Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG hỗ TRỢ điều TRỊ của VIÊN NANG CỨNG REGIMUNE TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THÂP GIAI đoạn i II (THỂ PHONG THẤP NHIỆT tý)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.15 KB, 38 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis) là một bệnh lý tự miễn
mạn tính thường gặp. Bệnh mang tính xã hội vì sự phổ biến và chiếm tỷ lệ
khá cao trong các bệnh nội khoa. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới
bệnh chiếm 0,5- 3 % dân số thế giới. Tại Việt Nam, theo Trần Ngọc Ân, bệnh
này chiếm 0,5% dân số và chiếm 20% số bệnh nhân điều trị tại các cơ sở điều
trị bệnh về khớp[1],[2].
Tổn thương cơ bản trong viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm không
đặc hiệu của màng hoạt dịch sau đó xâm lấn vào đầu xương, sụn khớp gây tổn
thương xương, sụn khớp. Bệnh thường tiến triển từng đợt và hậu quả cuối
cùng là dính khớp, biến dạng khớp gây tàn phế cho người bệnh [1],[2],[3]. Vì
vậy, mục tiêu điều trị là làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giảm thiểu tỉ
lệ tàn tật cho bệnh nhân, đưa họ về với lao động. Hiện nay có các phương
pháp điều trị VKDT như nội khoa, ngoại khoa, y học cổ truyền, phục hồi chức
năng, vật lý chỉnh hình, tái giáo dục nghề nghiệp…Tuy nhiên, chưa có
phương pháp nào thực sự hữu hiệu cho tất cả các bệnh nhân[3]
Trong các đợt tiến triển, YHHĐ thường phải dùng các thuốc chống
viêm giảm đau, chống thấp khớp tác dụng chậm: Mobic, diclofenac hoặc
prednisolon, methotrexat…dùng kéo dài thường gây các tác dụng không
mong muốn như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương
chức năng gan thận, tủy, mù lòa. Nhóm thuốc ức chế TNF cho thấy có hiệu
quả hơn nhưng đi kèm với nó là chi phi quá cao cho phần lớn người bệnh[3].
Dựa vào các triệu chứng của bệnh, VKDT được xếp vào phạm vi chứng
Tý của YHCT. Nguyên nhân do phong, hàn, thấp, nhiệt gây nên nếu các khớp
sưng nóng đỏ đau ( đợt tiến triển) tương đương với thể phong thấp nhiệt tý,
nếu các khớp không nóng đỏ tương đương với thể phong hàn thấp tý. Hiện
nay, xu hướng y học phát triển nghiên cứu các hợp chất có nguồn gốc từ y
học cổ truyền để điều trị viêm khớp dạng thấp với ít tác dụng phụ hơn.



2

Cây Chay là một cây mọc hoang phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam, nước sắc lá cây Chay là một bài thuốc có trong dân gian từ hàng
trăm năm nay, được truyền lại và có hiệu quả tốt trong điều trị các bệnh về
khớp. Bằng mô hình thực nghiệm, các nhà khoa học đã chứng minh dịch chiết
lá Chay có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch. Để thuận tiện khi sử dụng
và bảo quản, dịch chiết lá chay được chế biến dưới dạng cao khô và đóng viên
nang cứng Regimune [4],[5],[6],[7], tuy nhiên thuốc chưa được thử nghiệm
lâm sàng.
Với mong muốn đóng góp vào việc phát hiện ra các thuốc nguồn gốc
thiên nhiên làm tăng hiệu quả điều trị, hạn chế tác dụng không mong muốn
của các thuốc YHHĐ, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Đánh giá tác dụng hỗ trợ
điều trị của viên nang cứng Regimune trên bệnh nhân viêm khớp dạng
thấp giai đoạn I-II ( thể phong thấp nhiệt tý)” với hai mục tiêu:
1.

Đánh giá tác dụng điều trị bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
giai đoạn I- II ( thể phong thấp nhiệt tý) bằng chế phẩm
Regimune kết hợp phác đồ thuốc y học hiện đại.

2.

Theo dõi tác dụng không mong muốn của chế phẩm trong
phác đồ kết hợp trên.


3

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1.

QUAN ĐIỂM CỦA YHHĐ VỀ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

1.1.1. Dịch tễ
Bệnh thường gặp ở nữ, tỷ lệ nữ/ nam rất khác nhau tùy theo các nghiên
cứu nhưng không thấp hơn 3/1. Tuổi trung niên là lứa tuổi hay gặp nhất chiếm
60- 70%, trong một số trường hợp bệnh có tính chất gia đình [1],[2].
1.1.2. Nguyên nhân
Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh trong VKDT vẫn còn nhiều điều
chưa sáng tỏ. Hầu hết các tác giả cho rằng VKDT là bệnh lý tự miễn với
nhiều yếu tố tham gia. Virus và các vi khuẩn thường gặp hoặc yếu tố môi
trường có thể đã tác động vào yếu tố cơ địa thuận lợi làm khởi phát bệnh. Yếu
tố di truyền đã được tìm thấy từ lâu. Gần đây, nhiều tác giả nhận thấy có sự
liên quan chặt chẽ giữa VKDT và yếu tố kháng nguyên phù hợp tổ chức
HLA-DR4. Khoảng 60 – 70% bệnh nhân VKDT dương tính với yếu tố này,
trong khi quần thể người bình thường chỉ có khoảng 15% người có HLADR4[3].
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh
Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể. Nó sẽ được các tế bào trình
diện kháng nguyên bắt và xử lý rồi trình diện cho các tế bào lympho T và B.
Các tế bào lympho TCD4 sẽ được kích hoạt sản xuất các lymphokin
(Inteleukin-4,10,13) kích thích các tế bào lympho B tăng sinh và biệt hoá
thành các tương bào sản xuất ra các imunoglobulin có bản chất là các tự
kháng thể. Tại mô đích, kháng nguyên kết hợp với kháng thể tạo phức hợp
miễn dịch lắng đọng trên bề mặt màng hoạt dịch. Phức hợp miễn dịch này thu
hút các bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào, tế bào mastocyt tập trung
đến thực bào. Chính các tế bào này lại tiết ra một loạt các cytokin khác như
TNF-α, IL-1,2,6, interferon, yếu tố phát triển nội mạc mạch máu (VEGF) và
các yếu tố hoá ứng động khác tạo vòng xoắn bệnh lý thúc đẩy quá trình viêm.



