Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Đánh giá tác dụng phương pháp điện châm kết hợp thủy châm methycobal phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhi sau viêm não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.01 KB, 97 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm não là loại bệnh quan trọng của nhiễm trùng thần kinh, gây nhiều
tổn thương ở não. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và khá nguy hiểm, có thể
gây tử vong và để lại nhiều di chứng nặng nề, hay gặp ở lứa tuổi trẻ em, đôi
khi có thể gây thành dịch. Có nhiều căn nguyên gây nên viêm não, nhưng các
virus là căn nguyên thường gặp nhất [1], [2].
Theo thống kê của cơ quan kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì ước tình
có tới 200.000 trường hợp mắc viêm não mỗi năm, mà phần lớn tập trung ở
trẻ em [3].
Ở Việt Nam, tại Bệnh viện Nhi trung ương từ 01/2011 – 30/06/2012 có
tới 849 trẻ mắc viêm não, nhưng chỉ xác định căn nguyên được 134 trường
hợp chiếm 29,9% [4].
Tỷ lệ tử vong và di chứng của viêm não tùy thuộc từng nguyên nhân: Với
VNNB có thể tới 30% tử vong [5], [6], [7], [8] và di chứng là 94,1% - 96% tùy
theo từng tác giả [7], [8]; với viêm não do Herpes tỷ lệ tử vong là 5,13% và di
chứng 76,92% [2]; với viêm não do Enterovirus tỷ lệ tử vong là 8,33% và di
chứng là 8,3 3%...[9].
Phục hồi chức năng cho các bệnh nhi sau viêm não bằng kết hợp Y học
hiện đại và Y học cổ truyền đã được áp dụng từ lâu. Hầu như các phương
pháp được nhắc tới trong vấn đề PHCN cho bệnh nhi sau viêm não mới chỉ
dừng lại ở tác động kích thích ngoài cơ thể thông qua điện châm, hào châm,
trường châm, xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị liệu, luyện tập… [5].
Thủy châm là một phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng chữa bệnh
của châm kim theo học thuyết kinh lạc với tác dụng chữa bệnh của thuốc tiêm
(tại chỗ hay toàn thân). Do đó, nó sẽ phối hợp được tác dụng của thuốc tiêm và
duy trì kích thích của kim châm vào huyệt để nâng cao hiệu quả điều trị [10].


2



Với mong muốn giảm tối ưu những thiếu sót chức năng cho bệnh nhi sau
viêm não, nhóm nghiên cứu tiến hành kết hợp ưu điểm giữa thuốc YHHĐ và
phương pháp điều trị của YHCT để tìm phương pháp mới có tác dụng PHCN
nhanh và hiệu quả cho các bệnh nhi sau viêm não, sớm đưa các em tái hòa
nhập với cuộc sống bình thường.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
giá tác dụng phương pháp điện châm kết hợp thủy châm Methycobal phục
hồi chức năng vận động ở bệnh nhi sau viêm não” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động bằng phương
pháp điện châm kết hợp với thủy châm Methycobal ở bệnh nhi
sau viêm não.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm
kết hợp với thủy châm Methycobal ở bệnh nhi sau viêm não.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình chung và những nghiên cứu về viêm não
1.1.1. Trên Thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có gần
50.000 người mắc VNNB, chủ yếu ở trẻ em. Tỷ lệ tử vong cao, có thể tới 30%
ở các nước vùng nhiệt đới [5], [6], [7], [8]. Di chứng tùy từng tác giả có thể
tới 94,1% - 96% [7]. Những năm gần đây bằng phương pháp tiêm phòng
vacxin, bệnh VNNB đã được khống chế ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn
Quốc… [5], [11].
Tại Mỹ hàng năm có 5 - 10 triệu người bị bệnh do Enterovirus, chủ yếu
gặp ở trẻ em, trong đó có 500 - 1000 trẻ bị viêm não [12]. EV71 có thể gây

dịch, năm 1998 tại Đài Loan có 130.000 ca mắc, trong đó trên 400 ca có biểu
hiện bệnh lý hệ thần kinh. Năm 1999 một vụ dịch do EV71 xảy ra tại Perth
(Australia) với hàng trăm ca mắc, 29 ca biểu hiện bệnh lý thần kinh nặng. Tại
vụ dịch ở Singapore vào tháng 9 - 10 năm 2000 với trên 5100 ca mắc EV71
và có tới 75% số mắc là trẻ dưới 4 tuổi, 30% số ca mắc có triệu chứng viêm
não - màng não [13], [14], [15].
Trên thế giới có tới 90% người đã từng bị nhiễm virus Herpes và gần
như tất cả mọi người đều đã nhiễm virus Herpes sau 40 tuổi [2]. Ở Mỹ hàng
năm có khoảng 1/250 000 dân số, Thụy Điển là 2,5/1000.000 [16]. Viêm não
do HSV thường gặp ở người dưới 20 tuổi và trên 50 tuổi [17].
Ở Mỹ, Herpes sơ sinh có tỷ lệ mắc mới vào khoảng 1/2000 - 1/5000 trẻ
được sinh. Nhiễm virus Herpes sơ sinh hầu hết có biểu hiện lâm sàng ở da,
mắt hoặc miệng và viêm não [18].


