Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG lâm SÀNG của VIÊN NANG THÔNG tâm lạc TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI máu não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.05 KB, 49 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch não (TBMN) là một bệnh phổ biến ở các quốc gia trên
thế giới, là vấn đề thời sự trong y học ngày nay. Theo thống kê, tỉ lệ tử vong
của nhóm bệnh này đứng hàng thứ hai trên toàn thế giới, đứng hàng thứ ba
sau các bệnh tim mạch và ung thư ở Mỹ, tỉ lệ tàn phế chiếm vị trí hàng đầu
trên toàn thế giới.
Trong TBMN, nhồi mãu não (NMN) chiếm khoảng 80 – 85%. Những
năm gần đây, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của y học trong chẩn đoán, hồi sức cấp
cứu và điều trị tích cực, tỷ lệ tử vong do TBMN ngày càng giảm đi, đồng
nghĩa với tỷ lệ sống sót và tàn phế ngày càng tăng cao.
Bên cạnh những thành tựu của y học hiện đại (YHHĐ), y học cổ truyền
(YHCT) cũng có những đóng góp tích cực trong điều trị di chứng TBMN.
Các phương pháp của YHCT áp dụng trong điều trị TBMN rất phong phú,
trong đó có các sản phẩm thuốc YHCT đã được sử dụng trên thực tế mang lại
hiệu quả cao và sự tiện lợi cho bệnh nhân (BN) như sản phẩm Thông tâm lạc.
Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có đề tài khoa học nào đánh giá tác dụng
của viên nang Thông Tâm Lạc. Để hiểu rõ hơn tác dụng của sản phẩm này
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng lâm sàng của viên
nang Thông tâm lạc trên bệnh nhân nhồi máu não” với hai mục tiêu sau:
1

Đánh giá tác dụng lâm sàng của viên nang Thông tâm lạc trên bệnh nhân

2

NMN.
Khảo sát tác dụng không mong muốn của viên nang
Thông Tâm Lạc.



2


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1

Tai biến mạch máu não theo y học hiện đại

2

Định nghĩa tai biến mạch máu não
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa : Tai biến mạch máu não là dấu hiệu

phát triển nhanh trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não
kéo dài trên 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu [1].
TBMN gồm chảy máu não, NMN, và chảy máu dưới nhện.
3

Các yếu tố nguy cơ gây TBMN [2], [3],[4].

1.2.2.1Các yếu tố không thể tác động thay đổi được:
- Tuổi cao, giới tính (nam), khu vực địa lý, chủng tộc, yếu tố gia đình
hoặc di truyền
- Các yếu tố nguy cơ nhóm này có đặc điểm sau:
+ Lứa tuổi: tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất trong TBMN. Lứa tuổi
hay bị bệnh là từ 50 – 70 đối với cả chảy máu và nhồi máu. Tuổi trung bình
của bệnh nhân TBMN chảy máu thấp hơn nhóm bệnh nhân đột quỵ thiếu

máu não.
+ Giới: nam mắc bệnh nhiều hơn nữ trong mọi nhóm tuổi, dao động từ
1,6/1 hoặc 2/1.
+ Chủng tộc: người da đen có tỷ lệ mắc TBMN cao nhất, sau đó đến
người da vàng và cuối cùng là người da trắng.
+ Khu vực địa lý: tỷ lệ mắc bệnh từ cao và giảm dần theo thứ tự châu
Á, Đông Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ. Công dân thành phố bị TBMN nhiều hơn
nông thôn.
+ Về di truyền: dựa trên kết quả nghiên cứu gen và nghiên cứu di
truyền ở những gia đình có nguy cơ cao cho rằng TBMN nằm trong phổ
lâm sàng của CADASIL (cerebral autosomal dominant arterioparthy with
subcortical infatct and leucoencephalopathy = bệnh động mạch não di


4

truyền trội nhiễm sắc thể thường, biểu hiện là nhồi máu dưới vỏ và bệnh
chất trắng não).
+ Ngoài ra các vấn đề sau cũng đang được quan tâm nghiên cứu như:
Vai trò của apolipoprotein E4: tỷ lệ allele APoE4 cao làm tăng nguy
cơ TBMN.
Tăng homocystein trong máu: làm tăng tạo xơ vữa và tạo huyết khối
Biến dị gen của yếu tố đông máu V là yếu tố thuận lợi cho sự hình thành
huyết khối tĩnh mạch não.
1.2.2.2 Các yếu tố có thể tác động thay đổi được:
- Xơ vữa động mạch não: Theo Bousser (1982) trong nguyên nhân NMN
thì xơ vữa động mạch chiếm 60 – 70 %(trong đó 40 – 80% kèm cả tăng huyết
áp). Xơ vữa động mạch làm thay đổi cấu trúc và hình thái lớp nội mô và làm
tiền đề cho quá trình tạo huyết khối.
- Tăng huyết áp: theo Philip A.Wolf và cộng sự: khi huyết áp tâm thu

≥160mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 95mmHg sẽ gây nguy cơ TBMN gấp
3,1 lần với nam và 2,9 lần với nữ. Như vậy việc kiểm sót huyết áp sẽ làm
giảm tần số TBMN.
- Bệnh tim mạch: rung nhĩ, huyết khối từ tim, mảnh sùi loét van tim gây
tắc động mạch não. Nguy cơ tắc mạch não ở bệnh nhân rung nhĩ là 5%,
tăng 4-5 lần. Tỷ lệ TBMN do rung nhĩ cao nhất ở người già (2% trong tất
cả cá bệnh nhân rung nhĩ, 5% ở bệnh nhân rung nhĩ trên 65 tuổi và 10%
trên 75 tuổi).
- Tiểu đường: tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch
não,tim và động mạch ngoại vi. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ TBMN cao
gấp 2,5 – 4 lần so với người có đường huyết bình thường. Nếu kiểm soát
đường huyết tốt thì TBMN xảy ra muộn hơn và biến chứng vi mạch xảy ra
chậm hơn.