4

Quá trình viêm lâu dần xâm lấn vào đầu xương, sụn khớp, một loạt các enzym
tiêu hủy tổ chức do tế bào viêm giải phóng cùng xâm nhập các nguyên bào xơ
gây phá hủy khớp, dính khớp và hậu quả cuối cùng là tàn tật [8].
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng
Sưng, nóng, đau có thể có đỏ ở nhiều khớp nhỏ, nhỡ ngoại vi có tính
chất đối xứng hai bên là những triệu chứng lâm sàng điển hình, hay gặp trong
VKDT. Các khớp hay gặp là khớp cổ tay, các khớp bàn ngón, khớp ngón gần,
khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân. Khớp vai, khớp
háng là các khớp ít gặp và thường khi bệnh đã diễn biến nhiều năm.
Sưng đau các khớp kiểu viêm, diễn biến thường kéo dài trên 6 tuần và
nhiều đợt tái phát là các chỉ điểm tin cậy của bệnh VKDT. Ngoài ra, cứng
khớp buổi sáng (CKBS) cũng thường gặp trong các đợt tiến triển của bệnh.
Toàn thân bệnh nhân VKDTthường bị ảnh hưởng: Gầy sút, thiếu máu,
chán ăn là những dấu hiệu phù hợp với diễn biễn mạn tính của bệnh.
Các triệu chứng ngoài khớp như hạt dưới da (rất đặc hiệu trong VKDT
nhưng ít gặp tại Việt Nam), viêm gân, dây chằng và phần mềm cạnh khớp
cũng có thể gặp. Một số trường hợp tổn thương nội tạng như màng tim, màng
phổi, não thường rất nặng cần chẩn đoán sớm và điều trị tích cực [1],[2],[3].
1.1.5. Triệu chứng cận lâm sàng
Các phương pháp cận lâm sàng dùng trong viêm khớp dạng thấp là [3]:
Các yếu tố phản ánh đáp ứng viêm cấp trong bilan viêm gồm CRP (C
protein reaction) và tốc độ máu lắng (VSS) thường dương tính.
Các xét nghiệm miễn dịch gồm yếu tố dạng thấp RF (Rheumatoid
factor) và Anti CCP (anti cyclic citrullinated protein) thường dương tính. Mức
độ dương tính của RF và Anti CCP càng cao thì mức độ tàn phá khớp càng
lớn.

Các xét nghiệm dịch khớp thường biểu hiện dịch viêm cấp với tăng
bạch cầu đa nhân không thoái hoá, ngoài ra giảm lượng muxin (test muxin
dương tính) nhưng ngày nay ít có giá trị sử dụng.


5

Nội soi khớp có thể được chỉ định trong những trường hợp khó chẩn
đoán hoặc với những thể một khớp. Hình ảnh điển hình trên nội soi là sự tăng
sinh hình lông màng hoạt dịch với nhiều mạch máu ngoằn ngoèo.
Sinh thiết làm giải phẫu bệnh sẽ giúp ích chẩn đoán. Thường chỉ định
với khớp gối thể một khớp. Trong viêm khớp dạng thấp thường chỉ thấy các
tổn thương như tăng sinh hình lông và các tế bào phủ của màng hoạt dịch,
cũng như nhiều tổ chức tân tạo ở phần tổ chức đệm xuất hiện những đám hoại
tử tơ huyết, cùng với sự xâm nhập của nhiều tế bào viêm quanh mạch máu mà
chủ yếu là tương bào và lympho bào.
Triệu chứng X quang: Hình ảnh X quang bình thường chỉ thấy sưng ở
mô mềm hoặc mất chất khoáng đầu xương các khớp viêm. Muộn hơn là hình
ảnh bào mòn ở cạnh vị trí bám của màng hoạt dịch. Muộn hơn nữa các tổn
thương bào mòn xuất hiện ở đệm sụn khớp, lệch trục khớp, thoái hóa thứ
phát, cứng khớp. Tổn thương thường xuất hiện sớm nhất ở cổ xương bàn
tay[1].
1.1.6. Chẩn đoán xác định
Năm 1987, Hội thấp khớp Mỹ (American College of RheumatologyACR) đã thống nhất tiêu chuẩn chẩn đoán như sau:
1. Thời gian cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ
2. Viêm ít nhất 3 trong 14 khớp sau: ngón gần, bàn ngón tay, cổ
tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân (2 bên)
3. Trong đó có ít nhất một khớp thuộc các vị trí sau: ngón gần,
bàn ngón tay, cổ tay.
4. Có tính chất đối xứng

5. Có hạt dưới da
6. Yếu tố dạng thấp huyết thanh dương tính
7. Hình ảnh X- Q điển hình ở khối xương cẳng tay
Chẩn đoán khi có 4 tiêu chuẩn trở lên với điều kiện thời gian diễn biến
kéo dài trên 6 tuần [9].


6

Tiêu chuẩn của hội khớp học Hoa Kỳ và liên đoàn chống thấp khớp
châu Âu 2010 (ACR/ EULAR 2010 – American College of Rheumatology/
european League Against Rhumatism): Tiêu chuẩn này có thể tham khảo và
áp dụng trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn sớm trước 6 tuần.
A. Khớp tổn thương Điểm
+ 1 khớp lớn
0
+ 2- 10 khớp lớn
1
+ 1- 3 khớp nhỏ
3
+ 4- 10 khớp nhỏ
3
+ > 10 khớp nhỏ
5
B. Xét nghiệm miễn dịch (ít nhất phải được thực hiện 01 xét nghiệm)
+ Cả RF và anti CCP âm tính
0
+ RF hoặc anti CCP dương tính
2
+ RF hoặc anti CCP dương tính cao

3
C. Phản ứng viêm cấp
+ Cả CRP và tốc độ máu lắng bình thường
0
+ CRP hoặc tốc độ máu lắng tăng
1
D. Thời gian bị bệnh
+ < 6 tuần

0

+ ≥ 6 tuần

1

Chẩn đoán khi viêm khớp dạng thấp đat ≥ 6/10 điểm
Tại Việt Nam, theo Trần Ngọc Ân viêm khớp dạng thấp được chẩn
đoán dựa trên các tiêu chuẩn sau [1].
1.
2.