4

1.1.2. Ở Việt Nam
Viêm não do virus là vấn đề nổi trội nhất trong các bệnh lý truyền nhiễm ở trẻ
em. Do mức độ thường xuyên, tỷ lệ tử vong và di chứng cao. Năm 1965, Trịnh
Ngọc Phan đã có nhận định sơ bộ lâm sàng của VNNB ở trẻ em Việt Nam [19].
Năm 1987, Lê Đức Hinh nghiên cứu “Một vài đặc điểm VNNB ở trẻ em
miền Bắc Việt Nam” đã tổng hợp một cách hệ thống về những đặc điểm bệnh
VNNB ở trẻ em miền Bắc Việt Nam [6].
Năm 2003, EV71 lần đầu tiên tìm thấy từ bệnh phẩm của một trẻ dưới 2
tuổi ở Tây Ninh. Cùng năm đó Bệnh Viện Nhi Đồng 1 thành phố Hồ Chí
Minh thông báo 40 trường hợp trẻ tử vong nghi ngờ nhiễm EV71 [9].
Năm 2003, Đặng Minh Hằng nghiên cứu phối hợp hào châm và xoa bóp
YHCT phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhi VNNB [5].
Năm 2008, Ngô Văn Huy nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng,

cận lâm sàng và diễn biến bệnh viêm não do Enterovirus ở trẻ em [9].
Năm 2008, Lê Trọng Dụng đã nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng,
cận lâm sàng và điều trị viêm não Herpes tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện
Nhi trung ương [2].
Năm 2009, Hoàng Thế Kiêm “Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng di
chứng VNNB giai đoạn muộn theo YHCT” đã tổng kết và đánh giá những di
chứng của các bệnh nhi mắc VNNB ở giai đoạn di chứng muộn [20].
Phạm Nhật An và các cộng sự “Nghiên cứu căn nguyên viêm não ở trẻ
em tại Bệnh viện Nhi trung ương (01/2011 - 30/06/2012)” thống kê có tới 849
trẻ được chẩn đoán xác định viêm não, tỷ lệ xác định được căn nguyên chỉ là
254 ca (29,9%) [4].


5

1.2. Quan niệm của Y học hiện đại về viêm não
1.2.1. Khái niệm
Viêm não (VN) là thuật ngữ dùng để chỉ các trường hợp tổn thương não
bộ trong quá trình nhiễm khuẩn và không thiên hẳn về mặt nguyên nhân, cơ
chế sinh bệnh hoặc triệu chứng học. Trong viêm não thường hay thấy thêm
biểu hiện của màng não nên người ta hay sử dụng thuật ngữ viêm não - màng
não, nếu có lan tỏa tới vùng tủy sống sẽ dùng thuật ngữ não - tủy [21].
Về mặt nguyên nhân và sinh lý bệnh, cần phân biệt viêm não nguyên
phát/tiên phát với bệnh não (hay viêm não thứ phát) cận nhiễm khuẩn hoặc
sau nhiễm khuẩn. Viêm não nguyên phát liên quan đến tác động trực tiếp của
một nhân tố nhiễm khuẩn phần lớn là virus, tuy nhiên cũng không nên bỏ qua
các vi khuẩn (có hoặc không kèm theo tổn thương màng não) như lao,
Listeria, Rickettsia... cũng như các loại ký sinh vật hoặc nấm [21].
Bệnh não cận nhiễm khuẩn hoặc sau nhiễm khuẩn (hay viêm não thứ
phát) chủ yếu nhưng không phải là duy nhất do virus, là hậu quả gián tiếp của

một nhân tố nhiễm khuẩn. Ngoài vai trò của virus cổ điển, phần lớn là bệnh
phát ban (sởi, hồng ban, thủy đậu) còn phải nói tới một số tác nhân vi khuẩn
(Mycoplasma, Bartonella, ho gà...) [21].
1.2.2. Các nguyên nhân gây viêm não
Viêm não có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây nên, gồm các tác nhân
do nhiễm trùng virus, vi khuẩn, xoắn khuẩn, ký sinh trùng, đơn bào hoặc do
các tác nhân không phải nhiễm trùng như tác dụng phụ của thuốc, bệnh hệ
thống... [22], [23], [24]. Trong đó nguyên nhân do nhiễm trùng là quan trọng
và phổ biến nhất, đặc biệt nguyên nhân do virus. Theo các y văn trên thế giới,
virus đã tạo thành dịch lớn lan rộng trong cộng đồng, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe con người [17], [23], [24], [25].


6

Theo Tyler K.L., có các loại virus gây viêm não sau [26]:


Các virus thường gặp:
- Các virus Arbo: Chia ra nhiều nhóm (Alphaviruses, Flaviviruses,

Bunyaviruses…) bao gồm La Crosse (California), St Louis, Nhật Bản, Miền Tây
sông Nile, Trung Âu, Ngựa miền Đông, Ngựa miền Tây, Virus Nam Định (nơi
phân lập được virus từ bệnh phẩm dịch não tuỷ của một bệnh nhân viêm não cấp
năm 2002) thuộc chi virus Arteri, họ Coronaviridae (Arborvirus) [27].
- Các virus đường ruột: Enterovirus 71 (EV71) gây bệnh tay - chân miệng, viêm ruột dạ dày, tiểu chảy cấp cho trẻ nhỏ và các triệu chứng bệnh lý
hệ thần kinh. Theo các thông báo, bệnh tay - chân - miệng đã xuất hiện trên
nhiều địa phương tại Việt Nam, xu hướng phát triển thành dịch ở trẻ em, đã có
nhiều trường hợp biến chứng viêm não [28].
- Virus Herpes simplex (HSV: Hespes simplex virus): Virus Herpes

gồm nhiều nhóm gây bệnh cho người và các loài động vật khác. Đến nay, mới
xác định được 8 type Herpes gây bệnh cho người, chia thành 3 nhóm [18].
+ Các virus Alpha-Herpes: Virus Herpes simplex type 1 (HSV-1) gây
bệnh ở miệng, gây viêm não tản phát, Herpes simplex type 2 (HSV-2) gây
bệnh ở cơ quan sinh dục, phụ nữ mang thai nhiễm HSV đường sinh dục có thể
truyền virus cho con lúc sinh gây viêm não sơ sinh nặng với tỷ lệ tử vong cao,
virus Varicella-zoster (VZV) gây bệnh thủy đậu, sau khi khỏi bệnh, virus vẫn
còn ẩn trong các hạch thần kinh, có thể gây viêm não sau thủy đậu.
+ Các virus Beta-Herpes: Cytomegalovirus (CMV) gây sốt cao, nhức
đầu, chán ăn, gan, lách to. Nếu mẹ nhiễm CMV trong thời kỳ mang thai, con
sinh ra có thể mắc các bệnh lý bẩm sinh như bại não. Human Herpes virus
type 6 (HHV-6), Human Herpes virus type 7 (HHV-7), Human Herps virus
type 8 (HHV-8) gây sốt phát ban [18], [29].


