Tải bản đầy đủ (.docx) (149 trang)

ĐIỀU TRA về các dược LIỆU MANG tên sâm được DÙNG TRONG y học cổ TRUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
F

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN HUY HOÀNG

ĐIỀU TRA VỀ CÁC DƯỢC LIỆU MANG TÊN SÂM
ĐƯỢC DÙNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2009 – 2015

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN HUY HOÀNG

ĐIỀU TRA VỀ CÁC DƯỢC LIỆU MANG TÊN SÂM
ĐƯỢC DÙNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2009 – 2015



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG MINH CHUNG

HÀ NỘI – 2015



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, đầu tiên, em xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Hoàng Minh Chung – người thầy đã luôn tận
tình giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy Cô giáo trường Đại học Y
Hà Nội và đặc biệt là các Thầy Cô giáo khoa Y học cổ truyền đã dạy dỗ,
truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong 6 năm học tại trường.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thư viện Quốc gia Việt Nam,
thư viện Viện Dược Liệu, thư viện Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện,
cung cấp cho em những tài liệu cần thiết trong khi làm khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn
ở bên, ủng hộ em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực
hiện khóa luận.
Mặc dù đã rất cố gắng, song vì kiến thức bản thân còn hạn chế, chưa
có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, kiến thức luôn là mới mẻ,
em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các Thầy Cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày / /2015.
Sinh viên

Nguyễn Huy Hoàng



LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi
 Phòng Đào tạo đại học – Trường Đại học Y Hà Nội
 Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội.
 Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tên em là: Nguyễn Huy Hoàng – sinh viên chuyên ngành Y học cổ truyền,
trường Đại học Y Hà Nội, khóa 2009-2015.
Em xin cam đoan đây là nghiên cứu do em thực hiện dưới sự hướng dẫn
của cô PGS.TS. Hoàng Minh Chung.
Các số liệu và kết luận được trình bày trong khóa luận chưa từng được
công bố ở những nghiên cứu khác.
Em xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Sinh viên

Nguyễn Huy Hoàng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
1.1 Một số khái niệm........................................................................................................ 3
1.2. Sự phân loại thuốc cổ truyền..............................................................................4

1.3. Vài nét về vị thuốc y học cổ truyền...................................................................8
1.3.1. Thuốc bổ.................................................................................................................... 9
1.3.2. Thuốc thanh nhiệt............................................................................................... 10
1.3.3. Thuốc hành huyết............................................................................................... 10
1.4. Vài nét về bài thuốc y học cổ truyền..............................................................11
1.5. Đối với các vị thuốc mang tên Sâm..................................................................12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............14
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 14
2.3. Phương pháp thu thập thông tin và thiết kế nghiên cứu.......................14
2.4. Phương pháp xử lý kết quả................................................................................ 15
2.5. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................................. 15
2.6. Thời gian thực hiện................................................................................................ 15
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu...................................................................................15


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................16
3.1. Mô tả và hệ thống về các dược liệu mang tên Sâm dùng làm thuốc 16
3.2. Vai trò của các vị thuốc mang tên Sâm ở các bài thuốc tham kh ảo ....41
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN...................................................................................46
4.1. Về các dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền mang tên Sâm ...............46
4.1.1. Về các chi, các họ động vật và th ực vật của các d ược liệu mang tên
Sâm......................................................................................................................................... 46
4.1.2. Về tên các dược liệu, vị thuốc mang tên Sâm..........................................47
4.1.3. Về bộ phận dùng của các vị thuốc mang tên Sâm .................................48
4.1.4. Về sự phân bố của các dược liệu mang tên Sâm....................................49
4.1.5. Tính vị của các vị thuốc mang tên Sâm.......................................................50
4.1.6. Sự quy kinh của các vị thuốc mang tên Sâm.............................................51
4.1.7. Tác dụng các vị thuốc mang tên Sâm...........................................................51
4.1.8. Liều lượng các vị thuốc mang tên Sâm.......................................................52

4.2. Các bài thuốc có vị thuốc mang tên Sâm........................................................52
4.2.1. Tác dụng của các bài thuốc có vị thuốc mang tên Sâm........................53
4.2.2. Bàn luận về các vị thuốc mang tên Sâm trong các bài thuốc và t ần
suất sử dụng các vị thuốc mang tên Sâm trong các bài thuốc......................53
4.2.3. Vị trí của các vị thuốc mang tên Sâm trong các bài thuốc. .................56
4.2.4. Dạng bào chế của các bài thuốc có vị thuốc mang tên Sâm. .............57
4.2.5. Liều lượng các vị thuốc trong các bài thuốc............................................57
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
-BPD
-NXB
-OXH
-TD
-TVQK
-YHCT
-YHHĐ