Nữ, trung niên
Viêm các khớp nhỏ ở hai bàn tay (cổ tay, bàn ngón và

ngón gần) phối hợp các khớp gối, cổ chân, khuỷu.
3.
Đối xứng
4.
Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng
5.

Diễn biến kéo dài trên 2 tháng
1.1.7. Chẩn đoán giai đoạn bệnh.
Năm 1994, viêm khớp dạng thấp được xác định giai đoạn theo
Steinbroker. Tác giả này dựa vào chức năng vận động và tổn thương trên XQuang, gồm bốn giai đoạn như sau:


7

- Giai đoạn I: Tổn thương mới khu trú ở màng hoạt dịch, sưng đau chỉ ở phần
mềm, X quang chưa có thay đổi, bệnh nhân vẫn còn vận động gần như bình
thường.
- Giai đoạn II: tổn thương đã ảnh hưởng một phần đến đầu xương, sụn khớp
trên Xquang có hình ảnh bào mòn, khe khớp hẹp. Khả năng vận động bị hạn
chế ít, tay còn nắm được, đi lại bằng nạng.
- Giai đoạn III: Tổn thương nhiều ở đầu xương, sụn khớp, dính khớp một
phần. Khả năng vận động còn ít, bệnh nhân chỉ còn tự phục vụ mình trong
sinh hoạt, không đi lại được.
- Giai đoạn IV: Dính khớp, biến dạng khớp trầm trọng, mất hết chức năng vận
động, tàn phế hoàn toàn [1],[3].
1.1.8. Chẩn đoán đợt tiến triển của bệnh.
* Các yếu tố đánh giá đợt tiến triển
+ Có nhiều yếu tố đánh giá đợt tiến triển của VKDT: Mức độ đau
(Dùng thang điểm VAS); thời gian cứng khớp buổi sáng: ít nhất là 45 phút; số
khớp sưng, số khớp đau;chỉ số Ritchie, tình trạng viêm.
+ Với mỗi biến số đứng độc lập có thể phản ánh phần nào mức độ hoạt
động của bệnh, khi cùng phối hợp với nhau để đánh giá mức độ hoạt động của
bệnh thì chính xác hơn [3]
+ Chỉ số DAS 28 (Disease activity score): thang điểm đánh giá mức độ
hoạt động của bệnh đã được biết đến từ năm 1983 trong một thử nghiệm lâm
sàng của Van Riel và áp dụng phổ biến từ những năm 90. Đây là một công

thức toán học được đánh giá dựa trên các biến số: Số khớp sưng, số khớp đau,
tốc độ máu lắng giờ đầu, điểm VAS, chỉ số Ritchie.
Công thức DAS 28 được tính như sau:
DAS 28 = ++ 0,7 ln (máu lắng 1h)} 1,08 + 0,16
* Tiêu chuẩn đánh giá đợt tiến triển của bệnh theo ACR: có ít nhất 03 khớp
sưng đau và có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau [10][11]
Chỉ số Ritchie ≥ 9


8

Cứng khớp buổi sáng ít nhất 45 phút
Tốc độ máu lắng giờ đầu ≥ 28mm
* Tiêu chuẩn đánh giá đợt tiến triển của bệnh theo hội chống thấp khớp
châu Âu ( European League Against Rheumatism- EULAR)[10],[11].
Dựa theo chỉ số DAS 28
+ DAS 28

> 5,1

+ 3,2 < DAS 28 ≤ 5,1
+ 2,9 < DAS 28 ≤ 3,2
+ DAS 28

≤ 2,9

--> bệnh hoạt động mạnh
--> bệnh hoạt động vừa
--> bệnh hoạt động nhẹ
--> bệnh không hoạt động


Hình ảnh 28 vị trí khớp trong chỉ số DAS 28.
1.1.9. Điều trị
Mục đích của việc điều trị: Kiểm soát quá trình miễn dịch và quá trình
viêm khớp, phòng ngừa hủy khớp và bảo vệ chức năng khớp, giảm thiểu tối
đa các triệu chứng để bệnh nhân có cuộc sống bình thường, tránh các biến
chứng của bệnh và của các thuốc điều trị , phục hồi chức năng cho bệnh nhân.
Nguyên tắc điều trị:
- Kết hợp nhiều nhóm thuốc: thuốc điều trị triệu chứng (thuốc chống viêm,
giảm đau) và các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm- DMARs ngay từ giai
đoạn đầu của bệnh. Các thuốc điều trị phải duy trì nhiều năm, thậm chí phải


9

dùng thuốc suốt đời trên nguyên tắc số nhóm thuốc và liều thuốc tối thiểu có
hiệu quả. Riêng corticoid thường chỉ sử dụng trong những đợt tiến triển.
- Các thuốc điều trị triệu chứng có thể giảm liều hoặc dừng hẳn theo thứ tự:
corticoid, thuốc chống viêm không steroid, giảm đau.
- Phác đồ thường dùng, có hiệu quả, ít tác dụng phụ, đơn giản, rẻ tiền nhất ở
nước ta là methotrexat phối hợp với chloroquin trong những năm đầu và sau
đó là Methotrexat đơn độc [1],[2],[3].
* Các thuốc điều trị
Nhóm thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm
Methotrexat
- Cơ chế: do Methotrexat có cấu trúc tương tự các acid folic, cơ chế
chính của thuốc là tranh chấp với vị trí hoạt động của acid folic trong quá
trình tổng hợp pyrimidin, dẫn đến giảm tổng hợp AND. Ngoài ra Methotrexat
còn có tính chống viêm và ức chế miễn dịch.
- Chỉ định: Đây là thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm hàng đầu

