Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

NGHIÊN cứu TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG của BỆNH NHÂN ĐANG điều TRỊ nội TRÚ tại BỆNH VIỆN đa KHOA HUYỆN TIỀN hải năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 110 trang )

bộ giáo dục và đào tạo

bộ y tế

trờng đại học y DC thái bình

Tễ TH HI

NGHIÊN CứU TìNH TRạNG DINH DƯỡNG
CủA BệNH NHÂN ĐANG ĐIềU TRị NộI TRú
TạI BệNH VIệN ĐA KHOA HUYệN TIềN HảI NĂM
2014

LUN VN THC S Y T CễNG CNG

Thái bình - 2014


bộ giáo dục và đào tạo

bộ y tế

trờng đại học y DC thái bình

Tễ TH HI

NGHIÊN CứU TìNH TRạNG DINH DƯỡNG
CủA BệNH NHÂN ĐANG ĐIềU TRị NộI TRú
TạI BệNH VIệN ĐA KHOA HUYệN TIềN HảI NĂM
2014


Chuyờn ngnh : Y t cụng cng
Mó s

: 60.72.76

LUN VN THC S Y T CễNG CNG

Hng dn khoa hc: PGS.TS. Ninh Th Nhung

Thái bình - 2014


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám Hiệu, Khoa Y tế
Công cộng, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Phòng Quản lý Khoa học,
Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, các thầy các cô Trường Đại học
Y Dược Thái Bình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới Phó Giáo sư Tiến sĩ
Ninh Thị Nhung, người thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ, động
viên, khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi cho tôi trong quá trình thực hiện
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong Ban Giám đốc, tập thể
cán bộ khoa Nội và khoa Ngoại, cùng các bạn đồng nghiệp Bệnh viện Đa
khoa Huyện Tiền Hải (đặc biệt là Bác sỹ CK II. Trần Quang Trung) đã nhiệt
tình giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm giúp tôi trong thời gian học tập và triển
khai nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn ân tình nhất tới, gia đình, người thân,
bạn bè của tôi là nguồn động viên lớn giúp tôi hoàn thành luận văn.



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi thực hiện tại
Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Các số liệu, kết quả trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

Thái Bình, ngày 15 tháng 10 năm
2014
Tác giả

Tô Thị Hải


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BMI

(Body Mass Index) Chỉ số khối cơ thể.

ĐTĐ

Đái tháo đường.

DDLS

Dinh dưỡng lâm sàng.

DD


Dinh dưỡng.

Hb

Hemoglobin.

LTTP

Lương thực thực phẩm.

NCHS

(National Center for Health Statistic) Quần thể tham chiếu.

TTDD

Tình trạng dinh dưỡng.

TCBF

Thừa cân béo phì.

SDD

Suy dinh dưỡng.

WHO

(World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới.


SGA

(Subjective Global Assessment) Phương pháp đánh giá tình
trạng dinh dưỡng toàn diện.

MNA

(Mini Nutritional Assessment) Phương pháp đánh giá tình trạng
dinh dưỡng tối thiểu.

NCKN

Nhu cầu khuyến nghị.


MỤC LỤC
Trang bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN...................................................................................................3

1.1. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng bệnh viện.........................3
1.1.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn.....................3
1.1.2.Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị...............................................4
1.2. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng tại bệnh viện.................................7
1.2.1. Trên thế giới....................................................................................7
1.2.2. Tại Việt Nam...................................................................................8
1.3. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng................................11
1.3.1. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng qua chỉ số nhân trắc
học...........................................................................................................12
1.3.2. Phương pháp điều tra tiêu thụ lương thực, thực phẩm..................14
1.3.3. Phương pháp hóa sinh...................................................................16
1.3.4. Đánh giá toàn diện (phương pháp SGA).......................................17
1.3.5. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng tối thiểu (phương
pháp MNA)..............................................................................................17
1.4. Đặc điểm khẩu phần của người bệnh.....................................................18
1.4.1. Trên thế giới..................................................................................18
1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu tại Việt Nam.......................................20
CHƯƠNG 2....................................................................................................24
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................24
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................24


2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................24
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................25
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.....................................................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................26
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu................................................26
2.2.3. Một số kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu....................................27
2.2.4. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu.........................................32

2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong nghiên cứu...........................32
2.2.6. Phân tích xử lý số liệu khống chế sai số........................................35
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu.............................................................36
CHƯƠNG 3....................................................................................................36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................36
3.1. Xác định tình trạng nhân trắc và hóa sinh dinh dưỡng của bệnh nhân
điều trị tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải năm
2014.........................................................................................................36
3.2. Đánh giá đặc điểm khẩu phần của bệnh nhân điều trị tại các khoa
nghiên cứu...............................................................................................48
CHƯƠNG 4....................................................................................................59
BÀN LUẬN....................................................................................................59
4.1. Tình trạng nhân trắc và hóa sinh dinh dưỡng của bệnh nhân điều trị tại
khoa Nội và khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Tiền Hải năm 2014.......59
4.2. Đánh giá đặc điểm khẩu phần của bệnh nhân điều trị tại 2 khoa nghiên
cứu của Bệnh viện Đa khoa Tiền Hải....................................................69
KẾT LUẬN.....................................................................................................84
KIẾN NGHỊ....................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................1
PHỤ LỤC 1.......................................................................................................8