:
:
:
:
:
:
:


Bộ phận dùng.
Nhà xuất bản.
Oxy hóa.
Tác dụng.
Tính vị quy kinh.
Y học cổ truyền.
Y học hiện đại.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Sự phân bố các dược liệu trên thế giới và ở Việt Nam...................16
Bảng 3.2: Tóm tắt về các dược liệu mang tên Sâm.........................................17
Bảng 3.3: Số dược liệu mang tên Sâm trong các chi và các họ......................32
Bảng 3.4: Bộ phận dùng của các dược liệu mang tên Sâm.............................34
Bảng 3.5: Vị của các vị thuốc YHCT mang tên Sâm......................................35
Bảng 3.6: Tính của các vị thuốc YHCT mang tên Sâm..................................37
Bảng 3.7: Sự quy kinh của các vị thuốc YHCT mang tên Sâm......................38
Bảng 3.8: Các vị thuốc mang tên Sâm phân theo nhóm tác dụng...................39
Bảng 3.9: Số bài thuốc có vị thuốc mang tên Sâm theo nhóm tác dụng.........41
Bảng 3.10: Số lần xuất hiện và tần suất các vị thuốc mang tên Sâm trong các
bài thuốc..........................................................................................................42
Bảng 3.11: Vị trí các vị thuốc tên sâm trong các bài thuốc.............................43
Bảng 3.12: Dạng bào chế của các bài thuốc có vị thuốc mang tên Sâm.........44
Bảng 3.13: Liều lượng sử dụng của một số vị thuốc mang tên Sâm có tần suất
xuất hiện cao trong các bài thuốc....................................................................45


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Sự phân bố các dược liệu theo địa lý ở Việt Nam......................16


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Bàn long sâm (Spiranthes sinensis (Pers.) Ames.)..........................17
Hình 3.2: Bố chính sâm (Hibiscus sagittifolius Kurz var. Quinquelobus
Gagnep.)..........................................................................................................17
Hình 3.3: Cát sâm (Millettia speciosa Champ.)..............................................17
Hình 3.5: Đảng sâm (Codonopsis javanica (BL.) Hook .f.)...........................18
Hình 3.6: Đảng sâm (Codonopsis pilosula Nannf.)........................................18
Hình 3.7: Địa sâm (Sipunculus nudusLinnaeus.)............................................18
Hình 3.4: Đan sâm (Salvia multiorrhiza Bunge.)............................................18
Hình 3.8: Hải sâm (Holothuria scabra)..........................................................19
Hình 3.9: Hải huy sâm (Ruellia tuberosa L.)..................................................19
Hình 3.10: Hồng sâm (Dracaena angustifolia Roxb.)....................................19
Hình 3.12: Khổ sâm cho lá (Croton tonkinensis Gagnep.)..............................20
Hình 3.13: Khổ sâm cho rễ (Sophora flavescens Ait.)....................................20
Hình 3.11: Huyền sâm (Scrophularia buergeriana Miq.)...............................20
Hình 3.14: Khổ sâm cho quả (Brucea javanica (L.) Merr.)............................21


Hình 3.15: Khổ sâm hoa (Pongamia pinnata (L.) Merr.)...............................21
Hình 3.16: Lan hoa sâm (Wahlenbergia marginata (Thunb.) A.DC.) 21
Hình 3.17: Nam sâm (Schefflera octophylla (Lour.) Harms.).........................22
Hình 3.18: Nhân sâm(Panax ginseng.)...........................................................22
Hình 3.19: Quyền sâm (Polygonum bistorta L.).............................................22
Hình 3.20: Sa sâm (Adenophora stricta Miq.)................................................23
Hình 3.21: Sa sâm (Launaea pinnatifida Cass.)..............................................23
Hình 3.22: Sa sâm (Wahlenbergia gracilis A.DC.).........................................23
Hình 3.23: Sa sâm (Glehnia littoralis F. Schmidt.).........................................24
Hình 3.24: Sâm Ấn Độ (Withania Somnifera)................................................24
Hình 3.25: Sâm báo (Hibiscus sagittifolius var. septentrionalis Gagnep.).....24

