gồm: 5 đốt sống, 4 đĩa đệm (L1-L2, L2-L3,L3L4,L4-L5) và 2 đĩa đệm chuyển đoạn (T12-L1, L5-S1). Đây là đoạn chịu lực
80% trọng lượng cơ thể và có tầm hoạt động mọi hướng [2].

Hình 1.1. Các đốt sống thắt lưng [10]
Mỗi đốt sống gồm các phần chính là thân đốt sống, cung đốt sống,
mỏm gai và lỗ đốt sống.



9

Hình 1.2. Các thành phần đốt sống và đĩa đệm CSTL [11]
1.1.1.1. Thân đốt sống
Hình trụ dẹt, có hai mặt gian đốt sống và một vành chung quanh. Thân
đốt sống có kích thước tăng dần từ trên xuống dưới phù hợp với sự tăng dần
của trọng lượng từng phần cơ thể và lực tác dụng lên các đốt phía dưới.
1.1.1.2. Cung đốt sống
Cung đốt sống gồm hai phần: Phần trước dính với thân đốt sống gọi là
cuống, phần sau gọi là mảnh đốt sống.
- Cuống cung đốt sống là hai cột xương, ở bên phải và bên trái. Bờ trên
và bờ dưới của cuống lõm vào gọi là khuyết đốt sống. Khớp dưới của một đốt
sống hợp với khuyết trên của đốt sống ngay dưới nó thành một lỗ gọi là lỗ
gian đốt, nơi đi qua của các dây thần kinh sống và các mạch máu.
- Mảnh cung đốt sống là hai mảnh xương nối từ hai cuống đến mỏm gai
tạo nên thành sau của lỗ đốt sống. Mảnh hình dẹt bốn cạnh, có hai mặt trước
và sau, hai bờ trên và dưới. Ở mặt trước mảnh có một chỗ gồ ghề là nơi bám
của dây chằng vàng. Mặt sau liên quan với khối cơ chung.
1.1.1.3. Các mỏm đốt sống
Đi từ cung đốt sống ra, mỗi cung đốt sống có:
- Hai mỏm ngang chạy sang hai bên.
- Bốn mỏm có diện khớp gọi là mỏm khớp gồm hai mỏm khớp trên
mang các mặt khớp trên và hai mỏm khớp dưới mang các mặt khớp dưới.
- Một mỏm ở phía sau gọi là mỏm gai.


10
1.1.1.4. Lỗ đốt sống
Lỗ đốt sống là nơi để các dây thần kinh tuỷ sống đi qua, được tạo bởi

phía trước là thân đốt sống và đĩa đệm, trên và dưới là cuống đốt sống, phía
sau bên là khớp liên cuống.
1.1.1.5. Các dây chằng cột sống thắt lưng

Hình 1.3. Dây chằng cột sống thắt lưng
- Dây chằng dọc trước:
Là một dải rộng phủ mặt trước thân đốt sống và phần bụng của vòng
sợi đĩa đệm từ đốt sống cổ thứ nhất đến xương cùng, những sợi trong cùng
hoà lẫn với vòng sợi trải từ thân đốt sống này qua đĩa đệm đến thân đốt sống
kế cận. Các sợi này cố định đĩa đệm vào bờ trước thân đốt sống, còn các sợi
mỏng trải trên các thân đốt và cố định các thân đốt với nhau.
- Dây chằng dọc sau:
Nằm ở mặt sau của thân đốt sống cổ thứ 2 đến xương cùng, dây chằng
dính chặt vào sợi và dính chặt vào bờ thân xương, ở phía trên dây chằng dọc
sau rộng hơn ở phía dưới. Khi tới thân đốt sống thắt lưng dây chằng này chỉ
còn một dải nhỏ, không phủ kín hoàn toàn giới hạn sau của đĩa đệm.