7

+ Các virus Gamma Herpes: Virus Eptein-Barr (EBV) gây bệnh tăng
bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, viêm họng có giả mạc, viêm não…[18].
- Virus quai bị: Gây viêm não từ 3 - 10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai.


Các virus ít gặp: HIV (Human immuno-deficiency virus), Sởi, Dengue,



Các virus hiếm gặp: Virus Adeno, Virus cúm và Á cúm, Virus dại,

CTFV (Colorado tick fever virus : Virus thuộc họ Reoviridae), LCMV
(Lymphocytic chorio-Meningitis virus: Virus họ Arena-viridae), Virus Rubella.

1.2.3. Cơ chế bệnh sinh [30]

Virus xâm nhập (tiếp xúc, muỗi đốt)
Virus nhân lên ở mô bạch huyết
Nhiễm virus lần 1
Xâm nhập hệ thần kinh TW
Phá hủy TB

Biến đổi TB
Kháng thể
Chống vật chủ
Phá hủy TB lành

Tổn thương Xâm nhập các cơ quan
nội mô gây khác và phát triển
phù, tắc,
thiếu máu,
Nhiễm virus lần 2
giảm oxy,
hoại tử
Phức hợp virus lần 2
Hủy Myelin

Kháng thể
Kháng thể miễn dịch


8

1.2.4. Dịch tễ

Tùy căn nguyên gây viêm não mà có sự khác nhau về yếu tố dịch tễ.
Trong khi virus Herpes và Enterovirus phân bố gần như trên toàn thế giới
[12], [15], [24], [31], [32] thì VNNB xảy ra ở Châu Á, bao gồm Trung Quốc, Ấn
Độ, Nhật Bản, Malaisyia, Myanmar, Philippines, Triều Tiên, Thái Lan, Việt
Nam... và gần đây Châu Úc đã thông báo những trường hợp mắc bệnh [33], [34],
[35], [36]. Ở Việt Nam, VNNB xảy ra chủ yếu ở miền Bắc, tập trung ở các tỉnh
Hà Nội, Bắc Giang, Hòa Bình... và rải rác ở các tỉnh miền Nam, Tây Nguyên [37].
Viêm não do virus Herpes, Enterovirus và các loại virus khác (cúm, sởi,
quai bị, Rubella, Adenovirus, HIV...) thường rải rác trong năm. Trong khi
VNNB có tính chất theo mùa thường xảy ra vào mùa hè, từ tháng 5 - 10
dương lịch, đỉnh cao vào giữa tháng 6. Đặc biệt xảy ra ở những địa phương có
nhiều cây ăn quả (vải, nhãn...) vào mùa như Hưng Yên, Bắc Giang, ngoại
thành Hà Nội…[2], [3], [37].
Theo Hồ Hữu Lương phân loại virus gây viêm não theo mùa như sau:
Mùa hè đến đầu thu (virus Arbo, virus đường ruột), mùa thu-đông (LCMV),
mùa đông xuân (virus quai bị), không theo mùa (HIV, HSV) [26].
Bệnh viêm não gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em lại là đối tượng hay bị
nhất do cơ thể chưa đủ khả năng đáp ứng miễn dịch , hoặc chưa được tiêm
phòng vacxin đủ [24], [25], [38], [39].
Cách thức lây truyền và vật chủ của mỗi loại virus gây viêm não không
giống nhau, Arboviruses là nhóm các virus lây truyền qua các côn trùng chân
đốt, mỗi virus trong nhóm này lây truyền qua một côn trùng trung gian như
muỗi, ve, bọ chét [2]…
Virus gây VNNB thuộc nhóm Flaviviruses, ổ virus tự nhiên là các loài
chim, dơi; ổ thứ phát là các loài vật nuôi (chủ yếu là lợn) lây truyền sang
người chủ yếu qua côn trùng là muỗi Culex [2], [40].


9


Virus Nam Định (Tên địa phương phân lập được virus) truyền bệnh cho
người bởi loài muỗi Cluex tritaeniorhynchus [27].
Virus Enterovirus lây truyền qua đường phân, miệng, nước bọt, hô
hấp và một số trường hợp lây qua dịch tiết của tổ chức liên kết [15],
[24], [41].
Virus Herpes lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da, niêm mạc bị
tổn thương nhưng cũng có thể lây khi tiếp xúc với người mang virus không có
triệu chứng qua dịch tiết (nước mũi, nước bọt, dịch tiết đường sinh dục…)
vào máu và các dây thần kinh [42].
1.2.5. Đặc điểm lâm sàng
- Hội chứng nhiễm khuẩn - nhiễm độc: Nhiều biểu hiện khác nhau tùy
theo căn nguyên, tuy nhiên đa số có sốt.
- Rối loạn về tâm - thần kinh: Đa dạng với những rối loạn chính sau:
+ Thay đổi về ý thức: Tùy theo mức độ bệnh, có thể gặp lơ mơ, ngủ lịm,
bán hôn mê và hôn mê.
+ Rối loạn tâm thần: Mê sảng, mất định hướng, ảo giác, loạn thần, rối
loạn hành vi và nhân cách…
+ Có cơn co giật kiểu động kinh: Thường gặp ở 50% số bệnh nhân nặng,
có thể co giật cục bộ hoặc toàn thân.
+ Tổn thương thần kinh khu trú: Mất vận động ngôn ngữ, thất điều, bại
hoặc liệt nhẹ, tăng phản xạ gân xương, xuất hiện phản xạ bệnh lý bó tháp (+),
rung giật cơ, liệt các dây thần kinh vận nhãn, dây VII…
+ Các triệu chứng do tổn thương trục dưới đồi - tuyến yên (rối loạn thần
kinh thực vật) như: Rối loạn điều hòa thân nhiệt, tăng tiết mồ hôi, đái tháo
nhạt… [21], [26], [30].