Hình 3.26: Sâm bòng bòng (Helminthostachys zeylanica (L.) Hook.)...........25
Hình 3.27: Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.).......................................25
Hình 3.28: Sâm cau lá lớn (Curculigo capitulata (Lour.) Kuntze.)................25
Hình 3.29: Sâm cầm (Fulica atra)..................................................................26
Hình 3.30: Sâm đại hành (Eleutherine subaphilia Gagnep.)..........................26
Hình 3.31: Sâm gai (Cycasmicholitzzi Dyer.).................................................26
Hình 3.32: Sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefolius.)............................................26
Hình 3.33: Sâm hoàn dương cứng (Crepis rigescens Diels.)..........................27


Hình 3.34: Sâm hoàn dương hẹp (Crepis lignea (Vanict) Babe.)....................27
Hình 3.35: Sâm hồng (Ampelocissus martini Planch.)....................................27
Hình 3.36: Sâm lá mốc (Cyclea hypoglauca (Schauer.) Diels.)......................28
Hình 3.37: Sâm mây (Peliosanthes teta Andrews.)........................................28
Hình 3.38: Sâm Nhật Bản (Panax japonicus C.A.Mey.)................................28
Hình 3.39: Sâm nam (Tục đoạn) (Dipsacus japonicus Miq.).........................28
Hình 3.40: Sâm ớt (Mirabilis jalapa L.).........................................................29
Hình 3.41: Sâm Peru (Lepidium meyenii.)......................................................29
Hình 3.42: Sâm phương nam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino.)
.........................................................................................................................29
Hình 3.43: Sâm rừng (Boerhaavia repens L.).................................................30
Hình 3.44: Sâm Tây Bá Lợi Á (Eleutheroccus senticosus.)............................30
Hình 3.45: Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Hà et Grushv.).....................30
Hình 3.46: Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidas Seem.)...................................31
Hình 3.47: Sâm tam thất (Panax pseudo-ginseng Wall.)................................31
Hình 3.48: Thổ Cao Ly sâm (Talinum crassifolium Willd.)............................31


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Y học cổ truyền Việt Nam có nguồn gốc lâu đời và sớm có sự giao lưu
Quốc tế,là bộ phận độc đáo của nền văn hóa dân tộc, vừa có bản sắc văn hóa
vật thể, lại có bản sắc văn hóa phi vật thể.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có tài nguyên cây thuốc rất
phong phú và đa dạng.Cho tới nay, trong số 12.000 loài thực vậtđã phát hiện
được 3875 loài thảo mộc được dùng làm thuốc với 309 họ thực vật, chiếm
khoảng 25% các loài thực vật. Ngoài ra, số vị thuốc có nguồn gốc động vật
được phát hiện khoảng 406 loại, và có nguồn gốc khoáng vật khoảng 70 loại.
Hàng ngàn bài thuốc cổ phương quý, các thuốc gia truyền,bài thuốc nghiệm
phươngvà tân phương đã và đang được khai thác có hiệu quả.
Sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên hay thuốc Y học cổ truyền
(YHCT) đã và đang trở thành một xu hướng phát triển mạnh, không những ở
nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Người ta ưa chuộng thuốc YHCT
vì nó không những có tác dụng chữa bệnh tốt mà còn có tác dụng điều hoà,
cân bằng sự hoạt động giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể để duy trì sức
khoẻ, cải thiện cuộc sống. Ngoài ra, hầu hết các thuốc YHCT có độ an toàn
cao vì nó đã được sử dụng từ bao đời nay, nó ít có tác dụng mạnh như các
hoạt chất hoá học và dễ sử dụng.
Cho đến nay, các cây con được sử dụng làm thuốc thường mang tính
dân gian ở các vùng miền ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới là vô
cùng phong phú. Đó là kho tàng kinh nghiệm quý báu của các cộng đồng dân
cư. Trong các loại dược liệu được sử dụng rất phong phú và đa dạng đó không
thể không kể đến các vị thuốc mang tên Sâm. “Sâm, Nhung, Quế, Phụ” đã