11
- Dây chằng bao khớp:
Bao quanh giữa khớp trên và khớp dưới của hai đốt sống kế cận.
Trường hợp vận động quá tầm, những dây này sẽ giãn ra để cho các diện khớp
trượt lên nhau và giữ cho khớp được vững.
- Dây chằng vàng:
Phủ phần sau của ống sống, bám từ cung đốt này đến cung đốt khác và
tạo nên một bức vách thẳng ở phía sau ống để che chở cho tuỷ sống và các rễ
thần kinh. Dây chằng vàng có tính đàn hồi, khi cột sống cử động nó có tác
dụng kéo cột sống trở về nguyên vị trí.
- Dây chằng trên gai và dây chằng liên gai:
Có tác dụng nối các mỏm gai với nhau. Dây chằng trên gai là dây mỏng

chạy qua đỉnh các gai sống, góp phần gia cố phần sau của đoạn vận động
CSTL khi đứng thẳng nghiêng và khi gấp cột sống tối đa [11],[12],[13].
1.1.2. Phân loại đau thắt lưng
Đau thắt lưng là thuật ngữ để chỉ các triệu chứng đau khu trú tại vùng
giữa khoảng xương sườn 12 và nếp lằn liên mông, một hoặc hai bên.
1.1.2.1. Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học
Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học bao gồm các nguyên nhân tương
ứng với các bệnh lý cơ giới, có thể ảnh hưởng tới cơ, đĩa đệm, các khớp liên
mấu. Thường lành tính, đau kiểu cơ học, có hoặc không kèm đau thần kinh
tọa. Các nguyên nhân này chiếm tới 90 – 95% số nguyên nhân gây đau vùng
thắt lưng [1],[2],[3].
- Đau vùng thắt lưng cấp: Đau kịch phát ở vùng cột sống thắt lưng,
khởi phát đột ngột kèm theo triệu chứng cứng cột sống. Thời gian diễn biến
trong vòng 1 tuần [2].
- Đau cột sống thắt lưng mãn tính: Đau hàng ngày, không thuyên giảm,
thời gian > 3 tháng [2].


12
1.1.2.2. Đau vùng thắt lưng triệu chứng
Đau vùng thắt lưng triệu chứng là đau cột sống thắt lưng do một bệnh
lý nào khác, hoặc của cột sống thắt lưng, hoặc của cơ quan lân cận. Thường
đau kiểu viêm, có biểu hiện một số triệu chứng của bệnh là nguyên nhân gây
đau như: viêm đĩa đệm đốt sống, viêm cột sống dính khớp, ung thư vv...Loại
đau cột sống thắt lưng này hoặc phải xử trí kịp thời, hoặc đòi hỏi một trị liệu
đặc biệt. Tiên lượng phụ thuộc chủ yếu nguyên nhân gây đau vùng thắt
lưng[1],[2],[3].
1.1.3. Nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng



+
+

Các nguyên nhân cơ học:
Thoát vị lồi đĩa đệm.
Thoái hóa khớp liên mấu sau.
Trượt đốt sống.
Hẹp đốt sống.
Các chứng gù vẹo cột sống.
Các nguyên nhân đau thắt lưng triệu chứng:
Các bệnh do thấp:
Viêm cột sống dính khớp.
Viêm khớp phản ứng và các bệnh khác trong nhóm bệnh lý cột sống huyết

+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+

thanh âm tính.
Xơ xương lan tỏa tự phát.
Các bệnh nhiễm khuẩn

Viêm đĩa đệm đốt sống do lao.
Viêm đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng...
Áp xe cạnh cột sống.
Áp xe ngoài màng cứng.
Viêm khớp cùng chậu do vi khuẩn.
U lành và ác tính
Bệnh đa u tủy xương.
Ung thư nguyên phát.
Di căn ung thư vào cột sống thắt lưng.
U mạch.
U dạng xương.
U ngoài màng cứng, u màng não, u nguyên sống, u thần kinh nội tủy.


13
+
+
+
+
+
+

Nội tiết
Loãng xương.
Nhuyễn xương.
Cường cận giáp trạng.
Nguyên nhân nội tạng
Tiết niệu: Sỏi thận, viêm quanh thận, ứ nước, ứ mủ bể thận...
Sinh dục: Viêm phần phụ, nội mạc tử cung lạc chỗ. Viêm, u tuyến tiền liệt.
Tiêu hóa: Viêm, loét dạ dày tá tràng; Viêm tụy cấp, mạn; Ung thư ruột; Phình