10

1.2.6. Diễn biến lâm sàng

Tiến triển bệnh khó dự đoán: Một số trường hợp tử vong sau vài ngày
hoặc vài tuần, cũng có khi khỏi hoàn toàn, nhưng nếu sống sót thường mang
di chứng thần kinh và tâm trí nặng nề. Diễn biến qua các giai đoạn sau:
- Ủ bệnh: 1 - 4 ngày, các triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, xung huyết niêm
mạc, đau đầu.
- Khởi phát: 1 - 4 ngày, đột ngột với các biểu hiện sốt, nhức đầu, dấu
hiệu màng não nhẹ, rối loạn ý thức ít hoặc nhiều, co giật toàn bộ hoặc cục bộ.
Có khi có dấu hiệu khu trú như: Liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ.
- Giai đoạn toàn phát: 5 - 10 ngày, diễn biến cấp tính trong vài ngày với
các đặc điểm triệu chứng về thần kinh như: Co giật, dấu hiệu bó tháp, dấu
hiệu ngoại tháp, động tác bất thường, dấu hiệu màng não nhẹ; về tâm thần
như lú lẫn, mê sảng và các rối loạn thực vật, đặc biệt là sốt cao. Các dấu hiệu
thần kinh và tâm thần xuất hiện mỗi ngày một nặng và nhất là thay đổi hàng
ngày chứng tỏ một quá trình bệnh lý lan tỏa và phát triển ở não.
- Giai đoạn di chứng hoặc phục hồi: 2 - 6 tuần, trong đó chủ yếu là các di
chứng về tâm thần kinh [26], như di chứng của viêm não do virus Herpes là
tăng trương lực cơ chiếm tỷ lệ 86,67%, giảm vận động nửa người 33,33%, rối
loạn ngôn ngữ 43,33%, rối loạn thị giác 6,67%, giật cục bộ 10%, giảm vận
động tứ chi 3,33% [2]. Riêng của VNNB, di chứng là liệt chiếm tỷ lệ 90,2%,
rối loạn trương lực 72,6%, rối loạn ngôn ngữ 62,8% [8]. Còn theo Phan Thị
Thu Minh (2008), di chứng gặp trong cả hai nhóm nghiên cứu (VNNB và
viêm não do EV) là thiếu sót vận động, tăng trương lực cơ, rối loạn tâm thần,
động kinh [37]. Các loại viêm não khác tỷ lệ di chứng chưa có thống kê cụ
thể, nhưng có thể nói tỷ lệ di chứng do viêm não để lại còn cao.


11

1.2.7. Đặc điểm cận lâm sàng
Dịch não tủy:




- Hóa sinh: Có thể trong ranh giới bình thường, nhiều trường hợp có
tăng mức vừa protein, tế bào, glucose (ít thay đổi).
- Tế bào: Hầu hết (85%) có tăng nhẹ tế bào (trên 5 đến vài chục tế
bào/mm3), chủ yếu là lympho bào, một số viêm não là bạch cầu (viêm não do
virus ngựa miền Đông, ECHO 9), một số có hồng cầu (viêm não do HSV,
CTFV...).
- Phân lập virus (trong dịch não tủy): Thường không kết quả.
- Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction - phản ứng khuếch đại
gen): Là kỹ thuật cơ bản chẩn đoán viêm não do virus ở các nước tiên tiến.
- Tìm kháng nguyên (trong dịch não tủy): Thường phải làm sớm ở tuần
đầu của bệnh, trường hợp nghi ngờ viêm não do HSV có thể tìm kháng
nguyên glycoprotein của HSV trong dịch não tủy.
- Phát hiện kháng thể đặc hiệu chống virus (trong dịch não tủy và trong
huyết thanh): Cần được làm 2 lần, cách nhau 2 tuần để xác định biến động của
kháng thể. Khi phát hiện thấy kháng thể đặc hiệu chống virus typ IgM trong
dịch não tủy và trong huyết thanh cũng có giá trị chẩn đoán. Chỉ số kháng thể
đặc hiệu chống virus trong dịch não tủy so với huyết thanh khi ≥ 1,5 lần cũng
có giá trị chẩn đoán.


Điện não đồ, CT scanner sọ não, Cộng hưởng từ: Chỉ có giá trị

định hướng các thương tổn ở não lan tỏa hay cục bộ, giúp cho hướng chẩn
đoán nghi ngờ là viêm não virus, chứ không có giá trị chẩn đoán xác định.
Tuy nhiên, các kỹ thuật này có thể rất có giá trị trong chẩn đoán phân biệt với
các bệnh lý khác của não như: U não, áp xe não, xuất huyết não…



12

- Điện não đồ: Giai đoạn cấp có thể có những sóng gai nhọn xuất hiện
có chu kỳ trên nền sóng gai chậm, biên độ thấp. Các sóng này thường gặp ở
thùy thái dương. Giai đoạn bán cấp thấy xuất hiện sóng delta và theta.
- CT.Scaner sọ não: Có thể thấy những vùng giảm tỷ trọng không đồng
đều, ranh giới không rõ, hấp thu chậm, kích thước lớn lan tỏa, các khe cuốn
não lớn… Các tổn thương thường ở rải rác hai bán cầu, nhưng gặp nhiều ở
thùy thái dương.
- Cộng hưởng từ (MRI): Có thể thấy dấu hiệu tăng đậm ở các thùy trán,
thái dương.
1.2.8. Chẩn đoán
Theo "Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí bệnh viêm não cấp do virus ở trẻ
em" của Bộ Y tế, chẩn đoán dựa vào các yếu tố dịch tễ học, các triệu chứng
lâm sàng và cận lâm sàng, loại trừ các bệnh có biểu hiện thần kinh nhưng
không phải viêm não (xem phần chẩn đoán phân biệt) [43].
1.2.8.1 Yếu tố dịch tễ
Căn cứ vào tuổi, mùa, nơi cư trú, số người mắc trong cùng một thời gian.
1.2.8.2. Lâm sàng
a) Giai đoạn khởi phát
- Sốt là triệu chứng phổ biến, xảy ra đột ngột, sốt liên tục 39 - 40 0 C nhưng
cũng có khi sốt không cao.
- Nhức đầu, quấy khóc, kích thích, kém linh hoạt.
- Buồn nôn, nôn.
- Có thể có các triệu chứng khác tùy theo loại virus như:
+ Ho, chảy nước mũi.