5

- Hút thuốc: làm nguy cơ TBMN tăng gấp 3 lần, bỏ thuốc trong vòng 5
năm làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
- Tiền sử đã bị TBMN và thiếu máu cục bộ não tạm thời: các bệnh nhân
đã bị TBMN thì 3- 22% sẽ bị tái phát trong năm đầu tiên và 10 – 53% bị tái
phát trong vòng 5 năm.
Thiếu máu cục bộ não tạm thời là yếu tố quan trọng của NMN, nó báo
hiệu cho ta NMN có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Theo W.R.Robert và cộng sự ,
1/3 số bệnh nhân sẽ tái đi tái lại nhiều lần những chưa đén giai đoạn NMN,
1/3 bệnh nhân sẽ khỏi tự nhiên và 1/3 sẽ dẫn tới NMN.
4

NMN


1.2.3.1Định nghĩa:
NMN là quá trình bệnh lý, trong đó động mạch não bị hẹp hoặc tắc làm
lưu lượng tuần hoàn tại vùng não do động mạch đó phân bố giảm trầm trọng,
chức năng vùng não đó bị rối loạn [2],[5],[6],[8].
1.2.3.3 Bệnh sinh NMN:
- Đối với huyết khối, nguyên nhân chính là do xơ vữa động mạch; hay
gặp ở các động mạch lớn, đặc biệt là chỗ phân chia động mạch. Cấu tạo của
thành mạch gồm 4 lớp: lớp áo ngoài, lớp áo giữa, lớp chun trong, lớp áo
trong, vữa xơ động mạch gây tổn thương chủ yếu ở lớp áo trong.
Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch như thuyết rối loạn các thành phần
của máu gây lắng đọng fibrin, thuyết đo áp lực dòng máu gây tổn thương các
tế bào nội mạch, nhất là chỗ phân chia động mạch, thuyết tổn thương các tế
bào nội mô thành mạch, thuyết do ăn chế độ giàu lipid, thuyết do các stress,
hút thuốc lá, cơ địa béo phì, nhiễm khuẩn, tự miễn. khi thành mạch bị xơ vữa,
trở nên thô ráp tạo điều kiện cho các tiểu cầu bám vào, cục tiểu cầu tăng dần
khi vỡ ra từng mảnh trôi theo dòng máu gây tắc mạch, nhưng do cục tắc được
cấu tạo từ tiểu cầu nên không bền và có thể tan ra. Vì vậy các triệu chứng lâm
sàng chỉ tồn tại vài giờ, đồng thời hệ tuần hoàn bàng hệ hoạt động nên bệnh


6

nhân hồi phục trong vòng 24 giờ. Đây có thể là cơ chế bệnh sinh của thiếu
máu não thoáng qua.
Thông thường cục máu đông được tạo bởi các sợi fibrin, tiểu cầu, hồng
cầu, bạch cầu. Cục máu đông lạo này khó tan, khi bong ra trôi theo dòng máu
gây tắc mạch, đồng thời tuần hoàn bang hệ vùng đó nghèo nàn làm cho bệnh
cảnh lâm sàng rõ rệt,điển hình, bệnh nhân có thể đỡ một phần hay để lại các
di chứng với các mức độ khác nhau.
Nếu cục máu đông di chuyển tiếp, máu sẽ được tưới lại cho vùng nhồi

máu cũ, vì thành mạch cho vùng nhồi máu cũ đã bị tổn thương nên khi chảy
máu vào gây hiện tượng thoát mạch hay vỡ mạch, như vậy vùng nhồi máu
cũ(nhồi máu trắng) trở thành vùng nhồi máu đỏ. Đây là hiện tượng nhồi máu chảy máu, sẽ gây bệnh cảnh lâm sàng đột ngột nặng dần(thuyết của Rouchox1884).
-Tắc mạch não: cục tắc ở tim hoặc mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch
não, nhưng nguyên nhân hay gặp nhất là cục tắc từ tim. Gặp trong bệnh hẹp
van hai lá, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, cục sùi loét ở nội mạc, hệ thống
van động mạch chủ.
- Co thắt mạch gây NMN: co thắt mạch khi lòng mạch hẹp trên 50% ở
phim chụp động mạch não. Co thắt mạch xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ
12 góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong. Có nhiều thực nghiệm và giả thuyết để
giải thích co thắt mạch não sau xuất huyết màng não là do sự mất cân bằng
các chất giãn mạch của tế bào nội mô và sự tăng tổng hợp các chất gây co
mạch Endothelin-1 trong động mạch não; đồng thời máu trong khoang dưới
nhện giải phóng ra các chất co mạch như serotonin, prostaglandine,
cathecholamin… Tất cả các yếu tố này tham gia vào cơ chế co thắt mạch não.


7

5

Lâm sàng và cận lâm sàng trong NMN [1],[5],[7],[8]

1.2.4.1 Lâm sàng:
Trước khi xảy ra TBMN, bệnh nhân thường có các dấu hiệu báo trước
như: nhức đầu, chóng mặt, rối lọan vận động thoáng qua, rối loạn cảm giác,
rối loạn ý thức. Tùy theo động mạch bị tổn thương mà dấu hiệu báo trước
sẽ chỉ điểm những rối lọan hoạt động thần kinhcủa khu vực động mạch não
đó chi phối.
Khi xảy ra tai biến NMN, thường có đặc điểm lâm sàng chung là: nhanh

chóng tiến tới tối đa các dấu hiệu về thần kinh và sau đó giảm đi (thường vào
tuần thứ hai), có thể do phù nề não giảm bớt hoặc do có sự tưới bù hồi phục
phần chu vi của ổ nhồi máu.
Bệnh cảnh lâm sàng NMN rất đa dạng,tùy theo vị trí tổn thương mà có
những biểu hiện lâm sàng tương ứng.
-

NMN thuộc hệ động mạch cảnh [3],[4],[5].
+ Nhồi máu nhánh nông của động mạch não giữa: rối loạn cảm giác, vận
động, rối loạn thị giác, quay mắt quay đầu về bên tổn thương, liệt nửa người
ưu thế tay – mặt, thất ngôn, nếu tổn thương bán cầu não phải sẽ có mất nhận
biết nửa thân trái.
+ Nhồi máu nhánh sâu của động mạch não giữa: thiếu máu bao trong,
nhân đậu, nhân đuôi.
Liệt hoàn toàn, đồng đều nửa người bên đối diện.
Thường không có rối loạn cảm giác, không có rối loạn thị trường.
Thất ngôn Broca (chủ yếu nói khó)
+ Nhồi máu toàn bộ của động mạch não giữa: sẽ có các triệu chứng nặng
nề của hai loại nhồi máu nhánh nông và nhánh sâu của động mạch não giữa.
+ Nhồi máu động mạch não trước: tổn thương bó tháp ở cánh tay sau bao
trong. Thường tổn thương bị cùng với động mạch não giữa.


