Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của cốm TAN “HƯƠNG SA lục QUÂN” TRONG điều TRỊ VIÊM dạ dày mạn TÍNH NHIỄM HELICOBACTER PYLORI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.47 KB, 69 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm dạ dày mạn tính là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa
phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 35 – 45% trong các bệnh lý dạ dày tá tràng.
Viêm dạ dày mạn tính tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập
tức nhưng hiện đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và khả năng
lao động của người bệnh do việc điều trị còn nhiều khó khăn, dễ tái phát và
có thể đưa đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp
thời như: Loét dạ dày, ung thư dạ dày, xuất huyết…
Cùng với tỷ lệ nhiễm HP ngày càng gia tăng (khoảng 50% dân số thế
giới, tập trung chủ yếu ở các nước châu Á và các nước đang phát triển) thì
tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính cũng ngày càng tăng cao ở Việt Nam
cũng như trên thế giới. Ở Mỹ ước tính khoảng 35% dân số bị nhiễm HP, còn ở
Việt Nam tỷ lệ này khoảng 50%. Điều này làm gia tăng gánh nặng về chi phí

y tế cho nên VDDMT luôn là một trong những mối quan tâm của toàn
ngành y tế nước ta.
Cho đến nay, YHHĐ đã có rất nhiều nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh,
các yếu tố nguy cơ cũng như các loại thuốc để điều trị viêm dạ dày mạn
tính như: Thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton H +, thuốc bảo vệ
niêm mạc dạ dày và kháng sinh diệt HP… Tuy nhiên, do cơ chế bệnh sinh
phức tạp nên kết quả điều trị còn có nhiều hạn chế.
Theo YHCT, viêm dạ dày mạn tính thuộc phạm vi của chứng Vị
quản thống. Bệnh gồm hai thể chính là Can khí phạm vị và Tỳ vị hư hàn.
Trong nhiều năm trở lại đây, YHCT đã nghiên cứu nhiều bài thuốc điều trị
viêm dạ dày mạn tính như: Vifata, Ampelop (chè dây), Betelvin (lá trầu
không), BNC, Wei-tai 999…Bước đầu cho thấy hiệu quả điều trị viêm dạ
dày mạn tính của thuốc YHCT rất khả quan.



2

“Hương sa lục quân” là một bài thuốc cổ phương xuất xứ từ “Y
phương tập giải” gồm các vị: Đẳng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo,
Trần bì, Bán hạ chế, Sa nhân, Mộc hương bắc. Bài thuốc này thường được
dùng để điều trị các bệnh ở đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại
tràng, hội chứng ruột kích thích và rối loạn tiêu hóa khác… Hiện nay, bài
thuốc này đã được bệnh viện YHCT trung ương sản xuất dưới dạng cốm
tan dùng để điều trị bệnh dạ dày và bước đầu đã mang lại những kết quả
tốt. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả điều trị của bài
thuốc này đối với các trường hợp viêm dạ dày mạn tính. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của cốm tan Hương sa
lục quân trong điều trị viêm dạ dày mạn tính nhiễm HP” với hai mục
tiêu:
1. Đánh giá tác dụng của cốm tan Hương sa lục quân trong điều
trị viêm dạ dày mạn tính nhiễm HP (thuộc thể Tỳ vị hư hàn theo
YHCT).
2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của thuốc.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tình hình mắc bệnh VDDMT trên thế giới và Việt Nam
VDDMT là bệnh khá phỏ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Những


năm gần đây, tỉ lệ mắc bệnh VDDMT ngày càng tăng cao. Theo nghiên
cứu của James M, Crawford (1994) ở Mỹ bệnh chiếm 50% trên những
bệnh nhân ngoài 50 tuổi. Ở Pháp, theo Bommelaer G. bệnh chiếm 50%
dân số.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Khánh Trạch và Phạm Thị Bình, qua
1000 trường hợp được nội soi dạ dày tá tràng tại bệnh viện Bạch Mai
thấy bệnh chiếm 48,54%. Tại Viện quân y 108, tỉ lệ VDDMT chiếm
36,26% trong 2402 trường hợp nội soi. Còn theo nghiên cứu của Trương
Thị Nam Chi, viêm dạ dày ở người lớn chiếm 51,54%.
1.2.

Tổng quan về bệnh viêm dạ dày mạn tính theo y học hiện đại

1.2.1. Tổ chức học niêm mạc dạ dày
Niêm mạc dạ dày bao phủ lớp trong cùng của dạ dày. Niêm mạc dạ
dày bình thường có màu hồng xám, riêng vùng tâm vị và môn vị có màu
xám hơn. Khi dạ dày rỗng, niêm mạc có nhiều nếp gấp dọc còn khi dạ
dày chứa đầy thức ăn thì bề mặt niêm mạc nhẵn. Các nếp gấp của niêm
mạc được sinh ra do mật độ mềm của tầng dưới niêm mạc và do hoạt
động co rút của lớp cơ niêm tạo ra các vết lõm (còn được gọi là rãnh dạ
dày). Toàn bộ bề dày của niêm mạc, ở một số nơi có các tuyến lớn, có
các đường bài xuất mở vào các rãnh dạ dày.
Dựa vào sự khác nhau của các tuyến trong lớp niêm mạc dạ dày,
người ta chia dạ dày thành 3 vùng:


4

 Vùng tâm vị: Có chứa các tuyến tâm vị.
 Vùng thân vị (hay đáy vị): Chứa các tuyến đáy vị.