động mạch chủ; Phình tách động mạch chủ.
- Nguyên nhân khác
+ Xơ tủy xương.
+ Tâm thần [2],[3].
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đau thắt lưng cấp do nguyên
nhân cơ học.
1.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng:
• Đặc điểm đau: đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
• Thời gian đau: diễn biến trong vòng 1 tuần.
• Vị trí đau: Vùng thắt lưng thấp, đau không lan hoặc lan xuống một hoặc hai
chân.
• Các yếu tố ảnh hưởng: Đau tăng khi gắng sức, đứng lâu, ho, hắt hơi. Đau




giảm khi nghỉ ở tư thế hợp lý.
Khám:
Hội chứng thắt lưng hông:
Tư thế chống đau: cột sống mất đường cong sinh lý.
Co cứng cơ cạnh sống.
Điểm đau cạnh sống.
Nghiệm pháp tay đất: dương tính khi khoảng cách tay đất> 10cm.
Nghiệm pháp Schober: dương tính khi độ giãn cột sống thắt lưng<4cm.
Hội chứng rễ thần kinh: có hoặc khôngcác triệu chứng tương ứng với vùng

-

phân bố của rễ thần kinh bị tổnthương, có đặc điểm:

Đau lan theo dọc đường đi của rễ thần kinh chi phối.
Rối loạn cảm giác lan theo dọc các dải cảm giác.
Teo cơ do rễ thần kinh chi phối bị chèn ép.
Giảm hoặc mất phản xạ gân xương.
Các dấu hiệu kích thích rễ có giá trị chẩn đoán cao.


14
+ Dấu hiệu “bấm chuông”: khi ấn điểm đau cạnh cột sống thắt lưng (cách cột
sống khoảng 2 cm) xuất hiện đau lan dọc chân theo khu vực phân bố của rễ
thần kinh tương ứng.
+ Điểm đau Valleix: dùng ngón tay cái ấn sâu vào các điểm trên đường đi của
dây thần kinh, bệnh nhân thấy đau nhói tại chỗ ấn. Gồm các điểm: giữa ụ
ngồi- mấu chuyển lớn, giữa nếp lằn mông, giữa mặt sau đùi, giữa nếp lằn
khoeo, giữa cung cơ dép ở cẳng chân.
- Có thể gặp các dấu hiệu tổn thương rễ:
+ Rối loạn cảm giác: giảm hoặc mất cảm giác kiểu rễ hoặc dị cảm (kiến bò, tê
bì, nóng rát….) ở da theo khu vực rễ thần kinh chi phối.
+ Rối loạn vận động: khi chèn ép rễ L5 lâu ngày các cơ khu trước ngoàicẳng
chân sẽ bị liệt làm cho bệnh nhân không thể đi lại bằng gót chân được (gấp
bàn chân), còn với rễ S1 thì các cơ khu sau cẳng chân sẽ bị liệt làm bệnh nhân
không thể kiễng chân được (duỗi bàn chân).
+ Giảm phản xạ gân xương: giảm phản xạ gân cơ tứ đầu đùi của rễ L4 vàgân
gót của rễ S1.
+ Teo cơ và rối loạn cơ tròn (bí đại tiểu tiện, đại tiểu tiện không tự
chủ hoặc rối loạn chức năng sinh dục) có thể gặp khi tổn thương
nặng, có chèn ép đám rối đuôi ngựa.
+ Dấu hiệu Lasègue: khi nâng từng chân lên cao dần, gối để duỗi thẳng, bệnh
nhân sẽ thấy đau và không thể nâng cao tiếp. Mức độ dương tính được đánh
giá bằng góc tạo giữa trục chi và mặt giường khi xuất hiện đau.

 Triệu chứng loại trừ: Không có tổn thương khớp háng, khớp cùng chậu,
không đau thắt lưng kèm đau nội tạng [2],[3],[14],[15],[16].
1.1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng


15
- Bilan phospho - calci âm tính.
- X quang cột sống thắt lưng:
+ Bình thường.
+ Hình ảnh thoái hóa cột sống: hẹp khe khớp đĩa đệm; đặc xương dưới
sụn; xẹp các diện dưới sụn; chồi xương.
+ Hình ảnh trượt đốt sống ra trước.
+ Hình ảnh loãng xương [1],[2],[3].
1.1.4.3. Chẩn đoán xác định đau CSTL cấp do nguyên nhân cơ học
- Đau cột sống thắt lưng sau nhiễm lạnh hoặc đột ngột sau hoạt động sai tư thế,
-

mang vác nặng.
Diễn biến trong vòng 1 tuần.
Có hội chứng thắt lưng hông.
Có hoặc không có biểu hiện hội chứng rễ thần kinh.
Bilan viêm âm tính.
MRI cột sống thắt lưng.
X-quang cột sống thắt lưng bình thường hoặc hình ảnh thoái hóa cột sống,
loãng xương [1],[2],[3],[14],[15].
1.1.4.4. Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học với đau thắt
lưng triệu chứng.