8

Liệt nửa người ưu thế chân, không nói được ở giai đoạn đầu, rối loạn cảm
giác ở khu vực liệt, tiểu tiện không tự chủ, hội chứng nói không bất động.
Hội chứng thùy trán: rối loạn tâm trí, phản xạ nắm…
+ Nhồi máu của động mạch mạc trước: liệt hoàn toàn nửa người bên đối
diện, mất cảm giác nửa người, bán manh đồng bên.

-

NMNkhu vực hệ động mạch sống nền [3], [4],[5].
+ Nhồi máu động mạch não sau:
Nhồi máu nhánh nông: triệu chứng thị giác nổi bật, nếu bị hai bên thì mù
vỏ não, mất nhận thức thị giác, mất đọc, còn viết, rối loạn trí nhớ, mất trí.
Nhồi máu nhánh sâu: liệt nhẹ nửa người bên đối diện, mất cảm giác nông
và sâu trội ở ngọn chi, mất điều phối nửa người, bán manh đồng bên đối diện.
Hội chứng sống nền của hố sau: có dấu hiệu tiểu não, thân não, rối loạn
vận nhãn.
* Các xét nghiệm chuyên biệt:
- Xét nghiệm dịch não tủy: để chẩn đoán phân biệt NMN và chảy máu
nội sọ. Trong NMN dịch não tủy không màu trong suốt, các thành phần dịch
não tủy không đổi(loại trừ trường hợp chảy máu não ổ nhỏ cách xa khoang
dịch não tủy, máu chưa thấm vào hệ thống não thất).
- Chụp động mạch mã hóa xóa nền: cho thấy hình ảnh rõ nét; phát hiện
được tắc, hẹp mạch máu, phình mạch, dị dạng mạch, co thắt mạch não.
- Chụp cắt lớp vi tính sọ não (computed tomography)
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sọ não, tùy theo từng giai đoạn và từng thể
đột quỵ mà hình ảnh có thể rất phong phú.
+ Ở giai đoạn sớm: bệnh nhân NMN có biểu hiện rất kín đáo(mất dải
đảo, mờ nhân đậu, xóa các rãnh cuộn não, dấu hiệu động mạch tăng độ
đậm…).


9

+ Ở sau giai đoạn cấp tính: bệnh nhân nhồi máu có các ổ giảm độ đậm, ổ
này thường thấy từ ngày thứ hai trở đi. Thông thường các ổ nhồi máu không
có hiệu ứng choán chỗ.

- Chụp

cộng hưởng từ (MRI) và chụp mạch cộng hưởng từ (MRA)

Cho ta hình ảnh rõ ràng những vùng não bị tổn thương, có thể dựng hình
ảnh đa chiều, hơn nữa phương pháp MRA không phải tiêm thuốc cản quang
vào mạch não; tuy nhiên MRI và MRA cũng không phát hiện được vùng tổ
chức não có nguy cơ. Để khắc phục điểm yếu này, tiến hành sử dụng phương
pháp chụp cộng hưởng từ khuếch tán/ tưới máu (diffusion/ perfusionMRI)
hoặc phương pháp soi phổ quang cộng hưởng từ (magnetic resonance spectro
scopy hay MRSS) [9].
- Chụp cắt lớp phát xạ positron (positron emission tomography- PET)
Dùng các chất đồng vị phóng xạ gắn vào các chất hóa học chứa positron
tiêm vào động mạch để nghiên cứu lưu lượng tuần hoàn não và sự chuyển hóa
glucose của nhu mô não.
- Chụp cắt lớp phát xạ photon đơn (single photon emission computer
tomography - SPECT).
Dùng SPECT để nghiên cứu hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh
và đánh giá lưu lượng tuần hoàn não.
- Siêu âm Doppler:
Siêu âm Doppler để phát hiện dấu hiệu tắc, hẹp động mạch trong ngoài sọ.
1.2.4.4 Chẩn đoán TBMN và NMN:[7],[8],[10]
Chẩn đoán TBMN dựa vào định nghĩa của TCYTTG (1989)
Như vậy cần phải có hai tiêu chuẩn lâm sàng là: thời gian thiết lập các
triệu chứng và các dấu hiệu thần kinh khu trú.
- Thời gian thiết lập các triệu chứng: có thể là đột ngột (tính bằng giây),
cấp tính (tính bằng phút) hay từng nấc, nặng dần (tính bằng giờ). Thường


10


TBMN thường khởi đầu đột ngột với các triệu chứng thần kinh khu trú đạt
đến tối đa hoàn toàn thường trong vài giây hoặc vài phút, ít khi trong vài giờ.
- Dấu hiệu thần kinh khu trú: tùy thuộc động mạch bị tổn thương mà lâm
sàng có các triệu chứng khác nhau.
- Ngoài các triệu chứng lâm sàng còn phải dựa vào các cận lâm sàng như:
chụp CLVT não, chụp cộng hưởng từ, chụp CLVT não, chụp mạch não….
Chẩn đoán NMN thường dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
6

Tai biến mạch máu não theo y học cổ truyền: [11], [12], [13]
Tai biến mạch máu não thuộc phạm vi chứng trúng phong (triệu chứng

lâm sàng và tính chất xuất hiện đột ngột như giai đoạn cấp của YHHĐ) hay
chứng bán thân bất toại (triệu chứng nổi bật là liệt nửa người sau giai đoạn
cấp của YHHĐ).
Bệnh trúng phong bắt đầu thấy ghi chép ở “Nội kinh” bệnh danh của nó
là đại quyết, bạc quyết, thiên khô, phì phong. Bệnh phát sinh có quan hệ mật
thiết với thể chất, ăn uống, tinh thần kích động [6].
7

Bệnh nguyên, bệnh cơ: [11], [12]
- Ngoại phong: do bẩm tố hư yếu, vệ khí bất cố, lạc mạch hư trống,

phong tà thừa cơ xâm nhập vào kinh mạch khiến cho kinh mạch bị bế tắc, khí
huyết không thông mà gây bệnh.
- Nội phong - do đàm: do ăn uống không điều độ hoặc lo nghĩ quá độ,
hoặc do uống rượu nhiều mà gây tổn thương đến tỳ. Tỳ bị tổn thương không
vận hóa được thủy thấp, làm thủy thấp đình trệ lại mà sinh đàm:
+ Đàm nhiệt: đàm tích trệ lâu ngày trong cơ thể hóa hỏa, hỏa động sinh

phong mà gây bệnh.
+ Phong đàm: do cơ thể dương hư, đàm thấp tích trệ, lại thêm phiền lao
quá độ hoặc do tình trí bị kích thích làm cho phong dương nội động, phong
cùng với đàm đi lên che lấp khiếu mà gây bệnh.