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................................................37
Bảng 3.2. Giá trị trung bình cân nặng (kg) của bệnh nhân theo nhóm tuổi......................................37
Bảng 3.3. Giá trị trung bình cân nặng (kg) của bệnh nhân theo khoa...............................................38
Bảng 3.4. Giá trị trung bình chiều cao (cm) của bệnh nhân theo nhóm tuổi....................................39
Bảng 3.5. Giá trị trung bình chiều cao (cm) của bệnh nhân theo khoa.............................................39
Bảng 3.6. Giá trị trung bình chỉ số BMI của bệnh nhân theo nhóm tuổi...........................................39
Bảng 3.7. Giá trị trung bình BMI cuả bệnh nhân theo khoa...............................................................40

Bảng 3.8. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đánh giá qua BMI tại 2 khoa nghiên cứu.............40
Bảng 3.9. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo phương pháp SGA theo khoa......................42
Bảng 3.10. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo phương pháp SGA tại khoa Nội theo giới. 43
Bảng 3.11. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo phương pháp SGA tại khoa Ngoại theo giới
....................................................................................................................................43
Bảng 3.12. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo phương pháp đánh giá bằng SGA theo giới
....................................................................................................................................43
Bảng 3.13. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo phương pháp MNA theo khoa..................44
Bảng 3.14. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo phương pháp MNA theo giới....................44
Bảng 3.15. Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng của bệnh nhân đánh giá bằng phương pháp SGA so với BMI.. .45
Bảng 3.16. Giá trị trung bình Hb (g/l) của bệnh nhân theo giới.........................................................47
Bảng 3.17. Giá trị trung bình Albumin (g/dl) của bệnh nhân theo giới.............................................47
Bảng 3.18. Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu, thiếu Albumin theo nhóm tuổi............................................47
Bảng 3.19. Tính cân đối giữa các chất sinh năng lượng khẩu phần của bệnh nhân tại 2 khoa nghiên
cứu..............................................................................................................................48
Bảng 3.20. Tính cân đối giữa các chất sinh năng lượng khẩu phần của bệnh nhân dưới hoặc bằng
60 tuổi theo giới.........................................................................................................49
Bảng 3.21. Tính cân đối giữa các chất sinh năng lượng khẩu phần của bệnh nhân trên 60 tuổi theo
giới..............................................................................................................................49
Bảng 3.22. Giá trị trung bình protein khẩu phần (g/ngày) của bệnh nhân tại 2 khoa nghiên cứu.. .51
Bảng 3.23. Giá trị trung bình protein khẩu phần (g/ngày) của bệnh nhân dưới hoặc bằng 60 tuổi
theo giới.....................................................................................................................52
Bảng 3.24. Giá trị trung bình protein khẩu phần (g/ngày) của bệnh nhân trên 60 tuổi theo giới....52
Bảng 3.25. Giá trị trung bình lipid khẩu phần (g/ngày) của bệnh nhân tại 2 khoa nghiên cứu........53


Bảng 3.26. Giá trị trung bình lipid khẩu phần (g/ngày) của bệnh nhân dưới hoặc bằng 60 tuổi theo
giới..............................................................................................................................54
Bảng 3.27. Giá trị trung bình lipid khẩu phần (g/ngày) của bệnh nhân trên 60 tuổi theo giới.........54
Bảng 3.28. Hàm lượng một số Vitamin trong khẩu phần của bệnh nhân tại 2 khoa nghiên cứu.....56

Bảng 3.29. Hàm lượng một số chất khoáng (mg/ngày) trong khẩu phần của bệnh nhân tại 2 khoa
nghiên cứu.................................................................................................................56
Bảng 3.30: Tỷ lệ bệnh nhân đạt về nhu cầu các chất sinh năng lượng khẩu phần............................57
Bảng 3.31: Tỷ lệ bệnh nhân đạt hàm lượng các chất khoáng trong khẩu phần................................58
Bảng 3.32: Tỷ lệ bệnh nhân đạt hàm lượng vitamin trong khẩu phần...............................................58

MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì của bệnh nhân theo BMI tại khoa Nội theo
giới...........................................................................................................................41
Biểu đồ 3. 2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì của bệnh nhân theo BMI tại khoa Ngoại
theo giới..................................................................................................................42
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân có tỷ trọng mỡ cao theo khoa và theo giới.........................................46
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân đánh giá theo các phương pháp........................46
Biểu đồ 3.5: Tính cân đối giữa các chất sinh năng lượng của bệnh nhân nam theo tuổi.................50
Biểu đồ 3.6: Tính cân đối giữa các chất sinh năng lượng của bệnh nhân nữ theo tuổi....................51
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ protein động vật protein tổng số và lipid động vật/lipid tổng số của bệnh nhân
tại 2 khoa.................................................................................................................53


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, đã có nhiều tiến bộ về phương pháp điều trị và chăm sóc
người bệnh nhưng vấn đề dinh dưỡng tiết chế vẫn chưa được quan tâm đầy
đủ, thiếu dinh dưỡng vẫn là hiện tượng phổ biến của bệnh nhân nằm điều
trị tại bệnh viện. Tình trạng thiếu dinh dưỡng gặp ở tất cả các nhóm bệnh
như bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận mạn. B ệnh nhân
nằm viện SDD dẫn đến tăng biến chứng của bệnh, kéo dài thời gian nằm viện,
tăng tỷ lệ tử vong, tăng chi phí y tế [20].