được chỉ định đối với viêm khớp dạng thấp và thấp khớp vảy nến.
- Chống chỉ định: Hạ bạch cầu, suy gan, thận, tổn thương phổi mạn tính
- Tác dụng không mong muốn: thường gặp loét miệng, nôn, buồn nôn,
có thể gặp độc tế bào gan và tủy.
Liều trung bình: 10- 20mg mỗi tuần, tiêm bắp hoặc uống, thường khởi
đầu bằng liều 10mg/ tuần.
Chế phẩm: 2,5mg/ viên, tiêm bắp ống 10mg hoặc 15mg.
Cách dùng: thường khởi đầu bằng đường uống với liều 10mg/ tuần,
nên uống một lần cả liều vào một ngày cố định trong tuần. Trong trường hợp
kém hiệu quả hoặc kém dung nạp có thể dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm dưới
da, mỗi tuần tiêm một mũi duy nhất vào ngày cố định trong tuần. Liều
Methotrexat có thể tăng hoặc giảm tùy hiệu quả điều trị, dùng kéo dài nếu có
hiệu quả và dung nạp tốt. Hiệu quả thường đạt được sau 1- 2 tháng điều trị, do


10

đó thường duy trì liều trong một hai tháng điều trị, sau đó mới chỉnh liều. Khi
các triệu chứng thuyên giảm thì giảm liều các thuốc kết hợp
Thuốc kết hợp: thường kết hợp Methotrexat với các thuốc chống sốt rét
tổng hợp nhằm tăng hiệu quả và giảm tác dụng không mong muốn. Cần bổ
xung acid Folic (tương đương vơi liều Methotrexat) nhằm giảm thiểu tác dụng
về máu.
Các xét nghiệm cần làm trước khi cho thuốc và kiểm tra trong thời gian
dùng thuốc: Tế bào máu ngoại vi: ngừng thuốc khi số lượng bạch cầu dưới
2000/mm2 +. Chức năng gan, thận
Thuốc chống sốt rét tổng hợp
- Hydroxychloroquin viên nén 200mg hoặc Quinacrine Hydrochorid
100mg. Liều dùng 200- 600mg/ ngày, Việt Nam thường dùng 200mg/ ngày[3]
- Chống chỉ định: Bệnh nhân có thai do thuốc gây những thiếu hụt bẩm

sinh như hở hàm ếch, tổn thương thần kinh thính giác và thiếu hụt cột sau.
Sunfasalazine: (Salazopyrin)
Thành phần: 5- aminosalysilic và sunfapyridin
Chỉ định: bệnh nhân viêm khớp dạng thấp chống chỉ định với
Mothotrexat hoặc dùng kết hợp với Methotrexat
Cyclosporin A
Chỉ định: Viêm khớp dạng thấp thể nặng, không đáp ứng với
Methotrexat
Cách dùng: đơn độc hoặc phối hợp với Methotrexat
Là các tác nhân gây chẹn hoặc tương tác với các chức năng của
cytokines hoạt động trong cơ chế bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp. Đã
được sử dụng tại Mỹ, Pháp và một số nước khác. Trong số này điển hình nhất
là các thuốc kháng TNF.
Chỉ định trong các trường hợp viêm khớp dạng thấp nặng, kháng với
liều điều trị thông thường, thường vẫn kết hợp với Methotrexat.
Glucocorticoid:


11

- Chỉ định: trong khi chờ thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm – DMAD’s có
hiệu quả, có đợt tiến triển hoặc bệnh nhân đã phụ thuộc corticoid.
- Nguyên tắc: dùng liều tấn công, ngắn ngày, để tránh hủy khớp và tránh phụ
thuộc thuốc. Đến khi đạt hiệu quả, giảm liều dần, thay thế bằng thuốc chống
viêm không steroid.
- Liều dùng:
+Đợt tiến triển nặng (có tổn thương nội tạng như tràn dịch màng tim, màng
phổi, sốt, viêm nhiều khớp…) thường dùng mini bolus: truyền tĩnh mạch 80125mg methyl- prednisolon pha trong 250 ml dung dịch nước muối sinh lý
trong 3- 5 ngày liên tiếp. Sau đó, duy trì tiếp bằng đường uống với liều 1,5-2
mg/kg/24h tính theo pednisolon.

+ Đợt tiến triển trung bình: thường bắt đầu bằng liều 1- 1,5 mg/kg/ngày. Giảm
dần 10% liều đang dùng mỗi tuần tùy theo triệu chứng lâm sàng và xét
nghiệm. Khi ở liều cao, thường chia uống 2/3 liều vào buổi sáng và 1/3 liều
vào buổi chiều. Khi ở liều 40mg/ ngày, uống một lần duy nhất vào buổi 08 giờ
sáng, sau ăn. Thường sau 1- 2 tháng thì có thể thay corticoid bằng các thuốc
chống viêm giảm đau không steroid.
+ Trường hợp phụ thuộc corticoid: duy trì 5- 7,5 mg/ 24h, uống 01 lần duy
nhất vào lúc 08h sáng, sau ăn.
Thuốc chống viêm không steroid
Chỉ định: Giai đoạn khớp viêm mức độ hoạt động vừa. Chỉ định ngay từ đầu
hoặc sau khi dùng corticoid. Có thể dùng kéo dài nhiều năm khi còn triệu
chứng viêm. Lưu ý các chống chỉ định của thuốc.
Có thể dùng một trong các thuốc sau: Diclofenac 100mg/ ngày, piroxicam
20mg/ngày; meloxicam 7,5 mg/ ngày, celecoxib 200-400mg/ngày.


12

Các thuốc giảm đau
Sử dụng kết hợp các thuốc giảm đau theo sơ đồ bậc thang của tổ chức
y tế thế giới (WHO). Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp, thường dùng thuốc
giảm đau bậc 1 hoặc bậc 2. Đây là nhóm thuốc thường được dùng để điều trị
kết hợp vì có hiệu quả tốt, ít tác dụng phụ.[3]
Có thể chỉ định một số các thuốc sau đây:
- Paracetamol: 2-3g/ ngày
- Paracetamol kết hợp codein: 4-6 viên/ ngày(Dopagan codein,
Zanidion, Eferalgan Codein)
- Paracetamol kết hợp dextropropoxyphene ( Di-altavic ) 4-6
viên/ngày
- Floctaferin (Idarac ) 2-6 viên/ ngày: chỉ định trong trường hợp tổn

thương tế bào gan, suy gan..
* Các phương pháp điều trị khác
- Giáo dục bệnh nhân hiểu rõ về bệnh tật của mình, nâng đỡ về mặt tinh thần
để bệnh nhân có thể sẵn sàng đối phó với bệnh mạn tính và tuân thủ điều trị
một cách hợp lý.
- Chế độ nghỉ ngơi xen kẽ với bài tập luyện hợp lý để giảm cứng khớp và đau
khớp, chống dính khớp.
- Điều trị vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng khớp.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Điều trị nước khoáng bùn: Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng nước
khoáng bùn trong điều trị VKDT có tác dụng giảm đau chống viêm, cải thiện
chức năng vận động, cải thiện cứng khớp và biến dạng khớp, phục hồi cơ lực
[12], [13].
1.1.10. Tác dụng không mong muốn của các thuốc YHHĐ
Methotrexat
- Tác dụng không mong muốn: thường gặp loét miệng, nôn, buồn nôn,
có thể gặp độc tế bào gan và tủy.