11

- Do can thận âm hư: Thận tinh hư tổn không nuôi dưỡng được can
âm, âm hư không tiềm được dương làm can dương vượng lên mà sinh
phong; hoặc do bẩm tố can dương vượng, lại thêm tình chí uất ức lâu
ngày, cáu giận quá độ làm ảnh hưởng chức năng sơ tiết của can, can hỏa
vượng thịnh sinh phong mà gây bệnh.
8

Biện chứng luận trị [11], [12].

1.3.2.1 Phân biệt chứng bế và chứng thoát:
Biểu hiện lâm sàng chứng trúng phong rất phong phú. Trong quá trình
tiến triển của bệnh, trúng phong tạng phủ và trúng phong kinh lạc có thể
chuyển biến lẫn nhau. Trúng kinh lạc thì bệnh ở nông, bệnh tình tương đối
nhẹ. Trúng tạng phủ thì bệnh ở sâu, bệnh tình tương đối nặng.
Trúng kinh lạc gồm:
- Trúng lạc: tê bì một nửa người,có thể chân tay yếu, miệng méo, lưỡi lệch.
- Trúng kinh: bất lực vận động một nửa người, miệng méo, lưỡi lệch,
cứng lưỡi, nói khó hoặc không nói được, tê dại một nửa người.
Trúng tạng phủ gồm:
- Trúng tạng: tê bì một nửa người, chân tay yếu, lưỡi lệch, miệng méo,ý
thức lơ mơ.
- Trúng phủ: các triệu chứng của trúng kinh hôn mê.

1.3.2.2. Thời kì của bệnh:
Thời kì cấp tính: nếu trúng phong kinh lạc thì trong vòng 2 tuần đầu phát
bệnh, nếu trúng phong tạng phủ thì trong vòng 4 tuần đầu.
Thời kì hồi phục: sau phát bệnh 2 tuần hoặc 4 tuần đến 6 tháng.
Thời kì di chứng: sau 6 tháng


12

1.3.2.3 Tính chất bệnh và mức độ nặng nhẹ:
- Tính chất bệnh thuộc bản hư tiêu thực
- Thời kỳ cấp tính thấy tiêu thực là chính. Nếu thấy đau đầu, chóng mặt,
đột nhiên liệt nử người, hôn mê, chân tay co quắp là thuộc nội phong. Nếu sau
khi mắc bệnh, khạc đờm nhiều, ý thức lơ mơ, khò khè trong họng, rêu lưỡi
trắng nhớp là do đàm trọc ủng thịnh. Nếu thấy mặt hồng, mắt đỏ, miệng khô
và đắng, bứt dứt không yên, bí đại tiện, tiểu tiện sắc vàng sẫm là chứng thuộc
nhiệt tà. Nếu chân tay liệt mềm, chất lưỡi ám tím là do dương khí bất túc,
huyết ứ tương đối nặng.
- Thời kỳ hồi phục hoặc di chứng phần lớn biểu hiện là khí âm bất túc,
dương khí hư suy. Nếu chân tay liệt, mồm miệng chảy dãi, khó thở nhẹ, tự ra
mồ hôi là do khí hư. Nếu thấy sợ lạnh, chân tay lạnh là do dương khí hư suy.
Nếu thấy bứt rứt khó ngủ, miệng khô, lòng bàn chân bàn tay nóng, chất lưỡi
hồng ít rêu là do âm hư nội nhiệt.
1.3.2.4 Chứng bế và chứng thoát:
- Chứng bế: là do tà khí bế trệ bên trong gây nên các biểu hiện lâm sàng:
hôn mê, răng nghiến chặt, môi mím, bàn chân và bàn tay co quắp, chân tay và
thân thể căng cứng, đại tiểu tiện bí. Bế chứng thuộc thực chứng. Căn cứ biểu
hiện lâm sàng có triệu chứng của hàn chứng hay nhiệt chứng mà phân thành
âm bế hay dương bế.
+ Dương bế: do đàm nhiệt bế uất thanh khiếu, biểu hiện lâm sàng: sốt,

mặt đỏ, người nóng, tiếng thở thô, miệng hôi, bứt rứt không yên, rêu lưỡi
vàng nhớp, mạch huyến hoạt sác.
+ Âm bế: do đàm thấp nội bế thanh khiếu, biểu hiện lâm sàng: mặt và
môi nhợt tím, nằm yên, chân và tay không ấm, tăng tiết đờm dãi nhiều, rêu
lưỡi trắng nhớp, mạch trầm hoạt hoãn.