-


Viêm khớp thoái hóa.
Ung thư di căn.
Gẫy xương.
U xương nguyên phát.
Viêm đĩa đệm.
Áp xe ngoài màng cứng.
Viêm cột sống dính khớp.
Hội chứng buộc tủy sống.
Bệnh Paget.
Bệnh tâm thần liên quan đến thần kinh [2],[14].
1.1.4.5 Điều trị đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học

-

Nghỉ ngơi, giảm vận động, nằm giường phẳng.
Giảm đau: Acetaminophen, opiods, steroids.
Giãn cơ: Mydocalm, Myonal.
Phục hồi chức năng: xoa bóp trị liệu, đeo đai lưng.


16
- Tránh tái phát: hạn chế vận đông, làm việc trong 3 tháng.
- Phẫu thuật: TVĐĐ có hội chứng đuôi ngựa hoặc hội chứng chèn ép rễ thần
kinh một hoặc hai bên gây liệt và đau nhiều [1],[2],[3].
1.2. Quan niệm về đau thắt lưng theo Y học cổ truyền
1.2.1. Bệnh danh
Đau thắt lưng được YHCT mô tả trong phạm vi chứng Tý với bệnh
danh là “Yêu thống”.
Bệnh thuộc phạm vi “chứng Tý’. Tý có nghĩa là tắc, chứng Tý theo

YHCT là một chứng bệnh với biểu hiện đau do khí huyết lưu chuyển trong
kinh mạch bị tắc trở gây nên [8],[9].
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
1.2.2.1.Ngoại nhân
Do tà khí từ bên ngoài xâm nhập vào kinh lạc gây bệnh, chủ yếu là
phong, hàn, thấp. Các nguyên nhân này có thể riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau.
• Phong tà: phong là gió, chủ khí mùa xuân, có tính di chuyển, đột ngột xuất
hiện và đột ngột mất đi. Bệnh thường khởi phát đột ngột, diễn biến nhanh.
• Hàn tà: chủ khí mùa đông, có tính chất ngưng trệ làm cho khí huyết, kinh lạc
bị bế tắc. Do bản thân người bệnh sẵn có tình trạng ngưng trệ khí huyết ở kinh
lạc, gặp thêm hàn tà xâm nhập nên bệnh dễ có điều kiện phát sinh, huyết trệ
nặng hơn thành huyết ứ. Tính co rút của hàn rất cao làm cho co rút cân, cơ.
Ngoài ra hàn tà còn gây cảm giác đau buốt và sợ lạnh.
• Thấp tà:Thấp là âm tà, chủ khí cuối hạ, thấp tính nặng và đục vì vậy khi gây
bệnh sẽ làm cho cơ thể nặng nề khó vận động, tứ chi đau mỏi, ngoài da tê bì,
các khớp co duỗi khó khăn [17].
1.2.2.2. Nội nhân
Chính khí hư suy làm cho khí huyết lưu thông ở kinh lạc bị ứ trệ, theo
YHCT “Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông” nghĩa là khí huyết vận hành


17
trong kinh lạc được lưu thông thì không đau đớn, ngược lại khí huyết ngưng
trệ, không lưu thông được gây đau [17].
1.2.2.3.Bất nội ngoại nhân
Do bê vác vật nặng sai tư thế, do bị sang chấn thương làm khí trệ huyết
ứ. Khí huyết ngưng trệ ở cơ xương khớp gây đau tức, cự án.
Do phòng dục quá độ làm tổn thương tinh khí của thận, cơ thể mệt mỏi
gây ra đau lưng [8],[9],[17].
1.2.3. Các thể lâm sàng