13


+ Tiêu chảy, phân không có nhày, máu.
+ Phát ban, mẩn đỏ, bọng nước hoặc ban ở lòng bàn tay, bàn chân kèm
loét miệng (bệnh tay - chân - miệng gặp ở viêm não do Enterovirus 71).
b) Giai đoạn toàn phát
Sau giai đoạn khởi phát, các biểu hiện thần kinh nhanh chóng xuất hiện:
- Rối loạn tri giác từ nhẹ đến nặng như: Ngủ gà, li bì, lơ mơ đến hôn mê.
- Thường có co giật.
- Có thể có các dấu hiệu thần kinh khác: Dấu hiệu màng não, dấu hiệu
thần kinh khu trú (liệt nửa người hoặc tứ chi), tăng hoặc giảm trương lực cơ...
- Có thể có suy hô hấp, phù phổi cấp, suy tim hoặc sốc.
c) Giai đoạn di chứng (sau giai đoạn cấp)
Nếu bệnh nhân bị viêm não không tử vong ở giai đoạn cấp, có thể để lại
nhiều di chứng khác nhau, chủ yếu là các di chứng về tâm thần kinh:
- Chậm phát triển tâm trí và vận động ở trẻ em.
- Động kinh cục bộ hoặc toàn bộ.
- Rối loạn trương lực về vận động thần kinh.
- Rối loạn cảm xúc, tác phong, tính tình và nhân cách.
- Sa sút trí tuệ [26].
1.2.8.3. Cận lâm sàng
* Dịch não - tuỷ: Có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, cần được chỉ
định xét nghiệm dịch não - tuỷ sớm khi nghi ngờ viêm não.
- Dịch trong, áp lực bình thường hoặc tăng.
- Tế bào bình thường hoặc tăng từ vài chục đến vài trăm/mm 3, chủ yếu là
bạch cầu đơn nhân.


14

- Protein bình thường hoặc tăng (thường tăng nhẹ trong VNNB), glucose

và muối bình thường.
- Nên gửi dịch não - tuỷ để làm các xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán xác
định căn nguyên virus (như PCR, ELISA, phân lập virus...).
- Không nên chọc dò dịch não - tuỷ trong trường hợp có dấu hiệu tăng áp
lực nội sọ, có nguy cơ gây tụt não, đang sốc, suy hô hấp nặng.
* Máu
- Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng nhẹ hoặc bình thường.
- Điện giải đồ và đường huyết: Thường trong giới hạn bình thường.
* Các xét nghiệm xác định nguyên nhân:
- Tìm kháng thể IgM đặc hiệu cho từng loại căn nguyên bằng kỹ thuật
thử nghiệm miễn dịch gắn enzym (ELISA).
- Tìm kháng nguyên đặc hiệu cho từng loại căn nguyên bằng kỹ thuật
phản ứng khuyếch đại chuỗi polymeza (PCR).
- Phân lập virus từ dịch não - tuỷ, máu, bọng nước ở da, dịch mũi họng, phân.
* Các xét nghiệm khác: Chỉ định khi cần thiết.
- Điện não đồ.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) sọ não, chụp cộng hưởng từ sọ não (MRI).
- Chụp tim phổi.
1.2.8.4. Chẩn đoán phân biệt
Cần loại trừ các bệnh lý thần kinh sau đây:
- Co giật do sốt cao.
- Viêm màng não mủ.
- Viêm màng não do lao.


15

- Ngộ độc cấp.
- Sốt rét thể não.
- Chảy máu não - màng não.

- Động kinh.
1.2.9. Điều trị PHCN vận động ở bệnh nhi sau viêm não
Phục hồi chức năng (PHCN) là các biện pháp Y học, xã hội, hướng nghiệp,
giáo dục và kỹ thuật phục hồi nhằm hạn chế tối đa tác động của giảm chức năng
và tàn tật, đảm bảo cho người tàn tật hội nhập và tái hội nhập xã hội, có cơ hội
bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội [44], [45].
1.2.9.1. Dùng thuốc
- Chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng.
- Chống rối loạn trương lực cơ và các động tác bất thường: Thuốc giãn
cơ (Mydocalm, Myonal).
- Chống co giật, động kinh và trạng thái kích động: Thuốc an thần
(Gardenal, Seduxen), thuốc chống động kinh (Depakin).
- Chống bội nhiễm bằng kháng sinh thích hợp.
1.2.9.2. Các biện pháp phục hồi chức năng
- Phục hồi chức năng vận động bằng xoa bóp trị liệu, vận động trị liệu,
hoạt động trị liệu…
- Phục hồi chức năng nói, viết…
- Khuyến khích tập các vận động thông thường, hướng vận động càng
giống bình thường càng tốt.
- Sử dụng cả phần trái và phải của cơ thể.