 Vùng môn vị: Có chứa các tuyến môn vị.
Tuy nhiên các vùng kể trên không có ranh giới rõ rệt.
Niêm mạc dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp từ trong ra ngoài: Lớp biểu
mô bề mặt, lớp đệm và lớp cơ niêm. 1
1.2.1.1. Lớp biểu mô bề mặt
Gồm một hàng tế bào biểu mô trụ đơn, cao 20 – 40 µm. Những tế
bào này có khả năng tiết ra chất nhầy, tạo thành một lớp chất nhầy bao
phủ trên bề mặt tế bào biểu mô, có tác dụng bảo vệ biểu mô chống lại tác
động của acid HCl thường xuyên có mặt trong dịch dạ dày.
Trong điều kiện hoạt động sinh lý bình thường, những tế bào biểu
mô trụ đơn trên mặt niêm mạc dần bong ra, rơi vào khoang dạ dày. Lớp
chất nhầy trên bề mặt niêm mạc được đổi mới trong khoảng thời gian 3 –
4 ngày. 1
1.2.1.2 . Lớp đệm
Là mô liên kết thưa trong đó có chứa một số lượng lớn các tuyến.
Do đó trong lớp đệm mô liên kết chỉ còn lại các dải mô liên kết mỏng,
nằm xen kẽ vào giữa các tuyến. Trong mô liên kết có các tế bào sợi, các
sợi tạo keo, những sợi cơ trơn và các mạch máu, mạch bạch huyết nhỏ.
Các tuyến trong lớp đệm dạ dày thuộc loại tuyến ống mở vào đáy các
rãnh, sản phẩm của tuyến gọi là dịch vị có vai trò quan trọng trong sự
tiêu hóa thức ăn. Trong dịch vị có HCl, chất nhầy, các Pepsin (loại
enzym quan trọng giúp tiêu hóa các chất protein trong môi trương acid)
và Lipase (enzym phân hủy mỡ). Trong dạ dày có khoảng 15 triệu tuyến


5

và 3,5 triệu rãnh. Ở ba vùng khác nhau của dạ dày, mỗi vùng có một loại
tuyến riêng: 1
 Tuyến đáy vị: Là những tuyến nằm ở vùng thân vị. Đây là tuyến

quan trọng nhất trong việc bài tiết ra dịch vị. Tuyến đáy vị thuộc loại
tuyến ống thẳng, chia nhánh. Thành tuyến được lợp bởi 4 loại tế bào: Tế
bào chính (bài tiết Pepsinogen), tế bào thành hay tế bào viền (bài tiết
HCl), tế bào nhầy (bài tiết chất nhầy) và tế bào ưa bạc (tổng hợp và tích
lũy Serotonin).
 Tuyến môn vị: Thuộc loại tuyến cong queo, chia nhánh. Thành
tuyến được lợp bởi tế bào nhầy, tế bào viền, tế bào G (bài tiết Gastrin) và
tế bào ưa bạc.
 Tuyến tâm vị: Là những tuyến ống, chia nhánh. Thành tuyến
được lợp bởi tế bào nhầy và xen kẽ các tế bào ưa bạc.
1.2.1.3. Lớp cơ niêm
Lớp cơ niêm của niêm mạc dạ dày gồm có một lớp cơ trơn hướng
vòng nằm trong và một lớp cơ trơn hướng dọc nằm ngoài. Những bó tế
bào cơ trơn của lớp cơ niêm có thể tiến vào lớp đệm, xen vào giữa các
tuyến.
Dịch tiết vào dạ dày có hai yếu tố tấn công là HCl và Pepsin có
khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, niêm mạc dạ dày
cũng được bảo vệ bởi hai yếu tố là lớp chất nhầy và hàng rào tế bào biểu
mô. 1
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của viêm dạ dày mạn tính
1.2.2.1. Tuổi
Tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính thường tăng theo tuổi người bệnh
nhưng mức độ xâm nhập tế bào viêm lại không liên quan với tuổi tác


6

một cách rõ ràng. Ở người già, các mạch máu nhỏ dưới niêm mạc bị gấp
khúc, thành mạch xơ cứng, lòng mạch chít hẹp dẫn tới thiếu máu cục bộ
gây suy giảm chức năng sinh lý cụ thể là chức năng tiết dịch vị rối loạn,

khả năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày giảm sút từ đó dẫn tới viêm teo
niêm mạc dạ dày. 2, 3
1.2.2.2 . Miễn dịch
Trong huyết thanh của những bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có
tổn thương chủ yếu là viêm teo đặc biệt là viêm teo niêm mạc dạ dày ở
bệnh nhân bị thiếu máu ác tính thường tìm thấy các kháng thể kháng tế
bào thành (Parietal cell antibody – PCA)
Những tổn thương ở dạ dày do phản ứng miễn dịch gây ra thường
là thứ phát. Đầu tiên niêm mạch bị tổn thương, tác nhân gây tổn thương
có thể từ bên ngoài hoặc bên trong làm tế bào thành tiết ra kháng
nguyên. Loại kháng nguyên này kích thích các tế bào miễn dịch gây ra
phản ứng miễn dịch tế bào. Tiếp theo thông qua phản ứng miễn dịch dịch
thể tạo nên PCA. Phức hợp miễn dịch gồm kháng nguyên tế bào thành và
kháng thể hình thành với sự tham gia của bổ thể phá hoại tế bào thành.
Đây chính là cơ chế dẫn đến chứng viêm teo niêm mạc dạ dày. 2, 3
1.2.2.3. Do trào ngược
Do rối loạn chức năng của các cơ tròn môn vị, một phần dịch tiêu
hóa từ hành tá tràng trào ngược vào trong dạ dày. Các loại dịch tiêu hóa:
Dịch mật, dịch tụy, dịch ruột làm mất chức năng bảo vệ của niêm mạc dạ
dày dẫn đến các chứng viêm, loét, xuất huyết…Ion H + có sẵn trong dịch
dạ dày thông qua chỗ tổn thương xâm nhập vào bên trong lớp niêm mạc
khiến các tế bào phì đại và tăng tiết Histamine làm tăng phản ứng viêm
khiến dịch viêm thấm ra nhiều và ứ huyết ở các mao mạch khiến niêm
mạc dạ dày càng suy giảm chức năng bảo vệ…Từ đó tạo thành vòng


7

xoắn bệnh lý. Đây là một trong những nguyên nhân khiến việc điều trị viêm
dạ dày mạn gặp nhiều khó khăn. 2, 3