Theo YHCT, yêu thống được phân thành 4 thể: thể phong hàn thấp, thể
phong thấp nhiệt, thể can thận âm hư và thể huyết ứ. Triệu chứng lâm sàng
của đau lưng cấp thì yêu thống thể phong hàn thấp, thể phong thấp nhiệt và
thể huyết ứ là phù hợp [8],[9].
1.2.3.1. Thể phong hàn thấp
 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
Do phong hàn thấp xâm nhập và kinh lạc gây bế tắc kinh lạc.
 Triệu chứng:
Đau lưng xảy ra đột ngột sau khi bị lạnh, mưa ẩm thấp, đau nhiều,
không cúi được, ho và trở mình cũng đau, ấn vào cơ sống lưng nơi đau thấy
cơ co cứng mạch trầm huyền.
 Điều trị:
- Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc.
- Phương dược: Bài “Can khương thương truật ” gia giảm.
- Châm cứu: Châm tả các huyệt Thận du, Đại trường du, A thị, Giáp
tích, Ủy trung, Huyết hải.
- Xoa bóp, bấm huyệt: Dùng các thủ thuật lăn, day, vờn, bóp, bấm
huyệt, vận động hai bên cột sống từ D12 đến mông.


18
1.2.3.2. Thể huyết ứ
 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
Thường xuất hiện đột ngột do các tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn lao
động, tai nạn giao thông… gây ra. Các nguyên nhân trên làm cho khí huyết bị
ngưng trệ gây bế tắc kinh lạc, khí huyết không điều hoà gây đau và hạn chế
vận động.
 Triệu chứng:
Đau dữ dội vùng cột sống thắt lưng, có thể lan xuống mông và chân, đi
lại vận động khó khăn. Bệnh nhân nằm bất động, co chân thì đỡ đau. Đau tăng

khi ho, hắt hơi, đại tiện hoặc vận động, ăn ngủ kém, mạch nhu sáp.
 Chẩn đoán bát cương: Biểu thực.
 Điều trị:
- Pháp điều trị: Hoạt huyết hoá ứ, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống.
- Phương dược: Tứ vật đào hồng gia giảm.
- Châm cứu: Châm các huyệt Thận du, Đại trường du, Giáp tích, A thị
huyệt, Bát liêu (2 bên) nếu có lan xuống chân thì châm thêm: Thừa phù, Ân
môn, Uỷ trung, Thừa sơn, Côn lôn bên bệnh.
- Xoa bóp: Thực hiện mức độ vừa phải, dùng các thủ thuật như lăn, day,
vờn, bóp, bấm huyệt, vận động cột sống.
- Vật lý trị liệu: Nhiệt trị liệu, điện trị liệu…
1.2.3.3. Thể phong thấp nhiệt
 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
Do nhiệt tà, thấp tà, phong tà xâm nhập và kinh lạc gây bệnh.
 Triệu chứng:
Bệnh tiến triển từ từ, sốt, sưng nóng đỏ đau vùng thắt lưng. Mạch nhu sác


19
 Chẩn đoán bát cương: Biểu thực
 Điều trị:
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt, khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
- Phương dược: Gia vị nhị diệu thang
- Châm cứu: Châm các huyệt Thận du, Đại trường du, Giáp tích, A thị
huyệt, Dương lăng tuyền 2 bên [8],[9].
1.3. Tổng quan về điện châm và bài “Cát căn thang”
1.3.1. Khái quát về điện châm
1.3.1.1. Châm cứu
Là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc độc đáo của YHCT, là
tên gọi kép của hai phương pháp châm và cứu.

Tổ chức y tế thế giới từ năm 1979 đã cho rằng châm cứu có thể coi là
một phương pháp chữa bệnh hữu hiệu và đã xây dựng danh pháp quốc tế về
kinh huyệt châm cứu [120].
 Cơ chế của châm cứu theo YHCT:
+ Điều hoà âm dương.
Bệnh tật phát sinh do mất cân bằng âm dương gây ra bởi các tác nhân
gây bệnh bên ngoài (tà khí lục dâm) hoặc do cơ thể suy nhược, công năng
tạng phủ giảm sút, tình chí không điều hoà, cũng có thể gây ra bởi lao động,
ăn uống… Trên lâm sàng, bệnh lý hoặc hàn hoặc nhiệt, hoặc hư, hoặc thực.
Nhiều khi bệnh tật rất phức tạp, các dấu hiệu về hàn nhiệt rất khó phân biệt.
Nguyên tắc chung là lập lại mối cân bằng âm dương, cụ thể trong điều trị
bằng châm cứu muốn đánh đuổi được tà khí, nâng cao chính khí phải tuỳ
thuộc vào sự nông sâu của bệnh, trạng thái hàn nhiệt của người bệnh để vận
dụng dùng châm hay cứu, dùng phép bổ hay phép tả.
+ Điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc.