Theo nghiên cứu của Phạm Thu Hương và cộng sự năm 2006 tại Bệnh
viện Bạch Mai cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân dưới 65 tuổi là
36,9%, tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân trên 65 tuổi là 43,9% [21].
Nghiên cứu của Ninh Thị Nhung về tình trạng dinh dưỡng của 478 người
bệnh nằm điều trị nội trú ở 4 khoa lâm sàng hệ Nội của Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Thái Bình cho thấy tình trạng thiếu dinh dưỡng của người bệnh cao
(31,0%) và tình trạng thừa cân béo phì là (8,3%) [27].
Thực trạng công tác tiết chế dinh dưỡng tại bệnh viện hiện nay còn
nhiều vấn đề bất cập, chế độ ăn trong bệnh viện tùy thuộc vào sự cung cấp
của gia đình, thường bị thiếu cả về số lượng và chất lượng, chưa có suất ăn
riêng cho từng loại bệnh. Hậu quả là nhiều người bệnh không được cung
cấp đủ dinh dưỡng theo yêu cầu bệnh lý dẫn đến tăng thêm mức độ suy kiệt
và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sức khỏe trong điều trị. Người bệnh
có một chế độ cung cấp dinh dưỡng hợp lý có đủ năng lượng và các chất
dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp cho quá trình chống đỡ bệnh tật và phục hồi
sức khỏe tốt hơn và nâng cao chất lượng hiệu quả điều trị tại bệnh viện.


2

Bộ Y tế đã có Thông tư 08/2011/TT-BYT về hướng dẫn công tác dinh
dưỡng tiết chế trong bệnh viện nhằm khắc phục tình trạng dinh dưỡng ở
các bệnh viện hiện nay [5].
Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải là đơn vị đã thực hiện công tác
chăm sóc toàn diện nhiều năm nay và đã đạt được kết quả tốt. Song công
tác tiết chế dinh dưỡng đa số chỉ là tư vấn cho người bệnh chưa có kiểm
soát chặt chẽ theo đúng yêu cầu bệnh lý, trừ bệnh nhân nghèo được bệnh
viện nuôi dưỡng. Để góp phần đánh giá thực trạng dinh dưỡng của người
bệnh và tìm ra các giải pháp thực hiện tốt công tác chăm sóc dinh dưỡng
cho người bệnh tại bệnh viện. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đang điều trị nội trú
tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Hải năm 2014”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.

Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng và một số chỉ số hóa sinh dinh
dưỡng của bệnh nhân điều trị tại khoa Nội và khoa Ngoại Bệnh
viện Đa khoa huyện Tiền Hải năm 2014.

2.

Đánh giá đặc điểm khẩu phần của bệnh nhân điều trị tại các khoa
nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng bệnh viện.
1.1.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn.
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và
hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Thời kỳ đầu, để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, người ta chỉ dựa vào các
nhận xét đơn giản như gầy, béo, tiếp đó là một số chỉ tiêu nhân trắc như
Brock, Quetelet, Pignet. Nhờ phát hiện về vai trò các chất dinh dưỡng và các
tiến bộ kỹ thuật, phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ngày càng hoàn
thiện và ngày nay trở thành một chuyên khoa của dinh dưỡng học.
Trên thế giới, người ta đang sống ở 2 thái cực trái ngược nhau, hoặc

thiếu ăn hoặc thừa ăn. Những nước thuộc thế giới thứ 3 đang đứng bên bờ vực
thẳm của sự thiếu ăn. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi ngày trên
thế giới có khoảng 40.000 trẻ em chết do thiếu dinh dưỡng nặng, hàng năm có
khoảng 250.000 trẻ em bị mù do thiếu vitamin A và chất béo. Số người bị
thiếu máu dinh dưỡng ước tính đến 200 triệu người và 400 triệu người khác bị
bướu cổ phần lớn là thiếu Iod.
Các nước có nền công nghiệp phát triển, ngược lại, đang đứng bên bờ
vực thẳm của sự thừa ăn. Năng lượng bình quân hàng ngày ở Châu Âu là
3000 Kcal, Bắc Mỹ: 3100 Kcal, Úc: 3200 Kcal. Theo thống kê ở Pháp 15% số
dân bị tăng huyết áp, ở Đức trên 20% người trưởng thành bị bệnh béo phì và
cái vực thẳm chờ đợi là 35-40% số người chết là do các bệnh về tim mạch có
liên quan chặt chẽ với nạn thừa ăn [21].


4

1.1.2.Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị
Ngay từ thời xa xưa con người đã biết tới vai trò của chế độ ăn uống
và cho ăn uống là một trong những phương pháp để chữa bệnh, giữ gìn và
bảo vệ sức khoẻ, để nhằm mục đích điều trị cũng như dự phòng, đối với
nhiều bệnh chỉ cần có chế độ ăn thích hợp và một đời sống có tổ chức hợp
lý đã khỏi [22]. Ngày nay vấn đề ăn còn liên quan đến sự phát triển và là yếu
tố quan trọng cho sự phát triển cho cộng đồng, khu vực và cả một đất nước.
Theo Hypocrát (460-377 trước công nguyên), ăn có vai trò quan trọng
trong bảo vệ sức khỏe và cần phải chú ý tùy theo tuổi tác, thời tiết, công việc
mà nên ăn nhiều hay ít, ăn một lúc hay rải ra nhiều lần, thức ăn cho bệnh nhân
là một phương tiện điều trị và trong phương tiện điều trị của chúng ta phải có
dinh dưỡng. Theo Hải Thượng Lãn Ông, ăn uống của người bệnh có vai trò
hết sức quan trọng, có thuốc mà không có ăn thì cũng đi đến chỗ chết.
Đến cuối thế kỷ 18, nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực chuyển hóa