2

được người xưa đúc rút, coi là bốn loại thuốc quý, có giá trị cao, trong đó
Sâm được đứng hàng đầu. Cùng với sự phát triển của YHCT, một số vị thuốc

mang tên Sâm vẫn luôn được sử dụng với tần suất rất cao. Hoạt chất, cơ chế
tác dụng, hiệu quả và tính an toàn của một số vị thuốc này cũng dần được
khoa học hiện đại làm sáng tỏ.
Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đề cập đến có bao nhiêu dược liệu mang
tên Sâm được dùng làm thuốc cũng như vị thuốc mang tên Sâm được nhắc
đến trong những bài thuốc cổ phương hay sử dụng. Để góp phần sáng tỏ
nguồn thuốc vốn quý này cũng như giúp cho việc tra cứu và tránh những sai
lầm trong sử dụng vị thuốc mang tên Sâm chúng tôi thực hiện đề tại này với
mục tiêu:
1. Mô tả và hệ thống các dược liệu mang tên Sâm được dùng làm
thuốc.
2. Hệ thống về vai trò của vị thuốc mang tên Sâm trong các bài thuốc
tham khảo ở một số tài liệu y văn của YHCT.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm.
Dược liệu: là một nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc từ thực vật,
động vật hay khoáng vật.
Thuốc cổ truyền: là một vị thuốc (sống hoặc chế biến) hay một chế
phẩm thuốc được chế biến từ một hay nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật,
động vật, khoáng vật, có tác dụng điều trị hoặc có lợi cho sức khỏe con người,
đã được sử dụng lâu đời ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới.
Thuốc nam: là thuốc có nguồn gốc ở Việt Nam hoặc được di thực và
được trồng ở Việt Nam.
Thuốc bắc: là thuốc có nguồn gốc từ một số nước ở phương bắc như:
Trung Quốc, Triều Tiên...[ CITATION Ngu09 \l 1033 ]1.
Bài thuốc YHCT: là sự phối ngũ các vị thuốc trên cơ sở lý pháp phương

dược hoặc làm mất tác dụng của vị thuốc nào đó, hoặc làm cho thuốc có thêm
tác dụng mới.
Bài thuốc cổ phương: là những bài thuốc từ người xưa để lại có kết quả
điều trị tốt một bệnh, một hội chứng nhất định.
Bài thuốc cổ phương gia giảm: là bài thuốc được tạo bằng tăng hay
giảm các vị thuốc trong bài thuốc đã có căn cứ vào tình hình bệnh tật.
Bài thuốc nghiệm phương: là bài thuốc do kinh nghiệm của các thầy
thuốc đúc kết từ quá trình điều trị và nghiên cứu, còn có thể gọi là bài thuốc
tân phương.


4

Bài thuốc gia truyền: là các bài thuốc theo kinh nghiệm quý báu của gia
đình hoặc cá nhân để lại. [ CITATION B \l 1033 ]2
1.2. Sự phân loại thuốc cổ truyền.
Cây cỏ để ăn, cây cỏ có độc, cây cỏ làm thuốc có ranh giới khó phân
biệt rõ ràng, vì tuỳ theo cơ thể mà chịu được liều cao hay thấp, tuỳ theo khí
hậu, đất đai hoạt chất có ít hay nhiều mà tăng hay giảm độ độc đối với cơ thể.
Theo kinh nghiệm tích luỹ từ đời này sang đời khác trong việc sử dụng
cây cỏ dẫn đến việc cần phân loại cây cỏ nhằm sắp xếp những kinh nghiệm đó
lại thành hệ thống, làm một quy luật dự đoán cho những cây cỏ mà người ta
chưa biết đến.
Mỗi sự phân loại đều dựa trên quy luật chung và được thịnh hành trong
thời kỳ tiến hành phân loại. Sau đó, có cách phân loại được bỏ qua với sự phát
triển của khoa học nhưng cũng có cách phân loại vẫn còn được nhắc đến.
Ðiểm qua các cách phân loại dược vật từ trước đến nay, có thể có mấy cách
sau đây:
1.2.1. Phân loại theo học thuyết Âm dương, Ngũ hành và bát pháp.
* Phân theo học thuyết âm dương: Thuốc được chia thành phần

Âm dược: Có xu hướng trầm, giáng, tính lạnh, mát, vị mặn, chua, đắng để trị
dương chứng.
Dương dược: Có xu hướng phù, thăng, tính nóng, ấm, vị nhạt, cay, ngọt để trị
âm chứng.
* Phân theo thuyết ngũ hành
Người xưa có đã quy nạp các vị thuốc vào từng hành một rồi vận dụng tính
chất đó trong điều trị và tìm thuốc theo bảng tóm tắt dưới đây:


5

NGŨ

MỘC

HOẢ

THỔ

KIM

THUỶ

HÀNH
Màu sắc

Xanh

Ðỏ


Vàng

Trắng

Ðen

Mùi vị

Chua

đắng

Ngọt

Cay

Mặn

Tâm

Tỳ

Phế

Thận

Ðại trường

Bàng quang


Tác

dụng Can

lên tạng
Tác

dụng Ðởm

Tiểu trường Vị

lên phủ
Trên cơ sở quy nạp theo bảng trên đây, sự phân loại các vị thuốc được giải
thích như sau:
- Về màu sắc của cây thuốc, người ta cho rằng những vị thuốc màu xanh đi
vào can, màu đỏ đi vào tâm trị huyết, màu vàng đi vào tỳ trị tiêu hoá, màu
trắng đi vào phế, màu đen đi vào thận…
- Mùi vị được YHCT rất chú trọng, coi đó là một chỉ tiêu dược lý cần phải lưu
ý, thông qua vị giác mà nhận thấy và liên quan đến tác dụng của thuốc trên
lâm sàng.
Ở thế kỷ XVIII, danh y Lê Hữu Trác với danh hiệu là Hải Thượng Lãn
Ông (1720 - 1791) đã dầy công biên soạn pho sách “Hải thượng Y tông tâm
lĩnh” trong đó có tập "Dược phẩm vậng yếu". Trong tập này, ông đã chọn 150
vị thuốc thiết yếu trong các sách Đông dược kinh điển, căn cứ vào khí vị và
công năng mà phân loại theo ngũ hành thành 5 bộ (bộ hỏa, bộ thủy, bộ kim,
bộ thổ và bộ mộc) quy nạp tất cả tính vị ưa nhau vào cùng một loại. Có 4 vị
thuốc mang tên sâm được ông đề cập đến là: Đan sâm, Nhân sâm, Sa sâm và
Huyền sâm[ CITATION Hải \l 1033 ]3.
* Phân theo bát pháp



6

Ở một mức độ tiến bộ hơn, thuốc được phân loại theo tám tác dụng chủ
yếu: thường được sử dụng trong tám cách điều trị bệnh gọi là bát pháp:
- Thuốc hãn: có tác dụng giải biểu làm cho ra mồ hôi và còn được chia làm
hai nhóm nhỏ: Tân ôn giải biểu và tân lương giải biểu.
- Thuốc thanh: có tác dụng làm mát mỗi khi có chứng sốt do viêm nhiễm,
được chia làm năm nhóm: Thanh nhiệt tả hoả, thanh nhiệt giải độc, thanh
nhiệt lương huyết, thanh nhiệt táo thấp và thanh nhiệt giải thử
- Thuốc ôn: được sử dụng trong các chứng: Lạnh ở tỳ vị, lạnh do suy sụp tuần
hoàn.
- Thuốc tiêu: Ðược sử dụng trong các chứng có cục, có hòn nổi lên khác
thường, là những loại thuốc tiêu viêm, tiêu ứ, tiêu đạo, hoá tích.
- Thuốc thổ: những loại thuốc làm cho nôn mữa để tống tháo các chất trong
dạ dày.
- Thuốc hạ: có tác dụng tẩy xổ, được sử dụng trong các chứng táo bón.
- Thuốc hoà: để điều hoà nóng, lạnh, thường gặp trong các cơ thể sốt rét lâm
sàng hoặc bệnh bán biểu bán lý.
- Thuốc bổ: dùng để bồi bổ cơ thể, có 4 loại bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ
dương.
1.2.2. Phân loại theo dược lý cổ truyền phương Đông.
* Phân theo Thần nông Bản thảo
Sách Thần Nông Bản Thảo ghi chép được 365 vị thuốc, do kinh nghiệm sử
dụng, được phân làm ba loại chủ yếu tuỳ theo độc tính:
- Thuốc thượng phẩm: các dược liệu có tác dụng mà không có độc.
- Thuốc trung phẩm: các dược liệu có tác dụng nhưng có độc ít.
- Thuốc hạ phẩm: các dược liệu có tác dụng nhưng rất độc.
*Phân theo tác dụng dược lý: (theo Lôi công bào chế ).
Người ta chia các vị thuốc ra làm 10 loại chủ yếu:



7

- Thuốc bổ: các dược liệu chữa suy yếu.
- Thuốc tuyên: chữa ngăn, uất.
- Thuốc thông: chữa ứ, trệ
- Thông tiết: chữa chưng bế
- Thuốc kinh: chữa các chứng thực
- Thuốc trọng: chữa chứng khiếp sợ, bất an.
- Thuốc sáp: chữa chứng thoát, lỏng.
- Thuốc hoạt: chữa chứng táo, kết.
- Thuốc táo: chữa chứng ẩm thấp.
- Thuốc thấp: chữa chứng khô táo.
* Phân theo nguồn gốc dược liệu: (theo Lý Thời Trân đời Nhà Minh) chia
dược vật ra làm 16 bộ:
- Bộ thuỷ