20
Hệ kinh lạc bao gồm các đường ngang và thẳng tạo thành một hệ thống
chằng chịt, thông suốt mọi chỗ làm cho cơ thể thành một khối thống nhất.
Trong kinh lạc có kinh khí vận hành để điều hoà khí huyết, giúp cơ thể khoẻ
mạnh, chống đỡ được tác nhân gây bệnh. Hệ kinh lạc cũng là nơi biểu hiện
của các trạng thái bệnh lý của cơ thể, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các hình
thức kích thích (châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, giác…) thông qua các huyệt
để chữa bệnh. Khi điều trị bằng châm cứu là tác động vào các huyệt trên các
kinh mạch nhằm làm lưu thông khí huyết, giải quyết vấn đề kinh mạch bị bế
tắc, làm cho sự vận hành của kinh khí được thông suốt [20].
 Cơ chế tác dụng theo YHHĐ:
Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng
ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Sự ức chế hoặc phá vỡ cung phản xạ

bệnh lý có thể xảy ra ngay tức thì sau khi châm và tác động vào huyệt tuy
nhiên cũng có nhiều khi phải lưu kim và điều trị nhắc đi nhắc lại nhiều lần,
nhiều liệu trình mới thu được kết quả. Điều này chứng tỏ ngoài vai trò của
thần kinh còn có vai trò của nội tiết, thể dịch tham gia trong việc phá vỡ cung
phản xạ bệnh lý.
Vorgralic và Kassin (Nga), Chu Liễn, Vũ Xuân Quang và nhiều tác giả
khác đã căn cứ vào vị trí và tác dụng nơi châm để đề ra ba loại phản ứng của
cơ thể.
+ Phản ứng tại chỗ:
Châm cứu vào huyệt có tác dụng làm giảm cơn đau, giải phóng sự co
cơ, những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật làm ảnh hưởng đến sự
vận mạch, nhiệt độ, sự tập trung của bạch cầu…làm giảm xung huyết, bớt
nóng và giảm đau…
+ Phản ứng theo tiết đoạn thần kinh:


21
Khi nội tạng có tổn thương bệnh lý thì có những thay đổi cảm giác ở
vùng da của cùng một tiết đoạn với nó. Ngược lại kích thích ở những vùng da
của một tiết đoạn nào đó sẽ ảnh hưởng đến nội tạng của cùng một tiết đoạn đó.
+ Phản ứng toàn thân:
Bất kỳ một kích thích nào cũng liên quan đến hoạt động của vỏ não,
nghĩa là có tính chất toàn thân. Khi châm cứu sẽ gây ra những biến đổi về thể
dịch và nội tiết, sự thay đổi các chất trung gian hoá học như catecholamin,
endorphin, ACTH, số lượng bạch cầu…[21],[22].
1.3.1.1 Điện châm
Điện châm là dùng dòng điện để tác động lên huyệt (qua kim châm
cứu). Đây là phương pháp kết hợp YHCT và YHHĐ, để phát huy mạnh mẽ
tác dụng đắc khí và dẫn khí của kinh huyệt khi châm cứu.
Có nhiều loại dòng điện điều trị được dùng trong châm cứu: Dòng

Galovanic (dòng điện một chiều), dòng xung điện điện thế thấp, dòng điện
cao tần, tĩnh điện và ion khí, dòng xoay chiều. Các dòng xung điện với tần số
và cường độ thích hợp có tác dụng tốt để kích thích hoặc ức chế thần kinh để
gây co cơ hoặc giảm co thắt cơ tăng cường điều chỉnh tuần hoàn máu và có
tác dụng giảm đau rõ rệt [20].
 Chỉ định:
Điện châm được dùng để cắt chứng đau trong một số bệnh: đau khớp,
đau răng, đau dây thần kinh...; chữa tê liệt, teo cơ trong các chứng liệt như liệt
nửa người, liệt các dây thần kinh ngoại biên; châm tê để tiến hành phẫu thuật.
 Chống chỉ định:
Điện châm không được sử dụng trong các trường hợp bệnh lý thuộc cấp
cứu; người có sức khỏe yếu, thiếu máu, có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tim,
phụ nữ đang có thai hoặc hành kinh; cơ thể ở trạng thái không thuận lợi: vừa