1.2.2.4. Do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)
Năm 1983, Warren và Marshall lần đầu tiên phân lập được HP từ
niêm mạc dạ dày bị viêm và tỷ lệ có HP trong các trường hợp viêm dạ
dày lên tới 65%. HP là một loại xoắn khuẩn, kích thước 3 x 5 µm, hình
gấp khúc hoặc hình chữ S, có 4 – 6 mảnh ở đầu. Nhờ có cầu trúc xoắn và
các roi này, HP có khả năng di chuyển sâu xuống lớp nhày của niêm mạc
dạ dày. Năm 1988, dưới kính hiền vi điện tử Daoy – Lafaix thấy rằng:
HP bám vào màng tế bào biểu mô phủ hoặc ở giữa khe liên tế bào làm
gẫy các cầu nối liên tế bào biểu mô gây viêm và hoại tử tế bào. 4, 5
HP có vai trò quan trọng trong viêm dạ dày mạn tính. Đặc biệt, HP
type B là nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày mạn tính. HP gây tổn
thương niêm mạc dạ dày nhờ hai nhóm enzym:
 Enzym urease có tác dụng phân hủy ure của dịch vị thành NH 4+
và CO2. Chính NH4+ cùng với các sản phẩm phân hủy chất nhầy dạ dày
làm cho pH của dịch vị tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho HP vượt qua
hàng rào axit và xâm nhập vào biểu mô.
 Các enzym tiêu hủy protein (catalase, lipase, proteolyse) và đặc
biệt một protein độc gọi là “độc tố gây rỗng tế bào” (Vacuolating
cytotoxin, viết tắt là Vac) có tác hại gây ra các hốc nhỏ trong các tế bào
biểu mô. Gen liên quan với chất protein đọc này được gọi là Vac.A.,
Vac.A có trong tất cả các HP nhưng chỉ có 65% sản sinh độc tố Vac. Một
protein khác gọi là “gene A liên kết với độc tố tế bào (cytotoxin
associated gene A, viết tắt là Cag.A) là dấu ấn cho tác hại gây hốc của
độc tố, chỉ xuất hiện khi vai trò gây hốc của Vac.A đã có.


8

Enzym và độc tố do HP tiết ra thấm vào lớp thượng bì gây lên

chứng viêm niêm mạc. Kháng nguyên HP còn có khả năng kích hoạt
phản ứng miễn dịch dẫn đến sự xâm nhập của các đại thực bào và bạch
cầu đa nhân trung tính. Mức độ nhiễm HP liên quan đến mức độ trầm
trọng của tổn thương viêm theo tổ chức học, nhất là với mức độ xâm
nhập của bạch cầu đa nhân trung tính.
Những tổn thương tổ chức học có thể được phục hồi nhanh chóng
nếu điều trị thuốc kháng HP một cách có hiệu quả. 6, 7 8, 9
1.2.2.5. Nội tiết
Viêm dạ dày mạn tính thể viêm teo mà không có thiếu máu ác tính
còn gặp trong các bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, suy giáp, cường
giáp, đái tháo đường týp 2, Addison. Đó là sự phối hợp do yếu tố di
truyền hay yếu tố tự miễn hoặc do các yếu tố nội tiết trong máu ảnh
hưởng đến sự nuôi dưỡng của niêm mạc. 7, 6 5.
1.2.2.6. Các yếu tố ngoại lai
Thức ăn, thuốc, hóa chất như: Rượu, đồ uống nóng, thuốc lá, các
thuốc giảm đau chống viêm (Steroid và Non steroid) có thể gây những
tổn thương cấp ở niêm mạch dạ dày. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào
chứng minh được rằng những tổn thương cấp tính liên tiếp có tác dụng
tích lũy gây viêm dạ dày mạn tính hay không.
Thiếu hụt Fe, axit Folic, vitamin B12, C, PP… và vai trò của các ổ
nhiễm trùng ở tai mũi họng, răng miệng, viêm phế quản mạn, viêm túi
mật, xạ trị vùng thượng vị. 6, 7, 2
Một số bệnh mạn tính: Suy tim phải, tăng áp lực tĩnh mạch cửa
trong xơ gan, tăng ure do suy thận làm niêm mạc dạ dày dể bị tổn thương
do kích ứng…4, 5


9

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể để chứng minh vai trò của

các nguyên nhân trên.
1.2.3. Đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học
Viêm dạ dày mạn tính là một biến đổi viêm mạn tính ở niêm mạc
dạ dày dẫn đến viêm teo niêm mạc, có thể dị sản hoặc loạn sản tạo cơ sở
cho sự phát triển ung thư niêm mạc dạ dày.
Trước đây chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính dựa vào các triệu
chứng lâm sàng, X quang dạ dày, xét nghiệm dịch vị nên kết quả thường
không chính xác. Hiện nay, chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính chủ yếu dựa
vào nội soi và sinh thiết niêm mạc dạ dày để làm mô bệnh học. Các triệu
chứng lâm sàng chỉ có giá trị gợi ý. 2, 3.
1.2.3.1. Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của viêm dạ dày mạn tính thường không đặc
hiệu.
Triệu chứng chủ yếu gồm:
 Đau vùng thượng vị, đau âm ỉ hoặc đau thành cơn. Đau tức hoặc
đau kèm theo cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị. Có khi đau lúc đói, có
khi đau lúc no, không có tính chất chu kỳ, không có tính chất đặc trưng.
 Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, ăn kém, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và
nôn, đại tiện táo hoặc nát.
 Triệu chứng thăm khám thực thể không có gì đặc biệt. 7, 2, 3
1.2.3.2. Hình ảnh nội soi
Trên hình ảnh nội soi, các tổn thương của niêm mạc dạ dày trong
viêm dạ dày mạn tính có thể khu trú hay lan tỏa, có thể thấy một hoặc
nhiều tổn thương phối hợp với nhau với mức độ tổn thương từ nhẹ đến
nặng. 8, 9


10

Dựa vào những tổn thương chủ yếu, người ta phân loại 7 typ tổn

thương trên nội soi theo phân loại của hệ thống Sydney 1994. 5, 10,
11, 12, 13
 Viêm dạ dày xung huyết: Niêm mạc xung huyết thành từng đám
loang lổ hoặc là những chấm hoặc mảng đỏ trên có những hạt nhỏ li ti,
niêm mạc mất nhẵn bóng, đôi khi có những đám xuất tiết (Đây là loại
hay gặp nhất).
 Phù nề, xuất tiết.
 Viêm dạ dày trợt phẳng: Niêm mạc có một hoặc nhiều vết trợt
nông, phẳng, tương ứng với chỗ khuyết của niêm mạc dạ dày, có màng
tơ huyết phủ ở đáy.
 Viêm dạ dày trợt nổi: Tổn thương là các nốt nổi cao lên trên niêm
mạc như hạt đậu, lõm ở đỉnh và giữa có một ổ khuyết nhỏ có thể trợt
hoặc chấm xuất huyết.
 Viêm dạ dày xuất huyết: Có những chấm xuất huyết nhỏ màu đỏ
hoặc màu nâu sẫm hoặc màu đen trên niêm mạc phù nề, có thể có máu
trong dạ dày.
 Viêm teo niêm mạc dạ dày: Các lớp niêm mạc thưa thớt, niêm
mạc mỏng, nhẵn, trắng nhạt, các mạch máu nổi rõ.
 Viêm phì đại niêm mạc dạ dày: Nếp niêm mạch thô, to, dày,
không phẳng ra khi bơm hơi, các nếp niêm mạc có thể chồng lên nhau,
trên đỉnh có các trợt nông. 14, 15, 16
1.2.3.3. Đặc điểm mô bệnh học
Viêm dạ dày mạn tính là một bệnh tiến triển với những biến đổi
của biểu mô và sự mất dần các tuyến của niêm mạc ở thân vị, hang vị.
Sự biến đổi của biểu mô có thể dẫn tới dị sản, loạn sản.