- Bộ Hoả

- Bộ Thổ

- Bộ Kim

- Bộ thạch

- Bộ Thảo

- Bộ Mộc


- Bộ Cốc

- Bộ Thái

- Bộ Quả

- Bộ Phụ

- Bộ Trùng

- Bộ Giới

- Bộ Lân

- Bộ Cầm

- Bộ Thú

Mỗi Bộ Chia Làm Nhiều Loại Như Bộ Thảo: Sơn thảo (cỏ ở núi), mạn thảo
(cỏ mọc leo), độc thảo (cỏ có độc )….
* Phân loại theo dược lý trị liệu:(theo Tuệ Tĩnh Thiền sư)
Tuệ Tĩnh đã xây dựng bản thảo thuốc nam gồm 500 vị, phân loại vừa
theo tính dược, vừa theo nguồn dược liệu. Như Bạc hà là loại cỏ mọc mọc
hoang, có vị cay, tính ấm, tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi.
Ngoài ra, Tuệ Tĩnh còn sắp xếp 222 loại dược liệu nguồn động vật, thực
vật để làm thức ăn, trị bệnh như: Loại ngũ cốc và hạt, loại củ, loại rau, loại
quả, loại cỏ may…
Trong các loại dược liệu này có một vị thuốc mang tên Sâm là Khổ sâm
cho quả[ CITATION Tuệ \l 1033 ]4.



8

1.2.3. Phân loại theo đặc điểm thực vật dược liệu.
Ngày nay theo sự tiến triển của ngành hoá học, thực vật, cây cỏ làm
thuốc được xếp theo họ thực vật, kết hợp với thành phần hợp chất, có tính
sinh học chủ yếu có chứa trong từng loại.
VD: Họ Ngũ gia bì (Araliaceae) chứa nhiều Saponin
Họ Á phiện (Papaveraceae ) chứa nhiều Ancaloit
Hoạt tính sinh học của một cây là do thành phần hoạt chất mà nó có, vì
thế tính chất dược lý và thành phần hoá học của cây thuốc không thể tách rời
nhau. Tác dụng dược lý theo thành phần hoạt chất được sử dụng trong nghiên
cứu không những ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới, làm cho việc sử
dụng cây cỏ làm thuốc có cơ sở khoa học hơn.
1.2.4. Phân loại theo dược lý trị liệu.
Ðây là cách phân chia theo tính dược, theo kinh nghiệm cổ truyền đã
được xác minh phần nào trên cơ sở khoa học về dược lý, hoá học, xếp theo
yêu cầu điều trị hiện nay, làm thành từng nhóm gần giống như thuốc Tây y
như: thuốc hạ nhiệt, thuốc tẩy xổ, thuốc nhuận gan mật, thuốc ho, thuốc long
đờm .. để tiện cho Y học hiện đại(YHHĐ) sử dụng cây cỏ làm thuốc theo yêu
cầu dược lý trị liệu.
Đối với các tài liệu về thuốc YHCT hiện nay sử dụng trong các trường
đại học Y và Dược hoặc Học viện ở trong và ngoài nước thì thường phân loại
thuốc YHCT theo nhóm tác dụng bao gồm hai loại là âm dược và dương
dược. Đó là sự kết hợp giữa các cách phân loại trên giúp cho việc học và sử
dụng được thuận lợi[ CITATION Hoà \l 1033 ]5,[ CITATION Bei \l 1033 ]6,
[ CITATION Bei1 \l 1033 ]7.