13

Chloroquin
Tác dụng phụ: Chán ăn, nôn, đau thượng vị, xạm da, khô da, viêm tổ chức
lưới ở võng mạc không hồi phục gây mù. Tuy nhiên với liều thấp thì tỷ lệ tai
biến cuối cùng này không đáng kể, song cần kiểm tra thị lực, thị trường, soi
đáy mắt mỗi 6 tháng và không dùng quá 6 năm.
Các thuốc chống viêm giảm đau
Viêm loét dạ dày tá tràng, ảnh hưởng chức năng gan.
1.2.


Quan niệm của Y học cổ truyền về bệnh viêm khớp dạng thấp
Trong Y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp nằm trong phạm vi của

chứng Tý do phong, hàn, thấp, nhiệt làm bế tắc sự vận hành của khí huyết ở
kinh lạc gây nên các triệu chứng như: Các khớp xương đau, co rút, tê bì hoặc
sưng nóng. Bệnh diễn biến lâu ngày và tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến
can thận gây biến dạng khớp và teo cơ gây cản trở sự hoạt động của khớp
[15],[16],[17],[18]
Tài liệu ghi chép về chứng tý sớm nhất cho thấy trong sách Nội kinh đã
nêu: “ Ba thứ tà khí: phong, hàn, thấp cùng hợp lại gây ra chứng tý”..: “ Sự
cảm thụ ba thứ tà khí đó lại có sự thiên thắng nên khi biểu hiện bệnh có sự
khác nhau”, được chia thành: phong tý (Hành tý), hàn tý (Thống tý), thấp tý
(Trước tý) và trong đợt tiến triển, các khớp sưng nóng đỏ đau thì thành nhiệt
tý.
1.2.1. Nguyên nhân
Theo quan niệm của Y học cổ truyền, do vệ khí suy yếu, tấu lý sơ hở,
ba thứ tà khí (phong, hàn, thấp) thừa cơ xâm phạm vào hệ thống kinh lạc, cân,
xương, gây nên sự bế tắc ở kinh lạc, làm cho sự lưu thông khí huyết bị bất
thường từ đó sinh ra bệnh. Có trường hợp ba thứ tà khí này khi xâm nhập vào
cơ thể, lại sẵn có nhiệt phục gây ra chứng nhiệt tý, hoặc ba thứ tà khí này nhất
là thấp tà lâu ngày uất lại hóa nhiệt cũng gây nên nhiệt tý. Nếu bệnh không


14

được điều trị, bệnh tái phát nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến tạng phủ (can, tỳ,
thận)[15].
1.2.2. Phân loại theo thể bệnh
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, viêm khớp dạng thấp được chia làm
hai thể lớn là phong hàn thấp tý và phong thấp nhiệt tý [15],[16], [18].

1.2.2.1. Phong hàn thấp tý (viêm khớp dạng thấp không có đợt tiến triển)
Theo thiên Tố luận sách Tố vấn nói: “Ba khí: phong, hàn, thấp thường
đến hợp lại thành chứng tý”, lại nói “vì ăn uống không đầy đủ hoặc ở chỗ ẩm
thấp, hoặc vì dãi nắng dầm mưa làm giảm sức chống đỡ của cơ thể, do đó tà
khí nhân chỗ yếu mà lấn vào làm cản trở kinh lạc”. Biểu hiện tứ chi, các khớp
đau nhức (khớp bàn ngón tay, khớp ngón gần, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp
đầu gối, cổ chân, bàn ngón chân), ít sưng nóng đỏ. Bệnh nhân thường có cảm
giác nặng nề chân tay, sợ lạnh, sợ gió, chườm nóng dễ chịu, rêu lưỡi trắng
nhớt, mạch phù hoãn.
Thể chất mỗi người mỗi khác, nên sự cảm thụ tà khí gây bệnh cũng
khác nhau, cho nên lâm sàng chia làm ba thể:
Nếu Phong thắng (Hành tý): các khớp sưng đau có tính chất di chuyển,
sợ gió, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Tính của phong là di chuyển. Kỳ Bá
nói “Khi phong tà ở trong khoảng bì phu thì trong không thể thông, ngoài
không thể tiết, nó dẫn đi rất nhanh và biến đổi luôn làm tấu lý mở rộng”.
Nếu hàn thắng (Thống tý): các khớp đau dữ dội, cố định, sợ lạnh, gặp
nóng thì đỡ đau, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn. Tính của hàn là ngưng
trệ, ít di động. Trương Cảnh Nhạc nói: “Khí âm hàn khi xâm nhập vào khoảng
da thịt, gân xương thì ngưng kết lại, dương khí không lưu hành được nên gây
đau”.
Nếu thấp thắng (Trước tý): các khớp đau, đau cố định mang tính co rút,
chân tay nặng nề khó vận động, khớp biến dạng, chất lưỡi nhợt rêu trơn mạch
nhu hoãn. Thấp tà tính năng trì trệ. Trương Cảnh Nhạc nói: “Thấp tý thì thân
thể nặng nề, đau nhức tê dại không di dịch…”