11

Có rất nhiều phân loại mô học của viêm dạ dày mạn tính như:

Phân loại của Schindler ( 1947), Cheli và Dodero (1956), Stricland và
Mackay (1972), Yardley (1990), Mainguet P. và cộng sự (1990)…Nhưng
phân loại của Whitehead R. (1985) được sử dụng phổ biến nhất: 14,
17, 9 Những tổn thương cơ bản như sau:
 Biểu mô bề mặt: Lớp biểu mô bề mặt có thể bị thoái hóa, long,
trợt từng chỗ, mở đầu cho những tổn thương ăn mòn và xước.
 Các khe tuyến: Tế bào khe tuyến tăng sinh để bù đắp những tế
bào biểu mô bị thoái hóa. Các tế bào trở nên kém chế tiết. Khe tuyến
không thẳng, bị kéo dài khúc khuỷu. Tế bào khe có thể bị dị sản ruột.
 Tuyến: Tổn thương ở thân vị và hang vị không giống nhau:
o Ở thân vị: Số lượng tế bào thành và tế bào chính giảm. Thay thế
vào đó là những tế bào thấp, dẹt, kém biệt hóa. Ở thân vị có thể có dị sản
hang vị và như vậy hang vị được mở rộng hơn.
o Ở hang vị: Số lượng tế bào tuyến hang vị giảm, tế bào tuyến được
thay thế bằng những tế bào kém biệt hóa hoặc bằng dị sản ruột.
 Lớp đệm: Có sự tăng thể tích rõ do mô đệm phù nề, xâm nhập các
tế bào viêm, trong đó chủ yếu là lympho bào và tương bào.
 Đánh giá mức độ hoạt động của viêm dạ dày mạn tính:
Dựa vào sự có mặt của bạch cầu đa nhân và vị trí xâm nhập của
chúng. Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả điều trị.
Các bạch cầu đa nhân có thể khu trú đơn thuần trong lớp đệm, giữa
các khe tuyến hoặc ở lớp biểu mô hay lan rộng toàn bộ chiều cao của
niêm mạc tùy theo mức độ hoạt động của viêm (nhẹ, vừa, nặng).
 Viêm hoạt động nhẹ: Bạch cầu đa nhân trung tính ở 1/3 khe và bề
mặt niêm mạc.


12

 Viêm hoạt động vừa: Bạch cầu đa nhân trung tính ở 1/3 – 2/3 khe

và bề mặt niêm mạc.
 Viêm hoạt động nặng: Bạch cầu đa nhân trung tính ở > 2/3 khe và
bề mặt niêm mạc.
 Viêm dạ dày mạn tính không hoạt động: Không có bạch cầu đa
nhân trung tính, không đi kèm tổn thương viêm cấp tính.
 Phân loại trên mô bệnh học
 Viêm dạ dày mạn tính nông: Có tổn thương tế bào biểu mô bề
mặt và các khe tuyến, đặc biệt các khe bị kéo dài ra. Giai đoạn này tuyến
không có sự thay đổi. Tế bào viêm xâm nhập ở 1/3 trên niêm mạc, không
vượt quá vùng khe, gồm tế bào lympho và tương bào. Ở thể hoạt động có
sự hiện diện của bạch cầu đa nhân, mô đệm phù nề xung huyết.
 Viêm dạ dày mạn tính teo nhẹ: Hình ảnh gần giống như viêm dạ
dày mạn tính nông nhưng có tổn thương tế bào tuyến, có giảm thể tích
tuyến nhưng ít rõ ràng. Tế bào chính, tế bào thành có thể bị hốc hóa, hoại
tử hoặc bị tiêu. Mô đệm có sự xâm nhập của tế bào viêm.
 Viêm dạ dày mạn tính teo vừa: Bao gồm hình ảnh trung gian giữa
viêm dạ dày mạn tính teo nhẹ và viêm dạ dày mạn tính teo nặng. Niêm
mạc trở nên mỏng do các tuyến bị teo đi. Mô liên kết tăng sinh ở nơi
tuyến bị teo làm cho khảng cách các tuyến còn lại trở nên rộng ra, có sự
xâm nhâp của nhiều tế bào lympho và tương bào.
 Viêm dạ dày mạn tính teo nặng: Giảm nhiều hoặc mất hẳn tổ
chức tuyến. Mô đệm phát triển mạnh. Các tuyến còn lại phân bố theo
nhóm, tế bào tuyến kém biệt hóa. Chiều dày niêm mạc giảm rõ rệt.
Trong các thể viêm dạ dày mạn tính teo đều có xâm nhập tế bào
viêm toàn bộ bề dày niêm mạc, đều có bạch cầu đa nhân trung tính và ở