9


1.3.Vài nét về vị thuốc y học cổ truyền.
Ở Việt Nam, thuốc YHCT chủ yếu được chia làm 2 loại thuốc Nam và
thuốc Bắc. Thuốc Nam là thuốc có nguồn gốc từ Việt Nam hoặc được di thực
và được trồng ở Việt Nam. Thuốc Bắc: Là thuốc có nguồn gốc từ một số nước
phương Bắc như Trung Quốc, Triều Tiên…
Các vị thuốc YHCT nhờ vào các tính năng dược vật và các tác dụng
của vị thuốc để điều chỉnh sự mất cân bằng về âm dương trong cơ thể, từ đó
mà có tác dụng phòng và điều trị bệnh tật. Tính năng của vị thuốc gồm khí vị
(tính vị), thăng giáng, phù trầm, bổ tả. Các thuốc YHCT bao gồm âm dược và
dương dược. Âm dược thường mang tính hàn lương, có xu hướng tác dụng là
trầm, giáng; dương dược thường mang tính nhiệt ôn, có xu hướng tác dụng là
phù, thăng.
Ngoài ra tác dụng của một vị thuốc còn được quyết định bởi sự quy
kinh của vị thuốc đó. Quy kinh là tác dụng đặc biệt của các vị thuốc đối với
các kinh vị, tạng phủ khác nhau của cơ thể, tuy về tính năng dược vật có thể
giống nhau, nhưng tác dụng chữa bệnh ở các vị trí lại khác nhau[ CITATION
Ngu09 \l 1033 ]1.
Đối với các dược liệu và vị thuốc mang tên Sâm thường có tác dụng bổ
khí, thanh nhiệt… nên xếp vào các nhóm thuốc bổ, thanh nhiệt, hoạt huyết…
1.3.1.Thuốc bổ.
Thuốc bổ là các vị thuốc dùng để chữa các chứng trạng hư nhược của
chính khí cơ thể do nguyên nhân bẩm sinh, do dinh dưỡng hay do hậu quả
bệnh tật khi sinh ra, bao gồm 4 nhóm: bổ âm, bổ dương, bổ khí và bổ huyết.
Các vị thuốc bổ mang tên Sâm có mặt nhiều nhất trong các thuốc bổ khí.
Thuốc bổ khí là những thuốc chữa các chững bệnh gây ra do khí hư.
Khí hư thường thấy ở các tạng phế và tỳ. Bổ khí lấy bổ tỳ làm chính, tỳ khí


10


vượng thì phế khí sẽ đầy đủ. Vì vậy các thuốc bổ khí đều có tác dụng kiện tỳ.
Các vị thuốc có tên Sâm: Bố chính sâm, Đảng sâm, Nhân sâm…
Thuốc bổ âm là các thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do phần âm của
cơ thể bị giảm sút, do tân dịch bị hao tổn, hư hỏa bốc lên gây miệng khô, đau
họng, đi xuống dưới làm nước tiểu đỏ, táo bón. Vị thuốc bổ âm có tên Sâm:
Sa sâm
Thuốc bổ dương là các thuốc dùng để chữa chứng dương hư. Các vị
thuốc bổ dương mang tên Sâm: Sâm nam (Tục đoạn).
1.3.2.Thuốc thanh nhiệt.
Thuốc thanh nhiệt là những thuốc có tính chất hàn lương để chữa bệnh
gây chứng nhiệt trong người. Chứng nhiệt ở đây thuộc lý do nhiều nguyên
nhân khác nhau gây ra.
Các vị thuốc thanh nhiệt lại được chia làm 5 loại: Thanh nhiệt tả hỏa,
thanh nhiệt lương huyết, thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt táo thấp và thanh
nhiệt giải thử. Trong đó, các vị thuốc thanh nhiệt mang tên Sâm nằm trong
các loại: Thanh nhiệt lương huyết và thanh nhiệt táo thấp.
Thuốc thanh nhiệt lương huyết là thuốc dùng để chữa các chứng bệnh
gây ra do huyết nhiệt. Các thuốc này có tác dụng lương huyết. Vị thuốc thanh
nhiệt lương huyết mang tên Sâm: Huyền sâm.
Thuốc thanh nhiệt táo thấp là các vị thuốc đắng lạnh dùng để chữa các
chứng bệnh do thấp nhiệt gây ra. Vị thuốc thanh nhiệt táo thấp mang tên
Sâm : Khổ sâm (Có 3 loại là Khổ sâm cho rễ, Khổ sâm cho quả, Khổ sâm cho
lá).
1.3.3.Thuốc hành huyết.
Thuốc hành huyết là những vị thuốc dùng để chữa những chứng bệnh
gây ra do huyết ứ.