13

- Chứng thoát: do chân dương của ngũ tạng thoát ra ngoài, biểu hiện:
hôn mê, mắt nhắm, miệng há, hơi thở yếu, chân tay liệt nhẽo, tay xòe, chân và
tay lạnh ra nhiều mồ hôi, đại tiểu tiện không tự chủ. Mạch vi tế muốn tuyệt.
Chứng thoát thường là do bế chứng tiến triển nặng lên, bệnh thuộc hư
chứng và thường diễn biến rất nặng. Trên lâm sàng cần chú ý chứng nội bế
ngoại thoát, tức là chứng nội bế thanh khiếu vẫn còn mà đã thấy biểu hiện
chứng ngoại thoát.
- Phân biệt tính hàn nhiệt của bệnh:
+ Tính nhiệt: các triệu chứng của trúng phong kinh lạc biểu hiện lưỡi đỏ,
rêu lưỡi dày, bàn chân tay ấm. Đại tiện táo, tiểu tiện vàng, mạch huyền hữu lực.
+ Tính nhiệt: các triệu chứng của trúng phong kinh lạc biểu hiện chất
lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, chân tay lạnh, đại tiện nát, tiểu tiện trong. Mạch
trầm huyền vô lực.
1.3.2.5 Chứng bán thân bất toại: (hậu quả của trúng phong) [11],[13]
Biểu hiện: thượng hạ chi của bán thân bên phải hoặc trái tê dại không cử
động, có thể có cảm giác biết nóng, lạnh, tay không cầm nắm được, chân
không đi lại được.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh: do khí huyết trở trệ hoặc do đàm thấp
ngưng ứ bên trong. Nên pháp chữa là bổ ích khí huyết, hành khí hóa ứ, sơ
thông kinh mạch nhằm tăng cường sự lưu thông giải quyết được chứng tê dại.
Theo Nội kinh: phong khí thông vào can, phong sinh từ bên trong có thể

do can mà ra. Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt, khí hành
huyết tất hành. Do vậy giai đoạn này thường dùng các vị thuốc bổ khí huyết,
quy vào kinh can thận và có tác dụng hành khí hoạt huyết để phục hồi chức
năng vận động cho bệnh nhân.


14

9

Nguyên tắc điều trị [11], [12].
- Thời kì cấp tính: nguyên tắc điều trị là cấp tri tiêu, lấy khu tà làm

chính. Pháp điều trị là bình can tức phong, thanh hóa nhiệt đàm, hóa đàm
thông phủ, hoạt huyết thông lạc, tỉnh thần khai khiếu. Nếu là bế chứng thì
dùng pháp khử tà khai khiếu tỉnh thần. Nếu là chứng thoát thì dùng pháp phù
chính cố thoát, cầu âm cố dương. Nếu nội bế ngoại thoát thì dùng pháp tỉnh
thần khai khiếu, kiêm phù chính cố bản.
Hải Thượng Lãn Ông (quyển 25, Y trung quan kiện) có nêu: nếu thuộc
bế chứng mà người còn ấm thì dùng pháp thông quan khai đàm, khi bệnh
nhân tỉnh lại thì tùy trạng thái âm dương hư thực để dùng thuốc điều bổ, nếu
thuộc thoát chúng mà người lạnh là do âm dương vong thoát, phải nhanh
chóng dùng bài sâm phụ thang để hồi dương cứu nghịch.
- Thời kỳ hồi phục, di chứng: thường gặp là hư thực thác tạp, tà thực
chưa được điều trị hết mà chính khí đã hư, cho nên nguyên tắc điều trị là phù
chính khử tà. Pháp điều trị là tư âm tức phong, ích khí hoạt huyết.
9.1 Các nghiên cứu về NMN
Tỉ lệ NMN chiếm ưu thế hơn tỉ lệ XHN với tỉ lệ 3 - 3,7/1 với nhiều
giả thuyết đưa ra, tuy nhiên chưa có giả thuyết nào ưu thế và được chấp
nhận tuyệt đối [14].

Tác giả Vũ Thường Sơn nghiên cứu năm 2001, nhận thấy BN bị
NMN tại khoa nội trú bệnh viện châm cứu trung ương có các diễn biến
bệnh đa dạng, tỉ lệ hồi phục mức tốt, khá chiếm 87% [15].
Trương Mậu Sơn báo cáo nghiên cứu năm 2006 với thuốc Ligustan
thấy BN bị NMN có nhiều yếu tố nguy cơ, khi điều trị thuốc Ligustan
cùng với loại bỏ các nguy cơ một cách tích cực thìđápứngđiều trị rất
khả quan [16].
Các tác giả khác cũng nghiên cứu và cho các kết quả tương tự [17],
[18], [19], [20], [21], [22].


15

1.4 Nguồn gốc xuất sứ của viên nang Thông tâm lạc
10 Nguồn gốc xuất xứ:
Thông tâm lạc là thuốc do hãng shijazhuang Yiling Pharmaceutical
Co.,Ltd No.238, Tianshan Street High Tech Develoment Zone, Shijiazhuang
city, Hebei, China sản xuất và được phân phối bởi công ty cổ phần dược phẩm
Tùng Linh.
Học thuyết lạc mạch do viện sĩ Wu Yi ling (Ngô Dĩ Lĩnh) xây dựng [23]
định hướng cho “Lạc mạch – hệ thống bệnh mạch máu” về sự phát sinh phát
triển, sự biến hóa cơ bản của bệnh lý, các triệu chứng lâm sàng và biện chứng
điều trị: đề xuất lạc mạch – hệ thống bệnh lý mạch máu có cùng một cơ chế
bệnh lý do: khí ở lạc mạch hư trệ/ uất trệ, lạc mạch bị khô kiệt, lạc mạch ứ trệ,
lạc mạch hàn trệ. Trong đó, khí ở lạc mạch hư trệ/ uất trệ có mối liên quan
mật thiết với công năng lớp nội bì bị trở ngại và hệ thống thần kinh - nội tiết miễn dịch bị rối loạn; lạc mạch co thắt và mạch máu bị co thắt, lạc mạch ứ trệ
với vữa xơ động mạch, lạc mạch hàn trệ với nhồi máu cơ tim cấp, và bệnh lý
tắc mạch có mối liên quan mật thiết với nhau. Sự sáng chế bài thuốc Thông
tâm lạc là dựa vào lý luận của học thuyết lạc mạch, nắm chắc cơ chế bệnh lý
của hệ thống lạc mạch – mạch máu giúp cho quá trình chẩn trị các bệnh lý tim

mạch càng đạt hiệu quả cao.
Bài thuốc Thông tâm lạc được viện sĩ Wu Yi ling xây dựng dựa trên lý
luận học thuyết lạc mạch nghiên cứu và chế tác, gồm: nhân sâm, xích thược,
thủy điệt, toàn yết, ngô công, thổ miết trùng, trầm hương, băng phiến… có
công dụng ích khí hoạt huyết, hóa ứ thông lạc. Trong đó, nhân sâm là quân
dược, bổ ích tâm khí, tâm khí dồi dào thì huyết dịch vận hành có lực, tâm lạc
được thông xướng, “thông tắc bất thống”; thủy điệt vào huyết phân hóa ứ trệ
thông lạc, toàn yết khu phong thông lạc trấn kinh cùng là thần dược, ngô công
có tác dụng khứ phong trấn kinh, thuyền thoái tức phong chỉ kinh, cùng với