13

thể hoạt động. Bạch cầu đa nhân trung tính có thể xâm nhập vào trong

mô đệm, giữa các tế bào biểu mô, trong các khe và trong lòng tuyến.
Ngoài những biểu hiện ở trên, viêm dạ dày mạn tính teo còn có thể
thấy hình ảnh dị sản ruột và loạn sản. 18, 19, 20,
 Dị sản ruột: Là sự biến đổi của niêm mạc dạ dày sang trạng thái
biểu mô ruột non với sự xuất hiện tế bào hình chén chế nhày và tế bào
hấp thu, có xu hướng hình thành nhung mao với viền bàn chải ở ngọn tế
bào. Dị sản ruột thường xảy ra ở vùng hang vị hơn là vùng thân vị.
Ở viêm dạ dày mạn tính teo nhẹ thường không có dị sản ruột hoặc
nếu có thường ở mức độ nhẹ. Còn trong viêm dạ dày mạn tính teo nặng,
dị sản ruột thường thấy hơn và ở mức độ nặng hơn.
 Loạn sản: Biểu mô dạ dày có những biểu hiện biến đổi về mặt
cấu trúc mô và tế bào, bao gồm cả sự khác nhau về kích thước, hình
dạng, sự định hướng sắp xếp của các tế bào biểu mô.
1.2.3.4. Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HP
Có nhiều phương pháp dùng để chẩn đoán nhiễm HP. Mỗi phương
pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Do đó, tùy điều kiện cụ thể mà chọn
phương pháp thích hợp.
 Test urease (Clo test)
Lấy mẫu sinh thiết từ 2 – 3mm cho vào lọ dung dịch clo. Đặt mẫu
ở nhiệt độ phòng (30 – 35 oC), đọc kết quả sau 30 phút, 60 phút, 2 giờ và
24 giờ.
Nhận xét kết quả: Nếu màu của dung dịch từ màu vàng chuyển
sang màu đỏ trong 24h là dương tính. Nếu vẫn giữ nguyên màu là âm
tính.


14

 Phương pháp chẩn đoán HP bằng mô bệnh học
Bệnh phẩm sinh thiết được cắt, nhuộm tiêu bản theo phương pháp

Giemsa, HE.
Đánh giá kết quả: Trên tiêu bản thấy các vi khuẩn hình cong, hình
dấu phẩy nằm rải rác trong lớp tế bào giữa các khe kẽ tế bào hoặc bề mặt
tế bào biểu mô. Vi khuẩn bắt màu gram (-).
Đánh giá mức độ nhiễm HP:
 Nhẹ: có trung bình < 25 vi khuẩn/vi trường với độ phóng đại 400 lần
 Vừa: có trung bình từ 25 – 50 vi khuẩn/vi trường với độ phóng
đại 400 lần.
 Nặng: có trung bình > 50 vi khuẩn/vi trường với độ phóng đại
400 lần.
Kết quả chẩn đoán HP (+) nếu cả test urease (+) và xét nghiệm mô
bệnh học (+). Ngược lại HP (-) nếu cả hai test trên âm tính. 3, 14,
20, 21
1.2.4. Điều trị
Cho đến nay, phương pháp điều trị bệnh chủ yếu vẫn là điều trị
theo cơ chế bệnh sinh và theo nguyên nhân gây bệnh. 7, 2, 3, 17,
19, 15,
1.2.4.1. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày:
 Các muối Bismuth: Là thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày
và diệt HP.
 Sucralfate (biệt dược Ulcar, Carafate, Sucrategel): Khi tiếp xúc với
axit dịch vị nó chuyển thành một chất quánh, dính để gắn lên các tổn


15

thương của niêm mạc dạ dày một cách bền vững. Sucralfate còn có khả
năng gắn pepsin và kích thích tổng hợp prostaglandin tại chỗ.
 Kaolin và đất sét: Kaolin là silicate alumin tự nhiên và một loại đất
sét ở vùng Mormoition của Pháp (có công thức là silicate alumin và magie

tự nhiên) được đưa vào thành phần của thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá
tràng như Kavet hay Gastropulgite.
 Ngoài ra, còn có các loại Prostaglandin E 1, E2 (Misoprostol,
Enprostil).
1.2.4.2. Các thuốc chống axid:
 Thuốc đối kháng thụ thể H2 ở màng tế bào viền: Cimetidine,
Ranitidine, Famotidine, Nizatidin…
 Thuốc ức chế bơm proton H+- K+ - ATPase ở màng tế bào:
Omeprazole, Lanzoprazole, Pantoprazole, Oesomeprazole..
 Các thuốc trung hòa axit HCl đã được bài tiết: Thường dùng các
muối kiềm: Hydroxit magie, Hydroxit alumin, Trixilicate magie…Các
thuốc này thường ở dạng keo nên có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
15, 17, 19

1.2.4.3. Các thuốc để diệt xoắn khuẩn HP
 Các thuốc kháng sinh:
Do HP là một vi khuẩn ái khí nên việc diệt HP gặp rất nhiều khó
khăn. Mặt khác, môi trường dạ dày là môi trường axit nên không thuận
lợi cho kháng sinh phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, tỷ lệ kháng kháng
sinh của HP ngày càng tăng cao cũng làm giảm hiệu quả điều trị. Do đó
việc dùng kháng sinh trong điều trị diệt HP thường phải phối hợp thuốc
(thông thường là 2 – 3 thuốc). Các thuốc kháng sinh thường dùng bao
gồm: Amoxicillin, Clarythromycin, Metronidazole…


16

 Các muối Bismuth: Dùng để diệt HP với điều kiện: Liều thấp,
không dùng kéo dài và chỉ dùng khi chắc chắn có nhiễm HP.
 Diomectite có khả năng bào vệ niêm mạc dạ dày bằng cơ chế hút

bám và ức chế HP gắn vào tế bào biểu mô. 15, 17, 19
1.2.4.4. Phối hợp thuốc trong điều trị HP
 Liệu pháp có Bismuth: Bismuth + 2 kháng sinh
Bismuth + Metronidazole +Tetracycline hoặc
Bismuth + Metronidazole + Amoxicilline
 Liệu pháp có PPI (thuốc ức chế bơm proton H+): PPI + 2 kháng sinh
PPI + Metronidazole + Amoxicilline
 Liệu pháp dùng các thuốc kháng H 2: Thuốc kháng H 2 + 2 kháng
sinh
Thuốc kháng H2 + Metronidazole + Amoxicilline
 Liệu pháp 4 thuốc: dùng khi các liệu pháp trên thất bại:
Bismuth + Metronidazole +Tetracycline + PPI
Tuy nhiên, bên cạnh việc dùng các loại thuốc theo phác đồ thì bệnh
nhân cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống bao gồm:
 Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ, trong giai đoạn cấp nên ăn thức
ăn loãng, nguội, dễ tiêu.
 Không ăn đồ ăn chua, cay, gia vị cay nóng, không uống rượu, cà
phê, thuốc lá.
 Không dùng các thuốc có ảnh hưởng xấu đến dạ dày: Corticoid,
NSAIDs. Trong trường hợp cần dùng NSAIDs thì dùng thêm PPI.
 Ngủ đủ giấc. 7, 2, 3
1.3. Tổng quan về bệnh viêm dạ dày mạn tính theo y học cổ truyền