15

Bàn về Phong hàn thấp tý, Tuệ Tĩnh nói: “tê thấp là mình mẩy khớp
xương không nóng đỏ mà tự dưng phát đau, có khi không cựa được. Nguyên

nhân do nguyên khí hư yếu, phong thấp hàn xâm nhập vào mà sinh bệnh. Ba
thứ ấy vào kinh lạc trước sau đó vào xương làm cử động khó khăn, vào mạch
làm huyết trệ, vào gân làm co lại, vào nhục thì tê dại, vào bì phu gây
lạnh”[19].
1.2.2.2. Phong thấp nhiệt tý (Viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển)
Do phong hàn thấp uất lại hóa nhiệt, hoặc do nhiệt phục sẵn ở kinh lạc,
phong hàn bế ở ngoài. Sách Kim quỹ nói: “Chứng nhiệt tý là bế thấp nhiệt ở
trong, nguyên tạng phủ kinh lạc đã sẵn có nhiệt lại gặp phong hàn thấp xâm
nhập vào, bị nhiệt uất, hàn khí không thông, lâu ngày hàn cũng hóa nhiệt
thành nhiệt tý’ [19],[20].
Triệu chứng: Các khớp xương ở bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, đầu
gối cổ chân, bàn ngón chân sưng nóng đỏ đau, cự án, ngày nhẹ, đêm nặng,
hạn chế cử động khớp, tại chỗ rát, sốt, sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng, nước tiểu
đỏ, mạch hoạt sác hoặc trầm tế sác.
1.2.3. Điều trị theo Y học cổ truyền
* Nguyên tắc chung là khu trừ ngoại tà, thông kinh lạc [15],[16],[18].
- Chữa Phong hàn thấp tý: Khu phong tán hàn trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
Tùy theo cái nào chủ yếu, cái nào thứ yếu để chữa, như phong tý thì khu
phong là chính, hàn tý thì tán hàn làm chính, thấp tý thì lấy trừ thấp làm
chính.
Bài thuốc cổ phương:
Nếu phong thắng (Hành tý): Phòng phong thang (Hòa tễ cục phương)
Nếu hàn thắng (Thống tý): Ô đầu thang (Kim quỹ yếu lược)
Nếu thấp thắng (Trước tý): Ý dĩ nhân thang (Trương thị y thông)
- Chữa phong thấp nhiệt tý: chủ yếu thanh nhiệt là chính kết hợp với khu
phong trừ thấp thông kinh hoạt lạc.
Bài thuốc cổ phương:


16


Thể không có sốt: Quế chi thược dược tri mẫu thang (Kim quỹ yếu
lược)
Thể có sốt: Quế chi bạch hổ thang (Kim quỹ yếu lược)
- Đối với bệnh đã lâu, khí huyết suy kém, can thận hư, phép chữa: Bổ can
thận, bổ khí huyết, khu phong trừ thấp thông kinh hoạt lạc.
Bài thuốc cổ phương:
Độc hoạt tang ký sinh thang (Thiên kim phương)
Ngoài ra, Y học cổ truyền còn có thuốc bôi, thuốc đắp ngoài, và các phương
pháp không dùng thuốc như: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, phục hồi chức
năng…
1.2.4. Tình hình nghiên cứu về viêm khớp dạng thấp của y học cổ truyền
trong nước.
- Năm 1986: Đỗ Thị Phương đã đánh giá tác dụng của viên Hydan (Hy thiêm,
ngũ gia bì, Mã tiền chế) do xí nghiệp dược phẩm Thanh Hóa sản xuất để điều
trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn I, II. Kết quả tốt khá là 80% và thuốc có tác
dụng tốt trên bệnh nhân thể phong thấp nhiệt tý [21]
- Năm 1992: Hoàng Bảo Châu và cộng sự nghiên cứu tác dụng giảm đau
chống viêm của bài “Độc hoạt II” ( Độc hoạt tang ký sinh bỏ Phòng phong,
Tế tân, Tần giao, Tang ký sinh, Bạch linh, Bạch thược; gia Hy thiêm thảo,
Thổ phục linh, Hà thủ ô, Kê huyết đằng, Cốt toái, Can khương, Kim Ngân)
trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Tác giả cho thấy thuốc có tỷ lệ tốt khá
là 75%. Thuốc có tác dụng tốt với thể phong hàn thấp tý [22].
- Năm 1997: Phạm Quang Toán và cộng sự nghiên cứu tác dụng của bài thấp
khớp II trong điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn I và II, thấy bài thuốc có
tác dụng chống viêm giảm đau trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp giai đoạn
I và II. Bài thuốc thấp khớp II không độc, không gây tác dụng không mong
muốn.[23]
- Năm 2002: Nguyễn Quang Vinh đã đánh giá tác dụng giảm đau của cao dán
Hero trên bệnh nhân đau khớp thấy tác dụng giảm đau có ý nghĩa thống kê



17

với p<0,05. Mức độ giảm rõ rệt ở ngày đầu tiên (p<0,01).Tác giả kết luận: “
có thể dùng cao dán này để điều trị cho các bệnh nhân đau khớp” [24].
- Năm 2008: Hoàng Thị Tần đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của Osapain
trên bệnh nhân chứng tý, kết quả cho thấy tỉ lệ đạt kết quả tốt và khá ở nhóm
nghiên cứu dùng Osapain cream là 83,33%.[25]
- Năm 2012: Lưu Thị Hạnh đã đánh giá tác dụng điều trị hỗ trợ của bài thuốc
Khương hoạt Nhũ hương thang trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp giai đoạn
II, thể nhiệt tý. Kết quả cho thấy thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau, tỉ lệ
đạt kết quả tốt chiếm 86.67%[26].
1.3. Cây Chay Bắc Bộ và viên nang cứng Regimune
Cây Chay Bắc bộ (Atocarpus Tonkinensis) thuộc họ Dâu Tằm
(Moraceae) còn có tên là Chay ăn trầu, Chay vỏ tía, là loại cây gỗ, cao đến
15m, mọc ở miền Bắc Việt Nam. Thân nhẵn, phẳng, phân nhiều cành. Lá mọc
so le, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông trên những đường gân. Phiến lá to
hình trái xoan hay bầu dục thon dài 1.5- 2cm. Hoa đơn độc ở kẽ lá, trên cùng
một cây có hoa đực và hoa cái. Quả phức khi chín mềm có màu vàng. Mùa
hoa tháng 3 tháng 4, mùa quả tháng 7 tháng 9. Cây càng hái lá thì lá lại ra rất
nhanh, cây được trồng để ăn quả và vỏ để ăn trầu [4].