các chất trong cơ thể con người được công bố. Từ cuối thế kỷ 19 tới nay,
những nghiên cứu về vai trò của các Vitamin, acid amin các acid béo không
no, các vi chất dinh dưỡng ở phạm vi tế bào, tổ chức và cơ thể đã góp phần
hình thành và phát triển một ngành khoa học mới đó là khoa học dinh dưỡng.
Ngày nay, Y học đang đứng trước hai thái cực đó là sự thiếu ăn và hậu
quả của sự thừa ăn. Ở các nước đang phát triển và chậm phát triển vẫn còn
một tỷ lệ không nhỏ bị SDD, nhất là trẻ em và người cao tuổi, SDD là
nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở cộng đồng. Trong khi đó ở các nước
công nghiệp phát triển lại đang phải đối phó với những hậu quả nặng nề do
sự thừa ăn đó là tình trạng thừa cân, béo phì [21].
Suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em đang là vấn đề thời sự ở các nước
nghèo và đang phát triển. Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định trên thế giới hiện


5

còn 36 nước có tình trạng SDD cao trong đó có nước ta. Chiến lược Quốc gia
về Dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu tổng quát là: Đến năm
2020, bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất
lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh; và góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của
người Việt Nam đồng thời kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân – béo phì
góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng
[13]. Có nhiều nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong bệnh viện
cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị suy dinh dưỡng rất cao, chiếm từ 30 đến 50%
bệnh nhân nằm viện, trong đó có 50% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng vừa và
nặng. Suy dinh dưỡng làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng, làm chậm lành vết thương,
làm giảm miễn dịch và kéo dài thời gian nằm viện của người bệnh tăng chi
phí điều trị [21].
Suy dinh dưỡng sẽ dẫn đến các hậu quả như thay đổi chức năng đường
tiêu hóa, giảm mức lọc cầu thận, thay đổi chức năng hệ tim mạch, thay đổi

dược động học của thuốc, chậm lành vết thương, suy giảm chức năng miễn
dịch, tăng tỷ lệ biến chứng từ 2 đến 20 lần, nguy cơ tử vong cao, tỷ lệ bệnh
nhân tái nhập viện cao do đó làm chất lượng cuộc sống giảm [21].
Dinh dưỡng sớm làm giảm 50% số bệnh nhân có biến chứng, giảm thời
gian dùng kháng sinh toàn thân 6 ngày. Nuôi sớm đường ruột giảm tỷ lệ tử
vong 40% [16].
Việc chuẩn đoán tình trạng suy dinh dưỡng tìm nguyên nhân và xây
dựng phác đồ điều trị, kế hoạch dinh dưỡng cho người bệnh càng sớm càng có
giá trị tốt nhất là trong vòng 3 ngày đầu nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng
và tăng cường chức năng miễn dịch giảm tỷ lệ nhiễm trùng biến chứng đặc
biệt là biến chứng sau mổ từ đó rút ngắn thời gian điều trị và giảm chi phí
điều trị cho bệnh nhân.


6

Dinh dưỡng điều trị có tác dụng trực tiếp tới căn nguyên bệnh và căn
nguyên sinh bệnh như đối với các bệnh nhiễm khuẩn, ngộ độc thức ăn, hôn
mê do ure huyết cao, thiếu vitamin, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm gan,
vữa xơ động mạch, đái tháo đường [14].
Trong bệnh cao cholesterol máu cần kiểm soát lượng cholesterol trong
chế độ ăn: Nên dưới 300mg/ngày/người. Nhờ khả năng gắn với cholesterol
của thực phẩm và của các axit mật và được bài tiết ra ngoài trước khi hấp
thu vào máu, nên chất xơ có tác dụng giảm cholesterol máu, chống xơ vữa
động mạch [26].
Dinh dưỡng điều trị cũng rất ảnh hưởng đến các cơ chế điều hoà thần
kinh thể dịch. Sự rối loạn chức năng này thường kèm theo các thay đổi cơ thể
học [4]. Từ lâu, các bác sĩ lâm sàng đã thấy những rối loạn chức năng dạ dày
và ruột kéo dài thường dẫn đến những thay đổi thực thể của cơ quan đó.
Có nhiều bệnh phát sinh do ăn uống không đúng, không hợp lý hoặc ăn

quá nhiều, hoặc ăn quá ít, hoặc đủ số lượng nhưng chất lượng không đủ,
không cân đối và những hậu quả của khẩu phần ăn không hợp lý này được
phát hiện rất chậm.
Những người có tăng độ toan dịch vụ thường bị ợ chua, đau ở vùng
thượng vị, có cảm giác co thắt ở ngực và dễ bị kích thích. Diễn biến đường
huyết của những bệnh nhân này dao động rất lớn. Khi lượng đường ở máu
tăng lên thì sự tiết dịch của dạ dày giảm đi; khi lượng đường huyết giảm đi
thì sự tiết dịch của dạ dày tăng lên. Những dao động đột ngột của đường
huyết gây ra những dao động mạnh về tiết dịch dạ dày. Khi ăn hạn chế
glucid và ăn rải ra nhiều bữa không những làm mất triệu chứng tăng toan
mà còn giúp người bệnh trở nên bình tĩnh và cân bằng hơn. Như vậy ăn
uống có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa của hệ thần kinh thực vật.