22
lao động xong, mệt mỏi, đói…; một số huyệt không có chỉ định châm hoặc
cấm châm sâu như Phong phủ, Nhũ trung….[19],[20].
 Cách tiến hành điện châm
Sau khi đã chẩn đoán xác định bệnh, chọn phương huyệt và tiến hành
châm kim đạt tới đắc khí, các huyệt cần được kích thích bằng xung điện được
nối tới máy điện châm.
Trước khi điện châm cần lưu ý kiểm tra lại máy điện châm trước khi
vận hành để đảm bảo an toàn; tránh mọi động tác vội vàng khiến cường độ
kích thích quá ngưỡng gây cơn co giật mạnh khiến bệnh nhân hoảng sợ.Thời
gian kích thích điện tùy thuộc yêu cầu chữa bệnh, có thể từ 15 phút đến 1
tiếng (như trong châm tê để mổ).
 Liệu trình điện châm
Thông thường điện châm 1 lần/ngày, mỗi lần 20 – 25 phút, 1 liệu trình
điều trị từ 10 – 15 ngày hoặc dài hơn tùy yêu cầu điều trị.

Tần sốcủa dòng điện điện châm theo pháp bổ là 1 - 3 Hz, theo pháp tả
là4 - 10 Hz. Tùy theo ngưỡng chịu đựng của bệnh nhân mà điều chỉnh cường
độ điện châm cho phù hợp[20],[23].
1.3.2.Công thức huyệt trong nghiên cứu

-

Đại trường du (VII.25): Huyệt du của đại trường.
Vị trí: Từ giữa khe L4-L5 đo ngang ra 1,5 thốn.
Cách châm: Châm sâu 0,7-1 thốn.
Chỉ định: Đau lưng, ỉa chảy, táo bón, liệt chi dưới.

• Giáp tích L1-L5: Ngoại kinh kỳ huyệt.
- Vị trí: Nằm hai bên cột sống thắt lưng,từ mỏm gai L1-L5 đo ngang ra 0,5
thốn.
- Cách châm: Châm chếch, sâu 0,3-0,5 thốn.


23
• Dương lăng tuyền (XI.34): Huyệt hội của cân (trong bát hội huyệt)
- Vị trí: Dưới đầu gối 1 thốn, huyệt nằm ở chỗ trũng giữa đầu xương mác và
xương chày.
- Cách châm: Châm 0,3-0,5 thốn, hướng kim về huyệt Âm lăng tuyền.
- Chỉ định: Đau lưng và cẳng chân, liệt nửa người, bệnh túi mật.
• A thị huyệt: Huyệt ngoài kinh
- Vị trí: Là các điểm đau xuất hiện khi có bệnh, mà thầy thuốc phát hiện ra
trong thăm khám hoặc bệnh nhân chỉ ra. Chọn huyệt ở điểm ấn đau nhất của
vùng bị bệnh.
- Cách châm: Tùy theo vị trí huyệt [24],[25].
1.3.3. Bài “Cát căn thang”

1.3.3.1. Nguồn gốc bài thuốc
Bài thuốc “Cát căn thang” được tác giả Trương Giới Tân (1536 - 1640
sau Công nguyên) tự Cảnh Nhạc, viết trong chương 66 của tác phẩm “Cảnh
Nhạc toàn thư”.
“Cảnh Nhạc toàn thư”là bộ y thư được xuất bản năm 1624, đời nhà
Minh, gồm 64 quyển, bao quát toàn bộ từ y luận, chẩn đoán, bản thảo, phương
tễ, các khoa lâm sàng. Trương Giới Tân chủ trương lấy sinh khí của con người
làm chủ, dương khó được mà dễ mất, mất rồi thì khó có lại, do đó chủ trương
ôn bổ[26].
1.3.3.2. Cấu trúc bài thuốc
Cát căn