Theo kinh nghiệm dân gian, nước sắc lá và rễ chay được dùng để chữa
đau lưng và thấp khớp rất tốt [4]. Nghiên cứu trước đây mới chỉ có lectin
được công bố từ cây này.


18


Năm 2004, L.K. Dung và cộng sự đã phân lập hoạt chất theo định
hướng hoạt tính ức chế miễn dịch, từ dịch chiết butanol của lá cây Chay Bắc
Bộ, đã phân lập được bốn chất phenol- glycoside. Cấu trúc của chúng được
xác định bằng phương pháp phổ MS và NMR. Kết quả thử hoạt tính bằng
phương pháp chuyển dạng lympho bào đã chỉ ra rằng cả bốn chất tách được
đều có hoạt tính ức chế miễn dịch [6]
Năm 2007, Nguyễn Đặng Dũng đã nghiên cứu tác dụng của flavonoid
trong lá cây chay để bảo quản mô thận và ức chế phản ứng thải ghép.
Flavonid là một hợp chất tự nhiên phân bố rộng rãi trong thực vật, chúng có
nhiều tác dụng sinh học quan trọng như tác dụng ức chế miễn dịch. Qua thí
nghiệm đối với chuột nhắt, chuột cống và chuột lang cho thấy chất này có tác
dụng ức chế phản ứng thải ghép thận[27].
Năm 2009, D.T.N. Dung và cộng sự đã phân lập được bốn chất có hoạt
tính từ dịch chiết lá cây Chay bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao với cột được
nhồi bằng chất pha cấu trúc của các hợp chất được xác định bằng phổ cộng
hưởng từ hạt nhân (NMR) và khối phổ (MS) và tác dụng sinh học của chúng
được thử nghiệm. Một chất flavonoid glucosid mới có hoạt tính sinh học được
phân lập. Chất mới có lượng phân tử M= 514,49 và được đặt tên là Atorkin4- O- glucosid. Tên của hợp chất mới artokin được đặt từ tên latin của cây
Chay (Atocarpus Tonkinensis), là nguồn gốc của nó. Ba flavonoid glucosid
khác có hoạt tính được phân lập và xác định là alphitonin-4-O-β-D-glucosid,
maesopsin -4-β-D- glucosid và kaempferol-3-O-β- glucosid. Tất cả bốn hợp
chất này được tìm thấy để gây hiệu ứng chống viêm với potencies khác nhau.
Các tác dụng kháng viêm được thể hiện trong mô hình chuột viêm khớp tương
quan tốt với sự ức chế sự tăng sinh tế bào T-mitogen. Hơn nữa, các hợp chất
ức chế sản xuất các cytokine, chẳng hạn như yếu tố hoại tử u alpha và
iterferon- y, mitogen kích thích tế bào T phụ thuộc vào nồng độ. Nghiên cứu
này cho rằng các flavonoid này có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào T cũng


19


như biểu hiện cytokine và do đó góp phần cải thiện đáng kể viêm khớp ở
chuột CIA[5].
Năm 2012, Phòng tổng hợp hữu cơ – viện Hóa Học - viện Khoa học và
công nghệ Việt Nam sản xuất chế phẩm bột AT từ dịch chiết lá cây chay Bắc
Bộ. Chế phẩm này đã được nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường
diễn trên chuột nhắt trắng và thỏ chủng Newzeland White tại Bộ môn Dược
Lý trường đại học Y Hà Nội. Kết luận cho thấy chưa xác định được độc tính
cấp và chưa xác định được LD50 của mẫu thử trên chuột nhắt trắng theo
đường uống. Mẫu thử ở cả 2 liều 0,6g/kg thể trọng/ ngày (liều có tác dụng
tương đương với liều dùng trên người) và liều cao gấp 3 lần (1,8g/kg thể
trọng/ ngày) uống liên tục trong 8 tuần không ảnh hưởng đến tình trạng
chung, sự gia tăng trọng lượng, các xét nghiệm đánh giá chức năng gan thận,
chức năng tạo máu, hình thái đại thể các cơ quan và cấu trúc vi thể gan thận
của Thỏ đều nằm trong giới hạn bình thường, không có sự khác biệt so với lô
chứng.
Dựa trên kết quả này, viện Hóa học và khoa học công nghệ Việt nam đã
hợp tác với công ty TNHH Tuệ Linh để nghiên cứu lâm sàng chế phẩm AT, và
thống nhất tên là Regimune.
Trên thực nghiệm, từ tháng 12/ 2013 đến tháng 1/ 2014 bộ môn dược lý
trường đại học Y Hà Nội đã nghiên cứu tác dụng chống viêm giảm đau của
chế phẩm Regimune. Kết luận cho thấy:
. Tác dụng giảm đau của Regimune
- Regimune liều dùng 840mg/kg/ngày và 2520 mg/kg/ngày uống
trong 3 ngày liên tục thể hiện tác dụng giảm đau có ý nghĩa thống
kê khi nghiên cứu bằng phương pháp gây đau quặn bằng acid
acetic ở các thời điểm 10-15 phút, 15- 20 phút, 20-25 phút so với
lô chứng. Tác dụng giảm đau của cả hai liều 840mg/kg/ngày và
2520mg/kg/ngày không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.



20

. Tác dụng chống viêm:
- Regimune liều 1260mg/kg có tác dụng chống viêm cấp ở thời
điểm 6h sau khi gây phù chân chuột cống trắng bằng carragenin.