17

1.3.1. Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh
Y học cổ truyền không có bệnh danh viêm dạ dày mạn tính, nhưng
dựa vào các biểu hiện lâm sàng bệnh thuộc phạm vi của chứng “Vị quản
thống” của y học cổ truyền. Sách Nội kinh có nói vị quản thống là chỉ

vùng thượng vị phát sinh đau đớn, bệnh liên quan trực tiếp đến ba tạng là
tỳ, vị và can. Vị có chức năng thu nạp thủy cốc, tỳ giúp vị tiêu hóa đồ ăn
thức uống, biến tinh hoa của đồ ăn thức uống thành khí huyết đi nuôi
dưỡng toàn thân. 22, 23
Tỳ vị có mối liên quan chặt chẽ với nhau, tỳ chủ vận hóa, vị chủ
thu nạp, tỳ ưa táo ghét thấp, vị ưa thấp ghét táo. Tỳ lấy thăng làm thuận,
vị lấy giáng làm hòa. Như vậy tính chất của tỳ vị đối lập nhau giữa táo
và thấp, giữa thăng và giáng nhưng lại thống nhất với nhau, bổ sung cho
nhau để giúp cho việc tiêu hóa bình thường.
Tỳ vị có quan hệ biểu lý, phối hợp với nhau mới hoàn thành được
công năng tiêu hóa thức ăn đồ uống, vận chuyển phân bố tân dịch. Nếu
vị không thu nạp nhất thiết sẽ ảnh hưởng đến sự vận hóa của tỳ, ngược
lại nếu tỳ không vận hóa thủy cốc sẽ bị ứ trệ lại ảnh hưởng đến sự thu
nạp của vị. Nếu tỳ vị bị bệnh, Vị khí không giáng xuống được gây chứng
nôn, ợ hơi, ợ chua …Tỳ hư không vận hóa được thủy thấp làm thủy thấp
đình lại gây mỏi mệt, ỉa lỏng…
Theo lý luận của Y học cổ truyền, Can có chức năng sơ tiết giúp
cho thăng giáng của tỳ vị được điều đạt, mặt khác can có quan hệ biểu lý
với đởm tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn. Cho nên can khí sơ tiết
tốt thì chức năng tiêu hóa của tỳ vị mới được bình thường. Nếu chức
năng sơ tiết của can kém thì sẽ gây rối loạn công năng của tỳ vị. Can khí
uất kết làm vị khí không giáng, tỳ khí không thăng gọi là can khí phạm
vị hay can vị bất hòa.


18

Sách Nội kinh viết nguyên nhân đầu tiên là do hàn khí, trời lạnh,
ăn uống đồ lạnh làm rối loạn chức năng của tỳ vị hoặc can mộc uất kết
mà gây ra bệnh. Còn theo Lý Đông Viên thì cho rằng bản chất bệnh là do

tỳ vị hư hàn mà gây ra đau hoặc do lao động quá sức, cơ thể mệt mỏi, ăn
uống không điều độ, hàn tà thừa cơ xâm nhập mà gây bệnh…
Theo quan điểm của y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh tương
đối phức tạp, ảnh hưởng lẫn nhau và được chia thành 3 loại như sau:
 Do nội nhân (nguyên nhân bên trong):
Do thất tình như: Suy nghĩ căng thẳng, lo lắng quá độ kéo dài gây
tổn thương tỳ vị làm cho tỳ không vận hóa, vị không thu nạp dẫn đến khí
trệ mà gây ra đau bụng. Mặt khác, căng thẳng kéo dài còn làm tổn
thương đến can, can không sơ tiết mà hoành nghịch phạm vị, vị mất chức
năng hòa giáng mà gây ra bệnh gọi là can khí phạm vị (can khắc tỳ, can
vị bất hòa), nếu kéo dài thì can khí ứ trệ sẽ sinh ra can uất hóa hỏa, hỏa
uất lâu ngày thì vị tích nhiệt làm tổn thương tới vị âm gây ra miệng khô
đắng, hỏa uất có thể làm tổn thương tới mạch lạc của vị, nhiệt bức huyết
vọng hành gây nôn ra máu, đi ngoài ra máu…
Nếu can khí không giải được thì ảnh hưởng đến tỳ khí, chức năng
vận hóa của tỳ sẽ suy giảm, thấp trệ hóa trọc làm cho vị khí ứ trệ thượng
nghịch gây ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị. Danh y Trung quốc Trương
Trọng Cảnh cho rằng: “Do mệt mỏi, suy nghĩ tức giận kéo dài kèm thêm
khí huyết hư hàn mà gây ra vị quản thống”.
 Do ăn uống:
Ăn uống không điều độ lúc no lúc đói thất thường hoặc ăn nhiều
thức chua lạnh làm tổn thương đến tỳ vị khiến tỳ mất kiện vận, vị mất
giáng hòa, khí cơ trở trệ. Ngoài ra, trung khí không đầy đủ vận hóa vô
lực làm cho vị không hòa giáng được mà gây ra tỳ vị hư hàn, đau bụng


19

vùng thượng vị liên miên, đau tăng khi gặp lạnh, đi ngoài phân nát. Ở
nước ta, theo danh y Tuệ Tĩnh thì nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của