16

- Tập theo các giai đoạn phát triển của lứa tuổi.
- Khuyến khích trẻ học các động tác liên quan đến đời sống hàng ngày.
- Tập các tư thế nằm, ngồi, quỳ, đứng thẳng.
- Chống biến dạng khớp:
+ Đối với các cháu bị co cứng nhiều cần chống co cứng bằng cách làm
mềm các cơ bị co cứng, khuyến khích các vận động giúp cho cơ thể tránh

được những tư thế co cứng và chống biến dạng.
+ Đối với thể mềm (nhẽo) nên khuyến khích các vận động làm cho cơ
mạnh lên, có thể làm giá đỡ cho những tư thế tốt [44].
1.3. Quan niệm Y học cổ truyền về viêm não
1.3.1. Đại cương
Trong bệnh học của Y học cổ truyền, viêm não được xếp vào ôn bệnh
[46], [47], [48], [49].
Ôn bệnh là các bệnh cảm phải ôn tà. Ôn bệnh nằm trong phạm trù của
bệnh có tính chất nhiệt như: Nóng, khát, miệng khô, mồ hôi ra nhiều, họng
đau, tâm phiền, đại tiện táo, xuất huyết, điên cuồng, mê sảng, co giật, mạch
sác… [50].
Ôn bệnh có thể gây ra ôn dịch là bệnh hàng loạt người bị, Chu Dương
Tuấn nói: “Một người bị gọi là ôn, một địa phương nhiều người bị bệnh giống
nhau gọi là dịch” [50].
1.3.2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh thường do hai loại nguyên nhân:
- Ngoại cảm lục dâm: Chủ yếu là những tính chất ôn nhiệt của lục dâm
như: Phong nhiệt, thử nhiệt, thấp nhiệt, táo nhiệt...
- Lệ khí: Đây là loại khí hậu độc, do sự phối hợp giữa nguyên nhân trên và tử
khí của xác chết, thường xảy ra trong chiến tranh, trong thiên tai [50], [51].


17

1.3.3. Sinh bệnh lý của ngoại cảm ôn bệnh
Bệnh ngoại cảm ôn bệnh diễn tiến có quy luật và đi từ ngoài vào
trong, đi từ nhẹ đến nặng. Theo Diệp Thiên Sỹ (đời Thanh) bệnh sẽ diễn
biến từ Vệ phận đến Khí phận, Dinh phận và cuối cùng là Huyết phận
[50], [51].
1.3.3.1. Quy luật khởi phát của bệnh

Nếu mới cảm phải mà bệnh phát ra ngay: Bệnh cảnh xuất hiện chủ yếu ở
Vệ phận.
Nếu do tân cảm dẫn động phục tà (Tân cảm + Phục tà): Bệnh cảnh lâm
sàng có thể gồm Vệ phận phối hợp với Khí phận hay Dinh phận.
1.3.3.2. Diễn biến của bệnh
Có hai trường phái nêu lên diễn biến của ngoại cảm ôn bệnh
Theo diễn tiến từ nông vào sâu (từ ngoài vào trong) do Diệp Thiên Sỹ
khởi xướng bao gồm bốn giai đoạn: Vệ, Khí, Dinh, Huyết.
Diễn tiến bệnh theo Ngô Hữu Khả (nhà Thanh) đưa ra bao gồm ba giai đoạn:
Thượng tiêu (Tâm Phế), trung tiêu ( Tỳ Vị) và hạ tiêu (Can Thận).
1.3.4. Bệnh cảnh lâm sàng
Một cách tổng quát, bệnh ở phần Vệ phận và Khí phận thuộc bệnh của
khí. Bệnh ở Dinh phận và Huyết phận được xếp vào nhóm bệnh của huyết.
Bệnh ở Vệ phận (chủ biểu, chủ phế và bì mao) là bệnh của khí nhưng có
biểu hiện nhẹ. Bệnh ở khí phận (chỉ ôn nhiệt tà đã vào sâu, vào lý nhưng
chưa vào huyết) là bệnh của khí nhưng biểu hiện nặng, sâu.
Bệnh ở Dinh phận (tà vào Tâm, Tâm bào) là bệnh của huyết nhưng có
biểu hiện nhẹ, nông. Bệnh ở Huyết phận (tà vào Can huyết) là bệnh của huyết
với triệu chứng nặng, nghiêm trọng hơn.


18

Ở Vệ phận, do nhiệt tà nhẹ nông, làm tổn thương âm chưa nhiều, hiện
tượng táo tương đối nhẹ (ho khan không đàm, họng khô, khát không rõ).
Ở Khí phận, tân dịch thương tổn tương đối rõ nên thấy tâm phiền, miệng
khát, táo bón.
Tân dịch bị thương ảnh hưởng đến huyết là tà đã vào Dinh phận.
Huyết bị tổn thương tương đối nhiều là tà đã vào Huyết phận [50], [51].
1.3.5. Bệnh học ôn bệnh

1.3.5.1. Chứng của Vệ phận
Đây là ôn nhiệt ở thời kỳ đầu. Bệnh ở bì mao và Phế. Giai đoạn này bệnh
thường có hai mức độ biểu hiện gồm: Tà ở bì mao và tà ở Phế.
Biểu hiện: Sợ gió lạnh, phát sốt, khát không nhiều, ho ít đàm, hoặc đàm
khó khạc, mạch phù sác [50], [51].
1.3.5.2. Chứng của Khí phận
Theo lý luận của YHCT, giai đoạn này bệnh tà ở sâu hơn.
- Triệu chứng: Sợ nóng, không sợ lạnh. Do ôn nhiệt nhập vào bằng hai
đường (hoặc bệnh từ Vệ phận chuyển sang hoặc bệnh do trực trúng vào Khí
phận) mà triệu chứng có khác nhau.
+ Bệnh từ Vệ phận chuyển sang: Lúc đầu sợ lạnh phát sốt, sau hết sợ
lạnh chỉ sốt.
+ Bệnh do trực trúng Khí phận: Ngay từ đầu không sợ lạnh, chỉ có
sốt [50], [51].
1.3.5.3. Chứng của Dinh phận
Còn được xem như giai đoạn đầu của ôn bệnh ở phần Huyết phận. Bệnh
cảnh xuất hiện ở Tâm, Tâm bào và triệu chứng chủ yếu gồm huyết nhiệt và lơ mơ.