7

Những nhận xét trên chỉ rõ điều hòa thần kinh và dịch thể tồn tại ở trong cơ
thể không phải riêng rẽ, mà có liên quan chặt chẽ với nhau, hợp lại thành
một thể thống nhất sinh lý [24].
Biện pháp dinh dưỡng điều trị còn có tác dụng lớn trong các bệnh chuyển
hóa, đặc biệt trong bệnh đái tháo đường. Nguyên tắc của chế độ ăn trong bệnh
đái tháo đường (ĐTĐ) phải đảm bảo đủ chất đạm - béo - bột đường - vitamin muối khoáng - nước với khối lượng hợp lý; kiểm soát được lượng glucose máu
không tăng nhiều sau ăn, nhưng cũng không hạ đường máu lúc xa bữa ăn. Việc
giữ được hằng định lượng glucose trong máu không ở ngưỡng cao sẽ giúp dự
phòng các biến chứng mắt, tim mạch, thận… cho người bệnh [8].
Nếu dinh dưỡng điều trị được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn phục hồi
thì khả năng lao động của người bệnh sẽ được phục hồi nhanh chóng và đề
phòng được các biến chứng. Điều trị triệu chứng có khi phải tiến hành trước
khi chẩn đoán ra bệnh. Ví dụ: Tăng vitamin, tăng protein, tăng chất xơ, tăng
chất béo có nhiều acid không no...

1.2. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng tại bệnh viện
1.2.1. Trên thế giới
Kết quả nghiên cứu tình trạng thiếu dinh dưỡng của bệnh nhân vào thời
điểm nhập viện tại Anh (1994), tỷ lệ SDD là 56% bệnh nhân Nội khoa, 25%
bệnh nhân khoa Hô hấp và 43% bệnh nhân lão khoa. Tỷ lệ suy dinh dưỡng tại
các bệnh viện của Mỹ năm 2005 là 30-50%.
Nghiên cứu về các nguy cơ suy dinh dưỡng trên 374 bệnh nhân phẫu
thuật dạ dày ruột bằng sử dụng phương pháp đánh giá toàn diện (SGA) tại ở
Braxin năm 1996 cho thấy [55]: Tỷ lệ suy dinh dưỡng là 55% trong đó suy
dinh dưỡng nặng chiếm 19%, tuổi của bệnh nhân là một yếu tố ảnh hưởng tới
tỷ lệ suy dinh dưỡng, các bệnh nhân trên 60 tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng là


8

64%, trong khi đó với bệnh nhân dưới 60 tuổi thì tỷ lệ suy dinh dưỡng chiếm
50%. Suy dinh dưỡng liên quan tới thời gian nằm viện, hơn 81% bệnh nhân
có thời gian nằm viện trên 15 ngày là những bệnh nhân suy dinh dưỡng. Đội
ngũ cán bộ y tế dường như không coi suy dinh dưỡng như một vấn đề nghiêm
trọng trong bệnh viện, chỉ có 50% số bệnh nhân suy dinh dưỡng có thông tin
về tình trạng dinh dưỡng trong bệnh án, có 16,6% bệnh nhân được cân khi
nhập viện và 19,2% được ghi chép về cân nặng trong bệnh án [55].
1.2.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều cuộc điều tra dinh
dưỡng được tiến hành và cho thấy rằng nước ta là một trong những nước có
tỷ lệ trẻ em và phụ nữ bị thiếu dinh dưỡng xếp vào loại cao nhất trong khu
vực [4]. Khoảng 30% trong tổng số bệnh nhân trong bệnh viện bị suy dinh
dưỡng, phần lớn trong số họ bị SDD khi nhập viện và một số lượng không
nhỏ bị SDD trong quá trình nằm trong bệnh viện [18].
Nghiên cứu trên 309 bệnh nhân viêm cầu thận cấp cho thấy có tới 42%

suy dinh dưỡng nặng. Các chỉ số nhân trắc, sinh hóa và miễn dịch dinh dưỡng
đều giảm có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng bình
thường. Suy dinh dưỡng nặng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng (OR 2,88;CI
95%, p<0,001), shock nhiễm trùng (OR = 4,05; CI 95%, p<0,001), chảy máu
(OR 2,8; CI 95%, p<0,001), viêm phổi (OR 3,35; CI 95% ,p<0,001) so với
nhóm bệnh nhân có TTDD bình thường. Thời gian nằm bệnh viện cao hơn có
ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân có dinh dưỡng tốt (p<0,01), tỷ lệ tử vong cao
hơn có ý nghĩa (OR 7,21;CI 95%, p<0,001) [21].
Nghiên cứu tìm hiểu liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng của bệnh
nhân trong bệnh viện và tỷ lệ mắc bệnh, tử vong, thời gian nằm viện và chi
phí cho thấy: Nguy cơ biến chứng của bệnh nhân suy dinh dưỡng có OR là