16

toàn yết có tác dụng sưu phong thông lạc trấn kinh giật, giải trừ co thắt mạch
máu, gia tăng lưu thông huyết dịch; thổ miết trùng trục ứ thông lạc, xích
thược hoạt huyết tán ứ, hành trệ chỉ thống là tá dược, cùng với thủy điệt có tác
dụng làm sạch ứ trệ trong lạc mạch, thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch,
giảm mỡ máu kháng sự ngưng kết; giáng hương, băng phiến vị thơm cay có
tác dụng thông khiếu. Các vị thuốc phối hợp với nhau có tác dụng bổ ích tâm
khí để phù chính cố bản, hoạt huyết thông lạc sưu phong giải kinh để khu tà,
ứng dụng điều trị chủ yếu cho bệnh lý mạch vành, cơn đau thắt ngực, nhồi
máu não và các bệnh lý và các bệnh lý mạch máu khác. Nghiên cứu dược lý
học hiện đại đã chứng minh rằng viên Thông tâm lạc có tác dụng điều hòa
chuyển hóa lipid, cải thiện huyết động học, kháng huyết khối, kháng tập kết
tiểu cầu, chống gốc tự do, cải thiện chức năng tế bào nội mạc (endothelial
cells), ức chế sự tăng sinh tế bào cơ trơn, làm ổn định mảng vữa xơ, giảm
gánh ở tâm thất… bảo vệ tác dụng của huyết dịch, mạch máu và cơ tim. He
Wen zhi dùng phương pháp phân tích Meta cho thấy viên Thông tâm lạc có
tác dụng cải thiện chức năng tim mạch hiệu quả hơn so với các loại khác
thường dùng và không có tác dụng phụ [24], [25].

11 Những nghiên cứu tiền lâm sàng về viên nang Thông tâm lạc [23]
a. Bảo vệ huyết dịch
Tác dụng điều hòa Lipid máu: Rối loạn chuyển hóa Lipid là một trong
những nguyên nhân gây vữa xơ động mạch vành, Cholesterol máu tăng, đặc
biệt LDL-C tăng gây lắng đọng lớp nội mạc là nguyên nhân quan trọng nhất
đói với bệnh mạch vành. Li Qi yi. tác động vào Apo E gene trên chuột để gây
vữa xơ động mạch thực nghiệm so sánh nhóm dùng Thông tâm lạc với nhóm
dùng Simvastatin; thấy nhóm dùng Thông tâm lạc cho kết quả giảm rõ rệt
hàm lượng, LDL- C,Triglycerid, tăng HDL-C, và khác biệt so với nhóm dùng


17

Simvastatin không có ý nghĩa thống kê. Xiao Sheng… quan sát thực nghiệm
lâm sàng cho thấy Thông tâm lạc có thể cải thiện Lipid máu cao ở bệnh nhân
rối loạn chuyển hóa mỡ máu, làm giảm nồng độ oxydize- LDL trong huyết
tương, từ đó mà có tác dụng chống vữa xơ động mạch.
Tác dụng chống đông: Các bệnh lý tim mạch luôn tồn tại sự bất thường
về phân hủy fibrin (fibrinolytic), giảm hoạt tính fibrinolytic huyết tương, gây
lắng đọng fibrinogen, làm hoạt hóa độ tập trung tiểu cầu.. cuối cùng dẫn đến
lưu huyết động của huyết dịch bất thường, khiến cho huyết dich dễ bị kết
dính, hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ vữa xơ động mạch. Trên lâm
sàng thường dùng Aspirinđể chống độ tập kết tiểu cầu. Nghiên cứu của Liu
Yan…cho thấy tùy theo liều lượng mà Thông tâm lạc có tác dụng làm giảm
nồng độ PAI-1(plasminogen activator inhibitor -1), giảm Fibronectin (Fn),
tăng phân hủy Fibrin, giảm hình thành huyết khối. Một vài nghiên cứu khác
cho thấy nó còn có tác dụng cải thiện chức năng tiểu cầu, giảm chỉ số hoạt
hóa tiểu cầu CD62p và Glycoprotein GPIIb / IIIa receptor, ức chế độ tập trung
tiểu cầu, cải thiện hiện tượng kháng lại Aspirin.
b.


Tác dụng bảo vệ mạch máu [23]
Cải thiện chức năng nội mô: chức năng tế bào nội mô bị trở ngại là

nguyên nhân cơ bản gây bệnh lý mạch máu ở tim – não, đồng thời cũng là
nguyên nhân gây ra bệnh vữa xơ động mạch. Tác dụng bảo vệ nội mô của
Thông tâm lạc được thể hiện tại: điều hòa sự bài tiết nội mô của các chất hoạt
mạch, tăng các chất giãn mạch, giảm các chất gây co mạch, cải thiện sự giãn
ra của lớp nội mô; ức chế quá trình thiếu ô xy gây ra chết tế bào nội mô, tái
sinh và tăng tái tạo tế bào nội mô có tác dụng phục hồi quá trình vữa xơ động
mạch. Wu Xiang chun… dùng phương pháp liên kết lặp quan sát ảnh hưởng
stress tâm lý đối với chức năng nội mô mạch máu bị trở ngại tên chuột thí


18

nghiệm, cho thấy stress tâm lý liên tục gây tăng tổn thương tế bào nội mô,
Thông tâm lạc có tác dụng rõ làm tăng NO huyết thanh (serum NO level),
giảm ET, Ang II, CORT, NE, E trong huyết tương, cải thiện siêu cấu trúc của
tế bào nội mô. Liang Jun qing …dùng thức ăn có nhiều Methionine gây mô
hình tăng Homocysteine huyết thanh trên chuột Wistar phát hiện thấy Thông
tâm lạc có thể cải thiện lớp liên kết vòng của động mạch và biểu hiện tăng
điều tiết lớp nội mô - Nitric oxide synthase (eNOS), chống lại quá trình chết
của tế bào, tăng tỷ lệ sinh tế bào, cơ chế có thể thông qua kênh tín hiệu PI3K/AKt/HIF.
Làm ổn định mảng vữa xơ: các tác giả gây mảng vữa xơ động mạch
chủ bụng trên thỏ thí nghiệm được điều trị bằng Thông tâm lạc và
Simvastatin; kết quả nhóm dùng Thông tâm lạc làm giảm rõ rệt mảng vữa xơ
như nhóm dùng Simvastatin p> 0,05; làm giảm diện tích mảng vữa xơ, giảm
trọng lượng và giảm sự dễ bong ra của nó; làm giảm mỡ máu, ức chế các yếu
tố viêm, giảm thụ thể LOX-1, MMP-1, MMP-3 và NF-KB…