19

Bệnh xuất hiện ở Dinh phận có thể do từ Vệ phận chuyển đến, không
qua Khí phận, trực tiếp vào Huyết phận (Nghịch truyền Tâm bào), có thể do
từ Khí phận chuyển đến hoặc cũng có thể là trực trúng [50], [51].
1.3.5.4. Chứng của Huyết phận
Giai đoạn này, nhiệt tà đã vào sâu bên trong, chủ yếu ở can thận.
- Bệnh ở can có hai biểu hiện:
+ Nhiệt bức huyết vong hành, Can không tàng được huyết gây xuất
huyết, nôn ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam…
+ Nhiệt tà làm hao huyết, huyết không đủ để dưỡng Can, khiến cân mạch

co rút, còn gọi là “Động phong”.
Bệnh ở Thận chủ yếu là biểu hiện tình trạng hao huyết nặng, gây thương
âm hoặc vong âm.
Nhiệt nhập vào Huyết phận bằng hai con đường:
- Từ Khí phận chuyển đến.
- Từ Dinh phận chuyển đến [50], [51].
1.3.6. Giai đoạn sau của bệnh
Do sốt cao kéo dài làm âm dịch hao tổn, tinh huyết khô ráo, thủy không
dưỡng được mộc, âm hư liên cập đến dương, làm khí huyết đều hư. Nhiệt
thường hiệp với thấp, thấp bị nhiệt cô lại thành đàm, bế tắc tâm khiếu, trở trệ
mạch lạc, sinh đần độn, không nói, chân tay co cứng hoặc liệt [5], [40], [46],
[47], [52], [53].
Ở giai đoạn này bệnh diễn biến rất phức tạp, tùy từng thời kỳ bệnh nhi sẽ
có những biểu hiện lâm sàng khác nhau như sau:


20

- Thiên về âm hư (thiên về hư chứng): Trẻ đêm nóng, sáng mát, da thịt
gầy róc, miệng họng khô, hết sốt mà không có mồ hôi, lòng bàn tay chân
nóng và đỏ, đại tiện táo, nước tiểu vàng, môi lưỡi đỏ, mạch tế sác.
- Nếu âm huyết hư sinh phong (thiên về thực chứng): Trẻ còn quấy khóc, la
hét, vật vã, phiền nhiệt, mất ngủ, chân tay co cứng, co vặn, run giật hoặc co giật.
- Thiên về khí huyết hư (thiên về hư chứng): Đàm nhiệt trở trệ mạch lạc,
bế tắc tâm khiếu sinh đần độn, khó nói, chân tay co cứng hoặc liệt, không
ngồi không đứng được, không đi được, sắc mặt trắng nhợt, chất lưỡi nhợt
hoặc tím, mạch tế sáp [5], [52], [53].


21


1.3.7. Điều trị bệnh nhi bị ôn bệnh sau giai đoạn cấp
1.3.7.1. Phương pháp dùng thuốc
Thường dùng các vị thuốc tư âm dưỡng huyết, bổ khí dưỡng huyết,
hóa đàm thông lạc, thanh dư nhiệt, khai khiếu tỉnh thần, bình can tức
phong… Trong đó các vị thuốc tư âm dưỡng huyết, bổ khí dưỡng huyết là
những vị chính.
Ở Trung Quốc thường dùng bài Tỉnh não thang, Trị mạn kinh thang với
các vị khai khiếu tỉnh thần như: Xương bồ, Uất kim…; bổ khí dưỡng huyết
thông kinh lạc như: Hoàng kỳ, Đương quy, Hồng hoa, Quế chi…; chỉ kinh
phong như Địa long, Toàn yết… để chữa trẻ em di chứng viêm não đần độn,
không nói, người yếu, liệt nửa người hoặc tứ chi, thỉnh thoảng lên cơn co giật
hoặc co cứng [5]. Lý Trung Thành (2007) dùng bài Thanh nhiệt lương huyết
giải độc thang kết hợp YHHĐ điều trị cho 86 ca VNNB thấy có hiệu quả tốt
86 ca (100%), so với nhóm điều trị đơn thuần YHHĐ là 89 bệnh nhân có hiệu
quả là 74 ca (83%) [54]. Lý Lệ Hoa, Tống Lê Vĩ (2008) dùng bài Thanh khai
linh kết hợp YHHĐ điều trị cho 41 ca bị VNNB thấy có hiệu quả tốt là 37 ca
(90%) [55]. Châu Hải Lan, Lý Hoá Đông (2011) nghiên cứu 91 ca bị VNNB,
trong đó 60 ca điều trị kết hợp với YHHĐ (30 ca dùng bài Tỉnh não thanh, 30
ca dùng An cung ngưu hoàng hoàn) 30 ca dùng đơn thuần YHHĐ thấy hiệu
quả điều trị ở nhóm 1 và 2 đạt kết quả tốt (100%), ở nhóm 3 đạt kết quả tốt ít
hơn (83%) [56].
Ở Việt Nam, tại Khoa Nhi – Viện Đông y (1961 - 8/1965) thừa kế kinh
nghiệm của Lương y Nguyễn Trọng Cầu, điều trị 211 trẻ di chứng viêm não bị
bệnh dưới ba năm [5], [46], [52], [57] bằng các bài thuốc Tư âm hoàn, Tức
phong hoàn, Thanh tâm hoàn, với các vị thuốc dưỡng âm thanh dư nhiệt như:
Sinh địa, Mạch môn, Hoàng cầm, Chi tử…; chỉ kinh phong như: Câu đằng,
Bạch tật lê, …; trừ đàm khai khiếu như: Bối mẫu, Uất kim…