20g

Cam thảo

6g

Ma hoàng

6g

Xuyên khung

8g

Quế chi

8g


Tế tân

6g

Sinh khương

6g

Phòng phong

8g

Bạch thược

10g

Đẳng sâm

12g

Chỉ xác

8g


24
1.3.3.3. Tác dụng
Bài thuốc có tác dụng giải cơ, trừ phong hàn, ôn thông kinh lạc; được
chỉ định trong chứng Phong hàn thấp tý mà nguyên nhân phong hàn là chính.
1.3.3.4. Phân tích bài thuốc

Trong bài thuốc, Cát căn là chủ dược có tác dụng giải cơ trong trường
hợp cơ bị co cứng do cảm phải ngoại tà phong hàn thấp. Hỗ trợ tác dụng này
cho Cát căn có Bạch thược, làm tăng tác dụng thư cân chỉ thống.
Phòng phong, Tế tân, Quế chi, Ma hoàng, Sinh khương có tác dụng trừ
phong hàn tà ở cơ biểu. Tế tân, Quế chi làm ôn ấm kinh lạc, thông kinh hoạt
lạc. Bạch thược bổ âm, dưỡng huyết hòa âm, liễm hãn làm giảm sức phát hãn
của Ma hoàng, Quế chi.
Đảng sâm, Cam thảo bổ khí, hỗ trợ nâng cao chính khí. Cam thảo còn
có tác dụng hòa hoãn cơn đau.
Chỉ xác lý khí khoan hung, Xuyên khung hành khí trong huyết để trừ
đau, trị các chứng đau do bế tắc kinh lạc [26],[27],[28],[29],[30],[31].
1.3.3.5. Các vị thuốc trong bài thuốc:
Xem phụ lục 2.
1.3.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước.
1.3.3.1. Một số nghiên cứu trong nước.
Năm 2008, Lương Thị Dung đánh giá tác dụng của phương pháp điện
châm kết hợp với xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột
sống. Kết quả tốt và khá đạt 88,6% [32].
Năm 2008, Lại Đoàn Hạnh đánh giá tác dụng điều trị hội chứng thắt
lưng hông bằng phương pháp thủy châm. Tỷ lệ khá và tốt đạt 91,4% [33].
Năm 2003, Đoàn Hải Nam nghiên cứu so sánh tác dụng điện châm
các huyệt Ủy trung, Giáp tích L1 – L5 và điện trường châm trong điều trị


25
cho 60 bệnh nhân yêu thống thể hàn thấp cho thấy: điện châm các huyệt Ủy
trung, Giáp tích L1 – L5 đạt kết quả cao hơn với 80% tốt; 16,7% khá; 3,3%
trung bình [34].
Năm 1994, Nguyễn Châu Quỳnh tiến hành hồi cứu điều trị đau thắt
lưng tại Khoa Châm cứu dưỡng sinh Viện Y học cổ truyền Việt Nam trên 30

bệnh án đau thắt lưng cho thấy kết quả điều trị bằng châm cứu khỏi và đỡ
chiếm 97%, không khỏi là 3% [25].
Năm 1972, Nguyễn Tài Thu và cộng sự nghiên cứu điều trị 37 bệnh
nhân đau thắt lưng bằng phương pháp tân châm thì tỷ lệ khỏi và đỡ là 67,6%.
Các huyệt được sử dụng là Giáp tích vùng thắt lưng, Chí thất, Thận du đạt kết
quả tốt là 57,14%, khá là 31,43%, trung bình là 2,86% và kém là 8,57% [24].
1.3.4.2. Một số nghiên cứu nước ngoài
Năm 2007, Michael Haake thử nghiệm châm cứu tại Đức đối với đau
thắt lưng bao gồm: 387 bệnh nhân tuổi trung bình (50 ± 15 tuổi) với tiền sử
đau lưng mạn tính trong 8 năm, tại tháng thứ 6 tỷ lệ đáp ứng là: 44,2%, đối
với nhóm bệnh nhân châm cứu thông thường [35].
Năm 2007, Louise Chang nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng giảm đau
của châm cứu đơn thuần đối với đau thắt lưng, cho thấy kết quả 33% có sự cải
thiện về triệu chứng đau, 12% cải thiện về chức năng hoạt động [37].
Năm 1994, Zhang Y và cộng sự tại Viện châm cứu và xoa bóp Bắc
Kinh, Trung Quốc sử dụng châm cứu điều trị 56 trường hợp đau thắt lưng
bằng châm cứu thì tỷ lệ khỏi và đỡ là 98,3% [36].


×