Chống co thắt mạch máu: qua quan sát tác dụng của Thông tâm lạc đối
với sự co thắt mạch máu trên động vật thí nghiệm bằng cách làm tổn thương
lớp ngoại mô khi buộc ống cao su, cho thấy các siêu hạt Thông tâm lạc có tác
dụng cải thiện sự co thắt mạch máu mạn tính gây ra do tổn thương lớp ngoại
mô, làm giảm tính mẫn cảm của mạch máu đối với yếu tố phản ứng 5- HT, cơ
chế tác dụng có thể do ức chế Rho-kinase của cơ trơn mạch máu, làm giảm
phản ứng kích ứng quá trình oxy hóa và có tác dụng giảm bớt sự co thắt mạch
máu.
c. Bảo vệ cơ tim [23]
Xu Zhen xing… dùng phương pháp thắt nhánh dưới động mạch vành
của chuột thí nghiệm trên mô hình nhồi máu cơ tim cấp, cho thấy Thông tâm


19

lạc có tác dụng ức chế sự giãn buồng tâm thất, có khả năng tái tạo thần kinh
và tâm thất sau nhồi máu, có thể dự phòng rối loạn nhịp tim, cải thiên vi tuần
hoàn ngoại vi, điều hòa paracrine và autocrine.
Giảm tổn thương tái tưới máu cơ tim và hiện tượng không hồi lưu cơ
tim, làm tan cục máu đông ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tính.
12 Ứng dụng của thuốc Thông tâm lạc [23]
Thông tâm lạc chính thức được vào danh mục thuốc thiết yếu thuốc
Đông y và thuốc từ dược liệu lần thứ VI do bộ y tế ban hành 18/11/2013.
Qua các báo cáo lâm sàng cho thấy thuốc có tác dụng điều trị và phòng
các bệnh sau:
Đau thắt ngực
Mỡ máu, xơ vữa mạch máu.
Đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai
Đau mỏi vai gáy, tê bì tay chân.
Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh: cao huyết áp, tăng mỡ máu, tiểu đường,

nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.


20

CHƯƠNG 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
120 BN được chẩn đoán xác định NMN theo YHHĐ đã qua giai đoạn
cấp, được khám và điều trị nội trú tại khoa YHCT BV Bạch Mai.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
2.1.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ


BN không phân biệt giới tính, nghề nghiệp được chẩn đoán liệt nửa người do



NMN (có hình ảnh NMN trên phim chụp CT hoặc MRI).
BN qua giai đoạn cấp (đã thoát hôn mê, nghe và hiểu lời nói, dấu hiệu sinh




tồn ổn định).
BN không có các biến chứng như bội nhiễm, loét…
BN tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.1.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHCT
Bệnh nhân bán thân bất toại thuộc hai thể:




Khí hư huyết trệ: liệt nửa người, chân tay mình mẩy mềm vô lực, có thể tê bì
chân tay, nói ngọng, miệng méo, mắt xếch, mặt vàng ải hoặc không tươi, rêu



lưỡi trắng mỏng, có điểm ứ huyết, mạch tế sáp hoặc hư nhược.
Can dương thượng cang, mạch lạc ứ trệ: liệt nửa người, chân tay cứng đờ, co
quắp, nói ngọng, miệng méo, đau đầu, chóng mặt, mặt đỏ, tai ù, chất lưỡi đỏ,
rêu lưỡi vàng mỏng, mạch huyền sác có lực.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ






BN liệt nửa người do những nguyên nhân khác như XHN, u não...
BN không tự nguyện tham gia nghiên cứu hoặc không tuân thủ điều trị.
BN mắc các bệnh lý tim mạch chưa được kiểm soát, rối loạn tâm thần.
BN thuộc thể bệnh khác của YHCT.
2 CHẤT LIỆU - PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
Viên nang Thông tâm lạc Thông tâm lạc là thuốc do hãng Shijazhuang


21

Yiling Pharmaceutical Co., Ltd No.238, Tianshan Street High Tech
Develoment Zone, Shijiazhuang city, Hebei, China sản xuất và được phân

phối bởi công ty cổ phần dược phẩm Tùng Linh.
Thuốc được trình bày dưới dạng viên nang, đóng gói thành vỉ 10 viên/vỉ,
một hộp có 3 vỉ. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh kết quả
trước và sau điều trị giữa nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
2

n= Z (1 – α/2) x
n: cỡ mẫu nghiên cứu
α: mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05
ε: sai số tương đối, chọn ε = 0,15
p: tỉ lệ điều trị có hiệu quả, lấy p = 075
Z2(1 – α/2) : hệ số tin cậy, với α = 0,05 thì Z(1 – α/2) = 1,96
Từ công thức tính trên ta có:
n1 = n2 = 1,962 x = 57
Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu lấy chẵn là 60 BN


22

2.3.3. Quy trình nghiên cứu
120 BN nghiên cứu được làm bệnh án, thăm khám lâm sàng, làm các xét
nghiệm để chẩn đoán xác định, phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn BN. BN
được tiến hành đưa vào nghiên cứu.
-


Nhóm đối chứng (NĐC) dùng thuốc
nền theo phác đồ điều trị của khoa
NMN
(n =1g
120)
YHCT – BV Bạch Mai gồm Gliatilin
x 02 ống/ngày tiêm bắp sáng- chiều,
Nootropil 800mg x 04 viên uống sáng – chiều, Aspilet 80mg x 01 viên/ngày
uống sau ăn sáng.