vị quản thống là do ăn uống không điều độ, lao động mệt nhọc quá sức
làm tổn thương đến Tỳ vị.
 Do tiên thiên bất túc
 Do thận khí hư: Khi sinh ra thận dương đã không đầy đủ gây ảnh
hưởng tới tỳ dương làm tỳ dương hư kéo theo vị khí hư và ứ trệ gây ra
bệnh tỳ vị hư hàn.
 Do tỳ vị hư: Khi sinh ra tỳ vị đã hư nhược nên trung khí không
đầy đủ, kèm theo bệnh tật lâu ngày hoặc do làm việc khó nhọc vất vả
hoặc do hàn thấp nội sinh làm cho tỳ vị càng thêm thương tổn mà gây ra
bệnh.
Các nguyên nhân nói trên có thể đơn độc hoặc kết hợp cùng với
nhau để gây ra bệnh. Nếu một nguyên nhân gây ra thì cơ chế bệnh và
triệu chứng lâm sàng đơn thuần, dễ chữa. Nếu nhiều nguyên nhân kết
hợp lại thì cơ chế bệnh, triệu chứng lâm sàng phức tạp, khó chữa. Can và
vị có mối quan hệ tương khắc, vị với tỳ có mối quan hệ biểu lý cho nên
bệnh có liên quan mật thiết đến can tỳ.
Nguyên nhân của chứng Vị quản thống tuy có nhiều nguyên tắc
khác nhau nhưng cơ chế sinh bệnh thì thấy đó là “thống tắc bất thông”:
Có hàn ngưng mà đau, thực tích mà đau, khí trệ mà đau, hỏa uất mà đau,
huyết ứ mà đau, dương hư vị mất ôn dưỡng mà đau, âm hư vị mất nhu
dưỡng mà đau. Danh y Hải Thượng Lãn Ông nói: “Đau ở bụng trên phần
nhiều là do hàn trệ, phong, thấp đình, thực…gây nên do đó phép chữa là
hàn thời ôn, trệ thời hành, phong thời tán, thấp thời táo, thực thời hóa,
làm cho âm dương thăng bằng, doanh vệ thông suốt thời khỏi bệnh”.


20

Trong vị quản thống người bệnh thường đau bụng ở vùng thượng vị,
khi đau có thể lan đến sườn và lưng, có thể kèm theo các triệu chứng

khác như: Ngực bụng đầy tức, lợm giọng, nôn mửa, cồn cào, ợ hơi, ợ
chua hoặc nôn ra nước trong, đại tiện lỏng loãng hoặc bí kết, thậm chí
nôn ra máu, đại tiện ra máu. Chứng Vị quản thống lúc đầu phần nhiều là
ở phần khí, kéo dài lâu ngày ở sâu phần huyết, vì thế đau lâu làm vị lạc
bị tổn thương do đó lâm sàng sẽ có triệu chứng nôn ra máu hoặc đại tiện
phân đen. Bệnh ở khí tương đối nhẹ, bệnh ở huyết tương đối nặng. Bệnh
gồm chứng hư và chứng thực. Chứng thực thường đau gấp, không thích
sờ nắn vào, dễ chữa khỏi. Chứng hư phần nhiều đau lâm râm, có khi
không đau, khi đau thích sờ nắn, bệnh kéo dài, khó khỏi. 22, 23.
1.3.2. Phân loại thể bệnh theo y học cổ truyền
Căn cứ vào các chứng trạng biểu hiện, bệnh được chia làm 2 thể
chính: Can khí phạm vị và Tỳ vị hư hàn.
1.3.2.1. Thể can khí phạm vị
Còn gọi là can vị bất hòa, can khắc tỳ, can mộc khắc tỳ thổ…
Thường chia ra 3 thể nhỏ:
 Thể khí trệ: Còn gọi là thể khí uất
 Triệu chứng: Đau vùng thượng vị từng cơn, đau lan ra 2 mạng
sườn, xuyên ra sau lưng, bụng đầy chướng, ấn thấy đau (cự án), ợ hơi, ợ
chua, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch huyền
 Pháp điều trị: Hòa can lý khí (sơ can giải uất, sơ can hòa vị)
 Bài thuốc: Sài hồ sơ can thang
Nếu đau vùng thượng vị dữ dội có thể dùng bài Trầm hương giáng
khí thang.


21

 Thể hỏa uất
 Triệu chứng: Vùng thượng vị đau nhiều, đau rát, cự án, miệng
khô đắng, hay ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

 Pháp điều trị: Sơ can tiết nhiệt
 Phương thuốc: Sài hồ sơ can thang gia Xuyên luyện tử 6g, Mai
mực 16g.
Hoặc bài Hóa can tiễn hợp với bài Tả kim hoàn gia giảm.
Nếu can hỏa mạnh làm tổn thương đến phần âm thì dùng bài Thanh
can ẩm.


Thể huyết ứ:

 Triệu chứng: Đau dữ dội ở một vị trí nhất định ở vùng thượng vị,
cự án. Gồm hai loại: Thực chứng và hư chứng.
o Thực chứng: Nôn ra máu, ỉa phân đen, môi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi
vàng, mạch huyền sác, hữu lực (bệnh thể cấp)
o Hư chứng: Sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, chân tay lạnh, môi
nhợt, chất lưỡi bệu có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch hư đại hoặc tế
sáp (bệnh thể hoãn).
 Pháp điều trị:
o Thực chứng: Thông lạc hoạt huyết hay lương huyết chỉ huyết
o Hư chứng: Bổ huyết chỉ huyết
 Phương thuốc:
o Thực chứng: dùng bài Thất tiếu tán
o Hư chứng: Hoàng thổ thang gia giảm
Hoặc dùng bài Tứ quân tử thang gia vị


22

1.3.2.2. Thể tỳ vị hư hàn
 Triệu chứng: Đau vùng thượng vị liên miên, đau nhiều về đêm,

đau tăng khi gặp lạnh, thích xoa nắn và chườm nóng, nôn nhiều, nôn ra
nước trong, đầy bụng, mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, đại tiện phân nát,
rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch trầm trì.
 Pháp điều trị: Ôn trung kiện tỳ (ôn bổ tỳ vị, ôn vị kiện trung)
 Phương thuốc: Hoàng kỳ kiến trung thang hoặc Hương sa lục
quân tử thang. 23, 24, 25.
1.3.3. Tình hình nghiên cứu các bài thuốc điều trị vị quản thống
Với phương châm kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại để
nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về các bài thuốc điều trị bệnh và mang lại những kết quả điều
trị khả quan. Một số chế phẩm đã được sản xuất, sử dụng rộng rãi trong
cộng đồng.
Năm 1987, Phạm Lan Thanh, Nguyễn Thị Nhuần và cộng sự đã
nghiên cứu tác dụng giảm toan dịch vị của bài thuốc “Ô kim” trên các
bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng đa toan thấy bài thuốc này có tác
dụng giảm toan và có tác dụng tốt với thể hàn.
Năm 1995, Phạm Văn Trịnh và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng
của viên VIFATA trong điều trị viêm dạ dày cho thấy thuốc có tác dụng
giảm đau, giảm viêm với tỷ lệ 82,5%, thuốc có tá dụng tốt đối với thể
can khí phạm vị. 26.
Năm 1995, Vũ Nam đã nghiên cứu tác dụng của Chè dây trong
điều trị loét hành tá tràng cho thấy thuốc có tác dụng giảm đau giảm
viêm trên lâm sàng và mô bệnh học, tác dụng làm sạch HP là 42,5%.
Hiện nay, Chè dây đã được bào chế dưới dạng viên Ampelop. 27.