21

Chương 2
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu

Viên nang cứng Regimune được sản xuất theo quy trình như sau:
- Lá cây chay Bắc Bộ được thu hái tại Tân Yên – Bắc Giang, thu hái
những cây có độ tuổi trên 05 năm.
- Rửa sạch bằng máy thu được dược liệu sạch.
- Chiết ngấm kiệt bằng cồn 50 độ, 2 lần, mỗi lần 8- 10 giờ.
- Dịch chiết được phun sấy thành dạng cao khô.
- Đóng viên nang cứng 500mg cao khô tương đương 4g dược liệu.
Dạng trình bày: đóng lọ × 60 viên nang cứng


22

Nơi bào chế:
Công ty trách nhiệm hữu hạn Tuệ Linh.
Thành phần của một viên nang:

Chiết xuất phân đoạn Auronol glycosid của Artocarpus Tonkinensis: 400mg
Tá dược vừa đủ…………………………………………………………500mg
Liều lượng: ngày dùng 06 viên chia 2 lần tương đương với 24g dược liệu.
2.1.2. Thuốc điều trị nền
- Mobic 7,5 mg uống ngày 01 đến 02 viên tùy theo mức độ đau của bệnh
nhân.
- Methotrexat 2,5 mg uống 04 viên / 1 tuần/ 1 lần × 1 tháng.
2.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Tại bệnh viện E Hà Nội.
Thời gian từ 3/ 2013 đến 12/2014
2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu
- Bệnh nhân tự nguyện tham gia điều trị
- Tuổi > 16 không phân biệt giới, nghề nghiệp, nơi ở và thời gian mắc bệnh.
- Các bệnh nhân được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp giai đoạn I- II có đợt
tiến triển (theo YHHĐ) và chứng tý thể phong thấp nhiệt tý (theo YHCT)
- Bệnh nhân tự giác chấp hành các quy định của nghiên cứu.
Chẩn đoán xác định theo Y học hiện đại theo ACR (1987)
1. Thời gian cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ
2. Viêm ít nhất 3 trong 14 khớp sau: ngón gần, bàn ngón tay, cổ
tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân (2 bên)
3. Trong đó có ít nhất một khớp thuộc các vị trí sau: ngón gần,
bàn ngón tay, cổ tay.
4. Có tính chất đối xứng
5. Có hạt dưới da
6. Yếu tố dạng thấp huyết thanh dương tính


23


7. Hình ảnh X- Q điển hình ở khối xương cẳng tay
Chẩn đoán khi có 4 tiêu chuẩn trở lên với điều kiện thời gian diễn biến
kéo dài trên 6 tuần [9].
Chẩn đoán giai đoạn bệnh theo tiêu chuẩn của Steinbroke năm 1964
- Giai đoạn I: tổn thương khu trú ở màng hoạt dịch, sưng đau phần
mềm, hình ảnh X-Q chưa thay đổi
- Giai đoạn II: tổn thương đã ảnh hưởng một phần đầu xương sụn khớp,
trên X-Q có hình ảnh khuyết xương, khe khớp hẹp, khả năng vận động bị hạn
chế, tay còn cầm nắm được, đi lại bằng gậy, nạng.
Tiêu chuẩn đánh giá đợt tiến triển của bệnh theo hội chống thấp khớp
châu Âu ( European League Against Rheumatism- EULAR)[10],[11].
Dựa theo chỉ số DAS 28
+ DAS 28

> 5,1

+ 3,2 < DAS 28 ≤ 5,1
+ 2,9 < DAS 28 ≤ 3,2
+ DAS 28

≤ 2,9

--> bệnh hoạt động mạnh
--> bệnh hoạt động vừa
--> bệnh hoạt động nhẹ
--> bệnh không hoạt động

Chẩn đoán thể bệnh theo Y học cổ truyền
Vọng:
+ Sắc mặt hồng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng

+ Khớp sưng đỏ, lâu ngày có thể teo cơ, biến dạng khớp
Văn: hơi thở hôi
Vấn
+ Các khớp ở tứ chi đau nhức, vận động khó khăn.
+ Người nóng, phát sốt, ra mồ hôi nhiều sợ gió.
+ Đại tiện táo, tiểu vàng
Thiết:
+ Tại chỗ đau nóng, cự án
+ Mạch hoạt sác hoặc trầm tế sác.


24

2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
+ Bệnh nhân mắc các bệnh khác: Gan, thận, nghiện ma túy, HIV, AID, bệnh
phổi mạn tính…
+ Bệnh nhân bỏ thuốc nghiên cứu trên 2 ngày liên tiếp
+ Bệnh nhân tự động dùng thuốc kết hợp khác trong thời gian nghiên cứu.
+ Bệnh nhân không làm đầy đủ các xét nghiệm theo yêu cầu của nghiên cứu.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, so sánh trước sau điều
trị, mù đôi ( chế phẩm được đánh mã số và phân phát bởi người giám
sát. Cuối đợt điều trị mới biết nhóm nào là nghiên cứu nhóm nào là
nhóm chứng. )
2.3.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu:
- Cỡ mẫu: Chọn cỡ mẫu tối thiểu n1=n2= 30 bệnh nhân.
- Chọn mẫu thuận tiện.
Liệu trình điều trị cụ thể như sau:
+Nhóm nghiên cứu:

Mobic 7,5 mg uống 01-02 viên/ngày tùy theo mức độ đau của bệnh nhân.
Methotrexat 2,5 mg. Uống 04 viên/ 1 lần/ 01tuần ×1 tháng.
Viên nang cứng Regimune . Uống 06 viên/ ngày. Chia 02 lần × 1 tháng
+ Nhóm chứng:
Mobic 7,5mg uống 01-02 viên/ngày tùy theo mức độ đau của bệnh nhân.
Methotrexat 2,5 mg . Uống 04 viên/ 01 lần/ 01 tuần × 1 tháng
Placebo uống 06 viên/ ngày. Chia 2 lần × 1 tháng
* Đánh giá hiệu quả điều trị.
Các thời điểm đánh giá
T0: Lúc vào viện


25

T2: tuần thứ hai điều trị
T4: tuần thứ tư điều trị
Các chỉ số cận lâm sàng được đánh giá vào thời điểm T0, T4.
Các thông số dùng để đánh giá mức hiệu quả điều trị.
Về lâm sàng
- Thang điểm VAS (Visual Analog Scale) là thang điểm đánh giá cường độ đau
theo cảm giác chủ quan của bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu được lượng
hóa. Bệnh nhân nhìn vào mặt thước có biểu diễn các mức độ đau mà bênh
nhân cảm nhận được. Phần sau mặt thước chia thành 10 vạch từ 0 đến 10,
thầy thuốc xác định điểm tương ứng với điểm mà bệnh nhân vừa chỉ ở mặt
trước của thước.
Từ 1- 4: Đau nhẹ
Từ 4- 6: đau vừa
Từ 7- 10 : đau nặng

Mặt trước của thước


Mặt sau của thước


×