9

1,6. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân suy dinh dưỡng là 12,4% so với 4,7% ở người
dinh dưỡng tốt. Bệnh nhân có suy dinh dưỡng có số ngày nằm viện là 16,7 +
24,5 ngày so với 10,1 + 11,7 ngày ở người dinh dưỡng tốt. Chi phí của bệnh
nhân có suy dinh dưỡng tăng tới 308,9% so với chi phí của người bệnh có
dinh dưỡng tốt [20].
Theo nghiên cứu của Phạm Thu Hương và cộng sự năm 2006 trên 308
bệnh nhân khoa Nội tiết và khoa Tiêu hoá Bệnh viện Bạch Mai nhằm xác định
tình trạng thiếu dinh dưỡng trong các bệnh nhân nhập viện. Các bệnh nhân
được đo các chỉ số nhân trắc và khẩu phần ăn của bệnh nhân được đánh giá
bằng phương pháp hỏi ghi 24 giờ. Bệnh nhân được đánh giá bằng phương
pháp đánh giá dinh dưỡng toàn diện (SGA) và phương pháp đánh giá dinh
dưỡng tối thiểu (MNA). Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thiếu năng
lượng trường diễn (BMI <18,5) là 25,2%, tính riêng ở bệnh nhân khoa Tiêu
hoá (28,9%) cao hơn so với khoa Nội tiết (21,7%); tỷ lệ thừa cân (BMI>23) là
19,9%, ở bệnh nhân khoa Nội tiết và Tiêu hoá tương ứng là 24,8% và 14,8%;

tỷ lệ thiếu dinh dưỡng của bệnh nhân dưới 65 tuổi (bằng công cụ SGA) là
13,4% (khoa Nội tiết) và 58,5% (khoa Tiêu hóa) và tỷ lệ SDD của bệnh nhân
trên hoặc bằng 65 tuổi (bằng công cụ MNA) 31,6% (khoa Nội tiết) 68,4%
(khoa Tiêu hóa) [21].
Nghiên cứu tại khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai - Hà nội từ
1/2008 -3/2008 nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận
mạn tính lọc máu chu kỳ tại khoa Thận nhân tạo và một số yếu tố liên quan
đến thực trạng tư vấn dinh dưỡng của bệnh viện. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh
nhân thiếu năng lượng trường diễn (BMI <18,5) là 41%, thừa cân (BMI>23)
là 11%; tỷ lệ Albumin huyết thanh thấp (<35g/l) là 32,3%. Tính theo điểm số
SGA: Tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng nhẹ là 77%, suy dinh dưỡng nặng là
3% [34]. Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2009 cho thấy tỷ lệ


10

SDD trường diễn với BMI<18,5 tương đương với kết quả nghiên cứu của
Bệnh viện Bạch Mai (25%), SDD tính theo SGA chiếm gần 50% và cần được
hỗ trợ dinh dưỡng sớm. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp SGA dễ
thực hiện không gây tốn kém cho người bệnh song có ý nghĩa lâm sàng cao
nên áp dụng rộng rãi trong bệnh viện sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong
chuẩn đoán điều trị SDD [31].
Kết quả nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận
mạn giai đoạn cuối chưa lọc thận tại khoa Thận Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2010
cho thấy tỷ lệ SDD của bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối chưa lọc thận dao
động từ 22,2% đến 78,9% tùy theo chỉ số đánh giá, tuy nhiên kết quả nghiên
cứu khuyến cáo lên dùng phương pháp SGA để đánh giá tình trạng SDD [35].
Nhiều nghiên cứu cho thấy SDD protein năng lượng có liên quan đến
tình trạng bệnh lý và tử vong của bệnh nhân suy thận mạn [45]. Có nhiều
bằng chứng gợi ý về sự hiện diện của SDD protein năng lượng phối hợp với

tình trạng viêm ở bệnh nhân suy thận mạn làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng,
chậm lành vết thương [9].
Kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng của 144 bệnh nhân suy thận mạn
tính lọc máu chu kỳ theo bảng điểm đánh giá chủ quan toàn diện (SGA) có tỷ
lệ SDD (SGA>7 điểm) là 98,6%, SGA trung bình 15,2 ±3,8 [7]. Kết quả
nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng các chỉ số hóa sinh và nhân
trắc ở người trưởng thành tại một vùng nông thôn Việt Nam năm 2008 cho
thấy các chỉ tiêu nhân trắc hóa sinh có ý nghĩa rất lớn trong việc phát hiện
sớm và dự báo cộng đồng có nguy cơ cao về dinh dưỡng đặc biệt là ở vùng
nông thôn [25]. Kết quả nghiên cứu các chỉ số liên quan tới dinh dưỡng của
bệnh nhân theo tình trạng dinh dưỡng (BMI) tại Bệnh viện tỉnh Hải Dương
cho thấy các chỉ số liên quan đến SDD của nhóm SDD đều cao hơn nhóm


11

không SDD: Tỷ lệ giảm cân trong 2 tuần trước khi nhập viện của bệnh nhân
SDD là 66,7%, cao hơn nhóm bình thường (43,5%) sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,001; tỷ lệ bệnh nhân giảm khẩu phần ăn khi nhập viện ở
nhóm SDD là 59,3% cao hơn nhóm bình thường (46,1%), ở nhóm SDD tỷ lệ
giảm ½ chức năng vận động (44,4%) và nằm liệt tại giường (33,3%), cao hơn
ở nhóm bình thường tương ứng là 22,7% và 9,1%, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,01 [14]. Nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2012 cho thấy tỷ lệ thiếu dinh
dưỡng của bệnh nhân trong bệnh viện cao, đánh giá theo BMI tỷ lệ thiếu năng
lượng trường diễn (CED) là 27,7% và tỷ lệ nguy cơ SDD và SDD theo SGA
47,0%. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ về SDD đều có xu hướng tăng lên theo
thời gian nằm viện khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc hay
SGA [20]. Kết quả nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Điện Biên năm 2012 cho thấy tỷ lệ thiếu dinh dưỡng của bệnh nhân trong