23

Năm 2000, Nguyễn Văn Toại và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng
điều trị viêm dạ dày mạn tính có HP (+) của nhóm thuốc Sucrategel và

Betelvine (chế phẩm chiết xuất từ lá trầu không) thấy thuốc có tác dụng
cải thiện tốt các triệu chứng trên lâm sàng, nội soi và mô bệnh học. 28
Năm 2001, Lại Thanh Hiền đã nghiên cứu tác dụng điều trị viêm
dạ dày mạn tính của thuốc Weitai 999 (Sinh địa, Mộc hương, Hoàng
cầm, Phục linh, Lưỡng diện châm, Bạch thược, Cửu lý hương, Tam á
khổ) cho thấy thuốc có hiệu quả giảm đau tốt 81,2%, cải thiện các triệu
chứng lâm sàng từ 61,6 – 87,1%, giảm tỷ lệ viêm trên nội soi 71,7%, trên
mô bệnh học 75,4%, làm sạch HP 34,5% và thuốc có hiệu quả tương
đương ở cả hai thể lâm sàng theo y học cổ truyền. 29.
Năm 2005, Trần Thị Nga nghiên cứu tác dụng điều trị viêm dạ dày
mạn tính của trà tan Bình vị gia giảm. Kết quả cho thấy các triệu chứng
lâm sàng và cận lâm sàng đều cải thiện ở cả hai thể lâm sàng của y học
cổ truyền. 30
1.3.4. Tổng quan về bài thuốc nghiên cứu
Hương sa lục quân là bài thuốc cổ phương có xuất sứ từ Y phương
tập giải. Thành phần bài thuốc gồm có: Đẳng sâm, Bạch linh, Bạch truật,
Cam thảo, Trần bì, Bán hạ, Mộc hương bắc, Sa nhân. 24, 25
1.3.4.1. Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae)
Bạch truật là thân rễ cây Bạch truật (Atractylodes macrocephalata
Koidz.) họ Cúc (Asteraceae).
 Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, đắng, tính hơi ấm. Qui vào kinh tỳ, vị.
 Tác dụng: Kiện tỳ táo thấp, cầm mồ hôi, an thai.
 Ứng dụng lâm sàng:


24

o Kiện tỳ, lợi thuỷ, táo thấp dùng chữa chứng tỳ hư không vận hoá
được thuỷ cốc, sinh ra đàm ẩm gây chứng phù nhũng, mình nặng nề,
đờm nhiều trong dễ khác gặp trong bệnh viêm thận mạn, viêm phế quản

mạn, giãn phế quản... Kết hợp với Hoàng kỳ, Bạch linh, Phụ tử chế, Đại
phúc bì.
o Chữa tỳ thận dương hư gây phù thũng, bí tiểu dùng với Quế chi,
Cam thảo.
o Kiện tỳ, ích vị, tiêu thực: Dùng khi tỳ vị hư nhược không tiêu hoá
được thức ăn, tiêu hoá thức ăn kém, bụng đầy chướng, ăn không ngon
miệng, buồn nôn do tỳ vị hư. Cầm ỉa chảy mạn do tỳ hư. Kết hợp với
Nhân sâm, Bạch linh, Cam thảo.
o Lợi niệu chữa phù do viêm thận mạn, phù dinh dưỡng.
o Cầm mồ hôi do vệ khí hư: Tự ra mồ hôi hay ra mồ hôi trộm dùng
với hoàng kỳ. Nếu mồ hôi ra vào ban đêm do âm hư dùng với Bạch
thược, Ngũ vị tử.
o An thai chữa động thai, hay sảy, đẻ non.
 Tác dụng dược lý:
o Hoạt động tiết dịch vị: Bạch truật có tác dụng làm giảm rõ rệt
lượng dịch vị tiết ra và không làm giảm độ Acid tự do của dịch vị [40].
1.3.4.2. Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)
Cam thảo là rễ cây Cam thảo (Glycyrrhyza uralensis Fish.;
Glycyrrhiza glabra L.; Glycyrrhyza inflata Bat.) họ Đậu (Fabaceae).
 Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính bình. Quy vào 12 kinh.


25

 Tác dụng: Bổ trung khí, dưỡng huyết nhuận phế chỉ ho, thanh
nhiệt giải độc, hoà hoãn giảm đau.
 Ứng dụng lâm sàng:
o Chữa tỳ vị hư: Dùng với Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật.
o Ích khí, dưỡng huyết, dùng trong bệnh tâm khí hư nhược
đánh trống ngực, buồn bực; phối hợp với đảng sâm, a giao, mạch

môn, quế chi.
o Nhuận phế, chỉ ho: Dùng trong bệnh đau hầu họng, viêm họng
cấp, mạn tính, viêm amidan, ho có nhiều đàm. Nếu do phong hàn kết hợp
với ma hoàng, hạnh nhân. Nếu do phong nhiệt kết hợp với tang bạch bì,
cát cánh, cúc hoa. Nếu do phế nhiệt hợp với thạch cao, ma hoàng, cam
thảo. Nếu đờm nhiều gây ho hen kết hợp với trần bì, bán hạ, bạch linh.
o Tả hoả, giải độc: Dùng trong bệnh mụn nhọt đinh độc sưng đau.
o Hoãn cấp, chỉ thống: Trị đau dạ dày, loét đường tiêu hoá, đau
bụng, gân mạch co rút kết hợp với bạch thược.
o Điều vị, giảm tác dụng phụ và dẫn thuốc khi dùng phối hợp.
 Tác dụng dược lý:
o Tác dụng kháng khuẩn: Theo các tác giả Nhật Bản, Cam thảo là
một trong những thảo dược được sử dụng nhiều nhất trong số những loại
thuốc Y học cổ truyền Trung Quốc tại Nhật Bản. Các chiết xuất từ Cam
thảo được sử dụng như nền tảng của các thuốc chống loét dạ dày tá
tràng. Trong cam thảo có chứa một số flavonoids như: Glabridin,
glabrene, licochalcone A (G. inflata), licoricidin và licoisoflavone B (G.
uralensis) có tác dụng kháng Helicobacter pylori trên invitro. Những


×