-

Nhóm nghiên cứu (NNC) dùng theo phác đồ nền kết hợp Thông tâm lạc ngày
LS + CLS tại D0
6 viên chia 3 lần, sáng 2 viên, trưa 2 viên, tối 2 viên, thuốc dùng theo đường
uống.

-

Thời gian sử dụng thuốc trong vòng 1 tháng.
NNC
NĐC
Theo dõi các chỉ số lâm sàng (LS), cận lâm sàng (CLS) tại các thời điểm: bắt
(n = 60)
(n = 60)
đầu nghiên cứu (D0), 15 ngày sau khi đưa vào nghiên cứu (D15) và 30 ngày
sau khi đưa vào nghiên cứu (D30).
LS tại D15

LS tại D15


LS + CLS tại D30

LS + CLS tại D30

Thống kê

Kết quả, kết luận


23

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
+

Đánh giá mức độ liệt của bệnh nhân theo thang điểm Rankin
Thang điểm Rankin nhằm lượng giá mức độ tổn thương của bệnh nhân



TBMN trên lâm sàng.
Độ I (Phục hồi hoàn toàn): Bệnh nhân tự đi lại được, dáng đi gần như bình



thường, tay liệt cầm nắm được.
Độ II (Di chứng nhẹ, tự sinh hoạt được): Người bệnh đi lại được, dáng đi còn
lệch, tay chưa vung theo thân mình, cầm nắm còn gượng, giơ tay lên cao còn




khó khăn.
Độ III (Di chứng vừa, sinh hoạt cần người trợ giúp): Người bệnh chưa tự đi
lại, cầm nắm đồ vật được, xòe nắm bàn tay khó khăn, không giơ cao tay lên



+

được.
Độ IV: Di chứng nặng, sinh hoạt cần người phục vụ hoàn toàn.
Độ V: Di chứng rất nặng, có nhiều biến chứng.
Đánh giá mức độ liệt của bệnh nhân theo thang điểm Orgogozo
Thang điểm Orgogozo nhằm đánh giá trạng thái chức năng thần kinh của
bệnh nhân sau khi bị TBMN. Thang điểm gồm 10 tiêu chí nhận định về chức
năng thần kinh, kiểm tra dựa trên quan sát và thăm khám chức năng cơ bản về
ý thức, giao tiếp và vận động tứ chi với tổng điểm là 100.
Cách đánh giá dựa trên bảng điểm và phân ra làm 4 mức độ như sau:





+

Độ I (chức năng vận động tốt): 90 – 100 điểm
Độ II (chức năng vận động khá): 70 – 89 điểm
Độ III (chức năng vận động vừa): 50 – 69 điểm
Độ IV (chức năng vận động kém): < 50 điểm
Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày qua

chỉ số Barthel
Chỉ số Barthel đánh giá khả năng hoạt động độc lập của bệnh nhân trong
sinh hoạt hàng ngày bao gồm 10 tiêu chí với tổng điểm 100.
Cách đánh giá dựa vào tổng điểm và được phân vào 4 mức độ sau:




Độ I (tự lực hoạt động): 91 – 100 điểm.
Độ II (trợ giúp ít): 65 – 90 điểm.


24





Độ III (trợ giúp trung bình): 25 – 64 điểm.
Độ IV (phụ thuộc hoàn toàn): 0 – 24 điểm.
Chỉ tiêu cận lâm sàng: Xét nghiệm huyết học (số lượng hồng cầu, bạch cầu,
tiểu cầu, hàm lượng hemoglobin, hematocrit). Xét nghiệm sinh hóa máu: Ure,
Creatinin, Glucose, AST, ALT, điện giải đồ vào thời điểm D0,D15, D30. Các
xét nghiệm thực hiện tại cùng khoa Sinh hóa và khoa Huyết học BV Bạch



Mai.
Tác dụng không mong muốn: đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, huyết áp,
mạch, phản ứng dị ứng.

2.4.1. Theo dõi, đánh giá kết quả điều trị



Bệnh án NC được xây dựng theo mẫu thống nhất. BN được theo dõi biểu hiện
lâm sàng, cận lâm sàng và tác dụng không mong muốn, được ghi chép diễn
biến bệnh hàng ngày trong 30 ngày điều trị. Mỗi BN đều được đánh giá đầy



đủ các chỉ tiêu NC tại các thời điểm D0, D15, D30.
Đánh giá hiệu quả điều trị dựa vào mức độ chuyển độ liệt qua các thang điểm

+
+

Rankin, Orgogozo, Barthel.
Tốt: Cả 3 thang điểm chuyển từ 2 độ liệt trở lên.
Khá: 1 hoặc 2 trong số 3 thang điểm chuyển được từ 2 độ liệt trở lên, thang

+
+

điểm còn lại chuyển được 1 độ liệt.
Trung bình: cả 3 thang điểm chuyển được 1 độ liệt.
Kém: ít nhất 1 trong 3 thang điểm không chuyển độ liệt hoặc nặng lên.
2.4.2. Xử lý số liệu
Số liệu thu được trong nghiên cứu được phân tích, xử lý theo phương









pháp xác suất thống kê y sinh học bằng phần mềm SPSS 16.1.
Tính tỉ lệ phần trăm (%).
X

Tính trung bình thực nghiệm ( ) và độ lệch chuẩn thực nghiệm (SD).
So sánh sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình bằng Student – T test.
So sánh giá trị trung bình trước và sau điều trị bằng Student – T test ghép cặp.
So sánh sự khác nhau giữa các tỉ lệ (%) bằng kiểm định χ2.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
2.5. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU


25



Thời gian nghiên cứu từ tháng 09/2014 – 09/2015.
Địa điểm khoa YHCT BV Bạch Mai.
2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Đề tài được nghiên cứu với mục đích nâng cao khả năng phục hồi vận
động cho BN liệt nửa người sau tai biến NMN được thông qua bởi hội đồng Y
đức và Hội đồng khoa học bệnh viện Bạch Mai.
- Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh
nhân, không nhằm mục đích nào khác.

- BN được giải thích rõ về tác dụng của thuốc trong quá trình điều trị.
- BN tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Nếu có dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị hoặc bệnh nặng
thêm BN đều được theo dõi, xử trí phù hợp tùy theo tình trạng bệnh, có thể
đổi phác đồ khác.


×