22

1.3.7.2. Phương pháp không dùng thuốc
Sử dụng xoa bóp bấm huyệt và châm cứu là phương pháp đã được đề cập
tới nhiều và được chứng minh có hiệu quả.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng phục hồi chức năng vận
động bệnh nhi viêm não sau giai đoạn cấp bằng điện châm, qua đó cũng có
nhiều phác đồ huyệt được đưa ra nghiên cứu và sử dụng.
Ở Việt Nam, từ năm 1961 - 8/1965, Khoa Nhi - Viện Đông y thừa kế
kinh nghiệm của Lương y Nguyễn Trọng Cầu điều trị trẻ bị di chứng viêm
não sử dụng hào châm các huyệt sau:
- Chân liệt mềm hoặc co cứng: Thận du, Trung liêu, Hoàn khiêu, Phong
thị, Phục thỏ, Âm thị, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Tam âm giao, Tuyệt cốt,
Khâu khư, Hành gian, Nội đình.
- Tay liệt mềm hoặc co cứng: Kiên tỉnh, Đại chùy, Kiên ngung, Khúc trí,
Kiên liêu, Dương khê, Hợp cốc.
- Gáy lưng mềm: Phong trì, Thân trụ, Đại trữ, Kiên tỉnh, Thận du, Ủy
trung, Tuyệt cốt.
- Liệt mặt: Ế phong, Địa thương, Giáp xa.
- Câm, ngọng: Á môn, Liêm tuyền, Thống lý.
- Điếc: Thính hội, Thính cung, Nhĩ môn, Ế phong, Ngoại quan, Trung
trữ, Khế mạch, Thận du.
- Mù: Phong trì, Toản trúc, Tình minh, Đồng tử liêu, Ty trúc không, Can
du, Cách du, Thái xung.
- Nuốt khó: Phong phủ, Phong trì, Thiên đột, Phong long, Thiếu hải, Hợp cốc.
- Còn sốt: Đại chùy, Khúc trì, Đại lăng, Hợp cốc, Phong trì [5], [46], [52], [57].


23


Ngoài ra còn các nghiên cứu khác như: Nguyễn Thị Tú Anh (2001) với
luận án Tiến sỹ “Nghiên cứu tác dụng của điện châm phục hồi chức năng vận
động ở bệnh nhi VNNB sau giai đoạn cấp” cho kết quả khẳng định tác dụng
kích thích vào huyệt vị phục hồi chức năng vận động tốt [38]; Đặng Minh
Hằng (2003) trong luận án Tiến sỹ “Nghiên cứu phối hợp hào châm và xoa
bóp Y học cổ truyền phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhi di chứng
VNNB” cho kết quả khẳng định khả năng phục hồi vận động ở bệnh nhi sau
viêm não khi phối hợp hào châm và xoa bóp Y học cổ truyền nhanh và hiệu
quả hơn hào châm đơn thuần [5].
1.3.7.3. Phương pháp thủy châm và điện châm
Thủy châm là một phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng chữa bệnh của
châm kim theo học thuyết kinh lạc với tác dụng chữa bệnh của thuốc tiêm (tại chỗ
hay toàn thân). Do đó, nó sẽ phối hợp được tác dụng của thuốc tiêm và duy trì
kích thích của kim châm vào huyệt để nâng cao hiệu quả điều trị [10].
Điện châm là kích thích các huyệt bằng các xung điện với tần số và cường độ
thích hợp để kích thích và điều hòa sự vận hành của khí huyết. Từ đó ảnh hưởng
đến sự hoạt động của các cân cơ, các dây thần kinh, các tổ chức…, điều chỉnh chức
năng các cơ quan đưa cơ thể về trạng thái thăng bằng âm dương, tiêu trừ bệnh tật.
Đã có những nghiên cứu cho thấy có mối liên quan mật thiết giữa Hệ kinh lạc
và Hệ thần kinh, vì thế kích thích vào huyệt sẽ dẫn truyền vào các tổ chức tạng phủ
được YHHĐ giải thích là kích thích vào các tổ chức thần kinh, dẫn truyền từ ngoại
biên tới trung ương tạo ra những phản ứng nhất định giảm đau, phục hồi hoạt động
của các cơ, các tổ chức…[10].


24

1.4. Thông tin sản phẩm Methycobal

Cấu trúc của Methycobal

Methycobal (Mecobalamin) là một chế phẩm dạng Coenzym của vitamin
B12 có trong máu và dịch não tủy. Hoạt chất này được vận chuyển vào mô
thần kinh cao hơn các dạng khác của vitamin B12.
Trong cơ thể, vitamin B12 tồn tại dưới dạng hoạt động như: Cyanocobalamin,
Hydroxocobalamin, Methylcobalamin, 5-deoxyadenosyl cobalamin …
Về cơ chế thì các Cobalamin đóng vai trò là các Coenzym đồng vận
chuyển tham gia quá trình chuyển hóa quan trọng của cơ thể đặc biệt là hai
quá trình sau:
5-Methyltetrahydrofolat + homocystein

B12

Methionin + tetrahydrofolat

Phản ứng này liên quan đến chuyển hóa acid folic và tổng hợp AND cần
cho sinh sản hồng cầu.
L-Methylmalonyl-CoA

B12

Succinyl-CoA

Phản ứng này xảy ra trong chuỗi phản ứng chuyển hóa các chất Ceton
đưa vào chu trình Kreb, cần cho chuyển hóa Lipid và hoạt động bình thường
của hệ thần kinh.


25

Như vậy theo cơ chế sinh hóa, Mecobalamin tăng cường chuyển hóa

acid nucleic, protein và lipid thông qua các phản ứng chuyển nhóm methyl.
Về mặt dược lý học, Mecobalamin có tác dụng phục hồi những mô thần kinh
bị tổn thương và ngăn chặn sự dẫn truyền các xung thần kinh bất thường,
đồng thời còn thúc đẩy quá trình trưởng thành và phân chia của nguyên hồng
cầu, tổng hợp heme, do đó có tác dụng điều trị các bệnh cảnh thiếu máu.
Mecobalamin là chế phẩm vitamin B12 đầu tiên được chứng minh có
hiệu quả lâm sàng bằng những nghiên cứu mù đôi [58], [59].
Hiệu quả đối với mô thần kinh của Methycobal cũng được đánh giá qua
nghiên cứu của Vương Thi Thắm (2012) “Đánh giá tác dụng điều trị của điện
châm kết hợp thủy châm methycobal trên bệnh nhân đau dây thần kinh tọa” [60]


×