11


Nguyên nhân gây ra huyết ứ có nhiều : Do sang chấn, do viêm nhiễm,
do co mạch… đều dùng thuốc hành huyết để chữa.
Căn cứ vào cường độ mạnh yếu của thuốc người ta chia thuốc hành
huyết ra làm 2 loại: Thuốc hoạt huyết (tác dụng nhẹ) và Thuốc phá huyết (tác
dụng mạnh).
Vị thuốc hành huyết mang tên Sâm : Đan sâm (Nhóm thuốc hoạt
huyết).
1.4.Vài nét về bài thuốc y học cổ truyền.
Bài thuốc YHCT được tạo thành do sự phối hợp các vị thuốc dùng để
chữa một bệnh, một hội chứng bệnh hay một triệu chứng của bệnh. Các bài
thuốc được thiết kế và xây dựng theo một số nguyên tắc nhất định, trên một
số nguyên tắc này người ta có thể mở rộng phạm vi sử dụng của bài thuốc
bằng cách thêm hay bớt vị thuốc trong bài, thay đổi sự phối ngũ, thay đổi liều
lượng của các vị thuốc. Một bài thuốc có thể có ít nhiều vị thuốc, tùy thuộc
vào tình hình thực tế của bệnh tật, thể trạng người bệnh và yêu cầu của việc
chữa bệnh. Một bài thuốc thường được cấu tạo theo nguyên tắc: Quân-thầntá-sứ.
Quân là vị thuốc chính, được coi là chủ dược của bài thuốc, dùng để
chữa nguyên nhân gây ra bệnh, triệu chứng chính trong hội chứng bệnh lý.
Trong một bài thuốc thông thường có 1 đến 2 vị là quân, nó trở thành bộ phận
chủ yếu của bài thuốc.
Thần là vị thuốc hỗ trợ cho vị thuốc chủ dược, nhằm làm tăng tác dụng
của vị thuốc đóng vai trò làm quân.
Tá là vị thuốc chữa triệu chứng phụ của hội chứng bệnh tật, hay có vai
trò hạn chế tác dụng quá mạnh hay có độc tính của vị thuốc làm chủ dược, nó
cũng còn tăng tác dụng của vị thuốc chính.
Sứ là vị thuốc đưa tác dụng của bài thuốc đến nơi có bệnh thuộc tạng
phủ hay kinh lạc nào đó và còn có tác dụng điều hòa tính năng của các vị
thuốc trong bài thuốc.



12

Để gia giảm biến hóa một bài thuốc ta có thể tăng hay giảm các vị
thuốc; thay đổi sự phối ngũ của các vị thuốc; thay đổi liều lượng của các vị
thuốc hoặc thay đổi dạng thuốc để tạo thành bài thuốc mới.
Trên lâm sàng, các bài thuốc YHCT có thể sử dụng dưới nhiều dạng
bào chế khác nhau: thuốc sắc, thuốc bột (thuốc tán), thuốc hoàn, rượu thuốc,
cao thuốc, thuốc đan… Ngoài ra ngày nay còn có nhiều dạng bào chế mới của
thuốc YHCT như viên dẹt, viên nang, siro, thuốc tiêm…
Hiện nay, việc phân nhóm các bài thuốc của YHCT trong các tài liệu
chủ yếu theo nhóm tác dụng như: Các bài thuốc Giải biểu, bài thuốc Thanh
nhiệt, bài thuốc bổ…[ CITATION B \l 1033 ]2
Đối với các bài thuốc có vị thuốc mang tên Sâm trong các tài liệu mà
chúng tôi đã tham khảo chưa có sự tổng hợp các bài thuốc nàythường có tác
dụng gì.
1.5. Đối với các vị thuốc mang tên Sâm.
Đến nay, chúng ta đã biến 14 loài và một số dưới loài thuộc chi Pannax
(Chi Nhân sâm). Trong thực tế, còn có khoảng trên 40 cây thuốc khác mang
tên Sâm nhưng không thuộc chi Panax như Sâm bố chính, Huyền sâm, Đảng
sâm, Thổ cao ly sâm, Cát sâm, Sa sâm, Sâm cau, Sâm nam, Sâm đất…
[ CITATION Việ \l 1033 ]8 hoặc có một số loài mang tên sâm nhưng chưa
được kể đến nhiều trong các tài liệu dạy học.Các vị thuốc có tên Sâm thường
được ghi là phản Lê lô[ CITATION Ngu09 \l 1033 ]1.
Một số loài Sâm đã được ghi trong Dược điển, như Dược điển Việt
Nam IV có vị Nhân sâm, Đảng sâm, Khổ sâm, Huyền sâm, Đan
sâm[ CITATION Hội \l 1033 ]9. Dược điển Trung Quốc ngoài các vị Sâm như
ở Dược điển Việt Nam IV còn có thêm 2 loài Sâm là Sâm Hoa Kỳ và Sâm
Nhật Bản[ CITATION Pha \l 1033 ]10.Trong số đó còn rất nhiều loài tuy được
dùng làm thuốc nhưng chưa được phổ biến hoặc có thể nhầm loài có độc tính



×