bệnh viện đánh giá theo phương pháp nhân trắc ở mức độ trung bình (tỷ lệ
bệnh nhân thiếu năng lượng trường diễn – CED là 18,6%), đánh giá bằng
phương pháp SGA là rất cao (tỷ lệ bệnh nhân nguy cơ SDD và SDD là
33,4%). So sánh tỷ lệ SDD bằng phương pháp SGA giữa nam và nữ sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [18].
1.3. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Một số phương pháp định lượng chính thường được sử dụng trong đánh
giá tình trạng dinh dưỡng như:
- Nhân trắc học.
- Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống.
- Các thăm khám thực thể/dấu hiệu lâm sàng, đặc biệt chú ý tới các triệu
chứng thiếu dinh dưỡng kín đáo và rõ ràng.


12

- Các xét nghiệm cận lâm sàng chủ yếu là hoá sinh ở dịch thể và các chất
bài tiết (máu, nước tiểu...) để phát hiện mức bão hoà chất dinh dưỡng.
- Các kiểm nghiệm chức phận để xác định các rối loạn chức phận do
thiếu hụt dinh dưỡng.
- Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong. Sử dụng các thống kê Y tế để tìm
hiểu mối liên quan giữa tình hình bệnh tật và tình trạng dinh dưỡng.
- Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và
sức khoẻ.
1.3.1. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng qua
chỉ số nhân trắc học
Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích xác định đo lường các biến đổi
về kích thước và cấu trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng. Số đo
nhân trắc được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng để theo dõi thay đổi
về tình trạng dinh dưỡng và tình trạng mất khối cơ [21].

Phương pháp nhân trắc học có những ưu điểm là đơn giản, an toàn và có
thể điều tra trên một mẫu lớn. Trang thiết bị không đắt, dễ vận chuyển. Có thể
khai thác đánh giá được các dấu hiệu về TTDD trong quá khứ và xác định được
mức độ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên phương pháp nhân trắc học cũng có một vài
nhược điểm như: Không đánh giá được sự thay đổi về TTDD trong giai đoạn
ngắn hoặc không nhạy để xác định các thiếu hụt dinh dưỡng đặc hiệu.
Trong thực hành trên lâm sàng, các số đo thường được sử dụng là: trọng
lượng cơ thể (bao gồm cả tỷ lệ thay đổi trọng lượng), chiều cao (liên quan tới
trọng lượng cơ thể dùng để xác định khối mỡ), khối mỡ (vòng eo, BMI, bề dầy
lớp mỡ dưới da), khối cơ (vòng cánh tay), thành phần cơ thể, lượng nước [24].
Trọng lượng cơ thể: Số đo trọng lượng đơn thuần không được sử dụng


13

đặc hiệu để xác định tình trạng dinh dưỡng mà thường kết hợp với các số đo
khác như BMI. Xác định trọng lượng cơ thể thường xuyên có tác dụng rất
quan trọng để ghi nhận được thay đổi về trọng lượng theo thời gian và để tính
toán tỷ lệ tăng hoặc giảm cân.
Tỷ lệ thay đổi trọng lượng cơ thể:
Thay đổi (%) =

(Trọng lượng trước đây (kg) - trong lượng hiện tại (kg)
x 100
Trọng lượng trước đây (kg)

Công thức này thường được sử dụng để tính toán tỷ lệ trọng lượng cơ thể
giảm đi hơn là tỷ lệ tăng lên bởi vì tỷ lệ giảm đi là một chỉ tiêu quan trọng để
xác định nguy cơ suy dinh dưỡng của bệnh nhân. Khi sử dụng "tỷ lệ giảm
cân" như một thông số để can thiệp dinh dưỡng khi: Bệnh nhân giảm cân

không mong muốn > 10% trong vòng 3 đến 6 tháng hoặc bệnh nhân có BMI
< 18,5 và có giảm cân không mong muốn > 5% trong 3 đến 6 tháng. Trong
lâm sàng, tỷ lệ giảm cân có tác động không tốt tới bệnh nhân gầy hơn là tác
động tới bệnh nhân béo phì với cùng một tỷ lệ giảm cân. Giảm cân trong một
thời gian ngắn (vài ngày) phản ánh thay đổi về cân bằng dịch hơn là thay đổi
về thành phần tổ chức mô của cơ thể. Công thức tỷ lệ giảm cân này cũng
được sử dụng để xác định mục tiêu điều trị và theo dõi đối với bệnh nhân có
giảm cân.
Chiều cao đứng: Có thể đo bằng thước đo chiều cao riêng biệt hoặc loại
gắn trên tường.
Chỉ số BMI: Là số đo gầy hoặc béo, tốt hơn so với cân nặng đơn thuần.
Nó là cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng đơn giản, nó là một phần không thể
thiếu trong các công cụ sàng lọc dinh dưỡng. Người càng có chỉ số BMI cao,
càng có nguy cơ mắc bệnh như đái đường, tim mạch, nhuyễn xương, một số
bệnh ung thư. Ngược lại, người có BMI càng thấp, càng có nguy cơ loãng
xương và nguy cơ của các biến chứng liên quan tới thiếu dinh dưỡng.


14

S dng ch s khi c th BMI (cõn nng/chiu cao bỡnh phng)
(kg/m2) ỏnh giỏ tỡnh trng dinh dng theo tiờu chớ sau:
BMI t 18,5 n 22.9 l bỡnh thng
Gy: Khi ch s BMI di 18,5 l cú biu hin thiu nng lng trng
din.
Tha cõn v bộo phỡ: Khi BMI t 23 tr lờn.
nhng ph n la tui sinh (15 49 tui), ngi ta cũn s dng
im ngng nh cõn (di 38kg) v thp bộ (di 145cm) v coi ú l yu t
nguy c i vi sinh .
1.3.2. Phng phỏp iu tra tiờu th lng thc, thc phm

a/ Phng phỏp hi ghi 24 gi
* Thuận lợi của phơng pháp:
- Là một phơng pháp đợc dùng để thu thập những
thông tin về số lợng thực phẩm đã đợc sử dụng 24 giờ qua
mà không phải cân đong. Đây là một phơng pháp rất
thông dụng, rất có giá trị khi áp dụng cho số đông đối t ợng.
- Là một phơng pháp đơn giản, nhẹ nhàng đối với đối tợng nghiên cứu do đó thờng có sự hợp tác cao.
- Nhanh, rẻ tiền và có thể áp dụng rộng rãi, ngay cả với
những đối tợng trình độ văn hóa thấp hoặc mù chữ.
* Hạn chế của phơng pháp:
- Hiện tợng "trung bình hóa khẩu phần" có thể xảy ra do


15
ngay chính bản thân điều tra viên điều chỉnh khi phỏng
vấn vì sự ám ảnh sao lại ăn nhiều thế (hoặc ít thế)?
- Đối tợng đợc hỏi có thể có xu hớng nói quá lên với khẩu
phần nghèo" hoặc nói giảm đi với khẩu phần giầu". Cũng
có thể đối tợng quên một cách không cố ý với những thực
phẩm đợc tiêu thụ không thờng xuyên.
- Không thể áp dụng cho ngời có trí nhớ kém.
b/ Phơng pháp hỏi ghi nhiều lần 24 giờ
- Hỏi ghi khẩu phần 24 giờ có thể đợc tiến hành trong
nhiều ngày liên tục 3-7 ngày hoặc đợc nhắc lại trong các mùa
khác nhau trong năm để đánh giá khẩu phần trung bình của
đối tợng.
- Số ngày điều tra đòi hỏi để đánh giá khẩu phần trung
bình của đối tợng phụ thuộc vào mức độ chính xác cần đạt
đợc, chất dinh dỡng cần quan tâm nghiên cứu và vòng quay
thực phẩm ở quần thể nào.

- Nói chung, nếu phơng pháp chọn mẫu hợp lý, có chú ý tới
ảnh hởng của các ngày mà bữa ăn có thể đợc cải thiện hơn
ngày thờng nh ngày nghỉ, ngày lễ hội..., ảnh hởng của mùa
vụ, thì kết quả có thể cho ta đánh giá đợc mức độ tiêu thụ
lơng thực phẩm khá chính xác.
- Một số tác giả khuyến nghị điều tra trong thời gian 3
ngày liên tục.
- Kỹ thuật tiến hành tơng tự nh phơng pháp hỏi ghi 24
giờ.


16
- Phơng pháp này đã đợc khuyến cáo nh một bộ phận của
hệ thống đánh giá khẩu phần ăn ở Mỹ. Các chuyên gia đã
khuyến cáo rằng: 4 lần hỏi ghi 24 giờ trên cùng một đối tợng
trong vòng một năm nên đợc dùng để đánh giá khẩu phần ăn
thờng ngày của đối tợng
1.3.3. Phng phỏp húa sinh
Mt s ch s hoỏ sinh sau õy thng c ỏp dng:
a/ Protein huyt thanh tng s: L ch tiờu ỏnh giỏ tỡnh trng
protein huyt thanh <6,5 g/dl c coi l protein huyt thanh thp.
Ch tiờu ny khụng nhy vỡ cú nhiu yu t nh hng: Protein khu
phn; chuyn húa thay i trong cỏc trng hp chn thng, strees, nhim
khun, gim oxy th vo; thiu protein huyt tng do mt protein; gim tng
hp protein; cú thai; s thay i tớnh thm mao mch; thuc (thuc trỏnh
thai...); luyn tp quỏ mc.
b/ Albumin huyt thanh: L ch tiờu ỏnh giỏ nng Albumin huyt
thanh, Albumin <3,5 g/dl c coi l Albumin huyt thanh thp.
Ch tiờu ny khụng nhy ỏnh giỏ s thay i ngn hn v tỡnh trng
protein do: Thi gian bỏn hy t 14-20 ngy; Albumin huyt thanh u c

bự rt ln bi gim d húa. Tỏi phõn b Albumin t ngoi bo vo ni bo.
Cỏc yu t nh hng n nng Albumin huyt thanh: Ging cỏc yu
t nh hng n nng protein huyt thanh.
Ch nh s dng ch s nng Albumin huyt thanh:
+ Cú th s dng xỏc nh tr em cú mc gii hn suy dinh dng th
Kwashiorkor
+ S dng mc Albumin huyt thanh nh l ch s tiờn oỏn s phỏt
trin cỏc bin chng ca hu phu.


×